Results 1 to 9 of 9

Thread: Về cuốn sách Bên Thắng Cuộc

  1. #1
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Về cuốn sách Bên Thắng Cuộc

    Chớ Tưởng Bở!!!

    Đỗ Văn Phúc

    Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức vừa phổ biến trên internet đă gây ra những phản ứng sôi nổi trong cộng đồng người Việt tị nạn trong mấy ngày qua.
    Rất nhiều người Việt hải ngoại tỏ vẻ vui mừng khi đọc thấy Huy Đức viết ra rơ ràng đầy chi tiết những sự kiện lớn như (1) Cải tạo Công thương nghiệp, (2) Nạn kiều người Hoa, (3) Tù cải tạo... để gần như chê trách, lên án những người cầm quyền Cộng Sản; đồng thời khi viết về các lănh tụ, quân nhân miền Nam, tác giả lại dùng những từ ngữ có tính trân trọng (như gọi Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, Quân Lực VNCH...). Họ bày tỏ sự hài ḷng và phổ biến qua điện thư, diễn đàn để giới thiệu như là một tác phẩm có tính khách quan, phản kháng lại với nhà cầm quyền Việt Cộng.
    Lại không ít người th́ bày tỏ sự nghi ngờ, dè dặt; và thậm chí có người lên án tác phẩm như một phương tiện tuyên truyền kín đáo của Hà Nội nhằm dễ dàng xâm nhập vào cộng đồng chống Cộng ở hải ngoại.
    Trước tiên, chúng ta cần biết rằng hiện nay đang có nhu cầu giải độc, và tác giả lại là một người từ trong ḷng xă hội CS, do đó, có quan điểm, góc nh́n hạn chế hoặc rất khác với chúng ta trong các vấn đề chính trị xă hội Việt Nam cận đại.

    Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ cai trị đă gây ra vô vàn tội ác đối với Tổ quốc và nhân dân. Đó là điều hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận hay biện minh, dù là người trong nước, người từng tham gia, ủng hộ cho Cộng Sản.
    Ngày nay, trước cao trào dân chủ của nhân dân, những người Cộng sản đang t́m cách tẩy rửa những tội ác tày đ́nh, những vết nhơ bạo lực để xoa dịu quần chúng bằng cách đổ lỗi về những sự tàn bạo, vô lương của chính sách cai trị lên đầu những cá nhân hoặc đă qua đời, hoặc đă rời những chức vụ trong đảng và chính quyền.
    Để biện minh cho những tội ác mà Hồ Chí Minh đảng Cộng Sản đă gây ra cho dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua, hầu hết những người cựu cán bộ Cộng Sản mà chúng ta biết đến qua danh xưng “phản tỉnh” đều tập trung vào việc lên án các bọn thủ phạm gây ác là “thoái hoá, biến chất...” Họ cho rằng những tội ác đều là hiện tượng trong những hoàn cảnh, giai đoạn nào đó. Như thế, có khác nào họ mặc thị cho rằng những đảng viên CS không biến chất đều là những người tốt. Họ gần như hoàn toàn không nh́n thấy cái ác vốn là bản chất của chủ nghĩa Cộng Sản và được thi hành thông qua những đảng viên thuần thành.
    Khi đề cập đến việc quá tàn khốc trong việc đánh tư sản, tác giả Huy Đức gán tội ác đó cho cá nhân Đỗ Mười là người chỉ huy chiến dịch đánh tư sản, trong lúc nêu ra những than phiền của Vơ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh và các đảng viên cao cấp khác; coi những đảng viên CS này không nhuốm máu dân lành vô tội.

    Trích
    Theo ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương: “Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi đưa anh Đỗ Mười vào v́ anh Đỗ Mười đă làm cải tạo công thương nghiệp ở Hà Nội. Anh Mười vào Sài G̣n áp dụng y chang những ǵ đă làm ở miền Bắc trong năm 1960”. Theo ông Hoàng Tùng: “Năm 1955, khi đánh tư sản ở Hải Pḥng, Đỗ Mười cũng cho xóa sạch”. Ông Hoàng Tùng thừa nhận là thoạt đầu ông đă cùng ông Đỗ Mười vào Nhà khách Trung ương tại Sài G̣n (T78), viết bài ủng hộ chiến dịch này, nhưng sau thấy Đỗ Mười đánh cả tiểu thương ông bỏ về. Ông Mười hỏi: “Sao về?”. Hoàng Tùng nói: “Tôi theo anh, tôi sa lầy”.
    Sự thật th́ việc đánh tư sản ở miền Nam năm cũng là sự lặp lại việc đánh tư sản đă xảy ra ở miền Bắc hàng chục năm trước. Cũng là phó bản của chến dịch cải cách ruộng đất đă làm chết oan ức hàng trăm ngàn nông dân trong thhời gian 1953-1954.

    (Bên Thắng Cuộc, trang 45)

    Huy Đức cố t́nh quên rằng cái chính sách căn bản của chế độ lấy học thuyết Cộng Sản làm kim chỉ nam; dựa trên hai phạm trù đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng.
    Những người miền Nam, nói rộng ra, những người không Cộng Sản đều có cách nh́n độ lượng, đa phương; do ảnh hưởng lối giáo dục dân chủ tự do, và những giáo lư đầy nhân ái của các tôn giáo. Phe Quốc Gia dù có chính nghĩa, có những thành viên học cao, hiểu rộng, được đào tạo đến nơi đến chốn; nhưng lại có cách nh́n dễ dăi, hời hợt trong các vấn đề chính trị. V́ thế, liên tiếp trong nhiều thập niện, trước hoặc sau 1975, trong chiến tranh vơ lực cũng như chiến tranh chính trị, đều nhiều lần sụp vào cái bẫy lắt léo của Cộng Sản mà đă dẫn đến mất miền Nam cũng như đang bị VC lấn sân tại hải ngoại.
    Trong khi đó, những người Cộng Sản th́ luôn luôn nghi kỵ, nh́n sự việc bằng một lăng kính quan điểm soi mói tận tường để không bị sơ hở. Và cũng thế, khi hành động hay phát ngôn, họ đều thận trọng chọn lựa sao cho mục đích chính trị của họ phải hàm chứa trong từng việc làm, từng câu, từng chữ.
    Tác giả Huy Đức sinh ra ở miền Bắc, mới 13 tuổi khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Chắc chắn ông ta đă hấp thụ giáo dục của đảng CS và từng “phấn đấu” để trở thành đoàn viên, đảng viên đảng Cộng Sản. V́ nếu không là đoàn viên, th́ không dễ ǵ trở thành một nhà báo; và nếu không phải là đảng viên, th́ nhà báo đó không dễ ǵ gần gủi với các cấp lănh đạo chóp bu để tṛ chuyện, phỏng vấn. Nên nhớ, năm 1983, Huy Đức đă được chọn đi Kampuchea với tư cách chuyên gia quân sự.
    Dĩ nhiên, cũng như các cán binh Cộng Sản khi tiếp xúc lần đầu với miền Nam phồn thịnh, họ đều vỡ mộng và nh́n nhận một thực tại cay đắng. Đó là sự thua kém mọi mặt của chế độ miền Bắc mà tuyên truyền bịp bợm của Cộng Sản đă che đậy, lừa bịp họ. Những Dương Thu Hương, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Anh Kim cũng đă từng viết ra những điều trên. Nay đến lượt Huy Đức.
    Trong một bài viết dài 8 trang in chữ nhỏ, không có tựa đề của nhà báo Phạm Đ́nh Trọng đă nêu ra nhiều vấn đề sai lầm, tội ác của nhà cầm quyền Hà Nội để lên án sâu sắc bọn lănh đạo, và chính ông ta cũng thú nhận chủ nghĩa CS là sai lầm. Có lẽ v́ các luận điểm đó mà một nguyệt san của lính VNCH tại Nam Cali đă đăng với lời giới thiệu nồng nhiệt như một sự việc hiếm có... Nhưng có ít nhất bốn đoạn trong bài viết, tác giả đă ca ngợi một thời kỳ lẫm liệt, một khí thế dũng mănh “toàn dân một ḷng” trong cuộc chiến “Chống Mỹ cứu nước” và mặc thị vinh danh những lănh đạo CS thời đó như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng...
    Nếu con em những người lính VNCH nói riêng, và đồng hương tị nạn nói chung, tin rằng một khi báo lính đă chọn đăng th́ bài đó chắc chắn đáng tin cậy về những chi tiết lịch sử; họ sẽ có cái nh́n vô cũng sai lạc về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam, và chắc sẽ đem ḷng tôn kính đối với bọn lănh tụ CS thời đó. Hơ sẽ coi những người lính VNCH chỉ là bọn đánh thuê của ngoại bang, trong khi đảng CS có công giải phóng dân tôc!!!
    V́ cuốn sách dày nhiều trang, chứa đựng nhiều vấn đề; mà bài viết này th́ chỉ có hạn, chúng tôi chỉ xin trích dẫn ra một đoạn sau để thấy tác giả Huy Đức đang chuyển cái tội ác của đảng CSVN qua vai “một vài cá nhân” , v́ “nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết”. Ông ta cũng cho rằng ngoài bọn thoái hoá biến chất gây tội đó, th́ “những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm”

    Trích
    Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đă có nhiều đụng độ, tranh căi không cần thiết v́ chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
    (Bên Thắng Cuộc, trang 9)

    Trong chương 2 nói về “cải tạo”, là một kế hoạch trả thù thâm độc, tàn ác của “Bên Thắng Cuộc”, Huy Đức chỉ mới dám nhận rằng

    Trích
    Cho tới đầu thập niên 1990, quan điểm của Đảng về việc tập trung cải tạo vẫn c̣n khắc nghiệt
    (BTC, trang 38)

    V́ đă có nhiều nhà b́nh luận lên tiếng về cuốn sách Bên Thắng Cuộc, phân tích trên nhiều khía cạnh nội dung; chúng tôi không dám đi xa hơn mà chỉ nêu lên một điểm chính:
    Huy Đức là người sinh ra, lớn lên, được giáo dục trong chế độ CS, từng phục vụ đắc lực chế độ. Ngày này, nếu anh nh́n thấy và nói lên được đôi chút sự thật th́ chúng ta cũng ghi nhận thiện ư đó. Nếu không khe khắt để nh́n đây là tác phẩm có tính tuyên truyền khéo léo, che đậy, gỡ nguy cho đảng CS, th́ cũng phải nhận rằng Huy Đức c̣n nhiều giới hạn mà những điều anh viết ra tuy có thật, nhưng chưa nêu ra hết cái gốc, cái nhân của sự việc. Đó là sự tàn bạo bản chất của chủ nghĩa Cộng Sản và những kẻ tôn thờ chủ nghĩa đó.
    Nhưng chúng tôi cũng cám ơn Huy Đức đă tiết lộ nhiều tên tuổi miền Nam mà trước đây chúng tôi tuy biết là Việt Gian, Việt Cộng, nhưng thiếu bằng chứng cụ thể. Nay do chính một nhà báo Việt Cộng viết ra th́ coi như chắc nịch (trường hợp Trần Kiêm Đoàn hiện định cư ở Sacramento, California).

    Trích
    Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri Phương Trần Kiêm Đoàn được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi, Thành đoàn ra lệnh: “Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. Ông Đoàn kể: “Tụi tôi hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sài G̣n nổi dậy? Tới 3 giờ sáng th́ mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi c̣n trẻ, hào hứng với những cái mới nên nghe nói một đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái ǵ đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”.
    (BTC, trang 41)

    Mấy năm trước đây, khi Hoàng Minh Chính lên tiếng công khai chống đảng; đă có nhiều người Việt hải ngoại tang bốc, tôn sùng ông ta, thậm chí c̣n áo dài khăn đóng quỳ lạy trước di ảnh của ông ta mà quên rằng ông ta chỉ chống đảng đương quyền chứ không hề chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Thái độ vồn vập này cũng được dành cho cả Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Bùi Tín… là bọn đồ tể đă nhuốm bao nhiêu máu đồng đội, đồng bào chúng ta
    Những người Quốc Gia đang hoạt động rất cần thiết phải đọc những bài vở, sách báo của CS để nghiên cứu nội t́nh của họ; biết khai thác những chi tiết mới để làm lợi cho sự đấu tranh. Nhưng luôn phải tỉnh táo để nhận thấy những mục tiêu thầm kín qua những câu văn có vẻ như đứng ở “phe ḿnh”
    Xin phép mượn một thành ngữ b́nh dân để kết luận cho bài này
    Chớ tưởng bở!!!

    Đỗ Văn Phúc
    December 19, 2012.
    Last edited by TuDochoVietNam; 20-12-2012 at 11:23 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tác giả dùng chữ in , khó đọc quá )

    CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC

    TÔI , NGƯỜI LÍNH MŨ XANH , VC GỌI LÀ LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ , MỘT ĐƠN VỊ TỔNG TRỪ BỊ
    CỦA QLVNCH , TÔI LUÔN LUÔN HĂNH DIỆN PHỤC VỤ TRONG BINH CHỦNG NÀY, BINH CHỦNG
    THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM CỘNG H̉A .

    TRONG SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ CỦA BINH CHỦNG , CHƯA BAO GIỜ VÀ CHO ĐẾN BÂY GIỜ KHÔNG HỀ CÓ CHUYỆN ĐẦU HÀNG NHƯ LŨ CS TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT , NẾU KHÔNG LÁO KHOÉT , KHÔNG LỪA GẠT , KHÔNG TỪ BỎ BẤT CỨ MỘT Ư ĐỒ DĂ MAN NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QỦA , KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN KHÔNG PHẢI LÀ VC .

    TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU , TÔI KÍNH PHỤC ÔNG BỞI ÔNG ĐĂĐỂ LẠI MỘT KINH NGHIỆM LUÔN ĐÚNG ĐÓ LÀ :

    " ĐỪNG NGHE VC NÓI , HĂY NH̀N KỸ CHÚNGLÀM" DO VẬY CHO NÊN VỚI VC VỚI CS XIN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỐI THOẠI VỚI CHÚNG .

    LÀ MỘT VỊ THIẾU TÁ CỦA BINH CHỦNG , LẤY QĐ LÀM BINH NGHIỆP , TỐT NGHIỆP TỪ MỘT
    QUÂN TRƯỜNG LỪNG DANH KHÓA 20 VƠ BỊ , TT/LÊ QUANG LIỄN KHÔNG THỂ CÓ NHỮNG
    LỜI NÓI MẤT NHÂN CÁCH MÀ TÊN HUY ĐỨC
    ĐĂ VIẾT , ÔNG RẤT NGOAN CƯỜNG KHI C̉N LÀ
    NGƯỜI LÍNH TQLC , ÔNG RẤT LẪM LIỆT KHI BỊ SA VÀO TAY GIẶC , NHƯ TT VƠ ĐẰNG PHƯƠNG
    CÙNG TRẠI TÙ VỚI ÔNG , CÙNG CÓ TƯ TƯỞNG KHÍ KHÁI CỦA NGƯỜI SĨ QUAN TQLC .

    CHÚNG TÔI ĐỨNG TRƯỚC KẺ THÙ KHI THẤT THẾ , ĐƯỢC HỎI : TÙ BINH HAY HÀNG BINH . TẤT CẢ ĐỀU ĐỨNG VÀO HÀNG NGŨ TÙ BINH .

    RIÊNG CÁ NHÂN TÔI TÙ TẠI TRẠI 4 B̀NH ĐIỀN ĐĂ KHẢNG KHÁI CHỐNG
    LẠI TÊN QỦAN GÍAO NGUYỄN HẠCH TOÁN KHI Y DÙNG DANH TỪ CẢI TẠO , TÔI TRẢ LỜI Y TÔI LÀ TÙ . KẾT QỦA TÔI ĐĂ BỊ CHÚNG "BỀ HỘI ĐỒNG " , NGÀY NHẬN GIẤY LỆNH THA , TÊN CÁN BỘ VỪA ĐƯA CHO TÔI VỪA NÓI : " TÔI KHÔNG HIỂU SAO ANH VỀ ĐƯƠC "


    CÂU CHUYỆN C̉N RẤT DÀI , TÔI TẠM CÓ VÀI ĐIỀU KHI TÊN VC HUY ĐỨC ĐĂ VIẾT VỀ VỊ TT / TĐP /TĐ7/TQLC LÊ QUANG LIỄN NHỮNG ĐIỀU LÁO KHOÉT SẶC MÙI HỒ CHÍ MINH

    MỘT LẦN NỮA TÔI TRUNG ÚY VŨ DUY HIỀN ĐĐP/ĐĐ3/TĐ3/TQLC CÙNG TÙ CHUNG VỚI TT LQL
    VÀ CŨNG LÀ NGƯỜI CÙNG VỚI BINH CHỦNG YÊU DÂU ĐẬP TAN CUỒNG VỌNG CS , CHIẾM LẠI
    CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ NGÀY 16 / 9 / 1972
    MIỀN NAM VIỆT NAM , BINH CHỦNG TQLC MĂI KIÊU HÙNG TRONG TÔI


    From : huyen le <soibiencothanh@gmai l.com>

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC, NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC

    VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

    Bên Thắng Cuộc của Huy Đức từ lúc gần ra đời đến nay đă làm xôn xao dư luận - nói như một học giả người Mỹ trong Vietnam Studies Group (từ ĐH Washington) th́ cuốn sách là một sensation.

    Người khen th́ rất nhiều, kẻ chê cũng không ít, nhưng dù yêu dù ghét th́ mọi người đều phải đồng ư một điều: đây là cuốn sách đầy đủ nhất về lịch sử VN sau năm 1975, cho dù tất nhiên vẫn rất phiến diện, như chính tác giả cũng thừa nhận và dự liệu.

    Như rất nhiều người Việt khác ở trong và ngoài nước, tôi cũng háo hức t́m và đọc cuốn sách này. V́ cuốn sách rất dày, nên tôi chỉ mới lướt qua toàn bộ cuốn sách (Phần 1: Giải phóng) và đọc kỹ những phần ḿnh quan tâm nhất, đó là những chương về cuộc sống ở SG sau năm 75, trong đó có các chương mà nhiều người khen hay như các chương Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều. Nhưng có lẽ không giống với nhiều người khác, tôi không có ấn tượng ǵ mấy về những chương vừa nêu. Những chi tiết trong các chương ấy đa phần tôi đă biết quá rơ và gần như có thể tự viết ra được mà chỉ dựa vào trí nhớ. V́ đó chính là một phần không bao giờ quên được của cuộc đời tôi.


    Trước khi "giải phóng", tôi chỉ là một đứa trẻ con chưa đầy 15 tuổi, nhưng sau ngày 30/4/1975 tôi đă từ vai tṛ một đứa con thứ trong gia đ́nh (tôi thứ ba, có cả anh trai và chị gái, nên hầu như chẳng bao giờ được giao việc ǵ quan trọng) bỗng trở thành một trụ cột, khi anh chị tôi đi "di tản" theo ḍng người đông nghẹt leo lên những chiếc tàu để chở quân nhân Mỹ rời VN vào chiều 29/4. Ba tôi th́ làm việc với chế độ mới không được bao lâu rồi xin tự nghỉ việc v́ "mất sức lao động". Ông vốn có bệnh glaucoma (cao nhăn áp) từ trước, đến sau 30/4 th́ trở nặng, phải vào Bệnh viện B́nh Dân vài lần, tôi và mẹ tôi phải nuôi bệnh khá vất vả, đặc biệt là những ngày sau năm 75 thiếu thốn đủ thứ. Ra viện, ba tôi có đi làm thêm ít lâu nhưng đi làm về rất căng thẳng, hay kêu nhức đầu (từ trước 1975 ông đă bị "thiên đầu thống" tức là đau nửa bên đầu) rồi cuối cùng làm đơn xin nghỉ việc.

    Lúc ấy, việc tự động xin nghỉ việc của ba tôi đă làm cho mẹ tôi có chút ít oán trách, v́ không phải ai cũng được chế độ mới lưu dụng - thậm chí có thể nói là "trọng dụng" như ba tôi: ông là một công chức hành chính rất giỏi của chế độ cũ, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính của VNCH, trước năm 75 làm việc tại Sở Thuế Quận 5 với chức vụ ǵ đó khá cao, nhưng sau năm 75 sau mấy ngày đi học tập (3 ngày?), ông vẫn được làm việc với chế độ mới.

    Tôi c̣n nhớ ông làm tại Pḥng Thu Quốc Doanh thuộc Sở Thuế TP HCM với trụ sở đặt trên đường Đồng Khởi, chuyên phụ trách mảng thu thuế của các công ty sản xuất của tư nhân mới được chế độ mới tiếp quản; lúc ấy tôi c̣n đến đó một vài lần để đưa giấy tờ ǵ đó trong thời gian ba tôi nằm bệnh viện.

    Tôi vẫn nhớ trước khi ông quyết định nghỉ th́ ba mẹ tôi có tranh căi với nhau khá nhiều về điều đó, và mẹ tôi cố khuyên ông cố gắng đi làm v́ con cái (lúc ấy là tôi) cần có lư lịch "cha (mẹ) làm việc cho nhà nước" để thi đại học, nhưng cuối cùng ông vẫn nghỉ và tôi đă đi thi đại học với cái lư lịch "mẹ buôn bán nhỏ, cha trước 1975 làm việc cho chế độ cũ, sau 1975 đi làm tại ..., đến năm 1977 nghỉ việc v́ mất sức lao động."

    Măi đến sau này, khi tôi quyết định nghỉ việc khỏi cơ quan cũ (cũng chính là trường đại học mà tôi đă thi vào, đậu, là sinh viên rồi sau đó được giữ lại làm giảng viên đến mấy chục năm) như một hành động phản đối (dù chỉ lặng lẽ và không nói ra cho ai biết), tôi mới nhớ lại hành động nghỉ việc của ba tôi hồi ấy, và tự hỏi, phải chăng ông đă quyết định nghỉ v́ không thể chịu nổi những chính sách vô lư, vô nhân của chính quyền mới mà lúc bấy giờ ông phải cam tâm làm người thực hiện, và thậm chí phải đóng vai người tham mưu?

    Câu hỏi này không ai có thể trả lời cho tôi được, v́ cũng như nhiều người thuộc bên thua cuộc c̣n ở lại VN sau năm 75, ông đă ra đi mang theo tất cả những suy nghĩ của ông về chế độ mới và thời đại mới xuống tuyền đài mà không kịp chia sẻ cho ai.

    Cũng v́ rút hồ sơ để nghỉ việc nên tôi mới có dịp nh́n thấy trên tờ khai lư lịch đi thi đại học của tôi đă được cán bộ tuyển sinh năm ấy ghi chú ở trên là "con ngụy quyền".

    Chẳng rơ ḍng chữ ấy trên lư lịch có làm ảnh hưởng ǵ đến "sự nghiệp chính trị" của tôi không, chỉ biết sau khi ở lại trường th́ tôi luôn bị lẹt đẹt, chậm chạp hơn những bạn bè cũng lứa trong việc xét biên chế chính thức, xét tăng lương, xét cử đi học, vv.

    Nhưng cũng chẳng hiểu tại sao tôi chưa bao giờ thắc mắc về những điều ấy cả, mà luôn chấp nhận đương nhiên bị đối xử tệ hơn, "v́ ḿnh là con ngụy, lư lịch lại xấu, anh chị đi di tản, định cư ở Mỹ" mà. Tôi luôn nghĩ như tôi mà được đi học, lại có việc làm trong nhà nước (thay v́ phải đi buôn bán ở chợ như nhiều người khác cùng lư lịch), th́ dù có bị kỳ thị đôi chút (!), lẹt đẹt đôi chút, cũng là đương nhiên, và thực ra là may mắn lắm rồi!

    Nói thẳng thừng ra, th́ chúng tôi c̣n sống sót đă là may, v́ chúng tôi là bên thua cuộc!

    Vâng, suốt mấy chục năm đó từ ngày 30/4/1975, ở phía bên thua cuộc là tôi và gia đ́nh tôi, rồi các chú, các bác, cô d́ cậu mợ và con cháu của họ hàng tôi và sau này là gia đ́nh ông xă tôi - vốn là một Thanh niên xung phong (TNXP), đi theo lời kêu gọi của ông Vơ Văn Kitệ (VVK) để t́m cách gột rửa lư lịch như Huy Đ²ức (HĐ) đă viết trong chương về thanh niên xung phong - có biết bao nhiêu là bi kịch đă xảy ra.

    Bà con tôi, bạn bè tôi và hàng xóm tôi có rất nhiều người phải đi học tập cải tạo, có người trốn trại cải tạo bị bắn chết, có người đi vượt biên bị bắt, khi công an c̣ng tay đă nhảy xuống biển chết, có người đi vượt biên bị mất tích cả gia đ́nh, có người bị đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, mất toàn bộ gia sản nên phát điên, suốt ngày đi lang thang, nói năng lảm nhảm.

    Ông xă tôi sau khi đi TNXP được ít lâu bị đưa sang Campuchia khi đang chiến tranh thảm khốc, khi ba chồng tôi bị bệnh mất th́ ông xin phép về chịu tang cha rồi bỏ đi vượt biên luôn nhưng không thành, bị cắt hộ khẩu, cũng đă có lúc phải lê la ở chợ trời buôn bán thuốc tây.


    Tôi và đứa em kế cũng đă từng được cha mẹ cho làm đơn đi "bán chính thức", đóng tiền mỗi người cả chục cây vàng (chả biết do ai mách bảo, dẫn mối), nhưng vừa mới đi đến Vũng Tàu (giả dạng làm khách du lịch) th́ được báo là "động, không xuống ghe được" nên lại về chờ.

    Rồi ngay sau đó là vụ rồi ch́m tàu ở SG (không rơ có phải là vụ Cát Lái trong sách của HĐ không?), vụ này tôi cũng biết rơ, v́ lúc ấy ở khu Ông Tạ, Xứ An Lạc có nguyên cả một Hợp tác xă (HTX) đan len gồm mấy chục gia đ́nh với cả trăm nhân mạng cùng đi và mắc nạn trong chuyến đi định mệnh ấy.

    Các xác chết được nhận về, đem về Nghĩa trang Chí Ḥa (bây giờ là Công viên Lê Thị Riêng) "người nào người nấy đă trương lên, to như con ḅ", tôi nghe mấy đứa hàng xóm kể như vậy khi chúng rủ nhau lên nghĩa trang để xem, chúng rủ cả tôi nhưng tôi sợ ma, không dám đi. Khăn tang trắng cả một xóm, rất thê lương. Chính v́ vụ này mà ba tôi ngừng hẳn không c̣n bao giờ dám nghĩ đến chuyện cho con cái đi vượt biên nữa, nên tôi vẫn c̣n ở VN đến tận bây giờ.


    Sau này, mỗi khi có dịp nghĩ đến những sự kiện đă xảy ra, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi, những nạn nhân xấu số của bên thua cuộc ấy đă nghĩ ǵ, và cảm nhận những ǵ, trong những phút giây đau đớn cuối đời?

    Nhưng rồi th́ người ta cũng phải quên đi để mà sống. Trong số bạn bè có lư lịch thuộc "phía bên kia" giống tôi (có lẽ phải khá hơn tôi một chút, v́ ngoài việc thuộc về phe thua cuộc th́ tôi c̣n là Bắc di cư, Công giáo, cha ngụy quyền, anh chị di tản), cũng có những người sau này vào Đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng.

    Nhiều người cố gắng học hành để đi làm cho công ty nước ngoài khi VN bắt đầu mở cửa, lương bổng tử tế, cuộc sống khá ung dung. Một số không nhỏ đi định cư ở nước ngoài theo diện HO của cha sau khi đi cải tạo về, hoặc lấy chồng, lấy vợ là con của những người HO và sau đó được bảo lănh để đoàn tụ gia đ́nh. Mọi việc rồi cũng nguôi ngoai, cuộc sống cứ tiếp diễn, bạn bè, đồng nghiệp, sui gia có nhiều người thuộc phe chiến thắng, là Đảng viên ĐCS ...

    Tưởng như cuộc chiến đă hoàn toàn qua đi, sự chia rẽ giữa những người Việt thực sự đă không c̣n... Mà cũng chẳng ai muốn nhớ đến hoặc nhắc đến những ngày tháng đen tối ấy để làm ǵ. Chỉ giữ ở trong ḷng, v́ nó là một phần cuộc đời ḿnh, thế thôi.

    Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những kư ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những ḍng chữ trong cuốn sách của HĐ được tác giả viết bằng giọng văn rất b́nh thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những kư ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đă thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ. Nhưng cũng chính v́ giọng văn b́nh thản đó mà những sự vô lư đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rơ.

    Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - v́ chăc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân c̣n lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ th́ những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ư thức rơ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đă làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?

    Nếu bên thắng cuộc không chịu thực t́nh t́m hiểu và không chân thành nhận lỗi, th́ sẽ không bao giờ có sự ḥa giải thực sự.

    Để tồn tại, những người thua cuộc đă phải chấp nhận - dù muốn dù không - từ đó đến nay, đă cố nguôi ngoai để quên đi và chung sống, nên chắc chắn họ không cần sự ḥa giải này.

    Giờ đây, những người thực sự cần ḥa giải phải là bên thắng cuộc chứ không bao giờ là bên thua cuộc nữa. Bên thắng cuộc chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể dễ dàng có được sự ḥa giải thôi, đó là có sự độ lượng và công bằng đối với bên thua cuộc ngay khi họ vừa chiến thắng.


    V́ khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, th́ bên thắng cuộc đă cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của ḿnh bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là v́ họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa


    Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nh́n phía của những người thua cuộc đây?

    VTPA


    https://danluan.org/tin-tuc/20121216...#comment-74830

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi xem bài của Phương Anh "ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC, NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC "

    Phản ứng của thân hữu trên các mạng :

    Hôm qua chúng tôi giới thiệu một số bài đả kích sách của Huy Đức.

    Đương nhiên không ai có thể tuyên truyền được những người khá tỉnh táo nhưng có thể mà mắt một số vị hời hợt.

    Cá nhân chúng tôi vẫn nghĩ rằng không nên quảng cáo rầm rộ cho những cuốn sách kiểu Huy Đức. Lư do, chỉ cần lấy cái đầu ra suy nghĩ thế này:

    * Một, Huy Đức là kư giả lớn lên, trưởng thành, phục vụ cho đảng CS th́ tư tưởng anh ta bị nhiễm rất nhiều.

    * Hai, theo như anh ta quảng cáo, sách đưa nhưng nhà xuất bản trong nước từ chối, điều đó cho thấy sách không có ǵ ghê gớm cả. Nó sẽ như thế này: có chỉ trích nhưng trong phạm vi đảng cho phép. Cái "mánh" bị NXB trong nước từ chối, không gạt được tôi.

    * Ba, hầu như các sách sẽ có mẫu số chung: chỉ trích đảng 3 nhưng khéo léo biện luận 3,000. Hay ca tụng VNCH 3, khéo léo trích dẫn câu mấy đảng viên nói để chửi phe quốc gia sẽ là 30 và có thể 300 là những cái biện minh cho đảng cướp.

    * Bốn, không việc ǵ phải đọc như vài ông cựu quân nhân gào lên là phải đọc rồi hăy cho ư kiến.

    Thiển ư chúng tôi, các vị này hơi "lố bịch". Lố bịch v́ quỹ thời gian của chúng ta không dư thừa để đi đọc sách của phe Vc.

    Hăy để đó cho người trong nước đọc, cho giới trẻ trong nước đọc, c̣n chúng ta không cần. Chúng ta hăy đọc sách của phe chúng ta đi đă.

    "Lố bịch" v́ vài vị cựu quân nhân cứ reo ḥ khi thấy VC " cảnh tỉnh " khen VNCH vài câu mà quên đi họ chửi xéo chúng ta đầy dẫy,

    Tôi nói quư vị "hời hợt" là như vậy. Quư vị có "hưởn" th́ cứ đọc nhưng đừng làm tṛ quảng cáo rùm beng.

    Tôi cũng không thích những ngôn ngữ nặng nề, chửi bới khi chỉ trích người khác.

    Đây là bài của Vũ Thị Phương Anh, một người c̣n kẹt lại trong nước, viết nhẹ nhàng, thâm thúy. Rất đáng đọc.

    Hoàng Ngọc An

    Diễn Đàn PhungSuXaHoi

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CĐVN đối phó Báo NV và VC Huy Đức sách "Bên Thắng Cuộc


    Little Saigon ngày 19 tháng 12 năm 2012


    Kính thưa Quư Đồng Hương,


    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. B́nh an dưới thế cho người thiện tâm.”

    Trần thế đang hân hoan đón mừng ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng đối với những người con dân nước Việt đang dấn thân chống Việt cộng diệt Việt gian th́ không thể xao lăng bổn phận thiêng liêng đối với cộng đồng, đất nước được.


    Tôi xin thông báo để quư vị kính tường là các hội đoàn, tổ chức đấu tranh tại miền Nam California đang sắp xếp một cuộc họp khẩn cấp vào cuối tuần này để đưa ra kế hoạch đối phó với nhật báo Người Việt đă thông đồng và cấu kết với Việt cộng Huy Đức phổ biến tài liệu chính trị cộng sản qua quyển sách có tên là “Bên Thắng Cuộc.”


    Sau sự kiện báo Người Việt đăng tải bài viết của Sơn Hào nhục mạ Chính Phủ và Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa vào tháng 7 vừa qua, th́ nay báo Người Việt lại tiếp tục “thử lửa” một lần nữa nhằm đo lường sức mạnh của cộng đồng, theo kế hoạch của viên Thứ trưởng ngoại giao kiêm "Chủ tịch Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài" Nguyễn Thanh Sơn mới vừa trực tiếp về tận quận Cam chỉ đạo. Trân chiến giữa người Quốc Gia đối đầu với cộng sản đang tới hồi quyết liệt tại các cộng đồng có đông dân Việt như Little Saigon, Nam Cali và Houston, Texas.


    Đồng hương khắp nơi đang bất măn và phẫn nộ khi biết rằng báo Người Việt ngang nhiên phát hành sách “Bên Thắng Cuộc” của Việt cộng ngay tại cái thủ đô tỵ nạn Little Saigon này. Tôi xin đính kèm theo đây một số bài viết vạch trần sự gian manh, xảo quyệt và nguy hiểm của quyển sách “Bên Thắng Cuộc.”


    Tôi cũng có post kèm lá thư “Cám Ơn” của tác giả Huy Đức, để chứng minh là tên Việt cộng Huy Đức này có liên hệ rất chặt chẽ với hầu hết chóp bu cộng sản Việt Nam khi thực hiện quyển sách “Bên Thắng Cuộc.” Và điểu đó chứng tỏ rơ ràng rằng quyển sách “Bên Thắng Cuộc” phải là một tài liệu chính trị của đảng cộng sản và "nhà nước" Việt Nam muốn tuyên truyền ra hải ngoại theo Nghị Quyết 36 qua bàn tay của Huy Đức và báo Người Việt.


    Tôi xin thông báo vắn tắt đôi điều trên,và tin tưởng rằng đây là chuyện chung, nên mọi người sẽ bày tỏ lập trường chống cộng mạnh mẽ, và quyết liệt phản đối báo Người Việt cũng như tác giả Huy Đức trong việc phổ biến quyển sách “Bên Thắng Cuộc.”


    Mọi thắc mắc, góp ư hay phản biện, xin liên lạc ngokyusa2@yahoo.com


    Trân trọng,


    Ngô Kỷ

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lời cám ơn của VC Huy Đức

    Lời cám ơn

    Trong quá tŕnh thu thập tư liệu để viết cuốn sách này, tác giả đă nhận được sự giúp đỡ chí t́nh của nhiều nhân vật lịch sử, sự hợp tác của các nhân chứng, sự đóng góp của các đồng nghiệp, và sự ủng hộ của rất nhiều bè bạn.

    Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lănh đạo đă trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này:
    Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Vơ Viết Thanh



    Xin cám ơn các nhà lănh đạo đă trả lời các cuộc phỏng vấn của tác giả với tư cách là một nhà báo mà một phần nội dung được sử dụng trong cuốn sách này: Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị B́nh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn…

    Cuốn sách không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác và tư vấn của những người giúp việc, những người có nhiều năm gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng như ông Trần Việt Phương, ông Vũ Kỳ…; của nhóm giúp việc Tổng Bí thư Lê Duẩn: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân, thư kư tổng bí thư, ông Đống Ngạc; của nhóm giúp việc và chuyên gia tư vấn của Tổng Bí thư Trường Chinh: Tiến sỹ Hà Nghiệp, Giáo sư Trần Nhâm, Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Dương Phú Hiệp, Giáo sư Đào Xuân Sâm, ông Trần Đức Nguyên…; của những người giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: ông Trần Văn Giao, ông Hồng Đăng, ông Dương Đ́nh Thảo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; của những người giúp việc Tổng Bí thư Đỗ Mười: Thống đốc Lê Đức Thúy, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam; của những người giúp việc Thủ tướng Vơ Văn Kiệt: Trợ lư Vũ Quốc Tuấn, Trợ lư Nguyễn Trung, Trợ lư Vũ Đức Đam, ông Phạm Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Huấn, Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, Thư kư Nguyễn Văn Trịnh…; của những người giúp việc Thủ tướng Phan Văn Khải: Trợ lư Nguyễn Thái Nguyên, Trợ lư Nguyễn Đức Ḥa, Thư kư Nguyễn Văn Kích; của người viết tự truyện cho Đại tướng Lê Đức Anh, Đại tá Khuất Biên Ḥa.


    Xin chân thành cảm ơn bà Nguyễn Thụy Nga, phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn, bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bà Phan Lương Cầm, phu nhân Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin, tư liệu. Xin cám ơn sự giúp đỡ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể, và Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn; bà Vơ Hiếu Dân, con gái, và ông Phan Thanh Nam, con trai Thủ tướng Vơ Văn Kiệt; Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, con trai Tổng Bí thư Trường Chinh.

    Cuốn sách cũng nhận được sự cộng tác rất tận t́nh của các vị từng đóng vai tṛ quan trọng trong tiến tŕnh h́nh thành chính sách ở các giai đoạn khác nhau của Việt Nam như Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đ́nh Ḥe (1946-1960), Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đ́nh Lộc (1992-2002), Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá, Tổng Cục trưởng Địa Chính Tôn Gia Huyên, các đời chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Đoàn Trọng Truyến, Lê Xuân Trinh, Lại Văn Cử, Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển, Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Vũ Măo, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Hữu Thọ…

    Đặc biệt cám ơn các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng đóng vai tṛ quan trọng trong chiến tranh như Cục trưởng Tác chiến, Trung tướng Lê Hữu Đức, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Lê Phi Long, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Phan Hàm, những người trong gia đ́nh Đại tướng Lê Trọng Tấn, Cục trưởng T́nh báo Quân đội Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Chánh Văn pḥng Quân ủy Trung ương Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chánh Văn pḥng Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Văn Huyên…
    Xin chân thành cám ơn các nhà cách mạng lăo thành đă cung cấp cho tác giả hơn năm mươi cuốn hồi kư, phần lớn chưa từng xuất bản. Có những cuốn có giá trị tham khảo đặc biệt quan trọng, như các tập hồi kư của Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, một người từng gần gũi với Tổng Bí thư Trường Chinh, từng chỉ huy mạng lưới t́nh báo miền Bắc ở miền Nam và từng là trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng. Có những cuốn rất thẳng thắn của Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV Nguyễn Thành Thơ, người từng chỉ đạo kinh tế mới và hợp tác hóa ở miền Nam. Có những cuốn tiết lộ xung đột đảng phái thời kỳ ngay sau 1945 của Đại tá Công an Trần Tấn Nghĩa, người nhận lệnh trực tiếp ám sát và bắt giữ các thành viên đảng phái không cộng sản trong các năm 1945, 1946. Có những cuốn nói về thời kỳ “giúp bạn” Campuchia của Đại sứ Ngô Điền, Đại sứ Trần Huy Chương. Cũng có những cuốn rất thú vị, giúp tiếp cận với những góc độ khác của các nhà lănh đạo tối cao như tự truyện của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hồi kư của bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
    Tác giả xin chân thành cám ơn các sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng ḥa: Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974; cám ơn Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Hảo, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dân biểu Ngô Công Đức; cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam, các nhà thơ Tô Thùy Yên, Trần Dạ Từ, nhà văn Uyên Thao; cám ơn Giáo sư Lê Xuân Khoa, bà Khúc Minh Thơ, những người đă giúp tác giả hiểu thêm về những nỗ lực của cộng đồng để giúp những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ.
    Tác giả cũng chân thành cám ơn Giáo sư Thomas Bass (Đại học Albany-SUNY), người đă thu xếp cuộc phỏng vấn cựu ngoại trưởng Henry Kissinger tại Boston vào tháng 2-2006; chân thành cám ơn các nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, Yên Ba, Nguyễn Khoa Diệu An, Trần Chí Hùng, Nguyễn Giang, Đinh Quang Anh Thái, Nguyễn Khanh, Lê Thiệp, nhà phê b́nh Phạm Xuân Nguyên, nhà ngoại giao Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Lưu Thu Hương, Tiến sỹ Trần Tố Loan đă giúp tác giả tiếp cận với nhiều nhân vật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn hàng trăm chính khách, sỹ quan, nhà tư sản, nhà báo, thường dân, các thuyền nhân và nạn nhân của những biến động sau năm 1975, những người đă giúp tác giả có được những câu chuyện sinh động. Những trích dẫn không có chú thích trong cuốn sách này được lấy từ những cuộc tṛ chuyện do tác giả thực hiện trực tiếp với các nhân chứng.
    Xin cảm ơn nhà thơ Bùi Khương Hà, người đă đọc những chương đầu tiên trong bản thảo đầu tiên và có những ư kiến xác đáng giúp tác giả điều chỉnh nội dung và cấu trúc cuốn sách.
    Tác giả cũng xin chân thành cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Giáo sư Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia), nhà sử học Sophie Quinn Judge (Đại học Temple), Giáo sư Shawn McHale (Đại học George Washington), Giáo sư Hồ Huệ Tâm (Đại học Harvard), Giáo sư Peter Zinoman (Đại học UC Berkeley), Giáo sư Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York) đă đọc và tận t́nh góp ư để tác giả hoàn chỉnh bản thảo cuốn sách này.
    Cuốn sách cũng không thể hoàn thành nếu không có nhóm giúp việc gồm một số trí thức trẻ, một số sinh viên mà trong lần xuất bản này tác giả chưa thể nêu tên họ. Trong quá tŕnh thực hiện cuốn sách tác giả đă luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của những người bạn như Nguyễn Thanh Toại, Đặng Cao Thắng, Lê Hải, Đỗ Trung Quân, Hà Tân Cương, Nguyễn Quang Lập, Đặng Tâm Chánh, Bùi Nguyên Cẩm Ly, Trần Minh Khôi, Vơ Văn Điểm, Huỳnh Kim Phụng, Đào Ngọc Lâm, Bùi Đức Thịnh, Nguyễn Văn Diễn, B.V.D, N.T.H, Nguyễn Đức Quang, Trần Ngọc Phong, Mai Kỳ, Xuân B́nh, Nguyễn Hải Phong, Lê Thị Hoàng Anh, Phùng Văn Vinh, Trần Minh Triết …
    Tác giả hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ư chân thành để hoàn chỉnh cuốn sách này trong những lần xuất bản tới.

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cùng quư Anh Chị Em


    Tigon chỉ đưa lên những dữ kiện . Phần nhận xét và đánh giá là tuỳ theo sự hiểu biết và chính kiến của quư Anh Chị Em

    tigon

  8. #8
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Lời cám ơn của VC Huy Đức

    Lời cám ơn

    Trong quá tŕnh thu thập tư liệu để viết cuốn sách này, tác giả đă nhận được sự giúp đỡ chí t́nh của nhiều nhân vật lịch sử, sự hợp tác của các nhân chứng, sự đóng góp của các đồng nghiệp, và sự ủng hộ của rất nhiều bè bạn.

    Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lănh đạo đă trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này:
    Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Vơ Viết Thanh



    Xin cám ơn các nhà lănh đạo đă trả lời các cuộc phỏng vấn của tác giả với tư cách là một nhà báo mà một phần nội dung được sử dụng trong cuốn sách này: Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị B́nh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn…

    Cuốn sách không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác và tư vấn của những người giúp việc, những người có nhiều năm gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng như ông Trần Việt Phương, ông Vũ Kỳ…; của nhóm giúp việc Tổng Bí thư Lê Duẩn: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân, thư kư tổng bí thư, ông Đống Ngạc; của nhóm giúp việc và chuyên gia tư vấn của Tổng Bí thư Trường Chinh: Tiến sỹ Hà Nghiệp, Giáo sư Trần Nhâm, Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Dương Phú Hiệp, Giáo sư Đào Xuân Sâm, ông Trần Đức Nguyên…; của những người giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: ông Trần Văn Giao, ông Hồng Đăng, ông Dương Đ́nh Thảo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; của những người giúp việc Tổng Bí thư Đỗ Mười: Thống đốc Lê Đức Thúy, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam; của những người giúp việc Thủ tướng Vơ Văn Kiệt: Trợ lư Vũ Quốc Tuấn, Trợ lư Nguyễn Trung, Trợ lư Vũ Đức Đam, ông Phạm Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Huấn, Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, Thư kư Nguyễn Văn Trịnh…; của những người giúp việc Thủ tướng Phan Văn Khải: Trợ lư Nguyễn Thái Nguyên, Trợ lư Nguyễn Đức Ḥa, Thư kư Nguyễn Văn Kích; của người viết tự truyện cho Đại tướng Lê Đức Anh, Đại tá Khuất Biên Ḥa.


    Xin chân thành cảm ơn bà Nguyễn Thụy Nga, phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn, bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bà Phan Lương Cầm, phu nhân Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin, tư liệu. Xin cám ơn sự giúp đỡ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể, và Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn; bà Vơ Hiếu Dân, con gái, và ông Phan Thanh Nam, con trai Thủ tướng Vơ Văn Kiệt; Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, con trai Tổng Bí thư Trường Chinh.

    Cuốn sách cũng nhận được sự cộng tác rất tận t́nh của các vị từng đóng vai tṛ quan trọng trong tiến tŕnh h́nh thành chính sách ở các giai đoạn khác nhau của Việt Nam như Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đ́nh Ḥe (1946-1960), Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đ́nh Lộc (1992-2002), Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá, Tổng Cục trưởng Địa Chính Tôn Gia Huyên, các đời chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Đoàn Trọng Truyến, Lê Xuân Trinh, Lại Văn Cử, Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển, Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Vũ Măo, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Hữu Thọ…

    Đặc biệt cám ơn các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng đóng vai tṛ quan trọng trong chiến tranh như Cục trưởng Tác chiến, Trung tướng Lê Hữu Đức, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Lê Phi Long, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Phan Hàm, những người trong gia đ́nh Đại tướng Lê Trọng Tấn, Cục trưởng T́nh báo Quân đội Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Chánh Văn pḥng Quân ủy Trung ương Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chánh Văn pḥng Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Văn Huyên…
    Xin chân thành cám ơn các nhà cách mạng lăo thành đă cung cấp cho tác giả hơn năm mươi cuốn hồi kư, phần lớn chưa từng xuất bản. Có những cuốn có giá trị tham khảo đặc biệt quan trọng, như các tập hồi kư của Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, một người từng gần gũi với Tổng Bí thư Trường Chinh, từng chỉ huy mạng lưới t́nh báo miền Bắc ở miền Nam và từng là trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng. Có những cuốn rất thẳng thắn của Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV Nguyễn Thành Thơ, người từng chỉ đạo kinh tế mới và hợp tác hóa ở miền Nam. Có những cuốn tiết lộ xung đột đảng phái thời kỳ ngay sau 1945 của Đại tá Công an Trần Tấn Nghĩa, người nhận lệnh trực tiếp ám sát và bắt giữ các thành viên đảng phái không cộng sản trong các năm 1945, 1946. Có những cuốn nói về thời kỳ “giúp bạn” Campuchia của Đại sứ Ngô Điền, Đại sứ Trần Huy Chương. Cũng có những cuốn rất thú vị, giúp tiếp cận với những góc độ khác của các nhà lănh đạo tối cao như tự truyện của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hồi kư của bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
    Tác giả xin chân thành cám ơn các sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng ḥa: Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974; cám ơn Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Hảo, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dân biểu Ngô Công Đức; cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam, các nhà thơ Tô Thùy Yên, Trần Dạ Từ, nhà văn Uyên Thao; cám ơn Giáo sư Lê Xuân Khoa, bà Khúc Minh Thơ, những người đă giúp tác giả hiểu thêm về những nỗ lực của cộng đồng để giúp những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ.
    Tác giả cũng chân thành cám ơn Giáo sư Thomas Bass (Đại học Albany-SUNY), người đă thu xếp cuộc phỏng vấn cựu ngoại trưởng Henry Kissinger tại Boston vào tháng 2-2006; chân thành cám ơn các nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, Yên Ba, Nguyễn Khoa Diệu An, Trần Chí Hùng, Nguyễn Giang, Đinh Quang Anh Thái, Nguyễn Khanh, Lê Thiệp, nhà phê b́nh Phạm Xuân Nguyên, nhà ngoại giao Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Lưu Thu Hương, Tiến sỹ Trần Tố Loan đă giúp tác giả tiếp cận với nhiều nhân vật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn hàng trăm chính khách, sỹ quan, nhà tư sản, nhà báo, thường dân, các thuyền nhân và nạn nhân của những biến động sau năm 1975, những người đă giúp tác giả có được những câu chuyện sinh động. Những trích dẫn không có chú thích trong cuốn sách này được lấy từ những cuộc tṛ chuyện do tác giả thực hiện trực tiếp với các nhân chứng.
    Xin cảm ơn nhà thơ Bùi Khương Hà, người đă đọc những chương đầu tiên trong bản thảo đầu tiên và có những ư kiến xác đáng giúp tác giả điều chỉnh nội dung và cấu trúc cuốn sách.
    Tác giả cũng xin chân thành cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Giáo sư Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia), nhà sử học Sophie Quinn Judge (Đại học Temple), Giáo sư Shawn McHale (Đại học George Washington), Giáo sư Hồ Huệ Tâm (Đại học Harvard), Giáo sư Peter Zinoman (Đại học UC Berkeley), Giáo sư Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York) đă đọc và tận t́nh góp ư để tác giả hoàn chỉnh bản thảo cuốn sách này.
    Cuốn sách cũng không thể hoàn thành nếu không có nhóm giúp việc gồm một số trí thức trẻ, một số sinh viên mà trong lần xuất bản này tác giả chưa thể nêu tên họ. Trong quá tŕnh thực hiện cuốn sách tác giả đă luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của những người bạn như Nguyễn Thanh Toại, Đặng Cao Thắng, Lê Hải, Đỗ Trung Quân, Hà Tân Cương, Nguyễn Quang Lập, Đặng Tâm Chánh, Bùi Nguyên Cẩm Ly, Trần Minh Khôi, Vơ Văn Điểm, Huỳnh Kim Phụng, Đào Ngọc Lâm, Bùi Đức Thịnh, Nguyễn Văn Diễn, B.V.D, N.T.H, Nguyễn Đức Quang, Trần Ngọc Phong, Mai Kỳ, Xuân B́nh, Nguyễn Hải Phong, Lê Thị Hoàng Anh, Phùng Văn Vinh, Trần Minh Triết …
    Tác giả hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ư chân thành để hoàn chỉnh cuốn sách này trong những lần xuất bản tới.
    Đọc lá thư cám ơn, với những nhân vật chóp bụ CSVN mà tác giả gần gủi phỏng vấn, th́ đủ hiểu tác giả cuốn sách đứng trên lập trường nào, viết ra có mục đích ǵ.

  9. #9
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Phát ngôn cùng cực ngu xuẩn

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC, NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC

    VŨ THỊ PHƯƠNG ANH


    V́ khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, th́ bên thắng cuộc đă cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của ḿnh bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là v́ họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa


    Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nh́n phía của những người thua cuộc đây?

    VTPA


    https://danluan.org/tin-tuc/20121216...#comment-74830
    VTPA lộng ngôn vừa vừa thôi .
    - Thứ nhất. Viết răng, "...th́ bên thắng cuộc đă cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của ḿnh bằng ...".
    Nói vậy tức là cho VC là cấp trên cuả người thua cuộc hay sao?
    Một câu nói vô ý thức và vô lễ với những "người thua cuộc " Ai có quyền "cho phép" ai ??? Viết cứ như những người coi là thua cuộc vẫn còn trong trại tù CS?.

    - THứ hai. Viết rằng, " Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa."

    Đây chẳng khác nào ly nước đường cho người bị đánh gần chết uống để nguôi ngoai. Ngón đòn hiểm đánh vào tâm lý, niềm kiêu hãnh cuả con người.

    Không ai còn thù hận ai nữa, mà chỉ nhìn vào nếp sinh hoạt cuả người dân trong nước thôi, từ sự tham nhũng đến sự tha hoá vọng ngoại.....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 25-05-2012, 07:47 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 10:19 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 17-11-2011, 09:51 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 26-07-2011, 01:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •