Results 1 to 8 of 8

Thread: XHCNVN: Giàu quá sức/ Nghèo quá mức!!!

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    XHCNVN: Giàu quá sức/ Nghèo quá mức!!!

    XHCNVN: Giàu quá sức/ Nghèo quá mức!!!
    Lộ diện một doanh nghiệp Việt thưởng Tết bằng xe hơi
    Hàng trăm người dân bắt quả tang đào trộm mộ

    Giàu quá sức?
    Lộ diện một doanh nghiệp Việt thưởng Tết bằng xe hơi


    Theo tiết lộ của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, năm nay, lănh đạo đă dành riêng ra 4 chiếc xe hơi để trao thưởng cho những người có năng lực nhất, xứng đáng nhất.

    Thưởng tết cao nhất 66.702.000 đồng, thấp nhất 200.000 đồng

    Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xă hội, năm 2012 phần lớn các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh (SXKD), hàng hóa tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho tăng cao, nhiều DN đă phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động. Một số DN đang nợ lương người lao động từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên nhiều DN đă khắc phục khó khăn, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Qua đó mức thưởng Tết âm lịch năm nay b́nh quân tuy có giảm 10% so với năm trước nhưng đây cũng là cố gắng lớn của các DN.

    Đối với công ty TNHHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, năm 2012 tiền lương b́nh quân là 4.130.000 đồng/người/tháng (tăng 3,7%), khoảng cách chênh lệch b́nh quân của các DN là 3,45 lần. Trong đó mức thưởng Tết dương lịch b́nh quân của các DN này 960.000 đồng/người.



    Đối với DN cổ phần, vốn góp của Nhà nước tiền lương trung b́nh là 4.601.000đ/người/tháng (giảm 2,4%), khoảng cách chênh lệch về tiền lương của các DN là 4,25 lần.

    Đối với DN cổ phần, vốn góp của Nhà nước tiền lương trung b́nh là 4.601.000 đồng/người/tháng (giảm 2,4%), khoảng cách chênh lệch về tiền lương của các DN là 4,25 lần.

    Thưởng Tết dương lịch b́nh quân là 573.000 đồng/người và Tết âm lịch b́nh quân 3.145.000 đồng/người (giảm 7,69%); DN có mức thưởng cao nhất là 34.200.000 đồng/người và thấp nhất là 200.000 đồng/người. Khối DN dân doanh có mức tiền lương b́nh quân là 4.093.00 đồng/người/tháng (giảm 11%); mức thưởng tết b́nh quân của khối này như sau: Tết dương lịch 510.000 đồng/người và Tết âm lịch là 3.740.000 đồng/người (giảm 8,2%) và DN có mức cao nhất là 74.537.000đ/người.

    Khối FDI tiền lương b́nh quân là 4.170.000 đồng/người/tháng (tăng 3,37%), DN có mức tiền lương cao nhất là 21.800.000 đồng/người/tháng và thấp nhất là 3.000.00 đồng/người/tháng, DN dẫn đầu là 79.973.000 đồng/người/tháng và mức thưởng Tết dương lịch b́nh quân là 200.000 đồng/người, Tết âm lịch b́nh quân là 3.709.000 đồng/người (giảm 12%), mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người.

    Đây là mức thưởng được nhiều người cho rằng khá “khủng” trong t́nh h́nh kinh tế khó khăn như năm nay. Ngoài ra, báo cáo của Sở LĐTBXH cũng cho biết mức thưởng tết Nguyên đán cao nhất là 66.702.000 đồng/người thuộc về khối FDI.

    Lộ diện doanh nghiệp thưởng Tết bằng xe hơi

    Tuy nhiên, phần thưởng trên 66 triệu đồng/người vẫn chưa là ǵ so với 4 chiếc xe hơi mà nguồn tin báo Giáo dục Việt Nam có được. Theo đó, một doanh nghiệp đă “bật mí” phần thưởng cho những người có thành tích cao trong quá tŕnh làm việc, công tác là 4 chiếc xe hơi.


    Thưởng Tết bằng xe đạp cao cấp ngàn đô

    Đây một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam với 36 công ty thành viên hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: Kinh doanh bất động sản, Bán lẻ cao cấp, Xây dựng, Đầu tư tài chính, Ẩm thực – Giải trí và Y tế - Giáo dục, Đồn điền - Khoáng sản và Du lịch sinh thái. Cuối năm ngoái, Tập đoàn này đă thưởng cho 3 căn nhà, mỗi căn trị giá 8 tỉ đồng kèm 200 triệu đồng tiền mặt cho 3 lănh đạo của Tập đoàn.

    Hiện tại, cho tới thời điểm này, giá trị cụ thể của mỗi chiếc xe hơi – quà thưởng Tết 2013 chưa được DN này “tiết lộ” với lư do: “Chúng tôi c̣n đang phải tổng kết để t́m ra người xứng đáng nhận những phần thưởng trên và dự kiến công bố kết quả này là vào cuối tháng 12/2012” - đại diện truyền thông của Tập đoàn chia sẻ.

    Có thể nói, đây sẽ là doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn và khó có doanh nghiệp nào có mức thưởng tết cao hơn trong thời buổi khó khăn, suy thoái như hiện nay.

    Trước đó, mức thưởng “khủng” mà mọi người biết đến đó là con số 400 triệu đồng được Ban quản lư Các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM (Hepza) công bố. Đây là mức thưởng thuộc về một doanh nghiệp trong nước chuyên về hàng tiêu dùng, ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

    Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lư Hepza cho rằng, mức thưởng hàng trăm triệu đồng chỉ có ở số ít lănh đạo do hưởng thêm tỷ lệ phần trăm từ doanh thu, lợi nhuận đạt được trong năm. C̣n lại, nh́n tổng thể, năm nay khó hơn năm ngoái rất nhiều.


    Gần đây, dư luận tỏ ra khá hoang mang trước thông tin hàng loạt ngân hàng cắt thưởng Tết, khai mào là ngân hàng Techcombank, thêm vào đó, nhiều ngân hàng cũng “làm ngơ” khi nhắc tới câu chuyện cuối năm.

    Một lănh đạo trong hội đồng quản trị SHB cho biết hiện giờ chưa thể nghĩ đến thưởng. "Trong lúc này, chúng tôi đang ráo riết và quyết liệt xử lư nợ xấu nên chưa tính đến phương án thưởng cụ thể", vị này giải thích.

    Nếu như năm ngoái, ACB có mức thưởng Tết đáng mơ ước, từ 10-18 tháng lương, th́ đến thời điểm này vẫn không có động tĩnh ǵ. Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại cho biết, kế hoạch lợi nhuận đặt ra từ đầu năm không đạt được, do đó thưởng tết của NH sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Ông Toại cho biết đến nay lănh đạo NH này vẫn chưa bàn ǵ về thưởng tết mà dồn sức cho đại hội cổ đông bất thường sắp tới. Nhưng tinh thần là sẽ không thưởng Tết dương lịch mà để dành cho kỳ thưởng Tết âm lịch.

    Theo GDVN


    Nghèo quá mức?!
    Hàng trăm người dân bắt quả tang đào trộm mộ

    Sáng nay 26-12, hàng trăm người dân ở làng Tứ Kỳ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đă phẫn nộ cao độ khi bắt quả tang khoảng 10 người đang đào trộm mộ người thân để mang đi nơi khác.

    Vào khoảng 8 giờ 30 sáng nay (26- 12), một số người dân ở làng Tứ Kỳ ((phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khi phát hiện khoảng chục người đang đào bới khu nghĩa trang trước đây của làng đă gọi dân làng ra xem xét.



    Hàng trăm người dân làng Tứ Kỳ kéo ra khu mộ người thân bị đào trộm

    Khi hàng trăm người dân làng Tứ Kỳ ra tới nơi đă thấy những thợ đào mộ đào được 5 ngôi mộ đưa tiểu lên trên mặt đất, 4 mộ khác đang bị đào dở. Ngay sau đó, người dân đă yêu cầu tất cả những thợ đào mộ ở lại một chỗ, đồng thời gọi chính quyền phường ra giải quyết.

    Ông Nguyễn Vũ Đại ở làng Tứ Kỳ cho biết, khu vực ruộng này đă nhận được tiền đền bù cho dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế CT (Công ty CT) - đơn vị trúng thầu một Dự án xây dựng nhà trên diện tích đất thuộc làng Tứ Kỳ . Khu vực này c̣n rất nhiều ngôi mộ đă được chôn ở đây hàng trăm năm nay. Song công ty vẫn chưa đưa ra được phương án di dời mộ.

    “Chúng tôi vẫn đang chờ đợi th́ bất ngờ xảy ra sự việc này. Tôi cho rằng đây là hành vi bất chính, phi đạo đức khi xâm phạm vào mồ mả của người dân” - ông Đại bức xúc.



    Một gia đ́nh đang bức xúc trước ngôi mộ người thân bị đào trộm

    Có mặt tại khu dự án rộng hàng chục ha, theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao động, các ngôi mộ khá sâu, có bia cổ khắc chữ bằng chữ nho. Có một vài ngôi mộ, do quá tŕnh bốc lên, thợ bốc mộ làm vỡ bia. Phía xa xa, gần khu vực Ban quản lư công ty CT là một số b́nh tiểu mới được mang đến. Bên ngoài, chiếc xe phục vụ tang lễ bên trong có rất nhiều thùng tiểu cũng đợi sẵn ở cổng.

    Ông Nguyễn Văn Rùa, Tổ trưởng tổ dân phố 15 Tứ Kỳ, cho biết, ngôi mộ bị đào đánh số 55 là mộ của nhà ông, đă được đăng kư trong danh sách. “Vậy hà cớ ǵ bốc đi mà không hỏi ư kiến của tôi? Nếu chúng tôi không bắt quả tang th́ biết họ bốc đi đâu? Phải làm rơ bất khuất trong chuyện này”, ông Rùa tuyên bố.

    Nhiều người dân bày tỏ bức xúc cao độ v́ Công ty CT không có bất kỳ thông báo nào tới người dân hay gia đ́nh có các ngôi mộ nằm trong diện di dời.



    Người dân giám sát việc lấp lại ngôi mộ đă bị đào trộm


    Trao đổi với PV, Nguyễn Văn Trường - Phó Giám đốc Công ty CT - cho biết, chủ trương di dời mới được đưa ra hôm qua (25-12), công ty CT đă hợp đồng với công ty nghĩa trang, ban tang lễ thành phố đào mộ ngay trong ngày hôm nay. Theo ông Trường, những ngôi mộ vô chủ th́ đưa về nghĩa trang Yên Kỳ c̣n mộ có chủ được đăng kư th́ đưa về nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng.

    "Chủ trương của UBND TP Hà Nội, Quận Hoàng Mai và Phường Hoàng Liệt đă đưa ra, chúng tôi chỉ thực hiện theo" - ông Trường giải thích.

    Tuy nhiên, trước câu hỏi "mới họp ngày hôm qua, sao hôm nay đă tiến hành ngay mà chưa thông báo cho người dân, lại đào những mộ có chủ định đưa đến nơi dành cho mộ vô chủ?", ông Trường thừa nhận quy tŕnh chưa đúng và công ty sẽ xin lỗi người dân.

    Được biết, khu đất này c̣n 51 ngôi mộ vô chủ và 272 mộ có chủ. Nguyện vọng của người dân muốn được có một khu đất làm nơi để thờ cúng tổ tiên của ḿnh, đồng thời yêu cầu công ty CT nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, không được xâm phạm vào mồ mả, nhất là việc tự ư đào trộm mộ lên mà không có bất kỳ ư kiến ǵ với người dân.

    Cho đến quá trưa nay 26-12, hàng trăm người dân vẫn quây những người đào mộ để bày tỏ bức xúc. Ông Phùng Văn Hải, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, cũng có mặt cùng nhiều lực lượng công an phường ở hiện trường. Sau khi nắm bắt t́nh h́nh, ông Hải đă thống nhất với người dân, chỉ đạo phải đưa các ngôi mộ lại vị trí cũ, thắp hương cho người đă khuất.

    Vụ việc đang được các cơ quan chức năng vào cuộc làm rơ.

    (Theo Người lao động)

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ẩm thực đường phố


    - Saigon cô nương



    Bộ Y tế vừa cho hay, kể từ đầu năm 2013, các cơ sở (cửa tiệm, quán ăn, gánh hàng...) bán thực phẩm ăn ngay (đă nấu chín, chế biến...) phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm, chỉ được dùng các chất phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục cho phép.

    Đó là những yêu cầu mà ngoại trừ nhà hàng lớn, ngay cả quán xá b́nh thường cũng chẳng đáp ứng nổi. Hóa đơn chứng từ vẫn c̣n là thứ xa lạ khi chợ búa cổ truyền vẫn c̣n tồn tại khắp nơi. Một ngôi chợ hàng trăm thứ hàng và tất cả hàng đều không có hóa đơn th́ hàng ăn lấy đâu ra hóa đơn nổi. Trong vô số hàng ăn lớn nhỏ, làm sao kiểm soát cách nấu nướng, và những chất phụ gia nào thêm vào th́ chịu thua.

    Đó là nguyên tắc chính, c̣n một lô điều kiện phụ là găng tay dùng một lần, chén đũa vệ sinh, đồ dùng che chắn bụi bặm, ruồi nhặng, bồn rửa tay...

    Cả một bảng dài nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm cho thực khách, ẩm khách rất văn minh, hiện đại mà nghe qua ai cũng thấy... không thể thực hiện.

    Bởi v́ mất vệ sinh là chuyện đương nhiên trong các hàng quán ở Việt Nam.



    Tiệm hủ tíu, tiệm bún vịt... nh́n bên ngoài hàng bày bắt mắt nhưng chỉ cần đi vào trong là thấy ghê liền. Chế biến, nấu nướng, rửa ráy... đều trong một khuôn viên bếp chật chội. Thường là thức ăn để la liệt dưới sàn nhà chứ chỗ đâu mà kê bàn. Cho nên nguyên liệu sống, thức ăn chín, nồi niêu chén dĩa rửa ráy để lẫn lộn cạnh bên nhau b́nh đẳng. Nhà cửa thành phố thường nhỏ xíu. Vốn là nhà để ở, được chỗ thuận tiện th́ mở cửa hàng, khi th́ hàng quần áo, khi sửa điện, khi hàng ăn... Nay mở quán ăn th́ không cách nào đủ chỗ xoay xở.

    Giá thuê nhà lại đắt, chỉ vài mét vuông ở góc phố đă chục triệu mỗi tháng và giá thuê tăng đều đều th́ làm sao bảo đảm không gian thông thoáng, sạch sẽ...

    Muốn đạt được chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm như vậy phải vào nhà hàng, restaurant, siêu thị sang trọng. Cỡ nhà hàng 4, 5 sao may ra chứ 1, 2 hay 3 sao th́ chắc cũng vậy vậy.

    Quán tiệm c̣n vậy nói ǵ hàng ăn vỉa hè.

    Chường mặt ngoài đường của một thành phố nổi tiếng ô nhiễm. Nắng, gió, bụi, khói xe... suốt ngày phả vào hàng ăn đường phố. Từ nồi bún riêu, bún mắm... nghi ngút khói cho đến chim cút quay, gỏi cuốn, chuối chiên... sẵn sàng hứng bụi trần phủ kín.

    Có thực khách c̣n khen hàng bánh bột lọc ngon v́ có lẽ do bàn tay cô chủ vừa bốc bánh vừa cầm tiền! Bà bán mít ngồi xẻ và bóc trái mít vĩ đại bằng hai bàn tay trần. Tay dính xơ mít, nhựa mít..., bà chùi vào... quần. Khi có người hỏi mua, bà mới vội xỏ tay vào chiếc găng tay nylon bốc mít cho đẹp mắt trước khách.

    Món ăn có nước th́ bắt buộc phải múc vào tô sành, tô nhựa. Gánh bún ḅ, xe cháo huyết... rành rành có mỗi hai xô nước bên cạnh. Một xô xà bông và một xô tráng lại. Muốn sạch sẽ hơn cũng không được. “Quy mô” của hàng ăn vỉa hè buộc gọn gàng chứ đâu có bành trướng được. Mở rộng quá bị dẹp liền tức khắc.

    Thành thử hễ không ăn th́ thôi, c̣n ăn th́ mắt nhắm mắt mở.

    Hàng rong đi tới đâu xả rác tới đó. Xe trái cây đi qua th́ vỏ trái, que ghim vứt xuống. Chung quanh xe cháo mực là giấy vệ sinh và tăm tre vương văi. Ngoài xe và gánh hàng rong th́ c̣n xe của thực khách đậu ngổn ngang. Nơi nào có hàng ăn là cả vỉa hè lẫn dưới ḷng đường đều bị chiếm đoạt.

    Thế nhưng xóa bỏ ẩm thực đường phố dường như là việc khó khăn. Nếu dẹp ḷng đường th́ hàng ăn nhảy lên vỉa hè hoặc chạy trốn rồi quay lại như cóc bỏ dĩa. Hàng nước phát cho mỗi người khách một mảnh báo để kê ngồi đâu... tùy ư, ly nhựa uống xong khỏi cần thu lại. Đồ hàng chất trên một chiếc xe đạp hay xe gắn máy sẵn sàng đẩy đi khi thấy bóng cảnh sát. Hoặc các thứ đồ hàng giấu vào đâu đó. Chủ nhân rút từ khe tường này phích nước sôi, kẹt cửa nọ hũ chanh muối. Cùng lắm th́ chui vào hẻm pha chế và nhanh chóng bưng ra ngoài đường một ly nước “ngon bổ rẻ”. Bởi vậy khi cà phê vỉa hè bị dẹp th́ Saigon xuất hiện ngay “cà phê bệt”, ngồi bệt đại dưới đất với ly cà phê cầm trên tay hay để ngay dưới đất. H́nh thức này được báo chí khen ngợi như một sinh hoạt thú vị đă bị dẹp, công viên giăng dây xung quanh cho khỏi túm tụm mà bệt nữa.

    Vả lại mọi người nhận xét trúng thực toàn xảy ra ở căn tin nhà máy, trường học, đám cưới là những nơi thức ăn được nấu nướng bởi các cơ sở có giấy phép đàng hoàng chứ ít thấy trúng thực đường phố (!).

    Dù sao trong t́nh cảnh nền kinh tế vẫn c̣n tŕ trệ, nếu chưa giải quyết được t́nh trạng thất nghiệp gia tăng th́ tốt hơn hết chẳng nên vội vàng đạp đổ thêm những niêu cơm bé nhỏ.

    Hiện nay, việc ăn uống hằng ngày của người dân nhất là dân ở các thành phố lớn (nhiều người đi làm trong cơ quan, hăng, xưởng...) ngoài các buổi ăn uống trong nhà th́ thường ghé các quán ăn nhỏ, gánh hàng rong vỉa hè... rất tiện lợi. Ngay tại trung tâm của thành phố, các đại lộ lớn nơi tọa lạc các trung tâm thương mại cao cấp, tới giờ nghỉ trưa, người ta vẫn thấy nhân viên túa ra ngoài đường. Những chiếc xe gắn máy tới tận các công trường hay khu văn pḥng để bán cho công nhân. Cơm canh nóng sốt, sữa đậu nành nóng, trà đá đều bán với giá b́nh dân.

    Quả thật ẩm thực vỉa hè vô cùng phong phú. Vô vàn món ăn cho ba bữa chính. Buổi sáng có đủ loại điểm tâm bánh cuốn, phở, hủ tíu... trưa có cơm, bún... xế là chè, cháo, tàu hũ... tối tràn lan gỏi, ốc, phá lấu... Phân biệt một chút cho vui thôi chứ cơm bún cháo chè hiện diện đủ mặt từ sáng đến khuya. Suốt thời gian một ngày dài đó, người ta có đủ thứ để ăn cho vui, để đỡ buồn, để chia xẻ, để lấp thời gian, để giải trí...

    Đường phố cũng cung cấp thức ăn thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Trước cổng trường, trước bệnh viện đều có thực phẩm phù hợp cho nhu cầu mọi người.

    Hàng quán vỉa hè tồn tại từ nhiều năm qua và ngày càng phát triển do nhiều nguyên nhân: Dân các tỉnh đổ về thành phố lớn do bị mất đất trồng trọt, nhà đất bị giải tỏa làm khu công nghiệp, băo lụt thường xuyên làm mất trắng cơ nghiệp... Không có nghề nghiệp, không có vốn liếng nhiều, họ làm ǵ ngoài việc buôn bán hàng rong từ thuê mặt bằng mở quán cóc, xe hủ tíu, thúng xôi, gánh bánh tằm bánh mặn...

    Những “điểm” ẩm thực nhỏ xíu và di động như vậy làm sao đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm. May lắm là đạt được điểm “ngon”.

    Hàng lề đường ngon v́ trong số đó nhiều hàng là gia truyền như bún ḅ Huế Bùi Thị Xuân, gỏi khô ḅ Hai Bà Trưng...thiên hạ truyền miệng nhau như những địa chỉ ẩm thực không thể bỏ qua...

    Lề đường không những chỉ món ngon mà c̣n món “độc”. Người ta chỉ có thể t́m thấy gánh bánh tai yến trên đường Lê Thánh Tôn, khách dù đi xe hơi nh́n thấy đều dừng lại, xe cà na cấm chỉ... góc Thích Quảng Đức, ḅ nướng xiên ở Âu Dương Lân... Buổi sáng, đầu hẻm Sở Rác có một thau xôi to bằng chiếc thau giặt mùng mền với ba, bốn người phụ bán. Đừng nói tất cả hàng lề đường mất vệ sinh. Xôi nóng xới trên mặt một bao nylon lót tờ giấy bên trong cho phẳng kèm thêm một bịch nhỏ đường, một bịch muối mè. Mỗi gói cột dây thun riêng rẽ bỏ chung vào một túi xốp móc vào tay xe. Tất cả chỉ năm ngàn đồng.

    Đúng là ưu điểm nổi trội không thể bỏ qua là hàng ăn đường phố không tốn tiền thuê nhà, không mất công cho trang trí nội thất, thuê mướn nhân viên. Chi phí thấp nên giá thành thấp. Giá cả b́nh dân là đặc điểm chính yếu khiến ẩm thực đường phố thu hút khách hàng và khó dẹp bỏ.

    Hầu hết dân chúng không thể vào tiệm, hàng ăn đường phố phù hợp với túi tiền của họ hơn. Và đừng tưởng ở hàng quán lề đường chỉ có giới lao động mà lầm to. Ở đó các bà các cô áo dài, áo đầm, áo pull má phấn môi son hào hứng xề tới ăn uống ngon lành.

    Đường phố là nơi nảy sinh, thí nghiệm các món ăn mới. Bánh tráng trộn, bắp xào, trứng gà nướng, bạch tuộc nướng... đều xuất thân từ ẩm thực đường phố.

    Dù món ăn chơi hay ăn no, thức ăn vỉa hè đều là fast food. Từ ổ bánh ḿ xíu mại, chiếc bánh bao cho tới bún thịt nướng, chén tàu hủ... đều được trao ngay ăn liền khỏi chờ đợi nấu nướng lôi thôi.

    Đặc biệt xe ḿ hầu như không c̣n du cư nữa mà lựa một chỗ đứng yên thân nguyên buổi. Khách nh́n thấy xe ḿ ở đâu th́ ghé đó ăn chứ bây giờ hầu như không thấy cậu bé đi rảo quanh các xóm gơ xực tắc như trước kia nữa.

    Nói cho ngay, vệ sinh thực phẩm gào thét quá nên cũng có nhiều thay đổi. Thức uống như nước mía, cà phê được rót vào ly nhựa đậy nắp kín. Một số món ăn khô đơm vào bao nylon buộc lại như chè, bánh tráng trộn..., nhưng thường th́ vào hộp xốp như cơm chiên, nui xào... Thau xôi phủ tấm khăn mùng, cút chiên bày trong tủ kính... Vậy xem là tiến bộ lắm rồi.



    Mặt khác, ẩm thực đường phố đă được liệt kê là một nét văn hóa của Việt Nam. Bao nhiêu lời truyền miệng, bao nhiêu bài báo ca tụng về món ngon vỉa hè.

    Ở Sàig̣n th́ có bài báo của Tây phương khen một xe bánh ḿ thịt nướng gần ngă sáu Phù Đổng Thiên Vương với nước sốt ngon nhất... thế giới. Sau khi bài báo đó được dịch và đăng trên báo Việt Nam th́ số người xếp hàng mua bánh ḿ thịt của xe này dài thêm. Khách lắm khi đợi mười lăm phút chưa mua được ổ bánh.

    Bà chủ gánh xôi lúa mỗi sáng ở góc đường Lê Thánh Tôn-Pasteur tự hào:

    - Nhà báo tới phỏng vấn tôi nhiều lắm. Bao nhiêu đài tivi tới quay phim. Có h́nh tôi trong đĩa CD đấy nhé...

    Để khách thưởng thức “món ăn vỉa hè” mà vẫn bảo đảm vệ sinh thực phẩm, một số người mở quán ăn với cách bày biện sạp hàng, quang gánh, thúng mủng... với những món ăn b́nh dân như bún mọc, bánh bèo tôm chấy, bánh đúc, chè bà ba, chè táo xọn... Với kiểu bài trí dân dă quen thuộc trong không khí sang trọng, chẳng ngờ khách Tây, khách Việt kiều nườm nượp kéo đến, quán biến thành restaurant bán đủ món với các loại rượu tây nhưng sạp gánh... th́ vẫn giữ nguyên.

    Từ đó, các khu du lịch, hội chợ, liên hoan ẩm thực bắt chước kiểu này. Cũng chơng tre, quạt bếp ḷ nướng bánh tráng, gói bánh tét... người nấu nướng bưng dọn mặc bà ba, đi guốc. Dĩ nhiên tŕnh diễn theo kiểu hàng vỉa hè nhưng giá cả không vỉa hè chút nào, mà là giá restaurant...

    Ẩm thực đường phố chính là một đặc điểm của Việt Nam, của Saigon. Chưa dẹp mà ai nấy đă luyến tiếc.

    Làm sao để vừa giảm nạn thất nghiệp, làm đẹp bộ mặt thành phố, người mua được hưởng vệ sinh thực phẩm với giá cả vừa túi tiền... th́ ẩm thực đường phố chưa biết thắng hay thua.



    Saigon cô nương

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Nữ quái' đột nhập nhà đại gia trộm 250 lượng vàng


    Hai người đàn bà giả đi lượm ve chai đột nhập vào ngôi nhà vắng chủ, dùng dao và xà beng phá két sắt lấy toàn bộ số vàng gần 250 lượng và trên 20 triệu đồng.

    Ngày 10/1, Công an B́nh Thuận đă kết thúc điều tra vụ trộm 250 lượng vàng tại nhà ông Bùi Ngọc Quan (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty cao su B́nh Thuận) gần một năm trước.


    Huệ và Vân tại cơ quan điều tra. Ảnh: B.N
    Cơ quan điều tra đă chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thị Bích Vân (tức Bé Cao, 37 tuổi), Trần Thị Huệ, Nguyễn Hoàng Thịnh (tức Tư, 29 tuổi) và Nguyễn Công Đoàn (tức Hùng, 28 tuổi, cùng ngụ Đồng Nai) về tội Trộm cắp tài sản.
    Theo kết luận điều tra, ngày 7/2/2012, Vân và Huệ từ Đồng Nai đến huyện Đức Linh, tỉnh B́nh Thuận, t́m nhà nào sơ hở để trộm tài sản. Tại khu phố 9, thị trấn Vơ Xu, chúng phát hiện nhà ông Quan khóa cửa bên ngoài.

    Các "nữ quái" giả là người đi lượm ve chai, đột nhập vào nhà ông Quan. Chúng dùng dao và xà beng phá két sắt, lấy toàn bộ số vàng gần 250 lượng và trên 20 triệu đồng bỏ vào 2 bịch nylon rồi thoát ra ngoài.


    Két đựng vàng của đại gia bị băng trộm phá. Ảnh: B.N
    Rời nhà nạn nhân, Vân gọi Thịnh và Đoàn đến đón, cùng tẩu thoát về hướng thị trấn Xuân Lộc để về lại huyện Định Quán, Đồng Nai. Đến đoạn đường vắng, hai người đàn bà chia cho Thịnh và Đoàn mỗi người 23 lượng vàng cùng hơn 5 triệu đồng, số c̣n lại chia nhau.

    3 tháng sau, Công an B́nh Thuận phối hợp với Công an Đồng Nai bắt được băng trộm, thu giữ 27,5 lượng vàng, hơn 375 triệu đồng, 3.112 USD, 3 giấy tờ mua bán đất tổng trị giá 850 triệu đồng... trả cho người bị hại

    Bắc Ninh
    VNExpress

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nữ triệu phú 9x xinh đẹp có khối tài sản khổng lồ



    Với trị giá cổ phiếu như hiện tại (hơn 40 tỷ đồng), Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh được xem là một trong số ít những nhân vật thuộc thế hệ 9x có số tài sản khổng lồ.

    Ái nữ xinh đẹp, tài năng Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Mai Thanh vừa công bố mua thêm một triệu cổ phiếu REE, qua đó sở hữu gần 1,3% vốn điều lệ doanh nghiệp này.

    Trước khi thực hiện giao dịch, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đă nắm 2,16 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, tương đương trị giá hơn 40 tỷ đồng. Theo thông tin công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, con gái của Chủ tịch Hội đồng quản trị - Nguyễn Thị Mai Thanh dự kiến sẽ thực hiện giao dịch trong khoảng 23.1 - 21.2 để mua thêm một triệu cổ phiếu REE theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận để cơ cấu đầu tư.


    Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, con gái bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Cơ điện lạnh.

    Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sinh năm 1991, là con gái ruột của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cơ điện lạnh. Hồi tháng 7.2011, cô bán toàn bộ 1,77 triệu cổ phiếu STB (Ngân hàng Sacombank). Với trị giá cổ phiếu như hiện tại (hơn 40 tỷ đồng), Nhất Hạnh được xem là một trong số ít những nhân vật thuộc thế hệ 9x có số tài sản khổng lồ.


    Gia đ́nh bà Mai Thanh.

    Không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh, trong học tập, Nhất Hạnh c̣n thể hiện tài năng nổi trội khi trở thành một trong những thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS cao nhất Việt Nam.

    Tổng điểm trung b́nh của Nhất Hạnh đạt 8,5, trong đó có kỹ năng đọc và viết lên tới 9,0, lúc đó cô mới 18 tuổi. Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh c̣n học thêm tiếng Tây Ban Nha khi c̣n ở bậc phổ thông.

    Mẹ của Nhất Hạnh, bà Nguyễn Thị Mai Thanh năm nay 61 tuổi, được xem là linh hồn của Công ty Cơ điện lạnh.

    Ngoài Nhất Hạnh, bà c̣n một con trai lớn là Nguyễn Ngọc Thái B́nh, sinh năm 1982, cũng gia nhập Cơ điện lạnh từ năm 2009, nắm giữ chức Giám đốc tài chính kiêm Thành viên Hội đồng quản trị.

    Theo VnExpress

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại gia Việt nào sở hữu Dinh thự của hoành tráng nhất?



    Nhiều đại gia Việt sở hữu những ngôi biệt thự bề thế, sang trọng và tiện nghi không kém các tỷ phú trên thế giới.


    Biệt thự trị giá ngh́n tỷ của bầu Kiên

    Bầu Kiên là nhân vật nổi danh trong ngành ngân hàng khi sớm kinh doanh trong lĩnh vực này và hiện nắm giữ nhiều cổ phiếu của các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên thực sự “nổi như cồn” khi bước qua lĩnh vực bóng đá.

    Bầu Kiên là chủ sở hữu của khá nhiều chiếc siêu xe tiền tỷ, đồng thời, là chủ nhân của căn biệt thự 3 tầng bề thế, tại địa chỉ ngơ 27 Xuân Diệu, phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, trên thửa đất rộng 500m2 nh́n ra hồ Tây. Bên ngoài là cánh cổng sắt cao hơn 3 mét. Nh́n biệt thự này từ trên cao giống như một ṭa lâu đài.

    Theo nhiều công ty môi giới bất động sản tính toán, khu biệt thự của bầu Kiên nằm trong khu đất vàng của thành phố Hà Nội, v́ vậy mức giá ở đó không hề rẻ, nó rơi vào khoảng từ 250-300 triệu/m2. Nếu tính theo mức giá đó th́ căn biệt thự 3 tầng bề thế mà hiện giờ bầu Kiên đang ở rơi vào số tiền khoảng 150 tỷ. Đó là chưa tính đến nội thất đồ dùng bên trong.



    Biệt thự 3 tầng bề thế của bầu Kiên.





    Bể bơi trong ngôi biệt thự.

    Ṭa lâu đài trắng siêu sang trọng của Khải Silk

    Khải Silk là người được biết đến nhiều bởi vô số những công tŕnh đẹp lộng lẫy, sang trọng như: Khai’s Brothers, Au Manoir, nhà hàng ChamCharm, nhà hàng Agapestro. Mỗi một ṭa nhà được đại gia Khải Silk xây dựng đều gây được sự chú ư bởi sự công phu và những ư tưởng độc đáo.

    Thời gian gần đây, Chủ tịch tập đoàn Khải Silk gây chú ư với ṭa lâu đài trắng siêu sang trọng mang tên Tamasago. Chủ tịch Khải Silk từng chia sẻ: 'Tôi đă xây rất nhiều nhà hàng, khách sạn, resort, nhưng đây là công tŕnh đầu tiên tôi có thể tự hào. Lâu đài này tôi làm ra không phải cho ḿnh, mà để cho mọi người cùng hưởng thụ'.

    Công tŕnh mới nhất của Khải Silk mang dấu ấn Ấn Độ rất đậm. Như Khải Silk nói, ông muốn mang màu sắc, không khí của Ấn Độ đến giữa Sài G̣n. Mọi chi tiết trong ṭa lâu đài trắng đều được chú ư, không có sự trùng lặp nào. Ngay cả mùi hương trong ṭa lâu đài cũng rất khác biệt.



    Lâu đài trắng siêu sang trọng của Chủ tịch tập đoàn Khải Silk



    Nội thất trang hoàng.



    Sang trọng.

    Căn biệt thự khủng của đại gia Trầm Bê

    Đại gia Trầm Bê, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank là một người khá im tiếng đối với báo chí. Ông không xuất hiện nhiều nhưng danh tiếng của ông không v́ thế mà giảm sút. Thời gian gần đây, khi căn biệt thự khủng của ông tại quê nhà ở xă Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh xuất hiện trên báo chí khiến nhiều người phải kinh ngạc.

    Biệt thự của đại gia Trầm Bê như một ṭa lâu đài lộng lẫy với 5 tháp trên mái. Ṭa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha. Trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ. Theo như lời đồn đại, vườn cây này trị giá nhiều tỷ đồng.

    Đồ đạc trong ṭa lâu đài của ông Trầm Bê đều rất sang trọng, và có xuất xứ ở khắp thế giới. Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng dát vàng được đặt tại gian chính của ṭa nhà.



    Ngôi biệt thự 'khủng' của đại gia Trầm Bê



    Chiếc đèn chùm tiền tỷ

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại gia Việt nào sở hữu Dinh thự của hoành tráng nhất?
    P2


    “Biệt thự” nhà vườn 5.000 m2... dát 60 cây vàng

    Dù giá vàng thế giới cũng như trong nước tăng cao, ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh vẫn dát tới 60 cây vàng cho ngôi nhà vườn tại xă Tân Dân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

    Trong ngôi nhà gỗ khổng lồ, trừ hai tường hồi, toàn bộ nhà, từ v́ kèo, cửa vách, hoành phi, câu đối, những tiểu tiết nhỏ nhất được làm bằng gỗ lim già. Ngôi nhà có 49 cột gỗ cỡ đại. Đặc biệt c̣n có tầng hầm kiên cố bằng xi măng bên dưới cũng đủ 49 cột, mỗi cột ứng với một cột gỗ bên trên.

    Khắp nơi trong ngôi nhà gỗ là những liễn đối dát vàng lấp lánh, bằng chữ nho, với nội dung ca ngợi một con người có công với nước, dù đă về bên kia thế giới, song vẫn để lại tiếng thơm lâu bền.



    Biệt thự nhà vườn của đại gia Hải Dương



    Khắp nơi trong ngôi nhà đều được dát vàng

    Biệt thự chục tỷ của đại gia Sóc Trăng

    Ông Lâm Ngọc Khuân, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) từng là chủ nhân của biệt thự “khủng” nhất ở Sóc Trăng. Biệt thự được xây dựng cách đường Quốc lộ 1A khoảng 100m với kiến trúc khá “độc”, kinh phí xây dựng khu biệt thự này không dưới 10 tỉ đồng.

    Nh́n từ ngoài vào, toàn cảnh khu biệt thự mang dáng dấp một công tŕnh của người Hồi giáo ở vùng Trung đông, c̣n bên trong vừa pha trộn kiến trúc phương Tây vừa có nét kiến trúc truyền thống của người Việt Nam. Nội thất khu nhà hoàn toàn là hàng tốt. Sàn nhà hoặc dán gỗ hoặc lót đá loại tốt. Cầu thang bằng thép có kiểu cọ của người Pháp. Trước ṭa biệt thự là hồ bơi, trên sân thượng có trồng 9 cây cau vua (theo đúng quan niệm về phong thủy).

    “Tư dinh” đại gia Sóc Trăng giờ biến thành nhà hàng - khách sạn, c̣n ông chủ đă xuất ngoại từ hơn một năm nay và để lại món nợ khủng lên đến 1.600 tỉ đồng.



    “Tư dinh” đại gia Sóc Trăng




    Biệt thự như một ṭa lâu đài.

    Biệt thự thiết kế kiểu châu Âu của Louis Nguyễn

    Louis Nguyễn hiện đang quản lư và điều hành hoạt động của nhiều công ty thành viên trong số 18 thành viên trực thuộc Tập đoàn Liên Thái B́nh Dương (IPP). Anh là chủ sở hữu ngôi biệt thự đồ sộ, xa hoa tọa lạc ở một vị trí cực đẹp và yên tĩnh ở đường Trần Văn Hưởng (Quận 2 - TP.HCM). Căn biệt thự với ba mặt tiền màu trắng, nổi bật hơn hẳn so với những căn hộ khác nhờ kiến trúc xa hoa, độc đáo nhưng không kém phần tinh tế.

    Bên ngoài ngôi biệt thự được trồng khá nhiều cây xanh và đặc biệt là cánh cửa sắt chạm khắc cầu kỳ. Tuy nhiên, điều làm căn biệt thự này trở nên đắt giá không phải là những thứ ở bên ngoài mà chính là phần nội thất lộng lẫy ở bên trong, tất cả đều được thiết kế và bài trí theo kiểu Châu Âu với vẻ sang trọng hiếm có.

    Tư dinh của doanh nhân Louis Nguyễn c̣n có cả bể bơi và sân tennis riêng để dễ dàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giăn của các thành viên trong gia đ́nh.



    Tư dinh của doanh nhân Louis Nguyễn.



    Pḥng ngủ trang hoàng



    Khu vườn và bể bơi

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại gia Việt nào sở hữu Dinh thự của hoành tráng nhất?
    P3



    Biệt thự của đại gia thủy sản Cần Thơ

    Doanh nhân Trần Văn Chương là thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty CP thủy sản B́nh An (Bianfishco). Trần Văn Chương, sinh năm 1987 là con trai của nữ đại gia thủy sản đ́nh đám Việt Nam Nguyễn Thị Diệu Hiền.

    Năm 2011, người dân TP Cần Thơ bàng hoàng khi đại gia Diệu Hiền đập căn biệt thự khang trang trên đường 30-4 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ trị giá hàng chục tỷ đồng để xây dựng căn biệt thự mới cho... “hợp phong thủy”.

    Biệt thự của gia đ́nh nữ đại gia thủy sản đất Cần Thơ có rất nhiều tài sản quư bằng gỗ. Từ đồ trang trí nội thất đến trần nhà... tất cả đều toát lên sự sang trọng, quư phái.




    Biệt thự và siêu xe nhà đại gia Diệu Hiền



    Nội thất và trang trí nhà bằng gỗ quư.




    Cổng của biệt thự


    theo KT

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nông thôn-Thành thị cách biệt quá lớn
    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2013-02-15

    Cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào về việc thu nhập b́nh quân đầu người năm 2012 của Việt Nam đă gần chạm mức 1.600 USD. Tuy vậy Thủ tướng đă không đề cập đến khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị đang gia tăng đến mức báo động.

    AFP

    C̣n ai khổ hơn người nông dân


    Tải xuống - download
    Khoảng cách giàu, nghèo vẫn c̣n rất lớn

    Nhận định về sự cách biệt thu nhập hơn 9 lần giữa các nhóm giàu và nghèo ở Việt Nam, dù nền kinh tế thị trường được nói là có định hướng xă hội chủ nghĩa, Bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, từ Hà Nội phát biểu:

    “Đây là một thực tế đau ḷng, tôi nghĩ là ngay cả những vị lănh đạo cao nhất của Việt Nam th́ cũng đă thấy và điều đó cũng không đúng với tôn chỉ mục đích mà lănh đạo của Đảng Cộng sản đưa ra. Tuy nhiên trong quá tŕnh phát triển có nhiều việc không kiểm soát được tốt, nhất là trong mấy năm gần đây khi nền kinh tế phát triển quá nóng cũng không kiểm soát được và v́ vậy làm cho một số nhóm lợi ích nào đó có thể được hưởng lợi rất nhiều, trong khi những người khác lại chịu hệ quả của t́nh h́nh bất ổn kinh tế vĩ mô hoặc lạm phát lên cao và làm cho vật giá leo thang và đời sống của họ khó khăn hơn.

    Đây cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng tôi cũng đang nỗ lực, để làm sao đóng góp để Việt Nam có thể thay đổi theo hướng công bằng hơn trong phát triển.

    Hầu hết báo chí Việt Nam đều đưa tin về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12 năm ngoái. Lúc ấy, người đứng đầu chính phủ đă so sánh thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm 1992 chỉ ở mức 140 USD/năm và mức 1.538 USD/năm hiện nay.

    Bộ máy truyền thông Nhà nước tán dương mức tăng hơn 11 lần về thu nhập b́nh quân đầu người ở Việt Nam trong 20 năm qua. Tuy vậy đă không có tờ báo nào đưa ra sự so sánh với các quốc gia khác, dù chỉ với các nước trong khu vực mà thôi. Theo Ngân hàng Thế giới, thống kê năm 2011 cho thấy thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam là 1.407 USD/năm trong khi của Malaysia 9.977 USD, Thái Lan là 4.972, Indonesia 3.495 USD và Philippines 2.370 USD. Sự tụt hậu của Việt Nam so với khu vực nói chung là đáng xấu hổ, v́ đất nước đă hoàn toàn thống nhất từ gần 40 năm qua.

    Trong bối cảnh như vậy, ở Việt Nam lại đang có một khoảng cách rất lớn về đời sống giữa người giàu và người nghèo, cũng như giữa nông thôn và thành thị. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nếu như khoảng cách thu nhập trung b́nh giữa người giàu và người nghèo ở Việt Nam là 8,9 lần trong năm 2008 th́ đến năm 2011 mức này là 9,2 lần. Sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và thành thị là điều hiển nhiên và có thể thấy ngay lập tức. Các số liệu chính thức cho thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất ph́ nhiêu nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng hộ nông dân trồng lúa chỉ có diện tích trung b́nh khoảng 0,6 héc-ta. Dựa trên giá lúa bảo đảm nông dân có lăi 30%, th́ thu nhập b́nh quân của nông dân theo đầu người chỉ vào khoảng 316.000 đ/tháng. Tức là nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung dư tiêu chuẩn nghèo hiện hành được qui định 400.000 đ/tháng/người.

    Thiệt tḥi vẫn là người nông dân

    Ông Ba, một người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết gia đ́nh ông tích tụ 10 héc-ta ruộng nên cuộc sống tương đối đỡ vất vả. Nhưng ông cho biết đại đa số những người quanh ông đều canh tác dưới 1 héc-ta. Ông nói:

    “Tôi mong làm sao chênh lệch giữa giàu với nghèo được giảm bớt đi. Thực tế bây giờ, người giàu không lao động cực nhọc như người nông dân nhưng rất giàu, rất nhiều người giàu nhưng đại đa số nông toàn là rất nghèo, tôi thấy ở Việt Nam không có công bằng xă hội. Vừa rồi tôi có dịp đi qua Malaysia, nước người ta người nghèo vẫn có xe hơi, trong khi đó ở nông thôn Việt Nam nếu mà làm tới năm, bảy trăm công ruộng cũng không dám mơ có cái xe con để đi lại. Sự chênh lệch cho thấy người nông dân thiệt tḥi nhiều quá.”

    Ông Ba cũng bày tỏ hy vọng chính phủ có những chính sách thích hợp để gia tăng đất sản xuất cho nông dân, cũng như bảo đảm đầu ra lúa gạo với giá cả hợp lư.

    Thực tế bây giờ, người giàu không lao động cực nhọc như người nông dân nhưng rất giàu, rất nhiều người giàu nhưng đại đa số nông toàn là rất nghèo, tôi thấy ở Việt Nam không có công bằng xă hội

    Ông Ba

    “ Ở nông thôn người nghèo c̣n nhiều, mong ước chính phủ làm sao cho người nông dân có trong tay khoảng 1 héc-ta (10.000 m2) để canh tác th́ mới khá được. những người đất ít với giá gạo xuất khẩu bấp bênh, lạm phát đồng tiền mất giá, cái ǵ cũng cao chi phí cũng cao, xăng dầu cũng cao, chỉ riêng lúa gạo là thấp, cứ triền miên như vậy th́ nông dân sẽ khổ. Chính phủ có trách nhiệm làm sao cho giá xuất khẩu gạo tăng lên, có giá hợp lư đối với nông dân. Nếu không th́ nông dân c̣n khổ dài dài.”

    Đó là tâm sự của nông dân đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa trù phú nhất Việt Nam. Nếu nông dân miền tây nam bộ c̣n khó khăn như vậy th́ t́nh cảnh những người làm ruộng ở miền Trung thật khó diễn tả. Một nông dân Phú Yên phát biểu:

    “Mỗi năm tôi làm hai mùa lúa, nhưng theo điều kiện hoàn cảnh hiện tại ở Phú Yên, ruộng đất chia ra mỗi người chỉ có 500 mét vuông thôi. V́ không đủ ăn tôi phải t́m kế mưu sinh, làm những công việc chân tay như phụ hồ, hay những công việc lặt vặt khác để trang trải cho cuộc sống.

    Vụ lúa này đă xuống giống khoảng một tháng, hiện giờ người ta đă cấy dặm. Làm ruộng ở đây nói chung là để có hạt lúa mà ăn thôi, c̣n lợi nhuận từ đồng ruộng th́ kém cỏi lắm. B́nh thường năng suất 300kg lúa/sào Trung bộ, trừ chi phí này nọ, đóng tiền hợp tác xă, thuế công ích…tính ra chỉ c̣n 100kg lúa trên một sào theo giá thị trường được 500 ngàn, chia 6 tháng th́ mỗi tháng được khoảng 90 ngàn.”

    Điều ǵ đang xảy ra trong quá tŕnh phát triển ở Việt Nam. Với dân số 90 triệu và có 3/4 sinh sống ở nông thôn, nhưng người dân thôn quê và người làm nông lại quá nghèo. Những bất cập trên thực tế đă được TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn giải đáp với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn trước đây:

    “…Phải nói rằng cái mà nông dân được hưởng nông nghiệp được đầu tư th́ chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, vơi mức độ phấn đấu hy sinh của người nông dân cũng như những thành tích mà nông nghiệp đem lại. Đầu tư công cho nông nghiệp là thấp, đầu tư của toàn xă hội cho nông nghiệp là thấp, mức tăng trưởng đời sống của nông dân tuy rất cao nhưng chậm hơn nhiều so với mức tăng trưởng của đời sống của người dân ở đô thị, hiện nay khoảng cách về thu nhập trung b́nh của cư dân nông thôn chỉ bằng nửa của đô thị...”

    Những ǵ TS Đặng Kim Sơn phát biểu với chúng tôi trước đây hiện vẫn c̣n nguyên giá trị. Giới chuyên gia nhân sĩ trí thức không ít lần cảnh báo, Việt Nam cần có những cải cách cấp thời về các thể chế liên quan đến chính trị, kinh tế xă hội, trong đó có vấn đề tư hữu đất đai, để lợi ích phát triển được chia sẻ công bằng. Ngược lại th́ chính hố sâu cách biệt giàu nghèo hiện nay sẽ là tiền đề dẫn tới những bất ổn và xáo trộn khó lường.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Làm giàu với chứng khoán Mỹ
    By kaka in forum Tin Việt Nam
    Replies: 29
    Last Post: 15-05-2012, 09:06 PM
  2. Nghiên Cứu Mới: Người Giàu Hay ‘Gian’
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 29-02-2012, 04:06 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •