Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Thời sự Á Châu

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Á Châu

    Thời sự Á Châu
    Kỳ thị sinh viên gốc Á


    - Nguyễn đạt Thịnh



    Trong số báo phát hành ngày 20 tháng Chạp 2012 tờ New York Times tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài "anti-Asian quotas in the Ivy League", (chỉ tiêu chống sinh viên gốc Á tại những viện đại học Ivy."

    Hai chữ Ivy League dùng để chỉ nhóm 8 viện đại học tư thục nằm trên vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, gồm những trường Brown University, Columbia University, Cornell University, Dartmouth College, Harvard University, Princeton University, the University of Pennsylvania, và Yale University. V́ giá trị sư phạm cao của 8 trường này nên Ivy League c̣n mang ẩn nghĩa như nhóm trường đại học tuyệt hảo, kén chọn sinh viên thuộc giai cấp cao trong xă hội.





    Caption: Ivy League - nhóm 8 viện đại học tư thục nằm trên vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,



    Caption: học giả Thomas Espenshade, Alexandria Radford, và tỉ phú Ron Unz



    Cùng nghiên cứu về nạn kỳ thị, kén chọn sinh viên hai tiến sĩ Thomas Espenshade và Alexandria Radford t́m ra là người sinh viên Mỹ gốc Á cần 140 điểm cao hơn sinh viên da trắng trong những kỳ trắc nghiệm SAT mới đủ điểm để được tuyển nhập học như những sinh viên này.

    Tham dự cuộc hội thảo, nhà tỉ phú thiên hữu Ron Unz viết, "Tỉ lệ sinh viên gốc Á được nhập học Harvard tuột từ 20.6% năm 1993, xuống c̣n khoảng 16.5% trong suốt thập niên vừa rồi. Đó là chưa kể đến yếu tố số học sinh gốc Á tốt nghiệp trung học ngày càng đông hơn."



    Là thành phần mới nhất trong xă hội Hoa Kỳ, người Việt Nam tị nạn không có tài sản lớn để lại cho con, họ chọn con đường học vấn như cái cần câu mưu sinh để trao cho những thế hệ sau. Tờ New York Times ghi nhận t́nh trạng số học sinh gốc Á chiếm tỉ lệ học xuất sắc trong các trường trung học, cao hơn tỉ lệ người di dân Á Châu trong tổng số công dân Mỹ.

    Nhiều nhà trí thức lớn tiếng phản đối chính sách kỳ thị các trường Ivy áp dụng đối với sinh viên gốc Á; con số quota mà họ ấn định giới hạn sự thành công của những sinh viên này.

    Điều cần vạch trần ra là tính chất cổ quái của chính sách kỳ thị; ông Unz và một vài người tham dự hội thảo cho là góc cạnh quyết định nhất trong việc tuyển thí sinh nhập học phải là khả năng của chính người sinh viên được tuyển, chứ không phải mầu da hay giới tính của thí sinh, và danh giá, tài sản của gia đ́nh họ.

    Nhóm người cùng quan điểm với ông Unz c̣n chỉ trích cả chính sách affirmative action -chính sách chủ trương việc chia đồng đều quyền lợi cho mọi người, để những người nam hay nữ, trắng hay đen, gốc Á hay gốc Âu cũng có phần tương đương.

    Nhóm này chủ trương loại bỏ affirmative action trên mọi địa hạt chứ không chỉ riêng trong việc tuyển sinh vào đại học mà thôi. Quan điểm này có thể giúp tỉ lệ sinh viên gốc Á được nhập học các trường Ivy nhiều hơn, nhưng lại bất lợi cho số sinh viên gốc Phi Châu.

    Bà luật sư Khin Mai Aung lại bác bỏ quan điểm của nhóm ông Unz, và cho là việc kỳ thị sinh viên gốc Á chỉ có trong tưởng tượng; bà Aung là giám đốc chương tŕnh "công bằng trong học tŕnh" của tổ chức Asian American Legal Defense and Education Fund (Quỹ Tư Pháp Bảo Trợ và Ngân Khoản Học Tŕnh cho Sinh Viên Gốc Á) -một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người gốc Á.





    Bà nói nhóm chủ trương loại bỏ việc kỳ thị sinh viên gốc Á chưa bao giờ bênh vực người gốc Á trong những lănh vực khác. Nhận xét của bà có vẻ đúng, nhưng nhược điểm là bà chỉ phản bác mà không lập luận để hoặc giải thích, hoặc chối bỏ những bản thống kê nêu lên chính sách kỳ thị của các trường Ivies.

    Một góc cạnh quan trọng khác của cuộc thảo luận là giai cấp. Aung nói nhóm người đồng ư với bà ủng hộ affirmative action v́ nhiều sinh viên Việt Nam, Miên, và Lào thuộc những gia đ́nh tị nạn, mới đến Hoa Kỳ và chưa đạt được một giai cấp xă hội cao.

    Nhiều học giả da trắng đồng ư với bà Aung trên điểm này; họ vạch ra là đa số cựu sinh viên tốt nghiệp các trường Ivies là người da trắng, và đa số sinh viên hiện đang theo học là con cái họ. Điều này bất lợi cho những sinh viên da mầu.

    Kư giả Daniel Golden nêu lên 2 con số trong việc tuyển sinh năm 2003 của University of Virginia để so sánh: 91% sinh viên da trắng được tuyển chọn trên tiêu chuẩn "vọng tộc", trong lúc chỉ có 1.6% sinh viên gốc Á được tuyển, cũng trên tiêu chuẩn này.

    Giai cấp quả là một tiêu chuẩn tuyển sinh vô cùng vô lư, không có lư do nào -dù là lư do chính trị hay lư do đạo đức- để tuyển chọn một thí sinh hay khước từ một thí sinh khác chỉ v́ thí sinh dự tuyển là con ông A hay con ông B. Tệ tục này tồn tại dưới một mỹ tục: thí sinh được ưu tiên tuyển chọn v́ họ là con của những cựu sinh viên thường đóng góp giúp trường dưới danh nghĩa "hội cựu sinh viên".

    Cuộc thảo luận của giới trí thức Hoa Kỳ trên tờ New York Times đưa đến một kết luận tốt:

    hiện tượng "anti-Asian quotas" của các trường Ivies -dù không được thừa nhận- vẫn là một điểm đen trong văn hóa Hoa Kỳ, sinh hoạt cao quư nhất của dân tộc Hoa Kỳ lúc nào cũng chủ trương b́nh đẳng và cởi mở. Toàn thể hội thảo viên công nhận nhu cầu loại bỏ quota trong mọi viện đại học công hay tư.

    Hủ tục "anti-Asian" bài bác người gốc Á đă giảm bớt rất nhiều, nếu chúng ta nh́n lại đạo luật Chinese Exclusion Act năm 1882, bác bỏ quyền di dân của người Tầu vào đất Mỹ.

    Nhiều hội thảo viên cũng công nhận đức tính cần cù, siêng năng khiến người gốc Á thành công trên thương trường và trong học đường; tuy nhiên nhược điểm của người gốc Á là nhịn nhục, không phản đối lớn tiếng mỗi khi bị thiệt tḥi.

    Do đó những tiếng nói bênh vực sinh viên gốc Á trong cuộc hội thảo lại không phải là tiếng nói của những người gốc Á, kể cả bà Aung, một hội thảo viên.

    Không nói ǵ cả dù bị thiệt tḥi, là điểm mạnh hay điểm yếu của người gốc Á?



    - Nguyễn đạt Thịnh

  2. #2
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    In med schools too. And law schools, pharmacy schools, dental schools, etc.

    ALL US schools discriminate against Asians.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nỗi đau của người dân Ấn Độ


    Lư Anh



    Hăng thông tấn Reuters dẫn các số liệu Sở Ghi chép Tội phạm Ấn Độ cung cấp cho hay, năm 2011, ở Ấn Độ có 24.200 vụ hiếp dâm, tăng 9% so với năm 2010. Trong số các thành phố lớn ở Ấn Độ, thủ đô New Delhi có tỷ lệ tội phạm tính dục cao nhất. Vụ hiếp dâm hội đồng trên xe buưt ngày 16/12/2012 là một trong những vụ điển h́nh. Thủ đô New Dehli của Ấn Độ có tên gọi là “Kinh đô bạo hành”, năm 2012 xảy ra 661 vụ hiếp dâm, tăng 17% so với năm 2011.



    Nạn nhân vụ hiếp dâm hội đồng qua đời



    Ngày 16/12/2012, một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi, cùng một thanh niên đi trên một chiếc xe buưt đă bị 6 tên côn đồ cưỡng hiếp hội đồng. Chàng trai đi cùng xe t́m cách ngăn chặn, bị những kẻ bất lương đánh đập. Sau đó chúng lột hết quần áo của hai nạn nhân rồi ném xuống đường. Cho đến bây giờ, danh tính của cô nữ sinh viên vẫn chưa được công bố. Mọi người chỉ biết gọi cô bằng một tên đặc biệt là “Amnat” (cô gái giấu tên). Cô nữ sinh viên y khoa được đưa đến bệnh viện Sir Ganga Ram ở Rajendra Nagar, New Delhi cấp cứu. Sau gần 10 ngày điều trị, nạn nhân vẫn hôn mê bất tỉnh. Ông B.D. Athani, phó giám đốc bệnh viện Sir Ganga Ram, cho biết, sau 3 cuộc giải phẫu, nạn nhân vẫn trong t́nh trạng nguy kịch. Theo đề nghị của một nhóm bác sĩ, chính phủ Ấn Độ cho phép thuê máy bay cứu thương trang bị đầy đủ các thiết bị y học chuyển nạn nhân tới bệnh viện Mount Elizabeth, nổi tiếng ở Tân Gia Ba, hy vọng có thể được hưởng các dịch vụ điều trị y khoa hiện đại nhất. Ông Athani cho biết, bệnh viện Mount Elizabeth có phương tiện tối tân có thể ghép nhiều bộ phận cơ thể. Giới hữu trách cũng đă sắp xếp để gia đ́nh nạn nhân có thể đi theo bệnh nhân tới Tân Gia Ba.

    Tuy nhiên, bác sĩ Samiran Nundy, chủ nhiệm Khoa ghép bộ phận và giải phẫu ruột của bệnh viện Sir Ganga Ram, nói với kư giả tờ The Hindu rằng, việc dời chuyển một bệnh nhân trong t́nh trạng thập tử nhất sinh ra khỏi bệnh viện Ấn Độ, nơi bệnh nhân đang được chăm sóc tốt, là điều phi lư và có vẻ đó là một quyết định có “động cơ chính trị”.

    Ngày 28/12, phát ngôn viên bệnh viện Mount Elizabeth nói bệnh nhân đang phấn đấu để sống c̣n. Tuy nhiên, do cô bị chấn thương năo đáng kể, các bác sĩ đang gặp nhiều khó khăn. Ông Kelvin Loh, Giám đốc Điều Hành Bệnh viện Mount Elizabeth, cho biết, ngoài việc bị chấn thương năo, nạn nhân 23 tuổi đă bị đứng tim tại Ấn Độ, nơi cô đă trải qua 3 phẫu thuật ở bụng. Ông Loh c̣n cho hay, nạn nhân, c̣n bị nhiễm trùng trong phổi và bụng, phải “phấn đấu trong t́nh trạng hết sức ngặt nghèo”.

    Sau mấy ngày điều trị vô cùng căng thẳng, bệnh nhân 23 tuổi đă từ trần vào sáng sớm ngày thứ Bảy 29/12 v́ nội tạng bị tổn thương trầm trọng.

    Nghe được tin này, dân chúng đă tụ tập tại New Dehli, Mumbai và Bangalore bày tỏ nỗi đau buồn đối với cái chết của nữ sinh viên y khoa. TTg Ấn Độ Manmohan Singh cho biết, ông cảm thấy “rất đau buồn” trước cái chết của người phụ nữ trẻ. Ông nói thêm rằng, những cảm xúc mà vụ này gây ra đối với người dân “hoàn toàn có thể hiểu được”.

    Ngày 30/12, thi hài cô được máy bay đặc biệt chở về New Delhi, TTg Ấn Độ Manmohan Singh và bà Sonia Gandhi lănh tụ Đảng Quốc Đại (National Congress Party) đă ra sân bay chứng kiến việc đón nhận thi hài nạn nhân.

    Chúa Nhật 30/12/2012, thi hài nạn nhân vụ hiếp dâm hội đồng ngay trong thành phố New Dehli, đă được hỏa thiêu trong một tang lễ gây đau thương cho người dân Ấn Độ. Các buổi cầu nguyện thắp nến đă được tổ chức tại thủ đô New Delhi và nhiều thành phố khắp đất nước Ấn Độ. Những người tham gia cầu nguyện đ̣i nhà chức trách phải mang lại công lư cho “Amnat” và bảo vệ phụ nữ tốt hơn nữa.



    Phản ứng của người dân

    Sáu tên côn đồ hiếp dâm hội đồng cô nữ sinh viên y khoa đă lần lượt bị bắt vào các ngày 20 và 21/12. Vụ hiếp dâm này đă kích động làn sóng biểu t́nh trên khắp đất nước Ấn Độ. Người biểu t́nh yêu cầu chính phủ áp dụng án tử h́nh đối với những tên tội phạm hiếp dâm. Dân chúng ở nhiều thành phố và thôn quê cũng đă xuống đường biểu t́nh yêu cầu chính phủ t́m cách ngăn chặn những vụ hiếp dâm liên tục xảy ra trên đất nước Ấn Độ.

    Trong hai ngày 22 và 23/12, hàng ngàn người, hầu hết là sinh viên đại học, đă tổ chức biểu t́nh tại trung tâm New Delhi yêu cầu chính phủ phạt án tử h́nh những kẻ hiếp dâm người nữ sinh viên y khoa trên xe buưt.

    Ngày 23/12, sau làn sóng biểu t́nh rầm rộ phản đối vụ hiếp dâm nữ sinh viên y khoa trong ngày 16/12, cảnh sát Ấn Độ cấm người dân biểu t́nh tại trung tâm thủ đô New Delhi. Kư giả hăng thông tấn AFP ở Ấn Độ cho biết, các khu vực gần dinh Tổng thống và Quốc hội Ấn Độ ở New Delhi là khu vực cấm biểu t́nh. Mặc cho cảnh sát ngăn chặn biểu t́nh, dân chúng, đặc biệt là sinh viên học sinh ở New Dehli, vẫn xuống đường biểu t́nh yêu cầu chính phủ có thái độ cương quyết với những kẻ hăm hiếp những phụ nữ hiền lương. Cảnh sát buộc phải dùng ṿi rồng và hơi cay trấn áp đoàn người biểu t́nh, khiến cho ít nhất 20 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu t́nh.

    Hăng thông tấn Press Trust of India trích dẫn lời nói của một người biểu t́nh: “Chúng tôi biểu t́nh chống lại tội phạm hiếp dâm không thể ngăn cản được. Chúng tôi có quyền biểu t́nh”.

    Chính phủ Ấn Độ cũng đang bàn thảo việc trao quyền cho các thẩm phán phạt án tử h́nh đối với những vụ tấn công t́nh dục nghiêm trọng.

    Ngày 28/12, báo The Times of India đưa tin chính phủ Ấn Độ sẽ đăng h́nh ảnh, tên tuổi và địa chỉ của những người phạm tội hiếp dâm lên các website chính thức. Kư giả báo này dẫn lời Thứ trưởng Nội vụ Ấn Độ Ratanjit Pratap Narain Singh tuyên bố ngày 27/12 cho biết, chiến dịch trên sẽ được bắt đầu tại thủ đô New Delhi.



    Ấn Độ thành lập Ủy ban Điều tra nạn cưỡng hiếp

    Các cơ quan có trách nhiệm ở Ấn Độ cho biết, nhà cầm quyền Ấn Độ đă phát động một cuộc điều tra đặc biệt về vụ hiếp dâm hội đồng và đánh đập tàn bạo cô nữ sinh viên y khoa 23 tuổi “Amnat”.

    Lên tiếng tại một hội nghị bàn về phát triển đất nước Ấn Độ, TTg Manmohan Singh nói, các cuộc tấn công nhắm vào phụ nữ xảy ra “tại mọi bang và khu vực”. Vụ hiếp dâm này đ̣i hỏi giới chức liên bang và địa phương phải chú ư nhiều hơn đến an toàn của người phụ nữ. TTg Singh cũng nói đến an ninh của phụ nữ là vấn đề khiến chính phủ Ấn Độ quan tâm nhiều nhất. Ông cho biết, một ủy ban điều tra đang được thành lập để xem xét các vấn đề này tại thủ đô New Dehli. Ông tuyên bố Ấn Độ không thể phát triển nếu không có sự tham gia của phụ nữ, bởi vậy, an toàn của nữ giới phải được bảo đảm. Một ủy ban do chính phủ Ấn Độ thành lập loan báo sẽ duỵệt lại cách đáp ứng của cảnh sát sau cuộc tấn công. Một ủy ban khác đề nghị những phương cách để phụ nữ được an toàn hơn tại thủ đô New Dehli, đồng thời đề ra những sửa đổi luật pháp và định ra các biện pháp nghiêm khắc nhằm trừng phạt những kẻ đă vi phạm các tội ác đó.

    Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram loan báo, một ủy ban pháp lư đă được thành lập để xét duyệt những đáp ứng của cảnh sát đối với vụ tấn công ngày 16/12 ở New Dehli. Ông nói, ủy ban sẽ đề nghị các phương cách để thành phố trở thành nơi an toàn cho phụ nữ. Trong khi đó, những người biểu t́nh trên khắp Ấn Độ kêu gọi chính phủ hăy đưa ra những biện pháp cụ thể để đối phó với các tội ác đối với phụ nữ. Trong một cuộc biểu t́nh, ông P.C. Sharma, chủ nhiệm Văn pḥng Điều tra (Central Bureau of Investigation), nói rằng t́nh trạng vô luật lệ chống phụ nữ đă trở nên phổ biến.

    Ngày 26/12, Hiệp hội Cải cách Dân chủ công bố kết quả một cuộc điều tra cho thấy 27 chính khách bị tố cáo cưỡng hiếp phụ nữ. Tuy nhiên, phúc tŕnh của tổ chức này không cho biết bao nhiêu người trong số đó bị kết án.

    Ngày 28/12, bà Mamata Banerjee, người đứng đầu các bộ trưởng bang Tây Bengal (Chief Ministers of West Bengal), công bố kế hoạch thành lập 65 đồn cảnh sát nữ giới ở khắp bang Tây Bengal nhằm mục đích xử lư những vụ án chống lại phụ nữ. Hiện đă có 10 đồn cảnh sát nữ giới được đưa vào hoạt động. Bà Banerjee cũng tuyên bố thành lập 158 ṭa án mới ở khắp bang Tây Bengal, nhằm xử lư nhanh các vụ án phụ nữ là nạn nhân. Các tuyên bố của bà Banerjee được đưa ra ngay sau khi chính phủ Ấn Độ tiến hành chiến dịch tuyển dụng nữ nhân viên làm việc trong các văn pḥng chính phủ.

    Chiến dịch này sẽ sớm bắt đầu tại thủ đô New Delhi, nơi 6 tên côn đồ đă hiếp dâm hội đồng cô sinh viên y khoa 23 tuổi, rồi dùng gậy sắt đánh đập và ném cô và người bạn trai ra khỏi chiếc xe buưt đang chạy.

    Theo AFP, việc Ấn Độ thiếu lực lượng nữ cảnh sát dẫn đến t́nh trạng đối phó với bọn tội phạm t́nh dục “chậm chạp”, thậm chí vô trách nhiệm. Hiện nay ở Ấn Độ, trong số 5 cảnh sát, có một người là phụ nữ.

    Ngày 27/12, ông Paramjit Singh Gill, Chánh thanh tra kiêm cảnh sát trưởng thành phố Patiala, nói cho kư giả AFP biết, 1 thiếu nữ 17 tuổi bị cưỡng hiếp hội đồng ngày 13/11, tại một lễ hội ở thành phố Patiala, phía bắc Ấn Độ. Nạn nhân sau nhiều lần tŕnh báo sự việc, đă làm đơn kiện những kẻ hiếp dâm tại đồn cảnh sát địa phương. Thái độ của cảnh sát đă khiến cô gái t́m đến cái chết! Trả lời phỏng vấn trên đài New Delhi Television Limited (NDTV), chị của cô gái nạn nhân 17 tuổi này cho biết, cảnh sát địa phương không những thuyết phục nạn nhân rút khỏi vụ kiện c̣n gây áp lực buộc cô chấp nhận tiền bồi thường hoặc lấy một trong số những kẻ đă hiếp dâm cô làm chồng. Do quá uất ức, thiếu nữ này uống thuốc độc tự tử tại nhà ngày 26/12. Đó cũng là lư do cần phải thành lập các đồn công an nữ giới.


    TB Online

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phụ nữ đ̣i quyền sống

    Vị Nhân



    Đầu năm 2013 trên thế giới, ngoài vấn đề chung của toàn cầu, nơi nào cũng có lo âu và rắc rối riêng. Ở Mỹ th́ tranh căi về “vách đá tài chính” (fiscal cliff), Châu Âu khu vực đồng euro có dấu hiệu tiếp tục bấp bênh, Tây tạng lan tràn những vụ tự thiêu chống Trung quốc, Việt nam kinh tế suy thoái tham nhũng leo thang... c̣n Ấn độ th́ các cuộc biểu t́nh của phụ nữ đ̣i được bảo vệ mỗi lúc thêm nhiều ngay cả những ngày đầu năm dương lịch.



    Tất cả khó khăn của mọi nơi đều bắt nguồn từ năm cũ. Riêng ở Ấn độ cuối tháng 12, 2012 đă xảy ra nhiều vụ chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của phụ nữ.





    Bạo hành nhân danh gia phong bị tổn hại:

    Vào ngày 7 tháng 12, 2012, một nhân viên cảnh sát đang giờ trực tại một trụ sở cảnh sát tại Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn độ, bỗng nhiên giật thót ḿnh, mở to mắt mà không tin vào cái ǵ ḿnh thấy, khi một thanh niên ngang nhiên vác một con dao bản lớn và cái đầu một phụ nữ c̣n nhỏ máu long tong bước vào pḥng làm việc và đặt thủ cấp nạn nhân lên bàn rồi cung khai. Anh ta thú nhận đă chặt đầu nạn nhân v́ nạn nhân làm điếm nhục gia phong nhà anh ta.

    Kẻ giết người với niềm tự hào v́ ḿnh đă làm được một công việc “thanh lư môn hộ”, được coi là cao cả v́ bảo vệ đạo lư, v́ đă sát hại một con chiên ghẻ, một thành viên trong gia đ́nh gây ra sự ô nhục cho gia tộc. Hắn có tên là Mehtab Alam, 29 tuổi. C̣n nạn nhân là một phụ nữ trẻ là em gái của Alam có tên là Nilofar Bibi, 22. Cuộc đời của Bibi là một thảm kịch. Vào tuổi 14 đă bị ép hôn về làm dâu một gia đ́nh khắc nghiệt với người chồng vũ phu. Bị hành hạ quá mức nên Bibi trốn về nhà cha mẹ và nối lại t́nh cũ với một chàng trai trong vùng là Firoz, một người lái xe lam. Gia đ́nh Bibi không thể chấp nhận con gái ḿnh bỏ chồng theo trai nên quyết định lên án hành quyết Bibi và người được giao cho mệnh lệnh thi hành bản án “rửa nhục cho gia đ́nh” chính là Alam. Alam đă vác dao xông vào nhà Firoz giữa ban ngày ban mặt, lôi em gái ra giữa đường phố rồi cắt đầu em gái. Hàng trăm con mắt của người đi đường mở to ra, sợ hăi v́ chứng kiến một vụ bạo hành vô cùng dă man và hết sức thương tâm. Cô gái giăy giụa, ú ớ những lời van xin ngắn ngủi trước khi đầu rời khỏi xác và máu phun tung tóe mặt đường. Không ai can ngăn, phần v́ hoảng sợ trước kẻ giết người mặt mày, áo quần dính máu với con dao sắc, phần v́ như chấp nhận một hủ tục truyền từ thời xa xưa “kẻ làm hoen ố danh dự gia đ́nh th́ phải chết!”

    Alam bị bắt giam nhưng không bị người thân và làng xóm chỉ trích mà h́nh như mọi người đều ủng hộ anh ta v́ anh ta đă dũng cảm làm một công việc đầy chính nghĩa là bảo vệ đạo lư truyền thống.

    Nạn nhân như Bibi không phải hiếm hoi ở Ấn. Cũng trong tháng 12, 2012, vào ngày 24 một cô gái 17 tuổi ở làng Khoraon, Kaushambi ở bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn bị cha dùng búa chém chết chỉ v́ tội tư t́nh với một cậu trai 20 tuổi, cùng làng nhưng khác tín ngưỡng.

    C̣n ở phía tây nam Ấn, một phụ nữ 19 tuổi vào ngày 23 tháng 12, ở bang Karnataka bị cha mẹ trói lại và châm lửa đốt chết cũng v́ tội làm bại hoại danh dự gia đ́nh.

    Ở Ấn đang có làn sóng công phẫn của nữ giới v́ vụ một nữ sinh viên y khoa ở New Delhi bị hăm hiếp tập thể trên xe bus trước mặt bạn trai và sau đó bị hành hạ rồi vứt xác xuống đường. Nạn nhân bị thương nặng và khi được chuyển tới một bệnh viện ở Singapore th́ ít lâu sau tắt thở. Vụ hăm hiếp tập thể trên xe bus ở một đại đô thị Ấn, với 6 kẻ phạm án, khó có thể bị ch́m xuồng v́ phong trào phản đối dâng cao. Cũng v́ thế vụ Bibi bị cắt đầu đối với công chúng tạm ch́m trong ư thức trong những ngày cuối năm. Nhưng đối với nữ giới th́ những cái chết kiểu Bibi là những làn sóng ngầm, mạnh mẽ xô đẩy vào thành tŕ phong kiến của xă hội Ấn, vốn tự hào là một xă hội dân chủ hóa, v́ nó làm dấy lên nhiềâu cuộc biểu t́nh của phụ nữ Ấn đ̣i quyền được bảo vệ và quyền sống b́nh đẳng.

    Các nhà xă hội học cho rằng, cái gọi là “giết người v́ danh dự” (honour killings) thường xảy ra ở những xă hội đang phát triển nơi có nhiều sắc dân theo Hồi giáo, nhất là ở Trung đông, Nam Á và Ấn độ cũng không là ngoại lệ.

    Một nhân vật trong NCW, ủy ban quốc gia bảo vệ phụ nữ Ấn (NCW-National Commission for Women), đă bác bỏ khái niệm “giết người v́ danh dự” v́: “Giết người là giết người. Đó là một tội phạm, phản hiến và phi pháp. Làm sao có 'danh dự' trong việc sát nhân?”



    Một nhà tranh đấu cho nữ quyền khác ở Ấn cho rằng phương Tây dùng chữ “honour killing” như sản phẩm của những xă hội lạc hậu lan truyền vào xă hội văn minh Âu Mỹ. Phương Tây coi các vụ án này là đặc biệt và nh́n với con mắt khác biệt. Từ đó nảy sinh sai lầm.

    Nhiều vụ bạo hành gia đ́nh, nạn nhân bị giết hại là phụ nữ bị gán cho là hậu quả của “honour killing” trong khi sự thực là người chồng giết vợ v́ ghen tuông hay v́ một nguyên nhân khác. Nhờ được gán cho là “sát nhân v́ danh dự” nên có thể được khoan dung, nên hệ thống pháp lư ở nhiều nước đă trừng phạt nhẹ tay với tội nhân phạm tội loại này.

    Nhưng tập tục cổ hủ sát hại phụ nữ trong khi pháp luật lại không có biện pháp thanh trừ tệ nạn nên phụ nữ ở những quốc gia như Ấn chịu nhiều thiệt tḥi trong khi họ tự hào là đang sống trong một quốc gia dân chủ kiểu mẫu ở Á châu.

    Nhà làm phim Jean Claude Codsi mới đây (2012) cho tŕnh chiếu cuốn phim của ông có tên là A Man of Honor tại đại hội điện ảnh quốc tế ở Cairo với nội dung là một bi kịch sát nhân v́ danh dự, nh́n nhận “khó biết được phạm vi rộng đến đâu và con số các vụ giết người v́ danh dự là bao nhiêu v́ nhiều khi chúng bị che đậy dưới h́nh thức tai nạn hay tự tử”.

    Một nghiên cứu của LHQ vào năm 2000, cho biết có khoảng chừng hơn 5.000 vụ “giết người v́ danh dự” xảy ra mỗi năm trên toàn cầu. C̣n NCW, ủy hội quốc gia tranh đấu cho nữ quyền của Ấn th́ cho biết họ thường phải điều tra từ 70 tới 80 vụ sát nhân loại này mỗi tháng.

    Ở Ấn tuy có luật đưa những phần tử gia đ́nh chủ mưu các vụ giết người v́ danh dự ra trước ṭa nhưng vẫn có sự tranh căi kịch liệt về h́nh phạt như bằng án tử h́nh, những kẻ phạm tội loại này.

    Trong thực tế ở Ấn c̣n phải chú ư tới tập tục “phép vua c̣n thua lệ làng”. Thông thường hương chức trong làng, trong hội đồng gồm các già làng (elders) trong khi phán xét các vụ tranh chấp trong gia đ́nh vẫn dựa vào hủ tục, thành kiến và mê tín, dị đoan. Có nhiều nơi hương chức trong làng đổ thừa các vụ tư t́nh là do sự phổ biến của điện thoại lưu động, hay “mobile phone”. Các đầu óc chậm tiến này cho rằng v́ điện thoại di động nên dẫn tới phụ nữ dễ dàng hẹn ḥ ngoài hôn nhân và lễ giáo nên ra lệnh cấm họ dùng loại này nếu ai bị bắt gặp sẽ bị phạt. Chẳng hạn như ở làng Sundebari quy định phụ nữ độc thân bị bắt gặp cầm mobile phone sẽ bị phạt một khoản tiền tương đương 180 Mỹ kim, c̣n đă có gia đ́nh bị phạt 36 Mỹ kim. Ở hạt Baghpat, Uttar Pradesh cũng có lệnh cấm phụ nữ dùng mobile phone ngoài phố.

    Cảnh sát Ấn th́ sao? Phần lớn giới chức bạn dân ở Ấn, nhất là ở các bang c̣n lạc hậu, thường xử không theo luật lệ mà theo cảm tính, và thường thờ ơ trong việc trừng phạt tội nhân và lời khiếu nại của nạn nhân.

    Tuy nhiên, không phải pháp luật của Ấn tỏ ra không quan tâm tới việc trừng phạt tội ác. Cán công lư nhiều vụ tỏ ra giữ được mức thăng bằng nhưng không nhiều và không rộng khắp. Gần đây do áp lực cải cách, có nhiều vụ pháp luật Ấn đă xử trí nặng nề những kẻ giết người nấp bóng “v́ danh dự”.

    Trong tháng 12, một ṭa án ở Punjab, đă phán quyết án tử h́nh ba người, trong đó có một phụ nữ về tội giết người v́ danh dự gia đ́nh mà nạn nhân là một đôi t́nh nhân. Paramjit Klaur, mẹ của phụ nữ bị hại và hai người thân thích khác, cách đây hai năm đă sát hại Rakesh Kumar và Pooja ở quận Ferozepur, Punjab.

    Tháng bảy năm 2012, một ṭa án ở Lucknow cũng phán quyết án tử h́nh cho bảy bị cáo trong một gia đ́nh về tội giết người về danh dự xảy ra vào năm 2006.

    Một vụ thương tâm khác xảy ra Sonipat, tiểu bang Haryana vào 26 tháng sáu, 2010 khiến dư luận Ấn sôi nổi lên án loại “sát nhân v́ danh dự”.

    Hai cô gái tuổi 12 và 14 là Chanchal và Raj Kumari đă bị sát hại v́ bị bà nội bắt gặp họ lả lơi với một cậu bé bà con 16 tuổi. Vụ trẻ con t́nh tự này làm cho Vidya Devi, mẹ của Raj Kumari, và hai người con trai là Chand Varma và Suraj Varma, nổi giận. Họ đă t́m cách bắt hai cô gái phạm tội và nhốt vào một nơi vắng vẻ rồi bóp cổ cho chết, sau đó vứt xác nạn nhân xuống kênh gần làng Badwasni.

    Tệ nạn sát nhân v́ danh dự không hề giảm ở Ấn và nếu có giảm th́ chỉ ở bề mặt dù đă có luật lệ nghiêm trị kẻ gây án. Trong một xă hội c̣n lạc hậu, nhiều mối kỳ thị, lắm chuyện thối nát trong khi mức mở mang dân trí, tiến bộ và bảo vệ nhân quyền chỉ ở bề mặt th́ tránh sao các vụ sát nhân mượn danh nghĩa bảo vệ danh dự không phát triển.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Brunei t́m giải pháp cho vấn đề ứng xử trên biển Đông
    RFA

    2013-01-15

    Brunei, trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN, sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc t́m kiếm giải pháp về cách ứng xử giữa các quốc gia tranh chấp chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2013 do Brunei chủ tọa sẽ diễn ra vào lúc các yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông gây rúng động cho toàn khu vực.

    Quan chức Brunei không muốn nêu tên nói với AFP rằng Brunei thấy điều này như là một mối đe dọa chính yếu đối với an ninh khu vực, và muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại với tất cả các bên.

    Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei thuộc ASEAN, và Trung Quốc, Đài Loan, đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Riêng Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên diện tích rộng lớn nhất và xa biên giới pháp lư nhất.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cùng nhau khai thác biển Đông: Nên hay không?
    Thanh Trúc, phóng viên RFA
    2013-01-15

    Với ư tưởng gác lại tranh chấp và cùng thăm ḍ phát triển tài nguyên ở các vùng biển tranh chấp, Việt Nam khẳng định việc này phải dựa vào Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển năm 1982, nhưng cũng sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.


    Theo bản tin từ Central News Agency của Đài Loan, được phát đi cuối tuần trước, Việt Nam không phản đối ư tưởng cùng thăm ḍ và phát triển nguồn lực ở các vùng lănh hải tranh chấp.

    Hăng tin Đài Loan trích dẫn lời ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, rằng việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải dựa căn bản trên Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982. Tuy nhiên, vẫn lời ông Lương Thanh Nghị được trích dẫn, hợp tác sẽ không xảy ra trong những vùng Việt Nam có chủ quyền.
    Đồng ư khai thác chung...

    Theo các chuyên gia về biển Đông, đây là điểm mấu chốt và gây tranh căi khi trên thực tế những khu vực các nước đ̣i chủ quyền chồng lấn lên nhau, trong lúc Trung Quốc giành đến 90% diện tích vùng biển Đông.

    Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, đại học Luật Khoa Hà Nội, tác giả bài viết “Việt Nam Cần Tăng Năng Lực Chấp Pháp Trên Biển Đông”, nói rằng trước hết có một điểm ông thấy cần minh định:

    Cái từ “vùng lănh hải tranh chấp" có lẽ nên xem lại và nên sử dụng chính xác là “vùng biển tranh chấp”. Bởi v́ nói lănh hải là nói tới vùng thuộc chủ quyền chúng ta mà chỉ rộng không quá 12 hải lư thôi, rất hẹp và rất gần bờ. Cho nên trên biển Đông th́ các vùng tranh chấp mà các bên hướng tới th́ đấy là vùng rộng như đặc quyền kinh tế, rộng mà không được quá 200 hải lư tính từ đường cơ sở, và thềm lục địa không được quá 350 hải lư tính từ đường cơ sở. Đấy là điểm các bên quan tâm nhiều chứ không phải là lănh hải.

    Nếu nói rằng gác lại tranh chấp và cùng khai thác chung, như hăng tin Đài Loan đưa đẩy, th́ liệu việc khai thác chung diễn ra ở mức độ nào. Vẫn lời tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng:

    Hiện nay trong khai thác chung người ta chỉ nhắm hướng tới thực tiễn, đó là trước tiên người ta tiến hành khai thác chung nguồn tài nguyên về thủy sản, ví dụ Việt Nam và Trung Quốc đă tiến hành đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ.

    Khai thác chung c̣n liên quan tới loại tài nguyên thứ hai, đấy là khai thác dầu khí. Việt Nam cũng đă tiến hành với các quốc gia ở Vịnh Thái Lan, đấy cũng là một thực tiễn trực tiếp liên quan tới Việt Nam.

    Khai thác chung c̣n chủ yếu liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Trên thực tế các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu áp dụng biện pháp khai thác chung với tính cách tạm thời trong vùng biển đó và cũng liên quan tới nguồn tài nguyên đó.

    Với tư cách cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng nói ông hoàn toàn đồng ư với ư tưởng khai thác chung v́ với tính cách tạm thời th́ đây cũng là một trong những biện pháp có thể gọi là hạ nhiệt, góp phần vào việc quản lư xung đột tại biển Đông:

    Chỉ có điều là để thực hiện biện pháp này không phải dễ dàng, bởi các bên phải thực sự ngồi vào bàn với nhau và xác định được vùng tranh chấp tức vùng chồng lấn. Chỉ khi xác định được vùng chồng lấn như vậy th́ mới có thể nói tới biện pháp hợp pháp tức là khai thác chung.

    Và như tôi đă đề cập, nếu Trung Quốc vẫn giữ nguyên cái tuyên bố về đường lưỡi ḅ mà không hề đưa ra bất kỳ một vị trí tọa độ cũng không hề đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lư nào th́ theo tôi biện pháp này rất khó có thể triển khai và mang tính khả thi trên thực tế.

    Dưới mắt thạc sĩ Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông, tác giả tập sách “Biển Đông: Luận Cứ& Sự Kiện”, gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác, như hăng tin Đài Loan nhận định, thực ra là một ư tưởng không mới. Trước nhất, theo ông, đề làm rơ như thế nào là cùng hợp tác ở những vùng tranh chấp th́ Việt Nam có thể khẳng định rằng lănh hải và thềm lục địa Việt Nam, nhất là Luật Biển Việt Nam vừa thông qua, đă tuân thủ luật pháp quốc tế về Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982, trừ những vùng chồng lấn đối với Việt Nam Philippines, Viêt Nam Malaysia, Việt Nam Indonesia, Việt Nam Thái Lan, Việt Nam Kampuchia. Và trong thời gian vừa qua th́ có thể nói mọi chuyện tạm ổn định giữa các nước ASEAN này với nhau:

    Nhưng về phía Đài Loan hoặc phía Trung Quốc th́ Việt Nam không hề có tranh chấp với Đài Loan hoặc là Trung Quốc ở biển Đông. Nói một cách khác, tranh chấp với Việt Nam ở biển Đông là Trung Quốc và ăn theo Trung Quốc là Đài Loan. Do đó, đối với các nước ASEAN, đối với những vùng chồng lấn, Việt Nam từng tạm gác tranh chấp, cùng khai thác ḥa b́nh. Ví dụ như giữa Việt Nam và Malaysia cùng khai thác ở vùng chồng lấn. Việc hợp tác giữa Tập Đoàn Dầu Khi Quốc Gia Việt Nam và Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Malaysia tức Petronas, là mẫu mực để giải quyết những tranh chấp trong nôi bộ.

    ... nhưng tránh vùng biển chủ quyền VN


    C̣n đối với Trung Quốc, luôn muốn lấn chiếm và sở hữu 90% vùng biển này bằng đường lưỡi ḅ ông Đinh Kim Phúc nói tiếp, th́ không hề có vùng tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, cũng không có lư do ǵ để Đài Loan tuyên bố là Việt Nam sẵn sàng hợp tác:

    Muốn cùng khai thác cùng hợp tác ở những khu vực gọi là tranh chấp với Trung Quốc th́ tôi nghĩ chỉ có khu vực ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà thôi. Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ đă kư với Trung Quốc năm 2000 th́ đă giải quyết biên giới vùng biển, chỉ c̣n khu vực ở ngoài Vịnh Bắc Bộ. Vấn đề, có hay chăng, là Trung Quốc có dám cùng với Việt Nam khai thác ḥa b́nh ở khu vực này hay không? C̣n các khu vực khác trên biển Đông th́ Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền.

    C̣n Đài Loan, khi c̣n thời Tưởng Giới Thạch, năm 1946, đă đưa quân chiếm một số đảo ở phía Tây Hoàng Sa, cụ thể là Ba B́nh cho đến ngày hôm nay. Trong quan hệ Đài Loan Việt Nam hiện nay, chính sách nhất quán của đối ngoại Việt Nam là chỉ công nhận Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, mọi quan hệ với Đài Loan là quan hệ phi chính phủ. Do đó không có lư do ǵ mà Đài Loan có thể tuyên bố Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Đài Loan để khai thác những vùng chồng lấn. Tôi nghĩ như thế này là không ổn về mặt pháp lư cũng không ổn về mặt quan hệ.

    Nói một cách khác, nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc giải thích tiếp, sự kiện Việt Nam tuyên bố sẵn sàng hợp tác khai thác ḥa b́nh ở những khu vực có tranh chấp th́ hợp lư hơn cả là trong nội bộ ASEAN chứ không thể với Đài Loan hay với Trung Quốc:

    Rơ ràng ư tưởng tạm gác tranh chấp cùng nhau khai thác cũng là ư tưởng của Bắc Kinh từ thời Đặng Tiểu B́nh. Một khi họ không có chủ quyền, một khi họ tạo cớ để tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền của họ trên biển Đông, mà chúng ta tạm gác tranh chấp cùng nhau khai thác tức có nghĩa rằng chúng ta biến những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam thành một khu vực có tranh chấp.

    Đó là cái bẫy sập mà Trung Quốc tạo ra, thạc sĩ Đinh Kim Phúc khẳng định. Thứ hai, vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền và được công nhận bởi luật pháp quốc tế nhưng nếu biến thành khu vực gác tranh chấp cùng nhau khai thác th́ chẳng khác nào rước hổ vào nhà .

    Tất cả mọi hợp tác đó, ông kết luận, với Đài Loan hay với Trung Quốc, không sớm th́ muộn sẽ khiến Việt Nam mất thêm biển đảo và mất tất cả quyền lợi của ḿnh trên biển Đông.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thủ phủ hiếp dâm


    - Nguyễn đạt Thịnh



    Bà Sheila Dikshit, Đô trưởng thành phố Delhi, Ấn Độ, nói với phóng viên truyền thông, “Tôi xấu hổ v́ từ nay thành phố Delhi sẽ mang cái hỗn danh là 'thủ phủ hiếp dâm'. Tôi xấu hổ đến mức không dám đến thăm nạn nhân, không dám gặp gia đ́nh cô ta nữa”.



    Sheila Dikshit



    Cuộc hiếp dâm tập thể xảy ra vào lúc 9 rưỡi tối 16 tháng Chạp 2012; thủ phạm là 6 tên Ram Singh, Mukesh Singh, Vinay Sharma, Pawan Gupta, Raju, và Akshay Thakur.

    Nạn nhân là một sinh viên thể dục trị liệu (physiotherapy), 23 tuổi, được nhà chức trách Ấn giấu tên, và được truyền thông Ấn đặt cho cái bí danh Amanat.



    Tối hôm đó Amanat cùng người bạn trai đi xem chớp bóng, tan hát hai người dắt nhau ra trạm xe bus để trở về nhà. Chiếc bus tới, họ lên xe, và chạm trán với 5 người đàn ông, trừ người tài xế. Bọn này đánh cắp chiếc bus, lái đi loanh quanh t́m khách.

    Thấy bộ dạng khả nghi của 5 tên “hành khách”, cô Amanat đă lo ngại, rồi lại thấy chiếc bus không đi vào lộ tŕnh thường ngày, cô đ̣i xuống xe, nhưng chiếc bus cứ chạy, cô và người bạn trai t́m cách mở cửa, nhưng cửa khóa.

    Một trong 5 tên cướp dùng gậy đập vào đầu người bạn trai của Amanat, anh này ngất xỉu, Amanat bị cả bọn xúm lại xé tan quần áo và giở tṛ bề hội đồng trong lúc chiếc bus vẫn chạy loanh quanh.

    Sau nhiều tiếng đồng hồ hăm hiếp, hành hạ cô, một tên lấy cây gậy đă đập vào đầu người bạn trai của Amanat, thọc vào âm hộ cô. Hành động man rợ này khiến Amanat bị thủng ruột.

    Được đưa vào điều trị tại bệnh viện Safdarjang, bác sĩ phải cắt khúc ruột bị thủng; Amanat được nuôi bằng dưỡng khí và chất bổ dưỡng chuyển thẳng vào mạch máu.

    Ngày 26 tháng Chạp, cô được một chiếc máy bay tản thương đưa sang Tân Gia Ba cấp cứu, nhưng mọi cố gắng của y khoa đều thất bại, Amanat từ trần đêm thứ Bảy 29 tháng Chạp. Thi hài cô được đưa trở về Ấn ngay đêm hôm đó, và được Thủ tướng Ấn Manmohan Singh và Chủ tịch quốc hội, bà Sonia Gandhi, đón tiếp tại phi trường vào lúc 3 giờ rưỡi khuya Chúa Nhật 30 tháng Chạp.

    Trên chiếc phi cơ AIC-380A do chính phủ Ấn gửi sang chở thi hài Amanat trở về Ấn, cất cánh lúc 12:30 sáng tại Tân Gia Ba, c̣n có thân nhân nạn nhân đă theo cô và sống bên cạnh cô trong những ngày cuối cùng.

    Bác sĩ cho biết trong lúc bị hăm hiếp, tim cô Amanat đă một lần ngưng đập và năo cô bị thương.

    Đưa xác con gái trở về Ấn, thân phụ cô mếu máo thắp nến trước linh cữu Amanat, trong lúc thân nhân, thân hữu gào khóc trong nhà quàn Dwarka, một quận hạt Tây Nam thành phố Delhi.

    Đô trưởng Sheila Dixit và nhiều viên chức thành phố tham dự tang lễ trong lúc phóng viên truyền thông không được vào nhà quàn.

    Cảnh sát canh pḥng nghiêm nhặt v́ suốt 2 tuần cuối năm -từ ngày xảy ra cuộc hiếp dâm man rợ- dân chúng liên tiếp biểu t́nh phản đối chính phủ không bảo vệ kiến hiệu công dân trong thành phố, mặc dù cảnh sát đă nhanh chóng bắt giam toàn bộ 6 tên thủ phạm.



    Trong 4 tên bị cảnh sát bắt giam có 3 thủ phạm hiếp dâm Mukesh Singh, Pawan Gupta vàVinay Sharma



    Hàng ngàn cuộc biểu t́nh diễn ra trên khắp lănh thổ Ấn, mọi người đ̣i một chính sách bảo vệ phụ nữ hữu hiệu hơn.

    Tại những vùng thật xa thủ đô Delhi, như trên băi biển Juhu, bên bờ Ấn Độ Dương, hoặc tại những thị trấn Hyderabad và Bengaluru, cách nơi xảy ra cuộc hiếp dâm tàn bạo hàng ngàn dặm, dân chúng vẫn biểu t́nh đ̣i bảo vệ phụ nữ, và đốt nến cầu nguyện cho nạn nhân Amanat.



    Biểu t́nh đ̣i bảo vệ phụ nữ, và đốt nến cầu nguyện cho nạn nhân Amanat



    Tối thứ Bảy, bà Đô trưởng Sheila Dikshit t́m đến nói chuyện với những người đang cầu nguyện cho cô Amanat tại Jantar Mantar, nhưng những người này đă quyết liệt mời bà rời khỏi chỗ họ tưởng niệm nạn nhân của nền cai trị không kiến hiệu của bà và Hội Đồng Đô Thành. Nhiều người giận dữ quát tháo, “Sheila Dikshit cút đi”.

    Bà giải thích với phóng viên truyền thông, “Tôi chỉ đến đó để cùng họ cầu nguyện cho người thiếu nữ nạn nhân”.

    Báo chí mô tả mặc dù bị xua đuổi, bà Dikshit vẫn tiến tới, tiếng quát tháo của đám đông trở thành phẫn nộ hơn, giận dữ hơn. Dikshit thắp vội một cây nến, cúi đầu tưởng niệm rồi nhanh chóng quay gót.

    Mặc dù bà Dikshit đă xác nhận bà không làm tṛn trách nhiệm của một đô trưởng, đă trừng phạt nhiều viên chức cảnh sát không bảo vệ kiến hiệu an ninh đô thị, nhưng quần chúng vẫn nghiêm khắc kết tội bà.

    Bà xác nhận cái chết của Amanat quả là “một điều vô cùng buồn thảm. Toàn dân thủ đô thương xót hướng về gia đ́nh nạn nhân. Tôi khổ sở v́ một thiếu nữ bị thiệt mạng trong những điều kiện quá thương tâm. Việc xảy ra đánh động lương tri của nhân loại”.

    Nhưng Dikshit có nói ǵ th́ dư luận vẫn quy trách cho bà; tại các trạm xe bus, các ga xe điện hầm, thiên hạ bảo nhau, “phải hạ bệ Sheila Dikshit,” hoặc, “bà ta thức tỉnh rồi, nhưng quá trễ, Amanat đă chết thảm”.

    Đọc xong chuyện Delhi, xin đọc qua chuyện Hà Nội; báo AN NINH THỦ ĐÔ do sở An Ninh Hà Nội xuất bản, đăng nguyên văn như sau:



    Một ngày khám phá 2 vụ mua bán người

    Chủ nhật 30/12/2012 07:00

    ANTĐ - Ngày 29-12, Pḥng CSHS CATP (cảnh sát h́nh sự-công an thành phố) điều tra, khám phá 2 ổ mua bán người, bắt 3 đối tượng. Các đối tượng khai nhận: đă lừa 2 phụ nữ sang Trung Quốc sau đó bán cho chủ chứa người Trung Quốc, làm gái bán dâm.

    Ngoài tin bán phụ nữ Việt Nam vào ổ điếm Tầu, tờ ANTĐ c̣n rao thêm 5 vụ khác, cũng về số phận rẻ như bèo của người đàn bà Việt.

    • Thiếu nữ bị lừa bán làm “gái” kể tội “ma cô”

    • Lừa xin việc để bán người qua biên giới

    • Bắt 2 đối tượng mua bán phụ nữ với giá 300 triệu đồng

    • Bóc gỡ đường dây mua bán người

    • Liên kết lừa bán thiếu nữ qua biên giới



    Đến nay 2 phụ nữ đă được giải cứu trở về Việt Nam. Cả 2 vụ án đang tiếp tục điều tra, mở rộng. Cụ thể: Vụ thứ nhất, bắt Nguyễn Văn Vương (SN 1982, trú ở Huyền Tụng, thị xă Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và Vũ Thị Liên (SN 1975, trú ở Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh). Các đối tượng khai nhận: Do quen biết từ trước với Đào Thị Hương (SN 1984, trú tại Đồng Quang, Quốc Oai), rủ cô sang Tàu buôn bán, rồi bán cô vào ổ măi dâm.

    Vụ thứ hai, bắt Nguyễn Thị Hương (SN 1987, trú tại thị trấn Liên Quan, Thạch Thất). Bước đầu đối tượng Hương khai nhận: Do quen biết từ trước với chị Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1992, trú tại Phú Kim, Thạch Thất). Tháng 4/2012, Hương cùng đồng bọn rủ Hằng sang Trung Quốc làm ăn, sau đó bán Hằng cho chủ chứa người Trung Quốc, làm gái bán dâm. Đến tháng 7/2012, chị Hằng đă được giải cứu trở về Việt Nam.

    Cô Amanat, 23 tuổi, người Ấn, bị 6 tên Ấn Độ hiếp dâm trong 5 tiếng đồng hồ, bà Thị trưởng Dikshit cuống cuồng lo lắng sợ mất chức.

    Cô Nguyễn thị Thu Hằng, 20 tuổi, người Việt Nam, bị hàng trăm tên Tàu Phù hiếp dâm suốt 3 tháng trời, Đô trưởng Nguyễn thế Thảo vẫn b́nh chân như vại.



    T́nh trạng khác biệt này có thể khiến độc giả đặt ra 2 câu hỏi: câu thứ nhất, không biết “thủ đô hiếp dâm” là Delhi hay Hà Nội? Và câu thứ nh́, cô Thu Hằng nên xin làm công dân Ấn để tiết hạnh và tính mạng được cao giá hơn, hay bà Dikshit nên xin làm đô trưởng Hà Nội, để không bao giờ găy ghế đô trưởng, dù vài trăm người đàn bà Hà Nội đang bị hiếp dâm mỗi ngày trong những ổ điếm Tàu.



    Nguyễn đạt Thịnh

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hiện tượng ḍng tộc chính trị ở Đông Á


    Ly Anh



    Cuộc bầu cử Tổng Thống lần thứ 18 ở Đại Hàn kết thúc, Phác Cẩn Huệ, con gái cố TT Phác Chung Hy trở thành nữ TT đầu tiên của Đại Hàn. Trước đó, một số nước ở Đông Á như Bắc Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản cũng vừa xuất hiện những nhà lănh đạo vốn là con ḍng cháu giống. Tờ Financial Times Anh Quốc đăng bài b́nh luận đặt câu hỏi: Phải chăng đó là “tiếng vọng của lịch sử”?





    Cha truyền con nối

    Ngày 17/12/2011, Kim Chính Nhật, lănh tụ tối cao của Bắc Hàn, đột nhiên chết bất đắc kỳ tử, Kim Chính Ân, con trai thứ 3 của ông ta thừa kế sự nghiệp của cha, trở thành người có quyền lực nhất Bắc Hàn. Trước đó, bệnh tật liên miên, Kim Chính Nhật đă chuẩn bị truyền Ngai Vàng Đỏ cho Kim Chính Ân. Kim Cha liên tiếp gây uy tín và quyền lực cho Kim Con ở trong đảng cộng sản, nhà nước và quân đội, t́m cách trao cho giữ những chức vụ quan trọng và cao nhất.

    Kim Cha “băng hà”, Kim Con “nối ngôi”. Tân “Hoàng Đế Đỏ” Bắc Hàn tuy vẫn giữ nguyên đường lối của “Tiên đế”, liên tiếp thử hỏa tiễn chọc giận thế giới, nhưng cũng thay đổi phần nào bộ mặt Bắc Hàn. Một số thứ chỉ có ở các nước phương Tây, thời Kim Cha trị v́ không có, bây giờ cũng đă xuất hiện. Trên sân khấu B́nh Nhưỡng đă tŕnh diễn một số vở kịch của các nước phương Tây, đài truyền h́nh B́nh Nhưỡng bắt đầu học cách đưa tin hiện đại hóa. Trong bản tin trên đài truyền h́nh nhà nước phát ngày 02/09/2012, khán giả nh́n thấy vợ của Kim Chính Ân là Lư Tuyết Chủ, c̣n có người gọi là Lư Tuyết Châu (Ri Sol-ju) xuất hiện trong bộ thời trang: Quần tây đen, áo khoác cùng màu, chân đi giày cao gót màu trắng. Từ ngày chính thức công khai là vợ của Kim Chính Ân vào đầu tháng 07/2012, Lư Tuyết Chủ nhiều lần xuất hiện trên truyền h́nh. Cô thường mặc váy ngang gối, áo jacket và gây ấn tượng với phong cách thanh lịch, điềm đạm, đoan trang.

    Một số nhà b́nh luận ở Châu Á nhận xét, không lâu sau khi nhậm chức, Kim Chính Ân đă buông lỏng xă hội, cho phép phụ nữ mặc váy, đi giày cao gót, đeo khuyên tai ở nơi công cộng. Kim Cha tuy có 3, 4 người vợ, nhưng họ chưa hề được xuất đầu lộ diện công khai như Lư Tuyết Chủ. Có thể nói đó là một trong những chuyển biến mới mẻ ở Bắc Hàn.

    Cuối năm 2012, Bắc Hàn chuẩn bị đón mừng năm mới 2013 hoàn toàn khác trước. Thủ đô B́nh Nhưỡng tổ chức những hoạt động chào đón năm mới. Ngày 01/01/2013, Kim Chính Ân c̣n đọc diễn văn chúc mừng năm mới. Dịp này ông ta nhấn mạnh sẽ xây dựng Bắc Hàn trở thành “nước mạnh kinh tế” và bày tỏ thiện chí với vị nữ TT đầu tiên ở phía nam bán đảo Triều Tiên với câu nói: “Muốn chấm dứt chia rẽ và thống nhất đất nước phải loại bỏ đối đầu giữa hai miền Bắc - Nam”.

    Tổ chức đón mừng năm mới là chuyện gần 20 năm nay không hề có ở Bắc Hàn. Khi c̣n sống, lănh tụ đầu tiên của cộng sản Bắc Hàn là Kim Nhật Thành từng phát biểu và chúc mừng trong dịp năm mới đến. Từ ngày Kim Ông về chầu Karl Marx và Vladimir Lenin, trong mười mấy năm cầm quyền, Kim Chính Nhật không hề phát biểu ngày đầu năm mới.



    Bầu bán kiểu Trung Cộng

    Ngày 15/11/2013, hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ nhất khóa 18 nhất trí đề cử Tập Cận B́nh làm Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy. Ông ta nghiễm nhiên trở thành Hoàng Đế Đỏ thứ 5 của Trung Cộng. Theo kiểu lựa chọn lănh tụ của Trung Cộng, khi c̣n sống, Đặng Tiểu B́nh từng nhận xét Tập có thể trở thành lănh tụ của thế hệ thứ 5.

    Tập Cận B́nh được coi là một lănh tụ thuộc ḍng dơi con cha cháu ông. B́nh là con trai cựu Phó TTg Tập Trọng Huân, người từng lănh đạo hồng quân ở vùng Tây Bắc. Nhưng cũng từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng năm 1962 trong cuộc cách mạng văn hóa vô sản. Măi tới năm 1978 mới được Đặng Tiểu B́nh phục hồi danh dự. Phó TTg Tập Trọng Huân là một trong những nhà lănh đạo hiếm hoi của Trung Quốc ủng hộ nhà cải cách Hồ Diệu Bang. Tập Cận B́nh thừa hưởng từ cha ḿnh hai di sản “cải cách” và “thừa kế”. Nhờ vậy, hai phe “cách tân” và “bảo thủ” đều ủng hộ.

    Tuy là con cha cháu ông, Tập Cận B́nh vẫn chấp nhận từ bỏ chốn đô thị đến sống và làm việc tại vùng nông thôn. Những năm tháng lăn lộn nơi thôn dă đă giúp “cậu ấm” B́nh tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Nó c̣n giúp cậu ta từ bỏ cách sống “ngồi mát ăn bát vàng”, sẵn sàng “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở cùng làm) với người dân, tạo điều kiện cho B́nh thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

    Thời Cách mạng văn hóa, Tập Cận B́nh mới 15 tuổi đă bị bắt đến làm việc tại tỉnh Thiểm Tây. Đó là những ngày ghi đậm dấu ấn trong cuộc đời của cậu ta cũng như biết bao thanh niên cùng lứa tuổi và hoàn cảnh. Nhờ sống ở nông thôn, những người có cùng hoàn cảnh như Tập Cận B́nh khám phá ra nhiều sự thật khác biệt, thấy rơ hạ tầng xă hội Trung Quốc và đường lối cách mạng của họ Mao như thế nào?

    Tập Cận B́nh được đánh giá là con người thận trọng, không thuộc hạng "thiên tài sáng tạo" nhưng có nguồn gốc lư lịch khá "chính thống". Cho đến giờ, Tập Cận B́nh đă tạo cho ḿnh h́nh ảnh một nhà lănh đạo khiêm tốn, thực dụng và kiên định. Khi được yêu cầu nhận xét về Tập Cận B́nh, Tiến sĩ Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thời TT Jimmy Carter, từng gặp B́nh nhiều lần, nói: “Ông ta là người chừng mực, thận trọng, khôn ngoan và thông minh”.

    Trong New York Times Online ngày 05/01/2013, kư giả lăo làng Nicholas D. Kristof, người từng có mặt trong cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, cũng từng được 2 giải thưởng Pulitzer Prize, đă đăng một bài b́nh luận về Tập Cận B́nh, lănh tụ mới của Trung Cộng. Trong bài báo này kư giả Kristof nhận xét, sau khi cầm quyền, Tập Cận B́nh sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế, buông lỏng chừng mực nào đó về chính trị. Kư giả Christof c̣n mạnh dạn dự đoán, có thể ông ta sẽ trả lại tự do cho Lưu Hiểu Ba và đưa xác Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn. Lưu Hiểu Ba là nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc, một trong những người viết Hiến chương 08, bị buộc tội “xúi giục chống lại nhà nước”. Năm 2009 bị kết án 11 năm tù và tước quyền chính trị 2 năm. Ông được Hội đồng Nobel Na Uy trao tặng giải Nobel Ḥa B́nh 2010, nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng không cho ông đến Oslo nhận giải thưởng đó...



    Shinzo Abe lại đắc cử TTg Nhật Bản

    Ngày 16/12/2012, Nhật Bản bầu cử Hạ nghị viện, Đảng Tự do Dân chủ (Liberal Democratic Party - LDP) giành được thắng lợi áp đảo, cựu TTg Nhật Bản Shinzo Abe, lănh tụ LDP, lại đứng ra thành lập nội các mới. Đây là lần thứ hai ông làm TTg Nhật Bản.

    Shinzo Abe xuất thân từ một gia đ́nh chính trị nổi tiếng ở Nhật Bản. Ông nội Kan Abe từng là nghị sĩ quốc hội, ông ngoại Kishi Nobusuke là TTg thứ 37 (25/02/1957 – 12/06/1958) của Nhật Bản. Cha Shintaro Abe là Ngoại trưởng thời Yasuhiro Nakasone làm TTg Nhật Bản. Tuy nhiên, quan điểm chính trị của cha ông là Shintaro cùng ông ngoại là TTg Kishi Nobusuke hoàn toàn khác nhau. Cha ông là người ưa chuộng ḥa b́nh, tư tưởng cách tân, ông ngoại lại là người có tư tưởng bảo thủ. Shinzo Abe là vị TTg cũng có tư tưởng bảo thủ như ông ngoại.

    Tân TTg Shinzo Abe có lập trường cứng rắn đối với tranh chấp quần đảo người Nhật gọi là Senkaku, người Tàu gọi là đảo Điếu Ngư. Abe phủ nhận tội ác của Nhật Bản trong Đệ nhị Thế chiến, khẳng định cuộc viếng đền Yasukuni, nơi vinh danh binh lính Nhật tử trận v́ tổ quốc là chuyện b́nh thường. Ông chủ trương củng cố sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp Ḥa b́nh ra đời sau Đệ nhị Thế chiến, nhất là điều 9, quy định Nhật Bản không được tham chiến, biến Lực lượng pḥng vệ thành quân đội chính quy. Ông cũng coi trọng liên minh Nhật Bản và Hoa Kỳ, khi vừa đắc cử lần thứ 2, ông từng nói với kư giả NHK: “Quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ vô cùng quan trọng”.

    Trong thông điệp năm mới đưa ra sáng ngày 01/01/2013, ông Abe cho biết, Nhật Bản đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng do tiến độ tái thiết sau thiên tai chậm chạp, lạm phát kéo dài và tranh chấp lănh thổ với các nước láng giềng. Theo ông, nội các mới có nhiệm vụ đưa nước Nhật vượt qua các cuộc khủng hoảng và đưa nền kinh tế, giáo dục và chính sách đối ngoại trở lại đà phục hồi. Không hiểu ông Shinzo Abe có mang lại phép màu cho kinh tế Nhật Bản hay không, nhưng chắc chắn là sẽ làm cho Trung Quốc nhức đầu, ít ra khi quan hệ Tokyo và Bắc Kinh đang ngày càng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.



    Hổ phụ sinh hổ nữ

    Trong cuộc bầu cử ngày 19/12/2012 ở Đại Hàn, bà Phác Cẩn Huệ (Park Geun-Hye), con gái Cố TT Phác Chung Hy (Park Chung Hee), ứng viên Đảng Quốc gia Mới (New Frontier Party) đắc cử, trở thành nữ TT đầu tiên của Đại Hàn. Sau khi đắc cử, bà phát biểu trước đông đảo cử tri Hán Thành: “Thắng lợi trong cuộc bầu cử hôm nay là chiến thắng của các bạn. Tôi cam kết giữ đúng ba điều cốt lơi đă thưa cùng quư vị trong chiến dịch tranh cử: ‘Trở thành tổng thống v́ cuộc sống nhân dân, một tổng thống luôn giữ lời hứa, và một tổng thống xây dựng thống nhất toàn dân’”.

    Phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở đảng ở Hán Thành, nữ TT Phác Cẩn Huệ khẳng định: “Tôi sẽ phục hồi tầng lớp trung lưu vốn không được tôn trọng và mở ra một kỷ nguyên trong đó cuộc sống của tầng lớp trung lưu chiếm đến 70% dân số cả nước sẽ ngày càng lên cao”. Để phát triển kinh tế, bà quả quyết không tăng thuế hoặc tăng chi tiêu; thay vào đó, sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu hoang phí.

    Về quan hệ với Bắc Hàn, bà hứa hẹn sẽ tăng cường đối thoại với đất nước vừa phóng thử hỏa tiễn khiến cả thế giới lo ngại. Dù vậy, bà cũng cam kết sẽ thực hiện đường lối chính sách cứng rắn đối với chương tŕnh hạt nhân và hỏa tiễn của nước này.

    Là con gái của cố TT Phác Chung Hy, bà từng lên tiếng xin lỗi dân chúng Đại Hàn về những vi phạm nhân quyền của cha. Tuy nhiên, Phác Cẩn Huệ cũng nói, trong số các chính khách, bà kính trọng cha ḿnh nhất. Bà cho biết cố TT Phác Chung Hy yêu nước hơn bất cứ người nào. Những nguyên tắc lănh đạo của cha cũng sẽ được bà áp dụng. Phải chăng... hổ phụ sinh hổ nữ!

    TB Online

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới
    Ian Bremmer (Business Insider )/Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
    -



    Bản tiếng Việt dưới đây dựa trên một cuộc phỏng vấn ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tham vấn về địa chính trị Eurasia Group, được thực hiện tại Davos, Thụy Sĩ bởi tạp chí Business Insider. Bài phỏng vấn với văn nói được viết lại thành một bài b́nh luận. Nhưng nội dung không thay đổi.

    oo0oo

    H́nh (U.S. Department of Energy): Bản đồ tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    Trung Quốc và Nhật Bản xem ra sắp bước vào một cuộc chiến súng đạn về một vài ḥn đảo nhỏ mà hai bên đang tranh chấp. Sự căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng bất kể những ḥn đảo và là một mối lo ngại quốc gia lớn lao đối với Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.

    Chuyện ǵ sẽ xảy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?

    Vấn đề to lớn là quan hệ, cân bằng sức mạnh giữa hai nước này đă thay đổi và đang thay đổi một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc – thật sự và rất mạnh mẽ, không có lợi cho Nhật Bản.

    Từ những phối cảnh về an ninh, chính trị, và kinh tế nẩy sinh ra những vấn đề lớn lao cho Nhật Bản. Hiện nay sau cùng Nhật Bản đă có một nhà lănh đạo [Shinzo Abe] có khả năng tại chức một thời gian. Ông ta không những có khuynh hướng quốc gia dân tộc mà c̣n có khuynh hướng ngày càng ủng hộ dân chủ. Ông đă là thủ tướng trước đây và là một người thực tiễn hơn, nhưng nếu chúng ta gặp ông, ông nói về sự mong muốn thành lập một liên minh các nước dân chủ tại Á châu [và] hướng nhiều hơn về Ấn Độ, Úc châu, và Tân Tây Lan. Ông [xứng đáng với biệt hiệu] là Ông Chuyển Hướng trước khi vấn đề chuyển hướng trở thành một thời trang.

    Nhà lănh đạo mới của Nhật Bản bước vào một lănh vực mà Hoa Kỳ đă hành động v́ lo ngại về thử thách của Trung Quốc ở trong vùng. Nh́n từ phối cảnh của chính sách ngoại giao, đây là một cố gắng chiến lược đơn thuần lớn nhất mà chánh quyền Obama đă cam kết.

    Chúng ta phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xem tất cả những thứ này là những hành động khiêu khích. Câu hỏi thật sự là chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để phản ứng tới mức nào trong cách leo thang? Đây có phải là trường hợp xung đột giữa Nga – Georgia hay không? Đúng một chút. Chúng ta đang chọc con gấu phải không? Tôi không có câu trả lời về vấn đề này, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó không tốt.

    Tôi có một vài điểm vắn tắt sau đây:

    Trước hết, trái với Ông Hồ Cẩm Đào, Ông Tập Cận B́nh có quyền hành đối với quân đội. Ông củng cố trực tiếp được nhiều những thứ như Ban Thường Vụ xung quanh. Ông ta là một nhân vật mạnh mẽ hơn, cá tính mạnh mẽ hơn, và dược ḷng trung thành của Quân Đội nhiều hơn. Như vậy, nếu muốn leo thang, ông có thể cảm thấy thoải măi hơn và tự tin rằng ông có thể tăng, giảm mà không mất khả năng kiểm soát. Điều này nguy hiểm cho Nhật Bản.

    Nếu chúng ta cũng nh́n vào cách Trung Quốc tiến hành về vấn đề này trước đây: cho phi cơ bay sát địa phận trước những cuộc bầu cử, hầu như là Trung Quốc không muốn Ông [Shinzo] Abe đắc cử, [nhưng] họ chắc chắc không phiền hà nếu Ông Abe thắng. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc bài Nhật là màn kịch Trung Quốc đóng dễ dàng. Nó cho phép Trung Quốc giải tỏa một số việc nếu không sẽ gây ra bất măn và như vậy tạo ra những khó khăn cho chính phủ Trung Quốc.

    Một điểm chót về vấn đề này. Khi chúng ta nh́n vào vấn đề Trung Quốc - Nhật Bản, so với tất cả những lănh thổ khác trong vùng – chúng ta nói về Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam – với tất cả những nước trong vùng Biển Hoa Nam, Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào của những nước này, nhưng Trung Quốc cũng lại có những cộng đồng dân Trung Quốc ở hải ngoại chế ngự nền kinh tế địa phương. Họ là những doanh nhân, và với thời gian điều này làm cho Trung Quốc thoải mái. Những doanh nhân này biết chuyện ǵ xẩy ra bên trong nước, tạo ra sự minh bạch. Nhưng điều này cũng có nghĩa là với thời gian, Trung Quốc thật sự cảm thấy như thể là nếu họ chỉ cần xây dựng một quan hệ kinh tế, an ninh sẽ được bảo đảm.

    Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng chính trị, họ sẽ có ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả Trung Quốc có thể làm được là nắm chắc rằng Hoa Kỳ không có khả năng để tạo ra những liên hệ đa phương ở trong vùng.

    Đối với trường hợp Nhật Bản, điều này không đúng. Không có người Trung Quốc có ảnh hưởng thương mại quan trọng trong nước Nhật. Họ rất mơ hồ về cách thức hệ thống hoạt động. Nhật Bản lớn hơn nhiều, do đó, nếu chúng ta là Trung Quốc, chúng ta nghĩ làm thế nào để có thể thay đổi cán cân theo chiều hướng có lợi cho chúng ta. Khi chúng ta trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi chúng ta xây dựng một quân lực lớn mạnh hơn, vấn đề của chúng ta là Nhật Bản.

    Một quốc gia mà chúng ta chuẩn bị để xông xáo tới – bây giờ tạm gọi là quyết đoán – nhưng sau này có thể là xông xáo – là Nhật Bản. Tất cả những yếu tố cấu trúc này thật sự làm tôi lo ngại. Không có ǵ để nghi ngờ rằng những liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn c̣n quan trọng. Không có ǵ phải thắc mắc rằng Hoa Kỳ chắc chắn không muốn thấy tranh chấp giữa nước đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có thể cố gắng tới mức nào để ngăn chặn cuộc tranh chấp này với một tiền đề là Hoa Kỳ và Nhật Bản có quan hệ mật thiết; Tôi không rơ nếu cuộc tranh chấp sẽ không trở thành nghiêm trọng hơn. Nếu tôi phải đánh cuộc ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng sẽ có t́nh trạng sẽ leo thang nghiêm trọng trong năm 2013.

    Tôi nghĩ cho đến nay, Trung Quốc – Nhật Bản là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên căn bản tranh chấp trực tiếp song phương trong những năm sắp tới.

    Sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản?

    H́nh (Getty Images): Siêu thị Jusco với vốn đầu tư Nhật Bản tại Qingdao, Trung Quốc bị đập phá và hôi của.

    Tôi nghĩ rằng hai nước đang có chiến tranh rồi. Tôi nghĩ rằng cuộc chiến vi tính chống các ngân hàng Nhật đă gia tăng rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nh́n vào những cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản do chính phủ rơ ràng khuyến khích và ảnh hưởng trực tiếp đối với đầu tư của Nhật tại Trung Quốc. Chiến tranh ngày nay được điều khiển bằng những phương tiện khác. Chúng ta có thể chắc chắn không nói rằng những kẻ này là bạn. Câu hỏi là họ là kẻ thù hay là vừa là bạn vừa là kẻ thù?

    Nh́n vào nhóm 20 quốc gia (G-20), liên hệ song phương tệ nhất trong bất cứ hai nước nào trong G-20 hiện nay là Trung Quốc – Nhật Bản. Tôi nghĩ điều này rơ ràng. Nhân tiện đây, mười năm trước là trường hợp Nga – Nhật Bản. Vào thời điểm đó cũng liên hệ đến tranh chấp lănh thổ. Nhật Bản thật sự đă phải làm việc vất vả để cải thiện liên hệ này.

    V́ nhiều lư do t́nh trạng trước đây dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta không có vấn đề văn hóa. Nga thấy Nhật có khả năng trả tiền và tất cả những thứ như vậy. Trường hợp Trung Quốc – Nhật Bản vô cùng khó khăn hơn.

    Tôi có nghĩ rằng hai nước sẽ trực tiếp đối đầu nhau không? Đây không phải là trường hợp Nga xâm chiếm Georgia với xe tăng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn thấy những cuộc giao tranh nhỏ trên lănh thổ tranh chấp. Sự kiện này có khả năng lôi cuốn sự có mặt nhiều hơn của Hoa Kỳ trong vùng. Nguy hiểm là điều này có thể làm cho quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên tồi tệ.

    Nếu ở trong đúng t́nh trạng này, những ǵ sẽ xẩy ra? Một phi cơ Nhật sẽ bắn đạn lửa vào một phi cơ Trung Quốc. Phi cơ Trung Quốc phản ứng lại và bắn rơi phi cơ Nhật. Cái ǵ sẽ xẩy ra?

    Trước hết chúng ta sẽ thấy bang giao giữa hai nước bị cắt đứt. Dĩ nhiên những đại sứ sẽ bị triệu hồi tức khắc. Không phải là hoàn toàn đoạn tuyệt, nhưng đây là việc đầu tiên xẩy ra. Chúng ta sẽ thấy [những hoạt động] bài Trung Quốc và [những hoạt động] bài Nhật ở khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp liên hệ đến bạo lực.

    H́nh (Reuters): Ngoại Trưởng Nhật Fumio gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton trong lần viếng thăm Washington vào giữa tháng 1, 2013. Hoa Kỳ tuyên bố không ủng hộ bất cứ một hành động đơn phương nào về cuộc tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    Có thể sẽ có một số người gốc Nhật sống tại Trung Quốc sẽ bị đánh đập và giết chết. Việc đánh phá các cơ sở của Nhật Bản tại Trung Quốc được xem như không chịu đựng nổi. Những công ty Nhật sẽ phải rời khỏi Trung Quốc hàng loạt.

    T́nh trạng xấu đủ. Đây là những điều thật chắc chắn xẩy ra nếu có kiểu đương đầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là hai bên có thể quay ngược trở lại được không?

    Về viễn cảnh quân sự, tôi nghi ngờ hai nước muốn như vậy. Hoa Kỳ lập tức sẽ biểu dương sức mạnh. Đây hiển nhiên sẽ là một báo động cao nhất cho cả hai phe, nhưng cũng sẽ có nhiều biện pháp để tạo sự tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thử bảo đảm cuộc tranh chấp quân sự giữa Nhật – Trung Quốc không bị vượt ra khỏi khả năng kiềm chế.

    Bây giờ hăy nhớ rằng Nhật Bản chi tiêu vào khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa về quốc pḥng. Nhật Bản không tự bảo vệ như chúng ta. Điều này làm cuộc sống dễ dàng hơn khi nghĩ về t́nh trạng tồi tệ có thể gặp phải, nhưng không có nguy hiểm về chiến tranh – xung đột quân sự trực tiếp – t́nh trạng này làm cho hai bên tin tưởng rằng việc leo thang là có thể xẩy ra.

    Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nếu có xung đột – Đông và Tây Đức – người ta nói tới Thế Chiến Thứ III. Nhưng ở đây không ai nói như thế. Một phần bởi v́ Nhật quá yếu. Một phần v́ Nhật, Trung Quốc, và Hoa Kỳ có quá nhiều quyền lợi kết nối với người Trung Quốc.

    Nhưng nếu Hoa Kỳ biểu dương lực lượng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản? Hoa Kỳ sẽ phải làm như thế v́ Nhật Bản là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ cũng có những quyền lợi tại Trung Quốc. Chúng ta đă chọn phe. Nếu nh́n vào lời tuyên bố của Bà Hillary Clinton về điểm này, chúng ta rơ ràng đă lựa chọn phe: “Chúng ta không muốn dính líu vào cuộc xung đột này, nhưng hăy để cho chúng ta làm sáng tỏ một cách rất tường tận rằng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn lănh thổ của Nhật Bản.” Chúng ta dành cho Nhật Bản những ḥn đảo này. Họ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta cam kết về điều đó.

    Chúng ta có những quyền lợi to tát tại Trung Đông trong lănh vực năng lượng. Những quyền lợi này đang giảm xuống với thời gian. Do Thái là đồng minh của chúng ta. Điều này làm chúng ta gặp khó khăn. Đây là rơ ràng là một t́nh trạng tương tự, nhưng Trung Quốc rất quan trọng đối với chúng ta về phương diện kinh tế hơn bất cứ nước nào tại Trung Đông.

    Hoa Kỳ có đánh nhau với Trung Quốc hay không?

    Nếu Trung Quốc quyết định lấy những đảo này, chúng ta có bảo vệ Nhật Bản hay không? Chúng ta có đánh nhau với Trung Quốc hay không?

    Tôi nghĩ rằng xác suất của kịch bản này quả thật rất thấp, chính v́ Hoa Kỳ dính líu vào việc này. Thật vậy, trong khi Trung Quốc đă chuẩn bị hành động gây gỗ không thỏa hiệp với Nhật Bản, tôi không tin rằng Trung Quốc sẵn sàng để hành động như vậy với Hoa Kỳ.

    Việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ có những ảnh hưởng kinh tế gián tiếp không thể tránh được. Nó sẽ có tác động trên quan hệ thương mại Trung-Mỹ, và chắc chắn sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt hơn nhiều. Nó cũng sẽ làm cho tiềm năng hợp tác mới mẻ về Syria không đáng kể qua thời gian. Bắc Hàn và nhiều nơi khác chúng ta cần sư hợp tác sẽ trở thành khó khăn hơn nhiều.

    Đây là hai cường quốc quan trọng nhất thế giới hiện nay.

    Tôi nghĩ xác suất về việc Trung Quốc xung đột quân sự trong vùng với Hoa Kỳ đang bảo vệ Nhật Bản quả thật rất thấp. Đối với tôi đây là lối cổ vơ sự sợ hăi mà thôi.

    Tôi nghĩ rằng đối với cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ, vấn đề tiềm tàng nằm ở trong cuộc xung đột kinh tế nghiêm trọng thực sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là điều thực sự đúng hiện nay, nó có thể xẩy ra ngày mai.

    24-1-2013

    The Japan-China Crisis Is The Most Significant Geopolitical Tension In The World



    Nguyễn Quốc Khải
    danlambaovn.blogspot .com

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Australia tịch thu lượng ma túy kỷ lục đến từ Trung Quốc



    Cảnh sát Australia nói đă tịch thu lượng ma túy tổng hợp methamphetamine lớn nhất từ trước tới nay, giấu trong kiện hàng gửi qua đường biển từ miền Nam Trung Quốc.


    Số ma túy tổng hợp methamphetamine bị tịch thu.

    Theo BBC, Số ma túy này có trọng lượng 585kg và ước tính trị giá 430 triệu đô la Australia (440 triệu USD), được giấu trong một container hóa chất gửi từ Thâm Quyến.

    Ba người đàn ông - gồm một công dân Singapore, một công dân Australia và một người Hong Kong - đă bị bắt và sẽ phải ra ṭa tại Sydney vào ngày hôm nay và có thể lănh án tù cao nhất là chung thân.

    Trong một cuộc họp báo, cảnh sát Australia nói lượng ma túy tổng hợp methamphetamine này bị thu giữ sau quá tŕnh điều tra 4 tháng bắt đầu bằng thông tin của người dân về hoạt động bất thường ở một kho chứa tại West Ryde, Sydney.

    Cảnh sát trưởng bang New South Wales Andrew Scipione nói: “Đây là một loại ma túy nguy hiểm và quái ác, làm người ta phát điên”.

    Cuộc điều tra có sự tham gia của Cảnh sát Liên bang Australia (AFP), hải quan, cảnh sát New South Wales và Cơ quan điều tra h́nh sự Australia.

    Quan chức đứng đầu cảnh sát liên bang, Tony Negus, nói băng đảng buôn ma túy đă t́m nhiều cách để tránh bị phát hiện và chiến dịch của cảnh sát vẫn chưa kết thúc. Ông Negus nói: “Chúng tôi không loại trừ khả năng sẽ có các vụ bắt giữ khác tại Australia hay ở nước ngoài. Chúng tôi đă liên lạc với giới chức Trung Quốc và t́m hiểu thêm thông tin”.

    Lượng ma túy bắt được lần này là kỷ lục từ trước tới nay, gấp đôi số lượng ma túy lớn nhất 300kg bắt được hồi năm ngoái.

    Nguồn: BBC

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thời sự Âu châu
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 18
    Last Post: 16-03-2013, 07:10 AM
  2. Replies: 11
    Last Post: 30-04-2012, 07:51 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-01-2011, 11:08 AM
  5. Thông Báo Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
    By Sydney in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 22-09-2010, 06:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •