Page 11 of 27 FirstFirst ... 78910111213141521 ... LastLast
Results 101 to 110 of 265

Thread: ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

  1. #101
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Quote Originally Posted by Ngkson View Post
    Nghe kể ra, nhiều cụ cũng bảnh thiệt. Đợi tới "học tập tốt" rồi mới chịu về.
    Tui chơi cái t́nh thủng, người phát tướng, to gấp vài lần b́nh thường. Thế là bọn chúng đành nhượng bộ, đuổi Tui về, đặng lỡ có đứt phim th́ Ba Má Tui chôn, khỏi tốn đất của trại. Ai dè về ăn cám như lợn mà c̣n xác qua đóng góp cho đất nước Mỹ (Nhà nghèo bà cố, khỏi cần thuốc, có cám ăn là bảnh rồi.). H́ h́.
    Cám có Vitamin B1 nên khi người bị bệnh thủng ăn cám th́ hết bịnh thủng (beriberi).

  2. #102
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày Trở Về



    Phạm G. Đại


    Chúng tôi lục tục xuống xe, lích kích khiêng các ba lô túi xách cá nhân vào bên trong cái cổng có tên "Hàm Tân Z-30D" và được chỉ định tập trung vào một khu vực sâu phía bên trong trại .

    Chín mươi người chiếm hẳn một góc sân trong tư thế nghỉ ngơi kẻ đứng người ngồi dưới tàn cây rợp bóng mát.

    Trên khuôn mặt những người tù cuối cùng này có một điểm giống nhau là sự b́nh thản và nhẫn nại.

    Sự b́nh thản là kinh nghiệm nhiều năm ở tù đă tạo cho họ có được một đức tính biết âm thầm chịu đựng, biết chờ đợi và biết b́nh tĩnh trước mọi t́nh huống.

    Chính sự b́nh tâm trước mọi thử thách gian nguy và thái độ can trường chịu đựng một cách bền bỉ mọi h́nh phạt tàn khốc của kẻ thù phủ lên người họ, đă dần dần biến đổi môi trường sống của người tù thành thuận lợi hơn.

    Hoặc giả v́ cái nghiệp lực to lớn phủ chụp xuống toàn dân miền Nam khi nước đă mất vừa lui đi? Hoặc kẻ thù sau bao nhiêu năm trả thù đă hả hê và bây giờ họ chợt nhận thấy rằng ḿnh đă xuống tay quá mạnh trên lưng kẻ thất trận cùng một mầu da nên dừng bớt lại?

    Cộng thêm vào đó là ḷng nhân đạo của người tù đă lấy ân báo oán, "lấy trí nhân mà thay cường bạo" khi cứu giúp thuốc men cho các khu gia binh và dân chúng quanh vùng, khi chia sẻ điếu thuốc, ấm trà, ly cà phê với các cán bộ, cán binh của trại giam đă làm cho họ phải suy nghĩ về t́nh người?
    Tất cả những sự việc bề ngoài tuy trông rất b́nh thường đó lại là những yếu tố quan trọng cảm hóa kẻ thù, lấy được ḷng dân, và xoay chiều cơn sóng dữ đă bao lần muốn nuốt sống mạng người tù; để đạt được điều ấy, hàng ngàn tù nhân đă ngă gục và nằm sâu trong ḷng đất Mẹ.

    Sau một thời gian dài suốt chín năm vừa qua, được gia đ́nh đến thăm nom và tiếp tế đủ thứ từ ăn uống đến thuốc men, quần áo vật dụng, th́ chúng tôi đă có một "tài sản" khá nhiều, khá bề bộn, dù là đă bỏ lại tại trại cũ Nam Hà nhiều thứ lỉnh kỉnh, nên chưa đến nỗi như đồ đạc trong truyện "Hoàng Trừu" ngày xưa

    Đó là chưa kể đến những thứ mà các bạn về trước đă để lại như cây đàn ghi ta, b́nh ấm pha trà, các sách truyện quư kể cả các cuốn kinh về tôn giáo mà chúng tôi buộc phải mang theo vào Nam v́ đó là những kỷ niệm của người đă rời trại giao cho người ở lại.

    Thêm vào đó, những người tù trước khi ra khỏi cổng trại tù vẫn c̣n phải chịu một lần kiểm soát gắt gao nữa và các sách báo kinh điển như vậy sẽ bị tịch thu ngay. Bởi thế kinh nghiệm của những người được về trước để lại cho người sau là càng gọn nhẹ càng tốt để tránh bị đám trực trại làm khó dễ hay hạnh họe trong lúc kiểm tra.

    Trong những năm tháng tù đầy, có nhiều sự việc bất ngờ xẩy ra làm cho đời sống tù nhân thêm vất vả khốn đốn mà chuyển trại là một. Chuyển trại luôn là điều đáng e ngại nhất v́ ngoài sự cực nhọc lao đao của thân xác là sự bất định của một tương lai không biết sẽ đi về đâu. Dầu sao đi nữa th́ việc chuyển trại lần này coi như tạm xong.

    Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi chuyển trại và có thể cũng chưa chắc đă là lần cuối, cho nên cách tốt nhất là chấp nhận hiện tại rồi từ từ tính sau, bởi vậy chúng tôi mỗi người sẵn sàng bên cạnh hành trang của ḿnh chờ đợi thủ tục nhập trại.

    Thủ tục này như mọi lần th́ bao gồm điểm danh từng người để bàn giao quân số cho trại mới, nhắc nhở về tuân thủ nội quy và kế nữa là mỗi người tù tự mở ba lô của ḿnh ra cho trực trại khám xét từng vật dụng một trong đó; thứ nào được cho qua th́ mới được đem vào, c̣n lại là tịch thu hết.

    Điều lạ lùng là lần đầu tiên thủ tục khám xét để nhập trại tại Hàm Tân đă được thông qua chứ họ không lục tung lên tất cả mọi thứ trong tư trang mỗi người như những lần nhập trại tại miền Bắc.

    Có thể đây là một dấu hiệu tốt hay chăng? Cái ǵ th́ cũng phải đợi một thời gian nữa xem sao v́ họ đă lường gạt người tù quá nhiều lần rồi nên bây giờ chúng tôi thẩy đều thận trọng.

    Trong khi chúng tôi vẫn đang đứng bên cạnh tư trang của ḿnh th́ cánh cổng trại chợt được đẩy rộng ra hơn v́ có mấy tay cán bộ, cán binh đem các xâu ch́a khóa vào và lần lượt mở c̣ng hết cho các tù nhân.

    Thái độ của họ tỏ ra thân thiện mà tôi tin rằng đó là do cấp trên đă ra lệnh cho họ đối xử như vậy, chứ không đầy hận thù như tại trại giam Long Thành mười hai năm trước khi c̣ng tay chúng tôi để chuyển đến trại Thủ Đức trên đường ra Bắc lưu đầy .

    Tôi lấy bàn tay trái xoa bóp cổ cánh tay phải một chút v́ có chỗ hơi bị sưng lên v́ cái c̣ng số tám.

    Ba ngày trời rồi cổ tay phải của tôi mới được thong dong rời khỏi cổ tay trái của anh Hai Hầu.

    Ba ngày rồi trên tầu hỏa hay khi xuống xe lửa về trại Hàm Tân, anh Hai Hầu đi đâu th́ tôi phải đi theo, ngược lại cũng vậy và cả tôi lẫn anh Hai Hầu đều không than phiền ǵ dù là cái c̣ng có hơi nhỏ một chút.

    Sau đó th́ có vài tay có lẽ là cấp chỉ huy mà họ gọi là "Ban" đến để nói chuyện với nội dung tóm tắt là anh em chúng tôi được chuyển vào Nam để "tiếp tục cải tạo chờ ngày về đoàn tụ gia đ́nh".

    "Ban" đề cập một số những giáo điều mà chúng tôi chẳng ai buồn nghe v́ sau ba ngày di chuyển trên xe lửa thật mệt mỏi, ai cũng chỉ muốn cho xong mọi thủ tục để t́m chỗ nghỉ ngơi mà thôi.

    Mười lăm phút nói chuyện để chào đón chín mươi người từ miền Bắc vào Nam, và không thấy ai có ư kiến ǵ nên mấy tay cán bộ này bảo nhóm trật tự hướng dẫn chúng tôi về buồng giam trong một khu vực riêng, biệt lập nằm bên trái sân trại.

    Bấy giờ là buổi chiều, từ lúc mới vào trại, tôi vẫn nh́n ra phía ngoài cổng, nắng đang nhuộm vàng trên những ngọn lá Buông từ xa rồi tắt xuống dần thân cây và hắt những sợi vàng yếu ớt của một ngày sắp hết thành những vệt dài loang vào trong sân.

    Lúc đó tuy là mùa Hạ nhưng khi ánh nắng dịu đi th́ dưới đất không c̣n bốc lên cái nóng hừng hực của ngày Hè nữa, mà hơi mát từ trong không khí tỏa xuống thật dễ chịu. Sau này tôi mới biết nơi này mát một phần là nhờ trại nằm gần bên một nhánh sông được tách ra thành các ḍng suối nhỏ nước chảy róc rách ngày đêm xuyên qua khu rừng và chạy ṿng quanh trại.

    Trước kia, nơi đây là mật khu rừng Lá của VC mà họ vẫn thường chận các xe đ̣ liên tỉnh để hăm dọa hành khách, bắt hành khách vào trong khu rừng này để tuyên truyền về "giải phóng" về "cách mạng" mất cả nửa ngày mới thả cho ra về. Nếu là quân nhân hay công chức th́ bị bắt dẫn đi luôn.

    Tôi có hai người cháu trai lúc c̣n bé đi theo chuyến xe đ̣ liên tỉnh này, hai cháu cũng bị bắt vô đây nghe thuyết giảng mấy tiếng đồng hồ rồi mới được thả cho về lại Sàig̣n v́ các cháu chỉ là học sinh.

    Lúc về tới nhà mấy ngày sau mà hai cháu vẫn c̣n hăi sợ . H́nh ảnh những súng AK chĩa về phía hành khách đang ngồi bệt xuống đất trong rừng, và những chiếc khăn rằn quấn quanh cổ với những bộ mặt dữ tợn. Các cháu nói không quên được dù sau này đă trưởng thành.

    Sau khi chiếm miền Nam th́ cái mật khu này được biến thành trại tập trung "cải tạo" để giam giữ cả tù h́nh sự lẫn tù chính trị chế độ cũ. Thời gian những năm trước, trại này cũng nổi tiếng là khắc nghiệt, ngược đăi tù nhân với bàn tay sắt.

    Số lượng tù nhân chết v́ kiệt sức, v́ vượt trại và bị bệnh tật không phải là ít.

    Ḍng đời vẫn trôi nhanh và tôi cũng không tưởng tượng ra được một ngày nào đó như hôm nay tôi lại có mặt trong khu rừng Lá này, không phải để nghe như các hành khách xe đ̣ ngày xưa những tuyên truyền của VC - giống như những giáo điều bài bản rập khuôn và rỗng tuyếch mà tôi đă phải nghe mười mấy năm nay - mà chính tôi và những người tù đồng cảnh ngộ đang sống ngay bên trong trại giam của họ dựng lên tại nơi này.

    Dầu sao th́ tôi cũng đă vào đến trong Nam và điều thực tế là gần gia đ́nh hơn và khí hậu miền Nam cũng ôn ḥa hai mùa mưa nắng sẽ tốt và thích hợp cho sức khỏe chúng tôi nhiều hơn.

    Một điều đáng mừng là gia đ́nh cũng bớt vất vả ngược xuôi từ Nam ra Bắc trong những chuyến thăm nuôi đă như là huyền thoại vào tận rừng sâu núi thẳm để tiếp tế cho chúng tôi.

    Một điểm nữa, không hiểu sao khi vào đến đây th́ trong tôi niềm hy vọng lại chợt loé lên h́nh ảnh một ngày trở về sẽ không c̣n xa nữa- nghĩa là tôi sẽ có một ngày nào đó được trở lại thành phố Sàig̣n, cái thành phố mà tôi đă phải u buồn trong câm nín, đau buồn trong tang tóc mà lặng lẽ bỏ nó ra đi cái ngày mà miền Nam vừa mất vào tay kẻ thù phương Bắc.

    Miền Nam, hai tiếng đó như một cái ǵ thật là gần gũi và yêu thương mà sau mười hai năm lưu đầy xa vắng, nay tôi mới có dịp quay về để hít thở lại bầu không khí ấm áp này.

    Tôi đang miên man suy nghĩ th́ đă bước đến cửa buồng và quay về thực tại v́ các tiếng động ồn ào, tiếng nói lao xao của các bạn. Chúng tôi thẩy các ba lô vật dụng cá nhân lên chỗ nằm rồi đi t́m nước tắm một cái đă, mọi việc khác tính sau.

    Buồng giam này cũng giống như hàng mấy chục cái buồng giam mà tôi đă trải qua, mỗi buồng cũng chứa đến sáu chục người. Tụi tôi ở làm ba buồng, hai buồng lớn và một căn nhỏ trên mấy bực tam cấp là dành cho các ông tướng.

    Đây là lần đầu tiên từ mười ba năm qua mà chúng tôi, các dân sự hay cấp úy cấp tá, được ở chung cùng một khu, cùng chung một sân, không có bờ tường hay hàng rào kẽm gai ngăn cách với các ông tướng.

    Tất cả tụi tôi, những người tù cuối cùng đều tập trung trong khu này trừ một số trong các anh đă ở Hàm Tân trước th́ được phái ra ngoài như là tự giác để canh giữ các lán trại hay chăn nuôi gia súc và heo ḅ tăng gia cho trại.

    Phía trước mặt khu vực chúng tôi ở là bờ tường, c̣n phía bên hông trái là hàng rào dây kẽm gai, chừa ra một cái cổng ra vào, thông ra sân lớn; và phía bên kia sân chạy dọc vào sâu bên trong là các khu dành cho tù h́nh sự.

    Đặc điểm của trại này là có hai khu giam giữ một dành cho tù h́nh sự nữ và một cho nam.

    Trong ba căn buồng giam dành cho chúng tôi, hai căn lớn là sàn xi măng bên dưới và có một tầng trên là sạp gỗ.

    Buồng giam ở đây tương đối thoáng mát hơn các buồng giam ngoài Bắc v́ có nhiều cửa sổ và trông sạch sẽ hơn nhiều.

    Chỉ có căn dành cho các ông tướng th́ ngăn ra làm mấy pḥng nhỏ và mỗi anh đều có một chiếc giường cá nhân thoải
    mái để nằm chứ không phải nằm trên sàn.

    Nơi dành cho các anh ở là một căn nhà nhỏ trông rất tươm tất, không có h́nh dáng một buồng giam như chúng tôi đang ở dưới này.

    Mấy ông tướng vào những năm sau cùng th́ rất là thân, có dịp liên lạc nói chuyện thường xuyên với chúng tôi, và tâm sự nhiều với nhau chứ không c̣n ngăn cách và biệt lập như những năm đầu khi mới ra Bắc.

    Chúng tôi thường gọi mấy ông tướng bằng "anh" chứ không có c̣n gọi theo cấp bậc chức vụ cũ nữa.

    Trong các ông tướng th́ chúng tôi quen biết hết v́ gập nhau hàng ngày, và thường có dịp th́ cùng tham gia văn nghệ chung với anh Lê Minh Đảo, anh Lê Văn Thân.

    T́nh thân mỗi người mỗi khác nhau nhưng tôi lại thân và kính mến nhiều hơn với các anh Mạch Văn Trường, Trần Bá Di, và anh Tất, mà tôi coi như những người anh lớn và học hỏi được nhiều về cách sống của các anh.

    Anh Đảo th́ rất văn nghệ, mau mắn và có giọng cười thật là phóng khoáng dễ mến.

    Anh vừa đàn vừa hát nhiều bản do anh sáng tác nhưng hay nhất và cảm động nhất vẫn là bài "Mẹ" mà anh làm ra để tặng người Mẹ hiền.

    Anh Di th́ dáng người cao lớn như anh Trường nhưng gầy hơn, miệng lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi khi gập hay tṛ truyện với anh em chúng tôi. Điểm đặc biệt ở anh Di mà tôi nhận thấy nổi bật là anh lúc nào cũng giữ được tinh thần lạc quan và tinh thần chiến hữu bền chặt với anh em cấp dưới trong tù.

    Anh Giai th́ dáng hơi gù gù giống như vai hùm của vơ tướng thời xưa và nhiều lúc tôi thấy anh hay cười mỉm chi như vừa t́m ra được một điều ǵ đắc ư vậy khi đang nói chuyện với các đàn em.

    Anh Thân th́ học được thuật châm cứu của ông thầy người Tầu khi c̣n ở trại Hà Tây ngoài Bắc.

    Ông người Tầu này bị bắt khi đi hái thuốc tại biên giới Việt-Trung và bị khép vào tội gián điệp, và là một ông thầy đă từng cứu giúp nhiều anh em chúng tôi bằng phương pháp châm cứu thật độc đáo.

    Những người dân sống tại vùng biên giới Việt-Trung, nếu thiếu thận trọng như ông thầy Tầu này khi mải mê đi hái lá rừng làm thuốc th́ rất dễ bị lạc qua địa phận bên kia, và sẽ bị bắt ngay về tội xâm nhập lănh thổ, ḍ la hay gián điệp.

    Ông là một người có tài châm cứu như thần mà tôi khâm phục v́ chính mắt tôi đă mục kích những lần ông chữa đủ thứ bệnh cho các anh em tù nhân chính trị với hai cây kim bạc dài đến gần hai tấc đâm lút vào bụng hay vào sống lưng.

    Ông luôn đem theo một họa đồ mà tôi rất thích ngắm nghía nhưng chẳng hiểu ǵ cả v́ đầy những huyệt đạo trên cơ thể con người để chỉ dẫn thêm cho anh Thân.

    Ngoài tài về châm cứu ra, anh Thân c̣n có biệt tài về thổi ống sáo.

    Buổi chiều khi đi lao động về, sau bữa cơm đạm bạc, tôi thường ngồi trên chiếc ghế đá trong sân trước buồng để hưởng một chút thanh tịnh của một ngày sắp tàn.

    Những khoảng thời gian đó là lúc anh Thân bắt đầu lấy ống sáo ra và tiếng sáo của anh bay từ căn nhà trên bực tam cấp đó vi vu thoảng trong gió chiều xuống buồng chúng tôi làm tôi thấy tâm hồn ḿnh lâng lâng một cảm giác mênh mang khó tả trong ánh chiều tà.

    Tiếng sáo ấy chắc không thể đem ra so sánh với tiếng sáo của Trương Lương ngày xưa v́ hai hoàn cảnh khác nhau nhưng để lại trong tôi những cảm xúc buồn vui lẫn lộn.

    Lúc anh thổi, đầu anh hơi cúi xuống như đang để hết những tâm sự của ḿnh vào trong tiếng sáo nên khi nghe dù là tôi nh́n thấy anh hay không nh́n thấy anh chăng nữa, trước mắt tôi vẫn hiện rơ một khuôn mặt hiền hậu xương xương nuớc da sạm nắng với nụ cười mím luôn trên môi và đôi mắt hiền lành nhưng luôn vương vấn một nỗi niềm u uẩn khó tả.

    Có lúc tôi nghe tiếng sáo mà thấy ḷng ḿnh vui theo, nhưng nhiều khi tiếng sáo ấy thật buồn da diết như lời trần t́nh của một vị tướng, một chiến sĩ đă không làm tṛn được bổn phận giữ nước của ḿnh và đă sa vào trong tay giặc.

    Đôi khi tôi chạy lên pḥng để nói với anh rằng anh thổi sáo thật tuyệt vời dù là anh học chưa bao lâu, những lúc đó anh chỉ cười, nụ cười hiền hậu cám ơn, nụ cười mà không bao giờ xóa nḥa trong trí nhớ của tôi.

    Có khi tôi lại không có can đảm nghe thêm nữa và bỏ vào trong buồng lên chỗ nằm t́m cuốn sách để đọc bởi v́ tiếng sáo ấy lướt đi như làn gió nhẹ bay bay trong không trung của mấy buồng giam chúng tôi như đă khơi dậy trong tôi niềm đau sâu kín trong ḷng về thân phận tù đầy của ḿnh, về sự tan vỡ của gia đ́nh, về niềm nhớ không nguôi thành phố mang tên Sàig̣n, về tương lai có nhiều hứa hẹn hơn nhưng vẫn c̣n xa vời.

    Anh Trường th́ thân với tôi như anh em khi c̣n ngoài Bắc v́ chúng tôi đều chung một thầy học đạo. Thầy Tâm đă nhận anh Trường và tôi làm đệ tử. Thỉnh thoảng tôi lại có dịp ăn bữa cơm chay với thầy, anh Trường và cả ông Xoàn nữa do thầy nấu nướng và chế biến; trong khi ăn thầy thường kể những câu chuyện về đạo Phật trong đời sống dân gian ngày trước rất là hay và thật lạ lùng.

    Tôi cũng có một kỷ niệm đáng nhớ với anh Trường khi ngoài Bắc họ loan báo đổi tiền. Anh từ bên buồng giam của mấy ông tướng đưa cho tôi hai trăm đồng qua bờ tường để nhờ tôi đổi dùm. Lúc đó dù là ở Nam Hà cũng đă thoải mái hơn, nhưng các anh vẫn bị hạn chế nhiều trong bốn bức tường ít tiếp xúc với bên ngoài bằng tụi tôi, cho nên tiền bên các anh đều phải tuồn qua bên chúng tôi để t́m cách đổi cho kịp.

    Chúng tôi trong buồng bèn gom tiền lại nhờ anh H. là tự giác đi ra ngoài trại qua đám cán bộ nhờ đổi dùm - nhưng không may hôm đó họ khám tất cả mọi người ra vào trại kể cả tự giác và trật tự nên anh H. bị tịch thu hết số tiền mang ra.

    Tối hôm đó tôi nằm mơ thấy ḿnh mặc một bộ quần áo rất sạch sẽ, áo sơ mi và quần tây mầu trắng th́ đột nhiên có một con gà từ buồng bên cạnh chạy qua và nhẩy vào người tôi rồi loang đầy máu đỏ lên chiếc quần trắng đó. Tôi vội hất con gà ra nh́n cái quần bị vấy máu th́ giật ḿnh tỉnh dậy. Có thể là một điềm xấu.

    Sáng dậy, tôi bèn đem giấc mơ ra hỏi thầy Tâm th́ thầy không nói ǵ chỉ bảo tôi ráng niệm Phật và thầy cũng sẽ cầu nguyện cho
    .
    Chiều hôm đó trực trại kêu mười mấy người trong đó có tôi qua khu bên Văn Hóa "làm việc". Chúng tôi được biết là phải viết kiểm điểm v́ lưu trữ tiền "ngân" vi phạm nội quy của trại. Lúc đó tôi mới hiểu là giấc mơ đă báo cho điềm không hay. Tôi viết và nhận số tiền hai trăm đồng là của tôi v́ không muốn họ làm khó dễ anh Trường v́ sao anh cũng là cấp tướng c̣n tôi dầu sao chỉ là phó thường dân.

    Họ thu hết các bài kiểm điểm đem ra khỏi trại, tịch thu hết tất cả số tiền lần đó nhưng rất may là sau đó vụ này từ từ êm đi. Tiền đi thay cho các tai ương khác như ông bà thường nói chăng.

    Tôi nhắn với anh Trường là số tiền đă bị tịch thu rồi và tôi nhận số tiền hai trăm ấy là của tôi và xin lỗi anh đă không làm tṛn lời hứa nhưng anh rất vui vẻ và không trách cứ ǵ tôi cả.

    Anh Trường cũng như anh Hai Hầu đều lớn tuổi hơn tôi nhiều và coi tôi như người em trai. Anh Trường được thả ra sau hơn mười sáu năm tù, khi anh ra về tôi có ra gập anh nói chuyện chốc lát và anh siết chặt tay tôi cũng vẫn với nụ cười tươi và tiếng nói rổn rảng. Anh vẫy tay chào mọi người c̣n lại và nói mong sẽ sớm gập lại hết các anh em ở Sàig̣n một ngày không xa.


    Con` tiếp...
    Last edited by Tigon; 08-01-2013 at 10:24 AM.

  3. #103
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́nh chiến hữu ngày xưa quyện vào t́nh những người tù đồng cảnh ngộ hôm nay nhất là cùng ở tù với nhau trong giai đoạn cuối này đă trở thành một thứ t́nh cảm gắn bó không khác ǵ anh em một nhà.

    Trong những lần trại có đợt thả như vậy, và mỗi khi nh́n thấy các người tù được ra về th́ tôi lại mừng cho các bạn ḿnh . Tôi mường tượng ra cảnh họ tối nay sẽ đoàn tụ quây quần bên bữa cơm gia đ́nh với nụ cười trong nước mắt, nghĩ về ḿnh c̣n ở lại th́ tôi không khỏi buồn và thấy thật nhiều trống vắng trong tâm hồn v́ mất một số bạn hữu không biết bao giờ gập lại? Buồng giam càng ngày lại càng buồn tẻ hơn v́ người càng lúc càng thưa dần.

    Dầu sao mười mấy năm trong tù cũng tôi luyện cho tôi quen dần đi với những đợt thả không có tên ḿnh.

    Lúc đầu khi họ kêu ra sân ngồi tập hợp lại để nghe đọc tên, tôi rất hăng hái đi ra với hy vọng có tên ḿnh trong danh sách được thả, nhưng bao lần tên tôi như bị lăng quên, nên riết rồi tôi cũng chán và mỗi lần như vậy lại cáo ốm nằm trong buồng v́ biết chẳng bao giờ có tên ḿnh.

    Vả lại nghe thấy tên các bạn thân th́ bên cạnh niềm vui cho bạn là nỗi chán chường của người c̣n ở lại.

    Nỗi chán chường này bắt nguồn từ t́nh bạn như thường ăn cơm chung, cùng chia sẻ những nỗi mệt nhọc trong các giờ lao động ngoài nắng mưa hay những buổi chiều dạo bước trên sân tâm sự với nhau, th́ đột nhiên họ có tên ra về để lại tôi ngồi ăn một ḿnh, không ai tâm sự, là một trống vắng một nỗi buồn da diết trong tâm hồn khó bù lấp ngay được.

    Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua, thấm thoát mà chúng tôi đă vào Nam được một năm. Khi vào đây tôi mới biết là trong Nam cũng c̣n giam giữ chưa thả hết tù chính trị chế độ cũ.

    Chín mươi người chúng tôi từ trại Ba Sao Nam Hà là những người tù cuối cùng trên toàn đất Bắc chuyển trại vào Nam tháng Năm năm một chín tám tám.

    Trong Nam lúc ấy, trại Hàm Tân c̣n khoảng hơn sáu mươi người nữa là những người tù cuối cùng c̣n lại ở miền Nam hợp lại với nhau thành khoảng một trăm năm mươi tư người tù chính trị là những người tù cuối cùng trên toàn quốc đang bước qua năm thứ mười bốn.

    Một trăm năm mươi tư người tù đó là số sau cùng c̣n lại của hàng triệu người đă bước chân vô các trại giam tập trung kể từ sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản phương Bắc.

    Khi toán tù từ Bắc nhập vào toán trong Nam, có những người bạn cùng đơn vị ngày xưa lưu lạc giang hồ bao nhiêu năm trời và qua bao nhiêu là trại giam từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam, bỗng chốc hội ngộ nhau tại Hàm Tân Z-30D mới biết là bạn ḿnh vẫn c̣n ở lại đây, giống như bài hát:

    -"Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây, áo rách xác xơ thân gầy cùng nhau chung kiếp lưu đầy...chiều chiều ra trông đàn én kiếm mồi thấp thoáng bay qua. Toa liền toa tầu đi trong bóng hoàng hôn, tiếp nối những dư âm buồn thành thơ ray rứt tâm hồn..."

    Chúng tôi gập lại nhau mừng rỡ một phần v́ những giai đoạn cam go nhất trong cuộc đời tù tội hầu như đă qua và trong cái không gian dù c̣n nhiều tù túng và hạn chế này nhưng niềm hy vọng đă lóe sáng lên cho một ngày trở về.

    Tuy nhiên, không ai biết rằng và chúng tôi cũng không ai ngờ rằng phải chờ đến bốn năm sau nữa th́ họ mới thả hết hơn một trăm năm mươi người tù này làm nhiều đợt nhỏ lớn khác nhau.

    Mặt khác ở bên ngoài xă hội, năm một chín bẩy chín th́ Mẹ và hai em út của tôi được ra đi đoàn tụ qua Mỹ theo chương tŕnh ODP mà anh thứ Ba tôi đă bảo lănh từ 11 năm trước. Chắc chỉ có trong các nước Cộng Sản th́ việc xin ra đi nước ngoài cho người dân mới bị làm khó dễ và thủ tục lâu la đến 11 năm như vậy. Năm sau, một chín chín mươi th́ vợ chồng Tuyết em gái kế tôi là cô Năm ra đi cũng theo chương tŕnh này qua California.

    Năm một chín chín mốt th́ đến lượt gia đ́nh Khánh, em gái tôi là cô Sáu rời khỏi VN qua Mỹ là chuyến chót.

    Kể cả vợ chồng Thu, em gái tôi cô Bẩy đi vượt biên mười mấy năm trước nữa th́ gia đ́nh anh thứ Hai tôi là độc nhất c̣n ở lại Sàig̣n.

    Những người trụ cột cho việc thăm nuôi tôi trong tù bao nhiêu năm qua đă lần lượt rời quê hương qua Thái Lan trên đường qua Mỹ định cư. Lúc đó chỉ c̣n hai con tôi đảm nhận vai tṛ đi thăm nuôi tôi trên những chuyến xe đ̣ của ông Tô mà thôi.

    Cùng lúc đó th́ bên ngoài kể từ đầu của thập niên chín mươi niềm hy vọng, nỗi mong đợi bấy lâu là chương tŕnh H.O đă bùng lên thành sự thật một cách rạng rỡ

    Một mặt th́ trại vẫn thả nhỏ giọt những người tù, một mặt th́ bên ngoài các chương tŕnh H.O 1, H.O 2, H.O 3... vẫn tiến hành đều đặn, cứ vài tháng lại có một đợt H.O ra đi.

    Trong khi đó th́ chúng tôi những người tù cuối cùng vẫn c̣n bị giam giữ trong bốn bức tường của Z-30D Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải.

    Tâm trạng vui buồn lẫn lộn của những người c̣n lại ít ỏi đó thật là khó mà diễn tả được. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại nhận được tin từ thăm nuôi vào cho biết những gia đ́nh H.O nào đă lên máy bay qua Thái Lan, gia đ́nh nào đang chờ đợi chuyến bay.

    Một trong những niềm vui và an ủi là một số các bạn tù được ra về những năm trước nghe chúng tôi đă về Nam nên vào thăm mua quà và cả két bia nữa, nhân dịp cũng để từ giă chúng tôi luôn v́ các anh đă có tên trong danh sách H.O sắp lên máy bay qua Mỹ định cư cùng gia đ́nh.

    Khi ra khu thăm nuôi gập lại nhau th́ không nén được niềm xúc động.

    Cuộc đời nhiều lúc cũng khó mà lư giải được v́ các người bạn đứng đây lúc trước đều là tù nhân như nhau nhưng bây giờ chúng tôi c̣n trong trại giam mà các bạn đó lại sắp bước vào cuộc đời tươi sáng trên phần đất Tự Do.

    Chỉ có thể tin rằng con người ta mỗi người đều có số mạng khác nhau, hay khi mà nghiệp lực đă hết th́ thong dong ra về, người nghiệp lực chưa hết th́ c̣n ở lại mà thôi.

    Trong hơn ba năm kể từ một chín tám tám, trại chỉ thả số lẻ là năm mươi tư người làm nhiều lần khác nhau, trong đó có nhà văn quân đội PNN ra trại năm chín mươi, cho nên đến đầu năm một chín chín hai th́ tổng số c̣n lại là một trăm người.

    Số một trăm người này lần lượt ra khỏi trại làm ba đợt: tháng Giêng, tháng Hai và cuối tháng Tư đầu tháng Năm.

    Đợt thứ nhất gồm 42 người trong đó có các anh Lăm, Tỷ, Diễm, Chương "Tây Ninh", Tống, Điền, Nghi, v.v.

    Nhắc đến anh Tỷ thuộc Phủ Đặc Ủy th́ mới thấy con người ta sống chết quả là có số mạng, cái chết nhiều khi đến thật dễ dàng nhưng có lúc gập bao tai nạn bệnh tật mà vẫn thoát lưỡi hái của Thần Chết thật kỳ diệu.

    Khi c̣n ngoài Bắc, tôi nằm cùng sàn trên với anh Tỷ, một buổi sáng thức dậy, anh đứng lên để tháo cái dây cột mùng ra khỏi sợi dây kẽm th́ có lẽ chóng mặt hay sao đó anh mất thăng bằng nên té từ trên độ cao hơn hai thước, đầu cắm xuống đất.

    Bên dưới là các thùng gánh nước bằng sắt, đầu anh đập vào đúng một thùng sắt tây đầy nước, nhưng rất may là tối hôm trước không hiểu anh nào đă đậy thùng nước với cái chậu thau nhôm chia cơm; nhờ có chậu thau đó mà anh đă không bị bể đầu. Cái chậu thau đó như một cái đệm đă cứu mạng anh.

    Mọi người đều hỏi anh cần đi bệnh xá không th́ anh nói là không sao chỉ choáng váng thôi và một hai ngày sau th́ thấy anh b́nh thường trở lại không có biến chứng ǵ nguy hiểm.

    Khi mới vào Hàm Tân khoảng hai năm th́ một buổi tối anh Tỷ đau lăn lộn tại chỗ nằm, chúng tôi đứng chung quanh cũng bối rối chưa biết làm sao và không hiểu nguyên nhân ǵ mà anh đau dữ dội như vậy, may có anh Nhơn nhanh trí chạy qua bên bệnh xá mời một bác sĩ (anh là BS cũ tại bệnh viện Sàig̣n ngày trước và bị bắt sau này v́ vụ án "âm mưu lật đổ chính quyền"). Qua chẩn đoán vị BS này nghi là sưng ruột dư nên kêu cấp cứu.

    V́ thiếu phương tiện hay người tù không được ưu tiên hay sao nên anh Tỷ chỉ được một tay cán bộ chở bằng xe gắn máy từ đó trên con đường sỏi rất là xóc cả cây số mới ra tới ngoài lộ trên đường đến bệnh viện.

    Dù ngồi đằng sau xe gắn máy xóc cả tiếng đồng hồ như vậy nhưng rất may là vẫn c̣n đến bệnh viện kịp, v́ nếu để lâu cái ruột dư mà bị bể ra th́ theo anh BS - có thể gây tử vong.

    Khi mổ th́ pḥng mổ mở cửa sổ và bụi bậm tha hồ bay vào pḥng chẳng có phương thức khử trùng ǵ cả. Sau khi ca mổ xong th́ nhà thương họ bôi đầy mật ong lên vết mổ nói là để sát trùng v́ không có thuốc. Vậy mà anh vẫn sống ngon lành.

    Đợt thả lớn thứ nh́ là sau Tết vào ngày 20 tháng Hai với 38 người trong đó có PKNiệm, TQ Lựu, Tấn "bầu", HĐ Sung hay "Sung Bụi", đại tá PV Phô, LM Sơn, LT Lạt, BQ Nghĩa (cũng là bạn cờ tướng của tôi đă từng đấu với nhau bất phân thắng bại trong mấy năm ở trại này).

    Số tám chục người ra khỏi trại vào hai đợt đầu năm một chín chín hai này là những người tù đă bước sang năm thứ mười bẩy.

    Vào cuối tháng Hai sau hai đợt thả ấy th́ tổng số những người tù trong trại giam Z-30D c̣n lại đúng hai mươi người, trong đó có tôi.

    Danh sách hai mươi người cuối cùng c̣n sót lại bao gồm bốn ông tướng là Lê Minh Đảo, Lê Văn Thân, Đỗ Kế Giai và Trần Bá Di, mười lăm anh em nữa là hai anh Bửu Uy và trung úy Thắng trong Phủ Đặc ủy; ba cảnh sát là hai trung tá NH Hải, TV Xoàn, thiếu tá PT Ngưu; người về từ Việt Nam Thương Tín Hoàng Hiểu; thiếu úy PRU trinh sát tỉnh Ḥa "điếc"; anh Miên "hồi chánh viên"; ANQĐ là đại tá Sảo, Hăn, trung tá Hiếu, Kiên, thiếu tá Mẫn; lực lượng đặc biệt là thiếu tá LH Minh, nhà văn Thảo Trường TD Hinh và tôi thuộc ṭa đại sứ HK.

    Hai mươi người cuối này được "biên chế" vào hết đội 23 c̣n đội 20 trước kia được "giải thể".
    Từ đó th́ tôi đi lao động chung với các vị tướng và đại tá đàn anh trong lúc sinh hoạt của đội 23 hoàn toàn khác hẳn v́ ra lao động chỉ c̣n lấy lệ mà thôi. Chúng tôi đi ra ngoài để tăng gia về rau xanh, trồng bí mướp, khổ qua cho bữa ăn có thêm dinh dưỡng chứ không c̣n phải lao động nữa.

    Có nhiều anh th́ đi câu cá hay nấu nướng, viết thư cho gia đ́nh. Tóm lại là chế độ cưỡng bách lao động từ mười mấy năm qua dành cho chúng tôi nay đă cáo chung và hầu như họ thả lỏng cho những người c̣n sót lại của đội 23 này được thoải mái như thể chỉ c̣n sống trong trại để chờ ngày về mà thôi.

    Thời gian này quả thật so với quăng đời lưu đầy ngày trước th́ khác nhau thật xa, tôi không c̣n cảm thấy không khí tù tội chung quanh ḿnh, không c̣n cảm thấy những cảm giác nghẹt thở của trại giam, tuy nhiên tôi không khỏi băn khoăn v́ chúng tôi c̣n lại quá ít, hai mươi người sống bên cạnh hàng ngàn tù h́nh sự đủ loại tội trạng.

    Hàng rào kẽm gai được đẩy lùi thêm vào trong và khu vực của chúng tôi thu hẹp lại vào một góc nhỏ gồm căn nhà dành cho bốn ông tướng và mười mấy anh em chúng tôi sống trong nhà kho sửa laị thành pḥng ngủ; và lần đầu tiên trong cuộc đời tù tội, chúng tôi mỗi người có một chiếc giường cá nhân đàng hoàng giống như bốn đàn anh trên căn nhà kia.

    Nghĩ lại tôi mới thấy các giấc chiêm bao khi xưa c̣n lưu đầy ngoài Bắc thật linh ứng. Như giấc mộng chiêm bao của thầy tôi ngoài Bắc khi c̣n ở trại Nam Hà, thầy đă thấy tôi là một trong những con cá cuối cùng c̣n quẫy đuôi nằm thoi thóp trên ḷng sông mà nước đă trơ cạn đến đáy.

    Và hệt như giấc mộng, cánh cửa tù đă đóng lại sau lưng chúng tôi hai mươi người tù cuối cùng vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm năm một chín chín hai. Như giấc mộng rất linh hiển tôi đă nằm mơ khi mới ra Bắc - thấy một vị Thánh Mẫu hiền hậu và uy nghiêm ngồi trên ngai và Ngài đă phán cho tôi ngay từ lúc đầu rằng: "Cộng Sản nó không bao giờ muốn thả anh đâu, nhưng rồi cuối cùng họ cũng phải thả".

    Điều mà Ngài phán đă ứng nghiệm với những người tù cuối cùng - dù đă phải trải qua bao gian truân, cay đắng và tủi nhục suốt mười bẩy năm trời dài đằng đẵng đó nhưng họ vẫn luôn luôn nuôi dưỡng một niềm hy vọng ḥa lẫn niềm vui tự hào rằng ḿnh đă sống sót và có mặt trong ngày trở về.

    http://doitucaitao.blogspot.com/

  4. #104
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Doan truong...

    MắC CẠN HAY MẮC NẠN.

    07 tháng một 2013
    2:35 SA

    Đã bốn ngày tròn không một hạt cơm.
    Thực phẩm của Ta bây giờ là lá.
    Lá mẹ gì cũng ăn miễn sao khỏi đói.
    Cầm cự ngày về may còn gặp vợ con.

    "Cán bộ" nói kho nay đà hết gạo.
    Phải đợi đi lên tỉnh đặng lãnh về.
    Đường lên tỉnh rất gần.
    Mà sao lắm nhiêu khê.

    Tại nước ròng nên ghe mắc cạn, khó lui ?
    Ghe chở gạo qúa nặng nên phải nằm đường ?
    Nước thì có lúc ròng lúc lớn.
    Cái vòng quay thuỷ hạ triều cường.

    Mỗi ngày nước có lên rồi lại xuống.
    Nhưng đoàn ghe đi chở gạo đã bốn ngày ròng.
    Sao vẫn vô tăm biệt tích.
    À thì ra nó "mắc nạn".

    "Cán bộ" có vài người hủ hóa ngả nghiêng.
    Nên đã "mắc nạn" xay sưa chè chén.
    Quên cả chở gạo về nuôi "cải tạo viên ".
    Hay đã bán sạch thì bố ai biết được.
    Chỉ biết rằng chúng Tớ nạn nhân.
    Cả ngàn người bị bỏ đói méo mèo meo.
    Peterphu.

  5. #105
    Member
    Join Date
    26-10-2011
    Posts
    198
    Tui vào tù v́ dân Tui muốn thế. Nên ráng nhẫn nhịn sống qua ngày. Không giữ nhiều trong đầu những buồn vui tù ngục. Đă quên gần hết rồi chị Tigon ơi. Dựa cột nghe chuyện các cụ kể thôi. Chỗ nào biết th́ hóng hớt đôi hàng. Chớ không nhớ rành mạch để kề đâu. ;)

  6. #106
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHẾT TẬP THỂ TRONG TRẠI TÙ CẢI TẠO


    CHS/PCT/ ĐN54-60,

    Cựu tù nhân cải tạo Chế Văn Thức

    Lời nói đầu: Khi chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) non trẻ của Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ bởi sự phản bội của nước bạn đồng minh. Quân cộng miền Bắc tiến chiếm Miền Nam, trên thế giới đă có một nhận định cho rằng: sẽ có cuộc tắm máu xảy ra.

    Nhưng không, rút kinh nghiệm của các nước cộng sản anh em và của chính Cộng Sản Việt Nam (CSVN) qua những lần tắm máu, sau khi cướp được chính quyền, bị thế giới lên án nặng nề. Lần này, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, CSVN không áp dụng thủ đoạn tắm máu mà thi hành chính sách KHÔ MÁU! Đối với Quân Dân Cán Chính VNCH.

    Bài viết sau đây, tôi kể lại một chuyện thật, không hư cấu, một trong trăm ngàn sự thật về chính sách đối xử tàn độc của chế độ CSVN với nhân dân Miền Nam Việt Nam! Đề tài khô khan, mong người đọc thông cảm.

    TRẠI TÙ SUỐI MÁU, Biên Ḥa.

    Phản Kháng Của Tù Cải Tạo Trong Đêm Noel 1978.

    Sau ba năm lao động khổ sai trên vùng rừng núi cao nguyên Lambiang (Lâm Viên) cuối dăy Trường Sơn. Những sĩ quan QLVNCH, người tù chính trị không án, được ngụy trang dưới mỹ từ “cải tạo”, do các đơn vị bộ đội quản lư từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Nay v́ nhu cầu cuộc chiến xâm chiếm nước láng giềng Cambodia vào cuối năm 1978, bộ đội đă chuyễn chúng tôi trở về trại Suối Máu, Biên Ḥa, giao qua ngành công an quản lư.

    Tùy t́nh thân giữa bạn tù với nhau, trong các ngày lễ lớn của bất cứ tôn giáo nào, hay những ngày lễ Quốc Gia, ngày tết Dương Lịch, tết Nguyên Đán, chúng tôi từng nhóm tụ năm tụ bảy hàn huyên tâm sự. Chiều hôm 24 tháng 12 năm 1978, từng nhóm bạn gom góp mỗi người một ít đường, gạo nếp, đốt lửa đó đây dọc theo hè nhà, nấu chè lạc để có bửa ăn chung đón mừng ngày Chúa Giáng Sinh. Trên vọng gác, công an trông thấy dấu hiệu lạ trong các khu giam tù từ K1, đên các khu K2, K3. Khoảng 7 giờ tối, từng toán công an vơ trang vào bên trong tuần tra, hỏi chúng tôi chuyện ǵ mà tụ tập, chúng tôi giải thích. Toán tuần tra răo quanh một ṿng rồi trở ra ngoài.

    Đến 8 giờ tối, hầu hết các K vang lên tiếng cười cùng tiếng vỗ tay. Khu K1 nơi giam tù sĩ quan cấp Thiếu và Trung úy, tuổi chừng 20 đến 30 rất trẻ, c̣n tràn đầy sinh khí, ồn ào náo động nhất, họ hát Thánh ca, t́nh ca với những chiếc đàn guitar tự chế.

    Các toán công an vơ trang trở vào, ra lệnh “cải tạo viên “ giải tán vào bên trong láng (nhà). Chưa đến 10 giờ đêm, giờ ngủ theo quy định của trại, họ cưỡng lệnh không chịu vào. Có tiếng súng nổ, công an vơ trang bắt đi ba người tù đem ra ngoài khu giam.

    Lập tức, toàn thể tù nhân khu K1 gọi nhau tập trung ở sân trước đối diện với cửa ra vào Ban giám thị trại. Họ dùng tay làm loa che miệng, đồng thanh kêu gọi Giám thị trại thả người trở vào, cũng hướng về các khu K2 giam tù cấp Tá, khu K3 cấp Đại úy để thông báo t́nh h́nh và xin tiếp tay yểm trợ, bằng cách tất cả tù nhân ra khỏi láng, làm theo những ǵ bạn tù K1 yêu cầu với Giám thị trại.

    Bên ngoài, Giám thị trại vẫn im ĺm, bên trong âm thanh ḥ reo của tù nhân vang dội toàn khu trại tù Suối Máu. Ngay lúc này, tại K2 các bạn tù cấp Tá, nhanh chóng thành lập Ủy Ban Hành Động (UBHĐ). Thiếu tá Không Quân Lê Thanh Hồng Vân vóc người to cao, làm Trưởng UBHĐ (hiện nay anh đang định cư tại Florida). Thiếu tá Pháo binh Lê Văn Sanh làm Phó Trưởng Ban (nay anh định cư tại Texas) và nhiều thành viên cho từng bộ phận, như bộ phận Hành Động, bộ phận An Ninh, bộ phận Kế Hoạch. Một số thành viên trong UBHĐ chui hàng rào kẻm gai, sang K1 hổ trợ và bàn kế hoạch. Hàng rào kẽm gai ngăn giữa các K trước đấy rất kiên cố, nhưng sau ba năm do bộ đội quản lư, cán binh bộ đội nhổ bớt cọc sắt ấp chiến lược và tháo lấy kẽm gai để làm việc riêng tư, nên nay hàng rào thưa trống, người chui qua lại rất dễ dàng.

    Đă giữa khuya, Giám thị trại vẫn không động tỉnh. Bước đầu UBHĐ kêu gọi nhau hát các bản Thánh ca, trong đó bản HANG BELEM :

    Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời
    Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa.
    Trong hang bê-lem ánh sáng tỏa lan tưng bừng . . .

    là bản nhạc dễ hát nhất, hầu như ai cũng hát được, không phân biệt tôn giáo, các bạn tù Ki Tô Hữu hát lớn mọi người cùng hát theo, lặp đi lặp lại liên hồi, chen lẫn với tiếng vổ tay, tiếng kêu gọi thả tù. Trời về khuya tỉnh mịch, âm thanh vang dội đến tận vùng dân cư nhà thờ Hố Nai, Biên Ḥa.

    Có tiếng động cộc cạch từ những loa phóng thanh đặt sẳn trong các K giam tù, để Giám thị trại thông báo chỉ thị, mở đài (radio) phát thanh Hà Nội, đài Saig̣n giải phóng cho tù nhân nghe tin tức vào mỗi sáng sớm và chiều tối. Giám thị trại lên tiếng:

    "Yêu cầu tất cả “trại viên cải tạo” trong các K giải tán trở vào láng để ngủ, sau đó Ban giám thị sẽ cho ba trại viên trở vào."

    Không ai bảo ai mọi người đồng loạt trả lời:

    “ Phải thả người vào trước đă”.

    Hai bên, lời qua tiếng lại giằng co măi, lồng trong tiếng hát Thánh ca mỗi lúc một vang dội hơn, mặc dù đêm đông giá lạnh nhưng mọi người vẫn kiên tŕ ngồi dưới sương khuya.

    Từ xa vọng lại tiếng động cơ nổ rầm ŕ, rồi dần dần nghe rơ tiếng xích sắt của xe tăng nghiền trên mặt đường nhựa, từ hướng nhà thờ Hố Nai tiến về trại tù Suối Máu. Bọn cai tù lượng định t́nh thế, kéo dài thời gian xin chỉ thị cấp trên, điều động xe tăng đến mặt trước của trại tù để thị oai. Không nao núng, UBHĐ đưa ra quyết định, gọi lớn ra bên ngoài:

    ” Nếu ban giám thị trại không thả người vào, đêm nay tất cả trại viên cải tạo sẽ không vào ngủ”.

    Tiếng gầm gừ của máy nổ, tiếng xích sắt của tăng nghiền trên mặt đường mỗi lúc nghe ác liệt hơn, rồi từng loạt đại liên trên tăng thay nhau nổ ḍn, đạn hú xé không gian, xẹt ánh lửa vèo vèo ngang qua các nóc nhà trại giam.

    Trước t́nh huống đă cởi lưng cọp không thể lùi, UBHĐ họp bàn quyết định, thông báo cho Giám thị trại:

    ”Ngày mai toàn thể trại viên cải tạo sẽ TUYỆT THỰC nếu trại không thả người vào”.

    Đồng thời loan báo đến các K:


    “Yêu cầu tất cả các toán anh nuôi, sáng ngày mai KHÔNG ĐƯỢC RA BỘ CHỈ HUY LĂNH GẠO VÀ THỰC PHÂM, cho đến khi Ban giám thị trại thả người vào.”


    Tiếng hát Thánh ca tiếng vỗ tay, tiếng gọi thả tù vẫn tiếp tục vang vang trong đêm khuya. UBHĐ kêu gọi các bạn tù lớn tuổi vào láng để nghỉ trước, nhưng không một ai chịu rời chỗ. Biện pháp TUYỆT THỰC của tù nhân là sự việc bất ngờ đối với Giám thị trại. Phần chủ động của quyết định này thuộc về phía tù nhân. Không một toán anh nuôi nào có thể cưởng lại, không chấp hành, nếu họ muốn sống c̣n.

    Thấy t́nh thế không thuyết phục được đám tù nhân nếu không thả tù.

    Giám thị trại Bằng lên tiếng yêu cầu toàn thể trại viên cải tạo giải tán vào ngủ. Ba trại viên sẽ trở vào khi làm xong kiểm điểm trong một thời gian ngắn.

    Cùng lúc ấy tiếng máy nổ của xe tăng xa dần khu trại tù Suối Máu.


    Khuya lắm rôi, tù nhân vẫn ngồi hát Thánh ca. Bổng có tiếng dây xích sắt lỏn cỏn va chạm vào trụ cổng K1, của mở ba bạn tù bước vào bên trong. Tiêng hoan hô, reo ḥ gọi tên ba bạn tù. UBHĐ thông báo đến mọi người trở vào láng và bỏ lệnh tuyệt thực, để ngày mai các toán anh nuôi tiếp tục làm nhiệm vụ cơm nước.


    C̣n tiếp...

  7. #107
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐƯỜNG VÀO ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

    Noel, 24 tháng 12 năm 1978, đă là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Ngọ, chỉ c̣n đúng một tháng đến tết Kỷ Mùi 1979. Thời gian này, nước lớn đàn anh Trung Cộng dạy cho bọn đàn em CSVN một bài học ở địa đầu giới tuyến. Không khí trong trại tù sôi sục về thời sự nghe được qua loa phóng thanh của trại.

    Sau đêm tù cải tạo phản kháng, chúng tôi nghĩ sẽ có sự trừng phạt đến với một số người. Nhưng không, Giám thị trại, những con cáo già không biểu lộ một thái độ hằn học nào. Ngược lại cục trại giam đưa cán bộ tuyên huấn đến trại nói chuyện về t́nh h́nh biên giới Việt Trung, tuyên truyền, đề cao bộ đội cộng sản ở tuyến đầu chống trả quân bành trướng Trung Quốc v.v…

    Giám thị trưởng trại tỏ ra thân thiện vui vẽ, liên tiếp vào trại tập họp “trại viên cải tạo” nói chuyện về chánh sách cải tạo khoan hồng của đảng, nhà nước và nhân dân . . . Ngoài ra, giám thị trại bàn đến ngày tết truyền thống, tết Kỷ Mùi, đề ra kế hoạch thi đua, mừng đón Xuân. Mục đích đánh lạc hướng kế hoạch đ̣n thù mà chúng sẽ áp dụng.

    Sau những ngày tết Kỷ Mùi, đầu tháng 2-1979, bửa cơm chiều vừa xong, tù nhân cấp Tá ở K2 chúng tôi, có lệnh tập trung lên hội trường làm việc. Lệnh tập họp bất thường vào chiều tối, mọi người đă đoán có điều bất thường sẽ đến. Quanh hội trường công an vơ trang canh gác. Trên bục, giám thị trưởng đọc “lệnh chuyễn trại”.

    Trong đời người tù cải tạo, chuyễn trại là cả một cực h́nh, một nỗi kinh hoàng không kể xiết. Danh sách đen, hơn 350 tù cấp Thiếu, Trung và Đại tá chúng tôi, lần lược được gọi tên, tách riêng, ra sân xếp thành từng đội 30 người. Lệnh cho chúng tôi trở về láng thu xếp tù trang rồi đi ngủ.


    Khi có lệnh tất cả tập họp lên sân trại. Chúng tôi được phát một khúc bánh ḿ bột bo bo kẹp chút thịt heo mỡ. Đúng 4 giờ sáng tiếng ́ ầm của đoàn xe Molotova tiến vào trước cổng trại.

    Đoàn xe tù lên đường c̣n trong đếm tối, măi đến lúc b́nh minh ló dạng, chúng tôi mới biết đoàn xe đang chạy trên Quốc lộ I, đi về hướng Bắc. Mỗi xe tù có một công an vơ trang đi theo, nhưng họ ngôi cùng tài xế ở trước xe, do vậy ở phía sau chúng tôi bàn tán với nhau, đoán già đoán non đủ thứ. Đến trưa đoàn xe tù vào thành phố Phan Rang, đoàn xe ngừng lại ở đầu thành phố. Tài xế vào phố ăn trưa, mỗi chúng tôi cầm khúc bánh ḿ bo bo ngao ngán.

    Người bán hàng rong trong phố, thấy có đoàn xe vừa dừng ở bên ngoài, họ kéo nhau chạy ra, phụ nữ già trẻ có, các cháu nam nữ tuổi rất nhỏ, quần áo bạc màu, rạn rách. Trên tay mỗi người một cái mẹt, một chiếc rổ rá đựng ít củ khoai lan, củ ḿ (sắn) luộc, mớ trái cây, các loại bánh gói lá chuối. Ra đến nơi, ban đầu họ không biết xe chở khách ǵ, họ chạy ùa đến rao bán mớ hàng trên tay.

    Có sự đồng ư của công an vơ trang, một số anh em tù chúng tôi đứng lên trong xe, ch́a tiền mua thức ăn. Bất chợt một phụ nữ lớn tuổi trong nhóm, nh́n thấy chữ CẢI TẠO thật to, dấu đóng trên lưng áo, trên quần tù nhân. Bà ta la lớn lên gần như gào thét:

    “Các chú CẢI TẠO tụi bay ơi, các chú cải tạo tụi bay ơi, đưa lên cho các chú đi đừng lấy tiền của các chú, đưa lẹ lên ”.

    Cả nhóm nghe theo lời bà. Chúng tôi cầm tiền, cúi gập người xuống năn nĩ các cháu nhỏ lấy tiền, nhưng chúng lắt đầu lia lịa, chúng chia nhau chạy khắp đoàn xe tù, ném đồ ăn lên xe. Một vài cháu lớn tuổi khỏe hơn, chạy thật nhanh vào trong phố gọi thêm các bạn mang hàng ra cho, ra đến nơi đoàn xe tù đă nổ máy chuyễn đi, họ ném theo lên xe tù những ǵ họ có trên rổ rá và đứng nh́n theo cho đến khi đoàn xe khuất xa – Mắt tôi cay cay nhỏ lệ, không phải chỉ lúc đó mà chính lúc này, tôi đang kể lại kư ức khó quên trong đời tù cải tạo, sau 30 tháng Tư-1975 – Xin nói rơ, trong giai đoạn đầu vào trại tù, bộ đội quản lư, không thu giữ tiền bạc và đồng hồ, nhẩn vàng.

    Đoàn xe tù tiếp tục lăn bánh về hướng bắc Quốc lộ I, chúng tôi không đoán được sẽ đi về đâu. Khoảng 4 giờ chiều đoàn xe qua cầu đập Đồng Cam, rồi qua khỏi thị xă Tuy Ḥa, Phú Yên đến quận Tuy An, đoàn xe rẽ trái, băng qua thiết lộ hỏa xa, dẫn vào quận Đồng Xuân. Lúc này tôi nhận ra địa danh v́ tôi đă từng hành quân trên Khu 22 Chiến Thuật này gồm ba tỉnh: B́nh Định, Phú Yên và Phú Bổn.

    Trồi lên hụp xuống trên một độc đạo tung bụi đỏ mịt mù, đoàn xe mang chúng tôi vào một thung lũng rọ heo xa hun hút, dưới khí trời vàng vàng mờ ảo trong ánh nắng chiều. Đoàn xe dừng lại trước cổng một trại giam, tứ bề ṿng rào lưới B40 và kẽm gai kiên cố. Trại cải tạo XUÂN PHƯỚC quận Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, trại tù mang bí số A20. Những trại tù có mang bí số, trực thuộc Cục Quản Lư Trại Giam Trung Ương điều hành, là những trại tù nổi tiếng khắc nghiệt đối với tù nhân

    C̣n tiếp...

  8. #108
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CẢNH ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

    Trước khi vào đến trại giam A20, đoàn xe vượt qua một đoạn đường, bên phải là sườn đồi đất đỏ sỏi đá, bên trái là một cánh đông đất sét với những thửa rộng lúa cháy vàng bởi nắng hạn. Một cảnh tượng hải hung, thoạt đầu chúng tôi không ai hiểu nổi là h́nh ảnh ǵ, mặc dù chúng tôi cũng trong thân phận người tù!

    Trên những thửa ruộng khô, đất đai nứt nẻ, lố nhố những toán người không áo không mũ nón, vỏn vẹn chỉ chiếc quần cụt, để lộ đôi ống xương chân khẳng khiu, thân h́nh da bọc xương với chiếc đầu lâu sậm màu! H́nh ảnh ma quái này, ngày nay nếu sống ở Mỹ chúng ta có thể tưởng tượng được. Vào dịp lễ Halloween 31 tháng 10 mỗi năm, trong các của tiệm bán đồ trang trí lễ ma, chưng bày những bộ xương người, đầu lâu trắng hếu, trông ghê rợn, th́ cảnh tượng trên cánh đồng khô, người tù đang lao động giống y chang như vậy. Ở đây những bộ xương ma quái kia biết cử động, đôi tay xương xẩu, nặng nề mệt nhọc nâng cây cuốc đưa lên thả xuống, đang đào xới thửa ruộng đất khô cằn chai cứng!

    Trước cổng trại, chúng tôi được lùa xuống sắp hàng trên một sân gạch rộng lớn. Trời đă chiều, từ nhiều hướng các đội tù lao động lần lượt kéo về, sắp hàng chờ khám xét nhập trại. Chúng tôi sửng sờ, tận mắt nh́n rơ những bộ áo quần tù, xám tro bạc màu, rách tả tơi, bay phất phơ trên những bộ xương với có chiếc đầu lâu mà chúng tôi đă nh́n thấy trên cánh đồng trước đó. Những người tù đă cởi bỏ áo quần để không cho thấm ướt mồ hôi, hầu giữ ấm được thân thể khi về trại.

    Thành phần tù ǵ? Họ là ai? Họ là tù h́nh sự. Phần lớn là con cháu của quân nhân, công chức VNCH. Tuổi chừng 15 đến 30, vào tù cải tạo v́ không chịu thi hành nghĩa vụ quân sự, không muốn đem thân bỏ mạng nơi chiến trường Cambodia. Không thi hành nghĩa vụ lao động, theo chính sách cưỡng bức lao động cá nhân, hay buộc phải đi lao động thay thế cho thân nhân già yếu trong gia đ́nh. Công tác lao động thường là công tŕnh thủy lợi, đào kênh dẫn nước, vào núi chẻ đá, khuân vác đất đá, đốn gỗ, xây đập ngăn nước. Một thành phần nữa, là con cháu các gia đ́nh “ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân” bị chính quyền địa phương đẩy đi vùng “kinh tế mới”, cuộc sống thiếu thốn quá khổ, bỏ trốn về các thành phố, mua lén bán chui, kiếm sống, giúp đở mẹ, anh em, trong khi ông, cha đang trong tù cải tạo!

    Chỉ có dưới chế độ cộng sản, mới có chuyện ba thế hệ gặp nhau trong nhà TÙ!

    Chúng tôi tù chính trị, được nhốt chung với tù h́nh sự trong trại giam Xuân Phước, nhưng ở riêng một khu, cách nhau một sân rộng và nhà hội trường. Trại cấm chúng tôi “liên hệ” với tù h́nh sự, nhưng rồi đó đây chúng tôi cũng tiếp xúc được.

    Dăy nhà tôi ở mang số 8, gọi là láng 8, dài chừng 50 met, nơi tôi ở, sát cạnh một “trạm xá”, ngôi nhà nhỏ diện tích độ 10 x 5 mét, mái tranh vách đất, chỉ một cửa nhỏ ra vào . Nói là trạm xá nhưng nhiều ngày, chẳng thấy y tá hay y sĩ văng lai, cũng không thấy khám bệnh. Th́ ra nơi đó, các cháu bị bệnh lao phổi đến thời kỳ quá nặng, cán bộ trại đưa vào cách ly, nằm chờ chết. Tiếng ho sùng sục bên trong liên hồi vọng ra.

    Những cháu c̣n chút sức, lê thân ra ngoài hóng nắng, mở nút áo để lộ thân h́nh da bọc xương, đầu trọc không c̣n chút tóc, người co quắp, thở hỗn hễn, đứt đoạn từng hơi
    ! Dăy nhà 8 nằm cuối cùng, sát hàng rào trại, nên họ ngăn một đoạn ngay đầu nhà, chừng 5 met làm thành một pḥng nhỏ, pḥng xác! Do vậy, bọn tù ở láng 8 chúng tôi, nh́n qua khe cửa, mỗi ngày chứng kiến ít nhất có từ 2 đến 3 xác chết, quấn bằng manh chiếu hay mền. Trên đầu chiếc giường tre, ngọn đèn dầu leo lắc, một chén cơm có cắm đôi đủa.

    Họ đưa xác vào đó ban đêm sau 7 giờ tối, khi chúng tôi đă vào bên trong láng ngủ và cửa khóa chặt. Ngày hôm sau, lúc chúng tôi xuất trại đi lao động bên ngoài, cán bộ trại cho đội tù h́nh sự, có tên Đội Tự Giác, dùng xe cải tiến, loại xe thùng có 2 bánh sắt, chở xác chết ra chôn ở một ven rừng đất đỏ, nghĩa địa của trại.

    Những lần đi lao động ngang qua đây, chúng tôi đă thấy nhiều nấm mộ lắm rồi.

    Tù cải tạo thuộc diện tù chính trị như chúng tôi, thời kỳ do bộ đội quản lư, mặc dù lao động khổ sai trong vùng rừng núi Trường Sơn, nhưng khi làm lao động có thể đi lại đó đây, t́m kiếm rau lá, bẩy chuột, bắt rắn cóc nhái . . . cải thiện bửa ăn, phụ thêm mớ thực phẫm, do vợ con thân nhân, cực khổ gồng gánh, vượt vạn dặm thăm nuôi. Thân xác chúng tôi cũng đă kiệt quệ, nhưng chưa đến nổi nào.

    Đến lúc vào tay ngành công an quản lư, tại trại tù A20 này, quy chế đời sống chúng tôi không khác ǵ so với các cháu tù h́nh sự. Phần ăn mỗi bửa đều giống nhau. Nấu bếp làm cơm do tù h́nh sự phụ trách. Bửa ăn sáng trước giờ đi đồng lao động, mỗi phần ăn độ 4, 5 lát “sâm”. gọi là sâm cho vui, cũng để đánh lừa cái miệng, thực ra nó là những lát ḿ (củ sắn).

    Ḿ do tù nhân trồng trọt, đến mùa thu hoach (bới lấy củ), cán bộ trại bắt tù nhân ngồi giữa đồi trọc, mỗi người một khúc gỗ, một con dao lớn, chặt củ sắn thành nhiều lát, có bề dày bằng nữa đầu lóng tay, những lát ḿ tung ra phơi nắng ngay tại chỗ, trên nền đất cát đỏ, qua nhiều ngày đêm, bất kể nắng mưa sương gió, cát bụi bám đầy. Đến lúc lát ḿ khô đă đổi sang màu sậm, được đưa vào các kho chứa, bao bọc bởi những mành tre thưa mỏng, không đủ sức che mưa gió. Những lát ḿ đóng lại thành cục, lên men trắng, men vàng rồi men đỏ, lát ḿ không c̣n lên men được nữa, trở thành những lát Sâm Cao Ly màu đen lánh!

    Phần cơm trưa và cơm chiều giống nhau. Chén cơm chỉ là một chén sâm, cỏng lưa thưa một vài hạt cơm! Thức ăn là tô canh rau xanh, rau do tù trồng, được bón loại phân XANH, tức phân người trộn với lá cây xanh, phân lấy từ cầu tiêu nổi có thùng chứa.

    Những lúc trời nắng hạn, không sản xuất đủ rau xanh, thay canh bằng lưng nửa chén mắm thối!. Cai tù thầu mua tất cả các loại cá do ngư dân đánh bắt, không đủ phương tiện ướp lạnh, không đủ muối ướp mặn, đă ươn śnh, thối rữa. Lâu lâu, xe tải chở cá vào trại, đă nghe mùi hôi tanh. Chúng đổ cá vào hồ làm mắm, hồ xây bằng xi măng rất lớn, tường cao 2 mét, chia thành bốn ngăn khoản 3x2 mét, mặt trên bịt kín, chừa một nắp đậy vuông.

    Cá không ăn muối cá ươn, ở đây cá đă ươn śnh, đưa vào hồ làm mắn, đổ thêm nước lă, lại không bỏ đủ muối, cá lên men mục nát rất nhanh, trở thành nước mắn. Màu nước mắm đen ngồm, tựa nước ống cống chợ cầu ông Lănh, Saigon! Những khi toán anh nuôi mở nắp hầm lấy mắm, mùi thối xông lên nồng nặc, tỏa đi khắp khu trại giam, đến nín thở. Cầm chén mắm, không cách nào tôi đưa chén mắm lên miệng được, cho dù dùng mấy ngón tay cố bóp kín lỗ mũi. Tôi không ăn được mắm thối, nhưng cũng không đổ bỏ đi. Đại tá bác sĩ Nguyễn Văn Khái cựu Chỉ huy trưởng Tổng Y Viện Cộng Ḥa Saigon, khuyên tôi:

    “Anh không ăn được anh cho người khác, tuy mắm thối nhưng nó có chất đạm, rất cần cho cơ thể hiện nay”.

    Tôi đă đưa mắm cho người bạn, Đại tá Nguyễn Văn Luật, cùng đội lao động với tôi.



    Người tù chính trị trong ngục tù cải tạo, có được sự sống c̣n, phải nhắc đến công lao vô bờ bến của những người vợ. Măi măi tôi ghi nhớ công ơn vợ tôi. Nhờ vợ, hơn một năm tôi thoát khỏi cảnh ăn mắm thối.
    Trước tết Kỹ Mùi-1979, từ Đà Nẵng vợ tôi lặn lội vào trại tù Suối Máu, Biên Ḥa thăm nuôi. Khi ngang qua vùng Nha Trang, vợ tôi mua được 12 con mực khô lớn, loại xuất khẩu, họ đem bán chui.

    Ngày đầu mới chuyễn đến trại tù A20 này, công an cán bộ khám xét tù trang, tất cả thức ăn do gia đ́nh tiếp tế đều bị tịch thu, tiền bạc đồng hồ, nhẫn vàng bị thu giữ. May mắn cho tôi, tên công an cán bộ lo xốc xáo quần áo, chăm chú lục t́m những thứ mà chúng có thể bỏ túi luôn được.

    Chiếc bao cát tôi đựng mấy con mực và gói muối bột, rơi ra một bên nằm cạnh chân tôi. Lẹ chân tôi hất nhẹ vào đống đồ đă khám xong, nhờ vậy tôi giữ được bao thức ăn vợ tôi vừa tiếp tế.

    Hàng tuần, trại cho tù xuống bếp hâm đồ ăn một lần vào buổi trưa. Tôi cắt một đoạn mực, chừng một lóng tay, xé thật nhỏ cho vào lon ghi-gô thêm chút muối bột, đun sôi làm thành nước mắm, ăn tằn tiện thoát nổi khổ húp mắn thối mỗi bửa!


    C̣n tiếp...

  9. #109
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHẾT TẬP THỂ TRONG TRẠI TÙ CẢI TẠO.

    Từ môi trường sống đó, ngoài bệnh lao như đă kể trên, hầu hết là ở các cháu tù h́nh sự. Nhiều thứ bệnh khác thi nhau hoành hành trên thân xác người tù, nhất là bệnh kiết lỵ, loại bệnh dễ lây lan, nguy hiễm, tử vong cao.

    Người bệnh, bụng đau nhói ruột co thắt, hậu môn luôn bị thúc dục đi tiêu liên tục, nhưng rất khó khăn, chỉ tiêu ra chút ít đờm giăi lẫn lộn máu tươi. Không thuốc men chửa trị, nhiều bệnh nhân kiệt sức không lê ra được khỏi nơi nằm, tiểu tiện tại chỗ, mùi hôi tanh xông lên, từng đàn ruồi nhặng vù vù bay lượn, trông phát khiếp!

    Địa ngục trần gian, đại học máu, những ngôn từ dành để chỉ “ Trại Cải Tạo” dưới chế độ cộng sản, không sai chút nào! Cộng sản Bắc Việt cưởng chiếm được Miền Nam, chia người dân Miền Nam ra ba thành phần: Ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân, điều tôi không bịa đặt, mà lời nói ra từ cửa miệng bọn cán bộ tuyên huấn, trong những lần tiếp xúc với tù nhân.

    Một trong những đ̣n phép tàn độc cộng sản Hà Nội dùng để trả thù nhân dân Miền Nam là: chính sách Bao Tử. Dùng bao tử để hành hạ thân xác con người, bỏ ĐÓI con người, làm cho con người mất hết lư trí, tiêu tan ư chí kháng cự. Nhưng chúng đă lầm!

    Nói đến đói trong trại tù cải tạo, thú thật, tôi viết lên điều này, xin người đọc đừng cho tôi chê trách ai đó. Nếu ai chưa chịu đựng qua cái đói trong ngục tù cải tạo, khi nghe nói đến đói, không thể có cảm nhận như người tù cải tạo đă ĐÓI! họ đơn thuần thấy cái bao tử thiếu thiếu v́ lỡ một bửa cơm, hay một vài ngày phải nhịn ăn để trị bệnh. Đói trong trại cải tạo là một đ̣n thù ác nghiệt, có tính toán của cộng sản.

    Bao tử người tù cải tạo, lúc nào cũng trống trơn, cơ trắng bao tử chà xát vào nhau, một cảm giác đau đớn không biết diễn tả thế nào cho đúng. Ăn rồi cũng như chưa ăn!, khổ cho cái bao tử cứ bị đánh lừa triền miên. Sau bửa cơm, tôi buồn t́nh dùng đũa, gơ vào miệng chén, ngâm nga:

    Ḿnh ngỡ những chưa ăn
    ai ngờ đă ăn rồi.
    Ḿnh ngỡ những chưa ăn,
    ai ngời đă ăn xong!
    Ôi tấm thân tù tội ...

    Khi viết bài này tôi mới biết, vô t́nh tôi đă đổi lời một đoạn ngắn trong bản nhạc của một nhạc sĩ ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản, nhạc sĩ Trịnh CS, bài “ T́nh Nhớ “ (T́nh ngỡ đă quên đi, như ḷng cố lạnh lùng...). Lời tôi đổi, nói lên được tính dă man của con người cộng sản, mà Trịnh CS là một.

    Các cháu tù h́nh sự, không c̣n lối thoát với cơn đói hoành hành thân xác. Trong những giờ làm lao động bên ngoài, các cháu vớ được bất cứ con trùng ǵ, như dế, châu chấu, cào cào, bọ ngựa hay cả con trùn, các cháu chỉ cần ngắt chân, lặt cánh, phủi phủi rồi đưa vào miệng ăn sống ngon lành!

    Gặp bửa, có cháu bắt được nhiều mồi hơn ăn tại chỗ không hết, dấu cán bộ, nhắt vào lai ống quần, tay áo, đem về trại đến đêm lén lút ăn tiếp. Ăn để mà sống qua ngày, đa số ngả bịnh, chết lai rai mỗi ngày.

    Trại có một đội lao động gọi là Đội tự giác, nhân số khoảng 40, tất cả đều là các cháu tù h́nh sự. Được tuyển chọn từ những cháu học tập cải tạo “có tiến bộ”, sinh hoạt “có thành tích”!

    Đội tự giác xử dụng khoảng 20 chiếc xe cải tiến, xe thùng có hai bánh niềng sắt. Nhận công việc làm từ cán bộ trại và được tự do ra vào trại để thi hành công tác, có công an Quản giáo giám thị, nhưng không có công an vơ trang theo canh giữ. Sức khỏe các cháu Đội tự giác có phần khá hơn, nhờ những lúc chuyên chở thực phẩm từ Bộ chỉ huy trại vào khu giam tù, các cháu có cơ hội ḅn tỉa được vài chút thức ăn, tuy vậy cũng không thấm đủ vào đâu, đói vẫn hoàn đói!

    Những ngày không có công tác chuyên chở, đội tự giác cũng phải lao động cuốc đất trên các ruộng rẫy, nhưng các cháu Đội tự giác được đi lại dễ dăi hơn. Từ đó các cháu cử hai người đi t́m các loại rau cỏ có thể ăn được, dùng chiếc thùng lớn nấu nước để uống trong lúc làm lao động. Gần cuối giờ, cho rau vào thùng nấu chín, mang về trại chia nhau ăn, phụ thêm cho bửa cơm tù chẳng đủ vào đâu!

    Mùa hè, miền rừng núi nắng cháy, rau cỏ dại không c̣n. Lâu lâu, gặp một vài cơn mưa giông, các vườn trồng cây ḿ (sắn) được bón phân xanh, gặp mưa rào đâm chồi nhanh hơn loại cây cỏ khác.

    Các cháu Đội tự giác vào vườn ḿ, hái đọt ḿ cho vào thùng nấu làm canh. Khoảng giữa tháng 5 năm 1981, đêm khuya đang ngủ, cửa nhà giam số 8 của chúng tôi có tiếng động mở khóa, cán bộ trực trại rọi đèn pin, bước vào gọi lớn: “Anh Khái, anh Nhu, mau theo tôi “ (tức đại tá bác sĩ Nguyễn Văn Khái và đại tá bác sĩ Phạm Văn Nhu )

    Cán bộ trực trại dẫn 2 bác sĩ qua khu tù h́nh sự. Chừng 15 phút sau, hai vị bác sĩ quay trở về nhà giam số 8, vào trong cửa nói lớn:

    "Các cháu Đội tự giác ăn canh đọt ḿ, trúng độc t́nh trạng rất nguy kịch, xin các bạn ai c̣n đường, c̣n đậu xanh, vui ḷng nhín cho một ít để chúng tôi cấp tốc cứu các cháu"

    Gom góp được một ít đường đậu, hai bác sĩ vội vă quay nhanh trở lại khu giam tù h́nh sự. Hơn một tiếng đồng hồ sau, hai bác sĩ trở về láng, trầm buồn nói nho nhỏ:

    “Cả đội tự giác chết hết rồi ! cháu Sơn ( đội trưởng) to khỏe như vậy cũng đă chết ngay, may ra c̣n sống được hai em, nhờ đương bị bịnh, ăn ít hơn!”

    Đây đó có tiếng sụt sùi v́ qúa xúc động, cảm thương cho các cháu! Tôi thực sự lại khóc khi viết đến đây.

    Thật vô nhân, tàn ác, giam tù bỏ đói, bệnh hoạn không thuốc men. Gặp lúc nguy ngập như vầy, không phương tiện cứu chữa. Bác sĩ “ngụy quân” đem giam tù đă 6 năm, hai bàn tay trắng, tài nào cứu được mạng người sắp chết. Vậy mà bọn chúng cũng trơ mặt, há mồm lên tiếng kêu, cứu người.

    Xế chiều ngày hôm sau, đội tù chúng tôi đang cuốc đất trên thửa ruộng cạnh ven rừng. Xa xa về hướng trại giam, chúng tôi thấy một đoàn xe cải tiến chừng hơn 15 chiếc, các cháu tù h́nh sự, một đứa kéo, hai đứa đẩy phía sau xe, h́ hục kéo qua con đường đất đỏ dưới chân đồi. Chúng tôi đoán biết đó là đoàn xe chở thi hài 37 cháu trong Đội tự giác đă chết tối hôm qua,

    Khi đoàn xe gần đến sau lưng chúng tôi, không ai bảo ai, chúng tôi tự động quay mặt về đoàn xe chở xác, bỏ cuốc xẽm xuống đất, tay dở nón mũ áp vào ngực, đứng cúi đầu. Hai công an vơ trang canh gác, đứng trên bờ ruộng, ngạc nhiên hét lớn:

    - Các anh làm ǵ vậy, làm ǵ vậy, tất cả làm việc đi, làm việc đi.

    Mặc cho tên công an vơ trang quát tháo, chúng tôi cứ tiếp tục đứng im, chờ cho đoàn xe đưa ma qua hết, chúng tôi mới trở lại làm việc. Không có lấy một chiếc quan tài, thi hài của các cháu được bó trong những chiếc chiếu, chăn mền mà các cháu đă dùng để ngủ! Hai ba thi hài chất lên một xe, đưa ra chôn ở một triền đồi, nơi đă có nhiều mộ của các cháu tù h́nh sự chết lai rai trước đó, tù nhân chính trị chúng tôi cũng đă có người vĩnh viễn nằm đó.

    Đến nay, nghĩa địa này đă nằm sâu dưới đáy đập nước thủy điện Xuân Phước, Phú Yên!

    Viết để Tưởng Niệm các bạn tù chính trị, các cháu tù h́nh sự đă bỏ ḿnh trong ngục tù Xuân Phước.

    Chắc các bạn, các cháu đă siêu thoát về một thế giới Vĩnh Hằng. Cầu xin các bạn, các cháu hộ tŕ lại cho Đất Nước Việt, Dân Tộc Việt sớm thoát khỏi chế độ cộng sản tàn bạo, vô nhân!

    California, Tháng Tư Đen 2012

    CHS/PCT/ĐN5460
    Cựu TNCT Chế Văn Thức

    http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCan...ongTaiTuCT.htm

  10. #110
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Truyện rất hay


    Thằng Khùng


    (viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân)

    "… Anh ta vào trại trước ḿnh khá lâu, bị trừng phạt v́ tội ǵ, ḿnh không rơ. Người th́ bảo anh ta phạm tội h́nh sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội ḿnh đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị.

    Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Ḿnh có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nh́n anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi.

    Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao ḷng kḥng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

    Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu ḿnh cứ tưởng anh ta bị câm v́ suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện tṛ với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái ǵ đó làm ḿnh đặc biệt chú ư, cứ muốn làm quen… Nhiều lần ḿnh định bắt chuyện, nhưng anh ta nh́n ḿnh với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đă cúi chào cung kính.

    Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đ́nh tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.

    Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đă từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

    Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái ǵ đó không ai nghe rơ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược găy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.

    Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống ǵ, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đă hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.

    Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:

    - Thằng tù chết ấy là cái ǵ với mày mà mày khóc như cha chết vậy?

    Anh ta chấp tay khúm núm thưa:

    - Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn th́ vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó t́m cách làm hại cán bộ. Lúc hắn c̣n sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

    Thằng khùng nói có lư. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu th́ khóc. Nhưng ḿnh không tin là anh ta khóc vờ.

    Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan ḥa nước mắt. Cả thân h́nh gầy guộc của anh ta run rẩy. Ḿnh có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Ḿnh thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…


    Thế rồi, một lần, ḿnh và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Băi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên băi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và ḿnh phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. V́ mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:

    - Anh Tuân này - không rơ anh ta biết tên ḿnh lúc nào - sống ở đây anh thèm cái ǵ nhất?

    - Thèm được đọc sách - ḿnh buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.

    - Nếu bây giờ có sách th́ anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.

    - Voltaire! -

    một lần nữa ḿnh lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire th́ cũng chẳng khác ǵ nói với gốc cây mủng mà ḿnh đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện tṛ bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe ḿnh, hiểu ḿnh hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong ḷng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.

    Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:

    - Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?

    Ḿnh sửng sốt nh́n anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ư nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đă ngồi thay vào chỗ anh ta… Ḿnh lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng pḥng hồi c̣n ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.

    Ḿnh trả lời anh ta:

    - Tôi thích nhất là Candide.

    - Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?

    Không đợi ḿnh trả lời, anh ta nói tiếp:

    - Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

    Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm răi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy ḿnh ở trường Providence. Ḿnh trân trân nh́n cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nh́n phép lạ. C̣n anh ta, mắt vẫn không rời ḍng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

    Anh đọc đến câu cuối cùng th́ kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".

    - Chúng ḿnh lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.

    Lội ra đến giữa sông, ḿnh hỏi anh ta:

    - Anh là ai vậy?

    Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:

    - Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.

    Rồi anh ta tiếp:

    - Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…

    Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.

    Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngă bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau ḿnh mới biết.

    Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn ḿnh ngoẻo, sẽ không c̣n được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.

    Ḿnh gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.

    Giám thị hỏi:

    - Trước kia anh có quen biết ǵ thằng này không?

    Ḿnh nói:

    - Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

    Giám thị đồng ư cho ḿnh đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

    Ḿnh cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nh́n ḿnh. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt ḿnh tự nhiên trào ra rơi lă chă xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:

    - Tuân ở lại, ḿnh đi đây… Đưa bàn tay đây cho ḿnh…

    Anh ta nắm chặt bàn tay ḿnh hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tṛn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào ḷng bàn tay ḿnh một chữ nho. Chữ NHẪN.
    Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

    Người lính canh dẫn ḿnh lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.

    Giám thị hỏi:

    - Cái h́nh nguệch ngoạc này có ư nghĩa ǵ? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

    Ḿnh nói:

    - Thưa cán bộ, thật t́nh tôi không rơ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

    Nghe ra cũng có lư, giám thị trại tha cho ḿnh về lán…



    Phùng Quán
    ________
    Ghi Chú:
    (*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đă kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.

    Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. HY LẠP BẦU THỦ TƯỚNG LÂM THỜI
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 12-11-2011, 01:31 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Replies: 59
    Last Post: 29-06-2011, 04:26 AM
  4. Replies: 26
    Last Post: 03-05-2011, 02:12 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-04-2011, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •