Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 30

Thread: PHẠM DUY: ĐẠI NHẠC SỈ !?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái chết của một người nghệ sĩ


    Phạm Duy 1921-2013.


    Nguyễn Hưng Quốc

    29.01.2013
    Tôi nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, trước tiên, từ một người bạn, sau đó, qua các bản tin trên báo chí. Cảm giác của tôi, thoạt đầu, là dửng dưng; sau đó, là sự ngạc nhiên về sự dửng dưng của ḿnh.

    Tính tôi vốn sợ cái chết, máu me cũng như bất cứ cái ǵ liên quan đến cái chết. Ngay cả khi xem phim hay tivi, thấy những cảnh máu me chết chóc là tôi quay mặt đi. Dự đám tang, điều tôi sợ nhất là nh́n gương mặt của người chết trong quan tài. Nếu tránh được, bao giờ tôi cũng tránh. Và bất cứ cái chết nào của người thân quen cũng đều để lại trong tôi những dư âm thật nặng nề. Cái chết của những người trong giới văn nghệ, những người tôi đă tiếp xúc hoặc thường đọc lại càng gây ấn tượng mạnh, thường làm tôi nghĩ ngợi trong nhiều ngày, nhiều tháng, có khi, nhiều năm. Cảm giác chung là, bao giờ tôi cũng thấy một chút sững sờ, rồi hoang mang. Với tôi, nghệ sĩ nào cũng chết trẻ. Có chết lúc đă trên 70, 80, hoặc ngoài 90 như Phạm Duy, vẫn là chết trẻ. Có lẽ lư do chính là, nh́n qua lăng kính của tác phẩm, bao giờ tôi cũng thấy họ trẻ trung, thậm chí, trẻ thơ, đặc biệt với các nhà thơ.

    Nhưng tại sao nghe tin Phạm Duy mất, tôi lại vẫn dửng dưng?

    Thú thực, đến bây giờ, lúc ngồi viết những ḍng này, tôi vẫn không hiểu được. Chắc chắn không phải v́ tôi xa lạ với ông, ghét ông hay khinh thường ông. Không phải. Về phương diện cá nhân, tôi gặp Phạm Duy vài lần. Có thời gian, lúc tôi c̣n ở Pháp và lúc ông mới xuất bản một số tập trong bộ hồi kư của ông, ông hay gọi điện thoại cho tôi. Có lần, gọi từ Mỹ, ông kể huyên thuyên về t́nh bạn của ông với nhà thơ Quang Dũng , điều được ông kể tỉ mỉ trong cuốn hồi kư ông viết sắp xong. Nổi hứng, ông đọc cho tôi nghe cả mấy trang về Quang Dũng trong cuốn ấy. Tôi hiểu hậu ư của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái ǵ đó về bộ hồi kư của ông. Tôi khéo léo thoái thác. Sau đó, tôi qua Úc sống. Một dịp qua Úc, ông đến nói chuyện ngay trong trường đại học nơi tôi đang dạy, và ngày hôm sau, rủ tôi đi ăn sáng. Chuyện tṛ vẫn vui vẻ. Rồi thôi. Gặp nhau ít, nhưng ấn tượng của tôi về Phạm Duy rất tốt đẹp.

    Vậy mà, nghe tin ông mất, tôi vẫn dửng dưng. Tại sao?

    V́ tôi ít quan tâm đến âm nhạc ư? Cũng có thể. Trong các loại h́nh nghệ thuật, sau văn học, lănh vực tôi cảm thấy gần gũi nhất là hội họa. C̣n âm nhạc, với tôi, là một cái ǵ xa lắc. Tôi không hiểu, và thú thực, tôi cũng không thích, nhất là nghe các ca khúc. Tuy nhiên, tôi vẫn không nghĩ đây thực sự là lư do. Không thích, nhưng, thật ra, tôi vẫn nghe. Với Phạm Duy, tôi nghe từ nhỏ. Nhiều bản nhạc của Phạm Duy vẫn ám vào tôi. Có khi không nhớ cả bài, tôi vẫn nhớ từng câu; có khi không nhớ cả câu, tôi vẫn nhớ vài chữ, thường th́ gắn liền với một giọng ca nào đó, để, khi đọc hay khi viết, đụng đến chữ ấy, tôi lại nghe vang lên trong đầu, trong lỗ-tai-bên-trong của tôi, âm hưởng ngân vang hay d́u dặt của một tiếng hát từ nhạc của Phạm Duy.

    Vậy th́ tại sao tôi lại dửng dưng?

    Tôi lờ mờ nhận ra một lư do: Tôi không nghĩ là ông đă chết. Tôi không tin là ông đă chết. Mà thật, với một nghệ sĩ lớn như Phạm Duy, cái chết vật lư chỉ là một cái chết giả. Sự sống thực sự của một nghệ sĩ không nằm trong thể xác. Mà là ở tác phẩm. Bao giờ tác phẩm c̣n được đọc, được nghe, được ngắm, người nghệ sĩ vẫn c̣n sống. Để nói về nghệ sĩ và tác phẩm của họ, chúng ta hay dùng hai chữ “bất tử” và “bất hủ”. “Bất hủ” là điều kiện của “bất tử”: Bắt chước cách nói của Phạm Quỳnh khi bàn về mối quan hệ giữa Truyện Kiều và tiếng Việt cũng như vận mệnh của dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng có thể nói: Tác phẩm c̣n th́ người c̣n…

    Cho đến nay, dường như chưa ai hoài nghi về tài năng âm nhạc của Phạm Duy; chưa ai phủ nhận những giá trị lấp lánh trên cả ngàn ca khúc mà ông sáng tác. Nhưng không phải ai cũng thanh thản thưởng thức những tác phẩm ấy. Nhiều người, rất nhiều người vẫn thấy có cái ǵ lấn cấn khi nghe đến nhạc Phạm Duy. Chính quyền ở trong nước vẫn không quên những bài hát chống cộng của ông trước đây nên dù ông đă lớn tuổi và đă về nước sống hẳn, họ vẫn t́m mọi cách để ngăn chận những tác phẩm ấy. Giấy phép cho các tác phẩm của ông chỉ được cấp một cách dè dặt. Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, quyết định về nước của Phạm Duy gây không ít bất măn. Từ cả hai phía, nơi nào cũng thấy ít nhiều bị Phạm Duy phản bội. Ở đây, tôi không bàn đến chuyện cảm giác ấy đúng hay sai. Tôi không kết án hay bênh vực cho Phạm Duy. Tôi chỉ ghi nhận một sự kiện: chính những cảm giác ấy đă ngăn cản việc người ta tiếp cận với nhạc Phạm Duy.

    Bây giờ Phạm Duy đă qua đời. Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất măn sẽ dần dần ch́m vào quên lăng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không c̣n án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không c̣n nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không c̣n nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác.

    Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phạm Duy mơ về 'một ngày như thế'


    BBC

    Tin nhạc sỹ Phạm Duy qua đời vẫn gây sốc cho những người mến mộ ông dù họ và bản thân ông đều ư thức được sự mong manh của cuộc sống ở tuổi ngoài 90.

    Một số người yêu nhạc Phạm Duy nói với BBC họ cảm thấy buồn và tiếc là ông qua đời khi nhiều tác phẩm c̣n bị cấm.

    Bản thân tác giả của hai trường ca chưa được cấp phép Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam c̣n nói thêm ông cảm thấy "hoàn toàn thất bại" khi người Việt c̣n chưa thực sự ḥa giải cho dù đất nước đă thống nhất từ lâu.

    'Về với tổ tiên'

    Cách đây gần tṛn một năm, đích thân ông Phạm Duy đă gửi thư cho ông Trương Tấn Sang và phu nhân sau khi gặp vợ chồng chủ tịch nước ở Hà Nội trong chương tŕnh 'Xuân Quê Hương'.

    "Nếu được như vậy [cấp phép cho hầu hết các tác phẩm], không chỉ tôi được toại nguyện trước khi trở về với tổ tiên, mà c̣n là một niềm vui lớn đối với gia đ́nh tôi, những người mến mộ nhạc của tôi trong và ngoài nước."

    Nhạc sỹ Phạm Duy trong thư gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang


    Nhạc sỹ, người Bấm nói với BBC ông về Việt Nam v́ "yêu nước", viết trong thư ông đă có bảy năm sống ở Việt Nam và đó "có lẽ là điều hạnh phúc nhất" đối với ông.

    Nhưng nội dung chính của thư là mong muốn "tất cả các tác phẩm âm nhạc [của Phạm Duy]...từ thời tiền Kháng chiến...đến nay được cho phép biểu diễn trên quê hương" trừ các tác phẩm "Chính quyền thấy không phù hợp".

    Nhạc sỹ nói cho tới nay mới chỉ có 10% số tác phẩm được cho phép biểu diễn và viết:

    "Nếu được như vậy [cấp phép cho hầu hết các tác phẩm], không chỉ tôi được toại nguyện trước khi trở về với tổ tiên, mà c̣n là một niềm vui lớn đối với gia đ́nh tôi, những người mến mộ nhạc của tôi trong và ngoài nước.

    "Việc này cũng góp phần làm phong phú âm nhạc và văn hóa Việt Nam, thêm những sự lựa chọn cho khán giả yêu nhạc Việt, và đồng thời làm gia tăng sự tin tưởng của kiều bào đối với các chính sách về ḥa hợp, ḥa giải và hướng về quê nhà của Nhà nước Việt Nam."

    'Bận tâm nhất'

    Sau thư của ông Phạm Duy, vốn cũng được gửi tới Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Anh Tuấn, một số văn nghệ sỹ khác cũng gửi thư cho vị bộ trưởng đề nghị cấp phép thêm cho nhiều ca khúc của nhạc sỹ khi đó đă ở tuổi 92.

    Tổng thư kư Hội Sử học Dương Trung Quốc, người đứng đằng sau một số cuộc ra mắt công chúng của ông Phạm Duy, khuyến cáo nên xem lại toàn bộ các tác phẩm của nhạc sỹ và đưa ra danh sách những bài "không c̣n phù hợp".


    Ông Phạm Duy lúc cuối đời lo lắng về số phận các tác phẩm chưa được cấp phép


    Trừ những bài đó ra, ông Quốc nói nên cho phổ biến tất cả các bài c̣n lại:

    "Làm được như vậy cũng phù hợp với nguyên lư phổ quát là mọi công dân chỉ không được làm những ǵ luật pháp đă cấm chứ không phải chỉ được làm những ǵ nhà nước cho phép."

    C̣n nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, một người gần gũi và có thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc, nói trong thư gửi ông Hoàng Anh Tuấn rằng nhạc sỹ đă về Việt Nam bất chấp "gió tanh mưa máu" của những người đối nghịch với chính quyền trong nước.

    Ông Xuân, người nói ông được cố Ủy viên Bộ Chính trị Tố Hữu "giao nhiệm vụ" mời ông Duy về nước từ nhiều năm trước, cũng nói nhạc sỹ "bận tâm nhất" về chuyện khi nào những tác phẩm c̣n lại của ông được cho phép biểu diễn.

    Ông Nguyễn Đắc Xuân cũng nhắc lại chuyện Việt Nam "không kịp" vinh danh nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và từng nhắc ông Tuấn không nên để chuyện tương tự xảy ra với Phạm Duy.

    'Mẹ Việt Nam'

    Cả hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Dương Trung Quốc đều đề cập tới hai trường ca chưa được cấp phép Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam, hai tác phẩm mà Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Khê cũng gửi thư tới ông Hoàng Anh Tuấn đề nghị cho tŕnh diễn.

    Ông Xuân nói nếu những người quản lư văn hóa chưa thể cấp phép toàn bộ th́ nên cho ra mắt hai trường ca nói trên hoặc ít nhất cho công bố bài hát kết thúc trường ca Mẹ Việt Nam với tên 'Việt Nam Việt Nam' mà ông dẫn toàn bài trong đó có đoạn:

    "Việt Nam Việt Nam tên gọi là người

    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi ĺa đời

    Việt Nam đây miền xinh tươi

    Việt Nam đem vào sông núi

    Tự do công b́nh bác ái muôn đời

    Việt Nam không đ̣i xương máu

    Việt Nam kêu gọi thương nhau...

    T́nh yêu đây là khí giới

    T́nh thương đem về muôn nơi..."

    "Với hai trường ca này, Duy đă nói về một Việt Nam hoàn toàn chung nhất, vẽ nên một bức tranh Việt Nam đầy đủ địa lư tới văn hóa, từ chiều dài lịch sử đến bề sâu tâm hồn, từ tư tưởng triết lư đến quan niệm nhân sinh..."

    Giáo sư Trần Văn Khê nói về hai trường ca 'Mẹ Việt Nam' và 'Con đường cái quan'


    Giáo sư Khê, người cũng sinh năm 1921 như Phạm Duy, nói hai trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam là "những tuyệt phẩm đáng được phổ biến trong toàn đất nước v́ những giá trị nghệ thuật đích thực" và viết:

    "Với hai trường ca này, Duy đă nói về một Việt Nam hoàn toàn chung nhất, vẽ nên một bức tranh Việt Nam đầy đủ địa lư tới văn hóa, từ chiều dài lịch sử đến bề sâu tâm hồn, từ tư tưởng triết lư đến quan niệm nhân sinh...để thấy rằng Việt Nam đẹp đến nhường nào, từ trong nội tại tâm hồn đến cảnh vật bên ngoài, luôn lấp lánh cái bóng dáng ḥa b́nh, yêu thương, nhân ái, người v́ người, sống chết cho nhau."

    Ông Quốc nói ông "bày tỏ sự tán thành" với quan điểm của ông Xuân và ông Khê và nói chính quyền "không nên để những mặc cảm quá khứ chi phối".

    'Một ngày như thế'

    Trong một phỏng vấn vào giữa năm ngoái, cùng thời điểm các bức thư của các văn nghệ sỹ, bản thân Phạm Duy nói ông đă "hoàn toàn thất bại" trong việc ḥa hợp ḥa giải qua các tác phẩm của ḿnh.

    Trả lời đài RFA, ông Phạm Duy nói:

    "Đất nước đă thống nhất rồi mà ḷng người th́ không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi th́ tôi hăy c̣n gần như là tôi không được thỏa măn."

    C̣n lư do tại sao có t́nh trạng này, nhạc sỹ nói cần "hỏi chính quyền tại sao lại như thế."

    "Khi nào cả hai phía cùng hoà giải với nhau th́ họ sẽ thấy Phạm Duy đón họ ở đấy, v́ ông đă thấy trước từ lâu rồi là sẽ có một ngày như thế."

    Dịch giả hồi kư Phạm Duy, Eric Henry


    Nhưng chính bức thư của ông và của các văn nghệ sỹ gửi cho các quan chức trong năm ngoái cũng không được hồi âm và 90% tác phẩm của nhạc sỹ vẫn thuộc diện cấm diễn.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nói ông Phạm Duy đă quá buồn trước cảnh bạn bè ông nằm xuống ở Hoa Kỳ nhưng vẫn bị trút "hận thù" trong lời ai điếu và cả khi hạ huyệt.

    Tạ thế ở Việt Nam ông đă tránh được những điều mà ông thấy "sợ" nhưng vẫn không nguôi v́ ḷng người ly tán và quyền lực đè lên nghệ thuật.

    Trong những ngày đau buồn của gia đ́nh họ Phạm, Tiến sỹ người Mỹ Eric Henry, người vừa hoàn thành bản dịch hồi kư của Phạm Duy sang tiếng Anh, được báo Bấm Phụ nữ Today dẫn lời nói:

    “Nhiều năm nay, cả hai phía từng tham dự cuộc chiến tranh Việt Nam ngày xưa đều đă có những sự dịch chuyển để tiến lại gần nhau hơn.

    "Sự chuyển hoá từ cả hai phía có vẻ chỉ là những thay đổi cỏn con, ngẫu nhiên, và cá nhân, như thể những hạt cát ngoài bờ biển, hoặc như những chiếc lá vàng mùa thu, nhưng không c̣n hồ nghi ǵ nữa về những kết quả chung cuộc.

    "Khi nào cả hai phía cùng hoà giải với nhau th́ họ sẽ thấy Phạm Duy đón họ ở đấy, v́ ông đă thấy trước từ lâu rồi là sẽ có một ngày như thế”.

  3. #13
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    PHẠM DUY - KẺ QUI HÀNG, ĐĂ CHẾT TỪ NĂM 2005 ...

    Hoàng thị Hoài Hương 28-01-2013
    Phạm Duy nói: "Yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi". Phải nói lại: "Yêu nước của "tôi" nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi".

    Tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời vào ngày chủ nhật 27-1-2013 tràn lan trên mạng. Ông qua đời tại Việt Nam, thọ 92 tuổi. Thật ra Phạm Duy với những trường ca quê hương, đă chết từ lâu, từ năm 2005 khi ông trở về qui hàng và sống tại Việt Nam.

    Hăy đọc những lời chối bỏ của Phạm Duy khi BBC hỏi trong buổi phỏng vấn ngày 19-12-2012 (cách đây hơn 1 tháng)

    BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đă viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
    Phạm Duy: Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi."


    Quên thật ư - "Một Ngày 54, Một Ngày 75" ??!!! Khi loài quỉ dữ xua ta ra đại dương ???

    Và đây: "Tôi rất mừng v́ bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai c̣n hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm."

    Th́ ra trở về qui hàng chỉ để t́m lại cái ảo vọng hào quang. Về để bán cái danh dự c̣n sót lại - để được sống trong kẻ hầu người hạ ? để chạy "mánh" bằng cái gia sản âm nhạc mà thỏa măn dục vọng ?

    Cứ nh́n một ông già tóc bạc da nhăn nheo, lơi lả bốc hốt, sờ mông bóp ngực các cô gái bằng tuổi cháu cố nội cố ngoại, bên bàn tiệc bia rượu, không ít người chau mày khó chịu ?

    Tự trọng đâu ? "Đạo ca" đâu ? Triết lư sống của "Chàng dũng sĩ và con ngựa hồng" không thắng nổi Tham Sân Si trong người nhạc sĩ già háo thắng ?

    Đấy h́nh ảnh Phạm Duy vào tuổi 84, đăi bôi, phản bội thế đấy.

    Ông nói với BBC, "Tôi về đây [VN] là v́ tôi yêu nước".
    Yêu nước như đảng đă từng hô hào yêu nước ? yêu nước nên vội bỏ quốc tịch Hoa kỳ để chạy chọt được yêu xă hội chủ nghĩa, yêu bạo quyền tư bản đỏ ?

    Vâng ông đă về, bằng cái đầu cúi, cái lưng cong và hai chân qú,
    Không ai cản ông trở về quê hương sống cuộc đời già yếu c̣n lại. Nhưng phải sống sao cho có nhân cách, sống sao cho đúng nghĩa con người.

    Ôi, các dân oan bị cướp đất, cướp nhà, đang sống vất vưởng - nơi công viên, nơi vỉa hè
    Ôi các em thanh niên đang bị đàn áp đánh đập trấn giữ tù ngục chỉ v́ yêu nước
    Ôi, những người đang "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi"


    Phạm Duy chính là kẻ phản bội, một kẻ phản bội đáng bị nguyền rủa.
    Chữ "yêu nước" không bao giờ dành cho ông Phạm Duy, cho dù ông là một nhạc sĩ đại tài.

    Xin các người đang xử dụng ng̣i bút, đừng xưng tụng vinh danh - một kẻ phản bội - quá lố mà vô t́nh đâm vào vết thương của những người đang hy sinh v́ hai chữ yêu nước.

    Trí Nhân Media

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy



    Ánh Tuyết bùi ngùi v́ không kịp ra đĩa nhạc tặng Phạm Duy c̣n Tùng Dương buồn đến nỗi ngừng ngang công việc thu âm anh đang làm khi nghe nhạc sĩ tài hoa qua đời.

    Nhạc sĩ Phạm Duy đă qua đời tại Việt Nam


    Ánh Tuyết: "Buồn khi không kịp mang đĩa đến tặng ông!"

    Từ khi học lớp 3, lớp 4 tôi đă biết hát và yêu nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, tuy chưa hiểu hết ư nghĩa của những ca khúc như T́nh hoài hương, Đưa em t́m động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Áo anh sứt chỉ đường tà... tôi đă say mê và ngấm vào ḷng những giai điệu trữ t́nh ấy. Ngày đó, ở quê, tôi c̣n được mọi người gọi với nickname là "T́nh hoài hương" v́ c̣n bé tư mà đă thể hiện thành công nhạc phẩm này.

    Ánh Tuyết thăm Phạm Duy ngày ông nằm cấp cứu ở bệnh viện cách đây không lâu.

    Trên con đường âm nhạc của ḿnh, tôi dành cho Phạm Duy sự kính trọng, yêu mến gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại. Trong nhạc Phạm Duy có t́nh yêu quê hương, yêu đất nước, cuộc sống... nhưng nhiều nhất là sự đa t́nh - t́nh yêu đôi lứa.... thứ t́nh yêu duyên dáng, mặn mà, rất Việt Nam mà hiện đại.

    Từ lâu tôi đă ấp ủ thực hiện album nhạc riêng về nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng do thời gian, do bận bịu và nhiều yếu tố khách quan, đến gần đây tôi mới có thể bắt tay vào thực hiện. Những ngày cuối đời, ông đều giữ sự vui vẻ, lạc quan và rất vui khi mỗi khi tôi ghi âm được bài hát nào đó gửi qua email cho ông nghe. Tôi rất buồn khi chưa kịp hoàn thành bộ 3 album này để đến khoe với ông như mong muốn.

    Cẩm Vân: "Ông ra đi để lại mất mát lớn cho nền âm nhạc!"

    Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời là một mất mát lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Tôi nhớ tiếc vừa ở góc độ một người ca sĩ thể hiện nhạc phẩm của ông vừa như một khán giả yêu thích các ca khúc của Phạm Duy. Chỉ cần nh́n vào gia tài hàng ngh́n sáng tác của ông, mà phần lớn đều hay, đều đi vào ḷng người nhờ vào sự ḥa quyện giữa nét hiện đại và truyền thống, mới thấy được sức làm việc đáng nể cũng như sự đóng góp rất lớn của ông cho âm nhạc Việt.

    Ca khúc của ông, dù sáng tác hay phổ thơ, đều tinh tế, tài hoa về giai điệu, truyền thống ra truyền thống, hiện đại ra hiện đại. Trong số các sáng tác ấy, tôi yêu nhất là bài hát Áo anh sứt chỉ đường tà. Mỗi lần thể hiện nhạc phẩm này, tôi đều cảm phục nhạc sĩ ở việc ông dồn nén được mọi cung bậc cảm xúc vào bài hát. Mọi hỷ, nộ, ái, ố... đều được gửi vào nhạc điệu.

    Quang Hà: "Ông có nhiều ca khúc đi vào ḷng người!"

    Quang Hà khá bàng hoàng khi nhận được tin Phạm Duy Mất. Anh cho biết, những ca khúc của Phạm Duy đă đi vào ḷng người mộ điệu trong và ngoài nước. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Nam ca sĩ Hà Nội chia sẻ, anh thường chọn ca khúc Cây đàn bỏ quên để hát thường xuyên trong các pḥng trà ca nhạc tại TP HCM và được nhiều người yêu mến. Đây cũng là bài hát “tủ” của anh trong sự nghiệp ca hát.

    Ca sĩ Mỹ Lệ.

    Mỹ Lệ: "Phạm Duy đă sống trong sự yêu thương của mọi người"

    Đang chuẩn bị cho đêm nhạc Cặp đôi hoàn hảo, khi được biết thông tin Phạm Duy qua đời, Mỹ Lệ cũng không khỏi chua xót.

    Chị bùi ngùi, hiếm có một nhạc sĩ nào có tinh thần lạc quan và yêu đời như Phạm Duy. "Con người già rồi cũng có lúc phải ra đi nhưng nh́n lại quăng đời của nam nhạc sĩ, ông có phúc v́ được sống trong sự yêu thương của người hâm mộ", chị nói.

    Nữ ca sĩ cho biết, chị từng có vinh dự thể hiện các tác phẩm của ông: Tôi đang mơ giấc mộng dài, Kiếp nào có yêu nhau, Tiếng đàn tôi, Kiếp nào mói yêu nhau. Theo chị, nhạc Phạm Duy đ̣i hỏi ca sĩ có một quăng rộng và nội lực thâm hậu. Chị cho rằng, âm nhạc của ông vừa bác học vùa gần gũi, thân quen.

    Nhạc sĩ Quốc Bảo: "Phạm Duy để lại màu sắc âm nhạc chỉ riêng ông có!"

    Nhạc sĩ Quốc Bảo chia sẻ trên trang các nhân: "Ở ngoài đời, tôi chỉ tṛ chuyện với ông đúng ba lần: khi ông về nước lần đầu, khi làm đĩa Những bài t́nh Duy Quang (2005) và khi làm concert Đêm Hiền cho chị Thái Hiền (2006). Nhưng Phạm Duy là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của tôi (giai đoạn Vàng Son) v́ bằng tài năng của ông, ông đă 'bắt' tiếng Việt và ngũ cung Việt phải vang lên một cách đẹp đẽ nhất, thiết tha nhất, giàu âm hưởng nhất. Gần như một ḿnh một cách không lẫn vào đâu, bằng những sáng tạo về lai ghép điệu thức, ông đă rải thảm hoa với màu sắc chỉ riêng ông có, cho khu vườn ca khúc Việt. Tôi viết đoạn này để tưởng niệm ông".


    Ca sĩ Tùng Dương bên nhạc sĩ Phạm Duy.

    Tùng Dương: "Quá buồn về sự ra đi của ông"

    Tôi đang thu âm th́ nhận được tin về cái chết của Phạm Duy. Tôi quá buồn và không thể hát được nữa trước hung tin này. Không thể buồn hơn được nữa... Tôi là một trong nhiều ca sĩ yêu nhạc của ông. Sự ra đi của ông khiến không chỉ tôi mà hàng ngàn người yêu nhạc Việt Nam phải tiếc thương. Tôi dành một phút cúi đầu trước vong linh của ông.


    Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang B́nh Dương.



    Hoàng Dung - Thoại Hà ghi
    Theo vnexpress.net

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phạm Duy và vết thương di tản



    Phạm Duy. Ảnh Nguyễn-Xuân Hoàng


    Nguyễn-Xuân Hoàng

    30.01.2013
    Rất nhiều ư kiến trái chiều về Phạm Duy khi ông c̣n sống. Trong một bài viết trên tạp chí Văn - số đặc biệt về Phạm Duy phát hành vào tháng Sáu & Bảy năm 2002, tôi đă đưa một cái nh́n về người nhạc sĩ đa tài, đa t́nh và đầy hệ lụy ấy. Tất nhiên bài viết đó đă đến tay ông, sau chuyến đi tŕnh diễn Kiều 2 tại Minnesota. Một lần ngồi uống cà phê với ông ở quán Song Long, ông bất ngờ hỏi tôi là “cậu không thích con người của tôi hả? Tại sao?” Tôi đă không trả lời trực tiếp của ông. Tôi nói: “Bố già à, tôi rất thích nhạc của bố!” Và ngay lập tức ông đă đứng dậy xô ghế bỏ đi.

    Giờ đây sau ngày ông ra đi những ư kiến trái chiều về ông c̣n nổi lên mỗi lúc một đậm đặc hơn. Tôi chia sẻ cái nh́n của nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc mới đây trên VOA: “Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất măn [rồi đây] sẽ dần dần ch́m vào quên lăng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không c̣n án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không c̣n nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không c̣n nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác. Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.”

    Tôi muốn gửi lên VOA nhận định của tôi về Phạm Duy cách đây 11 năm. Những ghi nhận ấy tôi không thay đổi.

    Phạm Duy đề tặng NXH cuốn Ngàn Lời Ca
    ​​Như những người cùng lứa tuổi, tôi ưa thích nhạc Phạm Duy, trước khi yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi nghĩ, trước khi nổi tiếng với những ca khúc của chính ḿnh, Sơn cũng là một người yêu nhạc Phạm Duy. Thế hệ của anh tôi, theo kháng chiến chống Pháp, chắc chắn là thế hệ của những người chọn con đường ra chiến khu một phần cũng v́ âm nhạc của ông.

    Nhưng tôi có thêm một lư do để nhớ đến ông nhiều hơn các bạn tôi một chút v́ cho đến năm 1972 - không nhớ chắc là năm 72 hay 70, cái năm mà nhà văn Ngô Thế Vinh cũng ra hầu ṭa v́ một bài báo của anh - tôi bị phiền phức do một ca khúc của ông: Bài Bà Mẹ Gio Linh ông viết năm 1948.

    Năm 1972, sau khi Trần Phong Giao thôi tờ Văn, ông Nguyễn Đ́nh Vượng nhờ tôi làm Tổng Thư Kư ṭa soạn ở 38 Phạm Ngũ Lăo. Lúc đó tạp chí Vấn Đề của kịch tác gia - giáo sư Vũ Khắc Khoan đặt trên lầu cùng địa chỉ với tờ Văn. Ông Thần Tháp Rùa khi đến ṭa soạn bao giờ cũng đi ngang qua chỗ ngồi của tôi. Một lần ông hỏi tôi cho Vấn Đề một truyện. Tôi hứa. Và lần nào đi ngang qua bàn viết của tôi, ông cũng nhắc: Sao? Có truyện cho số này không? Tôi xấu hổ v́ không viết được. Sau cùng, tôi quyết định / nhất định phải nộp bài cho ông. Truyện ngắn Cha Và Anh tôi đưa ông để đăng trên Vấn Đề - tôi nhớ h́nh như là số 52.

    B́a tạp chí Văn số đặc biệt Phạm Duy, 2002
    ​​Một buổi chiều Mai Thảo đến ṭa soạn kéo ghế ngồi trước mặt tôi hỏi Hoàng viết cái ǵ cho Vấn Đề mà báo bị tịch thu, đóng cửa vậy?

    Tôi ngớ người.

    Truyện ngắn Cha Và Anh là một hồi tưởng với nhiều hư cấu về một gia đ́nh (tôi) bị chia cắt trong chiến tranh, và chia cắt ngay cả trong một thành phố. Một nhân vật bơ vơ mất hướng, không biết ḿnh đi đâu, về đâu.

    Truyện c̣n chép một số đoạn trong ca khúc của Phạm Duy:

    Mẹ già cuốc đất trồng khoai
    Nuôi con đánh giặc đêm ngày
    Cho dù áo rách sờn vai
    Cơm ăn bát vơi bát đầy...
    ........

    Nhà th́ nó đốt c̣n đâu
    Khuyên con báo thù phen này
    Mẹ mừng con giết nhiều Tây
    Ra công xới vun cày cấy.
    .........

    Ông Khoan gặp tôi một tuần sau không vui. Tuy vậy, ông cũng tỏ vẻ lo cho tôi. "Anh có sao không? Có bị ǵ không?" Thưa anh, tất nhiên là có. Em phải hầu ṭa đây.

    Đó cũng là thời gian mà [bác sĩ] Ngô Thế Vinh cũng từ Biệt đoàn 81 Biệt kích Dù về hầu ṭa v́ bài báo Mặt Trận Ở Sài G̣n của anh.

    Nhưng tôi đâu chỉ dính với ông Phạm Duy chỉ chừng đó thứ. Những ca khúc sau này của ông, những bài B́nh Ca (Dường Như Là Ḥa B́nh, Sống Sót Trở Về, Ngày Sẽ Tới...) cũng làm tôi ray rứt măi.

    Tôi ngạc nhiên về những bài Tục Ca, Vỉa Hè Ca cùng đi với Đạo Ca, Bé Ca, Nữ Ca của ông. Ông Phạm Duy đa tài, đa dạng và là một người giàu có về âm thanh. Ông mơ mộng hơn những người lăng mạn nhất, nhưng ông cũng là người thông tục hơn những người thông tục nhất. Ông có nhiều tiếng nói cho nhiều hoàn cảnh.

    Ông là một trong số ít nhạc sĩ "sống" và "sống mạnh" không phải là thứ nghệ sĩ ẻo lả của bàn đèn và khói thuốc. Nhạc của ông được nhiều thế hệ hát và hát khắp nơi. Nhạc ông được nhiều người nhớ và nhớ bằng những kỷ niệm đặc biệt. Nhạc ông được hát với một trái tim sôi nổi, nhưng cũng được hát với một nỗi buồn cùng cực. Nhạc ông có nước mắt. Và cũng được hát với một nụ cười.

    Thế gian có những thứ t́nh cảm nào, ông đều cho người ta cơ hội bày tỏ thứ t́nh cảm đó.
    Nhưng tôi biết không phải ai cũng bằng ḷng ông.

    Có người nh́n ông như một tài năng hư hỏng. Có người bảo sau những ca khúc phổ thơ từ Huy Cận, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, ông không c̣n để lại ǵ cho âm nhạc Việt Nam.
    Tôi ngờ những người ấy sống bằng thành kiến.
    Không người Việt Nam nào có thể quên ơn Phạm Duy.

    Để soi sáng giá trị và ư nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật - một cuốn tiểu thuyết, một bức tranh, một nhạc phẩm - người ta thường qui chiếu về tác giả, về đời tư của người nghệ sĩ. Người ta nghĩ - cũng có lư thôi - giữa tác phẩm và tác giả chắc chắn phải có một mối giây nhân quả. Tác phẩm là sản phẩm của nghệ sĩ, nó tất yếu phải mang dấu ấn, hơi thở, đời sống, ư nghĩ của người sáng tạo.

    Người ta đọc Kiều của Nguyễn Du và người ta đi t́m tiểu sử của ông để hiểu Kiều. Cũng vậy, người ta xem kịch Lưu Quang Vũ, xem tranh Nguyễn Trung, nghe nhạc Trịnh Công Sơn, người ta luôn luôn đi t́m tác giả. Người ta t́m đọc "những bản thảo dở dang, những thư từ, những nhật kư, hồi kư" và qua đó họ vẽ lại chân dung người nghệ sĩ. Chính chân dung ấy đă "soi sáng" tác phẩm của họ.

    Tôi chia sẻ "một nửa" ư kiến đó.

    Tôi không tin là cuộc đời của một nghệ sĩ hoàn toàn làm thành tác phẩm của họ.
    Tôi không tin là tác phẩm đang được quần chúng yêu mến kia sẽ kém đi v́ tác giả có một cuộc sống xă hội "không tốt đẹp" theo ư kiến của những nhà đạo đức.
    Tôi không tin giá trị tác phẩm sẽ bị tụt xuống khi tác giả có một cuộc sống không cân bằng với tiêu chuẩn xă hội.

    Những điều "tôi không tin" ấy thật ra chưa đủ lư lẽ để thuyết phục người khác. Cho đến khi tôi đọc được mấy cuốn sách của Milan Kundera, một nhà văn Pháp gốc Czech.*

    Dưới tựa đề Soixante-treize mots (Bảy mươi ba từ), phần thứ sáu của cuốn Nghệ Thuật Tiểu Thuyết, Milan Kundera viết: "L'artiste doit faire croire à la postérité qúil n'a pas vécu", dit Flaubert.**

    Vẫn theo Kundera, Maupassant không cho đưa chân dung của ḿnh vào một loạt chân dung các nhà văn nổi tiếng: "Đời tư của một người và khuôn mặt anh ta không phải là của công chúng." Heman Broch nói về ḿnh, về Musil, về Kafka: "Cả ba chúng tôi đều không có tiểu sử thật."

    Nhà văn William Faulkner muốn làm "người bị triệt tiêu, bị xóa bỏ khỏi lịch sử, không để lại bất cứ dấu vết ǵ, không có cái ǵ khác ngoài những cuốn sách đă in." Và Kundera nhấn mạnh: Sách là để in, tức là không có các bản thảo dở dang, thư từ, nhật kư.)

    Tôi muốn bắt chước Kundera nói theo một ẩn dụ của Kafka rằng nhạc sĩ Phạm Duy (nhà tiểu thuyết) phá ngôi nhà của ḿnh đi, để lấy gạch xây một ngôi nhà khác: các ca khúc của ông (cuốn tiểu thuyết).

    Từ đó đi đến kết luận là những người viết tiểu sử về một nghệ sĩ (nhà tiểu thuyết, họa sĩ, kịch tác gia, nhạc sĩ, điêu khắc gia...) là người phá giỡ những ǵ mà nghệ sĩ đó đă làm, để làm lại cái mà người nghệ sĩ đă phá giỡ ra. Cái công việc chơ vào đời tư của một nghệ sĩ (tài năng) là một công việc tiêu cực, thuần túy tiêu cực, nó không thể soi sáng cả giá trị lẫn ư nghĩa của tác phẩm; "may ra th́ chỉ nhận dạng được vài viên gạch."***

    Kundera không chỉ nói một lần về vấn đề này trong cuốn L'art du Roman, mà ông nói nhiều lần. Trong phần thứ bảy cuốn sách này, dưới tựa đề Discours de Jerusalem: Le Roman et L'Europe. "Nhà tiểu thuyết là người, theo Flaubert, muốn biến ḿnh đi sau tác phẩm của ḿnh. Biến ḿnh đi sau tác phẩm của ḿnh, điều đó có nghĩa là từ chối vai tṛ nhân vật xă hội."****

    Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đă sống tận cùng đời sống của ông, ông đă hiến tận cùng những ǵ ông có trong trái tim ông và thân xác ông. Tôi đồng ư với Hoàng Khởi Phong, Phạm Duy không cần vinh danh, v́ cái danh ấy ông đă có, người ta nên biết ơn ông.

    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, rơ ràng là chúng ta nợ nần quá nhiều người. Không chỉ nợ nần công ơn sinh và dưỡng của cha mẹ ta, mà ta c̣n nợ nần những người làm cho cuộc sống ta tốt đẹp hơn, có ư nghĩa hơn. Ngay khi họ làm ta đau đớn v́ bản chất của họ, ta cũng nợ họ, v́ nhờ đó ta khám phá ra sự đa dạng của con người,khám phá ra cái bộ mặt đen tối của một con thú tưởng là người, và ta cũng khám phá ra sức chịu đựng của mỗi chúng ta.

    Phạm Duy và Stravinski

    Chưa thấy nhà văn nào nói về âm nhạc say mê và đầy kiến thức như Milan Kundera. Trong cuốn Những Di Chúc Bị Phản Bội, ông dành nguyên phần thứ ba Improvisation en hommage à Stravinski (Ứng tác kính tặng Stravinski) từ trang 69 đến 119 để viết về Stravinski.

    Tôi ước ǵ ḿnh có đủ kiến thức về âm nhạc để viết một chương về nhạc sĩ Phạm Duy. Nếu cuộc đời của Stravinski chia làm ba phần dài gần bằng nhau. Ở Nga, 27 năm; Pháp và Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, 29 năm; Mỹ, 32 năm; th́ Phạm Duy cũng chia phần đời ḿnh qua những con số tương tự: Miền Bắc 29 năm, vào Nam 25 năm, và ở Mỹ nay ông đă ở được 27 năm.

    Kundera viết "Di tản: một cuộc lưu lạc bắt buộc ở nước ngoài đối với người coi đất nước nơi ḿnh sinh ra là tổ quốc duy nhất của ḿnh. Nhưng t́nh trạng di tản kéo dài và một sự trung thành mới đang nảy sinh, sự trung thành với đất nước ḿnh đă nhận; bấy giờ là đến lúc cắt đứt. Stravinski dần dần từ bỏ chủ đề Nga. Năm 1922 ông c̣n viết Mavra (hí kịch phỏng theo Pouchkine), rồi năm 1928, Nụ Hôn Của Bà Tiên, kỷ niệm về Tchaikovski, rồi ngoài mấy tác phẩm ngoại lệ không đáng kể, ông không trở lại chủ đề Nga nữa. Khi ông mất năm 1971, Vera vợ ông, tuân theo Ỷ nguyện của ông, từ chối đề nghị của chính phuđ Xô Viết chôn ông ở nước Nga và chuyển thi hài ông đến nghĩa trang Venise."

    Kundera viết tiếp: "Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Stravinski mang trong ḿnh vết thương của sự di tản, như tất cả những người khác; không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sự phát triển nghệ thuật của ông sẽ đi một con đường khác nếu ông có thể ở lại nơi ông đă sinh ra.”

    Phần đầu của Stravinski và Phạm Duy có vẻ như trùng hợp nhau. Sự khác là ở phần cuối. Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy luôn luôn là Việt Nam.

    "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời."
    Chủ đề ấy ở cuối đường là Minh Họa Kiều I và II. Việt Nam nhất trong những ǵ thuộc về Việt Nam.
    Tôi viết những ḍng chữ này như một lời biết ơn Phạm Duy.
    Tôi không có nhiều lư lẽ để nói về âm nhạc ông. Tôi mượn nhiều lời của Milan Kundera để cám ơn ông.
    Xin ông khỏe măi.

    Nguyễn-Xuân Hoàng
    ------
    * L'art du Roman, Collection Folio, 15 Novembre, 1999 và Les Testaments Trahis, Collection Folio, 18 Janvier, 2002. Bản dịch của Nguyên Ngọc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001.
    ** Sách đă dẫn, trang 177. Flaubert nói: "Người nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tưởng rằng anh ta không hề sống."
    *** Bản dịch của Nguyên Ngọc, Sđd., tr. 156-157.
    **** Bản dịch Nguyên Ngọc, Sđd., tr. 165

  6. #16
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Igor Stravinsky rời nước Nga năm 1910 qua sống ở Thụy Sĩ. Tuy ông có thỉnh thoảng về những năm sau đó nhưng khi chiến tranh thế giới bùng nổ th́ ông bỏ nước Nga vĩnh viễn. Ông là người bảo hoàng và đă từng tuyên bố với Mussolini "tôi cảm thấy tôi là người phát-xít" (I felt like a fascist myself). Khi Đức Quốc Xă xếp nhạc của ông vào thể suy đồi ông tuyên bố là ông căm ghét chủ nghĩa cộng sản, Marxism, ..., cấp tiến, dân chủ, vô thần... (I loathe all communism, Marxism, ... and also all liberalism, democratism, atheism, etc). Tuy đă từng gọi chế độ Xô Viết là "đáng tởm" (execrable), đến cuối đời ông cũng trở về làm hoà với chính quyền Xô Viết, và nhạc ông cũng được chính quyền cộng sản đó khuyến khích người dân thưởng thức và học hỏi.

    Stravinsky chôn ở San Michele, gần Venice, nơi mà người đă một thời gắn bó sự nghiệp với ông, S. Diaghilev được chôn, theo ư nguyện trước khi chết của Stravinsky.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi ĺa đời.



    Cuối tháng Tư 1975, tôi rời Việt Nam trên một con tàu không máy được kéo ra khỏi bờ sông Sài G̣n từ bến kho 5. Khi tàu tách bến, nh́n thành phố bập bùng khói lửa, nước mắt rưng rưng và ḷng thầm hát:

    Chiều nay sương khói lên khơi

    Thùy dương rũ bến tơi bời

    Làn mây hồng pha rán trời

    Sóng Đà giang thuyền qua xứ người…

    Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy


    Lời ca theo tôi trên một hành tŕnh vô định. Cho đến khi tới được Hoa Kỳ và biết rằng nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả của “Thuyền viễn xứ”, cũng đă bỏ nước ra đi.

    Với ông, đó là một lần nữa bỏ quê hương, sau lần rời Bắc vào Nam sinh sống hơn 20 năm trước đó. Lần xa quê này ông chỉ mang theo được người bạn đời là ca sĩ Thái Hằng và những cô con gái là Thái Hiền, Thái Thảo và Thái Hạnh, c̣n các con trai Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, và Duy Cường đều kẹt lại.

    Nơi quê người, khởi đầu định cư ở Pensacola, tiểu bang Florida. Sau một thời gian ngắn Phạm Duy đưa gia đ́nh về Midway City – mà ông gọi là “Thị trấn Giữa đàng” – nằm ngay cạnh Westminster, thủ phủ của người Việt ở miền nam California. Ở đó gia đ́nh Phạm Duy thường đi rong hát xẩm, là cách gọi của ông khi nói về những chuyến ôm đàn đi hát cho đồng hương ở Mỹ nghe.



    Những năm ở nước ngoài Phạm Duy viết được một số ca khúc và đă thu âm vào những băng, đĩa nhạc: Ngục ca, Bầy chim bỏ xứ, Rong ca, Thiền ca, Hàn Mặc Tử ca.

    Sống đời lưu vong ông luôn hướng về quê nhà. Năm 1978 ông viết lên ca khúc “Ở bên nhà em không c̣n đứng chờ đợi anh” là những cảm xúc sâu lắng được nhiều người tị nạn chia sẻ:

    Ở bên nhà đôi tay ngà em vục bùn đen

    Ở bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán

    Ở bên này sống với ác mộng

    Từng đêm ngày anh ra biển rộng khóc thương em.

    Hai lần phải bỏ quê hương ra đi được ông ghi lại trong ca khúc: “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”:

    Một ngày 54, cha ĺa quê hương
    Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
    Một ngày 75, đứng ở cuối đường
    Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!...

    Một ngày 75, con bỏ hết giang sơn
    Hai mươi năm t́nh, yêu người yêu cuộc sống
    Giờ nơi nước ḿnh niềm đau thay nỗi vui
    Sài G̣n đă chết rồi, phải mang tên xác người…

    Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
    Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.

    Đầu năm 2004 trong một cuộc phỏng vấn dành cho người viết bài này, khi hỏi cảm nhận và so sánh giữa bỏ quê hương ra đi trong “Thuyền viễn xứ” và “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”, Phạm Duy từ chối trả lời câu hỏi này như để tránh rắc rối cho việc nhạc sĩ đang chuẩn bị chuyến trở về sống hẳn ở cố hương.

    Sau ba mươi năm lưu vong, tháng 5-2005 Phạm Duy đă “về ôm tổ quốc”. Quyết định của ông được nhà nước Việt Nam hoan nghênh. Một số người Việt hải ngoại lên án ông.

    "Một ngày 54, cha ĺa quê hương Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường Một ngày 75, đứng ở cuối đường Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!..."

    Phạm Duy, lời bài hát '54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước'


    Từ khi ông trở về, trong nước thỉnh thoảng có những chương tŕnh nhạc Phạm Duy tổ chức tại Hà Nội và Sài G̣n. Một vài đầu sách và đĩa chương tŕnh ca nhạc của ông cũng được phát hành. Tuy nhiên vẫn có những văn nghệ sĩ, nhà báo trong nước chỉ trích quá khứ của Phạm Duy, nào là đă bỏ kháng chiến về thành, vào nam sinh sống, đă ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hoà, rồi lại bỏ nước ra đi khi chiến tranh chấm dứt, như thế Phạm Duy – “tên phù thủy âm nhạc” như cán bộ văn hoá từng đặt cho ông – không xứng đáng được vinh danh là một nhạc sĩ tài ba của nền âm nhạc Việt Nam.

    Với cả ngàn bài ca, núi nhạc của Phạm Duy sừng sững như dăy Trường Sơn mà người Việt nào cũng thấy bóng h́nh ḿnh ẩn hiện trên đó. Đó là “Bà mẹ quê”, “Em bé quê” là “Tuổi ngọc”, Tuổi biết buồn”. Đó là đồng lúa, là tà áo dài, ṿng quay xe đạp, là mảnh áo nâu, là quang gánh trên vai. Không như Trịnh Công Sơn viết về thân phận và huyền thoại quê hương trong một giai đoạn chiến tranh nhất định, nhạc Phạm Duy dạt dào t́nh yêu quê hương, nổi bật với những h́nh ảnh thật gần gũi với mọi người. Hăy nghe ông viết về đất nước:

    Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn
    Nước tuôn trên đồng vuông vắn
    Lúa thơm cho đủ hai mùa
    Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê.

    Quê hương ơi bóng đa ôm đàn em bé
    Nắng trưa im ĺm trong lá
    Những con trâu lành trên đồi nằm mộng ǵ
    Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi…

    Không nhạc sĩ nào đă đưa sông nước, đồng lúa, trâu cày, bóng đa đầu làng vào ḷng người một cách êm đềm và t́nh tự như Phạm Duy để rồi những ai sống xa quê hương khi nghe mà không thương, không nhớ.


    Hay như h́nh ảnh tà áo dài, chiếc xe đạp của tuổi thơ sao thật dễ thương:

    Xin cho em một chiếc áo dài

    Cho em đi mùa xuân tới rồi

    Mặc vào người rồi ra

    Ngồi lạy chào mẹ cha

    Hàng lụa là thơm dáng tiểu thơ.

    Xin cho em môt chiếc xe đạp

    Xe xinh xinh để em đi học

    Từng ṿng từng ṿng xe

    Là ṿng đời nhỏ bé

    Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe.

    Ca từ của ông vẽ lên quê hương, lịch sử nước nhà như một bức hoạ đẹp tuyệt vời qua trường ca “Con đường cái quan”:

    Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ

    Chia đôi một họ trăm con đă lên đường…

    Về Hà Tiên ta tiễn Chúa ra đảo khơi

    Về Cà Mau ta đốt biết bao lửa vui.

    Nhạc Phạm Duy đến với tôi vào những năm giữa thập niên 1960 khi c̣n học cấp 2. Đầu tiên là tiếng dân ca “Qua cầu gió bay” với nét vui đùa, là “Giọt mưa trên lá” mang mang buồn, trước khi biết rung động theo những bóng h́nh ở sân trường, biết mơ mộng một mối t́nh vu vơ qua “Ngh́n trùng xa cách”, “Thà như giọt mưa”, “Trả lại em yêu”, “C̣n chút ǵ để nhớ”, “Con đường t́nh ra đi”, “Nha Trang ngày về”, “Tóc mai sợi vắn sợi dài”…

    Khi có nhận thức và hiểu biết về lịch sử nước nhà, về văn hoá dân tộc th́ nhạc Phạm Duy như xoáy xoay vào hồn với trường ca “Mẹ Việt Nam”, trường ca “Con đường cái quan” với 10 bài “Đạo ca” với bài “T́nh ca” bất hủ:

    Tôi yêu tiếng nước tôi

    Từ khi mới ra đời người ơi

    Mẹ hiền ru những câu xa vời…

    Tiếng nước tôi

    Bốn ngh́n năm ṛng ră buồn vui

    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…



    Trong nửa thế kỉ qua, nhạc Phạm Duy đă theo bước chân người Việt đi khắp nơi với yêu thương qua những cuộc t́nh, với quê hương biết bao niềm nhớ, với t́nh tự dân tộc nơi quê người hay ngay cả trên quê hương đă sinh ra ông, dù vẫn c̣n những ngăn cấm.

    Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5-10-1921 tại phố Háng Cót, Hà Nội và qua đời tại Sài G̣n hôm 27-1-2013, thọ 93 tuổi.

    Như thế ông đă trọn vẹn với ước nguyện thể hiện khi ông viết bản đồng ca – mà ông gọi là chung khúc “Việt Nam, Việt Nam” – trong trường ca “Mẹ Việt Nam” đă được rất nhiều người Việt biết đến:

    Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời

    Việt Nam, hai câu nói bên vành nôi

    Việt Nam nước tôi…

    Việt Nam, Việt Nam tên gọi là người

    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi ĺa đời.

    Năm 1995, trong dịp đến Đại học Berkeley nói chuyện với sinh viên nhạc sĩ Phạm Duy đă phát biểu: "Nhạc của tôi đi vào ḷng người th́ dễ, nhưng đi vào ḷng ông Đỗ Mười sao khó thế!”. Lúc đó ông Đỗ Mười là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Mười tám năm sau, hầu hết nhạc của ông dường như vẫn chưa dễ ǵ lọt được vào ḷng giới lănh đạo Hà Nội.

    Dù ông đă hồi tịch, được cấp chứng minh nhân dân, mua nhà ở. Dù ông đă nhiều lần phát biểu hết ḷng ca ngợi chính sách hoà giải của nhà nước, nhưng cho đến lúc nhắm mắt ĺa trần, gia tài âm nhạc của Phạm Duy với cả ngàn bài ca cũng mới chỉ có chưa đến 100 bài được phép phổ biến trong nước.

    Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống tại vùng Vịnh San Francisco. Độc giả có thể đọc bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy trên Blog Buivanphu.

    theo BBC

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tiến sỹ Mỹ gọi Phạm Duy là 'Đại vương'

    Eric Henry

    Tiến sỹ, cựu giảng viên kỳ cựu Đại học North Carolina



    Eric Henry và Phạm Duy trong một lần tranh luận tại Sài G̣n


    Ông Eric Henry nói hồi kư của nhạc sỹ giúp người ta hiểu thêm về Việt Nam trong một thế kỷ qua

    Một trong số những người nước ngoài yêu nhạc Phạm Duy và gửi lời chia buồn tới gia đ́nh và người hâm mộ Việt Nam là Tiến sỹ Eric Henry, người vừa hoàn thành việc dịch hồi kư của nhạc sỹ sang tiếng Anh.

    Trong thư chia buồn bằng tiếng Việt ông Henry gọi Phạm Duy là "BỐ".

    BBC đă gửi ông một số câu hỏi bằng tiếng Việt và phần trả lời sau đây cũng do tác giả gửi bằng tiếng Việt (các chữ viết tắt là nguyên văn cách viết của tác giả).

    BBC: Xin Tiến sỹ cho biết bối cảnh nào khiến ông tới với nhạc của Phạm Duy và ông thích các ca khúc nào của Nhạc sỹ?

    Tiến sỹ Eric Henry: Tôi sinh năm 1943. Thời thơ ấu đă tập dương cầm, và sau đó bắt đầu đánh dương cầm (và dạy dương cầm) làm sinh kế, nhưng không biết ǵ hết về Việt Nam.

    Năm 1968 tôi nhập vào lục quân Mỹ và được huấn luyện 12 tháng về tiếng Việt.

    Đến năm 70-71, tôi được đóng ở Việt Nam (Củ Chi, Xuân Lộc, rồi đến tỉnh Quảng Trị) với lục quân Mỹ.

    Thuở đó tôi đă làm quen với Truyện Kiều và một số tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, Duyên Anh, nhưng vẫn không biết nhiều về nhạc phổ thông Việt Nam.

    Có lần tôi chép ra cái giai điệu của bài “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân sáng tác).

    Tôi cũng đă nghe nói một chút về tên tuổi của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Như thế là hết.
    Phong phú như Picasso

    Sau đó tôi làm nghiên cứu sinh (graduate student) về văn chương Trung Quốc ở đại học Yale, và năm 1980 bắt dầu dạy Trung văn, hồi trước tại Dartmouth, và từ 1982 trở đi tại University of North Carolina.

    "Nói chung, tôi thấy là các giai đoan trong ḍng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!"

    Tiến sỹ Eric Henry

    Năm 1995, tôi bắt đầu mở lớp Việt ngữ ở Carolina, và từ năm 1999 bắt đầu coi những video “Paris By Night.”

    Tôi rất ngạc nhiên khi thấy là trong những ca khúc Paris by Night, có khoảng 40 phần trăm có giá trị nghệ thuật; vả lại, lối hát của nhiều ca sĩ trên đó hấp dẫn lắm, điêu luyện lắm!

    Từ năm 2000 trở đi tôi đă không ngừng t́m hiểu bằng mỗi cách về âm nhạc Việt Nam. Và mấy năm gần đây cũng đă t́m cách hiểu được một chút về nhạc phổ thông của Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân...

    Khoảng năm 2002 trong khi đi thăm một nhà sách VN ở Falls Church, Virginia, tôi dă thấy, mua, và đêm về nhà, quyển một Hồi Kư của Phạm Duy, và đă thấy ngay rằng đây là một tác phẩm có giá trị tối cao đối với bất cứ ai muốn hiểu thêm về Việt Nam trong thế kỷ vừa qua.

    Đối với câu hỏi về những ca khúc của Phạm Duy mà tôi thích nhất, th́ tôi thực sự không có cách nói cho bằng—số ca khúc quá nhiều!

    Thuở sớm (khoảng 2001) một bài mà đă gây một ấn tượng sâu trong ḷng tôi là “Thuyền Viễn Xứ.”

    Tôi cũng thích đặc biệt các bài trong Hoàng Cầm Ca (năm bài) và Thiền Ca (mười bài). Và tôi thấy là các “dân ca mới” mà ông đă sáng tác vào thuở Kháng Chiến cũng có giá trị đặc biệt.

    Nói chung, tôi thấy là các giai đoạn trong ḍng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!

    BBC: Ông đánh giá thế nào về nhạc sỹ Phạm Duy với tư cách là một nhạc sỹ và một con người?

    Tiến sỹ Eric Henry: Tôi thấy rằng Phạm Duy là “đại vương” của nhạc phổ thông Việt Nam.

    Không có một nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng bằng ông.

    Nhưng tôi nói thế nhất định không có nghĩa là tôi muốn bác bỏ những thành tựu của các người soạn nhạc khác. Trong giới nhạc phổ thông Việt Nam, có rất nhiều nhân vật mà ta chỉ thể nói là “vĩ đại” đến tột độ.

    Đối với con người Phạm Duy, th́ tôi thấy là ông không những là nhạc sỹ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của người Việt Nam.

    Điều đó có thể thấy rơ khi đọc bốn quyển Hồi Kư của ông.

    Tôi đă được cái may mắn làm quen với nhiều người “không phàm,” nhưng chưa hề gặp một ngưởi nào thông minh hơn, hoặc phức tạp hơn, nhạc sỹ Phạm Duy.

    Nếp sống của ông đă bận rộn vô cũng và ông lúc nào cũng phải chuyên tâm về nghề nghiệp của ḿnh—tuy vậy ông luôn luôn đối xử với tôi một cách tử tế, đẹp đẽ không thể tả được.

    Tôi không khó mà thấy tại sao những người gọi ông bằng “bố” là nhiều như thế.
    Ghét 'lập trường'

    BBC: Ông nghĩ tài năng của nhạc sỹ Phạm Duy nh́n trên khía cạnh đóng góp cho âm nhạc thế giới có thể được hiểu như thế nào? Liệu các ca khúc của ông có thể tới được với khán giả quốc tế rộng răi hơn sau khi ông qua đời?
    Nhạc sỹ Phạm Duy trong lần ra mắt ở Hà Nội tháng 1/2009

    Ông Phạm Duy được cho là chỉ muốn trung thành với văn hóa dân tộc chứ không phải chính quyền

    Tiến sỹ Eric Henry: Để đạt đến mục đích dó th́ phải nhờ Hồi Kư (bản tiếng Anh) và các môn học về lịch sử và văn hóa Viet Nam ở những trường học cao cấp ở bên Mỹ và Âu Châu.

    Chính tôi đă mở một vài lớp về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc Đông Á ở UNC, và đă khiến sinh viên trong những lớp ấy đọc Hồi Kư của Phạm Duy.

    BBC: Việc dịch hồi k‎ư của Phạm Duy giúp ông hiểu thêm về nhạc sỹ như thế nào?

    Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Kư đă giúp tôi hiểu là: suốt đời ông, Phạm Duy đă rất quyết tâm không công nhận là người Việt Nam có một thứ chia ĺa nào cả về chính trị, tư tưởng, nếp sống.

    Phần đông người khác cảm thế là ḿnh có bổn phận ủng hộ phe nọ phe kia, nhưng Phạm Duy từ chối làm như thế, và trái lại tiếp tục đứng ở trung gian.

    Thái độ đó đă khiến nhiều người đâm ra hoài nghi đối với ông.

    Họ đều tin tưởng là bổn phận của mỗi con người là có một thứ “lập trường” chính trị.

    Họ đều tin tưởng là “thiếu lập trường” giống như không có nguyên tắc ăn ở nào cả. Nhưng đối với Phạm Duy, trên đời này không có ǵ đáng ghét hơn “lập trường.”

    "Suốt Hồi Kư ông nhắc lại nhặc đi là hai chữ “yêu nước” không thể có nghĩa là “trung thành với một nhóm người cầm quyền nào đó,” “hoặc “trung thành với một nền chính quyền nào đó” hoăc “trung thành với một lư thuyết chính trị nào đó.”"

    Tiến sỹ Eric Henry

    Suốt Hồi Kư ông nhắc lại nhặc đi là hai chữ “yêu nước” không thể có nghĩa là “trung thành với một nhóm người cầm quyền nào đó,” “hoặc “trung thành với một nền chính quyền nào đó” hoặc “trung thành với một lư thuyết chính trị nào đó.”

    Theo ông, hai chữ “yếu nước” chỉ thể mang một ư nghĩa thôi; đó là: “trung thành với văn hóa, ngôn ngữ, và cảnh vật của nước ḿnh.” Tôi thấy là cách suy nghĩ đó rất là có lư.

    BBC: Ông mất bao nhiêu lâu để dịch hồi k‎ư và liệu nó sẽ được đón nhận ra sao trong thế giới nói tiếng Anh?

    Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Kư đă kéo dài 13 tháng—từ tháng 5, 2004 đến tháng 6 năm 2005.

    Và vài năm sau đó tôi đă tạo ra khoảng 1.500 chú thích về những nhân vật, địa điểm, điển cố...trong sách. Việc đó cũng đă kéo dài gần một năm.

    Chưa biết chừng nào bản tiếng Anh sẽ được xuất bản—bản thảo hiện giờ nằm trong tay công ty Phương Nam bên Sài G̣n.

    Họ nói là muốn xuất bản, nhưng các điều kiện chính trị trong nước chắc là sẽ làm cho việc này rất khó mà thực hiện.

    BBC: Xin ông chia sẻ những kỷ niệm của ông với nhạc sỹ!

    Tiến sỹ Eric Henry: Ông Phạm Duy lúc nào cũng có óc khôi hài, cho nên tôi kể lể được nhiều giai thoại đối với ông.

    Ở đây tôi chỉ nhắc đến một việc thôi.

    Mỗi lần tôi gửi email đến ông để đặt ra vài câu hỏi đối với Hồi Kư, th́ ông đều gửi hồi âm rất nhanh—có khi chỉ cần đợi một hai tiếng đồng hồ thôi.

    Có lần tôi đă gửi một số câu hỏi đến ông, và trên email đó nói là tôi biết rằng ông lúc ấy rất bận với việc tổ chức một cái sô—cho nên tôi thấy là ông không cần trả lời nhanh—tôi chờ đợi được, không sao.

    Sau một hai tiếng, tôi nhận được thư hồi âm của ông. Trên đó ông nói “Đúng như anh nói, tôi hiện giờ bận lắm, nhưng tôi vẫn trả lời nhanh được, tại v́ tôi là… TARZAN!!”

    Sau đó, trên một bức thư khác cuối ông có câu: “Anh thấy không? TARZAN vẫn đong đưa trong rừng!!"

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy


    Nhạc sĩ Phạm Duy và Châu Đ́nh An (1988)

    Châu Đ́nh An

    Tháng 4 năm 1981 tôi bước chân xuống phi trường Los Angeles, California trong bỡ ngỡ của một “dân giả quê mùa” lần đầu tiên đặt chân đến thành phố sầm uất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Đang long ngóng th́ có tiếng reo “A! đây rồi…”. Một người đàn ông ăn bận giản dị, chân đi dép và mái tóc hoa râm đến bên tôi “Phải An không?”.

    Tôi nhận ra nhạc sĩ Phạm Duy, ông dẫn tôi đến bên chiếc xe Buick cũ đời 1977 màu cam nhạt, cất hành lư vào khoang xe và trực chỉ về nhà ông ở Midway City, Quận Cam Cali.



    Trên đường đi từ Los Angeles đến Midway City vào khoảng gần 1 tiếng lái xe, ông hỏi thăm tôi về cuộc sống mới đến Mỹ ra sao, và một vài chi tiết thân thế long đong của tôi. Quen biết ông qua sự giới thiệu của cựu dân biểu VNCH Nguyễn Văn Cội, và khi tôi gửi đến ông 10 ca khúc để nhờ ông giúp thực hiện một băng nhạc Cassettes. Những bài nhạc tôi viết từ trại tỵ nạn Hồng Kông cho đến khi qua định cư ở Kenosha, Wisconsin Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1980. Trong đó có những bài như Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Tâm Động Ca, Như Những Lời Ca Thép, Trại Tù Chữ S, Sẽ Có Sáng Mai Này, Như Một Lời Thề Nguyền…

    Khi nhận được 10 bài nhạc, ông đă nhanh chóng hồi âm sau hai tuần lễ và một cuộc nói chuyện với ông dẫn tôi đến Los Angeles, mà tôi đâu biết đă bắt đầu đưa tôi bước chân vào giới nghệ thuật. Qua thư trao đổi, ông khen nhạc tôi có nét lạ của một người vừa vượt thoát từ Việt Nam sau 5 năm dưới chế độ cộng sản, và ông nhận lời đứng ra làm Producer, nghĩa là nhà thực hiện và sản xuất cho băng nhạc đầu tay trong đời sáng tác của tôi.

    Bước chân vào căn nhà xinh xắn ở Midway City, tôi được chào đón bởi bà Thái Hằng, phu nhân của ông với một nụ cười hiền hậu, bà vui vẻ, dễ thương ân cần hỏi han và chỉ tay trên vách pḥng ăn một bức h́nh tôi ở đấy. Ngạc nhiên th́ bà bảo là “bác trai dán h́nh cháu để nhận diện đi đón cho dễ, mấy em ở nhà cứ th́ thầm với bác là, có lẽ đây là con rơi hay sao mà bố lo lắng ân cần quá!” Mà cũng dễ nghi lắm, v́ khuôn mặt tôi và Duy Minh có phần giống nhau lắm. Tôi cười và cảm thấy gần gũi ngay với không khí gia đ́nh ông bà Phạm Duy. Đến chiều Duy Quang đi làm về, lịch thiệp trong quần Jean và áo sơ mi trắng, nụ cười hiền hậu, Duy Quang thiện cảm chào tôi. Chúng tôi bắt tay nhau và Quang hỏi đă ăn uống ǵ chưa rồi không đợi tôi trả lời anh đưa tôi ra xe bảo là đi uống cà phê và thăm phố Bolsa cho biết cộng đồng ḿnh. Mặc cho bà Thái Hằng căn dặn là chiều về ăn cơm cả nhà.

    Đó là những kỷ niệm đầu tiên của tôi với gia đ́nh nhạc sĩ Phạm Duy mà tôi c̣n nhớ. Đến chiều về, cả nhà đông đủ, lần đầu tiên tôi dự bữa cơm gia đ́nh gồm có ông bà Phạm Duy và các con Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Đức, Hạnh, 10 người ăn và thêm một miệng mới nữa là tôi. Bữa cơm rất ngon v́ vui, và từ lâu tôi chưa hề có cái không khí gia đ́nh, thân mật, ấm cúng.

    Là một gia đ́nh nghệ sĩ, các con của nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện thoải mái, đùa cợt với bố mẹ, nhưng vẫn có sự kính phục. Đây là một gia đ́nh Bắc Kỳ chính hiệu có truyền thống và nề nếp. Cho dù 4 chàng con trai (Quang, Minh, Hùng, Cường) và 2 cô con gái (Hiền, Thảo) đă trưởng thành, nhưng vẫn ở chung với bố mẹ. Nhà nhỏ, nhưng ngăn chia nhiều pḥng, có pḥng th́ hai người, chỉ riêng Duy Quang có riêng một pḥng lớn là cái gara để xe trưng dụng thành pḥng ngủ, và Duy Cường có một pḥng riêng v́ bận làm hoà âm cho nhạc. Ngoài công việc đi làm thường ngày, nhạc sĩ Phạm Duy và các con vẫn dựng lại ban nhạc The Dreamer và mỗi cuối tuần chơi nhạc tối thứ sáu, thứ bảy tại vũ trường ở Quận Cam thời bấy giờ.

    Tôi ngụ lại nhà nhạc sĩ Phạm Duy suốt thời gian hai tuần lễ thực hiện thu âm cho dĩa nhạc, phải nói là ông rất chu đáo về tổ chức, ngày nào thu thanh ai hát, xem lại bài nhạc, xem lại hoà âm, và cuối cùng, trong tay chúng tôi có dĩa master nhạc Châu Đ́nh An, và thời bấy giờ Master băng rất to, đến hai dĩa băng nhựa nặng tay.

    Nhạc sĩ Phạm Duy liên lạc với hoạ sĩ Hồ Đắc Ngọc vẽ cho tôi cái b́a băng Cassettes, chở tôi đến nhà in AnNam của ông Lê Ngọc Ngoạn để xem giá cả và ấn loát, những buổi đi làm việc như thế chỉ có ông và tôi trên chiếc xe cũ của ông băng qua những con đường trong sương mù buổi sáng, và trong xe th́ luôn phát ra các ca khúc mới toanh của tôi. Bạn tưởng tượng xem, tôi hạnh phúc và ngây ngất như thế nào bên một nhạc sĩ lừng lẫy nghe nhạc của tôi mới ra ḷ.

    Ông c̣n thủ bút viết cho tôi những lời sau:

    “Nhạc Châu Đ́nh An v́ có nội dung rất tích cực, hy vọng sẽ là người đại diện cho những ai vừa vượt thoát từ Trại Tù Chữ S, sẽ có ngày trở về dựng cờ Quốc Gia trên đất nước thân yêu”. Kư tên Phạm Duy

    Ông không ngần ngại khen ngợi nhạc tôi viết hay, và ca khúc của tôi nhan đề Tâm Động Ca do Thái Hiền tŕnh bày đă làm ông xúc động rưng rưng khoé mắt, lời bài hát tôi viết sau 5 năm tả tơi trong chế độ mới từ 1975 đến 1980:

    “Khóc cho người ở lại Việt Nam

    Một tiếng khóc thương cho đồng loại

    Một tiếng khóc thương em khờ dại

    Một tiếng khóc nhăn nheo mẹ già

    Có tổ quốc, mà không có quê hương

    Có đồng bào mà sao xa lạ

    Có Việt Nam mà tôi mất đâu rồi

    Có gịng sông mà con nước khô cạn

    Có t́nh yêu mà không có bè bạn

    Đứng bên này bờ biển đại dương

    Nh́n chẳng thấy quê hương chỗ nào

    Nh́n chỉ thấy thêm thương đồng bào

    Lời tổ quốc trong tim dạt dào

    Và nghe tiếng trong tôi th́ thào

    Giọt nước mắt lưu vong chợt trào

    Tạm biệt

    Tổ quốc thương yêu…

    Của tôi”

    (CDA 1980)

    Ông xúc động và chắt lưỡi thốt lên “hay lắm!” không những v́ gịng nhạc tôi mà c̣n v́ giọng con gái ông là Thái Hiền cao vút kết thúc câu tạm biệt tổ quốc thương yêu của tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn c̣n nhớ một h́nh ảnh của nhạc sĩ Phạm Duy ngồi sau tay lái chiếc xe và nỗi rung động thiết tha với quê hương đang đau khổ. Cứ thế, hằng ngày, những câu chuyện ông kể, từ đời sống âm nhạc của ông, lộ tŕnh vượt thoát đến Mỹ, và đến nỗi đau đớn dày ṿ suốt bao năm tháng dài khi 4 người con trai c̣n kẹt lại quê hương. Ông cũng kể là cả hai ông bà in roneo, loại giấy copy để đóng thành tập nhạc dạy đàn guitar do Phạm Duy biên soạn để bán kiếm tiền sinh sống, và nhận lời đi hát dạo cho cộng đồng người Việt phôi thai h́nh thành. Ban nhạc gia đ́nh với Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Hiền, và Thái Thảo, ông luôn nghĩ là ḿnh không lúc nào quên được cách để kiếm tiền, hầu có phương tiện t́m cách cứu thoát Quang, Minh, Hùng, Cường c̣n lại quê nhà. Bà Thái Hằng c̣n cho tôi biết, những ngày bận rộn sinh kế th́ thôi, c̣n khi về đến nhà, là ông Phạm Duy nằm dài ra thừ người, đau đớn, ray rứt với 4 người con trai mà ông đang suy tính t́m đủ cách để đoàn tụ.

    Ở đây tôi muốn nói đến t́nh yêu con quá sức nơi nhạc sĩ Phạm Duy, cả nhà 10 miệng ăn, và từ khi c̣n ở Việt Nam qua đến Mỹ, nhất nhất do bàn tay của ông làm ra, từ viết nhạc, viết bài và làm những việc liên quan đến âm nhạc để nuôi sống gia đ́nh. Các con của ông dựa vào ông, chỉ v́ yêu quá, săn sóc và lo lắng thái quá, do vậy đă dẫn đến t́nh trạng sau này, là ông đánh đổi tất cả sự nghiệp âm nhạc tiếng tăm, để chọn một lối thoát kinh tế cho các con khi về sinh hoạt trong một nước Việt Nam do cộng sản cai trị.

    Đây là một sự thực mà ít ai hiểu được.

    Trong email với nhà báo Hoàng Lan Chi, khi chị đề cập về thái độ và lời nói của ông trong các cuộc phỏng vấn của báo chí “lề phải” trong nước, đă dấy lên sự phản ứng bất b́nh của cộng đồng hải ngoại, về những bức ảnh ông cầm tấm thẻ “chứng minh nhân nhân”, “chứng minh hộ khẩu”, tôi đă tŕnh bày cho chị về những điều tôi biết, và nhà báo Hoàng Lan Chi, một người quen biết với gia đ́nh ông.

    Chế độ Việt Cộng và nhạc sĩ Phạm Duy chơi “game” với nhau, cả hai lợi dụng nhau, và cả hai đều có đường tính toán khác nhau. Chắc chắn một điều là Phạm Duy không thể nào theo cái gọi là chủ nghĩa cộng sản, và ông đă nhận ra chế độ hiện nay ở Việt Nam, không c̣n thứ cộng sản của thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, mà là cái vỏ bọc cộng sản che chắn cho cái thực chất là chế độ tư bản đỏ, độc tài toàn trị và cái ruột chính vẫn là mô h́nh tư bản kinh tế, hay rơ hơn là tham nhũng, bán tài sản quốc gia làm giàu cho các lănh tụ và phe cánh. Ông Phạm Duy chọn một lối đi như tôi đă nói ở phần trên là, lối đi kinh tế cho các con của ông sau này, mà nh́n phiến diện đó là sự thoả hiệp dễ nhạy cảm phát sinh ra sự chê trách, chống đối từ phía cộng đồng người Việt quốc gia, cái nôi đă cho ông hít thở, phát triển gần như toàn diện sự nghiệp âm nhạc của ông. Do vậy, người ta giận dữ cũng chỉ v́ tiếc cho ông, một tài năng, một biểu tượng văn hoá c̣n sót lại của Việt Nam Cộng Hoà.

    Tôi đoan chắc là chỉ v́ quá yêu thương các con, ông đă chọn về Việt Nam trong chế độ độc tài hiện hữu để có ba việc:

    Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đă làm ông hụt hẫng năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời t́nh ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc sĩ, nhưng, có lần ông cho tôi nghe ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết riêng cho bà, v́ cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho ḷng ḿnh bâng khuâng nhớ nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi.

    Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi ḷng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi th́ thôi không có chuyện nói đến, và bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, chế độ cộng sản chưa sụp đổ như bao người trông chờ, không biết đến bao giờ quay trở lại cố hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái quê hương khốn khổ đă cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao th́ ra.

    Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con ḿnh sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp ǵ cả, chỉ hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải ngoại th́ không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy th́ không được, làm thợ th́ khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng v́ sự sụp đổ h́nh ảnh thần tượng nghệ sĩ quốc gia nơi ông.

    Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà b́nh hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. V́ tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ.

    Cái c̣n lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao th́, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương th́ hết ḷng, khi ghét th́ hết t́nh. Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng ǵ ông Phạm Duy, mà c̣n nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi v́ quá nhiệt t́nh, quá sôi nổi, quá bức xúc v́ chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô t́nh đă thiếu sự khoan dung, thiếu sự che chở, không có trái tim bao dung che chở, nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, chỉ xô đẩy người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, và họ trở thành ích kỷ. Điều này đă xảy ra ở các hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Thích Nhất Hạnh và bây giờ là Phạm Duy.

    Ông Phạm Duy đă nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay suốt 93 năm làm con người sống thở trên cơi đời này. Chắc chắn là các báo lề phải trong nước sẽ có nhiều bài “vinh danh” ông, ca ngợi sự nghiệp âm nhạc và con người ông. Chế độ cộng sản hiện nay luôn nhận vơ cho ḿnh những khuôn mặt lớn của văn học nghệ thuật, từ Văn Cao, Trịnh Công Sơn và bây giờ là Phạm Duy là người của họ, là những kẻ thành danh do bởi chế độ, hoặc là tài sản chung của đất nước. Bởi v́ có mất mát ǵ đâu, khi một cái “Game” mà chế độ lúc nào cũng là kẻ thắng bởi v́ cầm quyền ban phát “xin và cho”.

    Đây là một bài học cho giới làm nghệ thuật một khi thoả hiệp trong một trận đấu “Game”.

    Ở sao cho vừa ḷng người

    Ở rộng người cười, ở hẹp người chê!

  10. #20
    Chín-đờn-c̣
    Khách

    Đại Nhạc Sĩ với Tập Nhạc Tục Ca


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2012, 10:05 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 17-11-2011, 02:37 AM
  3. Replies: 26
    Last Post: 03-05-2011, 02:12 PM
  4. Replies: 15
    Last Post: 04-01-2011, 10:42 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 28-12-2010, 11:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •