Results 1 to 2 of 2

Thread: Xă hội Việt Nam một năm nh́n lại

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Xă hội Việt Nam một năm nh́n lại

    Cách nay ít lâu, vào một buổi chiều cuối năm khi “giá rét và nỗi buồn …tràn ngập tâm hồn khiến nỗi ḷng chùng xuống”, làm cho TS Nguyễn Xuân Diện “Chiều cuối năm nh́n lại” để thấy ḷng trĩu nặng theo những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo trong xă hội VN ngày nay, với “kẻ thủ ác tuổi đời càng ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dă man, độc ác, quyết liệt” hơn.

    Qua bài “Khởi tố sự thất vọng”, blogger Thuỳ Linh đề cập tới “nhiều sự kiện, t́nh huống khiến nhiều người lo lắng, hy vọng, rồi thất vọng và tuyệt vọng” ! Như vậy họ hy vọng để rồi thất vọng, tuyệt vọng về những ǵ ? Theo tác giả, trước hết, “đỉnh điểm của sự thất vọng là Hội nghị TW6” mà rất nhiều người dân Việt “thắc thỏm” hy vọng, dù mong manh, ở “canh bạc” này của đảng để sau cùng rồi họ “vỡ oà cùng sự tức giận không thể kiềm chế” v́ “canh bạc” ấy tiếp tục “khẳng định sự sáng suốt của đường lối, của sự lănh đạo”; “đảng càng tự tin hơn về ḷng từ bi dành cho những khuyết điểm, tội lỗi của nhau nên không kiểm điểm, kỷ luật ai” cả. Bằng chứng là, theo nhận xét của bloger Thuỳ Linh, “Thủ tướng tươi cười ngay sau hội nghị. Nụ cười đi vào lịch sử về bài học không trưởng thành dù cỡ tuổi nào, chức vụ nào, từng trải nào…”

    Sau một năm qua, tác giả cũng chưa quên t́nh trạng lạm phát, giá cả gia tăng, “đời sống khốn khó, cơ cực như thời Giá-Lương-Tiền những năm 80 và hơn thế nữa…”; rồi con số “ấn tượng” là khoảng 55.000 doanh nghiệp bị phá sản trong khi những “con cưng” doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp của các nhóm lợi ích dù bị “lỗ khủng, nợ khủng” nhưng vẫn an nhiên tự tại và “được che chắn, bảo vệ bởi quyền lực”; GDP 5,03% của năm 2012 là mức thấp nhất kể từ 1999; nợ xấu ngân hàng, nợ quốc gia – một loại “bí mật nhà nước” – ngày càng chồng chất, mà nạn nhân gánh nợ không ai khác hơn là người dân; tham nhũng “ung dung”; giới cầm quyền tiếp tục những “án bỏ túi”, tiếp tục bỏ tù, truy tố, kết những án tù oan khuất và dài lâu, đặc biệt đối với những người yêu nước như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, Việt Khang, Anh B́nh, Nguyễn Phương Uyên, Hoàng Khương cùng nhiều người khác rất có ḷng với quê hương dân tộc, qua những “phiên toà vội vàng, cẩu thả, trắng trợn vi hiến…”.


    Đó là chưa kể t́nh cảnh dân oan ngày càng nghiệt ngă khiến xảy ra tiếng súng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn “nă thẳng vào chế độ tham nhũng” nhưng vẫn không lay động được giới cầm quyền – mà ngược lại, c̣n bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố cả gia đ́nh nạn nhân tội “giết người, chống người thi hành công vụ”, làm trầm trọng thêm “chuyện dài quê hương” về t́nh cảnh dân oan. Blogger Thuỳ Linh cũng không quên hiểm hoạ phương Bắc trước t́nh trạng “hèn với giặc, ác với dân” của giới cầm quyền khi TQ, trong năm 2012, “leo thang xâm phạm chủ quyền biển Đông rất trắng trợn”. Những sự kiện tiêu biểu ấy trong năm khiến nhà văn Thuỳ Linh “chợt hỏi”:

    Ai sẽ là minh chủ của đất nước gần 90 triệu dân? Ai sẽ lèo lái đất nước vượt qua nghèo đói và sự bạc nhược, hèn kém? tại sao dân Việt ḿnh có thể sống sót trong tuyệt vọng? Và t́nh cảnh này sẽ kéo dài đến bao giờ? Liệu có thể khởi tố sự tuyệt vọng này? Bị can cũng đă có để có thể khởi tố v́ tội lỗi rành rành ra đấy? Nhưng người ta cứ di lư hết năm này qua năm khác, để mỗi năm, nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…Và “vụ án tuyệt vọng” của năm 2013 sẽ như thế nào?

    Lắm cảnh nhiễu nhương


    Đàn áp người biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội

    ... Rồi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bỗng nhớ lại có lẽ nỗi niềm của ông “bị tác động bởi vài câu chuyện buồn của tối hôm qua”, dẫn ông ngược ḍng thời gian để cảm nhận ra rằng “dân ta có hết lầm than đâu!”, từ chuyện “anh lái taxi than văn ế ẩm, nhiều bạn anh đă bỏ xe nghỉ việc v́ lỗ”, “ chuyện anh bạn là chủ một nhà hàng rất lớn ở B́nh Quới: Số lượng thực khách giảm xuống thấy rơ từng ngày”…cho tới “lúc nào ngồi vào với đám bạn bè kinh doanh đều nghe họ thở dài v́ nghĩ đến nợ nần”, “giới chứng khoán th́ tiêu tùng”, “giới bất động sản th́ lao đao…, hầu như sụp đổ”…Tác giả hồi tưởng tiếp:

    Rồi h́nh ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất...Ôi dân tôi sao mà gặp hết kiếp nạn nầy đến kiếp nạn khác thế này! Phẫn uất. Rồi buồn. Rồi mọi h́nh ảnh tăm tối khác, những thứ bao năm nay đă cố quên, lại ập về khi nghĩ lại những ǵ đă đọc trong " Bên Thắng Cuộc". Nào học tập cải tạo, nào tiêu diệt tư sản mại bản, nào cải tạo công thương nghiệp, nào đổi tiền, nào nạn kiều, nào phương án 2, nào vượt biên, nào chiến tranh biên giới...bao nhiêu số phận dân lành bị vùi dập, bao nhiêu chết chóc tang thương...


    ... GS Trần Kinh Nghị nhấn mạnh, “điều không b́nh thường” là có một cuộc xâm lược khác không được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn, nhỏ do phương Bắc gây ra từ biên giới Tây Nam trở lên biên giới phía Bắc và ra tận ngoài biển Đông sau biến cố gọi là “Mỹ cút, nguỵ nhào”, khiến người dân Việt b́nh thường “ai cũng nhận ra điều vô lư này” nhưng “ ai cũng im lặng”. Mà nếu có thắc mắc, chỉ được trả lời rằng “đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta!”. Tác giả nêu lên vấn đề:

    Vậy ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do người Pháp, người Mĩ gây ra th́ phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra th́ phải cố mà quên đi, thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang; nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta th́ gọi là “tàu lạ”…Chỉ khổ thân những người lính đă ngă xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng đội chống Pháp chống Mĩ của họ. Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo th́ thật trớ trêu!

    Dân ngày càng khổ


    Qua bài “Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”, GS Trần Kinh Nghị viện dẫn một số trường hợp cụ thể, như vụ đại tá, phó giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh “lên lớp” trước hằng trăm cán bộ lănh đạo của nhiều trường đại học, rằng “Các đồng chí nhớ người Mỹ…chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”, c̣n “đối với TQ, hai điều không được quên: Họ đă từng xâm lược chúng ta, nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”; như vụ người cầm đầu Đảng lên tiếng “văn bất thành cú” với cử tri Quận Ba Đ́nh rằng “Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông.

    Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế…”; hay vụ một ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng “trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống …cớ sao bây giờ lại đ̣i chống Trung Quốc(?)”; hoặc chuyện một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí B́nh Minh II của Việt năm hồi năm ngoái là “thương cho roi cho vọt…” (!) Vân vân và vân vân….

    Tất cả cho thấy t́nh trạng mà GS Trần Kinh Nghị gọi là một “sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”. Trong khi đó, trên thực tế, Bắc Kinh “gậm nhấm” lănh thổ, lănh hải của VN, chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc VN bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng, đó là chưa kể người đàn anh “4 tốt, 16 chữ vàng” này “thuê đất rừng đầu nguồn, đất đai dọc biên giới, đưa hàng ngh́n công nhân vào khai thác bô-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc v.v…”.

    Câu hỏi cần được nêu lên là v́ sao quê hương cùng người dân Việt phải chịu cảnh nhiễu nhương như vậy ? GS Trần Kinh Nghị phân tích:

    Phải chăng lư do chính là ở chỗ, Việt Nam tự vận vào ḿnh một vai tṛ đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ư thức hệ cộng sản? Hăy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mă Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đă không làm như vậy, và họ đă sớm có ḥa b́nh để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng th́ chắn chắn đă có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho ḿnh?

    Qua bài “Lưỡi ḅ và lưỡi liềm”, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy chủ nghĩa Mác-Lênin với biểu tượng búa-liềm áp đặt vào người dân Việt mấy chục năm nay, hiện “đă sinh hoa kết trái trong ḷng dân tộc. Tiếc rằng hoa trái của nó đă là những hoa độc và quả đắng”. Vẫn theo blogger Nguyễn Hữu Vinh th́ sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác-Lênin làm nền tảng quản lư xă hội bằng đấu tranh giai cấp khiến đất nước lâm thảm cảnh:

    “Đó là cơ hội cho đường lưỡi ḅ vươn ra liếm Biển Đông.

    Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước ta.

    Như vậy, cái lưỡi ḅ hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua.”

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012124236.html

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

    HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng lún sâu vào ṿng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.


    Một số phụ nữ cố gắng đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng trái cây nhập cảng từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.

    Thời Báo TBKTVN hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở Việt Nam đă nhiều lần báo động về t́nh trạng thâm thủng mậu dịch ngày một dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó “b́nh thường”.

    Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.

    “Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”

    TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%...”

    Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.

    Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.

    Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.


    Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo NLĐ phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám ǵ cũng nhập”.

    Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.

    “Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo NLĐ ngày 3 tháng 10, 2012 viết.

    Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “băi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

    Ông Đào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương b́nh luận t́nh trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “B́nh thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đă thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

    Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.

    “Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà c̣n gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới SMO ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.

    Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn th́ hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.

    Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.

    “Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 ngh́n tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” SMO báo động.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.URo7CfInnqU

    VIỆT NAM LÚN SÂU LỆ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG CỘNG

    Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Cộng suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng. Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ đô-la. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ đô-la; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ đô-la. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ đô-la và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ đô-la. Nhiều người phải kêu rằng hàng hóa của Trung Cộng thượng vàng, hạ cám ǵ cũng nhập. Cả những đồ tệ hại như gà thải đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại phụ gia gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi. Không chỉ nhập cảng nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây từ Trung Cộng cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam.

    Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành băi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Cộng. Phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương b́nh luận t́nh trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Cộng là b́nh thường, nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đă thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Cộng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. ...

    http://www.sbtn.net/D_1-2_2-70_4-699...rung-cong.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nh́n lại cuộc chiến Việt Nam
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 45
    Last Post: 22-08-2012, 04:59 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 04-08-2011, 06:42 PM
  3. Replies: 56
    Last Post: 11-04-2011, 05:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 23-01-2011, 06:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •