Results 1 to 5 of 5

Thread: Giấc Mơ Nước Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Giấc Mơ Nước Mỹ

    Tác giả: Nguyên Giang


    Bài dự viết về nước Mỹ gửi từ Sài G̣n bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.



    Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. V́ sao ư? Để tôi t́m hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu ḿnh bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.

    Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi v́ sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n vẫn c̣n lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đă im tiếng súng đă lâu, từ khi tôi chưa chào đời.

    Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhă nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều ǵ đă làm nên đôi hia bảy dăm đó?

    Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?

    Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?

    Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được ch́a khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có c̣n nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?

    Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có ǵ giống và khác nhau.

    Cuối cùng tôi muốn đi để xem v́ sao, hấp lực ǵ mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.

    Nhưng đường đến nước Mỹ với ḿnh chắc xa diệu vợi. Thôi th́ các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai c̣n tâm t́nh với những người bên này vui ḷng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ. Nếu vậy th́ âu cũng là một niềm vui lớn rồi, chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó ḿnh đạt chân đến Mỹ quốc!

    Mong lắm thay!

    Nguyên Giang

    Cháu muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?

    Source: Private Email.

  2. #2
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Thư hồi đáp tác giả bài "Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!"

    Nguyễn Công Bằng

    Thưa bạn,

    Theo bạn chia sẻ, th́ tuổi đời 30+ của bạn nhỏ hơn thời gian tôi "lưu vong" ở xứ Mỹ. Tôi muốn nhấn mạnh chữ "lưu vong" ở đây để bạn trẻ hiểu rằng: Kể từ năm 1975, khi ở quê nhà có hàng triệu người đau khổ v́ không thoát được ngục tù CS, th́ cùng lúc đó ở nửa ṿng địa cầu bên kia cũng có hàng triệu người khác đau khổ khi không biết ngày nào được trở lại nơi chôn nhao cắt rốn. Khi cách xa đất nước rồi mới cảm nhận được cái hạnh phúc được sống từng giờ phút trên quê hương thân yêu của ḿnh, bạn ạ!

    Bây giờ, những người muốn được đặt chân tới Mỹ không phải chấp nhận đánh đổi tất cả để hy vọng đến được bến bờ tự do như hoàn cảnh nghiệt ngă ở giai đoạn trước ngày nước Mỹ bắt tay lại với chế độ cựu thù (năm 1995). Gần hai mươi năm qua, ai học giỏi và có thêm chút may mắn th́ cũng có thể đến được xứ Mỹ này để học thêm, hoặc để thực nghiệm những ǵ muốn biết rơ. Cho đến nay, đă có hàng chục ngàn người trẻ VN đến Mỹ du học hay thăm viếng. Những người này chắc chắn đă t́m hiểu được những điều mà bạn khắc khoải. Nhưng ngược lại, điều tôi và có lẽ khá nhiều người khác muốn biết là: Những kinh nghiệm từ Mỹ đă và đang đóng vai tṛ ǵ cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, để Việt Nam sớm xứng đáng cho người dân không phải nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi.

    Với thời đại thông tin ngày nay, xứ Mỹ không c̣n là một bí mật ǵ to lớn. Người ở Mỹ, bao gồm cả người da trắng và các sắc dân da màu, đă chia sẻ với thế giới rất nhiều về xứ sở này. Đây là một đất nước có một lịch sử và nhiều ưu điểm đáng để nhân loại khâm phục, học hỏi. Tuy nhiên, nó không hoàn hảo mang tính "thiên đường" như một số người viễn tưởng. Điều đáng trân trọng nhất là ở xứ này, những người có nhân cách, ư chí và tài năng đều có thể t́m được cho ḿnh một cuộc sống tương đối hạnh phúc. Như nhiều nước tự do khác, Mỹ là một xứ sở cho phép người ta vươn lên bằng khả năng và ư chí. Đại khái là vậy, không có ǵ lạ lắm đâu!

    Điều tôi muốn nói rơ với bạn trẻ là thế này: Không phải Mỹ là đất nước duy nhất có thể cho con người môi trường để sống một cách lịch sự, nhă nhặn, văn minh và nhân bản. Hầu hết các nước tự do có nền dân chủ vững chắc đều có một ưu tính tương tự như vậy. Ở các nước này, xă hội cho phép những người có óc cầu tiến được học hỏi kiến thức bởi nhiều môi trường khác nhau, nên việc hấp thụ văn minh không phải là điều lạ. Nhưng đó không phải là biệt đăi cho các nước phương Tây.

    Trước 1975, Miền Nam Việt Nam cũng đă từng được thế giới khen là Ḥn Ngọc Viễn Đông. Thời đó, dù đang bị chiến tranh gây ra bởi chế độ Cộng sản từ miền Bắc, song tính cách lịch sự, nhă nhặn, văn minh và nhân bản đă là phong thái thường nhật của những người trí thức b́nh thường trong xă hội miền Nam. Ngay cả những người không thuộc thành phần có ăn học cao hay giàu sang, cũng ít nhiều có được nếp sống tốt đẹp đó. Do vậy, hy vọng bạn hiểu được rằng: lịch sự, nhă nhặn, văn minh và nhân bản... là bản sắc tự nhiên của các xă hội tiến bộ đúng nghĩa. Nếu những nét sống này bây giờ thiếu vắng ở nước ḿnh, th́ rơ ràng đó là hậu quả của một xă hội đang có quá nhiều điều bất thường.

    Đối với những người phụ nữ "lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia" và bị ngược đăi, tôi cảm thông nỗi đau khổ của họ. Nhưng có lẽ vấn đề là câu hỏi: Tại sao đến giờ này mà vẫn c̣n có nhiều người phụ nữ phải liều ḿnh lấy chồng ngoại chủng xa lạ, không cần t́m hiểu tính t́nh, gia cảnh và ngay cả tông tích? Tại sao những người phụ nữ chân chất này phải đánh đổi bản thân, và có người với cả nhân phẩm, để mong có được một lối thoát mơ hồ nào đó cho gia đ́nh? Câu hỏi đó đáng để cho nhiều người suy gẫm lắm, bạn ạ!

    C̣n việc "cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ" th́ đó là chuyện chờ đợi tất nhiên đối với người lănh đạo một siêu cường có ảnh hưởng lớn trên thế giới và đối với nhân loại. Nhưng khi sống ở Mỹ, chúng tôi biết được khả năng và giới hạn của các ông Tổng Thống. Họ không phải là siêu nhân, và tất nhiên cũng không phải là những "ông Trời". Nước Mỹ lớn nên Tổng Thống Mỹ có nhiều quyền lực cao nhưng các ông vẫn thường xuyên bị dân Mỹ chỉ trích những khuyết điểm cá nhân và sai lầm trong chính sách. Nước Việt ta cũng đă có thời đau khổ v́ sự thay đổi và bất tín của những người lănh đạo cao nhất của Mỹ. Cũng may là dân Mỹ rất nhân hậu nên xứ Cờ Hoa vẫn là quê hương thứ hai của hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng sản, và hàng trăm ngàn thân nhân di dân sau này.

    C̣n câu hỏi của bạn là "các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được ch́a khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có c̣n nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?" th́ nếu nh́n kỹ, bạn đă thấy là có nhiều người vẫn không "hân hoan làm kẻ lưu vong" đâu, mà vẫn NHỚ đến đất nước và mấy chục triệu người c̣n ở quê nhà. V́ nỗi NHỚ đó, hàng ngàn người đă sớm từ chối cuộc sống đầy đủ, b́nh an ở "thiên đường Mỹ" này để t́m đường trở lại quê hương giải cứu đồng đội và đồng bào đang sống trong ngục tù Cộng sản. Hàng trăm người đă âm thầm nằm xuống trên đường quay lại quê hương. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng đă có rất nhiều người tiếp tục dấn thân về nước đấu tranh, bất chấp hiểm nguy, tù tội. Gần đây cũng đă có một số người bỏ sự nghiệp to lớn ở xứ Mỹ để t́m đường hồi hương cùng anh chị em chí hữu ở quê nhà góp sức tranh đấu. Ở đâu cũng có kẻ quên người nhớ, nhưng không ai lại trâng tráo với phận lưu vong đâu bạn ạ!

    C̣n so với những "Người Mỹ Gốc Việt" cùng lứa tuổi với bạn đang sống "cách xa hai nửa bán cầu" , th́ tất nhiên phải có nhiều điểm khác nhau. Môi trường xă hội, giáo dục và sinh sống khác nhau tất sẽ tạo nên những kiến thức, phong thái và mong đợi khác nhau. Những bạn trẻ ở Mỹ có những yếu tố và điều kiện mà bạn ở VN sẽ không thể nào có được, và ngược lại.

    Nhưng điều đáng để chúng ta nói với nhau nhiều hơn là "v́ sao, hấp lực ǵ mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách"

    Bạn trẻ thân mến,

    Ở đời, đại đa số con người đều ham sống và ích kỷ. Thông thường, không ai muốn phiêu lưu trong cảnh 'thập sinh nhất tử', và không ai sẵn sàng bỏ hết những tài sản đă dầy công xây dựng suốt đời để tham dự một hành tŕnh biệt xứ mà tỷ lệ sống sót rất nhỏ bé. Nhưng sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, hàng triệu người đă đồng loạt có hành động bỏ nước ra đi, bất chấp hiểm nguy và những đe dọa sinh mạng trên đường t́m tự do. Điều đáng nói không phải là chỉ có người miền Nam từ khước chế độ mới, mà hàng trăm ngàn người dân ở miền Bắc Việt Nam cũng đă không muốn ở lại với đất nước khi mà chế độ miền Bắc đă chiến thắng được miền Nam. Trong hơn một thập niên vùng vẫy vượt thoát đó, ít nhất là hơn 100.000 ngàn người đă chết thảm trên đường t́m tự do. Vậy có phải chăng hai chữ Tự Do quan trọng và giá trị hơn cả tài sản và sinh mạng của con người?

    Và cho đến ngày hôm nay, vẫn c̣n có vô số người đang âm thầm tranh đấu để giành lại những ǵ mà người Việt ta đă mất: Độc lập, Tự do và Hạnh phúc. Ngay thời điểm này, có hơn chục người trẻ chẳng nợ nần ǵ với chế độ VNCH, đă bị toà án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt tổng cộng 83 năm tù. Tất cả cũng chỉ v́ hai chữ TỰ DO.

    Bạn trẻ Nguyên Giang thân mến,

    Tôi dành thời giờ viết những ḍng hồi đáp này đến bạn v́ cũng vào khoảng năm 30 tuổi, tôi đă bỏ cả gia đ́nh ở Mỹ để t́m đường về nước chiến đấu. Lư do đơn giản là tôi không quên, và đến giờ này vẫn chưa quên, là ở Việt Nam vẫn c̣n có những chiến hữu của tôi đang sống trong khốn khổ, nhục nhằn. Và ở nơi chốn đó, hàng chục triệu đồng bào Việt Nam vẫn chưa có điều kiện để sống trọn vẹn như là những con người đúng nghĩa - ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, sau hơn 30 năm sống trên đất Mỹ, Việt Nam vẫn là quê hương của tôi chứ không bị biến thành "cố hương" chỉ v́ thời gian quá lâu và khoảng cách quá xa. Tôi đă dành một phần lớn cuộc đời của ḿnh để góp phần giành lại Tự Do cho các đồng bào kém may mắn ở bên nhà và tôi sẽ tiếp tục sống với niềm vui phụng sự đó cho đến khi ở quê hương ḿnh: Dân lao động nghèo không phải bán rẽ sức lao động để chỉ đổi lấy miếng cơm, và những người phụ nữ Việt Nam khốn cùng sẽ không phải đem nhân phẩm hay cuộc đời để t́m một cơ may thoát khổ.

    Và hơn cả, tôi muốn được góp sức cùng với những người Việt Nam có tâm huyết để hóa giải t́nh trạng độc tài, tham ô và bất công ở nước ḿnh, để một ngày không xa, Việt Nam sẽ là một đất nước mà toàn thể người Việt, dù ở đâu và làm ǵ, cũng đều có thể ngẫng cao đầu hănh diện về quê hương. Mơ ước của tôi là ở đất nước ḿnh sau này: Cơm No Áo Ấm sẽ được bảo đảm, Công Bằng Xă Hội sẽ được nêu cao, và Nhân Phẩm Con Người sẽ được tôn trọng.

    Khi đó, thực tế sẽ tự nó được giải đáp rất nhiều thắc mắc của các bạn trẻ về nước Mỹ.

    Đầu Xuân Tết đến, tôi xin chúc bạn Nguyên Giang và các bạn trẻ một năm mới nhiều sức khỏe và thành công trong việc học, việc làm. Hy vọng rằng những lời tâm t́nh đầu năm này sẽ đem đến cho bạn được một số niềm vui nho nhỏ để vững ḷng chờ đợi những niềm vui lớn hơn sẽ đến trong một tương lai thật gần.

    Mong lắm thay!

    Thân mến,

    Nguyễn Công Bằng

    Texas ngày 9 tháng 1 năm 2013

    Source: Same Private Email.

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Những bức ảnh 'có một không hai' của Obama


    Bộ ảnh đặc biệt này thể hiện rất rơ sự thoải mái, sống động chứ không phải sự g̣ bó bởi các khuôn phép, quy tắc ngoại giao thường thấy.

    Thực tế là người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama cũng ăn uống giản dị như bao người khác trong những lần đi công tác. Cùng xem Tổng thống Mỹ thưởng thức các món ăn như thế nào?



    Tổng thống Mỹ ăn món sườn trong một chuyến thăm quán Kenny BBC vào bữa trưa tại Washington.



    Ông chủ Nhà Trắng dùng trứng trong bữa sáng với 5 chủ doanh nhân cỡ nhỏ tại quán cà phê Rausch tại Guttenberg, Iowa.



    Tổng thống Mỹ dùng bữa trưa tại cửa hàng xúc xích Rudy tại Toledo, Ohio.



    Người đứng đầu nước Mỹ thưởng thức kem mát lạnh ở DeWitt Dairy Treats tại DeWitt, Iowa.



    Tổng thống Obama ăn tôm bắt ở địa phương trong cuộc gặp người dân đảo Grand, Louisiana.



    Tổng thống Mỹ t́m mua một chiếc sandwich trước khi chủ tŕ hội nghị bàn tṛn với các lănh đạo doanh nghiệp nhỏ tại quán bánh Grand Central ở Seattle.



    Ngày 24/6/2010, Tổng thống Nga thời đó Dmitry Medvedev và Tổng thống Obama dùng bánh hamburger cho bữa trưa tại nhà hàng Ray's Hell tại Arlington, Virginia.



    Tổng thống Obama ăn quả xuân đào tại siêu thị Kroger ở Bristol, Virginia.

  4. #4
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Những bức ảnh 'có một không hai' của Obama (2)



    Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh David Cameron ăn xúc xích khi xem ṿng một giải bóng rổ NCAA tại trường đại học Dayton Arena ở Ohio.



    Tổng thống Obama và con gái Malia ăn kem cùng các bạn bè của gia đ́nh bên ngoài đảo tuyết khi đi nghỉ giáng sinh tại Kailua, Hawaii.



    ... ngẫu hứng huưt sáo...



    ... ngẫu hứng huưt sáo...



    ... gọi điện cho một Thượng nghị sĩ Mỹ trong tư thế bắc chân lên ghế...



    ...cùng Phó tổng thống nghe các cố vấn luật pháp báo cáo công việc...



    ... thoải mái tṛ chuyện với cố vấn cao cấp Valerie Jarret ngoài thềm sau một buổi chiêu đăi.



    Một cậu bé muốn xem kiểu tóc của Tổng thống có giống ḿnh không khi cậu được bố mẹ đưa tới Nhà Trắng chào từ biệt ông Obama khi hoàn thành công việc tại ṭa Bạch Ốc.

  5. #5
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Những bức ảnh 'có một không hai' của Obama (3) -- Done!



    Chụp ảnh với gia đ́nh sĩ quan hải quân Wagner trong kỳ nghỉ tại Hawaii 25/12/2011. Trong khi anh chàng Wagner tạo dáng cười tươi chụp ảnh với Tổng thống, ông Obama c̣n măi đùa với cậu con trai.


    Tổng thống Obama trêu nhân viên khi anh này thử đo cân nặng của ḿnh ngoài hành lang trường đại học.



    Ông tṛ chuyện thoải mái với người tiền nhiệm.

    Source: Same Private Email.

    *
    * *

    Chú thích của daiviet_nguyen

    • Tôi nghĩ tác giả TĐ sử dụng ảnh và comments của một "báo" nào đó của Việt Nam. Lingo của comments không giống tiếng Việt của người hải ngoại.
    • Quote Originally Posted by
      Thực tế là người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama cũng ăn uống giản dị như bao người khác trong những lần đi công tác. Cùng xem Tổng thống Mỹ thưởng thức các món ăn như thế nào?
      Tôi nghĩ ông hơi chủ quan trong nhận xét của ḿnh :) Lady Boss là corporate lawyer. Mấy người này th́ thường ăn sang uống trọng -- v́ không phải tiền của họ! Thói quen này khó bỏ :)


    Lần đăi ông người Nga trong MacDonald th́ có thấy tổng thống móc tiền ra trả. Mấy lần sau này không biết ông có trả tiền hay không hay là ăn free?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-02-2012, 10:04 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2011, 11:17 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-09-2010, 10:48 PM
  4. “Nước Mỹ Của Tôi” Và Cuộc Tấn Công Thứ Hai
    By việtdươngnhân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 13-08-2010, 10:03 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •