Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 41

Thread: VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

  1. #1
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

    VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974






    Cách đây 39 năm, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã có trận giao tranh ác liệt với hải quân Trung Quốc tại một số đảo thuộc Hoàng Sa, khi đó do chính quyền Sài Gòn nắm giữ.

    Sau trận hải chiến ngày 19/1/1974, Trung Quốc chiếm hoàn toàn Hoàng Sa.

    Trên 70 chiến sỹ hải quân của VNCH đã tử trận, trong đó có Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng tàu Nhật Tảo, người đã cùng chìm với chiến hạm của mình.

    Cựu phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải là một trong các chỉ huy trận hải chiến, nói chuyện với BBC nhân dịp kỷ niệm này.

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Mỗi năm cứ sắp đến Tết thì tôi lại rất buồn, không thể nào quên các anh em đã mất tại Hoàng Sa.

    Lúc đó hải quân Việt Nam Cộng hòa đã làm nhiệm vụ cần làm. Cường quốc kia thì bất chấp luật lệ quốc tế cũng như toàn vẹn lãnh thổ của nước khác nên gây ra sự kiện rất đau buồn này.

    BBC: Năm nay bên California có tổ chức hoạt động gì để kỷ niệm ngày này không, thưa ông?



    Lễ kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa ở Hoa Kỳ


    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Hầu hết các thành phố lớn, đông người VNCH đều có tổ chức, và đặc biệt hải quân VNCH cũng tổ chức. Những nơi như San Jose hay Nam California, rồi Washington DC và Houston, Texas,... đều có tổ chức cá clễ tưởng niệm và vinh danh các chiến sỹ hải quân đã hy sinh ngày 19/1/1974.

    Lần nói chuyện trước với BBC tôi có ước mong một điều là các liệt sỹ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa cũng được vinh danh ở trong nước.

    Sau đó tôi có được nghe rằng các báo cũng nói thêm vào, và chính quyền Hà Nội có định làm một tượng đài ở Đà Nẵng.

    Thế nhưng tới nay tôi chưa nhìn thấy chứng cứ hay hình ảnh nào cho việc này.

    Rồi có người hỏi xin danh sách, tôi cũng chuyển cho họ danh sách anh em đã hy sinh trong trận đánh đó. Nhưng cũng chưa thấy có việc gì được xúc tiến.

    Tôi nghĩ đây là việc nên làm, vì đây là sự hy sinh của người công dân Việt Nam. Cần xúc tiến càng sớm càng tốt, để đỡ sự buồn tủi cho gia đình các chiến sỹ ̣đã hy sinh.

    BBC: Đã gần 40 năm, số nhân chứng của sự kiện này chắc cũng đang dần mai một, và thời gian chẳng còn nhiều ạ...

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Đúng là như vậy. Ở bất cứ quốc gia nào người ta cũng phải có hành động ghi nhận sự thật, sự hy sinh này. Rất buồn nếu như chính quyền không để ý tới điều đó.

    Tôi có được xem hình ảnh, thì ở trong nước họ chỉ tổ chức một số buổi kỷ niệm rất nhỏ, trong căn phòng nhỏ, chỉ là tượng trưng chứ không phải sự ghi ơn.

    BBC: Thưa ông có nghe tin tức gì từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà không ạ? (Trung tá Ngụy Văn Thà là hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo, người đã hy sinh anh dũng khi chiếc tàu của ông bị Trung Cộng bắn chìm)

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Có, chúng tôi ở tổng đội hải quân bên này mỗi năm đều có thăm hỏi và gửi tiền về giúp, nói chuyện đều đều với bà Ngụy Văn Thà. Anh em hải quân ỡ khắp năm châu cũng cố gắng giúp, không nhiều thì it́.

    Và không chỉ bà Ngụy Văn Thà, chúng tôi còn cố gắng giúp gia đình thiếu tá Nguyễn Thành Trí, là người hạm phó nữa.

    BBC: Gần đây chắc ông theo dõi truyền thông cũng biết về các hoạt động cấp tập mới đây của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Không hiểu ông suy nghĩ thế nào?

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Thông thường thì bao giờ cũng có việc các nước lớn chèn ép các nước nhỏ hơn, bất chấp luật lệ quốc tế, các hiệp định hiệp ước quốc tế, luôn luôn là như vậy.

    Các quốc gia nhỏ hơn thông thường thì phải chịu thôi.

    Nhưng có một điều tôi không hiểu được, là khi một nước lớn xâm lược, đưa hải quân chiếm đảo, lấy đất của một quốc gia nhỏ bé, rồi sát hại thủy thủ, bắt giết ngư dân ngoài khơi, mà họ đưa chiến hạm vào, vẫn được tiếp đón.

    Vừa rồi ba chiến hạm của Trung Cộng vào được đón tiếp bằng thảm đỏ, rồi sỹ quan bên này bắt tay sỹ quan bên kia... tôi thật không hiểu làm sao. Và quốc tế nhìn vào, tôi cũng nghĩ họ không hiểu được.

    BBC: Vậy theo ông, [Việt Nam] phải làm gì ạ?

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Bây giờ thì chỉ cầu mong làm sao quốc tế nỗ lực để các quốc gia tuân thủ các hiệp ước, hiệp định, không để nước lớn tự đàn áp các nước nhỏ hơn.

    Tình hình như thế này thì các nước nhỏ như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan... sẽ đều phải chịu những sự chèn ép cục bộ, gây đe dọa an ninh cho các vùng biển, kể cả các vùng biển quốc tế chứ không chỉ riêng Biển Đông.

    BBC: Thế còn sự can thiệp của các nước lớn thì sao thưa ông? Chính ông cũng từng chứng kiến thời kỳ cuộc hải chiến 1974, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ cũng chỉ đứng nhìn chứ không chịu tham chiến ạ.


    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Thì cũng chỉ trông mong vậy thôi, chứ nước lớn họ có chiến lược của họ, chứ không phải thấy sự bất công thì họ vào giúp mình đâu.

    Chỉ khi đụng vào quyền lợi của họ thì họ mới xen vô mà giải quyết.

    Thực ra bây giờ [trong khu vực] chỉ có hai cường quốc là Trung Cộng và Hoa Kỳ. Chừng nào Hoa Kỳ thấy có quyền lợi ở trong đó thì họ mới xía vào. Mấy năm trước, bà Hillary Clinton có tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có quan hệ tới quyền lợi của nước Mỹ.

    Nhưng cũng chưa thấy có hành động gì tiếp theo cả.

    BBC: Vậy thì vào lúc này, có nên đặt vấn đề lấy lại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam từng nắm kiểm soát không ạ?

    Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Có lẽ phải chờ các nỗ lực ngoại giao, và phải có Hoa Kỳ tham gia trực tiếp, thì hy vọng Trung Quốc mới thay đổi thái độ.

    Thường thường trong lịch sử tôi thấy điều này rất khó khăn, mất thời gian, trừ khi có một cuộc đại chiến thì mới có một sự trao đổi lãnh thổ.

    Chứ bình thường, nhất là khi có một cường quốc ăn ngang nói ngược như Trung Quốc, thì khó xoay chuyển tình thế lắm. Đặc biệt là họ đã xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố trên đó rồi thì không dễ gì mà họ buông ra đâu.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...iversary.shtml
    Last edited by Hoa Biển; 18-01-2013 at 02:59 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    NHỮNG DIỄN BIẾN TRƯỚC TRẬN HẢI CHIẾN

    Vụ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột trở nên sôi động vào ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay Việt Nam Cộng Ḥa là một phần lănh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ,Trung Cộng (TC) phái nhiều tàu đánh cá vơ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng VNCH chiếm đóng.

    Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của VNCH đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Cộng, đồng thời Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Ḥa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân VNCH trú đóng.

    Trong các ngày kế tiếp, TC tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân TC đă chiếm đóng các đảo Cam Tuyền(Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).

    1. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) tới Hoàng Sa

    Để bảo vệ chủ quyền chính đáng tại Biển Đông, ngày 15-1-74, BTL/HQ/V1DH ra lệnh cho HQ-16 trực chỉ Hoàng Sa để tăng cường cho lực lượng trú pḥng, đồng thời dùng biện pháp ôn ḥa yêu cầu lực lượng Trung Cộng rời khỏi lănh hải VNCH. Tuần Dương Hạm (TDH) Lư Thường Kiệt c̣n chở thêm một phái đoàn Công Binh 6 người thuộc BTL/Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá trưởng đoàn, 2 Trung Úy và 2 Trung Sĩ Công Binh. Tháp tùng theo phái đoàn c̣n có 1 nhân viên dân sự thuộc Toà Tổng Lănh Sự HK tại Đà Nẵng, và HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/HQ/V1DH. Phái đoàn này có nhiệm vụ thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa.

    HQ-16 do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (khóa 10 SQHQ Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Hạm Phó là HQ Thiếu Tá Trần Văn Hoa Em (khóa 11 SQHQ Nha Trang) lúc đó nghỉ phép không có mặt trên chiến hạm.Cơ khí trưởng là Đại Úy CK Hiệp (khóa 14 SQHQ Nha Trang). Đúng ra, HQ-16 đă măn hạn tuần dương tại Vùng I, đang chuẩn bị trở về Sài G̣n nghỉ bến để ăn tết Giáp Dần. Công tác phụ trội tại Hoàng Sa của HQ-16 được dự trù sẽ chấm dứt trong ṿng 5 ngày. T́nh trạng khiển dụng của chiến hạm tương đối khả quan, nhưng quân số không được đầy đủ v́ gần Tết nên nhiều người đi phép, chờ chiến hạm trở về Sài G̣n mới tŕnh diện.

    Sáng ngày 16 tháng 1, HQ -16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa. Công tác hoàn tất tốt đẹp không có ǵ trở ngại. Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam. HQ-16 liền đổi đường tới gần để điều tra. Đây là những tàu tương đối nhỏ như loại tàu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang và đài chỉ huy khá lớn như loại tàu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tàu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nh́n rơ những chiếc tàu này treo cờ Trung Cộng. TDH Lư Thường Kiệt một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Hoa yêu cầu các tàu Trung Cộng phải lập tức rời khỏi lănh hải Việt Nam. Nhưng các tàu Trung Cộng vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt đứng trên boong c̣n buông những lời lẽ khiếm nhă và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tàu Trung Cộng cũng lên tiếng, đ̣i hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lănh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối TDH Lư Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.

    Cùng ngày tại Sài G̣n, hăng thông tấn UPI loan tin "chiến hạm và binh sĩ Việt Nam đă nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền. Không rơ phía Trung Cộng có bắn trả hay không". Trong lúc đó, các giới chức cao cấp trong chính phủ cũng đang họp khẩn để t́m cách đối phó với sự hiện diện đáng nghi ngờ của Trung Cộng tại Hoàng Sa. Trong một cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết tàu Trung Cộng đă xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên các hải đảo và "hành động này đă mang đến sự đe dọa cho nền an ninh chung trong vùng".

    Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu Trung Cộng vẫn c̣n ở đó. Ngoài ra,gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có thêm tàu Trung Cộng xuất hiện với hàng trăm lá cờ mầu đỏ cằm rải rác ven bờ biển dọc theo băi cát trắng. Có lẽ những chiếc tàu mới này đă đổ người lên đảo cắm cờ trong đêm để mạo nhận chủ quyền của Trung Cộng. Hai chiếc tàu dùng để chở quân của Trung Cộng mang số 402 (tên Nam Ngư 1) và 407 (tên Nam Ngư 2).

    Tại Sài G̣n, nguồn tin Reuters cho biết Trung Cộng đă gửi hai chiến hạm đến Hoàng Sa sau khi các binh sĩ VNCH bắn vào toán người Trung Cộng trên các hải đảo. Phát ngôn viên quân sự, Trung Tá Lê Trung Hiền cũng cho biết Hải Quân đă phái 6 chiến hạm lớn nhất ra Hoàng Sa để theo dơi các chiến hạm Trung Cộng. Trung Tá Hiền tuyên bố tiếp "Trong lúc này, chúng tôi chưa thể nói sẽ hành động ra sao - gửi thêm lực lượng tăng viện hay chỉ đuổi toán Trung Cộng ra khỏi đảo Cam Tuyền".

    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    2. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) nhập vùng

    Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu Trung Cộng xâm nhập hải phận Hoàng Sa, BTL/HQ/V1DH lập tức phản ứng. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh HQ/V1DH chỉ thị KTH Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền để triệt hạ cờ Trung Cộng.

    Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, xuất thân Khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, làm Hạm Trưởng. Tác phong đứng đắn, luôn luôn tuân hành và hoàn tất chu đáo mọi chỉ thị của thượng cấp, Trung Tá San không những là một sĩ quan hải quân tài giỏi, mà c̣n là một hạm trưởng được xếp vào hàng xuất sắc của Hải Quân Việt Nam. Hạm phó của KTH Trần Khánh Dư là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Sắc, một Sĩ-Quan rất thâm-niên cấp-bậc. Ông từng làm Hạm-trưởng tới 4 chiến-hạm trước khi về HQ.4. Thiếu Tá Sắc là bạn cùng khóa 11 Sĩ Quan Hải-Quân với Hạm Trưởng Vũ Hữu San.

    Tại cầu tàu của bán đảo Tiên Sa, Đà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận đạn-dược, dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm; được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt v́ theo báo cáo của HQ-16, t́nh h́nh tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, KTH Trần Khánh Dư vận chuyển tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải do Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần-tiễu pḥng-thủ Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hạm-Trưởng HQ.4 là Trung Tá San được Phó Đề Đốc TL/HQ/V1ZH chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân Bảo Vệ Quần Đảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực-lượng thủy-bộ Việt-Nam, trên đảo cũng như các chiến hạm.

    Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 đă có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng. HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng ḱm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Cộng vào giữa. Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Cộng vẫn c̣n bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đ̣i bên kia phải rời khỏi hải phận của ḿnh. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San vận-chuyển HQ-4 húc mũi tàu của ḿnh vào ngư thuyền 407 của Trung Cộng, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. V́ mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ-huy của tàu Trung Cộng bị đè dẹp và pḥng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ[2], rời vùng chạy ṿng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Ḥa ở hướng Đông Nam.

    Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm VNCH tiến hành việc đổ quân như đă dự trù.

    Hai ngày trước đó, TDH Lư Thường Kiệt đă thành-công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu gồm 14 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ Trung Cộng và cắm cờ VNCH. Toán nhân viên này đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, mang theo súng ống, đạn được và lương khô đủ dùng trong ṿng ba ngày. Trưởng toán đổ bộ là Trung Úy Lâm Trí Liêm xuất thân khóa 10 OCS được đào tạo tại Trường Hải Quân Rhodes Island, Hoa Kỳ. Trung úy Liêm trước đây đă từng phục vụ tại các giang đoàn chiến đấu trong các sông rạch miền Nam nên tương đối có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên bộ.

    Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ t́m thấy mấy ngôi mộ mới và vài lá cờ Trung Cộng. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ VNCH phá hủy.

    Tiếp đó, theo đúng lệnh hành quân,HQ-4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, Trung Cộng có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảo. Khi thấy lực lượng VNCH đổ quân, những chiếc tàu Trung Cộng lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả. Toán đổ bộ lục soát t́m thấy một lá cờ Trung Cộng mới cắm vài ngày trước. Các dấu tích cũ của VNCH vẫn c̣n trên đảo gồm một tấm bia ghi ngày 5-12-1963 của Thủy Quân Lục Chiến, 2 bể chứa nước mưa bằng xi măng và một ngôi miếu nhỏ có hàng chữ đề ngày 31-11-1963.

    Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronstadt (viết tắt là K-) trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện. Có lẽ những chiến hạm này xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tàu chở quân. Hai chiếc Kronstadt từ đảo Quang Ḥa xả hết tốc độ hướng về phía các chiến-hạm HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức. Tuy nhiên các chiến hạm VNCH vẫn b́nh tĩnh và ôn ḥa dùng đèn hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng hăy rời khỏi hải phận Việt Nam. Phía Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi hải phận của họ. Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Ḥa và Duy Mộng. Dường họ có ư định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đă được đổ bộ lên đảo.

    Trước đó, thấy t́nh h́nh càng thêm căng thẳng v́ Trung Cộng có ư đồ nhất quyết chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng vơ lực, BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng đă ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 (số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74). Nội dung được tóm tắt như sau:

    a. Nhiệm vụ:

    Chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa, Duy Mộng và Vĩnh Lạc.

    b. Thi hành:

    - HQ-16 chiếm đảo Vĩnh Lạc bằng nhân viên cơ hữu.

    - HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Ḥa.

    - HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải.

    - Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa Phương Quân trấn giữ.

    - Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn ḥa nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lănh hải VNCH.

    c. Chỉ huy: TL/HQ/V1ZH chỉ huy tổng quát. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển. (Ghi chú của người viết: trong suốt cuộc hành quân, TL/HQ/V1ZH là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ở tại bản doanh Đà Nẵng, c̣n Đại Tá Ngạc tới trưa ngày 18-1 mới ra tới vùng hành quân. Trước đó Hạm-Trưởng Vũ-Hữu-San được chỉ định làm SQ chỉ huy công tác trên mặt biển như trên đă nói.)

    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    3. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-16 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 ra Hoàng Sa

    Được tin Hải Quân Trung Cộng gửi thêm nhiều chiến hạm thuộc Hạm Đội Nam Hải đến Hoàng Sa, Hải Quân VNCH cũng tăng cường thêm chiến hạm. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 được lệnh tiếp tế khẩn cấp tại Đà Nẵng và rời quân cảng trong thời gian sớm nhất, c̣n Hộ Tống Hạm Nhật Tảo đang tuần tiễu tại vùng Đà Nẵng cũng được lệnh tiếp ứng.

    Hạm Trưởng HQ-5 là HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cùng khóa 11 SQ/HQ Nha Trang với Hạm Trưởng HQ-4 Vũ-Hữu-San. Trung Tá Quỳnh là người rất mực thước, đứng đắn, ngay từ khi c̣n thụ huấn tại quân trường đă tỏ ra có nhiều đức tính tốt cần thiết để trở thành một vị Hạm Trưởng thành công.

    Trung Tá Quỳnh vừa nhận lănh quyền chỉ huy Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng tại Vũng Tàu. Khi được lệnh từ BTL Hạm Đội. Ông trực chỉ Vùng I ngay v́ nhu cầu hành quân. Chiến hạm ra tới Đà Nẵng và cập cầu Tiên Sa tại bán đảo Sơn Chà vào ngày 17-1. Lúc đó, tại Hoàng Sa t́nh t́nh đă rất khẩn trương v́ HQ-4 và HQ-16 đang phải đương đầu với một lực lượng thủy bộ khá mạnh của Trung Cộng.

    Về chiếc Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, xuất thân khóa 12 SQHQ Nha Trang. Thiếu Tá Thà là một vị Hạm Trưởng trẻ tuổi có nhiều kinh nghiệm hành quân trong sông, xứng đáng là một cấp chỉ huy gương mẫu trong Hải Quân. Hạm Phó của HQ-10 là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí, xuất thân khóa 17 SQHQ Nha Trang.

    HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, được TL/HQ/V1DH chỉ định làm Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển, đặt Bộ Chỉ Huy trên HQ-5. Ông là một sĩ quan có kinh nghiệm hải hành và đương nhiệm Chỉ Huy Hải Đội 3 Tuần Dương[3] gồm các chiến hạm chủ lực như Hộ-Tống-Hạm, Tuần-dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm Lúc bấy giờ, có lẽ Đại Tá Ngạc là người hợp lư nhất để được tuyển chọn làm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC). BTL/HQ/V1DH c̣n chỉ định HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn xuất thân Khoá 11 SQHQ Nha Trang đi theo HQ-5 để phụ tá Đại Tá Ngạc. Ngày 18-1, hồi 11 giờ 30 đêm, từ soái hạm HQ-5, ông gửi đi một công điện hành quân "Thượng Khẩn" tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền, nội dung được tóm tắt như sau:

    a. Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Ḥa.

    b. Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn ḥa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.

    c. Kế hoạch:

    - Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Cộng. Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt.

    - HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải vào mặt Tây đảo Quang Ḥa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đánh cá vơ trang và tàu nhỏ của địch.

    d. Ngày N là ngày 19/1/74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H).

    e. Qui luật khai hỏa: được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây:

    - Nếu địch khai hỏa trước: Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt. Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có.

    - Nếu địch tỏ vẻ ôn ḥa: Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn ḥa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm đảo Quang Ḥa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui. Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt Nam và tổ chức pḥng thủ trên đảo.

    - Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui: Đối với lực lượng hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lănh hải. Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận. Đối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng.

    Với Chỉ Huy Trưởng Hải Đội có mặt trên chiến hạm, HQ-5 ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm Hoàng Sa. Sau đây là các hoạt động chính của Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, một thành phần của Phân Đoàn Đặc Nhiệm 213.7.1. Những hoạt động này được căn cứ vào phúc tŕnh số 001/HQ.5/PT/K ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần B́nh Trọng:

    - Ngày 17-1: HQ-5 tới Đà Nẵng nhận tiếp tế dầu nước và đón Đại Đội Hải Kích gồm có 49 người do Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy.

    - Nửa đêm 17 rạng ngày 18-1, hồi 180012H (sau nửa đêm 12 phút), HQ-16 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa.

    - Hồi 3 giờ 15 sáng (180315H), chiến hạm tới điểm hẹn với HQ-10 tại vị trí cách hải đăng Tiên Sa 9 hải lư về hướng Đông (ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng). Theo báo cáo, t́nh trạng kỹ thuật của HQ-10 không được khả quan: chỉ c̣n một máy chánh, máy kia bị hư hỏng chưa kịp sửa chữa nên vận tốc bị giảm trên 30%, radar hải hành cũng bị hư không xử dụng được. Sau khi gặp nhau, hai chiến hạm đổi đường hướng về Hoàng Sa, đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-10, HQ-5.

    - V́ HQ-5 cần tới Hoàng Sa đúng giờ hẹn như đă dự trù, mà vận tốc của HQ-10 quá chậm, nên vào hồi 0327H, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC) ra lệnh cho HQ-5 tăng máy, tách khỏi đội-h́nh trực chỉ đảo Cam Tuyền. Theo lời thuật lại của Hạm Trưởng HQ-5, tuy bỏ lại HQ-10 phía sau, nhưng HQ-5 vẫn dùng radar để hướng dẫn tàu bạn trên đường tới Hoàng Sa.

    - Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Cộng có hai tàu Kronstadt mang số 271 và 274, hai tàu chở quân vơ trang mang số 402 và 407, một tàu vận tải và một ghe buồm. Hai chiến hạm Kronstadt chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Ḥa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đă chiếm đóng đảo. Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều.

    Sau khi HQ-5 tới Hoàng Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội h́nh tác chiến để quan sát và thăm ḍ phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Đông Đông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lư, ba chiến hạm vào đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Ḥa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung. Tới 4 giờ 16 chiều, thấy các chiến hạm VNCH tới gần, lực lượng Trung Cộng cũng phản ứng. Hai chiến hạm Kronstadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chận đường. Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, t́nh h́nh càng căng thẳng. Đôi bên đều vào nhiệm sở tác chiến nhưng các hải pháo vẫn c̣n ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau.V́ chỉ muốn thăm ḍ phản ứng địch nên trước t́nh trạng gay cấn đó, các chiến hạm VNCH tạm bỏ ư định tiến đến gần đảo Quang Ḥa và ngưng máy thả trôi tại vùng giữa đảo Cam Tuyền và Quang Ḥa. Lực lượng Trung Cộng cũng không giám gây hấn, trở lại quanh quẩn tại chỗ cũ.

    Hồi 5 giờ 15 chiều, theo lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật, HQ-5 thả xuồng đưa một số hải kích qua HQ-16 và nhận lại toán thám sát Hoàng Sa thuộc Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá, 2 Trung Úy Công Binh, 2 binh sĩ Công Binh, 1 nhân viên thuộc Đài Khí Tượng Hoàng Sa và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm tiếp tục tuần tiễu trong vùng trách nhiệm thuộc phía Đông Đông Nam của đảo Cam Tuyền.

    Khi lên HQ-5, thấy t́nh h́nh giữa các chiến hạm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đổ bộ tác chiến và t́nh h́nh quá căng thẳng, nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát yêu cầu được rời chiến hạm, trở về đảo Hoàng Sa. V́ vậy, vào lúc 9 giờ tối, Sĩ-Quan Chỉ-huy Chiến-Thuật (SQ/CHCT) ra lệnh cho HQ-5 tới gần đảo Hoàng Sa rồi thả xuồng đưa 7 người trong nhóm thám sát lên đảo. Riêng HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/V1DH ở lại chiến hạm. Có lẽ nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát đă được nguồn tin riêng thông báo sẽ có đụng độ giữa hai lực lượng nên không muốn hiện diện trên chiến hạm Việt Nam, có thể gây rắc rối về mặt ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

    Trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Cộng. Lúc này, HQ-10 cũng đă tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng HQVNCH đă có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa.

    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Sáng sớm ngày 19-1, vào lúc 3 giờ 50 sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho các chiến hạm VNCH chia làm hai cánh. Phân đội 1 gồm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ vùng biển bên ngoài ṿng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc, trong khi Phân Đội 2 gồm HQ-16 và HQ-10 trong vùng ḷng chảo, cùng hướng tới đảo Quang Ḥa theo thế gọng ḱm.

    Phân đội 1 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải và Hải Kích để chiếm lại đảo, trong khi phân đội 2 lănh phần yểm trợ hải pháo cũng như ngăn chận các chiến hạm Trung Cộng. V́ trời c̣n tối nên đội h́nh các chiến hạm Việt Nam di chuyển rất thận trọng, dự trù sẽ tới mục tiêu lúc trời vừa rạng sáng.

    Tới 5 giờ sáng, các chiếm hạm tới vị trí Tây Bắc, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 3 hải lư. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành lúc 5 giờ 25 sáng khi đội h́nh bắt đầu vào trở lại bên trong các hải đảo của nhóm Nguyệt Thiềm.



    Phóng-Đồ Hành-Quân

    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN

    Lúc 6 giờ sáng, các chiến hạm tới vị trí Đông Nam, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 5 hải lư. Lúc này, trời đă rạng sáng.

    Lúc 6 giờ 40 sáng, hai phân đội đă vào vị trí được ấn định trước như sau:

    - Phân đội 1 (Nam) gồm 2 chiến hạm HQ-5 và HQ-4 ở phía Nam đảo Quang Ḥa.

    - Phân đội 2 (Bắc) gồm 2 chiến hạm HQ-16 và HQ-10 ở phía Tây Tây Bắc đảo Quang Ḥa.

    Lực lượng Trung Cộng lúc này đang tập trung tại phía Đông đảo Quang Ḥa và đă được tăng cường thêm 2 Trục lôi hạm (tàu vớt ḿn, viết tắt T-) loại T-43 mang số 389 và 396 trong đêm. Trên đảo, địch đă dựng 5 dăy nhà tiền chế sơn màu xanh đậm để trú quân và các công sự pḥng thủ đă được bố trí chu đáo để đề pḥng các cuộc đổ bộ. Ngoài ra, sát bờ đảo c̣n có một số ghe nhỏ dùng để tiếp tế.

    Tính tới ngày 19 tháng 1 là lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng hải quân đôi bên tại Hoàng Sa được ghi nhận như sau:

    1. Lực lượng tham chiến

    a. Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa: gồm 4 chiến hạm:




    - Soái hạm Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5.

    - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16.

    - Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.

    - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

    Sau đây là đặc tính của mỗi chiến hạm

    * Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5

    - Nguyên là tàu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ (USCG - US Coast Guard) mang tên Castle Rock (WHEC 383).

    - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21-12-1971.

    - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington

    - Hạ thủy ngày 11/5/1944 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 8/10/1944.

    - Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa

    - Kích thước: dài 310.75 ft, chiều ngang 41.1 ft, tầm nước 13.5 ft.

    - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6080 mă lực, 2 chân vịt.

    - Vận tốc tối đa: chừng 18 knots.

    - Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy. Nguyên thủy khi chuyển giao, HQ-5 chỉ có đại bác 127 ly, sau này Hải Quân Công Xưởng gắn thêm các ụ đại bác 40 ly để tăng cường hỏa lực tác chiến.

    - Thủy thủ đoàn: chừng 200 người.

    Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tàu ngầm đă bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN.

    * Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16

    - Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375).

    - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21/6/1972.

    - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington.

    - Hạ thủy ngày 15/4/1942 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 12/4/1943.

    - Đặc tính tương tự như HQ-5.

    * Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4

    - Nguyên là USS Foster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ.

    - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971.

    - Đóng tại thủy xưởng Consolidated Steel Corporation, Orange tiểu bang Texas.

    - Hạ thủy ngày 13/11/1943 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 25/1/1944.

    - Trọng tải: 1590 tấn tiêu chuẩn, 1850 tấn tối đa.

    - Kích thước: dài 306 ft, ngang 36.6 ft, tầm nước 14 ft.

    - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6,080 mă lực.

    - Vận tốc tối đa 21 knots

    - Vũ khí : 2 đại bác 76 ly, một tại sân trước có pháo tháp và một tại sân sau lộ thiên cùng một số đại bác 20 ly.[4]

    - Thủy thủ đoàn: chừng 175 người.

    HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hạm thuần túy có nhiệm vụ yểm trợ pḥng không và chống tàu ngầm, nhưng sau thế chiến thứ hai đă được hoàn toàn tân trang và gắn loại radar TACAN (Tactical Aircraft Navigation) để trở thành loại chiến hạm chuyên dùng radar để phát hiện hỏa tiễn địch (radar picket). Chiến hạm này đă từng tham dự chiến dịch Market Times ngoài khơi Việt Nam để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng sản bằng đường biển.

    * Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

    - Nguyên là USS Serene (MSF 300). Đây là loại tàu chuyên được dùng để rà ḿn ngoài đại dương (MSF - Mine Sweeper Fleet).

    - Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964 cùng với Hộ Tống Hạm Chí Linh.

    - Đóng tại thủy xưởng Winslow Marine & SB Co., Winslow, tiểu bang Washington.

    - Trọng tải 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa.

    - Dài 184.5 ft, ngang 33 ft, tầm nước 9.75 ft.

    - Máy chánh: 2 máy dầu cặn Cooper Bessemer 1710 mă lực, 2 chân vịt.

    - Vận tốc tối đa 14 knots.

    - Vũ khí: 1 đại bác 76 ly lộ thiên ở sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 đại bác 20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau.

    - Thủy thủ đoàn chừng 80 người.

    Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tàu vớt ḿn thành tàu hộ tống. Các dụng cụ rà ḿn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tàu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Hoa Biển; 18-01-2013 at 01:40 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Hải-Quân Trung-Cộng:

    Hải Quân Trung Cộng theo Bộ Dân-Vận & Chiêu-Hồi viết trong sách "Hoàng Sa - Lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa" (tháng 3-1974) có h́nh vẽ tượng-trưng các tàu thuyền Việt-Nam & Trung-Cộng (các trang 23 & 25):


    Phía địch vào sáng 19-1-1974 có:

    4 chiến hạm lớn,

    2 tàu vũ trang nhỏ,

    1 tàu chuyển vận loại trung và

    1 pháo hạm không rơ loại.



    Hải Quân Trung Cộng theo Hải-Sử Tuyển-Tập

    Địch:

    - 02 chiến hạm Kronstadt (271 và 274) trang bị đại bác 100 ly (1), 2 đại bác 37 ly, vận tốc 24 gút.

    - 02 chiến hạm loại T43 (389 - 396) cải biến trang bị 1 đại bác 100 ly (2), 4 đại bác 37 ly. Vận tốc 17 gút.

    - 02 tàu đánh cá vơ trang đại bác 25 ly.

    - 01 tàu chuyển-vận loại trung 2400 tấn

    - Các tàu buồm & Pháo-hạm.



    Hải Quân Trung Cộng theo "Tuyên cáo của Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà về những hành động gây hấn của Trung cộng trong khu vực đảo Hoàng sa ngày 19.1.1974" th́ Lực lượng Hải-quân Trung-Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn (3).

    Nhà nghiên-cứu Trần-Đỗ-Cẩm phân-tích ra 11 chiếc tàu đủ loại đó gồm có:

    - 2 Hộ Tống Hạm chống tàu ngầm (Submarine Chaser) loại Kronstadt mang số 271 & 274.

    - 2 chiếc Trục Lôi Hạm (tàu rà ḿn) loại T-43 mang số 389 & 396 trực tiếp tham chiến là có hỏa lực đáng kể.

    - Những chiếc khác là tàu chở quân hay ngư thuyền vơ trang.

    - Ngoài ra, c̣n có 2 Kronstadt mang số 281 và 282 tới sau trận hải chiến.



    Tổng kết tất cả, Lưc-lượng xâm-lăng Trung-Cộng gồm 13 chiếc tàu nhiều loại:

    - 2 Hộ Tống Hạm săn tàu ngầm (Submarine Chaser) kiểu Liên-Xô Kronstadt mang số 271 & 274. Trung-Cộng gọi là Liệp-Tiềm-Đinh Kronstadt.

    - 2 Trục Lôi Hạm (Mine Sweeper) loại T-43 mang số 389 & 396. Trung-Cộng gọi là Tảo-Lôi-Hạm.

    - 2 Hộ-Tống-Hạm cao-tốc 30.5 gút (High Speed Patrol Craft) mang số 281 và 282. Hainan Type 037 Trung-Cộng gọi là Liệp-Tiềm-Đĩnh Hainan lớp 037.

    - 2 Ngư thuyền tên Nam Ngư (Nan Yu thuộc Công-Ty Hải-Nam Ngư-Nghiệp) mang số 402 & 407, vơ trang nặng & trang-bị các tiểu-đinh cao-tốc để đổ-bộ.

    - 1 Quân-Vận-Đĩnh đổ-bộ quân tăng-cường.

    - 1 Pháo hạm không rơ loại, cột buồm cao (4)

    - 1 tàu chuyên-chở loại trung 2400 tấn (5).

    - 1 tàu buồm.

    - Chiếc thứ 13 là một tiểu-đĩnh xung-phong vỏ bọc sắt, luôn-luôn chạy phía sau của tàu vơ-trang Nam-Ngư.


    Trong hồi-ức của Tướng HQ Trung-Cộng Nguỵ-Minh-Sâm th́ thông-thường có 10 thuyền đánh cá đi theo 2 tàu cá vơ-trang để hành nghề. Trong khi 2 lực-lượng đụng trận, cá nhân tôi nghĩ là chúng đă chạy đi ẩn-nấp.



    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Danh-Sách Anh-Hùng Tử-Sĩ Hoàng-Sa

    HQ.10


    1 - HQ.Th/Tá Ngụy-Văn Thà
    63A/700.824
    Hạm Trưởng

    2 121BTL/HmĐ
    HQ.Đ/Uư Nguyễn-Thành Trí
    61A702.714
    Hạm Phó

    3 ThS.1/TP Châu
    QNT

    4 121BTL/HmĐ
    TS./GL Vương Thương
    64A700.777


    5 121BTL/HmĐ
    TS./VCh Phan-Ngọc Đa
    71A703.001


    6 121BTL/HmĐ
    TS./TP Vơ-Văn Nam
    71A705.697


    7 121BTL/HmĐ
    ThS./ĐT Trần-Văn Thọ
    71A706.845


    8 121BTL/HmĐ
    TS./QK Nguyễn-VănnTuấn
    71A700.206


    9 TS./TP Đức

    10 157BTL/HmĐ
    HQ.Tr/Uư Vũ-Văn Bang
    66A/702.337


    11 157BTL/HmĐ
    HQ.Tr/Uư Phạm-Văn Đồng
    67A/701.990


    12 157BTL/HmĐ
    HQ.Tr/Uư Huỳnh-Duy Thạch
    63A/702.639

    13 157BTL/HmĐ
    HQ.Tr/Uư Ngô-Chí Thành
    68A/702.453


    14 157BTL/HmĐ
    HQ.Tr/Uư Vũ-Đ́nh Huân
    69A/703.058


    15 157BTL/HmĐ
    THS.1/CK Phan-Tân Liêng
    56A/700.190


    16 157BTL/HmĐ
    THS.1/ĐKn Vơ-Thế Kiệt
    61A/700.579


    17 157BTL/HmĐ
    THS./VC Hoàng-Ngọc Lê
    53A/700.030


    18 157BTL/HmĐ
    TRS.1/VT Phan-Tiến Chung
    66A/701.539


    19 157BTL/HmĐ
    TRS./TP Huỳnh-Kim Sang
    70A/702.678


    20 157BTL/HmĐ
    TRS./TX Lê-Anh Dũng
    70A/700.820


    21 157BTL/HmĐ
    TRS./ĐK Lai-Viết Luận
    69A/700.599


    22 157BTL/HmĐ
    TRS./VCh Ngô-Tấn Sơn
    71A/705.471


    23 157BTL/HmĐ
    TRS./GL Ngô-Văn Ơn
    69A/701.695


    24 157BTL/HmĐ
    TRS./TP Nguyễn-Thành Trong
    72A/700.861


    25 157BTL/HmĐ
    TRS./TP Nguyễn-Vinh Xuân
    70A/703.062


    26 157BTL/HmĐ
    TRS./CK Phạm-Văn Quư
    71A/703.502


    27 157BTL/HmĐ
    TRS./CK Nguyễn-Tấn Sĩ
    66A/701.761


    28 157BTL/HmĐ
    TRS./CK Trần-Văn Ba
    65A/700.365


    29 157BTL/HmĐ
    TRS./ĐT Nguyễn-Quang Xuân
    70A/703.755


    30 157BTL/HmĐ
    TRS./BT Trần-Văn Đảm
    64A/701.108


    31 157BTL/HmĐ
    HS.1/VCh Lê-Văn Tây
    68A/700.434


    32 157BTL/HmĐ
    HS.1/VCh Lương-Thanh Thú
    70A/700.494
    s/c 21/8/2012

    33 157BTL/HmĐ
    HS.1/TP Nguyễn-Quang Mén
    65A/702.384


    34 157BTL/HmĐ
    HS.1/VCh Ngô Sáu
    68A/700.546


    35 157BTL/HmĐ
    HS.1/CK Đinh-Hoàng Mai
    70A/700.729


    36 157BTL/HmĐ
    HS.1/CK Trần-Văn Mông
    71A/703.890


    37 157BTL/HmĐ
    HS.1/DV Trần-Văn Định
    69A/700.627


    38 157BTL/HmĐ
    HS./VCh Trương-Hồng Đào
    71A/704.001


    39 157BTL/HmĐ
    HS./VCh Huỳnh-Công Trứ
    71A/701.671


    40 157BTL/HmĐ
    HS./GL Nguyễn-Xuân Cường
    71A/700.550


    41 157BTL/HmĐ
    HS./GL Nguyễn-Văn Hoàng
    72A/702.678


    42 157BTL/HmĐ
    HS./TP Phan-Văn Hùng
    71A/706.091


    43 157BTL/HmĐ
    HS./TP Nguyễn-Văn Thân
    71A/702.606


    44 157BTL/HmĐ
    HS./TP Nguyễn-Văn Lợi
    62A/700.162


    45 157BTL/HmĐ
    HS./CK Trần-Văn Bảy
    68A/701.244


    46 157BTL/HmĐ
    HS./CK Nguyễn-Văn Đông
    71A/703.792


    47 157BTL/HmĐ
    HS./PT Trần-Văn Thêm
    61A/701.842


    48 157BTL/HmĐ
    HS./CK bPhạm-Văn Ba
    71A/702.200


    49 157BTL/HmĐ
    HS./DK Nguyễn-Ngọc Hoà
    71A/705.756


    50 157BTL/HmĐ
    HS./DK Trần-Văn Cường
    72A/701.122


    51 157BTL/HmĐ
    HS./PT Nguyễn-Văn Phương
    71A/705.951


    52 157BTL/HmĐ
    HS./PT Phan-Văn Thép
    70A/703.166


    53 157BTL/HmĐ
    TT.1/TP Nguyễn-Văn Nghĩa
    72A/703.928


    54 157BTL/HmĐ
    TT.1/TP Nguyễn-Văn Đức
    73A/701.604


    55 157BTL/HmĐ
    TT.1/TP Thi-Văn Sinh
    72A/703.039


    56 157BTL/HmĐ
    TT.1/TP Lư-Phùng Quí
    71A/704.165


    57 157BTL/HmĐ
    TT.1/VT Phạm-Văn Thu
    70A/702.198


    58 157BTL/HmĐ
    TT.1/PT Nguyễn-Hữu Phương
    73A/702.542


    59 157BTL/HmĐ
    TT.1/TX Phạm-Văn Lèo
    73A/702.651


    60 157BTL/HmĐ
    TT.1/CK Dương-Văn Lợi
    73A/701.643


    61 157BTL/HmĐ
    TT.1/CK Châu-Tuỳ Tuấn
    73A/702.206


    62 157BTL/HmĐ
    TT.1/DT Đinh-Văn Thục
    71A/704.487


    63 157BTL/HmĐ
    TT /VCh Nguyễn-Văn Lai
    71A/703.668

    HQ. 4


    - HQ Th/Uư Nguyễn-Phúc Xá

    Tr. Khẩu 20

    -HS1/VC Bùi-Quốc Danh
    Xạ Thủ


    - Biệt-Hải Nguyễn-Văn Vượng
    Xung-phong Tiếp Đạn


    HQ.5

    - HQ Tr/Uư Nguyễn-Văn Đồng


    -ThS/ĐT Nguyễn-Phú Hào


    - TS1TP Vũ-Đ́nh Quang
    62A700 710


    HQ.16

    -TS/ĐK Xuân


    -HS/QK Nguyễn-Văn Duyên


    Người-Nhái


    - Tr/Uư NN Lê-Văn Đơn

    Tr. Toán

    - TS/NN Đinh-Khắc Từ


    - HS/NN Đỗ-Văn Long


    NN Nguyễn-Văn Tiến


    Phụ-Chú:

    - Tổn-thất Nhân-mạng HQ-10 là 7 SQ + 23 HSQ + 32 ĐV = 62. (Hải-Sử Tuyển-Tập, HQVN. 2004, trang 310).

    - 2 Tường-Tŕnh Ủy-Khúc # 121/BTL/HmĐ/NV/TTUK/K ngày 16-2-1974 & # 157/BTL/HmĐ/NV/TTUK/K

    ngày 02-3-1974 do Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Xuân-Sơn, Tư-Lệnh Hạm-Đội, kư tên & đóng dấu.

    - Cố HQ Chuẩn-Uư Vũ-Văn-Ấn, Sĩ-Quan Nhân-Viên Hạm-Đội, trước khi qua đời, có nhắn lại là:

    (1) Ngoài 2 Tường-Tŕnh Ủy-Khúc trên, Ông cũng đă viết các bản khác nữa cho HQ-4, HQ-5, HQ-16, HQ-10.

    (2) Có một Đoàn-Viên trong Danh-Sách Tường-Tŕnh Ủy-Khúc # 157 về tŕnh-diện Hạm-Đội sau ngày 02-3-1974. Rất tiếc, Ông không c̣n nhớ ra danh-tính Đoàn-Viên này sau 30-4-1975, v́ kinh qua nhiều ngày trốn-tránh VC, tù tội, vất vả gian-truân, vượt biên, xin tị-nạn, làm lại cuộc đời mới tại Canada, rồi bệnh-hoạn…

    C̣n tiếp...
    Last edited by Hoa Biển; 18-01-2013 at 02:55 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    KẾT LUẬN

    Trận hải chiến tại Quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 đă trở thành lịch sử. Việc thành bại, hơn thua không c̣n được đặt nặng so với nhu cầu t́m hiểu sự thật và vinh danh các chiến sĩ HQ/VNCH tham dự trận đánh bảo vệ quê cha đất tổ, đă chết hay c̣n sống. Dù phải đối đầu với kẻ thù mạnh hơn nhiều lần, nhưng các chiến sĩ HQ/VNCH đă tận dụng mọi khả năng, phương tiện hiện có và nhất là tinh thần chiến đấu, truyền thống hào hùng ngang nhiên bắn vào tàu địch, khiến đối phương cũng phải kiêng sợ và thán phục. Các yếu tố "Thời, Thế và Cơ" cần thiết cho chiến thắng đều không nằm trong tay Hải Đội VNCH. Giả sử chúng ta có đánh ch́m hết các chiến hạm TC tại Hoàng Sa, thu được thành quả tuyệt đối về mặt chiến thuật, nhưng cũng sẽ phải rời bỏ vùng hải đảo thân yêu này để bảo toàn lực lượng, v́ dù có vận dụng hết khả năng cũng khó bề đương cự với Hải Quân TC.

    Để kết thúc, chúng tôi mạn phép tác giả Ngô Minh Hằng, mượn bài thơ rất cảm động của nữ sĩ để vinh danh các chiến sĩ Hoàng Sa, đồng thời bày tỏ kỳ vọng "Sẽ Có Một Ngày…"



    Sẽ Có Một Ngày…

    (Kính dâng hương hồn các chiến sĩ Hải Quân VNCH đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa)

    Việt Nam xưa, Đức Thánh Trần

    Bạch Đằng cưỡi ngọn sóng thần tuốt gươm

    Giặc Mông Cổ t́m đường tháo chạy

    Tướng như quân hết thảy rụng rời

    Tàn binh cọc nhọn thây phơi

    Một phen thủy chiến muôn đời sử xanh (1287)

    Mộng xâm lấn tranh giành bờ cơi

    Vẫn âm mưu dẫn lối quân Tàu

    Sáu trăm tám bảy năm sau (1974)

    Hoàng Sa máu lại đỏ ngầu biển Đông

    Trận hải chiến hào hùng, khốc liệt

    Với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa

    Đây, trang chiến sử Hoàng Sa

    Chỉ huy Hải đội, họ Hà điều binh (1)

    Bốn chiến hạm hải tŕnh tham chiến (2)

    Những người con của biển kiên cường

    Trong ṿng lửa đạn đau thương

    Lưu danh muôn thuở tấm gương anh hùng

    Và chiến đấu vô cùng dũng liệt

    Dù địch quân ứng chiến đông hơn

    Đạn bay súng nổ từng cơn

    Bốn tàu Trung Cộng chiến trường lâm nguy

    Cái bị pháo ch́m đi mất dấu

    Cái nước theo phía hậu tuôn vào

    Địch quân hoảng hốt xôn xao

    Và quân ta cũng bước vào khó khăn

    Gương chiến đấu Bạch Đằng bỗng hiện

    Sáng như sao trên phiến linh hồn

    Biển xanh đỏ máu oan hờn

    Chiến hạm Nhật Tảo trong cơn nguy nàn (3)

    Đă anh dũng chặn làn sóng địch

    Để đoàn quân rời đích an toàn

    Ḷng tàu nước ngập, máu loang

    Nhưng ḷng thủy thủ hiên ngang trên tàu

    Ngay cả lúc ch́m sâu đáy biển

    Vẫn một niềm tận hiến, hy sinh

    Trong ḷng biển mẹ mông mênh

    Trái tim bất khuất đau t́nh quê hương!

    Sẽ một ngày trùng dương sóng nổi

    Về Hoàng Sa rửa mối hận này

    Chủ quyền Hoàng đảo trong tay

    Xanh reo ngọn sóng, vàng bay sắc cờ

    Sẽ một ngày cơi bờ dân Việt

    Thoát qua hồi nạn kiếp đau thương

    Có anh đứng giữa đại dương

    Hát mừng bốn cơi quê hương thanh b́nh

    Ngô Minh Hằng


    Chú Thích của Trần Đỗ Cẩm

    (1). Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Đội VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa.

    (2). Bốn chiến hạm HQVNCH tham chiến trong trận Hoàng Sa gồm:

    - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Khóa 10 SQHQ/Nha Tran)g làm Hạm Trưởng.

    - Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng (HQ-5) do HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Đây là Soái Hạm. Đại Tá Hà Văn Ngạc ở trên chiến hạm này chỉ huy trận đánh.

    - Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do HQ Trung Tá Vũ Hữu San (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng.

    - Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ-10) do HQ Thiếu/Tá Ngụy Văn Thà (Khóa 12 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng.

    (3). Hạm Trưởng HQ-10, Th/T Ngụy Văn Thà bị thương, quyết ở lại trên tàu. Ba đoàn viên tên Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai và Phạm Anh Dũng đă hy sinh ở lại bắn chặn tàu Trung Cộng để đồng đội an toàn rời khỏi chiến hạm. HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và ba đoàn viên đă can đảm trong truyền thống "chết theo tàu" và để lại bao nhớ tiếc đau thương cho những người ở lại.

    Trần Đỗ Cẩm


    http://haichienhoangsa.freetzi.com/tranhaichien.htm

  10. #10
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Danh-sách những Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.

    (bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)


    Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm có 49 người, chia ra như sau:

    - 14 quân-nhân Hải-Quân,

    - 25 quân-nhân Địa-Phương-Quân

    - 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh,

    - 5 người thuộc Quân-Đoàn I & Công-Binh,

    - 4 nhân-viên Khí-tượng.



    Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6 người là Gerald Emile Kosh và 5 thương-binh Việt-Nam gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1 Công-Binh & 1 Nhân-viên Khí-tượng

    Ngày 17 tháng 02 năm 1974, Trung-Cộng thả 43 người c̣n lại.

    Danh-sách dưới đây là tài liệu riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm 1974.

    Sau 33 năm, nhiều chỗ đă bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những người trong cuộc không mấy chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.

    1/-Những SQ & BS Hải quân (1):

    1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
    2-Trung sĩ Trịnh Vàng
    3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
    4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
    5-Trung sĩ Thạch Cung
    6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
    7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
    8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
    9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
    10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
    11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
    12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
    13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng




    2/-Những SQ & BS Địa phương quân :

    1-Trung úy Phạm Hy
    2-Trung sĩ Hồ Ngọc Thạch
    3-Trung sĩ Phạm Trúc
    4-Trung sĩ Nguyễn Đức
    5-Hạ sĩ Huỳnh Tiên
    6-Hạ sĩ Phùng Cư
    7-Hạ sĩ Trần Hổ
    8-Binh I Nguyễn Phùng
    9-Binh I Nguyễn Trung Văn
    10-Binh I Phan Văn Tŕnh
    11-Binh I Lê Hiền
    12-Binh I Lê Kim
    13-Binh I Đặng Nhứt
    14-Binh I Lê Lang
    15-Binh II Lê Bé
    16-Binh II Nguyễn Hoàng Linh
    17-Binh II Phạm Bảy
    18-Binh II Lê Văn Ba
    19-Binh II Đoàn Mười
    20-Binh II Nguyễn Thành Nhi
    21-Binh II Nguyễn Văn Đa
    22-Binh II Huỳnh Văn Lang
    23-Binh II Vơ Văn Thắng

    3/-Những SQ & BS thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - VICT :

    1-Thiếu tá Phạm Văn Hồng
    2-Trung úy Vơ Hà (Vũ Hà theo TT Hồng)
    3-Trung úy Lê Văn Du (Lê Văn Đá theo TT Hồng)
    4-Hạ sĩ Đinh Hữu Lễ

    & 4/-Nhóm nhân viên khí tượng :
    1-Nguyễn Văn Nhượng
    2-Đặng Hiền Vơ
    3-Nguyễn Văn Tân

    TỔNG CỘNG : 43 người.

    ---------------------------------------------------

    Tên SQ & Đoàn-Viên Hải quân được tu-chỉnh đến nay như sau:

    1-HQ Trung úy Lê Văn Dũng
    2-Trung sĩ CK Trịnh Chí
    3-Trung sĩ PT Phan Văn Bắc
    4-Trung sĩ GL Đặng Văn Lâm
    5-Trung sĩ TP Thạch Cung
    6-Trung sĩ TP Nguyễn Văn Hội
    7-Hạ sĩ BT Nguyễn Văn Thắng
    8-Hạ sĩ QK Trương Q. Nghiêm
    9-Hạ sĩ TP Trần Văn Chương
    10-Hạ sĩ CK Phan Văn Huy
    11-Hạ sĩ PT Nguyễn Hữu Hùng
    12-Hạ sĩ VC Nguyễn Ngọc Thanh
    13-Thủy thủ KT Lư Chấn Hưng



    Nhóm tù binh tâp trung tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài G̣n.

    *

    (riêng Trung-Sĩ ĐT Quư đă được thả trước, vào ngày 27-1-1974.)



    --------------------

    http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsachtubinh.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 16-09-2012, 06:53 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 18-06-2011, 04:04 PM
  4. 37 NĂM TRẬN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974.
    By nghiep in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 10-06-2011, 04:22 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 30-01-2011, 03:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •