Page 3 of 8 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 79

Thread: Tết Việt Nam / Chúc mừng Năm Mới Quư Tị

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tết Xưa và Nay
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2013-02-07

    Mỗi năm một lần ngày Tết lại đến, nhưng lạ một điều là không ai chán Tết cả. Giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê cứ Tết đến là mọi nhà lại hăm hở, rạo rực chờ đợi Tết như chờ người thân ở xa về, như chờ một tin vui sẽ khiến cả nhà thay đổi.

    Tâm lư Tết hàng ngàn năm h́nh như bất di bất dịch ngoại trừ cách thức đón Tết có phôi pha với thời gian…Mặc Lâm có cuộc mạn đàm với TS Nguyễn Xuân Diện về những thay đổi này.

    Nét đậm của Tết xưa không c̣n nữa

    Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, vậy là chúng ta lại đón Tết như nhiều chục năm qua, tuy nhiên có điều nhiều người nhận thấy rất rơ là lúc gần đây khi mà thời đại @ lấn sâu vào đời sống th́ cách thưởng thức cũng như mua sắm Tết của nhiều gia đ́nh đă thay đổi, Tiến Sĩ có chia sẻ với nhận xét này hay không?

    TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói rằng những năm gần đây tâm lư của người Việt về một cái Tết cổ truyền không c̣n được nguyên vẹn như thời trước nữa. Đưa đến sự thay đổi đó có rất nhiều nguyên nhân, nào là người ta không trông chờ một cái Tết để được ăn tết giống như ngày xưa, bởi v́ những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thực phẩm cũng nhiều hơn, và người ta không c̣n chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi.

    Hai nữa người ta không có nhu cầu tha thiết lắm về việc thăm nom như mọi khi, bởi v́ bây giờ các phương tiện về liên lạc đă rất phát triển. Người ta có thể nh́n thấy nhau, nói chuyện với nhau cả nửa ṿng trái đất. Nông thôn bây giờ gần như nhà nào cũng có một hoặc hai điện thoại để có thể liên hệ với nhau, cho nên người ta có thể gặp nhau ngay trong một giây lát. Rồi những con đường mới được mở ra khiến giao thông được thuận lợi. Thay v́ những cô gái đi lấy chồng hàng năm trời mới được về quê mẹ, th́ bây giờ họ đến thăm mẹ được nhiều hơn, siêng năng hơn, v.v.

    người ta không trông chờ một cái Tết để được ăn tết giống như ngày xưa, bởi v́ những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thực phẩm cũng nhiều hơn, và người ta không c̣n chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi

    TS Nguyễn Xuân Diện

    Cuộc sống gấp gáp, quyết liệt và nhộn nhịp bây giờ làm cho người ta đầu tắt mặt tối và chỉ c̣n nghĩ đến công việc buôn bán làm ăn, cho nên Tết đến rất là bất chợt.

    Mặc Lâm : Cách đây không lâu thời gian mà người ta chuẩn bị cho ngày Tết rất dài, có khi cả tháng trời, c̣n bây giờ th́ chuẩn bị Tết có c̣n như ngày xưa nữa hay không, thưa ông?

    TS Nguyễn Xuân Diện : Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung không c̣n lo lắng nhiều cho cái Tết một hai tháng như mọi khi nữa, mà bây giờ cũng đă đỡ hơn nhiều so với ngày xưa, v́ vậy cho nên tâm lư chờ đợi Tết nó không c̣n được như ngày xưa. Những nét văn hóa cổ truyền, truyền thống Tết nó cũng phôi pha theo tháng năm.


    Trước trẻ em chỉ thèm thuồng phong pháo ngày Tết, nay chú trọng vào các quán chơi game...File photos

    Mặc Lâm : Thường thường chúng ta thấy Tết luôn có hai vế là “ăn” và “chơi”. Theo TS th́ việc ăn chơi này có bị ảnh hưởng tới sinh hoạt hay tâm lư của vùng miền hay không ạ?

    TS Nguyễn Xuân Diện : Trước đây người Bắc thường chú trọng vào việc ăn Tết, c̣n người Nam th́ chú trọng vào việc chơi Tết. Người Miền Bắc chú trọng việc ăn Tết bởi v́ nhu cầu về thực phẩm đối với người Miền Bắc rất cao, và ngày Tết lạnh th́ nhu cầu về ăn uống lại cao hơn so với các mùa khác. Trong khi đó Miền Nam thời tiết ngay trong dịp Tết vẫn nóng bức cho nên người ta không chú trọng nhiều đến chuyện ăn, mà người ta chú trọng đến chuyện chơi.

    Thế nhưng gần đây Hà Nội lại chú trọng tới chuyện chơi Tết. Nhiều gia đ́nh, nhiều nhóm bạn người ta sắp xếp lịch ngày Tết không ở trong thành phố nữa mà đi chơi, đi lên các vùng rừng núi Tây-Bắc, Đông-Bắc. Đi ra biển, hoặc đi vào Vũng Tàu, Nha Trang, Sài G̣n, hoặc thậm chí đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết. Người ta đưa cả gia đ́nh đi. Đến như vậy th́ thấy rằng nhu cầu về ăn và chơi trong dịp Tết không c̣n như ngày xưa nữa.

    Nhưng cũng không nên quá lo lắng v́ sự biến dạng phôi phai, mặc dù có một số không nhỏ có tâm lư ngày Tết là một dịp để người ta tính đến chuyện làm ăn. Ngay cả trong quà Tết người ta biếu thủ trưởng rồi các sếp th́ ở trong đấy cũng đầy những mưu toan và cầu mong một điều lợi lộc trong những món quà Tết. Không c̣n là tinh thần nữa mà nó thuần túy là một cuộc đánh đổi.

    Điều tất yếu nó phải đến

    Mặc Lâm : Bên cạnh những hối hả của cuộc sống hiện đại mà chúng ta vừa nói tới không biết thanh niên ngày nay họ có những thú vui ǵ khác lạ hay có tính chất văn hóa trong ba ngày Tết hay không, thưa ông?

    TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói là người dân bây giờ, nhất là thanh niên, đang có một khuynh hướng t́m lại những vẻ đẹp của văn hoá ngày xưa. Ngày Tết họ đi về những làng cổ, về những vùng rừng núi hoang sơ ở Tây-Bắc, Đông-Bắc, hoặc là họ đi ra vùng biển. Những lễ hội dân gian ở các địa phương vẫn rất được đám đông thanh niên kể cả ở thành phố quan tâm.

    Tôi nghĩ rằng khi xă hội bị đẩy lên đến mức một cái Tết biến dạng, đổi chác, bán mua, mặc cả, và một xă hội nhốn nháo đầy bất trắc, và cuộc sống của người dân mà niềm tin bị phôi phai, rạn vỡ, th́ người ta sẽ t́m về với lại phong cảnh nguyên sơ, những làng quê thôn dă. Những đền chùa là nơi có những tín ngưỡng của người nông dân Việt Nam. Những nhà thờ là nơi có niềm tin tôn giáo. Người ta sẽ t́m thấy một niềm an nhiên, một niềm tin hay một sự nâng đỡ.

    Rồi đến một lúc nào đó tâm lư của người Việt Nam khi ăn chơi hay thưởng ngoạn cái Tết sẽ không c̣n giống như lối cổ nữa, tuy vẫn c̣n giữ được những nét truyền thống. Tôi cho rằng đấy là điều mà chúng ta cũng không nên quá lo lắng, v́ đây là điều tất yếu nó phải đến.

    Rồi đến một lúc nào đó tâm lư của người Việt Nam khi ăn chơi hay thưởng ngoạn cái Tết sẽ không c̣n giống như lối cổ nữa, tuy vẫn c̣n giữ được những nét truyền thống. Tôi cho rằng đấy là điều mà chúng ta cũng không nên quá lo lắng, v́ đây là điều tất yếu nó phải đến

    TS Nguyễn Xuân Diện

    Mặc Lâm : Gần đây có ư kiến cho rằng nên ăn theo Tết Tây tức là Tết Dương lịch cho khỏi tốn kém tới hai lần tết trong một năm. Bên cạnh đó yếu tố Trung Quốc cũng khiến nhiều người đồng t́nh với đề nghị này, là một người nghiên cứu Hán Nôm Tiến Sĩ nhận thấy đề nghị bỏ Tết Nguyên Đán có khả thi và hợp lư hay không?

    TS Nguyễn Xuân Diện : Tôi có biết một ư kiến là không nên ăn Tết Nguyên Đán nữa mà chúng ta hăy ăn Tết Dương Lịch theo như các nước trên thế giới. Ở đây có nhiều vấn đề lắm. Như Nhật Bản chẳng hạn, Nhật Bản ăn Tết vào đúng cái Tết Dương Lịch, một cái Tết linh thiêng, rộn ràng và rất là thú vị. Có ư kiến nói rằng ta cần phải ăn Tết Dương Lịch để không ăn Tết Âm Lịch theo Trung Quốc. Ở đây ta biết âm lịch là lịch theo mặt trăng, Việt Nam và Trung Quốc đều dùng lịch đó, nhưng các nhà lịch pháp của ta đă chứng minh được rằng lịch mặt trăng, tức âm lịch của ta có khác với Trung Quốc chứ không phải là trùng lặp hoàn toàn. Đó là cái thứ nhất.

    Thứ hai nữa là ngày Tết Nguyên Đán th́ “nguyên” là cái đầu tiên và “đán” là ánh mặt trời mới mọc. Nguyên đán là ngày đầu tiên nh́n thấy mặt trời mọc lên thế là thành Ngày Nguyên Đán. Sở dĩ tại sao chúng ta không nên bỏ Tết Âm Lịch là v́ Tết là ngày bắt đầu một năm âm lịch, và một năm chia làm 24 tiết khí. Cái tiết đầu tiên là tiết nguyên đán, mà bây giờ ta gọi là Tết Nguyên Đán. Nó là một chu kỳ của nông vụ và cũng là một chu kỳ thời tiết, một chu kỳ của các sinh hoạt của nông thôn của người nông dân trên khắp nước Việt Nam. Nhịp thời gian và nhịp của mùa nó đi như vậy ứng với thời gian lúc nông nhàn nhất và người ta kết thúc một mùa vụ và có thời gian rảnh rỗi để lo các công việc cho tết nhất.

    Chúng ta vẫn có thể ăn Tết Dương Lịch nhưng mà Tết Âm Lịch th́ thật khó bỏ lắm. Tết Âm Lịch gắn với tập quán, gắn với nông vụ, mùa màng, thời tiết và nó cũng gắn với biết bao nhiêu thứ đă đi vào tiềm thức của người ta rồi. Cho nên theo tôi th́ không nên bỏ Tết Âm Lịch, rất là không nên.

    Chỉ có điều là chúng ta sẽ điều chỉnh nó, và nếu muốn điều chỉnh nó th́ phải cả xă hội và cũng không thể dùng bằng mệnh lệnh hành chính hay là các văn bản của Bộ VH-TT-DL, hay là các nghị định của chính phủ để có thể thay đổi được, mà phải thay đổi bằng cuộc vận động lớn, một cuộc can thiệp ǵ đó đối với cái Tết Nguyên Đán cổ truyền.

    Mặc Lâm : Xin cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hội Chợ Tết Quư Tỵ 2013 tại Montréal - Cânada


    Dưới sự điều động của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal (CĐNVQGVM) và sự hợp tác của các hội đoàn, ngày Hội Chợ Tết Quư Tỵ 2013 đă tưng bừng tổ chức vào ngày Chủ nhật 3 tháng 2 vừa qua, tại Centre Pierre Charbonneau, số 3000 đường Viau, Montréal.


    Thời tiết năm nay không lạnh lắm, đông đảo đồng hương và khách mời đă đến sớm, chiếm hết chỗ ngồi trong hội trường. Các vị khách trong chính quyền gồm có ông Jason Kenney (Tổng Trưởng Công dân vụ, Di trú và Đa văn hóa), ông Thomas Mulcair (Thủ lănh Đảng Tân Dân Chủ, Thị Trưởng Outremont), Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, ông Alan DeSousa (Thị Trưởng Thành phố St-Laurent), ông Erwin Cotler (Đại diện Đảng Tự Do), và hai dân biểu liên bang gốc Việt, Mai Hoàng và Anne Quách Minh Thư.
    Trong phần 1, MC Glenn Hoa Xuân Long và Lâm Thúy Mai, bằng hai ngôn ngữ Việt và Pháp, đă điều khiển, hướng dẫn các nghi thức chào cờ, lễ tế Quốc Tổ Hùng Vương, giới thiệu lời chào mừng của BS Đào Bá Ngọc và BS Đỗ Quốc Bảo (Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch CĐNVQGVM). Trong phát biểu của các vị khách, tất cả các đại diện chính quyền và dân cử đều hoan nghênh tinh thần hội nhập và xây dựng xă hội trong mọi lănh vực của người Việt Nam tại Canada. Đặc biệt, ông Jason Kenney nhấn mạnh sự hội nhập tích cực của Cộng đồng Việt Nam là tấm gương cho các sắc dân khác và người dân bản xứ trong việc xây dựng đất nước Canada. Đồng thời, ông và Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đều khẳng định chính phủ Canada sẽ trợ giúp cho những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Dịp này, đại diện đảng Tự Do, ông Erwin Cotler, đă thông cáo rằng Linh mục Nguyễn Văn Lư và Ḥa Thượng Thích Quảng Độ đă được đề cử giải Nobel Ḥa b́nh năm 2013.
    Tại Hội Chợ năm nay, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đă trao Queen Elizabeth II Jubilee Medal, huy chương kỷ niệm 50 năm trị v́ của Nữ Hoàng Elizabeth II, cho Bác sĩ Lâm Thu Vân và Luật sư Trần Đức Anh Thư để ghi nhận nhiệt t́nh và công sức, hoạt động phục vụ cộng đồng trong nhiều năm qua. BS Lâm Thu Vân nói việc làm của bà rất bé nhỏ, không xứng đáng với phần thưởng, nhưng xin phép nhận lănh huy chương này thay cho tất cả những thiện nguyện viên trong cộng đồng và các hội đoàn, là những người không ngại khó khăn, đă và đang cống hiến công sức xây dựng xă hội ngày một tốt đẹp hơn.
    Trong phần 2, các tiết mục Mừng Xuân: hợp ca, màn đánh trống, múa lân, tŕnh diễn thời trang, vơ thuật, vũ múa... của các hội đoàn rất hào hứng và hấp dẫn đă mang đến cho khán giả nhiều niềm vui trong bầu không khí ấm cúng của ngày Tết. Các gian hàng hoa, chùa, hội Thánh Tin Lành, CAMSA, triển lăm tranh và thức ăn... đă thu hút rất nhiều khách tham dự. Bà Yến Trần nói lên cảm nghĩ của ḿnh về ngày hội Tết: “Năm nay, tôi rất mừng khi thấy giới trẻ tích cực tham gia trong các tiết mục văn nghệ và tiếp đón quan khách. Mong rằng phong tục tập quán người Việt ḿnh sẽ không bị mai một”.
    Hơn 3000 người đă đến ủng hộ ngày Hội Chợ Tết Quư Tỵ, sự hiện diện đông đảo này là tràng pháo tay nâng đỡ tinh thần ban tổ chức, là một nghĩa cử tốt đẹp với quê hương dân tộc và mang lại danh dự cho người Việt tại Montréal. Hội chợ chấm dứt lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Mọi người ra về mang theo âm hưởng của ngày hội chợ tưng bừng nhộn nhịp, ḷng hân hoan chờ đợi một mùa xuân, một năm mới đầy hy vọng, an vui và hạnh phúc.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TẾT NGUYÊN ĐÁN



    Lê Thương




    Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ngày Tết không những là ngày thiêng liêng của người Việt mà nó c̣n mang sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Trên bầu trời cao, những cánh én đă về, mùa Xuân đă trở lại với vạn vật. Những cành lá trơ trụi của mùa Đông đă chuyển ḿnh với những mầm non, với lá xanh mơn mởn. Trong bốn mùa, Xuân là mùa của ngàn hoa tươi thắm, với những cành lộc non xanh tươi v́ thế mùa Xuân được người đời ưa chuộng hơn cả. Trong niềm rạo rực đón Xuân, Hàn Mạc Tử đă sáng tác bài “Mùa Xuân Chín”, xin hăy nghe:



    Trong làn nắng ửng khói mơ tan,

    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

    Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

    Trên giàn thiên lư - bóng Xuân sang.


    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,

    Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

    Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.


    Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

    Hổn hển như lời của nước mây.

    Thầm th́ với ai ngồi dưới trúc,

    Nghe ra ư vị và thơ ngây.


    Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

    Ḷng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

    “Chị ấy năm nay c̣n gánh thóc,

    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”.



    Sau 37 năm lưu lạc nơi đất khách quê người, cứ mỗi lần Tết đến người Việt tha hương khắp năm châu cảm thấy ḷng nao nao nhớ lại những mùa Xuân êm đềm mang nhiều kỷ niệm nơi cố quốc và cảm thấy thấm thía qua những vần thơ “Xuân Tha Hương” của Nguyễn Bính:



    Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,

    Xuân nầy em chị vẫn tha hương.

    Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,

    Son sắc say hoài rượu bốn phương.

    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    Em đi non nước xa khơi quá,

    Mỗi độ Xuân về bao nhớ thương.

    Mỗi độ Xuân về em lại thấy,

    Buồn như người lính ở biên cương.


    Chữ Tết Nguyên Đán mang các nghĩa: Tết do chữ Tiết, có nghĩa là ngày lễ; Nguyên có nghĩa là bắt đầu; Đán có nghĩa là buổi sớm mai.


    Vậy Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng và may mắn mới.


    Đúng ra phải dùng cả ba chữ Tết Nguyên Đán, nhưng người Việt ta có tính giản dị nên chỉ gọi Tết hay Ngày Tết. Chữ Tết được dùng trong nhiều thành ngữ như: Ngày Tư Ngày Tết, Năm Hết Tết Đến, Sống Tết Chết Giỗ, Tết Nhất, Chợ Tết, Ăn Tết, Chúc Tết, Thiệp Tết, Quà Tết, Lương Tết, Tết Thầy, Tết Xếp... Ngày Tết mang rất nhiều phong tục cổ truyền và các phong tục này đă thấm nhuần trong ḷng người Việt Nam từ xưa đến nay.





    Sửa Soạn Tết


    Ngay từ đầu tháng Chạp, ở thôn quê cũng như thị thành, thiên hạ đă bắt đầu sửa soạn Tết. Nhà nhà lo mua heo, ḅ, gà, vịt để sẵn, rồi c̣n mua nếp, đậu hầu chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra c̣n muối dưa, nén hành, may sắm quần áo mới, sơn phết trang ḥang nhà cửa, lau chùi bàn thờ, mua tranh, pháo, câu đối, cùng các loại bánh mứt, trái cây, trà, rượu... C̣n những người thích chơi cảnh, chơi hoa như các loại hoa hải đường, hoa mai, bích đào, thủy tiên... phải lo vun trồng, cắt xén để hoa kịp nở vào đầu Xuân. Đa số người Việt Nam chỉ lo ăn Tết có 3 ngày, tuy nhiên nhiều gia đ́nh, nhất là những gia đ́nh khá giả chuẩn bị Tết trong nhiều tháng trước.





    Chợ Tết


    Khoảng trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa bắt đầu thêm nhộn nhịp, nhất là các buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập, đông đúc kẻ bán người mua. “Đông như chợ Tết”. Vào những ngày chợ Tết hàng hóa tràn ngập, nhiều gấp bội ngày thường, nào gian hàng vải, gian hàng bánh mứt, hàng hoa, hàng trái cây, dưa hấu bày bán la liệt. Thấy dưa hấu là thấy Tết. Dưa hấu lềnh khênh, chất cao thành đống. Khách mua cố lựa những trái dưa khi cắt ra ruột đỏ tươi v́ người ta cho rằng mua dưa đầu năm lựa đuợc những trái dưa ruột đỏ thắm thi suốt năm gặp ṭan những điều may mắn. C̣n những người bán th́ trưng bày những trái dưa mẫu ruột đỏ au để chiêu dụ khách hàng. Đặc biệt là vào những ngày cận Tết, ta thấy các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ g̣ ḿnh trên những tờ giấy hoa ở vỉa hè hay góc chợ, múa bút viết những câu đối với những nét chữ “Rồng bay, Phượng múa” để bán cho những khách hàng mua về dán ở nhà hay ở bàn thờ.





    Đưa Ông Táo Về Trời


    Một trong những cổ tục của ngày Tết là đưa ông Táo về Trời. Ông Táo là cái bếp nấu cơm trong mọi gia đ́nh. Người ta tiễn ông Táo về Trời bằng bánh mứt, thèo lèo, trà và pháo. Theo truyền thuyết, cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo cỡi cá chép bay về Trời để “báo cáo” với Ngọc Hoàng mọi chuyện xảy ra dưới trần gian trong suốt năm qua.





    Cây Nêu


    Nói đến Tết, theo truyền thống, người Việt nghĩ ngay đến bốn thứ điển h́nh là Cây Nêu, Hoa Mai, Bánh Chưng với Tràng Pháo:


    Ở thôn quê, thiên hạ bắt đầu dựng cây nêu vào ngày 27 tháng Chạp, trễ lắm là vào buổi chiều ngày 30 Têt, nếu tháng thiếu là ngày 29 và hạ nêu vào ngày mồng 7 tháng Giêng. Nêu là cây tre dài chặt tới gốc c̣n đủ ngọn lá, được dựng ở trước sân với một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng buộc ngang thân, có nơi treo trên ngọn mấy chiếc khánh và bùa chú mà người ta tin tưởng rằng có thể ngăn cản, xua đuổi tà ma xâm nhập vào nhà để quấy phá gia chủ trong những ngày Tết. Riêng ở thành thị v́ nhà cửa phố phường san sát không tiện trồng cây nêu nên ta thường buộc cành đa, lá dứa ngoài ngơ. Có nơi thiên hạ rắc vôi ngoài sân, ngoài cổng với h́nh bàn cờ, cây cung cùng tên bắn ra đằng trước và hai bên, ngụ ư trấn giữ nhà cửa ngăn chận tà ma.



    Cú kêu ba tiếng cu kêu,

    Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè.



    Vật điển h́nh thứ hai của Tết là hoa mai. Mai vàng là màu sắc đặc thù của ngày Tết, thấy mai là thấy Tết và mai vàng tạo niềm rạo rực, rộn ràng trong ḷng mọi người. Cho nên, dù giàu, dù nghèo thiên hạ nhà nào cũng tạo cho được một cành mai. Giàu có, khá giả không những tạo một nhành mai mà c̣n rước cả một cây mai to lớn đầy hoa về để trang trí nhà cửa trong những ngày Xuân. C̣n nghèo khó không mua nổi một nhánh mai tươi th́ cũng phải sắm cho được một cành mai giả để cũng có màu sắc Tết cho gia đ́nh.



    Tết không mai không ai biết Tết,

    Mai không Tết chẳng thiết khoe vàng.



    Vật điển h́nh thứ ba của Tết là bánh chưng. Tùy theo tục lệ từng miền, người ta có bánh chưng hay bánh tét, đó là hương vị không thể thiếu được của mọi gia đ́nh trong những ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét thường được ăn với thịt mỡ, dưa hành hay củ kiệu. Trong lúc nh́n mai vàng nở trên cành, nghe những tràng pháo Tết rộn ră mà ăn một lát bánh chưng hay một khoanh bánh tét với một cục thịt mỡ và một miếng dưa hành là nuốt cả một mùa Xuân dân tộc vào tâm hồn ta vậy.



    Vật điển h́nh thứ tư của ngày Tết là pháo. Pháo là âm thanh, âm điệu rạo rực nhất của ngày Xuân. Nghe pháo nổ là nghe như Tết đang reo vang trong ḷng mọi người. Pháo bắt đầu nổ lác đác từ chiều 23 tháng Chạp, ngày đưa ông Táo về Trời. Rồi đến Giao Thừa pháo càng rộ lên cùng một lúc, xen lẫn trong những tràng pháo chuột là những tiếng pháo đại nổ chát chúa, vang rền như những quả đạn pháo kích. Tết đến, từ các cơ sở thương mại cho đến tư gia, nhà nào cũng đốt một vài phong pháo để đón Chúa Xuân. Người ta đốt pháo từ lễ Giao Thừa và vào sáng mồng một, mồng hai, mồng ba. Ngoài ra khi người bạn quư đến “xông đất” chủ nhà cũng mang ra một phong pháo đốt để “nghinh tân” ngược lai, người bạn cũng đốt một phong pháo để “Chúc Xuân” gia chủ. C̣n các cơ sở thương mại, những nhà giàu có vào ngày Tết đốt pháo thường có múa lân v́ thiên hạ tin tưởng rằng lân đến nhà đầu năm sẽ mang lại thịnh vượng.



    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.





    Mâm Ngũ Quả


    Mâm ngũ quả thường gồm thơm, đu đủ, dừa, xoài, trái sung. Phải thừa nhận rằng đa số nguời Việt Nam, nhất là giới b́nh dân mang nhiều sự mê tín, dị đoan rất dễ thương. V́ thế mâm ngũ quả chưng bàn thờ trong những ngày Tết người ta thường chọn những loại trái cây có tên tốt, mang ư nghĩa như thơm, đu đủ, dừa, xoài, sung... v́ theo họ, những loại hoa quả nầy tượng trưng cho một năm mới đầy thơm tho, tiền bạc trong nhà đầy đủ và cuộc sống sung túc.





    Tiệc Tất Niên


    Ở thành thi, theo thông lệ, cứ đến cuối năm, thiên hạ thường tổ chức những bữa tiệc tất niên tại các công, tư sở, xí nghiệp, trường học hầu các công tư chức, nhân viên, hoc sinh, sinh viên, thầy cô có dịp họp mặt vui vẻ, chuyện tṛ thân mật, chúc Tết lẫn nhau trước khi chia tay để về nhà hoặc về quê ăn Tết với gia đ́nh.





    Đưa Rước Ông Bà


    Vào ngày Tết người Việt Nam ta có tục đưa rước ông bà. Trưa hôm 30 Tết người ta làm lễ cúng tất niên đồng thời đón rước ông bà hoặc người thân quá cố để vong linh họ về sum họp với gia đ́nh trong những ngày Xuân. Qua đến ngày mồng bốn, ta tiễn đưa vong linh ông bà về phương cũ.





    Giao Thừa Và Lễ Trừ Tịch


    Giao Thừa có nghĩa là cũ giao lại cho mới tiếp nhận. Hết giờ Hợi sang giờ Tư vào lúc nửa đêm 30 Tết là Giao Thừa, thiên hạ làm lễ Trừ Tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới c̣n được gọi là lễ “Tống Cựu, Nghinh Tân”. Theo cổ tục, người ta tin rằng từ năm Tư đến năm Hợi là 12 năm th́ có 12 vị thần Hành Khiển luân phiên nhau, mỗi năm một vị lo trông coi việc nhân gian v́ thế mà ta có lễ Trừ Tịch để tiễn đưa và đón các vị thần Hành Khiển của năm cũ và năm mới, đồng thời cầu cúng cả Bản Cảnh Thành Hoàng và Thổ Công Thần Kỳ mà ta có câu tục ngữ “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.


    Lễ Trừ Tịch ở các làng xă c̣n giữ cổ tục, người ta thiết lập hương án ở trong trung thiên hoặc nơi sân đ́nh, cũng có khi ở ngă ba làng xă với vàng mă, hương, đèn, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà tế lễ rất trọng thể. Trong khi tế lễ, họ đánh trống, khua chiêng, đốt pháo vang dậy trong giờ Giao Thừa. C̣n các tư gia cũng cúng lễ Giao Thừa trong sân hay trước cửa nhà với mâm lễ vật đặt trên bàn rồi vái tứ phương. Khi tới Giao Thừa chuông, trống ở các Đ́nh, Chùa, Giáo Đường khắp nơi cũng được đánh lên vang rền kèm theo tiếng pháo đón Giao Thừa nổ gịn giă. Tiếng chuông, tiếng trống, tiếng pháo của giờ Giao Thừa là âm điệu truyền thống của ngày Tết.


    Những kẻ đă từng nghe những âm điệu nầy trong quá khứ, nay v́ hoàn cảnh bắt buộc họ phải xa ĺa đất mẹ thân yêu, vào đêm Giao Thừa họ thường gục đầu im lặng để chờ nghe lại âm điệu ngày xưa, nhưng giờ Giao Thừa cứ lặng lẽ trôi qua và những âm điệu âu yếm kia vẫn biền biệt, khiến họ hụt hẫng, ḷng họ dâng trào niềm nuối tiếc và uất hận, rồi ḷng họ cảm thấy nghẹn ngào và đôi ḍng lệ tự nhiên tuôn trào thấm ướt bờ mi. V́ ai mà họ đă đánh mất kỷ niệm thân yêu nầy? V́ ai mà họ phải khóc trong những đêm Giao Thừa xa cố quận?


    Về Giao Thừa, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có hai câu đối như sau:



    Tối ba mươi khép cánh càn khôn,

    Kẻo sợ ma vương đem quỷ tới.

    Sáng mồng một lỏng then tạo hóa,

    Để cho thiếu nữ rước Xuân vào.



    Tiền Của Vào Như Nước



    Ở thành thị, phố phường ta có tục lệ sau giờ Giao Thừa, những người gánh nước mướn tự động gánh nước đến những nhà trong hàng xóm một vài đôi nước ngụ ư rằng năm mới gia chủ sẽ làm ăn phát đạt “tiền của vào như nước” và gia chủ vui vẻ thưởng tiền rất hậu. Cũng có những người buôn bán, vào những ngày cận Tết đă ân cần dặn trước những người gánh nước thuê đừng quên gánh nước đổ vào nhà cho ḿnh.





    Đi Lễ Chùa, Giáo Đường Và Hái Lộc


    Sau khi cúng Giao Thừa xong, thiên hạ làm lễ Thổ Công rồi sửa soạn đi lễ tại các Đền, Miếu, Đ́nh, Chùa, Giáo Đường để cầu phúc, cầu may cho năm mới. Ngoài mục đich đi lễ Phật, lễ Chúa, lễ các vị Thần Linh họ c̣n có dụng ư hái lộc và xin xăm. Hái lộc là một tục lệ nên thơ của người Việt Nam. Người ta tin rằng lộc là lộc của Trời v́ thế hái lộc đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho suốt một năm. V́ lẽ đó mà vào ngày đầu năm thiên hạ già, trẻ, trai, gái chen chúc nhau lên Chùa để hái lộc. C̣n xim xăm, đa số người Việt rất tin vào số mệnh nên song song với việc lên Chùa lễ Phật, hái lộc họ c̣n lên Chùa để xin xăm hầu biết vận mệnh của ḿnh và gia đ́nh ḿnh trong năm mới. H́nh thức xin xăm là sau khi van vái Trời, Phật với tất cả ḷng thành rồi người ta rút một thẻ xăm trong ống (hoăc lắc cho thẻ xăm rơi ra), đọan mang đến cho người đoán xăm, đôi khi là một thầy bói, đôi khi là một nhà sư để giải đoán dùm những ngụ ư trong quẻ xăm. Hầu hết những người lên Chùa xin xăm vào dịp đầu năm đều ra về với vẻ mặt “vui như ngày Tết” v́ những lá xăm của họ đều hứa hẹn những điều tốt đep.





    Xông Nhà, Xông Đất


    Theo cổ tục, vào đầu năm người đến nhà ai trước nhất là người “xông nhà, xông đất” cho gia chủ và thiên hạ tin rằng đầu năm mới được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết hoặc những người có tên như: Thương, Mến, Hùng, Dũng, Đẹp, Giàu, Sang, Phú, Quư, Thịnh, Vượng, Tài, Báu, Lợi, Phước, Lộc, Thọ, Có, Tiền, Bạc, Vàng, Triệu, Tỷ, Thơm... đến nhà trước nhất th́ gia chủ sẽ được mọi chuyện tốt lành, đẹp đẽ, thịnh vượng, phú quư, may mắn quanh năm. C̣n ngược lại, gặp người khẳn tính, cộc cằn, độc ác, khờ dại, ngu ngơ, đần độn hoặc những người có tên như: Nghèo, Khổ, Xấu, Ghét, Ngu, Hư, Thúi, Chết, Xụi, Thua, Lỗ, Nợ, Nần, Túng, Thiếu, Đau, Ốm, Bệnh, Ghẻ, Chốc, Bại, Xụi, Bần, Hàn, Đói, Rách, Gian, Ác... th́ suốt năm gia chủ làm ăn lủng củng, thất bại hay gặp những chuyện vẩn vơ, bực ḿnh.... Chinh v́ vậy mà các cụ lớn tuổi hoặc những người c̣n mang nặng cổ tục rất kén chọn người đến xông nhà, xông đất, thường họ mượn người tốt nết, tinh t́nh dễ thương, có tên đẹp đến xông đất dùm. C̣n trong gia đ́nh, sau khi đi lễ Chùa, Nhà Thờ về là xông đất nhà ḿnh và gia đ́nh thường để cho người tốt nết nhất vào nhà trước.


    Theo tục lệ, người đến xông đất đốt một phong pháo và chúc gia chủ mọi điều tốt lành, tùy theo trường hợp, lời chúc có thể:



    - Nếu gia chủ có cha mẹ già th́ chúc “Tăng phúc, tăng thọ”

    - Nếu gia chủ là nhà nông th́ chúc “Phong đăng ḥa cốc”

    - Nếu gia chủ là một nhà công kỹ nghệ th́ chúc “Tốt tài sai lộc”

    - Nếu gia chủ là một thương gia th́ chúc “Buôn may, bán đắt, nhất bản vạn lợi”

    - Nếu gia chủ là một quân nhân hay công chức th́ chúc “Mau thăng quan, tiến chức”.



    Trong trường hợp chẳng may gặp người xấu nết, tính t́nh cộc cằn hay xui hơn nữa bị một lăo ăn mày đến viếng đầu năm th́ gia chủ phải lấy gạo, muối ra văi tứ phía và cúng vái gọi là “đốt phong long” rồi chờ một người khác khá hơn đến “tái xông”



    Mừng Tuổi Và Chúc Xuân


    Một trong những tục lệ đẹp đẽ nhất của người Việt Nam là mừng tuổi ông bà, cha mẹ vào dịp đầu Xuân. Đây là một h́nh thức hiếu đạo của con cháu đối với công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành đă nuôi dưỡng nên minh mà chỉ Việt Nam mới hănh diện có cổ tục nầy trên thế giới ngày nay.
    Mừng tuổi là mừng ông bà, cha mẹ thọ thêm một tuổi. Sáng mồng một Tết, sau khi ông bà, cha mẹ khăn áo chỉnh tề, con cháu cũng xúng xính trong những bộ quần áo mới, trải chiếu xuống đất lạy 2 lạy đồng thời chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp, hiếu thảo. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu ngoan ngoăn, thông minh, chóng lớn, học hành mau đỗ đạt rồi cho con cháu những tờ giấy bạc mới đựng trong những phong b́ màu đỏ gọi là tiền “ĺ x́”, có nghĩa là những đồng tiền may mắn.


    Ngoài tục lệ mừng tuổi, vào ngày Tết thiên hạ c̣n có lệ chúc Tết lẫn nhau. Nếu ở xa người ta gởi thiệp, c̣n nếu ở gần bạn bè, họ hàng thăm viếng và chúc Tết với nhau. Những lời chúc thông dụng là “Phước, Lộc, Thọ”, “An Khang, Thịnh Vượng”, “Vạn Sự Như Ư”, “Sống Lâu Trăm Tuổi”, “Tân Xuân Vạn Hạnh”, “Con Đàn, Cháu Lũ”, “Tiền Vào Như Nước”, “Tiền Rừng Bạc Biển”, “Đa Tài, Đa Lộc”, “Mau Thăng Quan, Tiến Chức”...


    Ngoài việc họ hàng, bạn bè thăm viếng chúc Tết lẫn nhau, các nhân viên thuộc quyền ở các Ty, Sở, Đơn Vị vào ngày Tết cũng có lệ đến chúc Tết các xếp của ḿnh. Kèm theo những lời chúc Tết đẹp nhất, họ c̣n có “quà biếu” cho các xếp họ nữa. Xin hăy nghe bài “Chúc Tết” của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương:



    Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau,

    Chúc nhau: Trăm tuổi bạc đầu râu.

    Phen nầy ông quyết đi buôn cối,

    Thiên hạ bao nhiêu đứa giă trầu.


    Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu,

    Trăm, ngh́n, vạn, mớ để vào đâu.

    Phen nầy ắt hẳn gà ăn bạc,

    Đồng rụng, đồng rơi lọ phải cầu.


    Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,

    Đứa th́ mua tước, đứa mua quan.

    Phen nầy ông quyết đi buôn lộng,

    Vừa bán, vừa la cũng đắt hàng.


    Lẳng lặng mà nghe nó chúc con,

    Sinh năm, đẻ bảy được vuông tṛn.

    Phố phường chật hẹp người đông đúc,

    Bồng bế nhau lên nó ở non.





    Kiêng Cữ


    Đa số người Việt Nam ta tin rằng việc ǵ xảy ra đầu năm th́ sẽ liên tục xảy ra suốt năm v́ thế ta có rất nhiều tục kiêng cữ trong những ngày Tết:





    Giông


    Giông có nghĩa là xui xẻo, cho nên vào những ngày cuối năm có mượn đồ vật hoặc nợ nần của ai th́ phải lo trả v́ nếu để sang năm mới người ta đến đ̣i th́ bị “giông”. V́ thế vào những ngày cuối năm, các chủ nợ thường đến đ̣i tiền các con nợ v́ để qua năm mới đến đ̣i sợ “giông” người vay nợ. Ngược lại, các con nợ Tết đến cũng lo chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền nợ của ḿnh v́ sợ để leo qua năm mới sẽ bị xui và sẽ bị mang nợ suốt cả năm nên ta có câu:



    Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,

    Giàu khó ba mươi Tết mới hay.





    Cữ Quét Nhà



    Vào ngày Tết người ta cữ quét nhà trong suốt ngày mồng một, mồng hai và mồng ba v́ sợ rằng quét nhà sẽ quét hết tiền bạc, của cải và các điều may mắn ra ngoài. Nều nhà có rác, ta chỉ quét sơ và gom vào một xó để chờ hết Tết rồi mới đem đi đổ.





    Cữ Quần Áo

    Trong những ngày Tết, người Việt ta cữ ăn mặc quần áo trắng hoặc đội khăn trắng v́ sợ trong năm sẽ có tang.





    Cữ Ăn Nói

    Vào những ngày đầu năm, người trong gia đ́nh phải hết sức thận trọng về “lời ăn tiếng nói”, chỉ nên dùng những lời lẽ đẹp và tránh những lời nói không hay như khỉ, chết, đau, ốm hay những lời nói tục tằn, chửi thề... để suốt năm không gặp những chuyện xui xẻo.





    Cữ Đánh Con


    Vào ngày Tết cha mẹ phải cữ đánh con cho dù rằng vào những ngày nầy con cái “phá như quỷ” cha mẹ cũng đành dằn ḷng v́ nếu đánh con trong những ngày Tết th́ con sẽ bị “huông”, nghĩa là suốt năm con sẽ bị đ̣n hoài.
    Ngoài các điều trên, thiên hạ c̣n kiêng cữ nhiều thứ khác trong ngày Tết như kiêng căi nhau, kiêng đánh lộn, kiêng gây tiếng động, kiêng làm vỡ chén bát, ly tách, kiêng tiếng khóc dù là tiếng khóc của trẻ con đ̣i bú sữa. Ngoài việc kiêng cữ những điều “xấu”, người ta c̣n phải làm những điều “tốt”, đó là tục lệ đi mua muối đầu năm. Muối tượng trưng cho sự đâm đà, mặn ṃi. Nhưng ngược lại ta cữ đi mua vôi v́ vôi tượng trưng cho sự bạc bẽo, vong ân, bội nghĩa như ta thường nghe câu “ăn ở bạc như vôi” v́ thế dân gian có câu tục ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.





    Bói Toán


    Vào ngày đầu năm người Việt ta thích đi xem bói toán để biết vận mệnh của ḿnh trong năm mới. Bói toán có nhiều cách, như bói Kiều, bói sách, bói tuồng, nhờ thầy bói xem bói dùm... Bói Kiều là lấy cuốn Kiều ra để trên bàn, sau khi thắp hương đèn và khấn vái Nguyễn Du, Thúy Kiều, Kim Trọng rồi người ta lật bất cứ trang nào của Kiều ra xem, những câu thơ sau đây được xem là tốt:



    Dưới ḍng suối chảy trong veo,

    Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,

    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

    Gương nga chênh chếch ḍm song,

    Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.



    Đầu năm mà gặp nước, gặp cầu, gặp vàng th́ không có ǵ may mắn, hạnh phước cho bằng. Nước tượng trưng cho tiền bạc nên ta có câu thành ngữ “tiền vào như nước”, c̣n cây cầu tượng trưng cho sự thông giao, sự liên lạc, sự đoàn tụ và vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quư. Ngược lại những câu thơ sau đây được xem là điềm xấu:



    Hàn huyên chưa kịp giăi giề,

    Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.

    Người nách thước, kẻ tay đao,

    Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi.

    Già giang một lăo một trai,

    Một dây vô lại buộc hai thâm t́nh.



    Hoặc:


    Sầu đong càng lắc càng đầy,

    Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.



    Đầu năm bói Kiều mà gặp cảnh gia đ́nh tan nát, phân ly hay gặp cảnh “Sầu đong càng lắc càng đây” như trên th́ người ta tin rằng đó là điềm xui xẻo.
    Bói sách cũng tương tự như bói Kiều, c̣n bói tuồng là ngày Tết ta chọn tuồng hát để xem, nếu xem nhằm tuồng kết thúc cốt chuyện bằng sự sum họp, thắng lợi, hạnh phúc, giàu có là điềm may. C̣n nếu tuồng hát kết thúc bằng cảnh gia đ́nh tan nát, chia ly, chết chóc là điềm không tốt. Ngoài việc bói Kiều, bói sách, bói tuồng, thiên hạ c̣n t́m đến các thầy bói để nhờ xem dùm vận mệnh, t́nh duyên, công ăn, việc làm của ḿnh trong năm mới.





    Khai Bút


    Vào dịp đầu Xuân, người Việt Nam ta có tục lệ tao nhă khác đó là tục lệ Khai Bút đầu năm. Khai Bút là năm mới cầm bút viết lần đâu tiên. Những người thường hay viết lách như các cụ đồ, các nhà khoa giáp, các văn nhân thi sĩ, các nhà báo vào dịp đầu Xuân chọn ngày giờ tốt lấy giấy mực ra làm thơ, viết văn, ngâm vịnh và thưởng Xuân.





    Khai Quân


    Dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa, các đơn vị Quân Đội có truyền thống tổ chức Lễ Khai Quân và Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm với mục đích phô trương sức mạnh của Quân Đội cũng như nâng cao ư chí và tinh thần của binh sĩ hầu đạt được nhiều thắng lợi cho đơn vị trong năm mới.


    Kính Chúc Quư Vị Độc Giả Một Năm Mới An Khang – Thịnh Vượng.




    Lê Thương

    Richmond - Virginia

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Người Việt ở Tây ăn Tết Ta
    Tường An, thông tín viên RFA, Paris
    2013-02-08

    Trong không khí Xuân về, Người Việt khắp nơi tưng bừng đón Tết. Người Việt tại Pháp đón Tết ra sao ? Thông tín viên Tường An gửi đến quư vị bài phóng sự về phong cách đón Tết của người Việt tại Pháp cũng như tâm trạng của họ lúc Xuân về.


    Một góc chợ bán hoa đào ở Paris, Tết 2013


    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm ḷng
    Ôi, chị một em, em một chị
    Trời làm xa cách mấy con sông

    ……..

    Trong mùa nắng mới sầu không đến
    Giữa hội hoa tươi ấm lại ḷng
    Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
    - Xa nhà, rượu uống có say không?

    Vui buồn những cái Tết xa quê

    Rượu uống ở quê nhà hay rượu uống ở quê người th́ có khác ǵ nhau ? có lẽ chữ « say » trong bài thơ « Xuân Tha Hương » của thi sĩ Nguyễn Bính chỉ muốn nói lên nổi niềm cô quạnh của kẻ xa nhà trong dịp Xuân về. Chữ « Tết » ngắn gọn nhưng thiêng liêng biết bao, nó gợi trong ḷng người tha hương một mái ấm gia đ́nh, nơi Cha Mẹ, Anh Em tựu tề đông đủ để đón Xuân. Tết đến mang nhiều niềm vui cho mọi người, nhưng cũng gợi lên bao nổi ngậm ngùi cho kẻ xa quê. Đó cũng là niềm hoài cảm của cô sinh viên năm thứ ba trường Cao đẳng Nghệ Thuật tại Paris :

    « Mỗi khi Xuân về th́ trong ḷng cũng rất là nhớ quê hương, nhớ Bố Mẹ, mỗi dịp Xuân về em cảm thấy rất là buồn. Nhất là đêm 30, đêm giao thừa là nước mắt em lại tuôn rơi. Em rất là nhớ nhà ! »

    Như để hoài niệm lại h́nh ảnh của « Những người muôn năm củ », chị Thy Như, một cựu tiếp viên hàng không đang sống tại Créteil, mỗi năm trong hội chợ Xuân, chị lại áo dài khăn đóng, diễn vai ông đồ già ngồi viết câu đối Tết :

    « Xuân sang và tết đến, chị phải làm ông đồ già. Cũng ngồi lom khom, cũng mặc áo dài, đội khăn đóng, để râu đàng hoàng, ngồi đó viết sớ « Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua. »

    C̣n chị Ba Lợi ở Bondy th́ gói ghém t́nh quê hương trong những chiếc bánh chưng. Mỗi năm, gia đ́nh chị gói hàng trăm chiếc bánh chưng. Mùa đông Âu châu lạnh lẽo, ngồi quây quần bên nồi bánh chưng cũng là niềm vui đoàn tụ trong năm mới :


    Các cháu bé mặc áo dài chúc Tết, mừng tuổi ông bà. Photo Tuong An, RFA
    « Năm nào th́ chị cũng gói bánh chưng. Nó rất vui. Khi gói bánh chưng tự nhiên trong ḷng ḿnh thấy vui lắm. Chị nghĩ là ḿnh sắp sửa đón Xuân. Cứ 1 đứa rửa lá , lau lá, cứ 1 người xếp lá, người th́ cột dây. Chị th́ lo nếp. Chị có mấy thằng con rể nó gói khéo lắm ! Sau khi chị gói xong đó th́…thùng bánh đó phải nấu 8 tiếng đồng hồ. Khi ḿnh ngồi ḿnh chờ nồi bánh chưng đó, cũng rất là vui ! »

    Tuy đến Pháp từ thập niên 60, các con đều sanh ra ở Pháp. Gia đ́nh anh Nguyễn Quốc Nam vẫn giữ ǵn truyền thống ăn Tết như ở quê nhà. Cũng bánh chưng, bánh tét, cũng mừng tuổi, ĺ x́, riêng tiếng đ́ đùng của pháo được thay bằng những bản nhạc Xuân :

    Mỗi khi Xuân về th́ trong ḷng cũng rất là nhớ quê hương, nhớ Bố Mẹ, mỗi dịp Xuân về em cảm thấy rất là buồn. Nhất là đêm 30, đêm giao thừa là nước mắt em lại tuôn rơi. Em rất là nhớ nhà

    « . Ngày Tết th́ con cháu vể hết tất cả, chúng tôi cũng đợi đến 12 giờ để đón giao thừa , những mà giao thừa bên Âu Châu th́ nó đi sau bên nhà ḿnh. Để cắt nghĩa cho các cháu nó biết vể pháo hay cái này, cái nọ của ngày Tết th́ ḿnh để mấy băng nhạc cho nó nghe. Mấy đứa cháu từ 3- tuổi trở đi đều mặc áo dài khăn đống rồi nó sắp hàng, rồi nó chúc Tết. Nó nói những lời chúc rất là dễ thương , rồi ḿnh cũng ĺ x́ cho chúng nó. Sau khi cái nghi lễ đó xong rồi thỉ mọi người quây quần trên bàn ăn. Rồ có những món thuần túy ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho dưa giá, tôm khô củ kiệu. Cái ngày Tết là cái ngày rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam của chúng ta. Chúng tôi cố gắng hết sức để giữ lại truyền thống ông bà. »

    Gia đ́nh chi Ba Lợi có đến 31 người con và cháu. Trong năm, từng gia đ́nh ở riêng rẽ, nhưng ngày Tết mọi người dù bận đến đâu, cũng phải lấy ngày nghĩ để về xum hợp đại gia đ́nh trong ngày mồng một. Bên cạnh những món ăn thuần túy, mọi người đều không quên những tṛ chơi quen thuộc của ba ngày Tết :

    « Đêm giao thừa th́ chị đi lễ chùa. Rồi đến ngày mùng một, làm ǵ th́ làm, ngày mùng một là ngày họp tất cả gia đ́nh. Đây là phong tục mà chị cố giữ chị không muốn mất đi, cái này nó thuộc vể văn hoá, phong tục của Việt Nam. Bao giờ cũng vậy, đến ngày Tết là các cháu mặc áo dài hết. Từng gia đ́nh một, nó mừng tuổi. Mỗi đứa chị có làm sẵn những bao ĺ x́. Xong rồi th́ thường thường cũng ăn một bữa cơm thanh đạm với cơm, thịt kho dưa giá, nồi canh măng… Ăn uống xong rồi th́ tụi nó vui Xuân. Vui lắm, nhà chị đây là cái bàn bầu cua, kế đó là cái bàn loto. Chơi có mấy chục centimes (xu) thôi mà mỗi lần « kinh » cũng vui lắm ! »

    Nhưng với những gia đ́nh đơn chiếc như chị Thụy Khanh, th́ Tết là dịp chị tham gia Hội chợ Xuân để t́m
    không khí Tết và cũng là cơ hội để gặp lại bạn bè hàn huyên tâm sự :

    « Ngày Tết có thể nói là ngày vui nhất của chị khi chị đến tham dự Tết của Tổng Hội Sinh viên. Chị thấy các em sinh viên vẵn c̣n nhớ nguồn gốc, tập tành cho các em nhỏ nói tiếng Việt, rất là dễ thương. Ngày Tết của Tổng Hội sinh viên cũng là ngày bạn bè gặp nhau , hàn huyên tâm sự, nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa. »

    Xuân về, không quên những người già cô đơn trong các việc dưỡng lăo, chị Thy Như chuẩn bị bánh tét, bánh chưng, dùng hoa forsythia để thay cho cành hoa mai vàng, những mong đem lại cho các cụ già một chút h́nh ảnh Tết như ở quê nhà :

    Chị thấy các em sinh viên vẵn c̣n nhớ nguồn gốc, tập tành cho các em nhỏ nói tiếng Việt, rất là dễ thương. Ngày Tết của Tổng Hội sinh viên cũng là ngày bạn bè gặp nhau , hàn huyên tâm sự

    chị Thụy Khanh

    « Đang chuẩn bị bánh chưng mặn, bánh chưng chay…rồi chị cắt những cành forsythia để thay cho cành mai, chị đem tặng quư Bác ở trong nhà già, hoặc nhà thương. »

    Để họ tôn trọng văn hoá của nước ḿnh

    Tết Nguyên đán cũng là dịp để cho người bản xứ thấy được phong tục « ăn Tết » của người Việt. Có lẽ do mối quan hệ lâu đời với Việt Nam, nên người Pháp cũng « ăn Tết » như người Việt. Ngoài chợ người ta thấy rất nhiều người Pháp cũng mua sắm lồng đèn, câu đối, hoa đào, hoa mai. v.v… để chưng bày trong ba ngày Tết. Trong những gia đ́nh có vợ hay chồng là người Pháp, phần lớn họ ăn cả Tết Tây lẫn Tết Ta. Người Pháp cảm thấy rất thú vị khi đem phong tục tập quán của người Việt hội nhập vào văn hoá của xứ họ. Chị Thy Như có chồng là người Pháp tâm sự :

    « Jean Pierre th́ rất là Việt Nam . Ở nhà chị ăn bằng đủa, chén. Chổi th́ cũng quét bằng chổi Việt Nam. Chị dạy y như là người Việt Nam của ḿnh vậy đó. Nhà chị sống ở bên Tây nhưng mà kiêng cữ cũng dễ sợ lắm. Ngày 30 Tết trước đó là phải quét nhà sạch hết. Tắm rửa gội đầu sạch sẽ hết. Rồi đi ra đường hái cành lộc để lấy hên. Cũng xông đất đàng hoàng. Chị sẽ nấu thịt kho dưa giá. Chị muối dưa rồi, dưa hành đó, với lại củ cải mặn để ăn với bánh chưng. Cúng vái ông bà trong ba ngày tết, tập tục văn hoá của ḿnh Jean Pierre biết nhiều lắm, thích lắm. Ḿnh có chồng Tây, nên giữ những cái tập tục đẹp của nước ḿnh để họ tôn trọng văn hoá của nước ḿnh »

    Chị muối dưa rồi, dưa hành đó, với lại củ cải mặn để ăn với bánh chưng. Cúng vái ông bà trong ba ngày tết, tập tục văn hoá của ḿnh Jean Pierre biết nhiều lắm, thích lắm. Ḿnh có chồng Tây, nên giữ những cái tập tục đẹp của nước ḿnh để họ tôn trọng văn hoá của nước ḿnh

    Chị Thy Như

    Nếu ở Việt Nam, giới trung lưu, đaị gia phá cách vui Xuân bằng cách đi du lịch nước ngoài để trốn những lễ nghi phức tạp của ngày Tết, hoặc đi đến những khu nghỉ dưỡng để được « giải phóng » khỏi các khoản nấu ăn, dọn dẹp phiền phức v́ « ô-sin » đă về quê ăn Tết th́ ở hải ngoại, người Việt tha hương lại nổ lực duy tŕ những truyền thống gia đ́nh của ông bà, tổ tiên ḿnh để các thế hệ sau vẫn c̣n có thể tâm niệm « tôi là người Việt Nam » như mong ước của anh Nguyễn Quốc Nam :

    « Chúng ta cố gắng truyền lại cho con cháu chúng ta được biết ngày Tết chúng ta là cái ngày linh thiêng. Dù cho nó có làm ǵ, có ở đâu th́ nó cũng vẫn là người Việt Nam. »

    Hay chị Ba Lợi :

    « Chị ước muốn làm sao mà tinh thần gia đ́nh rất là khắng khít nhau, cứ duy tŕ măi. Chẳng riêng cho gia đ́nh chị mà chị mong cho tất cả gia đ́nh Việt Nam giữ được như vậy rất là tốt. »

    Phải có xa quê mới thấy được ḷng rung động dường nào khi chợt nh́n thấy một cành mai đơn độc ở xứ người. Có lẽ những ǵ đang có trong tầm tay th́ người ta thường không cảm nhận được giá trị của nó. Đến khi sắp mất, hay không c̣n nữa th́ mới chợt nhận ra rằng : những điều tưởng chừng thật tầm thường như : một ḥn đảo chơ vơ, một nắm đất quê hương cũng trở thành máu thịt của ḿnh.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt Nam hối hả chuẩn bị Tết
    RFA-08-02-2013

    Người dân Việt Nam vội vă mua sắm trong ngày 28 âm lịch v́ ngày mai 29 Tết đă là ngày cuối cùng của năm Nhâm Th́n, thời khắc giao thừa bước sang Năm Mới Quí Tỵ sẽ khởi sự lúc 12 giờ đêm 29 Tết.


    Đường lên Cầu B́nh Điền kẹt cứng vào sáng 8-2 do lượng xe máy từ TP.HCM đổ về miền Tây gia tăng ngày cận Tết.

    Báo Tuổi Trẻ Online ghi nhận hàng triệu người quê quán vùng đồng bằng sông Cửu Long đă rời Saigon về quê ăn Tết bằng xe gắn máy, khiến cho cửa ngơ phía Tây TP.HCM bị ách tắc giao thông.

    Trái với mọi năm, do ảnh hưởng kinh tế suy trầm sức tiêu thụ năm nay được mô tả là xuống thấp cho đến 4 ngày trước Tết. Tuy vậy Tờ báo mạng VnExpress ghi nhận người dân bắt đầu sắm Tết đông nghẹt các chợ và siêu thị vào ngày 28 Tết, các chợ hoa cũng đông người hơn.

    Tin ghi nhận, giá thực phẩm, thịt cá rau quả ở các chợ đă tăng khoảng 30% so với ngày 27 Tết. Những người chần chừ không sắm Tết theo thông lệ, đă phải trả giá đắt hơn rất nhiều.

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiếc vé tàu ngày Tết
    Quỳnh Chi, phong viên RFA
    2013-02-08

    Mùa xuân mới lại đến trong sự nao nức và ấm áp của vạn vật. Nhà nhà lại sum họp, quây quần bên nồi bánh chưng đón Tết mà háo hức kể chuyện của một năm qua.

    Nguồn Thanh Niên

    Cả ngàn người chờ phát số thứ tự vào khuya nay tại nhà ga - Ảnh: Cẩm Nhi


    Đối với một số người xa quê, để có được phút giây hạnh phúc này, họ phải vất vă mới có được tấm vé tàu cho kịp về quê ăn Tết. Chương tŕnh Câu chuyện hàng tuần kỳ xin được chia sẻ với quư thính giả câu chuyện về những cuộc “săn” vé tàu ngày Tết tại Việt Nam.

    Mua vé tàu như chạy giặc

    Nhiều người gọi Tp. HCM là vùng đất nhiều hứa hẹn với sự nhộn nhịp khác thường. Điều này càng được thấy rơ ràng nếu ai đó đến nhà ga Sài G̣n, nơi bán vé tàu xe lửa vào ngày Tết.

    Ga Sài G̣n luôn ngột ngạt những ngày cuối năm. Tiếng nói tiếng cười, tiếng la hét, tiếng chèo kéo của những tay c̣ vé như quánh đặc lại, khó phân biệt giữa các âm thanh. Xe lửa vẫn là một sự lựa chọn mang tính phổ thông nhất cho các tuyến đường xa về miền Bắc hay miền Trung bởi không phải ai cũng có thể chọn cho ḿnh chiếc vé máy bay hoặc sẵn sàng chấp nhận cái chật chội, nguy hiểm của những chuyến xe tốc hành đường dài vào những ngày cuối năm hối hả.

    “Xe đ̣ th́ nguy hiểm với lại Tết th́ họ dồn ép người rất chật chội, phức tạp lắm. Rồi c̣n trộm cướp, móc túi… Mấy ngày lễ Tết mà đi xe đ̣ là cực lắm”.

    Chị Nguyễn Thị Chi chia sẻ trong lúc vừa vội vàng bế con ngồi nhờ xe hơi một người quen đi từ Sài G̣n ra Nha Trang, quê mẹ chị. Vậy là năm nay chị và gia đ́nh có thể sum họp mà không quá khó khăn. Tuy nhiên,


    Đoàn xe chở người đi mua vé đă phải có mặt từ 3, 4 giờ sáng. Photo Cam Nhi/thanh nien
    không phải lúc nào chị cũng có được may mắn đó; cũng như không phải ai cũng may mắn như chị.

    Có sao lại không? Nằm la liệt ở ngoài ga từ sáng đến chiều để canh mua vé. Ngày bắt đầu bán vé th́ phải ra xếp hàng. Có khi phải nằm hai ba ngày...Cực lắm. Năm nào cũng có nhiều người ẵm con cái ra nằm ngoài pḥng vé la liệt

    xxxxxxxxx

    Khi những công nhân, sinh viên từ miền Bắc hay miền Trung lập nghiệp ở Sài G̣n chuẩn bị thu xếp về quê ăn Tết th́ lúc này câu chuyện về hành tŕnh mua vé tàu của họ lại được nói đến. Một trong những câu chuyện người ta thường nghe thấy là việc những nhân viên văn pḥng, những công nhân, những sinh viên… phải nghỉ làm, nghỉ học nằm chờ hàng đêm ở ga Sài G̣n để mua được vé. Đôi lúc họ phải chờ vài ba ngày mới có được vé tàu để đi chuyến trước Tết.

    “Có sao lại không? Nằm la liệt ở ngoài ga từ sáng đến chiều để canh mua vé. Ngày bắt đầu bán vé th́ phải ra xếp hàng. Có khi phải nằm hai ba ngày”.

    “Cực lắm. Năm nào cũng có nhiều người ẵm con cái ra nằm ngoài pḥng vé la liệt”.

    Năm nào chị Chi cũng phải lo “chạy” vé tàu về quê ăn Tết, nhưng không phải năm nào chị cũng may mắn kiếm được một xuất đi dễ dàng. Chị vừa kể lại kinh nghiệm những lần “săn” vé.

    Vé tàu Tết không được bán trước trong năm mà thường được bán trên mạng vào thời gian gần Tết, bắt đầu tháng 12 dương lịch, khoảng hai tháng trước Tết. Tuy nhiên, ngay thời điểm đó trang mạng bán vé thường bị nghẽn mạch và khi người ta có thể truy cập th́ vé đă bán hết. Những người không may mắn trong đợt mua này phải chờ đến đợt mua trực tiếp tại ga, sau đó vài tuần. Tuy nhiên, đến đợt bán này thường chỉ có những ghế phụ hay c̣n gọi là “ghế cứng”- tức là những ghế ngồi bằng nhựa trên khoang tàu và có giá rẻ hơn. Dân mua vé tàu Tết trực tiếp tại nhà ga Sài G̣n thường là sinh viên, công nhân và dân lao động v́ tại đây họ có thể mua được vé với giá niêm yết thường rẻ hơn giá chợ đen nhiều lần.

    Bao giờ hết cảnh trắng đêm mua vé tàu

    Chen nhau chờ lấy số thứ tự mua vé tàu Tết Quư Tỵ
    Chen nhau chờ lấy số thứ tự mua vé tàu Tết Quư Tỵ . Nguồn phapluatvn.vn
    Và hành tŕnh t́m chiếc vé của ghế phụ này cũng không dễ dàng. Đêm trước của ngày bắt đầu bán vé, hàng trăm, hàng ngàn người đă túc trực tại ga để có thể bắt đầu mua vé vào sáng mai. Lúc này, các cửa chính nhà ga, các hành lang, các ghế đá, lối đi đều chật kín người nằm nghỉ qua đêm chờ mua vé tàu. Nếu ghé ga Sài G̣n vào dịp cận Tết, sẽ thấy nơi đây đông như hội làng với những công nhân c̣n chưa kịp thay chiếc áo đồng phục của các xưởng công nghiệp, những bác xe ôm nhễ nhăi mồ hôi chưa kịp về nhà, và những sinh viên gà gật bên mớ sách vở.

    Chỉ cần trời vừa tờ mờ sáng là cuộc tranh giành số thứ tự để mua vé bắt đầu. Mỗi số thứ tự có thể mua được 4 vé và không dễ dàng có nó nếu không nhanh nhẹn chen lấn. Tuy nhiên, đến giai đoạn này khó khăn c̣n chưa hết v́ vẫn chưa có ǵ đảm bảo rằng họ sẽ mua được vé cùng ngày hôm đó. Nếu không may mắn, họ phải chờ đến đợt bán vé ngày kế tiếp v́ số vé bán ra trong ngày đă hết. Thậm chí, nhiều người phải về tay không nếu chậm chân.

    Không bao giờ đủ vé. Ví dụ khi họ thông báo bán vé tàu vào lúc 8 giờ sáng th́ 9 giờ gọi là họ đă nói hết vé rồi. Bởi v́ đa phần họ đưa ra chợ đen bán. Với lại là vé online mua rất khó. Chán lắm. Đó là chuyện b́nh thường. Năm nào cũng vậy hết.

    chị Chi

    “Không bao giờ đủ vé. Ví dụ khi họ thông báo bán vé tàu vào lúc 8 giờ sáng th́ 9 giờ gọi là họ đă nói hết vé rồi. Bởi v́ đa phần họ đưa ra chợ đen bán. Với lại là vé online mua rất khó. Chán lắm. Đó là chuyện b́nh thường. Năm nào cũng vậy hết”, chị Chi nói.

    Dân tỉnh xa hay đi tàu về quê không c̣n xa lạ với những tay c̣ vé chợ đen. Ngoài có những số điện thoại được truyền tay, các tay bán vé không chính thống thường quanh quẫn ở khu vực ga Sài G̣n. Sẽ không khó để bắt gặp trong không khí chật chội của nhà ga những cảnh chèo kéo, ngă giá và nài nỉ. Mua vé chợ đen như một giải pháp cho những người bận rộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền mua vé chợ đen v́ giá vẻ được nâng lên gấp nhiều lần tùy thời điểm.

    Càng cận ngày Tết, giá vé chợ đen thường được nâng lên càng cao. Thông thường, giá chợ đen bằng giá niêm yết cộng tiền “c̣”. Tùy tuyến đường, thời điểm mà tiền c̣ có giá dao động từ 150 ngàn đến 500 ngàn đồng mỗi vé. Mặc dù người mua vé biết rằng ḿnh phải trả mức chênh lệch khá cao nhưng họ không c̣n cách nào khác hơn là phải chấp nhận. Thậm chí việc mua lại vé chợ đen với tên người khách khác đă được in trên vé là chuyện b́nh thường. Phải mất vài cái Tết vất vả t́m vé, chị Chi mới rút ra được một “bí quyết” cho riêng ḿnh.

    “Thông thường th́ tôi gọi cho nơi bán vé chợ đen một tháng trước ngày vé bắt đầu bán. Khi có vé, họ gọi lại cho ḿnh”.

    “Năm nào cũng đặt vé trước hai tháng, nhưng phải mua vé chợ đen chứ vé chính thức bán ở ga th́ không có”.

    Thế nhưng, mua vé chợ đen liệu đă giải quyết được mọi khó khăn? Theo chân một người bán vé chợ đen tên C. trong vai tṛ người mua vé tàu đi Phú Yên, chúng tôi được ra giá rất cao cho một chiếc vé. Chị giải thích cho tấm vé với giá “cắt cổ”:

    “Năm nào vé cũng “hút”, không có hy vọng c̣n vé đâu”.

    Sau một lúc gọi điện t́m kiếm, chị cho biết vé các tuyến đi miền Trung trước Tết hầu như không c̣n nữa. Chiều 27 Tết rộn ràng, chị C. hối thúc chúng tôi đặt vé và không quên kèm theo thông tin mà chị biết về thị trường vé tàu chợ đen rằng các tuyến đường phổ biến như Sài G̣n đi Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quăng Ngăi… đă hết từ lâu.

    “Không c̣n vé đâu, các tuyến đó hết lâu lắm rồi. Năm nay vé được giao cho khách có tên và số chứng minh thư của khách. Đa phần những khách đặt sớm th́ mới có chỗ. Mọi năm th́ vé tàu không có tên nên nếu c̣n tồn hay do khách trả lại. Năm nay khách có trả th́ cũng mang ra ga giải quyết chứ chúng tôi cũng không làm ǵ được”.

    Chúng tôi bắt chuyện với chị Hồ Thị My, chị tỏ ra thông cảm với cảnh khó khăn khi t́m vé tàu tuyến Sài G̣n về miền Trung:

    “Mấy ngày cận Tết th́ các tuyến ra vào giữa miền Trung – Sài G̣n đều đông như nhau. V́ nhu cầu của ai cũng như nhau. Chính v́ thế mà phải có kế hoạch trước. Đi đâu là phải có kế hoạch trước chứ nếu không th́ những ngày Tết là không thể đi được”.

    Chị My tuổi độ ngoài 20, nom dáng như một sinh viên. Chị cho biết sau Tết th́ tuyến miền Trung hoặc miền Bắc vào Sài G̣n lại “cháy” vé như tuyến đi vào thời điểm trước Tết. Chính v́ thế mà chị luôn mua vé khứ hồi, nhằm tránh trường hợp một số người không t́m được vé vào lại Sài G̣n sau Tết. Với cặp kính cận trên gương mặt và chiếc cặp lúc nào cũng đeo bênh ḿnh, chị dường như là một người cân thận. Thế nhưng không phải lúc nào chị cũng tránh được rủi ro trong việc mua vé tàu Tết:

    “Bị hoài chứ, ngủ dưới sàn tàu hoài. Nhiều khi cứ nhảy lên tàu rồi ngủ dưới sàn, lót chiếu, lót báo dưới đường đi. Ḿnh vẫn trả tiền nhưng trả nửa vé chẳng hạn. Đi như vậy th́ không có chỗ nằm ǵ cả. Sinh viên vui lắm, nếu không có vé th́ cứ nhảy lên tàu đại. Ngày nào không có vé th́ cứ nhảy lên đại, ai đi qua cứ đá chân mặc kệ miễn sao ḿnh có chỗ ngủ”.

    Trong những chuyến tàu vội vă ngày Tết, những cú nhảy tàu như chị My không phải hiếm. Dường như lúc đó cả người soát vé và khách đi tàu không quan tâm đến việc ǵ ngoài việc làm thế nào để có thể nhanh chóng về sum họp với gia đ́nh. Có lẽ chính v́ vậy mà trên những chuyến tàu Tết, luôn có một chút ǵ đó xô bồ, mệt mỏi nhưng hạnh phúc.

    Câu chuyên về những cuộc “săn” vé tàu ngày Tết không c̣n xa lạ và như đến hẹn lại lên. Và tôi cũng không c̣n xa quá xạ lạ với những gương mặt phấn khởi với tấm vé trên tay cũng như những gương mặt thất vọng khi không ngă giá được với các tay c̣ vé. Thế nhưng một anh bạn người Mỹ của tôi vẫn chưa quen với h́nh ảnh này và cứ thắc mắc hoài một câu hỏi “Liệu rằng t́nh huống sẽ khác đi nếu vé tàu được bán suốt năm?”

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Diễn viên Kiều Chinh với Tết cổ truyền nơi xứ người
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2013-02-08

    Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh trong những ngày giáp năm chia sẻ cảm nghĩ của bà về những cái Tết tại hải ngoại, nơi bà và gia đ́nh hơn ba mươi năm đă quen sống trong nếp văn hóa tuyền thống Việt Nam qua những ngày tết.

    RFA photo

    Chợ hoa đào tết tại Hà Nội hôm 07/02/2013

    Không đâu bằng tết quê nhà

    Mặc Lâm : Thưa chị Kiều Chinh, vậy là thêm một cái tết nữa ở bên ngoài Việt Nam mà gia đ́nh chị cũng như hàng triệu người Việt tha huơng khác vui hưởng trong hoàn cảnh “tha hương” theo đúng nghĩa của từ này…Chị có thể cho biết cảm nghĩ của một người xa quê quá lâu như chị, bắt đầu rời Hà Nội, vào Sài G̣n , rồi sang tới Mỹ….tâm t́nh chị ra sao trong những ngày cuối năm này, thưa chị?

    Kiều Chinh : Thưa anh Mặc Lâm, thật ra th́ mỗi lần Tết đến ḿnh lại thêm một tuổi nữa rồi. Nhưng thêm một tuổi th́ lại càng nhớ tới thời hăy c̣n nhỏ, và nhớ nhất là thời hăy c̣n ở lại với đại gia đ́nh tức là gia đ́nh bố mẹ ḿnh ở Hà Nội. Bởi v́ không có cái Tết nào giống như cái Tết thuở nhỏ khi mà c̣n ở trong gia đ́nh ở Hà Nội cả. Cái không khí Hà Nội mùa lạnh vào dịp Tết với phong tục cổ truyền nó đẹp lắm và sau này ḿnh không c̣n nữa.

    Trở lại với câu hỏi của anh là khi đă sang tới Hoa Kỳ rồi, khi ḿnh đă trở thành con người lưu vong rồi th́ cái Tết ở những năm đầu tại đây chỉ cố để mà giữ lại không khí cổ truyền của gia đ́nh của ḿnh mà thôi. Để cho con cháu chúng nó c̣n nhớ đến cái nào là Tết, cái nào là giỗ tổ tiên – ông bà – bố mẹ. Dần dần sau này, thưa anh, cộng đồng Việt Nam càng ngày càng đông và khi người ta dần dà ổn định rồi th́ cộng đồng cũng có những khu phố, những hội chợ, những cửa hàng, v…v… nó mang lại không khí Tết đó anh ơi!

    Cũng có cành đào, cũng có bánh tét, bánh chưng, cũng có mứt, cũng cóTết lắm. Nhưng mà dầu sao đi chăng nữa th́ cũng không thể nào Tết như ḿnh đă nói ở trên, tức là dù sao cũng không thể nào Tết như hồi ḿnh hăy c̣n ở bên quê nhà cả.

    Mặc Lâm : Dạ. Như chị nói, những kỷ niệm từ Hà Nội chị nhớ nhiều lắm, nhưng từ Hà Nội chị vào trong Nam một thời gian rất lâu, ở tại Sài G̣n, dầu muốn hay không vẫn c̣n trên đất nước Việt Nam nó cũng khác nhiều với cái Tết hải ngoại này, phải không thưa chị?

    Kiều Chinh : Dạ thưa anh, vâng, dĩ nhiên! Thời ở Sài G̣n th́ đối với tôi cũng không bằng thời tôi c̣n ở Hà Nội, đối với riêng cá nhân tôi. Cái thời gian nó lạ lắm anh ạ. Quảng đời ḿnh nó chia làm ba giai đoạn, một giai đoạn ở Hà Nội, một giai đoạn ở Sài G̣n, và một giai đoạn ở bên Mỹ. Thật sự tính ra th́ thời gian ḿnh ở bên Mỹ nó dài hơn thời gian ḿnh ở Sài G̣n, và thời gian ḿnh ở Sài G̣n nó dài hơn thời gian ḿnh ở Hà Nội, nhưng không hiểu sao ḿnh vẫn nghĩ Hà Nội là đẹp nhất.

    Nhưng mà dầu sao đi chăng nữa th́ cũng không thể nào Tết như ḿnh đă nói ở trên, tức là dù sao cũng không thể nào Tết như hồi ḿnh hăy c̣n ở bên quê nhà cả.
    Kiều Chinh

    Có lẽ tại lúc đó ḿnh hăy c̣n trẻ, hăy c̣n ở với bố mẹ, và cái không khí lúc đó nó khác. Bây giờ trở lại với Tết thời ở Sài G̣n th́ cũng đẹp lắm, thưa anh. Lúc đó ḿnh đă có gia đ́nh riêng rồi, ḿnh ở chung với gia đ́nh của chính ḿnh, tức là cái gia đ́nh mà lúc bấy giờ ḿnh đă lấy chồng, gia đ́nh bố mẹ chồng, rồi sau này ḿnh có con, th́ lúc đó Tết cũng c̣n rất Việt Nam, thưa anh.

    Mặc Lâm : Tôi có dịp về Little Saigon vài lần vào dịp Tết, thưa chị, không khí bên ngoài cũng pháo, cũng hoa, bánh chưng, bánh tét, đại khái bề ngoài cũng có vẻ Tết, nhưng tôi thấy sao trong ḷng có cái ǵ lạt lẻo và cảm nhận của ḿnh đối với không khí đó nó không được như quê hương của ḿnh, tuy rằng quê hương ḿnh nghèo nàn, khốn khổ hơn nhiều lắm. Chị có chia sẻ với cảm giác này hay không, thưa chị. Và mỗi năm đến ḿnh càng buồn thêm khi mà nghĩ những cái Tết như vậy.

    Kiều Chinh : Dạ, thưa anh, có anh ạ. Trở lại câu hỏi của anh về Tết ở Sài G̣n đó, th́ lúc đó nó vẫn c̣n không khí Tết, nhưng mà đối với riêng tôi th́ nó không giống như hồi tôi ở Hà Nội, bởi v́ có lẽ thời tôi ở Hà Nội th́ tôi được hưởng trọn vẹn Tết thời c̣n nhỏ, c̣n bố mẹ ông bà. Thời gian ḿnh vào Sài G̣n th́ ḿnh đă có gia đ́nh riêng của ḿnh, ḿnh trở thành người chủ gia đ́nh, ḿnh có con, có bổn phận với bố mẹ gia đ́nh nhà chồng th́ cái không khí nó khác đi.

    Và bây giờ sang tới bên Mỹ, ḿnh trở thành người sống lưu vong bên Mỹ, dù rằng bây giờ đă trên ba mươi năm th́ nó đă có khu phố Little Saigon và cũng có rất nhiều gian hàng, chợ búa cũng như là chùa chiền, cũng có đốt pháo đủ thứ nhưng riêng gia đ́nh tôi, cá nhân tôi không c̣n ăn Tết như hồi xưa ở Việt Nam nữa. Bây giờ tôi chỉ c̣n có cúng ngày Ông Công Ông Táo, cúng Đêm Giao Thừa, đón rước tổ tiên về ăn Tết.

    Rồi ngày Mùng Một cúng để cho các con các cháu tới. Rồi ngày Mùng Hai, Mùng Ba các con các cháu chúng trở lại đi làm, ḿnh không c̣n cúng đủ lễ như là ở Việt Nam nữa. Chỉ c̣n chờ đến Mùng Bốn lại cúng hóa vàng thôi. Khi ở Việt Nam th́ ngày nào cũng cúng, ngày Mùng Một cũng cúng, ngày Mùng Hai cúng, ngày Mùng Ba cúng, ngày Mùng Bốn cũng cúng để tiếp ông bà tổ tiên về ăn Tết với ḿnh. Bây giờ th́ chỉ có ngày Mùng Một có con cháu chúng nó về, rồi ngày Mùng Hai, Mùng Ba th́ chỉ c̣n có ḿnh ḿnh thắp nhang, trà nước mời các cụ thôi. Tới ngày Mùng Bốn th́ cúng hóa vàng. Nếu ngày Mùng Bốn rơi vào weekend – ngày nghỉ th́ các con các cháu chúng nó c̣n về. C̣n nếu không th́ lại chỉ c̣n có mỗi ḿnh th́ thắp nhang thôi. Thành thử cái không khí không thể nào như Tết hồi xưa nữa.

    Đồng thời ở trong nhà th́ năm nào cũng vậy tôi phải làm cơm cúng, ví dụ như những món mà hồi xưa hồi ḿnh c̣n nhỏ ở với bố mẹ th́ có những món Miền Bắc hay nấu đó anh, chẳng hạn như măng hầm, măng hầm chân gị phải có, thịt đông dưa chua phải có, dưa cải muối, toàn là ở nhà làm cả. C̣n bây giờ sang đây, thứ nhất là bánh chưng các thứ này kia ḿnh đâu có làm lấy nữa, mà đều đi mua cả. Rồi thịt đông cũng chẳng nấu nữa, bánh chưng th́ đi mua, nhưng mà cũng c̣n cố giữ lại một chút hương vị cho các con các cháu nó biết, tức là năm nào cũng phải có măng hầm, cũng phải có thịt kho, cũng phải có cá kho, nghĩa là ḿnh cũng cố thôi, cố giữ lại một chút hương vị vậy thôi.

    Ǵn giữ phong tục Tết xưa


    Mặc Lâm : Vâng. Phong tục tập quán của ḿnh là Mùng Một Tết Cha, Mùng Ba Tết Thầy, các con nó về ngày Mùng Một, điều đó quan trọng với tinh thần Tết để ḿnh cảm thấy gia đ́nh sum họp, thưa chị. Chị là một người thành công từ trong nước ra và khi qua bên Mỹ th́ chị hội nhập liền, chị không có giai đoạn nào bị trở ngại với văn hóa Mỹ, có nghĩa là chị không hề bị lệ thuộc các con. Chị nuôi con, chị giáo dục con trong nền văn hóa vừa Mỹ vừa Việt rất đàng hoàng. Thế nhưng trong giai đoạn 30 năm vừa qua khi các con của chị trở về trong ngày Tết như chị vừa nói, th́ các con của chị trở về thăm chị trong ngày Tết có trong tâm trạng tự nguyện, trong tinh thần của Việt Nam về thăm cha mẹ trong niềm vui, trong niềm hạnh phúc, hay là nó chỉ làm theo như một quán tính, một thói quen được chị giáo dục mà bên ngoài xă hội th́ không có ai hết, chỉ có mỗi gia đ́nh của chị không thôi, chị có thấy điều đó không?

    Kiều Chinh : Dạ thưa anh, riêng đối với gia đ́nh tôi th́ các cháu vẫn c̣n giữ phong tục Việt Nam lắm anh ạ, có lẽ tại v́ gia đ́nh các cháu lớn lên ở trong cái không khí đó. Tôi hăy c̣n giữ ngày giỗ, các ngày giỗ bên nội bên ngoại chẳng hạn, th́ các con nó cũng hiểu ra được điều đó quan trọng như thế nào.

    Rồi Tết cũng giữ đầy đủ như vậy. Các con tôi khi chúng có gia đ́nh, chúng có con của chúng, th́ chúng cũng tiếp tục làm như vậy, cho tới bây giờ, năm nay, anh có biết không, năm nay tôi có nói rằng là “Năm nay mẹ hy vọng rằng là chính các con sẽ là người làm Tết và mẹ là người được tới dự”. Tôi nói như vậy mà không biết các cháu có làm nổi hay không. Thế nhưng mà ḿnh cũng cố gắng giữ được cái phong tục đó càng lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, thưa anh.

    Mặc Lâm : Gia đ́nh chị tuy rằng giữ được phong tục tốt như vậy nhưng mà dầu muốn hay không th́ đó chỉ là cá nhân, chỉ là một gia đ́nh đơn lẻ giữa cộng đồng. Chị nh́n thấy cộng đồng Cali, đại khái những người chung quanh chị, có được bao nhiêu gia đ́nh như gia đ́nh của chị?

    Kiều Chinh : Tôi thấy cũng nhiều lắm chứ. Nói về tất cả, toàn diện th́ tôi không dám nói, nhưng mà nói về một số gia đ́nh bạn bè, những người mà tôi quen biết, hoăc là ḿnh thấy sinh hoạt ngoài cộng đồng, ở ngoài đường ngoài phố, chùa chiền, th́ ḿnh thấy có anh ạ. Cũng nhiều người người ta ăn Tết lớn lắm, họ cũng làm linh đ́nh lắm, không giống như tôi v́ tôi chỉ làm nhỏ thôi, chỉ giữ nền nếp phong tục thôi. Nhiều người họ ăn uống linh đ́nh lắm. Cũng quần áo mới, cũng ĺ x́, cũng đánh bài, cũng đi chơi này kia. Tôi th́ lại không, tôi chỉ làm Tết nho nhỏ thôi, trong nhà thôi.

    Chúng tôi chỉ là những người tham dự thôi. C̣n thật sự bây giờ người tổ chức lại là thế hệ trẻ, cái đó cho ḿnh niềm hy vọng cho tương lai nhiều lắm.
    Kiều Chinh

    Mặc Lâm : Và chị có tin rằng truyền thống này sẽ kéo dài, sẽ lập được một thói quen mới trong cộng đồng hải ngoại hay không, thưa chị?

    Kiều Chinh : Tôi hy vọng như vậy, anh ạ. Tôi hy vọng như vậy bởi v́ có sự chứng tỏ rằng một số bạn trẻ bây giờ họ tham gia rất mạnh vào những phong trào ǵn giữ văn hóa phong tục. Bằng chứng là hội chợ Tết bây giờ là do chính các hiệp hội của sinh viên tổ chức, như vậy chứng tỏ rằng chính các sinh viên, những thế hệ trẻ là những người đang đứng ra để làm những công việc ǵn giữ văn hóa, chứ không phài là những người như chúng tôi nữa. Chúng tôi chỉ là những người tham dự thôi. C̣n thật sự bây giờ người tổ chức lại là thế hệ trẻ, cái đó cho ḿnh niềm hy vọng cho tương lai nhiều lắm.

    Mặc Lâm : Thưa chị Kiều Chinh, thật là thú vị khi được chia sẻ với chị những suy nghĩ và kinh nghiệm của chị đối với cái Tết Việt Nam ở xứ người. Xin chúc chị và gia đ́nh một Năm Mới vui vẻ, hạnh phúc và b́nh an.

    Kiều Chinh : Thưa, cảm ơn anh. Tôi cũng xin chúc anh và toàn thể đại gia đ́nh Đài Á Châu Tự Do một Năm Mới được mọi sự b́nh yên. Và nhân đây tôi cũng xin gửi lời chúc toàn thể tất cả những người Việt Nam, tất cả những gia đ́nh Việt Nam ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có Năm Mới được nhiều sức khỏe, được mọi sự b́nh an.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cành mai, chậu quất, cây nêu đón Tết
    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2013-02-08

    “Hoa tươi tiền triệu một bó”, “Hàng độc ở hội hoa Xuân lớn nhất TP.HCM”, “Hà Nội: Đào, hoa đều giảm giá”, đó là tựa bài của các trang mạng VnExpress, Tiền Phong Online và Tuổi Trẻ Online ghi nhận những hoạt động tất bật khi người dân chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán Quư Tỵ.

    RFA

    Cô bé vui chơi ở chợ Hoa đường Nguyễn Huệ


    Tải xuống - download

    Tết và Hoa

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái hiện cư ngụ ở Saigon cho biết gia đ́nh ông sẽ có một cái Tết ấm cúng và tiết kiệm. Những ngày giáp Tết sinh hoạt ở thành phố 8 triệu dân vốn đă huyên náo lại dường như có thêm sự vội vă. Ông Nguyễn Quốc Thái mô tả:

    “ Tất cả các chợ hoa ở Saigon theo truyền thống vẫn là hoa mai, những năm gần đây th́ có những cây quất miền Bắc mang vào, các chợ hoa tràn ngập hoa mai và quất. Cây quất của miền Nam và miền Bắc đứng xen kẽ nhau. Quất Nam sắp xếp theo h́nh tháp nhọn c̣n quất Bắc đem vào th́ để tự nhiên hơn không bó gọn. Hai nét văn hóa mỗi nơi có sắc thái riêng đặc thù của nó.

    Cái Tết dù những người cùng khổ nhất cũng cố gắng mua một cành mai, mua một chậu hoa, một chậu quất về cho gia đ́nh mặc dù giá cả năm nay tôi thấy khá đắt đỏ, đời sống của dân chúng cũng không được cao lắm. Nhưng tôi thấy những người chung quanh nơi tôi ở, họ vẫn cố gắng mua về những thứ trưng bầy trong dịp Tết, nhà th́ chậu mai chậu quất, hay các sắc hoa mà hoa th́ rất phong phú trong các chợ Xuân Saigon năm nay.”

    Cái Tết dù những người cùng khổ nhất cũng cố gắng mua một cành mai, mua một chậu hoa, một chậu quất về cho gia đ́nh mặc dù giá cả năm nay tôi thấy khá đắt đỏ, đời sống của dân chúng cũng không được cao lắm

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái


    Cây nêu, ảnh Phạm Xuân Nguyên , wikimedia
    VnExpress mô tả điều gọi là ‘hàng độc’ ở hội hoa Xuân lớn nhất Saigon tổ chức ở Công viên Tao Đàn. Nhà báo ghi nhanh, Mai cổ thụ 20 cánh, cây vú sữa 80 tuổi trĩu quả ngọt, xương rồng nanh heo, cây ra nhiều loại quả, bonsai Indonesia…

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nói với chúng tôi về cây mai đón Tết của gia đ́nh ông được hai vợ chồng người bạn thân tặng:

    “Cây mai của tôi có một cành hoành và cành tà mai vàng 5 cánh đẹp lắm, thế mai rất đẹp. Chậu mai nếu để từ mặt đất th́ cao ngang vai thôi nhưng chiều rộng tầm ngang khá rộng, tôi tính là hoa nở từ hôm nay tới mùng ba Tết vẫn c̣n hoa, nhiều nụ lắm nụ mập xanh biếc thích lắm.”

    Năm Nhâm Th́n tháng Chạp thiếu, kết thúc ngày 29 là qua mùng một Tết Quư Tỵ. Giao thừa sẽ là nửa đêm 29 tức 9/2 dương lịch. Những năm trước nhiều người dân Saigon muốn mua hoa đại hạ giá đă chờ tới phiên chợ cuối cùng. Theo nhà báo Nguyễn Quốc Thái một số loại hoa b́nh dân như vạn thọ, mồng gà th́ lúc đó bán như cho v́ người bán không thể chở về, c̣n những thứ có đẳng cấp hơn th́ chưa chắc. Ông nói:

    “ Đây là một canh bạc 5 ăn 5 thua, người bán hoa biết có một số người cứ đợi trưa 30 Tết mới đi mua nên họ gh́m giá, họ hét giá rất cao bởi v́ đến lúc đó là kẹt rồi. Nếu anh không mua được chậu hoa để trong nhà trong dịp Tết th́ có thể anh nghĩ năm tới làm ăn không được may mắn lắm. V́ thế đây là cuộc đấu trí giữa người mua và người bán hoa. Đừng nghĩ là cứ trưa ba mươi Tết là hoa giá rẻ, có năm tôi từng hỏi thử họ hét giá gấp rưỡi so với trước đó.”


    Góc bán các loại quất cho ngày Tết tại chợ Hoa Hà Hội. AFP
    Chiều 27 Tết ở Saigon và Đà Nẵng cùng khai mạc Đường Hoa với sự đầu tư tốn kém và kỹ lưỡng. VnExpress mô tả Đường Hoa Bạch Đằng rực rỡ sắc màu bên bờ Sông Hàn. Đà Nẵng đă đầu tư 17 tỷ đồng cho công tŕnh đón xuân này. Đặc biệt có khu vực nấu 5.000 bánh chưng dành tặng cho người nghèo.

    Đây là một canh bạc 5 ăn 5 thua, người bán hoa biết có một số người cứ đợi trưa 30 Tết mới đi mua nên họ gh́m giá, họ hét giá rất cao bởi v́ đến lúc đó là kẹt rồi...V́ thế đây là cuộc đấu trí giữa người mua và người bán hoa

    nhà báo Nguyễn Quốc Thái

    Đường Hoa Nguyễn Huệ

    Tại Saigon, Đường Hoa Nguyễn Huệ mở cửa đón khách từ tối 27 tháng Chạp. Theo mô tả của báo chí, ngoài 120.000 chậu hoa cây cảnh được trưng bày, điều đáng chú ư là không gian biển đảo quê hương, một chủ đề mang tính thời sự.

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái phát biểu:

    “Năm nào từ ngă tư Lê Lợi Nguyễn Huệ cho tới bờ sông cũng đều trang trí Đường hoa với đầy đủ màu sắc của quê hương, của từng vùng miền. Năm nay là năm con Rắn họ cũng làm một đôi rắn đẹp chứ không sợ hăi như khi ḿnh tiếp xúc với chúng. Năm nay những người thiết kế Đường hoa đă thực hiện chủ đề biển đảo quê hương, họ làm một chiếc tàu rất lớn chở đầy hoa, ư nói họ tưởng nhớ và hướng về Trường Sa, Hoàng Sa những vùng đất quê hương.”


    Một khu vực trồng hoa phục vụ cho chợ Hoa ngày Tết ở ngoại ô Saigon. RFA
    Theo SGGP Online, dựa trên chủ đề tư tưởng “Ḷng dân và Thế nước” các tác giả thiết kế đường hoa đă thể hiện sự toàn vẹn lănh thổ với các phân đoạn cách điệu của 3 vùng miền đất nước là núi rừng, đồng bằng và biển đảo.

    Hai ngày trước Tết, theo Tiền Phong Online ‘Hoa tươi tiền triệu một bó” giá hoa ở chợ hoa Quảng Bá và Mai Dịch Hà Nội tăng gấp đôi gấp ba so với mấy ngày trước. Một bó hoa ly vàng 10 cành từ 500.000 đồng đă leo lên 900.000 đồng, các loại hoa hồng, hoa cúc, loa kèn, lai-ơn cũng đều tăng chóng mặt, người mua vẫn bóp bụng mua.

    Năm nào từ ngă tư Lê Lợi Nguyễn Huệ cho tới bờ sông cũng đều trang trí Đường hoa với đầy đủ màu sắc của quê hương, của từng vùng miền. Năm nay là năm con Rắn họ cũng làm một đôi rắn đẹp chứ không sợ hăi như khi ḿnh tiếp xúc với chúng.

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái

    Tuy vậy, theo Tuổi Trẻ Online cành đào và các loại hoa đều giảm giá rất nhiều so với năm ngoái. Đặc biệt đào Nhật Tân nguyên gốc giảm giá một phần ba, trung b́nh 250 ngàn một gốc.

    Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhă ở Saigon, nhà ông hồng đào, hoàng mai, địa lan đều có đủ, nhưng điều ông trân trọng và tự tay sắp xếp là cây nêu truyền thống. Ông nói:

    “Hôm nay tôi đă dựng nêu rồi, tôi thích cây nêu nó thể hiện truyền thống Việt. Ăn Tết ḿnh có cây nêu tre thể hiện tính Việt của nó, tre vừa là nhu vừa là cương. Ông Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí nói ở miền Nam có cây nêu đặc biệt có cái giỏ đựng vàng mă. Cây nêu của tôi thể hiện cây nêu Nam bộ, ngoài cây tre ra có khánh có chuông rồi có cờ ngũ sắc tua ngũ sắc, ngày xưa người ta tin tưởng bị quỷ quấy rối phải trồng cây nêu lên. Có thể có h́nh phật bà quan âm hay là có cung tên tượng trưng để quỷ thần không tới. Nhưng theo tôi tục dựng nêu nói lên ước vọng của người dân muốn sống yên b́nh, bắt đầu trước Tết dựng nêu đến mùng bảy th́ hạ nêu.”

    Ngoài học vị Tiến Sĩ sử học, ông Nguyễn Nhă c̣n là chuyên gia trưởng Đề án Bếp Việt. Được hỏi về sự chọn lựa thực phẩm ngày Tết của gia đ́nh ḿnh, TS Nguyễn Nhă cho biết:

    “ Theo truyền thống ăn Tết những món để được lâu, năm nào nhà tôi cũng có gị nem, ninh, mọc. Năm nào tôi cũng có gị thủ, tôi làm nem Ninh B́nh làm lấy, rồi các món ninh, ninh măng lưỡi lợn, mọc th́ mua sẵn…có bánh chưng dưa hành, củ kiệu và cả dưa món của miền Trung, ở Saigon phong phú lắm… thịt đông da heo, trong Nam cũng có thịt kho tàu. Nhiều năm nay Saigon Tourist đem khách tây đến nhà tôi ăn Tết.”

    Thanh Niên Online ngày 27 Tết đưa lên mạng bài Ẩm thực ngày tết. Tờ báo trích lời chuyên gia ẩm thực Vơ Quốc nói rằng, những món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Việt Nam đều là những món ăn quen thuộc đối với mỗi nhà như thịt kho, thịt đông…những gia đ́nh dù khó khăn đến mấy th́ ngày tết cũng cố gắng có thịt, có cá, gạo đầy hũ, nước đầy lu thể hiện mong muốn sung túc.

    Chắc hẳn quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do cũng đă sắp đặt xong chậu hoa cây kiểng ưa thích của ḿnh, mâm cỗ đầu năm đă đầy đủ bánh chưng, bánh tét, gị chả, thịt kho, dưa hành và cả bia rượu. Kính chúc quí vị những ngày Tết trọn vẹn.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    lănh đạo thế giới chúc Tết


    Nhân dịp năm mới, nhiều nhà lănh đạo thế giới đă dồn dập gửi lời chúc sức khỏe, thịnh vượng tới những người dân đang chờ đón Tết Nguyên đán.



    Tổng thống Mỹ Barack Obama



    Tổng thống Mỹ cùng phu nhân cũng đă gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến những đất nước ăn mừng Tết Nguyên đán. Ông Obama c̣n cho biết, theo quan niệm phương Đông, con rắn tượng trưng cho sự khôn ngoan và hi vọng sự khôn ngoan sẽ giúp mọi người đối mặt với các thử thách.

    “Những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải rất to lớn, nhưng truyền thống và sự đồng ḷng giữa đa sắc thái văn hóa sẽ cho chúng ta sức mạnh để vượt qua. Tôi xin gửi lời chúc b́nh an, thịnh vượng, sức khỏe và may mắn đến tất cả mọi người dân đón Tết Âm lịch trên toàn thế giới”, ông chúc.



    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry


    Trong bức thư đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry viết: "Thay mặt nhân dân Mỹ, tôi xin gửi lời chúc một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng tới mọi người trên thế giới đang chuẩn bị chào đón Tết Nguyên đán vào ngày 10/2".

    "Tổng thống Barack Obama và tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết với người dân châu Á-Thái B́nh Dương thông qua các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường an ninh khu vực và nâng cao t́nh hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta", ông viết thêm.

    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cầu chúc năm Quư Tỵ sắp đến sẽ mang tới nhiều thành công, tiếp tục cùng nhau phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ đối tác và t́m ra các giải pháp cho những thách thức chung.



    Tổng thư kư Liên hợp quốc Ban Ki-moon

    Ông Ban Ki Moon nói: "Tôi hân hạnh được gửi lời chúc Tết Nguyên đán ấm áp nhất đến mọi người. Trong năm Quư Tỵ, chúng ta hăy ḥa thuận cùng nhau, chung tay xây dựng một hành tinh ḥa b́nh, thịnh vượng và khỏe mạnh. Chúc mừng năm mới".


    Thủ tướng Mông Cổ Altankhuyag Norov

    Thủ tướng Mông Cổ đă gửi lời chúc may mắn tới những người đang chờ đón Tết Nguyên đán. Ông cho biết, năm Th́n vừa qua là thời điểm thuận lợi với Mông Cổ, bởi người dân nước này đă đi bầu cử và bầu ra một chính phủ mới.

    Thủ tướng Altankhuyag Norov cũng khuyên mọi người không nên uống quá nhiều rượu và cần bày tỏ sự kính trọng đối với các bậc cao niên trong dịp năm mới này.


    Thủ tướng Canada Stephen Harper

    Thủ tướng Harper nói: "Xin gửi những lời chào và chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả người dân Canada. Tôi chúc mọi người cùng gia đ́nh may mắn, hạnh phúc và thành công trong năm tới".


    Thủ tướng Anh David Cameron


    Hôm 8/2, Thủ tướng Anh David Cameron gửi lời chúc tết đến công đồng dân cư và sinh viên người Hoa đang sinh sống tại Anh. Ông hy vọng năm Quư Tỵ là năm may mắn đối với tất cả mọi người.

    Thanh Vân (tổng hợp)

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm “Kỳ Môn Độn Giác” cho Việt Nam
    Ḥa Ái, phóng viên RFA

    2013-02-09

    Nhân những ngày Tết đầu năm Quư Tỵ, Thầy Phước Lộc nói về “quẻ bói đầu năm” cho vận số của Việt Nam qua cuộc chuyện tṛ với Ḥa Ái.

    Courtesy vectordep.com

    Năm Quư Tỵ, 2013

    Ḥa Ái: Xin chào thầy Phước Lộc. Rất cảm ơn thầy Phước Lộc đă dành thời gian để xem một quẻ đầu năm với quư thính giả của Đài Á Châu Tự Do.

    Thầy Phước Lộc: Vâng. Trước hết th́ tôi xin chào cô và chào tất cả mọi nhân sự trong Quư Đài, và kính chúc tất cả mọi người qua Năm Quư Tỵ được an khang thịnh vượng, gia đạo hạnh phúc.

    Ḥa Ái: Cảm ơn thầy Phước Lộc. Nhân dịp những ngày Tết Quư Tỵ này có lẽ quư thính giả của Đài muốn nhờ thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm. Chắc chắn là những thính giả ở lứa tuổi nam thanh nữ tú, lứa tuổi cặp kê, muốn gả chồng cưới vợ, vậy theo như thầy Phước Lộc thấy, trong năm Quư Tỵ này th́ tuổi nào tốt cho việc dựng vợ gả chồng, cho việc lập gia đ́nh?

    Thầy Phước Lộc: Thường thường như người ta bảo “sau khi mưa trời lại sáng”, thí dụ tuổi Th́n, tuổi Tuất như năm vừa rồi là vào cái thế như con chim mắc trong lưới, làm cái ǵ cũng khó khăn, làm cái ǵ cũng trở ngại hết, th́ năm nay họ lại vào cái thế, rơi vào kỷ nguyên mới thật tốt đẹp. Thí dụ như Th́n Tuất cũng đều tốt cả; rồi thêm nữa như Thân chẳng hạn, rồi Dần th́ cũng OK, nó vào cái thế “đào hồng hỷ”, đó là có thể lập gia đ́nh được. Khi trong tử vi người ta vào cái thế “đào hồng hỷ” hoặc “đào hồng song hỷ” là có thể tiến tới hôn nhân được.

    Ḥa Ái: Vậy xin thêm một câu hỏi hơi trái ngược một chút, đó là lỡ như có trường hợp con chim trong lồng muốn muốn bay ra khỏi tổ, khi cuộc sống hôn nhân không c̣n hạnh phúc th́ năm nay sẽ như thế nào?

    Thầy Phước Lộc: Những cái năm mà tin phải ly dị th́ bao giờ nó cũng phải có những cái sao như là Tang Môn Bạch Hổ, Thái Tuế Thiên H́nh. Thái Tuế Thiên H́nh là đưa nhau ra pháp lư, hay là có thêm sao Ḱnh Dương mà Ḱnh Dương Tí Ngọ Măo Dậu, người ta bảo “phi yếu triết nhi h́nh thương” không chết cũng bị thương, tức là nó căng thẳng lắm, nhất là Ḱnh Dương gặp sao Phượng Các th́ khùng điên luôn, th́ chỉ có nước chia tay mà thôi, cô ạ.

    Ḥa Ái: Dạ. Đặc biệt trong năm Quư Tỵ này thường th́ tâm lư người ta nói năm rắn chắc là người ta nghĩ mọi sự sẽ rất là xấu, thành ra theo như thầy xem ….

    Thầy Phước Lộc: Thưa cô…

    Ḥa Ái: Dạ. Mời thầy Phước Lộc tiếp lời.
    Lưới giăng bốn mặt


    Tàu tuần duyên Nhật Bản chặn bắt một tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng lănh hải Nhật Bản hồi tháng 7, 2012. AFP photo.
    Thầy Phước Lộc: Cách đây vài hôm tôi thấy ḷng tôi bồi hồi và tôi có nghĩ qua, không phải tôi là người yêu nước một cách quá độ, nhưng mà tôi có xem cái quẻ Kỳ Môn Độn Giáp để xem t́nh h́nh đất nước của ta, th́ tôi được quẻ “Thiên Vơng Tứ Chương”, đó là lưới giăng bốn mặt, lưới trời giăng bốn phía cho nên thương tổn nặng lắm, nhất là trên th́ kỷ cương rối loạn, chắc chắn năm Quư Tỵ đa số đều phải vất vả lắm, v́ trên dưới đều có sự chống đối lẫn nhau, nên nó mệt lắm cô ạ.

    Nói đó là nước Việt Nam, c̣n nói t́nh h́nh chung th́ nó mệt lắm, v́ tôi đă xin cái quẻ và tôi thấy vậy, làm tôi nhớ lại sấm cụ Trạng Tŕnh có nói

    “long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
    xứ xứ can qua nạn đao binh”

    th́ bắt đầu cuối năm Th́n này có những chuyện có thể đi đến đánh nhau rồi, và đến đầu năm rắn th́ ḿnh thấy có thể biết được ngay. Xứ xứ tức là mọi chuyện đều thấy rằng nó sửa soạn để đi đến chỗ… nghĩa là chỉ cuộc chiến lớn lắm đấy.

    ... th́ bắt đầu cuối năm Th́n này có những chuyện có thể đi đến đánh nhau rồi, và đến đầu năm rắn th́ ḿnh thấy có thể biết được ngay

    Thầy Phước Lộc

    Ḥa Ái: Thưa thầy Phước Lộc, ở trong cái quẻ đầu năm mà thầy thấy có cuộc chiến tranh lớn đó th́ quẻ có cho thấy ǵ sẽ xảy ra ở trên lănh thổ của nước Việt Nam trong năm Quư Tỵ này không?

    Thầy Phước Lộc: Không phải chỉ một nước ḿnh mà cả khối Biển Đông đều như vậy rồi. Đây tôi không nói về chính trị mà đây chỉ bàn về cái cơ trời

    “xứ xứ can qua nạn đao binh
    mă đề dương cước anh hùng tận”.

    Hồi xưa, chế độ của đất nước Việt Nam cai trị hiện tại đều xưng ḿnh là anh hùng hết, cái ǵ cũng nước Việt Nam anh hùng, tất cả cái ǵ cũng anh hùng, anh hùng, th́ “mă đề dương cước anh hùng tận”, thành ra nếu mà tất cả mọi việc biết mà quay đầu hối ngộ th́ sẽ thoát được những cảnh rất là ghê gớm xảy đến trong vài năm tới, nhất là bắt đầu từ năm Tỵ trở đi đó cô.

    Ḥa Ái: Vậy không biết trong cái quẻ mà thầy xem đó, có vẻ như là chiến tranh có thể xảy ra ở vùng Biển Đông như thế nào ḿnh không biết, nhưng nó liên quan nhiều nước th́ ít nhiều ǵ chắc Việt Nam ḿnh cũng bị ảnh hưởng.

    Thầy Phước Lộc: Vâng.

    Thượng bất chính hạ tắc loạn


    Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ.
    Ḥa Ái: Trong quẻ đó có phần nào nói Việt Nam ḿnh sẽ bị ảnh hưởng rất là nhiều v́ yếu thế hơn hay là sao không, thưa Thầy?

    Thầy Phước Lộc: Vâng. Cái này th́ tôi phải nói rằng trong có ấm th́ ngoài mới êm, v́ nếu mà “thượng bất chính” th́ “hạ tắc loạn”, th́ trong này cái kỷ cương nó rối loạn hết thành ra ḿnh phải biết kết hợp với quần chúng để trước hết có ḷng dân cái đă.

    Dân có thể làm cho thuyền đi dễ dàng nhưng mà dân cũng có thể lật thuyền đi. Thành ra ḿnh phải biết kết hợp với dân chúng, đừng để mất ḷng dân mà đến lúc có loạn th́ e rằng đỡ không kịp đấy. Nhất là có những người đang cầm quyền nếu mà không biết ứng dụng khéo léo th́ đến lúc sợ rằng không những nguy hiểm cho bản thân mà rồi có một cuộc có thể nói rằng đi đến chỗ tắm máu.

    Ḥa Ái: Nghe có vẻ như quẻ Thầy xem đó th́ thấy rất là nghiêm trọng, không biết ngoài cái phương diện bên ngoài liên quan tới các nước th́ trong nội bộ của mỗi quốc gia, t́nh h́nh về “b́nh thiên hạ” trong quẻ thầy thấy có cái nào nói về đời sống của người dân, họ sẽ được b́nh an, họ được cuộc sống vui tươi hơn không?

    Tôi nghĩ rằng năm Tỵ có nhiều biến động ghê gớm lắm, mà biến động từ trong ḷng dân đổ ra, c̣n nội bộ th́ kỷ cương rối loạn, trên dưới không đồng ḷng với nhau, mà đă không đồng ḷng th́ làm sao cai trị được ai, mà làm sao nói được ai.

    Thầy Phước Lộc

    Thầy Phước Lộc: Tôi chưa thấy cái ǵ hết. V́ cái quẻ “Thiên Vơng Tứ Chương” tức là lưới trời giăng bốn mặt th́ càng ngày nó càng khó khăn hơn, càng bị siết chặt hơn, thành ra nếu mà ḿnh không khéo th́ nó sinh ra nhiều loạn lạc lắm. Mà càng đàn áp bao nhiêu th́ nó càng bung bấy nhiêu, càng rối bấy nhiêu. Bây giờ thấy rằng t́nh h́nh kỷ cương nó rối loạn vô cùng, thành ra dân người ta cũng khổ quá, người ta đi vào đường cùng th́ thế nào cũng phải biến thôi.

    Ḥa Ái: Thế nào cũng phải biến, nhưng mà quẻ chưa nói là khi nào phải không, thưa thầy?

    Thầy Phước Lộc: Tôi nghĩ rằng năm Tỵ có nhiều biến động ghê gớm lắm, mà biến động từ trong ḷng dân đổ ra, c̣n nội bộ th́ kỷ cương rối loạn, trên dưới không đồng ḷng với nhau, mà đă không đồng ḷng th́ làm sao cai trị được ai, mà làm sao nói được ai. Cái đó mới là cái khó đó cô.

    Ḥa Ái: Ḥa Ái có ư định mời Thầy Phước Lộc xem một quẻ đầu năm với hy vọng mang đến niềm vui cho mọi người, nhưng qua cái quẻ “Kỳ Môn Độn Giáp” thầy Phước Lộc lại dẫn đến một điều tiên liệu về đất nước Việt Nam sẽ có biến động trong năm Quư Tỵ này.

    Chắc rằng không một ai lại muốn quê hương có binh biến bởi v́ lịch sử của Việt Nam luôn gắn liền với chiến tranh, với mất mát, với tổn hại, với nghèo khó, th́ trong những giây phút ngày Tết đầu năm Quư Tỵ ,tất cả mọi người cũng có một niềm tin, một hy vọng là quê hương Việt Nam sẽ được thanh b́nh và hạnh phúc vẹn toàn trong một ngày không xa nữa?

    Xin được cảm ơn thầy Phước Lộc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 27-12-2012, 11:45 AM
  2. Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Th́n 2012
    By anlocdia in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 12
    Last Post: 25-01-2012, 12:09 AM
  3. Replies: 5
    Last Post: 24-12-2011, 11:44 AM
  4. Cháu Ngoan Chúc Mừng Năm Mới Bác Hồ
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 22
    Last Post: 19-01-2011, 05:26 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •