Page 5 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 41 to 50 of 51

Thread: KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HP 1992: Cái Bẩy Đảng CS Gỉương Ra cho Trí Thức Việt Nam? Hải Ngoại Hổ Trợ Quốc Nội? Tôn Giáo ?

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ư sửa đổi Hiến pháp
    VRNs (01.03.2013) – WHĐ –



    Sáng ngày 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu T́nh, Thư kư Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đă đến và trao Thư góp ư của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đ́nh, Thành phố Hà Nội.

    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ư của Ban Thường vụ HĐGMVN.











    http://www.chuacuuthe.com/index.php/...doi-hien-phap/

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự xấc xược không phải t́nh cờ
    (Tổ Quốc)



    Nguyễn Gia Kiểng



    “…Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai c̣n có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lănh đạo đảng được nữa…”





    LTS: Nhân khi quốc hội CSVN cho tổ chức lấy ư kiến người dân về việc sửa đổi hiến pháp 1992, Bán nguyệt san Tổ Quốc đă phỏng vấn ông Nguyễn Gia Kiểng, Thường Trực Ban Lănh Đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vốn là tổ chức chính trị Việt Nam đă đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ để xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ đa nguyên khả thi cho Việt Nam trong tương lai. Kết quả của sự cố gắng này là Dự án Chính trị (Cương lĩnh) Thành Công Thế Kỷ 21 đă được THDCDN công bố vào năm 2001. Sau đây là phần trả lời của ông Nguyễn Gia Kiểng.

    BNS Tổ Quốc (BNSTQ): Quốc hội CSVN đang cho tổ chức “trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ư kiến rộng răi các tầng lớp nhân dân” về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 do chính quốc hội đă thông qua, v́ sao CSVN quyết định xin ư kiến nhân dân lần này và nhất là vào lúc này?

    Nguyễn Gia Kiểng(NGK): Lênin, thần tượng và người thày của ĐCSVN và ông Hồ Chí Minh, từng nói rằng chính quyền cộng sản không thể bị trói buộc bởi bất cứ luật pháp nào. Đối với các đảng cộng sản, v́ vậy, hiến pháp, luật pháp và các toà án chỉ là dụng cụ đàn áp, họ thay đổi hiến pháp chỉ v́ một nhu cầu nào đó của chế độ chứ không phải v́ lợi ích dân tộc. "Lấy ư kiến rộng răi của các tầng lớp nhân dân" chỉ là một khẩu hiệu thông lệ mỗi lần sửa đổi hiến pháp. Họ không cần và cũng không quan tâm đến ư kiến của nhân dân. Họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp chỉ để giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra cho chế độ.

    BNSTQ: Nước ta đă có đến 4 bản Hiến pháp, được tu sửa nhiều lần trong non 70 năm, tại sao ta có nhiều bản Hiến Pháp trong một lịch sử ngắn ngủi đến thế trong khi có quốc gia chỉ cần một bản Hiến Pháp duy nhất là đă áp dụng hữu hiệu cho hàng trăm năm?

    NGK: Như đă nói, ĐCSVN cũng như mọi đảng cộng sản chỉ coi hiến pháp như một dụng cụ để giải quyết những vấn đề nhất thời của đảng. Họ thường đưa vào hiến pháp những vấn đề chỉ có tính giai đoạn của đảng v́ vậy khi phải thay đổi chính sách th́ họ cũng sửa đổi luôn hiến pháp để thích nghi. ĐCSVN c̣n quá đáng hơn các đảng cộng sản khác trong quan niệm này, thí dụ như trong lời nói đầu của hiến pháp 1992 họ đề cập đến cả nghị quyết của đại hội VI của đảng. Chính v́ thế mà họ phải thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp thường xuyên hơn cả các chế độ cộng sản khác. Cho đến nay đă có năm lần họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp. Đây là lần thứ sáu. Mỗi lần ta có thể hiểu lư do bằng cách đọc bản hiến pháp mới.

    Hiến pháp 1946 phải có v́ chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa vừa được thành lập. Nó không thể qui định độc quyền của đảng cộng sản v́ lúc đó đảng cộng sản c̣n yếu và c̣n cần thỏa hiệp với các đảng phái quốc gia. Ngay sau khi đủ sức mạnh họ đă trở mặt tàn sát các đảng phải quốc gia. Hiến pháp 1959 thay thế hiến pháp 1946 để khẳng định độc quyền của đảng cộng sản và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam. Hiến pháp 1980 được ban hành để huênh hoang khẳng định sự chọn lựa toàn bộ mô h́nh Liên Xô, thách thức cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Lúc đó họ đă làm chủ cả đất nước, kư hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, đánh gục được chế độ Pol Pot, chiếm đóng Campuchia và đang có chiến tranh với Trung Quốc. Họ đang say men chiến thắng và tin một cách cuồng nhiệt rằng chủ nghĩa tư bản đang dăy chết, chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, phong trào cộng sản do Liên Xô lănh đạo sắp thắng lợi. Năm 1982 tại đại hội V bản điều lệ của ĐCSVN cũng được sửa đổi để coi Trung Quốc là thù địch, các cấp lănh đạo thân Trung Quốc bị thanh trừng, trong đó có cả Nguyễn Văn Linh tuy có công lớn trong chiến tranh thâu gồm miền Nam nhưng cũng bị loại khỏi bộ chính trị. Thế rồi ban lănh đạo đảng thức dậy trong kinh hoàng, Liên Xô không thắng mà c̣n đang trên đà sụp đổ. Cuối năm 1982 Brezhnev chết, Tchernenko, Andropov rồi Gorbachev lên kế vị thú nhận sự phá sản của Liên Xô. Tháng 7/1984 sau khi thua trận Lăo Sơn tại biên giới Việt Trung chế độ CSVN đứng trước t́nh trạng tuyệt vọng, họ hoàn toàn cô lập, bị cả thế giới lên án, Liên Xô thay v́ cứu giúp lại khuyên họ nên cầu ḥa với Trung Quốc. Họ đă quyết định đầu hàng. Nguyễn Văn Linh, người của Trung Quốc, trở lại bộ chính trị rồi lên làm tổng bí thư để thực hiện chính sách phục tùng Trung Quốc. Tiến tŕnh hàng phục Trung Quốc đă rất nhục nhằn và kéo dài cho tới đại hội 7 năm 1991. Hiến pháp chống Trung Quốc 1980 phải hủy bỏ. Hiến pháp 1992 là hiến pháp đầu hàng Trung Quốc. Việc sửa đổi hiến pháp năm 2001 có mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Những sửa đổi quan trọng nhất là ở chế độ kinh tế. Đặc biệt là điều 16 chấp nhận sự hiện diện của các công ty nước ngoài.

    BNSTQ: Tại sao tiến tŕnh cầu ḥa với Trung Quốc lại kéo dài đến hơn bảy năm?

    NGK: Bắc Kinh muốn bắt Hà Nội phải trả giá thật đắt tội đă dám dựa vào Liên Xô để thách thức họ và họ có thể làm như thế v́ lúc đó chế độ cộng sản Việt Nam hoàn toàn kiệt quệ và hoàn toàn bị cô lập. C̣n ǵ dễ dàng hơn là đánh một đối thủ đă kiệt quệ và xin hàng? Các sử gia sau này sẽ phải nghiên cứu xem chúng ta đă thực sự mất những ǵ, nhưng chắc chắn là nhiều lắm. Ngoài Nam Quan, Bản Giốc, Lăo Sơn c̣n nhiều vùng khác nữa. Hà Nội cũng đă phải chấp nhận xét lại hiệp ước Vịnh Bắc Bộ nhường hơn 10.000 kilomét vuông hải phận cho TQ. Trường Sa là một hồ sơ cần xem lại. Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa tháng 4 năm 1988 dù Hà Nội đă xin ḥa từ bốn năm trước đó. Sau đó không thấy Hà Nội phản kháng ǵ, và cuộc đàm phán giữa hai bên gia tăng vận tốc rồi đạt tới kết quả là b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao. Rất có thể giữa hai bên đă có thỏa thuận ngầm để Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Điều này có thể giải thích tại sao Trung Quốc có thể đánh chiếm hết quần đảo Trường Sa mà lại chỉ chiếm một phần và cũng giải thích tại sao Hà Nội không đưa vấn đề Biển Đông ra công pháp quốc tế.

    BNSTQ: Như ông nói, mỗi lần cho sửa đổi Hiến pháp, đảng CSVN chỉ muốn giải quyết một số vấn đề nhất định nào đó. Vậy lần này là vấn đề nào?

    NGK: Vấn đề lần này theo tôi là tranh chấp nội bộ. Nó có thể tóm gọn trong ba chữ: Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nắm quân đội và công an trong tay và không phục tùng bộ chính trị, ngược lại đa số ủy viên bộ chính trị cũng muốn cách chức ông Dũng mà không được. Chúng ta đă thấy là hội nghị trung ương 6 đă bế tắc không giải quyết được mâu thuẫn này. Bộ chính trị c̣n nắm được cơ cấu đảng và có thể sửa đổi hiến pháp, v́ thế họ muốn sửa đổi hiến pháp để tước bớt quyền lực nhà nước của ông Dũng trước khi thanh trừng ông. Chúng ta có thể thấy là trong dự thảo sửa đổi hiến pháp được công bố quyền hành của thủ tướng đă bị giảm bớt rất nhiều, thậm chí thủ tướng không c̣n cả quyền quyết định trong chính phủ nữa v́ mọi quyết định của chính phủ đều phải biểu quyết theo đa số. Ngược lại quyền hành của chủ tịch nước được gia tăng đáng kể nhất là quyền trên quân đội và công an, thí dụ như mọi sĩ quan cấp tướng đều phải do chủ tịch nước phong.

    BNSTQ: Tại sao bộ chính trị lại muốn thanh trừng Nguyễn Tấn Dũng?

    NGK: Ông Dũng cũng có một số đồng minh trong bộ chính trị nhưng chỉ là một thiểu số, đa số muốn hạ bệ ông. Họ có ít nhất ba lư do một là ông Dũng điều khiển bộ máy Nhà nước bất chấp bộ chính trị và đảng cộng sản, hai là v́ những sai lầm của ông Dũng kinh tế Việt Nam đang khủng hoảng lớn và có thể làm chế độ sụp đổ, ba là ông Dũng là một con dê tế thần lư tưởng. Thử tưởng tượng nếu hạ được Nguyễn Tấn Dũng th́ đảng cộng sản sẽ có thể trút mọi trách nhiệm cho ông Dũng, xin lỗi đảng viên và nhân dân, và mua cho chế độ thêm một thời gian ân huệ.

    BNSTQ: Điều 70 của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 khẳng định "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xă hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xă hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" ông có nhận xét như thế nào về điều 70 này?

    NGK: Điều 70 này của bản dự thảo là để sửa đổi điều 45 của hiến pháp 1992 hiện hành. Trong cùng một câu có tới hai lần Đảng Cộng Sản được đặt lên trên tổ quốc và nhân dân. Điều 45 chỉ nói các lực lượng vũ trang phải trung thành với tổ quốc và nhân dân. Thực là xấc xược, nhưng sự xấc xược này có lư do của nó chứ không phải t́nh cờ. Nguyễn Tấn Dũng nắm được phần lớn các tướng lănh trong quân đội và công an v́ được sự đỡ đầu của ông Lê Đức Anh. Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai c̣n có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lănh đạo đảng được nữa.

    BNSTQ: Như vậy số phận Nguyễn Tấn Dũng coi như đă được bộ chính trị CSVN an bài?

    NGK: Không chắc. Đây là một điều vô lư nên không có giá trị. Từ thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên Plato đă nói luật sai không phải là luật. Không ai có bổn phận phải tôn trọng một điều khoản đặt đảng cộng sản lên trên tổ quốc và nhân dân. Ông Dũng càng có thêm lư cớ để đảo chính. Vấn đề chỉ là ông có đủ sức hay không? Trước đây ông Dũng rất mạnh nhưng từ hai năm nay lực lượng của ông đă giảm đi rất nhiều sau những vụ tai tiếng và nhất là v́ t́nh h́nh kinh tế xă hội Việt Nam xấu đi. Dù sao phản ứng của nhóm ông Dũng cũng vẫn c̣n là một ẩn số lớn.

    BNSTQ: Một bản Hiến Pháp đích thực của dân, do dân và v́ dân mà lập thành, để có thể trường tồn với dân tộc phải có những yếu tố nào?

    NGK: Hiến pháp là hợp đồng sống chung của một dân tộc. Nó phải vạch ra được một công thức mà mọi người Việt Nam có thể chấp nhận để sống chung và xây dựng một tương lai chung. Nó phải thực sự dân chủ, thực sự tản quyền, phù hợp với cố gắng chuyển hóa Việt nam từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp và dịch vụ đồng thời cho phép thực hiện hoà giải và ḥa hợp dân tộc. Ngoài ra với 100 triệu dân trên một diện tích thực sự sinh sống được nhỏ hẹp Việt Nam phải được quan niệm như một thành phố lớn, nghĩa là trật tự và liên đới phải là ưu tư nền tảng của hiến pháp và luật pháp.

    BNSTQ: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 124 điều sửa đổi, 11 điều mới và 11 điều giữ nguyên trong hiến pháp 1992, theo ông có những điều thay đổi quan trọng nào đáng chú ư?

    NGK: Điều 4 vẫn c̣n nhưng thêm câu "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân". Đây là một mâu thuẫn lớn bởi v́ nếu quả nhiên chịu trách nhiệm trước nhân dân th́ nhân dân phải có quyền sa thải qua bầu cử. Một điểm đáng lưu ư là điều 6 mới không c̣n nhắc tới nguyên tắc tâp trung dân chủ nữa. Về chế độ kinh tế, theo điều 54 mới không c̣n khẳng định sở hữu toàn dân và tập thể là thành phần kinh tế chủ đạo nữa. Nói một cách nôm na kinh tế quốc doanh không c̣n bắt buộc phải được dành ưu tiên nữa. Một sửa đổi đáng để ư khác là các ṭa án không c̣n được định nghĩa là có nhiệm vụ "bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa", nghĩa là một dụng cụ đàn áp nữa. Nói chung là có những sửa đổi theo chiều hướng cải thiện nhưng quá ít, quá nhỏ và quá chậm.

    BNSTQ: Điều 9 trong Hiến pháp sửa đổi, cấp giấy phép cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thống lĩnh mọi tổ chức chính trị Việt Nam ngoại trừ đảng CSVN, ông nghĩ sao về sự ngang ngược này?

    NGK: Mặt Trận Tổ Quốc chỉ lănh đạo những người và tổ chức khuất phục chế độ cộng sản. Dưới mắt các tổ chức đối lập dân chủ và tuyệt đại đa số những người dân chủ trong và ngoài nước nó chỉ là một dụng cụ của đảng cộng sản để khống chế xă hội dân sự. Nó không có lư do tồn tại trong một chế độ dân chủ thực sự sau này.

    BNSTQ: Điều 26 (sửa đổi, bổ sung điều 69) khẳng định ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu t́nh theo quy định của pháp luật’ liệu sau lần khẳng định dứt khoát trong dự thảo sửa đổi này những người như Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên… sẽ được CSVN thả tù và xin lỗi?

    NGK: Về nội dung điều 26 của dự thảo không khác ǵ điều 69 hiện nay, nghĩa là qui định những quyền mà chế độ chà đạp trắng trợn, chẳng thà không có c̣n hợp lư hơn. Các thẩm phán Việt Nam hiện nay cần hiểu một điều, đó là tuân hành lệnh trên không bao giờ có thể biện hộ cho tội ác cả, và điều này càng đúng đối với các thẩm phán, những người có trách nhiệm bảo vệ công lư. Trong những vụ án chính trị kể trên các thẩm phán chỉ đọc những bản án đă được quyết định trước. Đặc biệt trong các vụ án Vi Đức Hồi và Điếu Cày và Tạ Phong Tần chánh án nh́n nhận bị cáo không phạm những điều bị cáo buộc nhưng vẫn đọc những bản án rất nặng. Sau này các nạn nhân và gia đ́nh các tù nhân chính trị hoàn toàn có quyền khởi tố các thẩm phán đă xử những vụ án này về tội đồng lơa với tội ác. Các thẩm phán bị truy tố sẽ không thể viện dẫn lư cớ tuân hành lệnh trên bởi v́ trong cả hiến pháp 1992 lẫn bản dự thảo đều ghi rơ ràng rằng thẩm phán chỉ xét xử theo luật pháp và lương tâm.

    BNSTQ: Việc nhóm nhân sĩ 72 người yêu cầu công khai kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992 của nhóm đă được ông Phan Trung Lư Trưởng Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 trả lời là không đúng theo Nghị quyết của Quốc hội, theo ông lần này ‘quốc hội’ sẽ lắng nghe và ‘lấy ư kiến’ của nhân dân không?

    NGK: Lần này phải nói là về thủ tục ông Phan Trung Lư có lư. Nhóm Kiến nghị 72 đă xin được hưởng một đặc ân và bị từ chối. Kiến nghị 72 đă được sự ủng hộ của hơn 5000 người. Đó là một thành quả lớn có tác động tốt cho tiến tŕnh dân chủ hóa. Ngoài nhóm Kiến nghị 72 nhiều người khác cũng đă lên tiếng. Những phát biểu này đă gây chú ư đến hiến pháp, nghĩa là nền tảng của chế độ chính trị. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đă đầu tư nhiều nghiên cứu và suy nghĩ về vấn đề này và đă liên tục đưa ra những đề nghị từ hơn mười năm qua. Chúng tôi chỉ có thể vui mừng v́ vấn đề đă trở thành đề tài thời sự.

    BNSTQ: Xin cám ơn ông Nguyễn Gia Kiểng đă bỏ thời giờ cho bài phỏng vấn.

    Bán Nguyệt San Tổ Quốc

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng trưng cầu dân ư để mà sửa đổi Hiến pháp chỉ là tṛ gian xảo, mị dân, lừa dân (Đặng Cứu Quốc)



    “…Điều đáng sợ nhất, kinh khủng nhất, động trời nhất là ông Trọng đă chính thức công khai tuyên bố đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật rừng, qua việc ông không công nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống nhất nơi đảng độc tài lănh đạo mà thôi!...”


    Có hai lư do làm cho người ta không thể tin tưởng vào việc đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) tổ chức trưng cầu dân ư để sửa đổi hiến pháp, thứ nhất: Đảng độc tài, tự đá bóng tự thổi c̣i, thế th́ ai sẽ kiểm soát, ai sẽ tiếp thu ư kiến đóng góp của toàn dân một cách khách quan qua trưng cầu dân ư?

    Đảng luôn khẳng định rằng: “Đảng ta là đảng cầm quyền”, cầm quyền cả 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp tức là cầm quyền cả quốc hội, chính phủ và ṭa án một cách độc đoán, không chấp nhận tam quyền phân lập. Lập pháp, hành pháp và tư pháp không có phân lập, không có quyền hoạt động độc lập thế th́ nhân dân làm sao kiểm tra được kết quả trưng cầu dân ư? Vậy trưng cầu dân ư để làm ǵ? Ví dụ: Đảng tuyên bố chống tham nhũng nhưng tham nhũng ngày càng tràn lan và Việt Nam đứng vào hàng bậc nhất trên thế giới về tham nhũng th́ đảng có xử lư ǵ được đâu bởi v́ đảng vừa đá bóng vừa thổi c̣i th́ ai sẽ kiểm soát đảng được đây và chính v́ lẽ đó nên mới xảy ra đại họa như thế.

    Lư do thứ hai: Dầu hiến pháp có ghi th́ đảng cũng không bao giờ thực thi th́ trưng cầu dân ư làm ǵ và sửa đổi hiến pháp làm ǵ? Những việc làm này đâu có giá trị ǵ đâu khi mà c̣n đảng độc tài thống trị. Ví dụ: Hiến pháp có ghi là: “Tự do biểu t́nh”, thế mà người dân biểu t́nh chống cộng sản Trung Quốc xâm lược th́ bị công an đạp vào mặt và bị bắt nhốt tù, bị gây khó dễ đủ thứ“?”. Hay là hiến pháp có ghi: “Tự do ứng cử, bầu cử”, nhưng mà người dân ứng cử, bầu cử làm ǵ một khi mọi chức vụ của nhà nước đều do đảng chỉ định hết? Bầu cử, ứng cử chỉ là tṛ hề do đảng dựng ra để mị dân, lừa dân mà thôi, không cái ǵ có giá trị thật cả!

    Những nhà lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn dùng những ngôn từ, văn tự hoa mỹ nhất để lừa phỉnh nhân dân, để lừa đảo trong và ngoài nước. Họ luôn hứa hẹn rất nhiều nhưng không bao giờ thực hiện được, nếu có thực hiện th́ cũng mang tính chất giả tạo, mị dân, lừa dân mà thôi, v́ sao? Bởi v́ bản chất của chế độ CSVN là một chế độ độc tài, độc đảng, tham nhũng, phản động, phản dân chủ, mất tự do và họ luôn thề thốt kiên quyết theo đuổi, không bao giờ từ bỏ chế độ lạc hậu, phản động đó thế th́ làm sao mà họ thực hiện cho được những vấn đề thuộc lănh vực của chế độ dân chủ, tự do?

    Giờ đây, đảng cộng sản Việt nam lại bày ra cái tṛ trưng cầu dân ư, “lấy ư kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm năm 1992 bắt đầu từ ngày 2-1-2013, kết thúc ngày 31-3-2013”, liệu có ai tin nổi không?

    Việc trưng cầu dân ư này chẳng khác nào như những lần “góp ư văn kiện đại hội đảng” trước đây nhất là đại hội 11 vừa rồi trong năm 2012. Đảng bày ra cái tṛ góp ư văn kiện cho vui để lừa bịp các đảng viên và nhân dân chứ mọi góp ư khắp nơi đưa về đảng, đảng nào có lắng nghe, nào có thèm đọc, họ vứt hết mọi sự góp ư vào sọt rác. Văn kiện đại hội đảng vẫn y như cũ, giống như những ǵ họ đă đưa ra trong bản dự thảo ban đầu và giống như mọi người đă dự đoán trước, không ǵ thay đổi cả không ǵ khác với ư đảng độc tài, có chăng là thêm những câu, từ râu ŕa hoa lá cành không ảnh hưởng ǵ đến nội dung chung cuộc. Trong kỳ góp ư dự thảo văn kiện đại hội đảng 11 đó, ư kiến của của 22 nhà trí thức đều là đảng viên cao cấp của đảng đă diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 10/2010 tại Hà Nội, ư kiến của ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI và ư kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam đề nghị xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê- nin lạc hậu, sai thực tế và bỏ việc đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xă hội (CNXH) hoang tưởng, hay định hướng xă hội chủ nghĩa (XHCN) có tính chất mị dân, lừa dân, bao che tham nhũng, mất dân chủ, phản động... nhưng đảng nào có tiếp thu, nào có lắng nghe, nào có chấp nhận?

    Giờ đây, với sự dàn dựng kịch bản khéo léo của đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và sự đóng kịch tài t́nh của ông Hà Hùng Cường để tiếp tục nhằm “lấy vải thưa mà che mắt thánh”, nhằm mị dân, lừa dân muôn thuở như bao năm qua, tại phiên góp ư dự thảo Hiến pháp vào chiều ngày 16 tháng 11/2012, ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư pháp nói rằng: “Hiến pháp phải được người dân phúc quyết nhằm đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” (“?”). Góp phần chứng minh sự đạo diễn của đảng là thành công kiệt xuất, ngày 23-11-2012, kỳ họp thứ tư - Quốc hội bù nh́n CSVN khóa XIII đă kết thúc và trong ngày bế mạc, thêm năm nghị quyết đă được thông qua trong đó có Nghị quyết “Lấy ư kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”.

    Được sự chỉ đạo, đạo diễn khéo léo của đảng CSVN, thông qua với sự tán thành của 100% đại biểu quốc hội có mặt, Nghị quyết Tổ chức lấy ư kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu rằng: “ Mục đích của việc làm này là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ư chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc lấy ư kiến cũng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Hiến pháp và thi hành Hiến pháp. Trên tinh thần này, Nghị quyết quy định lấy ư kiến nhân dân bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ḿnh, tập trung đóng góp ư kiến về những nội dung có liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức ḿnh hoặc những vấn đề mà cá nhân quan tâm… Đối tượng lấy ư kiến là các tầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương và địa phương. Thời gian lấy ư kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2-1-2013, kết thúc ngày 31-3-2013”. Đúng là cái tṛ nói dóc, làm gian! Đảng CSVN độc tài, phản động, phản dân chủ lại giở tṛ mị dân, lừa dân nữa rồi. Họ cứ làm mà không sợ nhân dân phỉ nhổ vào mặt, không sợ nhân loại cả thế giới phỉ nhổ vào mặt!?

    Trong vụ này, đảng CSVN gian xảo, mị dân, lừa dân ở chỗ nào? Ở chỗ họ là một chế độ độc tài, phản dân chủ, luôn chà đạp nhân quyền, coi dân như cỏ rác mà họ c̣n bày tṛ trưng cầu dân ư để sửa đổi hiến pháp. Giả sử có trên 90% người dân đề nghị thực hiện quyền sở hữu tư nhân về đất đai, xóa bỏ chuyện đất đai là sở hữu của đảng của nhà nước với mỹ từ mị dân lừa dân “Đất đai là sở hữu toàn dân” th́ liệu đảng CSVN có chấp thuận không? Không bao giờ! Giả sử có trên 90% đồng bào đề nghị xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai tṛ thống trị của đảng cộng sản độc tài, xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xă hội (CNXH) hoang tưởng th́ liệu đảng CSVN có đồng ư không? Không bao giờ! Thế th́ trưng cầu dân ư để làm ǵ? Biết trước nhân dân có ư kiến đ̣i hỏi xây dựng một hiến pháp để đưa nước Việt Nam phát triển theo đà tiến bộ của thế giới, nhân dân có được nền dân chủ, tự do và có điều kiện phát triển theo nền văn minh của nhân loại mà đảng CSVN t́m cách kềm hăm, ngăn cấm, không cho th́ trưng cầu dân ư làm cái thá ǵ cho phí thời gian?

    Hai điều đó, xóa bỏ “đất đai là sở hữu toàn dân” và xóa bỏ Điều 4 hiến pháp, dẹp bỏ chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, dẹp bỏ CNXH theo nguyện vọng của toàn dân là hoàn toàn hợp lư, đáp ứng lợi ích thiết thực của đất nước và của nhân dân mà đảng không chấp nhận th́ trưng cầu dân ư chỉ là giả dối, gian xảo, mị dân, lừa dân chẳng sai! Bởi v́ tự do, dân chủ là phù hợp với thời đại tri thức, thời đại văn minh của nhân loại. CNXH, chủ nghĩa Mác Lê-nin đă quá lỗi thời, quá phản động, là những thứ hoang tưởng, bịa đặt mà ai cũng biết. CNXH, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) độc tài, độc đảng, phản dân chủ hiện nay chỉ c̣n tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu-ba và một vài nước châu Phi lạc hậu. C̣n tư tưởng Hồ Chí Minh, kẻ phản quốc, bán nước (HCM và Phạm Văn Đồng là 2 tên phản quốc, bán nước đă hèn mạt quỳ dâng Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển trực thuộc của biển Đông Việt Nam cho cộng sản Trung Quốc theo công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958) th́ ai cũng biết tư tưởng đó chỉ là thứ rác rưởi do đảng CSVN tự bịa ra, là thứ tư tưởng mất nhân tính (như theo đường link đính kèm) th́ c̣n theo tư tưởng HCM để làm ǵ? Theo đảng cộng sản độc tài, phản dân chủ làm ǵ, duy tŕ Điều 4 hiến pháp để làm ǵ? Điều 4 hiến pháp rất là phi lư, vô nghĩa, trưng cầu dân ư xóa bỏ nó đi là đúng! Nếu c̣n Điều 4 hiến pháp là c̣n tồn tại đảng CSVN độc tài, độc đảng, phản dân chủ, phản động, hại dân, hại nước!

    Đảng tuyên truyền mị dân, lừa dân từ bấy lâu nay rằng: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Rồi chính đảng lại tự mâu thuẫn với chính ḿnh: “Đảng ta là đảng cầm quyền, lănh đạo cả nhà nước và xă hội” (“?”). Cướp nhà cướp đất, hành dân, giết dân, hại nước như thế nhưng tại sao cái chế độ cộng sản, cái đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) ô nhục này vẫn chưa bị dân ta đứng lên dẹp bỏ nó đi? Đó là do “cái tài” tuyên truyền mị dân, lừa dân của đảng quá ư là “hiệu quả” cho đến tận hôm nay vẫn c̣n làm cho nhiều người chưa nhận ra được hết cái bản chất gian dối, xấu xa, hại dân, hại nước của nó cho nên đảng mới bày ra thêm cái tṛ trưng cầu dân ư này. Chẳng hạn như đảng luôn tuyên truyền ṿng vo, ngụy biện về quyền lực của đảng để mị dân, lừa dân nhưng nếu ai chịu nh́n kỹ th́ sẽ thấy đảng dấu đầu này th́ ḷi đuôi nọ! Nói về Điều 4 hiến pháp, đảng bảo là “đảng chỉ lănh đạo thôi chứ đảng không làm thay nhà nước, không cầm quyền, không quản lư. Việc quản lư, đảng nhường cho nhà nước”. Rồi cũng chính trong Điều 4 hiến pháp đó, đảng lại bảo rằng “đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, nghĩa là đảng tuân thủ hiến pháp, phục tùng hiến pháp, phục tùng quốc hội, phục tùng nhà nước (quyền lực cao nhất thuộc về quốc hội, nhà nước)” (“?”). Trong khi đó, trong điều lệ đảng CSVN, đảng lại ghi rằng: “Đảng CSVN là đảng cầm quyền” giống như ông Hồ Chí Minh khi c̣n sống cũng nói vậy, chết đi, di chúc cũng nói vậy và giờ đây, ngay trong cuộc họp quốc hội năm 2012 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói vậy. Đảng lănh đạo, rồi đảng cầm quyền, rồi đảng phục tùng…(“?”). Lănh đạo, cầm quyền và phục tùng là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đảng không thể cùng một lúc vừa lănh đạo, vừa cầm quyền, vừa phục tùng quốc hội một cách mâu thuẫn như vậy được.

    Đảng và những ông tư tưởng, tuyên giáo không thể ăn nói lấp liếm, láo lếu, tráo trở măi như thế được! Mâu thuẫn đến mức như vậy mà đảng, Ban Tư tưởng Văn hóa và những trùm mafia, trùm tư bản đỏ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng cứ vẫn c̣n tiếp tục lừa dân măi sao? Người dân Việt Nam thế kỷ 21 không c̣n “ngu dốt” để đảng và nhà nước cộng sản lừa măi như thế nữa đâu! Tưởng rằng người dân vẫn không biết ǵ, đảng vẫn cứ tiếp tục mị dân, lừa dân một cách rất là trơ trẽn. Rất nhiều ông lănh đạo đảng từ cấp cao đến cấp thấp, từ tổng bí thư cho đến bí thư đảng ủy các cấp, ngoài miệng th́ vẫn hô hào “tuân thủ pháp luật” nhưng thực tế là đảng cũng tiếp tục vẫn thường xuyên chỉ thị, chỉ đạo cho các cấp chính quyền một cách tùy tiện, theo cảm hứng và cảm tính chẳng tuân thủ luật pháp, chẳng ra thể thống ǵ cả, làm loạn lên, tạo ra nạn luật rừng. Nguyên do gây ra t́nh trạng này là xuất phát từ việc chưa có luật về đảng và đảng độc tài hoạt động theo luật rừng (xem Luật Rừng Trong Rừng Luật). Bằng chứng là ngày 07 tháng 12/2010, khi trả lời phỏng vấn của báo điện tử TuanVietNam trong nước do phóng viên Thu Hà thực hiện, ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI đă nói:

    “ Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng c̣n đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân th́ Đảng hoạt động ngoài ṿng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Ngày nay, Đảng ta đă trở thành Đảng cầm quyền rồi, th́ không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay, Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy, không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị... Hiến pháp và Pháp luật đă ghi rất rơ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn th́ không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng... Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi.” (“?”).

    Điều 4 hiến pháp là duy tŕ đảng độc tài là phản dân chủ là phản động như thế nhưng liệu trưng cầu dân ư có xóa bỏ nó được không? Không bao giờ được! Đảng CSVN không bao giờ từ bỏ bản chất độc tài, từ bỏ phản dân chủ, thế th́ trưng cầu dân ư sửa đổi hiến pháp có giá trị ǵ đâu? Điều đó càng được thấy rơ hơn qua lời tuyên bố trong hội nghị Trung ương 5 khóa 11 của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng: “ Đảng tiếp tục lănh đạo, không tam quyền phân lập, không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, tiếp tục thực hiện đất đai là sở hữu toàn dân và định hướng cho quốc hội soạn thảo hiến pháp mới như thế…”. Điều đáng sợ nhất, kinh khủng nhất, động trời nhất là ông Trọng đă chính thức công khai tuyên bố đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật rừng, qua việc ông không công nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống nhất nơi đảng độc tài lănh đạo mà thôi!

    Triều đ́nh cộng sản độc tài có toàn quyền sinh sát trong tay! Thử hỏi, không tam quyền phân lập th́ quốc hội là cái thá ǵ? Hiến pháp là cái thá ǵ? Quốc hội chỉ là bù nh́n, quốc hội chỉ là con rối cho đảng giật dây! Hiến pháp do quốc hội soạn ra đâu có giá trị ǵ nữa thế th́ trưng cầu dân ư có giá trị không? Ngành tư pháp có nghĩa lư ǵ nữa đâu khi ṭa án không được quyền độc lập xét xử, khi mà triều đ́nh cộng sản, đảng CSVN đứng trên pháp luật? Mọi vụ án đều bị xử theo sự chỉ đạo của đảng “quỷ”? Ai sẽ bảo vệ công lư, ai sẽ bảo đảm sự tôn trọng pháp luật đây? Trưng cầu dân ư th́ ai sẽ kiểm soát đây? Quốc hội là bù nh́n th́ hiến pháp làm ǵ có giá trị!? Thế th́ trưng cầu dân ư để sửa đổi hiến pháp làm chi? Đề nghị đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, phản động, phản dân chủ hăy dẹp bỏ ngay cái tṛ trưng cầu dân ư giả dối, gian xảo, mị dân, lừa dân để diễn kịch tṛ hề của cái gọi là “sửa đổi hiến pháp”!

    Như trên vừa đă nói, hiến pháp dù có soạn ra mới cũng có bao giờ được thực thi đúng đâu? Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền tự do đi lại”. Nhà nước gián tiếp không cho mượn xe theo Nghị định 71 th́ làm sao tự do đi lại thoải mái được? Nghị định 71 này cố ư gián tiếp hạn chế sự tự do đi lại của dân. Hiến pháp c̣n qui định: “Tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu t́nh…”. Thế nhưng, nếu ai dám tự do ngôn luận th́ đảng sẽ ra lệnh cho công an bắt bỏ tù về tội “tuyên truyền chống chính quyền nhân dân-Điều 88 BLHS”, ai tự do lập hội th́ sẽ bị bỏ tù v́ tội “âm mưu lật đổ chính quyền-Điều 79BLHS”, nếu ai tự do biểu t́nh th́ sẽ bị bỏ tù v́ tội “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”. Khiếu kiện tập thể c̣n không được c̣n bị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm ( bằng Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 vi hiến, vi luật) nói chi đến chuyện “tự do biểu t́nh”, chỉ lừa dân thôi chứ tự do biểu t́nh sao được?

    Trưng cầu dân ư có thật tâm không, đảng có chịu lắng nghe không? Nếu như toàn dân đề nghị xóa bỏ điều 4 hiến pháp của đảng độc tài? Không bao giờ! Bằng chứng là hàng loạt người c̣n đang bị bắt giam trong ngục tù cộng sản v́ tội đề nghị xóa bỏ Điều 4 hiến pháp cực kỳ phản động, phản dân chủ đó. Xóa bỏ chuyện “Đất đai là sở hữu toàn dân” phi lư, phản dân chủ, vô nhân đạo đó có được không? Không bao giờ được! Nếu được th́ làm ǵ c̣n nạn dân oan ngày càng thêm lớn mạnh khổng lồ hết phương cứu chữa? Vậy th́ trưng cầu dân ư giả tạo, mị dân, lừa dân làm chi nữa hỡi đảng cộng sản? Chuyện đó là chuyện của chế độ dân chủ tự do sao các ông đem ra nói và đóng kịch lừa dân chi vậy?! Đảng CSVN là một đảng độc tài, phản dân chủ th́ làm sao các ông thực hiện được những vấn đề thuộc lănh vực của chế độ tự do, dân chủ thật sự mà c̣n bày tṛ hứa hẹn đủ thứ và làm tṛ mị dân, lừa dân đủ thứ? Ngoài chuyện trưng cầu dân ư, sắp tới, đảng cộng sản các ông c̣n bày ra những mưu ma chước quỷ ǵ nữa đây?

    Đứng trước hoàn cảnh đảng và nhà nước CSVN ngày càng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn gian manh quỷ quyệt để lừa dân hại nước như thế, chúng ta cần phải có tổ chức tốt, hậu phương mạnh và sách lược đúng để sớm dẹp bỏ cái chế độ CSVN nguy hại này. Hỡi những người Việt Nam yêu nước, những nhân sĩ trí thức, những anh hùng hào kiệt hăy suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta cần có sự đoàn kết, cần ngồi lại với nhau để thống nhất tư tưởng và hành động, t́m ra giải pháp, cùng t́m cách cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị đê hèn của cộng sản! Quê hương chúng ta, tương lai giang sơn hùng vĩ này, vận mệnh dân tộc ṇi giống tiên rồng này đang khắc khoải từng ngày, từng giờ trông chờ sự giải cứu. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nh́n thấy CSVN ngày càng lộng hành, ngày càng làm thêm nhiều tṛ gian xảo, bỉ ổi. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nh́n thấy giang sơn ch́m đắm!

    Đặng Cứu Quốc

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vùng cấm và những loại “bẫy người”
    Thanh Quang, phóng viên RFA


    Khi đề cập tới “chủ trương lớn” của giới lănh đạo Việt Nam liên quan vấn đề kêu gọi toàn dân góp ư cho việc sửa đổi Hiến pháp mà không có “vùng cấm” nào, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh không quên mô tả cái bẫy – mà b́nh thường chúng ta thường liên tưởng đến loại băy thú, chim chuột. Nhưng blogger Nguyễn Hữu Vinh báo động rằng trong đời sống xă hội Việt Nam hiện nay “không thiếu ǵ các loại bẫy dùng để bẫy người!” – một loại bẫy “tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia”.

    Cái bẫy và tác dụng ngược

    Qua bài “Góp ư sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược”, blogger Nguyễn Hữu Vinh đă liệt kê các loại bẫy người ấy, từ “hai bao cao su đă qua sử dụng” để bẫy TS Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm cho tới những cái bẫy lớn hơn nhiều, thậm chí là “một chính sách, một chủ trương lớn”, như “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…; như khẩu hiệu “V́ nhân dân phục vụ” nhưng lại “C̣n đảng, c̣n ḿnh”; hoặc “Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, v́ nhân dân mà chiến đấu” nhưng lại “Trung với đảng”…

    Trong thời gian gần đây, trước khi toàn dân góp ư sửa đổi hiến pháp, nhất là trước khi có “Kiến Nghị 72” của giới nhân sĩ trí thức, TBT Nguyễn Phú Trọng giăng bẫy “Chỉ thị 22”, khẳng định:

    Th́ ra, cái tṛ Góp ư đó không phải là để góp ư, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của đảng không? JB Nguyễn Hữu Vinh

    “Việc góp ư sửa đổi Hiến pháp là nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, v́ dân.”

    Rồi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng giăng bẫy “Nghị quyết 38”:

    “Việc góp ư sửa đổi Hiến pháp là nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ư chí, nguyện vọng của nhân dân.”
    Và ông Phan Trung Lư, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiêm Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng giăng bẫy “nhân dân có thể góp ư về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả “Điều 4”, không có ǵ là cấm kỵ…

    Nhưng, nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh, khi thấy nhân dân hưởng ứng “rầm rầm” việc góp ư, và tai hại hơn nữa, “miếng mồi đảng đưa ra rất ngon đó đă được nhiều nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy (do đảng giăng) vẫn chưa thể sập” dù “trơ ra lưỡi câu”, khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải hốt hoảng:

    “Vừa rồi đă có các luồng ư kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể … th́ đó là cái ǵ?”

    Đến đây, theo nhận định của blogger Nguyễn Hữu Vinh, “cái cửa bẫy đă phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi chăng?”

    Và JB Nguyễn Hữu Vinh mới vỡ lẽ ra rằng:

    “Th́ ra, cái tṛ Góp ư đó không phải là để góp ư, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?... Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa!…”. Cái ông Tổng Bí Thư này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú th́ quả không hẳn đúng.”

    Việc TBT Nguyễn Phú Trọng cáo giác ư kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của người dân là “suy thoái chứ c̣n ǵ nữa” khiến những nhà có tâm huyết với vận nước không khỏi phẫn nộ. Chẳng hạn như, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội phản ứng:

    “Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng th́ người dân trong nước cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm th́ đều thấy rằng không ai khác mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái…”

    Hay từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh cho dân chủ và nhiều lần bày tỏ ḷng yêu nước nhiệt thành chống quân xâm lược phương Bắc, cho biết:

    “Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về tư tưởng” thế nhưng thực sự th́ chính những việc làm suy thoái của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lănh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ. Và nếu như ông ấy kết luận đấy là những thành phần suy thoái th́ ông sẽ thấy một điều là dân tộc Việt Nam này sẽ buộc ḷng suy thoái để mà thay đổi.”

    GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng tại Hà Nội rằng:

    “Đây không chỉ là dọa nạt, mà đây là một sự đàn áp về tư tưởng, mạt sát mọi người, mạt sát cả những người cha chú, những người tiền bối của Nguyễn Phú Trọng.”
    Đạo đức đích thực?

    Đặc biệt là, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia Đ́nh & Xă Hội dũng cảm phản biện trên FB của ḿnh “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”. Nhà báo giải thích về hành động của ḿnh:

    “Tôi tin là nhận thức của tôi về quyền công dân đă được h́nh thành trong quá tŕnh lâu dài, chứ không phải ngày hôm qua hay hôm kia mới có. C̣n động lực trực tiếp đầu tiên th́ khi tôi nghe bài phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng trên đài VTV, đấy là động lực trực tiếp để tôi viết bài đó.”

    Bài đó, tựa đề “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”, đầu tiên nêu lên câu hỏi rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang nói với ai? Nếu nói với toàn dân th́ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định ông Trọng không có đủ tư cách, v́, với tư cách lănh đạo một đảng – đảng CSVN, ông chỉ có thể nói “suy thoái” như vậy với các đảng viên của ông mà thôi; nếu ông cùng các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 Hiến pháp, giữ vai tṛ lănh đạo của đảng, muốn chính trị hoá quân đội, không muốn đa nguyên, đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, th́, theo nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, đó là ư muốn của ông và của đảng, chứ không phải ư nguyện của nhân dân. Tác giả nêu lên câu hỏi tiếp rằng khi đề cập tới suy thoái về đạo đức, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói đạo đức nào? Đạo làm người, đạo công dân hay đạo đức của dân tộc? Nếu ông Trọng muốn nói đến đạo đức người CS, th́, nhà báo Nguyễn Đức Kiên thắc mắc, “các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản, đều vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?”.

    Rồi vấn đề ông Trọng cho là suy thoái chính trị, tư tưởng, th́ đó là “chính trị, tư tưởng nào?”. Nếu ư kiến đóng góp nhiệt thành của người dân thể hiện một sự suy thoái chính trị, tư tưởng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hỏi tiếp, “Vậy ra chỉ có đảng CS của các ông là duy nhất đúng à.” Nhà báo nhân tiện lưu ư ông Trọng rằng trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng CSVN, “Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái”. Và, qua bái viết gởi ông Nguyễn Phú Trọng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “trân trọng tuyên bố”:

    Tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lănh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn. Nguyễn Đắc Kiên

    1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ư chí của toàn dân Việt Nam…

    2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh v́ tự do, dân chủ, v́ ḥa b́nh, tiến bộ của dân tộc Việt Nam…

    3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập…(mà c̣n muốn )xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ư chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

    4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lănh thổ chứ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

    Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định ḿnh có quyền tuyên bố như trên cũng như tất cả những người Việt Nam khác, trong khuôn khổ quyền cơ bản của con người mà mỗi người sinh ra đều được hưởng, chứ không phải do đảng cộng sản ban cho. Vẫn theo tác giả, những người nào chống lại các quyền trên là “phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”.

    Qua bài “Sự độc đáo mang tên Nguyễn Đắc Kiên”, blogger Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “cái trụ” Nguyễn Phú Trọng vừa bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “đốn gọn” bằng bài viết “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng” khiến “ngôi đền thiêng ĐCSVN đang sụm dần…”

    Hành động được công luận ca ngợi là dũng cảm ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khiến anh bị trù dập khi báo Gia đ́nh & Xă hội buộc anh thôi việc v́ điều gọi là “vi phạm Quy chế hoạt động của báo và hợp đồng lao động”. Trước t́nh cảnh này, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho biết:

    “Về phần tôi th́ tôi sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ. Nhưng tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lănh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để tiếp nhận những ư kiến khác biệt với suy nghĩ của họ, khác biệt những cái lệnh của giới lănh đạo. Đó là điều hy vọng của tôi. C̣n tôi th́ tôi không băn khoăn, suy nghĩ ǵ cả; nhưng điều tôi lo nhất chỉ cho gia đ́nh tôi thôi – cho vợ con, bố mẹ tôi. C̣n riêng bản thân tôi th́ tôi hiểu con đường tôi đă chọn.”

    Cảm động trước sự hiên ngang cùng t́nh cảnh ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, blogger Nguyễn Tường Thuỵ có “Mấy lời với Nguyễn Đắc Kiên”:

    “Thôi th́ về, rau cháo nuôi nhau
    Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực
    Từ nay khỏi loay hoay ng̣i bút
    Giả thờ ơ trước số phận con người.

    Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi
    Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới
    Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
    Sẽ c̣n nhiều gian khó lẫn nguy nan.

    Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
    Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
    Trước cái xấu không cam ḷng chấp nhận
    Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.

    Có điều ǵ từ Tổ quốc rất thiêng liêng
    Nghe như thể đất trời rung chuyển
    Tôi đă thấy tương lai đang gần đến
    Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.”

    Cảm ơn quư vị vừa theo dơi tạp chí hôm nay, Thanh Quang xin hẹn chương tŕnh kỳ tới.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ông Tổng "bí” (Đinh Minh Đạo)



    "...Ông gọi những công dân có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, theo lời kêu gọi của Đảng, góp ư với Đảng về sửa đổi hiến pháp là những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phải chăng lời kêu gọi của Đảng là cái bẫy..."





    Sau đại hội ĐCSVN gần đây nhất, lần đầu tiên Đảng có một tổng bí thư là một nhà lư luận hàng đầu về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xă hội, ông giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng. Những đảng viên trung kiên của Đảng hớn hở mừng vui: "Từ đây, dưới sự dẫn dắt của tổng bí thư, Đảng ta sẽ không cần dùng đến nhà tù, đến xă hội đen để xử lư những phần tử chuyên viết bài xuyên tạc, nói xấu Đảng và chủ nghĩa xă hội, những kẻ hay tổ chức khiếu kiện, tổ chức biểu t́nh phản đối Trung Quốc hay đ̣i hỏi dân chủ. Đồng chí tổng bí thư, với kiến thức uyên thâm, với lư luận sắc bén sẽ tranh luận, bác bỏ, đánh đổ tất cả những luân điệu của những phần tử nói trên”.

    Nhưng đă hai năm trôi qua, ngoài một bài giảng về chủ nghĩa xă hội ở Cuba, nơi mà chủ nghĩa xă hội mang bộ mặt xấu xa chỉ sau Bắc Triều Tiên, ông tổng bí thư dường như im lặng. Ông tránh né những vấn đề thuộc về lư luận cùng những đ̣i hỏi dân chủ, ông im lặng trước kêu cứu của những người dân bị ức hiếp, bi oan trái, bị chiếm dụng đất đai, nhà cửa.
    Nhưng gần đây ông làm nhiều người bất ngờ. Trên truyền h́nh tường thuật buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phú, ông nói:

    "Vừa rồi đă có các luồng ư kiến th́ cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ ǵ nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ điều 4 hiến pháp không? Phủ nhận vai tṛ lănh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không?Hả? Muốn phi chính trị hóa quân đội không?Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể, th́ nó là cái ǵ? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lư cái này”.

    Nghe cách diễn đạt trên đây của ông, ta tưởng như nghe một cán bộ an ninh phổ biến cho các nhân viên cấp dưới. Ông miệt thị những người góp ư, nêu ra các vấn đề và giao nhiệm vụ cho các đồng chí của ḿnh quan tâm xử lư. Xử lư? Cho người theo dơi, đưa ra ṭa bỏ tù về tội tuyên truyền chống nhà nước hay đưa đi các trung tâm cải tạo lao động, thuê xă hội đen đe dọa, đánh đập những người khiếu kiện?

    Ông là nhà lư luận, lẽ ra ông phải dùng lư lẽ để phản bác lại những góp ư, những kiến nghị của trí thức và nhân dân đối với hiến pháp như: bỏ điều 4, tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa quân đội. Nhưng có lẽ ông không đủ lư lẽ để phản bác những lập luận này. V́ đây là những yếu tố để đảm bảo của một thể chế của một quốc gia dân chủ. Đó là những tinh hoa được đúc kết từ hàng ngàn năm, theo sự phát triển của xă hội loài người. Trên thế giới hiện nay, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển, người dân nước họ được sống trong tự do, no ấm hạnh phúc đều theo thể chế dân chủ.

    Nguyễn Phú Trọng đă được trang bị một mớ lư thuyết cũ rích về chủ nghĩa xă hội ở Liên Xô. Chính tại nơi đây, chủ nghĩa xă hội cùng với Đảng cộng sản đă bị nhân dân vứt vào sọt rác của lịch sử. Ông hăy giải thích v́ sao chỉ c̣n lại vài ba nước như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, nơi đây đảng cộng sản toàn trị, ép buộc nhân dân xây dựng chủ nghĩa xă hội, đều là các nước kém phát triển, đa số người dân phải sống trong nghèo đói, mất tự do. Các đảng viên cộng sản tham nhũng tới mức độ "quốc nạn”?

    Không đủ lư lẽ phản bác những "luồng ư kiến” nêu trên, ông bỏ tất cả chúng vào một cái giỏ "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Thật là nực cười! Ông gọi những công dân có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, theo lời kêu gọi của Đảng, góp ư với Đảng về sửa đổi hiến pháp là những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phải chăng lời kêu gọi của Đảng là cái bẫy để nhử những công dân, xem ai là những người "suy thoái”?

    Nguyễn Phú Trọng đă từng tốt nghiệp ngành ngữ văn Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, nhưng thật ngạc nhiên thấy ông dùng sai ngôn từ. Một sự việc, một quốc gia, một xu hướng chính trị, một nền kinh tế , một con người... được gọi là suy thoái khi trong quá khứ nó đă phát triển tốt, hay đă là tốt, nay trở nên yếu kém, không tốt, thậm chí đi ngược lại những tiêu chí đă được đặt ra trong quá khứ. Thí dụ như Đảng Cộng Sản Việt Nam đă có thời kỳ đấu tranh v́ độc lập dân tộc, nay Đảng đă xa rời mục đích ban đầu của Đảng, đặt lợi ích của Đảng lên trên hết – Đảng đă và đang suy thoái. Những đảng viên cộng sản trước đây trong quân đội, dũng cảm chiến đấu, nhường cơm, xẻ áo, hy sinh bảo vệ đồng đội, nay trở về quê hương, giữ những chức vụ trong Đảng và chính quyền, lợi dụng chức vụ đàn áp dân chúng, tham nhũng làm giàu cho cá nhân ḿnh – Những đảng viên này đă suy thoái...
    Những công dân dám đứng lên kư kiến nghị, đ̣i hỏi Đảng thực hiện thể chế độ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, quân đội chỉ trung thành đất nước với nhân dân, không trung thành với bất cứ đảng phái chính trị nào. Đây là những tiến bộ về chính trị của thế giới văn minh ngày nay và những công dân đề xuất những kiến nghị này là những người tiến bộ, không hề suy thoái về tư tưởng cũng như lối sống.
    Có lẽ ông tổng bí thư đă bí khi t́m những ngôn từ để gọi những vấn đề và những người đă kiến nghị những vấn đề trên đây, ông đành gán bừa cho họ cụm từ „ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

    Các sĩ phu Bắc Hà và nhân dân Hà Nội gọi ông là ông Trọng "Lú”. Cái tên này nghe "hơi bị phản cảm”. Có lẽ qua sự kiện này, nên đổi tên ông thành ông Trọng "Bí” hay ông tổng bí thư "Bí”, ngắn gọn là ÔNG TỔNG "BÍ”.

    Lại nghe đâu, ông là người yêu văn học dân gian từ bé. Luận văn tốt nghiệp đại học của ông "Chất liệu dân gian trong thơ Tố Hữu” đă đạt điểm cao nhất, sau đó ông được kết nạp vào Đảng, rồi về tạp chí Học Tập, trở thành nhà lư luận hàng đầu của Đảng.

    Gía như ông trở thành nhà nghiên cứu văn học dân gian, biết đâu chúng ta lại đươc đọc một vài bài nghiên cứu văn học dân gian, và có thể Đảng sẽ cởi mở hơn, người dân có thể được trả lại quyền sở hữu ruộng đất, sẽ ít những tập đoàn nhà nước làm thất thoát của dân hàng tỷ đô la...

    Thật đáng thất vọng về ÔNG TỔNG "Bí”!

    Warszawa,27/02/2013
    Đinh Minh Đạo

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp



    Nguyễn Hưng Quốc

    Tôi không quan tâm nhiều đến cuộc vận động sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam hiện nay; rất hiếm khi tôi đọc các bài tham gia thảo luận, dù thuộc phe “lành mạnh” hay phe “suy thoái đạo đức” – nói theo chữ của Nguyễn Phú Trọng, vậy mà, cuối cùng, hôm nay lại ngồi viết về đề tài này. Có cái ǵ như oái oăm.

    Có hai lư do chính khiến tôi không quan tâm đến một vấn đề có vẻ như rất quan trọng này.



    Lư do thứ nhất: Tôi không tin mấy vào tác dụng của hiến pháp trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. Trên nguyên tắc, hiến pháp được xem là văn kiện pháp lư quan trọng nhất trong sinh hoạt chính trị của một nước. Nó là nền tảng của pháp quyền. Nó là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng hệ thống luật pháp cũng như các thiết chế quyền lực. Nó là một thứ khế ước giữa những người cai trị và những người bị trị để mỗi bên, một mặt, nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của ḿnh; mặt khác, tránh việc lạm quyền cũng như tạo sự tin cậy và đồng thuận trong việc theo đuổi những lư tưởng chung. Nó cũng đồng thời là một bảng giá trị để hướng tới tương lai và để nối kết thế hệ này với các thế hệ khác. Vừa có kích thước theo chiều ngang (giữa các tầng lớp khác nhau trong xă hội) vừa có kích thước theo chiều dọc (giữa các thế hệ), hiến pháp, một mặt, bảo đảm tự do và niềm tin cho dân chúng, mặt khác, tạo nên tính chính đáng và từ đó, sức mạnh cho nhà nước.

    Tuy nhiên, dù có ư nghĩa lớn lao như vậy, hiến pháp vẫn cũng chỉ là một văn bản được h́nh thành bằng chữ viết. Từ văn bản đến hiện thực, nó cần hai bước kế tiếp: Một, được diễn dịch; và hai, được thực hiện. Kinh nghiệm cho thấy, ở Việt Nam từ mấy chục năm nay, chính ở hai bước này, nhà cầm quyền luôn luôn gian lận. Hiến pháp ghi nhận quyền tự do ngôn luận ư? Nhưng nhân dân mới mở miệng ra để có “vài lời” với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là đă bị đuổi việc ngay tức khắc (trường hợp phóng viên Nguyễn Đắc Kiên mới đây); mới lên tiếng chống lại ngoại xâm là đă bị đạp vào mặt (trường hợp Nguyễn Chí Đức) hoặc bị bắt bỏ tù (Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần…). Bây giờ, một số điều khoản trong hiến pháp được sửa lại cho hợp tai hơn nhưng nếu nhà cầm quyền vẫn sẵn sàng chà đạp lên tất cả các điều khoản hay ho ấy th́ sao? – Th́ cũng chả có ǵ thay đổi cả. Trong thế giới chính trị, cần phân biệt tu từ (rhetoric) và thực tế. Hiến pháp, nếu không được tôn trọng và ứng dụng, chỉ là một h́nh thức tu từ. Trong chính trị, phần lớn các h́nh thức tu từ chỉ có tác dụng mê hoặc và lừa dối.

    Lư do thứ hai: Tôi ngờ cuộc vận động sửa đổi hiến pháp lần này chỉ là một tṛ chơi chính trị của nhà cầm quyền Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đă có bốn bản hiến pháp: 1946, 1959, 1980 và 1992 và một lần sửa hiến pháp (2001). Ở đây, tôi không bàn đến nội dung; tôi chỉ bàn về thời điểm: nói chung, cả bốn thời điểm ấy đều hợp lư. Năm 1946, mới thành lập chính quyền; năm 1959: sau hiệp định Geneve, đảng Cộng sản nắm chính quyền ở cả miền Bắc; năm 1980, sau khi đất nước thống nhất; và năm 1992, sau khi áp dụng chính sách đổi mới cũng như sau khi hệ thống xă hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô và Đông Âu. Nhưng c̣n bây giờ? T́nh h́nh có ǵ đổi mới đến độ phải sửa đổi hiến pháp? – Có. Chỉ có một vấn đề lớn: xu hướng dân chủ hóa. Tuy nhiên, điều chắc chắn là đảng Cộng sản không hề có ư định sửa đổi hiến pháp để đáp ứng lại xu hướng dân chủ hóa ấy. Chắc chắn là họ sẽ không đụng đến các điều khoản căn bản như vấn đề đa nguyên, đa đảng hay vấn đề phân quyền để bảo đảm dân chủ. Chưa ǵ Nguyễn Phú Trọng đă lên án những người đề nghị bỏ điều 4 trong hiến pháp Việt Nam là những kẻ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, hơn nữa, c̣n yêu cầu chính quyền “quan tâm xử lư” (hiểu theo nghĩa là cấm đoán, trù dập hay bắt bớ!).

    Nhưng nếu không có ư định thay đổi mà họ vẫn tổ chức một cuộc vận động rầm rộ như vậy, họ nhắm đến điều ǵ? Theo tôi, lư do đơn giản: để đánh lạc hướng dư luận. Để mọi người có ảo tưởng là họ đang rục rịch thay đổi. Để mọi người xúm vào tṛ chơi chữ nghĩa và quên đi những vấn đề quan trọng khác. Th́ cứ quan sát mà xem: Từ khi có cuộc vận động ấy, ngay trên các tờ báo mạng và blog độc lập nhất ở trong nước, người ta hầu như chỉ tập trung bàn căi về vấn đề hiến pháp. Nạn tham nhũng tạm thời bị gác lại. Sự lỗ lă và từ đó nợ nần chồng chất của các đại công ty quốc doanh cũng như sự kiệt quệ của kinh tế Việt Nam bị tạm thời gác lại. Vấn đề Biển Đông cũng tạm thời bị gác lại. Người vui nhất trong các cuộc vận động này chắc chắn không ai khác hơn là Nguyễn Tấn Dũng, “đồng chí Ếch” một dạo được nhắc nhở hầu như hàng ngày.

    Với hai lư do nêu trên, tôi không thấy có ǵ đáng quan tâm đến cuộc vận động sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tôi vẫn viết bài này. Như một sự cảnh giác.

    Xin nói thêm, liên quan đến hiến pháp nói chung, có mấy vấn đề cần được lưu ư:

    Thứ nhất, mặc dù có tầm quan trọng như vậy, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có hiến pháp thành văn. Ít nhất ba nước không có: Anh, New Zealand và Do Thái. Nhưng hầu như không ai nghi ngờ tính chất dân chủ ở ba nước ấy cả. Như vậy, vấn đề không phải là văn bản hay văn kiện. Vấn đề chính là sự tôn trọng của mọi người, từ giới cầm quyền đến dân chúng, đối với những nguyên tắc pháp quyền và dân chủ nói chung.

    Thứ hai, không phải hiến pháp nào dài ḍng và rườm lời là hay. Bản hiến pháp cổ nhất thời hiện đại và cũng là mẫu mực cho hiến pháp của hầu hết các quốc gia khác là của Mỹ. Được viết năm 1787, thông qua năm 1788 và có hiệu lực từ năm 1789, đó là bản hiến pháp ngắn nhất thế giới: nó chỉ có 4.543 từ (trong đó chữ “dân chủ” – democracy- không hề xuất hiện). Trong khi đó bản hiến pháp của Ấn Độ dài đến 117.369 từ (căn cứ trên bản tiếng Anh), được xem là bản hiến pháp của quốc gia dài nhất trên thế giới (ở một số nước, như Mỹ, một số tiểu bang cũng có hiến pháp riêng. Ở phạm vi tiểu bang, hiến pháp của tiểu bang Alabama, với 340.136 từ, dài gấp ba lần hiến pháp Ấn Độ; và gấp 40 lần hiến pháp của nước Mỹ). Không ai dám nói Mỹ ít dân chủ hơn Ấn Độ cả. (Ở Việt Nam, sau mỗi lần thay đổi, hiến pháp lại dài ra: bản 1946 có 70 điều khoản; năm 1959: 112 điều khoản; năm 1980 và 1992: 147 điều khoản. Tôi không tính từ v́ trên computer chỉ tính được từng tiếng rời – đúng hơn là âm tiết, syllable - thôi.)

    Thứ ba, như Dawn Oliver và Carlo Fusaro ghi nhận trong cuốn How Constitutions Change: A Comparative Study (Hart Publishing, 2011, tr. 405-433), chuyện sửa đổi hiến pháp, với những mức độ và dưới những h́nh thức khác nhau, là điều b́nh thường: Mỗi hiến pháp đều vừa có tính vững chắc để phác họa những hướng phát triển chiến lược lâu dài lại vừa có tính uyển chuyển đủ để đáp ứng các thay đổi của từng thời đại, thậm chí, từng thời kỳ. Tuy nhiên, như Jose Luis Cordeiro ghi nhận trong bài “Constitutions around the world: a view from Latin America”, việc sửa đổi hiến pháp quá nhiều không phải là một dấu hiệu tốt. Trên thế giới, không có nơi nào người ta thay đổi hiến pháp nhiều bằng ở vùng châu Mỹ Latin. Theo thứ tự: Dominican Republic (32 lần), Venezuela (26 lần), Haiti (24 lần), Ecuador (20 lần), El Salvador, Honduras và Nicaragua (cả ba đều 14 lần). Tất cả các nước này đều liên tục bị bất ổn. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là sự cố định của một bản hiến pháp, tự nó, không phải là điều hay: ở hầu hết các quốc gia độc tài ở Trung Đông và châu Phi, người ta chẳng tha thiết ǵ đến việc sửa đổi hiến pháp cả.

    Vấn đề, như Cordeiro nhấn mạnh, là ở chỗ: “Câu trả lời cho những khủng hoảng về kinh tế và chính trị không phải là có nhiều luật hơn, đặc biệt nếu chúng xấu hoặc không được ứng dụng hoặc không thể ứng dụng. Tốt hơn hết là có ít luật: Đó là những luật tốt và được tôn trọng. Luật lệ không được thiết chế hóa cũng như không được tôn trọng là những luật lệ vô ích.”

    Ở Việt Nam hiện nay, cũng như ở nhiều quốc gia độc tài trên thế giới, hiến pháp chỉ là một tṛ chơi tu từ (rhetorical game).

    Nó vô ích.

    Dĩ nhiên, nếu khéo léo, những người đối lập hoặc độc lập vẫn có thể biến tṛ chơi tu từ vô ích ấy thành một thứ cơ hội tốt để đạt được hai mục tiêu chính: một, gây nên một phong trào tranh luận thực sự trong dân chúng về những vấn đề chính trị quan trọng trong nước để, qua đó, rèn luyện ư thức công dân và hướng đến việc h́nh thành một xă hội dân sự tại Việt Nam; và hai, qua hiến pháp, đặt vấn đề về bản chất của chế độ và nhu cầu dân chủ hoá chế độ.

    Làm giỏi, người ta có thể đẩy chính quyền và đảng lănh đạo – những kẻ gài bẫy – vào thế bị sập bẫy.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phản ứng người Việt hải ngoại về việc 'dự thảo sửa đổi' Hiến pháp 1992


    Nguyễn Phục Hưng

    Đáp lời của nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một nhóm 72 nhà trí thức đă đưa ra bản tham gia ư kiến chi tiết được mệnh danh là Kiến nghị 72. Bản tham gia ư kiến này yêu cầu băi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thành lập thể chế đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập rơ ràng, phi chính trị hóa quân đội và trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Bản Kiến nghị 72 đă có hàng ngàn chữ kư ủng hộ. Sự kiện này đă khiến nhiều người có một chút hy vọng, là có lẽ đă đến lúc Việt Nam thay đổi để dân chủ hóa đất nước hầu theo kịp đà tiến triển của thế giới.

    Tuy nhiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đă làm mọi người ngỡ ngàng với câu nói, về các góp ư sửa đổi hiến pháp: "Vừa rồi đă có các luồng ư kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống." Theo Bản tin thời sự của Đài truyền h́nh Việt Nam tối 25/2 ông Trọng đă phát biểu trong khi ông tới tỉnh Phú Thọ:

    "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai tṛ lănh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể, th́ nó là cái ǵ? Nên phải quan tâm xử lư những điều đó."

    Anh Nguyễn Đắc KiênAnh Nguyễn Đắc Kiên
    ​​​Lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gây sửng sốt cho nhiều người trong cũng như ngoài nước, và nhiều người lên tiếng phản hồi. Tuy nhiên có lẽ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có tựa đề ‘Vài lời với Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng’ của báo Gia đ́nh và Xă hội được nhiều người chú ư nhất.

    Nguyễn Đắc Kiên đă bị cách chức 24 giờ sau đó. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đă bác bỏ các nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Kiến Nghị 72 phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.

    GS Nguyễn Chính Kết là một thành viên trong ban điều hành Khối 8406 Hải Ngoại có nhận xét như sau về bản Kiến nghị 72:

    “Tôi cho rằng đó là một phương cách đấu tranh rất là tuyệt vời để cho đảng CS biết người dân chán ghét cái cách cai trị của đảng CS lắm rồi, v́ đă làm cho đất nước tụt hậu và nghèo đói suốt gần 70 năm nay. Các ông đó nên nhường quyền cai trị cho người khác hay đảng phái khác xứng đáng hơn. Kết quả của bản kiến nghị này là tạo được ư thức trong dân chúng về bản chất gian dối và sự bất lực của đảng CSVN trong việc giải quyết những vấn nạn của đất nước, đồng thời gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh hơn trong dân chúng.”

    Một nhà b́nh luận chính trị cho đài truyền h́nh Việt Ngữ BYN tại Houston là ông Đỗ Đăng Giao th́ đồng ư với các điều nêu lên trong Kiến nghị 72:

    “Đọc qua Kiến Nghị đó th́ tôi thấy là có nhiều điểm tôi cũng đồng ư. Tất cả những điều, từ điều 1 tới 6, nó đều phù hợp với lại một Hiến pháp của chế độ dân chủ.”

    Trong khi đó nhà báo Lễ Diễn Đức, th́ nói là ông không hy vọng ǵ vào thiện chí của nhà nước Việt Nam trong vụ này, mặc dù ông cũng kư tên ủng hộ Kiến nghị 72:

    “Tôi cũng là một người đă kư ủng hộ vào chuyện đó. Tôi không có bất kỳ một cái suy nghĩ ảo tưởng ở một cái thiện chí nào ở phía chính quyền Hà Nội cả, bởi v́ họ vẫn cố t́nh cay cú và tất cả các bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, trên báo đảng chính thức đều đập lại những lập luận của các nhà trí thức. Theo tôi nghĩ đây chỉ là một một cuộc tập dượt của công dân, thức tỉnh xă hội làm cho mọi người thấy được cái biến chuyển như vậy. Hiến pháp là một khế ước của xă hội chứ không phải là một bộ luật của nhà nước. Cho nên tôi không nh́n thấy một biến chuyển nào lớn hết.”

    Giáo Sư Nguyễn Chính Kết cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đă phản ánh một thái độ coi thường người dân:

    “Quả thật tôi không thể ngờ được một nhà lănh đạo đất nước mà lại có lời phát biểu ngu xuẩn như vậy. Nó xúc phạm tới nhân dân rất là nhiều, và những phát biểu ấy làm cho cả thế giới thấy được rơ ràng cái sự tham quyền cố vị và bản chất lật lọng của đảng CSVN, đồng thời cho thấy việc lấy ư kiến nhân dân chỉ là tṛ lừa bịp, mị dân chứ không phải là để biết nguyện vọng đích thực của người dân là ǵ. Lời phát biểu ấy chỉ làm dân chúng thêm phẫn nộ.”

    Ông chia sẻ sự cảm phục của ông với những người trong nước và đặc biệt với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khi can đảm lên tiếng:

    “Tôi rất là vui mừng và cảm phục khi thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, các nhà trí thức và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đă can đảm lên tiếng đ̣i hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là phủ nhận sự lănh đạo bất lực của đảng CSVN. Những tầng lớp này mà lên tiếng th́ sẽ khuyến khích dân chúng lên tiếng theo.”

    C̣n ông Đỗ Đăng Giáo th́ cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng đă có những lời phát biểu khinh thường khát vọng tự do dân chủ của người dân:

    “Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đă sai lầm khi ông qui chụp những người góp ư kiến, là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị và suy thoái tư tưởng. Tôi nghĩ là ông ấy đă sai lầm trong việc nhận định về khát vọng của người dân trong nước, được có tự do và dân chủ.”

    Ông Giao nhận định rằng nhà báo Nguyễn Đức Kiên là người có can đảm phê b́nh một lănh tụ đảng CSVN nặng nề và chính xác:

    “Tất nhiên có nhiều người phản đối nhưng theo tôi biết th́ h́nh như ông Nguyễn Đắc Kiên là người đầu tiên viết lên bài với tựa đề 'Vài lời với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng'. Phải nói là bài viết của ông Nguyễn Đức Kiên rất là hay, và rất là sắt thép, v́ ông phân tích rất là chính xác. Chưa có khi nào một người dân mà có nhận định phê phán một người đứng đầu đảng Cộng Sản VN với lời lẽ nặng nề như vậy.”

    Nh́n về tương lai của một tiến tŕnh dân chủ ôn ḥa như tại Miến Điện có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, các nhà b́nh luận chính trị có những quan điểm cũng như hy vọng khác nhau.

    Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói rằng chỉ khi nào đảng CSVN từ bỏ điều 4 Hiến pháp th́ mới có hy vọng cho một tiến tŕnh dân chủ ôn ḥa tại quê nhà:

    “Tôi mong rằng các nhà lănh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều này, là không bỏ điều 4 Hiến pháp mà cứ ngoan cố tiếp tục nắm quyền với bất cứ giá nào th́ đó là con đường tự sát của đảng CSVN. Chỉ khi nào giới lănh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều ấy th́ họ mới từ bỏ quyền lực và như vậy mới có được một tiến tŕnh dân chủ ôn ḥa tại Việt Nam.”

    Ông Đỗ Đăng Giao th́ cho rằng rất có thể đảng CSVN tiếp tục bỏ qua sự góp ư của người dân:

    “Người dân trong nước hiện thời đều muốn có một Hiến pháp thật sự dân chủ, th́ nếu họ làm như vậy, tôi nghĩ rằng là họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc coi thường những khát vọng của người dân.”

    Nhà báo Lê Diễn Đức th́ so sánh với cuộc sụp đổ của Cộng sản Ba Lan, ông cho rằng chưa hy vọng có sự chuyển hóa qua dân chủ tại Việt Nam:

    “Cả xă hội c̣n sống trong sự sợ hăi, cho nên là chưa có một phong trào xă hội, chưa tạo một sức bật của xă hội, th́ chưa thể làm cách mạng được, cuộc cách mạng nào cũng là quần chúng. Để dẫn dắt cuộc cách mạng th́ cần phải số đông, nhưng mà số đông hiện nay chưa có. Cho nên là hy vọng rằng, có một sự chuyển biến nào ở Việt Nam, theo tôi, là c̣n rất là ảo tưởng.”

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lời tuyên bố của Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
    Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân


    "Gần hai tháng qua, Giáo hội chúng tôi vui mừng thấy giới sĩ phu đất nước, giới trẻ, giới công dân mạng đă gạt phăng sợ hăi bấy lâu, đứng lên nói bằng lời, bằng bài viết, bằng kiến nghị, bằng cả xuống đường đ̣i hỏi dân chủ hóa đất nước. Điển h́nh là “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” viết ngày 19.1.2013 đăng trên Mạng Bauxite Việt Nam với 72 chữ kư đợt đầu mà đa số là những công thần chế độ, tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đă tăng thành 6611 chữ kư ; và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” gợi ư từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, công bố ngày 28.2.2013 trên Mạng DânLàmBáo với 5 yêu sách..." - Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ.

    *

    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
    VIỆN TĂNG THỐNG
    Thanh Minh Thiền viện
    90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon



    Phật lịch 2556
    Số : 01/TT/VTT

    LỜI TUYÊN BỐ

    của Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ,

    Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất:

    Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế,
    đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân

    Ngày 21 tháng 2 năm 2001, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), tôi đă công bố “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” nhân chuẩn bị kỷ niệm Quốc tổ Hùng Vương lần thứ 4880 và năm Thế giới đón chào thiên niên kỷ thứ III. Kèm theo Lời kêu gọi là Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước.

    Thời gian đầu thiên niên kỷ ấy, tôi đă nhận thức một thảm nạn kéo dài trên đất nước ta v́ dung dưỡng ba sự trạng:


    “Một chính quyền tự thị, bất chấp ư kiến của người khác, đưa tới xu thế độc đảng chuyên quyền;



    “Một chính quyền ly khai dân, bất chấp những đ̣i hỏi thiết tha cho nhân quyền và dân quyền, đưa tới chế độ độc tài ác liệt;



    “Một chính quyền lệ thuộc nước ngoài, từ ư thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xă hội và nhân văn Việt, mà hậu quả đẩy dân vào tṛng ách nô lệ tinh thần và vật chất, làm suy thoái đạo đức và suy liệt quốc gia”.


    Sang Tết Ất Dậu 2005, tôi lại viết “Thư Chúc Xuân kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Đồng bào trong và ngoài nước”, nhấn mạnh rằng:


    “Nhà nước Việt Nam không nên sợ hăi. Chỉ sợ ḿnh không có chính nghĩa, không thật sự có tâm huyết với dân tộc thôi. Chứ sợ ǵ mất quyền. Đừng sợ có tự do, dân chủ là ḿnh mất quyền. Không đâu. Người dân bây giờ tinh tường lắm. Ai có công, ai thật sự v́ dân, v́ nước, người ta biết. Hăy xem gương các Đảng cộng sản ở các nước Đông Âu cũ bây giờ đều chấp nhận đa đảng. Thế mà ở Ba Lan, Tiệp Khắc, v.v... dân chúng vẫn có người bỏ phiếu cho đảng Cộng sản, th́ có mất ǵ đâu. Miễn là mọi đảng phái khác cũng được quyền tham dự để cho dân có cơ sở so sánh, lựa chọn, các đảng phái có cơ sở tranh đua phục vụ tổ quốc. Đừng sợ nhiều đảng loạn quyền. Chỉ sợ dân trí bị ḱm hăm trong chủ nghĩa ngu dân thôi. Mà đă ngu dân, th́ một đảng cũng sinh loạn. Bối cảnh nước ta ngày nay, theo tôi, không cần có vài chục đảng mới thiết lập được dân chủ. Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung ḥa đại diện cho các ḍng suy nghĩ chính lưu. (…) Nhưng trái lại, phải có nhiều xă hội công dân tự do xuất hiện với mọi quyền con người cơ bản, ắt việc nước sẽ hanh thông, quốc gia sẽ thịnh trị. Điều kiện tiên quyết muốn được như vậy là phải có tự do, dân chủ thật sự để mỗi người và mọi thành phần xă hội được b́nh đẳng tham gia việc nước. Không sung sướng ǵ bằng, không hạnh phúc ǵ bằng, khi những người làm chính trị được chính người dân tin tưởng giao quyền cho.



    “Đời sống nhân dân các nước dân chủ ở Bắc Âu là mô thức khá hoàn hảo về sự an lạc và tự do của người dân mà chúng ta có thể học hỏi, nghiên cứu, dung hóa, áp dụng vào bối cảnh Việt Nam.



    “Phải có dân chủ đa nguyên th́ mới giải quyết mọi vấn nạn bế tắc từ ba mươi năm qua trên đất nước. Pháp nạn của Giáo hội chúng tôi cũng tùy thuộc công cuộc dân chủ hóa này để được giải trừ. Nó là giải pháp thay thế, mà muôn dân trông đợi.



    “Thử trầm tỉnh nghĩ xem, có phải là đảo chính bằng lá phiếu dân chủ vẫn hơn là những cuộc đảo chính bằng bạo loạn?



    “Sống trong cảnh huống ngày nay, người có ḷng dạ và ưu tư đều bị đẩy vào tâm trạng chờ tức nước vỡ bờ. Thế th́ sao không chọn con đường nhân nghĩa của truyền thống cha ông để nước chở thuyền thay v́ nước lật thuyền?



    “Chẳng nên nghĩ rằng hễ có công an cho đông, nhà tù cho nhiều, và quân đội hùng mạnh là sẽ giữ được quyền bính măi măi. Chỗ dựa vững chắc nhất của một chế độ chính trị là ḷng dân”.


    Gần hai tháng qua, Giáo hội chúng tôi vui mừng thấy giới sĩ phu đất nước, giới trẻ, giới công dân mạng đă gạt phăng sợ hăi bấy lâu, đứng lên nói bằng lời, bằng bài viết, bằng kiến nghị, bằng cả xuống đường đ̣i hỏi dân chủ hóa đất nước. Điển h́nh là “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” viết ngày 19.1.2013 đăng trên Mạng Bauxite Việt Nam với 72 chữ kư đợt đầu mà đa số là những công thần chế độ, tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đă tăng thành 6611 chữ kư; và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” gợi ư từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, công bố ngày 28.2.2013 trên Mạng DânLàmBáo với 5 yêu sách: Bỏ điều 4 trên Hiến pháp và tổ chức Hội nghị Lập hiến / Ủng hộ đa nguyên đa đảng / Đ̣i hỏi một nhà nước tam quyền phânlập / Phi chính trị hóa quân đội / và Quyền tự do ngôn luận của người công dân; tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đă lên tới 4200 chữ kư hậu thuẫn.

    Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi ngỏ lời tán thán sự can đảm và cấp thời của hai văn kiện nói trên, đại biểu qua trên mười ngh́n chữ kư, đang rửa sạch dư luận xấu của những nền chính trị gian tà củng cố đặc quyền đặc lợi cho bè nhóm, đồng thời lấy trách nhiệm người công dân biểu tỏ hành động chính trị thân dân và hộ quốc.

    Tôi cất lời kêu gọi các nhà lănh đạo Cộng sản ở Hà Nội hăy tôn trọng quyền dân và quyền sống để cho mọi tầng lớp nhân dân được tự do và toàn quyền phát biểu nhằm xây dựng và phát triển đất nước, mà không bị sự lạm quyền phi pháp của những điều luật gọi là “an ninh quốc gia” kết án, giam tù, như đă cấm cố những người Việt thương nước yêu ṇi mà Nhà nước đă sai lầm kết án trong nhiều năm qua.

    Tôi xin ghi lại sau đây sách lược Tám Điểm dân chủ hóa Việt Nam mà tôi đề xuất trong Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam công bố ngày 21.2.2001, để góp thêm ư kiến với đồng bào các giới trong cuộc trao đổi cho tiến tŕnh dân chủ. Đương nhiên một số vấn đề trong sách lược Tám Điểm này theo với thời gian cần thêm, bớt, bổ sung. Song đại thể vẫn là những điều cơ bản cho việc xây dựng dân chủ:


    “Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước:



    “1. Xây dựng một xă hội khoan dung, an lạc, đa nguyên, b́nh đẳng, không chủ chiến gây thù, điều hành bằng thể chế dân chủ đa đảng;



    “2. Xóa bỏ mọi cơ chế phản dân chủ như lư lịch, hộ khẩu, công an khu vực. Bầu lại một Quốc hội thực sự đại diện quốc dân, dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc, với sự tự do bầu cử của toàn dân, và tham gia ứng cử của mọi cá nhân, đảng phái thuộc mọi khuynh hướng ngoài đảng Cộng sản. Thiết lập một Nhà nuớc tam quyền phân lập, một Nhà nước pháp quyền theo tinh thần bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị;



    “3. Đóng cửa vĩnh viễn các Trại tập trung cải tạo. Trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân v́ lương thức, bị giam giữ tại miền Bắc sau Hiệp định Genève năm 1954, tại miền Nam sau năm 1975. Thỉnh mời các nhân tài, chuyên viên trong số tù nhân này tham gia kiến quốc. Đồng lúc thỉnh mời giới chuyên gia kỹ thuật, trí thức, học giả, mọi cá nhân, đoàn thể ở hải ngoại, vượt biển ra đi sau năm 1975, đem các kinh nghiệm và học thuật thu thái ở các nước tiên tiến về xây dựng quê hương. Hủy bỏ các đạo luật hay nghị định có tính khủng bố trên lĩnh vực tôn giáo và quản chế hành chính;



    “4. Bảo đảm quyền tư hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh ; bảo đảm quyền tự do nghiệp đoàn. Ban hành chính sách khẩn trương giúp đỡ công nghiệp hóa canh tác và nâng cao đời sống nông dân, là tiềm lực của đại khối dân tộc. Chấm dứt nền kinh tế thị trường theo định hướng Xă hội chủ nghĩa. V́ nền “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” đă lỗi thời và bất lực h́nh thành một giải pháp cho nhân sinh sau 74 năm thí nghiệm của Nhà nước Liên bang Xô Viết, một nhà nước thù địch với quảng đại nhân dân nên đă bị xóa bỏ đầu thập niên 90. Xây dựng nền kinh tế thị trường phù hợp với xă hội Việt Nam và phát huy theo đường hướng của nền kinh tế tri thức và kinh tế sinh thái. Liên hệ với công cuộc toàn-cầu-hóa theo xu thế văn minh của nhân loại để phát triển kỹ thuật, bảo vệ ḥa b́nh và an ninh thế giới, chống lại các thách thức nghiêm trọng của khuynh hướng toàn-cầu-hóa nô lệ do giới tài phiệt liên lục địa chủ súy. Tận lực xóa bỏ hố ngăn cách giàu nghèo đang tha hóa con người và phân liệt xă hội nuớc ta;



    “5. Bảo vệ toàn vẹn lănh thổ quốc gia. Tách ĺa chính trị khỏi quân đội và các cơ quan công an, mật vụ. Giải giới binh sĩ xuống mức quốc pḥng b́nh thường theo tiêu chuẩn các quốc gia ở thời b́nh, để chia sớt ngân quỹ quốc pḥng thái quá cho ngân quỹ giáo dục và ngân quỹ y tế quốc dân. Về giáo dục, cấp tốc đào tạo nhân tài và chuyên gia phục hưng xứ sở, đào luyện một thế hệ trẻ chuyển tiếp đang bị mai một, v́ thế hệ lănh đạo già th́ miệt mài chủ chiến, gây thù theo chủ trương vọng ngọai đấu-tranh-giai-cấp làm phân hóa và tê liệt cộng đồng dân tộc, thế hệ đang lên th́ bị cuốn hút theo chủ nghĩa kim tiền v́ sinh kế bức bách. Về y tế, giải quyết ưu tiên nạn thiếu nhi suy dinh dưỡng và biện pháp pḥng bệnh ở nông thôn;



    “6. Bài trừ văn hóa ngoại lai đồi trụy hoặc các ư thức hệ phi dân tộc làm xáo trộn t́nh nghĩa và đạo lư Việt Nam. Phát huy nền văn hóa truyền thống Việt trong tinh thần khai phóng, sáng tạo và dung hóa với mọi nền văn minh nhân loại. Đề cao ba giá trị tinh thần Nhân, Trí, Dũng của tổ tiên. Thực hiện công bằng xă hội, nam nữ b́nh quyền, b́nh đẳng tôn giáo, tôn trọng quyền tự trị và đặc thù văn hóa của các dân tộc ít người cư ngụ trên lănh thổ nước ta. Bảo vệ quyền lợi ngoại kiều sinh sống làm ăn ở Việt Nam theo luật định và tinh thần hỗ tương quốc tế. Bảo đảm quyền lợi và nhân phẩm của người Việt sống ở hải ngoại;



    “7. Tôn trọng lănh thổ các nước láng giềng. Chủ trương ḥa thân, đối thoại và cộng tác b́nh đẳng với các nước lân bang trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xă hội. Chung sức bảo vệ ḥa b́nh, an ninh và thịnh vượng tại các quốc gia Đông Nam Á. Chung sức với các quốc gia trong vùng phát huy tính nhân văn Đông phương, như một Đạo tràng, hầu ngăn chận các Thị trường biến người lao động thành nô công, hàng hóa;



    “8. Thể hiện tinh thần ḥa hiếu truyền thống và sách lược tâm công trong chính sách ngoại giao với mọi quốc gia trên thế giới, để tạo thế đối thoại, cộng tác, tương trợ, đôi bên cùng có lợi nhưng không đánh mất quốc thể và chủ quyền quốc gia. Bằng phương lược này, tạo cơ hội và điều kiện đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp song song với thăng tiến xă hội, hầu kịp bước theo xu thế văn minh, tiên tiến, cường thịnh tại các quốc gia dân chủ, giàu mạnh trong thế giới vào đầu thế kỷ XXI”.


    Vào thời điểm tôi công bố “Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam” tháng 2 năm 2001, rồi “Thư Chúc Xuân kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Đồng bào trong và ngoài nước” Tết Ất Dậu 2005, những tiếng nói và hoạt động cho dân chủ c̣n thưa thớt, khó khăn, bị trấn áp khốc liệt tại Việt Nam. Mặc dù khi tôi gửi Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt Nam đă được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng thông qua ba trăm tám ngh́n hai mươi bảy (308.027) chữ kư, và khi Cơ sở Quê Mẹ - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại Ủy hội Nhân quyền LHQ trong khóa họp lần thứ 57 ở Genève tháng 4 năm 2001 đă có hàng trăm nhân sĩ, trí thức quốc tế với gần 40 vị Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ kư tên hậu thuẫn.

    Trong t́nh h́nh quốc tế thuận lợi ngày nay, cùng tư thế mới gạt phăng sợ hăi của thế hệ Trẻ Việt Nam và sĩ phu đất nước, tôi hy vọng và cầu chúc cho “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” nói trên sẽ được toàn dân hậu thuẫn đưa tới việc thực hiện như một giải pháp đổi thay tối hậu cho quê hương như một bửu bối linh diệu.

    Kính xin chư liệt vị và đồng bào các giới trong và ngoài nước hăy ra tay chặn ngăn các nẻo dữ, dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh lên hồi trống đại hùng khai mở Đường Lành trong năm c̣n mới này. Đường Lành ấy là con đường dân chủ đa nguyên đưa tới sự ổn định, phát triển, và an lạc.

    An lạc cho quần chúng chỉ có ư nghĩa đích thực khi bảo đảm được quyền độc lập và tự chủ quốc gia, cùng những quyền tự do, dân chủ căn bản để toàn dân được chia sẻ, sống chung với cộng đồng thế giới ḥa hài trong cảnh bách gia tranh minh, thay v́ tự biệt lập nơi xó góc nhất gia cô minh.

    Đồng thời làm sống dậy tinh thần bất khuất chống xâm lăng đă được nuôi dưỡng hào hùng từ cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của Hai Bà Trưng.

    Phật lịch 2556 - Thanh Minh Thiền viện
    Saigon ngày 5.3.2013
    Đệ ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN

    (ấn kư)

    Sa môn Thích Quảng Độ

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lời kêu gọi của Phật Giáo Ḥa Hảo Thuần Tuư đ̣i nhà cầm quyền trưng cầu dân ư: Xây dựng một Hiến Pháp Tự Do
    PHẬT GIÁO H̉A HẢO THUẦN TÚY
    Củng Cố Giáo Quyền – Thống Nhất Giáo Hội – Xiển Dương Giáo Pháp


    Kính quư vị lănh đạo tôn giáo,
    Quư vị đại diện đoàn thể,
    Quư đồng đạo, đồng bào

    Thấm thoát đă 66 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ v́ đấu tranh cho tự do độc lập nước nhà đă bị Việt Minh Cộng sản ám hại. Cứ đến Mùa Đại Lễ Đức Thầy thọ nạn, là tín đồ Ḥa Hảo chúng tôi nhắc nhau thực hiện Tứ Ân, trong đó có Ân Đồng Bào, Ân Đất Nước do Đức Thầy truyền dạy.

    Sau 66 năm cai trị, đảng Cộng sản đưa đất nước vào đường bế tắc, văn hóa xuống cấp, đạo đức suy thoái, xă hội suy đồi, kinh tế bại lụi, đầy nguy cơ mất nước. Tựu chung là hậu quả của những sai lầm chánh trị của độc tài cộng sản. Mọi tiếng nói bất đồng đều bị quy tội phản động chống phá đảng và chống phá nhà nước cộng sản. Nhiều tín đồ Ḥa Hảo hiện đang ở trong tù chỉ v́ muốn theo Thầy giữ Đạo, thực hiện Tứ Ân.

    Mùa Đại Lễ năm nay dấy lên một phong trào dân sự đ̣i đảng Cộng sản phải trả lại quyền Lập hiến và quyền Phúc quyết (Trưng Cầu Dân Ư) của toàn dân đă bị đảng Cộng sản tước đoạt bấy lâu nay. Khởi đầu là Kiến Nghị do 72 nhân sĩ soạn thảo, kế đến là Kiến Nghị sinh viên và cựu sinh viên khoa Luật Hà Nội, rồi Tuyên Bố của các Công Dân Tự do dựa trên bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Lá Thư Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Lời Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và gần nhất là Lời Kêu Gọi của Khối 8406.

    Tôi Lê Quang Liêm Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Ḥa Hảo Thuần Túy tán đồng quan điểm chánh trị và ủng hộ các ư kiến của Đức Tăng Thống, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của các nhân sĩ, của anh chị sinh viên, của các Công dân Tự Do và của Khối 8406.

    Tôi khẩn thiết kêu gọi các tôn giáo, các tổ chức đấu tranh, các nhân sĩ, anh chị sinh viên, cùng toàn thể đồng bào, đồng đạo, liên kết đấu tranh đ̣i đảng Cộng sản phải chấp nhận một cuộc Trưng Cầu Dân Ư có quốc tế giám sát để tiến đến việc soạn một Hiến Pháp Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam.

    Có tự do có dân chủ mới có thể thắng được giặc Tầu xâm lược, đưa đất nước đi lên ḥa nhập cùng văn minh nhân loại.

    Huyền Phong Các, mùa Đại Lễ 25/2 Âm lịch, Quư Tỵ (2013).

    8-3-2013

    Lê Quang Liêm
    (Huyền Phong Cư Sĩ)

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Động cơ cá nhân hay nhiệt t́nh cách mạng?
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA




    Người dân tại một nơi ở Hà Tĩnh kư tên hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng.
    Photo courtesy of jbnguyenhuuvinh


    Thủ đoạn quy chụp thô thiển

    Bài viết kư tên Nhóm phóng viên thời sự - chính trị của báo Đại Đoàn Kết ra ngày 9 tháng 3 có cái tựa “Sự ngụy tạo có chủ đích” đă quy kết nặng nề nhóm Kiến nghị 72 trong đó có đoạn như sau:

    “Bằng điều tra độc lập của Đại Đoàn Kết, cùng với tư liệu thu thập được của cơ quan an ninh, có thể khẳng định: Ngoài một số nhân sĩ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân kư tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo. Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đă khiến việc dân chủ lấy ư kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đă bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Hành động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến tŕnh dân chủ của đất nước, mà c̣n làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xă hội, gây ảnh hưởng không tốt đến đại bộ phận người dân Việt Nam. Không những vậy, việc giả mạo, ngụy tạo đó c̣n làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhân sĩ, trí thức có uy tín trong cả nước.”

    Có lẽ từ khi xuất hiện tới nay Kiến nghị 72 gặp sự chụp mũ của báo Đại Đoàn Kết là nặng nề và nguy hiểm nhất. Nặng nề rất rơ trong những từ ngữ như: giả mạo, ngụy tạo, động cơ chính trị không trong sáng, gây ảnh hưởng tới đời sống an sinh xă hội…Những tội danh nếu quy trách nhiệm trong bộ luật h́nh sự th́ 72 trí thức này chắc chắn sẽ chôn đời ḿnh trong xà lim không thua ǵ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm hay tệ ra cũng không kém Vụ án xét lại chống Đảng.

    Những con dao đầy ác ư này ẩn danh dưới cái tên Nhóm phóng viên thời sự - chính trị đă rạch những vết sâu hơn vào hệ thống Đảng qua thủ thuật gọi là điều tra độc lập, một thuật ngữ của báo chí nước ngoài nhằm nhấn mạnh đến tính khách quan của họ khi điều tra một vụ án quan trọng và chứng cứ sẽ chứng minh cho cuộc điều tra ấy.

    Nhóm phóng viên này do yếu kém nghiệp vụ đă làm mất thanh danh Đảng v́ báo Đại Đoàn Kết là tờ báo Đảng, nó đem những người nông dân ngoài ruộng ra chứng tỏ rằng họ không bao giờ để ư tới Internet và nhóm phóng viên cũng phỏng vấn những cán bộ tại địa phương để nhấn mạnh thêm sự khẳng định của họ là người nông dân không có Internet th́ làm sao kư tên vào bản kiến nghị?

    Nhiều cán bộ do ông Lập mang về, bổ nhiệm, cất nhắc tạo thành những nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi mà năng lực th́ không có.
    - Nhà báo Hữu Nguyên

    Lẽ ra Đại Đoàn Kết phải t́m ra một người nào đó có tên trong bản Kiến nghị 72, lên tiếng từ chối rằng ḿnh không hề kư nhưng bị nhóm này nêu tên. Hay chí ít t́m ra được một cái tên ma, một địa chỉ e-mail khống. Tuy nhiên việc làm này không chờ tới Đại Đoàn Kết v́ công an mạng đă vào cuộc ngay từ ngày đầu tiên cho tới hôm nay khi con số đă lên tới gần 10 ngàn người.

    Bài báo không gây một tác dụng nào có hại cho nhóm khởi thảo Kiến nghị 72 mà trái lại dư luận đang chỉa mũi dùi vào ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập của tờ báo khi cho rằng ông ta đang dùng đàn em tung hỏa mù vào nhóm Kiến nghị 72 để đánh lạc hướng những việc làm của ông ta đă và đang bị chính nhân viên trong tờ báo chỉ trích, phê phán kịch liệt.

    Chỉ cần vào Google đánh ba chữ Đinh Đức Lập sẽ có gần 7 triệu kết quả về cái tên này. Trong 7 triệu kết quả ấy hầu hết đều là những tin tức không tốt về ông ta khi bắt đầu chiếm giữ vị trí tổng biên tập tờ Đại Đoàn Kết. Nhà báo Hữu Nguyên, người lên tiếng rất sớm t́nh trạng cát cứ và bè phái của ông Lập cho biết nhận xét của ông về lư do xuất hiện bài báo trên tờ Đại Đoàn Kết như sau:

    "Tôi nghĩ ông Đinh Đức Lập hiện nay đang bị rất nhiều nhà báo trong tờ Đại Đoàn Kết tố cáo về những sai phạm rất nghiêm trọng kể cả sai phạm trong vẩn đề nghiệp vụ làm báo, sai phạm cả trong quản lư điều hành liên quan đến vần đề kinh tế tài chánh rất nghiêm trọng cũng như trong vấn đề xử lư con người trong thời gian vừa qua đă gây tổn hại cho tờ báo Đại Đoàn Kết rất nhiều.

    Nhiều cán bộ do ông Lập mang về, bổ nhiệm, cất nhắc tạo thành những nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi mà năng lực th́ không có. Đă có những người được ông Lập âm thầm cho một số người vi phạm pháp luật bỏ chạy nhằm tránh các cuộc điều tra. Cái bài viết này có thể ông Lập nghĩ rằng đây là cách kiếm điểm hài ḷng cấp trên mà thôi."

    Phản ứng của nhóm kiến nghị


    Nhóm đại diện nhân sĩ trí thức khởi xướng kiến nghị 72 và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013.

    Ngay sau khi bài báo xuất hiện là phản ứng chính thức của nhóm soạn thảo kiến nghị. Ngắn gọn và rơ ràng, nhóm Kiến nghị 72 cho biết rằng ngoài những người đứng đầu danh sách, tất cả những người khác sẽ được nhóm che giấu không nêu địa chỉ nhằm tránh t́nh trạng trước đây “khi trang Bauxite VN trung thực đưa chữ kư trực tiếp của người kư lên mạng, ngay sau đó không ít người có chữ kư và có ghi địa chỉ cụ thể đă bị truy bức, mà ông Trần Đức Quế, một cán bộ lăo thành ở Hà Nội, đă bị công an truy bức liên tiếp trong hai ngày”.

    Ông Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố HCM cho biết nhận xét của ông về 72 nhân sĩ trí thức:

    "Trước hết tôi biết hầu hết 72 người kư tên là sự thật. Đây là những người đă từng kư vào nhiều văn bản khác chứ không phải lần đầu tiên họ kư và họ đă kư với tinh thần trách nhiệm chứ không phải là họ không biết điều đó do đó nếu nói là giả hay là ǵ đó là hoàn toàn tầm bậy, hoàn toàn không đúng. Nói như vậy là thiếu tôn trọng những người đă kư tên và rơ ràng đây chỉ là thủ đoạn. Bởi v́ khi kư tên th́ người ta biết những hậu quả hay những ǵ sẽ xảy ra cho họ nhưng họ vẫn kư và từ ngày kư tới giờ chưa có ai người ta phản đối cả."

    Bằng địa chỉ e-mail, an ninh mạng có thể truy ra không khó nhân thân của người gửi, và v́ vậy tác giả gửi thư yêu cầu ghi danh tự chịu trách nhiệm với cơ quan pháp luật, đâu tới phiên tờ báo Đại Đoàn Kết làm công việc gọi là điều tra độc lập.

    Nhà báo hữu Nguyên với kinh nghiệm và kiến thức làm báo của ḿnh nói về nghiệp vụ của những đồng nghiệp trong bài bào này:

    Đây là những người đă từng kư vào nhiều văn bản khác chứ không phải lần đầu tiên họ kư và họ đă kư với tinh thần trách nhiệm. Nếu nói là giả hay là ǵ đó là hoàn toàn tầm bậy, hoàn toàn không đúng.
    - Ông Lê Hiếu Đằng

    "Bài báo đó theo tôi thấy th́ nghiệp vụ điều tra để có chứng cứ thuyết phục bạn đọc th́ tôi thấy cơ sở đưa ra th́ trong bài báo này không thuyết phục được. Bản thân ngay những điều mà bài báo phê phán người ta không rơ ràng về nhân thân địa chỉ của những người được hỏi th́ bài báo cũng phạm sai lầm y như thế đó là một ví dụ. Hai nữa làm một cuộc điều tra mà nó không dựa trên một tiêu chí nào cả mà chỉ đi hỏi thăm vu vơ những người ở ngoài đường hay trên cánh đồng theo kiểu tùy tiện th́ không thể là một cơ sở thuyết phục được."

    Trong khi Đảng vất vả dựng những kịch bản trên VTV nhằm chống lại Kiến nghị 72 bằng các phản biện của trí thức yêu Đảng th́ việc làm không chuyên nghiệp của tờ Đại Đoàn Kết đă tiếp tay cho bộ phận không tin vào Đảng có thêm chứng cứ về một âm mưu quy chụp trí thức khó nói là công bằng trong cuộc đấu trí này. Bất kể những phóng viên viết bài báo xuất phát từ động cơ cá nhân hay nhiệt t́nh cách mạng nhưng câu nói nổi tiếng của Lê Nin: “Nhiệt t́nh cộng với ngu dốt sẽ trở thành phá hoại” đem áp dụng vào trường hợp này sẽ rất ăn khớp với bản chất của những tác giả bài viết vừa nói.

    Vấn đề đặt ra là Đảng có thấy đó là sự phá hoại hay không. Chỉ sợ rằng những cách phá hoại núp dưới cái vỏ làm hài ḷng Đảng sẽ kéo theo những liên kết nguy hiểm cho một sự sụp đổ được báo trước.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 572
    Last Post: 19-02-2013, 03:30 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 31-12-2012, 11:10 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 16-11-2012, 03:42 AM
  4. KIẾN NGHỊ GỬI SAI ĐỊA CHỈ
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 3
    Last Post: 23-10-2010, 12:42 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •