Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 41 to 50 of 72

Thread: Cuộc Triệt Thoái Lớn Nhất của Quân Lực VNCH

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trận Kịch Chiến Cuối Cùng Của Lữ Đoàn 147 TQLC Ở Aí Tử




    * Mặt trận Quảng Trị giữa tháng 4/1972:
    Như đă lược tŕnh trong số trước, cuộc tổng tấn công của 45 ngàn Cộng quân vào khu vực giới tuyến tỉnh Quảng Trị đă diễn ra vào ngày 30 /3/1972. CQ đă khởi động trận chiến với hàng ngàn quả đạn pháo kích dọn đường cho chiến xa và bộ binh tấn công cường tập cùng một lúc vào tuyến pḥng ngự của các đơn vị Thủy quân Lục chiến (TQLC) và các trung đoàn 2,56, 57 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh. Sau hơn hai tuần lễ kịch chiến, trước áp lực quá nặng của đối phương, để bảo toàn quân số, lực lượng VNCH đă triệt thoái các căn cứ hỏa lực tại quận Gio Linh và phía Tây quận Cam Lộ. Đến giữa tháng 4/1972, tuyến pḥng thủ của lực lượng VNCH tại Quảng Trị giới hạn từ bờ Nam sông Đông Hà trở vào.
    Tại khu vực phía Tây căn cứ Ái Tử, trong thời gian từ 9 đến 11/4/1972, CQ đă tung nhiều đợt tấn công bằng chiến xa và bộ binh vào căn cứ Phượng Hoàng (Pedro) do tiểu đoàn 6 TQLC pḥng thủ nhưng đă bị quân trú pḥng và lực lượng tăng viện đẩy lùi. Đối phương bị tổn thất nặng: hơn 600 CQ bỏ xác tại trận địa, 21 chiến xa bị bắn cháy (chi tiết về trận đánh này đă được tŕnh bày trong số báo thứ Sáu ra ngày 23/7/1975). Khi chiến thắng trên được báo về bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ở Đà Nẵng, trung tướng Hoàng Xuân Lăm-tư lệnh Quân đoàn 1 đă lạc quan cho rằng cuộc tấn công của CSBV đă bị chận lại và lực lượng VNCH có thể phản công đẩy lùi địch về bên kia sông Bến Hải.
    Một kế hoạch phản công toàn diện được hoạch định, trong đó có thêm một số đơn vị Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Thiết Kỵ tăng viện Sư đoàn 3 Bộ binh. Hải quân và Không quân Hoa Kỳ cũng được lệnh gia tăng các hoạt động yểm trợ cho mặt trận Quảng Trị. Về phía Cộng quân, sau khi bị thất bại trong trận tấn công vào căn cứ Phượng Hoàng, đối phương biết rằng nếu tấn công trực diện sẽ bị thua nên đă thay đổi chiến thuật: gia tăng mức độ pháo kích vào căn cứ Phượng Hoàng, gây tổn thất cho đơn vị trú pḥng, tạo áp lực để lực lượng pḥng thủ phải triệt thoái. Cùng với các trận hỏa công, đối phương điều động một tiểu đoàn len lỏi ṿng ra phía Đông để phục kích đường về của tiểu đoàn TQLC đang pḥng thủ căn cứ này.
    Ngày 12 tháng 4/1972, trước áp lực quá nặng của pháo CQ, tiểu đoàn 6 TQLC đă phải bỏ căn cứ Phượng Hoàng rút về Ái Tử. Trên đường rút quân, tiểu đoàn Cọp Biển đă phản phục kích đánh tan 1 tiểu đoàn CQ đang khai triển đội h́nh. Trong trận kịch chiến này, một số chiến binh Cọp Biển tử trận, trong đó có 1 đại úy. (Tài liệu của cựu đại tá Turley ghi rơ sĩ quan đă hy sinh là đại úy Nê, tiểu đoàn phó, tuy nhiên khi đối chiếu với danh sách các sĩ quan giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó TQLC từ tháng 1/1972 đến tháng 1/1973 được ghi trong tạp chí KBC, chúng tôi không t́m thấy tên của cố sĩ quan này).
    Sau khi TQLC rút khỏi Phượng Hoàng, CQ đè nặng áp lực ở tuyến Đông Hà và mặt Đông Ái Tử. Kế hoạch phản công do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 hoạch định đă không tiến hành được, khó khăn chính là tổng số quân sĩ và vũ khí cần thiết để bổ sung khẩn cấp cho các đơn vị VNCH bị tổn thất trong các trận giao tranh vẫn chưa kịp đáp ứng, trong khi mức thương vong tiếp tục gia tăng.

    * Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến, trận chiến cuối cùng tại Ái Tử và Quảng Trị:
    Ngày 23 tháng 4/1972, lữ đoàn 147 TQLC với 2 tiểu đoàn 4 và 8 và tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC, sau một thời gian ngắn dưỡng quân để tái chỉnh trang và bổ sung quân số, đă được điều động đến thay thế vùng trách nhiệm của lữ đoàn 258 TQLC ở phía Tây căn cứ Ái Tử và tiếp nhận thêm tiểu đoàn 1 TQLC đang pḥng thủ tại căn cứ Phượng Hoàng. Bộ chỉ huy lữ đoàn 258 và 2 tiểu đoàn 4 và 8 Thủy quân Lục chiến về Huế tái bổ sung. Riêng tiểu đoàn 2 cũng được đặt thuộc quyền điều động của bộ chỉ huy lữ đoàn 147 TQLC.
    Từ ngày 23 đến 26 tháng 4/1972, CQ liên tục pháo kích vào vị trí đóng quân của 4 tiểu đoàn TQLC. Đến đêm 26 tháng 4/1972, Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào cụm tuyến pḥng ngự của tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 8 TQLC. Sau nhiều đợt pháo kích, CQ tung bộ binh và chiến xa mở nhiều mũi tấn công vào tuyến đóng quân của hai tiểu đoàn nói trên. Trận chiến đă diễn ra trong đêm tối, chiến xa và bộ binh CQ cố tiến sát đến công sự pḥng thủ của các đại đội Cọp Biển. Hỏa tiễn M 72 và lựu đạn đă được sử dụng rất hữu hiệu để chận đứng cuộc tấn công ồ ạt của đối phương. Suốt đêm 26/4/1972, dù sự yểm trợ của Không quân và Pháo binh bị hạn chế, nhưng với tinh thần chiến đấu quyết tử, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 8 TQLC đă chận đứng và đẩy lùi nhiều đợt xung phong của đối phương, bắn cháy 12 chiến xa T 54.
    Sáng ngày 27 tháng 4/1972, tuyến pḥng thủ của TQLC thu hẹp lại, chỉ c̣n cách Ái Tử từ 2 đến 3 km. Đêm 27/4/1972, pháo binh CQ bắn trúng kho đạn Ái Tử, một khối lượng đạn dược dự trữ bị phá hủy. Ngày 28 tháng 4/1972, CQ áp lực nặng pḥng tuyến Đông Hà do 1 đơn vị Biệt động quân án ngữ, khiến đơn vị này phải rút quân về Ái Tử, trách nhiệm pḥng thủ mặt Đông tiếp giáp với tiểu đoàn 8 TQLC. Trong đêm 29 tháng 4/1972, CQ tiếp tục tấn công vào tuyến pḥng thủ của các đơn vị lữ đoàn 147 TQLC. Sáng ngày 30 tháng 4/1972, các chi đội chiến xa M 48 được điều động sang phía Tây của TQLC, do thiếu phối hợp, đơn vị bộ chiến pḥng thủ mặt Đông nghĩ rằng đơn vị thiết giáp bạn rút lui, nên cũng triệt thoái về Quảng Trị, chỉ c̣n lại các đơn vị TQLC pḥng thủ căn cứ Ái Tử, 2 mặt Bắc và Đông bị bỏ trống.
    Trưa ngày 30 tháng 4/1972, lữ đoàn 147 TQLC được lệnh rút khỏi Ái Tử để tăng cường cho lực lượng pḥng ngự thị xă Quảng Trị. Theo tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng pḥng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, đối chiếu với tài liệu của Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ, th́ kế hoạch triệt thoái đă được bảo mật và thi hành nghiêm chỉnh. Nhưng cũng do thiếu phối hợp, toán Công binh của Sư đoàn 3 Bộ binh theo lệnh của bộ Tư lệnh Sư đoàn đă đặt chất nổ làm sập cầu Quảng Trị trên Quốc lộ 1 và cầu xe lửa bắc qua sông Thạch Hăn trước khi đoàn xe của tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC với 12 khẩu đại bác 105 ly kéo theo sau đi qua. Đoàn cơ giới và Pháo binh bị kẹt lại ở bờ Bắc đă được phá hủy tại chỗ. Ba tiểu đoàn 1, 4, 8 Thủy quân Lục chiến vượt sông Thạch Hăn, bố trí chiếm giữ các vị trí trọng yếu ở bờ Nam.

    * Cuộc triệt thoái về hướng Nam:
    Sáng ngày 1 tháng 5/1972, bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh, đồng thời là bộ tư lệnh chiến trường Quảng Trị thông báo cho các đơn vị trú pḥng nguồn tin: “5 giờ chiều cùng ngày địch sẽ pháo trên 10,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn vào thị xă Quảng Trị” và cho lệnh các đơn vị lui quân khỏi thị xă để tránh pháo. Chính lệnh lui quân trong t́nh h́nh nguy kịch, đă dẫn đến sự triệt thoái hỗn loạn của các đơn vị. Theo ghi nhận của các cố vấn TQLC th́ vào sáng đó, chỉ c̣n lữ đoàn 147 TQLC là c̣n đầy đủ các đơn vị với quân số đầy đủ và vẫn kiểm soát, pḥng ngự chặt chẽ các tuyến trọng điểm trong thị xă.
    Đến giữa trưa, bộ tham mưu Sư đoàn 3 BB và 8 cố vấn Hoa Kỳ của Sư đoàn vẫn c̣n ở lại trong Cổ Thành. 14 giờ 30 chiều ngày 1/5/1972, bộ chỉ huy lữ đoàn 147 TQLC và 4 tiểu đoàn thống thuộc cùng với gần 30 chiến xa và thiết vận xa c̣n lại của lữ đoàn 1 Kỵ Binh khởi sự triệt thoái khỏi Quảng Trị tiến về Huế theo Quốc lộ 1 (đoạn đường bộ từ trung tâm thị xă Quảng Trị đến Huế dài 59 km). Sau khi Thủy quân Lục chiến triệt thoái, chuẩn tướng Vũ Văn Giai-tư lệnh Sư đoàn 3 BB kiêm tư lệnh chiến trường Quảng Trị và các sĩ quan tham mưu lên 3 thiết vận xa trong cố gắng theo kịp các đơn vị của Sư đoàn 3 BB đă triệt thoái trước đó. Sự việc xảy ra đúng vào khi các trực thăng Hoa Kỳ được gọi đến khẩn cấp để giải cứu các vị cố vấn Hoa Kỳ và nhân viên Việt Nam của họ.
    Theo tài liệu của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng, sự cố gắng của tướng Giai để theo kịp đoàn quân Sư đoàn 3 Bộ binh đă gặp trở ngại lớn. Quốc lộ tràn ngập người và xe, thiết vận xa chở tướng Giai đă không tiến lên được, cuối cùng ông phải quay về Cổ Thành và sau đó được trực thăng Hoa Kỳ bốc đi cùng với vài sĩ quan thân tín. Chuyến trực thăng cuối cùng chở tướng Giai cất cánh vào lúc 16 giờ 55 phút cùng với vị đại tá cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh trên phi cơ. Vừa rời khỏi mặt đất, chiếc trực thăng này đă bị CQ đă đột nhập vào thị xă bắn hàng loạt đạn bằng vũ khí cá nhân.
    Một ghi nhận đặc biệt về hệ thống chỉ huy tại chiến trường Quảng Trị là quyền điều động các đơn vị Thủy quân Lục chiến: theo tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển, ngày 3 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu QL/VNCH đă không vận bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và lữ đoàn 369 ra tăng cường cho Quân đoàn 1, thế nhưng 2 lữ đoàn 147 và 258 TQLC vẫn đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh. Từ khi bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC đặt bản doanh hành quân tại Huế, đă có những trường hợp, các đơn vị Thủy quân Lục chiến chỉ thi hành lệnh của bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 sau khi đă tŕnh và được sự chấp thuận của bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC.
    T́nh trạng nói trên này kéo dài cho đến khi trung tướng Ngô Quang Trưởng, từ quân đoàn 4 ra giữ chức tư lệnh Quân đoàn 1 thay thế trung tướng Hoàng Xuân Lăm vào đầu tháng 5/1972 th́ việc sử dụng các đơn vị Thủy quân Lục chiến mới được điều chỉnh lại. Theo chỉ thị của trung tướng Trưởng, các lữ đoàn TQLC nhận lệnh trực tiếp của bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC. Với sự chỉ huy thống nhất này, lực lượng Thủy quân Lục chiến đă góp phần đáng kể trong việc bảo vệ vững vàng pḥng tuyến Mỹ Chánh trong các tháng 5 và 6/1972, cũng như đă cùng với Sư đoàn Nhảy Dù chiến đấu hữu hiệu trong cuộc tiến quân tái chiếm Quảng Trị.

    Vương Hồng Anh tổng hợp

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TĐ9 TQLC - Trận chiến sau cùng

    MX Đoàn Văn Tịnh


    Lời tác giả:
    Sau gần 20 năm ngày tàn chiến cuộc, tôi mới có dịp viết về Tiểu đoàn để tưởng nhớ nhũng người bạn và em út cùng đơn vị đă nằm xuống...
    Sự đóng góp xương máu cùng sự sống của các bạn cho một vùng quê hương qúa đỗi bất hạnh, có lẽ là niềm đau xót trong suốt cuộc đời c̣n lại của tôi.
    Thực tế, những câu đàm thoại giữa các đơn vị đều ngụy hóa. Nhưng tại đây đă đưoơc chuyển sang bạch văn với mục đích để đọc giả có thể đọc và hiểu dễ dàng.


    Chiều ngày 27 tháng 3 năm 1975,
    Thiếu tá Lâm-tài-Thạnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9/TQLC và tôi Trưởng ban 3 Tiểu đoàn được gọi về dự buổi họp bất thường tại BCH-Lữ Đoàn 369, bản doanh đặt tại huyện Đại Lộc, Quảng-Nam.
    Vẫn như thường lệ mỗi khi về BCH/LĐ để họp hành quân, chúng tôi chào hỏi, tay bắt mặt mừng với Trung tá Nguyễn xuân Phúc, Lữ Đoàn trưởng và Trung tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn phó.
    Từ ngày 16 tháng 3 năm 1975, Tiểu đoàn 9 TQLC được lệnh của Lữ đoàn 369 từ giă chiến trường Quảng-Trị, bàn giao nhiệm vụ và tuyến đóng quân cho các đơn vị Bộ Binh và Địa Phương Quân, theo Lữ đoàn di chuyển vào Quảng-Nam. Tới Quảng-Nam, Tiểu đoàn 9 TQLC chia làm hai cánh. Cánh A gồm Đại đội 4, Đại đội 2 pḥng thủ dài trên dăy núi Sơn Gà do Tiểu Đoàn trưởng chỉ huy.
    Cánh B gồm Đại đội 3, Đại đội 1 phân tán trên những dăy núi chạy dài xuống núi Đất và bên kia bờ sông Vu-Gia cách Tiểu đoàn chừng cây số, thay thế vị trí cho những đơn vị Nhảy Dù đă di chuyển vào Nam.
    Lữ Đoàn có nhiệm vụ chính là đánh chiếm lại đỉnh núi 1062 mà trước đó các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù đă thay nhau giao tranh ác liệt, đẩm máu với quân Bắc Việt.
    ***
    Ngày 16 tháng 3 năm 1975.
    Trong suốt cuộc đời chiến trận, đơn vị di chuyển từ nơi này đến nơi khác vẫn là những chuyện b́nh thường. Tuy nhiên lần này nh́n vào sự chuẩn bị quá vội vàng của Bộ Chỉ huy Lữ Đoàn 369/TQLC, từ việc bàn giao lại nhiệm vụ hành quân, pḥng thủ cho đơn vị bạn nơi vùng tuyến đầu Quảng-Trị, cũng như lệnh cho các Tiểu Đoàn tác chiến, Pháo binh TQLC, cùng các đơn vị yểm trợ khiến chúng tôi có nhiều suy nghĩ và cảm nhận ra một điều ǵ đó vô cùng bất ổn và nguy hiểm:
    Lúc 12 giờ khuya hôm qua, đêm 15 rạng ngày16 tháng 3 năm 1975, chúng tôi nhận lệnh từ Lữ Đoàn, cho đơn vị chuẩn bị và sẵn sàng di chuyển lúc 7 giờ sáng, nếu những đơn vị bạn không đến kịp để bàn giao th́ cũng bỏ vị trí cho binh sĩ lên xe nhanh chóng đến điểm tập trung trên Quốc lộ 1 trước làng Cọp Biển, gần cầu Bến Đá.

    Từ giă băi biển Gia Đẳng nơi Tiểu Đoàn nghỉ ngơi gần một tháng trong dịp tết về, thực sự có chút chi đó vướng víu trong ḷng chúng tôi. Trên băi cát trắng trải dài và phẵng phiu vào một sáng mùa Xuân, có chút sóng vỗ và ánh nắng tươi mát ban mai chiếu lên những con Nuốt trong vắt bị sóng xô mằm phơi trên băi cát, tỏa ra đủ sắc màu long lanh như những viên ngọc quí hoàn hảo, cảnh vật thực b́nh yên, xinh đẹp. Song cũng chính nơi vùng biển trời xinh đẹp này lại là vùng chiến trường đẩm máu với nhiều trận đánh khủng khiếp của Tiểu đoàn 9 TQLC vào những ngày tháng cuối 1972 và đầu năm 1973, vùng chiến trận kéo dài từ Gia Đẳng qua Chợ Cạn, đập Linh Quang đến tận Cửa Việt.

    Có lẽ đây là điểm mốc thời gian cực thịnh sau hết của TĐ9/TQLC dưới thời Trung tá Nguyễn Kim Đễ với hệ thống SQ, Cán bộ cũ kể từ ngày thành lập đơn vị vào tháng 4 năm 1970 cho tới trước khi anh được bổ nhiệm về đảm trách chức vụ Trưởng Pḥng 3/SĐ/TQLC.
    ***
    Rời Vùng I chiến tuyến địa đầu đất nước về Quảng-Nam.
    Vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975, đoàn xe theo thứ tự gồm TĐ6/TQLC, TĐ2/TQLC, BCH/LĐ369, Pháo binh TQLC trên xe đầy cả các loại vật dụng, vợ con, gia đ́nh, sau hết là TĐ9/TQLC. Rồi thêm một cái đuôi dài ḷng tḥng lôi thôi lếch thếch tội nghiệp đằng sau là dân chúng bồng bế chạy theo với hàng chục chiếc xe dân dụng, tiếng trẻ con khóc la, tiếng kêu réo gọi nhau ơi ới thất lạc, với dáng mặt thất sắc kinh hoàng.

    Ra đi với nhiều âu lo thắc mắc trong ḷng mọi người. SQ và binh sĩ thuộc cấp trong đơn vị đă nhiều lần hỏi tôi điều này, nhưng tôi đă không thể trả lời họ một cách rơ ràng như mọi khi. Trong tôi chỉ có linh cảm sẽ mất đất, mất tất cả Vùng I.

    Vào Đại Lộc vài ngày sau đó tôi c̣n nhớ rơ, chiều 26 tháng 3 chúng tôi theo lệnh Lữ Đoàn tiếp nhận thêm một số đơn vị Đia Phương Quân và Bộ Binh di tản từ chiến trường Quảng-Trị về. Anh Thạnh bảo tôi giao những đơn vị này cho Thiếu tá Lộc phối trí pḥng thủ ở núi Đất.

    Trong suốt ngày 26, 27 tháng 3 năm 1975, chúng tôi đă nhận được rất nhiều tin tức đáng buồn về các đơn vị bạn Tiểu Đoàn 3, 4, 5, 7 /TQLC, TĐ2/PB và ĐĐ Viễn Thám, bị cắt đứt ở Thuận An.

    Cố Thiếu tá Nguyễn Tri Nam, người bạn đồng khóa 22 Vơ Bị đă tử trận trên đường lui quân tại bờ biển Thuận An, Thiếu tá Đinh Long Thành, K19, TĐT/TĐ4/ TQLC mất tích và một số bạn bè, thuộc cấp trong những đơn vị cũng đă vĩnh viễn từ giă chiến trường. Một số đơn vị khác đang cố gắng tránh lưới đạn pháo trong khi triệt thoái để xuống tàu trước sự tấn công dồn dập của quân Bắc Việt.
    Tôi h́nh dung ra một vùng chiến trận tơi bời, thê thảm của những “Hùm thiêng sa cơ, thất thế”.
    Một thời nào đó, chúng tôi đă tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ và đời ḿnh cho đất nước, nhiệt t́nh hăng hái nung nấu cùng nhau t́m vào nơi gió cát với ư chí “quyết chiến, quyết thắng”, nhưng trước những mất mát quá đỗi to lớn và bất ngờ trên quê hương hôm nay, tôi không sao ngăn được tiếng thở dài chua xót, cố nén gịng nước mắt đau thương đang chảy xuống với nỗi uất hận cuả một người lính trận.
    “Như vậy Quảng-Trị và Huế đă mất!”

    Trong buổi họp, vị Trưởng ban 3 Lữ Đoàn và Trung tá Lữ Đoàn trưởng thuyết tŕnh về t́nh h́nh địch và bạn trong vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn, cùng một số t́nh h́nh của các đơn vị TQLC ở Huế, băi biển Thuận An.
    Ra khỏi pḥng họp, tôi hỏi anh Tùng :
    - Số đạn dược mà tôi xin Lữ Đoàn th́ bao giờ có?
    Anh Tùng trả lời:
    - Chiều nay hay ngày mai, yên tâm. C̣n bây giờ th́ uống tí rượu, ông Tướng vừa mới xuống thăm có cho mấy chai Napoléon đây. Mỗi người một vài ly nhỏ rồi sau đó chia tay.

    Từ giă các anh, trên đường về chúng tôi ghé lại cái quán nhỏ bên đường ăn tô ḿ Quảng và uống ly cà phê, nhân tiện nh́n sơ t́nh h́nh sinh hoạt của dân chúng chung quanh.
    Nơi đây cũng như ở Quảng-Trị, đời sống của dân chúng nghèo nàn, thiếu thốn quá nhiều.
    Trong căn nhà lá nho nhỏ tạm đặt BCH/TĐ, cạnh con đường đất đỏ trên sườn núi Sơn Gà, từ đó chúng tôi có thể nh́n bao quát quận Đại Lộc và con sông Vu-Gia.

    Anh Thạnh và tôi ngồi hút thuốc nói chuyện, những câu chuyện Sài g̣n, Huế, Quảng trị. Trong ḷng th́ lo lắng, song chúng tôi cũng không biết nên làm ǵ.
    Lữ Đoàn cho lệnh tiếp nhận đạn dược. Tôi gọi cho Thiếu tá Lộc chuẩn bị đón nhận và phân phối cho các Đại đội, báo cho biết khi xong xuôi.
    Anh Lộc trả lời trên máy và hỏi:
    - Chúng ta sắp làm ǵ Tân an?
    - Có lẽ chiếm lại ngọn đồi 1062.
    Anh Lộc vui vẻ tâm sự: “Ông Thiếu úy Hùng mới ra trường mà anh đưa lên cho tôi, trông tướng tá ngon lành và đẹp trai quá. Anh là người Huế, gia đ́nh ở ngay trên đường phố Phan bội Châu, Hùng nói rằng từ ngày ra trường chưa kịp đi phép đă phải ra tŕnh diện đơn vị ngay, bây giờ cũng không biết gia đ́nh ra sao...”
    Phải, sáng nay có một Sĩ quan về bổ sung cho Tiểu đoàn, anh tốt nghiệp khóa 27 Trường VBQGVN. Tôi bận rộn quá chỉ giữ Hùng lại ở BCH/ Tiểu đoàn có 1 tiếng đồng hồ, hỏi thăm người đàn em vài điều về trường cũ, nhờ người lính nấu cho Hùng một tô ḿ gói, rồi vội vàng đưa Hùng về Đại đội 3 thuộc cánh B. Tôi nghĩ sau này có th́ giờ sẽ nói chuyện và hỏi thăm Hùng về gia đ́nh và anh em nhậu với nhau vài chai bơ nhớ.
    Nhưng có ai biết những bất ngờ đến với một người lính trận: gặp mặt, chia tay để rồi sau đó tôi không bao giờ có dịp gặp lại người đàn em tội nghiệp đó nữa.
    Anh chưa hề biết chiến trường nơi đâu, chiến trận là ǵ, địch quân như thế nào, cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Hùng tử trận vào lúc 5 giờ chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975 trên bờ biển Mỹ-Khê .
    ***
    4 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975
    Người Sĩ quan phụ tá bảo tôi vào máy gặp Đại Bàng Thái Dương (danh hiệu của Trung tá Đỗ hữu Tùng), anh Thạnh theo tôi tới pḥng máy.
    - Thái Dương đây Tân An tôi nghe.
    - Tân An đó hả, nghe tốt không ?
    - Tŕnh Đại Bàng, 5 trên.
    - Lệnh cho Tiểu đoàn 9: Số đạn dược được tải đến hôm qua trang bị đầy đủ cho mỗi cá nhân, đạn XM16, đạn phóng lựu, đại liên ..., c̣n lại bao nhiêu chôn xuống tại chỗ; khi nào xong xuôi Tân An cho biết.
    - Đáp nhận Đại Bàng.
    Tôi bỏ ống liên hợp xuống và nh́n anh Thạnh, anh im lặng một lúc rồi cầm máy gọi anh Lộc:
    - Lộc Ninh đây Tây Đô.
    - Lộc Ninh nghe Đại Bàng.
    Anh Thạnh cẩn thận dặn ḍ Thiếu tá Lộc những điều cần thiết, sau đó lệnh cho anh Lộc thực hiện lệnh của Đại Bàng Thái Dương.
    Anh Thạnh bỏ máy xuống và hỏi tôi:
    - Như vậy là sao Tân An?
    Tôi cười một cách tự tin:
    - Có lẽ chúng ta phải lui quân mấy cây số, chờ đánh bom xong là tái chiếm đồi 1062, Đại Bàng yên tâm, số đạn dược trang bị chúng ta đă dư dùng, đánh lên xong sau đó trở lại lấy để tái trang bị và pḥng thủ, phải không?
    Anh Thạnh nghe th́ nghe vậy, cũng như tôi khi nói th́ nói vậy, nhưng trong ḷng chúng tôi có quá nhiều thắc mắc và nghi ngờ.
    Anh Thạnh vô cùng lo lắng, mà tính anh ấy là như vậy.
    Thiếu tá Lâm tài Thạnh nhận được lệnh chỉ định về đảm nhiệm chức Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 9 TQLC thay thế Trung tá Huỳnh văn Lượm, và tôi được thuyên chuyển về để đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban 3/TĐ.
    Thoạt đầu tôi do dự không muốn, v́ chức vụ này tôi đă qua từ lâu rồi. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ về lại Tiểu Đoàn của chính ḿnh đă thành lập từ ngày đầu, tôi lại có cảm giác thích thú và tự nghĩ rằng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi th́ thế nào cũng sẽ phải có sự thay đổi.
    Từ giă Lữ đoàn 258 để về lại Tiểu Đoàn 9/TQLC, lúc đó đang đóng quân ở Chợ Cạn, quận Mai Lĩnh, Quảng Trị., tuy nhiều bạn bè đă thuyên chuyển qua những đơn vị khác như Trí, Cự, Tuấn ... song tôi cũng c̣n t́m lại được những người đàn em dễ thương như: Phán mập, Công, Quang và Ba Gà...cùng những người thuộc cấp cũ của tôi.
    Thiếu tá Thạnh c̣n trẻ lắm, anh xuất thân từ khóa 17 trường Bộ binh Thủ Đức, tính t́nh ít nói, hiền lành nhưng nghiêm-nghị.
    Trong vấn đề chỉ huy đơn vị, tôi phụ giúp anh một cách hiệu quả, tâm đầu ư hợp. Thực ra đối với tôi th́ các Đại đội trưởng là cấp dưới đồng thời cũng là những người đàn em rất thân thiết và dễ thương, nên vấn đề điều đông chỉ huy cũng dễ dàng êm đẹp.
    Anh Thạnh thường giao cho tôi thu xếp hầu hết những công việc nội bộ của Tiểu Đoàn như điều động, hành quân hay tổ chức giải trí cho đơn vị.
    Anh Thạnh không yên tâm, anh hỏi lại tôi :
    - Tân An nghĩ có đúng không ?
    Tôi cười :
    - Không chắc, cả hai chúng tôi cùng cười vui vẻ thoải mái. Lo chi, tất cả chuyện ǵ rồi cũng OK thôi.
    Mọi lệnh lạc của Lữ Đoàn, chúng tôi đă thi hành xong và báo cáo về Lữ Đoàn lúc 6 giờ chiều.
    ***
    6 giờ 30 chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975
    - Tân An đây Thái Dương,
    - Tân An nghe Đại bàng.
    - Tôi muốn gặp Tây-Đô.
    Anh Thạnh đưa tay cầm máy và ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên cạnh.
    - Tây Đô nghe Đại Bàng.
    - OK, Tây Đô lật tấm bản đồ và nghe cho kỹ.
    Tôi giở tấm bản đồ đẩy tới trước mặt anh Thạnh.
    - Sẵn sàng rồi Đại Bàng.
    - Khi có lệnh, cánh B từ chỗ đóng quân di chuyển xuống và theo chân dăy Sơn Gà tiến về sông Túy Loan, cánh A di chuyển xuống Đại Lộc gặp BCH/Lữ Đoàn và nhận lệnh tiếp. Tất cả sẵn sàng khi có lệnh sẽ thi hành. Tây Đô có ǵ cần hỏi không ?
    - Tây Đô đáp nhận 5, không Đại Bàng.
    - Tân An anh cho mời Thiếu tá Lộc xuống đây .
    - Vâng. Sau đó tôi gọi anh Lộc tới họp gấp.
    Tiếng nói của Trung tá Đỗ hữu Tùng lạnh lùng và sắc như dao cắt, mặt anh Thạnh thoáng vẻ lo âu v́ cái lệnh hành quân kỳ lạ này. Lần đầu tiên trong đời lính tôi nghe một cái lệnh lạ lùng và khủng khiếp.
    Ôi ! Sao lại rút lui, rút về đâu, không lẽ kéo xuống Đà Nẵng lập pḥng tuyến ngay giữa thành phố như Tết Mậu Thân hay lại chạy ra biển vội vàng lên tàu như các Tiểu Đoàn TQLC ở Huế, lại tiếp tục bỏ Quảng Nam, Đà Nẵng?
    Suốt thời gian đợi chờ thi hành lệnh chúng tôi có cảm tưởng đang chờ lên đoạn đầu đài.
    Bữa cơm chiều đă sắp sẵn trên bàn gần chổ ngủ của anh Thạnh.
    Các anh Thạnh, Lộc và tôi vừa ăn cơm, vừa nói chuyện, vừa ra lệnh vừa dặn ḍ kế hoạch chuyển quân, chúng tôi đă thu xếp xong mọi việc. Từ giă anh Thạnh và anh Lộc trở về pḥng máy làm việc với Phán và Quang, hai anh này đă có mặt đang ngồi chờ tôi.
    Chào nhau xong Phán hỏi :
    - Có tin ǵ vui không anh Ba?
    - Có, chuẩn bị dọt.
    Phán thực dễ thương miệng luôn cười hề hề:
    - Tấn công đồi 1062 phải không, anh Ba?
    Tôi nh́n Phán rồi nh́n Quang, cảm thấy tội nghiệp hai người đàn em, tôi bảo họ ngồi xuống. Tôi chỉ những tấm bản đồ mà Trung úy Sơn đă dán lên tường từ mấy hôm trước, những nét bút màu xanh, đỏ, đen ...dấu hiệu cuả trục tiến quân, điểm kiểm soát, Đại đội, Trung đội, Tiểu đội, chi chít :
    - Vẽ vào bản đồ cẩn thận như Sơn đă vẽ trên bảng, sau đó tôi sẽ nói chi tiết, OK.
    Quang và Phán lật bản đồ vừa vẽ vừa th́ thầm nho nhỏ với nhau:
    - Xong rồi anh Ba!
    Dặn ḍ xong mọi chuyện tôi thở dài nói với Phán và Quang:
    - Không biết có phải vội vàng triệt thoái như những Tiểu đoàn kia không, sao tôi nghi quá.
    - Sao anh Ba nói nghe thê thảm quá vậy?
    - Phán và Quang nghe đây “hăy cẩn thận lo cho anh em trong đại đội, các chú phải nhớ rằng, khi họ ra lệnh lui quân theo kiểu này có nghĩa là nước đến cổ rồi. Cầu mong sao cho Tiểu Đoàn chúng ta may mắn, an toàn”.
    Tôi bắt tay Quang, bắt tay Phán:
    - Về đi, nhớ cẩn thận.
    Cho xe đưa các anh về lại tuyến đóng quân đại đội, c̣n một ḿnh tôi ngẩn ngơ nh́n lên dăy núi Sơn Ga, những dăy núi chập chùng nối tiếp nhau chạy về cuối chân trời xa, giữa bóng chiều quạnh hiu.
    Tôi trở về lều nằm lên vơng đu đưa và nghĩ ngợi.
    H́nh như có điều ǵ đó không ổn hay một thứ ǵ đó sắp mất mát, tôi mơ hồ cảm nhận như vậy và miên man trong giấc ngủ quên.
    ***
    12 giờ 10 khuya 28 rạng 29 tháng 3 năm 1975.
    Cuối cùng lệnh cũng đă tới, lúc đó 0 giờ 10 phút đêm 28 rạng ngày 29 tháng 3 năm 1975. Anh Thạnh đứng lên anh cố vươn vai hít một hơi dài để có thêm chút sức mạnh và thở dài nói với tôi:
    -Tân An, anh điều động và lệnh cho Tiểu Đoàn Zulu, bảo Đại đội trưởng chỉ huy lên gặp tôi.
    -OK!
    Tôi gọi Thiếu tá Lộc:
    - Lộc Ninh đây Tân An.
    - Lộc Ninh nghe Tân An.
    - Lộc Ninh cho con cái sẵn sàng chưa?
    - Sẵn sàng rồi Tân An.
    - Cho Zulu, và báo cáo, kế hoạch không thay đổi.
    - Nhận Tân An 5.
    - Sơn, cho gọi ĐĐT chỉ huy lên gặp Thiếu tá.

    Cánh B dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Lê văn Lộc men theo chân của dăy núi Sơn Gà và vùng làng mạc bên trái của trục lộ tiến về sông Túy Loan.
    C̣n cánh A gồm Đại đội 4 của Trung úy Lưu minh Quang dẫn đầu, đoạn hậu có Đại đội 2 của Trung úy Lưu văn Phán, di chuyển xuống chợ Đại lộc để gặp Lữ Đoàn.
    Đúng 1 giờ khuya, cánh A đến điểm hẹn. Trước mắt tôi là một băi đất trống, trong đêm đen tôi vẫn nh́n thấy rơ lỗm ngỗm cây, dây, poncho, thùng đạn, thùng gỗ pháo binh.
    Tại vị trí cũ của Lữ Đoàn không một bóng người, chỉ chừng nấy thôi tôi cũng đă hiểu ra t́nh cảnh của chúng tôi trong hiện tại.
    Anh Thạnh hỏi tôi:
    - Sao vậy Tân An ?
    Tôi buồn bực:
    - Tôi không hiểu.
    - Thái Dương đây Tân An.
    - Thái Dương nghe.
    Trong suốt đoạn đường di chuyển, cũng như tôi, dường như anh Tùng luôn luôn cầm ống liên hợp để điều động các đơn vị để cho đơn vị trưởng rănh rỗi giải quyết các t́nh huống cấp bách.
    - Thái Dương ở đâu vậy, ở đây không c̣n ai hết?
    - Đúng rồi, anh cho tiến về sông Túy Loan sẽ gặp tôi.
    - Đáp nhận.
    Trong những lần di chuyển quân, tôi vô cùng thận trọng, lệnh cho Trung úy Quang chia thành 3 cánh. Trung đội cánh phải tiến trong b́a làng, Trung đội cánh trái dàn rộng về phía núi để tránh những tổn thất do địch quân phục kích.
    Phán gọi máy cho tôi biết:
    - Tŕnh anh Ba, sau lưng chúng ta là Bộ Binh, Địa Phương Quân tùm lum chúng ta phải làm sao?
    Tôi dứt khoát:
    -Cố gắng điều động Đại đội của anh vững vàng, tuyệt đối không cho bất cứ ai xen lấn vào hàng quân. Cho Trung đội đi sau giữ khoảng cách xa Đại đội hơn. Hăy tiếp tục di chuyển, để cho các đơn vị bạn theo sau mà thôi.
    Dù không nh́n, chúng tôi cũng dư biết một cái đuôi vô cùng luộm thuộm của các đơn vị bạn và dân chúng bồng bế chạy theo. Song biết làm sao hơn là cố gắng giữ vững chủ lực để khi cần lâm trận.
    Trong đêm tối, mũi tiến quân vẫn vững vàng.
    Không biết ḿnh tới sông Túy Loan để làm ǵ, nhưng trong ḷng chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của một Tiểu Đoàn TQLC thiện chiến, cho nên trên đoạn đường tiến quân thỉnh thoảng gặp những ổ phục kích việt cộng, các Trung đội bên cánh dập tắt lẹ làng.
    Cuối cùng chúng tôi đă tới bờ sông Túy Loan. Trời vừa sáng, có chút nắng hồng ở phương Đông, chung quanh vẫn yên tỉnh, cái yên tỉnh cần cảnh giác nguy hiểm. Tôi cho lệnh các Đại đội bố trí và cẩn thận cho các trung đội yểm trợ nhau vượt sông an toàn, chỉ có những tiếng súng nổ từ thật xa của địch, tận trong các thôn xóm với vài viên đạn bắn xẽ, chẳng nghĩa lư ǵ.
    Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn vượt qua cầu Túy Loan, tạm chiếm trường học bên trái đường lộ và bố trí quân. Nơi đây chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng cuả Lữ Đoàn. Anh Thạnh bảo tôi gọi Lữ Đoàn, tôi bốc máy gọi Trung tá Tùng:
    - Thái Dương đây Tân An.
    - Thái Dương nghe.
    - Chúng tôi đến sông Túy loan rồi, Thái Dương ở đâu?
    - Yên tâm, bây giờ tôi và Lữ Đoàn đang ở bên bờ sông, phía trên cầu De Lattre. Tân An nói với Tây Đô chỉnh đốn lại đơn vị và kiếm bất cứ loại xe nào, đem Tiểu Đoàn đến bờ sông Hàn tại tọa độ X.
    - Thái Dương, tôi muốn hỏi.
    - Tân An cứ hỏi.
    - Thái Dương, chúng ta đi đâu vậy, ra tới bờ sông ai đón chúng tôi?
    - Tân An yên tâm, khi ra tới đó sẽ có người đón. Chúng ta sẽ lên tàu về Cam Ranh.
    - Trời ơi! Như vậy là chúng ta bỏ Đà nẵng, là mất đất phải không?
    - Tân An nghe đây, b́nh tỉnh và làm đúng lời tôi dặn.
    - Nhận rơ Đại Bàng trên 5.
    Tôi nh́n anh Thạnh, chúng tôi lặng thinh, trong phút chốc kinh dị đó, tôi thấy h́nh như đất trời sắp vỡ vụn, hết rồi tất cả .
    ***
    7 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
    Người lính mệt mỏi tuột 2 cái dây đai khỏi vai và đặt chiếc Balô trên cái bàn nhỏ của học tṛ, móc ra mấy hộp thịt “ba lát”, mở nắp và một bịch nylon đựng cơm, sắp vội tất cả lên bàn thầy giáo, xong đưa cho anh Thạnh và tôi mỗi người một cái muỗng sắt:
    - Mời Thiếu tá và Đại uư ăn sáng.
    Chúng tôi mỗi người cầm một hộp thịt và dùng muỗng xúc cơm trong bọc nylon, nuốt vội vàng qua bữa. Anh mời tôi điếu thuốc.
    Anh Thạnh và tôi hội ư, anh sẽ ra bờ sông Hàn trước để gặp Lữ Đoàn, c̣n tôi t́m xe và điều động các Đại Đội ra sau. Anh Thạnh bắt tay tôi với vài lời dặn ḍ rồi lên xe đi trước.
    Trời càng sáng, cảnh vật chung quanh càng rộn ràng, và mọi sự di động của người cùng xe cộ càng vôi vàng, không biết đi đâu, về đâu nhưng người ta cứ đi, cứ chạy.
    Tôi bảo Hạ sĩ Hoàng hiệu thính viên cho mời ĐĐT/ĐĐ 4 và 1 lên gặp tôi.
    Trung úy Quang, Trung úy Công vừa lên tới, Công chào và hỏi tôi :
    - Ḿnh đi đâu đây anh Ba?
    - Ra Đà Nẵng, bây giờ Công và Quang cho đặt hai trạm gác trên đường chận tất cả các loại xe cộ và giữ lại, sau đó cho tôi biết có bao nhiêu xe, c̣n dân chúng cứ để người ta đi tự nhiên luôn cả các đơn vị bạn. Nhưng kiểm sóat canh gác cẩn thận, coi chừng VC lẫn lộn.
    Công và Quang chào và trở lại Đại đội.
    Cùng lúc đó, một cánh quân hỗn loạn vừa Bộ Binh vừa Pháo Binh từ Duy Xuyên chạy xuống. Đại đội 4 chận lại ngoài tuyến, ĐĐT chỉ huy đưa vào gặp tôi là một vị Đại tá (Tôi không nhớ tên, nhưng ông là Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn BB đóng ở Duy Xuyên), Trung Đoàn phó là Trung tá Khai và một Thiếu tá Sĩ quan Tham mưu.
    Trung tá Khai chào và hỏi:
    - Anh là Đơn vị trưởng?
    - Không, tôi là Trưởng ban 3.
    - Tôi là Tr/tá Khai, Trung Đoàn phó, bây giờ các anh đi đâu, có thể cho chúng tôi tháp tùng được không?
    Tôi nh́n các anh, gật đầu, tôi biết anh là niên trưởng của tôi:
    - Vâng.
    Ông Đại tá Trung Đoàn trưởng tỏ vẻ giận dữ:
    - Xin lỗi anh nghe, “đ… mẹ” chúng nó bỏ hết chúng ta rồi.
    - Đại tá không nhận được lệnh ǵ sao?
    - Xin lỗi Đại uư, lũ khốn nạn chẳng có lệnh lạc ǵ cả.
    Tôi trấn an các ông:
    - Đại tá và các anh yên tâm, theo chúng tôi.
    - Bằng tàu hay máy bay?
    - Tôi không rơ lắm, nhưng chắc là tàu thủy.
    - Cho chúng tôi tháp tùng với.
    - Vâng.
    Chúng tôi đă dùng đoàn xe của Trung đoàn Bộ Binh, gỡ súng PB, rờ mọt để lại bên đường, tận dụng tất cả mọi loại xe, điều động các đại đội lên xe thẳng tiến về bờ sông Hàn mang theo những người lính đơn vị bạn.
    - Tây Đô đây Tân An.
    - Tây Đô nghe Tân An.
    - Tŕnh Đại Bàng, tất cả Tiểu Đoàn đă sẵn sàng trên xe, cho zulu được chưa?
    - Cánh B có đủ xe không?
    - Tŕnh Đại Bàng, đầy đủ tất cả.
    - OK, Tân an cho lệnh di chuyển, cẩn thận v́ ở ngoài này vô cùng lộn xộn và đông người cũng như xe cộ trên đường; tôi đang ở ngang ngă 3 Trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm.
    - Đáp nhận 5, Đại Bàng yên tâm, tôi sẽ đi trước dẫn đường.
    - Lộc Ninh đây Tân An.
    - Lộc Ninh nghe đây, Tân An cho qua.
    - Tôi bắt đầu di chuyển, Lộc Ninh cứ để Ba Xuyên bố trí sau đó chừng nữa giờ cho lên xe và tiếp tục di chuyển. Khi bắt đầu khởi hành Lộc Ninh cho biết, OK.
    - Nhận Tân An trên 5.
    Đoàn xe di chuyển vô cùng khó khăn trước cảnh hỗn loạn của dân chúng, các đơn vị của Trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm, và Thương phế binh ở Bệnh viện Duy Tân.
    Gần 11 giờ trưa Cánh A mới tới được bờ sông Hàn.
    Tôi và anh Thạnh gặp nhau ở đây.
    Anh Thạnh bảo:
    - Chẳng gặp ai hết, không ai đón, chẳng ai đưa, Tân An hăy liên lạc với Lữ Đoàn xem.
    Đến giờ này tôi đă hiểu ra mọi chuyện, chúng tôi cho lệnh các Đại đội bố trí rộng bên bờ sông để tránh đạn pháo kích của địch đổ xuống từ phía Ngũ Hành Sơn, cũng như ngăn chặn địch tấn công từ phía sau. Cường độ pháo kích của địch càng lúc càng gia tăng và tương đối chính xác.
    Tôi dục anh Thạnh qua sông trước để điều động Đại đội 4 tiến lên bờ bên kia, v́ ở đây quá sức nguy hiểm. Có một điều may mắn là chưa ai bị thương.
    Một số anh em binh sĩ của Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thuỷ Bộ TQLC c̣n ở lại điều hành những chiếc xuồng máy đưa chúng tôi lần lượt qua sông. Chúng tôi tận dụng thêm tất cả thuyền máy, và luôn cả ghe thuyền trên sông để làm phương tiện vượt sông Hàn.
    Tôi gọi Trung tá Tùng;
    - Thái Dương đây Tân An.
    - Nghe Tân An tốt, tới đâu rồi?
    - Tŕnh Đại Bàng chúng tôi tới được bên này sông Hàn.
    - Tốt, anh có gặp một tiểu đội của Hà Nội (danh xưng của Thiếu tá Hợp) đón ở đó không?
    - Không.
    Tôi nghe tiếng nói của anh Tùng trong ống liên hợp và chiếc loa nhỏ gắn trên máy PRC25 không được rơ ràng, lẫn lộn với một loại âm thanh thực quen thuộc - h́nh như tiếng cánh quạt của trực thăng hay tiếng sóng biển vỗ vào mạn tàu.
    - Thái Dương đang ở đâu, trên máy bay hay tàu thủy?
    - Sao Tân An lại hỏi vậy?
    - V́ tôi nghe có tiếng quạt đập gió hay tiếng oằm oặp của sóng.
    - Không tàu cũng chẳng máy bay, đó là tiếng sóng vỗ bên bờ biển.
    Tôi nghe tiếng la rất lớn cuả Trung tá Phúc:
    - Cho Tân An ngay tần số của Hợp và Hợp có bổn phận đón Tiểu đoàn 9.
    - OK, OK. Tân an đây Thái Dương - hảy ghi xuống tần số này và liên lạc với Hà Nội, để Hà Nội thu xếp đón Tiểu Đoàn 9 lên tàu..
    - Đáp nhận Đại bàng 5.
    - Chúc may mắn...
    Ầm,.. bỗng tôi nghe trong máy một tiếng nổ rất lớn, cắt ngang tiếng nói của anh Tùng...và chấm dứt cuộc đối thoại.
    Đó là lần nói chuyện sau hết của chúng tôi với Trung tá Đỗ hữu Tùng, (trên đọan đường di chuyển từ Đại Lộc đến bờ sông Hàn, thỉnh thoảng Trung tá Phúc cũng có lên tiếng, nhưng rất ít chắc anh qúa bận rộn).
    Các anh là những cấp chỉ huy trực tiếp từ ngày đầu tôi về đơn vị (Tiểu Đoàn 5/TQLC với danh hiệu Hắc Long), và cũng là những người Niên trưởng khả kính cùng xuất thân từ trường Mẹ, Trường Vơ Bị Đà lạt.
    Trong suốt những năm tháng chiến trận, chúng tôi có nhiều thời gian sống gần gũi, tôi cũng đă nhiều lần là thuộc cấp của anh Tùng từ lúc làm Trung đội trưởng th́ anh Tùng là Đại đội trưởng. Khi về làm Trưởng ban 3 /LĐ 258, anh Tùng là Lữ Đoàn phó.
    Ngoài cuộc sống thứ tự cấp bậc, tôi và anh có nhiều dịp tâm sự về đời sống và gia đ́nh. Nên tuy là Đơn vị trưởng, song anh xử sự với tôi như người anh, nhất là thời gian chúng tôi cùng ở LĐ-258 của Đại tá Ngô văn Định.

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TĐ9 TQLC - Trận chiến sau cùng

    MX Đoàn Văn Tịnh
    P2



    Tôi đă liên lạc được với Thiếu tá Trần văn Hợp danh hiệu Hà Nội, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2/TQLC, xuất thân từ khóa 19 Đà Lạt.
    Anh cho biết hiện anh đang ở trên Đại hạm 810 của Hải quân, chỉ huy toàn bộ TQLC đang ở trên đó, c̣n người hạm trưởng th́ tôi không biết tên nhưng anh Hợp cho biết tần số của máy và danh xưng là Nam Hổ, tôi ghi xuống cẩn thận những chi tiếc này.
    Tôi báo cho Tây Đô biết điều này và hẹn với anh Hợp chúng tôi sẽ cố chiến đấu.
    Anh Hợp hỏi chúng tôi:
    - Liệu được bao lâu, Tân An?
    - Có thể 2, 3 ngày hay lâu hơn. Tôi trả lời một cách tin tưởng.
    Anh Hợp bảo:
    - Cố chiến đấu, chừng 9 giờ tối Clear băi và pick up.
    - OK, cám ơn Hà nội.
    Đó là một sự hẹn ḥ vô cùng quan trọng trong đời tôi, nhưng tiếc thay sự hẹn ḥ này đă không đến và chẳng bao giờ đến cả.
    Chúng tôi đă mất hẳn liên lạc với anh Hợp từ lúc 3 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975.
    Sau đó tôi qua tần số của Nam Hổ, nhưng cũng không nhận được một tín hiệu nào cả.
    Sự thật, mọi chuyện đă và đang xẩy ra trước mắt, nỗi hy vọng đưa đơn vị lên được con tàu để ra khơi hay t́m một lối thoát nào đó, để đơn vị được vẹn toàn là điều vô tưởng, không thể làm được.
    Tôi linh cảm rằng trong t́nh cảnh này, không c̣n ai muốn bị ràng buộc bởi cái quyền chỉ huy, lănh đạo nữa mà có lẽ người ta đang chọn việc đào thoát cho bản thân là chính.
    Tôi nghĩ vậy và lấy lại sự b́nh tỉnh.
    Sự b́nh tỉnh bây giờ là một yếu tố rất cần thiết cho đơn vị. Những nóng giận, lo lắng, căm hờn trong ḷng đă ch́m xuống bởi v́ trước sau rồi cũng chỉ một lần. Tôi đă lựa chọn con đường cho tôi, suốt hơn 7 năm quay cuồng trong chiến trận, từng phút từng giây giữa hiểm nguy chết chóc vây quanh, giờ đây chẳng cần phải nghĩ vẫn vơ cho mất th́ giờ.
    ***
    12 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975
    Đại đội 4 qua sông trước, Trung úy Quang báo cáo:
    - Tŕnh anh Ba không có một đơn vị nào đón Tiểu Đoàn ḿnh hết.
    Thực ra đến giờ phút này chúng tôi đă cảm thấy thấm thía mọi vấn đề. Tôi bảo Quang cứ tiến quân lên khỏi bờ sông chừng 500 mét và bố trí, chờ chúng tôi qua sông. Trong lúc đó, pháo của Việt cộng điều chỉnh vào vị trí bờ sông tương đối chính xác, những quả đạn pháo kích từ hướng Non Nước rót xuống liên tục. Giữa khoảng trống mênh mông này, có tránh cũng vậy mà không tránh cũng rứa thôi, chỉ làm rối loạn thêm hàng ngũ.
    Anh Thạnh qua sông trước và ngồi chờ chúng tôi.
    Tôi vừa lên bờ, anh nói :
    - Tân An, không có ai ở đây hết. Anh hăy gọi Lộc cho biết đă tới đâu và t́nh h́nh như thế nào?
    - Vâng.
    Anh Lộc gọi cho biết:
    - Vừa tới bờ sông với Đại đội 3 đang cho bố trí, địch quân lợi dụng vào dân chúng để tấn công vào đằng sau, chúng tôi không thể qua sông được.
    - Thẩm quyền cho củng cố vị trí và phản công, không cần qua sông vội, bên này chúng đang pháo kích.
    - Đáp nhận Tân An.
    Lần lượt Đại đội 4, 1, 2 và BCH Tiểu Đoàn đă qua sông.
    Từ bến sông vừa lên tới lộ nhựa, chúng tôi thấy ngay cảnh hỗn loạn của một số binh sĩ của Đại đội 4 đang chạy ngược trở lại, trên đầu không nón sắt, vai không balô.
    Trung úy Quang cho biết phía trước địch quân pháo kích dữ dội, dân chúng cùng một số đơn vị khác đang chạy hỗn loạn.
    Tôi bảo Quang :
    - Chấn chỉnh ngay hàng ngũ, không được tán loạn, cho dàn pḥng tuyến rộng về bên kia đường, bố trí mặt Đông và Nam.
    Anh Thạnh và tôi hội ư:
    1- Kể từ giờ phút này không c̣n trông chờ vào một sự tiếp ứng nào khác.
    2- T́m một vị trí tốt pḥng ngự để bảo toàn đơn vị.
    3- Thiếu tá Lộc và Trung úy Ba, lo điều động Đại đội 3.
    Thực sự, trên khắp đất nước từ biển đến núi và những vùng quê xa xôi hẽo lánh, cho đến miền đầm lầy tận cùng Cà Mâu, Năm Căn … gần như bước chân chúng tôi không thiếu nơi nào, nh́n vào tấm bản đồ thành phố, chúng tôi cảm thấy xa lạ bởi chiến trận thực hiếm khi xảy ra tại nơi thành thị như lần này.
    Sau khi định hướng và xác định điểm đứng, chúng tôi đồng ư kéo quân lên phía Bắc của phi trường Non Nước, ở đó có nhiều khu nhà đồ sộ, cạnh bờ biển.
    - Phương Dung đây Tân An.
    - Phương Dung nghe anh Ba.
    - Phương Dung kiểm điểm con cái xong, cho di chuyển tới điểm X, bố trí, mặt quay ra biển hướng Đông. Hăy báo cáo cho biết khi bắt đầu di chuyển.
    - Đáp nhận.
    Sau khi chấn chỉnh đội h́nh một cách nhanh chóng, Đại đội của Phán bắt đầu di chuyển, kế tiếp tới Đại đội 1 của Trung úy Công, BCH/TĐ và Đại đội 4 của Trung uư Quang bao chót. Khi tới nơi, chúng tôi mới biết đây là khu Chủng viện Thiên Chúa và những nhà nuôi trẻ em rộng lớn.
    Chủng viện Sơn Trà là 1 khu kiến trúc đồ sộ, có khoảng 4, 5 dăy nhà lầu liên tục, nằm thành h́nh chữ nhật chung quanh có hàng rào cao, cột đúc kiên cố, căng lưới chống B40. Trong thế trận cấp bách như hiện tại, không thể nào t́m được một vị trí tốt hơn được. Phía Đông quay ra băi biển, cách bờ nước chừng 200 mét, phía Nam là khoảng trống mênh mông tiếp giáp với phi trường Non Nước, phía Bắc là khu dân cư chài lưới, công sở đằng xa về phía Tây.
    Toàn bộ khu vực là đất pha cát, việc đào hầm hố và giao thông hào tương đối dễ dàng mau lẹ với xạ trường rất lư tưởng.
    Thiếu tá Thạnh đồng ư tổ chức pḥng ngự trên vị trí này.
    Hệ thống pḥng thủ như sau :
    1- Đại đội 2: Pḥng thủ phía băi tắm, quay mặt về biển Đông, quan sát tàu bè.
    2- Đại đội 1 và 4 lập thành h́nh chữ L quay về phía Nam và Tây.
    Chúng tôi dự tính: phía Nam và Tây sẽ phải đối đầu chính diện với địch.
    - Chúng tôi vừa tiếp nhận một số quân nhân của Tiểu Đoàn 6/TQLC do Đại úy Hồ ngọc Hoàng dẫn đầu. Tôi sắp xếp để toán quân của anh Hoàng tạm pḥng thủ về mặt Bắc.
    Riêng Đại đội 3 của Trung úy Trương văn Ba (chúng tôi gọi đùa là Ba Gà) và Thiếu tá Tiểu Đoàn phó Lê văn Lộc bị kẹt bên kia sông Hàn, không thể qua được.
    Trong những giây phút sau cùng anh Lộc và Ba đă cho chúng tôi biết rằng Đại đội 3 đang pḥng thủ bên bờ sông th́ địch tấn công và pháo kích dữ dội.
    Anh Lộc bảo:
    - Nằm ở đây chỉ làm bia cho chúng bắn và pháo, lưng dựa vào bờ sông kẹt qúa ...
    Anh Thạnh cho lệnh:
    - Lộc và Ba tự lo liệu lấy, cố gắng chiếm vị trí tốt để giảm thiểu thiệt hại cho đơn vị.
    Chừng nữa giờ sau, anh Lộc đă gọi tôi:
    - Tân An đây Lộc Ninh.
    - Nghe thẩm quyền.
    - Chúng tôi đang lui dần về phía cầu De Lattre, không thể tiến được nữa v́ bị những con sông nhỏ, không qua được.
    - Tân An, Tân an ...
    Tôi nghe những tiếng kêu la vội vàng trên máy và từ đó mất liên lạc với cánh quân này.
    (Sau này, khi các anh được địch thả ra từ Trung tâm huấn luyện Ḥa Cầm, tôi gặp lại anh Lộc và Ba. Các anh đă kể lại cho tôi nghe những biến cố xảy ra trong ngày hôm đó như sau: Đại đội 3 không thể chịu nổi sức tấn công của địch v́ tuyến pḥng thủ tạm thời của Đại đội quá chênh vênh không thế dựa, lại nữa pháo của địch rót xuống liên tục trong khi đó binh sĩ không nơi trú ẩn tránh pháo kích, các anh đă cho lệnh rút dọc theo bờ sông về hướng Đông, phía cầu De Lattre, nhưng kẹt phải mấy con sông, một số binh sĩ đă chết đuối. Cuối cùng, Đại đội 3 đă tan hàng).
    Tại Chủng viện Sơn Trà, các Đại đội đă thiết lập xong hệ thống pḥng thủ. Chúng tôi cảm thấy rất vừa ư sau khi đi kiểm soát một ṿng chung quanh.
    Có lẽ đây là một vị trí chiến đấu lư tưởng.
    Chúng tôi đă chọn sẵn sàng cho ḿnh một trận địa để sửa soạn cho một cuộc chiến đấu cuối cùng của những người lính trận.
    Là cấp chỉ huy, chúng tôi thừa biết rằng từ giây phút này tứ bề là địch, cuộc chiến đấu của chúng tôi sẽ là đơn độc, tuyến pḥng thủ không đường triệt thoái, không có bất cứ một sự tiếp ứng hoặc yểm trợ hỏa lực nào của các lực lượng bạn. Chúng tôi sẽ phải chiến đấu cho đến khi bị tiêu diệt.
    Có một điều chắc chắn rằng địch cũng sẽ phải trả một giá rất đắt khi chúng tôi c̣n hơi thở và ư chí chiến đấu.
    Ban Chỉ Huy ngồi rải rác chung quanh, tôi ngồi trên bậc cấp cuối của Chủng viện, c̣n anh Thạnh tựa lưng vào chiếc cột đúc nghỉ ngơi.
    Thói quen trong những giây phút gay go chỉ có khói thuốc làm cho tâm trí tỉnh táo và sáng suốt ra; hai chúng tôi ngồi hút thuốc liên tục.
    - Thưa Đại úy, có Bác sĩ Túy xin tŕnh diện.
    Tôi quay lại nh́n người lính truyền tin, Hoàng quay mặt về phía cổng vào, tôi nh́n theo thấy BS Túy đang đứng ở đó, tôi đưa tay ra hiệu cho anh tiến về phía chúng tôi:
    - Thiếu tá, có BS Túy muốn xin tŕnh diện.
    Anh Thạnh gật đầu, tôi chỉ BS Túy lại tŕnh diện Thiếu tá Tiểu Đoàn trưởng.
    Bác sĩ Túy, người Bác sĩ quân y mới thuyên chuyển về Tiểu đoàn được hơn 1 tháng, dáng anh nhỏ và hiền lành, ít nói. Anh có vẻ khép nép, chậm chạp tới trước mặt anh Thạnh đưa tay chào và tŕnh bày hoàn cảnh của anh:
    "Quê anh ở quận Duy Xuyên. Anh có người mẹ già, vợ và hai đứa con nhỏ, không biết bây giờ gia đ́nh ra sao và lưu lạc về đâu. Anh vô cùng lo lắng và muốn xin phép chúng tôi được trở về quê t́m me, vợ và các con".
    Nh́n cảnh hỗn loạn của dân chúng từ những ngày trước c̣n ở Đại Lộc, cũng như trên trục tiến quân cho đến hôm nay chúng tôi đă hiểu rất rơ tâm trạng vô cùng hoang mang, đau khổ của thuộc cấp. Chúng tôi rất thông cảm hoàn cảnh của họ, nhất là dối với những người có gia đ́nh, cha mẹ, vợ con, anh chị em ở vùng này.
    Không, chúng tôi không trách ǵ BS Túy, không trách anh thiếu tinh thần trách nhiệm, bởi v́ những người đáng lẽ có trách nhiệm hơn anh, trách nhiệm to lớn hơn anh cũng đă im hơi lặng tiếng trốn chạy, bỏ lại những đại đơn vị to lớn cấp Quân đoàn, Sư đoàn, không chút tiếc thương, không xấu hổ, ngại ngùng, huống ǵ anh.
    Tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn h́nh ảnh của anh có thể gây nguy hiểm cho đơn vị trong giờ phút hiện tại, nên tôi nói với anh Thạnh:
    - Chấp nhận đi Thiếu tá,
    Anh Thạnh bảo với BS Túy :
    - Tùy anh.

    Nhưng BS Túy lộ vẻ sợ hải, v́ có thể anh đang mang mặc cảm phạm tội qúa lớn, tội này có thể bị bắn bỏ ngay ngoài mặt trận. BS Túy cúi nh́n xuống đất.
    Tôi biết rất rơ về người Tiểu Đoàn trưởng của chúng tôi. Sau dáng mặt lạnh lùng đó, anh rất hiền lành và nhân đạo, đôi khi v́ giầu t́nh cảm khiến anh trở nên yếu đuối.
    Tôi biết trong phút giây này anh Thạnh đang có quá nhiều âu lo, buồn phiền.
    Tôi quay lại nói với BS Túy :
    - Anh Túy cứ yên tâm đi đi, hăy cẩn thận khi ra khỏi hàng rào, ngoài đó là chỗ loạn quân, hỗn quan. Chúng tôi mong anh t́m lại được gia đ́nh.
    BS Túy chào anh Thạnh và tôi cùng giă từ những người đồng đội quân y và anh đi về phía khu làng chài lưới. Từ đó chúng tôi không bao giờ c̣n gặp lại người đồng đội đó nữa.
    Anh Thạnh ngồi xuống bậc cấp và đưa tay nắm dây 3 chạc của tôi kéo xuống ngồi bên cạnh anh và móc gói thuốc mời tôi và nói nhỏ:
    - Bây giờ trong đơn vị ḿnh đa số là người miền Nam, họ có gia đ́nh ở trong Nam, c̣n một số anh em miền Trung cũng tội nghiệp như BS Túy. Chúng ta có nên gọi họ lên đây để nói như đă nói với BS Túy không Tân An?
    - Thiếu tá nói cũng đúng. Trận đánh sắp tới đây đương nhiên là một mất một c̣n, có thêm một số anh em hy sinh nữa cũng vậy thôi. Theo tôi cho tập họp tất cả Đại đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, chúng ta ra lệnh và các anh ấy về phổ biến lại.
    - Đồng ư. Anh Thạnh gật đầu.
    Tôi gọi Trung úy Sơn, người Sĩ quan phụ tá :
    - Sơn cho gọi toàn thể các cấp từ Tiểu đội trưởng đến Đại đội trưởng lên họp khẩn cấp; giao tuyến pḥng thủ cho các cấp phó, hăy cẩn thận.
    Trung úy Phán tập họp các cấp cán bộ, tŕnh diện lên tôi.
    Sau khi kiểm soát lại xong xuôi tôi tŕnh diện cho anh Thạnh.
    Anh Thạnh đứng trên bậc cấp của Chủng viện, anh cúi đầu thực lâu, hai vai anh rung lên.
    Cuối cùng anh ngẫng lên nhưng anh không nói được.
    Sự tủi nhục và đau đớn làm anh uất nghẹn, anh cố nuốt xuống, nhưng trên đôi mắt đă tràn đầy nước mắt, anh bước thật nhanh về phía cột trụ và úp mặt lên hai bàn tay, anh lắc đầu, giọng nói đầy nước mắt :
    - Tân An, tôi không nói được.
    Toàn thân tôi rung động, những cảm giác chai ĺ của chiến trận bổng phút chốc tan biến. Đầu óc tôi thực mơ hồ và bồng bềnh, tôi nghiến chặt hàm răng, cố nuốt những giọt nước thật mặn chạy xuôi về sâu trong ḷng. Tôi bước tới trước hàng hiên, ngẫng đầu lên thật cao, v́ tôi biết rằng khi tôi cúi thấp xuống, tôi sẽ không dấu được những gịng nước mắt đau đớn như anh Thạnh. Hơn nữa Tiểu đoàn này là đứa con do chính chúng tôi đă cưu mang từ ngày 20 tháng 4 năm 1970, từ ngày thành lập cho đến hôm nay vừa đúng 5 năm.
    Tôi hít một hơi dài và nói lớn :
    - Tất cả anh em Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ nghe đây, chúng tôi không c̣n dấu diếm bất cứ một điều ǵ nữa. Từ Đà Nẵng đến Quảng Trị tất cả mọi đơn vị đă tan hàng, Tiểu Đoàn 9 TQLC chúng ta là đơn vị duy nhất c̣n lại, và trận đánh sắp tới đây là trận tử chiến, chẳng thể lùi bước để về đâu được nữa. Do đó, nhờ các bạn về thông báo lại cho tất cả anh em binh sĩ, ai muốn t́nh nguyện chiến đấu hăy ở lại, c̣n ai muốn về với gia đ́nh, không chiến đấu cứ yên tâm rời khỏi nơi này chúng tôi không ép buộc. Riêng bản thân chúng tôi quyết ở lại chiến đấu, sống chết với Tiểu Đoàn 9 TQLC đến phút cuối cùng.
    Tôi cố nói tiếp để khỏi bị xúc động khi ngừng lại:
    - Bảo anh em trung đội quân y chia riêng cho mỗi cá nhân một bịch nylon trong đó gồm thuốc đau đầu, đau bụng, thuốc sốt rét, băng cá nhân, băng keo …cùng những thứ nào các bạn thấy cần thiết cho anh em binh sĩ trong khi thoát hiểm mưu sinh.
    Cuối cùng tôi hét lên:
    - Hết!
    Tôi định quay mặt đi nhưng Phán mập đă tiến tới trước tôi, anh đưa tay gỡ chiếc kính cận, cũng như tôi, nước mắt anh đă đong đầy trên mắt kiếng, anh chỉ nói được vài tiếng nho nhỏ:
    - Anh Ba, anh Ba! và anh quay lại hàng quân đưa cao tay hô lớn:
    - Tiểu đoàn 9 quyết tử thủ!
    Và tất cả anh em la lớn:
    - Chúng tôi quyết tâm ở lại chiến đấu.
    - Thôi cho anh em trở về lo tuyến pḥng thủ và sửa soạn tất cả mọi chuyện chúng tôi đă căn dặn.
    BCH/Tiểu đoàn di chuyển lên lầu 1 để dễ quan sát và điều động các đơn vị chiến đấu. Ban lệnh cho mọi người ăn cơm, nước cho mau để c̣n sẵn sàng đối phó với đợt tấn công của địch.
    ***
    2giờ 40 ngày 29 tháng 3 năm 1975
    Từ Đại đội 1, Trung úy Công báo cáo về Tiểu Đoàn :
    - Xa xa về hướng phi trường chiến xa địch xuất hiện cùng với cờ mặt trận giải phóng.
    Từ Đại đội 4 Trung úy Quang cũng cho biết:
    - Thiết giáp địch đang tiến về phía chúng ta.
    Anh Thạnh cầm máy nghe và bảo tôi:
    - Tân An lên lầu quan sát thử coi.
    Tôi nắm cây XM.16 và dẫn theo một người lính truyền tin đi thẳng lên sân thượng của chủng viện rộng lớn để quan sát rơ hơn.
    Đưa ống nḥm về hướng phi trường những cuộn bụi và khói kẻ thành từng hàng bốc lên cao, đoàn thiết giáp địch chừng 5, 6 chiếc giăng hàng ngang chậm chạp tiến về phía chúng tôi. Tôi cười thầm trong bụng: “Cuối cùng th́ chúng mày cũng tới”.
    Chưa bao giờ tôi thấy vui và tỉnh táo như lúc này.
    Nh́n ṿng tuyến pḥng thủ từ trên cao thật vững vàng, tôi yên tâm xuống gặp anh Thạnh, anh Thạnh hỏi:
    - Tân An thấy sao?
    - Tŕnh Đại Bàng chiến xa địch có treo cờ mặt trận đang tiến về phía chúng ta, không c̣n xa .
    Anh Thạnh gọi cho các Đại đội sẵn sàng chiến đấu.
    Tôi vui vẻ thấy dáng mặt nghiêm trang của anh có chút ít xúc động.
    Có lẽ từ ngày về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9/TQLC đây là trận đánh đầu tiên của anh. Nhưng chúng tôi không ngờ đó cũng là trận chiến sau cùng của anh Thạnh trong chiến trận. Anh đứng lên, tay nắm cây súng phóng lựu M.79 đi tới đi lui trong pḥng; các đại đội 4, và 1 báo cáo về tới tấp.
    Tôi bảo:
    - Vững tâm, thấy VC th́ nhắm bắn từng đứa cho chính xác. C̣n thiết giáp tới gần dưới 50 mét ống phóng hỏa tiển và đại bác lo liệu. Chúng khó có thể xông vào đây được.
    Thực ra, tôi cũng như anh Thạnh, chúng tôi có cùng cảm giác và sự nghĩ ngợi. Trong những giây phút ngắn ngủi đó, biết bao ư niệm phức tạp dấy lên trong đầu về đơn vị, gia đ́nh, người thân và người yêu, nhưng rồi cuối cùng cũng chẳng giải quyết được ǵ.
    Cuộc chơi nào rồi cũng đến lúc kết thúc, kết thúc bất cứ bằng cách nào. Có lúc tôi và anh Thạnh nh́n nhau cùng cười, cái cười thú vị của những con người đă chai ĺ đang t́m ra được một lối đi, một cái cười chấp nhận.
    ***
    3 giờ 15 ngày 29 tháng 3 năm 1975
    Những loạt đạn nổ đầu tiên khai mào trận đánh, những loạt đạn địch bay qua lưới sắt đục lỗ lên tường, kẽ những vạch vô h́nh trong không khí, những quả đại bác phóng đi từ thiết giáp nổ ầm ầm chung quanh, như pháo tết. Ngoài tuyến pḥng thủ bắt đầu chống trả.
    Chung quanh tôi vang dội những tiếng reo ḥ trên trận tuyến, tiếng reo ḥ qua những chiếc loa máy truyền tin PRC-25, cùng với tiếng la hét của những người dân vô tội với vô số trẻ con đang kẹt trong chủng viện v́ những trái đạn lớn rơi và nổ ngay giữa sân chủng viện.
    Chính những tiếng khóc, tiếng réo gọi nhau thất thanh, chính những âm thanh này đă khiến chúng tôi nao núng.
    Trên trận tuyến với khả năng chiến đấu của đơn vị, tôi nghĩ có thể giữ nổi, dù rằng không thể được lâu dài, nhưng ít ra cũng được vài ba ngày.
    Từ lúc đó, đạn pháo cỡ lớn, đổ xuống sân Chủng viện dày đặc hơn. Sau những tiếng nổ long trời lở đất là tiếng la hét và khóc thét của đàn bà và trẻ con, tôi vội phóng lên sân thượng, nh́n t́nh h́nh chung quanh thầm nhủ: “không sao hết, chúng mày c̣n lâu mới chiếm được”.
    Thỉnh thoảng hai Đại đội trưởng Công và Quang báo cáo. Cuộc chiến đấu vẫn tốt đẹp. Những đợt tấn công của bộ binh địch bị đẩy lui dễ dàng, trên băi cát mênh mông, những xác người gục ngă và chưa có một chiến xa nào của địch xông vào được ngoại trừ vài chiếc đă bốc cháy, bốc khói đen mù mịt v́ đạn M72 và đại bác của ta.
    Trận đánh tiếp tục, đạn pháo binh và đạn đại bác từ chiến xa dập vào càng lúc càng dày đặc hơn, tiếng la khóc vang trời từ dưới những căn nhà đồ sộ của Chủng viện.
    Người truyền tin đưa máy cho tôi và bảo:
    - Anh Ba, Trung úy Phán muốn gặp.
    - Phương Dung, Tân An nghe đây .
    - Tŕnh anh Ba, có 2 chiếc tàu lớn xuất hiện ngoài khơi, anh Ba có thấy không?
    Tôi bảo Phán chờ, tôi đi về cuối hành lang của dăy lầu, qua khoảng trống nh́n ra biển đông mênh mông tận chân trời, trên cái mặt thảm phẳng mà xanh đó, tôi thấy có 2 chấm đen xuất hiện tận chân trời, tôi bảo người lính cho tôi cái ống nḥm, tôi nói nhỏ: “Đúng 2 chiếc tàu có lẽ đang di chuyển về hướng chúng tôi.”
    - Phương Dung đây Tân An, đúng là 2 chiếc tàu lớn.
    - Anh Ba có cho lệnh ǵ không ?
    - Chờ đó!
    Tôi trở lại căn pḥng chỉ huy, hỏi ư kiến anh Thạnh, anh Thạnh xúc động mạnh, anh nói với tôi:
    - Anh cứ nói với Phán quan sát và theo dơi kỹ lưỡng và báo cáo.
    - Vâng.
    Tôi lập lại với Phán ư kiến của anh Thạnh, sau đó gọi Đại đội 1, 4 cho biết t́nh h́nh, Công và Quang đều cười và trả lời dứt khoát:
    - Anh Ba yên tâm lớn, mấy con chuột này chưa làm ǵ được đâu.
    Tôi thở dài! Không biết trong giây phút này Công và Quang có hiểu ǵ về thế trận này không? Ôi thực buồn ḷng, những người chiến hữu thuộc cấp cũng là những thằng em thân thương như ruột thịt, họ đă sống với tôi trong chiến trận từ ngày đầu mới ra trường về lập đơn vị cho đến những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng sau ngày hành quân trở lại phố thị, kéo nhau đi nhảy đầm, nghe nhạc, nhậu nhẹt, chúng tôi quây quần sống với nhau qua hết buồn vui cuộc đời lính trận. Giờ này đây là sự sống và cái chết - niềm mơ ước hay nỗi tuyệt vọng, tất cả đang quay cuồng trước mắt.
    Chung quanh đây chẳng c̣n ai, chẳng c̣n ai liên lạc với chúng tôi, và có lẽ cũng chẳng c̣n ai biết được tận miền trung xa xôi này c̣n có một đơn vị đang cố chiến đấu, dĩ nhiên là t́m cái sống song cũng là cuộc chiến đấu để “định nghĩa” cho người ta hiểu thế nào là trách nhiệm của người lănh đạo chỉ huy, thế nào là trách nhiệm đối với đất nước và đối với thuộc cấp.
    Tôi không hề bi quan, tôi không được bi quan, v́ chẳng c̣n ǵ nữa để mà bi quan? Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng. Nhưng trong t́nh cảnh này mưa sẽ chẳng bao giờ dứt, khi mà sự chiến đấu của chúng tôi c̣n tiếp tục - nó chỉ dứt khi con Mănh Hổ chịu nằm yên, không c̣n hơi thở.
    Thứ chiến đấu của người lính chiến đang làm tṛn sứ mạng đối với đất nước. Họ biết một cách chắc chắn rằng không bao giờ và chẳng bao giờ có bổng lộc nào cho cá nhân họ như cấp bậc, chức vụ, thăng thưởng. Họ đang chiến đấu lần cuối cùng với đầy ư nghĩa của một đời làm lính trận....
    Tôi cầm ống liên hợp gọi trên tần số mà anh Hợp đă cho:
    - Nam Hổ, Nam Hổ đây Tân An.
    - Hà Nội đây Tân An.
    Chẳng có ai trên tần số này nữa, tại sao? Họ đă đi đâu? Về đâu? Trên mặt biển xanh, hai chiếc tàu lớn dần, cho đến lúc chúng tôi có thể nh́n thấy buồng lái và cột cờ.
    Phán mập dồn dập xin lệnh, t́nh h́nh trở nên căng thẳng.
    Liên tiếp mấy tiếng đồng hồ súng nổ, pháo dập, chiến xa địch tấn công, không làm cho chúng tôi lúng túng. Nhưng bây giờ nh́n thấy hai chiếc tàu này xuất hiện một cách lạ lung mà ḿnh vẫn không bắt liên lạc được trên máy truyền tin đă khiến đầu óc chúng tôi rối tung.
    Anh Thạnh và tôi bàn tính:
    - Không lẽ hai chiếc tàu đă bị địch chiếm chạy vào đây dẫn dụ ḿnh?
    - C̣n nếu sự thực tàu vào đón tại sao lại không liên lạc được?
    - Mà lỡ tàu vào đón thiệt và chúng tôi bỏ qua cơ hội này th́ tai hại biết chừng nào!
    Tôi kiên nhẩn gọi Hà Nội và Nam Hổ thêm mấy lần nữa, nhưng tuyệt nhiên không một tiếng trả lời. Càng về chiều địch quân càng tấn công dữ dội.
    Anh Thạnh hỏi tôi:
    - Tân An coi được chưa, ra lệnh cho Phán!
    Tôi nh́n anh Thạnh và thầm nói với ḿnh:
    - “Có bao nhiêu lần như thế này trong cuộc đời chúng ta?”
    Tôi nh́n ra hành lang, hai chiếc tàu lớn chỉ c̣n cách bờ nước chừng gần cây số, tôi nghiến chặc răng và gật đầu đồng ư với anh Thạnh:
    - Phương Dung đây Tân An.
    - Phương Dung nghe anh Ba.
    - Cho con cái chuẩn bị, khi có lệnh sẽ rời Chủng viện và phóng nhanh ra tàu.
    - Nhưng c̣n cái hàng rào vững chắc này th́ làm sao?
    - Phương Dung cho tất cả binh sĩ leo lên dằn nó xuống. Nghe rơ không?
    - Đáp nhận anh Ba !
    Và chiếc tàu chỉ c̣n cách bờ khoảng vài trăm mét, tôi gọi Phương Dung:
    - Hạ ngay hàng rào và phóng ra tàu.
    - Đáp nhận anh Ba, thi hành ngay.
    Từ trên tầng lầu hai của Chủng viện, giữa tiếng đạn pháo của địch, lẫn tiếng reo ḥ của quân ta, chúng tôi c̣n nghe một tiếng Ầm...thực lớn, hàng rào của Chủng viện đă bị Đại đội 2 đạp sập. Sự điều động của Phán không c̣n hiệu quả, binh sĩ di chuyển không c̣n hàng ngũ, chẳng yểm trợ, thi nhau chạy nhanh về băi nước.
    - Hồng Hà đây Tân An .
    - Hồng Hà nghe thẩm quyền.
    - Hồng Hà, anh cho con cái xuống tàu.
    - Đáp nhận thẩm quyền.
    Đại úy Hồ ngọc Hoàng, người niên trưởng khóa 19 Đà lạt - Anh nhanh nhẹn đáp nhận và xua quân về biển nước. (Riêng Hồ ngọc Hoàng thời gian trước khi mất nước anh được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 6 với chức vụ Trưởng ban 3. Nhưng tôi không có dịp để hỏi anh tại sao trong những giờ phút sau cùng này anh lại dẫn một toán quân khoảng một Đại đội của TĐ 6 đi về phía phi trường Non Nước. Bất ngờ khi đứng trên sân thượng của Chủng viện Sơn Trà để quan sát, nh́n ra xa tôi thấy một đoàn quân TQLC đang di chuyển, cố liên lạc th́ được biết đây là một đon vị của TĐ6/TQLC và người chỉ huy là anh Hoàng, nên tôi gọi anh vào trám vào pḥng tuyến phía Bắc, chịu sự chỉ huy của chúng tôi. Chúng tôi cũng không có dịp nói chuyện với nhau, cho đến gần 6 giờ chiều là lệnh cuối cùng mà chúng tôi cho anh. Và cũng từ đây chúng tôi không c̣n biết anh đă lưu lạc về đâu nữa.
    Theo sự nói lại của một số binh sĩ của TĐ 6 th́ Anh Hoàng đă chết trên biển khơi khi lội ra tàu. Xin cho tôi có một phút giây tưởng niệm về người Niên trưởng không may mắn này và xin lỗi Niên trưởng).
    Đại đội 1, đại đội 4 liên tục gọi về Tiểu đoàn xin lệnh, tôi gọi Công và Quan nghe đầu máy :
    - Cho giữ vững pḥng tuyến, chờ Đại đội 2 lên tàu xong các anh sẽ có lệnh.
    V́ tôi nghĩ cứ cho chạy bừa ra băi biển th́ có thể cuối cùng sự thiệt hại sẽ lớn lao vô cùng:
    Thứ 1: Chắc ǵ những chiếc tàu này đến đón chúng tôi, có thể do địch đánh lừa.
    Thứ 2: Khi mà Đại đội 1, 4 đang lâm trận nặng nề; thực vô cùng nguy hiểm khi bỏ tuyến lúc này.
    Cùng lúc đó 3, 4 quả đạn lớn bay qua khoảng trống nổ ngay giữa chủng viện, anh Thạnh la lớn:
    - Tân An, ra lệnh cho các Đại đội rời khỏi pḥng tuyến và chúng ta đi ngay.
    Chẳng c̣n suy nghĩ ǵ được nữa, tôi ra lệnh:
    - Đại đội 1, 4,và Đại đội Chỉ huy bỏ tuyến, phóng nhanh về hướng con tầu.
    Trong t́nh cảnh bối rối đó thực quá sức nguy hiểm, thực t́nh tôi không hề nghĩ ra có ngày hôm nay: “Chúng ta bỏ tuyến trận ngay giữa thành phố để bỏ chạy”.
    Theo anh Thạnh xuống tầng dưới, ngang qua cửa sổ cuối hành lang, tôi nh́n thấy các đại đội vô cùng hỗn lọan phóng nhanh về phía 2 chiếc tàu lớn.
    Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi chiếc tàu đầu chỉ c̣n cách bờ chừng hơn 100 mét , tự dưng họ dừng lại và bỏ số de, trong khi trên bờ những binh sĩ TQLC đang chuẩn bị để xuống tàu, thật lạ lùng, tàu càng lúc càng rời ra xa.
    Trời chiều đang xuống thấp, giữa cảnh hỗn loạn đó, tôi thấy những người lính TQLC vứt bỏ Balô, súng đạn, lội ra biển, càng lội càng xa tàu v́ nó đang rời xa khỏi bờ biển.
    Khi xuống tới sân Chủng Viện, tôi và anh Thạnh lạc nhau.
    Trên tay tôi c̣n cây súng XM.16, tôi cũng chạy ra phía biển, những chiếc tàu chỉ c̣n là những bóng mờ trên mặt biển sẫm tối.
    Tôi la lớn:
    - Đừng, đừng lội theo tàu nữa. Trời ơi, chúng ta đă bị lừa.
    Những người lính chạy gần tôi đứng lại ngạc nhiên hỏi:
    - Đại úy nói ǵ? Chúng ta đă bị đánh lừa, tôi đưa tay chỉ về phía Bắc, nơi đó có khoảng 6, 7 chiếc tàu nhỏ mà chúng tôi gọi là Alpha đang đậu cách bờ nước chừng 50 mét. Tôi chỉ cho tất cả anh em c̣n lại tiến nhanh về băi biển Mỹ Khê.
    Nhưng khi sắp tới vị trí của mấy chiếc Alpha, th́ một đơn vị Việt cộng đă phục sẵn ở đó, chúng từ dưới cát đứng lên và chỉa súng vào chúng tôi. Những toán quân phía trước dừng lại vừa nổ súng vừa la lớn: “Việt cộng, Việt cộng!”
    Tôi vội vàng quay hướng về phía làng mạc cùng với toán quân c̣n lại phóng nhanh, vượt qua một khu làng và tiến đến một nghĩa trang (sau này chúng tôi mới biết đây là Nghĩa trang An Hải) rộng mênh mông, nhiều bụi xương rồng, gai góc và nhiều mồ mă xây, nơi đây có thể tổ chức để pḥng thủ. Chúng tôi ẩn nấp trong đó, tiếp tục bố trí chiến đấu với số súng đạn c̣n lại ít ỏi của ḿnh.
    Đêm tối phủ xuống thực nhanh trên nghĩa trang, chẳng c̣n nh́n thấy nhau nữa. Hỏa châu của địch lơ lững trên cao, và những quả đạn súng cối rớt xuống nghĩa trang, chưa có dấu hiệu địch tấn công.
    Thất trận, đói khát, mệt mơi và nhất là đau xót ê chề về sự tan ră của đơn vị đă làm tê liệt ư chí trong tôi...
    Tôi đă ngủ quên bên một bia mộ.
    Thời gian qua không biết bao lâu, tôi nghe bên tai tiếng ŕ rào nói chuyện, giật ḿnh tôi la lên:
    - Chưa đủ hay sao mà c̣n lớn tiếng dẫn đường cho Việt cộng?
    Một người lính ḅ lại bên tôi th́ thầm:
    - Đại úy, Đại úy.
    - Hoàng hả, chi vậy ?
    - Dạ em đây, VC ḅ vào hỏi bọn em: ”cấp chỉ huy đâu?”, chứ không phải bọn em nói chuyện.
    Tôi tỉnh hẳn người sau câu nói của Hoàng, giờ th́ tôi đă hiểu rằng tôi đă mất tất cả. Chúng tôi âm thầm vượt qua hàng kẻm gai, lợi dụng những vồng rau lan cao lớn, ḅ về phía ánh đèn xa xa. Sự trốn chạy kỳ lạ này giống như tṛ chơi cút bắt của những ngày thơ ấu. Chúng tôi c̣n lại bốn thầy tṛ, ṃ mẫm trong đêm tối trở lại bờ sông Hàn, tới bờ sông nh́n qua bên kia thấy có ánh điện đường, tôi với hai người lính tuột áo quần lội qua sông, c̣n một người không biết lội ngồi lại bên bờ này giữ quần áo.
    Đồng hồ trên tay chỉ 1 giờ sáng, tôi quyết định vượt sông. Khi tới gần bờ bên kia tôi lặn một hơi dài và âm thầm nhú đầu lên mặt nước, bỗng nghe tiếng la lớn của tên VC gác trên cầu:
    - Ai đó? Và hắn nổ súng.
    Hoàng vội vàng quá nên đă bị lộ, tôi la lớn:
    - Trở lại bên kia bờ! Tôi lặn một hơi dài ra tới giữa gịng sông và lội trở lại bờ bên kia.
    May mắn không ai bị ǵ và cũng không thất lạc nhau. Mặc áo quần xong chúng tôi rời khỏi bờ nước t́m đến một căn nhà có đèn c̣n sáng và gơ cửa xin vào.
    Người đàn bà mở cửa, thấy chúng tôi trong quân phục TQLC, bà ta có vẻ sợ hải, tôi hiểu và tŕnh bày ngắn gọn, người đàn bà mời vào, đóng cửa cẩn thận.
    Trong nhà có thêm một cô gái chừng 16, 17 tuổi. Họ cho chúng tôi ăn uống, sau đó chúng tôi nhắm mắt trong giấc ngủ chập chờn...
    ***
    9 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1975
    Từ trong căn nhà qua đêm ngủ đỡ ở An Hải, chúng tôi đi về hướng cầu De Lattre, với ư định trở lại vùng chiến trận hôm qua coi có ai c̣n nằm ở đó nữa không để yên tâm trước khi từ giă nơi này. Nhưng khi ra khỏi nhà chừng nữa cây số th́ một nhóm người khoảng năm sáu đứa trên chiếc xe jeep, dừng lại vội vă trước mặt tôi và những người thuộc cấp. Chúng chỉa súng ngay vào người tôi và bảo đưa tay lên đầu.
    Thực lạ lùng, tôi không c̣n môt chút ư niệm về cái sống và sự chết. Đầu óc tôi như đang vẩn vơ trong giấc mơ, hai chân bước đi nhẹ nhàng như trên sương khói, tôi cứ tiếp tục đi, bên tai h́nh như tôi c̣n nghe tiếng la hét:
    - Đứng lại, đứng lại, anh có phải đơn vị trưởng không?
    Tôi mơ hồ:
    - Phải rồi.
    Chúng vội vàng có đứa nắm tay định làm dữ.
    Những người lính của tôi chận lại và xô họ ra:
    - Các ông muốn ǵ cứ nói, đừng đụng tới ông thầy tôi ...
    Cuối cùng chúng mời tôi lên xe ...
    Lúc đó vào khoảng 9 giờ hơn. Tôi bị bắt.
    ***
    Tôi muốn đi về phía băi cát dài, nơi cuộc chiến vừa xảy ra hôm qua để một lần được nh́n lại dấu vết sau cùng của một đời chiến trận - và được nh́n ra biển Đông - nơi mà những chiến hữu của tôi đă chọn lựa để gởi gấm thân xác - và nói với Biển rằng :
    “Xin cảm ơn, Biển là nơi chốn trong sạch nhất để tiếp nhận các bạn vào cơi Vĩnh Hằng - Hởi những người con thân yêu đáng trân trọng của Tổ Quốc.”

    Sacramento , ngày 30 tháng 12 năm 1995
    Tân An Đoàn Văn Tịnh

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Lữ Đoàn 468/TQLC và Trận Đánh Cuối Cùng

    Vương Hồng Anh



    Lời tác giả: Trong loạt bài viết về chiến tích các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trong các cuộc hành quân trên bốn vùng chiến thuật trong thời gian từ Mậu Thân 1968 đến mùa Hè 1972, chúng tôi đă lần lượt giới thiệu các lữ đoàn 147, 258 và 369. Đây là ba lữ đoàn được thành lập sau khi lực lượng Cọp Biển (Thủy Quân Lục Chiến) được nâng lên thành sư đoàn.

    Đầu năm 1975, thực hiện kế hoạch tăng cường lực lượng tổng trừ bị của bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Sư Đoàn TQLC đă tiến hành việc thành lập Lữ Đoàn 468, và các tiểu đoàn 14, 16, 18. Trước khi thành lập các đơn vị trên, từ những tháng cuối năm 1974, mỗi tiểu đoàn TQ LC thành lập thêm một đại đội thứ năm. Đặc điểm của đại đội này là sĩ quan, hạ sĩ quan cán bộ là thành phần được tuyển chọn tương đối xuất sắc, nhiều kinh nghiệm chiến trường, binh sĩ rút từ các đại đội nhập lại, vũ khí, quân trang, quân dụng đầy đủ. Sau khi thành lập, các đại đội tân lập này được tiếp tục huấn luyện tại chỗ và làm thành phần trừ bị cho tiểu đoàn.

    Đến đầu tháng 1/1975, kế hoạch thành lập Lữ Đoàn 468 và 3 tiểu đoàn TQLC tân lập được khởi sự thực hiện, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC đă bổ nhiệm các sĩ quan sau đây vào các chức vụ chỉ huy:
    - Đại Tá Ngô Văn Định, nguyên lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 258, giữ chức vụ lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 468.
    - Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 3, giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 14. Bốn đại đội chiến đấu của tiểu đoàn này được rút từ đại đội chiến đấu thứ 5 của các tiểu đoàn 1, 2, 3 và 6.
    - Thiếu Tá Đinh Xuân Lăm, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 16. Các đại đội tác chiến được rút từ đại đội tác chiến thứ 5 của các tiểu đoàn 5,7, 8 và 9.
    - Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 4, nhận trách nhiệm thành lập Tiểu Đoàn 18 TQLC (tiểu đoàn này chưa kịp trọn-vẹn h́nh thành th́ xảy ra biến cố 30 tháng 4).
    - Đại Úy Nguyễn Văn Vinh nhậm chức Pháo Đội Trưởng Pháo Đội H với các đại bác 105 ly.
    Ở vùng hành quân của sư đoàn TQLC tại Quảng Trị và Huế, Lữ Đoàn 468 TQLC đă h́nh thành bộ chỉ huy lữ đoàn, Tiểu Đoàn 14, Tiểu Đoàn 16 và Pháo Đội H. Sau đó toàn bộ lữ đoàn được chuyển vận bằng phi cơ và tàu Hải Quân về tiếp nhận hậu cứ tại căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức. Tại hậu cứ, các đơn vị tiếp tục nhận quân trang dụng c̣n lại theo đúng bảng cấp số, và tổ chức huấn luyện tại chỗ cho binh sĩ.

    Tháng 2/1975, theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Lữ Đoàn 468 TQLC với các tiểu đoàn 14 và 16, cùng Pháo Đội C, được tăng phái cho Tiểu Khu Long An. Sau vài ngày trấn giữ khu vực phi trường thị xă tỉnh lỵ, lữ đoàn được lệnh mở cuộc hành quân tảo thanh truy kích Cộng quân tại quận Bến Lức để nới rộng ṿng đai an ninh tỉnh Long An. Theo kế hoạch, Lữ Đoàn 468 chia làm hai cánh quân tiến theo hai trục song song. Tiểu Đoàn 14 tiến bên phải, Tiểu Đoàn 16 tiến bên trái, khoảng cách giữa đội h́nh của hai tiểu đoàn là 3 km. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và Pháo Đội H đóng tại quận Bến Lức. Cuộc hành quân diễn ra trong 5 ngày, Tiểu Đoàn 16 có vài binh sĩ bị thương, các đơn vị của lữ đoàn phá hủy nhiều doanh trại cùng với hầm hố và công sự tác chiến của quân Cộng Sản.

    Sau một tháng tăng phái, Lữ Đoàn 468 được lệnh rời khỏi tỉnh lỵ Long An trở về hậu cứ và ngày hôm sau được không vận ra Đà Nẵng để nhập với các đơn vị của Sư Đoàn TQLC đang hoạt động tại Quân Khu 1.
    Theo phân nhiệm của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, Lữ Đoàn 468 được điều động thay thế Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù hoạt động ở khu vực đèo Hải Vân. Các đơn vị của lữ đoàn được phối trí như sau:
    -Tiểu Đoàn 14 TQLC hoạt động cách đèo Hải Vân vài cây số về phía Nam.
    -Tiểu Đoàn 16 TQLC, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và Đại Đội Chỉ Huy đóng quân ngay trên trên đỉnh đèo, các đại đội chiến đấu án ngữ và chế ngự các cao điểm, khai triển các trung đội trải dài theo Quốc Lộ 1 xuống đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam.
    -Tiểu Đoàn 18 TQLC đóng quân, lập pḥng tuyến án ngữ phía Bắc đèo Hải Vân.

    LỮ ĐOÀN 468 - Trận Chiến Tháng 4/1975

    Ngày 29 tháng 3/1975, Lữ Đoàn 468 TQLC được lệnh tập trung tại điểm hẹn Làng Cùi, dưới chân đèo Hải Vân sát bờ biển để tàu Hải Quân đến đón. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các tiểu đoàn 14, 16 và 18 được lệnh phá hủy tại chỗ các quân trang, quân dụng nặng nề, sau đó toàn bộ lực lượng của Lữ Đoàn 468 TQLC lên tàu với quân số gần như 100 phần trăm trong trật tự và kỷ luật.
    Sau hai ngày lênh đênh trên biển, Lữ Đoàn 468 TQLC được lệnh đổ quân tại quân cảng Cam Ranh để các đơn vị tái chỉnh trang và chờ lệnh mới. Đóng quân tại Cam Ranh được một ngày, toàn bộ lữ đoàn lại nhận được lệnh lên tàu và được hải vận về Vũng Tàu.
    Tại Vũng Tàu, lữ đoàn được giao nhiệm vụ pḥng thủ và giữ an ninh thị xă, các đơn vị được phối trí dọc theo Băi Dâu, Bến Đ́nh, liên tỉnh lộ hướng về Bà Rịa, trong thời gian đóng quân, ba tiểu đoàn tiếp tục chỉnh trang.

    Ngày 8 tháng 4/1975, Lữ Đoàn 468 với Tiểu Đoàn 16 và Tiểu Đoàn 8 TQLC từ lữ đoàn khác đến, được lệnh tăng phái cho Quân Đoàn 3. Khi đoàn xe di chuyển đến Phước Tuy th́ có lệnh dừng lại đợi lệnh mới, sau đó quay về Vũng Tàu. Vài ngày sau, lữ đoàn lại tăng phái cho Quân Đoàn 3. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn đóng quân tại căn cứ Long B́nh, Tiểu Đoàn 16 đóng tại Hố Nai và Tiểu Đoàn 8 đóng tại Long Thành. Hai tiểu đoàn có nhiệm vụ ngăn chận địch quân từ hướng Long Khánh tràn xuống, giữ an ninh ngoại vi cho căn cứ Long B́nh và bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3.

    Ngày 22 tháng 4/1975, Trung Tá Nguyễn Đằng Tống được Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (tư lệnh sư đoàn TQLC) ủy nhiệm giữ chức lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 468 TQLC, thay thế Đại Tá Ngô Văn Định được điều động về chỉ huy Lữ Đoàn 147. Lữ đoàn này cùng Bộ Tư lệnh sư đoàn TQLC đóng tại Vũng Tàu. Ngày 28 tháng 4/1975, sau khi Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH và lực lượng tăng phái rút khỏi Long Khánh, quân Bắc Việt tiếp tục tiến quân tràn qua Trảng Bom và Long Thành, xâm nhập vào vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn 468 TQLC. Hai tiểu đoàn 16 và 8 đă tạo nhiều nỗ lực chống trả để chận địch. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Các binh sĩ Cọp Biển hướng dẫn pháo binh tác xạ để ngăn chận mức độ tiến quân của đối phương.

    H́nh chụp một xe vận tải GMC di chuyển trên con lộ đất gần căn cứ Long B́nh. Trong những ngày cuối cuộc chiến, đây là một trong những tuyến pḥng thủ cuối cùng của Lữ Đoàn 468 TQLC (h́nh ảnh: Minnesota Vietnam Veterans Memorial Organization).

    Ngày 29 tháng 4/1975, tuyến Long Thành bị bỏ ngơ. Quân Bắc Việt tiếp tục tràn xuống phía Nam với hai trục tiến quân chính: một trục dựa theo Quốc Lộ 1 tiến về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và căn cứ Không Quân Biên Ḥa, một trục dựa theo tỉnh lộ Bà Rịa-Saigon qua căn cứ Long B́nh tiến về cầu Xa Lộ.
    Trước t́nh h́nh này, Tiểu Đoàn 16 TQLC quyết định sử dụng giàn súng nặng 106 ly không giật, SKZ 57 ly, súng phóng hỏa tiễn M-72 đặt dọc theo Quốc Lộ 1 và đường rầy xe lửa để chận địch. Sáng ngày 29, một toán quân tiên phong Bắc Việt gồm 5 xe tăng và bộ đội tùng-thiết di chuyển trên địa h́nh trống trải. Các binh sĩ Tiểu Đoàn 16 TQLC đồng loạt nổ súng. Hai chiến xa Cộng quân lập tức bị bắn cháy. Các bộ đội Bắc Việt bị rối loạn hàng ngủ phải tháo chạy về đám ruộng mía.
    Tiểu Đoàn 16 TQLC báo cáo kết quả về Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và xin yểm trợ pháo binh để tiêu diệt địch. Hàng loạt đạn pháo binh tác xạ vào ruộng mía gây thiệt hại nặng cho các đơn vị Bắc Việt trốn tại đây. Cũng cần ghi nhận thêm rằng, lần đầu tiên Tiểu Đoàn 16 TQLC được tăng phái loại đại bác 106 ly không-giật đặt trên xe Jeep dă chiến. Sự thiết trí đặc biệt của loại súng này đă giúp cho toán xạ thủ linh động và ứng phó hữu hiệu trên nhiều địa thế và trong nhiều trường hợp. Khẩu đại bác này đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Úy Đức, Đại Đội Phó Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 16. Trung Úy Đức đă điều động các xạ thủ tác xạ chận địch, nhưng cuối cùng anh đă hy sinh tại trận địa.
    Chiều ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ra lệnh cho Tiểu Đoàn 16 và Tiểu Đoàn 8 TQLC rút về căn cứ Long B́nh. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4, Lữ Đoàn 468 rút về pḥng thủ tại cầu B́nh Phước ở Biên Ḥa.

    Sáng ngày 30 tháng 4, Lữ Đoàn được lệnh rút về căn cứ Sóng Thần. Đó là những giờ phút cuối cùng của Lữ Đoàn 468, một Lữ Đoàn thành lập sau cùng của binh chủng TQLC. Dù hoạt động với thời gian ngắn ngủi nhưng các đơn vị trực thuộc và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn đă hoàn thành các nhiệm vụ mà họ đă được giao phó.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    PHAN RANG:
    TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG CỦA LĐ 31/BĐQ
    (13 - 04 -1975 đến 16 - 04 - 1975)
    BĐQ Nguyễn Quốc Khuê




    Trong những ngày cuối tháng 3 năm nay, thời tiết bang Cali thật đẹp, bầu trời xanh tươi, không một cụm mây, nắng ấm với gíó thoảng man mát. Thấm thoát đă 29 năm trôi qua, tháng tư đen lại sắp đến - Phải - Ngày 30-4-75 là ngày đen tối của lịch sử Việt Nam cận đại, ngày đă ghi vào ḷng dân Việt một dấu ấn khó phai, nhất là những người lưu vong ở hải ngoại, trong đó có tôi - Bao luyến tiếc mỗi khi nhớ tới những kỷ niệm oanh liệt hay đau buồn trong cuộc đời trận mạc mà tôi đă trải qua .

    Là một cựu chiến sĩ của binh chủng BĐQ mà thời gian quân ngũ lại ít hơn thời gian bị Việt cộng cầm tù khổ sai, ở các trại tù từ Nam ra Bắc. V́ trong suốt thời gian phục vụ quân đội, tôi chỉ phục vụ ở một đơn vị duy nhất, đó là Liên Đoàn 3 BĐQ (đến năm 1973 th́ cải danh là LĐ 31 BĐQ). Đó là một đơn vị đă gặt hái được nhiều chiến tích lẫy lừng, với các chiến thắng qua các cuộc hành quân cấp Liên Đoàn và Chiến Đoàn. Ở ngoại biên như những cuộc hành quân "Quang Trung" hay "Toàn Thắng", càn quét tiêu diệt địch ở Kampuchia năm 1969-1970-1971, ở các địa danh Svay Riêng, Konponcham, Snoul, Krek và hành quân lùng, diệt địch ở các mật khu như Ba Thu, Mỏ Vẹt tỉnh Tây Ninh, tử thủ kháng địch ở B́nh Long, An Lộc rồi Chơn Thành. Rồi cuối cùng trong trận chiến ở Phan Rang từ 13-4-75 đến 16-4-75, Liên Đoàn đă hoàn toàn tan ră, một cách tức tưởi trong một bàn cờ quốc tế, giữa hai chủ thuyết "Tự Do Dân Chủ" và "Cộng sản".

    Cuối tháng 3-1975, Liên Đoàn đă trải qua một trận đánh vô cùng khốc liệt, đẩy lui hàng sư đoàn địch tấn công quận lỵ Chơn Thành, bẻ găy âm mưu của địch định chiếm Chơn Thành để làm bàn đạp tấn công thủ đô Sàig̣n - Tuy vậy để đáp ứng nhu cầu chiến trường có những biến chuyển hàng ngày, theo lệnh điều động của Quân Đoàn, Liên Đoàn phải rút quân khỏi Chơn Thành để nhận nhiệm vụ khác - Cuộc rút quân thật gian nan, nguy hiểm. Ba ngày đêm ṛng ră trong rừng, vừa di chuyển, vừa chiến đấu với địch - Trong một trận quyết tử với địch vào ngày cuối, hàng trăm lá cờ vàng ba sọc đỏ đă thôi thúc sức chiến đấu can trường của toàn thể quân nhân các cấp - Tất cả cùng quyết tâm t́m sự sống trong cái chết, họ đột nhiên đồng loạt đứng dậy, miệng hô "xung phong" "Biệt động quân sát", vừa bắn xối xả,vừa càn qua tuyến địch đang bao vây chặn đánh Liên đoàn. Địch hốt hoảng, luống cuống và đoàn quân đă thoát khỏi sự kềm chế của địch .



    Đầu tháng 4-75, toàn bộ Liên đoàn di chuyển về hậu cứ, trại Phan Hạnh, để bổ sung quân số và quân trang, quân dụng, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới - Thời gian ngắn ngủi này, tinh thần binh sĩ chưa được ổn định, trang bị chưa được đầy đủ, nhưng đơn vị vẫn được đặt trong t́nh trạng ứng chiến 100%, săn sàng di chuyển khi có lệnh .

    Rồi chuyện đến phải đến, toàn bộ Liên Đoàn được không vận bằng phi cơ vận tải C.130, từ phi trường Biên Ḥa ra phi trường Phan Rang để tăng cường cho Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn III &QK3 đặt ở tỉnh Phan Rang, do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn chỉ huy. Cuộc không vận bắt đầu từ 10 giờ sáng và diễn ra rất nhanh chóng, liên tục - Khoảng gần 12 giờ trưa, tất cả BCH/LĐ và Tiểu Đoàn 52/ BĐQ đă được đổ xuống phi trường Phan Rang dưới trời nắng gắt. Theo lệnh Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn, BCH/LĐ di chuyển đến 1 nhà ṿm cuối phi đạo, đóng quân bên cạnh BTL/Tiền Phương. Tiểu Đoàn 52/BĐQ tạm thời di chuyển đến ṿng đai nội vi phi trường ở hướng đông bắc BCH/LĐ đóng quân chờ lệnh kế tiếp .



    Trong khi chờ 2 Tiểu đoàn c̣n lại đến nơi, Đại Tá Biết, LĐT và tôi đi bộ qua BTL/Tiền Phương, để tŕnh diện tướng Nghi và để nhận lệnh - Tướng Nghi trông vẫn c̣n đẹp trai, ông luôn đeo cặp kính mát đắt tiền, ông niềm nở bắt tay Đại Tá LĐT, miệng nở nụ cười nói nhanh : "Liên Đoàn các anh ra đúng lúc". Vừa nói ông vừa chỉ trên giá bản đồ pḥng thủ của mặt trận Phan Rang, ông nói tiếp như để chỉ thị cho Đại Tá Biết : "Liên Đoàn 31/BĐQ ra thay thế cho Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, đang chuẩn bị để rút về Sàigon", tay ông chỉ lên các vị trí của Lữ Đoàn 2 Dù mà Liên Đoàn sẽ phải thay thế , ông nói thêm : "Lực lượng Dù họ vừa chuẩn bị rút, nhưng họ vẫn c̣n chờ các anh đến để bàn giao vị trí đó". Ông quay sang giới thiệu Đại Tá Lương, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Dù và Chuẩn Tướng Sang, Tư Lệnh Sư đoàn 6 Không quân, đang đứng cạnh ông. Đại Tá Biết nghiêm chỉnh chào hai vị rồi tŕnh lên Tướng Nghi phối trí lực lượng như sau :

    1/ BCH/LĐ đặt vị trí tại phi trường Phan Rang, trong 1 nhà ṿm cuối phi đạo, bên cạnh Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn .

    2/ Tiểu Đoàn 52/BĐQ pḥng thủ ṿng đai phi trường, hướng Đông và Đông Bắc, thay thế vị trí của Tiểu Đoàn 7 Dù - BCH/TĐ nằm ở đầu phi đạo hướng Bắc, với 2 ĐĐ làm lực lượng trừ bị, để hành quân tiếp ứng khi có lệnh, đồng thời cùng với ĐĐ/Trinh sát 3 bảo vệ BCH/LĐ .

    3/ Tiểu Đoàn 36/BĐQ, thay thế vị trí TĐ 3 Dù, BCH/Tiểu Đoàn đặt tại đồn Đại Hàn, ṿng đai ngoài phi trường Phan Rang về hướng Bắc, cùng 2 ĐĐ bảo vệ căn cứ và chiếm lĩnh các cao điểm hướng Bắc và Đông Bắc căn cứ để làm tiền đồn - C̣n lại 2 ĐĐ lần lượt trám vào vị trí lực lượng Dù ở xă Ba Tháp và Ba Râu dọc quốc lộ 1, hướng Bắc thị xă Phan Rang .

    4/ Tiểu Đoàn 31/BĐQ xuống sau cùng trong ngày 13-4-75 sẽ di chuyển bộ, đến thay thế Tiểu Đoàn 11 Dù, từ quận Du Long trở xuống xă Ba Râu, dọc theo quốc lộ 1, nhiệm vụ pḥng thủ quận Du Long và bảo vệ đoạn quốc lộ 1 này .

    Sự phối hợp của Liên Đoàn được Tướng Nghi chấp thuận ngay và trước khi trở về BCH/LĐ, tôi được pḥng 3 cấp thêm một số bản đồ vùng hành quân và bản đồ chi tiết pḥng thủ phi trường Phan Rang. Đồng thời ngay sau đó, Trung Tá Bút, Không đoàn Trưởng trực thăng, người cùng quê và là bạn từ hồi nhỏ của Đại Tá Biết cho Đại Tá hay là sẽ biệt phái hẳn 1 trực thăng chỉ huy, xuống BCH/LĐ, túc trực ngày đêm để Đại Tá xử dụng bay chỉ huy hành quân hay quan sát vùng trách nhiệm .

    Khi chúng tôi trở về BCH/LĐ th́ thấy trực thăng đă đậu sẵn ở băi đáp bên cạnh. Đại úy Toàn, phi công trưởng đă tŕnh diện để đặt dưới quyền sử dụng của Đại Tá LĐT .

    Tại BCH/LĐ lúc này, các Ban Tham mưu đă vào vị trí đóng quân và làm việc theo sự điều động của Thiếu Tá Lê Quang Giai - Theo lệnh Đại Tá LĐT, Thiếu Tá Giai tạm thời xử lư thường vụ chức vụ Liên Đoàn Phó, thay thế trung Tá Hồng Khắc Trân đang theo học khóa Chỉ huy & Tham Mưu ở Long B́nh. Có sự phụ tá đắc lực của Thiếu tá Giai, các Ban thuộc BCH/LĐ đă vào vị trí sẵn sàng làm việc một cách nhanh gọn .

    Đại úy Lâm, Trưởng ban Truyền tin và nhân viên đă thiết lập xong hệ thống liên lạc hàng ngang và hàng dọc cũng như nội bộ đều thông suốt . Đại úy Tài, Trưởng ban 2, người dù chỉ c̣n một mắt sau trận An Lộc 1972, vẫn trở lại Liên đoàn để tiếp tục phục vụ và chiến đấu trên mặt trận t́nh báo và pḥng thủ của BCH/LĐ - Anh đă nhanh nhẹn phổ biến các tin tức t́nh báo về địch đến các Tiểu đoàn, đồng thời tại vị trí đóng quân Liên đoàn, anh rất linh động phối hợp với Thượng sĩ Thường vụ / LĐ , điều động các toán lao công và binh sĩ tu bổ các vị trí pḥng thủ và chiến đấu trong BCH/LĐ .

    Bác sĩ Đức, Trưởng Ban Quân Y, người thay thế BS Cảnh sau 1972 - Ông cũng bạo dạn và gan ĺ không thua ai, cũng xông xáo trong lằn đạn pháo hay tấn công của địch cùng với các binh sĩ quân y thuộc quyền lo cứu thương và tản thương - Trong thời gian kỷ lục, ban quân y của ông đă sẵn sàng ở cuối nhà ṿm của BCH. Loáng thoáng tôi vẫn c̣n nghe tiếng ông chỉ huy thuộc cấp chuẩn bị các y cụ và thuốc men sẵn sàng hành nghề, lư do ban quân y nhộn nhịp v́ lúc này phi trường cũng đang bị địch pháo lai rai, vu vơ, từ xa rớt vào trong ṿng đai, mỗi lần như vậy, tôi thấy mọi người bên hướng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn chạy nhốn nháo vào các nhà ṿm để tránh pháo. V́ một số pḥng của BTL làm việc trong các nhà bạt ngoài trời, không có an toàn, nên mỗi lần có trái pháo rớt gần đâu đó là họ ù té chạy vào nhà ṿm, với hy vọng được an toàn hơn chút đỉnh, mặc dù trên nóc các mái nhà ṿm này chỉ có một lớp bao cát mỏng mà thôi .

    Cuộc không vận của Liên đoàn liên tục tiếp diễn, ngay khi Tiểu đoàn 52 báo đă vào vị trí vô sự th́ Tiểu Đoàn 36 xuống đến nơi. Thiếu Tá Minh, Tiểu đoàn Trưởng vào BCH/LĐ gặp Đại Tá / LĐT để nhận lệnh vào vị trí được ấn định. BCH/Tiểu đoàn và hai ĐĐ di chuyển bộ về đồn Đại Hàn, hai ĐĐ c̣n lại về hướng xă Ba Tháp và Ba Râu. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, Tiểu Đoàn 36 báo cáo đă vào vị trí vô sự, đă thay thế cho lực lượng Dù xong, mặc dầu tại mỗi vị trí chỉ c̣n lại một lực lượng nhỏ của đơn vị Dù ở lại bàn giao thôi, c̣n số lớn họ đă rút đi rồi qua lời báo cáo của Thiếu Tá Minh .

    Đúng lúc này, Tiểu đoàn 31 cũng đă xuống đến nơi, Thiếu Tá Tú vào gặp Đại Tá nhận lệnh - Ông chỉ thị Tiểu đoàn 31 di chuyển lên xă Ba Râu, bắt tay với ĐĐ của Tiểu đoàn 36 ở đó để dừng quân nghỉ đêm tại đây. Từ đó, sáng hôm sau 14-4-75, bắt đầu xuất phát tiến lên quận Du Long dọc theo quốc lộ 1, để trám vào các vị trí của Tiểu đoàn 11 Dù đang đóng quân trong vùng. Đại Tá LĐT c̣n dặn thêm Thiếu Tá Tú cố gắng pḥng thủ và bảo vệ quận Du Long v́ đây là tuyến đầu của mặt trận tiền phương Phan Rang .

    Mỗi lần các đơn vị đến nơi, các vị Tiểu đoàn Trưởng đều nhận được thêm bản đồ và đặc lệnh truyền tin, hệ thống liên quân, để liên lạc hàng ngang khi chuyển quân và thay quân. Tiểu đoàn 31 là đơn vị xuống sau cùng, trời đă về chiều nên TĐ cũng thận trọng di chuyển đến vùng trách nhiệm một cách chậm chạp, măi đến gần 8 giờ tối mới báo cáo về BCH/LĐ vị trí đóng quân của TĐ và các ĐĐ trực thuộc trong vùng xă Ba Râu . Đúng 10 giờ tối ngày 13-4-75, toàn bộ kết quả cuộc không vận và phối trí lực lượng của Liên đoàn đă được báo cáo đầy đủ về BCH/BĐQ/Quân Đoàn III .

    Sáng sớm ngày 14-4-75, lúc tờ mờ sáng, Tiểu đoàn 31 BĐQ báo cáo bắt đầu tung 1 ĐĐ di chuyển về hướng Bắc, dọc quốc lộ 1 và xin thông báo cho lực lượng Dù tránh ngộ nhận. Tôi đề nghị thiếu Tá Tú liên lạc hàng ngang với TĐ 11 Dù ở vùng này - Sau đó được biết TĐ 31/BĐQ đă liên lạc hàng ngang tốt với TĐ 11/ Dù và đang trám vào vị trí Dù trong vùng dọc theo quốc lộ 1. Lúc này, trong vùng Bắc Ba Râu, TĐ31/BĐQ đă thay thế TĐ11/Dù ở đây, Thiếu Tá Tú cho biết là ở trên Du Long, Tiểu đoàn Dù chỉ có 1 ĐĐ mà thôi, ngoài ra Thiếu Tá Tú c̣n cho biết thêm là bàn giao vị trí đóng quân, chớ sự thực vị trí đóng quân không có hệ thống pḥng thủ ǵ cả, chỉ có chăng là những hầm hố cá nhân mà thôi - Tôi nói với ông là họ chuẩn bị rút, nên đă cuốn chiếu hết rồi, đến phiên ḿnh phải lo củng cố, làm lại theo ư ḿnh thôi .

    Ngoài ra Thiếu Tá Tú c̣n cho biết thêm là ĐĐ đầu, tiến lên Du Long, thỉnh thoảng cũng gặp một tốp lính Địa phương quân, hay một vài lính Dù, hơ hải, hốt hoảng đi bộ trên quốc lộ 1, ngược về hướng Nam. Lính 31/BĐQ có hỏi ǵ họ cũng không nói mà c̣n bỏ chạy cho lẹ, hoặc im lặng lắc đầu bỏ đi. Măi đến chiều ngày 15-4-75, Thiếu Tá Tú bất thần báo về BCH/LĐ là quận Du Long đă bị địch chiếm rồi, qua lời khai của một lính Dù và hai lính Địa phương quân ở hướng Du Long chạy về và gặp TĐ/31BĐQ giữa đường. Họ c̣n cho biết là địch đă vây Du Long từ sáng sớm, tấn công mạnh bằng chiến xa và bộ binh cùng với pháo nặng, nên ĐĐ Dù ở đây cùng Địa phương quân và các lực lượng Quận đều đă bỏ chạy và bị địch bắt sống một số lớn .

    Qua báo cáo của Thiếu Tá Tú như vậy, nên Đại Tá LĐT bảo tôi gọi điện thoại qua Trung Tâm Hành quân Quân đoàn Tiền phương để xác nhận lại xem Du Long c̣n hay mất và lực lượng Dù có c̣n ở đó hay không? Quân Đoàn trả lời và xác nhận quận Du Long vẫn c̣n. Quân đoàn vẫn c̣n liên lạc tốt với quận và lực lượng Dù ở đây. Quân đoàn cũng chỉ thị phải nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 31/BĐQ lên Du Long. Theo lệnh này, Đại Tá Biết đích thân chỉ thị Thiếu Tá Tú để lại 1 ĐĐ nằm đường từ Ba Râu lên - C̣n lại dồn toàn lực do đích thân Thiếu Tá Tú chỉ huy, đánh thăm ḍ lên Du Long. Sau đó, ông chỉ thị tôi xin phi cơ L.19 và phi cụ oanh kích, để sẵn sàng yểm trợ cho TĐ31/BĐQ .

    Thiếu Tá Tú thi hành lệnh nghiêm chỉnh, trên đường tiến quân, các cánh quân chỉ chạm địch lẻ tẻ ở khoảng giữa đường Du Long xuống Ba Râu, rồi địch bỏ chạy. Thiếu Tá Tú cho 2 ĐĐ chia làm 2 cánh, tiến thận trọng hai bên hướng Tây và Đông quốc lộ 1. Bất thần khoảng gần 4 giờ chiều cùng ngày, cánh quân hướng Tây quốc lộ 1, cách Du Long gần 1 cây số bị chạm địch mạnh. Thiếu Tá Tú xin Pháo binh yểm trợ, pháo binh Dù yểm trợ yếu ớt và không hiệu quả (có lẽ họ lo cuốn chiếu) có tính cách cầm chừng. Tôi báo L.19 xin phi tuần yểm trợ. Sau vài phút A .37 lên đánh mục tiêu theo hướng dẫn của L.19, qua chỉ điểm của TĐ 31/ BĐQ Nhưng A .37 đánh 1 loạt bom, tới loạt thứ 2 th́ bị trúng SA 7 của địch bắn lên, trúng đuôi phi cơ bốc cháy và rớt trên vùng Du Long. Sau khi chiếc A .37 bị bắn cháy, th́ không yểm chẳng hiểu sao, bị gián đoạn, tôi hỏi L.19 được biết là kho xăng và kho đạn ở phi trường bị pháo trúng, nên phi cơ không lên vùng được, c̣n phi cơ ở Biên Ḥa th́ không lên kịp .

    Sau cùng gần 5 giờ chiều, Đại Tá Liên Đoàn Trưởng lệnh cho Tiểu đoàn 31/BĐQ, t́m vị trí tốt tại chỗ, tổ chức pḥng thủ qua đêm, rồi sáng mai tiến tiếp. Th́ ngay sau đó, Thiếu Tá Tú báo về, cánh quân bên hướng Tây quốc lộ 1 đă bị địch tấn công mạnh, bằng pháo trực xạ và xe tăng, nên đă tan ră, một số chạy thoát được về hướng Tiểu đoàn, và Tiểu đoàn đang rút lên sườn núi hướng đông quốc lộ, để tổ chức pḥng thủ. Tại đây, nhờ vào những vách núi đá và các miệng hang đá rất tốt để cố thủ .

    T́nh h́nh Tiểu đoàn 31/BĐQ đang bi đát như vậy, mà phi trường Phan Rang lúc này địch lại gia tăng nhịp độ pháo vào, gây cảnh chạy hỗn loạn tránh pháo, do một số lớn quân nhân làm việc trong các căn nhà lều dựng lên ngoài trống trong phi trường .

    Đúng 7 giờ tối ngày 15-4-75, Tiểu đoàn 31/BĐQ báo cáo, TĐ đang cố thủ trên sườn núi đá, bên hướng đông quốc lộ 1, cách Du Long khoảng 800 mét về hướng đông nam. Sau những đợt xung phong của địch bị đẩy lui, Tiểu đoàn xin tiếp tế đạn dược, nhất là lựu đạn và đạn M.79 đă gần cạn, không thể thủ lâu được nữa, nếu địch vẫn tiếp tục tấn công .

    Lúc này, nh́n nét mặt Đại Tá LĐT, tôi thấy ông rất bối rối. Tôi hiểu được ngay t́nh h́nh thế này, khó ḷng mà tiếp tế cho TĐ 31/BĐQ được, huống chi trời đang bắt đầu về chiều. Ngay sau thoáng suy nghĩ đó, tôi nghe tiếng Thiếu Tá Tú trong máy muốn gặp tôi - Tôi nghe ngay và ông cho biết là trước mặt ông bây giờ là 2 binh sĩ Dù và 2 người lính trong quận Du Long, đă chạy lên đến đây trốn từ chiều, họ cho biết quận Du Long đă bị địch tràn ngập, ĐĐ Dù ở đây đă tháo chạy, một số nhân viên quận đường bị địch bắt sống, cùng với toàn bộ chỉ huy ĐĐ Dù ở đây. Bởi vậy tụi địch mới dùng số người này liên lạc với Trung Tâm hành quân Quân Đoàn như b́nh thường, làm sao họ không xác nhận với ḿnh là Du Long c̣n !!??

    Thiếu Tá Tú nói tiếp, bảo tôi tŕnh với Đại Tá là nếu đêm nay địch tấn công mạnh lên, có lẽ anh phải "bung" thôi, chịu không nổi pháo 100 ly và 75 ly trực xạ. Tôi quay qua nh́n Đại Tá, ông nh́n lại tôi im lặng lắc đầu như đă hiểu. Sau đó ông lệnh cho tôi cứ báo cáo thẳng tất cả lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Tiền Phương .

    Cũng ngay chiều hôm 15-4-75, lúc hơn 6 giờ, TĐ 36/BĐQ báo cáo, các tiền đồn ngoài căn cứ Đại Hàn đều chạm địch, mỗi lúc một mạnh thêm và các tiền đồn phải rút vào căn cứ để tăng cường pḥng thủ - Thiếu Tá Minh báo đă thấy địch đang áp sát căn cứ, bắt đầu pháo vào bằng hỏa tiễn 122 ly và súng cối 82 ly liên tục. TĐ đang chiến đấu và đă đẩy lui được đợt tấn công đầu tiên của địch - Lúc này đă hơn 7 giờ tối, Thiếu Tá Minh xin phi cơ soi sáng và phi tuần oanh kích địch - Tôi xin về BTL Quân đoàn, măi đến gần 8 giờ tối mới có C.47 lên soi sáng với danh hiệu Hỏa Long 1. Tôi bàn giao HL.1 cho TT Minh sử dụng, vừa soi sáng vừa tác xạ vào địch quân, yểm trợ cho TĐ36 - Tôi nghe qua hệ thống không trợ, TT Minh điều chỉnh mục tiêu rất chính xác và nhanh nhẹn - Hỏa Long 1 vừa soi sáng vừa tác xạ rất chính xác vào quân địch, với những khẩu đại liên 6 ṇng trên phi cơ khạc đạn liên tục xuống đầu địch, đốn ngă bọn chúng đợt này qua đợt khác, trong khi chúng vẫn điên cuồng xung phong vào pḥng tuyến pḥng thủ của TĐ 36/BĐQ trong đồn Đại Hàn này - Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của Hỏa Long, địch quân đă chùn bước, chúng ngưng tấn công, nhưng vẫn tiếp tục pháo vào đều đặn để cầm chân - Căn cứ này là một cái gai chúng phải nhổ, để thẳng cánh tiến vào chiếm phi trường, nên chúng đă dùng một số lớn lực lượng, mong san bằng cứ điểm này, không ngờ gặp sức kháng cự mănh liệt và liều lĩnh của TĐ 36/BĐQ, cùng với sự yểm trợ đắc lực của C.47, nên đă đẩy lui được những đợt xung phong ác liệt của địch, gây tổn thất rất lớn cho chúng về nhân mạng, xác địch chết ngổn ngang ngoài ṿng đai căn cứ. Có xác nằm vắt ngang lên ṿng rào kẽm gai, do sự tác xạ chính xác của M.79 đạn chày mà LĐ được cấp phát sau trận An Lộc 1972 - Loại đạn này chống tấn công biển người rất hữu hiệu .

    Sau hơn 1 giờ quần thảo, địch rút lui không tấn công nữa, HL 1 báo sắp rời vùng. TT Minh gọi tôi xin tiếp tục cho soi sáng lên vùng, v́ nghi ngờ địch rút để chuẩn bị tiếp tục tấn công nữa. T ôi xin Quân đoàn và được thỏa măn ngay v́ Hỏa Long 2 đang trên đường lên vùng - Tôi báo cho TT Minh biết để yên tâm đồng thời Đại Tá LĐT cũng bảo anh cố gắng pḥng thủ cho vững. Quân Đoàn sẽ yểm trợ tối đa cho anh .

    Đúng ngay lúc này, TĐ 31 báo về, địch đă không tấn công vào TĐ nữa mà chỉ pháo cầm chân họ ở đây thôi. Nhưng TT Tú cho biết ngoài quốc lộ, từng đoàn xe chở đại quân của địch đang di chuyển công khai trên quốc lộ và có xe tăng chạy song song hai bên quốc lộ để bảo vệ nữa. Đoàn quân xa này c̣n kéo theo đại pháo trên đường, chúng đang xuôi Nam. TT Tú cho biết ông nghi ngờ địch tập trung lực lượng đánh phi trường và chiếm tỉnh Phan Rang .

    Tuy địch bỏ ư định tấn công TĐ 31, nhưng vẫn cầm chân TĐ này bằng chiến xa và pháo để chúng dễ dàng di chuyển đại quân ở ngoài quốc lộ, do đó TT Tú báo cáo về là anh vẫn c̣n tại vị trí cũ hồi chiều tối .

    Trở lại với TĐ 36/BĐQ, suốt đêm đó, Hỏa Long 2 bao vùng, soi sáng và yểm trợ cho TĐ này, địch nhúc nhích định tấn công là bị phát giác và bị hỏa lực của phi cơ, của lực lượng pḥng thủ tiêu diệt, đẩy lui ngay. Tuy nhiên, lúc này TĐ 36 báo cáo đă mất liên lạc với ĐĐ trú đóng ở xă Ba Râu và cho biết, địch đang rầm rộ di chuyển quân xa, kéo theo pháo, hướng vào thị xă Phan Rang, có chiến xa hộ tống, bảo vệ - Tin này do ĐĐ ở Ba Râu báo về Tiểu Đoàn trước khi rút chạy .

    Ngay khi đó, TT Tú gọi xin gặp đích thân Đại Tá, ông bắt máy nghe TT Tú báo là vẫn ở vị trí cũ. TĐ tổn thất khá sau các đợt tấn công và pháo địch, nhưng hiện nay địch không tấn công nữa mà chỉ pháo cầm chân. TĐ hiện nay không nhúc nhích ǵ được, xin Đại Tá quyết định và chỉ thị. Đại Tá cũng chỉ biết bảo TT Tú cố cầm cự ở đó qua đêm, tới sáng rồi ông sẽ tŕnh Quân đoàn, để có giải pháp .

    Đúng 8 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16-4-75, Đại Tá được Quân Đoàn mời sang họp duyệt xét t́nh h́nh. Đại Tá bảo tôi đi theo, mang bản đồ hành quân để ông báo cáo t́nh h́nh hành quân lên Quân đoàn. Trong buổi duyệt xét t́nh h́nh này, ngoài Tướng Nghi, Tướng Sang, Đại Tá Lương, c̣n có cả Tướng Nhựt, Sư đoàn 2/BB mới đến cùng với Đại Tá Tư, Tỉnh Trưởng Phan Rang - Sau khi chào hỏi, Tướng Nghi hỏi ngay Đại Tá Biết mà không chờ ông thuyết tŕnh : "Đêm qua anh báo cáo là quận Du Long đă mất, trong khi đó hai anh Đại Tá Lương và Tư, Tỉnh Trưởng vẫn nói là c̣n và vẫn liên lạc tốt bằng vô tuyến với quận Du Long mà". Nghe đến đây, Đại Tá Biết tức đến xám cả mặt, v́ ông biết rằng Tướng Nghi đă không tin những ǵ ông báo cáo, qua sự khai báo của lính quận và lính Dù ở Du Long chạy thoát, đang ở chung với TT Tú - Cho tới cuộc họp sáng nay, các ông vẫn cứ khẳng định với Tướng Nghi là c̣n liên lạc tốt vơi Du Long - Sau cùng, vẫn không tin những ǵ BĐQ báo cáo, Tướng Nghi trong buổi họp, đă quay qua Đại Tá Biết ra lệnh : "Anh lấy ngay trực thăng bay lên Du Long quan sát và coi lại TĐ 31 của anh trên đó ra sao, nếu cần, tôi sẽ cho TĐ 52 lên tăng cường để giữ Du Long . Dưới này tôi sẽ cho Sư Đoàn 2 thế chỗ TĐ 52 của anh sau" - Nói xong ông bắt tay Đại Tá Biết, như thúc dục Đại Tá về làm ngay - Ông quay qua hỏi Tướng Nhựt, như để muốn ra lệnh ǵ đó, nhưng lúc này tôi không thấy Tướng Nhựt c̣n ở trong pḥng họp nữa, mà ông đă lánh mặt lúc nào không ai biết - Sau cùng ông bảo sĩ quan Pḥng 3 ra lệnh cho Sư đoàn 2 chuẩn bị 1 lực lượng để trám vào chỗ TĐ52, sẽ được điều động đi .

    Đại Tá Biết và tôi trở về BCH/LĐ, ông bảo tôi gọi Đại úy Toàn cho lệnh quay cánh để bay lên vùng Du Long - Ông cho gọi TT Nga đi theo quan sát địa thế, để sau này dễ dàng trong việc dẫn quân lên tăng cường, giải vây cho TĐ3 . Khi chúng tôi lên trực thăng, đă có sẵn Đại úy Lâm Trưởng Ban truyền tin và 2 âm thoại viên mang máy PRC.25 sẵn sàng rồi - Ngay lúc đó, Thiếu Tá Giai xin đi theo để quan sát t́nh h́nh trên TĐ31, v́ ông rất nóng ḷng cho TT Tú (hai ông là bạn cùng khóa) - Đại Tá Biết không nói ǵ và trực thăng bắt đầu cất cánh, lấy cao độ rồi trực chỉ Du Long. Trên đường bay lên Du Long, tôi gọi báo TĐ 31 là Đại tá đang trên đường bay đến TĐ và hỏi TĐ c̣n ở vị trí cũ không? - TT Tú đích thân trả lời là vẫn c̣n ở vị trí đêm qua, vẫn bị địch đang cầm chân , tôi chỉ vô vị trí anh trên bản đồ cho Đại Tá xem, trực thăng lúc này đang ở trên vùng. Quả nhiên, vị trí TT Tú đang chiếm lĩnh rất chắc chắn, có những vách đá lớn và các cửa hang làm công sự chiến đấu và trú pháo rất tốt. Chúng tôi nh́n xuống đất, bên quốc lộ 1, khói hay bụi đang bốc cao mịt mù, hỏi TT Tú, anh cho biết quân xa địch đang chuyển quân, xe tăng địch di chuyển dọc hai bên quốc lộ, men theo chân núi. Đại Tá bảo tôi nói Đại úy Toàn bay qua quận Du Long, trực thăng đảo 1 ṿng rồi bay về hướng Du Long. Gần đến nơi, tôi nghe Toàn la lên trong máy là ở dưới Du Long đầy cờ đỏ sao vàng, mọi nhà đều treo cờ VC rồi. Vậy rơ ràng Du Long đă mất thật rồi !! Đại Tá cũng nghe và ông lạnh lùng bảo tôi cho trực thăng quay về Phan Rang, nhưng Đại úy Toàn đă đảo 1 ṿng trên Du Long, để Đại Tá được nh́n rơ Du Long với đầy cờ đỏ sao vàng ở dưới. Đúng lúc TT Tú gọi lên bảo là đừng bay thấp, địch có pḥng không và SA 7, hôm qua đă bắn rớt A 37 rồi đó, ngay tức th́, Toàn la lên : "tụi nó bắn lên rồi", tôi bảo Đại úy Toàn lấy cao độ rồi bay về phi trường Phan Rang.

    Trên đường bay trở về, Đại Tá LĐT bảo tôi liên lạc với Trung Tâm hành quân Quân Đoàn để ông gặp Trưởng Pḥng 3 báo cáo t́nh h́nh. Nhưng tôi liên lạc măi không trả lời, Đại úy Lâm sốt ruột, đổi qua tần số giải tỏa gọi, cũng không thấy trả lời - Sau cùng, tôi nói Đại úy Toàn liên lạc hệ thống Không Quân xem sao, khi trực thăng trên bầu trời phi trường Phan Rang th́ Đại úy Toàn liên lạc được với Không Quân, anh cho biết là địch đang pháo mạnh vào phi trường, sau đó chiến xa và bộ binh địch đă tràn ngập phi trường rồi, v́ thế mất liên lạc với Quân Đoàn là phải, có lẽ BTL/Tiền phương Quân Đoàn đă rút chạy, hoặc địch đă bắt sống tất cả rồi .

    Đó là đúng 10 giờ sáng 16-4-75, sau đó Đại Tá bảo Toàn cho trực thăng bay ở độ cao an toàn, ṿng ṿng vùng trời Phan Rang, để ông trực tiếp liên lạc với các vị Tiểu đoàn Trưởng ở dưới đất và ra lệnh cho họ . Trước hết, ông gọi TT Minh, TĐT/TĐ36/BĐQ, bảo anh lo thu gom con cái, rồi t́m đường xuôi Nam - Xong, Đại Tá cũng gọi TĐ31/BĐQ, chỉ thị TT Tú t́m cách thoát khỏi vùng này, gom con cái t́m đường xuôi Nam. Ông cũng cho họ biết, tất cả Phan Rang đă thất thủ thật sự rồi - Ông quay qua định ra lệnh cho TT Nga TĐT/TĐ52/BĐQ th́ thấy TT Nga đang liên lạc với TĐ ở dưới đất. Ông cũng nói với họ y như lời Đại Tá đă nói: "t́m đường xuôi Nam" - Theo lệnh Đại tá, tôi bảo Đại úy Toàn bay về Phan Thiết và t́m một băi đáp an toàn để chờ ở đó, xem có đơn vị nào của Liên Đoàn về đến đó chưa? Trước khi bay về Phan Thiết, Toàn bảo phải vứt bỏ bớt các quân trang không cần thiết khỏi trực thăng, để bay được nhanh và an toàn hơn. Thế là chúng tôi, không ai bảo ai, tất cả từ các anh binh sĩ âm thoại viên đến chúng tôi, đều vứt bỏ hết ba lô - Thiếu Tá Giai cố vớt vát liên lạc với BCH/LĐ ở dưới đất, xem có thể gặp được Đại úy Tài hay không. Cuối cùng, ông cũng phải lắc đầu chịu thua không gọi nữa .

    Trực thăng trên đường về Phan thiết, chúng tôi nh́n Đại Tá ḷng ái ngại, lo lắng. Chúng tôi thấy nét mặt ông thật buồn, qua đôi kính mát trên mặt, chúng tôi nhận thấy đôi gịng lệ đang tuôn trào, chảy dài trên g̣ má cao, đen xạm của ông . Lần đầu tiên tôi thấy ông khóc và ông đă khóc thương cho bao số phận của thuộc cấp. Ông đă đem họ ra đây, để họ ở lại và rồi sẽ bị địch bắt, giam cầm. Bao binh sĩ đă bỏ ḿnh, phơi xác trên trận tuyến này - Trân chiến cuối cùng mà cuộc đời binh nghiệp của ông, qua bao chiến công hiển hách - ngày hôm nay lại bị thiệt hại thảm khốc, đau đớn là dường nào !

    Chúng tôi đáp xuống Phan Thiết, tại một băi đáp an toàn. Chờ đến 4 giờ chiều, không gặp một đơn vị nào của Liên Đoàn trở về, mà chỉ toàn một ḍng người, xe lẫn lộn, dân sự có, quân sự có, họ cùng nhau bỏ Phan Thiết chạy về Sàigon. Bên Tiểu Khu gần đó, chúng tôi thấy cũng vắng tanh. Đại úy Toàn, trưởng phi cơ xin Đại Tá cho cất cánh, v́ sợ có đoàn quân ô hợp nào đó, lợi dụng t́nh h́nh đến cướp trực thăng th́ nguy - Đại Tá đồng ư cho cất cánh, trực thăng lên cao dần - Đại úy Lâm theo lệnh Đại Tá, liên lạc BCH/BĐQ/QĐIII/QK3 để báo cáo xin lệnh. Chúng tôi được lệnh bay thẳng về Sàigon, đáp xuống trường đua Phú Thọ, sẽ có xe Jeep của BCH/BĐQ/TƯ ra đón về Bộ Chỉ Huy .



    Khoảng gần 6 giờ chiều ngày 16-4-75, trực thăng đáp xuống trường đua Phú thọ, đă có sẵn xe của BCH chờ đón, chúng tôi chào từ giă phi hành đoàn lên xe về BCH. Đại Tá vào tŕnh diện Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, c̣n chúng tôi qua Câu lạc bộ nghỉ ngơi, ăn uống, lúc này chúng tôi mới cảm thấy đói và nhớ ra rằng từ sáng sớm tới giờ, chúng tôi chưa có một chút ǵ vào bụng cả - Có lẽ v́ quá bận rộn và lo lắng, nên cái đói đă bị bỏ quên chăng ?

    Sau khi rời BCH/ Trung Ương, chúng tôi được xe đưa về hậu cứ ở trại Phan Hạnh, Hố Nai, Biên Ḥa để nghỉ qua đêm, rồi sáng sớm hôm sau lên tŕnh diện BCH/BĐQ/QK3 ở Biên Ḥa. Trên đường về hậu cứ, Đại Tá bảo tôi tối nay cố làm bản tường tŕnh diễn tiến hành quân của Liên đoàn ở Phan Rang, với mọi chi tiết đầy đủ, kèm phóng đồ hành quân phối trí Liên đoàn, để báo cáo lên trên vào sáng mai ở BCH/BĐQ/QĐIII/QK3 .

    Đúng 9 giờ sáng ngày 17-4-75, Đại Tá Liên Đoàn Trưởng và tôi tŕnh diện Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QĐIII/QK3 ở Biên Ḥa. Đại Tá thân mật tiếp đón chúng tôi với câu nói ngắn gọn : "Ở đây tôi đă theo dơi t́nh h́nh và diễn tiến các anh ngoài đó, tôi rất hiểu và thông cảm cái hậu quả này". Chúng tôi vẫn tŕnh ông bản tường tŕnh của Liên đoàn mà tôi đă; hoàn tất trước 12 giờ khuya đêm qua .

    Sau cuộc gặp mặt riêng với Đại Tá Biết, Đại Tá CHT/BĐQ/QK3 vui vẻ tiễn chúng tôi ra xe trở về hậu cứ. Trên đường về, Đại Tá cho tôi biết tin là binh chủng BĐQ sẽ thành lập Sư Đoàn và BCH/BĐQ/QĐIII sẽ thành Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 101/BĐQ, gồm có 3 Liên đoàn 31,32 và 33 - Riêng Sư Đoàn 106/BĐQ đă thành lập xong và sắp ra quân. Đại Tá c̣n cho tôi biết thêm một tin vui nữa là ông đă được Đại Tá Chuẩn đề cử làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Trung Tá Tống Viết Lạc, LĐT/LĐ6 BĐQ sẽ làm Tham Mưu Phó hành quân tiếp vận, hay Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. C̣n tôi sẽ theo ông về Sư Đoàn làm việc với chức vụ Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn và được thăng cấp Thiếu Tá thực thụ luôn .

    Tin này đă làm tôi nửa vui, nửa lo. Vui v́ ḿnh được thượng cấp tin tưởng cất nhắc. Buồn lo v́ không biết ḿnh có khả năng để hoàn tất nhiệm vụ mới hay không? Tuy nhiên với mặt trận Phan Rang vừa rồi, Liên đoàn đă bị tan ră, mà theo gịng lịch sử sau này hiểu ra được, nó cũng chỉ là con chốt đă bị thí trong một ván cờ quốc tế, giữa hai thế lực Tự Do và Cộng Sản, mà VNCH chúng ta chỉ là một con chốt, đă bị chủ nghĩa Tư bản đem thí trong ván cờ với Cộng sản, v́ quyền lợi của Mỹ là trên hết .

    Tôi viết lại đây những ǵ chính tôi nghe được và thấy được tại mặt trận Phan Rang, chiến trận cuối cùng của đơn vị tôi mà tôi trực tiếp tham dự. Một mặt trận đă ghi đậm trong tâm năo mà tôi không bao giờ quên được, nhất là vào những dịp tháng 3 và tháng 4 hàng năm .

    California những ngày cuối tháng 3/ 2004


    BĐQ NGUYỄN QUỐC KHUÊ
    Last edited by alamit; 04-02-2013 at 10:47 PM.

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Tử chiến giữa Tiểu Đoàn 83BĐQ Biên Pḥng và công trường 5 CSBV tại Đức Huệ


    “Để tưởng niệm và tri ân những chiến sĩ TĐ/83/BĐQ/BP, đă hy sinh tại căn cứ biên pḥng Đức Huệ, ngày 28 tháng 3-1973″

    BĐQ Nguyễn Văn Bảo

    Ba mươi mốt năm sống tha hương nơi xứ nguời, h́nh ảnh quê hương Việt Nam vẫn không phai nḥa trong tâm trí tôi. Tôi c̣n nhớ vào năm 1960, khi cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam do bọn cộng sản Bắc Việt chủ xướng bắt đầu tăng cường độ, lệnh động viên được ban hành, tôi cũng như bao chàng trai cùng trang lứa, đă hăng hái lên đường nhập ngũ, để bảo vệ đồng bào và mảnh đất thân yêu miền Nam, chống lại bạo quyền cộng sản – Cuộc đời binh nghiệp của tôi bắt đầu từ đó.

    Trong suốt những năm dài chinh chiến, từ 1961 đến ngày mất nước 1975, đời lính của tôi đă trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm, có nhiều lúc tưởng như không c̣n dịp gặp lại gia đ́nh và người thân. Trong suốt thời gian phục vụ tại những đơn vị quân đội, tôi đă có dịp đặt chân lên nhiều vùng đất nước, nhưng có lẽ địa danh Đức Huệ là đáng ghi nhớ nhất đối với đời lính của tôi …….. Đức Huệ – Một vùng ruộng rẫy, bùn lầy đă bị bỏ hoang từ nhiều năm. Tôi không biết rơ từ năm nào, dân chúng ở đây v́ sợ bọn hung thần cộng sản, đă tản cư ra những thôn ấp gần G̣ Dầu Hạ, tỉnh Tây Ninh. Nhà cửa nơi đây cũng đă bị thiêu hủy từ nhiều năm v́ chiến tranh, do đó Đứa Huệ c̣n lại chỉ là một vùng hoang dă, bùn lầy, cỏ dại chạy dài đến biên giới Việt-Miên, thuộc vùng Mỏ Vẹt. Dựa vào những nét đặc thù của vùng đất này, cộng quân đă thiết lập đường giây xâm nhập người và vũ khí từ đất Miên vào lănh thổ VN, thuộc vùng 3/CT. Đây là một trong những đường giây xâm nhập hết sức quan trọng của địch vào vùng ven đô Sàig̣n.

    Nhằm phá hủy và chặn đứng đường giây xâm nhập này và cũng nằm trong chiến lược pḥng thủ biên giới của Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH, căn cứ biên pḥng Đức Huệ đă được thành lập năm 1965 – Vị trí của căn cứ này cách biên giới Việt Miên khoảng 10 cây số đường chim bay, về hướng Tây, thuộc vùng G̣ Dầu Hạ. Khi mới thành lập, căn cứ Đức Huệ được giao cho một Tiểu đoàn Biệt Kích Quân (C.I.D.G), được trực tiếp chỉ huy bởi một toán A/LLĐB/VN. Cho đến năm 1970, Biệt kích quân được cải tuyển thành Biệt Động Quân Biên pḥng. Tiểu đoàn Biệt kích quân Đức Huệ, được cải danh thành Tiểu đoàn 83/BĐQ/BP, đồng thời được tăng cường một Trung đội Pháo binh 105 ly, đặt dưới quyền xử dụng trực tiếp của Tiểu đoàn. Tiểu đoàn 83/BĐQ/BP nằm trong hệ thống chỉ huy của Liên Đoàn 33/BĐQ, trực thuộc BCH/BĐQ/QĐIII – Vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn nằm trong ṿng bán kính 10 cây số, từ căn cứ đến biên giới Việt-Miên, với nhiệm vụ truy lùng, diệt địch trong vùng trách nhiệm:

    - Khám phá, phục kích đường giây xâm nhập địch.
    - Đột kích và thiêu hủy những căn cứ hậu cần địch trong các mật khu Tà Nôi và Ba Thu vùng biên giới Việt-Miên

    Tiểu đoàn đă tung ra rất nhiều cuộc hành quân trong vùng, gây tổn thất nặng nề cho địch quân, v́ vậy địch đă phải thường xuyên thay đổi lộ tŕnh, thời gian, cũng như kế hoạch xâm nhập. Do những tổn thất, khó khăn và trở ngại mà căn cứ Đức Huệ gây ra cho địch quân, nên chúng quyết tâm thề sẽ san bằng căn cứ này bằng mọi giá.

    Hạ tuần tháng 3-1973, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Hoa Văn Hạnh nghỉ phép, tôi Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó được ủy nhiệm xử lư chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng. Tôi thầm nghĩ đây cũng là cơ hội tốt, để ḿnh trau giồi thêm kinh nghiệm chỉ huy tác chiến.

    Đêm 27-3-1973, sau khi kiểm tra trên bản đồ hành quân những vị trí “làm ăn” đêm của các Đại đội 2 và Đại đội 3, đang hành quân ngoài căn cứ, cũng như những điểm tiền đồn của các Đại đội 1, Đại đội 4 và Đại đội công vụ, tôi tạm yên tâm trở về hầm ngủ của ḿnh với hai binh sĩ hiệu thính viên và cận vệ để nghỉ ngơi, hầu lấy sức lo tiếp tục chuẩn bị cho công tác ngày mai .
    Tấn Công

    Vào lúc 2 giờ sáng ngày 28-3-73, khi đang ngủ trong hầm, th́nh ĺnh tôi nghe nhiều tiếng nổ dữ dội cả phía trước và sau hầm của tôi – Bừng thức dậy, tôi thầm nghĩ có thể căn cứ đang bị địch pháo kích, những tiếng nổ càng lúc càng nhiều và dữ dội hơn, lúc này tôi không kịp mặc quân phục và mang giày, tôi vội chụp ngay khẩu súng Colt 45, lệnh cho hai binh sĩ cận vệ và truyền tin theo tôi để qua hầm Đại úy Trưởng Ban 3, cách chỗ tôi chừng 50 mét – Tôi hy vọng sĩ quan Trưởng ban 3 sẽ cho biết t́nh h́nh một cách chính xác hơn – Ngay sau khi rời cửa hầm, Binh sĩ truyền tin cho tôi biết, Đại đội 1 báo cáo, một vọng gác trên tuyến pḥng thủ đă bị địch tràn ngập và Đại đội đang bị tấn công dữ dội. Ngay khi đặt chân đến hầm Trưởng ban 3, vị sĩ quan này khẩn báo cáo với tôi: Căn cứ đang bị tấn công, mặt phía Nam đă bị địch tràn ngập – Đặc công địch đă xâm nhập căn cứ và đang đánh phá tuyến pḥng thủ BCH/TĐ – Nghe xong báo cáo, tôi vô cùng bàng hoàng, xúc động, v́ chính nơi tôi đang đứng đây, thực sự đă nằm trong ṿng vây của bọn đặc công cộng sản – Bây giờ th́ tôi hiểu rằng, những tiếng nổ mà cách đây ít phút, tôi nghĩ là pháo địch, chính là những trái bộc phá mà bọn đặc công cộng sản nhắm tấn công tôi, để cố t́nh triệt hạ bộ phận đầu năo chỉ huy của Tiểu đoàn .

    Những tiếng nổ vang rền, những ánh sáng le lói, chập chờn tỏa ra từ những trái lựu đạn chiếu sáng bị phát nổ trên tuyến pḥng thủ, ḥa lẫn với những tiếng xung phong của địch quân, gây thành cảnh tượng vô cùng phức tạp cho căn cứ, v́ lúc này địch đă hầu như lấn chiếm 1/3 căn cứ. Trong giây phút vô cùng quan trọng này, tôi hiểu rằng, nếu chỉ một quyết định sơ sót của tôi, sẽ giết hại trên 400 đồng đội, trên 100 gia đ́nh binh sĩ và căn cứ sẽ thành b́nh địa. Tôi ư thức rằng, ḿnh phải thoát khỏi nơi này bằng mọi giá – Lập tức, tôi lệnh cho hai binh sĩ chạy hàng một theo tôi rời hầm Ban 3, để di chuyển đến hầm truyền tin Tiểu đoàn, khoảng cách chừng 400 mét và phải băng qua khoảng trống sân cờ Tiểu đoàn.
    Khi vừa băng ngang đến giữa sân cờ, th́ ba chúng tôi bị địch bắn xối xả bằng những loạt đạn AK, làm cả ba thày tṛ đều bị thương, riêng tôi bị thương nhẹ hơn nơi chân phải, máu ra nhiều, nhưng cũng cố gắng ḅ sát mặt đất để đến được hầm truyền tin Tiểu đoàn – Hầm truyền tin này là một dăy hầm kiên cố, được thiết kế ngầm dưới mặt đất khoảng 5 mét. khi đến được hầm truyền tin, tôi được y tá băng bó tạm vết thương. Tôi liền vào hệ thống truyền tin nội bộ, lệnh cho các đứa con ĐĐ1, ĐĐ4, ĐĐ Công vụ và Trung đội Pháo binh 105 ly, phải tử thủ tại tuyến pḥng thủ, xử dụng tối đa vũ khí cơ hữu, cộng đồng, cá nhân và đặc biệt xử dụng lựu đạn ném tay để chống trả và chặn đứng những đợt xung phong của cộng quân – Đồng thời, tôi cũng lệnh cho hai ĐĐ đang hành quân bên ngoài căn cứ là ĐĐ2 và ĐĐ3, hủy bỏ vùng hành quân chỉ định, sẵn sàng trở lại căn cứ nội trong đêm nay, để tiếp tay cho lực lượng pḥng thủ – Tôi dùng lời lẽ thật chân t́nh để tác động tinh thần binh sĩ, v́ tôi biết địch đang dùng một lực lượng đông gấp bội để tấn công, trấn áp – Ư đồ của chúng là tràn ngập và tiêu diệt căn cứ này – Chúng tôi chỉ c̣n con đường quyết tử, t́m sự sống trong cái chết – Các đơn vị trực thuộc đáp ứng nhiệt t́nh, có lẽ họ nhận lệnh trực tiếp nơi tôi, nên họ cũng an tâm là từ trên xuống dưới vẫn an toàn, đang sẵn sàng cùng nhau chiến đấu.

    Rời hệ thống liên lạc chỉ huy nội bộ, tôi qua hệ thống liên lạc với Tiểu khu Hậu Nghĩa – Gặp Trung Tá Tiểu Khu Phó Hậu Nghĩa, tôi báo cáo với ông t́nh h́nh căn cứ đang bị tấn công mănh liệt và xin Pháo binh Tiểu khu yểm trợ – Trung Tá Tiểu khu Phó yêu cầu tôi cho những tọa độ mục tiêu để pháo binh sẵn sàng tác xạ – Ngay sau đó, pháo binh Tiểu khu đă liên tục nă đạn vào những mục tiêu địch đang tập trung do tôi yêu cầu – Những tiếng nổ vang rền của Pháo binh TK/HN đă phần nào khích động tinh thần chiến đấu của những ĐĐ đang tử chiến với địch trong căn cứ – Tôi cũng xin Tiểu khu sẵn sàng yểm trợ bằng Không quân cho căn cứ Đức Huệ vào sáng ngày mai, khi trời vừa sáng – Trung Tá TKP chấp thuận ngay trên hệ thống điện đàm và lập tức cho tôi biết là ngày mai, 120 phi vụ tác chiến của Quân Đoàn III sẽ dành ưu tiên yểm trợ cho căn cứ biên pḥng Đức Huệ và phi vụ đầu tiên sẽ có mặt trên mục tiêu vào lúc 7 giờ sáng – Ngay lúc này, tôi cũng liên lạc được với LĐ33/BĐQ khẩn báo cáo t́nh h́nh của căn cứ và xin Liên Đoàn có kế hoạch yểm trợ cho TĐ83/BĐQ/BP vào ngày mai 28-3-73.

    Vào lúc 7 giờ sáng ngày 28-3-73, hai Đại đội hành quân ngoài căn cứ: ĐĐ2, Trung úy Hiền, ĐĐ3, Trung úy Thất đă trở lại căn cứ an toàn, bắt tay được với ĐĐ4, Trung úy Tuội đang pḥng thủ hướng Đông căn cứ. Tôi lệnh cho 4 Đại đội tác chiến chia thành những toán nhỏ từng 6 người, dùng chiến thuật cận chiến với lựu đạn và súng cá nhân, để tấn công, truy quét địch từng tấc đất, từng căn hầm ở những nơi trong căn cứ đă bị địch lấn chiếm .



    Trận đánh quyết liệt và đẫm máu bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 28-3-73. Những toán quyết tử của 4 đại đội thi nhau diệt địch – Những chiến thắng của ĐĐ1, Trung úy Danh – ĐĐ2, Trung úy Hiền – ĐĐ3, Trung úy Thất – ĐĐ 4, Trung úy Tuội được liên tục báo cáo về BCH Tiểu đoàn. Trên không phận căn cứ, những phi vụ Skyraider và phản lực F.5 thi nhau oanh kích trên đầu địch, do sự hướng dẫn của tôi. Các phi công cho biết là địch bị tử thương rất nhiều, đang tháo chạy về hướng biên giới Việt-Miên. Những tiếng nổ liên tục vang rền từ các loại súng cộng đồng, cá nhân và lựu đạn, mùi thuốc súng nồng nặc khắp nơi, căn cứ giờ đây mịt mù khói lửa – Càng về trưa, cường độ tấn công địch của các Đại đội càng mănh liệt – Đến 4 giờ chiều th́ các Đại đội báo cáo đă thanh toán xong đơn vị cuối cùng của cộng quân trong căn cứ và Tiểu đoàn đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh.

    Ngay lúc này, tôi ra lệnh cho các ĐĐ tu bổ lại hệ thống pḥng thủ, (đặc biệt là pḥng tuyến phía Nam căn cứ vừa bị địch tràn ngập) để sẵn sàng có vị trí pḥng thủ chắc chắn cho đêm nay – Đến 6 giờ chiều th́ các pḥng tuyến lại đă sẵn sàng chờ địch.

    TỔNG KẾT TỔN THẤT TRẬN ĐÁNH:

    ĐỊCH: Nhân mạng:

    * 196 xác địch chết tại chỗ (trong căn cứ)
    * 500 chết và bị thương được đồng bọn mang đi. (theo ước lượng của các phi công tham chiến).

    TA: Nhân mạng:

    * 24 chiến sĩ tử thương (gồm 2 SQ, 5 HSQ, 17 BS)
    * 80 bị thương (trong đó có 16 người gia đ́nh BS)

    TA TỊCH THU:

    * 1 Đại liên Trung cộng.
    * 60 AK.47.
    * 1 súng lục K.54.
    * Một số bộc phá và lựu đạn.
    * Ngoài ra c̣n rất nhiều quân trang, quân dụng, đạn dược và tài liệu.

    Căn cứ vào những tài liệu tịch thu được trên các tử thi địch, được biết những đơn vị địch tham chiến trong trận tấn công căn cứ biên pḥng Đức Huệ gồm các Trung đoàn Q.271, Q.272, một Đại đội đặc công, một đại đội Công binh, được yểm trợ bởi một Tiểu đoàn Sơn pháo. Tất cả đều trực thuộc Công trường (Sư đoàn) 5 cộng sản Bắc Việt.

    MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TRẬN CHIẾN ĐỨC HUỆ:

    Khi đồn trú ở một căn cứ dù biên pḥng hay nội địa, chúng ta đương nhiên chấp nhận là mục tiêu để địch quân thanh toán. Địch có thể biết rất nhiều về chúng ta, từ quân số, vũ khí, hệ thống pḥng thủ, các cấp chỉ huy, đến những sinh hoạt của đơn vị v…v… Đối với căn cứ biên pḥng Đức Huệ, địch cũng đă biết được tất cả những điều vừa kể – Nhưng đặc biệt có một điều mà địch không nắm vững ở TĐ83/BĐQ/BP, đó là:

    TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CAO ĐỘ của tất cả các chiến sĩ – Từ cấp chỉ huy đến hàng binh sĩ, đều một ḷng quyết chiến, quyết thắng. Sau trận chiến Đức Huệ ngày 28-3-1973, các chiến sĩ TĐ83/BĐQ thường nhắn nhủ nhau rằng: Đức Huệ căn cứ biên pḥng Cộng quân ṃ tới đừng ḥng thoát thân.
    ` Thời gian đă 33 năm qua đi, nhưng mỗi khi nhớ đến trận đánh Đức Huệ, tôi vẫn không ngăn được tâm trạng bồi hồi, v́ thật sự tôi đă được tham dự một trận đánh để đời – Có sợ hăi, có đau thương, có hy vọng le lói trong tuyệt vọng – Tôi cảm thấy con người tôi vững vàng thêm sau trận chiến đó, v́ đă trấn áp được những thường t́nh của con người, đồng thời đă có những quyết định đúng lúc – Nhưng điều nổi bật hơn hết mà tôi cảm nhận được, đó là sự đồng tâm nhất chí của tất cả quân nhân các cấp trong đơn vị, đă một ḷng sắt son tử chiến, đem sự sống c̣n của hơn 400 tay súng chống trả với trên 5000 địch quân – Đây cũng là bằng chứng để thế giới thấy được tinh thần chiến đấu anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Cho đến bây giờ, cá nhân tôi vẫn cảm thấy rất hănh diện và an ủi, mặc dầu chung cuộc, không may quân đội ta đă không c̣n.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    4 GIỜ CHIỀU NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975,
    MƯỜI BA CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG QUÂN
    ĐĂ CHIẾN ĐẤU TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG
    ĐỂ RỒI BỊ BẮT, BỊ XỬ TỬ NGAY TẠI CHIẾN TRƯỜNG CỦ CHI.




    Mười ba chiến sĩ đó thuộc Liên Đoàn 32, Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, do Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự làm Tiểu Đoàn Trường.
    Vào ngày 28 tháng Tư năm 1975, Liên Đoàn đang hành quân ở Tây Ninh th́ được lệnh rút về pḥng thủ Sàig̣n.
    Khi Tiểu đoàn 38 di chuyển đến địa phận Xă Trung Lập Hạ, Quận Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa (cách Sàig̣n khoảng 35km) th́ Thiếu Tá Tự nhận lệnh của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn:”Tổng Thống Duơng Văn Minh đă đầu hàng Việt Cộng, ra lệnh cho chúng ta dừng quân tại chỗ, chờ phía bên kia đến bàn giao. Liên Đoàn 32 coi như bị giải tán. Tôi không có ư kiến ǵ hết, ai muốn làm ǵ th́ cứ việc làm.”
    (Ghi chú: Đây chỉ là lời kể lại của những người lính c̣n sống)

    Thiếu Tá Tự không có ư định đầu hàng, ông tập họp Tỉểu đoàn, nói rơ ư định:
    KHÔNG ĐẦU HÀNG, PHẢI ĐÁNH VIỆT CỘNG ĐÊN VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG
    Ai muốn tan hàng th́ theo Đại Úy Xường. Tiểu Đoàn Phó, ở lại chờ bọn Việt cộng đến bàn giao.
    Ai muốn đánh Việt cộng đến viên đạn cuối cùng th́ đi theo tôi.
    Tất cả có khoàng 90 chiến sĩ đi theo vị chỉ huy.
    Trận chiến kéo dài từ 10 giờ sáng cho tới 4 giờ chiều ngày 30 tháng Tư 1975 th́ lính chiến đấu của Tiểu đoàn chỉ c̣n lại 13 người mà thôi. Trận đánh cuối cùng diễn ra tại Cầu Sạn, Củ Chi.


    Cầu Sạn, nơi diễn ra trận đánh vào giờ 25 của cuộc chiến, giữa 13 người lính Biệt Động Quân và Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt.

    MƯỜI BA NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN ĐĂ CHIẾN ĐẤU TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG. ĐỂ RỒI BỊ BỌN VIỆT CỘNG BẮT SỐNG, XỬ TỬ NGAY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG LẬP HẠ, QUẬN CỦ CHI, TỈNH HẬU NGHĨA.
    CON CỌP ĐEN BIỆT ĐỘNG QUÂN ĐĂ GẪY HÊT MƯỜI BA CÁI RĂNG.

    Khi bắt đuợc những người lính Biệt Động Quân, tên chỉ huy Việt cộng đă ra lệnh cho Thiếu Tá Tự gỡ lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo của ông ra.
    Thiếu Tá Tự không chịu làm. Ông trả lời tên Việt cộng rằng, ông chỉ được học gắn lon lên cổ áo, chứ không được học gỡ lon ra.
    Tên chỉ huy Việt cộng ra lệnh cho Thiếu Tá Tự phải cởi quân phục Biệt Động Quân ra.
    Thiếu Tá Tự không chịu làm. Ông trả lời tên Việt cộng rằng, theo Công Ước Quốc Tế, lính bị bắt làm tù binh chỉ bị lấy súng thôi, nhưng vẫn có quyền mặc quân phục.
    Tên chỉ huy Việt cộng đă dùng súng K 54 bắn vào đầu và thân h́nh của ông. Thiếu tá Trần Đ́nh Tự chết ngay tại chỗ.
    Tên chỉ huy Việt cộng ra lệnh xử tử Đại Úy Tiểu Đoàn Phó (tiểu đoàn có 2 Tiểu Đoàn Phó) và một sĩ quan nữa ngay tại chỗ.
    Sau dó, y ra lệnh cho bọn du kích dẫn những người lính Biệt Động c̣n lại ra một hố đă đào sẵn để xử tử họ cùng một lượt.
    Ba mươi bẩy năm đă trôi qua . . . vong hồn và thân xác của 13 chiến sĩ Biệt Động vẫn c̣n ở lại nơi chiến trường ngày nào.
    Măi đến ngày . . . hài cốt của tât cả các chiến sĩ Họ chỉ được bốc lên dời vào một ngôi chùa gần đó, chờ ngày các thân nhân của họ tới nhận về chôn cất.
    Người con út của Cố Thiếu Tá Tự (c̣n ở Việt Nam, xin tạm gọi là Thái) đă góp phần vào việc bốc mộ này.
    Vào ngày 30 04 1975, Thái chỉ là một đứa trẻ một tuổi. Mới có một tuổi đời, Thái làm sao có thể biết được cha ḿnh đă chiến đấu cho Tổ Quốc đến giây phút cuối cùng và đă chết vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
    Khi lớn lên, được mẹ và các anh chị kể lại, Thái mới biết cha ḿnh là ai? Đă chiến đấu và hy sinh cho Tổ Quốc như thế nào? Thái đă rất hănh diện về người cha mà ḿnh chưa bao giờ thấy mặt, không thể h́nh dung được h́nh dáng của người cha qua bộ quân phục Biệt Động Quân ra sao? V́ tấm h́nh trên bàn thờ chỉ là tấm h́nh của người cha chụp hồi c̣n đi học. Bọn Việt cộng đă qua căm thù người lính Cộng Ḥa, chúng đă trả thù bằng cách không cho gia đ́nh thờ tấm h́nh của Trần Đ́nh Tự mặc quân phục.
    Chúng ta hăy đọc những gịng chữ của Thái kể lại việc bốc mộ những người lính Biệt Động Quân, như sau:

    TỪ MỘT MẨU NHẮN TIN.
    Những ngày này Sàigon, một buổi trưa hè nóng bức (khảng tháng 7 năm 2011), tôi lang thang vào internet một cách bất định th́ vô t́nh đọc được một tin nhắn t́m người thân :
    “Gia đ́nh muốn t́m tin tức về người anh của chúng tôi Lê Văn Tài – Số quân 74/70/428, thuộc Tiểu đội 1 – Tiểu Đoàn 38 – Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Trong lúc rút quân từ Tây Ninh về th́ mất tich……”
    Tôi dừng lại suy nghĩ một hồi rồi quyết định sẽ liên lạc với người thân của gia đ́nh Chú Tài, v́ Bố tôi chính là Cố Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 – Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân với mong ước nhỏ nhoi là cung cấp thông tin một cách khách quan nhất. Thông tin từ Mẹ tôi về thời điểm bà nhận xác Bố tôi vào ngày 3/5/1975 là tại trường tiểu học Trung Lập Hạ – xă Trung Lập Hạ – Huyện Củ Chi. Tôi liền liên lạc với Cô Hương là người nhà của Chú Tài….
    Đầu tháng 8 năm 2011, một ḿnh tôi đi xuống Củ Chi để t́m tin tức. Cái cảm xúc trở lại nơi chiến trường xưa làm ḷng tôi xao động, lúc trên đường đầu óc cứ ngẫn ngơ h́nh dung ra khoảnh khắc đau buồn nhưng kiêu hùng, nơi đây vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, Bố tôi và các chiến hữu đă đánh một trận để đời và đă anh dũng nằm xuống cho quê hương, thỏa ước ḷng kiêu hănh, không bao giờ đầu hàng – họ những chiến sĩ BĐQ oai hùng đă chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng.
    Quăng đường khoảng 50 km đưa tôi đến trường tiểu học Trung Lập Hạ – xă Trung Lập Hạ – Huyện Củ Chi. Ghé vào quán nước nhà tranh vách đất ven đường ngồi trấn tỉnh lại, tôi hỏi thăm chủ quán nước và họ cho biết tin:
    Có một hố chôn tập thể cách chổ tôi ngồi khoảng 1km, trên bờ ruộng của ông Mười. Chính xác là 12 người lính của BĐQ bị tàn sát sau khi đă chiến đấu đến cùng và không chịu đầu hàng. Họ bị bắt tại Hương lộ 2…


    (Thiếu Tá Tự và hai sĩ quan bị bắn tại trường tiểu học Trung Lập Hạ, xác chôn tại chỗ. Mười người lính Biệt Động Quân và 2 Nghĩa Quân bị bắn và chôn tại hố bom)
    Tôi gần như mất hồn…thầm nghĩ như vậy là đúng rồi. Bổng nhiên có một người được gọi là Cô Sáu ở đâu xuất hiện như một định mệnh. Cô tự nhiên kéo ghế lại sát bàn của tôi đang ngồi và nói như đang lên đồng:
    “Cái hố chôn tập thể là của lính Ông Cọp trên vai trái, mà h́nh như người ta gọi là Biệt Động Quân. Nghe đâu rút quân từ Tây Ninh về đến đây bị phục kích”


    Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ.

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    4 GIỜ CHIỀU NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975,
    MƯỜI BA CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG QUÂN
    ĐĂ CHIẾN ĐẤU TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG
    ĐỂ RỒI BỊ BẮT, BỊ XỬ TỬ NGAY TẠI CHIẾN TRƯỜNG CỦ CHI.
    P2


    Tiếp đó Cô Sáu nói:
    Ngoài BĐQ rút từ Tây Ninh về đánh trận sau cùng, không có trận đụng độ nào hết….Chỉ có là sau ngày 30.4 bọn du kích đi lùng sục các dân địa phương mà đi lính VNCH, chúng cũng mang ra mà tử h́nh hết……”
    Cô c̣n nói với tôi là phải gặp chủ của cái ruộng đó là ông Mười sẽ biết được thêm tin tức. Nói xong, cô đứng lên đi về như một làn gió làm tôi bối rối chưa kịp nói lời cám ơn.


    Nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể các chiến sĩ Biệt Động Quân.

    Tiếp tục lên đường chạy qua nhà Chú Mười, ông là chủ ruộng nơi có cái hố chôn tập thể. Như một sự sắp đặt ngẫu nhiên hay có sự trợ giúp của một sự huyền bí nào đó, ngày tôi nói chuyện cũng là ngày ông vừa từ Saig̣n về sau thời gian nằm bệnh viện.
    Chú Mười pha ấm trà và châm điếu thuốc hút, ông kể:
    “Lúc thời điểm đó th́ tôi không chứng kiến việc này, nhưng sau ngày 30/4 người dân ở đây ai cũng biết là cái hố chôn 12 người lính là nằm chính trên bờ ruộng của tôi. Tôi trồng lúa nhưng không dám trồng trên phần mộ đó, đến dịp rằm hay Tết tôi đều mua đồ cúng cho mấy ổng và cầu mong là người thân sẽ t́m đến và mang họ về. Chính xác theo lời kể th́ là 12 quân nhân của BĐQ nghe nói rút quân từ Tây Ninh – khu vực ấp chợ Rầy – Khiêm Hanh – Bầu Đồn. Hiện nay chỉ c̣n một người có thể biết chính xác là ông Út – trước đây là du kích ở địa phương này.
    Tôi đến gặp người cựu du kích địa phuơng, ông Út. Lúc đầu, ông ngại ngùng ǵ đó, nên trả lời là ông không c̣n nhớ ǵ hết. nhưng sau khi thấy cái mặt ủ rũ của tôi, không hiểu sao ông đột ngột thay đổi cách nói chuyện và kể cho tôi nghe:
    “Lúc đó, vào khoảng 11h00 đến 12h00 trưa th́ người dân về báo là có một nhóm lính được trang bị đầy đủ súng, máy truyền tin… đang tiến về hướng căn cứ Đồng Dù có bắt theo vài du kích để dẫn đường và dường như họ không đến địa điểm tập trung để đầu hàng.
    Trận đánh kéo dài khoảng 30 phút. TĐ 38 gần như kiệt quệ và hoàn toàn hết đạn từ lâu…tất cả c̣n lại 13 người bao gồm TĐT, người mang máy truyền tin, một sĩ quan Thiếu úy đầu bạc, và 10 người lính c̣n lại…., họ đang ngồi bên nhau cùng hút những điếu thuốc quân vụ cuối cùng , tất cả đă hết đạn và bị dẫn về trường tiểu học và trói tất cả tại đó…..
    Về đến nhà th́ trời đă tối hẳn, cơm nước xong là tôi lên net để thông tin cho người nhà của Chú Tài, là người lính truyền tin của Bố tôi. Cô Hương nói ngay như vậy là đúng rồi, chắc Cô sẽ về Việt Nam cùng tôi thực hiện việc t́m hố chôn và cải táng.
    Vài ngày sau đó, tôi, Cô Hương, chú Nguyên ( người em của chú Tài) lên đường về Củ Chi, trên đường đi chẳng ai nói với ai lời nào, ai cũng mong muốn là mau đến nơi. Khi đến nhà chú Út th́ có một việc không ai ngờ đến là khi vừa thấy chú Nguyên th́ chú Út buộc miệng kêu lên:
    “Giống lắm, chú này giống cái ông lính truyền tin mang máy cho ông Thiếu tá.”
    Mọi người ai cũng giật bắn người v́ câu chuyện bất ngờ này… Sau vài câu nói chuyện chúng tôi cùng mang một số đồ cúng mang theo ra cái hố chôn tập thể.
    Sau một hồi đào xới, người phu đào đất tên Dũng làm một vài động tác và cầm lên một ống xương chân dài, c̣n nguyên chiếc vớ đă ngă màu bao bọc lại, bất ngờ tiếp theo là c̣n cả sợi dây trói bằng chỉ cước xanh to bằng ngón tay cái….


    Xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh, sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịt đă rỉ sét

    Nước mắt tôi đă rơi v́ có lẽ đây là khoảnh khắc đă làm tôi xúc động và sẽ ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về nó:
    Khi bọn du kích dẫn các quân nhân BĐQ anh hùng ra tàn sát tập thể, họ vẩn bị trói chặt tay hoặc chân.
    Tôi ra hiệu cho mọi người nghĩ ngơi một chút v́ chính xác là đây rồi với lại tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi quay lưng lại th́ hởi ơi có cả hơn 40 người hiếu kỳ đang đứng xem từ khi nào mà tôi không biết họ đến từ đâu và từ khi nào? Họ bắt đầu bàn tán: Xót thương có . . . chửi rủa có . . . thông cảm có . . . mắng nhiếc có . . .và có người đă khóc . . .Họ c̣n kể chính xác là thời điểm tàn sát vào xế chiều vào khoảng 4h00 hay 5h00 ǵ đó.
    Sau vài phút nghĩ ngơi và nói chuyện, bên công nhân khai quật tiếp tục công việc của ḿnh, thời khắc quan trọng đă đến một cái thẻ bài đă được Dũng mang lên từ cái hố chừng nửa mét sâu : tôi như đứng tim và cầm ngay cái thẻ bài đến cái bờ ruộng có nước sạch để xem và hy vọng đó là thẻ bài của chú Tài nhưng một thoáng thất vọng đă xuất hiện trên khuôn mặt của tôi, thẻ bài không phải của chú Tài mà là của :


    Ly A Sam – Số quân : 70/131238 – Loại máu : A +
    Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam: tên đầy đủ là :
    Lư A Sầm – Sinh ngày : 19/5/1950 – Cha : Lư Man Soi – Mẹ: Hồ Thị Minh

    Lúc này thời tiết càng nóng gay gắt cũng như ḷng người cũng gay gắt nóng hy vọng t́m được thêm kỷ vật. và tiếp theo là một thẻ căn cước với nội dung:

    Trịnh Ngọc Thuần – Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon – Cha: Trịnh Hữu Hiền
    Mẹ : Hứa Thị Là – Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai g̣n
    Thẻ căn cước
    [IMG]http://www.nguyenkhapnoi.co m/wp-content/uploads/2012/05/hinh2.jpg[/IM
    ( mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước)

    Như vậy thời điểm chú Sầm bị tử h́nh ông vừa tṛn 25 tuổi và chú Thuần th́ chỉ vừa 18 tuổi và 01 tháng. Tôi tự hỏi:
    “Chiến tranh kết thúc, các anh là người thắng cuộc, tại sao lại phải đối xử và tàn sát những người bại trận như vậy? Và giờ những người đă thi hành việc tử h́nh năm xưa đang ở đâu? Họ có đứng trong vài chục người đang đứng kề cận bên tôi hay không? Và họ nếu có và chứng kiến th́ họ đang nghĩ ǵ trong lúc này?……

    Đồng hồ

    Chiếc đồng hồ và sợi dây đeo c̣n nguyên vẹn.

    Dũng lại moi từ ḷng đất môt cái túi nylon đă ngă màu theo thời gian, tôi lập tức cầm lấy và mở ra, th́ trời ạ…một chai dầu gió hiệu “song thập”, một bàn chải đánh răng, một cây viết, một cái bóp cá nhân có h́nh một người mặc đồ lính chụp h́nh chung với một cô gái – nhưng rất mờ và rất khó để nhận diện khuôn mặt.
    Tim tôi ngừng đập khi Dũng moi từ trong ḷng đất đưa lên cho tôi một cái đồng hồ đeo tay với sợi dây đồng hồ bằng da màu đen. Cái đồng hồ đă bị gĩ sét theo thời gian, hai cái kim đồng hồ c̣n nguyên vẹn, và chỉ đúng 4h14 phút ngày 31.
    Như vậy, chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát vào lúc 4h14 phút ngày 30/04/1975. V́ đồng hồ lên giây chạy được 24 giờ nữa mới đứng.
    Tôi như điên như dại, ôm cái đồng hồ vào ḷng và bật khóc tôi muốn hét thật to vào không gian yên tĩnh nơi tôi đang đứng một ḿnh. Có một sự huyền bí nào hay chỉ là sự trùng hợp khó tin là các chú đă để lại một dấu hiệu cho mọi người và gia đ́nh biết chính xác ngày và thời gian họ đă nằm xuống cho quê hương, đất nước.

    Hoả táng

    Toàn bộ hài cốt và quần áo, dây thắt lưng và dây trói đang được hỏa táng.


    Hài cốt

    Sau khi hội ư với nhà ngoại cảm th́ ông quyết định là tất cả đă đầy đủ và không nên tiếp tục đào nữa. Sau đó gia đ́nh hội ư thật nhanh và làm các công tác nhận diện hài cốt của chú Tài bằng h́nh thức nhà ngoại cảm nói chuyện với các vong linh. Tiếp theo đó mọi người quyết định sẽ hỏa táng chú Tài và các quần áo, dây nịt, dây trói. . .tại cánh đồng lúa nơi chú và các chiến hữu đă nằm lạnh lẽo suốt bao năm qua.
    Số hài cốt c̣n lại tạm thời được để vào trong một cái “khạp” để hy vong gia đ́nh sẽ liên lạc và mang người nhà của ḿnh về

    Đôi ḍng tâm sự :
    Tôi liên tưởng lại các câu chuyện và lời kể của vài nhân chứng và chính thức tôi xác nhận rằng : Tiểu Đoàn 38 – LĐ 32 – Biệt Động Quân là đơn vị BĐQ cuối cùng đă chiến đấu vào giờ 25 của cuộc chiến, họ đă chiến đấu một trận cuối cùng của đời lính vinh quang nhưng đầy cay đắng, họ và chính họ đă chọn cái chết đau đớn nhưng oai hùng. Họ chiến đấu với lời nguyện ước với non sông :

    Tổ Quốc -Danh Dự – Trách Nhiệm

    Kính Bố,
    Con đă thực hiện xong trăn trở của Mẹ, trách nhiệm và bổn phận của con một người lính VNCH, đâu đó trong cơi tạm trần gian này con mong Bố đă thấy và hài ḷng về những ǵ con làm cho những người đồng đội đă cùng lư tưởng với Bố và đă vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương.Hăy thanh thản nơi cơi trời cao rộng – Bố và các Chú sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ không bao giờ bị quên lăng.
    Tùy bút. Tháng 9-2011 – Trần Đ́nh Thái.


    Vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 tháng Tư năm 2012 vùa qua, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California đă tổ chức lễ tưởng niệm Anh Linh của các Anh Hùng Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sịnh cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Ḥa, tại trụ sở của hội, số 111 E. Gish Road, San Jose CA 95112.
    13 cái Mũ Nâu gắn trên 13 cây súng tượng trưng cho 13 anh hùng Biệt Động Quân đă Vị Quốc Vong Thân.

    NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A CỦA TÔI, CỦA CHÚNG TA, LÀ NHƯ THẾ ĐÓ.

    NGUYỄN KHẮP NƠI.

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TRẬN THƯỜNG ĐỨC,
    CUỘC THƯ HÙNG NAM-BẮC CUỐI CÙNG
    Vann Phan


    * Dẫn nhập

    Mặc dù trận đánh tại Thường Đức (từ ngày 15 tháng Tám đến ngày 8 tháng Mười một, năm 1974), cũng như trận Long Khánh hồi tháng Tư, năm 1975, không phải là trận đánh sau hết trong Chiến Tranh Việt Nam, nhưng đây phải được coi là cuộc đọ sức cuối cùng trong số hằng trăm, hằng ngh́n trận thư hùng lớn, nhỏ của quân đội hai miền Nam-Bắc, một trận Điện Biên Phủ khác trên chiến trường Việt Nam mà kẻ chiến thắng là Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH). Có nhiều lư do dẫn tới nhận định trên.

    Lư do thứ nhất là mức độ dữ dội của trận đánh tại Thường Đức khi chưa bao giờ có đông đến như thế các lực lượng tham chiến và hỏa lực tập trung của cả hai bên trên một chiến trường nhỏ hẹp chỉ gồm có ngọn Đồi 1062 mét và các đồi phụ chung quanh với cao điểm trận đánh kéo dài chưa đầy một tháng.

    Lư do thứ hai là trận đánh này, dù mức độ ác liệt chỉ thua sút có trận Cổ Thành Quảng Trị và trận An Lộc, lại không được nhiều người biết đến do địa thế hẻo lánh của vùng giao tranh (giáp giới với vùng Hạ Lào) và do t́nh h́nh chính trị vào những ngày cuối của cuộc Chiến Tranh Việt Nam quá sôi động khiến báo chí Tây phương, vốn rất ồn ào, không đưa tin đúng mức v́ họ không kịp hiểu hết tầm mức quan trọng của trận đánh mang ư nghĩa của một “cuộc thăm ḍ khả năng chiến đấu một ḿnh” của quân đội miền Nam Việt Nam chống lại các lực lượng cộng sản sau khi quân chiến đấu Hoa Kỳ đă rút về nước.

    Lư do thứ ba là số lượng cao của các lực lượng tinh nhuệ tham chiến: Quân Đội Nhân Dân (QĐND) cộng sản Bắc Việt (CSBV) có Sư Đoàn 304 Điện Biên (SĐ304 ĐB) cùng Sư Đoàn 324B (SĐ324B) và QLVNCH có Sư Đoàn Nhảy Dù (SĐND).

    Lư do thứ tư là cán cân thăng bằng về hỏa lực và nhân sự giữa đôi bên coi như đă được tái lập sau khi các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ đă thực sự rút lui khỏi chiến trường, đem theo luôn sức yểm trợ mạnh mẽ của máy bay oanh tạc và hải pháo của Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong khi, về mặt súng nặng, quân Bắc Việt đă đưa vào sử dụng một số trọng pháo tân tiến chưa thấy dùng trong Mùa Hè Đỏ Lửa cách đó hơn hai năm. (Yếu tố này được đề cập tới để các nhà viết quân sử không c̣n lư do nào để bảo rằng QLVNCH có ưu thế về hỏa lực trong mọi trận đánh so với QĐND CSBV.)

    Lư do sau cùng là ḷng quyết chiến, quyết thắng của cả đôi bên trong trận đánh khi Sư Đoàn 304 Điện Biên, sau khi đă chiếm được quận lỵ Thường Đức và ngọn Đồi 1062, một cao điểm chiến lược cực kỳ hung hiểm, chính thức thách đấu với SĐND để phân định cao thấp trong một trận đánh mà từ thời điểm cho tới chiến trường đều do họ chọn lựa. Một số tài liệu về trận đánh này cho biết chính cộng quân đă dùng giàn thun bắn thư rơi khiêu chiến, “thách ‘Ngụy’ Dù lên đánh.". Phải biết rằng phe cộng sản vẫn hết sức ấm ức khi đành chấp nhận thảm bại trong trận chiến Cổ Thành Quảng Trị hồi Mùa Hè năm 1972 sau khi bị các lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và Nhảy Dù (ND) của QLVNCH, có sự yểm trợ của hỏa lực hùng hậu của Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân Hoa Kỳ, đánh cho tan tác, để rồi các lực lượng “Bộ đội Cụ Hồ” tinh nhuệ dưới quyền Tướng Vơ Nguyên Giáp tham chiến đành phải rút lui “không c̣n manh giáp." (1)

    Với các lư do được kể ra ở trên, chiến thắng của các lực lượng ND trước quân CS phải được coi là hết sức oanh liệt và dứt khoát. Sau gần ba tháng trời, trận đánh kết thúc với việc các lực lượng ND của QLVNCH - dưới quyền chỉ huy tổng quát của các tướng Ngô Quang Trưởng và Lê Quang Lưỡng - tiêu diệt gần như toàn bộ các lực lượng tham chiến của CSBV bên trong và chung quanh ngọn đồi chiến lược 1062, khẳng định trước các nhà viết quân sử thế giới tính ưu việt của QLVNCH so với QĐND CSBV. (2)

    Bài viết này được thực hiện, phần lớn, dựa trên tài liệu nhan đề “33 Năm Nhớ Về Mặt Trận Thường Đức” của Đại Úy Vơ Trung Tín và Đại Úy Nguyễn Hữu Viên, cả hai đều là sĩ quan chỉ huy ND, và đă được phổ biến rộng răi trên mạng lưới điện toán từ tháng Mười một, năm 2008.

    * Bối cảnh chiến trận

    Trong phần nhận định tổng quát về bối cảnh cuộc chiến, các tác giả viết:

    “Sau khi Hiệp Định Paris được kư kết vào cuối Tháng Giêng, 1973, t́nh h́nh chiến cuộc Việt Nam tạm lắng dịu.... Vào những tháng cuối năm 1974, sau khi trao đổi tù binh với Hoa Kỳ xong xuôi, CSBV không ngần ngại bắt đầu vi phạm Hiệp Định Ba Lê để thực hiện ư đồ xâm lăng thôn tính miền Nam bằng vơ lực.... Song song với việc CSBV mở mặt trận lớn đầu tiên tại Vùng 1 Chiến Thuật với ư đồ cầm chân các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH đồng thời ào ạt di chuyển bộ đội trên Đường Ṃn Hồ Chí Minh vào các Quân Khu 2 và 3, hai SĐ304 và SĐ324B BV, cùng các trung đoàn pháo, chiến xa bất thần đánh chiếm quận Thường Đức thuộc tỉnh Quảng Nam là một điểm chiến lược nhờ địa thế núi rừng hiểm trở....

    “Địa h́nh Thường Đức rất hiểm yếu, ba bề là núi cao, có nhiều dốc dựng đứng. Phía Đông bằng phẳng, từ quận Điện Bàn trên giao điểm Quốc Lộ 1, Liên Tỉnh Lộ 4 chạy dọc theo Sông Vu Gia dẫn vào Thường Đức nằm ngay ngă tư Liên Tỉnh Lộ 4 và Quốc Lộ 14 và cũng là nơi hợp lưu của hai con Sông Côn và Sông Vu Gia nước sâu, chạy dài từ Tây sang Đông. Chính phủ VNCH cho thành lập quận này nhằm cắt đứt con đường 14, không cho cộng quân sử dụng để di chuyển vào Nam..."

    Nói đến các động lực dẫn đến việc CSBV xua quân lấn chiếm Chi Khu Thường Đức và việc Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng I Chiến Thuật, giao cho SĐND trọng trách tái chiếm quận này, các tác giả viết:

    “Về mặt chiến lược, Thường Đức là một vị trí quan trọng xuất phát các cuộc hành quân trinh sát [của các lực lượng VNCH], khống chế con đường tiếp liệu Trường Sơn Đông mà CSBV vừa mới khai dựng sau ngày kư hiệp định 27 tháng Giêng 1973. Từ phía Bắc, quân dụng và chiến cụ theo đường ṃn Hồ Chí Minh đưa từ A Lưới đến A-Shau qua Trào đến Bến Giàng nằm trên Liên Tỉnh Lộ 4 cách Thường Đức không xa. Tại đây quân CSBV có những kho lẫm tồn trữ quân dụng tiếp tế cho mặt trận Quân Khu Năm.

    Về chính trị, với việc chiếm đóng Thường Đức, Hà Nội có thể đánh giá được phản ứng của Hoa Kỳ và khả năng viện trợ quân sự cho Sàig̣n. Về quân sự, Hà Nội có thể đánh giá khả năng phản kích, cơ động và hỏa lực yểm trợ chủ lực VNCH ở Quân Khu 1, đặc biệt là các lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược (Nhảy Dù). “Đối với VNCH, trận chiến Thường Đức đánh dấu việc vi phạm ngưng bắn của CSBV đă đến một mức độ nghiêm trọng mới. Thường Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay CS sau ngày ngưng bắn. Đại Lộc và Đà Nẵng [nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Vùng 1 Chiến Thuật] sẽ bị đe dọa nghiêm trọng từ hướng Tây chỉ cách thung lũng sông Vu Gia."

    Các tác giả liệt kê lự lượng địch và bạn tham chiến như sau:

    Lực lượng địch tham chiến gồm có:

    Sư Đoàn 324B gồm các Trung Đoàn 29, Trung Đoàn 6 và Trung Đoàn 803 di chuyển từ phía Tây tỉnh Quảng Trị xuống tỉnh Quảng Nam;
    Sư Đoàn 304 Điện Biên, Tư lệnh là Trương Công Phê, chính ủy là Trần B́nh chỉ huy trực tiếp trận chiến, gồm 3 trung đoàn 66, 24, và 36 vừa tham gia trận đánh chiếm căn cứ Dak Pek ở phía Bắc tỉnh Kontum vào giữa Tháng Năm đă bí mật di chuyển vào khu vực Thường Đức;

    Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 2 CSBV tăng viện vào lúc cuối trận chiến;

    2 Tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà;

    1 Trung đoàn Pháo và Trung đoàn Chiến Xa....

    (Các tác giả cũng ghi nhận rằng, về mặt súng nặng, các lực lượng CSBV đă đưa vào sử dụng loại súng cối 160 ly có sức công phá lớn, ngoài các loại vũ khí nặng khác mà họ từng sử dụng trong trận chiến như hỏa tiễn 122 ly, sơn pháo 130 ly, pháo 105 ly, pháo 85 ly, cối 82 ly và cối 61 ly.).

    Lực lượng bạn:

    “Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Pḥng;2 Đại Đội Địa Phương Quân1 Đại Đội Cảnh Sát Dă Chiến;1 Trung Đội Viễn Thám;16 Trung Đội Nghĩa Quân;Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Đoàn 1, 8, 9 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù;Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Đoàn 2, 3, 6 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù.

    * Một số diễn tiến đáng chú ư trong trận Thường Đức

    Về diễn tiến các cuộc giao tranh vô cùng ác liệt trong trận Thường Đức, nhất là trận đánh để tái chiếm Đồi 1062 đă lọt vào tay cộng quân sau khi họ tràn ngập Chi Khu Thượng Đức ngày 7 Tháng Tám, năm 1974, xin trích dẫn một đoạn tiêu biểu trong bài viết của hai tác giả Vơ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên:

    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tấn công 1062: “TĐ1ND quyết định đột kích đêm và lợi dụng gió Đông làm một trận hỏa công. Lực lượng xung kích gồm 2 Trung Đội với Thiếu Úy Lê Văn Bá chỉ huy một Trung Đội thuộc Đại Đội 14 và Thiếu Úy Phạm Thanh Quan chỉ huy một Trung Đội của Đại Đội 11.... Đại Đội 11 làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho lực lượng tấn công.... Hỏa lực yểm trợ gồm súng cối 60 ly và 81 ly đă được chuẩn bị yếu tố tác xạ sẵn sàng.". “Sáu giờ chiều, ánh sáng mặt trời trong rừng già đă tắt hẳn. Hai Trung Đội bắt đầu xuất phát. Thiếu Úy Quang dẫn trung đội đi bên trái, trung đội Thiếu Úy Bá bên phải. Họ giữ đội h́nh đi song song và cách nhau khoảng từ 30 đến 40 thước. Pháo binh 105 ly của ta vẫn đều đều bắn cắm chỉ trên mục tiêu để địch lo trốn trong hầm, không ngóc đầu lên quan sát quân ta đang di chuyển. Một giờ, hai giờ, rồi ba giờ trôi qua...". “Bỗng nghe một loạt đạn nổ bên phải rồi im lặng. Pháo binh [ta] ngưng tác xạ, hai cánh quân vừa bắn vừa hô xung phong vang rền cả núi rừng hoang vu. Lửa bắt đầu cháy trên mục tiêu, nhiều nhất là bên cánh Thiếu Úy Quang. Bộ Chỉ Huy TĐ1ND xin Pháo Binh chuyển tác xạ về hướng Tây để bắn chận quân địch. Tiếng của Quang vang trong máy:

    - Chiếm được đỉnh rồi, đích thân! Hầm quá nhiều và kiên cố, làm toàn bằng cây to. Mấy đứa con đang bung rộng chờ cánh quân bên phải!”

    “Trời tối đen như mực, vẫn chưa liên lạc được Thiếu Úy Bá. Mười lăm phút sau, Thiếu Tá Quư đứng dưới mục tiêu C thấy trên D có từng cụm lửa lóe lên chen lẫn trận địa pháo bằng súng cối sơn pháo 120 ly của địch.

    Tiếng của Quang vang lên trong máy:

    - Chúng pháo dữ dội quá, đích thân, nhưng hầm hố kiên cố, không sao! ”

    “Rồi hàng loạt tiếng đạn AK-47 kêu rít, tiếng Quang hét trong máy:

    - Chúng nó phản công, đông lắm! Cho Pháo Binh bắn trên đầu tôi, tụi nó đông như kiến!

    Mau lên! Pháo! Pháo mau lên!”

    “Ban đêm tời tối, ĐĐ11 trừ bị cho Quang và Bá đang ở lưng đồi yên ngựa. Trung đội Thiếu Úy Bá th́ không liên lạc được ngay từ loạt đạn đầu, sau này mới biết được là Bá và 4 binh sĩ đă hy sinh v́ ḿn Claymore... ngay từ lúc đó."

    “Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (Tiểu Đoàn Trưởng) bảo Quư:

    - Nếu thấy không được th́ bảo Quang rút về, đừng hy sinh nhiều, ta sẽ t́m cách khác."

    “Nhưng Quang không nghe lệnh (hoặc không thể nghe lệnh!). Hai Trung đội đột kích của TĐ1ND đă gặp sự kháng cự phản công quá mănh liệt, quân số địch rất đông. Từ đỉnh cao, khe núi, và các địa đạo trong rừng cây ùa ra như đàn ong vỡ tổ! Lính Nhảy Dù rỉa bắn không nghỉ tay. Trước khi gần hết đạn, Quang gọi Thiếu Tá Quư phải kêu Pháo Binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu thí quân, quyết liều sống chết với quân CSBV. Thiếu Úy Quang đă tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút, c̣n Quang th́ ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục tiêu D.... Các đạn pháo CVT đă sát hại 10 phần địch và 3 phần quân bạn. Xác địch và ta nằm ngổn ngang trên đỉnh Đồi 1062. Trung Đội của Thiếu Úy Quang có 15 chiến sĩ anh dũng hy sinh..."

    * Mức độ hy sinh không bờ bến của các chiến sĩ Nhảy Dù

    Về những hy sinh to lớn của các chiến sĩ Nhảy Dù tại mặt trận Thường Đức như sự hy sinh vừa kể của Thiếu Úy Quang và 15 chiến sĩ thuộc Trung Đội dưới quyền của vị sĩ quan này, các tác giả viết: “'Cái giá' để chiếm được Đồi 1062 thực sự là một cái giá rất cao, cao nhất của chiến trận mà các chiến sĩ Dù đă gặp phải từ trước tới nay. Năm Tiểu Đoàn Dù bị tổn thất nặng, nặng nhất là Tiểu Đoàn 3 của Thiếu Tá Vơ Thanh Đồng, quân số hao hụt gần 50 phần trăm.

    Trong phạm vi của bài viết ngày hôm nay, chỉ xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu trong bài viết của hai tác giả đă được đề cập tới, nói lên những gai lửa của trận chiến cùng những hy sinh, gian khổ không bút mực nào tả xiết mà các chiến sĩ Nhảy Dù đă cống hiến cho dân chúng miền Nam Việt Nam, chỉ với một mục đích không hề lay chuyển của Sư Đoàn bách chiến, bách thắng này là bảo vệ sự vẹn toàn lănh thổ của miền Nam do trước cuộc tấn công xâm lược điên cuồng của CSBV, có sự yểm trợ tối đa của cộng sản Quốc Tế và sự đồng lơa, cố ư cũng có mà vô t́nh cũng có, của phần c̣n lại của thế giới hồi các thập niên 1950, 1960, và 1970 trong thế kỷ trước:

    “Trước khi gần hết đạn, Quang gọi Thiếu Tá Quư phải kêu Pháo Binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu thí quân, quyết liều sống chết với CSBV. Thiếu Úy Quang đă tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút, c̣n Quang th́ ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục tiêu D (đă trích dẫn).... Một quả lựu đạn đă rơi trúng nơi trú ẩn của Thiếu Úy Đoàn Tấn và Chuẩn Úy Đến thuộc Đại Đội 81 khiến hai anh bị thương vong. Lúc quả lựu đạn vừa rơi tới, Thiếu Úy Tấn định nhào lại lấy thân ḿnh che cho đồng đội, nhưng không kịp nữa.... Thiếu Tá Vân nghe tiếng Đại Úy Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ bắn lên đỉnh đồi, v́ địch đă tràn ngập! Hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá, cứ liều chết nhào tới tấn công. Đại Úy Đàng và anh em trong đại đội cầm cự, xông xáo, tả xung, hữu đột, người nào trên ḿnh cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là cận vệ của Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn gọi 3 phi tuần khu trục giội bom napalm xuống đốt cháy sườn đồi. Sau đó, từng đợt pháo binh bắn hỏa tập trợ chiến. Sau khi pháo dứt, những cán binh Bắc Việt lại tràn lên thấy Đàng bị thương nặng c̣n ngất ngư v́ trúng nhiều mảnh, anh dùng hơi tàn rút súng định tự sát, th́ người anh bị ghim như lông nhím. Đàng ngồi chết trân mà đôi mắt hăy c̣n trợn trừng không khuất phục.... Đại Đội 34 của Trung Úy Thư, lên tiếp ứng th́ gặp địch tràn tới đánh tơi bời thật hung hiểm vô cùng! Địch hô: “Hàng sống, chống chết,” nhưng Thư cứ hăng máu lấy AR-15 quạt và kêu pháo binh bắn đạn nổ chụp lên đầu để cùng chết chung với 5 phần địch 1 phần bạn. Một ḿnh Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù mà phải cầm cự với cả trung đoàn của Sư Đoàn 304 [Điện Biên], địch cho các đơn vị thay phiên tấn công gần một ngày. Các sĩ quan dũng mănh của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù như Đại Úy Phạm Văn Thư, Thiếu Úy Tô Văn Nhị đă gọi pháo binh bắn lên đầu để cùng chết chung với hằng trăm xác địch...".

    Về con số các chiến sĩ Nhảy Dù QLVNCH đă hy sinh trong chiến dịch kéo dài gần ba tháng trời tại Thường Đức, thiết tưởng cũng chỉ cần nêu tên một số các sĩ quan ưu tú Dù đă bỏ ḿnh trong trận chiến này - thêm vào con số hằng trăm, hằng ngh́n chiến sĩ QLVNCH thuộc nhiều quân, binh chủng đă bỏ ḿnh trong trận đánh - cũng đủ thấy mức độ hy sinh to lớn của tập thể chiến sĩ QLVNCH trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do trước đây, theo đúng nghĩa của tinh thần thượng vơ và khí phách “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng." Qua bài viết của hai tác giả “35 Năm Nhớ về Mặt Trận Thường Đức, ” các sĩ quan Nhảy Dù sau đây đă bỏ ḿnh ngay trên chiến trường:

    DANH SÁCH CÁC SĨ QUAN TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ QLVNCH
    ĐĂ HY SINH TẠI MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC NĂM 1974:

    ĐẠI ĐỘI 11ND
    Trung Úy Nguyễn Thế Bằng (Đại đội phó)
    Thiếu Úy Phạm Thanh Quan (Trung đội trưởng Trung đội 2)
    Thiếu Úy Nguyễn Quang Tuyến (Trung đội trưởng Trung đội 1)

    ĐẠI ĐỘI 12ND
    Trung Úy Khánh (Đại đội phó)

    ĐẠI ĐỘI 14ND
    Trung Úy Khiêm (Đại đội phó)
    Thiếu Úy Lê Văn Bá (Trung đội trưởng)
    Chuẩn Úy Châu (Trung đội trưởng)
    Thiếu Úy Nguyễn Tường Loan (Loan Mắt Nhung) (Trung đội trưởng)


    DANH SÁCH CÁC SĨ QUAN CỦA CÁC TIỂU ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH KHÁC
    ĐĂ HY SINH TẠI MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC NĂM 1974:

    Thiếu Úy Hoàng Văn Tiến
    Thiếu Úy Nghiêm Sĩ Thành
    Thiếu Úy Đoàn Tấn
    Chuẩn Úy Đến
    Trung Úy Vũ Đức Tiềm
    Đại Úy Ngụy Văn Đàng
    Trung Úy Phạm Văn Thư
    Thiếu Úy Tô Văn Nhị
    Chuẩn Úy Bảo
    Trung Úy Thịnh
    Thiếu Úy Trần Đại Thanh
    Thiếu Úy Lê Hải Bằng....

    Một số sĩ quan khác có thể cũng đă tử trận trong chiến dịch tái chiếm Thường Đức, mà v́ lư do này hay lư do khác, đă không thấy được kể tên. Dĩ nhiên là con số hạ sĩ quan và binh sĩ Thiên Thần Mũ Đỏ hy sinh trong trận này c̣n cao hơn nhiều so với số các sĩ quan tử trận.

    http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_BV/QS/M...hThuongDuc.htm

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những trận đánh cuối cùng



    Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.
    Từ trái sang: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, các tướng Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú. (link tiểu sử)


    Bài đọc suy gẫm: 30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài G̣n Thất Thủ, tác giả Trọng Đạt tổng kết một số diễn biến và những trận đánh của những ngày cuối. H́nh ảnh chỉ có tính cách minh họa.



    …Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

    Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến pḥng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc pḥng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về th́ Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan ră.

    Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát ṿng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan ră, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

    Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

    Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đă chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài G̣n, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài G̣n 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

    Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long B́nh, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đă bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.

    BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

    -Tấn công tuyến pḥng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

    - Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài G̣n.

    -Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài G̣n. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh c̣n nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ư dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đ́nh binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.


    Phù hiệu Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư Lệnh cuối cùng của sư doàn 18 BB. Ông cũng là vị Tư Lệnh chiến trường của mặt trận Xuân Lộc. Trong những ngày tháng Tư, chỉ huy Sư Đoàn 18 và các Lực Lượng bạn đánh một trận đánh để đời tại Long Khánh, Xuân Lộc. Dù bị lép vế với số quân áp đảo của quân chủ lực cộng sản, chiến thuật biển người, nhưng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tham chiến đă anh dũng can trường, bẽ găy mọi mưu toan tấn công của địch. Xuân Lộc vẫn oai hùng đứng vững hiên ngang cho tới khi thay đổi chiến thuật.

    Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xă bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đă phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mănh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ng̣i nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.

    Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự b́nh tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

    Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xă, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xă nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến pḥng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đă đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đă pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mănh không lùi một bước.

    Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.

    - Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.

    - Gia đ́nh binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đă có kế hoạch cho di tản gia đ́nh binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc pḥng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.

    Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

    Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.

    Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài G̣n khỏi trở thành băi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lănh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

    Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức pḥng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long B́nh.

    Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến B́nh Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu c̣n có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.

    Năm tuyến pḥng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn pḥng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.

    Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ B́nh Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng G̣ gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long b́nh. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.

    Quân đội VNCH như chúng ta đă biết từ cuối tháng 3-1975 đă mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ c̣n 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.

    “Về tương quan lực lượng giữa hai bên th́ QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lănh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đă xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

    Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

    Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”

    Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.

    Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.

    Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, c̣n lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.

    Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đă bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.

    Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.

    Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về G̣ Vấp.




    Người phi công chiến đấu cuối cùng. H́nh dưới: Phi Cơ AC-119K của Không Lực VNCH bị rớt trong ngày 29-4-1975.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ảnh hưởng của Quân đội VNCH trong sự phát triển của chiếc M113
    By mơtiên in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 4
    Last Post: 15-07-2012, 03:18 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 35
    Last Post: 19-10-2010, 03:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •