Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 68

Thread: QLVNCH/SƯ ĐOÀN BỘ BINH 4 VÙNG CHIẾN THUẬT & CÁC TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh & Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
    P1

    Tác giả : Phạm Phong Dinh



    Chiến binh Sư đoàn 1 Bộ Binh lên đường diệt giặc

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định và Phú Yên, thời gian c̣n lại các chiến sĩ mang trên vai áo Số 1 đă trấn giữ và hành quân liên tục trên một vùng chiến trường thật quá khắc nghiệt cực Bắc Quân Khu I. Một vùng khô cằn sỏi đá của hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. H́nh ảnh người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những năm thăng trầm của lịch sử đă gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước. Các anh luôn hiện diện trong đời sống quá đỗi cơ cực của người dân đất nghèo Cam Lộ, Gio Linh, cho đến Hương Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Phú Lộc. Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Những địa danh thật xa lạ mà người dân ở măi tận vùng đất ph́ nhiêu Đồng Nai hay Cửu Long chưa từng nghe biết, bỗng đă trở thành quen thuộc từ trên trang đầu tin chiến sự những nhật báo hàng ngày. Cồn Thiên, Khe Sanh, Quốc Lộ 9, Ba Ḷng, Tà Bạt, Làng Vei, Ashau, A Lưới. Những chiến thắng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, mà c̣n vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đă tuyên bố : “Sư Đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”. Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh đă vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, v́ bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, th́ họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đă thành tâm nghiêng ḿnh ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, th́ những lời ấy là những lời thật ḷng từ tận đáy thâm tâm.

    Tiểu Đoàn 4/1 Lê Huấn, những Lê Lai thời lửa binh

    Năm 1969, Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm trách thêm nhiệm vụ nặng nề, sau khi những Sư Đoàn Hoa Kỳ hồi hương. Giờ đây chỉ mỗi Sư Đoàn 1 Bộ Binh bảo vệ miền hỏa tuyến rừng múi mênh mông. Người ta nghĩ rằng Sư Đoàn 1 Bộ Binh khó có thể lấp kín được khoảng trống quá lớn này, về quân số cũng như về phương tiện cơ giới, hỏa lực so với các sư đoàn bạn. Nhưng yếu tố mà có thể cân bằng được sự chênh lệch ấy, là tài năng của dàn sĩ quan sư đoàn và sự thiện chiến, cùng với tấm ḷng yêu nước chan chứa trong trái tim mỗi chiến sĩ. Điều mà nhiều sư đoàn hùng hậu Mỹ không làm được trên đất địa đầu, th́ người chiến sĩ của một sư đoàn Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă làm được và làm hơn rất nhiều. Là đương đầu cùng lúc nhiều sư đoàn địch, nhiều mũi tấn công cực nguy hiễm, cực nóng cháy của địch, quân số ít hơn mà quân ta vẫn đánh thắng vang dội. Với ư chí, với truyền thống quyết chiến và quyết thắng, Sư Đoàn 1 Bộ Binh vừa chiến đấu vừa giữ luôn nhiệm vụ b́nh định và xây dựng vùng nông thôn rộng lớn của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Cho đến khi lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đă lớn mạnh có thể đảm đương những công việc thuộc về diện địa an ninh lănh thổ, Sư Đoàn 1 Bộ Binh đă có thể rảnh tay mở những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn truy lùng và tiêu diệt địch.

    Năm 1970, trong lúc đoàn quân Tây chinh của các Quân Đoàn II, III và IV đang tiêu hủy những căn cứ hậu cần của cộng sản trên đất Kampuchea, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng đóng góp phần của ḿnh với chiến thắng O’Relly. Căn Cứ O’Relly nằm cách Căn Cứ Hỏa Lực Barbara 7 cây số về hướng Tây, 15 cây số Đông biên giới Lào-Việt nằm trong tỉnh Quảng Trị. Là một cao điểm nằm trên dăy Trường Sơn chập chùng, căn cứ O’Relly quan sát những chuyển động của quân cộng và nằm trên đường tiến xuống đồng bằng của chúng. O’Relly là một cái gai nhức nhối mà cấp chỉ huy địch phải nhổ bằng mọi giá, lấy được O’Relly hay bức thoái quân ta, th́ chúng có thể uy hiếp vùng đồng bằng Hải Lăng. Một tiểu đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh lên trấn giữ điểm cao, những chiến sĩ cùng với người anh lớn kính mến của họ là Trung Tá Lê Huấn thề giữ vững căn cứ này. Trung Tá Lê Huấn, một người sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, mà số mệnh chọn đưa tên ông vào thanh sử, khi một năm sau Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 1 do ông chỉ huy đă nhận nhiệm vụ đánh chận hậu cho toàn Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm rút ra khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo. Nếu thượng đế đoái thương cho ông được sống, th́ con đường binh nghiệp c̣n sẽ đi lên cao, cố Đại Tá Huấn c̣n cống hiến nhiều lắm cho tổ quốc và cho dân tộc. Trung Tá Huấn không chờ giặc đến đánh, ông tổ chức những cuộc hành quân bung rộng ra khỏi căn cứ , mệnh đanh là các cuộc Hành Quân 361, 366. Cơ động và tấn công là sở trường của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị bao vây O’Relly thuộc Sư Đoàn 304 cộng sản Bắc Việt không chống nổi phải rút chạy, bỏ lại 196 xác cán binh. Trong cuộc Hành Quân Quang Trung tiếp theo sau đó, tiểu đoàn hănh diện mang tên Lê Huấn đánh thắng một trận lớn trên chiến trường Hải Lăng trong tháng 8.1970, đối đầu với các Tiểu Đoàn 3, 6, 8 cũng thuộc Sư Đoàn 304 BV, đưa tiễn thêm 546 Sinh Bắc Tử Nam lên thiên đàng của họ. Nhờ nút chận O’Relly, mức độ xâm nhập của binh đội Bắc Việt xuống miền đồng bằng Quân Khu I đă không đủ cung ứng cho nhu cầu chiến trường. Hải Lăng hưởng được những ngày b́nh an, là tấm lá chắn an toàn cho thành phố Huế về phía Nam.

    Chiến dịch Lam Sơn 719 khởi diễn ngày 8.2.1971. Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh được vinh dự chọn làm nỗ lực chính đánh qua vùng Hạ Lào, nơi con đường huyết mạch mang tên Đường Ṃn Hồ Chí Minh vận chuyển người và tiếp liệu địch xâm nhập lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. Đại quân Việt Nam Cộng Ḥa tập trung tại Đèo Lao Bảo gần biên giới Lào-Việt. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I được thiết lập tại căn cứ Khe Sanh cũ, với danh xưng Hàm Nghi. Theo kế hoạch, quân Dù sẽ tấn công đến tận Tchépone và phá hủy Căn Cứ 604 nằm trên trục Đường Ṃn Hồ Chí Minh. Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm nhiệm giai đoạn kế tiếp đánh tràn xuống hướng Nam phá hủy Căn Cứ Tiếp Vận 611 của địch. Sau giai đoạn này, tất cả các cánh quân của quân ta sẽ trở về Việt Nam bằng cả đường không vận và trên Quốc Lộ 9.

    Sau khi các cánh quân Biệt Động Quân, trên hướng Bắc, Nhảy Dù trên trục đường 9 và những cao điểm 31, 30 phía Bắc Quốc Lộ này bị thiệt hại nặng, Bộ Tư Lệnh Lam Sơn 719 của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm quyết định tung một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh nhảy xuống Tchépone, Trung Đoàn 2 và 3 Bộ Binh trấn giữ những cao điểm dọc theo trục Quốc Lộ và gần Tchépone yểm trợ cho Trung Đoàn 1. Ngày 6.3.1971, Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người hùng Mậu Thân 1968 cùng chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/2 của ông ồ ạt nhảy xuống khu vực ngoại ô thành phố Tchépone đái một cái rồi trở ra. Quân cộng đă rút hết về phía Nam sông Xepone chờ cơ hội khép chặt ṿng vây và phản công tiêu diệt quân Nam. Nhiệm vụ vào Tchépon mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kư thác đă xong, hang ổ hậu cần của giặc đă bị phá hủy, Thiếu Tá Huế nhận lệnh cấp tốc dẫn quân trở ra. Một lực lượng cộng quân hùng hậu với Sư Đoàn 2, 304, 308 và 324B tập trung lực lượng, quân số lên đến 40.000 người quyết tâm truy đuổi và tàn sát Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Các Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm,Trung Đoàn 2 của Đại Tá Ngô Văn Chung và Trung Đoàn 3 Bộ Binh đều chạm nặng với giặc.

    Giặc nhung nhúc khắp nơi như những đàn kiến háu đói. Được cho uống thuốc kích thích và bị dí súng từ phía sau, cán binh cộng cản không c̣n con đường nào khác ngoài mỗi việc ôm súng ḥ hét lao vào lửa. Trung Đoàn 1 Bộ Binh bị vây khốn tại Căn Cứ Lolo, t́nh h́nh càng lúc càng nguy ngập. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng mở cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu một tiểu đoàn đánh hậu cho toàn Trung Đoàn rút. Người anh hùng Lê Huấn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 xin nhận nhiệm vụ nặng nề này. Ôi cao cả biết ngần nào, người Lê Lai của thời đại lửa binh. Tiểu Đoàn của Trung Tá Lê Huấn nhận hy sinh để cho đồng đội được sống.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh & Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
    P2

    Tác giả : Phạm Phong Dinh


    Cuộc ác chiến Hạ Lào vỡ bùng lên với tất cả những khía cạnh thảm khốc và tàn nhẫn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước khổ ải của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tiểu Đoàn 4/1 giữa trùng vây của giặc, đă không xin tải thương, mà chỉ xin tiếp tế đạn dược. Ngay cả lời thỉnh cầu này cũng không thể được thỏa măn. Phi cơ tiếp tế không thể xuống thấp, dù là để xô những thùng đạn xuống, v́ màn lươiù pḥng không dầy đặc của giặc. Người lính VNCH không ngại chuyện tử sinh, nhưng các anh cần súng và đạn. Súng găy, đạn hết, Trung Tá Lê Huấn và hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 lần lượt ngă gục. Trận đánh dưới cơn băo pháo lửa đạn, đến sắt thép cũng phải chảy mềm, huống ǵ thịt da con người. Xác thân của những người anh hùng đó đă oan khuất nằm vùi trơ vơ giữa vùng rừng núi xứ người. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 4 dắt díu nhau đột phá măi về hướng Đông, là hướng đất mẹ. Vài trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 4/1 khi được các phi công Hoa Kỳ dũng cảm liều mạng đáp xuống bốc được chỉ c̣n vỏn vẹn 32 tay súng. Những khuôn mặt hốc hác đen nhẻm v́ đói, khát, v́ lao lực xông pha, v́ nhiều đêm mất ngủ, quần áo rách nát v́ gai góc núi rừng, đáng lẽ phải được vinh danh ngợi ca. Th́ bọn báo chí phương Tây bất lương, ti tiện diễn tả các anh như là những người hèn nhát chạy trốn cái chết t́m cái sống bằng cách bám càng trực thăng. Trời ơi, để cứu sống hàng ngàn sinh mạng đồng đội rút được về quê hương an toàn, người lính quá đỗi tội nghiệp thảm thương của chúng ta đă bị bọn vô lương phỉ nhổ và lăng nhục. Chúng tôi viết những gịng này để tố cáo sự ác độc có toan tính của truyền thông thiên tả Tây phương, đặc biệt truyền thông phản chiến và những nhà làm chín sách Hoa Kỳ, với mục đích chuẩn bị dư luận thuận lợi cho quân Mỹ bỏ chạy ra khỏi Việt Nam và đổ vấy trách nhiệm cho người lính Việt Nam Cộng Ḥa. Trong buổi lễ bàn giaoTiểu Đoàn cho vị Tiểu Đoàn Trưởmg mới là Trung Tá Nguyễn Văn Diệp, toàn Tiểu Đoàn 4 chỉ c̣n lại 50 chiến sĩ, kể cả quân số hậu cứ đứng nghiêm chào người chỉ huy.

    Thế hệ trẻ Việt Nam có đọc được những trang chiến sử oan khiên này, xin hăy hiểu cho rằng những người lính bị lăng mạ ấy đă chiến đấu cho sự sống c̣n của dân tộc, trong đó cho cha mẹ các em và cả các em nữa. Nếu không có những người lính Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu ṛng ră từ 1954 đến 1975, nếu các anh buông súng năm 1954, th́ số phận toàn dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ ch́m đắm trong bóng tối ghê rợn của cùm xích và tàn bạo. Các em sẽ không có cơ may được sinh sống tự do trên miền đất hạnh phúc ngoại quốc này. Hăy nh́n đất nước gọi là Bắc Hàn từ năm 1952 đến tận bây giờ, cuộc sống người dân ở đó không khác mấy với của những bầy gia súc. Câm nín, nhục nhă và nô lệ. V́ không chịu câm nín, không chịu làm kiếp thú nhà hèn nhục, nên người lính Việt Nam Cộng Ḥa cầm súng ngăn chống cơn cuồng sát hung hăn của khối cộng sản quốc tế. Người ta đă gán ghép cuộc chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Ḥa như là một cuộc chiến tranh ư thức hệ. Không có một ư thức hệ nào hết, ngoài mỗi ư thức Chiến đấu hay là chết. Những danh xưng hay từ ngữ hoa mỹ của cuộc chiến tranh là do sự áp đặt của những thế lực bên ngoài. Trong tận cùng thâm tâm của người lính Việt Nam Cộng Ḥa, th́ một khi bất cứ một thế lực nào có ư đồ xâm chiếm áp đặt ách thống trị, dù nhân danh bằng bất cứ cái ǵ lên dăy đất hoa gấm Việt Nam, th́ mỗi người lính, người dân Việt Nam có bổn phận cầm vũ khí đứng lên bảo vệ mảnh đất ấy. Đó là truyền thống bất khuất được hun đúc từ hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của tiền nhân, anh hùng liệt nữ mà đă chảy cuồn cuộn trong mạch máu nóng hổi của mỗi người lính Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tin tức bất lợi của đoàn quân Tây chinh Quân Đoàn I chẳng mấy chốc đă bay về đến Sài G̣n, dưới cái nh́n méo mó của giới báo chí ngoại quốc. Không có một phóng viên ngoại quốc nào dám theo chân đại quân Sư Đoàn 1 Bộ Binh đi quá sâu và nhảy xuống giữa hang ổ địch. Những tin tức tung ra trên báo chí của họ đều là nhuyện điêu thêu dệt và tưởng tượng ở ngay chân Đèo Lao Bảo, hoặc ở măi tận Căn Cứ Hàm Nghi, thậm chí ở Đông Hà và phần lớn được tưởng tượng trong những căn pḥng của kahc sạn Hương Giang ở Huế. Chỉ có duy nhất một phóng viên chiến trường Việt Nam cùng theo Tiểu Đoàn 2 của Thiếu Tá Trần Ngọc Huế. Người phóng viên gan dạ ấy chính là Thiếu Úy Dương Phục. Với sự dũng cảm này, Thiếu Úy Dương Phục đă được trao gắn Anh Dũng Bội Tinh. Chỉ những người phóng viên chiến trường của báo chí Việt Nam mới cảm nhận được vị cay đắng xót xa của người lính VNCH, với những bài tường thuật vinh danh các anh. Những tờ báo quân đội như Tiền Tuyến, Diều Hâu, Chiến Sĩ Cộng Ḥa, Tiền Phong, với những cây viết kư sự chiến trường dày dặn kinh nghiệm xông pha đă tích cực góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trung Đoàn 1 Bộ Binh là trung đoàn tiến rất sâu trong cuộc hành quân để yểm trợ cho Trung Đoàn 2 tiến đánh Tchépone, nên một cuộc họp báo với sự tham dự của kư giả trong và ngoài nước được tổ chức, với sự hiện diện của chính những người lính tham dự trận đánh. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cùng hai sĩ quan trong bộ chỉ huy từ Hạ Lào cùng Trung Đoàn trở về dưỡng quân ở Quảng Trị, ngày 22.3.1971 đă đáp máy bay vào Sài G̣n kể lại diễn tiến cuộc hành quân và trả lời những câu hỏi. Trong dịp này Đại Tá Điềm đă dành cho phóng viên chiến trường Nguyễn Đức Hiếu của nhật báo Tiền Tuyến một cuộc phỏng vấn về những chi tiết liên quan đến các trận ác chiến đẫm máu ở Căn Cứ Lolo chỉ mới diễn ra trong tuần lễ trước. Sau đây là nguyên văn bài viết của phóng viên Tiền Tuyến Nguyễn Đức Hiếu dưới tựa đề :

    10.000 CỘNG QUÂN BỊ ĐÁNH TAN TÁC TẠI CĂN CỨ LOLO

    Sự “xuất hiện” đột ngột của ông giữa thủ đô đông người đă cho thấy những tin tức báo chí loan tải nói rằng Đại Tá Điềm đă chết chỉ là tin thất thiệt. Dưới đây là những lời thuật xác thực nhất của những người từ chiến trường Hạ Lào trở về.

    Căn Cứ Lolo nằm trên một ngọn đồi với cao điểm 744, ở cách Khe Sanh 43 cây số về phía Tây, cách Tchépone 12 cây số về phía Đông, cách Quốc Lộ 9 khoảng 4 cây số về phía Nam và cách Đường Hồ Chí Minh 914 về phía Bắc 8 cây số. Với vị thế chiến lược quan trọng này, Căn Cứ Lolo được thiết lập ngày 1.3.1971, do Trung Đoàn 1 Bộ Binh lănh nhiệm vụ trấn giữ để làm nhịp cầu giao tiếp giữa Khe Sanh với Tchépone. Bị thảm bại nặng nề và để Tchépone lọt vào tay Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, Bắc Việt coi như một sự sĩ nhục đau đớn nên quyết tâm rửa hận : bằng cách huy động trên mười ngàn quân kéo đến bao vây Căn Cứ Lolo với ư định bằng đủ cách “triệt hạ” cho được căn cứ này để “ăn tươi nuốt sống” Trung Đoàn 1 Bộ Binh hầu tạo tiếng vang mới. Đồng thời Bắc Việt cũng muốn cắt đứt mọi hiệu năng tiến quân yểm trợ của Việt Nam Cộng Ḥa tại chiến trường Hạ Lào.

    Cộng quân đă cố gắng thực hiện ư định “quyết tâm diệt gọn” Trung Đoàn 1 Bộ Binh, và chiếm Căn Cứ Lolo để làm bàn đạp uy hiếp Sophia nằm cách đó trên đường đi đến Tchépone, nên huy động các đơn vị chủ lực Bắc Việt như Sư Đoàn 9, Trung Đoàn 812, Tiểu Đoàn K 8 và nhiều đơn vị hậu cần của Sư Đoàn 2 Thép Bắc Việt từ Nam Ngăi kéo về bao vây. Ngoài ra, địch quân c̣n tăng cường thêm các đơn vị thiện chiến để mở trận đánh khốc liệt vào Căn Cứ Lolo. Lực lượng địch được huy động đến bao vây Căn Cứ Lolo được mô tả là đông gấp bốn lần Trung Đoàn 1 Bộ Binh của Việt Nam Cộng Ḥa. Đại Tá Điềm nhấn mạnh, tuy lực lượng địch đông đảo như vậy, nhưng sau bốn ngày ác chiến với Trung Đoàn 1 Bộ Binh đă bị đánh tan tác nên không c̣n giữ nổi áp lực nặng quanh Căn Cứ Lolo. Có ít nhất là một trung đoàn Bắc Việt trên 1.000 tên đă bị bắn hạ quanh căn cứ, trong lúc Trung Đoàn 1 Bộ binh số thương vong được ghi nhận trên 100 người.

    Những trận ác chiến đẫm máu nhất được diễn ra liên tiếp trong suốt hai ngày liền. Đó là ngày 15 và 16.3.1971. Cộng quân đă mở nhiều đợt xung phong đánh cận chiến với chiến sĩ Trung Đoàn 1 Bộ Binh. Bị đánh tan áp lực này, địch quân lại tạo lực áp lực khác bằng những cuộc pháo kích các loại đạn đại bác hạng nặng 122 ly và 152 ly vào vị trí đóng quân của Trung Đoàn 1 Bộ Binh và xung quanh Căn Cứ Lolo. Trước hỏa lực pháo của cộng quân quá mạnh mẽ, Đại Tá Điềm đă nhờ đến sự can thiệp của Không Quân trực sẵn để triệt hạ những ổ đại bác nặng của địch trong trường hợp bị chúng pháo kích bất ngờ. Ngoài ra các ổ trọng pháo 175 ly của ta đặt ở Lao Bảo cũng đă phản pháo thật chính xác, đă làm câm họng những khẩu đại bác của địch ngay khi chúng pháo mấy tràng đầu sang các vị trí đóng quân của Trung Đoàn1 Bộ Binh. Lấy độc trị độc đă được Đại Tá Điềm áp dụng như một ngón đ̣n sở trường trên chiến trường Hạ Lào, đă có một kết quả hữu hiệu ở ngay tại mặt trận Lolo.

    Trong những ngày trấn giữ Căn Cứ Lolo, Đại Tá Điềm cho biết sau những lần các toán thám sát của Đại Đội 1 Trinh Sát Trung Đoàn phát hiện lực lượng địch quân đông đảo ở cách Căn Cứ Lolo 5 cây số và cách đơn vị bạn chừng 500 thước. Đại Tá Điềm liền xin cho gọi pháo đài bay chiến lược B 52 đến dội bom tiêu diệt địch quân trước khi mở cuộc hành quân lục soát mục tiêu. Đại Tá Điềm nói rơ là tuy đơn vị của ta chỉ cách địch có 500 thước nhưng ông vẫn đưa tin lên thượng cấp cho pháo đài bay oanh kích, nhờ vậy mới có kết quả hữu hiệu. Đại Tá Điềm tiết lộ là trong những trường hợp như vậy, ông đă báo cáo với thượng cấp là các đơn vị của ông c̣n cách xa nơi sẽ bị dội bom ít nhất trên một cây số. Nhưng trên thực tế chỉ cách có 500 thước. Đại Tá Điềm bày tỏ :”Những trường hợp như vậy, chúng tôi phải gánh lấy phần rủi ro do B 52 gây nên. Nhưng những pháo đài bay chiến lược này đă hoạt động rất hữu hiệu và không gây tổn thất nào cho đơn vị chúng tôi”. Dịp này Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cũng đă mô tả hoạt cảnh của lúc pháo đài bay B 52 oanh kích mục tiêu địch quân, ông nói :”Nh́n B 52 dội bom, thấy chân tay cộng quân văng rải rác, những xác người tung cao lẫn trong tiếng bom đạn nổ vang rền, khói bụi mù mịt cùng cây cối bay tung tóe”. Ngoài ra, có nhiều cán binh cộng sản gần nơi dội bom cũng bị thương tích trầm trọng, bị dập nát tạng phủ, miệng ra máu và sau cùng phải chết dần ṃn. Đại Tá Điềm đưa ra một thí dụ là tại Căn Cứ Lolo, sau khi B 52 dội bom cày nát mục tiêu địch, ông ra lệnh cho các cánh quân tiến vào lục soát và đă bắt sống 5 tù binh bị trúng B 52 nhưng chưa chết, miệng trào máu rỉ rả trông thật thê thảm. Trước t́nh cảnh đó, các Y sĩ trưởng trong đơn vị quân ta đă tận t́nh săn sóc vết thương cho họ nhưng cũng đành bó tay, không sao cứu thoát họ khỏi tay tử thần.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh & Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
    P3

    Tác giả : Phạm Phong Dinh


    Trong phần tŕnh bày diễn tiến của cuộc hành quân do đơn vị ông đảm nhiệm, Đại Tá Điềm cho biết Trung Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh được lệnh đánh sang Lào từ ngày 8.2.1971 nhắm vào binh trạm 41 và Trung Đoàn 141 cộng quân. Nhưng đến ngày 3.3.1971 Trung Đoàn được lệnh tấn công vào Lolo và Liz để làm đầu cầu cho một đơn vị bạn tiến chiếm Tchépone. Đến ngày 8.3.1971 Trung Đoàn 1 nhận lệnh đánh sang phía Đông và đến ngày 11.3.1971 được lệnh triệt thoái về Việt Nam. Đề cập đến việc Trung Đoàn 1 Bộ Binh phải triệt thối ra khỏi Căn Cứ Lolo sau những ngày giao chiến đẫm máu với cộng quân tại đây, Đại Tá Điềm đă khẳng định rằng việc rời bỏ căn cứ này là một cuộc triệt thoái chiến thuật, chứ không phải v́ áp lực của địch quân mà quân ta phải rút lui như dư luận đồn đăi. Ông nói thêm nếu bị áp lực của cộng quân mà triệt thoái, th́ công cuộc triệt thoái này khó ḷng thực hiện được như mong muốn, và nếu có thực hiện được, cũng sẽ bị tổn thất nặng nặng nề. Đại Tá Điềm cho hay cuộc triệt thoái khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo không bị một tổn thất nào, ngoại trừ ta phải bỏ lại 4 khẩu đại bác 105 ly và 2 khẩu 155 ly để tránh thiệt hại cho trực thăng cũng như phi hành đoàn.

    Trả lời một câu hỏi về việc thiết lập các căn cứ hỏa lực có cần phải là cố định không, Đại Tá Điềm nói rằng việc thiết lập căn cứ yểm trợ hỏa lực chỉ là những nhu cầu chiến thuật, chứ không phải là những căn cứ cố định. Ông giải thích :”Khi một cuộc hành quân mở ra trong một vùng nào, th́ ta phải nghĩ ngay đến việc lập những căn cứ yểm trợ hỏa lực để yểm trợ cho cuộc tiến quân canh pḥng, cũng như quấy phá địch quân. Một khi cuộc hành quân chấm dứt, đương nhiên các căn cứ yểm trợ hỏa lực này cũng được hủy bỏ luôn”.

    Tiểu Đoàn Hoàng Măo được tuyên dương

    Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 Bộ Binh sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 đă được b́nh chọn là đơn vị xuất sắc nhất của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đó là Tiểu Đoàn 2/ 3 và người anh cả của chiến sĩ Tiểu Đoàn, Thiếu Tá Hoàng Măo. Thiếu Tá Hoàng Măo, người được báo chí mô tả là một trong những sĩ quan tài ba và dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, tốt nghiệp Khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt. Thiếu Tá Hoàng Măo sinh năm 1942 tại Thừa Thiên, đời binh nghiệp của ông đến thời điểm 1971 được tô điểm bằng 17 Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, cộng thêm hai Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tứ Đẳng và Đệ Ngũ Đẳng.

    Tiểu Đoàn 2/ 3 lừng tiếng bách thắng trong nhiều năm trên các chiến trường đỏ lửa nhất vùng hỏa tuyến. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Tiểu Đoàn 2/ 3 lănh sứ mệnh tiên phong nhảy xuống đường ṃn Hồ Chí Minh. Dưới quyền điều động của người hào kiệt Hoàng Măo, Tiểu Đoàn 2/ 3 đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị địch, phá hủy hàng chục xe vận tải Molotova, dẫm nát hàng trăm tấn quân dụng, đạn dược của chúng. Quân cộng phản ứng mănh liệt, Trung Đoàn 44 cộng sản Bắc Việt được điều tới bao vây Tiểu Đoàn 2/ 3 suốt 24 ngày giữa rừng già, với một t́nh thế hết sức nguy ngập. Quân số địch đông ấp năm lần quân số quân ta, đạn dược Tiểu Đoàn đă dần kiệt quệ. Nhưng với người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh, c̣n nắm chắc tay súng, c̣n một hơi thở, th́ các anh c̣n chiến đấu đến kỳ cùng. Giặc không biết là chúng đang chạm với Tiểu Đoàn Hoàng Măo, tiểu đoàn cứng như thép của Trị Thiên. Trong một t́nh thế tuyệt vọng giữa ṿng vây cường kích của giặc như vậy mà Thiếu Tá Hoàng Măo cùng các sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy đă b́nh tĩnh gỡ dần những nút thắt trùng điệp, đă chuyển bại thành thắng. Chẳng những đơn vị thoát khỏi ṿng lửa đạn mà c̣n lật ngược thế cờ tiêu diệt hơn 300 cộng quân. Chung quanh hầm hố giao thông hào của quân ta, các cán binh cộng sản nằm la liệt, vắt vẻo trong mọi tư thế kinh hoàng. Tiểu Đoàn 2/ 3 cùng Trung Đoàn 3 Bộ Binh trở về Việt Nam trong tư thế hào hùng. Dù thành quả của toàn chiến dịch c̣n nhiều hạn chế chưa được như mong muốn như kế hoạch, đại quân Quân Đoàn I chỉ có 17.000 tay súng, một quân số ít ỏi rất trái với nguyên tắc căn bản của tấn công, là lấy số đông đè bẹp số ít. Người chiến sĩ VNCH đă làm nên chuyện phi thường, là lấy số ít đánh tan nát số đông địch. Binh cần tinh nhuệ không cần đông.

    LAM SƠN 720 VÀ LAM SƠN 810

    Trở về vùng địa đầu chưa được mấy nỗi, th́ Trung Đoàn 3 nhận lệnh tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 720. Thiếu Tá Hoàng Măo và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 3 được giao cho nhiệm vụ đánh ngọn đồi mang tên Động A Tây do Trung Đoàn 6 Bắc Việt chiếm giữ . Ngọn đồi Động A Tây là nơi đă xảy ra nhiều trận giao tranh ác liệt giữa quân địch với nhiều đơn vị khác của Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến. Thiếu Tá Hoàng Măo, bằng mọi cách phải đánh chiếm Động A Tây, không cho phép Trung Đoàn BV chốt trên đó thêm một ngày nào nữa. Nhiệm vụ thật khó khăn v́ chốt địch rải dầy đặc trên cao điểm. Đơn vị địch quyết tử thủ để bảo vệ bộ chỉ huy Trung Đoàn 6 của chúng. Trận đánh giữa Tiểu Đoàn 2/ 3 và Trung Đoàn 6 BV khởi diễn từ 7 giờ 30 sáng ngày 26.5.1971. Quân Tiểu Đoàn Hoàng Măo xác định đánh, và đánh là phải thắng. Các chiến sĩ Trung Đoàn 3 Bộ Binh quần thảo với địch không mệt mỏi suốt 48 tiếng đồng hồ. Quân ta siết chặt gọng kềm từ hai hướng Bắc và Nam. Giờ thứ 49 những người lính tiền phong khinh binh của ta đă cắm ngọn Cờ Vàng Việt Nam Đại Nghĩa trên ngọn Động A Tây. Quân giặc tháo chạy tán loạn trước những kỹ thuật diệt chốt và đánh cận chiến thần sầu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chúng kinh hoàng đến nỗi không kịp mang theo 150 xác đồng bạn. Tưởng cũng nên nhớ lại, Tiểu Đoàn 2/ 3 là đơn vị từng đánh chiếm Thành Nội và dựng cờ tại Kỳ Đài Phú Văn Lâu đầu xuân Mậu Thân 1968.

    Đại Đội Hắc Báo

    Nhưng đơn vị chủ lực của Lam Sơn 720 chính là 260 chiến sĩ của Đại Đội Hắc Báo. Quân số Đại Đội do các Trung Đoàn cung cấp nhưng vẫn nằm dưới sự quản trị của các Trung Đoàn. Những vị chỉ huy Hắc Báo đều là những sĩ quan ngoại hạng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đại Đội Hắc Báo được thành lập trong năm 1964 do nhu cầu của t́nh h́nh ḍi hỏi, với danh xưng đầu tiên là Lực Lượng Hành Động Cấp Thời. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu dũng mănh, kỷ luật nghiêm minh và rất được ḷng dân, thường được dân chúng vùng hỏa tuyến xem như là “những người bảo vệ Huế”. Nhiệm vụ của Lực Lượng Hành Động Cấp Thời là luôn sẵn sàng tiếp viện cho các đơn vị bạn ngoài mặt trận. Những lúc rỗi rănh th́ đi hộ tống những đoàn xe Quân Vận chở quân trang, đạn dược, tiếp liệu đồn trú ở phía Bắc Đèo hải Vân, khoảng đường từ Lăng Cô lến Đông Hà, Quảng Trị. Quân số Hắc Báo lên đến sáu trung đội và được luân phiên nhau đi thụ huấn chuyên nghiệp tại trại Evans nằm trong khuôn khổ chương tŕnh của Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ. Chiến sĩ Hắc Báo được huấn luyện kỹ thuật đánh cận chiến rất kỹ lưỡng. Theo cung từ của tù binh Bắc Việt, th́ các đơn vị cộng quân rất ngại đánh xáp lá cà với lính Hắc Báo, nên chúng chỉ có thể đánh lén hay đánh từ xa, khi thấy không êm th́ chém vè.

    Mỗi chiến sĩ Hắc Báo ngoài huy hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh mang trên vai áo trái, các anh rất hănh diện đeo trên túi áo phải phù hiệu h́nh tam giác, ở giữa thêu đầu con Báo Đen và hai chữ “Hắc Báo”. Mỗi một chiến sĩ Hắc Báo là một chuyên viên sử dụng bản đồ và địa bàn, tương tự như các chiến sĩ Mũ Xanh 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu theo cấp trung đội, tấn công chớp nhoáng các vị trí địch trong lănh thổ Quân Khu I. Thông thường chiến sĩ Hắc Báo vận trang phục thay đổi như sau :

    - Thứ Hai và Thứ Ba : quân phục xanh màu ô liu.

    - Thứ Tư, Thứ Năm và Thứ Sáu : quân phục ngụy trang (camouflag) rằn ri màu lá cây rừng như của Nhảy Dù hay Biệt Động Quân.

    - Thứ Bảy và Chúa Nhật : Đồ vải đen.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh & Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
    P4

    Tác giả : Phạm Phong Dinh


    Là một trong những đơn vị xung kích ṇng cốt của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 720, Đại Đội Hắc Báo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hoàng Đoàn, ngày 8.6.1971 đă nhận lệnh làm một cuộc nhảy đột kích thần tốc vào căn cứ hậu cần của Mặt Trận 7 cộng sản Bắc Việt trên vùng biên giới Việt-Lào phá hủy 3 xe Molotova và 12 tấn đạn dược của địch. Ngày 26.6.1971, Đại Đội Hắc Báo chuyển hướng tấn công vào Binh Trạm 106 tại thung lũng Ashau. Trận đánh chớp nhoáng đă được kết thúc nhanh chóng gây thiệt hại nặng cho địch. Cũng chính đơn vị ưu tú này của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đă hai lần được điều động đột kích bất ngờ vào khu rừng thông, nơi đồn trú của bộ chỉ huy Quân Khu Trị Thiên của cộng quân ngày 31.3.1971, và bản doanh của bộ chỉ huy Trung Đoàn 812 BV gây kinh hoàng bất an trong ḷng mật khu giặc. Chỉ cách cuộc hành quân Lam Sơn 720 hai tuần trước, trong Lam Sơn 719, ngày 7.3.1971, một ngày sau khi Thiếu Tá Huế và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2 của ông nhảy vào Tchépone, th́ chiến sĩ Hắc Báo được lệnh trực thăng vận khẩn cấp đến khu vực băi đáp Bản Đông gần Căn Cứ Hỏa Lực A Lưới để t́m cứu một toán phi hành trực thăng Hoa Kỳ bị quân cộng bắn rớt hai ngày trước. Hơn hai trăm chiến sĩ Hắc Báo vừa nhảy xuống Bản Đông đă bị quân phục sẵn của địch chận đánh dữ dội. Tội nghiệp cho những cán binh Bắc quân, họ không biết đang đối đầu với những ai. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, với con số chiến thương rất nhỏ, Đại Đội Hắc Báo thanh toán đẹp đẽ đối phương với 60 cán binh Bắc Việt phút chốc đă trở thành “liệt sĩ”, tịch thu 30 vũ khí đủ loại, rồi ung dung dẫn đoàn phi hành Mỹ mặt mũi tái xanh như tàu lá lên phi cơ về Khe Sanh an toàn. Những người bạn Mỹ đă không tiếc lời khen ngợi mức độ chiến đấu gan ĺ đến phi thường của người lính Việt Nam. Sư Đoàn 101 Không Kỵ Nhảy Dù Hoa Kỳ, lực lượng yễm trợ hỏa lực chính yếu của những cuộc hành quân Lam Sơn, khi có những công tác cấp cứu đặc biệt bao giờ cũng xin đích danh Đại Đội Hắc Báo.

    Cuộc hành quân Lam Sơn 810 mở màn với trận đánh đột kích của Đại Đội Hắc Báo ngày 12.9.1971 vào một vị trí địch cách Khe Sanh 19 cây số về hướng Tây Bắc, các biên giới Lào chừng một cây số rưỡi. Trong cuộc đột kích chớp nhoáng này quân Hắc Báo đă tịch thu được 4 đại pháo 122 ly ṇng dài đến 5m 70. Đây là những khẩu đại pháo giết người cộng sản vừa nhận được viện trợ của khối cộng sản. Đại pháo 122 ly do Liên Sô chế tạo có đặc tính như sau. Nặng 6.575 kí lô, sơ tốc 914 m một giây, tầm bắn ṿng cung xa đến 21 cây số 900. Như vậy pháo 122 ly đă vượt trội và chiếm ưu thế khoảng cách so với pháo 105 ly (9 cây số) và pháo 155 ly (15 cây số) của quân Cộng Ḥa. Viên đạn đại pháo 122 ly rất dài, vỏ đạn dài 784 mm, đầu đạn dài đến 602 mm. Viên đạn nặng 41 kí, nhịp độ tác xạ 6 viên một phút. Mỗi khẩu 122 ly của địch cần 10 pháo thủ, không kể lực lượng an ninh và khuân vác. Cộng quân đă ngụy trang và bảo vệ những khẫu đại pháo này rất cẩn thận. Nhưng chúng đă nhanh chóng bỏ chạy tháo thân ngay những phút đầu tấn công ồ ạt của những con Báo Đen. Những khẩu pháo gớm ghiếc này nếu giặc kéo được xuống vùng cận sơn Trị Thiên, th́ chắc sẽ gây rất nhiều chết chóc cho dân chúng, khi chúng pháo kích bừa băi vào các làng mạc, thị trấn. Điều mà chúng sẽ làm trong mùa hè 1972. Ba ngày sau, quân Hắc Báo lại nhảy xuống một địa danh thật xa lạ người hậu phương chưa từng nghe biết là Nguồn Rào, một địa điểm cách biên giới Việt-Lào 12 cây số về phía Đông đă phá hủy kho tiếp liệu H 6 khổng lồ của cộng sản.

    Theo Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Lam Sơn 810, cuộc hành quân này đă thâu đạt kết quả tốt. Trong vùng kiểm soát của các cánh quân từ Quốc Lộ 9 cho đến biên giới Việt-Lào không có một lực lượng địch quân nào đáng kể. Ảnh hưởng vụ lụt miền Bắc làm vận chuyển tiếp liệu khó khăn, dưới sức tiến mạnh mẽ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị cộng quân buộc phải tháo lui qua biên giới và rút về Bắc sớm hơn. Binh đội cộng sản cần một thời gian dài mới trở lại vùng biên giới được. Thiếu Tướng Phú đă dự đoán đúng, phải cần đến gần bảy tháng, với quân viện Nga Tàu ùn ùn đổ vào miền Bắc vô giới hạn, Hà Nội mới có thể mở cuộc đại tấn công đầu mùa hè 1972. Cuộc chiến mùa hè 1972 quá khốc liệt, với tất cả mọi khía cạnh đẫm máu và đau thương của chiến tranh, nên người lính-nhà văn Phan Nhật Nam đă mệnh danh nó là Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận quyết chiến giữa Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị hùng hậu địch sẽ được mô tả trong những trang chiến sử dưới một khía cạnh khác thậm chí c̣n khốc liệt hơn Lam Sơn 719.

    PHẠM PHONG DINH

    (Trích trong tác phẩm THIÊN HÙNG CA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A)

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tướng Ngô Quang Trưởng và Sư Đoàn 1 Bộ Binh

    Tác giả : Lê Đ́nh Thọ




    Tướng Ngô Quang Trưởng
    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă mất cách đây hai tháng ở tuổi 75. Theo tôi nghĩ, với sức khỏe của ông, ông sống được như vậy là đă quá lâu rồi. Ông sống chỉ với một lá phổi. Lúc c̣n ở đơn vị nhảy dù ông đă bị thương ngoài mặt trận, một viên đạn vào phổi và sau đó đă phải chịu cắt bỏ một lá khi vào bệnh viện.

    Đă từng làm việc dưới quyền của ông từ năm 66 đến năm 70, tôi ghi lại sau đây một vài điều mà cho đến hôm nay tôi vẫn c̣n nhớ.

    Mùa hè năm 1966, sau biến cố bạo loạn miền Trung, Chuẩn Tướng PXN Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh bị mất chức Tư Lệnh và Bộ Tổng Tham Mưu đă cử Đại Tá Ngô Quang Trưởng, lúc đó đang là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù ra làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế cho Tướng PXN.

    Người Nam (Kiến Ḥa), với gương mặt khắc khổ, hiếm hoi có nụ cười; và nếu họa hoằn lắm mới cười, th́ cười cũng không vui hơn khóc là bao nhiêu, và lúc đó hai má của ông sẽ cóp thêm một chút nữa. Ông ít nói và đă nói th́ mạch lạc, ngắn gọn, không dư và cũng không thiếu một chữ.

    Suốt ngày ông bay trên trực thăng và đáp xuống các tiền đồn bất cứ lúc nào cho nên các tiền đồn lúc nào cũng phải canh pḥng nghiêm chỉnh, không phải v́ ở xa mà chểnh mảng công việc pḥng thủ được. Mỗi lần Sư Đoàn có đơn vị đang hành quân dưới đất th́ lúc đó sẽ có ông bay ở trên trời. Ông nắm vững t́nh h́nh ngoài mặt trận c̣n hơn cả Pḥng 3 của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Tôi nhớ có một hôm vào một buổi sáng Thứ Bảy, trong buổi họp hàng tuần của các Pḥng, Ban của Bộ Tư Lệnh và các Đơn vị Trưởng các đơn vị biệt lập, Trung Tá H Trưởng Pḥng 3 Sư Đoàn đă báo cáo là vừa rồi Trung Đoàn 3 sau khi chạm địch đă tịch thu được một số vũ khí cá nhân và một súng cối 82 ly. Đă bị ông chỉnh lại: "Trung Tá H xem lại, chỉ có cái đế súng thôi, không có ṇng súng đó!" Làm Trung Tá H ngượng nghịu, anh em chúng tôi nháy mắt cười với nhau.

    Có mấy lần trực thăng suưt rớt và có một lần rớt thật nhưng may mắn thoát nạn v́ phi công đă kịp tách chong chóng ra khỏi động cơ khi động cơ tắt máy th́nh ĺnh, do đó với đà có sẵn của chong chóng máy bay đă xuống được, nhưng chạm đất một cái rầm. Anh bạn của tôi là Đại Úy TTK tùy viên đi theo, một tuần sau ban đêm nằm ngủ vẫn c̣n nằm mơ thấy bị rớt máy bay. Và v́ ngày nào cũng bay như vậy nên phải có hai Tùy viên thay phiên nhau đi với ông, một người không sao chịu nỗi.

    Ban ngày bay thị sát mặt trận, tối lại về tư dinh th́ mười tối như một, ông ngồi nh́n bản đồ trên vách với ly rượu whisky trên tay. Mọi người đều hỏi nhau: không biết ông nói chuyện với vợ lúc nào nữa.

    Bà Trưởng là con gái của nhà văn Thạch Lam (tác giả Gió Đầu Mùa), Thạch Lam là em ruột của Nhất Linh và là anh của Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), những nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn.

    Tư dinh Tư Lệnh ở trong thành Mang Cá Lớn, hàng ngày các bà vợ của các Sĩ quan Trưởng pḥng ở BTL vẫn thường hay vô ra chơi với bà Tướng, nhưng mỗi khi nghe ông Thượng sĩ quản gia báo cho biết máy bay của Thiếu Tướng sắp về tới th́ mấy bà lật đật ra xe chạy hết. Ông không bao giờ chịu nhận quà của thuộc cấp, dù là một món quà nhỏ. Biết tính chồng, bà Trưởng luôn luôn từ chối các món quà mà những bà trong Hội Bảo vệ Gia đ́nh Binh sĩ đem đến, dù chỉ là quà ngày Tết. Tôi có một anh bạn, cũng là Đại đội trưởng một đại đội yểm trợ, ngày Tết mua được một chậu hoa Mai đẹp, chờ lúc không có ông Tướng ở tư dinh, cùng tài xế đem đến. Đến nơi dặn ông thượng sĩ quản gia rằng nếu Thiếu Tướng hỏi của ai th́ nói họ đến rồi đi ngay nên không nhớ. Vừa nói được ngang đó th́ nghe tiếng trực thăng sắp đáp, hai thầy tṛ bèn bỏ lại chậu hoa rồi chuồn lẹ.

    Dáng người cao, gầy, ông luôn luôn nghiêm chỉnh trong bộ quân phục nhưng tôi có cảm tưởng h́nh như lúc nào bộ áo quần cũng có vẻ hơi rộng đối với con người của ông. Trong đại đội Quân Nhu hồi đó chúng tôi có rất nhiều thợ may ở Trung đội bảo tŕ, nhưng ông Tướng chỉ chịu một người thợ mà thôi. Một hôm vào buổi chiều tôi nhận được điện thoại của Chánh văn pḥng Tư Lệnh nói cho gấp một thợ may lên tŕnh diện Thiếu Tướng. Tôi biết ư, cho đúng Hạ sĩ B là người thợ mà ông vừa ư lên. Khi về anh Hạ sĩ nầy đă báo cáo lại với tôi là có một ông Đề Đốc Hải Quân Mỹ đến thăm, ông thấy cái áo Jacket của ông Đề Đốc đang mặc ông rất thích nên muốn thợ may Quân Nhu may cho ông một cái giống như vậy nhưng bằng vải áo trận màu xanh olive của bộ binh. Tôi đă chỉ thị kho xuất vải nylon nguyên cây để may cho ông và bảo lấy tấm Pano màu cam (biểu tín hiệu dùng để đánh dấu băi đáp cho máy bay trực thăng, có hai màu, màu cam và đỏ hường) để làm miếng lót bên trong cho đúng với màu vải lót cái Jacket của ông Đề Đốc. Và tôi cũng không quên dặn anh thợ may là phải may hai cái. Anh Hạ sĩ B thắc mắc: Thưa Đại Úy , Thiếu Tướng chỉ nói may một cái thôi mà! Tôi cười và đưa tay chỉ vào ḿnh. Đến bây giờ th́ anh Hạ sĩ đă hiểu và anh cũng cười theo. Khi chào tôi để đi xuống kho nhận vật liệu tôi thấy anh ta vừa đi vừa tủm tỉm cười. Cái áo Jacket của Sĩ Quan phi hành Hải Quân c̣n đẹp hơn cái Jacket của Không Quân nữa v́ áo Jacket Không quân không có cổ, cái nầy có cổ và phía sau lưng được may phồng lên bằng hai đường xếp ở gần hai bên nách. Có thể Tướng Trưởng thích cái áo nầy là v́ khi mặc vào trông ông có vẻ mập ra. Sau đó mỗi lần dự họp hàng tuần ở Bộ Tư Lênh, chỉ có hai người mặc cái Jacket Hải Quân là Tướng Trưởng và tôi! Có điều vui là nhiều người rất thích cái áo nầy nhưng không có ai dám nhờ tôi may cả, kể cả ông Đại Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn là ông Đại Tá C, v́ không ai dám bắt chước ông Tướng!

    Từ lực lượng nhăy dù về nhưng khi đến Sư Đoàn Bộ Binh th́ Tướng Trưởng không mặc đồ dù nữa mà mặc quân phục theo màu của bộ binh, chỉ có ở trên túi áo là c̣n thêu cánh dù mà thôi. Tôi nhớ có hôm ông Bác sĩ C từ Sư đoàn Dù được đổi về làm Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương ở trong thành Mang Cá Lớn. V́ mới thuyên chuyển đến nên Bác sĩ C chưa có đồng phục kaki màu xanh olive mà vẫn c̣n mặc quân phục nhăy dù để đi họp. Sau buổi họp Tướng Trưởng đă nói với Bác sĩ C: Tôi muốn lần tới Bác sĩ C bận quân phục cho giống như các anh em ở đây. Chỉ hai ngày sau thôi, tôi thấy Bác sĩ C đă không c̣n bận đồ dù nữa.

    Năm 69 khi Việt Cọng vây căn cứ Birmingham, áp lực địch rất nặng, một Tiểu đoàn Biệt Động Quân phải tăng cường pḥng thủ ṿng đai bên ngoài để căn cứ khỏi bị tràn ngập. Trong lúc đó mấy khẩu đại bác 105 và 175 của pháo đội ở trong căn cứ lại bị trở ngại tác xạ v́ thiếu đầu di động để thay thế. Buổi họp ở BTL Sư Đoàn, Đại Úy B Đại Đội Trưởng Đại Đội Bảo Toàn báo cáo là đă xin tiếp liệu khẩn rồi nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phát để thay thế. Thiếu Tướng Trưởng liền chỉ thị: "Sau buổi họp, pḥng 3 Sư Đoàn lấy máy bay trực thăng của tôi chở Đại Úy B lên căn cứ Birmingham. Đến khi nào các khẩu đại bác ở trên đó bắn được rồi th́ Đại Úy B mới về!". Chỉ một đêm thôi, VC pháo kích không ngũ được, lại lo không biết sống chết lúc nào, sáng lại Đại Úy B gọi điện thoại về cho Đại Úy Q Đại Đội phó, hối thúc cho sĩ quan tiếp liệu vào gấp tiểu đoàn 210 Trung Hạng Yểm Trợ Quân Cụ ở Đà Nẵng, bằng mọi giá, bằng mọi cách xă giao, làm sao xin ứng trước gấp một số đầu di động cho đại bác, để& giải thoát cho Đại đội trưởng đang bị nhốt làm con tin ở trên căn cứ (chứ không phải để giải phóng cho mấy khẩu súng đang bị tắt ṇng v́ thiếu cơ phận!). Đó, làm việc với Tướng Trưởng là như vậy đó.

    Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong thời gian Tướng Trưởng làm Tư Lệnh Sư Đoàn được các cố vấn Hoa Kỳ đánh giá là Sư Đoàn thiện chiến nhất của quân lực.

    Đây lại là Sư Đoàn cộng, nghĩa là có đến 4 Trung đoàn. Quân số 18 ngàn người. Do đó băng cấp số của các đơn vị yểm trợ cũng đông hơn ở các sư đoàn khác. Thời gian tôi làm Đại đội trưởng Đại đội Tiếp liệu, quân số của đại đội có lúc lên đến 340 người, trong đó gồm 15 Sĩ quan và 60 Hạ sĩ quan.

    Thời gian nầy các cố vấn Hoa Kỳ đă đi đến cấp Tiểu đoàn ở những đơn vị bộ binh và tới cấp Đại đội ở những đơn vị yểm trợ. Tâm lư các sĩ quan Việt Nam thường hay coi thường kinh nghiệm của các cố vấn Mỹ, họ nghĩ rằng những cố vấn Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm chiến trường bằng họ. Họ chỉ thấy một lợi ích duy nhất là có cố vấn Mỹ đi theo th́ mỗi khi cần gọi phi cơ hay pháo binh yểm trợ th́ được nhanh hơn, và nhất là khi cần máy bay để tải thương. Biết tâm lư như vậy nên có hôm Tướng Trưởng đă nói với các Sĩ quan Tiểu đoàn Trưởng rằng: Các anh em không nên coi thường các Sĩ quan cố vấn. Họ tuy chưa ra mặt trận nhiều nhưng họ đă được đào tạo rất kỹ lưỡng. Bao nhiêu kinh nghiệm của những cuộc chiến tranh ở khắp nơi trên thế giới đă được người Mỹ viết thành sách và họ đă đào tạo cho sĩ quan của họ một cách chính quy ở tại các trường vơ bị danh tiếng mà cả thế giới đều biết đến.

    (Năm 1991 khi Hoa Kỳ và đồng minh mở chiến dịch Băo Sa Mạc để giải phóng Kuwait khỏi sự xâm lăng của Iraq, ông Tướng Mỹ Tư Lệnh Chiến Trường là Đại Tướng H. Norman Schwarzkopf đă nói với báo chí rằng: Thành công hôm nay chính là nhờ ông đă học được những kinh nghiệm chiến trường với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng! Và ông nói thêm: "He is the most brilliant tactical commander I'd ever know").

    Trong thời gian làm Đại đội trưởng Đại đội Tiếp liệu tôi bị Tướng Trưởng lưu ư một lần về những giây leo ngoài bờ thành của đơn vị, phía sau kho xăng. Thành Mang Cá Lớn là một trại binh của triều Nguyễn, bờ thành bao bọc chung quanh rất cao, nhưng từ trên trực thăng ông đă thấy có những giây leo ở ngoài, VC có thể dùng những giây đó để leo vào trong đơn vị được. Vậy Là Chủ Nhật đó thầy tṛ tôi phải đi bọc ra ngoài khai quang cho hết đám giây leo (mặc dầu ông chỉ mới chỉ thị vào ngày Thứ Bảy, với ông, nói là phải làm ngay). Ông đă để ư đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

    Tướng Trưởng không thích Chương tŕnh Nông Mục quân đội, mặc dầu ông không chính thức nói ra. Tôi nhớ có lần ông đến thăm Trại Nông Mục Sư Đoàn ở thành Mang Cá Nhỏ (trại Hải quân triều Nguyễn), ông hỏi tôi quân số của trại (quân số loại 2), sau khi tôi báo cáo quân số, ông chỉ nói: Số thu nhập chắc không đủ để trả lương cho số lính ở đây!

    Và kỹ niệm đậm nét nhất với ông là về đợt tấn công của Việt Cọng vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 và vào Thành phố Huế vào Tết Mậu Thân.

    Chiều 30 Tết năm 1967, tôi đi với đoàn xe tiếp tế thực phẩm cho điểm tiếp liệu loại 1 của đơn vị ở trong thành Quăng Trị về, khi đi ngang qua cầu An Ḥa, thấy Đại Đội Công binh của Mỹ thường ngày đóng ở đây để làm đường và làm cầu bỗng dưng rút đi đâu mất, trong lúc mới sáng hôm đó khi đi qua đây chúng tôi vẫn c̣n thấy họ. Sau nầy khi kiểm chứng lại tôi mới biết, không những chỉ toán nầy mà tất cả những toán khác ở nhiều nơi khác nữa, cũng đều được lệnh rút về Phú Bài như vậy. H́nh như về phía Mỹ họ biết trước cuộc Tổng tấn công đêm nay của Việt Cọng. C̣n phía quân đội VNCH chúng ta th́ chỉ có lệnh cấm trại 100% như thường lệ mà thôi. Thành thử không ai quá quan tâm, v́ hầu như trước mọi ngày lễ lớn, kể cả những ngày lễ của ngoài Bắc, chúng tôi vẫn đều phải cắm trại, để đề pḥng VC tấn công để mừng lễ lớn của họ.

    Đúng thời điểm Giao Thừa th́ tiếng súng bắt đầu nổ, tiếng súng lẫn với tiếng pháo mừng Xuân của bà con. Khoảng nửa giờ sau th́ nghe những tiếng nổ lớn hơn của trọng pháo, cũng không phân biệt được đâu là pháo của địch, đâu là phản pháo của ta. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh nằm trong thành Mang Cá Lớn cùng với một số đơn vị kỹ thuật gồm Tiểu đoàn 1 Truyền tin, Tiểu đoàn 1 Quân y, Đại đội 1 Quân nhu, Đại đội Tổng Hành Dinh và Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương. Ṿng thành chuông vuông mỗi bề vào khoảng gần một cây số. Bờ thành xây cao và có hồ nước bao bọc hai phía, do đó VC chỉ tấn công hai mặt không có hồ nước là Tiểu đoàn 1 Quân y và Đại đội 1 Quân nhu mà thôi. Phía Đại đội Quân nhu bị nhẹ hơn v́ ở bên ngoài tiếp giáp với nhà dân, VC khó triễn khai đội h́nh tấn công hơn. Chúng tôi đă đẩy lui được VC nhờ khẩu đại liên ở trên lô cốt ở góc thành, c̣n lính Quân nhu th́ có người h́nh như chưa hề biết ném lựu đạn, mấy hôm sau khi cho một trung đội ra đóng chốt ở ng̣ai, chúng tôi phát hiện có một số lựu đạn anh em ném ra đêm hôm đó chưa được rút chốt!

    Mỗi buổi tối đến giờ giới nghiêm các cửa đi vào Thành nội đều được đóng lại bằng những con ngựa sắt và kéo kẽm gai Concertina. Và ở mỗi cửa thành đều có một tiểu đội canh gác. Đại đội 1 Quân nhu được phân công gác cửa An Ḥa. Tối đó Việt Cọng đă dùng giây thừng leo thành vào và tấn công toán lính gác bằng lựu đạn. C̣n ở cưả Hữu th́ họ dùng một người đàn bà ngồi trên xích lô, độn bụng cho to lên và rên la như sắp sinh, xin được mở cửa để vào nhà hộ sinh Thành Nội, có mấy người nhà là đàn ông cầm đuốc đi theo. Động ḷng, lính gác kéo cỗng cho vào th́ họ tung lựu đạn. Bị tấn công bất ngờ toán lính bị thương và bỏ chạy, lực lượng của họ tràn vào Thành Mang Cá phía Tiểu đoàn 1 Quân Y là bị tấn công mạnh nhất, ở đây lại ngay phía trước mặt của Bộ Tư Lệnh. Việt Cọng đă chọc thủng vách tường và tràn vào một góc của Tiểu Đoàn Quân y. Thấy lính Quân Y khó có thể đẩy lui được VC, Tướng Trưởng mới gọi Đại đội 1 Hắc Báo ở phi trường Thành Nội qua tiếp ứng. Đại Úy PVD đă chỉ huy Đại đội với đội h́nh hàng dọc, vừa chạy vừa đánh, đă vào được thành Mang cá Lớn, tiếp tay với Tiểu đoàn 1 Quân y đẩy lùi VC ra khỏi ṿng đai BTL.

    Những ngày sau đó Tướng Trưởng đă chỉ huy các đơn vị tác chiến của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, phối hợp với các đơn vị Tổng trừ bị như Dù và Thủy Quân Lục Chiến, cùng với các đơn vị Đồng minh, đẩy lui hoàn toàn các đơn vị địch ra khỏi thành phố Huế, làm cho địch quân tổn thất rất nặng nề. Thời gian nầy cũng có được sự yểm trợ của Hải pháo của Hoa Kỳ từ các chiến hạm ở ngoài khơi bắn vào nhưng về yểm trợ của máy bay th́ rất ít v́ bầu trời lúc nào cũng đầy mây. Việt Cọng đă nghiên cứu kỷ về thời tiết, từ Lập Xuân đến Vũ Thủy bầu trời chỉ mây, mưa và không có nắng! Thành phố Huế bị tấn công và chiếm đóng một phần trong thời gian 28 ngày đó.

    Rời chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh vào đầu năm 70 để vào nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4 kiêm Tư Lệnh Vùng 4 Chiến thuật, Tướng Ngô Quang Trưởng đă ra lại Đà Nẵng vào đầu năm 72 để kịp thời tổ chức cuộc Tổng phản công tái chiếm cỗ thành Quăng Trị vào Mùa hè Đỏ Lửa.

    Nh́n bề ngoài với gương mặt lạnh lùng khắc khổ, ai cũng tưởng Tướng Ngô Quang Trưởng là một người khô khan. Nhưng bên trong ông lại là một con người t́nh cảm. Trong buổi lễ chia tay trước hàng quân ở sân cờ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn để vào Nam nhận nhiệm vụ mới, sau khi ngắn gọn ngơ vài lời cảm ơn và từ giả với toàn thể Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ thuộc quyền, ông đă khóc, khiến cho các cố vấn Mỹ đứng bên lúc đó bối rối và kinh ngạc.

    Mấy ḍng hồi kư để tưởng niệm một vị Tướng Lănh tài ba, tận tụy với nhiệm vụ, thanh sạch trong đời sống, xứng đáng để làm gương cho nhiều người.

    Orange County những ngày cuối tháng 3 năm 2007

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Harry Trần Ngọc Huế, một chiến binh anh dũng và trung thành

    Bài và h́nh: Đỗ Dzũng



    Đại úy Harry Trần Ngọc Huế được Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gắn huy chương “Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc” (Gallantry Cross with Silver Star), sau trận Mậu Thân 1968.

    FALLS CHURCH, Virginia (NV) - “Harry Trần Ngọc Huế là một chiến binh lỗi lạc và ông đă phải trả giá đắt cho sự trung thành với tổ quốc ḿnh trong cuộc chiến Việt Nam.” Đó là lời mà Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ James Webb (Dân Chủ-Virginia) viết về người cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) này trong một bức thư đề ngày 4 Tháng Tư vừa qua.

    Qua một người bạn giới thiệu, tôi được gặp người đàn ông mà nhiều người trong Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Webb, từng là bộ trưởng Bộ Hải Quân, gọi là “anh hùng của những anh hùng (Hero of the Heroes).”

    Tướng cao to, khỏe mạnh, mặc dù tuổi đă ngoài 60, bàn tay trái chỉ c̣n hai ngón nguyên vẹn, cộng với một vài vết thẹo trên khuôn mặt và phía dưới cằm, ít ai ngờ rằng, con người này đă từng vào sinh ra tử biết bao lần, nhất là cuộc chiến lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Đại Nội Huế, hồi Tết Mậu Thân 1968.


    Bàn tay chỉ c̣n hai ngón nguyên vẹn của Harry Trần Ngọc Huế và những tấm huy chương.

    V́ những hành động anh hùng của ḿnh, ông Harry Trần Ngọc Huế đă được Hoa Kỳ tặng thưởng một huy chương “Ngôi Sao Bạc” (Silver Star) và một huy chương “Ngôi Sao Đồng” (Bronze Star). Ngoài ra, ông cũng được chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa tặng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cùng nhiều huy chương cao quư khác. Harry là tên các cố vấn Mỹ đặt cho ông.

    Cuộc tái chiếm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh

    Là đại đội trưởng Đại đội Hắc Báo, lực lượng tổng trừ bị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH, Trung úy Trần Ngọc Huế đă khôn khéo và dũng cảm chỉ huy trận chiến một mất một c̣n với quân đội Bắc Việt để lấy lại quyền kiểm soát Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, nơi đầu năo chỉ huy tái chiếm lại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.

    Người cựu chiến binh này kể: “Lúc đó, Đại đội Hắc Báo của chúng tôi là Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (Fast Reaction Forces) đóng tại sân bay Thành Nội. Đêm đó là mùng một Tết và quân đội Bắc Việt đă tấn công nhà đèn, Thiết Đoàn 7 Thiết Giáp, Phú Văn Lâu, Ṭa Hành Chính Tỉnh và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Ngoài đường phố tràn ngập lính Bắc Việt, phi trường bị pháo kích dữ dội...”

    Ông kể tiếp: “Chúng tôi có 6 trung đội, sau khi bố trí quân, tôi về nhà nghỉ. Một lúc sau, thấy pháo dữ dội quá, tôi trở dậy, mặc đồ lính đi. Trong đêm tối, tôi thấy đặc công Bắc Việt đi hàng hàng lớp lớp ngoài đường.”

    “Lúc đó, tôi rất lưỡng lự, không biết có nên đi hay không v́ con gái đầu ḷng của tôi mới sinh được một tháng. Tôi có thể trở về nhà với vợ con, nhưng nghĩ lại trách nhiệm của người lính và một chỉ huy. Hơn nữa, nếu nước mất nhà tan, th́ chưa chắc gia đ́nh tôi yên ổn. Thế là tôi tiếp tục đi phía sau họ để đến phi trường,” người anh hùng này kể tiếp.


    Harry Trần Ngọc Huế: “Lúc đó, chúng tôi chiến đấu với tinh thần sống tự do hay là chết.”

    Khi đến sân bay, theo lời ông kể, đặc công Bắc Việt đă tiếp cận bộ chỉ huy Đại đội Hắc Báo của Trung úy Huế.

    “Họ chiến đấu rất hăng say. Họ mặc quần đùi, đeo súng AK bá xếp. Tuy nhiên, các anh em Hắc Báo đă dũng cảm chiến đấu và đánh bật đối phương ra khỏi phi trường. Chúng tôi cứu được hai lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, lúc đó có nhiệm vụ bảo vệ phi trường, khỏi tay quân địch,” ông Huế kể tiếp.

    Sau đó, đơn vị Hắc Báo lại được lệnh của Trung tá Ngô Văn Chung, trưởng pḥng 3, Sư Đoàn 1, qua giải cứu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, đang bị địch vây hăm.

    “Liền đó, tôi nghe trên điện đàm tiếng Trung tá Chung nói: Đây là lệnh của mặt trời (ẩn danh của Tướng Ngô Quang Trưởng). Nếu không thi hành sẽ bị đưa ra ṭa án mặt trận”. Ông Huế kể.

    Qua hệ thống vô tuyến chỉ huy, ông Huế cũng nghe được lệnh của Trung tá Chung ra lệnh cho Thiết Đoàn 7, đồn trú tại An Cựu, đưa xe tăng sang cứu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn.

    “Tuy nhiên, Trung tá Chí, thiết đoàn trưởng Thiết Đoàn 7 Thiết Giáp, cho sư đoàn biết là hiện tại bộ chỉ huy của ông đang bị pháo và đặc công uy hiếp nặng nề,” ông Huế kể tiếp.

    Sau khi ổn định t́nh h́nh, Trung úy Huế tập trung anh em Hắc Báo lại và ban lệnh hành quân kế tiếp.

    Ông kể: “Tôi nói với anh em rằng, một nửa đại đội pḥng thủ phía Nam sông Hương đă chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và tôi đă mất liên lạc. Nay Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đang bị vây hăm, t́nh thế thập tử nhất sinh, tất cả đều trông cậy vào Hắc Báo chúng tôi. V́ sự sống c̣n của anh em và gia đ́nh, v́ sự sống c̣n của đồng bào và thành phố, chúng tôi quyết phải đánh, dù bất cứ giá nào.”


    Cựu hắc báo Harry Trần Ngọc Huế đứng cạnh bức h́nh mà cựu cố vấn David Wiseman đă cầm để đi t́m ông trong một thời gian dài.

    Sau khi nghe đại đội trưởng Huế nói, tất cả đều hô to “Xin thề! Xin thề! Xin thề!” và “Huế ơi, có chúng tôi đây!”

    “Đó là lời thề của các chiến sĩ Hắc Báo trước khi xung trận,” cựu đại đội trưởng Hắc Báo cho biết tiếp.

    Nhờ sống ở Huế lâu và rất rành đường đi nước bước trong thành phố, nên ông Huế dễ dàng dẫn quân luồn lách qua những ngả đường, đến nơi mà địch hoàn toàn không biết.

    Người cựu chiến binh QLVNCH này say sưa kể: “Khi đến bên này Cầu Kho, tôi thấy bên kia cầu, gần cổng chính vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, địch đang lúc nhúc đào công sự, chuẩn bị tấn công. Bên trong bộ tư lệnh không thể nào ra được. Ngoài nhân viên Việt Nam c̣n có một số cố vấn Mỹ trong đó. Nếu bộ tư lệnh mà bị chiếm là coi như rắn mất đầu. Thế là chúng tôi phải dốc toàn lực đánh một mất một c̣n với địch.”

    Theo ông Huế, Hắc Báo là đơn vị đầu tiên của Sư Đoàn 1 có súng M16, được coi là tối tân nhất lúc đó. Họ cũng sử dụng súng phóng hỏa tiễn M72, đại liên 30ly và đại bác 57ly không giật.

    “Từ bên này cầu, tôi cho bố trí ba khẩu đại liên bắn trực xạ làm quân địch rối loạn. Cùng lúc đó, chúng tôi dùng cả lựu đạn khói làm địch không thấy đường. Sau khi hy sinh một tiểu đội, chúng tôi chiếm lại cầu và mở đường vào bên trong bộ tư lệnh,” ông Huế kể tiếp như vậy.

    Người đầu tiên Trung úy Huế gặp khi vào bên trong bộ tư lệnh là Trung tá Trần Văn Cẩm, tham mưu trưởng sư đoàn. Trung tá Cẩm liền chỉ cho đại đội trưởng đại đội Hắc Báo biết nơi địch quân đang chiếm đóng trong khu vực. Đó là khu vực Đại đội 1 Quân Y Sư Đoàn, bệnh xá và câu lạc bộ.

    “Không chần chờ, tôi cho lệnh chiến đấu,” ông Huế kể.

    Đơn vị Hắc Báo dùng lựu đạn đi đến tấn công từng pḥng, giết và bắt một số tù binh một cách dễ dàng.

    “Chiến thuật của Hắc Báo lúc đó là cận chiến nhằm bắt sống tù binh để khai thác. Nếu không được mới dùng lựu đạn tấn công,” ông Huế cho biết như vậy.

    Tôi hỏi: “Làm sao mà đặc công có thể thoát băi ḿn để vào được bên trong bộ tư lệnh nhiều thế?”

    “Đó là một đường cống, lỗ thoát nước. Đó chính là nơi mà đặc công ḅ vào,” ông trả lời.

    “Sau khi chiếm cửa hậu phía Bắc của thành Mang Cá, tôi thấy một cảnh hăi hùng. Địch đang ḅ lê ḅ càng dọc theo bên ngoài bờ thành. Thế là các khẩu đại liên của Hắc Báo cứ thế mà ‘quét’ vào. Cuộc chiến bắt đầu từ 10 giờ sáng mà măi đến 3 giờ chiều mới kết thúc,” ông Trần Ngọc Huế nói.

    Ông nói tiếp: “Lúc đó, chúng tôi chiến đấu với tinh thần sống tự do hay là chết.”

    Ngay sau đó, ông đă được tặng thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc (Gallantry Cross with Silver Star) do chính Tướng Creighton Abrams, tư lệnh Các Lực Lượng Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gắn lên ngực áo. Cũng trong dịp này, ông được lên đại úy và chính Tướng Ngô Quang Trưởng gắn lon cho ông.

    Ngày 19 Tháng Sáu, 1969, Ngày Quân Lực VNCH, ông Trần Ngọc Huế được thăng cấp thiếu tá.

    Viên ngọc của “Huế”

    Sinh ra và lớn lên tại Huế, cái tên Trần Ngọc Huế của ông c̣n có nghĩa là “ḥn ngọc của Huế xuất phát từ nhà Trần.”

    Năm 12 tuổi ông đă vào trường Thiếu Sinh Quân. Sau khi đậu tú tài, chàng thanh niên Trần Ngọc Huế vào trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 18. Ra trường năm 1963, ông được điều ngay về Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

    Kể từ năm 1969, ông lần lượt làm tiểu đoàn trưởng các tiểu đoàn 1/3, 5/2 và 2/2 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

    Tháng Ba, 1971, Tiểu Đoàn 2/2 của ông cùng với các tiểu đoàn khác, dưới sự chỉ huy của Đại tá Ngô Văn Chung, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 2, được điều động tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone, Nam Lào. Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiếm và kiểm soát mục tiêu chính của cuộc hành quân, ông Huế sẽ được Tướng Phạm Văn Phú đáp trực thăng xuống gắn lon trung tá và tiểu đoàn của ông sẽ được lệnh hành quân về phía Tây Nam Lào, giải vây cho hai tiểu đoàn 3/3 và 4/3.

    Sau khi giải vây được cho tiểu đoàn bạn, Tiểu Đoàn 2/2 lại bị địch bao vây.

    Ông Huế kể: “Lúc đó, pháo bắn vào dữ quá. Tôi bị thương nặng nơi mặt, đầu và cổ. Ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đ̣i khiêng tôi rút lui, nhưng tôi không chịu. Tôi không muốn anh em bị thiệt hại v́ mang tôi đi. Chúng tôi xuống 600 người nhưng chỉ thoát được 50 người. Toàn bộ số c̣n lại bị bắt hoặc hy sinh. Đó là ngày 21 Tháng Ba, 1971.”

    Sau đó, ông Huế được anh em tù binh khiêng đi dọc đường ṃn Hồ Chí Minh về tới Vĩnh Linh. Phía địch quân đưa ông lên xe lửa và mang ra nhốt tại nhà tù Hỏa Ḷ. Vài tháng sau, ông bị đưa lên nhốt ở các trại tại Sơn Tây, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Lạng Sơn và Cao Bằng.

    Ông Huế kể tiếp: “Sau khi Hiệp Định Paris được kư kết hôm 27 Tháng Giêng, 1973, theo quy định, địch phải thả tôi. Lúc đó, tôi đang ở Kỳ Cùng th́ địch đưa về Hà Tây. Sau đó, họ đưa tôi cùng một số anh em khác vào bờ sông Thạch Hăn để trao trả tù binh. Nhưng tự nhiên địch chia chúng tôi ra làm hai nhóm, nhóm bị bắt tại các nơi khác và nhóm bị bắt ở Lào. Lúc đó, tôi đă mường tượng một điều ǵ đó không tốt.”

    “Các anh bị bắt ở Lào là thuộc quyền Mặt Trận Lào Yêu Nước,” một cán bộ Bắc Việt nói với ông Huế như vậy, theo lời kể của ông.

    Ông kể tiếp: “Thế là họ đưa chúng tôi về ngă ba Đường Thành, Hà Nội, và giam tiếp. Chúng tôi phản đối bằng cách tuyệt thực và cạo đầu. Thế là chúng c̣ng tay và đánh đập chúng tôi. Sau đó, chúng tôi bị đưa đi Yên Bái và nhốt cách ly. Kế đến, chúng lựa ra 11 người đầu năo, trong đó có tôi, đưa lên nhốt ở Cao Bằng.”

    “Năm 1974, chúng tôi bị đưa về Nghĩa Lộ làm trại cải tạo chuẩn bị đón thêm tù binh. Sau đó, chúng tôi lại bị đưa trở lại về Yên Bái để làm đường chiến lược Tây Bắc,” ông kể tiếp.

    Năm 1978, khi Việt Nam rục rịch chiến tranh với Trung Quốc, ông Huế lại bị đưa về Nam Hà. Đến Tháng Tư, 1982, ông được chuyển về Hàm Tân. Tháng Bảy, 1983, ông được thả.

    Về Sài G̣n, ông bị quản thúc tại gia trong nhiều năm cho đến năm 1991, ông sang Hoa Kỳ diện cựu sĩ quan chế độ cũ.

    Cuộc sống mới tại Hoa Kỳ

    Hồi ở Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 2 của Sư Đoàn 1, ông Huế có một người bạn thân là David Wiseman, lúc đó là cố vấn Mỹ. Ông Wiseman cũng từng bị thương ba lần tại Việt Nam và rất cảm kích tinh thần chiến đấu của người bạn Trần Ngọc Huế.

    Sau năm 1975, ông David Wiseman không biết người bạn của ḿnh sống chết ra sao. Ông cầm tấm h́nh của ông Huế đi khắp vùng thủ đô Washington D.C. và đưa cho mọi người xem. Mỗi lần ông đưa tấm h́nh ra, ông đều nhận được một cái lắc đầu.

    Cho đến một hôm, ông Wiseman tham dự một buổi tiệc gây quỹ của Hội Gia Đ́nh Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và gặp ông Ngô Đức Am, em rể của bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch hội.

    Thật là may mắn cho ông Wiseman v́ ông Am chính là người ở chung trại tù với ông Huế.

    Sau khi xem tấm h́nh, ông Am cho ông Wiseman biết ông Huế vẫn c̣n sống ở Việt Nam. Thế là ông Wiseman t́m cách liên lạc với ông Huế.

    Việc đầu tiên là ông Wiseman gởi cho ông Harry một bức thư ngắn trong đó kèm theo năm tờ giấy $20.

    Bức thư chỉ có vài hàng: “Harry, tôi biết anh c̣n sống. Tôi đă t́m anh 20 năm nay. Tôi sẽ t́m mọi cách đưa anh sang Mỹ. Nếu anh qua Mỹ tôi sẽ giúp. Nếu anh muốn ở lại, tôi sẽ gởi tiền về giúp. Anh c̣n thích hút thuốc Salem không?”

    Khi đến Hoa Kỳ năm 1991, chính ông Wiseman là người ra đón gia đ́nh ông Huế tại phi trường Washington National Airport. Sau đó, ông Wiseman lo mướn nhà cho gia đ́nh ông Huế, giúp mua sắm một số vật dụng cần thiết.

    Theo ông Huế cho biết, ông Wiseman đă qua đời cách đây bốn năm.

    Kể từ khi biết Harry đến Hoa Kỳ, các cố vấn Mỹ, mà nhiều người sau này trở thành bạn thân và coi Harry như anh em ruột, gọi điện thoại và đến thăm tới tấp. Ai cũng muốn giúp ông ổn định cuộc sống mới.

    Năm 1994, nhờ bạn bè Mỹ giúp đỡ, cựu chiến binh Trần Ngọc Huế và ba cô con gái, Coco, Vicky và Elly, vào làm cho ngân hàng Navy Federal Credit Union cho đến nay.

    Một người lính đầy danh dự

    Dù trong hoàn cảnh nào, cựu chiến binh Harry Trần Ngọc Huế luôn giữ được khí tiết và danh dự của một người lính QLVNCH. V́ thế, ông được nhiều người rất kính nể.

    “Mỗi người có một cách sống riêng. Bản thân tôi luôn sống với danh dự của một quân nhân QLVNCH. Người ta (các cố vấn Mỹ) đă rời bỏ quê hương sang giúp ḿnh th́ ḿnh phải giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Sống với họ phải sống xứng danh quân đội VNCH. V́ thế, tôi có những cảm t́nh rất khó tin với các cố vấn Mỹ,” ông Huế chia sẻ như vậy.

    Hài cốt nạn nhân của Việt cộng Tết Mậu Thân năm 1968

    Ông Ned Devereaux, cố vấn cũ và từng bị thương với ông cố vấn Wiseman và ông Huế ngày 8 Tháng Mười Một, 1970, cho biết: “Khi tôi gặp Harry lần đầu tiên, tôi biết ngay ông là một người lính chuyên nghiệp, một sĩ quan chuyên nghiệp, một người mà khi ra lệnh tôi sẽ theo ngay, không thắc mắc. Harry đă làm tôi cảm thấy ḿnh là một thành viên trong gia đ́nh quân đội của ông. Những ǵ ông làm đă giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng.”

    “Nếu phải viết một câu về Harry, tôi sẽ viết, Harry thật sự là một anh hùng, một người trung thành với tổ quốc, cấp trên, gia đ́nh và binh sĩ của ḿnh và tôi coi Harry như một người anh em cùng huyết thống và thật sự kính nể ông,” ông Devereaux viết như vậy trong email gởi cho tôi.

    Ông Thái Quang Ty, một trung sĩ đại đội Hắc Báo tham gia trận đánh lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đang sống tại thành phố Atlanta, Georgia, kể: “Anh Huế là một chỉ huy tài giỏi và mưu lược. Lúc tôi ở cùng đơn vị với anh, Hắc Báo đánh đâu thắng đó, chưa thua một trận nào. Ở mỗi trận đánh, anh đều quan sát trước địa h́nh trước khi giàn quân. Các chỉ huy khác thường xua binh sĩ đi trước, riêng bản thân anh lúc nào cũng đi sát binh sĩ. Chính v́ vậy làm cho tinh thần anh em hăng say.”

    Qua điện thoại, ông Richard Weyand, cố vấn đại đội Hắc Báo từ năm 1967 đến 1969 và hiện sống tại thành phố Kenosha, Wisconsin, nói: “Harry là người dấn thân nhất cho cuộc chiến. Cách chỉ huy của ông, sự trung thành của ông và sự can đảm của ông làm tôi tự hào khi được làm việc với ông trong hai năm trời.”

    Một cố vấn khác của đơn vị Hắc Báo, ông William Bolt, hiện là trung tướng hồi hưu sống tại thành phố Columbia, South Carolina, kể qua điện thoại: “Trong một trận đánh tại phía Nam thành phố Huế vào cuối năm 1968, chính ông Harry đă cơng ông Richard Weyand ra sau khi ông này bị thương trong một băi ḿn. Harry quả thực là một người can đảm. Ông là một người yêu nước và là người hy sinh nhiều nhất cho đất nước của ông mà tôi được biết.”

    Thủy quân lục chiến Mỹ tại Huế, Tết Mậu Thân năm 1968

    Khi Giáo Sư Sử Học Andrew Wiest, trường đại học University of Southern Mississippi, chuẩn bị viết tác phẩm “Vietnam's Forgotten Army, Heroism and Betrayal in the ARVN,” ông vô t́nh biết được Harry Trần Ngọc Huế qua ông Jim Coolican, cựu Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và là cố vấn của ông Huế hồi Tết Mậu Thân 1968.

    Giáo Sư Wiest kể: “Tôi sang thăm Việt Nam năm 2000 và thấy rất nhiều. Một điều tôi ít thấy nói đến là QLVNCH. Về Mỹ tôi quyết định viết một cuốn sách về đề tài này. Trong lúc nghiên cứu t́m tài liệu, nhiều người cho tôi biết phải t́m và viết về Harry Trần Ngọc Huế. Thế là tôi nhờ cựu cố vấn Jim Coolican giúp tôi.”

    “Tôi nghĩ Harry là một biểu tượng xứng đáng nhất của Việt Nam và Hoa Kỳ. Cũng như bao nhiêu người khác sau chiến tranh, đến Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng. Giờ đây, cả ba cô con gái của ông đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Harry đă thực hiện được giấc mơ Mỹ của ḿnh,” giáo sư này nói tiếp.

    Ông kết luận: “Harry là người yêu nước nhất mà tôi gặp từ trước đến nay.”

    Vào Tháng Mười Một tới đây, Giáo Sư Andrew Wiest sẽ cho ra mắt tác phẩm nêu trên.

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SU DOAN 2 BO BINH QLVNCH



    Nguyên là Liên đoàn 32 Dă chiến được đổi danh thành, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng tại Sơn Trà (Sơn Chà), Quảng Nam (6/1957), sau dời về Quảng Ngăi (1965, Biệt khu 12 Chiến thuật). Sư đoàn 2 BB đă được tuyên dương công trạng với chiến công phá tan mật khu Đỗ Xá tháng 5/1970 (Hành quân Quyết Thắng 63). Năm 1971, Bộ Tư lệnh Sư đoàn dời về căn cứ Chu Lai, Quảng Ngăi, tiếp nhận từ Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa Kỳ.

    Cho đến năm 1972, Sư đoàn 2 BB chịu trách nhiệm khu vực nam Hải Vân ở Quân khu 1, bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt ở căn cứ Chu Lai cùng với Thiết đoàn 4 Kỵ binh, Trung đoàn 5 hoạt động gần Hội An (Quảng Nam), Trung đoàn 6 tại căn cứ Artillery Hill (Quảng Tín) và Trung đoàn 4 tại căn cứ Bronco (Quảng Ngăi). Do vùng trách nhiệm rộng lớn, Sư đoàn 2 BB cũng được trợ lực bởi 6 tiểu đoàn Biệt động quân Biên pḥng.

    Do Trung đoàn 5 và 6 của Sư đoàn 2 BB bị thiệt hại sau các trận đánh với Sư đoàn 711 CSBV, hai trung đoàn này được bổ sung quân số bằng cách đôn quân từ lực lượng Địa phương quân-Nghĩa quân trong hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngăi. Trung đoàn 4 tăng cường cho Sư đoàn Nhảy dù ở mặt trận Quảng Trị được trở về. Sư đoàn 2 BB được tăng cường thêm Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 BB để đảm nhiệm phần lănh thổ trách nhiệm chạy dài 150km dọc quốc lộ 1 đến biên giới tỉnh B́nh Định của Quân khu 2.

    Cuối tháng 9/1972, Trung đoàn 5 BB tăng cường cho Tiểu đoàn 77 BDQ Biên pḥng nhưng vẫn không giữ được Tiên Phước, Quảng Tín. Đại tá Nhựt cho mở các cuộc hành quân tập trung vào tỉnh Quảng Ngăi nơi Sư đoàn 2 CSBV và Trung đoàn 52 của Sư đoàn 320 vừa chuyển về từ mặt trận Kontum. Đầu tiên là hành quân tái chiếm Tiên Phước do Trung đoàn 6 BB và Trung đoàn 2 (SD 3 BB). Tiếp theo đó Trung đoàn 4 và 5 BB cùng Liên đoàn 2 BDQ và Tiểu đoàn 78 BDQ Biên pḥng, được Thiết đoàn 4 Kỵ binh yểm trợ mở cuộc hành quân giải tỏa Mộ Đức và Đức Phổ, Quảng Ngăi, đang bị áp lực của Trung đoàn 52 và Sư đoàn 3 Sao Vàng. Sau thắng lợi Tiên Phước, Trung đoàn 6 và Liên đoàn 1 BDQ mở cuộc hành quân giải tỏa khu vực bán đảo Ba Làng An (với ngôi làng Mỹ Lai). Sau đó Trung đoàn 5 BB cố gắng trái chiếm lại Ba Tơ từ Trung đoàn 52 CSBV nhưng không thành công.

    Tháng 3/1975, cùng ngày Ban Mê Thuột bị tấn công, Cộng quân đă tiến chiếm các quận Tiên Phước và Hậu Đức, cách thị xă Tam Kỳ 20km về phía tây, gây nhiều tổn thất cho Liên đoàn 916 DPQ. Trong khi Huế đang ở vào cao độ của cuộc chiến th́ tại Quảng Nam và Quảng Tín, từ ngày 16 tháng 3/1975 đến ngày 21 tháng 3/1975 Cộng quân tung một trung đoàn thuộc Tỉnh đội Quảng Nam đánh chiếm vùng B́nh Tú, quận Thăng B́nh, phía bắc Tam Kỳ.

    Sau khi mất quận Tiên Phước, Bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 2 Bộ binh dời về đóng tại trường trung học thị xă Tam Kỳ. Sáng ngày 24 tháng 3/1975, một biệt đội Đặc công và hai chiến xa PT-76 của Cộng quân đă lọt vào thị xă Tam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín. Do bị tấn công bất ngờ, binh sĩ trú pḥng đă không kịp có phản ứng nên Cộng quân đă chiếm được thị xă này. Trước t́nh h́nh đó, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Tín, Bộ Tư lệnh Tiền phương SD 2 BB và Bộ Chỉ huy TRD 5 BB đang đóng ở thị xă Tam Kỳ đă phải rút quân về vùng hoạt động của SD 3 BB ở phía bắc quận Thăng B́nh, rồi từ đó về Đà Nẵng.

    Ngày 25 tháng 3/1975, SD 2 BB rút từ căn cứ Chu Lai ra Cù Lao Ré, Lư Sơn, khoảng 2.000 binh sĩ về đến Huế và được chuyển vận vào B́nh Tuy tái chỉnh trang. Ngày 12 tháng 4/1975, SD 2 BB di chuyển ra pḥng tuyến Phan Rang, ngoại trừ TRD 6 BB, do bị tổn thất trên đường rút lui từ miền Trung về, được Quân đoàn 3 tăng phái cho Tiểu khu B́nh Tuy để pḥng thủ bảo vệ phi trường.

    Tại Phan Rang, Trung đoàn 4 BB được điều động thay thế TD 5 ND pḥng thủ mặt tây phi trường. Đại tá Trương Đăng Liêm, Trung đoàn trưởng TRD 4 BB, được đề cử giử chức vụ Tỉnh trưởng Phan Rang thay Đại tá Trần Văn Tự. Trung đoàn 5 BB cùng một tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Ninh Thuận có nhiệm vụ pḥng thủ trung tâm thị xă. Ngày 16 tháng 4/1975, pḥng tuyến Phan Rang bị tràn ngập, các đơn vị pḥng thủ trên đường rút về Phan Thiết, trong đó có SD 2 BB, coi như tan hàng.

    Đơn vị trực thuộc
    DD 102 QC
    PB SD 2 BB
    TD 4 KB
    TD 2 CB
    TRD 4 BB
    TRD 5 BB
    TRD 6 BB
    . . .
    Chỉ huy
    1/1955 Đại tá Tôn Thất Đính
    8/1958 Đại tá Dương Ngọc Lắm
    6/1961 Đại tá Lâm Văn Phát
    12/1963 Đại tá Tôn Thất Xứng
    1/1964 Đại tá Ngô Dzu
    7/1964 Đại tá Nguyễn Thanh Sằng
    10/1964 Chuẩn tướng Hoàng Xuân Lăm
    1967 Đại tá Nguyễn Văn Toàn
    1971 Đại tá Phan Ḥa Hiệp
    8/1972 Đại tá Trần Văn Nhựt

    Chiến trường tham dự
    ● Biệt khu 12 Chiến thuật (1964)
    ● Biệt khu Chiến thuật (1964)
    ● Quân khu 1 (1972)
    ● Sa Huỳnh (1/1973)
    ● Quảng Ngăi (7/1974)
    ● Quân khu 1 (3/1975)
    ● B́nh Tuy (4/1975)
    ● Phan Rang (4/1975)

    visitor comments Ư kiến đóng góp (0)

    Tiểu sử Đơn vị trưởng
    ● Trung tướng Tôn Thất Đính
    Con nuôi Cố vấn Ngô Đ́nh Cẩn, Thiếu tướng Tư lệnh Vùng 3 Chiến thuật, kiêm Tổng trấn Sài G̣n–Gia Định (1963), tham dự cuộc đảo chánh do người Mỹ ...
    ● Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm
    Trung tá Thanh tra kiêm Chỉ huy trưởng Thiết giáp (3/1955), sau khi rời binh chủng Thiết giáp thăng Đại tá, Tư lệnh SD 2 BB (8/1958), Tổng Giám đốc ...
    ● Thiếu tướng Lâm Văn Phát
    Đại tá Tổng Giám đốc Nha Bảo an Dân vệ (DPQ/NQ) (1960). Mặc dù không tham gia đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sau ngày 1 tháng ...
    ● Thiếu tướng Tôn Thất Xứng
    Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy Tham mưu (Đại học Quân sự, Đà Lạt) (11/1964 đến 1966), rời quân ngũ (1967).
    ● Trung tướng Ngô Dzu
    Trung tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 (1963), Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 (2/1964), Phụ tá Tư lệnh Quân khu 3 (1965-1966), sau đó về Bộ ...
    ● Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng
    Giữ chức Tư lệnh SD 22 BB hai lần (11/1963 và 3/1965), thăng Chuẩn tướng tháng 10/1964, Tư lệnh phó QD 4-QK 4 đặc trách Hành quân (1972-1973), giải ngũ ...
    ● Trung tướng Hoàng Xuân Lăm
    Thăng cấp Đại tá sau ngày 1 tháng 11/1963, sau đó được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh SD 23 BB, thăng cấp Chuẩn tướng (8/1964), Tư lệnh SD ...
    ● Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
    Nickname Quế tướng công (do dính líu đến vấn đề khai thác quế ở quận Quế Sơn, Quảng Tín ?!), Đại tá Tư lệnh phó SD 1 BB, thăng cấp ...
    ● Chuẩn tướng Phan Ḥa Hiệp
    Đại úy Thiết giáp chỉ huy đoàn xe đi bắt anh em Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, bị nghi ngờ là có liên can (hay biết) đến cái chết của ...
    ● Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt
    Sau khi chỉ huy TD 1 TQLC tham gia cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11/1963 Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, thăng chức Thiếu tá, giử chức vụ Tư lệnh ...

    Được biết...
    ● Phạm Văn Phú - Giữa năm 1966, ông lên chức Đại tá Tư lệnh phó, xử lư thường vụ Tư lệnh SD 2 BB
    ● Nguyễn Trọng Luật - Tư lệnh phó SD 2 BB (1969)
    ● Bửu Hạp - Chỉ huy trưởng Pháo binh SD 2 BB (1970-1972)
    ● TIEU DOAN 20 PHAO BINH - Năm 1970, Tiểu đoàn sát nhập vào SD 2 BB và cải danh thành TD 20 PB
    ● Hoàng Tích Thông - Sau chiến dịch Hạ Lào rời SD TQLC giữ chức Tư lệnh phó SD 2 BB (1972-1975)
    ● TRUNG DOAN 2 BO BINH - Tăng phái cho SD 2 BB, bảo vệ an ninh quốc lộ 1 đến tỉnh B́nh Định (8/1972)
    ● LIEN DOAN 11 BDQ - Tăng phái cho SD 2 BB tại Quảng Ngăi (1973-1975)
    ● LIEN DOAN 12 BDQ - Tăng cường cho SD 2 BB hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (2/1973)

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SU DOAN 2 BO BINH QLVNCH
    Tổ Quốc Ghi Ơn
    Mộ lính Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2/QLVNCH



    Nhờ quí vị chuyền tin này đi xa, để thân nhân, bà con, bạn bè của những chiến sĩ anh hùng có thể t́m lại được người thân.

    Trong những ngày đau thương nhất của dân Tộc Việt Nam, những người lính của Trung Đoàn 5 Sư Đoàn 2 Bộ Binh đă chiến đấu anh dũng và hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam. Thân xác của họ đă nằm la liệt khắp nơi trên trận chiến, nhưng chính sự nằm xuống của những chiến sĩ thuộc Trung Đoàn 5 Sư Đoàn 2 Bộ Binh này đă bảo vệ cho sự sống c̣n và an toàn của bà con , thân quyến ở hậu phương. Một số đă may mắn vượt thoát và đă t́m đến bến bờ tự do. Cảm kích trước sự hy sinh cao cả đó, bà con tại địa phương nơi xảy ra cuộc chiến nghiệt ngă đă t́m cách chôn cất vội vàng hơn 100 chiến sĩ tử trận.(Chi co 6 nguoi con the bai )Rồi qua thời gian, với sự nỗ lực của người dân địa phương và sự tiếp tay của các ân nhân, họ đă t́m cách xây nên những ngôi mộ tương đối kiên cố tồn tại qua nhiều tháng năm. ( 2 h́nh )




    Đó là những nghĩa cử rất tốt đẹp nhằm nói lên những ân t́nh và lời tri ân sâu xa của những người c̣n sống đối với những chiến sĩ đă vị quốc vong thân. Tiếp nối tinh thần UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, Anh Chi Em Chung chau luon tưởng nhớ công ơn của tiền nhân.
    Hiện nay Văn Pḥng đă nhận được.6 the bai thuoc Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh..
    hơn 100 chiến sĩ tử trận.(Chi co 6 nguoi con the bai )
    Danh sách của những quân nhân sau đây:
    - Nguyễn Ban số quân 73/213952 loại máu A
    - Nguyễn Chí Thành số quân 71/142744 loại máu AB+
    - Tống Công Ṭa số quân 74/207241 loại máu OA+
    - Nguyễn Đan số quân 73/213952 loại máu A+
    - Nguyễn Minh số quân 75/211356 loại máu A
    - Nguyễn Văn Toi số quân 75/170972 loại máu O+
    Nhân ngày Quân Lực 19 tháng 6, Anh Chi Em Chung Chau xin mọi người hăy dành một phút truy niệm , tưởng nhớ anh hồn các Tử sĩ thuộc trung Đoàn 5 Sư Đoàn 2 Bộ Binh, đồng thời nhờ quí vị chuyền tin này đi xa, để thân nhân, bà con, bạn bè của những chiến sĩ anh hùng có thể t́m lại được người thân. Cần biết thêm chi tiết về các ngôi mộ này, xin hăy liên lạc với chung chau:
    Ngoài ra c̣n một số tin vừa nhận được, chúng chau sẽ loan báo trong bản tin kế tiếp
    Cầu mong anh linh các chiến sĩ phù hộ chúng ta.
    văn Pḥng Liên Lạc T́m Mộ
    625 wool Creek Dr ,Suite # E
    San Jose . CA 95112

    Tel . 559 273 1782
    E- mail: lienlactimmo@att.net
    http://www.facebook.com/#%21/profile...00001972076089

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SU DOAN 2 BO BINH QLVNCH
    SA HUỲNH



    ● 1/1973 - Sa Huỳnh là một làng chài và làm muối biển với 3000 cư dân nằm ở phía nam quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi, trên quốc lộ 1 tiếp giáp với tỉnh B́nh Định thuộc lănh thổ Quân khu 2 do một tiểu đoàn Địa phương quân bảo vệ. Do đây là một cửa khẩu quan trọng trên quốc lộ 1 nối liền hai quân Khu cực bắc của VNCH nên Quân khu 5 CSBV (B1) muốn đánh chiếm đă lâu.

    Vào ngày 27 tháng 1/1973, Trung đoàn 141 Cộng quân và một tiểu đoàn tăng cường của Trung đoàn 1 thuộc SD 2 CSBV tấn công Sa Huỳnh từ hướng bắc trong khi hai tiểu đoàn của Trung đoàn 12 thuộc SD 3 Sao Vàng trong tỉnh B́nh Định tấn công từ phía nam.

    Bị 6 tiểu đoàn địch áp đảo, đơn vị Địa phương quân rút về cố thủ trong một cứ điểm cuối cùng trước khi thất thủ vào ngày hôm sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt từ phía nam quận Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngăi đến phía bắc quận Tam Quan của tỉnh B́nh Định. Do vị trí chiến lược quan trọng của Sa Huỳnh và để trả đủa hành vi xâm phạm hiệp định ngưng bắn ở Cửa Việt ở khu vực bắc Hải Vân, SD 2 BB cho mở cuộc hành quân tái chiếm lại Sa Huỳnh.

    Cộng quân cho tăng cường một tiểu đoàn pḥng không và một đại đội hỏa tiển AT-3 (chống chiến xa) yểm trợ cho sáu tiểu đoàn bộ binh đóng chốt trên sườn núi, giữa QL 1 và bờ biển. TRD 5 BB thuộc SD 2 BB từ Quảng Tín được lệnh vào giải tỏa nhưng không thành công. Trung tướng Ngô Quang Trưởng phải cho tăng cường LD 1 BDQ từ mặt trận Quảng Trị vào Mộ Đức rồi tiến về Sa Huỳnh theo QL 1, thanh toán các mục tiêu dọc theo bờ biển trong khi TRD 5 BB tiến chiếm các mục tiêu trên sườn núi.
    Do địa thế hiểm trở và công sự pḥng thủ kiên cố của địch, các đơn vị QLVNCH phải áp dụng chiến thuật đánh chốt ban đêm, chận đường liên lạc, tiếp tế. Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt cũng cho thi hành các hoạt động nghi binh. Ông cho TRD 4 BB ra vẻ chuẩn bị tái chiếm Ba Tơ để cầm chân Trung đoàn 52 CSBV, không tăng viện cho Sa Huỳnh đồng thời cho quân vận hạm của Hải quân VNCH chở binh sĩ với thiết vận xa M-113 chạy sát bờ biển, bắn phá vào khu vực này như sắp mở cuộc hành quân đổ bộ để thu hút địch quân ra hướng bờ biển. Các toán viễn thám được gởi vào sâu phía sau báo cáo các hoạt động tăng viện của Cộng quân từ hướng mật khu An Lăo, tỉnh B́nh Định, để hỏa lực phi pháo tiêu diệt. Ngày 16 tháng 2/1973, Trung đoàn 4 BB được TD 4 KB yểm trợ đánh thẳng vào Sa Huỳnh. Cộng quân cố chống trả nhưng cuối cùng phải rút bỏ, để lại trên 600 xác.





    Sa Huỳnh
    ● Đại úy Nguyễn Thanh Vân (HQ)
    Chỉ huy trưởng đài Kiểm báo 104 tại Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (1975)
    ● HQ 5
    Yểm trợ hải pháo cho SD TQLC vào Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) phía bắc Đà Nẵng và trận Sa Huỳnh vào ngày kư kết Hiệp định Paris (27/1/1973)
    ● LD 12 BDQ
    Tăng cường cho SD 2 BB hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (2/1973)
    ● TD 51 BDQ
    Tháng 9/1973, Tiểu đoàn có nhiệm vụ hành quân tái chiếm các cao điểm chiến lược, từ đèo B́nh Đê giáp với cửa khẩu Sa Huỳnh

    Đơn vị tham chiến
    ● 1/1973 LD 1 BDQ
    Nguyễn Văn Hiệp
    SD 2 BB
    Trần Văn Nhựt
    TRD 4 BB
    Lê Bá Khiếu
    TRD 5 BB
    Tôn Thất Lữ
    TD 4 KB

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SU DOAN 2 BO BINH QLVNCH
    QUẢNG NGẢI 7/1974


    ● - Quảng Ngăi là một trong 5 tỉnh của Quân khu 1, là tỉnh cực giáp ranh với lănh thổ Quân khu 2, thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn 2 Bộ binh. Bộ Chỉ huy Sư đoàn đặt ở căn cứ Chu Lai cùng với TD 4 KB, TRD 5 BB hoạt động gần Hội An (Quảng Nam), TRD 6 BB tại căn cứ Artillery Hill (Quảng Tín) và TRD 4 BB tại căn cứ Bronco (Quảng Ngăi). Do vùng trách nhiệm rộng lớn, SD 2 BB cũng được trợ lực bởi 6 tiểu đoàn Biệt động quân Biên pḥng. Căn cứ Chu Lai do quân đội Hoa Kỳ thiết lập năm 1965, nằm trên ranh giới hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngăi. Do vị trí chiến lược quan trọng của Chu Lai, người Mỹ đă xây dựng trong căn cứ quân sự này một phi trường to lớn cho máy bay phản lực chiến đấu và một bến cảng mà tàu quân sự có thể neo đậu. Năm 1973, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ quân sự này cho QLVNCH.
    Từ sau ngày Hiệp định Paris 27 tháng 1/1973, SD 2 BB đă tiến hành các cuộc hành quân b́nh định và duy tŕ an ninh khá thành công trong tỉnh Quảng Ngăi.

    Lực lượng chủ lực của CSBV trong tỉnh Quảng Ngăi là Trung đoàn 52 với bốn tiểu đoàn Bộ binh, một tiểu đoàn Đặc công. Đơn vị này nguyên của Sư đoàn 320 từ mặt trận Tây Nguyên di chuyển về cùng Sư đoàn 2 CSBV, được bổ sung với các đơn vị của Sư đoàn 711 bị giải tán. TRD 52 CSBV dàn quân ở phía tây quốc lộ 1, phía nam quận lỵ Nghĩa Hành để có thể gây áp lực lên Mộ Đức và Đức Phổ, là những khu vực đồng bằng trù phú đông dân, cũng như các khu vực trên miền rừng núi hiểm trở thưa dân như Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long và cứ điểm Gia Vực. Ngoài ra Quân khu 5 CSBV cũng có 5 tiểu đoàn Bộ binh và Đặc công địa phương bố trí sát quốc lộ 1 từ quận B́nh Sơn ở phía bắc đến Đức Phổ ở phía nam.

    Về phía VNCH, ngoài các đơn vị của Sư đoàn 2 BB thường xuyên có mặt trong tỉnh c̣n có LD 11 BDQ và 12 tiểu đoàn DPQ của Tiểu khu Quảng Ngăi. Các đơn vị của Liên đoàn 11 BDQ bố trí như sau: TD 68 BDQ ở quận lỵ Sơn Hà, TD 69 BDQ ở Trà Bồng và TD 70 BDQ ở Gia Vực.

    Phối hợp với các cuộc tấn công ở Quảng Nam và Quảng Tín, Quân khu 5 CSBV cũng mở các cuộc tấn công trong tỉnh Quảng Ngăi trong đêm 19 tháng 7/1974. Trong hai ngày 3 và 4 tháng 8/1974, quân CSBV tấn công mạnh vào quận Nghĩa Hành, tràn ngập đồn trú của TD 118 DPQ ở thung lũng Cộng Ḥa phía nam quận lỵ.




    Quảng Ngăi
    ● Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
    Trung tá sau cuộc hành quân Liên Kết 66, Quảng Ngăi (3/1966)
    ● Đại tá Tôn Thất Khiên
    Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngăi (1967)
    ● Đại tá Ngô Văn Lợi
    Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngăi (1972)
    ● Thiếu tá Hoàng Trọng Độ
    Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Nghĩa Hành, Quảng Ngăi (1972)
    ● Chuẩn tướng Phan Ḥa Hiệp
    Từ chức Tư lệnh SD 2 BB sau khi mất quận Thế Sơn, Quảng Ngăi (28/8/1972)
    ● Đại tá Lê Bá Khiếu
    Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngăi (1973)
    ● Trung úy Trần Thy Vân
    Bị thương cụt hai chân tại Mộ Đức, Quảng Ngăi (3/3/1974)
    ● Đại tá Lê Văn Ngọc
    Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngăi (1975)
    ● Đại úy Nguyễn Thanh Vân (HQ)
    Chỉ huy trưởng đài Kiểm báo 104 tại Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (1975)
    ● Trung tá Phạm Đ́nh Lộc
    Tham mưu trưởng Tiểu khu Quảng Ngăi (1975)
    ● Thiếu tá Nguyễn Văn Hường
    Trưởng pḥng 2 Tiểu khu Quảng Ngăi (1975)
    ● Thiếu tá Lê Ḥa
    Tham mưu phó đặc trách Chiến tranh Chính trị Tiểu khu Quảng Ngăi (1975)
    ● Trung úy Phạm Thọ
    Đại đội phó Đại đội CTCT Tiểu khu Quảng Ngăi (1975)
    ● Trung úy Lương Văn Thuận
    Đại đội trưởng Đại đội CTCT Tiểu khu Quảng Ngăi (1975)
    ● Thiếu tá Lê Ḥa
    Tử thương do pháo kích trên đường triệt thoái từ Quảng Ngăi về Chu Lai (23/3/1975)
    ● Trung úy Nguyễn Văn Tạng
    Tử nạn cùng Chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm khi chiếc trực thăng chở Ban Tham mưu SD 1 BB bị trúng đạn tại B́nh Sơn, Quảng Ngăi (29/3/1975)
    ● Đại tá Vơ Toàn
    Tử nạn cùng Chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm khi chiếc trực thăng chở Ban Tham mưu SD 1 BB bị trúng đạn tại B́nh Sơn, Quảng Ngăi (29/3/1975)
    ● Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm
    Tử nạn khi chiếc trực thăng chở Ban Tham mưu SD 1 BB bị trúng đạn tại B́nh Sơn, Quảng Ngăi (29/3/1975)
    ● CD B TQLC
    Tham dự cuộc hành quân tái chiếm Ba Gia, Quảng Ngăi (6/1965)
    ● LD 12 BDQ
    Tăng cường cho SD 2 BB hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (2/1973)
    ● LD 2 BDQ
    Tháng 10/1972 Liên đoàn cùng TRD 4 BB, TRD 5 BB và TD 4 KB mở cuộc hành quân giải tỏa Mộ Đức và Đức Phổ, Quảng Ngăi
    ● SD 25 BB
    Trước năm 1965, Sư đoàn hoạt động tại Quảng Ngăi
    ● TD 1 TQLC
    Tham dự cuộc hành quân tái chiếm Ba Gia, Quảng Ngăi (6/1965)
    ● TD 37 BDQ
    Tham dự cuộc hành quân Tự Lực tái chiếm đồn Ba Gia, Quảng Ngăi (6/1965)
    ● TD 4 KB
    Yểm trợ hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (1/1973)
    . . .
    Tan hàng tại Quảng Ngăi (24/3/1975)
    ● TD 5 ND
    Phá vỡ căn cứ địa của Bộ Tư lệnh Mặt trận B1 tại mật khu Đỗ Xá, Quảng Ngăi (1964)
    . . .
    Tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 truy kích Cộng quân tai Ba Gia, Quảng Ngăi (6/1965)
    . . .
    Hành quân Liên Kết 62 tại Quảng Ngăi (7/1966)
    ● TD 5 TQLC
    Tổn thất sau trận Mộ Đức, Quảng Ngăi (6/1966)
    ● TD 60 BDQ
    Tăng phái cho TRD 4 BB hoạt động trong vùng Ba Gia, Quảng Ngăi (1973)
    ● TD 78 BDQ
    Hành quân giải tỏa Mộ Đức và Đức Phổ, Quảng Ngăi (10/1972)
    ● TRD 4 BB
    Trách nhiệm an ninh khu vực quanh căn cứ Bronco, Quảng Ngăi (1972)
    . . .
    Tham dự hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (1/1973)
    ● TRD 5 BB
    Tham dự hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngăi (1/1973)
    ● TRD 51 BB
    Tham dự cuộc hành quân Tự Lực tái chiếm Ba Gia, Quảng Ngăi (6/1965)
    ● TRD 6 BB
    Ngày 24 tháng 3/1975, trước áp lực gia tăng của Cộng quân, Trung đoàn được lệnh triệt thoái về thị xă Quảng Ngăi và kế đó là Chu Lai

    Đơn vị tham chiến
    ● 7/1974
    LD 11 BDQ

    TD 68 BDQ

    TD 69 BDQ

    TD 70 BDQ

    SD 2 BB
    Trần Văn Nhựt
    TD 118 DPQ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 41
    Last Post: 17-03-2013, 12:27 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2012, 02:59 AM
  3. Replies: 5
    Last Post: 12-04-2012, 02:14 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 01-08-2011, 07:33 AM
  5. PHẬT NGỌC HOÀ B̀NH - PHẬT TỬ BẤT B̀NH.
    By Hoang Le in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 7
    Last Post: 18-10-2010, 02:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •