Page 7 of 7 FirstFirst ... 34567
Results 61 to 68 of 68

Thread: QLVNCH/SƯ ĐOÀN BỘ BINH 4 VÙNG CHIẾN THUẬT & CÁC TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    SU DOAN 5 BO BINH



    Nguyên là Sư đoàn 3 Dă chiến của Đại tá Ẉng A Sáng chiêu tập từ miền Bắc di cư vào (1954), tham dự trận Đồng Xoài (6/1965), trấn giữ An Lộc (4/1972), tái chiếm An Điền, căn cứ 82 và Rạch Bắp, tỉnh Hậu Nghĩa, tăng cường pḥng thủ Phước Long (12/1974), tan hàng tại Lai Khê, B́nh Dương (30/4/1975).

    Bộ Tư lệnh SD 5 BB đóng tại căn cứ Lai Khê, B́nh Dương, chịu trách nhiệm Tiểu khu B́nh Dương, B́nh Long, Phước Long, Phước B́nh. SD 5 BB thường có một trung đoàn ở Lai Khê làm trừ bị, một trung đoàn ở Phú Giáo và một trung đoàn ở thị xă Phước Long. Ngoài bản doanh chính tại căn cứ Lai Khê, SD 5 BB c̣n có một Bộ Tư lệnh Hành quân tại An Lộc, B́nh Long.

    Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, SD 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê Văn Hưng, SD 5 BB đă cùng với các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc trong hơn hai tháng kể từ ngày 4 tháng 4/1972.

    Tháng 6/1973, SD 5 BB cố giải tỏa quốc lộ 13 giữa Chơn Thành và Bầu Bàng với TRD 7 BB từ Chơn Thành đánh xuống và TRD 8 BB từ Bầu Bàng đánh lên nhưng thất bại. Vào tháng 11/1973, Đại tá Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh phó Sư đoàn, thay thế Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch ở chức vụ Tư lệnh Sư đoàn.

    Sau khi CSBV tấn công đánh chiếm Phước Long vào tháng 1/1975, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đă tái phối trí lực lượng SD 5 BB để giữ cụm pḥng tuyến Chơn Thành. Đến giữa tháng 4/1975, quận Chơn Thành bị bỏ ngỏ, căn cứ Lai Khê trở thành tuyến đầu trong khu vực. Ngày 28 tháng 4/1975, Chuẩn tướng Vỹ chỉ thị cho Đại tá Trần Văn Thoàn, Tư lệnh phó SD 5 BB, chỉ huy Bộ Tư lệnh nhẹ Sư đoàn cùng với TRD 8 BB và Chi đoàn 3/1 Thiết kỵ di chuyển về Phú Lợi. Vào lúc 7 giờ tối ngày 29 tháng 4/1975, các đơn vị của SD 5 BB được lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 là chuẩn bị rút bỏ Lai Khê, di chuyển về phía nam để tái phối trí. Tối 29 tháng 4, lực lượng pḥng thủ tại Phú Giáo di tản.

    Khi nghe xong lệnh bắt buông súng đầu hàng trên đài phát thanh của tân Tổng thống Dương Văn Minh ngày 30 tháng 4/1975, tại Bộ Tư lệnh SD 5 BB ở Lai Khê, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho anh em binh sĩ rơ lệnh bàn giao. Sau đó ông tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của ḿnh.


    Đơn vị trực thuộc

    CD 8
    CD 9
    DD 5 TS
    PB SD 5 BB
    TD 1 KB
    TD 5 CB
    TRD 7 BB
    TRD 8 BB
    TRD 9 BB
    . . .

    Chỉ huy

    10/1961 Đại tá Nguyễn Đức Thắng
    1962 Đại tá Nguyễn Văn Thiệu
    5/1964 Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn
    10/1964 Chuẩn tướng Trần Thanh Phong
    7/1965 Đại tá Phạm Quốc Thuần
    8/1969 Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
    6/1971 Đại tá Lê Văn Hưng
    9/1972 Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch
    11/1973 Đại tá Lê Nguyên Vỹ


    Chiến trường tham dự

    ● Biệt khu 32 Chiến thuật (1964)
    ● Biệt khu Chiến thuật (1964)
    ● Quân khu 3 (4/1972)
    ● An Lộc (4/1972)
    ● B́nh Dương (6/1974)


    Tiểu sử Đơn vị trưởng

    ● Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
    Đại tá Trưởng pḥng 3 Bộ Tổng Tham mưu (1962), thăng cấp Chuẩn tướng (8/1964), Thiếu tướng (11/1965), Tổng ủy viên (ngang hàng Tổng trưởng) Xây dựng Nông thôn (6/1966 ...
    ● Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
    Đại tá giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hành quân thay Trung tướng Dương Văn Minh (1961), sau khi Bộ Tư lệnh Hành quân giải tán được trao ...
    ● Trung tướng Cao Hảo Hớn
    Đại tá Tư lệnh SD 21 BB thay Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn (11/1963), thăng Chuẩn tướng (5/1964), giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 24 Chiến thuật (1965), thăng ...
    ● Thiếu tướng Trần Thanh Phong
    Đại tá Tư lệnh SD 1 BB kiêm Tư lệnh Biệt khu 11 Chiến thuật (3/11/1963), Tư lệnh SD 5 BB kiêm Tư lệnh Biệt khu 32 Chiến thuật (17/10/1964), ...
    ● Trung tướng Phạm Quốc Thuần
    Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức (8/1969), sau kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng đoàn Đại biểu VNCH trong Ủy ban Quân sự Hai bên cho đến tháng ...
    ● Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
    Trung tá Tham mưu trưởng SD 1 BB (6/1963), Đại tá Tham mưu trưởng QD 2-QK 2 (12/1963), giữ chức Tư lệnh SD 22 BB hai lần (1964 và 1966), ...
    ● Chuẩn tướng Lê Văn Hưng
    Chỉ huy TRD 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang (1968). Sau thời gian này, ông đă được thăng cấp Đại tá và giữ chức Tư ...
    ● Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch
    Thăng Đại tá (1971), thăng Chuẩn tướng (11/1972).

    Tháng 3/1972, LD 2 ND của Đại tá Lịch được phân nhiệm án ngữ chận địch dọc theo cụm tuyến pḥng thủ ...
    ● Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
    Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, một vị tướng thanh liêm, anh em họ với Trung tướng Lê Nguyên Khang, xuất thân là sĩ quan binh chủng Nhảy dù (Đại úy ...

    Được biết...
    ● Bùi Dzinh - Tư lệnh phó SD 5 BB (1961)
    ● Lương Chi - Đại úy Đại đội trưởng Đại đội 5 Cơ giới của SD 5 BB (1963)
    ● Lộ Công Danh - Đại úy Trưởng pḥng 3 SD 5 BB (1963)
    ● Vũ Ngọc Tuấn - Tham mưu trưởng SD 5 BB (1965-1966)
    ● Ngô Lê Tuệ - Tư lệnh phó SD 5 BB (1971)
    ● Bùi Đức Điềm - Phụ tá Tư lệnh SD 5 BB đặc trách Hành quân (1972)
    ● An Lộc - Ngày 13 tháng 6/1972, Quân đoàn 3 đưa hai trung đoàn thuộc SD 18 BB đến hoán đổi cho SD 5 BB đă mệt mỏi, cần dưỡng quân và bổ sung quân số
    ● Đào Đức Chỉnh - Trung tá Tham mưu trưởng SD 5 BB (1/1974)
    ● LUC LUONG 3 XUNG KICH - Yểm trợ cho SD 5 BB phản công chiếm lại An Điền, căn cứ 82 và Rạch Bắp (8/1974)
    ● Nguyễn Mạnh Tường - Thăng cấp Đại tá được thuyên chuyển về làm Tư lệnh phó Phụ tá Hành quân SD 5 BB (8/1974)
    ● DAI DOI 5 TRINH SAT - Đại đội Trinh sát của SD 5 BB, tham dự hành quân giải tỏa căn cứ 82 Rinet, B́nh Dương (9/1974)
    ● Từ Vấn - Tham mưu trưởng SD 5 BB (12/1974)
    ● Nguyễn Văn Nghĩa - Trưởng pḥng 1 SD 5 BB (1975)
    ● Trần Văn Thoàn - Tư lệnh phó SD 5 BB (1975)
    ● Nguyễn Tấn Văn - Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị SD 5 BB (1975)
    ● Nguyễn Văn Khách - Trưởng pḥng 3 SD 5 BB (1975)
    ● B́nh Dương - Tháng 4/1975, tại khu vực trách nhiệm của SD 5 BB, Cộng quân gia tăng áp lực tại Phú Giáo, nằm về phía đông bắc tỉnh B́nh Dương, và Tân Uyên
    ● Phạm Tường Chinh - Tham mưu trưởng SD 5 BB, tuẫn tiết tháng 4/1975
    ● B́nh Dương - Chiều ngày 29 tháng 4/1975, các đơn vị thuộc SD 5 BB được lệnh chuẩn bị rút khỏi Lai Khê và Phú Giáo
    ● TRUNG DOAN 8 BO BINH - Tan hàng (30/4/1975, xem SD 5 BB)
    ● TRUNG DOAN 7 BO BINH - Tan hàng (30/4/1975, xem SD 5 BB)
    ● THIET DOAN 1 KY BINH - Tan hàng (30/4/1975, xem SD 5 BB)
    ● TRUNG DOAN 9 BO BINH - Tan hàng (30/4/1975

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SU DOAN 5 BO BINH
    BIET KHU 32/CT


    Đơn vị tham chiến
    ● 1964 SD 5 BB
    Nguyễn Văn Thiệu


    ● 1964 - Biệt khu 32/CT bao gồm 3 tỉnh B́nh Dương, B́nh Long và Phước Long, là vùng trách nhiệm của SD 5 BB.




    Biệt khu 32 Chiến thuật
    ● Thiếu tướng Trần Thanh Phong
    Tư lệnh SD 5 BB kiêm Tư lệnh Biệt khu 32 Chiến thuật (17/10/1964)

  3. #63
    Minhlong1971
    Khách

    Muốn minh-xác địa-điểm hoạt-động của TĐ 68, 69 BĐQ năm 1972-1973

    Tôi được Cựu Thiếu-tá Trần Công Đài, Quận-trưởng kiêm Chi-Khu-trưởng Minh Long, Quăng Ngăi (1971-1973) và năm 1974 đổi về làm Quận-trưởng kiêm Chi-khu-trưởng Đức-Phổ, cho biết : TĐ 68 BĐQ do Thiếu-tá Trần Ngăi làm TĐT, ở Minh Long (1971, 1972). Và h́nh như tôi được nghe nói đầu năm 1973 th́ cả quận Ba-Tơ bị mất, và TĐ 69 BĐQ ở đây + TĐ 60 BĐQ tăng-cường đều bị thiệt-hại nặng. Cả 2 Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu-tá Sĩ (TĐ 69) và Thiếu-tá Lương Bá Duân (TĐ 60) cùng hy-sinh. Tiểu-đoàn 70 BĐQ tại Gia-Vực cũng thiệt-hại nặng, Gia-Vực bị mất, Tiểu-Đoàn-Trưởng là Đ/Úy Trần Nghĩa cũng hy-sinh. Khoảng tháng 4/1974, quận Minh Long bị Việt Cộng đánh chiếm, quận-trưởng là Thiếu-tá Cẩn hy-sinh.

  4. #64
    Member
    Join Date
    15-09-2017
    Posts
    2
    Quote Originally Posted by alamit View Post

    SƯ ĐOÀN 3 BB QLVNCH
    VUNG TAU ● 4/1975



    ● Thiếu tá Trần Khoa Tràng
    Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Khoá sinh của trường Truyền tin Vũng Tàu hy sinh trong khi chỉ huy đơn vị tử thủ ở núi Lớn (30/4/1975)
    Con chào các Ông/Bà và Cô Chú Bác, con nhỏ tuổi nên cho phép con được xưng hô như vậy.
    Con đang rất muốn t́m hiểu thông tin về trận tử thủ tại Núi Lớn Vũng Tàu, nơi ông Thiếu tá Trần Khoa Tràng của binh chủng Truyền tin hy sinh. Ông Bà Cô Chú Bác có thông tin, hoặc biết người nào con có thể liên hệ, xin hướng dẫn con.

    Con xin cảm ơn mọi người rất nhiều. Và kính chúc mọi người B́nh an, Khoẻ mạnh và nhiều Niềm vui.

  5. #65
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Bồ Câu View Post
    Con chào các Ông/Bà và Cô Chú Bác, con nhỏ tuổi nên cho phép con được xưng hô như vậy.
    Con đang rất muốn t́m hiểu thông tin về trận tử thủ tại Núi Lớn Vũng Tàu, nơi ông Thiếu tá Trần Khoa Tràng của binh chủng Truyền tin hy sinh. Ông Bà Cô Chú Bác có thông tin, hoặc biết người nào con có thể liên hệ, xin hướng dẫn con.

    Con xin cảm ơn mọi người rất nhiều. Và kính chúc mọi người B́nh an, Khoẻ mạnh và nhiều Niềm vui.
    Xin chào con Bồ Câu !

    Chắc con c̣n ở trong nước CHXHCN- VN nên con mới hỏi như vậy .

    A) Nếu con có cùng 1 gịng máu với cố Thiếu tá Trần Khoa Tràng hay có cùng 1 gịng máu những anh lính trong tiểu đoàn mà Thiếu tá Tràng chỉ huy, th́ chú đây giở nón thán phục ḍng họ nhà con có một khí thế can cường.. đúng theo nghĩa ḍng máu Quang Trung hay Hai Bà Trưng .

    B) Nếu con khg có cùng 1 gịng máu với cố Thiếu tá Trần Khoa Tràng hay những binh sĩ dưới tay Thiếu tá Tràng chỉ huy mà con muốn biết "thông tin về trận tử thủ tại Núi Lớn Vũng Tàu" th́ hơi khó, v́ sao ?

    V́ khi xài chử "tử thủ" là có nghĩa 99.99 % tiểu đoàn đó đả hy sinh một cách hiên ngang hết rồi, ngoại trừ kẻ chiến thắng trong trận "tử thủ" này c̣n sống sót lại ngày nay mới đủ sức cung cấp thông tin trận đánh đó cho con biết mà thôi .


    Đă goi là "tử thủ" th́ làm sao sống sót lại đuợc đây !

    Cho dù có số may mắn sống sót trong trận tử thủ đó đi nữa cũng vướn ṿng tù tội của tụi CS Bắc Việt thôi con ơi .

    Thà con làm tù binh trong chế độ Washington DC, tướng tá của con c̣n có thể có dạng mập ù tṛn vo, hay như mấy anh Mỹ đen ở trong tù Mỹ có tướng "vai u thịt bắp" đó....



    (con có để ư những tù nhân bên trên có ai có tướng tá như hồ chi minh khg ? Khg , anh nào nah nấy cũng vai u thịt bắp thôi ..)

    chớ con mà xui xẽo ở tù của tụi CS Hanoi cai trị rồi.... th́ chỉ có chết dần chết ṃn tiếp con ơiii..làm sao đủ sức sống tới ngày hôm nay mà kể lại thông tin cuộc chiến tử thủ đó cho con nghe chứ... phải hong con !

  6. #66
    Member
    Join Date
    15-09-2017
    Posts
    2
    Con cảm ơn chú Dân Say đă trả lời con. Vậy là chú có biết Ông Trần Khoa Tràng.

    Khi Ông mất, gia đ́nh không ai biết chuyện ǵ đă xảy ra với Ông. Có lẽ người lính chiến đấu không phải lúc nào cũng về nhà kể hết cho vợ con biết, nhất là khi t́nh h́nh cấp bách, biến động lớn. Và những người con khi đó c̣n quá nhỏ lại bị những biến cố của đất nước cuốn theo nên cũng không biết ǵ nhiều để có thể kể cho các cháu, di ảnh di vật ǵ cũng chẳng c̣n.

    Nay nhờ Internet nên con mong muốn t́m lại những đồng đội xưa, những người đă cùng sát cánh bên Ông ở những ngày tháng đó. Con vẫn thấy tên của Thiếu tá Trần Khoa Tràng được nhắc đến, con vẫn thấy có những người nhớ đến Ông, nên con tin là sẽ t́m được. H́nh như chú cũng biết về Ông Trần Khoa Tràng?

    Con cũng xin lỗi v́ đă dùng chữ "tử thủ", con chỉ chép lại từ này v́ những trang đăng tin tử trận của Ông, họ nói Ông hy sinh khi "tử thủ" ở Núi Lớn.

    Nếu chú biết thêm thông tin hay người lính Truyền Tin nào, xin cho con địa chỉ liên lạc. Cảm ơn chú nhiều.

  7. #67
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Bồ Câu View Post
    Con cảm ơn chú Dân Say đă trả lời con. Vậy là chú có biết Ông Trần Khoa Tràng.

    Khi Ông mất, gia đ́nh không ai biết chuyện ǵ đă xảy ra với Ông. Có lẽ người lính chiến đấu không phải lúc nào cũng về nhà kể hết cho vợ con biết, nhất là khi t́nh h́nh cấp bách, biến động lớn. Và những người con khi đó c̣n quá nhỏ lại bị những biến cố của đất nước cuốn theo nên cũng không biết ǵ nhiều để có thể kể cho các cháu, di ảnh di vật ǵ cũng chẳng c̣n.

    Nay nhờ Internet nên con mong muốn t́m lại những đồng đội xưa, những người đă cùng sát cánh bên Ông ở những ngày tháng đó. Con vẫn thấy tên của Thiếu tá Trần Khoa Tràng được nhắc đến, con vẫn thấy có những người nhớ đến Ông, nên con tin là sẽ t́m được. H́nh như chú cũng biết về Ông Trần Khoa Tràng?

    Con cũng xin lỗi v́ đă dùng chữ "tử thủ", con chỉ chép lại từ này v́ những trang đăng tin tử trận của Ông, họ nói Ông hy sinh khi "tử thủ" ở Núi Lớn.

    Nếu chú biết thêm thông tin hay người lính Truyền Tin nào, xin cho con địa chỉ liên lạc. Cảm ơn chú nhiều.
    HI BC!

    CHú chỉ nói vậy với con thôi! chớ thật t́nh cũng khg biết ông Trần Khoa Tràng hay bà con ǵ với ổng, nhưng đọc theo tài liệu alamit đưa ra nói hy sinh để tử thủ th́ chú thán phục cái tinh thần ở giữa giờ tuyệt vọng c̣n giử được khí thế của 1 vị quân nhân sẳn sàng chết v́ quốc gia ḿnh phục vụ. (Đúng theo Motto :TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM )

    Tính theo thời gian , những đồng đội xưa của ông TKT c̣n sống sót đến ngày nay, tuổi ít ra cũng từ 65 trở lên , cháu nên vào thử facebook hay những trang web nói về QLVNCH xem sao?

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    QLVNCH/SƯ ĐOÀN BỘ BINH 4 VÙNG CHIẾN THUẬT & CÁC TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ



    Bác Sĩ Nhảy Dù Phạm Gia Cổn và ba trận đánh Kon Tum, An Lộc, Quảng Trị
    Lâm Hoài Thạch/Người Việt
    Feb 18, 2020


    Bác Sĩ Phạm Gia Cổn tại Bức Tường Đen ở Washington, D.C., 1990. (H́nh: Phạm Gia Cổn cung cấp)
    WESTMINSTER, California (NV) – Với nhiệm vụ là một bác sĩ quân y của Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn từng sát cánh với những cuộc hành quân của các tiểu đoàn tác chiến để chăm sóc cho các thương bệnh binh tại mặt trận.

    Ngoài ra, ông c̣n làm những công tác Dân Sự Vụ là khám bệnh hay cho thuốc đồng bào sống ở những vùng sâu, vùng xa sau khi đơn vị các chiến sĩ VNCH đă đánh đuổi địch quân và kiểm soát an ninh. Những lúc được về hậu cứ của đơn vị, Bác Sĩ Cổn c̣n khám bệnh cho những gia đ́nh của binh sĩ tại khu gia binh.

    Vận nước điêu linh, sau ngày “găy súng” vào cuối Tháng Tư, 1975, những người trai thế hệ của miền Nam Việt Nam, một số phải bị giam cầm trong những trại tù Cộng Sản, một số phải ĺa xa quê hương yêu dấu của ḿnh. Hơn 45 năm trên đất khách, nhưng, những chứng tích chiến đấu bảo vệ quê hương, những h́nh ảnh chiến trường cận kề với bom đạn và cái chết, và với trách nhiệm của một bác sĩ quân y vẫn c̣n canh cánh trong ḷng của một chiến sĩ Quân Y “Mũ Đỏ” Phạm Gia Cổn.


    Ông từng là cựu sinh viên sĩ quan Khóa 18 Quân Y Hiện Dịch, Trường Quân Y, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài G̣n 1971 và phục vụ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù trong ngành Quân Y. Khi đến Hoa Kỳ, ông từng là giảng sư dạy 28 năm tại đại học UCLA, chuyên ngành gây mê và trị đau nhức. Ông cũng từng là chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California.

    Nghỉ hưu từ năm 2010 nhưng trong thời gian hưu trí, Bác Sĩ Cổn dành thời gian c̣n lại trong việc phát triển và nuôi dưỡng môn thể dục “Khí Công Hoàng Hạc,” và là vị chưởng môn của môn phái này cho đến bây giờ. Môn phái này đă được phát triển tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, và trên thế giới, với mục đích “giữ ǵn sức khỏe, thoải mái về tinh thần, chậm tiến tŕnh lăo hóa” cho các học viên hoàn toàn miễn phí.


    Phạm Gia Cổn (trái), sinh viên sĩ quan Khóa 18 Quân Y Hiện Dịch, tại quân trường học Nhảy Dù. (H́nh: Phạm Gia Cổn cung cấp)
    Vừa về đơn vị, tham chiến mặt trận Tam Biên, Kon Tum

    Kể về cuộc đời binh nghiệp của ḿnh, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn cho hay, sau khi tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài G̣n 1971, ông t́nh nguyện về phục vụ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù và tham chiến trận đầu tiên tại vùng Tam Biên, Kon Tum vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Cộng Quân cùng tấn công đồng loạt tại ba địa điểm Kon Tum, An Lộc và Quảng Trị.

    Ông kể: “Trong toán Quân Y của chúng tôi có một bác sĩ là tôi và khoảng 10 y tá. Mỗi đại đội, tôi phải cử một y tá để săn sóc cho những chiến sĩ bị thương. Tại địa điểm này, hằng ngày, đơn vị Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bị địch quân pháo kích hàng trăm quả đạn pháo. V́ thế, coi như ngày nào toán Quân Y của tiểu đoàn cũng bận rộn cho việc băng bó, chăm sóc vết thương cho các anh em thương binh. Ngoài ra, nếu có anh em nào bị thương nặng quá hay tử trận, th́ chúng tôi phải gọi trực thăng đến đưa những người này về hậu cứ của tiểu đoàn. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi chiến trường, nhưng lúc nào chúng tôi cũng cố gắng tản thương càng sớm càng tốt, để tránh t́nh trạng vừa đụng trận lại vừa phải bảo vệ những thương binh tại chiến trường.”

    “Tại Vùng Tam Biên, toán Quân Y của tôi đi theo bộ chỉ huy của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, những đại đội của tiểu đoàn th́ đóng quân rải rác cách bộ chỉ huy vài cây số, nên thường bị chạm địch, c̣n bộ chỉ huy th́ bị ‘ăn’ pháo của địch nhiều hơn. Địch thường pháo kích vào bộ chỉ huy ban ngày, chớ ít khi chúng pháo vào ban đêm, v́ sợ bị lộ điểm bắn. Mỗi ngày, bộ chỉ huy của tiểu đoàn bị chúng pháo ít nhất cũng từ một ngàn quả pháo trở lên. Những buổi sáng sớm khi đang khám bệnh cho các thương binh th́ bị Việt Cộng pháo kích, thành ra, chúng tôi vừa khám bệnh và vừa nhảy xuống hầm trú ẩn. Cho đến khi chiều tà, mặt trời vừa tắt nắng th́ chúng ngưng pháo,” bác sĩ cho biết thêm.

    Cũng trong thời gian này, tại đồi Charlie bị địch quân pháo dữ dội nên Trúng Tá Nguyễn Đ́nh Bảo đă tử trận trong trận này. Lúc đó Bác Sĩ Nhảy Dù Tô Phạm Liệu hành quân tại đồi Charlie, c̣n Bác Sĩ Cổn hành quân tại đồi thuộc căn cứ Hotel.

    Những khi đụng trận lớn th́ cấp Lữ Đoàn Nhảy Dù sẽ thành lập một bệnh viện dă chiến tại trung tâm hành quân chiến trường để kịp thời giải quyết quá nhiều những thương binh tại mặt trận, rồi sau đó mới di chuyển họ về những quân y viện lớn tùy theo t́nh trạng sức khỏe và vết thương của từng người.

    Bác sĩ kể thêm: “Tôi đă từng chứng kiến những sự đau ḷng là v́ có những người lính đă bị thương và chờ đến lúc có trực thăng đáp xuống để được tải thương. Nhưng, hễ địch quân thấy trực thăng vừa đáp xuống th́ chúng nó bắn pháo kích vào để diệt trực thăng. V́ thế, có những chiến sĩ bị thương được đưa ra gần đến trực thăng th́ lại bị trúng pháo lần nữa, có khi cũng bị mất mạng và những y tá của quân y cũng bị thương. Trên chiến trường, chuyện người lính bị chết hai lần là chuyện có thật, v́ khi họ đă hy sinh được quấn poncho để chờ trực thăng xuống đưa xác về, khi trực thăng đáp xuống th́ lại bị địch pháo vô nữa, nên có những xác chết phải bị trúng đạn pháo thêm lần nữa, và xác của họ cũng không c̣n được toàn vẹn khi bị chết lần thứ hai.”


    Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (giữa) giảng dạy môn thể dục “Khí Công Hoàng Hạc.” (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tham chiến trận An Lộc

    Sau đó, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù theo Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh về để giải tỏa An Lộc. Lúc đó Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 là Thiếu Tá La Trinh Tường.

    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được di tản bằng trực thăng về Biên Ḥa trong những chuyến bay đêm. Đến sáng sớm hôm sau, tiểu đoàn được lệnh đóng quân tại Lai Khê chờ lệnh để vào An Lộc. Không bao lâu th́ trực thăng đến bốc tiểu đoàn vào Tân Khai, rồi hành quân bằng đường bộ tiến vào An Lộc. Khi đến rừng cao su gần An Lộc, tiểu đoàn nằm ở đây một đêm.

    Nguyên tắc hành quân của Nhảy Dù là một tiểu đoàn gồm bốn đại đội, được chia ra gồm hai tiểu đoàn th́ với sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng (bộ chỉ huy của tiểu đoàn) và hai đại đôi với sự chỉ huy của tiểu đoàn phó, được chia ra thành hai cánh để hành quân. Toán Quân Y được đi theo cánh của bộ chỉ huy tiểu đoàn.

    Trên đường tiến vào An Lộc th́ các đại đội đi đầu đă đụng trận với địch quân ngay tại rừng cao su, rồi sau đó, cả tiểu đoàn đều đụng trận với địch quân với nhiều trận đánh rất ác liệt. Đang đụng trận th́ Tiểu Đoàn 1 được lệnh rút quân khỏi An Lộc để về giải tỏa Quảng Trị. Tiểu đoàn vừa đánh, vừa rút quân từ từ, và đoàn Quân Y phải đi theo đơn vị cuối cùng trên đường di tản khỏi An Lộc.

    Bác Sĩ Cổn kể: “Ra khỏi trận An Lộc, tiểu đoàn được đóng quân tại hai làng Sa Cam, Sa Cảnh để dưỡng quân chờ lệnh. Trong lúc toán quân y đang làm nhiệm vụ với các thương binh th́ dân trong làng này lại kéo đến nơi đóng quân của tiểu đoàn để xin được khám bệnh và xin thuốc, v́ dân trong làng quá nghèo, thiếu thốn mọi phương tiện về chữa trị bệnh hoạn. Trong số này, lại có một số dân đi làm ở Sài G̣n, Chợ Lớn về thăm quê lại bị kẹt trong trận chiến An Lộc cũng đến xin khám bệnh và thuốc uống. Hơn nữa, có một số dân trong làng, v́ sống trong hoàn cảnh chiến tranh nên cũng có một số dân bị những đạn pháo vô t́nh rơi vào làng của họ và cũng có một số bị thương. V́ ‘t́nh quân dân như cá với nước,’ nên tôi đă ra lệnh cho toán Quân Y của Nhảy Dù phải thực hiện ngay công tác Dân Sự Vụ này.”

    Ông cho biết thêm: “Trong khi làm công tác Dân Sự Vụ tại mặt trận An Lộc th́ có một số dân làm việc ở Sài G̣n, Chợ Lớn đến nài nỉ với chúng tôi là xin được theo đoàn quân của Nhảy Dù để cùng về Sài G̣n. Nhưng đây không phải là nhiệm vụ của tôi giải quyết, v́ công việc vừa lội bộ di chuyển vừa phải lo khám bệnh cho mấy anh em chiến sĩ nữa, nên tôi cũng không rơ là những người dân này có được về chung với tiểu đoàn hay không.”

    Trên đường rút quân về Sài G̣n, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù cũng đụng vài trận đánh lẻ tẻ với Cộng Quân, và tiểu đoàn phải lội qua suối Tàu Ô mới được đến Sài G̣n để chờ lệnh lên máy bay để về giải tỏa Quảng Trị.


    Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (trái) trong một buổi văn nghệ. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Trận Quảng Trị tổn thất nặng nề

    Dưỡng quân tại Sài G̣n vài ngày th́ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh ra Quảng Trị.

    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đến Quảng Trị một vài ngày th́ được lệnh vượt sông Mỹ Chánh đánh vào căn cứ Nancy ở phía Bắc Quảng Trị.

    “Trong trận này, buổi chiều trước khi vượt sông Mỹ Chánh, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Hồng đă họp tất cả đại đội lại và có tôi trong đó, ông cho lệnh là trong đêm, Nhảy Dù sẽ vượt sông Mỹ Chánh để đánh địch quân. Sau khi họp tiểu đoàn về, ông cho tôi biết về t́nh h́nh địch, t́nh h́nh bạn như thế nào. Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hồng nh́n tôi rồi ra lệnh. Tôi c̣n nhớ câu cuối cùng của ông nói với tôi là: ‘Xin bác sĩ lo giùm vấn đề thuốc men để cấp cứu và những thứ cần thiết về y tế đầy đủ, v́ lệnh từ trên xuống cho biết là ước tính trong mặt trận này, sau khi vượt sông Mỹ Chánh, trong ṿng 10 ngày đầu th́ có thể quân ta bị tổn thất đến 2/3 tiểu đoàn.’ Lúc đó tôi cũng đă lạnh người, v́ ḿnh cứ nghĩ rằng, ḿnh sẽ nằm trong 2/3 bị tổn thất đó.”

    Khoảng 7 giờ chiều, toán Quân Y đi bằng xe GMC theo tiểu đoàn đến nằm ở một địa điểm trên Quốc Lộ 1. Đến 2 giờ sáng hôm sau th́ tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh đánh vào căn cứ Nancy đă bị Cộng Quân chiếm đóng. Khoảng 8 giờ sáng th́ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù chiến thắng trận đầu tiên này. Nhảy Dù có công lớn trong trận chiến này v́ đă đánh tan Cộng Quân tại đây và lấy được hơn 30 Đại Liên Pḥng Không 37 ly của địch quân.

    Bác sĩ kể tiếp: “Xong trận này, lúc tôi ngồi ăn sáng, hút thuốc lá với tiểu đoàn trưởng và một sĩ quan Ban 3 của tiểu đoàn là Đại Úy Thái Văn Minh. Chúng tôi đang ngồi th́ một sĩ quan của Đại Đội 12 đang đóng quân bên ngoài vào báo cáo là họ thấy xe tăng của địch chạy tung bụi mù mịt tiến vào nơi đóng quân của tiểu đoàn. Tuy hơn ‘lạnh cẳng’ v́ lần đầu tiên tôi mới biết là sẽ đụng trận với xe tăng của địch. Nhưng tôi vẫn b́nh tĩnh nói với tiểu đoàn trưởng là: ‘Ban ngày, ban mặt th́ sợ ǵ xe tăng của bọn chúng nó. Xin thiếu tá ra lệnh cho lính bao vây đánh tăng và bắt sống chúng nó. Cho đến bây giờ, không biết lúc đó tại sao tôi lại hăng đến thế.’”

    Thiếu Tá Hồng cho lệnh đánh xe tăng địch liền sau đó. Nhưng khi lính đến nơi th́ mới phát giác ra là đoàn xe này không phải xe tăng của địch mà là xe quân y của bộ binh VNCH đang di chuyển, v́ họ chạy quá nhanh xe tung bụi mù mịt nên từ xa các chiến sĩ Nhảy Dù không nhận rơ được.

    Sau đó, Tiểu Đoàn 1 được lệnh lên đánh chiếm ngọn đồi Barbara, nhưng v́ ngọn đồi này Cộng Quân với lực lượng quân số quá đông nên Nhảy Dù không thể lên chiếm được trong trận đầu tiên. Và cũng y như lời của tiểu đoàn trưởng, sau trận này, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tổn thất từ tử thương cho đến bị thương hết 2/3. Thế nên, Tiểu Đoàn 1 phải rút ra ngoài để Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù lên thay thế đánh tiếp tục. (Lâm Hoài Thạch)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 41
    Last Post: 17-03-2013, 12:27 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2012, 02:59 AM
  3. Replies: 5
    Last Post: 12-04-2012, 02:14 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 01-08-2011, 07:33 AM
  5. PHẬT NGỌC HOÀ B̀NH - PHẬT TỬ BẤT B̀NH.
    By Hoang Le in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 7
    Last Post: 18-10-2010, 02:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •