Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 48

Thread: TIN CHÍNH THỨC & VIDEO TỪ VATICAN : ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16 TUYÊN BỐ TỪ CHỨC

  1. #31
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một vài cảm nghĩ về việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ chức


    Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng2/11/2013

    --------------------------------------------------------------------------------

    PHÁP QUỐC - Tin về việc Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI quyết định thoái vị đă lan đi khắp hoàn cầu. Riêng đối với cá nhân chỉ được nghe lại qua một cha ḍng Phanxicô người Pháp lúc 13h30 (giờ Rôma). Số là chiều hôm nay, nhóm chúng tôi đi thăm quan một thư viện của Học Viện Thần Học Tin Lành mang tên triết gia theo đạo này Paul Ricoeur (1913-2005). Trong khi chờ đợi một thành viên khác trong nhóm chưa có mặt, vị tu sĩ ḍng Phan Sinh này đă cập nhật cho chúng tôi sự kiện vừa mới diễn ra trong Giáo Hội liên quan đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

    Đây là một tin rất bất ngờ. Trong thâm tâm, tôi cũng đă nghĩ đến một ngày mà trong kiếp nhân sinh không ai tránh khỏi, đó là «sinh kư tử quy» sẽ đến với Đức Thánh Cha. Điều này không lấy ǵ làm lạ ở độ tuổi của ngài v́ cách đây gần 8 năm Đức Cố Gioan Phaolô II cũng băng hà suưt soát ở độ tuổi 85 sau một thời gian ngắn lâm bệnh. Kế vị từ ngày đó cho đến nay, Đức Bênêđictô XVI cũng đang dần khép lại triều đại Giáo Hoàng của ḿnh.

    Được trao phó trọng trách của đấng kế vị thánh Phêrô lúc 78 tuổi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă chu toàn một cách tuyệt vời. Trong suốt thời gian ấy, chưa một lần nào công việc của ngài bị gián đoạn do sức khỏe, hay phải nhập viện. Trái lại, cả chuyến công du dài ngày tại Châu Mỹ La Tinh với nhịp độ làm việc dầy đặc cũng được ngài thi hành một cách đáng khâm phục. Ngay cả một giám mục người Pháp trong chuyến Ad limina vừa qua cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của ḿnh đối với Đức Giáo Hoàng trong cách thi hành sứ vụ ở độ tuổi cao niên.

    Phải nói rằng, với khối lượng công việc và trọng trách to lớn như thế, một vị mục tử đang ở độ tuổi sung sức gánh vác cũng không phải là nhẹ nhàng. Như thế, chúng ta mới trân trọng sự hy sinh của Đức Thánh Cha đối với Giáo Hội.

    Chính v́ vậy, nay ngài quyết định thoái vị ở độ tuổi 86 là hoàn toàn b́nh thường và dễ hiểu khi thông báo trong công nghị Hồng Y sáng hôm nay : « Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đă đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không c̣n phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng ». Hơn hết, ngài trăn trở hết sức mănh liệt về sứ mạng của người lèo lái con thuyền Giáo Hội trong thời đại ngày nay: «Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết ».

    Chúng ta được mời gọi cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, cho Giáo Hội. Xin Chúa xuống ơn khôn ngoan các ơn cần thiết cho Tân Giáo Hoàng sắp tới đây trong việc đảm nhiệm sứ mệnh dẫn dắt Dân Thiên Chúa trong thời đại ngày nay. Đồng thời, mỗi Kitô hữu cũng được đánh động cần phải dấn thân tích cực trong vai tṛ của ḿnh để phục vụ Giáo hội và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường ḿnh sống.


    http://vietcatholic.net/News/Html/102718.htm

  2. #32
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng ta được mời gọi cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, cho Giáo Hội.

    Xin Chúa xuống ơn khôn ngoan các ơn cần thiết cho Tân Giáo Hoàng sắp tới đây trong việc đảm nhiệm sứ mệnh dẫn dắt Dân Thiên Chúa trong thời đại ngày nay.

    Điều trên đang được tất cả các đài truyền thông Việt -Mỹ nói đến

    Hăy thông công cùng họ , cầu nguyện cho Giáo hội trong giai đoạn khó khăn hiện tại

    Tigon

  3. #33
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đức Giáo hoàng Benedict XVI





    Đức Hồng y Joseph Ratzinger trong lễ tang cố Giáo hoàng nhiệm kỳ trước John Paul II. Lên ngôi năm 78 tuổi, Ngày là một trong những vị giáo hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử khi được bầu chọn hồi 2005




    Hồng y Ratzinger được Đức Giáo hoàng John Paul II mời về Rome năm 1981 để phụ trách giáo lý cho Tòa Thánh. Ngài đã giữ chức Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican trong nhiều năm




    Giáo hoàng thả chim bồ câu trong một ngày lễ của Thiên Chúa giáo La Mã.





    Khi chưa lên ngôi trị vì Tòa Thánh Vatican, Đức Hồng y Joseph Ratzinger là một giáo sư thần học ở Đức

  4. #34
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đức Giáo Hoàng thoái vị, những điều ǵ sẽ xảy ra

    12 tháng Hai năm 2013 03:06




    Ngay sau quyết định thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 được ngài tŕnh bày sáng nay 11 tháng Hai với các vị Hồng Y trong Công Nghị, mà theo dự trù ban đầu là để bàn về 3 án phong Thánh, nhiều cơ quan truyền thông đời đă đưa ra một số nhận định sai lạc.


    Trước hết, Đức Bênêđíctô thứ 16 không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị. Trước ngài đă có ba vị Giáo Hoàng là Đức Celestine V, Đức Clement I và Đức Gregory XII đă thoái vị.

    Trong cuộc họp báo trưa ngày 11/2, cha Lombardi, Trưởng Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh, nhấn mạnh rằng việc một vị Giáo Hoàng thoái vị đă được tiên liệu trong Giáo Luật khoản số 332 triệt 2, theo đó việc thoái vị có hiệu lực, nếu đây là hành động “được thực hiện tự do và được biểu lộ một cách phải phép, và không cần phải có ai chấp nhận việc thoái vị đó.”

    Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đă được các vị Hồng Y tín nhiệm trao trọng trách Kế Vị Thánh Phêrô từ ngày 19 tháng Tư năm 2005. Như vậy, đến ngày ngài thoái vị, Đức Thánh Cha sẽ ở ngôi Giáo Hoàng được 2873 ngày, tức là 7 năm, 10 tháng và 10 ngày.

    Vị ở ngôi Giáo Hoàng lâu nhất là Đức Thánh Cha Pius IX, với 31 năm, 7 tháng 23 ngày (1846-1878). Triều đại Giáo Hoàng ngắn nhất là triều Đức Thánh Cha Urbanô VII chỉ vỏn vẹn có 13 ngày trong năm 1590.

    Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết qua về những ǵ sẽ diễn ra trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, từ chuyên môn gọi là 'Sede Vacante’, sẽ bắt đầu từ lúc 20h ngày 28 tháng Hai cho tới khi Mật Nghị Hồng Y bầu ra một vị Tân Giáo Hoàng.

    Trong thời gian chuyển tiếp này, vị Nhiếp Chính (chamberlain) sẽ điều hành các công việc của Giáo Hội. Hiện nay chức vụ Nhiếp Chính do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh đảm nhiệm.

    Khi bắt đầu công việc Nhiếp Chính của ḿnh, thủ tục đầu tiên sẽ bao gồm việc dùng một chiếc búa nhỏ để đập nát chiếc nhẫn Ngư Phủ Giáo Hoàng để tránh việc giả mạo.

    Phủ Giáo Hoàng sẽ được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone niêm phong để bảo vệ những hồ sơ chính thức.

    Sau 20 giờ ngày 28/2, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ di chuyển ra dinh thự Castel Gandolfo, trong khi chờ đợi Nữ Đan viện Chiêm Niệm ở Nội thành Vatican được sửa chữa xong và ngài sẽ cư ngụ tại đó.

    Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng sẽ chịu trách nhiệm triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu Tân Giáo Hoàng.

    Trong thời gian Mật Nghị Hồng Y, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng chịu trách nhiệm điều hành các công việc thiết yếu của Giáo Hội, với những hạn chế nhất định theo giáo luật, cho đến khi một vị Tân Giáo Hoàng được bầu lên tức là khi có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina.

    Từ 20h ngày 28 tháng Hai, tất cả các vị đang giữ các chức vụ trong giáo triều Rôma đều bị mất chức trừ ra ba vị là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone trong cương vị Nhiếp Chính, Đức Hồng Y Fortunato Baldelli, Chánh Ṭa Ân Giải Tối Cao và Đức Hồng Y Agostino Vallini Giám Quản Rôma.

    Ngày trễ nhất để triệu tập Công Nghị Hồng Y là ngày 20 tháng Ba năm 2013, tức là 20 ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị.



    http://vietcatholic.com/News/Html/102702.htm

  5. #35
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Tin BBC : Vatican sáng lòa tia chớp

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...ghtening.shtml


    Chỉ vài giờ sau khi Đức Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức, một tia chớp đă lóe lên trên đỉnh mái ṿm thánh đường St Peter.

    Tia chớp lóe lên vào lúc trước 6 giờ chiều, giờ địa phương. St Peter, nằm trong Vatican City, được xem là một trong những địa điểm Thiên chúa giáo thiêng liêng nhất.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...ghtening.shtml

    ( Xem cho biết , không cần phải tin , miễn phê b́nh )

  6. #36
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vài nét lịch sử về các Vị Giáo Hoàng từ chức

    Trầm Tư2/11/2013

    --------------------------------------------------------------------------------

    Trước thông tin Đức Thánh Cha tuyên bố từ chức vào sáng Thứ Hai 11/2/2013 vì v́ lư do tuổi tác và sức khỏe và linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Ṭa thánh, cho biết quyết định của Đức Bênêdictô XVI sẽ có hiệu lực lúc 20 giờ ngày 28/02, có thể gây hoang mang cho một số người, nên bài viết này giúp đưa ra một cái nhìn sơ lược về lịch sử giáo hoàng từ chức. Bài viết này còn như lời kêu gọi cầu nguyện và hi sinh nhiều hơn cho giáo hội.


    Thông báo bằng tiếng latinh được đài Vaticana dịch sang tiếng Ư và nhiều ngôn ngữ khác, nguyên văn như sau: ‘‘Sau khi nhiều lần tự vấn lương tâm trước Thiên Chúa, tôi tin chắc rằng sức lực và tuổi tác không c̣n cho phép tôi hành sử đúng đắn nhiệm vụ. Trong thế giới ngày nay thường phải chịu nhiều đổi thay, sức mạnh thể lực và trí tuệ là yếu tố cần thiết để lèo lái con thuyền của thánh Phêrô, loan truyền Phúc âm. Trong nhiều tháng qua, sức lực ṃn mỏi khiến tôi phải nh́n nhận không c̣n đủ sức cáng đáng sứ mệnh đă được giao phó. Tôi thành thực xin lỗi (tất cả) về những thiếu sót của tôi.’’ (Vietcatholic.net)

    Giáo Luật và việc từ chức

    Theo bộ giáo luật năm 1983, Quyển II: Dân Chúa, Phần II: Cơ Cấu Phẩm Trật Của Giáo Hội, Tiết 1

    : Quyền Tối Cao Của Giáo Hội, trong chương I: Đức Thánh Cha Và Tập Đoàn Giám Mục, mục I bàn về Đức Thánh Cha, Điều 332 # 2 viết “Nếu xảy ra trường hợp Đức Thánh Cha từ chức, th́ để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”

    Như thế, để sự từ chức của Đức Thánh Cha có hiệu lực cần hai yếu tố; đó là “tự do” và “bày tỏ cách hợp thức”. Tuy nhiên, bộ giáo luật không chỉ định cá nhân hay đoàn thể nào mà qua đó Đức Thánh Cha phải bày tỏ việc từ chức cách hợp thức.

    Lịch sử giáo hoàng từ chức.

    Có thể nói việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ chức gây nên một cú sốc đối với không chỉ người Công giáo hay Kitô giáo mà còn cả với toàn thể thế giới.

    Đây là vị giáo hoàng đầu tiên trong vòng 600 năm qua từ chức. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong lịch sử giáo hội.

    Vị giáo hoàng, không kể đức giáo hoàng Biển Đức, cuối cùng từ chức chính là đức giáo hoàng Giêgôriô XII lên ngôi giáo hoàng năm 1406 đến 1415, việc từ chức của ngài giúp chấm dứt cuộc ly giáo Tây phương. Vị giáo hoàng từ chức nổi tiếng là thánh thiện chính là Thánh giáo hoàng Celestine V. Vốn là thầy dòng Biển Đức với bản tính đơn sơ và khiêm tốn, ngài lên ngôi giáo hoàng trong vòng năm tháng, đã quỳ gối trước hồng y đoàn xin từ chức.

    Đức Pontian (230-235)

    Trong lịch sử giáo hội, vị giáo hoàng đầu tiên từ chức là thánh giáo hoàng Pontianô lên ngôi giáo hoàng từ 230-235. Ngài lên ngôi giáo hoàng giữa lúc giáo hội đang gặp nạn phân tán bởi ảnh hưởng của Hippôlytô đồng thời hứng chịu cơn bách hại đạo dữ hội. Ngài tư chức khi bị lưu đầy qua Sardinia. Tại đây, ngài hoà giải với linh mục Hippôlytô và cả hai đều được phúc tử đạo.

    Đức Celestine V (1294)


    Sau khi Đức Giáo Hoàng Nicôla IV từ trần, Giáo Hội không có người kế vị trong hai năm và ba tháng, và v́ nghe tiếng thánh thiện của ngài, hồng y đoàn đă chọn ngài làm giáo hoàng, lúc ấy đă tám mươi bốn tuổi vào tháng 7 năm 1294. Ngài là vị giáo hoàng thứ 192 của giáo hội công giáo. Ngài đã từ chức giáo hoàng tại Caltelmovo ở gần Napôli ngày 24 tháng 12 năm 1294 khi nhận ra ḿnh chỉ là dụng cụ trong tay các lănh chúa. Ngài quỳ gối xin lỗi Hồng Y Đoàn vì đã không thể chu toàn nhiệm vụ giáo hoàng. Hậu quả của việc từ chức là ngài bị giam trong thành Fumone và qua đời năm 1296. Ngài được Đức Clementê V phong thánh tại Avignon ngày 03 tháng 5 năm 1313.

    Đức Gregory XII (1406 - 1417)

    Ngài kế vị Đức Innocent VII lên ngôi giáo hoàng ngày 30/11/1406. Ngài là vị giáo hoàng từ chức vì lợi ích giáo hội trong thời Đại ly giáo Tây phương. Vào thời gian này có hai giáo hoàng đều tuyên bố mình là giáo hoàng được bầu lên hợp pháp. Ngài đồng ý tuân theo quyết định Công đồng Constance với một điều kiện: ngài được chính thức triệu tập công đồng. Ngài từ chức và công đồng chọn Đức Martin V lên kế vị.

    Đức Biển Đức XVI (2005 - 2013)

    Đức Bênêdictô là đấng kế vị thánh Phêrô thứ 265 đại diện Chúa Kitô. Ngài là vị giáo hoàng người Đức đầu tiên kể từ thế kỷ XI. Ngày 19/04/2005, ngài lên ngôi giáo hoàng và sẽ mừng sinh nhật 86 tuổi vào ngày 16/04/2013 sắp tới. Ngài sẽ về hưu lúc 20 giờ ngày 28/02 vì lý do sức khỏe và tuổi tác.

    Chức vụ giáo hoàng có lẽ là một trong những chức vụ làm tổn hao tâm trí con người nhiều nhất.

    Theo nhà báo John l. Allen của tờ National Catholic Reporter, trong tác phẩm viết về Đức Biển Đức XVI và việc bầu cử giáo hoàng, với số tín hữu Công giáo gần 1,1 tỉ người trên toàn thế giới, do một bộ phận hành chính khoảng 2700 người trông coi và thượng đỉnh là chức vụ Giáo hoàng, một con số đầy kinh ngạc và hệ quả là tàn phá sức và trí con người kinh khủng thế nào. Peter Drucker, một chuyên gia về quản lý tính toán nếu áp dụng cùng một tỉ lệ cho Hoa Kỳ thì chính quyền Hoa Kỳ chỉ cần 500 người trong chính phủ liên bang mà thôi. Điều đó cho thấy giáo hội là một trong những cơ chế vận hành đòi hỏi sự cộng tác của từng thành viên: từ việc cầu nguyện, hy sinh cho đến đóng góp cho giáo hội.

    Nguyện xin Chúa Thánh Thần, đấng luôn thánh hóa giáo hội, luôn làm cho giáo hội tràn đầy sinh lực để giáo hội trở nên chứng nhân cho Đức Kitô giữa trần gian.


    http://vietcatholic.net/News/Html/102716.htm

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Đức Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn'




    "Sau nhiều lần xét ḿnh trước mặt Thiên Chúa, tôi đă đi tới sự xác tín rằng sức lực của tôi, v́ tuổi cao, không c̣n thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa. "


    Đoàn Xuân Lộc

    Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London

    Cập nhật: 15:22 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013


    Tuyên bố thoái vị của Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Công nghị hồng y đoàn ở Vatican sáng thứ Hai (11/02) đă làm thế giới nói chung và người Công giáo nói riêng ngỡ ngàng.

    Các bài liên quanVatican sáng lòa tia chớp
    Xem00:34Cuộc đời Giáo hoàng Benedict XVIAnh trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức
    Xem01:39
    Chủ đề liên quanTôn giáo, Diễn đànBất ngờ và sửng sốt v́ đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415, một vị giáo hoàng đương chức từ nhiệm.

    Kinh ngạc và nếu không muốn nói là sốc v́ không một ai – kể cả những người thân cận và cộng sự của Ngài tại Vatican – có thể đoán hay biết trước được quyết định hệ trọng này.

    Trong lời đáp từ của ḿnh sau khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI đọc tuyên bố từ nhiệm, Đức Hồng y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, nói cả giáo triều Roma sửng sốt trước quyết định ấy. Nó đă “vang lên trong Hội trường này như một tiếng sấm giữa trời thanh quang. Chúng con ngỡ ngàng khi nghe sứ điệp ấy, như thể không tin được”.

    Vậy đâu là lư do Đức Thánh Cha Benedict XVI lấy một quyết ‘rất quan trọng’ không chỉ đối với cá nhân Ngài mà cả ‘đối với đời sống Giáo Hội’ như vậy?

    ‘Tuổi cao, không c̣n thích hợp’


    Trong bản tuyên bố thoái vị của ḿnh, Đức Thánh cha nói rằng “sau nhiều lần xét ḿnh trước mặt Thiên Chúa, tôi đă đi tới sự xác tín rằng sức lực của tôi, v́ tuổi cao, không c̣n thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa”.

    V́ theo Ngài để chu toàn sứ vụ đó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, “cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần”.

    Nhưng “nghị lực của tôi trong vài tháng qua đă xấu đi, đến mức mà tôi phải thừa nhận ḿnh không có khả năng thi hành tốt sứ vụ được giao phó”.

    Với một quyết định rơ ràng, khiêm tốn và được chính Ngài cầu nguyện, suy nghĩ nhiều như vậy, dù bất ngờ và ngạc nhiên, phản ứng chung của dư luận – trong đó có nhiều lănh đạo thế giới và các tôn khác cũng như mọi thành phần khác nhau trong Giáo hội – đều tích cực. Xem ra ai cũng trân trọng đón nhận quyết định ấy và coi đó là một cử chỉ đầy can đảm.

    Đúng vậy, có thể nói không có chức vụ nào đ̣i hỏi nhiều thời gian, sức lực, tâm trí như chức vị Giáo hoàng.

    C̣n tiếp...

  8. #38
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong thế giới nhiều biến động


    Là người kế vị Thánh Phêrô, ngoài công việc quản trị Giáo hội, Đức Giáo hoàng có sứ vụ dẫn dắt, chăm lo đời sống tinh thần, thiêng liêng cho toàn Giáo hội. Đó không phải là một việc dễ dàng v́ Giáo hội có đến hơn một tỷ người, lại thuộc nhiều nền văn hóa, đời sống chính trị, xă hội, kinh tế khác nhau.

    Những thách đố mà người Công giáo Việt Nam đang phải đương đầu khác hẳn với những vấn nạn của những người tín hữu đang sống tại các nước châu Âu hay Nam Mỹ hoặc Phi châu.

    Dù là một ‘quốc gia’ nhỏ, Vatican có quan hệ chính thức hay không chính thức với hầu hết các quốc gia, tổ chức quốc tế trên thế giới.

    Việc đón tiếp, đối thoại với những nhà lănh đạo khác nhau – từ tổng thống của một cường quốc dân chủ như Mỹ đến tổng bí thư của một đảng cộng sản như Việt Nam – đ̣i hỏi không chỉ thời gian, sức khỏe mà cần có sự am hiểu t́nh h́nh cụ thể của mỗi nước, mỗi hoàn cảnh.

    Là lănh đạo một tôn giáo lớn, vấn đề đối thoại với các tôn giáo khác cũng là một công việc quan trọng và đ̣i hỏi nhiều thiện chí và phải biết cân nhắc từng lời nói, cử chỉ nếu không sẽ tạo hiểu lầm, gây tranh căi.

    V́ nhu cầu mục vụ, v́ muốn đến gặp gỡ, nâng đỡ con cái ḿnh ở khắp năm châu và cũng v́ được mời gọi dấn thân, cộng tác với các quốc gia, tổ chức khác nhau trong việc kiến tạo một thế giới ḥa b́nh, nhân ái hơn, người đứng đầu Giáo hội cũng phải có những chuyến công du xa, dài ngày. Với một người ở tuổi 85 đó không phải là một chuyện dễ dàng.

    Được bầu lên ngôi Giáo hoàng ở tuổi 78 và trong hơn bảy năm vừa qua, Giáo hội phải đương đầu với nhiều thách thức và trước một thế giới nhiều biến động, phức tạp, có thể hơn ai hết Ngài nhận ra rằng ở tuổi 85, Ngài không c̣n đủ nghị lực để chu toàn sứ vụ được trao phó cho ḿnh.

    Hơn nữa, Ngài cũng là một người rất khiêm nhường, nhạy cảm và thực tế. Do đó, Ngài hiểu ra và dám thừa nhận những giới hạn do tuổi tác gây nên.

    Một yếu tố khác ít hay nhiều tác động đến chọn lựa của Ngài là Ngài rất gần gũi với Đức Giáo hoàng Jean Paul II – người đă phải đối diện với nhiều khó khăn trong công việc mục vụ trong những năm cuối đời v́ bệnh tật và tuổi tác. Và có thể v́ không muốn ḿnh và cả Giáo hội rơi vào trường hợp tương tự, Ngài đă quyết định từ nhiệm.

    Một số người coi Ngài là một người bảo thủ. Nhưng việc Ngài quyết định thoái vị, chấm dứt một truyền thống đă có hàng trăm năm cho thấy Ngài không phải là một nhà lănh đạo tôn giáo bảo thủ. Trái lại, Ngài là con người có đầu óc cải cách.

    Biết đâu quyết định hôm nay của Ngài sẽ tạo tiên đề để người kế nhiệm Ngài có những thay đổi hệ trọng giúp Giáo hội làm chứng và loan báo Tin Mừng một cách thích hợp hơn?

    Đã có chỉ dấu từ nhiệm?

    Dù ngạc nhiên và không thể đoán trước được quyết định ngày hôm nay của Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Nhưng nếu nhớ lại một số cử chỉ, hoạt động của Ngài trong thời gian qua, ít hay nhiều có thể thấy rằng quyết định ấy không phải hoàn toàn đến một cách bất ngờ.

    Có không ít dấu chỉ cho thấy Ngài đă nghĩ tới cũng như chuẩn bị cho quyết định này từ trước.

    Một bài viết của Dominique Greiner trên La Croix – một trong những tờ nhật báo lớn của Pháp – hôm 11/02 b́nh luận rằng, trong những tháng vừa qua Ngài đă cố gắng giải quyết dứt khoát những hồ sơ phức tạp – như vấn đề lạm dụng tính dục nơi một số linh mục – để giúp người kế nhiệm ḿnh không c̣n phải bận tâm nhiều về những vấn đề đó.

    Cũng theo bài viết này năm 2012, Ngài đă hai lần tấn phong hồng y và đây có thể là một dấu chỉ cho thấy Ngài đang chuẩn bị cho một mật nghị hồng y hay mật viện bầu Giáo hoàng.




    "Người ta có thể từ chức trong một lúc thanh thản, hoặc khi không thể tiếp tục được nữa, chứ không thể tháo lui trong lúc nguy hiểm và nói ‘để cho người khác lo'"

    Đức Giáo hoàng Benedict XVI

    Trong cuộc phỏng vấn dành cho kư giả Peter Seewald người Đức năm 2010, khi được hỏi có bao giờ Đức Thánh Cha nghĩ đến việc từ chức hay không, Ngài đă trả lời rằng “khi có nguy hiểm th́ không thể bỏ chạy, v́ thế đây không phải là lúc từ chức [Ngài ám chỉ đến vấn đề lạm dụng tính dục và một hồ sơ phức tạp khác Giáo hội phải đương đầu lúc đó]. Chính trong lúc như thế cần phải đối diện và vượt thắng những khó khăn ấy”.

    V́ theo Ngài, “người ta có thể từ chức trong một lúc thanh thản, hoặc khi không thể tiếp tục được nữa, chứ không thể tháo lui trong lúc nguy hiểm và nói ‘để cho người khác lo’”.

    Điều đó cho thấy chuyện Ngài từ nhiệm là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi Ngài thấy không thể tiếp tục hay khi đă giải quyết xong những khó khăn Ngài phải đối diện.

    Trong bài viết của ḿnh Dominique Greiner cho rằng Ngài là một người tôi trung (serviteur fidèle) và luôn đón nhận sứ vụ của ḿnh với một niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối. Và cũng với niềm tin, phó thác ấy Ngài đă cảm nhận được rằng sứ vụ của ḿnh nay đă hoàn tất và đây là lúc để Ngài thoái lui.

    Một chi tiết đáng lưu ư khác là vào tháng Tư năm 2009, khi đến thăm L’Aquila sau trận động đất, Ngài đă đến cầu nguyện trước hài cốt của Thánh Celestine V – người được bầu làm Giáo hoàng vào năm 1294 khi ở tuổi 84 nhưng xin từ chức năm tháng sau đó v́ cảm thấy ḿnh không hợp với chức vụ ấy và sau đó sống cuộc sống ẩn dật, chiêm niệm, cầu nguyện.

    Một cử chỉ gây chú ư lúc đó là việc ĐGH Benedict XVI đặt dây pallium mà Ngài mang trong ngày Ngài được tấn phong Giáo hoàng lên ḥm chứa đựng di thể của Thánh Celestine V.

    Vào tháng 7 năm 2010, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Celestine V, Ngài cũng đă đến thăm Sulmona, quê hương của thánh nhân.

    Trong bài giảng hôm đó Ngài mời gọi giáo dân noi gương đời sống đơn sơ, khổ hạnh của Thánh Celestine V.

    Những cử chỉ cho thấy Ngài rất mến mộ đời sống khiêm nhường, thánh thiện của Thánh Celestine V và cũng là dấu chỉ cho thấy Ngài muốn lấy một quyết định tương tự như người tiền nhiệm của ḿnh đă làm cách đây hơn 600 năm.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...loc_view.shtml

  9. #39
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BBC : Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican


    Phil Coomes / Chủ biên hình ảnh

    Cập nhật: 11:30 GMT - thứ tư, 13 tháng 2, 2013




    Trong hình là tia chớp thứ hai đánh xuống cột thu lôi của thánh đường St Peter


    Trong lúc cả thế giới vẫn đang chưa hết bất ngờ về tin Đức Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, lại có thêm tin sét đánh ở Vatican chỉ vài giờ sau đó. Nhưng lần này, đó là sét thật.

    Một tia chớp - hẳn không phải là một thông điệp từ trên gửi xuống - đã được không chỉ một mà hai nhiếp ảnh gia thu vào ống kính khi đánh vào cột thu lôi trên đỉnh thánh đường St Peter. Mà có thể còn có thêm nhiều nhiếp ảnh gia nữa cũng chụp được.

    Một trong số đó là nhiếp ảnh gia Alessandro Di Meo, người đang có mặt ở khu vực sau khi tin nóng về việc từ chức được loan ra. Khi tia chớp đầu tiên đánh xuống, ông đã ngay lập tức chọn vị trí chờ chụp hình. Ông nói thực sự đó là một cuộc chạy đua với thời gian nhưng cũng là một nỗ lực ăn may.

    "Khi tôi đang lau giọt nước mưa trên ống kính thì tia chớp đầu tiên đánh xuống mái vòm, tôi không kịp làm gì, chỉ biết đứng nhìn thôi," ông nói.

    "Xui quá. Nhưng điều đó không làm tôi nản chí, cho nên tôi tiếp tục nhẫn nại xem liệu có chụp được tấm hình mà tôi đã nghĩ tới không. Tôi lại thử chụp vài lần nữa, cho tới khi một tia chớp đánh xuống đỉnh mái vòm đúng lúc tôi đang bấm máy."

    Với những ai chưa biết, thì để chụp được hình tia chớp, ta phải mở cửa trập của máy rồi hy vọng - hay đúng hơn là cầu nguyện. Ta không thể chờ cho tới khi có tia sáng lóe lên rồi mới bấm nút đóng cửa trập được, bởi chắc chắn đã chậm chân mất rồi.

    Mẹo ở đây là phải ngắm khung hình muốn chụp trước, rồi để máy ảnh ở chế độ đóng cửa trập chậm, như thế thì tia chớp mới xuất hiện đầy đủ được trong khung hình với toàn bộ vẻ đẹp của nó.

    Trên thực tế, máy ảnh của Di Meo được đặt trên một hàng rào để không bị rung trong quá trình cửa trập đang mở, tất nhiên nếu có chân máy ảnh lúc đó thì ông đã dùng rồi. Ông đặt máy ảnh ở chế độ mở tám giây, f/9 và 50 ISO.


    Vài giờ sau khi Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố từ chức, một tia chớp đă lóe sáng trên đỉnh Thánh đường St Peter ở Rome.

    "Tất nhiên là máy được để ở chế độ chỉnh tay và tôi lắp ống kính góc rộng, cho phép tôi lấy được toàn cảnh thánh đường," ông nói.

    Đã có những tranh luận quanh tính xác thực của tấm hình, nhưng nếu bạn biết mình đang làm gì và lại có chút may mắn nữa thì chụp hình các tia chớp không phải là điều quá khó. Nói vậy bởi tôi cũng từng chụp được một ít và bị lỡ mất một số lần khác.

    Kỹ năng, như được giải thích ở đây, là cần phải lấy được khung hình đẹp và lấy được khoảnh khắc ấn tượng.

    "Tôi biết rằng tấm hình này rất quý," Di Meo nói. "Các tấm hình chụp tia chớp cũng thường được thực hiện, nhưng cái khác biệt duy nhất trong trường hợp này là nó xảy ra đúng lúc, đúng chỗ."

    Nhiếp ảnh gia của AFP Filippo Monteforte cũng có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Ông chụp được khung hình tương tự, và cũng may mắn kiếm được chỗ đặt máy tốt, trên các cây cọc có quanh Quảng trường St Peter. Ông chụp bằng một ống kính 50mm và đã chờ đợi trong hai giờ đồng hồ.

    Ông nói với AFP: "Tia chớp đầu tiên cực lớn, sáng lòa cả bầu trời, nhưng thật tiếc là tôi đã bị lỡ. Lần thứ hai thì tôi may mắn hơn, và đã chụp được một số tấm với hình mái vòm được tia chớp chiếu sáng."

    Tất nhiên, ai mà quên được tấm hình sét đánh tháp Eiffel, hay các tia chớp đánh xuống cây cầu Bay Bridge ở San Francisco của Phil McGrew.

    Nếu như quý vị đọc tin này, và cũng ghi lại được khoảnh khắc tia chớp Vatican vừa rồi, thì hãy gửi hình cho chúng tôi nhé toyourpics@bbc.co.uk. Việc sử dụng hình ảnh của quý vị sẽ tuân theo quy định của chúng tôi, nhưng bản quyền vẫn là của quý vị.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...g_photos.shtml

  10. #40
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vatican sáng lòa tia chớp


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  2. THỦ TƯỚNG Ư TỪ CHỨC HÔM NAY 9.11.2011
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 10-11-2011, 05:39 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 17-08-2011, 12:08 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2011, 12:41 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 16-02-2011, 02:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •