Results 1 to 4 of 4

Thread: ĐGH Benedicto 16 dạy Lảnh đạọ CS VN bài học?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    ĐGH Benedicto 16 dạy Lảnh đạọ CS VN bài học?

    ĐGH Benedicto 16 dạy Lảnh đạọ CS VN bài học?
    Đức giáo hoàng Benedict XVI từ chức




    La Mă: Theo các tin tức vừa được loan báo, đức giáo hoàng Benedict XVI của giáo hội công giáo đă tuyên bố từ chức, và ngài sẽ bỏ chức vụ vào cuối tháng hai năm nay 2013.



    Đây là lần đầu tiên từ 600 năm nay một vị giáo hoàng từ chức..
    Theo một văn bản phổ biến sau đó, ngài nói với cuộc họp rằng ngài tin rằng “trong thế giới ngày nay” một vị giáo hoàng phải có đủ sức mạnh để phát biểu và tham gia các sinh hoạt, và sức khỏe của chính ngài đă sa sút trong mấy tháng gần đây.
    Đức Giáo Hoàng, năm nay 85 tuổi, nói ngài đă “phải thừa nhận” “sự thiếu khả năng để toàn thành” chức vụ của ngài. Ngài nói, “các sức mạnh, của ngài, v́ tuổi tác cao, không c̣n thích hợp” với các yêu cầu của chức vụ.
    Người tiền nhiệm của giáo hoàng Benedicto, đức giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đă qua đời thọ 85 tuổi vào năm 2005, sau nhiều thể lực yếu đuối hạn chế các hoạt động của ngài.

    Đức Giáo Hoàng Benedicto tên tục là Joseph Ratzinger sinh năm 1927 tại thị trấn Passau ở Đức. Ngài trở thành hồng y và tổng giám mục giáo phận Munich vào năm 1977. Nổi tiếng về các quan điểm thần học bảo thủ, ngài trở thành cố vấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị , năm năm sau đó, và được bầu lên làm giáo hoàng sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị qua đời năm 2005.




    Việc đức giáo hoàng bất thần từ chức sẽ châm ng̣i cho một loạt sự kiện với cao điểm trong tháng ba sắp tới là cuộc họp hội đồng các hồng Phát ngôn viên nói các giới chức dự trù sẽ bầu ra một vị giáo hoàng mới trước lễ Phục Sinh, năm nay rơi vào ngày 31 tháng 3.



    Cũng theo nguồn tin của đài CBC th́ ba vị hồng y Canada có thể có hy vọng là một trong số những hồng y được bầu vào chức vụ giáo hoàng sắp diễn ra. Nhưng việc bầu một giáo hoàng, xuất thân từ các quốc gia ngoài Âu Châu là điều chưa hề xảy ra.



    Ba vị hồng y của Canada sẽ tahm dự cuộc bầu cử giáo hoàng sắp đến là các đức hồng y Thomas Collisn của giáo phận Toronto và hai hồng y từ tỉnh bang Quebec là đức hồng y Jean Claude Turcotte và Marc Ouellet.



    ------------------------------------------------------------------------
    Ư kiến về việc ĐGH Benedicto 16 tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng


    Hiền Vy, thông tín viên RFA
    2013-01-23

    Vào ngày thứ Ba, 22 tháng 1, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đă tiếp kiến Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Vatican.
    AFP PHOTO/Osservatore Romano

    Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013.


    Thành công ngoại giao?

    Hiền Vy có cuộc nói chuyện nhanh với LM Nguyễn Văn Khải, người đang du học tại Rome, trước hết LM Khải cho biết ư kiến của ông về buổi gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:

    LM Nguyễn Văn Khải: Ở Việt Nam những năm gần đây thực quyền của chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản bị suy giảm. Trong số ba nhân vật chủ chốt nắm giữ các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng, thì bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, về phương diện cá nhân, cũng không phải là người thể hiện được vai trò lãnh đạo nổi bật hơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trên phương diện ngoại giao quốc tế thì vị thế Tổng Bí thư ngày càng mờ nhạt. Năm ngoái ông đã có một chuyến công du không thành công tại Mỹ Latin. Sau nữa, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch nước đều đã gặp Đức Giáo Hoàng, nên bây giờ họ muốn Tổng Bí thư còn lại cũng gặp nốt. Đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì những chuyện thế này là quan trọng. Trong chiều hướng đấy, tôi nghĩ cuộc gặp lần này giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là do phía Việt Nam đề nghị rồi Tòa Thánh đã chấp thuận và Đức Giáo Hoàng đã chiếu cố tiếp ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng. Có lẽ Đức Giáo hoàng tiếp ông không phải với tư cách là người đứng đầu một đảng phái, mà với tư cách của một nguyên thủ quốc gia theo thực tế tổ chức của chế độ cộng sản.

    Hiền Vy: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có lợi ǵ cho phong trào Dân Chủ tại VN không? Thưa LM.

    Tôi nghĩ cuộc gặp lần này giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là do phía VN đề nghị rồi Tòa Thánh đã chấp thuận. LM Nguyễn Văn Khải

    LM Nguyễn Văn Khải: Nếu mà nói là lợi cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thì tôi nghĩ là không. Chắc chắn là không. Những năm gần đây Vatican cố gắng chứng tỏ với nhà nước Việt Nam là Giáo Hội không can dự vào chuyện tranh đấu của các đảng phải chính trị, các phong trào dân chủ ở Việt Nam. Bởi thế tôi nghĩ có lẽ không có chuyện Đức Giáo Hoàng lấy vấn đề dân chủ mà áp lực với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong những cuộc gặp thế này. Đối với nhà cầm quyền cộng sản VN thì ngược lại. Hiện tại họ đang bị kết án nặng nề vì những hành vi vi phạm nhân quyền. Trong bối cảnh đó cuộc gặp của ông Tổng Bí Thư với Đức Giáo Hoàng, một cách mặc nhiên, được coi như là một lá bài nhằm che bớt đi bộ mặt xấu xa nhem nhuốc của một chế độ hà khắc, khiến nhiều người lầm tưởng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thiện cảm với Công giáo và có thiện chí bảo vệ nhân quyền. Bởi vậy, tôi nghĩ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng và ông Tổng Bí thư lần này chả có lợi gì cho phong trào dân chủ ở Việt Nam. Ngược lại, chế độ sẽ lại lợi dụng những “thành công” ngoại giao kiểu này để gia tăng đàn áp những cá nhân và tổ chức ở Việt Nam đang đòi dân chủ, và họ phớt lờ những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền từ cộng đồng quốc tế. Đấy là thực tế đã thể hiện trong những năm gần đây.
    Thiện chí của Vatican

    Hiền Vy: Nhà nước VN và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ th́ sự gặp gỡ này có b́nh thường không?

    LM Nguyễn Văn Khải: Thế nào là bình thường và thế nào không bình thường? Nếu lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia làm tiêu chí phán đoán cho cuộc tiếp kiến này là bình thường hay không bình thường thì theo tôi cũng không chuẩn. Bởi vì chả có gì ngăn cản một vị giáo hoàng, với tư cách là người đứng đầu quốc gia Vatican gặp một nguyên thủ quốc gia khác, dù hai bên đã hay chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Trước đây Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II cũng đã tiếp ông Tổng Bí thứ Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov vào ngày 1 tháng 12 năm 1989, khi ấy hai bên cũng chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Cuộc gặp gỡ lần này theo tôi hiểu có lẽ diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai bên đã “tiến thêm một bước” như nhiều người thường nói.
    000_DV1391520-200.jpg
    Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013. AFP PHOTO.

    Cụ thể ấy là việc đầu năm 2011 nhà nước Việt Nam chấp thuận cho Vatican có một vị đại diện không thường trú tại Việt Nam và cuối năm 2012 chấp thuận cho Giáo hội Việt Nam tổ chức hội nghị của Liên Hội đồng các giám mục châu Á. Tuy nhiên, nhiều người khác lại thấy là không bình thường, vì thời gian gần đây nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp người công giáo dữ dội hơn trước, tình trạng vi phạm nhân quyền nói chung và vi phạm tự do tôn giáo nói riêng diễn ra trắng trợn và thường xuyên hơn trước. Hơn nữa, nghị định tôn giáo mới ban hành th́ siết chặt quyền tự do tôn giáo nhiều hơn trước. Song ngay cả điều này nữa, thì cũng không thể nào ngăn cản cuộc tiếp kiến. Theo tôi hiểu cuộc gặp lần này cũng như các lần trước diễn tả thiện chí muốn đối thoại và kiên trì đối thoại của Tòa Thánh Vatican với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.HiềnVy: Là một người đang du học tại Rome, xin LM cho biết với sự đàn áp giáo dân tại VN và cuộc gặp gỡ này có sự liên quan ǵ không?

    LM Nguyễn Văn Khải: Tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo ở Việt Nam phức tạp và rối ren như mớ ḅng bong. Không thể gắn kết các cuộc gặp gỡ song phương giữa Tòa Thánh và nhà nước CS Việt Nam với các vụ đàn áp giáo dân. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế là sau một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng hoặc sau một thỏa thuận công khai nào đó giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam được ông bố, thì thường xảy ra những vụ đàn áp dưới hình thức nào đó liên quan đến giáo dân.

    Theo tôi hiểu cuộc gặp lần này cũng như các lần trước diễn tả thiện chí muốn đối thoại và kiên trì đối thoại của Tòa Thánh Vatican với nhà cầm quyền CSVN. LM Nguyễn Văn Khải

    Thí dụ: Năm 2007, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Đức Giáo Hoàng thì ngày 29 tháng 1 xảy ra vụ công an phá tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở giáo xứ Đồng Đinh, Ninh Bình. Sau khi ông Nguyễn Minh Triết gặp Đức Giáo Hoàng cuối năm 2009, thì đầu năm 2010 xảy ra vụ phá thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội và giáo dân ở đây bị đàn áp dài ngày. Năm 2011 sau khi nhà cầm quyền đồng ý cho vị đại diện ngoại giao không thường trú đến Việt Nam, thì họ tiến hành bắt bớ hàng loạt các thanh niên công giáo nhiệt thành, rồi tấn công giáo xứ Mỹ Lộc ở Hà Tĩnh và giáo điểm Con Cuông ở Nghệ An. Cuối tháng 11 năm 2012 nhà nước cho tổ chức Hội nghị các Giám mục châu Á ở Xuân Lộc, thì sau đó diễn ra các vụ xử án các giáo dân Công giáo với những bản án nặng nề quá sức tưởng tượng.

    Trong các cuộc làm việc chung giữa Ṭa Thánh và Việt Nam thì Tòa Thánh luôn muốn bảo đảm cho người công giáo được có quyền công dân đầy đủ và Giáo hội Công giáo được bình đẳng với các tổ chức xã hội khác. Thế nhưng đó là điều khó có thể thực hiện. Bởi vì nếu nhà nước Việt Nam đáp ứng đầy đủ những đề nghị của Tòa Thánh đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam thì họ cũng phải đáp ứng những mong muốn tương tự của các tôn giáo khác ở Việt Nam. Chưa kể rằng nhà nước Việt Nam từ trước tới nay, ở mọi cấp độ và môi trường, họ luôn giữ thái độ căm thù cố hữu với Công giáo và trong thực tế hành xử th́ nhà nước Cộng sản luôn có ư kiềm chế và tiêu diệt Công giáo, bất chấp thiện chí của giáo hội Công giáo trên phương diện cá nhân cũng như trên phương diện tập thể.

    Bởi vậy, vượt ra ngoài mong muốn của Tòa Thánh, về mặt đối ngoại nhà cầm quyền CSVN có thể lợi dụng các cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và các cuộc làm việc song phương nhằm đánh bóng mình trước con mắt quốc tế, trong khi lại gia tăng sức ép và sự kiểm soát trên các cộng đồng giáo dân, và hơn nữa sẵn sàng đàn áp giáo dân vì những lý do vô lý. Bất chấp những thỏa thuận không căn bản đạt được giữa Tòa Thánh và Việt Nam thì căn bản Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo, giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam căn bản vẫn bị phân biệt đối xử, thậm chí bị đàn áp. Từ năm 1988 đến nay, chưa khi nào tôi thấy nhà nước Việt Nam đàn áp Công giáo và tấn công giáo dân một cách trắng trợn và dã man như 5 năm vừa qua.

    Hiền Vy: Xin cảm ơn Linh Mục đă dành cho RFA buổi phỏng vấn này.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đức Giáo Hoàng: Thoái vị v́ 'Lợi ích của Giáo hội'
    Đức Giáo Hoàng không giữ vai tṛ nào trong việc chọn vị thừa kế




    Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mở rộng ṿng tay chào đón các tín đồ Công giáo tại Đại Giáo Đường Thánh Phê Rô, ngày 13/2/2013.


    Đức Giáo hoàng Benedicto 16 cho biết Ngài quyết định thoái vị “v́ lợi ích của giáo hội.”

    Phát biểu trước hàng vạn người tại Ṭa thánh Vatican trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng từ khi loan báo quyết định từ nhiệm, Đức Giáo Hoàng đă cảm tạ sự ủng hộ của các tín đồ Công giáo.

    Xế ngày hôm nay, người đứng đầu Ṭa Thánh sẽ cử hành Lễ Tro tại Đại Giáo Đường Thánh Phê Rô, đánh dấu ngày bắt đầu Mùa Chay.

    Vị giáo hoàng 85 tuổi hôm thứ hai loan báo Ngài sẽ từ nhiệm vào ngày 28 tháng 2 v́ tuổi cao làm cho Ngài khó có thể chu toàn trách nhiệm của ḿnh.

    Ngài sẽ chính thức từ giă các tín đồ Công giáo La Mă vào ngày 27 tháng 2.

    Các giới chức Vatican cho biết người kế vị giáo hoàng sẽ được loan báo trước ngày Lễ Phục Sinh (31 tháng 3) và Đức Giáo hoàng Benedicto sẽ không đóng vai tṛ nào trong việc lựa chọn người kế vị.

    Ṭa thánh Vatican lần đầu tiên công khai thừa nhận vị giáo hoàng người Đức này được gắn máy điều ḥa nhịp tim.

    Phát ngôn viên Ṭa Thánh Federico Lombardi nói rằng máy này được gắn “cách nay khá lâu” và những cục pin của máy đă được thay cách nay ba tháng.


    ------------------------------------
    Đức Giáo Hoàng không giữ vai tṛ nào trong việc chọn vị thừa kế


    Các giới chức Vatican nói Đức Giáo Hoàng Benedict sẽ không đóng một vai tṛ nào trong việc chọn người kế vị Ngài sẽ được bầu lên vào ngày 31 tháng Ba trước lễ Phục Sinh.

    Phát ngôn viên Vatican linh mục Federico Lombardi nói Đức Giáo Hoàng không có ư định ảnh hưởng đến quyết định của người kế vị Ngài.

    Linh mục Lombardi đưa ra b́nh luận này một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 gây chấn động trên khắp thế giới khi Ngài bất ngờ loan báo sẽ thoái nhiệm.

    Đức Giáo Hoàng Benedict, một công dân Đức từng được biết đến dưới danh hiệu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nói rằng Ngài sẽ thoái vị vào ngày 28 tháng Hai v́ lư do tuổi cao, Ngài gặp khó khăn trong việc chu toàn các trách nhiệm của ḿnh.

    Linh mục Federico Lombardi nói Đức Giáo Hoàng Benedict sẽ chính thức từ giả những người Công Giáo La Mă vào ngày 27 tháng Hai một ngày trước khi Ngài chính thức thoái vị.

    Alamit: ĐGH thoái vị thông điệp nào cho CS VN: Hăy v́ đất nước dân tộc mà rút lui

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Giáo dân VN ở hải ngoại nghĩ ǵ trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị
    Hiền Vy, thông tín viên RFA

    2013-02-13

    Phần đông giáo dân Việt Nam ở thành phố Houston tiểu bang Texas đă tỏ ra ngạc nhiên, xúc động và khâm phục Đức Giáo Hoàng Benedict 16 khi ngài tuyên bố thoái vị.


    Hầu hết các báo chí trên thế giới đều chạy tin Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă công bố từ nhiệm hôm 11 tháng 2, 2013.


    Sáng thứ Hai, ngày 11 tháng Hai năm 2013, nhằm ngày mùng 2 Tết Quí Tỵ, khi miền Đông Bắc nước Mỹ vẫn đang ch́m trong trận băo tuyết và Houston với những cơn mưa Xuân th́ tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 tuyên bố thoái vị, được truyền đi trên các hệ thống truyền thanh, truyền h́nh cũng như trên internet làm giáo dân Công giáo nhiều nơi trên thế giới ngỡ ngàng và xúc động.

    Một cái gương cho những người phục vụ trong GHCG

    Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh cho biết, khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị, ông rất sửng sốt:

    "Phải nói là sửng sốt vô cùng bởi v́ từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe đến vụ ĐGH thoái vị bao giờ. Cho đến khi nghe tin này th́ tôi mới biết được là trước đây cũng đă có một vị giáo hoàng đă thoái vị, khoảng năm 1293. Tôi nghĩ đây là một cái điềm ǵ, hay là một cái ǵ đă báo cho biết là sắp có một sự thay đổi rất là lớn, không những cho Giáo hội Công giáo mà c̣n có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của cả toàn cầu nữa.

    Nhưng suy nghĩ lại th́ tôi thấy đây cũng là một cái ơn đặc biệt mà Chúa soi sáng cho Ngài để Ngài nghĩ đến giáo hội và Ngài từ chức bởi v́ Chúa soi sáng khi Ngài c̣n đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu th́ Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc c̣n minh mẫn hơn. Đây là cái gương sáng cho tất cả những người phục vụ trong giáo hội Công giáo noi theo".

    Chúa soi sáng khi Ngài c̣n đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu th́ Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc c̣n minh mẫn hơn

    Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh

    C̣n nhà báo Nguyễn Phi Thọ nói rằng sự thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 là do sức khỏe của Ngài nên không có ǵ lạ:

    "Chuyện Đức Giáo Hoàng từ nhiệm là chuyện rất đặc biệt nhưng mà theo tôi th́ đến 90% là do sức khỏe. Ngài không điều hành Giáo hội nổi th́ sự từ nhiệm cũng là điều tốt thôi. Chuyện đó b́nh thường thôi chứ không đến nỗi ǵ mà người ta lại làm lớn chuyện. Mấy năm gần đây, Ngài rất là yếu, Vatican đă nói trước rồi, nhưng Ngài vẫn cố làm việc thôi!"

    Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài phát thanh Saigon-Houston chia sẻ rằng bà cũng rất sửng sốt và giao động khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị. Tuy nhiên khi b́nh tâm lại th́ bà nhận thấy Ngài là người rất can đảm và khiêm tốn khi quyết định thoái vị:

    "Chính v́ hành động này của Ngài, càng nghĩ kỹ th́ càng thấy Ngài là người rất can đảm và rất khiêm tốn mới tự nhận biết ḿnh và tự thú nhận cái sự hạn hẹp của con người như vậy. Cho nên tôi nghĩ là Đức Giáo Hoàng đă làm một cái gương rất là khó làm cho các vị lănh đạo trên thế giới v́ đường tâm linh, đường đạo không hề bị ai chống phá, không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài c̣n tự nhận ra, tự biết ḿnh như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lănh đạo ở ngoài đời"

    LM Vũ Thành, nguyên Chủ tịch Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng giáo phận Galveston - Houston, chia sẻ cảm tưởng của ông, trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị:


    "Chúng tôi cũng hơi ngỡ ngàng v́ việc đó quá mới mẻ bởi v́ người Công giáo vẫn coi chức Giáo Hoàng là cho đến khi Ngài chết, cũng giống như các linh mục của chúng tôi là linh mục đời đời. Bây giờ Ngài từ chức là v́ lư do tuổi già. Ngài đă triệu tập các Hồng Y trên toàn thế giới về, gọi là Mật Nghị Hồng Y trong mấy ngày trước đây. Một phần để bàn về Giáo Hội mà trong đó Ngài đă tŕnh bày ư định của Ngài. Tôi nghĩ rằng các Đức Hồng Y đă cho ư kiến và như vậy là Ngài thấy yên tâm để tuyên bố từ chức".

    Linh mục Bác sĩ Phạm hữu Tâm cho biết là khi đọc được tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 thoái vị, qua internet, ông không tin đó là sự thật. Nhưng sau khi phối hợp với những nguồn tin khác và biết là tin chính xác th́ ông cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng rất dũng cảm:

    ...không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài c̣n tự nhận ra, tự biết ḿnh như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lănh đạo ở ngoài đời

    Bà Vũ Thanh Thủy

    "Hành động của Ngài rất là dũng cảm bởi v́ Ngài thấy có những cái hậu quả, đồng thời nó có những cái điều mà có thể mang nặng đến cho Ngài nhưng mà Ngài vẫn dũng cảm để làm chuyện này, sau khi Ngài đă suy nghĩ, cầu nguyện chín chắn.

    Hành động của Ngài là một hành động cách mạng, bởi v́ lâu nay phần đông tín hữu cũng như nhiều người trên thế giới nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 là một người rất bảo thủ, hay g̣ bó trong những truyền thống của giáo hội. Tuy nhiên hành động lần này đi ngược lại cái truyền thống thông thường của Giáo hội,
    Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013.
    Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013. AFP
    như chúng ta thấy, là khoảng 700 năm nay th́ chưa có vị Giáo hoàng nào từ nhiệm. Cho nên chúng ta thấy vị Giáo hoàng này không phải là một vị Giáo hoàng bảo thủ nhưng Ngài có cái nh́n rất là cách mạng về cái tiến tŕnh của giáo hội.

    Ngài có t́nh yêu sâu xa cho Giáo hội. Một ngôi vị Giáo Hoàng trông coi 1.2 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới là một trách nhiệm rất nặng nề. Có lẽ Ngài thấy nhu cầu của Giáo Hội bây giờ rất là rộng lớn, đặc biệt là xă hội bây giờ đi ngược chiều với giá trị của tin mừng và Ngài cảm thấy sức khỏe của Ngài không cho phép Ngài có thể đối đầu, cũng như có thể đáp ứng những nhu cầu của giáo hội. V́ vậy tôi nghĩ, khi từ chức như vậy th́ Ngài hy vọng có một người trẻ hơn lên thay thế Ngài, sẽ đáp ứng những nhu cầu này của Giáo hội cho nên tôi thấy Ngài có một t́nh yêu sâu xa cho giáo hội trong cái quyết định này của Ngài"

    Trước những lời đồn đoán cũng như bàn tán về vị Giáo Hoàng tương lai, LM Phạm Hữu Tâm tâm sự rằng không dễ ǵ để có Giáo Hoàng gốc Á Đông vào thời điểm này:

    "Trong Hồng Y Đoàn - tức là những vị có tư cách; thứ nhất là để được chọn lựa làm Giáo hoàng, thứ hai là những vị có thể bỏ phiếu cho những người khác làm giáo hoàng - có rất nhiều vị Hồng Y từ Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cho nên thời gian sau này có rất nhiều lời đồn đóan, hy vọng là vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ không phải là từ khối Âu Châu. Những vị Hồng Y từ các nước Á Đông hay Châu Mỹ La Tinh hay Phi châu th́ tôi nghĩ chưa có sự quen biết cũng như chưa có uy tín rộng lớn đối với tất cả các vị hồng y trong hồng y đoàn mà muốn được bầu th́ phải có uy tín với nhiều người th́ mới được bầu. Cho nên mong muốn th́ có mà có lẽ hy vọng th́ không"

    C̣n LM Vũ Thành th́ cho rằng những đức Hồng Y của Hoa Kỳ cũng có nhiều hy vọng được tiến cử:

    "Các Hồng Y của Mỹ bây giờ làm việc bên Roma cũng nhiều, chẳng hạn như đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston, Ngài cũng mới ngoài 50, hay là đức Hồng Y, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ở New York. Nhưng mà cái ǵ cũng vậy, người ta nhắm đến một người có khả năng để có thể chịu đựng được tất cả sức ép của thời đại bây giờ. Tức là người có thể lư cũng như tâm lư vững mạnh"

    Trong niềm xúc động của nhiều người trước tin thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, chúng tôi xin mượn lời của bà Vũ Thanh Thủy để chấm dứt phóng sự này:

    "Với sự thay đổi, những biến chuyển quá nhanh của các vấn đề trên thế giới, chuyện ǵ cũng có thể xảy ra cả. Riêng trong chuyện Đức Giáo Hoàng th́ càng suy nghĩ tôi càng thấy là Ngài đang muốn dạy cho tất cả chúng ta một bài học về sự tự xét lại ḿnh và tự nhận biết ḿnh. Biết được khả năng của ḿnh, biết được sự hạn hẹp của con người và khiêm tốn chấp nhận điều đó và nên v́ quyền lợi chung của tập thể hơn là quyền lợi cá nhân"

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mở cửa cho những cải tổ của Giáo hội Công giáo La Mă (Trần B́nh Nam)


    “...Và quyết định từ chức, một quyết định độc đáo ngàn năm một thuở của đức Giáo Hoàng Benedict XVI có thể sẽ tạo cơ hội cho Giáo hội La Mă, một Giáo hội đầy uy tín và quyền lực đóng góp vào một giải pháp chung tốt lành cho nhân loại...”







    Hôm Thứ Hai 12/2/2013 đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, tạo xúc động mạnh mẽ đối với hơn 1 tỉ 200 triệu tín đồ Công giáo và gây bàng hoàng cho toàn thể thế giới. Việc Giáo Hoàng của Giáo hội La Mă từ chức là một hiện tượng rất hiếm. Trong 10 thế kỷ qua chỉ xảy ra 3 lần. Lần thứ nhất năm 1045 với đức Giáo Hoàng Benedict IX. Lần thứ nh́ năm 1294 với Đức Giáo Hoàng Celestine V. Và lần cuối, năm 1415 cách đây 598 năm đức Giáo Hoàng Gregory XII từ chức.

    Hôm Thứ Hai, trong một buổi lễ phong thánh tại Vatican đức Giáo Hoàng tuyên bố từ chức bằng tiếng La tinh. Trong đó ngài nói: “Sau khi đối diện với Chúa và chất vấn lương tâm ḿnh, tôi biết rằng do tuổi già sức yếu tôi không c̣n đủ sức làm tṛn nhiệm vụ chăn dắt con chiên.” Và ngài tiếp:

    “ Với tất cả sự tự do, hôm nay tôi tuyên bố rời chức vụ Bộ trưởng Hội đồng Giám mục thành Rome, chức vụ kế thừa Thánh Phê-rô do Hội đồng Hồng Y ủy thác cho tôi ngày 19 tháng 4 năm 2005.”

    Ngày 28/2/2013 ngài sẽ chính thức rời chức vụ. Và ngài sẽ sống tại Vatican cho đến khi qua đời. Theo điều lệ của Giáo hội, Hội đồng Hồng Y gồm các Hồng Y dưới 80 tuổi sẽ bầu tân Giáo Hoàng trong số các Hồng Y trong thời hạn 20 ngày. Hội đồng Hồng Y hiện gồm có 117 vị.

    Trong gần 600 năm qua các vị Giáo Hoàng đều giữ nhiệm vụ cho đến khi qua đời như một thông lệ bất thành văn. Khi tuổi cao đức Giáo Hoàng được các phụ tá phụ giúp công việc Giáo hội nên lấy lư do sức khỏe để từ chức không có tính thuyết phục đối với tín đồ. Tuy nhiên thông lệ này đôi khi làm cho vị Giáo Hoàng già yếu v́ tuổi tác thiếu sự bén nhạy trong công tác lănh đạo và là nguyên nhân tạo ra sự tranh chấp quyền hành trong Giáo hội.

    Trong suốt 8 năm lănh đạo Giáo hội đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă rất chật vật duy tŕ giáo điều của tôn giáo trong một môi trường “dân sự” phóng khoáng đ̣i hỏi nhiều tự do. Khó khăn hơn cả là cơn khủng hoảng có tính thời đại do việc tiết lộ ở khắp nơi trên thế giới một số chủ chăn của Giáo hội đa số thuộc hàng linh mục vi phạm t́nh dục đối với trẻ em. Vài vị lănh đạo cao cấp hàng giám mục, tổng giám mục th́ bị dính líu vào việc che dấu tội lỗi của cấp dưới để bảo vệ Giáo hội. Ngoài ra ngài phải gánh vác giải quyết việc tranh chấp quyền lực của các phụ tá thân cận và gần đây việc Vatican bị tố cáo tham nhũng.

    Trong một bài b́nh luận ngày 12/2 nhan đề: “Thời đại sau đức Giáo Hoàng Benedict XVI” (After Benedict XVI) tờ báo lớn nhất miền Tây Hoa Kỳ Los Angles Times viết:

    “Trong gần 8 năm ở chức vụ, đức Giáo Hoàng Benedict XVI chứng tỏ là một vị Giáo Hoàng bảo thủ, bảo vệ một cách nghiêm túc giáo điều của Công giáo. V́ vậy quyết định từ chức của ngài là một hành động cách mạng ra ngoài khuôn khổ của một vị Giáo Hoàng bảo thủ gần 600 năm nay.

    Việc đức Giáo Hoàng tuyên bố rời chức vụ ở tuổi 85 v́ ngài cảm thấy trí tuệ và sức khỏe suy giảm cho thấy ngài đă nh́n vào vấn đề sức khỏe con người và công việc một cách thẳng thắn đáng cảm phục.

    Nhưng thực tế th́ sao? Thành phần bảo thủ trong Giáo hội không khỏi tự hỏi sự hiện diện của ngài bên cạnh vị tân Giáo Hoàng có làm cho chức vụ giáo hoàng trở nên kém thiêng liêng và huyền bí không. Đối với thành phần Công giáo phóng khoáng th́ không thành vấn đề. Thành phần này cho rằng các vị giám mục thành Rome trong đó có đức Giáo Hoàng cũng như các vị giám mục khác trên thế giới khi không kham nổi nhiệm vụ th́ nên từ chức.

    Đức Giám mục Joseph Ratzinger được xem là một nhà lănh đạo tôn giáo phóng khoáng khi ngài bắt đầu tham dự công tác lănh đạo Giáo hội như một chuyên viên thần học. Nhưng sau Cộng Đồng II Vatican (10/1962 – 12/1965) mà ngài tham dự như một cố vấn thần học ngài tỏ ra không thoải mái khi Giáo hội tỏ ra quá mềm dẻo để thích ứng với lối sống văn minh. Trở thành Giáo Hoàng, ngài cảnh giác các nhà thần học phóng khoáng đừng đi quá xa, ngài khuyến khích việc dùng tiếng Latin trong các buổi lễ, và trả lại phép thông công cho các giám mục bị rút phép v́ không chịu thi hành các quyết định của Cộng đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng không ngần ngại làm mất ḷng giáo hội Anh giáo bằng cách chấp nhận cho các khuynh hướng bảo thủ của Anh giáo (Anh giáo phóng khoáng nên thành phần Anh giáo bảo thủ gần gũi với Vatican hơn) gia nhập gia đ́nh Công giáo. Chính v́ muốn bảo vệ uy quyền của Giáo hội mà đức Giáo Hoàng đă không mạnh tay trừng phạt các giới chức Giáo hội vi phạm t́nh dục đối với trẻ em.

    Để dung ḥa quan điểm cứng rắn của ḿnh, đức Giáo Hoàng cũng có những nỗ lực đem Giáo hội đến gần quần chúng. Qua nhiều thông điệp ngài nhấn mạnh đến “t́nh thương và hy vọng”. Năm 2010 đức Giáo Hoàng đẩy mạnh công tác chấn chỉnh sự truyền giáo trong tinh thần ít khắc khe tại các các nước ngài cho là cần thiết (New Evangelization), và một cách kín đáo bày tỏ sự không đồng ư với khuynh hướng cho rằng Kinh Thánh là khuôn vàng thước ngọc tuyệt đối của niềm tin và sự hành đạo (fundamentalism). Ngài nói niềm tin (faith) phù hợp với khoa học chứ không tuyệt đối huyền bí.

    Tuy nhiên, nói chung đức Giáo Hoàng nghiêng về khuynh hướng tôn trọng các niềm tin ngàn xưa truyền lại chứ không ngả về tinh thần cởi mở gần gũi với con người của Chúa Thánh Thần.

    Không ai chờ đợi Hội đồng các Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng cởi mở đến độ xem sự phá thai là không trái đạo lư, chấp thuận cho hôn nhân đồng tính luyến ái hay cho phép phụ nữ thọ phong linh mục. Nhưng có thể Hội đồng Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng tuy đặt trọng vào các nguyên tắc căn bản của đức tin, nhưng ít bảo thủ và chăm lo mục vụ hơn và chấp thuận sự tản quyền của Giáo hội.

    Hội Đồng Hồng Y cũng có thể - và nên - bầu một vị Giáo Hoàng từng có thành tích bảo vệ trẻ em bị lạm dụng t́nh dục. Trước và sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă không đủ nhạy cảm đối với vấn đề lạm dụng t́nh dục trẻ em của cấp dưới, và đă không mạnh tay chận đứng khuynh hướng che giấu để bảo vệ Giáo hội.”

    Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang đối diện với nhiều vấn đề đe dọa “tính bản thiện” của con người. Và quyết định từ chức, một quyết định độc đáo ngàn năm một thuở của đức Giáo Hoàng Benedict XVI có thể sẽ tạo cơ hội cho Giáo hội La Mă, một Giáo hội đầy uy tín và quyền lực đóng góp vào một giải pháp chung tốt lành cho nhân loại.

    13/2/2013
    Trần B́nh Nam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 02-11-2011, 01:06 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 29-03-2011, 04:34 AM
  3. Replies: 6
    Last Post: 28-01-2011, 03:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •