Page 5 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 41 to 50 of 53

Thread: QLVNCH: Những trận đánh cuối cùng.

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những ngày tháng cuối cùng trước khi chế độ dân chủ pháp trị VNCH bị cưỡng tử.
    ThiênƯ


    Thật vậy, v́ không nắm được ư đồ chiến lược của Mỹ, CS Hà Nội đă hăm hở nhào vào giai đọan cuối cùng của cuộc chiến.

    Trong giai đọan này, nếu chỉ nh́n qua hiện tượng, người ta thấy như có sự ăn ư giữa Mỹ và CSBV, kẻ tung, người hứng để cùng cưỡng tử chế độ VNCH một cách ngọan mục.




    1.- KHỞI ĐI TỪ SỰ KIỆN PHƯỚC LONG:

    Ngày 7-1-1975, bộ đội CSBV đă mở cuộc tiến công và đă chiếm đóng được tỉnh lỵ Phước Long như một thử nghiệm đầu tiên ư chí của Hoa Kỳ, thăm ḍ xem phản ứng đến mức độ nào. Hoa Kỳ đă lập tức lên tiếng tố cáo mạnh mẽ hành động vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris của CSBV, kèm theo lời đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc nếu CS không ngưng ngay những hành động lấn chiếm tương tự.

    Sau sự lên án tố cáo có tính chiếu lệ với kẻ thù, Mỹ đă không có hành động nào khác hơn thể hiện ư chí và quyết tâm giúp “bạn” bảo vệ chế độ VNCH. Không những thế, dường như ai đó đă vô t́nh hay cố ư giúp thực hiện đúng ư định của Hoa Kỳ, khi khuyên TT Thiệu không nên đánh chiếm lại Phước Long làm ǵ cho hao binh tổn tướng, mà hăy dùng sự kiện Phước Long như là bằng chứng tố cáo trước công luận thế giới về hành động phá họai Hiệp Định Paris của CSBV. Bởi v́ giải pháp cho Việt Nam bây giờ là giải pháp chính trị chứ không phải quân sự.

    Có lẽ v́ nghe theo lời “cố vấn” này, nên TT.Thiệu đă không t́m cách lấy lại Phước Long mà chi ra lệnh đẩy mạnh tuyên truyền , tố cáo CSBV vi phạm Hiệp Định, đẩy mạnh chiến dịch vẽ cờ, lấn đất giành dân, chuẩn bị chiếm ưu thế về lănh thổ trong một giải pháp chính trị tương lai?

    Mặc dầu “đầu tháng Giêng 1975, TT. Thiệu đă ra lệnh tập trung lực lượng không quân gồm 116 oanh tạc cơ, 160 phi cơ trực thăng, dội bom và đánh phá trọn một tuần lễ xuống Phước Long, nhưng vẫn không đẩy lùi nổi 3 sư đ̣an chính quy Bắc Việt đang chiếm lấy thị trấn này…. . .” (17)

    Trong khi đó, từ sự kiện Phước Long, dư luận lúc đó ở Sàig̣n lan truyền khắp Miền Nam, nói nhiều đến một chính phủ liên hiệp ba thành phần, nói nhiều đến giải pháp trung lập. Dường như trong tâm lư quần chúng cũng như quân đội VNCH lúc ấy đều bị hoang mang giao động, tinh thần chủ ḥa đang có chiều hướng lấn ép chủ chiến. T́nh cảnh này đă có ảnh hưởng rất lớn vào tinh thần chiến đấu của binh sĩ quân lực VNCH. Quân dân Miền Nam như cùng hướng ḷng về một giải pháp chính trị, với tâm trạng chờ đợi,mất cảnh giác chiến đấu và suy giảm nghiêm trọng ư chí chống cộng.

    Trong khi đó, Mỹ đă không có hành động trừng phạt cương quyết nào với đối phương, mà lại gia tăng áp lực đối với chế đô VNCH, thúc đẩy và nuôi dưỡng t́nh h́nh bất ổn, xáo trộn nội bộ, đẩy chế độ vào thế tam, tứ đầu thọ địch.

    Áp lực mạnh nhất đánh vào cân năo quân đội và nhân dân VNCH là quyết định cắt giảm quan trọng viện trợ kinh tế, quân sự cho VNCH giữa lúc chế độ đang trong điều kiện thử thách sống c̣n. Như vậy là Mỹ đă không giữ lời cam kết khi “Việt Nam hóa chiến tranh” (Tăng cường viện trợ quân sự để trang bị đầy đủ cho QLVNCH đủ sức làm công việc tự bảo vệ. . .), không giữ những lời hứa công khai cũng như riêng tư của TT. Hoa Kỳ Nixon (viện trợ kinh tế, quân sự dồi dào cho VNCH để thành tựu Hiệp Định Paris theo ư muốn của Mỹ. ). Hậu quả tất nhiên của đ̣n cân năo này là tinh thần chiến đấu của tướng sĩ QLVNCH và tiềm năng chống cộng của cả chế độ VNCH phải sút giảm nghiêm trọng. Chúng ta hăy nghe sau này ông Thiệu kể lại:

    “. . .vào năm 1975, tiềm lực chiến đấu của chúng tôi giảm 60%, trong khi đó tiềm lực chiến tranh của Hà Nội gia tăng ghê gớm. Tôi có thể nói trong hai năm sau khi kư kết Hiệp Định Paris, chiến tranh đă dữ dội hơn trước. Tuần nào tôi cũng cử phái viên tới Washington để giải thích. Tôi đă gửi thư cho Tổng Thống Mỹ, tôi phân bầy nỗi nguy hiểm với Đại sứ Mỹ ở Sàig̣n, song không có chuyển biến ǵ cả. . .”. (18)

    Chuyển biến ǵ được nữa, khi ư định của Mỹ lúc này là đang muốn trói chặt VNCH về chính trị, kinh tế, quân sự, để chờ cho CSBV đến ban cho một phát súng ân huệ.

    Mỹ đă trói chặt VNCH về chính trị trong một giải pháp liên hiệp với CS, với chiêu bài ḥa giải, ḥa hợp dân tộc để ru ngủ và làm tê liệt ư chí chống cộng của quân dân MNVN. Mỹ đă trói chặt về kinh tế khi cắt giảm tối đa về mọi mặt, là cắt nguồn máu nuôi sống chế độ. Mỹ đă chặt tay chặt chân về quân sự, khi không thực hiện trang bị, cung cấp vũ khí đạn dược đủ để cho trụ cột chủ yếu chống cộng đủ sức làm công việc tự bảo vệ. Việc Quốc hội Hoa kỳ chỉ thông qua một ngân khỏan viện trợ hàng trăm triệu (700 triệu) so với nhu cầu thực tế hàng tỉ, trong lúc t́nh h́nh chiến sự nguy ngập, thử hỏi QLVNCH c̣n đâu tinh thần chiến đấu để mà làm công việc tự bảo vê.

    Mặt khác, đúng lúc này, không biết ai xui ai khiến cho TT. Thiệu ra lệnh giải giới các lực lượng bán quân sự như Nhân Dân Tự Vệ và các giáo phái có trang bị vũ khí, gọi là để tập trung lực lượng và sức mạnh chiến đấu của QLVNCH. Điển h́nh là vụ giải giới lực lượng bán quân sự của Phật Giáo Ḥa Hảo khỏang 10.000 người, bắt giam ông Hai Tập, Tổng Chỉ Huy Lực lượng bảo an Ḥa Hảo.

    “. . . Cuối tháng Giêng 1975, ông Hai Tập, ông Lương TrọngTường thành lập một sư đ̣an Bảo An Ḥa Hảo với mục đích tiếp tục chiến đấu kháng cộng, nếu VNCH sụp đổ. Ông Thiệu lập tức giải tán và bắt giam ông Hai Tập v́ sợ lực lượng Ḥa Hảo lật đổ ông. . .” (19).

    Việc làm này của ông Thiệu như là hành động tự chặt tay ḿnh về mặt quân sự. Ai đă cố vấn cho ông Thiệu làm việc này, hay do sáng kiến cá nhân, điều này chỉ có ông biết. Người bàng quan chỉ có thể suy đóan, có thể là sáng kiến cá nhân v́ mối lo sợ riêng, song cũng có thể là sự gợi ư của các “Cố vấn” là người Mỹ, hoặc là người của Việt cộng. V́ rằng vào thời điểm này, tuy khác ư đồ, nhưng Mỹ và Việt cộng đă gặp nhau ở mục tiêu chung: Triệt tiêu chế độ VNCH.

    Thế nhưng cho đến lúc này dường như người lănh đạo cao nhất của chế độ VNCH vẫn chưa nắm bắt được ư định thực sự của “ người bạn đồng minh Hoa Kỳ”. Vẫn như c̣n cố tin vào những lời cam kết, hứa hẹn bí mật hay công khai trên giấy trắng mực đen của chính phủ cũng như cá nhân Tổng Thống Hoa Kỳ R. Nixon.

    Như vậy là quả thực tập đ̣an lănh đạo chế độ công cụ ngọai bang ở Hà Nội đă tài giỏi hơn nhiều so với chế độ ở Sài g̣n. Tổng Thống Thiệu vẫn ngây thơ tin rằng những hành động đích thân của ngài Đại Sứ Martin bay từ Sàig̣n về Washington như là để bênh vực cho lập trường của ḿnh. Sau khi cộng quân lấn chiếm Phước Long, ông Thiệu vẫn tin tưởng và chờ đợi Hoa Kỳ thực hiện những lời hứa và cam kết trong những bức thư trao đổi riêng tư với TT. Nixon. Trong khi đó, các lănh tụ cáo già CSBV th́ tỏ ra hết sức chú tâm và nương theo ư độ của Mỹ để đạt ư đồ của ḿnh.

    Sau khi đánh chiếm được Phước Long, cộng quân như tạm ngưng các cuộc tiến công lớn để thăm ḍ phản ứng của Mỹ. Nhớ lại phản ứng của Mỹ lúc ấy là ng̣ai những lời lên án, tố cáo, đe dọa “Sẽ trả đũa”, Mỹ chỉ tăng cường các chuyến bay do thám, mà theo nhận xét của ông Thiệu “Việc ấy chẳng khác ǵ dùng bồ câu thay thế B-52. . .”. Đồng thời, TT. Gerald Ford, người kế vị TT. Nixon bị mất chức giữa nhiệm kỳ v́ vụ Watergate, cũng cố làm ra vẻ hết ḷng xin Quốc Hội Mỹ viện trợ bổ xung 300 triệu Mỹ kim cho VNCH.

    Thế nhưng theo lời Đại sứ Martin “. . . Nam Việt Nam không nhận được viện trợ bổ xung mà c̣n không nhận được chút viện trợ nào trong năm tài chánh sắp tới, bắt đầu từ Tháng 6- 75.. . .. Nói khác đi, nội trong 3 tháng nữa ông Thiệu sẽ đứng trước sự kiện bị cúp viện trợ. . .” (20). Ông Martin kết luận: “Cố gắng bơm thêm sức mạnh cho ai đó bằng những bảo đảm mà chính ḿnh không tin th́ sẽ chẳng đi đến đâu hết. . .” (21)

    Đến đây, trước phản ứng yếu ớt của Mỹ với thù (CSBV), sự gia tăng áp lực chính trị, kinh tế của Mỹ với bạn (VNCH), các lănh tụ CS ở Hà Nội càng tin tưởng chắc chắn Mỹ sẽ không can thiệp trực tiếp trở lại, dù họ có gia tăng áp lực quân sự đến đâu. Họ bắt đầu lên kế họach thôn tính MNVN với dự liệu ít nhất 2 năm nữa mới “giải phóng” được MN. Hà nội vẫn thực sự chưa biết ư đồ này của Mỹ: Không phải chỉ không can thiệp trở lại mà c̣n muốn khai tử chế độ VNCH càng sớm càng tốt. Nghĩa là Mỹ đă có ư định xóa bàn cờ cũ chơi bàn cờ mới.

    Trong khi đó ông Thiệu và tập đ̣an lănh đạo VNCH th́ vẫn nghĩ Mỹ sẽ không bao giờ “dám” bỏ rơi MN, mọi áp lực chẳng qua chỉ để buộc cá nhân ông Thiệu và phe cánh của ông phải từ bỏ quyền hành, trao lại cho ê-kíp khác, nên nội bộ đă rơi vào sự xâu xé tranh giành quyền lợi cá nhân, phe đảng, quên cả mục tiêu sống c̣n là ngăn chặn CSBV xâm lăng. Một cách vô t́nh “phe quốc gia” đă như tự đào hố chôn ḿnh. Mặc dầu ai cũng đồng ư với nhận định của ông Thiệu lúc ấy “Chế độ VNCH c̣n là c̣n tất cả, nếu mất vào tay CS là mất tất cả”.

    Thế nhưng tất cả trên thực tế đă có những hành động góp phần làm tiêu vong chế độ. Sau này chính ông Thiệu kể : “. . . Mỹ để lại 300.000 quân tại Châu Âu sau khi Thế Chiến II đă chấm dứt 30 năm; để lại 50.000 quân ở Nam Hàn sau khi chấm dứt 20 năm. Lúc chúng tôi để Mỹ rút quân, chúng tôi chỉ yêu cầu được giúp đỡ để tiếp tục chiến đấu, không c̣n phải duy tŕ nửa triệu quân ở Việt Nam, Mỹ chỉ phải chi tiêu 1 phần 20 so với trước kia. Vậy họ c̣n đ̣i hỏi ǵ hơn ở chúng tôi?. . .” (22).

    Nhận định này của ông Thiệu chứng tỏ quản điểm lănh đạo lỗi thời do không nh́n thấy đă có sự đổi thay chiến lược của Mỹ. Theo đó, Mỹ không phải chỉ muốn cá nhân ông Thiệu mà muốn cả cái chế độ mà ông cầm quyền bấy lâu nay phải biến đi càng nhanh càng tốt. Bởi v́ đă qua rồi những cơ hội tốt để tồn tại vững vàng như Nam Hàn, để không bị hủy diệt vào những lúc có nhu cầu phải thay đổi chiến lược như thế này.

    II/- ĐẾN SỰ KIỆN BANMÊTHỘT THẤT THỦ – THỬ THÁCH CUỐI CÙNG CHO TRỤ CỘT CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ.

    Đến đây các bước người ta chuẩn bị cho một chế độ sụp đổ như đă ḥan bị. T́nh h́nh nội bộ chế độ VNCH ḥan ṭan rối ren, tê liệt. Quân lục VNCH, cây trụ cột cuối cùng chống đỡ cho sự tồn tại thêm thời gian của chế độ th́ ra sao?

    Theo tài liệu đọc được th́ sau Hiệp Định Paris năm 1973 về VN, Quân lực VNCH thực sự chỉ c̣n sáu đến bẩy trăm ngàn quân chiến đấu. Về trang bị đạn dược và các phương tiện chiến tranh hiện c̣n có thể giúp QLVNCH tiếp tục chiến đấu ít nhất 2 năm. Tương quan lực lượng giữa quân lực VNCH và bộ đội CSBV theo tỉ lệ 4-1. Đến tháng 1 – 1975 tỉ lệ này chỉ c̣n 2-1. Bởi v́ sau 2 năm ngưng ném bóm, một phần đường ṃn HCM đă được CSBV sửa chữa và đặt ống dẫn dầu dọc theo đường ṃn này. Trong một thời gian ngắn, 150.000 quân CSBV đă xâm nhập thêm vào chiến trường MNVN. Sau khi chiếm được Phước Long, Hà Nội đă có thể chuẩn bị cho một lực lượng 300.000 quân bám sát đường ṃn HCM tiến vào MN. Tất cả những họat động này, người Mỹ biết rất rơ, song đă không có hành động ǵ. V́ sao?

    Chúng ta hăy nghe một chuyên viên phân tích t́nh báo Mỹ kể lại: “Khởi đầu cuộc tấn công cuối cùng của CS. . .lúc đó chúng tôi đă biết rằng CSBV đưa vào MNVN một lực lượng to lớn hơn nhiều so với lực lượng chúng tôi biết đang có ở đây. Họ đă tập chung số quân này Phía Tây Cao Nguyên. Bấy giờ Banmêthuột xét về mặt lịch sử, luôn luôn là điểm tựa pḥng thủ của chính quyền trên cao nguyên. Banmêthuột mất th́ sự pḥng thủ có thể bị đánh ngang sườn. CSBV rất khôn ngoan, họ chuyển quân mà không xử dụng liên lạc vô tuyến điện. Họ đưa vào vùng Banmêthuột ba sư đ̣an mà chúng tôi không hề hay biết. . .” (23).

    Có thực là người Mỹ không hay biết hay là họ biết mà đă cố t́nh không cho chính quyền VNCH biết, lại c̣n t́m cách đánh lạc hướng dùm cho đối phương?

    V́ chẳng lẽ t́nh báo Hoa Kỳ chỉ dựa trên sự theo dơi liên lạc vô tuyến của VC để nắm bắt t́nh h́nh? Vậy th́ chỉ có thể do bị che mắt của “Bạn” và thế nghi binh của “Thù”, mà các nhà quân sự VNCH đă đóan sai ư đồ của VC. Đoán sai nên đă cho rằng Cộng quân có thể lập lại cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, vượt qua khu phi quân sự. V́ vậy họ đă tập trung quân ở phía Bắc Đà Nẵng để đối phó?

    Trong khi đó, Banmêthuột vốn là một vị trí chiến lược trọng yếu th́ quân đội Sàig̣n đă không chuẩn bị pḥng thủ tương xứng, chỉ triển khai 40.000 quân ở đó. Họ đâu ngờ rằng lúc ấy, 300.000 quân CSBV đă ẩn nấp bao vây, chờ giờ hành động. Để đánh lạc hướng, bộ đội CSBV đă cho truyền đi các bức điện giả làm như mục tiêu tiến công của họ là Pleiku, nơi đặt bản doanh của Quân Đ̣an II quân lực VNCH. Quân cộng sản đă thành công trong ư đồ này, v́ các nhà quân sự VNCH bao lâu nay quen dựa vào chiến lược, chiến thuật đánh CS do người Mỹ họach định sẵn, nên đă có thói quen ỷ lại, lười “động năo” để sáng tạo nên đă dễ dàng bị đánh lừa của cả bạn lẫn thù.

    Sự thể là đúng 2 giờ sáng ngày 10-3-1975, bộ đội CSBV đă mở cuộc tấn công Banmêthuột. V́ quá bất ngờ, không kịp tăng viện và không có quân yểm trợ nên sau 30 giờ bị vây hăm, phản công yếu ớt, Banmêthuột đă thất thủ. Rồi cũng như Phước Long, Banmêthuột thất thủ, Mỹ vẫn không có hành động ǵ để trừng phạt, ngăn chặn bước xâm lăng của CSBV. Dư luận thắc mắc, phải chăng ai đó lại “Cố vấn” cho TT. Thiệu với cùng luận điệu rằng không nên đánh chiếm lại Banmêthuột làm ǵ cho hao binh tổn tướng, lại vẫn nên dùng sự kiện BMT để đẩy mạnh tuyên truyền tố cáo CSBV trắng trợn vi phạm Hiệp Định Paris trước thế giới. Rằng lư do không cần đánh chiếm lại đất đai c̣n là v́ giải pháp cho vấn đề Việt Nam bây giờ là giải pháp chính trị chứ không phải quân sự. Vậy th́ chỉ nên “co cụm lại” để tập trung lực lượng bảo vệ các thành phố chiến lược quan trọng, để chờ giải pháp chính trị. . .

    Sau này tài liệu cho biết, một trong những cố vấn đă ảnh hưởng đến quyết định “rút lui chiến thuật” của TT. Thiệu là Vũ Ngọc Nhạ, t́nh báo chiến lược của CSBV, như đă trích dẫn ỡ phần trên. Nhưng tựu chung, có lẽ v́ nghe theo mọi lời khuyên xem ra có vẻ hợp lư, mà ngày 15-3-1975, tức bốn ngày sau Banmêthuột thất thủ,TT. Thiệu đă vội triệu tập các Tướng lănh cao cấp trong một phiên họp ở căn cứ Cam Ranh, để đi đến quyết định vô tiền khóang hậu trong quân sử QLVNCH cũng như quân sử thế giới: Rằng cao nguyên và miền Trung phải bị bỏ rơi! Nghĩa là ông Thiệu đă quyết định bỏ luôn Quân Đ̣an I và Quân Đ̣an II. Quyết định này đă gây bàng ḥang, chóang váng cho nhiều người, v́ như thế là chỉ qua một đêm, ông Thiệu đă nhượng cho đối phương một nửa lănh thổ VNCH!.

    “Ông Thiệu đă bay ra Cam Ranh họp các Tướng Tư Lệnh chiến trường. Không cần kế họach, không cần chiến thuật đối phó với t́nh thế, với tư cách Tổng Tư Lệnh tối cao Quân lực VNCH, ông Thiệu nói: Tôi ra lệnh Tướng Phú di tản, bỏ Quân Đ̣an II. Ông xoay qua hỏi ư kiến ông Khiêm, ông Viên. Hai ông này là những vị chỉ huy lên Tướng nhờ biết “gật đầu” đúng lúc, đă trả lời: Tổng Thống giải quyết như vậy thật phù hợp t́nh h́nh, chúng tôi tán thành ư kiến và thi hành lệnh Tổng Thống. Tứơng Phú giao Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Tất (mới vừa được vinh thăng Chuẩn Tướng) lănh nhiệm vụ điều khiển cuộc di tản. Thế là mạnh Tướng tướng chậy,mạnh quân quân ngă gục trên đường tháo lui, mạnh dân dân kinh ḥang năm chết dứơi lằn mưa pháo chận đường của CS. Pleiku bỏ, Kontum bỏ. Binh đ̣an hỗn quân hỗn quan, rối lọan trật tự. Bộ đội CS cắt đ̣an quân di tản ra làm ba mảnh, quan quân bỏ chậy tán lọan và sau cùng là tan hàng ră ngũ. . .”(24)

    Sau này ông Thiệu đă biện minh rằng:

    “ Chúng tôi phải rút quân về bảo vệ các vùng quan trọng, v́ chúng tôi đánh giá là Mỹ sẽ không giúp nữa. Nếu họ giúp th́ đă giúp rồi. Chúng tôi không thể chờ đợi đến khi quá chậm. Phải chấp nhận nỗi hiểm nghèo có tính tóan. Biết rằng rút lui mà không có khả năng cơ động và hỏa lực mạnh th́ sẽ nguy hiểm. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm” (25)

    Tại sao ông Thiệu dám chọn giải pháp này dù biết rằng nguy hiểm như vậy? V́ ông ta muốn tạo áp lực để phút chót thấy t́nh h́nh nguy ngập Mỹ có thể can thiệp chăng? V́ một lời khuyên trực tiếp hay chỉ là sự gợi ư gián tiếp song có hiệu quả của Mỹ?Có thể cả hai. V́ ngài Đại sứ Martin quả đă có sự gợi ư này: “Chỉ c̣n một con đường khôn ngoan duy nhất là cắt bớt các tuyến quân sự và chỉ giữ lại một phần đất mạnh về kinh tế là vùng châu thổ phía Nam”(26).

    Như vậy là sự gợi ư của ngài Đại sứ Mỹ cuối cùng ở Sàig̣n cộng với lời khuyên của các “cố vấn” đă được ông Thiệu cảm nhận và thực hiện như một sáng kiến táo bạo. Có điều kết quả thu lượm được thuộc về phía Hoa Kỳ và Việt Cộng, c̣n hậu quả được dành cho nhân dân Miền Nam yêu chuộng tự do, những người đă nằm xuống trong cuộc chiến và những kẻ sống sót sau cuộc chiến!

    Thực vậy, giải pháp trên đă được thực hiện bằng một cuộc “di tản chiến thuật” mà thực tế đă biến thành một cuộc “tháo chậy tán lọan” vô tiền khóang hậu trong lịch sử các cuộc chiến tranh cục bộ. Các chiến lược gia đă phải gọi đó là “Một cuộc rút lui được vạch ra tối nhất và thi hành tệ hại nhất trong lịch sử quân sự”. Một cuộc di tản chiến thuật gọi là co cụm lại để bảo ṭan lực lượng và để đủ sức bảo vệ các vùng chiến thuật trọng yếu, rốt cuộc đă chẳng bảo vệ được ǵ khác hơn là góp phần làm cho quá tŕnh sụp đổ của một chế độ nhanh chóng hơn.

    V́ cuộc rút quân tàn tệ này nó đă phá hủy mau chóng quân phong quân kỷ và tinh thần chiến đấu của quân sĩ Quân Lực VNCH. Một quân đội mà trước đó đă bị hoang mang giao động bởi những đ̣n cân năo của cả bạn lẫn thù. Hậu quả tất nhiên là quân sĩ sẽ không c̣n muốn chiến đấu mà chỉ muốn tháo chậy sao cho an ṭan bản thân và gia đ́nh, để có cơ may tồn tại trong một giải pháp chính trị tương lai đă được định đọat. Hầu như binh lính VNCH đều có tâm trạng không muốn là người phải hy sinh vào giờ thứ hai mươi lăm của cuộc chiến.


    http://saigonecho.com/main/lichsuvn/...h-b-cng-t.html

  2. #42
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Bổ Túc Những Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng Của KQVNCH Trên Không Phận Sài G̣n

    Quote Originally Posted by alamit View Post

    QLVNCH: Những trận đánh cuối cùng.
    Những Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng Của Không Quân VNCH Trên Không Phận Sàig̣n



    Quân sử Không Quân VNCH ghi: (trang 198)





    Tác giả Robert Mikesh trong Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force (trang 146) viết:

    Các phi vụ Phi Long và Phượng Hoàng:

    Phi Long và Phượng Hoàng là danh hiệu của các phi vụ do Skyraiders thực hiện. Phi đoàn 518 đă từ Biên Ḥa di tản về Sài g̣n từ 28 tháng 4..

    - Phi Long 51:

    Đ/u Phúc kể lại:

    'Tinh Long 6 hướng dẫn mục tiêu cho biết vị trí pháo 122 l của CQ tập trung tại Phú Lâm, cách TSN khoảng 7-8 miles.. và cách đài radar Phú Lâm chừng 600 m về phía Tây-Nam...

    tuyến, được biết một AC-119 khác là Tinh Long 7 đă lên vùng để thay thế cho Tinh Long 6.. Ngoài ra cũng qua tần số của đài Kiểm báo Paris, tôi nghe Th/tá Hồ ngọc Ẩn, PĐ 514/ Biệt đội Cần Thơ thông báo cùng Tinh Long 7 là phi tuần Phượng Hoàng 11 gồm 2 A-1 cât cánh từ Cần Thơ đang trên đường bay vào không phận Sài g̣n để góp sức chống pháo kích.. Chiếc A-1 thư nh́ do Đ/u Nguyển Tiến Thụy điều khiển (tuy nhiên theo Đ/u Thụy th́ chiếc bay số 1 lead là do Thiếu tá Đinh văn Sơn)...



    Ngay lúc đó, tôi liên lạc được với Th/t Phùng, ông cho biết đă cất cánh sau tôi và bay cùng nhưng chỉ nghe được các trao đổi vô tuyến..mà không..nói được.Chúng tôi cùng về đáp tại TSN, v́ vô tuyến của Th/t Phùng bất thường nên tôi nhường Anh đáp trước, nhưng trước khi chạm bánh, anh đă đột nhiên tống ga bay lên lại và bảo tôi đáp trước rồi chờ anh.Tôi đáp xuông phi đạo lúc 6.55 phút..Khoảng 5-7 phút sau, tôi c̣n đứng ngoài phi đạo và theo dơi chiếc Tinh Long 7 đang bắn phá dọc ṿng đai phia Bắc..th́nh ĺnh đuôi phải phi cơ bị gẫy, kế đó cánh phải đứt ĺa, phi cơ cắm đầu quay như con vụ và rơi xuông..

    Chờ thêm không thấy Th/t Phùng về đáp, tôi thầm nghĩ anh đă bay về Cần Thơ?



    (Ngày 2 tháng 12 năm 2008, qua những cố gắng của đồng đội và sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm, hài cốt của Th/tá Phùng đă được t́m thấy, và được cải táng đưa về với gia đ́nh - Lư Tưởng số 1-2009)

    Về Phi vụ Phượng Hoàng 11: Phi công a1driver514 viết:'Sáng ngày 29 tháng 4, 1975 Tinh Long 7 đă làm việc với nhiều phi tuần A-1 trên không phận ṿng đai Sài g̣n-Tân sơn Nhất, nhưng phi tuần A-1 đang làm việc với Tinh Long 7 khi chiếc AC-119 K này bi. SA-7 bắn rơi ở hướng cuối phi đạo 07 của phi trường TSN vào sang hôm đó thuộc phi đoàn 514/Biệt đội Cần Thợ Phi tuần A-1 này cất cánh từ Cần Thơ (B́nh Thủy), số 1 là Thiếu tá Đinh văn Sơn, và tôi bay số 2. Khi đến vùng th́ Tinh Long đang bay ở cao độ cao hơn phi tuần của chúng tôi, để hướng dẫn mục tiêu oanh kich v́ lúc đó không có FAC, phi tuần của chúng tôi vừa đánh được pass bomb thứ nhất, chuẩn bị cho pass kế tiếp th́ chiếc AC-119 K bị trúng SA-7..' (Có lẽ Đ/úy đă lầm khi gọi phi vụ này là Phượng Hoàng 61?).


    Trần Lư (tháng 5-2012)
    Kính thưa quư vị,
    Thật vô cùng vất vả cho các nhà viết sử về 30 tháng 4 năm 1975. Họ chỉ dựa vào những hồi kư hay những tin đồn v́ không có đũ tài liệu xác thực.
    Về những hồi kư, tuỳ theo mức độ trung thực của người viết, nhà họ ở gần kho bom Thành Tuy Hạ, Long B́nh hay G̣ Vấp ?(nổ)
    Ngay cả phóng viên, sử gia người Pháp danh tiếng Olvier Todd viết về phi vụ của chúng tôi trong quyển “ Tháng Tư Nghiệt Ngă- Sài G̣n Thất Thủ” do Đại tá Dương Hiếu Nghĩa dịch ra tiếng Việt như sau:
    Trich:
    “Ngày 29 tháng 4 1975.
    Một phi công của chiếc AC.119 đặc biệt bướng bỉnh v́ không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên đánh vào các vị trí cộng sản mà anh thấy rơ chung quanh Sài G̣n, trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa, và đến 6 giờ 46 th́ anh bị một hỏa tiễn SA.7 bắn rơi.
    . . . . . . . .
    Tướng Nguyễn cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta lên, bay chung quanh Sài G̣n, ông thấy một pháo đội Bắc Việt đang tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được với một đội Skyriders đang bay từ Cần Thơ về :

    - "Đây Nguyễn cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.

    - Nhận rơ, nhưng tôi chỉ c̣n có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời.

    Đúng là giờ đă điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể !


    http://quanvan.net/index.php?view=st...782&chapter=24

    Ông Mường Giang tin vào ông Olivier Todd ? Thêm mắm muối để nhục mạ KQVNCH ? Tệ hại nhất là đại văn hào Phan Nhật Nam xử dụng danh từ của Vẹm để ám chỉ tôi và mạ lỵ KQVNCH như sau:
    Trích:

    "…Sáng 29 tháng 4, Thiếu Tướng Không Quân Ky dùng trực thăng cá nhân bay lên trời Sàig̣n, nhận ra pháo cộng sản đang bắn dồn dập từng phút một. Qua tầng số máy liên lạc, y bắt được tín hiệu của một phi đội khu trục Skyraider A1 từ Cần Thơ:
    - Đây Nguyễn Cao Kỳ. Phải phá mấy ổ pháo dưới kia.
    - Nhận rơ, nhưng chúng tôi chỉ c̣n mỗi quả bom. Viên phi đội trưởng (khinh mạng) trả lời.
    Giờ hỗn quân, hỗn quan bắt đâu”


    http://phanchautrinhdan%E1%BA%A1ngc%.../Kyniem304.htm

    Kính thưa quư vị,
    Tôi cố gắng trả lời những đoạn mâu thuẩn trong bài viết Những Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng của KQVNCH …do T/V Alamit post.

    Tôi thật vô dụng không có khả năng post 1 đoạn video của phóng viên NNBC Don Harris, có vị nào giúp tôi post lên VL? để mọi người thấy rỏ cảnh chiếc Tinh Long 07 đang bay một ḿnh (hay có phi tuần nào đang thả bom ?) trên bầu trời TSN, bị bắn và rơi xuống đất ra sao. Đây là bằng chứng hùng hồn nhất ! Không cần tranh cải.
    (Xin email cho tôi: tranvphuc01@yahoo.co m để tôi gởi video clip và post lên VL)

    Thưa quư vị,
    PĐ 518 và phần c̣n lại của PĐ 514 (1 Biệt Đội biệt phái Cần Thơ từ ngày 19/4/75 để thay BĐ 518) đă di tản về TSN ngày 21/4/75 v́ kho bom ở Biên bị pháo trúng đêm 19 rạng 20/4/75. Tại sao phải di tản? v́ ở BH hết bom đạn. Chiều ngày 19/4/75 thừa lịnh Chuẩn Tướng SĐT SĐ III KQ chúng tôi mang 4 chiếc A1 về TSN, đêm đó không có chổ ở, chúng tôi phải giăng mùng ngủ dưới cánh máy bay. Đến khoảng 01 giờ khuya phi trường Biên Hoà bị pháo kích, T/U Nguyễn văn Chuyên (hiện ở Orange County, Ca) cùng tôi cất cánh khẩn cấp với hy vọng cứu bồ phi trường BH . Sau khi chúng tôi xác định rỏ vị trí đặt pháo 130 ly của Cộng quân, Tướng TLQĐ III không cho chúng tôi thả bom, ra lịnh tôi đi giải toả ngoài biển với lư do cố hũu: toạ độ nầy là nơi quân bạn đang hành quân ? V́ vậy kho bom BH tha hồ lảnh pháo…

    V́ không tin vào đôi mắt hay trí nhớ cùn cạn của ḿnh và muốn xác định thêm lần cuối cùng, tôi liền phone cho Đ/U Nguyễn Tiến Thuỵ, anh quả quyết là anh bay phi vụ Phượng Hoàng 11 cùng Th/tá Hồ Ngoc Ấn. Cũng như tôi, anh Thuỵ hoàn toàn không biết ǵ về phi tuần Phượng Hoàng nào đó của Th/tá Đinh Văn Sơn và a1driver514 (Th/uư TNTV)

    Chả lẻ cặp mắt và cả đôi tai của tôi có vấn đề chăng ? Hai chiếc A-1 đang quây quần và đang thả bom tiếng nổ long trời lở đất mà tôi không thấy không nghe ǵ cả ??? Chả lẻ 2 loại máy bay có thể cùng nhau oanh tạc cùng xạ kích cùng một mục tiêu cùng một lúc như anh a1driver514 đă nói ???

    Tôi xin xác định: Đáp xuống TSN tôi cùng các anh phi đạo A-1 đứng tại Taxiway W#7, cách trại Davis hơn 1 trăm mét về hướng Bắc, cùng nhau theo dơi chiếc TL-07 đang bay một ḿnh và xạ kích dọc theo ṿng rào hướng Bắc tiếp giáp với An Nhơn tiếng gầm thét như ḅ rống. Tôi trấn an các anh là anh Tr/uư Thành muốn biểu diễn súng đại bác Gatling 20 ly với 6 ṇng súng chớ mục tiêu đó chỉ là t́nh nghi . Đừng hốt hoảng.
    Vừa dứt lời, tôi thấy chiếc TL 07 trúng hoả tiễn tầm nhiệt, chiếc đuôi phải rơi xuống, 1 vật màu đen rơi xuống, rồi động cơ phải phát hoả, cánh phải gảy ĺa đồng thời pḥng lái cũng cháy và phi cơ cấm đầu xuống đất, xoáy như con vụ rất nhanh rớt gần khu Hot Cargo của phi trường.
    Vật màu đen rơi xuống là anh Th/sĩ Chín tự Chín Dơi, Gunner may mắn thoát nạn nhờ chiếc dù bọc kịp trước khi anh chạm đất.
    (trong video clip của ông Don Harris ghi từ lúc chiếc TL-07 bị bắn cho tới khi chạm mặt đất chưa đầy mười sáu (16) giây đồng hồ).

    Về Tr/uư Trang Văn Thành, anh và tôi cùng khoá K68 A, cùng khoá 70-08 tại Keesler, Miss. Anh rất hăng say, sốt sắng trong mọi công việc.(Thiếu Sinh quân mà). Theo lời các phi công của PĐ 821 vào khoảng sau 05 giờ sáng 29/4/75 v́ t́nh h́nh khẩn cấp cần 1 phi vụ Extra để thay thế chiếc TL 06 đă cạn hoả lực, anh Thành cùng PHĐ t́nh nguyện cất cánh để bảo vệ Thủ Đô Sài G̣n dù rằng anh vừa bay xong phi vụ TL-01 mà anh đă đáp xuống TSN trước đó mấy tiếng đồng hồ. V́ vậy nhiều người hiểu lầm anh Thành tự trang bị đạn dược cho phi cơ.

    Về Th/tá Trương Phùng, anh là người hùng diệt tăng, chỉ trong 2 tuần lể Biệt Đoàn 518 tăng phái cho mặt trân Quảng Trị vào đầu tháng 4 năm 1972, anh Phùng diệt 15 xe tăng của CSBV. Anh là 1 phi tuần trưởng mẫu mực, gan dạ và b́nh tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Như lúc chúng tôi ra đi bay trong mưa pháo, mặc cho pháo nổ xung quanh, anh vẫn ung dung đùa giỡn:”Ê! Mầy thấy hôm nay vô cùng đặc biệt, huy hoàng hôn ?. Ḿnh đi bay với 1 dàn chào vĩ đại, bằng hàng loạt phát súng đại bác chào mừng?” Hay lúc chạy ngang qua 2 anh Quân Cảnh đang gác cổng vào băi đậu phi cơ, anh phóng xe như bay cố t́nh bẻ tay lái qua lại như muốn cán họ, miệng anh đùa:” Tao mới vừa trả thù mấy thằng quỷ sứ QC cho mầy, bỏ tật bữa trước tụi nó chọc ghẹo con đào của mầy ở Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc”.

    Khi chúng tôi c̣n ở Phú Lâm và được biết anh Phùng bay lên tiếp tay với tôi. Tôi thật vui mừng nhưng tôi hoàn toàn không ngờ anh Phùng đă quá liều lĩnh bay lên trong t́nh trạng vô tuyến hư như vậy. Làm sao anh biết hướng gió, phi đạo xử dụng … Rủi như trong lúc anh đang cất cánh, gió đổi chiều thành gió đuôi và hơi mạnh một chút th́ sao …Thật nguy hiểm, bỏ mạng như chơi. Có phải v́ anh quá nóng ḷng muốn bảo vệ sinh mạng hàng ngàn người trong TSN???

    Mục tiêu chúng tôi thả bom là những dàn pháo 122 ly, cách đài Radar Phú Lâm năm băy trăm thước về hướng Tây Bắc. Hiện giờ con đường xuyên qua khu đó mang tên Đường Tên Lửa (đường về Miền Tây – Kinh Dương Vương qua khỏi Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam - An Lạc, gặp ngă ba bên tay phải là đường Tên Lửa)

    Đúng là định mệnh quá oan nghiệt, nếu như vô tuyến của anh vẫn c̣n hư như lúc trước có lẻ anh cùng tôi đă đáp an toàn xuống TSN.
    Thưa anh Phùng, nguyện vọng của anh là bảo vệ mọi người trong TSN và anh đă hoàn thành như ư anh mong muốn. Chắc anh đă ngậm cười nơi chin suối. Tổ Quốc ghi ơn anh. Quân sử VNCH ghi tên anh Th/tá Trương Phùng danh hiệu Phi Long 52. Tôi luôn luôn nhớ đến anh và nguyện anh linh của anh tiêu diêu nơi miền cực lạc.
    Philong51.
    Last edited by philong51; 25-02-2013 at 04:15 PM.

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    PhiLong51
    Phải cái Clip nầy không?



    1i


    1/.Đăng kư youtube account
    2/.Upload file from your PC Documents folder (Click "Help" for instruction) from the top Screen of Youtube after you sign
    3/.Activate youtube link to watch video first
    4/.Copy youtube link to VL

    Enjoy
    Last edited by alamit; 26-02-2013 at 10:10 AM.

  4. #44
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Video clip cảnh chiếc Tinh Long 07 bị trúng SA-7

    Phóng viên Don Haris thu h́nh sáng ngày 29/4/74 và mang về Mỹ nhưng không tŕnh chiếu cho đến sau khi ông bị giết hại năm 1978 ở Guayna (Nam Mỹ) đài truyền h́nh NNBC đă t́m ra đoạn video cũ nầy và tŕnh chiếu nhân dịp 30 tháng 4 năm 2007.
    Nhờ video clip nầy chúng tôi (Cựu KQ Nguyễn Toại Chí và tôi) xác định được vị trí chiếc phi cơ lâm nạn khá chính xác, bằng cách vẽ 1 đường thẳng từ khách sạn Palace xuyên qua 2 trụ thánh giá của Vương Cung Thánh Đường và 1 đường thứ hai, từ điểm tôi và các anh em phi đạo A-1 đứng sáng ngày 29/4/75 là W#7 (Taxiway#7) xuyên qua khu Hot Cargo. Hai đường thẳng cắt nhau đúng là vị trí của phi cơ lâm nạn, nằm hướng Bắc của Đài Kiểm Soát Không Lưu khoảng 1 dặm, nằm trong phi trường không thể nào chiếc phi cơ nầy rớt ở hướng Đông của phi trường TSN như nhiều người đoán ṃ. Sau đó cựu KQ Chí c̣n đến nơi nầy nhiều lẩn để phối kiểm với người dân lăo làng tại địa phương.
    Đúng là địa điểm mà sau nầy ngày 21 tháng 7 năm 2010 cựu KQ Chí khai quật được tám(8) hài cốt của Phi Hành Đoàn Tinh Long 07 (vừa đúng lúc nhân công đang đào xới để làm sân gôn) với sự hiện diện của chị Nguyệt Điểu, em gái Th/uư Phạm Tấn Đức và nhiều cựu KQ khác. Sau cùng tám hài cốt của các vị Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân được an vị tại nghĩa trang An Khánh - Thủ Thiêm, Đ/T 0909253966.
    Xin quư vị để ư trong video clip:
    - Có bất cứ 1 phi cơ nào đang bay trên bầu trời Tân Sơn Nhứt ?
    (KHÔNG có 1 chiếc nào như tôi và hàng vạn người trong ngoài TSN đă theo dơi chiếc Tinh Long 07 đang xạ kích những tràng đại bác 20 ly 6 ṇng)
    - Từ nơi rất xa, 1 hoả tiễn SA-7 bay thẳng lên (là tầng thứ nhất) khói toả khói màu hồng, rồi vài giây sau (là tầng thứ hai), tốc độ nhanh hơn gấp bội, khói toả màu trắng xanh to hơn và nó đổi gốc độ bay song song với mặt đất hay hơi chúi xuống trước khi chạm chiếc Tinh Long 07.
    - Nếu để ư bảng chỉ giờ của đoạn video, quư vị sẻ thấy từ lúc phi cơ bị trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7 cho tới khi chạm đất, lửa khói của chiếc phi cơ cuồn cuộn bốc không quá mười sáu (16) giây đồng hồ.
    Thành thật cám ơn T/V Alamit đă post.
    Philong 51
    Last edited by philong51; 26-02-2013 at 03:38 PM.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) (I) -
    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB





    12 ngày đêm ác chiến với Cộng Sản Bắc Việt
    (8/4/1975 đến 20/4/1975)

    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB
    Bài viết lần thứ hai sau khi bổ túc và Thiếu Tướng “LÊ MINH ĐẢO” đă duyệt ...

    ĐỀ MỤC
    Lời nói đầu
    I. Tiến tŕnh cưởng chiếm miền Nam của CSBV (xem sơ đồ 1)
    11. Mặt trận Quăng Trị (Vùng 1 Chiến Thuật/VNCH)
    12. Mặt trận Cao Nguyên (Vùng 2 Chiến Thuật/VNCH)
    13. Mặt trận biên giới Miên-Việt (Vùng 3 Chiến Thuật/VNCH)
    II. Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh)
    21. Địa danh Xuân Lộc
    22. Chuẩn bị chiến trường
    23. Tổ chức và tương quan lực lượng (xem sơ đồ 2)
    24. Diển tiến 12 ngày đêm ác chiến với CSBV (xem sơ đồ 3)
    25. Giải tỏa thắc mắc về trái Bomb xử dụng
    26. Những dử kiện liên quan đến lệnh rút khỏi Xuân Lộc
    27. Hành quân lui binh
    28. Tổn thất
    III. Phần cuối
    IV. Nhận xét
    41. Tổng quát
    42. Cá Nhân
    V. Cảm tưởng của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo/TL/SĐ18BB kiêm TL/Mặt Trận Xuân Lộc (Long Khánh) để thay cho lời kết của bài viết.

    LỜI NÓI ĐẦU

    Lịch sử Việt Nam đă bị ép buộc phải sang trang ngày 30 tháng 4 năm 1975; ngày mà Cộng sản Bắc Việt đă cưởng chiếm miền Nam, áp đặt chế độ độc tài Đảng trị lên toàn nước Việt Nam!

    “Moshe Dayan” Ngoại Trưởng Do Thái (chiến thuật gia và danh tướng “độc nhản”) khi viếng thăm SÀIG̉N (Thủ đô Việt Nam Cộng Ḥa) trong cuối thập niên 1960, đă nhận định: “Bắc Việt sẽ thua trận một khi họ chiếm SÀIG̉N!” (1)

    Là người Việt tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại, hằng năm đến ngày 30 tháng 4 đen, không một ai trong Cộng Đồng Việt Nam chúng ta mà không đau buồn v́ cảnh nước mất nhà tan, nhân tâm ly tán; đồng bào trong nước đang quần quại dước ách thống trị bạo tàn của bè lũ Cộng Sản cầm quyền và cũng không một ai quên được “biến cố lịch sử” đă in sâu trong kư ức của mổi người. Đó là sự “mất miền Nam thân yêu của chúng ta”.

    Là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, tôi xin ghi lại diển tiến “Mặt trận pḥng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến với Cộng Sản Bắc Việt” để hồi tưởng lại chiến thắng cuối cùng của QLVNCH (nói chung), Sư Đoàn 18 Bộ Binh và các đơn vị tăng phái (nói riêng) gồm: “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, Lực Lượng Địa Phương Quân & Nghĩa Quân/Tiểu Khu Long Khánh, hỏa lực Không yểm chiến thuật của Sư Đoàn 3 Không Quân” là để chứng tỏ rằng QLVNCH đă đánh một trận “tuyệt vời” và “để đời” v́ thế giới bên ngoài đă hiểu một cách sai lệch cho rằng miền Nam/Việt Nam không chịu chiến đấu tự vệ nên đă sụp đổ mau lẹ sau 55 ngày đêm.

    Tôi xin cuối đầu trước anh linh các chiến hữu đă “Vị Quốc Vong Thân”; tôi xin kính chức sức khỏe đặc biệt đến các “cô nhi quả phụ”, anh em “thương phế binh” cũng như thăm hỏi sức khỏe đến tất cả các chiến hữu và gia đ́nh trực thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh và các đơn vị tăng phái kể trên.

    Xin ơn trên phù hộ cho tất cả chúng ta!


    TUYẾN THÉP XUÂN LỘC (LONG KHÁNH)

    I. TIẾN TR̀NH CƯỞNG CHIẾM MIỀN NAM VIỆT NAM CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT (2)

    Sau khi được Nga Sô và Trung Cộng trang bị vũ khí tối tân như: chiến xa T-54+T-55+ PT-76; Đại bác 130 ly + 152 ly; Đại bác pḥng không 23 ly + 57 ly; hỏa tiển chống chiến xa AT3/Sagger và hỏa tiển địa không SA-7/Strela.

    Lợi dụng thời cơ “vừa đánh vừa đàm”, nhầm lúc Huê Kỳ đă rút về nước 80% quân số tham chiến tại Nam Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) bất chấp dư luận Quốc tế, cố t́nh vi phạm hiệp định GENÈVE và những điều khoản đă thỏa thuận tại Paris nên vào tháng 3/1972, CSBV tập trung toàn lực gồm 12 trong số 13 Sư Đoàn (SĐ) chính quy có chiến xa và pháo binh yểm trợ, đặt kế hoạch tổng tấn công miền Nam/Việt Nam chia ra làm 3 mặt trận chính như sau:

    11. Mặt trận Quảng Trị (V1CT/VNCH): sẽ do 2 SĐ 304+308 và 4 Trung Đoàn (TRĐ) 31+246+270+126 Biệt Lập/Đặc Công thuộc mặt trận B5 với sự yểm trợ của 2 TRĐ 203+204 Xe tăng cùng với 3 TRĐ Pháo 38+68+84. Các đơn vị này vượt tuyến Bến Hải, xâm nhập vùng phi quân sự theo Quốc Lộ 1 (QL1) đánh thẳng vào tỉnh địa đầu Quảng Trị. Cùng lúc đó, SĐ324 cùng với 2 TRĐ/BL 5+6 sẽ từ thung lũng A Shau (phiá Tây) tiến về thành phố Huế đe dọa Đà Nẳng.

    - Trận Quảng Trị (30/3/1972-16/9/1972)

    12. Mặt trận Cao Nguyên (V2CT/VNCH): sẽ do 3 SĐ 2+320+F10 được yểm trợ bởi 1 TRĐ Xe tăng và 1 TRĐ Pháo, đánh chiếm Pleiku và Kontum. Để yểm trợ cho mặt trận này, SĐ3/CSBV sẽ đánh phá vùng B́nh Định phía ven biển để cầm chân QLVNCH tại đây. SĐ711/CSBV cũng được lệnh tạo áp lực và cầm chân QLVNCH tại Đà Nẳng.

    - Trận Ban Mê Thuột (1/3/1975-17/3/1975)

    13. Mặt trận biên giới Miên-Việt (V3CT/VNCH): được giao phó cho 4 SĐ 5+7+9+B́nh Long, các TRĐ chủ lực Miền cùng với 1 TRĐ xe tăng và 1 TRĐ Pháo tiến chiếm quận Lộc Ninh đồng thời tấn công An Lộc (tỉnh B́nh Long). Nếu chiếm được An Lộc, các lực lượng CSBV có thể theo QL13 tiến về SÀIG̉N; cùng lúc đó, SĐ1/CSBV sẽ tạo áp lực tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long để ngăn chận các lực lượng tiếp viện thuộc QĐIV/VNCH.

    - Trận An Lộc (13/04/1972 - 12/06/1972)
    - Trận Phước Long (13/12/1974 - 06/01/1975)
    - Trận Phan Rang (07/04/1975 - 20/04/1975)

    Chiến tích lịch sử trên của CSBV đă được thu gọn trong bài nói chuyện của ông “Lê Đức Thọ” thuộc BCT/TU/ĐCSBV đăng trong tập san “Lịch sử quân sự số 3 năm 1988” với nội dung như sau (sao y nguyên văn) (3): “Đánh xong Buôn Ma Thuột, buộc địch rút khỏi Tây nguyên làm rung động cả chiến trường miền Nam; ta c̣n phải mở chiến dịch Huế + Đà Nẳng và cuối cùng mới h́nh thành chiến dịch Hồ Chí Minh (CD/HCM), giải phóng SÀIG̉N.” Để chỉ huy chiến dịch cuối cùng nầy, BTL/CD được thành lập, kết hợp với BTL/Miền cùng với các QĐ, phối hợp với các lực lượng chủ lực và địa phương miền Nam đánh chiếm SÀIG̉N. BTL/Miền chỉ huy các tỉnh, phối hợp với CD/HCM, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Về Đảng, BCT chỉ định 3 đồng chí ủy viên thay mặt, chịu trách nhiệm tập thể, trực tiếp lảnh đạo chiến dịch lịch sử nầy. Chúng ta đều biết, CD nầy phải có thời gian để tổ chức lực lượng, phải h́nh thành những cánh quân lớn, gần 5 Quân Đoàn từ 6 hướng cùng đánh vào SÀIG̉N.

    - Một cánh quân (QĐ2 với chủ lực của K5 + K6), sau khi đánh Huế, giải phóng Quảng Nam + Đà Nẳng, đánh dọc theo miền Trung, phá vở pḥng tuyến Phan Rang, đánh vào Đông/Long Thành và căn cứ Nước Trong*.
    - Một cánh quân (QĐ3) từ Tây Ninh đánh vào Đồng Dù*.
    - Một cánh quân (QĐ1) đánh vào Thủ Dầu Một.
    - Một cánh quân (QĐ4) giải phóng Xuân Lộc đánh vào Biên Ḥa.
    - Một cánh quân nữa gồm 3 Sư đoàn phía Nam/SÀIG̉N từ Long An + Cần Đước + Cần Giuộc và đường số 4 đánh lên. Cùng lúc ấy, ở nội thành những đơn vị “Đặc công + Biệt động” chiếm giữ các cầu lớn, bảo đảm đường tiến quân của các QĐ chủ lực tiến vào trung tâm thành phố đuợc thuận lợi đồng thời các đơn vị trên tiếp tục đánh phá một số mục tiêu trong thành phố, làm cho địch càng thêm rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lực tiến vào đánh chiếm các cơ quan đầu nảo về quân sự, chính trị của Ngụy quân, Ngụy quyền ở nội thành. Trong t́nh thế địch đă suy sụp nên ta không gặp khó khăn, cản trở ǵ. Trong khi chủ lực tiến vào nội thành và quân địch bị tan ră th́ các tổ chức Đảng và quần chúng, chiếm giữ các quận lỵ và một số cơ sở của địch mà không gặp sự xung đột, phản kháng nào của Ngụy quân và Ngụy quyền. (xem sơ đồ 1)

    * Căn cứ Nước Trong - Địa danh Trường Bộ Binh/Thủ Đức và Trường Thiết Giáp
    * Đồng Dù - Địa danh căn cứ SĐ25BB/VNCH tại Củ Chi

    Mặc dầu bị tổn thất nặng khi phải thật sự chạm súng với QLVNCH nhưng CSBV vẫn tiếp tục xua quân quyết cưởng chiếm cho được trọn vẹn miền Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh (CD/HCM); thành phần nhân sự của tổ chức trên như sau:

    Tư lệnh - Đại tướng Văn Tiến Dũng
    Chính ủy - Đồng chí Phạm Hùng
    Phó Tư lệnh - Thượng tướng Trần Văn Trà
    - Trung tướng Lê Đức Anh
    - Trung tướng Lê Trọng Tấn
    Tư lệnh phó - Trung tướng Đinh Đắc Thiện
    - Thiếu tướng Bùi Phùng (phụ trách Tiếp vận)
    Phó Chính ủy - Trung tướng Lê Quang Ḥa
    Tham mưu trưởng - Thiếu tướng Lê Ngọc Hiếu

    BTL/CD đă bàn thảo kế hoạch đánh chiếm SÀIG̉N với 5 mục tiêu ưu tiên như sau:

    1)- Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH
    2)- Dinh Độc Lập
    3)- Bộ Tư Lệnh/Biệt Khu Thủ Đô
    4)- Bộ Tư Lệnh/Cảnh Sát Quốc Gia
    5)- Phi trường Tân Sơn Nhứt

    II. TUYẾN THÉP XUÂN LỘC

    Với thành phần lực lượng tham chiến gồm 5 QĐ, CSBV đă tràn vào từ miền Bắc, đánh chiếm Buôn Ma Thuột cũng như tiếp thu các căn cứ mà QLVNCH đă rút bỏ tại QK1 + QK2 + Huế + Đà Nẳng, v.v… Tuy nhiên trên đường tiến quân, CSBV đă nhận lấy tổn thất nặng nề khi phải thật sự “mặt đối mặt” với QLVNCH tại Xuân Lộc (Long Khánh) của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái với 12 ngày đêm ác chiến.

    21) Địa danh Xuân Lộc

    “Xuân Lộc” tỉnh lỵ Long Khánh, nằm trên QL1, hướng Đông Bắc Sàig̣n khoảng 80 cây số, được thành lập năm 1957 thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, có diện tích khoảng 3457 cây số vuông; phần lớn địa thế gồm đất đỏ, núi thấp, rừng thưa, nhiều vườn cây ăn trái và đồn điền cao su.
    “Xuân Lộc” căn cứ của toàn bộ SĐ18BB bao gồm: Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh và các đơn vị Kỷ Thuật thuộc mọi Binh chủng của QLVNCH.
    “Xuân Lộc” c̣n là vị trí chiến lược quan trọng v́ là ngă ba của 2 QL1 + 20 đồng thời là cửa ngỏ xâm nhập SÀIG̉N (thủ đô miền Nam Việt Nam), xuất phát từ Cao Nguyên (QL20) và miền Trung (QL1) do đó Xuân Lộc được coi như ṿng đai bảo vệ phi trường Biên Ḥa và thủ đô SÀIG̉N.
    “Xuân Lộc” về mặt chiến thuật, nằm trên đường giao liên giữa 2 Chiến khu C + D của Việt Cộng với các mật khu: Mây Tào + Cù Mi + Xuyên Mộc + Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy đồng thời là con đường huyết mạch bằng đường biển dùng để tiếp tế, bổ sung quân số xuất phát từ miền Bắc cho miền Nam/CSBV.

    22) Chuẩn bị chiến trường tại Xuân Lộc (Long Khánh)

    Nhờ vào tin tức t́nh báo, cung từ của tù binh CSBV cũng như giải đoán không ảnh của “Biệt Đội Quân Báo”; đặc biệt “Biệt Đội Kỷ Thuật” (BĐKT) gồm 5 quân nhân của BTTM/P7 do Trung úy Phát chỉ huy, tăng phái cho Sư đoàn với nhiệm vụ “nghe và ḍ đài địch”; thành quả đạt được của BĐKT trên hết sức xuất sắc, góp phần không nhỏ vào chiến thắng cuối cùng của QLVNCH (nói chung), SĐ18BB và các đơn vị tăng phái (nói riêng) trước khi giă từ chiến trường. Khai thác các mật điện từ đơn vị CSBV đánh đi mà toán BĐKT đă nhận được và giải mă, nên Sư đoàn đă nắm rất vững t́nh h́nh địch, đơn vị địch, v.v… rồi từ đó Sư đoàn chuẩn bị thật tỉ mỉ chiến trường để chờ đón địch vào đánh mà không sợ bị bở ngở. Thời gian chuẩn bị chiến trường của Sư đoàn là thời gian rất sôi động tại Cao Nguyên và miền Trung.

    “Sư đoàn tổ chức cho đơn vị học tập thường xuyên đề cũng cố tinh thần binh sĩ; huấn luyện tại chổ kỷ thuật chống chiến xa cũng như cách sử dụng vũ khí chống chiến xa (M72).”

    “Sư đoàn chỉ thị các đơn vị trưởng, các sĩ quan trực thuộc đơn vị, thường xuyên sinh hoạt với binh sĩ v́ vậy tinh thần đơn vị lên rất cao; binh sĩ luôn tin tưởng các cấp chỉ huy thường xuyên sống chết với ḿnh tại chiến trận.”

    “Sư đoàn chỉ thị các đơn vị, tổ chức vị trí chiến đấu ngoài ŕa thị xă với những công sự pḥng thủ chắc chắn để pháo của địch không gây nhiều tổn thất.”

    “Sư đoàn chỉ thị TRĐ 43 tái chiếm và cố thủ những điểm cao chung quanh thị xă làm đài quan sát v́ kinh nghiệm chiến trường cho biết, đơn vị trinh sát VC thường chiếm các điểm cao để điều chỉnh pháo, quan sát t́nh h́nh, mổi khi chúng tấn công vào thành phố.”
    Last edited by alamit; 27-02-2013 at 05:04 AM.

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) (II) -
    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB



    “Sư đoàn tổ chức lực lượng trừ bị gồm bộ binh và thiết giáp, có lưu động tính cao, phản ứng nhanh, hỏa lực mạnh, v.v… để sẳn sàng can thiệp, hổ trợ đơn vị bạn hoặc tiêu diệt địch (nếu cần).”

    “Sư đoàn cũng đă tiên liệu các hỏa tập Pháo binh, kế hoạch yểm trợ hỏa lực cũng như kế hoạch không yểm chiến thuật, vùng oanh kích tự do, v.v… Số lớn Pháo được phối trí ngoài thị xă Xuân Lộc, trên các điểm cao như Núi Thị, hướng Nam/Xuân Lộc, v.v… (kể cả 2 khẩu “đại pháo tự hành 175 ly” đặt trên xe bánh xích của QĐIII tăng phái) để địch không t́m ra vị trí chính xác. Các khẩu Pháo nầy có nhiệm vụ tác xạ ngược lại vào thị xă, trường hợp CSBV xâm nhập sâu vào ṿng đai pḥng thủ. Tại BCH/TK/LK và TRĐ 43, Sư đoàn đă phối trí tại mổi vị trí vỏn vẹn 2 khẩu pháo để yểm trợ đơn vị bạn hoạt động ngoài ṿng đai pḥng thủ.

    “Sư đoàn chỉ thị Tiểu Đoàn 18 Quân Y và bệnh xá Sư đoàn cùng với thân nhân và gia đ́nh binh sĩ trực thuộc Sư đoàn di chuyển từ Xuân Lộc về Long B́nh (Biên Ḥa) hậu cứ của Sư đoàn để chiến sĩ SĐ18BB không bị vướng chân, tránh thiệt hại cho gia đ́nh và an toàn cho thương bệnh binh nằm điều trị.”

    23) Tổ chức và tương quan lực lượng (xem sơ đồ 2)

    231) Nhiệm vụ

    SĐ18BB và các đơn vị tăng phái với nhiệm vụ kể sau:
    • Pḥng thủ tỉnh lỵ Xuân Lộc (Long Khánh)
    • Chận đứng sự xâm nhập của CSBV xuất phát từ Cao Nguyên (QL20) và miền Trung (QL1) tiến vào thủ đô SÀIG̉N.
    • Bảo vệ an ninh:
    - QL1 từ Xuân Lộc đến Gia Ray
    - QL20 từ ngă ba Dầu Giây đến Kiệm Tân

    232) Tổ chức

    Để thi hành nhiệm vụ trên, SĐ18BB phối trí các đơn vị trực thuộc như sau:

    a) Bạn-QLVNCH
    - BTL/HQ/SĐ18BB do Chuẩn Tướng “Lê Minh Đảo” chỉ huy

    - BTM/HQ/SĐ do Đại Tá “Hứa Yến Lến” TMT/HQ/SĐ chỉ huy

    - LLĐN 43 do Đại Tá “Lê Xuân Hiếu” chỉ huy gồm:
    - TRĐ 43 (trừ TĐ2/43)* + TĐ2/52
    - THĐ5KB + TĐ82BĐQ* + LL/ĐPQ+NQ/TK/Long Khánh
    Nhiệm vụ: Pḥng thủ thị xă Xuân Lộc (Long Khánh)

    * TĐ2/43 – Tăng phái Tỉnh và TK/Long Khánh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quận và Chi Khu/Định Quán nằm trên Quốc lộ 20 về hướng Đông Bắc/Xuân Lộc (Long Khánh), v́ vậy, TĐ2/43 không c̣n trực thuộc hệ thống chỉ huy của TRĐ43.

    *TĐ82BĐQ do Thiếu tá “Vương Mộng Long” chỉ huy vừa di chuyển từ trại Ben Het (QK2) về tạm trú đêm hôm trước tại Xuân Lộc để chờ phương tiện chuyên chở tiếp về hậu cứ nhưng qua ngày hôm sau t́nh h́nh Xuân Lộc sôi động nên BTTM/QLVNCH tăng phái đơn vị trên cho SĐ18BB để tăng cường cho TRĐ 43 pḥng thủ thị xă Xuân Lộc (Long Khánh).

    - LLĐN 48 do Trung tá “Trần Minh Công” chỉ huy gồm toàn bộ TRĐ48 với thành phần yểm trợ cơ hữu.
    Nhiệm vụ: hoạt động bảo vệ an ninh QL1 từ Xuân Lộc đến Gia Ray. Ngày 12/4/1975, LLĐN 48 bàn giao nhiệm vụ cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (LĐ1ND) và sau đó di chuyển về bố trí dọc LTL2 từ ngă ba Tân Phong (Chi Khu Xuân Lộc) đến căn cứ Long Giao (hậu cứ TRĐ), trở thành trừ bị cho Sư đoàn.

    - LLĐN 52 do Đại tá “Ngô Kỳ Dũng” chỉ huy gồm toàn bộ TRĐ52 (trừ TĐ2/52) với thành phần yểm trợ cơ hữu.
    Nhiệm vụ: hoạt động bảo vệ an ninh QL20 từ ngả ba Dầu Giây đến Kiệm Tân.

    Lực lượng tăng phái của QLVNCH:

    - LĐ1ND do Trung tá “Nguyễn Văn Đỉnh” chỉ huy, được trực thăng vận đến vùng hành quân ngày 12/4/1975 để thay thế LLĐN48, gồm:
    • TĐ1 + 8 + 9ND + ĐĐTS/ND
    • TĐ3PB/ND + ĐĐ3CB/ND + ĐĐ1QY/ND
    .
    Nhiệm vụ: hoạt động bảo vệ an ninh QL1 từ Xuân Lộc đến Gia Ray.

    - TĐ82BĐQ – Tăng phái cho SĐ18BB theo lệnh BTTM/QLVNCH kể từ ngày 7/4/1975 để tăng cường cho LLĐN43 pḥng thủ thị xă Xuân Lộc (20). Nhiệm vụ: Pḥng thủ sân bay L-19 và ṭa Hành Chánh tỉnh Long Khánh, nơi đặt BCH/HQ/TKLK (vùng Đông Nam thị xă XL) do Đại tá Phạm Văn Phúc /Tỉnh Trưởng kiêm TKT/TK/LK chỉ huy.

    - 2 khẩu đại bác tự hành 175 ly đặt trên xe bánh xích với tầm tác xạ trên 30 cây số của PB/QĐIII/VNCH. Tất cả lực lượng tham chiến trên được hỏa lực Pháo binh cơ hữu yểm trợ trực tiếp và tổng quát. Ngoài ra hỏa lực của 2 khẩu đại bác tự hành 175 ly đặt trên xe bánh xích của QĐIII tăng phái sẽ yểm trợ tăng cường các cánh quân ưu tiên theo nhu cầu chiến trường.

    - SĐ3KQ/Biên Ḥa không yểm chiến thuật theo yêu cầu của Tư lệnh mặt trận qua các CHT/LLĐN và LĐ1ND.

    b) Địch-CSBV

    Lực lượng CSBV tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh)

    - Quân Đoàn 4/CSBV (QĐ4) với 3 SĐBB cơ hửu: SĐ 6 + 7 + 341 + đơn vị xe tăng + xe bọc thép + đơn vị Pháo yểm trợ tầm xa đủ loại. Đơn vị Pháo pḥng không gắn trên xe kéo, v.v…

    • Sư Đoàn 6/CSBV (SĐ6) với quân số khoảng 2300 người gồm 3 TRĐ.33+274+612.
    • Sư Đoàn 7/CSBV (SĐ7) với quân số khoảng 4100 người gồm 3 TRĐ.141+165+209.
    • Sư Đoàn 341/CSBV (SĐ341) là Sư đoàn mới thành lập 1 năm sau ngày Hiệp định Balê được kư kết.

    Lực lượng tăng cường của CSBV:

    - Sư Đoàn 325/CSBV (SĐ325) với quân số khoảng 5000 người gồm 3 TRĐ.18+95+101.

    - Liên Đoàn 75 Pháo yểm trợ tầm xa đủ loại + đơn vị Pháo pḥng không gắn trên xe kéo, v.v…

    233) Tương quan lực lượng
    - Bạn QLVNCH 1
    - Địch CSBV 5

    24) Diển tiến 12 ngày đêm ác chiến (xem sơ đồ 3)

    Để chuẩn bị trận đánh Xuân Lộc (Long Khánh) BTL/CD/HCM đă xử dụng QĐ4/CSBV và các đơn vị của QK7/CSBV; thành phần như sau:

    - Tư lệnh QĐ4/CSBV Thiếu tướng “Hoàng Cầm”
    - Chính ủy Thiếu tướng “Hoàng Thế Thiện”

    Giữa tháng 3/1975, CSBV đă đánh chiếm quận Định Quán (tỉnh Long Khánh) nằm hướng Đông Bắc, cắt đứt QL20 nối liền SÀIG̉N với các tỉnh Cao Nguyên; sau đó không lâu, CSBV chiếm quận B́nh Khánh, cắt đứt QL1 ra B́nh Tuy và vùng Duyên Hải.

    Giữa tháng 3/1975, trong một cuộc chạm súng với lực lượng của SĐ341/CSBV tại xă Kiệm Tân trên QL20, LLĐN 52 đă bắt được một số tù binh c̣n rất trẻ, không có kinh nghiệm chiến trường, tuổi từ 18 đến 20 nhưng được trang bị vũ khí mới với đầy đủ cấp số hỏa lực c̣n nguyên vẹn (mặc dầu đă tham chiến); khai thác cung từ cho thấy các tù binh nầy thuộc những đơn vị mới thành lập được đưa thẳng từ miền Bắc vào. Với những tin tức trên, tinh thần SĐ18BB lên rất cao và cũng cố thêm niềm tin để chờ đợi địch vào đánh như đă dự trù sẳn chiến trường từ trước mà không bị bở ngỡ.

    Đầu tháng 4/1975, lực lượng QĐ4/CSBV tuần tự đánh chiếm các điểm trọng yếu thuộc tỉnh Long Khánh và vào thượng tuần tháng 4/1975, thị xă Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh) trở thành khu vực pḥng ngự trọng yếu của QĐIII+V3CT/QLVNCH để bảo vệ SÀIG̉N từ hướng ĐB đồng thời là tuyến ngăn chận CSBV từ miền Trung (QL1) và miền Cao Nguyên (QL20) tiến chiếm SÀIG̉N.

    Kế hoạch đánh chiếm Xuân Lộc (Long Khánh) với chiến thuật “tiền Pháo hậu Xung”, (như đă áp dụng các trận cưỡng chiếm miền Nam), sau đó CSBV sẽ đồng loạt và ồ ạt tiến quân như sau:

    - SĐ6/CSBV
    – 1 TRĐ đánh chiếm ấp Trần Hưng Đạo, đèo Mẹ Bồng Con trên QL1 giữa Núi Thị và ngă ba Dầu Giây.
    – 1 TRĐ đánh vào ngă ba Dầu Giây ngăn chận viện binh VNCH từ Trảng Bôm đánh lên.
    – 1 TRĐ trừ bị.

    - SĐ7/CSBV
    – 1 TRĐ tấn công thị xă Xuân Lộc từ hướng Đông Bắc.
    – 1 TRĐ cắt đứt QL1 từ ấp Suối Cát đến ngă ba Tân Phong.
    – 1 TRĐ trừ bị.

    - SĐ341/CSBV
    – 1 TRĐ tấn công thị xă Xuân Lộc từ hướng Tây Bắc.
    – 1 TRĐ cắt đứt QL20 từ Kiệm Tân đến ngă ba Dầu Giây.
    – 1 TRĐ trừ bị.

    (Diển tiến)
    Sáng sớm ngày 8/4/1975, CSBV bắt đầu pháo kích dử dội vào tỉnh lỵ, để 2 mủi tấn công vào thị xă Xuân Lộc có thành phần “đặc công” tháp tùng và xe tăng yểm trợ, theo hướng làng “Phế Binh/QLVNCH” và “ngă ba cua Heo.” Nhà thờ và chợ Xuân Lộc bị trúng đạn pháo khiến nhiều tín đồ xem lễ sớm cũng như dân chúng đi họp chợ sớm bị thiệt mạng.

    ĐĐTS43/VNCH trách nhiệm pḥng thủ mặt “ngă ba cua Heo” đă đẩy lui ngay mủi tấn công nầy. Một vài nơi khác trên tuyến pḥng thủ đă bị CSBV chọc thủng nhưng LLĐN43 đă kịp thời phản công và chiếm lại ngay. Đến chiều cùng ngày th́ LLĐN43 đă làm chủ hoàn toàn trận địa; hằng trăm xác CSBV bỏ lại chiến trận với nhiều xe tăng và xe bọc thép bị đốt cháy tại chổ. (5)

    Chiến thuật “tiền Pháo hậu Xung” CSBV đă cho thi hành liên tiếp 2 ngày liền (8+9/4/1975) với 6000 quả đạn Pháo đủ loại nhưng kết quả không chiếm được thị xă Xuân Lộc mà c̣n bị tổn thất nặng nề về sinh mạng và xe tăng bỏ lại tại chổ trước tinh thần chiến đấu anh dũng của quân nhân các cấp trực thuộc SĐ18BB và các đơn vị tăng phái. (16)

    Ngoài 2 ngày ác chiến trên, lực lượng QĐ4/CSBV đă liên tục tung ra những đợt tấn công khác vào những ngày kế tiếp với sự phối hợp nhịp nhàng BB/TG dưới hỏa lực yểm trợ Pháo binh đủ loại (1000) quả, quyết chiếm cho được thị xă Xuân Lộc để làm bàn đạp tiến thẳng vào SÀIG̉N bằng QL1, nhưng không mang lại kết quả mong muốn mà trái lại càng bị tổn thất chồng chất về sinh mạng và xe tăng.

    Ngày 11/4/1975, CSBV tấn công trại Huỳnh văn Điền (hậu cứ TRĐ52) đồn trú trong thị xă Xuân Lộc; lực lượng pḥng thủ đă đẩy lui địch và gây tổn thất của địch như sau: 50 xác cùng với 32 vũ khí đủ loại bị tịch thu + 2 xe tăng T-54 bị bắn cháy.

    Đêm 11/4/1975, TĐ2/52 tăng phái cho LLĐN 43 do Đại úy Huỳnh Văn Út chỉ huy đă phục kích gần Suối Tre tiêu diệt 1 đoàn xe vừa chở quân, vừa chở đồ tiếp tế; hơn 100 xác CSBV bỏ lại chiến trường; nhiều vũ khí kể cả đại liên pḥng không gắn trên xe bị tịch thu. Cũng trong đêm, 1 toán quân đặc nhiệm CSBV lọt ổ phục kích của LLĐN 43; kết quả địch để lại 17 xác trong đó có 4 sĩ quan cao cấp có nhiệm vụ quan sát, điều nghiên t́nh h́nh, nghiên cứu địa thế trận chiến.

    Ngày 12/4/1975, LĐ1ND gồm: (6)
    - TĐ 1 + 8 + 9ND + TĐ3PB/ND
    - ĐĐ1TS + ĐĐ3CB + ĐĐ1QY/ND

    được trực thăng vận đến vùng hành quân, tăng phái cho SĐ18BB tại mặt trận pḥng thủ thị xă Xuân Lộc (Long Khánh); nhiệm vụ của LĐ1ND là hoạt động bảo vệ an ninh dọc QL1 từ Xuân Lộc đến Gia Ray, thay thế LLĐN 48. Sau khi bàn giao nhiệm vụ, LLĐN 48 di chuyển về bố trí dọc theo LTL2 từ ngă ba Tân Phong (chi khu Xuân Lộc) đến căn cứ Long Giao (hậu cứ TRĐ); trở thành trừ bị cho SĐ.

    Vùng trách nhiệm của LĐ1ND có 2 Ấp “Bảo Định và Bảo B́nh” đều có lực lượng Dân quân tự vệ, được trang bị đầy đủ vũ khí và đạn dược; tinh thần chống Cộng rất cao v́ hầu hết dân trong Ấp đều là những con chiên ngoan đạo di cư từ Bắc vào. Ấp Bảo Định cách chi khu Xuân Lộc (ngă ba Tân Phong) khoảng 3 cây sồ về hướng Đông và Ấp Bảo B́nh khoảng 4 cây số về hướng Đông Nam. Tinh thần dân chúng trong 2 Ấp rất vững vàng; Quốc kỳ VNCH vẫn bay phất phới ở 2 Ấp, mặc dầu CSBV đóng “chốt” gây trở ngại cho việc liên lạc, tiếp tế từ tỉnh đến 2 Ấp trên.

    Ngày 13/4/1975, kế hoạch hành quân của LĐ1ND như sau:

    - TĐ9ND, trách nhiệm diệt chốt để giao tiếp với 2 Ấp Bảo Định và Bảo B́nh. Kết quả: Địch để lại 13 xác với 1 súng cối 61 ly, 7 vũ khí cá nhân. Quân dân gặp nhau tay bắt mặt mừng.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) (III) -
    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB



    TĐ8ND, hành quân lục soát hướng Bắc QL1; vừa xuất phát khoảng 600 thước th́ toàn bộ TĐ chạm súng mạnh với địch; LĐ1ND quyết định tăng phái 1 ĐĐ/TĐ9ND để đơn vị tiếp tục thu hẹp ṿng vây;...Pháo binh vẫn liên tục tác xạ vào đội h́nh địch. Kết quả: 100 xác CQ thuộc TĐ1/141/CSBV để tại chổ.

    - TĐ1ND trừ bị cho LĐ bố trí phía Tây LTL2 và sau đó được lệnh di chuyển đến ấp Bảo Định thay thế nhiệm vụ TĐ9ND.

    “Biệt Đội Kỷ Thuật” của P7/BTTM tăng phái trực tiếp cho LĐ1ND, đă nhận được và giải mă hầu hết các mật điện của CSBV.
    Chập choạng tối ngày 13/4/1975, C/TS/CSBV xuất hiện để đón TĐ1/141/ ra khỏi vùng HQ sau khi bị LĐ1ND gây tổn thất nặng. Kết quả: C/TS/CSBV bị tiêu diệt; phần lớn do hỏa lực PB/Dù với các hỏa tập tiên liệu của LĐ1ND.

    (Mật điện/CSBV)
    - TĐT/TĐ1/141 báo cáo không gặp được C/TS và đơn vị chỉ c̣n 39 đồng chí khỏe mạnh, gần 200 thương binh; di chuyển rất khó khăn.

    - TRĐ chỉ thị TĐ2/141 chi viện ngay và không quên nhắc nhở TĐ1/141 phải giữ vững tinh thần.

    Khoảng 10 giờ đêm ngày 14/4/1975, TĐ2/141/CSBV xuất hiện; chờ khi địch đă lọt vào trận địa pháo, TĐ1ND cho lệnh khai hỏa. Sau khi ngưng tác xạ, TĐ1ND xung phong lên lục soát mục tiêu và thanh toán nốt những tên CSBV cuối cùng và sau đó án ngữ chờ lệnh. Kết quả: TĐ2/141/CSBV bị tiêu diệt gần hết; phần lớn do hỏa lực PB/Dù.
    Ngày 15/4/1975, TĐ8ND báo cáo: “Địch đă chui đuợc vào một ngôi nhà lớn có hàng rào kẻm gai, rất khó vào. TĐ đang tiếp tục bao vây nhưng không thể chui qua hàng rào kẻm gai để tiến chiếm mục tiêu.
    Lữ Đoàn chỉ thị TĐ8ND(+) tiếp tục bao vây địch với 2 ĐĐ. Riêng Tiểu Đoàn(-) di chuyển ra gần QL1, bố trí chờ lệnh. Hoàn trả ĐĐ cho TĐ9ND.

    Để chứng minh diển tiến trận ác chiến tại Xuân Lộc giữa lực lượng thuộc QLVNCH và CSBV trong giai đoạn đầu, tôi xin ghi lại ư kiến của các vị Tướng Lănh thuộc Quân đội Huê Kỳ và CSBV cũng như của kư giả người Pháp thân CS đă phát biểu như sau:

    - Tướng Smith trưởng pḥng tùy viên Quốc Pḥng (DAO) của Mỹ tại SÀIG̉N đă hân hoan phúc tŕnh cho Tướng G. Brown, TMT/LQ/HK rằng (7) “Tại chiến trường Long Khánh, rơ ràng QLVNCH đă chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông hơn gấp nhiều lần. Mặc dầu chiến trường chỉ mới qua giai đoạn 1, chúng tôi có thể nói không ngần ngại rằng QLVNCH đă thắng ṿng đầu.”
    - Tướng Văn tiến Dũng, TL/CD/HCM đă phải thú nhận (2) “Mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đă ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các SĐ6+7+341, của ta phải tổ chức tấn công vào thị xả để tiêu diệt từng mục tiêu nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mănh liệt của TRĐ43 của địch. Các đơn vị Pháo của ta đă sử dụng nhiều hơn số đạn dự trù; số lớn xe tăng và xe bọc thép của ta đă bị hạ. Một số khác phải trở lại hậu cần để sửa chửa, lấy nhiên liệu, và đạn dược.”
    - Hăy nghe O. Todd người kư giả Pháp đă hơn một lần có thiện cảm với CSBV mô tả (8): Tinh thần của binh sĩ bảo vệ Xuân Lộc rất cao. Hệ thống truyền tin rất tốt, con đường đi từ SÀIG̉N đă được khai thông và viện binh VNCH gồm các đơn vị Dù + BĐQ đă đến. trực thăng tản thương đang hoạt động, trực thăng vơ trang đang yểm trợ chiến trường; các trực thăng quan sát cũng như các SQ/QLVNCH gọi PB và Không yểm rất nhanh chóng và chính xát khi phát giác vị trí PB hay xe tăng của CS. T́nh trạng gần giống như lúc QĐ/Mỹ c̣n hiện diện tại đây.

    Trở lại mặt trận pḥng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh)
    Trước sự yểm trợ chính xác và đắc lực của KQ/QLVNCH; tinh thần chiến đấu cao độ của quân nhân các cấp tham chiến tại MT/XL, đă gây tổn thất nặng cho QĐ4/CSBV, nên BTL/CD/HCM đă vội vàng quyết định đưa ngay Tướng “Trần văn Trà” vào thay Tướng “Hoàng Cầm” đồng thời tăng viện các đơn vị kể sau:
    - SĐ 325/CSBV
    - Liên Đoàn 75 Pháo yểm trợ tầm xa đủ loại
    - Đơn vị Pháo/Pḥng Không di động đặt trên xe, v.v…
    Có thêm quân tăng viện, CSBV tiếp tục tấn công chiếm bằng được thị xả Xuân Lộc; sử dụng 2 QL 1 và 20 để tiến nhanh vào SÀIG̉N, giải phóng miền Nam/Việt Nam.
    Vùng trách nhiệm hoạt động của LLĐN 52 rất bất lợi v́ địa thế pḥng thủ không có địa điểm cao thích hợp như Xuân Lộc nên vị trí chiến đấu không an toàn v́ vậy lực lượng pḥng thủ phải gánh chịu hỏa lực hùng hậu và áp lực rất mạnh của Pháo và BB+CX địch. Lợi dụng ưu thế trên, địch dồn hết lực lượng vào tấn công đè bẹp LLĐN 52 để xẻ đường, tiến thẳng vào Biên Ḥa và SÀIG̉N theo QL 20 (từ Kiệm Tân) và QL 1 (từ ngă ba Dầu Giây).

    Ngày 15/4/1975, với chiến thuật “biển người”, CSBV đă tràn ngập lần lượt các tiền đồn và tuyến pḥng thủ của LLĐN 52 trên QL 20. trong trận chiến nầy, một binh sĩ SĐ18BB bắt buộc phải chống trả với 10 lính CSBV được yểm trợ đầy đủ hỏa lực PB và xe tăng.

    Một TRĐ thuộc SĐ341/CSBV tấn công giữa ban ngày 2ĐĐ/TĐ3/52/VNCH tại Đồi Móng Ngựa; đơn vị pḥng thủ phải chống trả liên tục hết đợt tấn công nầy đến đợt tấn công khác. Đến buổi chiều cùng ngày, 2ĐĐ/TĐ3/52/VNCH (đơn vị pḥng thủ) Đồi Móng Ngựa báo cáo (9) “Chung quanh chúng tôi rất trống trải, cây cối đă bị hỏa lực đủ loại dọn sạch và thay vào đó bằng xác CSBV nằm dọc theo triền đồi. Với quyết tâm chiếm cho được Đồi Móng Ngựa nên QĐ4/CSBV đă tăng cường cho SĐ341/CSBV TRĐ.95/SĐ325 vừa được tăng viện, tràn ngập vị trí pḥng thủ của 2ĐĐ/TĐ3/52.

    Thành phần c̣n lại TĐ3/52 gồm BCH/TĐ + 2ĐĐ/BB với nhiệm vụ pḥng thủ núi Sóc Lu và những điểm phía Bắc/Dầu Giây. “Pháo của CSBV rót liên tục và BB tràn ngập các tiền đồn của TĐ3/52(-) trên núi Sóc Lu và các điểm phía Bắc/Dầu Giây” sau đó TĐ mất liên lạc.

    Với t́nh h́nh nguy ngập trên, pḥng tuyến phía Tây/Xuân Lộc dọc theo QL20 do LLDN 52 trấn giữ đă phải chịu hỏa lực và áp lực mạnh của Pháo binh và Bộ binh cùng Chiến xa địch. Với số lượng đông gồm SĐ6/CSBV với 2 TRĐ/Địa phương cũ có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường (TRĐ33+TRĐ274), tràn ngập tuyến pḥng thủ của LLDN 52 đêm 15/4/1975, bắt buộc lực lượng trên phải phân tán mỏng và rút về hậu cứ Sư đoàn (Biên Ḥa) với tổn thất nặng. (10)

    Để trả đủa cho LLDN 52 vừa bị tổn thất, sau khi phối kiểm tin tức có giá trị cao về địch cộng thêm các mật điện mà BĐKT đă bắt được của CSBV, Tướng “Lê Minh Đảo” Tư Lệnh mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đề nghị và qua trung gian tŕnh xin của Trung Tướng “Nguyễn Văn Toàn” Tư Lệnh/QĐIII+QK3/VNCH và đă được Đại Tướng/Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH chấp thuận sử dụng Bomb BLU.82 (Daisy Cutter), một loại Bomb nổ đặc biệt có sức công phá cực mạnh trong một phạm vi rộng lớn. Theo chuyên viên vũ khí TOBIN CARTER (11) đă viết về trái Bomb nầy như sau: “Mục đích của Bomb BLU.82 (Daisy Cutter) là dọn băi đáp trực thăng hoặc mở rộng vùng đất trống để lập căn cứ hỏa lực; Bomb cũng được dùng để tiêu diệt địch quân khi cần. Bomb có hai loại: “Bomb nổ và Bomb xăng đặc (napalm).” Bomb nặng 7 tấn, chứa gas hổn hợp PROPANE và TNT; Bomb được để trên giàn gổ (palette) có gắn dù khi thả.

    25) Giải tỏa thắc mắc về trái Bomb xử dụng

    Để giải tỏa thắc mắc về quả Bomb thả trong trận Xuân Lộc (Long Khánh) của Dược sĩ Trần Lư đăng trong báo VN mới số 454, Friday Sept. 24, 1999. Chuẩn Tướng “Trần Đ́nh Thọ”, Trưởng Pḥng 3/Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH là bạn học cùng khóa 6/Đinh Bộ Lĩnh/Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đàlạt) với người viết bài nầy. Tướng “Thọ” trách nhiệm trực tiếp tŕnh xin quyết định của Đại Tướng/Tổng Tham Mưu Trưởng /QLVNCH về việc sử dụng Bomb BLU.82 (Daisy Cutter) để yểm trợ quân bạn qua trung gian tŕnh xin của Tư Lệnh Quân Đoàn theo đề nghị của Tư Lệnh chiến trường.

    “Chuẩn Tướng Thọ” đă xác nhận với tôi bằng email ngày 30/6/1999 với nội dung như sau (sao y nguyên văn):
    “Tôi xin xác nhận với anh, đó là loại BLU.82 (Daisy Cutter) chứ không phải CBU.55. Tụi tôi chuẩn bị các mục tiêu theo đề nghị của các Tư lệnh đại đơn vị ngoài mặt trận. Tụi tôi thường gọi là B52/VN. Mổi lần tŕnh Đại Tướng th́ chính tôi lên tŕnh bày và xin chấp thuận. Mục tiêu được Đại Tướng chấp thuận rồi, tôi trao cho Không quân; chỉ có Tư lệnh/Không Quân biết và thi hành; mọi mục tiêu đều là “Tối Mật” hết. Thả Bomb nầy rất công phu; chuyên viên Quân cụ và Không quân phụ trách đưa lên phi cơ; Bomb nầy để trên một giàn gổ (palette) có đeo dù; Bomb cũng có loại xăng đặc nữa. Phi công phải là những sĩ quan giỏi bay đêm. Máy bay C130 chở loại Bomb nầy đi thả. Có một lần phi cơ không thả được Bomb v́ gần quân bạn, nên tôi cho trút xuống chiến khu C v́ nếu đưa Bomb về Tân Sơn Nhứt, lỡ Bomb nổ khi đáp th́ sức nổ sẽ tàn phá luôn SÀIG̉N, điện nước sẽ hư hết. Chúng tôi trách nhiệm về sử dụng loại Bomb nầy; chính Tư lệnh Quân Đoàn phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu có sơ xuất xảy đến cho lực lượng bạn. Sử dụng loại Bomb nầy rất hạn chế và chỉ được thỏa mản yêu cầu khi được Đại Tướng chấp thuận, tôi và Trưởng Pḥng 2/BTTM trách nhiệm về mục tiêu đánh Bomb.”

    Trước sự kháng cự mănh liệt của QLVNCH tại Xuân Lộc cũng như việc BĐKT đă bắt được hầu hết các mật điện của CSBV, nhờ đó QLVNCH đă xác định được vị trí đóng quân của CSBV và đă tận dụng hỏa lực Phi + Pháo tiêu diệt, khiến tổn thất của CSBV ngày càng cao. Trước sự hoang mang, khủng hoảng tinh thần của các cán binh CSBV, chiều ngày 14/4/1975, trong một buổi họp của QĐ4/CSBV, Chính ủy Hoàng thế Thiện phải trấn an cán binh như sau (12): “Tôi nhắc lại, SÀIG̉N là mục tiêu cuối cùng chứ không phải Xuân Lộc. Giải phóng Xuân Lộc bằng “THẾ” sẽ hay hơn bằng “LỰC”. Các đồng chí cần phải giải thích cho cán bộ và chiến sĩ hiểu v́ sao chúng ta không chủ trương tung hết lực lượng vào mặt trận Xuân Lộc trong lúc nầy.

    Trong khi đó tại phía nam, hoạt động của LĐ1ND vẫn tiếp diễn đều và mang lại kết quả đáng tuyên dương (6).

    Lợi dụng có quân số đông vừa được tăng viện QĐ4/CSBV sử dụng 3TĐ của SĐ7/CSBV cố gắng chọc thủng tuyến pḥng thù của LĐ1ND đồng thời giải vây cho 200 thương binh và 39 đồng chí c̣n sống sót. LĐ1ND đă sẳn sàng và liên tục theo dỏi mọi di động của lực lượng trên kể cả ban đêm. Chờ cho địch di chuyển vào hết trận địa Pháo, TĐ3PB/ND thi nhau nhả đạn, chuyển từ hỏa tập đến hỏa tập khác. Đội h́nh của địch bị tán loạn. Sáng sớm hôm sau, lực lượng Nhảy Dù tung quân ra lục soát trận địa ghi nhận 300 xác VC để lại tại chổ ngoài ra dân ấp Bảo B́nh đi đốn củi cho biết, khoảng 200 thương binh nằm băng bó tại Ấp.

    Trưa ngày 18/4/1975, LĐ1ND lệnh cho TĐ9ND cắt cử 1ĐĐ lục soát rộng khu rừng Đông Nam và Nam mà các toán viễn thám của ĐĐTS/Dù báo cáo có sự hiện diện của CSBV; ĐĐ này chạm địch khá mạnh với cấp TĐ/CSBV có hầm hố ngụy trang kỷ. ĐĐ/TĐ9ND xin quân tiếp viện và ĐĐ tiếp ứng cũng chạm súng với địch.

    LĐ1ND liền xin BTL/HQ/SĐ18BB tăng cường Chi Đoàn/TQV/M113 được một ĐĐ/Dù tùng thiết để cùng với 2 ĐĐ/TĐ9ND thanh toán nhanh mục tiêu. Kết quả: địch để lại khoảng 200 xác “sinh Bắc tử Nam.” Bạn có 3 hy sinh trong đó có 1 SQ + 18 bị thương + 1 TVX/M113 bị đứt xích. Sáng ngày 20/4/1975 Chi Đoàn/TVX/M113 trực chỉ Long Giao trên LTL2 để trở về với Thiết Đoàn 5 KB v́ có lệnh “rút khỏi Xuân Lộc” vào giờ chót.

    26) Những dữ kiện liên quan đến lệnh rút khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) như sau:

    Ngày 10/4/1975, một phái đoàn hổn hợp gồm các Nghị sĩ, Dân biểu Việt và Mỹ vào thăm BTL/HQ/SĐ18BB tại Xuân Lộc (Long Khánh) để nghe thuyết tŕnh về t́nh h́nh, quan sát các tù binh CSBV.

    Ngày 18/4/1975, Trung tướng “Nguyễn văn Toàn” Tư lệnh/QĐ3 có Chuẩn tướng “Trần đ́nh Thọ” TP3/BTTM/QLVNCH tháp tùng, đến thị sát mặt trận để điều nghiên t́nh h́nh liên quan đến việc tiếp tục pḥng thủ hoặc rút khỏi Xuân Lộc (Long Khánh).
    Ngày 20/4/1975, hồi 0900G sáng, Trung Tướng TL/QĐ3 có Đại tá Hoàng Đ́nh Thọ/TP3 tháp tùng vào thăm BCH/HQ/Mặt trận và lệnh cho Thiếu tướng Lê Minh Đảo/TL/Mặt trận rút toàn bộ lực lượng tham chiến khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) trong ngày 20/4/1975. Hoàn trả LĐ1ND+TĐ82BĐQ về BTTM/QLVNCH; lực lượng TK/Long Khánh di chuyển về Phước Tuy (Bà Rịa). Riêng SĐ18BB di chuyển về hậu cứ tại Long B́nh (Biên Ḥa); sẳn sàng nhận nhiệm vụ mới.

    Sau khi nhận lệnh của QĐ, trực thăng chỉ huy (C&C) của TL/SĐ18BB được sử dụng để bay quan sát t́nh trạng thật sự LTL2 từ Long Giao đến Đức Thạnh (Phước Tuy) v́ từ lâu tỉnh lộ nầy không sử dụng. LTL2 dự trù sẽ là lộ tŕnh chính khi rút toàn bộ lực lượng tham chiến khỏi Xuân Lộc (Long Khánh).

    Qua 12 ngày đêm ác chiến với CSBV, tuyến thép pḥng thủ Xuân Lộc (Long Khánh) vẫn đứng vững. Lực lượng QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận đă bị thiệt hại nặng nề về sinh mạng, pháo binh, xe tăng, v.v… nên BTL/CD/HCM đă vội vàng thay đổi kế hoạch tiến chiếm SÀIG̉N như sau (xem sơ đồ 1).

    - QĐ3/CSBV từ Củ Chi, sử dụng QL22 tiến vào SÀIG̉N theo hướng Tây.
    - QĐ2/CSBV sau khi phá vở pḥng tuyến Phan Rang, sử dụng QL1 đánh bọc bên hông Xuân Lộc, sử dụng QL15 để vào SÀIG̉N. QĐ2/CSBV thừa thắng xông lên, làm nổ lực chính, tấn công tiến chiếm SÀIG̉N càng nhanh càng tốt theo hướng Đông Bắc.
    - QĐ4/CSBV bỏ ngỏ Xuân Lộc, trở thành trừ bị.
    - QĐ1/CSBV từ Thủ Dầu Một sử dụng QL13 tiến nhanh vào SÀIG̉N theo hướng Tây Bắc.
    - 3 SĐ phía Nam, sử dụng QL4 tiến nhanh vào SÀIG̉N.

    27) HÀNH QUÂN LUI BINH

    Ngày 20/4/1975, trong buổi họp hành quân khẩn cấp tại BTL/HQ/SĐ18BB, lệnh triệt thoái được Tướng Lê Minh Đảo TL/MT pḥng thủ Xuân Lộc (LK) ban hành vắn tắt nhưng đầy đủ như sau:

    - LTL2 nối liền Long Khánh và Phước Tuy sẽ dùng làm lộ tŕnh chính, rút quân về Đức Thạnh (Phước Tuy). LTL nầy từ lâu không sử dụng.
    - Kế hoạch lui binh sẽ dựa trên 3 nguyên tắc kể sau:
    - Lợi dụng bóng đêm để giữ yếu tố bất ngờ
    - Vừa đánh vừa rút
    - Giữ trật tự, an ninh đến mức tối đa
    - Căn cứ Long Giao (Black Horse củ của Mỹ) cách Chi khu Xuân Lộc 8 cây số về hướng Nam, hậu cứ của TRĐ48/SĐ18BB tạm coi như an ninh. Từ đó cách 4 cây số về hướng Nam là xă xôi đậu Cẩm Mỹ, được ghi nhận có 1 TĐ/Địa Phương/VC, hoạt động lưu động trong vùng.

    Thứ tự rút quân như sau:

    - LLĐN48 do Trung tá Trần Minh Công TRĐ Trưởng/TRĐ48 chỉ huy với nhiệm vụ mở đường.
    - BTM/HQ/SĐ18BB+THĐ5KB+các đơn vị yểm trợ kỷ thuật (kể cả 2 khẩu đại bác tự hành 175 ly đặt trên xe bánh xích của QĐ tăng phái) lập thành đoàn Cơ giới do Đại tá Hứa Yến Lến/Tham Mưu Trưởng/Hành Quân/SĐ chỉ huy (13).
    - BCH/Tiểu Khu/Long Khánh và các đơn vị trực thuộc do Đại tá Phạm Văn Phúc/Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chỉ huy.
    - LLĐN43 do Đại tá Lê Xuân Hiếu/TRĐ Trưởng/TRĐ43 chỉ huy.
    - LĐ1ND+TĐ2/43 do Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh/LĐT/LĐ1ND chỉ huy (lực lượng đoạn hậu rút sau cùng).

    Đội h́nh di chuyển theo h́nh chân vẹt để luôn luôn có hỏa lực yểm trợ thường xuyên quân bạn; trực thăng bao vùng suốt đêm do Đại tá Ngô kỳ Dũng/TRĐ52 đảm trách.

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) (IV) -
    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB



    Ngày N (20/4/1975) giờ G (0800 giờ tối)

    (Ghi chú)
    1) Cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) của toàn bộ lực lượng tham chiến là Sư đoàn đă thi hành lệnh của QĐIII+V3CT/QLVNCH...để trở về pḥng thủ ṿng đai an ninh gần SÀIG̉N và phi trường Biên Ḥa v́ CSBV sau khi không đánh được Xuân Lộc nên đă đi ṿng và theo QL15 tiến vào SÀIG̉N qua Biên Ḥa. Tinh thần toàn bộ lực lượng tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc luôn luôn rất cao, đạn dược đủ loại c̣n đầy đủ v́ vậy hành quân hui binh không phải v́ thiếu đạn hoặc tinh thần xuống thấp.

    2) Về trực thăng bao vùng đêm 20/4/1975, Tướng Lê Minh Đảo TL/SĐ lệnh cho Đại Tá Ngô Kỳ Dũng (TRĐ52) bay trên “trực thăng chỉ huy” (C&C) để tại Biên Ḥa như một “trung tâm điều hợp trên không” để liên lạc và chuyển lệnh của TL/SĐ cho các đơn vị trực thuộc dưới đất v́ TL/SĐ cùng đi bộ với LLĐN43 nên việc liên lạc trực tiếp với các cánh quân xa sẽ không rơ và không hửu hiệu.

    Cuộc hành quân lui binh được phân chia thành 2 giai đoạn như sau:

    - Giai đoạn 1: Hành quân lui binh từ thị xă Xuân Lộc (Long Khánh) về điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) dọc theo LTL2 về hướng Nam.

    - Giai đoạn 2: Toàn bộ SĐ18BB di chuyển bằng quân xa từ Đức Thạnh về Long B́nh (hậu cứ SĐ) để tái trang bị, tái bổ sung, sẳn sàng nhận nhiệm vụ mới.

    A) Trong giai đoạn 1, Tướng Lê Minh Đảo di chuyển bộ cùng với LLĐN 43 để có phản ứng kịp thời khi có biến cố v́ lộ tŕnh không an toàn.

    Thành phần lực lượng rút quân đợt đầu nhờ đạt “yếu tố bất ngờ” nên đă di chuyển an toàn đến điểm tập trung Đúc Thạnh (Phước Tuy) vào sáng sớm ngày hôm sau (21/4/1975) mặc dầu trên đường rút quân, CSBV đă cố gắng tổ chức phục kích với lực lượng địa phương trên LTL2 với mục đích tiêu hao lực lượng VNCH, làm chậm bước tiến để chờ viện binh lớn (lực lượng QĐ4/CSBV), hy vọng sẽ gây tổn thất cho SĐ18BB để lấy lại uy tín đối với các cán binh trực thuộc. Nhưng với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân nhân các cấp trực thuộc SĐ18BB và các đơn vị tăng phái nên đă dễ dàng thanh toán gọn các “chốt” cũng như các “điểm phục kích” của CSBV trên đường rút quân.

    (Ghi chú) Một sự việc đáng tiếc xảy ra cho “Tỉnh+Tiểu khu/Long Khánh” là thành phần chính của Tiểu khu gồm Đại tá Phạm văn Phúc/Tỉnh trưởng+Tiểu khu trưởng, Trung tá Lê quang Định/TMT/TK, SQ/B2+B3+SQ/Truyền tin và toán hộ tống đă không di chuyển cùng với BCH/TK/Long Khánh khi rút quân nên đă bị CSBV phục kích. Kết quả: Đại tá Phúc bị bắt sống, Trung tá Định/TMT bị tử thương cùng một số ĐPQ trực thuộc.

    Thành phần rút quân đọt 2 gồm LĐ1ND và TĐ2/43 c̣n đang chạm súng với CSBV; thành phần nầy áp dụng chiến thuật “vừa đánh vừa rút” dưới sự yểm trợ của hỏa lực Phi+Pháo/QLVNCH. Đại tá Lê Xuân Hiếu/LLĐN43 thường xuyên bay trực thăng quan sát bao vùng để hướng dẫn các đơn vị kể trên hành quân về điểm tập trung ấn định.

    LĐ1ND, thứ tự rút quân như sau:
    - TĐ8ND + BCH/LĐ1ND + các đơn vị yểm trợ kỷ thuật
    - TĐ1ND + TĐ9ND sẽ di chuyển cùng với 2 ĐĐ hiện đang chạm địch; trước khi rút quân TĐ sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh, bắn dồn dập vào vị trí địch, giả vờ xung phong tiến chiếm mục tiêu, để rồi sau đó “đoạn chiến”, BCH/LĐ + TĐ8ND + TĐ1ND + các đơn vị yểm trợ do Trung tá Lê Hồng/Lữ đoàn phó chỉ huy, hành quân về điểm tập trung ấn định. Liên đoàn trưởng + BCH/nhẹ/LĐ di chuyển cùng với TĐ9ND đoạn hậu.

    Tại ngă ba Tân Phong, (CK/Xuân Lộc) những người dân hiền lành tháp tùng lực lượng VNCH để di tản. Thành phần nầy gồm nhiều trẻ em và đàn bà, không tập trung thành đoàn ngủ; 10 quả đạn súng cối 81 ly của CSBV bất thần chụp nổ chát chúa từ trên không xuống ngă ba Tân Phong; hành động nầy đă xác nhận thêm thành tích giết dân vô tội của CSBV.

    Cùng thời gian nầy, QĐ4/CSBV đă di chuyển nhanh các đơn vị c̣n lại để hy vọng tạo thành tích đối với LĐ1ND/VNCH trên đường rút quân. CSBV đă đóng chốt trên ngọn đồi đối diện với căn cứ Long Giao và thỉnh thoảng trực xạ vào cổng căn cứ gây khó khăn cho đơn vị Dù nhưng đă bị lực lượng nầy nhanh tay thanh toán gọn.

    Ngày 20/4/1975 hồi 1000 giờ đêm, TĐ8ND+BCH/LĐ+các đơn vị yểm trợ kỷ thuật+ TĐ1ND được lệnh xuất phát hành quân về hướng Long Giao theo LTL2.

    Ngày 21/4/1975 hồi 0200 giờ sáng, toàn bộ TĐ9ND+BCH/nhẹ/LĐ bắt đầu rời vị trí sau khi cho nổ “ḿn định hướng” (Claymore) để đánh lừa địch. Thành phần nầy đến căn cứ Long Giao hồi 5 giờ sáng.

    Địa thế 2 bên LTL2 thuộc phía Nam xả Cẩm Mỹ, phần lớn là những vạt rừng rậm, rừng tre xen lẩn với rừng chồi cao hơn đầu người. Lúc nầy trời đă sáng hẳn, đoàn xe của Đại tá Phúc/Tỉnh trưởng bị phục kích tại đồi Con Rắn (xả Cẩm Mỹ). Một sĩ quan và một số binh sĩ/ĐPQ chạy ngược lại trở lại cho biết “địch rất đông”. Trung tá Định/TMT và một số binh sĩ/ĐPQ bị tử thương, c̣n Đại tá Phúc/Tỉnh trưởng bị địch bắt; yêu cầu LĐ1ND bắn pháo binh yểm trợ và tiếp cứu.
    Sau khi được nghe tŕnh bày t́nh h́nh trên, Lử đoàn trưởng Nhảy Dù lệnh cho Pháo đội C yểm trợ ngay cho toán quân của Tiểu Khu Long Khánh th́ được Pháo đội trưởng báo cáo: “Địch tấn công và tràn ngập vị trí”. Sau đó có 8 binh sĩ Dù chạy thoát về tŕnh diện và báo cáo: “Địch rất đông; chúng đă bắt Trung úy/Pháo đội trưởng c̣n Thiếu úy bị mất tích. Một số binh sĩ Dù tử thương.

    LĐ1ND báo cáo t́nh h́nh lên BTL/HQ/SĐ18BB (lúc đó đă về đến điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) và đề nghị xin phi tuần yểm trợ. Phi cơ quan sát L19 đă lên vùng sau 20 phút; LĐ thông báo t́nh h́nh cùng đề nghị mục tiêu oanh kích. Một phi tuần khu trục A37 trút Bomb dọc 2 bên LTL2 và được L19 quan sát thông báo địch rất đông, đang chạy về hướng Đông sau khi bị oanh kích. Hai phi tuần khu trục A37 lần lượt lên vùng, truy kích địch và được L19 cho biết CSBV chết rất nhiều. Phi tuần khu trực thứ 3 được LĐ yêu cầu oanh kích trở lại 2 bên LTL2 để nâng cao tinh thần đơn vị và dân chúng di tản theo.

    TĐ8ND sau khi lục soát vị trí Pháo đội C/TĐ3PB/Dù bị CSBV tràn ngập nhận thấy 2 khẩu Pháo 105 ly bị đốt cháy, 12 binh sĩ Dù hy sinh bỏ xát tại chổ và 5 thương binh được săn sóc kịp thời. Riêng tại địa điểm bị phục kích của TK/LK cũng không c̣n ǵ ngoài số binh sĩ ĐPQ bỏ xác tại chổ trong đó có Trung tá Định/TMT/TK.

    Ngày 21/4/1975 hồi 0600 giờ chiều, LĐ1ND đă về đến điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy).

    Ngày 22/4/1975 toàn bộ LĐ1ND chấm dứt nhiệm vụ tăng phái cho SĐ18BB; trở về nhận lệnh của BTTM/QLVNCH.

    Riêng TĐ2/43/SĐ18BB, sau khi Quận và Chi Khu/Định Quán bị tràn ngập, TĐ2/43 rút về hậu cứ Núi Thị cách Xuân Lộc (Long Khánh) khoảng 6 cây số để nghỉ dưởng quân, trở về hệ thống chỉ huy TRĐ43. Nhiệm vụ kế tiếp của TĐ là bảo vệ các khẩu Pháo hiện đang bố trí tại Núi Thị để tác xạ lừa địch khi rút quân, đồng thời TĐ được đặt dưới sự kiểm soát hành quân của LĐ1ND (đơn vị hành quân lui binh sau cùng). Nhưng cuộc rút quân của LĐ1ND đă thu hút được sự theo dỏi đăc biệt của QĐ4/CSBV và v́ bận chiến đấu với lực lượng c̣n lại của QĐ4/CSBV trên đường rút quân, LĐ1ND quên đi sự giám sát hành quân lui binh của TĐ2/43 v́ vậy, Tướng Lê Minh Đảo, TL/SĐ phải bay trực thăng chỉ huy (C&C) và Đại tá Lê Xuân Hiếu Trung đoàn trưởng/TRĐ43 bay trực thăng quan sát, thường xuyên hướng dẩn TĐ2/43 băng rừng hành quân về điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) 3 ngày sau và chịu thiệt hại thêm một số.

    Ngày 23/4/1975, TĐ2/43/SĐ18BB đơn vị sau cùng đă về đến địa điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy).

    B) Trong giai đoạn II – Sau 2 ngày chỉnh đốn lại các đơn vị trực thuộc Sư đoàn tại điểm tập trung Đức Thạnh đến sáng ngày 23/4/1975, toàn bộ SĐ18BB được quân xa chuyên chở về hậu cứ Long B́nh (Biên Ḥa) để tái trang bị, tái bổ sung, sẳn sàng thi hành nhiệm vụ mới.

    28) TỔNG KẾT LỰC LƯỢNG VÀ TỔN THẤT

    281) Lực lượng

    a) Bạn QLVNCH
    SĐ18BB: TRĐ 43 + 48 + 52
    3 TĐ/PB105 ly + 1 TĐ/PB155 ly
    Đơn vị tăng phái: LĐ1ND: TĐ1 + 8 + 9/ND + TĐ3PB/ND
    2 khẩu Đại Pháo 175 ly đặt trên xe bánh xích
    TĐ82BĐQ
    LL/ĐPQ+NQ/TK/Long Khánh
    SĐ3/Không Quân

    b) Địch CSBV
    QĐ4/CSBV: SĐ6 + 7 + 341
    SĐ Pháo 130 ly + Hỏa tiển 122 ly
    Sư đoàn xe tăng T.54, xe bọc thép PT.76
    Đon vị tăng cường: SĐ325 + Liên Đoàn 75 Pháo đủ loại
    Đơn vị Pháo/Pḥng Không gắn trên xe

    282) Tổn thất
    a) Bạn QLVNCH 30% cho tất cả lực lượng tham chiến
    60% cho LLĐN52

    b) Địch CSBV 5000 đến 6000 thương vong
    37 xe tăng và xe bọc thép bị thiêu hủy tại chổ
    1 Đại liên Pḥng Không gắn trên xe bị tịch thu

    (Ghi chú) Tổn thất “địch” đă được cựu Đại tá Harry G. Summers Jr., tác giả đă xác nhận trong quyển sách “Historical Atlas of the VN/War” New York-NY 1995 – Phillip B. Davidson, VN at War – Novato – CA.1988 – P612.

    III. PHẦN CUỐI

    Với chiến thắng tại mặt trận pḥng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến là trận chiến thắng cuối cùng trong tháng 4 đen 1975 của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (nói chung) và Sư Đoàn 18 Bộ Binh (nói riêng) được thực hiện bởi quân nhân các cấp trực thuộc Sư Đoàn và các đơn vị tăng phái (LĐ1ND, TĐ82BĐQ, LL/ĐPQ+NQ/TK/LK, các Binh Chủng Yểm Trợ Kỷ Thuật, và hỏa lực không yểm chiến thuật của SĐ3/Không Quân) trước khi “giả từ chiến trường” là cố giữ phần đất Tự Do c̣n lại của miền Nam/Việt Nam, nhưng cuối cùng đă phải “thất bại” v́ bị Đồng Minh phản bội.

    Miền Nam/Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản, chẳng phải trách nhiệm riêng của Chính Phủ/SÀIG̉N mà là thất bại chung của “khối Tự Do, nhất là HOA KỲ!!!

    IV. NHẬN XÉT

    41) Tổng quát

    Lực lượng QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đă bị thiệt hại nặng nề, hàng ngủ lỏng lẻo, tinh thần sa sút nên mặc dầu lực lượng QLVNCH đă hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc đêm 20/4/1975 mà măi đến ngày 26/4/1975 (6 ngày sau) CSBV mới hiện diện tại thị xả nầy.

    Ngày 25/4/1975, Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đă vinh thăng đặc cách mặt trận cấp bậc “Thiếu Tướng” (2 sao) dành cho Chuẩn tướng (1 sao) Lê Minh Đảo, Tư Lệnh/SĐ18BB kiêm Tư Lệnh/Mặt Trận Xuân Lộc (Long Khánh) (13) để tưởng thưởng công lao xứng đáng và thành tích xuất sắc đoạt được của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái thuộc mọi “Quân Binh Chủng / QLVNCH kể cả ĐPQ+NQ” trong trận chiến thắng tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến với CSBV.

    Để trả thù cho lực lượng CSBV đă bị thiệt hại nặng tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) Tướng Lê Minh Đảo/Tư Lệnh đă phải trả giá cho hành động dũng cảm trên bằng 17 năm tù cải tạo, sau khi CSBV cưởng chiếm trọn vẹn miền Nam/Việt Nam (30/4/1975). (14)

    Sự thành công của cuộc hành quân lui binh của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái đă nói lên điểm son của QLVNCH trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Hành quân lui binh là một hành động hết sức khó khăn, nhất là khi phải lui binh dưới hỏa lực địch. SĐ18BB và các đơn vị tăng phái đă đoạn chiến một cách tài t́nh để cả Đại đơn vị lui binh một cách an toàn, ít thiệt hại.

    SĐ18BB đă lập kế hoạch di chuyển Bệnh xá/SĐ và gia đ́nh binh sĩ trực thuộc về hậu cứ Long B́nh (Biên Ḥa) trước khi trận chiến xảy ra; điểm khác biệt nầy chính là ranh giới giữa “thành công” và “thất bại” so với hai cuộc hành quân lui binh của các lực lượng thuộc QĐ1 và QĐ2/VNCH. (2).

    Chiến thắng Xuân Lộc (Lơng Khánh) đă kết thúc một cách hào hùng trong Quân sử chót của QLVNCH; người ta sẽ càng ngạc nhiên và thán phục hơn khi biết rằng SĐ18BB không phải là một Đại đơn vị kỳ cựu, vũ bảo hàng đầu của Quân Đội mà chỉ là một Sư Đoàn Bộ Binh b́nh thường như các SĐ/BB khác của QLVNCH. Thực thế đây là một sư đoàn tân lập vào tháng 5/1965; và mùa hè 1972, Đại tá Lê Minh Đảo được chỉ định chỉ huy SĐ18BB đến ngày 30/4/1975. (2)

    Theo các bản lượng giá định kỳ hàng tháng của các sĩ quan cao cấp Mỹ được gọi tắt là “SAME” th́ trong năm 1967, SĐ5+7+18/BB là 3 Đại đơn vị yếu kém nhất của QLVNCH. (15)

    Quân kỳ/SĐ được tưởng thưởng “1 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” năm 1972 nhưng đến năm 1975, Quân kỳ/SĐ được tưởng thưởng “3 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” và được vinh dự mang “Giây Biểu Chương màu Quân Công Bội Tinh” (màu xanh). Năm 1974, SĐ18BB đă được b́nh bầu và tuyên dương “Đơn Vị Xuất Sắc” của QLVNCH.

    Với Đồng Minh của VNCH th́ chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt trước cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái (20/4/1975). Ngày 18/4/1975, Ủy Ban Quốc Pḥng/Thượng Viện/Hoa Kỳ biểu quyết bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng Ḥa. (19)

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) (V) -
    Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB



    42) Cá nhân

    Trong quyển sách vinh danh QLVNCH với tựa đề “Cái chết của Nam/VN”, ông Phạm Kim Vinh đă chuyển ngữ lời nhận xét của 4 nhà trí thức ngoại quốc về mặt trận Xuân Lộc như sau: (16) ....

    A. Dawson, trưởng pḥng Thông tin của hảng UPI tại Sàig̣n đă viết: “Lúc địch quân bắn 3000 quả đạn đại bác vào Xuân Lộc th́ Tướng Đảo không có mặt tại đó. Nhưng ông đă nhanh chóng đến nơi lúc binh sĩ của ông đang giao tranh tại đường phố để kiểm soát thị xả. Hỏa lực của hai bên đều rất dữ dội. Trong vài giờ đầu, SĐ18BB phải rút bỏ một phần thị xả, nhưng sau đó đă phản công để chiếm lại; đến tối th́ SĐ6/CSBV phải gom quân và triệt thoái để chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Trận đánh kéo dài từ ngày nầy qua ngày nọ và cứ thế… Tướng Đảo và binh sĩ của ông đă đánh một trận quyết liệt mà ít người dám nghỉ rằng họ có thể làm được. CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. SĐ18BB vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10/4/1975, Cộng quân lại đánh vào giữa thị xă và lại bị đẩy lui. Ngày 12/4/1975, quân CSBV vẫn không tiến chiếm được chút nào. Hai Trung Đoàn của Quân Đội Nam/Việt Nam không những đă giữ vững được vị trí mà c̣n phản công dử dội hơn. Thêm 3000 quả đạn đại bác nữa rót vào Xuân Lộc xé nát mọi vật. SĐ18BB vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên cạnh các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu.

    D. Warner, kư giả kỳ cựu của Úc đă viết: “Với 3 SĐ6+7+341/CSBV, Văn Tiến Dũng tin tưởng sẽ chiếm được Xuân Lộc một cách dể dàng nhưng ông đă lầm. SĐ18BB chưa bao giờ được xem là một sư đoàn thiện chiến của miền Nam/Việt Nam, trái lại có lần sư đoàn nầy c̣n được xem là một sư đoàn tệ nhứt. Thế mà trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, Sư đoàn nầy đă chiến đấu một cách dũng cảm; không những họ đă giữ vững được trận địa mà lại c̣n phản công mổi ngày. Tuy nhiên không phải chỉ có SĐ18BB đă anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng mà c̣n nhiều đơn vị khác của QLVNCH như giáo sư người Mỹ…

    A.T. Bouscaren đă viết: “Mặc dầu thiếu thốn đủ mọi thứ cấn thiết để chiến đấu nhưng các SĐ5+18+25/VNCH và các SĐ/ND+TQLC+BĐQ, v.v… đă chiến đấu thật hay. Tại G̣ Dầu Hạ, đại bác 105+155ly của Quân Đội Nam/Việt Nam chỉ được sử dụng vài viên cho mổi khẩu; các chiến đấu cơ/Không Quân không thể yểm trợ liên tục v́ thiếu nhiên liệu; Bộ Binh do đó đă phải tự lực chiến đấu, v.v…

    P. Darcourt (sử gia người Pháp) đă nhận xét: “Cộng quân có một đơn vị pḥng không hùng mạnh trên xe kéo; các phi công Nam/Việt Nam phải đối diện với nguy hiểm khi yểm trợ cho quân bạn dưới đất. Tại Xuân Lộc quân bạn dưới đất đă sáp chiến với địch và PB/CSBV đă tác xạ hơn 6000 trái đạn đại bác liên tiếp trong 2 ngày vào các vị trí của SĐ18BB; liên lạc vô tuyến với BCH của Tướng Đảo lúc đầu bị gián đoạn rồi sau đó được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mảnh và nhứt định không lui mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ.

    Tướng Văn Tiến Dũng/TL/CD/HCM đă phải ngạc nhiên viết tiếp khi lực lượng QĐ4/CSBV phải dừng lại tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) (14): “Kế hoạch tấn công Xuân Lộc của QĐ4/CSBV lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của t́nh h́nh, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh nầy không phải chỉ trong phạm vi của Xuân Lộc nửa rồi. Nó liên quan đến việc “mất hay c̣n” của ngụy quyền SÀIG̉N, đến việc “giẩy chết” của chế độ Thiệu. Việc tổ chức, chỉ huy và tiến hành các cuộc chiến đấu của ta không thể làm như củ được nữa. Cách đánh cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với t́nh h́nh lúc đó.

    Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức BCT/TU/ĐCSBV cũng phải thú nhận (3) “Sau 2 lần B2 xin thêm quân th́ tôi vào chiến trường gặp lúc hội nghị Miền cũng vừa kết thúc. Tôi được nghe anh em báo cáo lại là đă bàn về việc đánh Xuân Lộc. Tôi có tham gia với anh Dũng và các đồng chí rằng: “Vội ǵ mà phải đánh Xuân Lộc vào lúc nầy.” Hiện nay ta đang điều quân và các cánh quân cũng đang trên đường hành quân gấp. Đánh SÀIG̉N th́ các nơi tự khắc tan rả và tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng ta đánh địch. Anh Văn Tiến Dũng nói: “Tôi cũng thấy như vậy. Nhưng anh em đă quyết định rồi. Tôi mới vào chưa nắm được cụ thể t́nh h́nh. Thôi cứ để anh em đánh. Lúc ấy tôi cũng được biết trước đó, theo chủ trương của Miền, anh em đă đánh Thủ Thừa, đường số 4, bị thiệt hại nặng không giải quyết được chiến trường. Ngoài ra c̣n có bọn địch ngoan cố chống cự như trận đánh vào Đồng Dù và Nước Trong là các trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta không phải là ít. Do đó tôi mới có ư toan bàn với các đồng chí ngưng đánh Xuân Lộc. Nhưng nghe anh Dũng nói, tôi cũng nghỉ có thể ḿnh mới vào, chưa rơ hết t́nh h́nh, cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là anh em cũng không đánh được Xuân Lộc bị thương vong nặng, phải rút ra. Thực tế diển biến chiến đấu sau đó, chứng tỏ việc đánh Xuân Lộc lúc ấy là chưa cần thiết.”

    Robert D. Hein (kư giả người Mỹ) đă viết: “Dầu sao th́ các Sư đoàn của Nam/Việt Nam cũng đă chiến đấu tuyệt vời năm 1972 và bị đối phương tấn công tới tấp để rồi 3 năm sau, đối phương mới đánh bại được quân của Nam/Việt Nam. Chắc chắn là tinh thần của Quân lực Nam/Việt Nam suy sụp v́ cái ư nghĩ bị bỏ rơi và sự sụp đổ xảy ra là v́ Quân đội miền Bắc được 2 đại cường quốc CS giúp đở tận t́nh để trắng trợn xâm chiếm miền Nam/Việt Nam.” (“All Quiet On The Eastern Front” do Devin-Aldair xuất bản năm 1977, trang 47).

    Tướng Westmoreland. Trong cuốn “All Quiet On The Eastern Front” do Devin-Aldair xuất bản năm 1977, trang 47, tác giả A.T. Bouscaren trích dẩn lời truy điệu của Tướng Westmoreland nguyên Tư lệnh các lực lượng Đồng Minh tham chiến tại Việt Nam về cái chết của Nam/Việt Nam như sau: “Sau những hy sinh chồng chất kéo dài suốt nhiều năm, lẽ ra Nam/Việt Nam xứng đáng nhận được cái chết cao cả hơn thế. Sự thất bại nầy do một số nguyên nhân gây ra như sau: “Thỏa hiệp ngưng bắn để mặc cho quân Bắc Việt hiện diện tại Nam/Việt Nam; sự sa sút tinh thần của Nam/Việt Nam khi biết rằng bị bỏ rơi trong khi phía Bắc Việt được tiếp tế đều đều bởi hai cường quốc Cộng sản. Yếu tố then chốt là nước Mỹ không hành động ǵ.

    Tướng Pháp hồi hưu “Vanuxem” Tư lệnh mặt trận Bàn Yên Nhân (gần Hànội mùa Xuân năm 1954 đẩm máu) không đầy 6 tháng, sau khi Việt Nam sụp đổ đă ghi rơ trong cuốn “La deuxieme Mort du Viet Nam” rằng: “Trong chiến tranh Việt Nam, cứ mổi 8 phút lại có một chiến sĩ Quốc gia tử trận và sau khi “thỏa hiệp ngưng bắn Paris” ra đời (27/1/1973) Nam/Việt Nam hoàn toàn chiến đấu một ḿnh để mổi tháng phải đặt mua 3000 quan tài chôn tử sĩ. Số thương vong năm 1974 đă vượt xa số thương vong năm 1968 (Guenter Lewy-America in Viet Nam, trang 207). Sau khi nêu những con số rùng rợn trên đây, Tướng Vanuxem đặt câu hỏi: “tại sao vẫn c̣n những kẻ cứ nặng nặc la lối rằng Nam/Việt Nam không chịu chiến đấu.”
    Tướng Vanuxem nói thêm: “Chỉ riêng cho năm 1974, Bắc Việt nhận được đồ tiếp tế trong số đó có “1500 xe tăng loại T.54+T.55+T.59 + 600 đại bác hạng nặng + gần 2000 phi đạn SAM + hơn 240.000 tấn đạn và một số tàu phóng ngư lôi. (17)

    Tướng Trần văn Trà, Tư lệnh QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đă thú nhận (18): “Các báo cáo cho biết các mủi tiến triển tốt, ta chiếm được nhiều mục tiêu. Nhưng vào cuối ngày 10/4/1975 trở đi, t́nh h́nh trở nên căng thẳng. Địch phản kích điên cuồng tuy chúng bị thiệt nặng. Máy bay địch đánh phá ác liệt có tính chất hủy diệt mục tiêu chúng đă mất. Quân Đoàn đă kêu thiếu đạn các loại, nhứt là SĐ6+SĐ341 riêng SĐ7 th́ thiếu quân số; t́nh h́nh rất gay go. Các đồng chí Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng và cả anh Lê Đức Thọ, rất lo lắng khi thấy địch càng tập trung thêm lực lượng và ta có vẻ khựng lại. Chiếm mục tiêu không nhanh gọn. Hoặc bị đẩy lui.”

    Đại tá William E. Le Gro, nhân chứng giờ hấp hối của Nam/Việt Nam cuối tháng 4 năm 1975. Ông ta phục vụ tại Trung Tâm Quân Sử của Lục Quân/Mỹ đă kết luận: “Lấy từng đơn vị so với từng đơn vị; lấy từng cá nhân so với cá nhân, th́ các lực lượng của Nam/Việt Nam liên tiếp tỏ ra trên chân các lực lượng đối phương. Nhưng sự lănh đạo Quân sự và Dân sự cấp cao nhứt của Nam/Việt Nam không có, cũng như không có sự yểm trợ tinh thần và vật chất kiên tŕ của Mỹ.”

    Leslie Gelb, ngày 20/3/1975 trên tờ báo New York Times đă nhận định: “Người ta đồng ư rằng trong 2 năm qua, Nam/Việt Nam đă phải chết nhiều hơn trước để bù lấp sự cắt giảm hỏa lực yểm trợ. Các cấp chỉ huy trẻ và Hạ sĩ quan chết nhiều nên đă đưa tới nạn thiếu hụt trầm trọng về cấp chỉ huy. Sự thiếu hụt ấy làm cho tinh thần binh sĩ sa sút thêm. Quân Lực Nam/Việt Nam càng ngày càng tức giận v́ cái cảm tưởng bị Đồng minh Mỹ đă bỏ rơi rồi lại c̣n không hề phản ứng trước các sự vi phạm trắng trợn của Hànội sau thỏa hiệp ngưng bắn 27/1/1973. Quốc hội và báo chí Mỹ gia tăng sự nhục mạ Nam/Việt Nam khi cứ đều đều kết tội Nam/Việt Nam là không chiến đấu, là không đáng được giúp đở. Tất cả những điều nầy khiến cho Nam/Việt Nam cảm thấy bị phản bội và thấy ư chí chiến đấu suy yếu.”

    Solzhenitsyn, văn hào Nga lưu vong, gởi cho thế giới tự do lời truy điệu trong cuốn sách mới nhứt của ông có tựa đề: “Lời cảnh cáo gởi Tây phương”. Đặc biệt trong cuốn sách nầy, ông ta gay gắt lên án thế giới v́ đă bất công trong sự xét đoán ư chí của Nam/Việt Nam. Ông ta viết: “Sau sự sụp đổ của Nam/Việt Nam năm 1975, ta thường được nghe những lời giải thích “chúng ta không thể bảo vệ những kẻ không cố ư và không có khả năng tự bảo vệ tới tài nguyên nhân lực của chính ḿnh; chúng ta không nên bảo vệ những kẻ không có nền dân chủ đầy đủ”. Quả thật đó là những lời giải thích kỳ quái. Thế giới đă làm ǵ khi Cộng sản miền Bắc trắng trợn xâm lăng Nam/Việt Nam.

    Bùi Diễm, nguyên Đại sứ lưu động của VNCH, đă ghi lại cảm nghỉ như sau (19): “Lực lượng Bắc Việt với số lượng quân cụ to tát của Xô Viết và Trung Hoa đă phô bầy ra khi từng đoàn quân CSBV tiến theo các quốc lộ chính. Điều kiện rất thuận lợi cho các cuộc “không tập”.
    Chỉ cần sự can thiệp của Không quân Mỹ (sự can thiệp mà Nixon và Kissinger đă hết ḷng hưá hẹn với “Tổng Thống Thiệu” năm 1973) để tiêu diệt các đoàn quân nầy, làm tê liệt khả năng tác chiến của CSBV trong nhiều năm. Tại Xuân Lộc (Long Khánh) chu vi pḥng thủ xa Sàig̣n, SĐ18BB của miền Nam/Việt Nam đă đẩy lui tất cả các cuộc tấn công của địch quân.
    Sự kiện xảy ra tại miền Nam/Việt Nam, hoàn toàn tuỳ thuộc vào Quốc Hội sắp tái nhóm. Một Quốc Hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi v́ đă yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm. Tại Hoa Thạnh Đốn, tôi cũng c̣n chút hy vọng mong manh có được từ phái đoàn của Tướng Weyand (đang công tác tại Việt Nam) nhưng hy vọng trên lại vụt tắt ngay ngày 11/4/1975 (2 ngày sau khi phái đoàn Weyand trở lại Mỹ, được biết “đề nghị chuẩn chi viện trợ khẩn cấp cho VNCH bị bác bỏ”. Việc phủ quyết sau cùng đă đánh dấu việc bỏ rơi Đồng Minh của Huê Kỳ. Những binh sĩ đang chiến đấu can trường tại Xuân Lộc (Long Khánh) cũng như hàng triệu người Việt Nam tị nạn đang trốn chạy Cộng Sản đều không biết rằng “án tử h́nh” của họ đă được “tuyên bố” trên đồi Capitol.

    V) CẢM TƯỞNG CỦA THIẾU TƯỚNG “LÊ MINH ĐẢO” TƯ LỆNH MẶT TRẬN XUÂN LỘC (LONG KHÁNH) ĐỂ THAY CHO LỜI KẾT CỦA BÀI VIẾT NẦY

    “Chiến thắng Xuân Lộc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không phải là không chịu đánh mà rất chịu đánh. Anh em chiến sĩ không bao giờ chấp nhận một sự bại trận dù trong t́nh thế tuyệt vọng; họ đă chứng tỏ hùng hồn cho thế giới thấy là họ đă đánh một trận “tuyệt vời” như thế nào tại Xuân Lộc.
    Cuộc chiến đấu của QLVNCH là một cuộc chiến đấu quá chính đáng và cần thiết. Chính nhờ cuộc chiến đấu nầy mà miền Nam/Việt Nam đă được sống thanh b́nh, ấm no trong ṿng hơn 20 năm qua, nhân phẩm con người được tôn trọng.
    Trước hết, tôi muốn nói đến tâm hồn cao thượng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa. Họ hy sinh cho người khác sống. Họ sẳn sàng hy sinh sanh mạng mà họ không oán trách, không hận thù cả địch, cả những cấp lănh đạo chỉ huy đă không chăm sóc họ đúng mức.
    QLVNCH cao cả lắm, đời đời chúng ta hăy ngẩng mặt lên. Chúng ta phải thấy được sự kiêu hùng của QLVNCH.
    Ở thế hệ của chúng tôi tri ân những người đă hy sinh; các em thanh niên là thế hệ kế tiếp cũng biết ơn họ; sau nầy những thế hệ con em chúng ta cũng sẽ nhớ ơn họ măi măi. Đó là những người con yêu của Tổ Quốc chúng ta.

    Trời Việt Nam, đất Việt Nam cũng đồng t́nh với chúng ta!!! (13)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1) Nguyễn Tấn Hưng & JL Schecter - Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, C&K Promotions, Inc. California 1986 – Moshe Dayan (Chương XXII - trang 594) – “Hưng” phỏng vấn Eric Von Marbod, 10/5/1985 (Chương XXI – trang 573)
    2) Nguyễn Đức Phương - Chiến Tranh Việt Nam (toàn tập) trang 551+577+792 - Làng Văn - năm 2001
    3) Tập san “Lịch sử Quân sự” (số 3) Bộ Quốc Pḥng/Viện lịch sử Quân Đội CSBV Hànội 1988
    4) Người đất đỏ, nh́n lại những ngày, tháng 4/1975 - Xuân Lộc đă chiến đấu như thế nào? VNTP số 270
    5) C. Doughan and D. Fulghum – The Vietnam experience – The Fall of the South – Boston Publishing Co – Boston 1985
    6) Nguyễn Văn Đỉnh - Hồi kư chiến trường - LĐ1ND tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) - Tuần báo VN/Mới số 485 đến 493/2000
    7) W.E Le Gro – Viet Nam from Cease-Fire to Capitulation (trang 174) – US Government Printing Office – WA/DC 1985
    8) O. Todd Cruel – April – The Fall of Saigon – WW Norton & Co – New York 1990
    9) Ư Yên - Trận Đánh Đồi Móng Ngựa - Sàig̣n Post
    10) Phạm Huấn “Những uất hận trong trận chiến mất nước 1975” - Tác giả xuất bản – California 1988
    11) Tobin Carter – Daisy Cutter in Viet Nam 1989 – Arsenal VN/Summer (trang 12+14)
    12) H. Nam - Mặt Trận Đông Bắc/Sàig̣n – nxb. Văn Học/TP.HCM năm 1978
    13) Phạm Phong Dinh – TT/Lê Minh Đảo và cuộc chiến đấu cuối cùng tại MT/Xuân Lộc (Long Khánh) tháng 4/1975 - Chiến sử QLVNCH – trang 187 đến 197, nxb Xuân Thu 1988
    14) Văn Tiến Dũng - Đại Thắng Mùa Xuân – nxb Quân Đội Nhân Dân - Hànội 1976
    15) J.J. Clarke – Advice and Support – The Final Year 1965-1973 – US Gorvernment Printing Office – WA/DC 1988
    16) Phạm Kim Vinh – Cái Chết của Nam/Việt Nam (những trận đánh cuối cùng) trang 342-344-345, nxb. Xuân Thu – California 1988
    17) Vanuxem – La Deuxième Mort du Viet Nam – trang 44, nxb. Paris 30/4/1975
    18) Trần văn Trà - Kết thúc chiến tranh 30 Năm - nxb. Văn Nghệ TP/HCM 1983
    19) Bùi Diễm & Chanoff - In the Jaws of History – nxb. Houghton Mifflin – Boston 1987 – University Press – Indiana 1999 – Gọng Kềm Lịch Sử, nxb. Phạm Quang Khải năm 2000.

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Những giờ phút cuối cùng của Quân Đoàn IV
    Phạm Cơ Thần




    Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV + Quân Khu 4
    30 tháng 4 1975

    Sau những hốt hoảng hoang mang sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu 4, đă trăi qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ đợi những ǵ sẽ xảy đến.

    Lúc 10.30 giờsáng một buổi họp tham mưu của Quân Đoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu 4, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà B́nh, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu , các trưởng pḥng và trưởng ban c̣n ở lại và với sự hiện diện đầy đủ của các vị tư-lệnh của 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật. Thiếu tướng Tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đă lặp lại những ǵ tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đă nói :" Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao".Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của ḿnh ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên. Riêng tại BTL/QĐIV các công vào bộ tư lệnh vẫn c̣n lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm pḥng thủ xung quanh Quân Đoàn do sĩ-quan , HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn c̣n giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ iền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nhưng lênh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lư v́ đă đầu hàng rồi c̣n ở tiền đồn để làm ǵ nữa nên tội liên -lạc với gia-đ́nh của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đ̣ để đưa các anh về.

    Cách vài tháng trước tháng 4 1975 thiếu tướng Nam đă cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lư do tăng cường thêm quân số cho các Sư Đoàn v́ với tính chất lưu động của Sư Đoàn bộ binh đánh địch rất hiệu quả hơn là đơn vị cố định địa-phương.
    Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn IV được tạm thời đăt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Đoàn IV. Ngoài ra, tướng Nam c̣n chỉ thị xây lại các công sự pḥng thủ kiên cố tại trại Cữu Long cạnh Sân Vận động Cần Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điềm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bải đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y Phan Thanh Giản.
    Trong một buổi họp mật của Bộ Tham Mưu Quân Đoàn , tướng Nam cho biết trại Cữu Long sẽ là điểm di tản của Quân Đoàn nếu v́ t́nh h́nh chiến sự chính quyền trung ương phải rút về Cần Thơ ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiếc lộ; môt số người dự đoán sẽ là môt nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam c̣n chỉ thị Tiểu-Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn IV làm một lá cờ trắng và pḥng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẳn-sàn xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-g̣n mất về tay địch.

    Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc Tướng Nam th́ hành theo. Sau buổi họp Quân Đoàn mọi người nhốn nháo chạy ngượi chạy xuôi hoang mang đến cùng cực ; riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV; thật ra một tuần trước đó tôi có ư định ra đi , đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lảnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ, trong những ngày sắp ra đi nghĩ đến phải bỏ lại đồng-đội, gia-đ́nh, cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi ḷng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất th́ ḿnh bị mang tội đào ngũ !

    Trước 30-4 vài ngày có một số sĩ quan Quân đoàn trốn đi bằng phi cơ di tản của Hoa kỳ tại Saigon, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong một buổi họp tham mưu ông nói : Tôi biết có một số anh đă ra đi, một số có ư định sẽ đi nhưng tôi hỏi các anh các anh ra nước ngoài các anh làm được ǵ? Không ai lột vỏ sống đời ! th́ tại sao không chọn ở lại với viên đạn cuối cùng để bảo vệ quê hương. lời tướng Nam đă giúp cho tôi dứt khoát bỏ ư định ra đi.

    Sáng ngày 29-4 1975 Toà tổng lảnh sự Cần thơ với ông Tổng lảnh sự Francis Terry Macnamara đă không theo lệnh di tản bằng trực thăng của ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n,, ông này đă gan dạ tự tổ chức di tản bẳng đường sông, theo ḍng sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đ́nh người Việt thoát đi từ Cần Thơ.

    Đêm 29-4 tôi ngũ tại chổ làm , doanh trại Quân Đoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi Nguyễn Văn Duyệt vừa cho hay :

    -Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ng̣i sắp đi mày hảy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao , hiện tao thấy có nhiều sĩ quan quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông Tư lệnh của mày nữa.

    Tôi trả lời :

    - Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi , mày check kỹ lại xem.

    Duyệt trả lời :

    Ông Tướng này đeo có 1 sao và to con.

    Tôi biết ra ngày là ai :Chuẩn Tướng Chếch Dzềnh Quay Tham mưu Trưỡng Quân Đoàn 4; tôi trả lời Duyệt là tôi đă dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi lại v́ vợ con c̣n kẹt lại ở Miền Trung.

    Khoảng 4 ǵờ chiều ngày 30 tháng 4 1975 tối thấy Chuẩn tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn pḥng của Pḥng 1, Pḥng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Đoàn; vài phút sau toán quân canh gát của Tổng Hành Dinh tập họp lại và chuẩn bị làm lể hạ quốc kỳ xuống. Buổi lể này giống buổi lể hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, thông thường buổi hạ quốc kỳ vào buổi chiều không có các sĩ quan nào muốn tham dự, nhưng chiều nay mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng sẽ không bao giờ có dịp nh́n thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.
    Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự , Tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên .Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống trên gương mặt mọi người đều rưng rưng nước mắt
    Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại , các sĩ-quan Tham Mưu tuy một số đă ra đi nhưng đa số c̣n ở lại; pḥng 6 Quân đoàn các sĩ quan Truyền Tin ở lại đầy đủ; pḥng 3 , pḥng 2 , pḥng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan c̣n ở lại.
    Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuất cả quân đoàn như kế-hoạch di tản đă chuẩn bị trước đây vẫn c̣n kịp v́ sư hiện diện đầy đủ của 3 Sư Đoàn Bộ Binh và các quân binh chủng . Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn c̣n nguyên vẹn lảnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản vẩn chưa làm ǵ được.Về Truyền Tin , Pḥng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt đồng điều ḥa tính đến chiều tối ngày 30-4.
    Trong hồi kư " Sự Thật về Cái Chết Của tướng Lê Văn Hưng "của bà Phạm thi Kim Hoàng phu-nhân của chuẩn tướng Lê Văn Hưng trong đó bà kể v́ sự phản bội của 1 đại tá An Ninh Quân đội đă mang theo kế hoạch hành quân di tản của Quân đoàn 4 với phóng đồ hành quân và đặc lệnh Truyền Tin nên nên tướng Nam và tướng Hưng không thể hành quân được ! . Theo tôi nghĩ việc này không đúng v́ An Ninh Quân Đội không thể là cơ quan phụ trách làm kế-hoạch hành quân; mọi cuộc hành quân được quyết định bởi tư lệnh của cấp đơn vị đó như trong trường này cuộc hành quân cấp Quân Đ̣an phải do Tư Lệnh Quân Đoàn quyết đinh sau khi có y-kiến của Bô tham mưu:Pḥng 3 nắm rỏ t́nh h́nh các đơn vị bạn Pḥng 2 báo cáo t́nh h́nh và vị trí địch, Pḥng 4 phụ trách tiếp vận, pḥng 6 lo về liên-lạc truyền tin . Pḥng 3 làm lịnh hành quân ban hành ra trên giấy tờ mật với phóng đồ hành quân và nhiệm vụ của từng đơn vị tham dự, pḥng 6 làm đặc lệnh tuyèn tin .Thông thường lịnh miệng được đưa ra trước tư-lệnh quân đoàn ra lệnh miệng trực tiếp với các tư lệnh sư-đoàn và quân binh chủng tham dự, các pḥng ban liên hệ của Quân Đoàn và Sư Đoàn cũng lạc liên-lạc bằng điện-thoại nhanh chóng thông báo cuộc hành bằng những ám hiệu mật trước khi gửi giấy hay công điện xác nhân sau.
    Xin mở một dấu ngoặc ở đây về tin tức khởi đầu cuộc hành quân được tuyệt đối giữ bí mật, ở cấp Quân Đoàn và Sư Đoàn, các tư-lệnh được trang bị một máy điên thoại Bảo Mật do Hoa-kỳ cung cấp điện thoại này dùng như điện thoại thông thường khác nhưng có thêm một bộ phân đặc biệt có một nút mật trên máy .Khi cần nói chuyện mật th́ ấn nút này xuống tiếng nói được mă-hoá (encoding) trước khi chuyển đi qua các đường liên-lạc , nếú có bị địch chận đường dây để nghe lén th́ không nghe được ǵ cả , v́ âm thanh đă bị trộn lẩn lộn cao thấp nghe như tiếng hú . Máy bảo mật ở người nhận sẽ làm nhiệm vụ bạch-hoá (decoding) đổi âm thanh nhận được thành tiếng nói nghe được như b́nh thường.
    Tóm lại tướng Nam muốn làm một cuôc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn c̣n kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc Quân Đoàn IV với 3 Sư-đoàn mà quân số c̣n nguyện vẹn và c̣n bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đi qua Thái Lan (qua ngỏ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot , khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia). Nếu điều này xảy ra Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ c̣n kéo dài và chuyện ǵ sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? và rồi liệu người ban đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đă từng làm trong quá khứ hay không ?: bất cứ chổ nào có cuốc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều có được Hoa Kỳ có họ trợ giúp.

    6 giờ tối ngày 30-4-75.
    Tôi và một số quân nhân ngồi tại câu lạc bộ Quân Đoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn c̣n đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1 giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đă vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và láy xe về nhà dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngư hoan-hô Việt Cộng.



    Chuẩn tướng Lê Văn Hưng Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

    Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đă tự sát trong đêm 30-4-75, những Phan Thanh Giản của thế kỷ 20, đă nằm xuống với khí phách anh dũng, bất khuất và kiên cường của người chiến sĩ Công-Hoà thề chết để bảo vệ quê hương . Miền Nam mất, tự-do , dân chủ và dân quyền , ngục tù của quỹ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.

    Sau 30 năm nhớ lại Quân Đoàn IV, nơi mà tôi đă phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đă bỏ ḿnh để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tư do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Đông Nam Á. Nếu không có tiền đồn Việt Nam Cộng Ḥa th́ các nước lận cận như Thái Lan, Mă Lai và Indonesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50 -60.
    Ngày nay Đế quốc đỏ Liên-sô đă bị tan rả mà không một ai có thể đoán trước, Chũ-nghĩa Cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Đông Âu đă mau chóng cởi bỏ chũ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đă nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản v́ khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên sô tan rả th́ họ quay mặt rất nhanh khác với nước cộng sản c̣n sót lại như Cuba , Trung cộng và Việt Nam đă tự động đem chủ nghĩa này về áp đặt lên đất nước của ḿnh.
    Cầu mong rồi đây Cộng-sản Trung quốc , Việt Nam và Cuba cũng tan rả luôn .Tự-do,dân chủ và nhân quyền sẽ sớm trở lại cho nhân dân Viêt nam.


    Phạm Cơ Thần
    20-4-2005

    ----------------------------------

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 16-02-2013, 12:19 PM
  2. Replies: 17
    Last Post: 30-05-2012, 03:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 16-04-2011, 03:34 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 14-01-2011, 05:29 AM
  5. Bữa Cơm Gây Quỹ Tương Trợ Thương-Phế Binh QLVNCH Tại Quê Nhà.
    By phamthangvu in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 18-10-2010, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •