Page 1 of 7 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 61

Thread: Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ


    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa





    1. Lời giới thiệu của người dịch

    Đối với người dân Miền Nam Việt Nam, ngày 30/4 là một ngày dài, bi thảm! Tuy quân dân Miền Nam đă chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ đất nước đến giờ phút cuối cùng, nhưng hầu hết Quân Dân Cán Chính Miền Nam vẫn chưa hiểu được ....

    Tại sao TA mất nước ?

    Dĩ nhiên phải có những nguyên nhân xa, nguyên nhân gần với những hậu quả chánh trị và quân sự của nó, phải có những lư do chủ quan và khách quan dẫn tới ngày 30/4/75.

    Cho dù may mắn chạy thoát được nanh vuốt của bọn quỷ đỏ trước hay sau ngày bộ đội Miền Bắc dùng chiến xa T.54 của Liên Xô ủi sập hai chữ "Độc Lập" của Miền Nam Việt Nam , hay không may mắn hơn phải bị cộng sản lùa đi lao động khổ sai hằng chục năm dài đau khổ từ biên giới Trung Quốc đến mũi Cà Mau, gần như hầu hết quân dân cán chính chúng ta sau giây phút bàng hoàng ngơ ngác chiếu ngày 30/4 với sự có mặt của anh bộ đội Miền Bắc ngay tại SaiGon, tất cả đều đă giải đoán sai hết về câu hỏi

    Tại sao chúng TA mất nước ?

    Có hơn "một ngàn lẻ một" câu trả lời: "Tại, Bị, Song le, V́ bởi, Lẽ ra " ... v.v. và v.v.. nhưng tôi nghĩ là chúng ta mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau, như người mù chỉ được người ta cho sờ có mỗi một bộ phận nào đó của con voi thôi th́ làm sao người đó tả lại đúng h́nh dáng và kích thước của con voi được ?

    Do đó lần lượt chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả một vài tác phẩm mà hôm nay là quyển "Tháng Tư Nghiệt Ngă" (nguyên tác: "CRUEL AVRIL") của tác giả người Pháp: Olivier Todd.

    Tác phẩm nầy được xuất bản vào tháng 11 năm 1987 tại Pháp.

    Tác giả là một phóng viên, một nhà báo có tên tuổi đă từng cộng tác với các tờ báo lớn ở Hoa Kỳ và Pháp, nên đă theo dơi được gần hết các biến cố chánh trị , quân sự cũng như xă hội tại hai miền Nam Bắc trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam.

    May mắn hơn ông c̣n có nhiều liên hệ mật thiết với các bạn đồng nghiệp Pháp, Mỹ, Liên Xô, Đông Âu, và ngay cả Việt Nam : Việt Nam Cộng Ḥa, cộng sản Bác Việt và MTGPMN. Nhờ đó tác giả có cái nh́n bao quát hơn, thấy rơ hơn chúng ta mọi nguyên nhân xa gần nhất là về chánh trị và hậu quả của từng sự việc, đặc biệt theo sát được diễn biến của t́nh h́nh quân sự ở Miền Nam trong suốt thời gian 4 tháng đầu năm 1975.

    Đặc biệt hơn nữa là trước 75, tuy không thuộc hẳn thành phần chống chiến tranh như Jane Fonda hay Ngô công Đức, nhưng ông có tư tưởng tự do phóng khoáng nên ít hay nhiều bị ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền quy mô , dai dẳng và có hiệu quả của tập đoàn cộng sản quốc tế hỗ trợ cho cộng sản Bắc Việt , nên ông đă có một cái nh́n thiện cảm về "nền ḥa b́nh" mà cộng sản Việt Nam đă vẽ ra và đ̣i hỏi để lấy đó làm chiêu bài dối gạt dư luận quốc tế về mục tiêu của cuộc chiến xâm lăng của họ, một cái nh́n khác hơn cái nh́n thực tế của chúng ta là những người trong cuộc, đă và đang ra sức chống lại làn sóng xâm lăng của cộng sản quốc tế mà CSVN chỉ là một đạo quân tiền phong.

    Giống như vợ chồng nữ tài tử Jane Fonda và các nhóm người "chống chiến tranh đ̣i ḥa b́nh", về sau nầy tác giả may mắn thấy được thế nào là "ḥa b́nh" kiểu xă hội chủ nghĩa qua sự thật trần truồng được phơi bày rơ ràng trước cả thế giới, từ thái độ đến hành động của cộng sản đối với người dân Miền Nam Việt Nam trong hơn một thập niên sau khi Sai Gon thất thủ năm 1975, ông chợt nhận ra sự thật phũ phàng, tuy có hơi muộn.

    Từ đó ông có một lăng kính khác hẳn với quyển "Cruel Avril" mà chúng tôi tạm dịch là "Tháng Tư Ngiệt Ngă" xuất bản năm 1987, ông thấy rơ nguyên nhân sâu xa và thầm kín của cuộc chiến xăm lăng bạo tàn do cộng sản tạo dựng ra ở Việt Nam, thấy được hậu trường chánh trị của cả phe cộng sản từ Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở Miền Bắc đến công cụ tay sai của họ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam. Nhờ đó ông cũng đă thấy được nổ lực chống cộng sản và chánh nghĩa sáng ngời của quân dân cán chính Miền Nam .... nên quyển sách nầy rất có giá trị về mặt lịch sử, một lịch sử suốt chiều dài của hậu bán thế kỷ 20 mà cộng sản Bắc Việt đang cố ra sức bẻ cong, viết theo ch́u hướng "yêu nước" và "anh hùng dân tộc" của họ, hầu che đậy kỹ và chạy tội với hậu thế hành động bán nước hại dân, làm tay sai cho đệ tam quốc tế cộng sản . .....

    Chúng tôi xin chân thành giới thiệu tác phẩm nầy với các bạn "yêu nước mà không yêu xă hội chủ nghĩa" ở hải ngoại cũng như ở trong nước, nhất là đồng bào ở Miền Nam Việt Nam của chúng ta, để trả lờ́ cho hằng ngàn thắc mắc có khi đến giờ nầy vẫn không hiểu

    " Tại sao ta mất nước "

    Văn của tác giả Olivier Todd là lối văn phóng sự của một nhà báo và đôi khi của một nhà b́nh luận chánh trị, nên có nhiều đoạn chúng tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới nắm được ư chính của tác giả. Dù vậy, chúng tôi cũng cố gắng với số vốn nghèo nàn về Pháp văn của ḿnh trong công tác chuyển ngữ, vừa giúp độc giả thấy được và nắm được từng sự việc, sự kiện lịch sử để giải tỏa thắc mắc của ḿnh, nếu có, vừa ghi lại những sự kiện chánh trị cũng như quân sự có liên quan đến lich sử trước và trong ngày mất Miền Nam Việt Nam 30/4/1975, cốt không để cho cộng sản Việt Nam bóp méo được lịch sử theo ư đồ bất chính đến ma giáo của họ.

    Chúng tôi xin chân thành đón nhận tất cả những ư kiến xây dựng và sửa chữa của quư độc giả xa gần để bản dịch ngày càng chính xác hơn, trước khi xuất bản.

    Người dịch: Dương hiếu Nghĩa

    Cựu đại tá QLVNCH

    -----------------------------------------------------------------

    2. Lời giới thiệu của nhà xuất bản và tác giả Olivier Todd



    30 tháng 4 năm 1975

    Một ngày lịch sử đen tối của thế kỷ 20 , một ngày không bao giờ quên được đối với tất cả đồng bào Miền Nam Việt Nam. ....

    Ngày đó "quân đội nhân dân" Miền Bắc của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (bộ đội Bắc Việt) tiến vào Sai Gon.

    Ngày đó coi như cuộc chiến 30 năm chấm dứt, một cuộc chiến dai dẳng mà cộng sản Việt Nam theo đuổi bằng mọi giá, ..... dưới chiêu bài "đánh Pháp giành độc lập", và "chống Mỹ cứu nước" nhằm đuổi họ ra khỏi bán đảo Đông Dương .. bất chấp sự chết chóc, đau thương thống khổ của người dân Việt, để cuối cùng dâng trọn đất nước Việt Nam cho Liên Xô, một pháo đài trung ương của vùng Đông Nam Châu Á ...

    ..

    Ba tháng cuối cùng của tấn bi kịch lịch sử hiện đại nầy được tác giả Olivier Todd tường thuật đầy đủ một cách sống động và độc giả sẽ nhận diện được từng nhân vật bị lôi cuốn hằng ngày theo biến cố nầy, và từng sự việc có liên quan đến t́nh h́nh chánh trị quốc gia và quốc tế.

    Ông Olivier Todd, sanh năm 1929 tốt nghiệp đại học Sorbonne (Pháp) và Cambridge, Belligue (Anh) là cộng sự viên của đài BBC, của tuần báo Times, Newsweek (Mỹ), là một phóng viên của tờ Nouvel Observateur (Pháp), là tổng biên tập viên của tờ l'Express (Pháp) và là tác giả của nhiều tiểu thuyết có giá trị như : "L'année du crabe" (Năm con cua) hay "Les canards de Ca Mau" (Vịt Cà Mau) v.v.. Ông là một sử gia hiện đại, một trong rất ít nhà báo Tây Phương may mắn theo dơi sát được cuộc chiến từ Hà Nội, SaiGon đến vùng bưng biền của Việt Cộng. Rất quen thuộc Việt Nam và nhiều thủ đô của các quốc gia khác ông sẽ đưa độc giả đến các chiến trường sôi động như Phước Long, Kontum, Pleiku, Hué, Đà Nẵng, từ các vùng ngoại ô đến trung tâm Sai gon, Washington, Moscou và Paris. ..,; đến gặp tất cả những nhân vật sống, đang hoạt động lúc bấy giờ, từ Nguyễn văn Thiệu đến Gerald Ford, Kissinger, Vơ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng, Dương văn Minh v.v... , từ các chiến binh đến những nạn nhân đau khổ của chiến cuộc... Và cuối cùng đến thảm trạng ngày 30/4/75...

    Do đó "Tháng Tư Nghiệt Ngă" sẽ được xem như một bản tường thuật đầy đủ và chính xác nhất về những ngày khủng khiếp dẫn tới ngày 30/4/75, ngày báo hiệu cho một màn đêm dài vô tận và c̣n khủng khiếp hơn nữa cho dân tộc Việt Nam .

    Nhà xuất bản robert Laffont - Paris

    Lời Tựa

    Quyển sách nầy mô tả những tấn thảm kịch của loài người , những toan tính ngoại giao, những chiến lược quân sự và những vận dụng chánh trị từ Hà Nội đến Hoa thạnh Đốn xuyên qua Mạc tư Khoa, Balê.. và nhiều thành phố khác, để cuối cùng dẫn đến sự thất thủ của SaiGon ngày 30/4/1975, hai mươi mốt năm sau trận chiến Điện biên Phủ.

    Quyển sách nầy tường thuật lại diễn tiến trong 4 tháng đầu của năm 1975 nghiệt ngă.

    Thông thường theo kư ức t́nh cảm của mỗi dân tộc, dưới con mắt lạnh nhạt của sử gia, th́ đôi khi chuyện một thành phố bị mất đi hay được chiếm lại trong cuộc chiến .. chỉ là một bóng mờ của một thời gian nào đó thôi. Nhưng khi mà một thành phố được gọi là thủ đô, được xem là trung tâm đầu năo cuả hệ thống hành chánh, tài chánh, văn hóa và quân sự mà bị địch chiếm, th́ sự chiếm đó có nghĩa là địch đă chiếm được chánh quyền !

    Năm 146 trước công nguyên thành phố Corinthe bị mất về tay người La Mă th́ tức là nền độc lập của dân tộc Hy Lạp (Grec) không c̣n nữa...

    Nă phá Luân rút quân khỏi Mạc tư Khoa năm 1812 cũng được coi như nước Pháp thất trận.

    Nhiều thủ đô đă bị chiếm đóng, như Ba Lê năm 1914 và 1940 mà c̣n có được những cuộc chiến đấu anh dũng như trận La Marne mới được coi như thành phố đó chỉ bị mất về tay quân thù. Tại Âu Châu, khi người lính của Staline kéo lá cờ đỏ lên Trụ sở Quốc Hội Đức ở Bá Linh, là Tây Âu coi như phải thần phục Đông Âu, cũng như ở Á Châu khi Nhật Bản chiếm đóng Singapore vậy.

    Hơn 10 năm sau khi bị thất thủ, SaiGon được xem là tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử chủ yếu hàng đầu: được sự yểm trợ của Liên Xô, Trung Cộng và các nước cộng sản chư hầu khác, một nước chuyên chính nhỏ bé như Bắc Việt đă buộc một quốc gia dân chủ hùng mạnh như Hoa Kỳ phải tháo chạy, đánh dấu cuộc chiến thắng của một xă hội độc tài khép kín đối với một xă hội tự do cởi mở, một cuộc chiến thắng đối với hệ thống Tự Do Dân Chủ.... Chiến thắng vĩnh viễn ư ? Người ta c̣n nghi ngờ, nhưng một dẫn chứng lịch sử rất giản dị làm cho người ta phân vân : cho tới giờ nầy khi đă bám trụ được rồi th́ người cộng sản chính thống h́nh như không bao giờ muốn nhả ra nữa.

    Đă có nhiều sự lưỡng lự rụt rè và hành động rời rạc từ chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Việt Nam.

    Không có một b́nh luận nào vô tư hết, mà cũng không thể hoàn toàn thu ngắn từng chữ trong diễn tiến của sự việc được,. Ngay như căn cứ trên tài liệu, nhân chứng, phúc tŕnh, công điện, hay những bản tường tŕnh của phóng viên, các bài phóng sự truyền thanh, phim ảnh, thư từ, báo chí..., một nhà báo đang góp nhặt sự việc trong ngày hay một sử gia đang gom góp từng sự kiện trong năm cũng không ai có thể bỏ qua tính cách chủ quan được khi phải chọn lọc và sấp xếp các sự kiện lại để viết sử cho Lịch Sử. Điều nầy hoàn toàn không có nghĩa là không "vô tư hay chủ quan".

    Cuộc vận động trên báo chí và phương thức viết sử chính yếu không khác nhau mấy. Người viết sử có không gian và có thời gian rộng răi , c̣n người làm báo th́ có thể dựa trên những câu hỏi của người trong cuộc, cùng thời với ḿnh. Cả hai người đều phải làm việc với sự nhạy bén của ḿnh, một sự nhạy bén mà họ cần phải có, phải biết và phải kiểm soát được.

    Tôi không hiểu tại sao tôi lại muốn thấy và nh́n lại hằng loạt biến cố hỗn tạp của năm 75 nầy?

    Tôi đă theo sát cuộc chiến nầy từ năm 1965 cho đến năm 1973. Như các bạn tôi, hơn mọi cuộc chiến khác, cuộc chiến nầy đánh mạnh vào tâm tư của tôi, với tất cả ư nghĩa của nó. Mặc dầu có đặc quyền ưu đăi của một nhà báo, tôi xin chiếu khán vào Hà Nội rất khó khăn, trái lại với SaiGon th́ rất dễ dàng và nhất là tôi và ông bạn Ron Moreau phóng viên của tờ Newsweek tại SaiGon, năm 1973 chúng tôi đă vào được vùng đất của Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam ở Cà Mau.

    Chúng tôi không thông báo trước , không được hướng dẫn viên đưa đi. Ron Moreau nói thạo tiếng Việt đến độ biết chơi chữ để làm vui các chiến binh Việt Cộng, phần tôi th́ biết nói tiếng Miền Bắc: chúng tôi làm việc chung với nhau.

    Quan điểm của tôi về cuộc chiến thay đổi tận gốc. Những sự bực bội của tôi từ những lần viếng thăm Miền Bắc năm trước đă bùng lên dữ dội như chất hóa học. Tôi rời khỏi Việt Nam, tin chắc là tôi đă bị gạt: với một vài dè dặt nào đó tôi đă bênh vực cho cái gọi là "phong trào giải phóng quốc gia" với mục tiêu giai đoạn gọi là chiến đấu chống đế quốc thực dân xâm lược. Sau đó tôi khám phá hơi trễ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là cánh tay của chánh phủ cộng sản Miền Bắc được trang bị và nhồi nhét ư thức hệ xă hội chủ nghĩa. Có thể một phần nào đó tôi là một nạn nhân của cái mà Jean Francois Revel gọi là :sự cám dỗ của vấn đề" Để giải thích cho Edgae Morin, dù muốn dù không tôi đă tranh đấu để đến ở SaiGon, một thể chế mà chúng tôi đă từng có lần lên án tại Prague (Tiệp Khắc) và Budapest (Hung gia Lợi). Xuyên qua cảm t́nh của chúng tôi đối với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước kia và Hà Nội sau đó , chúng tôi đă gần như rơi vào cánh tả không cộng sản một cách dại dột và mù quáng. Sự nhận xét của chúng tôi về thể chế cộng sản mà trước tiên là Bắc Việt suưt chút nữa chúng tôi đă coi họ là thiên thần. Sự hoan ngênh của chúng tôi về các chế độ chống cộng, và trước hết là chế độ của chánh phủ Miền Nam Việt Nam xoay qua thành một điều quỉ quái. Chúng tôi không coi Hồ chí Minh là thiên thần mà cũng không coi Nguyễn văn Thiệu là Ác Quỉ. Chúng tôi chỉ mơ về một "chủ nghĩa xă hội có nhân tính" ở vùng Đông Nam Á.

    Và c̣n không ít người đang mơ ước hăo huyền như vậy .

    Với hai chữ Việt Nam, có nhiều h́nh ảnh và nhiều khuôn mặt hiện trở lại trong trí tôi, hết sức lộn xộn.

    - Đây là một sĩ quan Hoa Kỳ trên núi Bà Đen, chỉ huy một đơn vị lính đánh thuê người Cam Bốt; đây là anh Nguyễn Minh, thông dịch viên của tôi ở Hà Nội , lần đầu tiên tôi đến thủ đô khốn khổ của Miền Bắc, anh Minh giúp Gerard Chaliand và tôi qua khỏi khó khăn trên Quốc lộ 1, lúc các oanh tạc chiến đấu cơ Mỹ đang có mặt trên không phận; kia là ông Thiệu tươi cười sáng lạng đang dùng máy Polaroid chụp ảnh cho tôi tại Dinh Độc Lập... - - Rồi đây là những nỗi kinh hoàng của cuộc chiến, những thương binh của Nam Việt Nam ở Đà Nẵng, của Bắc Việt Nam ở Phát Diệm... Giáo sĩ tiến bộ bên này, giáo sĩ tạp giáo bên kia... chỗ nào cũng toàn là trẻ mồ côi, thiếu t́nh thương, lắc lư liên tục từ trái qua phải mà triệu chứng th́ các nhi khoa Bắc sỉ đều biết rơ cả rồi; nọ là binh sĩ hai Bên, bụng th́ lo sợ mà mặt th́ vẫn thản nhiên, nh́n chung là gan ĺ...; đây là những bữa cơm nóng hổi chia xẻ với binh sỉ Hoa Kỳ hoặc Nam Việt Nam , với cán binh Bắc Việt hay Việt Cộng .. người này mời thuốc đầu lọc Winston, người kia mời thuốc lá Điện biên Phủ, và đây là Phạm văn Đồng, lănh chúa "vĩ đại" mở miệng ra là gọi anh là "bạn thân" theo giọng điệu của chánh phủ Pháp... c̣n kia là những người dân quê và dân thành thị, tất cả đều mong chờ "ḥa b́nh" nhưng không phải một nền "ḥa b́nh" như lănh đạo của họ thường quan niệm.

    Ôi êm đẹp làm sao những buổi chiều, hay buổi sáng sớm êm ả ở Miền Bắc hay Miền Nam trong thời gian ngưng tiếng súng... Đây là chánh khách Tôn thất Thiện với những bài b́nh luận trầm tĩnh và những con cá nhiệt đới của ông..., Kia là nhà lư luận Nguyễn khắc Viện đang nhồi sọ các khách du lịch ở Hà Nội ...,Cả hai ông, người nào cũng thông thạo tiếng Pháp.....

    Độc giả sẽ gặp lại trong quyển sách nầy một số nhân vật mà tôi không quên được v́ họ vốn là "con người" . Tôi không hạ thấp người Miền Bắc dù nhiệm vụ và tầm vóc của họ chỉ là thuộc những con rối không hồn và cũng không có nhân cách. Nhưng phải công nhận là họ có một ư chí cao độ, nhưng tự tôn tự đại, một loại anh hùng tính đến khó tả được và không cần biết ǵ đến thế giới bên ngoài, nhất là dư luận..

    Một mặt, nguyên tắc "chỉ huy tập thể" của cộng sản Hà Nội trong mọi hoạt động, như một con quái vật lạnh lùng từ đầu đến chân, theo công thức của Clausewictz chế ngự ba mặt trận ngoại giao, chánh trị và quân sự.

    Mặt khác, ở SaiGon, người ta nhận thấy sự hỗn tạp của một chế độ mất quân b́nh, mồ côi.. ở đó những nhân vật chủ chốt đôi khi cảm động v́ vô ư thức, nên thuờng bị rơi vào vô số cạm bẫy của những mưu mô chánh trị hay xảo thuật hành văn trong các văn bản hành chánh của nền dân chủ Hoa Kỳ.

    Người ta ngạc nhiên với những sự tiết lộ của một số phiên họp lúc nào cũng mật kín của hệ thống dân sự hay quân sự của Hà Nội. Những cuộc thảo luận, những quyết nghị, những bất đồng... đều do tác giả cộng sản tiết lộ, nhất là từ các tướng lănh Bắc Việt như Văn tiến Dũng và Trần văn Trà. Khi họ gở được " cái lưỡi cây" ra khỏi miệng th́ tha hồ mà họ ăn nói, đôi khi cũng rất thành thật và c̣n khôi hài nữa, ít nhất là trước quần chúng hay trong các tác phẩm được họ viết và xuất bản.

    Những người cộng sản Việt Nam đang làm việc tại Hà Nội hoặc ở các ṭa đại sứ, cũng giúp cho tôi tin tức. Tôi thường nói rơ các "nguồn tin" mà tôi có được. Một số "nguồn tin" muốn tôi dấu tên giùm họ, v́ họ sợ gia đ́nh của họ bị trả thù, trong số nầy có vài người Ba lan, người Mỹ và người Pháp và những người khác cũng vậy : thận trọng, khiêm nhường, thích dấu tên v́ an toàn nghề nghiệp ....

    Về tên tuổi, dù muốn tránh bị đụng chạm theo phong tục của người Á Đông, tôi cũng cố gắng để không quá cứng ngắt. Chúng tôi nói Thiệu, Minh Dương, Phạm văn Đồng, Hồ chí Minh. Theo người Việt Nam nếu viết trọn th́ tên là chữ sau cùng: Thiệu, Minh, Đồng đều là tên. Khi người ta nói Thiệu th́ cũng như người ta viết Charles để nói về tướng De Gaulle, hoặc Margaret là để chỉ cho bà Margaret Thatcher.

    Một khó khăn nữa cho mắt và tai của người Á Đông: ở Việt Nam Họ và Tên không có nhiều. Ở chỗ nầy người ta gặp ông Nguyễn cao Kỳ, tư lệnh không quân Miền Nam Việt Nam, ở chỗ khác một anh Nguyễn Kỳ, tù nhân chánh trị ở Miền Bắc . Do đó tôi chỉ dùng tên cho độc giả dễ xem. Khi một nhân vật xuất hiện lần đầu tiên tôi dùng nguyên tên họ như : Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, sau đó tôi chỉ dùng tên :Viên. Độc giả Việt Nam cũng hiểu là tôi không biết dùng 5 dấu trong tiếng Việt, nếu dùng th́ chỉ làm tṛ cười thôi.

    Một mong ước: xin độc giả của quyển sách nầy, dù đứng ở phía hữu hay phía tả, hay ở bất cứ phía nào khác, nếu được hỏi về thái độ, về quan điểm của ngày hôm qua hay của ngày hôm nay đối với Việt Nam, xin đừng có thái độ gần như muốn quên lăng. Trừ trường hợp khi một chiếc thuyền chở đầy người vượt biển t́m gặp được một hải cảng hay một chiếc tàu nào đó, chịu nhận cưu mang những người khách đáng khâm phục nầy. Ai có thể đánh giá trước một lương tâm hoàn toàn tốt ? Khi đọc lại một vài bài trong các báo bảo thủ năm 1975 chính tác giả cũng phải sửng sờ. Người ta gặp những người chống Mỹ khắp nơi .

    Đối với cuộc chiến ở Tây ban Nha, Malraux đă viết là cộng sản ủng hộ người cộng sản và phát xít ủng hộ tướng phát xít Franco, nhưng những thể chế dân chủ không giúp ǵ cho những người dân chủ hết. Những người dân chủ ở châu Âu quên những người dân chủ ở Việt Nam. Người ta không bao giờ thấy có phát xít ở Nam Việt Nam. Người phương Tây không có ǵ khác hơn trong đầu họ ngoài những h́nh ảnh của người Âu Châu . không có h́nh ảnh nào về chánh phủ dân chủ nửa vời của SaiGon.

    Sự kiện SaiGon bị thất thủ không hẳn là một bài học mẫu nhưng vẫn là một tấm gương sáng cho mọi người !

    Olivier Todd

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    3. Một vài mốc thời gian trước năm 1975

    1930:

    Hồ chí Minh thành lập "Đông Dương Cộng Sản Đảng" tại Hong Kong

    22/12/1944:

    Vơ nguyên Giáp bắt đầu mở các cuộc hành quân chống Pháp ....

    16/4/1945

    Hồ chí Minh thành lập "ủy ban cứu quốc". Bảo đại thoái vị. Chánh Phủ Lâm Thời được thành lập.

    2/9/1945

    Tại Hà Nội (có một vài sĩ quan Hoa Kỳ đứng bên cạnh) Hồ chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa

    24/9/1946:

    Tướng Leclerc đến SaiGon

    Hồ chí Minh kư với Pháp một hiệp ước theo đó Pháp nh́n nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa trong Liên Bang Đông Dương và nằm trong Khối Liên Hiệp Pháp

    1/6/1946

    Hội nghị Fontainebleau (Pháp)

    Hội nghị không tiến hành được v́ đô đốc Thierry d'Argenlieu đ̣i hỏi tách Nam Kỳ (Nam Việt) ra khỏi Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Nam Kỳ phải có thể chế tự trị riêng)

    11/1946

    Đô đốc Thierry d'Argenlieu hành quân "B́nh định", dội bom Hà Nội

    19/12/1946

    Hà Nội kêu gọi kháng chiến chống Pháp. Chiến tranh ở Đông Dương bắt đầu.

    4/1947

    Bộ đội Việt Minh rút vào chiến khu kháng chiến ở miền thượng du Bắc Việt, v́ Pháp đă chiếm xong các tỉnh thuộc Bắc Kỳ và Trung Kỳ

    5/6/1948

    Một Hiệp Ước được kư kết tại Vịnh Hạ Long, Bảo Đại trở thành Quốc Trưởng của nước Việt Nam

    14/1/1950

    Hồ chí Minh tuyên bố là chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa là chánh phủ Việt Nam hợp pháp duy nhất.

    2/1950

    Trên thực tế nước Việt Nam bị chia cắt làm hai

    3/8/1950

    Phái đoàn viện trợ và cố vấn quân sự Hoa Kỳ gồm 35 người đến Việt Nam , gọi tắt là MAAG (US Military Assistance Advisory Group)

    7/5/1954

    Diện biên Phủ thất thủ

    8/5/1954

    Tại Hội nghị Geneve, Liên Xô và Trung Cộng làm áp lực để phái đoàn VNDCCH chấp nhận vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) là ranh giới của hai Miền Nam Bắc.

    20/7/1954

    Thủ tướng Mendes France Pháp và cộng sản Việt Nam kư "Hiệp Ước Ngưng Bắn Và Đ́nh Chiến Genève 1954".

    Hoa Kỳ không kư vào bản Tuyên Bố cuối cùng.

    Cuộc chiến kéo dài gần 8 năm. Lệnh ngừng bắn có hiệu lực trên toàn cỏi Đông Dương . Hiện có 342 quân nhân Hoa Kỳ tại Miền Nam Việt Nam

    8/8/1954:

    Hơn 1 triệu dân từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam, hầu hết là người công giáo

    8/8 /1954

    Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tuyên bố tại Hoa thạnh Đốn là Hiệp Ước Genève là một "thảm họa" mở đường cho cộng sản xâm chiếm Đông Nam Á.

    20/11/1954:

    Thủ Tướng Pháp, ông Pierre Mendes France rời Hoa thịnh Đốn.

    Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập.

    Quân Đội Viễn Chinh Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam.

    Hoa Kỳ bắt đầu thay thế Pháp trong trách nhiệm trang bị và huấn luyện QĐQGVN.

    26/10/1955

    Ông Ngô đ́nh Diệm Tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Ḥa. Ông là Thủ Tướng, kiêm Quốc Pḥng và Tổng Tư Lệnh Quân Đội.

    12/1955:

    Ngoại trừ các mỏ than và hệ thống Hỏa Xa, Tất cả 150 cơ sở kỹ nghệ, thương măi khác của Pháp tại Bắc Việt đều bị quốc hữu hóa mà không có được bồi thường,

    28/4/1956

    Người binh sĩ cuối cùng của Quân Đội Pháp rời khỏi nước Việt Nam .

    Phái Đoàn Quân Sự Pháp đặc trách về Hải Quân và Không Quân sẽ rời khỏi Việt Nam một năm sau.

    Tháng 5/1959

    Các cố vấn quân sự Hoa Kỳ được gởi tới đơn vị cấp Trung Đoàn của QLVNCH.

    20/12/1960

    Hà Nội loan báo thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (FNL: Front National pour la Liberation du Sud Việt Nam )

    11/12/1961

    Những chiếc trực thăng đầu tiên của Hoa Kỳ tới Việt Nam với 400 quân nhân.

    15/10/1962

    Phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ tham chiến chống Việt Cộng

    2/11/1963

    Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đảo chánh ông Ngô đ́nh Diệm, và tuyên bố thành lập nền Đệ Nhị Cộng Ḥa . Danh xưng vẫn là Việt Nam Cộng Ḥa.

    14/7/1964

    Sĩ quan Bắc Việt được gởi vào chỉ huy các đơn vị Việt Cộng thuộc MTGPMN.

    18/9/1964:

    Hai đơn vị bộ đội Bắc Việt xâm nhập Quảng Trị, phía Nam vĩ tuyến 17

    22/2/1965

    Tướng Westmoreland xin 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào giữ an ninh cho các căn cứ Mỹ tại Đà Nẳng

    7/4/1965:

    Tổng Thống Johnson tuyên bố sẳn sàng mở những cuộc thương thảo không điều kiện nhằm chấm dứt chiến tranh

    Tháng 6/1965:

    Đơn vị Úc đầu tiên đến Việt Nam

    27/11/1965:

    Ngũ Giác Đài cho Tổng Thống Johnson biết là cần phải tăng quân số tác chiến ở Việt Nam từ 120.000 lên 400.000. và có thể lên trên nửa triệu sau đó.

    15/2/1966

    Trả lời thơ yêu cầu của Hồ chí Minh, Tổng Thống De Gaulle không muốn dính líu đến vấn đề Việt Nam : "Hai bên phải thi hành Hiệp ước Geneve 1954, chánh phủ VNDCCH phải giữ tính cách hoàn toàn trung lập.

    4/9/1966

    Qua ông William Bundy, Hoa Kỳ Bắc bỏ đề nghị của De Gaulle theo đó Hoa Kỳ trước hết phải tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam

    24 /1/ 1967

    Lệnh của Ngũ Giác Đài: Các phi công Hoa Kỳ không được phép dội bom vào các mục tiêu trong ṿng đường bán kính 9 cây số chung quanh Hà Nội .

    3/9/1967

    Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu được tái đắc cử

    30/1/ 1968

    Mồng một Tết Mậu Thân. Với sự hổ trợ của nhiều đơn vị chánh quy Bắc Việt, Việt Cộng mở cuộc tấn công vào 37 tỉnh thị trấn quan trọng của Việt Nam Cộng Ḥa, chiếm Hué, Dalat, Kontum và Quảng Trị. Tại Saigon, 19 tên Việt Cộng chiếm giữ trong 6 tiếng đồng hồ một phần của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ.

    10/2/1968

    Cuộc "Tổng công kích" nầy hoàn toàn bị thất bại mặc dầu giữ được Hué gần1tháng.

    Trên phương diện thuần túy quân sự, cuộc tổng công kích nầy là một thất bại lớn của Bắc Việt. Nhưng trên phương diện chánh trị và tâm lư th́ rất tai hại cho Hoa Kỳ.

    Tháng 5/1968

    Phái đoàn Thương thuyết Bắc Việt đến Paris.

    5/5/1968:

    Cộng Sản mở cuộc Tổng công kích đợt 2

    9/5/1968

    Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng mặc dầu Hoa Kỳ thương thuyết với địch, nhưng ông không bao giờ nh́n nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

    10/6/1969

    Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam được thành lập (GRP).

    25/1/1972

    Tổng Thống Richard Nixon tiết lộ rằng Henry Kissinger đă mật thương thuyết với Bắc Việt từ năm 1969 ngay tại Pháp.

    21/2/1972

    Tổng Thống Nixon đi Trung Quốc. Gây bất măn cho giới lănh đạo Bắc Việt

    30/3/1972

    Quân Đội Bắc Việt mở cuộc tấn công quy mô vào Miền Nam Việt Nam.

    4/4/1972

    Hoa Kỳ tái dội bom Bắc Việt sau thới gian ngừng dội bom 3 năm rưởi.

    22/5/1972

    Tổng Thống Nixon đi Liên Xô.

    8/10/1972

    Tại Paris thương thuyết gia Bắc Việt Lê đức Thọ lần đầu tiên chấp thuận một kế hoạch theo đó họ không loại bỏ Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.

    12/12/1972

    Tổng Thống Thiệu luôn phản đối "nền ḥa b́nh giả hiệu" được toan tính ở Paris.

    16/12/1972

    Kissinger cho biết là cuộc thương thuyết rơi vào bế tắt.

    18/12/1972

    Hoa Kỳ tái dội bom xuống Bắc Việt bằng B.52 và các oanh tạc chiến đấu cơ khác.

    8/1/1973

    Kissinger và Lê đức Thọ đạt được thỏa thuận tại Paris

    15/1/1972

    Hoa Kỳ ngưng dội bom xuống Bắc Việt

    21/1/1973

    Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đồng ư kư tên vào Hiệp Định Paris.

    15/3/1973

    Hoa Kỳ gởi một kháng thư đến Hà Nội về việc Miền Bắc cho xâm nhập bất hợp pháp bộ đội và chiến cụ vào lănh thổ Miền Nam Việt Nam .

    Kissinger đề nghị với Tổng Thống Nixon tái oanh tạc Miền Bắc . Nhưng ông Nixon từ chối.

    29/3/1973

    Những tù binh Hoa Kỳ cuối cùng được trao trả tại Hà Nội

    3/4/1973

    Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Thiệu gập nhau tại San Clement, Californie

    25/4/1873

    Cuộc bàn cải giữa hai bên Miền Bắc và Miền Nam về tương lai của nước Việt Nam tại La Celle Saint Cloud (Paris) bị bế tắc.

    15/8/1973

    Quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ được thi hành: cấm dội bom và cấm mọi "hành động quân sự" của Hoa Kỳ ở vùng Đông Nam Á Châu.

    16/10/1973

    Giải Nobel về Ḥa B́nh được trao cho Kissenger và Lê đức Thọ. Lê đức Thọ từ chối.

    9/8/1974

    Tổng Thống Nixon từ chức, Phó Tổng Thống Gerald Ford lên thay.

    3/12/1974

    Cơ quan t́nh báo Miền Nam Việt Nam ước tính là cộng sản sẽ tiếp tục mở các cuộc tấn công qui mô vào Miền Nam

    31/12/1974

    Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa tuyên bố con số 80.000 thương vong trong năm 1973, cao hơn tất cả trong những năm chiến tranh ...


    -------------------------------

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa



    4. Chương 1 - Hà Nội - Sài G̣n : 1789 km

    Ngày 1 tháng giêng 1975,

    Vào khoảng 6 giờ, giờ SaiGon, ngày 1/1/75 (theo âm lịch Việt Nam, năm Dần, tháng Sửu, giờ Mẹo) 19 quả đạn pháo sản xuất từ Liên Xô, được rót vào tỉnh Biên Ḥa,... một thành phố nằm về hướng Bắc của SaiGon chừng 20 kms. Một quả pháo rơi trúng vào mái nhà tranh của anh Nguyễn văn Bé. Anh chết ngay tức khắc. Là một thanh niên mới 16 tuổi, anh Bé là một thường dân đầu tiên bị pháo kích chết trong năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam. Anh Bé ước mơ sẽ là một kỹ sư hóa học....

    Trên nguyên tắc, kể từ ngày 27 tháng giêng năm 1973, đúng 0 giờ GMT, th́ "Hiệp Định Balê về ngừng bắn và tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam " bắt đầu có hiệu lực và Hai Bên phải ngừng bắn.

    Theo thống kê đứng đắn của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ th́ trong năm 1974, đă có 14.000 binh sĩ Miền Nam và 7000 thường dân tử thương v́ các hoạt động quân sự. Về phía Bắc Việt người ta đếm được 57.000 chết trận và một số xác chết khác nữa trong thời gian ngừng bắn giả hiệu nầy.

    Ngày hôm đó, Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ (nằm sát vách Ṭa Đại sứ Pháp), đă không nhận được một công điện nào quan trọng từ Nhà Trắng (Tổng Thống) cũng như từ Bộ Ngoại Giao. Ông bà Tổng Thống Gerald Ford th́ đang nô đùa với tuyết chung quanh một lâu đài ở dảy núi Rocheuses. C̣n ông Tổng Trưởng ngoại giao Kissenger th́ cùng ông Phó Tổng Thống Nelson Rockefeller đang nghỉ mát ở vùng nắng ấm Porto Rico.

    Trên lầu một của Toà Đại sứ Mỹ ở SaiGon các viên chức ngoại giao thuộc pḥng chánh trị cũng như các nhân viên thuộc pḥng t́nh báo (CIA) ở từng trên cùng, đang phân vân. Người th́ đoán là năm nay có thể được yên tĩnh, người th́ lo ngại. Hồi tháng chạp, phúc tŕnh của pḥng nh́ đă ước tính t́nh h́nh rơ rệt lắm rồi: "lực lượng quân sự của cộng sản ở Miền Nam mạnh hơn bao giờ hết. Ước tính có thể cộng sản sẽ tung một phần của lực lượng trừ bị chiến lược của họ để thọc vào những yếu điểm chính trong hệ thống diện địa của Miền Nam . Và không biết chừng cộng sản cũng có thể sẽ chuyển qua thế tổng tấn công." Dành cho những người có tư tưởng chủ bại !

    Bản phúc tŕnh giải thích tiếp : Cân nhắc kỹ lại th́ chúng tôi nghĩ là họ sẽ không làm thế đâu. Hà Nội thích t́m mục tiêu trong mùa khô ráo để tấn công trên cả hai mặt chánh trị và quân sự để tránh nguy cơ có thể gây tổn thất cho cuộc tổng tấn công." Dành cho những người lạc quan!

    Những sự phân tách của nhóm t́nh báo nầy căn cứ trên nhiều yếu tố, nhất là yếu tố thời gian. Từ nhiều thế kỷ, ở Việt Nam những trận chiến có tính cách quyết định thường được tiến hành trước mùa mưa. Bắt đầu từ tháng 5 dương lịch. Lúc đó ở vùng Cao Nguyên nước chảy mạnh với những con suối đầy nước. Đất ở vùng rừng trở nên sốp, c̣n ruộng ở đồng bằng th́ ngập nước, nên các xe vận tải, pháo binh, chiến xa đều bị lún śnh khó di chuyển được . Trên trời th́ mây đen dày đặc trực thăng thường khó bay và nhất là phi cơ. Đất, nước và không gian liên kết với nhau khiến cho con người khó mà di chuyển và chiến đấu. Mùa mưa thường giúp cho địch quân có th́ giờ ngơi nghỉ lấy sức lại. Ba chục năm đánh nhau người anh em cộng sản không tôn trọng giờ ngủ nghỉ ǵ hết nhưng bên nào cũng cúi đầu trước mùa mưa.

    Anh Patrick Hays người Bắc Phi (Algerie) cao 1m 86, tóc húi ngắn, mắt trong xanh là một thiếu úy xuất thân từ trường vơ bị Saint Cyr (Pháp), thuộc binh chủng nhảy dù; Anh c̣n nhớ măi thời anh c̣n phục vụ ở trung đoàn I nhảy dù. 12 năm trước anh là phụ tá cho một đồn điền cao su ở Việt Nam , bây giờ th́ anh điều khiển cả hệ thống điều hành của hăng Michelin. Vợ anh là một người Việt Nam và là một ngôi sao của đài truyền h́nh. Anh nói thông thạo tiếng Việt, và thường đi công tác xuống các tỉnh, do vậy mà anh biết rất nhiều tin tức. Với số vốn hiểu biết và bản chất sáng suốt của nhà báo hay nhà ngoại giao, anh là một mật báo viên của t́nh báo Pháp (SDECC), một việc làm dễ dàng mà anh vừa làm vừa chơi ! Cách đây mấy hôm, Hays không liên lạc vô tuyến được với một đồn điền nhỏ nhất của Michelin ở tỉnh Phước Long, cách Sai G̣n trên 100 kms, một đồn điền cao su rộng 3000 mẫu tây với 1.400000 cây cao su và 500 nhân công. Hays nói là Việt Cộng đă chiếm được 2 đồn trên đường 311, phía Nam của đồn điền nầy và cũng ở về phía Nam của tỉnh lỵ Phước B́nh.

    Vào trung tuần tháng chạp, Hays đă gặp và tṛ chuyện rất lâu với quận trưởng sở tại và quản lư đồn điền nầy. Họ đều nói ở đó không có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà có sự chuyển quân quy mô của bộ đội Bắc Việt .

    Tại văn pḥng của anh gần Câu lạc Bộ thể thao Saigon (mà anh là tổng thơ kư),Anh nhận xét: " Rất có thể là cộng sản tấn công vào các vị trí yếu nhất của quận Phước B́nh để có được một đường bay cho vận tải cơ loại nặng. Một phần v́ vướng 25.000 dân tại đó nên việc pḥng thủ ở đây trở nên khó khăn, phần khác th́ phương tiện của chánh phủ yếu kém hơn hồi 1972."

    Không phải lần đầu tiên mà một tiền đồn bị thất thủ. Đôi khi sự liên lạc với đồn điền cũng bị gián đoạn, nhưng quản lư người Việt lai Tàu ở đây khôn khéo lắm, rồi cũng nối lại được thôi!

    Một phần của tỉnh Phước Long nằm sát biên giới Cam Bốt đă bị mất và về đêm th́ cộng sản có mặt, ban ngày th́ chánh phủ Sai Gon kiểm soát. Phải gan ĺ lắm ! Chúng ta hăy xếp loại biến cố nhỏ nầy vào một khung cảnh chung. Việt Nam dạy cho chúng tôi đừng bao giờ ngă ḷng. Đối với anh Hays, sau khi Hiệp Định Paris 1973 được kư có nhiều hy vọng là đời sống ở Miền Nam Việt Nam có thể tốt hơn. Nếu Bắc Việt toan tính đi xa hơn th́ Hoa Kỳ sẽ gởi cho họ pháo đài bay B.52. Hays thấy là từ năm 1970 Miền Nam coi như đă thắng rồi. Trước đó th́ trong tỉnh c̣n "kháng chiến quân" nhiều lắm. Đến năm 1971 th́ gần như không c̣n mống nào, người ta đi lại tự do hơn trên lộ. Nhưng từ đó lần lần t́nh h́nh xuống cấp trở lại. Bây giờ muốn đi về SaiGon, Hays phải đưa đoàn xe chở mủ đi ṿng lên hướng Bắc qua ngă Ban mê Thuột, một đoạn đường ṿng 1000 kms. V́ đoàn xe nầy chỉ đi thẳng đến Sai Gon khi nào đường đă được mở rồi (thường th́ hành quân cấp tiểu đoàn để "mở đường" ).

    Ông Nguyễn văn Thiệu, Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa thường tiếp khách tại Dinh Độc Lập, một dinh thự thường thôi nhưng đầy đủ tiện nghi và kiến trúc theo kiểu hiện đại. Ông Agustini Manglia, Đại Sứ Phi luật Tân, niên trưởng ngoại giao đoàn phát biểu:

    -" Bây giờ th́ thấy có vẻ lạc quan hơn. Một cuộc dàn xếp chấp nhận được, hướng tương lai... về một chân trời mới."

    Cử tọa gục gặt đầu đồng ư, tán thành.

    Tháng nầy nhà ngoại giao Ba Tư chủ tọa "Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Theo Dơi" việc thi hành Hiệp Định Paris. (gọi tắt là CICS). Ông thấy không yên tâm lắm :

    "- Tôi hy vọng Hiệp Định Paris sẽ được thực thi"

    Cử tọa cũng gục gật đầu ra vẻ tin tưởng như vậy.

    Những quân nhân Ba Tư, Nam Dương, Ba Lan và Hung gia Lợi trong Ủy Ban Quốc Tế CICS có nhiệm vụ kiểm tra các vụ vi phạm lệnh ngưng bắn. Họ thừa biết là bộ đội Miền Bắc cũng như quân lực Miền Nam đều ít thi hành điều 2 về ngừng bắn hơn hầu hết 23 điều khác của Hiệp Định Paris 1973. Hai Bên đều có ư hành động thăm ḍ nhau. Người ta "giành dân lấn đất" nhau, người ta mất đi , chiếm lại từng thôn ấp, từng thửa ruộng. Dầu sao th́ các trận đánh nhau cũng c̣n ở mức độ "chấp nhận được". Trước hết là từ phía Hoa Kỳ: họ không c̣n một người lính tác chiến nào ở Việt Nam nữa.

    Tại SaiGon cũng vậy, ngay trong ngày Hiệp Định có hiệu lực , đúng là yên tịnh. Không có một vụ ám sát nào, cũng không có pháo kích. Khách du lịch đến Việt Nam bằng các chuyến bay của hăng Air France, Thái International, hay Cathay Pacific. Airways ... v́ một tuần lể hạ giá của Hàng Không Việt Nam. Với 27.000 đồng Việt Nam người ta có thể bay đến Dalat, một thành phố đẹp với khí hậu mát mẻ. Trường đua ngựa ở Phú Thọ với chương tŕnh 8 cuộc đua, ngựa được ưa thích nhất là con Phương Dung ! Mười ngày trước đó người ta khánh thành một tiệm ăn sang trọng: tiệm New Carina. SaiGon không có không khí chiến tranh !

    Dân Saigon ăn nhậu, nhảy đầm, nhưng không vào hộp đêm "Quốc Tế" được v́ đang đóng cửa để sửa chửa. Cáo lỗi của chủ nhân đă được đăng trên tờ "Saigon Post", một nhật báo tiếng Anh, h́nh như có trợ cấp của CIA (Mỹ): "chúng tôi đang trang trí lại và đổi một số máy điều ḥa không khí". Có nhiều đầu tư trong thủ đô Sai G̣n. Tại Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ, người ta bàn cải về địa điểm của một khách sạn hạng sang sấp được xây cất: khách sạn Hyatt .

    Tại câu lạc bộ của CIA, ở khách sạn "Công Tước" (Duc), người ta ngồi ở các bàn nhỏ để dùng cơm tối. Trong số quan khách người ta thấy có ông Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ, và các vị đồng nghiệp của ông , ông Nara (Nhật Bản), và ông Aran (Do Thái) Lư thú thiệt ! gần như có một sự chơi chữ ở đây : A-R-A-N, N-A-R-A ! Người ta cũng thấy có ông Thomas Polgar, trưởng lưới CIA ở Việt Nam, một pḥng t́nh báo lớn nhất trên thế giới, và ông Frank Snepp, một phân tích gia có hạng của Trung Ương T́nh Báo ở đây. Người ta nói với nhau về kinh tế, về nền kinh tế vững mạnh của Miền Nam Việt Nam, không cần có sự tăng gíá dầu.

    Trong mục "quan điểm" của tờ Sóng Thần, báo hằng ngày, tác giả viết : " 1975, năm bầu cử Tổng Thống, bằng cách nầy hay cách khác, guồng máy lănh đạo cần phải được cải tiến nhiều hơn..."

    người ta b́nh luận một vài sự việc khác:

    " đại úy Lê văn Ngà thuộc đơn vị công vụ, đă bắn vào đầu tự sát, để lại một bức thơ cho Tổng Thống Thiệu, để bênh vực cho mục tiêu đấu tranh của Phật Giáo. Theo lời của một phát nhôn viên quân đội th́ đại úy nầy đă hành động hoàn toàn v́ lư do tôn giáo. V́ Đại úy Phật Giáo vừa qua tỏ ư tiếc là : - "người ta không cố gắng trong hành động ḥa giải quốc gia, một điều mà Hiệp Định Paris đă có dự trù."

    Phần lớn dân chúng không ăn mừng ngày Tết dương lịch. Ngày Tết Việt Nam rơi vào tháng 2 dương lịch. Những người thuộc giới trung lưu trưởng giả thường theo người Tây Phương, Pháp hay Mỹ, ăn Tết dương lịch (1tháng giêng) nhưng không ầm ỉ linh đ́nh như người Mỹ, người Pháp, Ba Lan, hay Hung gia Lợi đang có nhiệm vụ ở Việt Nam. Họ chỉ họp nhau và chuyện tṛ với nhau thôi, bọn trẻ th́ nghe ca nhạc (dĩa), và phần đông giới trẻ thích nghe nhạc b́nh dân của Trịnh côn Sơn..

    Đối diện với khách sạn Continental là quán cà phê Givral. Hôm nay có 3 người ngồi thưởng thức café, 3 người mà giới báo chí thường gọi họ là "3 chàng ngự lâm pháo thủ". Đó là ông M. Vượng đẹp trai; ông Phạm xuân Ẩn một nhân viên toàn thời của báo Times, một nhà báo Việt Nam duy nhất lănh lương Mỹ, rất thạo tin và đáng kính nể; ông thứ ba là ông Cao Giao, thỉnh thoảng viết cho tờ Newsweek, người có cḥm râu càm giông giống hàm râu của Hồ chí Minh. Họ hỏi nhau. Cao Giao nói:

    - " Người anh họ của bạn tôi làm việc tại đồn điền Michelin, quả quyết là Bắc Việt có xe tăng, loại T.72 và T.54"

    Ông Ẩn tỏ ư nghi ngờ:

    - " Tôi tin là cộng sản chuẩn bị một cuộc tấn công vào Tây Ninh"

    Tây Ninh là nơi có Thánh Thất của đạo Cao Đài . Họ thờ Victor Hugo và Tôn dật Tiên chung với những ông Thánh khác trong một ngôi đền đủ màu sắc trang trí hết sức rực rỡ và rườm rà.

    Cách SaiGon 3000 cây số, trên đảo Okinawa (Nhật) nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản, đại úy Cyril Moyer đang buồn bực.

    Là một sĩ quan Thủy quân lục chiến, 30 tuổi, đặc trách coi về tiếp vận, đại úy Moyer lo huấn luyện tân binh tại trại Lejeune. Vợ con anh ta đều ở tại Jacksonville (tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ). Binh đoàn Thủy quân tiết kiệm ngân sách, nên gia đ́nh sĩ quan không được theo chồng. 30 tháng trên đảo Okinawa không có ǵ vui. Chỉ có những trại lính, một căn cứ không quân và những cơ sở của hải cảng. Khi người lính sống xa gia đ́nh th́ hay sanh ra lắm tật, rượu chè, dại gái hoặc mê đạo, Moyer nghĩ như vậy. Để không cho ḿnh rổi rảnh, Moyer theo một khóa đại học giống như các sĩ quan ở đây. Anh theo ngành phân tách, như nhiều người đă theo học ở đây. Nếu tiểu đoàn 7 Truyền tin của anh tham gia vào cuộc tập trận dự trù vào tháng 2 nầy ở vùng Phi luật Tân, th́ anh sẽ nghỉ học. Việt Nam không nằm trong dự kiến của anh, bộ phận 150 thủy quân lục chiến bảo vệ Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở SaiGon anh cũng không thích.

    Đại úy Moyer huấn luyện lính của anh, anh "gạo" bài học của anh. Ở phạn điếm người ta nói là cuộc tập trận có thể dời lại đến tháng 3.

    Tại Hoa thạnh Đốn, cách Sai Gon 22.000 cây số, Nhà Trắng ban hành luật S.3418 nhằm bảo vệ đời sống riêng tư của người dân.

    Ông Gerald Ford đă trở thành Tổng Thống sau khi Richard Nixon từ nhiệm v́ vụ tai tiếng Water Gate năm tháng trước đó, (tháng 8/1974). Tổng Thống Ford thừa kế một di sản kinh tế èo uột, với lạm phát và mức lời quá cao, thị trường chứng khoán bấp bênh và đội quân thất nghiệp lên đến 5 triệu người .

    Vấn đề Việt Nam nằm trong lănh vực gần như riêng thuộc Tổng trưởng ngoại giao, Kissenger.

    Vào đầu năm nay, người ta lo ngại về những hoạt động bất hợp pháp của cơ quan CIA. Cơ quan nầy đă có dự tính ám sát Fidel Castro, trong thập niên 60. Cơ quan nầy không có quyền hành sự trên đất Hoa Kỳ. Nhưng họ đă thành lập 10.000 hồ sơ của công dân Hoa Kỳ. Họ đă thực hiện sự "giám sát điện tử" để nghe lén đường dây điện thoại. Họ cũng đă lục lọi các thư từ cá nhân. Những sự việc đáng nghi ngờ, những "đồ quư giá của gia đ́nh" CIA nầy các nhà báo thích lắm, nhưng các độc giả và thính giả truyền h́nh th́ không. Trong văn pḥng Bầu Dục, Tổng Thống thường tiếp ông William Colby, vị Giám đốc CIA, một người thông minh có bộ mặt của một mục sư, tốt nghiệp trường Princeton, anh hùng đệ nhị thế chiến. Ông Colby dùng th́ giờ để giải thích về khuôn khổ làm việc của nhân viên CIA hơn là phân tích t́nh h́nh ở Việt Nam. Tổng Thống Ford th́ chú ư nhiều về những ǵ thuộc về "hậu Watergate" hơn là t́nh h́nh Việt Nam. Ông ta có ư muốn tháo gỡ ng̣i nổ của vụ tai tiếng Watergate để ân xá cho Nixon. Tuần nầy qua tuần khác, thủ đô Hoa Kỳ như bị dán chặt vào vụ Watergate tai tiếng nầy. Sau 15 giờ nghị án, một bồi thẩm đoàn đă tuyên bố là "3 cựu cộng sự viên của Nixon đều phạm pháp v́ đă chung sức âm mưu ngăn trở sự tiến hành của tư pháp" . Đó là các ông John Ehrlichman, Bob Halderman, và John Mitchell"

    Bị các nhà báo, các dân biểu và nghị sĩ của lưỡng viện quốc hội chất vấn, Tổng Thống Ford không bao giờ chú tâm đến những bài toán của nước Việt Nam xa xôi. Để điều tra về hành động của CIA, ông ta chỉ định một ủy ban làm việc với Phó Tổng Thống Nelson Rockefeller. Ông Ronald Reagan, vừa măn nhiệm thống đốc tiểu bang California tham gia vao ủy ban nầy.

    Những phúc tŕnh của các cơ quan t́nh báo thường được viết lại, cô động lại đến thường mất hết độ trung thực, rồi mới được đến tay Tổng Thống dưới dạng một bản phân tách.

    Có rất nhiều phúc tŕnh và nhiều cơ quan cạnh tranh nhau .

    Cơ quan CIA (Trung Ương T́nh Báo) th́ báo cáo cho Nhà Trắng và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; cho Bộ Trưởng Quốc Pḥng, không thuận lắm với Kissinger, và cho các Tham Mưu Trưởng ở Ngũ Giác Đài.

    Mỗi quân chủng Không Quân, Hải Quân, Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến mỗi nơi đều có cơ qua sưu tầm tin tức riêng của ḿnh.

    Phía Ngoại Giao cũng có cơ quan t́nh báo nhưng chuyên về chánh trị. Công tác giải mă và đón nghe các đường thông tin liên lạc vô tuyến của địch hay của cả đồng minh đều tùy thuộc Bộ Trưởng Quốc Pḥng.

    Tất cả các cơ quan nầy trên nguyên tắc đều trực thuộc vào vị Giám Đốc Trung Ương T́nh Báo của Liên Bang, và tất cả đều gởi về đây bản phân tách t́nh h́nh. Bản phúc tŕnh sau cùng mà Tổng Thống Ford đọc được , nó vừa mơ hồ vừa dè dặt. Không có ǵ có thể gọi là báo động hết: " Cân nhắc kỹ", thi không thấy Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công lớn."

    Tại Hoa Thạnh Đốn, không có một người nào chú ư đến công điện của ông Wolfgang Lehmann, cố vấn ngoại giao, nhân vật thứ nh́ trong Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại SaiGon. Ông Lehmann nhấn mạnh đến sự hiện diện của tướng Viktor Kulikov ở Hà Nội vào tháng chạp. Tướng Kulikov là phụ tá tổng trưởng quốc pḥng của Liên Xô.

    Ông Lehmann không nghĩ rằng vị tướng Xô Viết nầy đi dạo chơi ở thủ đô Bắc Việt chỉ với nhiệm vụ đại diện cho Liên Xô nhơn dịp kỷ niệm 30 năm thành lập của Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt : "Cũng không phải tướng Kulikov dùng hết th́ giờ của ông ta để hát nhạc Giáng Sinh. Tại Miền Nam lúc bấy giờ con số bộ đội chết và bị thương cao gần bằng con số trung b́nh hằng ngày trong thời gian trước và trong cuộc tấn công năm 1972 .."

    Ông Lehmann nhắc lại là " Phó tổng trưởng quốc pḥng Liên xô Pavel Patitsky là người trực tiếp điều khiển dàn cao xạ pḥng không ở Hà Nội, một tuần lễ trước ngày Bắc Việt mở cuộc tấn công mùa xuân năm 1972. " Lúc đó Bắc Việt thất bại trong cuộc tấn công quy mô nầy. " Công điện của cố vấn ngoại giao Lehmann được xếp loại "Kín", v́ thế nó cứ nằm kín măi trong tủ hồ sơ thôi!

    Một nhân viên khác của Ṭa Đại sứ không bằng ḷng cái lối đánh giá t́nh h́nh Việt Nam của Hoa thạnh Đốn. Ông Thomas Polgar, trưởng cơ quan T́nh Báo CIA tại Saigon đă đọc bản lượng giá trong phúc tŕnh tháng chạp. Theo ông th́ những phân tích gia ở Hoa thạnh Đốn không "nằm trong chăn" , nên họ cứ nghĩ là cuộc tấn công của Bắc Việt sẽ kéo dài theo "kiểu chiến cuộc hồi năm 1914" , tức là trước hết phải tiến quân xuyên qua vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17 : "chúng tôi thấy các phân tích gia v́ muốn có một sự quân b́nh trong nhận xét, nên đánh giá thấp tiềm năng và từ đó khả năng thực sự của cộng sản về cường độ hoạt động của họ trong những tháng sắp tới." Ông Polgar nhấn mạnh tiếp: không có một lư do nào để tin rằng cuộc tấn công quan trọng sắp tới của cộng sản sẽ giống như hồi năm 1972... Có nhiều chỉ dấu cho thấy là sẽ có một cuộc hành quân đại quy mô." Polgar căn cứ trên những sự tập trung của bộ đội Bắc Việt trên đường ṃn Hồ chí Minh và những lời khai của tù binh Bắc Việt.

    Tại Hoa thạnh Đốn, người ta đặt giả thuyết là Bắc Việt sẽ mở các cuộc tấn công quan trọng trong năm 1975 v́ năm 75 là năm bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ. Hai cuộc tấn công lớn của Hà Nội năm 1963 và 1972 h́nh như chứng minh được quy luật bất thành văn của chiến lược chánh trị quân sự của cộng sản.

    Ư kiến nầy cũng là ư kiến của Bộ Ngoại Giao. Ở từng lầu thứ bảy của Kissinger, giống như các cố vấn của Tổng trưởng, ông Douglas Pike cũng nghĩ là trong những tháng sắp tới, Bắc Việt chỉ tung ra những cuộc tấn công có giới hạn. "Trận giặc cắm cờ" sẽ tiếp diễn : Miền Nam sẽ cắm cờ vàng sọc đỏ của họ trong đồng quê, c̣n cộng sản th́ cắm cờ xanh đỏ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lên các xă, ấp. Tṛ chơi đổ máu độc ác nầy cứ kéo dài từ sau ngày kư kết Hiệp Định Paris.

    Kissinger không lo ngại lắm. C̣n nhiều bài toán nghiêm trọng hơn đang cần đến sự quan tâm của ông . Trong sáu tháng qua, ông thật sự bận rộn với Trung Đông và nền ḥa b́nh quá bấp bênh ở đó từ sau cuộc chiến của Kippour. Người Á Rập đang chạy đua vũ trang. Đối với Do Thái th́ phải có sự chấp thuận của Quốc Hội mới có được máy bay và hỏa tiễn. Kissinger c̣n phải làm trung gian ḥa giải giữa người Hy lạp và người Thổ nhĩ Kỳ về chủ quyền của đảo Chypre. Ông c̣n phải lo giữ sự đoàn kết luôn luôn là mối đe dọa khối Bắc Đại Tây Dương (OTAN). Ông không tin là Miền Nam sẽ sụp đổ trong năm 1975.

    Kissinger luôn luôn nhắc nhở cộng sự viên của ông là Tổng Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ mỗi ngày theo sát và đối phó với 4 việc ưu tiên : (1) là chiến tranh bất thần với Liên Xô. (2)các nguồn năng lượng, và các ống dẫn dầu (3) sự phát triển nguyên tử (4) các điểm nóng không dự kiến được .

    Việt Nam không nằm trong danh sách "ưu tiên"

    Kissinger tin chắc rằng cả Liên Xô và Trung Cộng không ai có lợi ǵ để cho cuộc chiến tranh tiếp diễn khốc liệt hơn ở Việt Nam. Ở đây chỉ là chiến tranh loại gậm nhắm kiểu âm ỉ của đám lửa sấp tàn chớ không phải chiến tranh loại bộc phát kiểu lửa ngọn bùng cao... Theo tiếng lóng của các nhà chánh trị th́ cuộc tranh chấp vẫn được giữ ở "cường độ thấp" . Liên Xô muốn có thư giản trước cuộc chiến nhỏ bé và khốn khổ nầy. Leonid Brejnev vừa hủy bỏ chuyến viếng thăm Ai Cập v́ không được khỏe. C̣n Trung Cộng th́ không muốn có một nước Việt Nam thống nhất, hùng mạnh ở sát biên giới phía Nam của ḿnh. Tổng kết cuối năm 1974, Tân Hoa xă cho thấy quan điểm của lănh đạo Bắc Kinh là "quan tâm thực sự đến Âu Châu "miếng thịt béo bở " mà hai siêu cường đang tranh nhau. Trong các chuyến viếng thăm Bắc Kinh, Kissenger không thấy Trung Quốc có một chút lợi lộc thật sự nào đối với người Việt Nam.

    Kissinger nói "16 hay 18 giờ mỗi ngày là quá đủ để theo sát tất cả những ǵ liên quan đến 4 bài toán căn bản đó." Đă có những cơ quan, và những nhóm nghiên cứu lo phần c̣n lại .

    Ở vùng Đông Nam Á, lúc nầy là phải chú tâm lo cho t́nh h́nh Cam Bốt. Lực lượng Khmers đỏ đang tiến gần đến thủ đô Phnom Penh. Người ta không thể theo sông Mékong để đến Phnom Penh được . Chuyện đó mới đáng phải quan ngại. Không nên tự động gắn liền cuộc chiến ở Cam Bốt với Việt Nam. Mối giao hảo giữa cộng sản Bắc Việt và Khmers đỏ đă không được khắng khít lắm mà c̣n có vẻ khó khăn nữa, như Nguyen đưc Cuc đặc phái viên liên lạc với Khmers đỏ đă tiết lộ với giới ngoại giao ở Hà Nội . Trong t́nh h́nh quốc tế hiện tại, cộng sản Bắc Việt không có lợi ǵ để phiêu lưu trong những cuộc hành quân đại quy mô, mặc dầu mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là thống nhất hai miền Nam Bắc. Kissinger không bao giờ tin như vậy.

    Luận cứ của Hà Nội c̣n phức tạp hơn luận cứ của Kremlin hay của Bắc Kinh.

    Ở vùng ngoại ô Hà Nội , bên lề quốc lộ 1, có một "cột cây số" cũ kỹ màu trắng và đỏ mà không một người Pháp nào có thể quên: "Sai G̣n 1789 kms" .

    Tại Hà Nội khí hậu khắc nghiệt hơn SaiGon . Ngày 1 tháng giêng nầy trời lạnh. Kiều xuân Tiến 22 tuổi đi xem chiếu bóng ở Hai Bà Trưng, bên cạnh bờ hồ. Vào hồi 8 giờ tối, người ta đang chiếu phần đầu của một cuốn phim Sô Viết, "Tháng Tám": cuốn phim nói về đệ nhị thế chiến: người dân Liên Xô đă góp phần đem lại chiến thắng cho Đồng Minh hơn bất cứ sắc dân nào khác. Phim chiếu khó theo dơi : phim được tŕnh chiếu từ bản gốc, đằng sau màn ảnh có một người thông dịch các mẩu đối thoại ..

    Tiến là con của một Bác sĩ thuộc Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam (GRP), anh đă đến Hà Nội cách đây 4 năm sau một chuyến đi bộ dài khổ nhọc vượt đường Trường Sơn. Mẹ anh c̣n ở lại trong Nam. Tại đây anh đă t́m được cha. V́ thích đóng phim, anh đang được cho theo học lớp đặc biệt mà nếu anh đạt kết quả tốt th́ anh sẽ được gởi đi thực tập ở Đông Bá Linh hoặc ở Mạc tư Khoa. Anh đang có mộng sẽ trở thành một Eisenstein Việt Nam. Người ta cho anh một tem phiếu loại 1 đồng, mà nếu anh bán lại theo giá chợ đen th́ anh sẽ được 15 đồng. Chán cái phim xô viết nầy quá nhưng mà anh phải học , phải tự trao dồi...

    Như thường lệ hằng ngày, bắt buộc phải vào trường, anh đă đọc xong tờ báo Nhân Dân, và tờ Lao Động, của đảng Lao Động, đảng cộng sản Việt Nam. Bài b́nh luận dự đoán "thắng lợi lớn của cách mạng" trong ṿng 12 tháng sắp tới. Khác với cha anh, người thanh niên nầy không phải là đảng viên cộng sản. Tuy nhiên anh tin tưởng vào báo chí và truyền thanh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Trong những ngày gần đây, báo chí nhấn mạnh đến "chiến dịch thi đua". Ngoài phố, trên đường, các nhà máy của thủ đô, đâu đâu cũng có những tranh vẽ lớn, với màu sắc rực rỡ tả chân cảnh các công nhân màu "xanh lơ" đang thi nhau làm việc, các bộ đội màu "xanh ve" đang chiến đấu, phụ nữ và trẻ con màu hồng đang khuyến khích anh bộ đội trong "cuộc chiến chống đế quốc" .

    Ở Hà Nội người ta ít gặp các nhà ngoại giao "nước ngoài" như ở SaiGon, và đời sống xă hội ít có dịp vui chơi hội hè. Các nhà ngoại giao không được phép rời khỏi thủ đô mà không có phép. Ít có cơ hội tiếp xúc với người Việt, họ sống riêng biệt với nhau. Ông John Fawcett, Đại sứ Anh Quốc là một nhà ngoại giao sống cô đơn nhất. Đối với người dân Bắc Việt, Anh Quốc là một "con ngựa thành Troie" của Hoa Kỳ . Nhiệm kỳ một năm của ông tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa được chấm dứt trong tháng nầy, và một xử lư thường vụ thường sẽ thay thế ông. Đó là ông John Steward. V́ từ 12 tháng nay chánh quyền Hà Nội từ chối ủy nhiệm thơ của ông đại sứ: Chánh Phủ Hoàng gia Anh không muốn nh́n nhận Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam . V́ đối với người Hoa Kỳ hay người Anh, chánh phủ đó (GRP) không được độc lập. Không cần phải liên lạc với cái chánh phủ bù nh́n nầy, sẽ làm mất ḷng Hoa Kỳ. Chánh Phủ Hà Nội chấp nhận sự có mặt của nhà ngoại giao Anh mà không cần ủy nhiệm đầy đủ: Bắc Việt chỉ cần sự có mặt của đại diện Anh Quốc ở Hà Nội để có chiếu khán cho họ đi Luân Đôn và nhất là Hong Kong. Trong bản phúc tŕnh măn nhiệm, ông John Fawcett dành nguyên một đoạn dài cho "chiến dịch thi đua" :

    - "Đây không phải lần đầu . Công nhân được kêu gọi thi đua sản xuất, và tránh lăng phí. Có thể chiến dịch nầy thành công đó. Nhưng, khi tôi nhờ thông dịch viên của tôi để nói chuyện với một nhóm công nhân đang làm việc thật chậm chạp trong một tuần lể dài chỉ để ráp những cánh cửa mới cho dăy nhà phụ của tôi - có phải các anh làm như thế là thi đua với nhau để tăng năng xuất phải không ? Có phải các anh làm như thế là để tăng trưởng kinh tế hầu xây dựng nhanh xă hội chủ nghĩa ? Có phải các anh làm như thế với hy vọng đạt được danh hiệu "công nhân danh dự xă hội chủ nghĩa" ?, Nghe vậy các anh thợ nầy c̣n tỏ vẻ vui thích hơn tôi nữa ! Sau đó để bù lại thời gian vui đùa của chúng tôi, trong hai ngày kế tiếp, họ c̣n làm việc c̣n chậm chạp hơn lúc trước nữa."

    Phúc tŕnh cho thấy là ư định quản lư nhân sự của Bắc Việt không có chút ǵ thực tế hết. Thận trọng, nhà ngoại giao Anh nghĩ rằng cách quản lư đó cũng phải .... thận trọng . Đối diện với cộng sản Bắc Việt các nhà ngoại giao thường vui thích muốn thấy "cái ǵ cũng thực tế"

    Ở phía Bắc Hà Nội cách Lao Kay 30 cây số ngàn, cách biên giới Trung cộng 50 kms, là trại tù Phong Quang. Nơi đây một ngàn người tù đang qua một ngày làm việc b́nh thường. Tù chánh trị và tù h́nh sự, lẫn lộn.

    Anh Nguyễn Kư, tù chánh trị, đă trốn khỏi chế độ Miền Nam để đến Miền Bắc năm 1958. Anh là một giáo sư trung học và là một người viết sách. Ở đây người ta đă buộc cho anh cái tội là "trưởng giả quốc gia" (hay "tư sản quốc gia") . người ta trách anh là người có "khuynh hướng tự nhiên" do đó anh bị bắt giam nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1964. Anh vừa được chuyển từ dăy A qua dăy B. Hôm nay anh trồng khoai ḿ (sắn). Ngoài một chiếc áo sơ mi anh c̣n mặc thêm một áo lạnh bằng len, thế mà anh vẫn run.. Các bộ đội với súng trường, và các cai tù đeo súng lục, canh gác nhóm 30 người tù của anh. Anh Kư phải lao động mỗi ngày 8 tiếng. Cái đói cào ruột anh. Một người lao động xấu chỉ lănh được 9 kí khoai lang tây, hay sắn, hay gạo gọi là lương thực cho một tháng. Ngày 1 tháng giêng dương lịch không phải là một ngày lể. Anh Kư ghét nhất các ngày chúa nhật và ngày lễ. V́ những ngày đó anh bị nhốt trong trại không ra ngoài được nên không "ăn cắp" được ǵ cả. Gọi là "ăn cắp" là t́m thêm chút rau cải hay vài loại cỏ khi lao động bên ngoài để ăn thêm.

    Trong một dăy nhà khác của trại tù nầy, anh Nguyễn chí Thiện, thường bị bắt giam nhiều lần hơn anh Kư. Hai người không biết nhau. Anh Thiện hay đọc thuộc ḷng những bài thơ mà anh làm trong tù nhưng không sao chép ra được :

    Bạn ơi, khi tôi gặp bạn

    Tôi sẽ nói

    Đến khúc sắn, củ mài

    Lịch sử tôi ? Bi lắm!

    Chỉ có xích xiềng

    Những loạt súng

    Của tủi hổ

    Của phản bội

    Lịch sử nầy

    Bạn ơi, Làm anh thêm đau khổ

    Nhưng kẻ thù sẽ phải sợ

    V́ nó trường cửu

    V́ nó dài vô tận

    V́ nó rất cảm động

    Đó là lịch sử

    Của khúc sắn củ mài

    Trong tất cả các trại tù của Miền Bắc mà Phong Quang là một, cái đói theo đuổi người tù măi măi như một ác mộng !

    Chanh , chuối, cam, đường

    Lạc, đậu, cơm, khoai

    Là ân huệ

    Của đảng

    Ân huệ vĩ đại

    Thật sự vĩ đại !

    Tại SaiGon các nhà ngoại giao ước tính là các nhà tù có thể chứa từ 5000 đến 30.000 tù binh và tù chánh trị. Nhưng ở Hà Nội những nhà ngoại giao dù là Đông Phương hay Tây Phương cũng không có một ư niệm nào về con số tù nhân chánh trị .

    Ở Miền Nam, Hội Hồng thập tự và những phái đoàn điều tra quốc tế được phép viếng thăm các trại tù. C̣n ở Bắc Việt th́ không bao giờ !

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    5. Chương 2 - Phước Long: Trời cũng phải nhỏ lệ

    Ở Việt Nam , tên của một số thành phố có liên quan đến lịch sử, đến truyền thuyết hay đến hoàn cảnh: SaiGon náo nhiệt, Hà Nội khắc khổ, Hué hoàng gia, Phát Diệm công giáo ... v.v.. ...

    Phước B́nh thuộc tỉnh Phước Long là một thị trấn nhỏ nằm sát biên giới Cam Bốt, không có gợi lên ư niệm ǵ hết ngoại trừ đối với công chức, nó là một mảnh đất lưu đày.

    Mười năm trước đây, một toán đặc công Việt Cộng đă tấn công Phước B́nh, năm binh sĩ Hoa Kỳ tử thương, và 12 bị thương. Bây giờ từ trung tuần tháng chạp/ 1974, hai sư đoàn chánh quy Bắc Việt , sư đoàn 3 và sư đoàn 7 đang di chuyển về Phước B́nh, quận lỵ của tỉnh Phước Long, một thị trấn nhỏ nằm ngay khúc quanh của con rạch dưới một triền núi của vùng Cao nguyên. Dân số của tỉnh nầy không quá con số 50.000, phần lớn là đồng bào thượng, người Mán và Hmong. Ở đây không có ruộng. người "thượng" sống trong rừng, trồng cao su và khoai ḿ.

    Đối với dân SaiGon , Phước B́nh là miền "Cực Tây" (Far West), dù nó nằm về hướng Bắc, cách thủ đô 115 cây số. Thị trấn chỉ có một con đường chánh mà dân chúng sống tập trung ở đó, con đường nầy c̣n được dùng như một phi đạo nữa. Và ở cuối phi đạo là ṭa hành chánh, có một gác chuông nhỏ trên nóc. Ở dọc hai bên vừa đại lộ vừa phi đạo nầy là doanh trại của quân trú pḥng: 3000 binh sĩ chánh quy, và khoản 1000 Bảo an, Dân vệ. Họ ở cả trong các dăy trại và trong các nhà tranh cất dài theo hai bên đường.

    Tất cả các trục lộ về tỉnh nầy đều bị cắt đứt. Quân Bắc Việt đă chiếm hết bốn quận chung quanh, đang bao vây tỉnh theo thế gọng kềm.

    Tại SaiGon Bộ Tham Mưu Miền Nam Việt Nam đang theo sát những diễn tiến nầy.

    Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân rất lo ngại: nằm về phía Đông Bắc của Phước B́nh là ngọn núi Bà Rá, cao 723 thước, là một trung tâm truyền tin.

    Đă từ lâu rồi, SàiG̣n phải tiếp tế cho tỉnh bằng phi cơ cánh quạt hoặc bằng trực thăng. Mỗi tháng khoản 500 tấn gạo, đường, muối, xăng dầu và đạn dược.. Chánh phủ SàiG̣n và những người có trách nhiệm quân sự ở đây chỉ bám theo một công thức và những con số thống kê: "c̣n nắm được tỉnh lỵ là tỉnh đó coi như chưa mất", và " cộng sản chiếm đóng 18% lănh thổ Việt Nam và kiểm soát 10% dân số." Chúng ta hăy nh́n thử xem: Làm sao nắm biết được những con số nầy? v́ sau 30 năm đánh nhau không có một kiểm kê nào gần đây hết ? với những người dân quê nay đi mai đến, và dân lánh nạn th́ nay đến mai đi ?

    Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, các trung đoàn Bắc Việt đang đổ về hướng Phước B́nh. người ta nhận dạng được ngay qua vũ khí của họ, qua đồng phục màu "xanh ve" và nón cối của họ, và nhất là qua giọng nói của họ. Lính việt cộng thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không bao giờ có đồng phục , thường mặc bà ba đen và đội nón vải với một khăn rằn choàng cổ.

    Cả bộ tham mưu SàiG̣n và của tỉnh đều hoàn toàn bị bất ngờ, khi Bắc Việt tấn công mạn Nam của tỉnh lỵ hồi 7 giờ sáng ngày 1 tháng giêng, với 40 xe tăng T.54. Binh sĩ trú pḥng chận đứng được đợt tấn công đầu tiên nầy.

    Chiến xa T.54 là một loại tăng nhẹ, dài khoản 7 thước, nặng 36 tấn, là một loại cơ giới mạnh có tốc độ đường trường lên đến 48 cây số/ giờ, b́nh thường có thể hoạt động trong ṿng 500 kms, và 700 kms nếu có b́nh xăng phụ. T.54 được trang bị một đại bác 100 ly với 34 quả đạn trên xe. Liên Xô không viện trợ cho Bắc Việt loại chiến xa biến chế T.62 và T.10 , nặng 50 tấn có trang bị đại Bắc 210 ly. Nhưng họ có cho Bắc Việt xe lội nước PT 76, nặng 14 tấn. Phía Việt Nam Cộng Ḥa th́ có chiến xa M.48 mạnh hơn nhiều, nhưng chiến xa T.54 có thể đương đầu với M.48 không khó.Dĩ nhiên kháng chiến quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam th́ không được Hà Nội giao cho một chiến xa nào hết.

    Lực lượng bộ binh Bắc Việt bao vây cứ điểm núi Bà Rá và mở nhiều đợt xung phong mặc dầu cứ điểm nầy có được không quân yểm trợ. Phi công Miền Nam phải liều lĩnh xuống thấp có khi đến 1500 thước, họ ít khi bay dưới 3000 thước v́ sợ cao xạ pḥng không dày đặc của Bắc Việt. Ở đây không phải là vấn đề gan dạ, mà v́ phi công nhận được lệnh nghiêm nhặt lắm : họ phải tiết kiệm máy bay. Hôm nay không có mây mù thường bao phủ tỉnh lỵ vào sáng sớm, tầm nh́n vừa rơ vừa xa. Bắc Việt đă bố trí gần núi Bà Rá những khẩu pháo 130 ly nên nhanh chóng 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155ly của Miền Nam không c̣n xử dụng được nữa..

    Ngày hôm sau, Tổng Tống Nguyễn văn Thiệu họp các tướng lănh, có sư hiện diện của Phó Tổng Thống già nuaTrần văn Hương nặng về pháp lư hơn về chiến lược, và Thủ Tướng trầm lặng Trần thiện Khiêm. Người ta bàn căi xem có cần phải tăng cường viện binh cho Phước B́nh hay không ? Tăng cường bao nhiêu ? Với lực lượng nào ?v.v...

    Trong 48 giờ giao tranh, lực lượng trú pḥng của tỉnh bắn hạ tại chỗ 15 chiến xa Bắc Việt . Nhưng bô đội Miền Bắc cứ tiến tới. Chiến thuật của họ gây bất ngờ cho mọi người : các tiểu đội bộ binh đi liền sau các chiến xa. Chiến xa cứ tiến tới mặc cho bộ binh chết cứ chết, nhưng đôi khi các chiến xa cũng lui trở lại để đưa môt số bộ binh khác tiến lên theo. Họ đánh chiếm từng cứ điểm, từ nhà nầy qua nhà khác, từng cḥi tranh nầy sang cḥi tranh khác. Chiến xa được tăng cường các tấm chắn bằng sắt phía trước để chống đạn bộc phá v́ loại đạn nầy sau khi xuyên phá qua lá chắn sẽ nổ ngay ở khoản trống nhỏ giữa lá chắn và vỏ chiến xa. Do đó hỏa tiễn M.72 của binh sĩ Miền Nam không c̣n hữu hiệu nữa được. Đôi khi v́ bắn quá gần nên hỏa tiển không kịp xuyên phá, chỉ trúng lá chắn rồi nẩy vọt đi, nổ xa xa ở chổ khác. Hơn nữa chiến xa thường đóng kín các cửa nên binh sĩ Miền Nam khó mà tung lựu đạn vào chiến xa qua pháo tháp.

    Các doanh trại, hầm trú ẩn và giao thông hào là mục tiêu của pháo binh Bắc Việt nên hầu hết đều bị sụp đổ thảm hại v́ đạn pháo.

    Phước B́nh nằm trong lănh thổ trách nhiệm của Vùng 3 Chiến Thuật, Bộ Tư Lệnh Vùng 3 đóng tại Biên Ḥa, nơi đây có căn cứ không quân quan trọng, nằm về phía Bắc SàiG̣n chừng 30 cây số. Tướng Dư quốc Đống Tư Lệnh Vùng 3, quyết định sẽ chiếm lại thị trấn Phước B́nh, nên xin tăng cường lực lượng. Ông dự trù hành quân trực thăng vận đổ binh sĩ thuộc binh chủng Dù xuống phía Bắc thị trấn đồng thời tiếp tế đạn dược cho quân trú pḥng. Nhưng ông Thiệu từ chối, tướng Đống xin từ chức, ông Thiệu không cho.

    Có nhiều cuộc bàn căi rất sôi nổi ở Biên Ḥa và SàiG̣n :

    - Phải chăng Bắc Việt muốn đánh lạc hướng khi họ tấn công Phước B́nh ?

    - H́nh như Bắc Việt đă sẵn sáng tiến đánh Biên Ḥa , v́ từ nơi đây các chiến đấu oanh tạc cơ sẽ bay đi yểm trợ các cuộc hành quân khắp vùng 3 Chiến Thuật.

    - Cộng sản cũng có thể vừa đánh chiếm Phước B́nh vừa đồng loạt tiến đánh cả 3 vùng chiến thuật khác .

    Do đó ông Thiệu không muốn rút quân ở đâu cả. Tư Lệnh Vùng 3 đ̣i hỏi vài trung đoàn binh sĩ thuộc binh chủng nhảy dù. Người ta chỉ đồng ư cho ông 2 đại đội biệt kích dù, khoản 200 người t́nh nguyện và chuyên hành quân biệt kích, thuộc tiểu đoàn "81 biệt kích dù" đang đóng ở Biên Ḥa.

    Ngày 4/ tháng giêng, trên Phước B́nh mây thấp và mây đen kịch. Trời mưa to: cuộc hành quân trực thăng vận không thực hiện được , Hai đợt cố gắng đổ quân đều bất thành. Chỉ có một lần Biên Ḥa liên lạc vô tuyến được với Phước B́nh nhưng nghe rất yếu.

    Đến 8 giờ sáng ngày 5 tháng giêng, 120 biệt kích dù mới được đổ xuống phía Đông của thị trấn. Trực thăng có bị trúng đạn pḥng không nhưng đă bay về được. Toán biệt kích bắt tay được với quân trú pḥng, bố trí được một vài điểm tựa phần lớn nằm chung quanh dinh tỉnh trưởng. Vũ khí chống chiến xa M72 rất hữu hiệu đối với các T.54 nhưng toán biệt kích không mang theo được nhiều.

    Đến 21 giờ th́ có tin là gần phân nửa toán quân tăng cường bị loại khỏi ṿng chiến. Người ta không thể tản thương được . Lực lượng bảo an người thượng chiến đấu rất tốt nhưng ḷng trung thành của họ bị giao động. Biệt kích dù cho biết là t́nh h́nh tuyệt vọng lắm. Nhưng họ cũng cố tổ chức lại một tuyến pḥng thủ chung quanh trung tâm hành chánh và dinh tỉnh.

    Sáng hôm sau, ngày 5 tháng giêng, quân Bắc Việt lại tiếp tục tấn công với một số chiến xa và bộ binh khác, đánh nhau suốt cả ngày .

    Ngày 6 tháng giêng chịu hết nổi, nhóm biệt kích dù và những binh sĩ trú pḥng c̣n sống sót rút chạy ra khỏi tỉnh. Lợi dụng trời tối, họ rút đi từng toán nhỏ, không liên lạc vô tuyến, không được yểm trợ, có khi cũng không có vũ khí và đạn dược, họ tiến về phía b́a rừng và đi về hướng đồng ruộng.

    Tổng kết của trận tấn công nầy quá xấu về mặt quân sự, mặc dầu trên phương diện chiến lược thị trấn nhỏ bé của cái tỉnh đèo heo hút gió nầy có mất đi cũng không có ǵ quan trọng lắm. Tính ra chỉ c̣n có 850 người sống sót về được, mất đi 5.400 người vừa sĩ quan vừa binh sĩ. Gần phân nửa quân số của một sư đoàn! Hai vận tải cơ C.130 bị hạ . SaiGon có cả thảy là 32 vận tải cơ loại nầy. Đây là một đ̣n hơi nặng, trên phương diện chánh trị : cộng sản đă chiếm được một tỉnh. Và đây là lần đầu tiên mà quân chánh phủ không tái chiếm lại được.

    Cũng là lần đầu tiên mà trong một cuộc tấn công lớn như vậy quân đội Mỹ không can thiệp. Từ ngày kư Hiệp Định Paris, hai năm trước, các tư lệnh 4 Vùng Chiến Thuật đều có đến thăm Bộ Tư Lệnh Không Lực Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đóng ở Nakhon Phanom, Thái Lan. Hệ thống liên lạc viễn thông từ đây được nối liền đến SàiG̣n và các Vùng Chiến Thuật của Miền Nam Việt Nam. Người ta luôn luôn giải thích và chỉ dẫn thủ tục liên lạc cho các Tư lệnh Vùng, để họ có được sự yểm trợ chiến lược của không lực Hoa Kỳ dễ dàng. Các vị Tư lệnh nầy không có một phút nghi ngờ nào về quyền được oanh tạc cơ Hoa Kỳ yểm trợ. Nhưng vừa rồi tại sao oanh tạc cơ không đến ?

    Tổng Thống Thiệu cho lệnh toàn quốc để tang 3 ngày, đóng cửa các hộp đêm, vũ trường, rạp hát, chiếu bóng . Cấm luôn các trận đá bóng , các buổi đua ngựa, dù đă có chương tŕnh. Các biểu ngữ được treo khắp thủ đô đại ư : "Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa sẽ đ̣i món nợ máu nầy" Nhiều cuộc biểu t́nh được tổ chức trước trụ sở của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ngừng Bắn. Trong suốt cuộc chiến ở Phước B́nh, nhân viên của Ủy Hội một lần nữa đă cho thấy sự bất lực lạ lùng của họ. Họ cũng không thương lượng được một thời gian ngưng tiếng súng để tản thương hay đưa dân chúng vô tội ra khỏi vùng khói lửa. Các thương gia, công chức , dân quê và 2 nữ tu sĩ và 400 cô nhi đă về được đến SàiG̣n .

    Người Mỹ ở SàiG̣n đă cố gắng làm một bản tổng kết tuy có khổ tâm. Trong bản phúc tŕnh của ḿnh ông William Le Gro, người có trách nhiệm về tin tức t́nh báo ở cơ quan quân sự Hoa Kỳ, đă cho biết là tổn thất của Miền Nam làm cho người ta chóng mặt. Người tài xế của ông ta than rằng: "Đến Trời cũng phải khóc cho Phước Long"

    Tại Hoa thạnh Đốn, ngày 7 tháng giêng, ông Kissinger có buổi họp với toán hành động đặc biệt của ông ta . Các chuyên viên trao đổi nhau nhiều câu hỏi về trường hợp Phước Long:

    - "Đây có phải là một cuộc hành quân quan trọng không ?"

    William Colby, trưởng cơ quan CIA cho là " Không."

    - Làm thế nào để cứu vản t́nh h́nh của Vùng 3 Chiến Thuật đây ?

    - Có nên gởi đến đó oanh tạc chiến đấu cơ và nhất là oanh tac cơ chiến lược B.52 không ?

    - Trên lư thuyết Không Thể Được : Dư luận quần chúng Mỹ sẽ coi đó là một hành động tái can thiệp của Hoa Kỳ mà họ không muốn. Tuy nhiên trận tấn công của Bắc Việt là một vi phạm trắng trợn và quan trọng nhất đối với Hiệp Định Paris kể từ năm 1973.

    Người Mỹ là những người duy nhất đă thi hành Hiệp Định Paris, trừ điều 6 là điều dự trù " Mỹ phải phá bỏ hết các căn cứ quân sự của họ trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa trong ṿng 60 ngày" sau khi Hiệp Định được phê chuẩn. Đó chỉ là phương diện pháp lư c̣n thực tế th́ giống như một tṛ xảo thuật: người Mỹ không có phá hủy các căn cứ quân sự của họ mà chỉ chuyển giao qua cho QLVNCH. Họ thi hành pháp luật một cách kỳ diệu ! Trái với những cam kết, thỉnh thoảng họ cũng cho phi cơ quan sát bay trên không phận lănh thổ Bắc Việt. Không có ǵ để ngụy trang cho những vi phạm kiểu đó !

    Các cộng sự viên của Tổng Thống Ford muốn quên Việt Nam. Trước ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Ford không có lợi lộc ǵ khi ông muốn gắn h́nh ảnh của ḿnh vào một hành động tái can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam . Người ta muốn có một Tổng Thống trong trắng. Sự kiện Việt Nam đă qua đi rồi mà Ngũ Giác Đài chỉ thấy có mất mát mà không thấy có lợi ích nào hết. Từ khi người binh sĩ Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam hay người tù binh Mỹ ở Miền Bắc được đưa trở về nước, đối diện với Việt Nam, Hoa thạnh Đốn bị trầm ḿnh trong tội lỗi ôi thúi, mất hết cảm giác. Càng ít gợi lại bao nhiêu th́ bài toán sẽ mờ nhạt bấy nhiêu. Cuộc chiến Việt Nam lẽ ra phải tàn lụi dần khi người ta không c̣n găng với nhau quá....

    Nhóm hành động đặc biệt không đạt được một quyết định nào. Ông Kissinger h́nh như quá mệt mỏi. Ông ta đă nhắc đi nhắc lại sau khi kư Hiệp Định Paris: "Nếu chúng ta xét thấy rằng Bắc Việt đă thương thuyết với những ư đồ xấu th́ chúng ta sẽ có phản ứng mạnh và ngay tức khắc"

    Hạ thấp giọng, chậm răi nhưng cứng rắn, ông Kissinger giải tán phiên họp đặc biệt với một câu đầy bản chất của một người Đức :

    - "Chúng ta thuộc loại người nào đây ?

    Các nhân viên dân chính và quân sự trong nhóm tự hỏi: Không biết ông Tổng Trưởng nghĩ ǵ thế? Chắc chắn là ông nghĩ đến sự khả tín của Hoa Kỳ !

    Nhỏ thó nhưng người béo phục phịch, ông Kissinger, 52 tuổi, là một Tổng trưởng Ngoại Giao nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, được mến chuộng nhưng cũng bị nhiều phê phán. Ông dính vào chuyện Việt Nam từ 10 năm nay. Từ sau ngày bầu cử của ông Nixon năm 1969, ông được giao nhiệm vụ chánh trị đối ngoại, kế đến là cố vấn an ninh và sau đó là Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông Kissinger là một giáo sư đại học có giá trị, một công chức hăng say, một chánh trị gia năng nổ trong hoạt động, ông có một nghệ thuật lả lướt trong chính ngành ngoại giao của ḿnh, từ đó ông có cơ hội trở thành một nhà luân lư.

    Trong những ngày đầu tháng giêng nầy, tinh thần của ông chú trọng đến danh dự của Hoa Kỳ. Với một tinh thần thực tiễn, thích điều khiển các nước khác hoặc vận dụng các chánh trị gia, ông là một bộ trưởng thường không giữ được ḥa khí với nhóm quan lại của ḿnh, thích giữ những bí mật cũng như vinh quang của riêng ḿnh, có lối sống buông thả, muốn tới đâu th́ tới. Ông có tầm nh́n chánh trị tổng quát. Ông t́m mọi cách để củng cố "cấu trúc ḥa b́nh" mà ông xem là một thế quân b́nh mới của thế giới , xuyên qua sự kiểm soát vũ khí chiến lược. Không c̣n có sự căng thẳng giữa các siêu cường v́ cuộc chiến tranh khốn khổ ở Việt Nam nữa. Ông Kissenger cũng đồng ư phần nào với nhận định của ông Galbraith và những người khác thường nói đùa là: "nếu người Mỹ chúng ta không vấp phải nhiều làm lỗi th́ cái quốc gia nhỏ bé kia không bao giờ thoát ra khỏi nơi tối tăm mà họ rất xứng đáng phải nhận lấy. " Ông Kissinger phải tốn cả 8 năm dài mệt mỏi cho Việt Nam . Tổng Thống Ford giao hết cho ông Kissenger phần lớn các vấn đề ngoại giao. Khác hơn ông Nixon, ông Ford không có ư kiến ǵ trong vấn đề nầy. Ông bất lực trong việc t́m kiếm quan điểm để làm vui ḷng tổng trưởng của ḿnh. Với cá tánh chậm chạp nhưng là một người có nhiều sáng kiến, ông Nixon có tầm nh́n xa rộng khắp. Nhưng người kế vị Nixon không được như vậy nên ông Kissinger thường nói : "Thật t́nh mà nói th́ tôi cảm thấy gần ông Ford hơn là ông Nixon" điều mà chúng ta phải hiểu là trên phương diện tri thức.

    Thường gặp những đổi ư bất thần, có khi đến phải chán nản, ông Kissenger phải tốn ba năm rưỡi để thương thuyết với phái đoàn Hà Nội để đạt được một hiệp ước mà uy tín của Hoa Kỳ không bị mất . Những cuộc bàn căi chính thức và những buổi "đi đêm" thảo luận riêng tư với Lê đức Thọ, cố vấn đặc biệt của phái đoàn cộng sản Bắc Việt tại Ba Lê, đă dẫn tới Hiệp Định Paris. Theo Kissinger th́ Hiệp Định không được hoàn hảo lắm, nó chỉ giúp cho quân lực Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam đàng hoàng trong danh dự, mặc dầu có sự chỉ trích triền miên của cánh hữu tại Mỹ. Lâu lắm ông Thiệu không chịu kư vào Hiệp Định. Với một số cộng sự viên, Kissinger cho thấy h́nh như ông ta hâm mộ những người đại diện phía Bắc Việt hơn là những người của SàiG̣n . Tại thủ đô Miền Nam Việt Nam người ta cho Kisinger cái tên là " nhà ngoại giao đi đêm" và "vua dấu diếm" v́ người ta không muốn nói thẳng ông là một thằng hèn, đạo đức giả. Tới năm 1975 th́ Kissinger xa cách Việt Nam trên cả mọi phương diện tâm lư cũng như thực tế. Ông chưa hề đặt chân đến Việt Nam từ sau tháng 10 năm 1972, nơi đó ông có một kỷ niệm không tốt ǵ lắm:

    ông Kissinger muốn cho ông Thiệu chấp thuận bản dự thảo Hiệp Định của ông ta. Cuộc gặp gỡ thật nặng nề, ông Thiệu gọi Kissinger là "thằng chó đẻ". Kissinger nói trước khi rời SàiG̣n :

    - "người ta đă chửi tôi thậm tệ nên chắc tôi không bao giờ trở lại SàiG̣n nữa."

    Một trong những người đối thoại với ông, ông Hoàng đức Nhă, em họ ông Thiệu và là Tổng Trưởng Thông Tin, chọc tức ông Kissinger khi ông chỉ trích Hiệp Định từng điểm một.

    Ông Thiệu và ông Nhă đều tin chắc là ông Kissinger hoàn toàn là một người vô liêm sỉ mới đặt bút kư Hiệp Định Paris 1973 với Bắc Việt : "Hoa Kỳ nhận tù binh của họ và an toàn rút quân đội Mỹ về nước, mà trong thâm tâm Hoa Kỳ vẫn biết rằng cộng sản Hà Nội không bao giờ buông bỏ ư định thống nhất Việt Nam bằng vũ lực.".

    Ông Kissinger và cộng sự viên của ông đă có nhiều lư do để tin tưởng rằng Hiệp Định dù có yếu kém nhưng cũng có thể đứng vững được : đến một thời điểm nào đó th́ việc Việt Nam Hóa quân lực SàiG̣n sẽ cho thấy sự hữu hiệu của nó. Ông Nixon đă đặt hết sự tin tưởng vào đó, nhưng ông Kissinger th́ không . Trên căn bản, binh sĩ Miền Nam chỉ có thể đương đầu hữu hiệu với những cuộc tấn công của Bắc Việt ở cường độ trung b́nh đến cấp trung đoàn. Nhưng ông Thiệu không thể chận đứng được một số lớn sư đoàn Bắc Việt. Dù vậy, chắc Hà Nội sẽ không phiêu lưu trong một cuộc tổng tấn công đâu. Bộ Chánh Trị c̣n sợ phản ứng của ông Nixon. Ông ta không bao giờ do dự để tung các phi cơ B. 52. Chính ông Nixon đă cho lệnh thả bom ngay vùng thủ đô Hà Nội vào tháng chạp 1972 để kéo Bắc Việt trở lại bàn hội nghị, và tựu trung th́ sự khuyến cáo đó có hiệu quả. Hơn nữa, gạt ra ngoài các khó khăn nội bộ, chánh phủ Miền Nam vẫn có phần nào năng nổ tích cực nhất là trên b́nh diện kinh tế. Chánh phủ không được b́nh dân lắm nhưng dân chúng Miền Nam không bao giờ nổi dậy.

    Cuối cùng, những người có trách nhiệm ở Miền Bắc đă đưa nhân dân ḿnh vào một cuợc chiến quá lâu dài, bền bỉ khó tả, dựa vào sức mạnh của quân đội và công an hùng hậu để cai trị một xă hội bị vắt khô cạn đến hết máu. Họ hy vọng được Hoa Kỳ viện trợ khoản hơn 3 tỷ mỹ kim mà họ quan niệm là "bồi thường chiến tranh". Ở Paris, Bắc Việt nhấn mạnh điều khoản 21 của Hiệp Định, điều khoản dự trù một sự "ḥa giải" và quy định Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc "hàn gắn vết thương chiến tranh" và "tái thiết Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa sau cuộc chiến", theo đúng truyền thống chánh trị của Hoa Kỳ . Danh từ "hàn gắn vết thương chiến tranh" là một cụm từ thuần túy của Bắc Việt đă đưa ra mà Hà Nội đă nhấn mạnh và được thấy khắp nơi trên các bản văn tuyên truyền của Hà Nội.

    Ông Kissinger tin rằng lănh đạo quốc gia nào cũng hành động đúng theo quyền lợi của nước họ. Đối diện với những người lănh đạo Bắc Việt ông có đánh giá quá thấp sức mạnh về ư thức hệ của họ không ?

    Cân nhắc lợi và hại, ông Kissinger đặt Hiệp Định Ba Lê vào khung cảnh của không khí ḥa dịu bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ, Liên Xô, và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa. Ông cũng như mọi người đều nghĩ rằng Mạc tư Khoa và Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Hà Nội đi đến một sự tự chế. Cả hai thủ đô cộng sản nầy hẳn phải có phương thức để thúc ép Bắc Việt: Họ đă tiếp tế cho Bắc Việt cả về quân sự lẫn kinh tế. Trong cái nh́n của Kissinger, tất cả đều đứng vững hết: ông nghĩ tới mối liên hệ giữa sự "thư giăn" quốc tế" giữa các cường quốc để dập tắt lần lần ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam.

    Sáu tuần lể trước khi Phước Long bị tràn ngập, Tổng Thống Ford và ông Brejnev đă gặp nhau ở Vladivostock từ ngày 23 đến 24 tháng 11 năm 1974 . Họ đă quyết định tăng cường mối giao hảo giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.. Thật khó có thể và không hợp lư chút nào khi Bắc Việt làm hỏng những thỏa thuận của các siêu cường ! Đối với ông Kissinger vừa là tác giả vừa là người thực hành chánh sách liên kết, ông phải chỉ cho Liên Xô và Trung Quốc thấy là sự "thư giăn" phải được dùng như một áp lực đối với bài toán Việt Nam. Kissinger đă "mua" Liên Xô qua việc Hoa Kỳ cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc về thương măi. Nhưng cách đây vài tháng vào mùa thu 1974, nghị sĩ Henry Jackson, có khả năng là ứng cử viên Tổng Thống, đă đưa ra một dự luật theo đó: "thư giăn phải liên kết với việc cho phép người Do Thái được rời khỏi Liên Xô". Một dự luật khác cũng hạn chế mức nợ cho Liên Xô vay. Tất cả những chuyện đó không thể khuyến khích Liên Xô trong hành động hợp lư được . Do đó năm 1975 Liên Xô thấy không có lợi lộc ǵ khi phải thắng các đồng chí Bắc Việt của họ lại.

    Trong năm 1974, cho tới ngày từ nhiệm của Nixon, không khí c̣n có vẻ thuận lợi.

    Từ thủ đô cũng như từ các ṭa đại sứ của họ, Liên Xô và Trung Quốc đă bắn tiếng cho biết là họ vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế cho Bắc Việt, nhưng sẽ giảm bớt viện trợ quân sự.

    Ông Kissinger biết rơ chỗ yếu chính của Hiệp Định Paris trên phương diện quân sự: Ông đă không cho Việt Nam Cộng Ḥa biết là ông đă không ràng buộc Hà Nội phài rút hết bộ đội Bắc Việt ra khỏi lănh thổ Miền Nam , một cách rơ ràng và minh bạch. Do đó quân đội Bắc Việt đă lợi dụng điểm mập mờ nầy để bám trụ nguyên tại chỗ. Hơn nữa Bắc Việt đă không bao giờ tôn trọng những điều khoản quy định về vũ khí và quân dụng hiện có của Hai Bên:

    " mỗi cây súng cũ, mỗi khẩu pháo cũ, mỗi quân xa cũ, -tất cả- chỉ có thể được thay thế với thể thức "một đổi một". Tất cả những chuyện thay thế đó, phải tọa lạc ở những điểm chính xác , và phải được "Ưy Hội Quốc Tế" giám sát nghiêm chỉnh đúng luật lệ như Hiệp Định đă quy định" , một điều khoản không bao giờ được Bắc Việt thi hành.

    Một kẽ hở nữa của Hiệp Định, lần nầy là chánh trị:

    " trên b́nh diện "chế độ tương lai của Miền Nam " Hai Bên Việt Nam sẽ thương thảo với nhau".

    Ông Kissinger thừa biết là điếu khoản nầy không bao giờ thực hiện được, cũng giống như việc h́nh thành một "Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia". Hăy tưởng tượng xem bằng cách nào mà hai kẻ thù hung hăn ngồi lại được với nhau để cùng nhau cai trị một thôn ấp? đừng nói chi đến cả một nửa nước Việt Nam ? Biết vậy nhưng ông Kissinger vẫn c̣n tin rằng phải bằng mưu mẹo đó, ḿnh mới thắng Bắc Việt được một điểm:

    " cho tới mùa hè năm 1972, phái đoàn thương thuyết Bắc Việt vẫn muốn liên kết chuyện ngừng bắn với một dàn xếp chánh trị " (ai cũng muốn có một sự liên kết nào đó của riêng họ). Ông Kissinger vẫn c̣n tin rằng. Đây là một thắng lợi ngoại giao của ḿnh, v́ bù lại Hà Nội không c̣n đ̣i hỏi sự ra đi của ông Thiệu nữa, điều nầy cho phép được giữ lại một "cơ cấu chánh trị mạnh ở Miền Nam Việt Nam ".

    Cũng như ông Thiệu và ông Nhă, người dân Miền Nam không bao giờ chấp nhận một Hiệp Định Paris mặc nhiên thừa nhận sự có mặt của bộ đội chánh quy Bắc Việt tại Miền Nam.

    Trong tỉnh Phước Long có nhiều sự vận chuyển quy mô của các đơn vị chánh quy Bắc Việt cấp trung đoàn và cả cấp sư đoàn. Cho dù cuộc tấn công nầy là một cuộc tấn công hạn chế, th́ tṛ chơi kiên nhẫn gom góp dữ kiện và phân tách t́nh h́nh của ông Kissinger cũng bắt đầu tan ră.

    - Làm ǵ hơn bây giờ ?

    - Xin thêm ngân khoản bổ túc cho Miền Nam Việt Nam ?

    Quốc Hội và nhất là Hạ Viện Hoa Kỳ giờ đây đa số dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, trong nhóm của nghị sĩ George Mc Govern, một người chủ trương ḥa b́nh cực đoan. Năm 1974 Quốc Hội đă cắt giảm mức viện trợ quân sự cho Miền Nam Việt Nam từ 1 tỷ xuống c̣n 750,000 trong đó có cả phần 300 triệu dành trả lương cho nhân viên dân chính và quân sự thuộc Cơ Quan Quân Sự Hoa Kỳ ở SàiG̣n rồi. Trong cuộc chiến tranh Kippour, Do Thái đă nhận được trên 2 tỷ viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Phần lớn những người dân biểu Hoa Kỳ thấy cần pḥng vệ cho Do Thái hơn là Việt Nam. Nh́n kỹ lại, nếu tính luôn sự tăng giá dầu do cấm vận của các nước Á Rập, th́ viện trợ cho SàiG̣n coi như bị giảm một nửa.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    5. Chương 2 - Phước Long: Trời cũng phải nhỏ lệ
    P2



    Đối với ông Kissinger, th́ mặt trận thứ hai của cuộc chiên Việt Nam nằm ở Hoa thạnh Đốn, ngay tại Quốc Hội và cũng là ngay trong chánh phủ Hoa Kỳ. Nhiều thành viên của chánh phủ xưa kia là diều hâu. Bây giờ th́ hết rồi, họ cho biết như vậy, giống như Tổng Trưởng Quốc Pḥng James Schlesinger. Một khi đă ra khỏi chánh phủ rồi th́ từ một Mc Namara, một Clarke Clifford, một George Bundy, cho tới những người đă triệt để theo Tổng Thống Johnson, bây giờ họ ước tính là phải ra khỏi vũng lầy Việt Nam . Những người nầy vẫn nghĩ rằng cái gọi là GRP (Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam) cũng chỉ là cánh tay của Hà Nội ở Miền Nam mà thôi, và cộng sản Việt Nam cũng độc tài như các đảng cộng sản khác . Những nghị sĩ nặng kư chống cộng th́ có John Stennis hay Richard Russell . Những con diều hâu cũ bây giờ ngă theo đám bồ câu nổi tiếng trong Thượng Viện, George Mc Govern, Frank Church, Albert Gore, Wayne Morse, Edward Kennedy. Ngay như tại Nhà Trắng, ông Kissinger chỉ c̣n có thể tính đến những người đồng minh tự nhiên của ông. Một vài vị thân cận với ông Ford tin tưởng là bài toán Việt Nam tự nó sẽ tan biến thôi. Mệt mỏi, như bị bao vây, Kissinger không dứt than van:

    - " Không biết chúng ta thuộc loại người ǵ ? "

    Và cộng sự viên của ông nhận thấy ông đang cắn móng tay....

    Sáng ngày 7 tháng giêng, Tướng Viên gọi điện thoại cho ông Thiệu. Tham mưu Trưởng Liên Quân báo cáo cho Tổng Thống. Những phi cơ thám sát trên không phận Phước B́nh cho biết là mọi dấu hiệu kháng cự coi như đă chấm dứt.

    Tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu triệu tập một phiên họp đặc biệt. Có mặt Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, hai Phó Thủ Tướng Trần văn Đôn và Nguyễn văn Hăo, hai vị Chủ Tịch Thượng Viện và Hạ Viện, Chủ tịch Tối cao Pháp Viện, và tướng Đặng văn Quang, phụ tá Tổng Thống đặc trách về an ninh.

    - " Địa thế và khó khăn về tiếp vận của chúng ta đă tiếp tay cho cộng sản. Quân lực của chúng ta khó ḷng chiếm lại tỉnh Phước Long được " ông Thiệu nói.

    Tướng Quang thường ít khi phát biểu trong các phiên họp, hôm nay tuyên bố:

    - " Quận lỵ Phước B́nh và tỉnh Phước Long rất khó pḥng thủ nên không thể giữ được .Thị trấn An Lộc và tỉnh Kon tum cũng vậy. Thị trấn An Lộc nằm ở phía Tây và Tỉnh Kontum ở về hướng Đông Bắc. Cả hai đều rất quan trọng. Nhất là tỉnh Kontum"

    Rối hơi sẳn giọng. tướng Quang nói tiếp:

    - "Những nơi nầy rồi cũng sẽ bị mất, nếu cộng sản quyết định đánh chiếm."

    Không thấy một phản ứng nào cả. Như không ai nghe thấy ǵ hết vậy : H́nh như người ta thấy những việc đó không có ǵ đáng cho họ phải quan tâm .

    Ông Thiệu lại phải nói tiếp:

    - " Chúng ta có thể phản kháng để thử t́m hậu thuẩn của dư luận quốc tế. Phản kháng ngay Liên Hiệp Quốc. Phản kháng với cả 13 thành viên đă kư tên vào Hiệp Định Paris. Chắc cũng không có kết quả ǵ đâu. Phần đông các nước đang bấn v́ cuộc khủng khoảng năng lượng. Nhưng trước hết chánh phủ chúng ta cần phải có được một sự gia tăng viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ."

    Rồi hướng về 2 vị chủ tịch Thượng và Hạ viện, ông nói :

    - " Chúng ta phải gởi một phái đoàn đến Hoa Kỳ để vận động với chánh phủ Hoa Kỳ làm áp lục Quốc Hội. Nhưng trước hết chúng ta phải chọn lựa vài nghị sĩ và dân biểu để chúng ta mời . Chúng ta vào bàn với Ṭa Đại sứ Mỹ về danh tánh những người nầy."

    Chủ tịch Hạ viện đồng ư:

    - " Nhưng h́nh như các dân biểu Hoa Kỳ có nhiều vấn đề đối với cử tri của họ lắm. Chúng ta nên thăm ḍ dư luận dân chúng Mỹ trước, xuyên qua các tổ chức.

    - " Tổ chức nào ?

    - "Các nghiệp đoàn, Hội Cựu chiến binh, hay Hội Hồng thập Tự ....

    Ông Thiệu tỏ ra chưa chịu:

    - " Cần phải tiếp xúc với các nghị sĩ Mỹ, vấn đề cử tri đó thuộc về chánh trị nội bộ của họ. Làm cách nào để có tiếng nói của quần chúng ?

    - Tôi thấy sao Chánh Phủ cô đơn quá, Thiệu vừa nói vừa nh́n sang Thủ Tướng dường như Tổng Thống không kiểm soát được chánh phủ vậy.

    Ông Thiệu ngưng một giây, chờ ông Khiêm lên tiếng. Nhưng như thường lệ, Thủ Tướng vẫn giữ im lặng. Thiệu nói tiếp :

    - " Trong quá khứ, gặp trường hợp khủng khoảng nặng th́ các nhóm đối lập sẽ phải hợp tác với Chánh Phủ .

    Không có một nhóm nào thực sự hăng say năng nổ hoạt động hết, trừ ra có đảng Dân Chủ do ông Thiệu thành lập. Tổng Thống muốn mở rộng căn bản chánh trị của Chánh Phủ nên ông đă ra một luật đảng phái khá tự do, đúng ra là cho các đảng phái chánh trị để cho phép họ ra hoạt động hết, trừ đảng cộng sản. Điều nầy gây cảm tưởng tốt ở Mỹ.

    Sau đó ông Thiệu dặn ḍ vài điều cho hai vị chủ tịch Thượng và Hạ viện. Ở Miền Nam Việt Nam hành pháp lèo lái lập pháp.

    Hai vị Phó Thủ Tướng hiện diện đề nghị ông Thiệu nên đi gặp các nhân vật có tầm vóc quốc gia để t́m hậu thuẩn. Ông Thiệu lắc đầu, nhưng không người nào gợi ư ra được tên ai hết v́ có lẽ không mời mọc ai được hết.

    Ông ta nhắc các dân biểu và nghị sĩ phải hoàn tất luật báo chí và nên cho ông xem qua.

    Sau cùng phiên họp đưa ra vấn đề kinh tế, nhắc lại các điểm đă bàn căi trong phiên họp nội các bốn ngày trước. Thủ tướng có nói là phải mua thời gian. Năm 1976 Miền Nam sẽ xuất cảng dầu hỏa.

    Như thường lệ ông Khiêm không xen vào các vấn đề quân sự và những bài toán về chánh trị nội bộ, ít nhất trong công khai hay lúc có mặt các tổng bộ trưởng. Ông thích đi sâu vào các vấn đề kinh tế và xă hội . Hôm nay là ngoại lệ, theo ông th́ dư luận quần chúng trên thế giới về vấn đề Việt Nam h́nh như bị "đông lạnh". Ông c̣n đi xa hơn khi quả quyết rằng Hoa Kỳ không c̣n can thiệp quân sự vào Việt Nam nữa, v́ ông Ford cũng lạnh cẳng rồi.

    Ông Thiệu lắng nghe, gần như không được thoải mái lắm v́ ông không đồng ư với Thủ tướng Khiêm.

    - " Chúng ta phải kéo dài sự sống c̣n trong thời kỳ gọi là khó khăn tạm thời nầy , ông Khiêm tiếp tục nói, chính v́ chúng ta sẽ có lợi tức dầu hỏa trong năm 1976.

    Ông so sánh t́nh h́nh của đất nước với t́nh thế của người chơi bài phé. Thấy được dầu lửa người ta sẽ tăng thêm tiền đánh cuộc. Trước mặt chúng ta, Hà Nội không theo kịp ḿnh đâu. Muốn cho dầu hỏa chảy ra càng nhanh càng tốt th́ các công ty đầu tư cũng phải được hưởng lợi nhuận nhanh. Phải khuyến khích họ, phải nhường cho họ một bách phân hợp lư nào đó của Chánh Phủ .

    - " và lúc đó th́ họ sẽ cố gắng thúc đẩy công tác khoan dầu nhanh hơn. Chúng ta không thể tự cho ḿnh một sự xa hoa được hưởng lợi tối đa trong dài hạn .

    Ông Khiêm nhắc lại là ông ta có nói với ông Hảo Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế để ông nầy hối thúc các công ty dầu hỏa. Ông Khiêm muốn thấy kết quả cụ thể trong ṿng 6 tháng.

    Có vẻ phấn khởi, ông nhấn mạnh:

    - " Nếu chúng ta xuất cảng được nhiều dầu vào năm 1997 th́ lúc bấy giờ t́nh thế chúng ta sẽ tốt hơn.

    Phiên họp chạy theo t́nh h́nh kinh tế quên mất việc tỉnh Phước Long vừa bị Bắc Việt chiếm.



    Chiều hôm đó, hai bản phúc tŕnh chi tiết của phiên họp nầy tới tay Ṭa Đại sứ Mỹ. Một bản do Phụ Tá an ninh của ông Thiệu. Tướng Quang được yêu cầu báo cáo những ǵ đă xảy ra ở Phủ Tổng Thống. Thiệu vẫn biết như vậy. Và c̣n khuyến khích ông nầy làm như một nhân viên CIA tại đây nữa. Nhờ đó mà ông Thiệu điều động được một vài người Mỹ của Ṭa Đại sứ trong lúc họ vẫn tưởng họ là "thầy" trong tṛ chơi nầy. Người Việt Nam bên nào cũng thế đă có một kinh nghiệm lâu đời về nghề gián điệp rồi, cả nhị trùng lẫn tam trùng ! Người Mỹ th́ mới đây thôi.

    Bản báo cáo thứ hai xuất phát từ một trong những thành viên của phiên họp vừa rồi.
    Có rất nhiều sự "thoát tin" như vậy ở SàiG̣n và Hoa thạnh Đốn, và có nhiều người "bán tin" như vậy chung quanh Tổng Thống, Thủ Tướng, và những người có trách nhiệm hành chánh và quân sự. CIA đă gài rất nhiều máy thu âm trong dinh Tổng Thống. Họ tin chắc rằng trong hàng thân cận của ông Thiệu phải có một người làm việc cho Hà Nội . Ai ? Quang, Hảo, hay một người nào khác ?

    Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đă được thông báo về những quyết định của phiên họp quan trọng vừa qua. Ông ta đă nhận được chỉ thị, và ông chuẩn bị để thuyết tŕnh cho những người khách Mỹ quan trọng.

    Ngày 9 tháng giêng, trong gian pḥng thuyềt tŕnh rộng lớn của Bộ Tổng Tham Mưu, tướng Viên tổng kết cho các sĩ quan của ông một bản phúc tŕnh dài 11 trang. Ông thông báo kết luận : "một cuộc tấn công quân sự đại quy mô của Bắc Việt", một cuộc tấn công mà Tổng Thống đang chờ đợi."

    Người ta nói tướng Viên "che dù" một tiếng lóng của giới quân sự Việt Nam . Ông không có sáng kiến mà cũng không có khả năng phân tách hay giải đoán t́nh h́nh mà lẽ ra ở cương vị của ông là phải có đầy đủ. Ông nhanh chóng chấp nhận là Bộ Tham Mưu của ông hoạt động trong vai tṛ của một cơ quan tư vấn, một nhiệm vụ mà bất cứ một đại tá quèn nào cũng đảm trách được . Phải chăng đó là cái giá phải trả để được ngồi măi ở chức vụ nầy ? Ông thích ngồi thiền (yoga) hơn là đi thanh tra chớp nhoáng ngoài mặt trận, với một tướng đi tướng đứng khá đẹp lúc nào đầu cũng đội mũ đỏ của binh chủng nhảy dù. Ông không khúm núm nhưng chịu vâng lời. Tướng Quang cố vấn an ninh, là người soạn kế hoạch đại cương về chiến lược và chiến thuật cho ông Thiệu. Sau khi Tổng Thống chấp thuận th́ ông Quang chuyển lịnh thi hành xuống cho Bộ Tổng Tham Mưu. Chính ông Quang đă cho lệnh trực thăng vận đổ 200 biệt kích dù xuống Phước B́nh đang bị bao vây.

    Ngày 17 tháng giêng, ông Viên nhận được một bản phúc tŕnh của tướng Trần văn Trung, Tổng cục trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị . Bản phúc tŕnh được chuyển đến Thủ Tướng và Tổng Thống, và ngày hôm sau nó cũng đến tay Đại sứ Hoa Kỳ .

    Bản phúc tŕnh nghiên cứu về kế hoạch của cộng sản trong năm 1975:

    " Chiến dịch nầy có thể sẽ chấm dứt vào tháng 6 dl. Nhằm tiến chiếm một số quận và tỉnh, nhất là thuộc các tỉnh Tây Ninh, Phước Long, B́nh Long, Kiến Tường và Kiến Phong" Cộng sản sẽ cố cắt đứt Việt Nam Cộng Ḥa theo một con đường kéo thẳng từ Kontum xuống miền duyên hải Quảng Nam. Trong những tháng sấp tới họ sẽ t́m cách phá cho nền kinh tế của Miền Nam yếu đi. Họ sẽ đồng loạt tấn công các cầu, các kho nhất là kho đạn và đặc biệt những cơ sở thuộc kỹ nghệ dầu hỏa. Họ cũng sẽ cẩn thận v́ họ cũng muốn giữ cơ cấu hạ tầng để họ sẽ c̣n khai thác và xử dụng được một khi họ nắm được quyền hành ở đây. Họ sẽ tạo cơ hội để bắt Miền Nam phải nhận cả triệu dân di cư. Và lồng các nữ cán bộ đảng vào các trại di cư kể cả các trại di cư cũ, để tạo biến loạn. Cộng sản sẽ nuôi dưỡng các phong trào chống ông Thiệu để ông không thể ra ứng cử năm vào tháng 11 năm 1975. Họ sẽ hô hào : "Chiến tranh vẫn tiếp diễn khi nào ông Thiệu c̣n ở chánh quyền" . Những tổ chức của cộng sản như thanh niên phụ nữ và trí thức sẽ hợp tác với phong trào " đ̣i Ḥa b́nh" ở Hoa Kỳ để ngăn cản Tổng Thống Ford không cho viện trợ quân sự cho Miền Nam . Trong chiến dịch nầy cộng sản hy vọng sẽ dùng những cựu tù binh Mỹ. Nếu kế hoạch và chương tŕnh hành động nầy được thi hành th́ vào khoản tháng 6/1975 Việt Nam Cộng Ḥa bắt buộc sẽ phải kư một hiệp ước khác và sẽ phải chịu thành lập một chánh phủ liên hiệp. Chừng đó những toán tuyên truyền sẽ cố gắng xé nát tất cả các đơn vị của QLVNCH. Những đại biểu cộng sản trong chánh phủ liên hiệp sẽ tạo thêm nhiều khó khăn trong một hay hai năm, và cái Chánh Phủ đó sẽ bất lực , các thành viên cộng sản sẽ từ nhiệm, và một Chánh Phủ khác sẽ được thành lập: Chánh Phủ độc lập "Quốc Gia Dân Chủ Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam" một Chánh Phủ "cấp tiến, xă hội của giai cấp vô sản" . Và ba bốn năm sau, một "chánh phủ độc tài" thực hiện việc thống nhất hai miền Nam Bắc sẽ thay thế Chánh Phủ của giai cấp vô sản kia.

    Chung quanh ông Thiệu, người ta tin là cộng sản sẽ tốn ít nhất 2 hay 3 năm nữa. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa tuy là cô đơn nhưng sẽ đứng vững. Cần nhứt là t́nh h́nh kinh tế phải tốt đẹp hơn. Các tổng bộ trưởng phải gia tăng tuyên bố khích lệ thêm lên. Đặc trách về kinh tế ông Hảo cam kết sẽ gia tăng xuất cảng. Bị hối thúc, ông nói gổ và ngư hải sản có thể sẽ mang về 100 triệu mỹ kim hằng năm. Ông nói hơi quá: trong năm 1974 Miền Nam phải nhập cảng 929 triệu mỹ kim và chỉ xuất cảng được 76 triệu. Người ta đổ cho Chánh Phủ điều hành lănh vực kinh tế không tốt, ngó lơ các cuộc mua bán ngoại tệ và chợ đen.

    Hăy noi gương cá nhân ông Hảo: "hành động có đạo đức"

    Ông cùng với Đô trưởng SàiG̣n đi khắp các chợ, những nơi có chứa hàng lậu thuế, thuốc lá, rượu tây, hàng ngoại , máy thu phát âm thanh cực chính xác .... ông cố thuyết phục người bán là nên chấm dứt chuyện mua bán bất hợp pháp nầy đi, điều làm cho người ta vừa kinh ngạc vừa tức cười. Trong sự ngây thơ nầy ít nhất ông cũng đă tỏ ra thành thật. Cả người mua và người bán ai cũng cười. Báo chí nghiêm khắc chỉ trích ông Phó Thủ Tướng : tờ Điện Tín viết: những chuyến đi dạo chợ của ông Phó Thủ Tướng Hảo được chiếu trên vô tuyến truyền h́nh là hành động có tánh cách "cố t́nh khoa trương".

    Người dân đứng đắn ai cũng biết là nếu có tham nhũng, hối lộ, để được giấy phép nhập cảng hậu hĩ hay giấy phép xây cất bừa bải, hoặc chuyện mua bán ngoại tệ v..v.. th́ những thứ toan tính đó không ai dại ǵ đem ra ngay giữa chợ đâu.

    Ở "chợ trời" nơi các món hàng đánh cắp, hàng lậu thuế... được bày bán lẫn lộn với mọi thứ lặt vặt với giá hạ, người ta mua đi bán lại đủ mọi loại hàng từ chiếc máy thu thanh cực nhỏ đến bàn máy đánh chữ, đồ trận, và đồ lót bằng vải kaki, từ đồ hộp, thức ăn khô của binh sĩ đến những máy khoan điện cầm tay xuất xứ từ California đến những đôi giày da cá sấu của Đài Loan. Trên quầy hàng đủ loại xà pḥng c̣n nguyên xi trong hộp nằm lẫn với các mũ lưỡi trai. "Thượng vàng hạ cám" thứ ǵ cũng có, tốt xấu ǵ cũng có..... nhưng từ khi 500.000 lính Mỹ hồi hương rồi th́ " chợ trời" mua bán hơi ế ẩm..

    Về khách hàng th́ ở chợ trời nầy, người ta nhận thấy đủ mọi tầng lớp người trong xă hội , giàu sang có, nghèo hèn có, dân quê từ các tỉnh Miền Tây lên có, từ các tỉnh miền Đông giáp giới Cam Bốt xuống có, công nhân và thợ thầy của hàng ngàn công ty ở SàiG̣n có, quân nhân mặc quân phục có, sĩ quan và binh sĩ ngoại quốc thuộc Ủy Hội Quốc Tế có... Ngoài ra người ta c̣n nói nhiều về một số không ít "cao bồi", quần ống túm, từng cặp từng cặp lượn qua lượn lại đèo nhau trên các xe Honda, để thừa cơ hội đông người chôm món nầy chỉa món nọ... đôi khi làm phiền khách du lịch. Một số người ngoại quốc thường nh́n bề ngoài hào nhoáng, thơ mộng, khó thấy những ǵ ẩn kín của thành phố. Ở SàiG̣n phải trên 100 tiệm thương măi mới có một tiệm hút thuốc phiện, trên 1000 tiệm ăn hay chạp phô mới có một quán nhảy. Đô thành Saigon rộng lớn với Gia Định, Chợ Lớn và các quận ngoại thành, ngoại ô, có khoản từ 3 triệu 500 ngàn đến 4 triệu dân, trong đó có một số từ các tỉnh đổ về, đến, ở một thời gian, rồi đi... không cố định.

    Du khách thường hay chơi ở trung tâm thành phố, chung quanh dinh Độc Lập, nhà bưu điện trung ương, nhà thờ chánh ṭa, đường Tự Do con đường chính đi thẳng từ nhà thờ Đức Bà đến Sông SàiG̣n là nơi có những nhà hàng nổi. Du khách đi dạo chơi chung quanh chợ SàiG̣n và các khách sạn, như Continental mà người chủ Philippe Franchini kín đáo ở ngay tại đó, Caravelle tối tân có máy điều ḥa và ngang đó là Graham Greene.... Du khách thường ăn ở các nhà hàng do người Pháp hay người Corse làm chủ, và giao dịch với 18 chi nhánh ngân hàng Việt Nam hoặc 14 ngân hàng ngoại quốc..

    Giới quốc tế sang trọng th́ ở nnững khu đẹp hơn, ở quận 3 và quận 1, nơi đó đường sá sạch sẽ hơn với những hàng cây cao bóng mát hai bên đường, có những biệt thự tráng lệ kín cổng cao tường, với những hàng rào cây xanh ngắt, bông hoa cây kiểng. Đây cũng là khu gia cư của giới thượng lưu trí thức , công chức cao cấp, người Âu Châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đường phố ở đây rất yên tĩnh như ch́m trong giấc ngũ trưa vậy v́ ít người qua lại. Trong cuộc chiến mà Bắc Việt gọi là "chống Mỹ cứu nước" hay là "cuộc kháng chiến thứ hai", hàng trăm hàng ngàn người Mỹ cư trú ở SaiGon. Ngoài các khách sạn hay trong doanh trại, họ c̣n thuê hay mua nhà ở những khu sang trọng và yên tĩnh nầy, một di sản kiến trúc rất đẹp của người Pháp đă để lại cho Việt Nam .

    Người dân SàiG̣n th́ ở các nơi khác, như quận 5 quận 7 ồn ào đông đúc hơn, chen chúc nhau dài theo các con đường nhỏ hẹp hơn, có khi không được tráng nhựa, không được sạch sẽ lắm. Nhưng cũng không đến đỗi nghèo khổ như Calcuta hay Dacca đâu. Người dân SàiG̣n nào mà không t́m được nhà 1, 2, hay 3 pḥng ở nội thành, không có được nhà xây gạch th́ họ sẽ ở những dăy nhà xây cất bằng vật liệu nhẹ, bằng cây, hay trên những nhà sàn hai bên bờ rạch, hoặc trên những nhà bè, nhà nổi, trên thuyền bè lưu động. Chỗ nào cũng ồn ào với tiếng động cơ máy móc của các xưởng thủ công nghệ, sản xuất ngay tại gia đ́nh từ nồi niêu song chảo bằng nhôm đến mọi vật dụng bằng nhựa, một loại chất dẽo của thế giới thứ ba cũng c̣n được gọi là thế giới đang phát triển. Giới b́nh dân SàiG̣n là thợ sửa chửa đủ loại, từ chiếc xe đạp đến mô tô, tủ lạnh.. họ hành nghề ngay trong căn nhà ọp ẹp trống trải của họ, dưới mái tôn nóng bức. Hai bên các con rạch nước đen ng̣m lại c̣n có những căn nhà nhỏ như ổ chuột. Trẻ con trần truồng chơi đùa vui vẻ vô tư giữa các thùng cây, các bao lúa hay các vật liệu phế thải bẩn thỉu, vỏ đồ hộp, thùng giấy, ống cao su ...của gia đ́nh thu nhặt được.

    Ở cái thế giới hỗn độn nầy trẻ con được ăn uống no đủ, nhưng các cơ quan y tế không chiến thắng được bịnh thiếu sinh tố và bịnh sốt rét. Cuộc chiến tranh và sự có mặt của người Mỹ đă tạo ra được một sự phồn thịnh bề ngoài hay tạm thời th́ đúng hơn (mà bộ máy tuyên truyền Bắc Việt sau 1975 gọi là "phồn vinh giả tạo"). Hậu quả của sự phồn thịnh nhất thời ở đây sẽ rơi vào lớp người không được ưu đăi nầy. Ngoài một số ít trại tỵ nạn, không có một người dân Miền Nam nào đói hết. Năm 1975 người ta đọc được trên báo chí các nước rằng Miền Nam Việt Nam vẫn c̣n là một nước nông nghiệp (đến 80 %) . Chưa đúng lắm, v́ bị ảnh hưởng của chiến tranh, bị đồng lương hấp dẫn, nhiều nông dân chẳng những đă trở thành công nhân, mà c̣n đă biến thành thợ hồ, thợ máy, thợ tiện, thợ điện hay cả nhạc sĩ nữa . Các chuyên viên xă hội học của Hoa Kỳ đến Miền Nam Việt Nam không có th́ giờ để thấy rơ được hiện tượng nầy , v́ họ c̣n đang bận với kế hoạch b́nh định, và điều tra các tù binh việt cộng. Xă hội Miền Nam Việt Nam thay đổi, tiến lên lần lần với thế kỷ XX, có người nói là huy hoàng, có người cho là suy sụp. Chiến tranh làm cho gia đ́nh ly tán, sanh ra đĩ điếm nhưng cũng tạo ra những công nhân giỏi và thợ khéo, những bác sĩ và dược sĩ lành nghề, nhiều chuyên viên cấp cao, nhưng cũng làm cho một số hàng chục ngàn thất nghiệp, phần lớn nhóm sau nầy vào quân đội để sống. Con số công nhân ở SàiG̣n chắc chắn phải nhiều hơn ở Hà Nội.

    V́ họ đoàn kết chặt chẽ với nhau nên trên 500.000 người Tàu sống ở Chợ Lớn ít có người thất nghiệp. Từ lâu rồi trên nguyên tắc Hoa Kiều bị cấm buôn bán cá, thịt, vải vóc, sắt thép, chạp phô và gạo. Họ cũng không có quyền có cửa hàng tạp hóa, buôn bán xăng dầu và chuyên chở công cộng. Nhưng ở Việt Nam luật lệ là một chuyện c̣n thi hành luật là một việc khác. Người Trung Hoa kiểm soát hết hệ thống các thương hội, trong đó tất cả những cơ quan an ninh mật vụ và trước hết là CIA, khó mà tuyển được người lắm. Trên thực tế người Trung Hoa như các thầu khoán, các người làm việc , đều núp kín dưới tên họ Việt Nam nên họ đều có ruộng , là chủ các hăng xưởng, sản xuất từ bột, dầu ăn, đồ hộp v.v.. đến cả nước mắm nữa, họ c̣n là chủ khách sạn, các tiêm ăn, nhà hàng sang trọng, các tiệm "lạc son" (bán đồ sắt đồ đồng ), và các tiệm bán thực phẩm. Những người bán dạo, các tiệm bán thức ăn thức uống đầy rẫy khắp mọi nơi khắp các thành phố. Họ c̣n có chân hay làm chủ một số lớn công ty xuất nhập cảng, các hăng buôn sĩ bán lẻ. Tất cả những dàn xếp tính toán trong việc mua bán đều chắc chắn và khả tín v́ trong chuyện làm ăn lớn nhỏ có dính dấp đến tiền bạc, th́ một lời nói của người Tàu dù không có giao kèo khế ước đều chắc như đinh đóng cột, đều là vàng. Họ liên lạc chặt chẽ với mọi ngân hàng, mọi công ty tín dụng ngoại quốc, từ Bangkok đến Singapore, Hong Kong, Đài Bắc. Không ǵ qua được người Tàu khi muốn chuyển tiền ra ngoại quốc, hay muốn đổi tiền Việt Nam ra mỹ kim, đồng quan thụy sỉ, hay đồng mark của Đức v.v.. mà không cần phải đi qua sở Hối Đoái.

    Ở Chợ Lớn, người ta không thấy một biểu ngữ nào của chánh phủ. Bây giờ th́ ở thủ đô đang có treo một biểu ngữ mới: "Phước Long sẽ được tái chiếm". Biểu ngữ mới toanh, được treo ở trước các công sở.

    C̣n rất ít người chú ư đến "Bốn Không" của ông Thiệu :

    - "Không thương thuyết với địch" c̣n có ư nghĩa ǵ nữa sau bao nhiêu thời gian dài ở bàn hội nghị để đi đến Hiệp Định Paris 1973.

    - " không công nhận cộng sản ở Miền Nam Việt Nam " : điểm chánh trị căn bản của Tổng Thống Thiệu.

    - "Không có Chánh Phủ Liên Hiệp", khi một điều khoản của Hiệp Định đă có dự trù một Hội Đồng Ḥa Giải Dân Tộc .

    -"Không nhượng một tất đất cho cộng sản " , trở thành chua chát sau khi mất Phước B́nh....và tỉnh Phước Long.

    Cũng tương tự như ở Miền Bắc , ở Miền Nam các biểu ngữ được dán, treo hay vẽ lên tường. Như: "Đừng bán gạo cho cộng sản" hay "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói mà hăy nh́n những ǵ cộng sản làm", hoặc " Hợp tác với cộng sản là tự ḿnh uống một viên thuốc độc có bọc đường" v.v...

    Ở SàiG̣n nếu không có những h́nh thức tuyên truyền như vậy, không có các bản tin tức truyền thanh truyền h́nh, không có báo chí, tin đồn, chuyên nhăm nhí .. ở khắp các quận, không có binh sĩ mặc quân phục... th́ người ta có thể không nhớ ǵ đến chiến tranh.

    Đôi khi người ta nghe tiếng đại bác bắn ở xa xa, nhưng không c̣n có những vụ đặc công hay nổ ḿn ở SàiG̣n nữa, hàng rào kẽm gai đă rỉ sét , bao cát th́ rách và lính gác trước quận hay doanh trại th́ thờ ơ, thường ngồi nhiều hơn đứng. May mắn thay cho SàiG̣n một thủ đô yên tĩnh lạ lùng trong cuộc chiến, SàiG̣n có một vẻ đẹp duyên dáng, vui tươi, đầy nhựa sống.

    Vào buổi sáng sớm tinh sương êm dịu, SàiG̣n thức dậy như một đóa hoa vừa hé nở.. Giống như các đô thị lớn ở Á Châu, dân chúng từ ngoại ô đổ về trung tâm thành phố. Cảnh sát mặc đồng phục xám bắt đầu đi tuần rỏn.. giữa tiếng gáy rân trời của vô số bồ câu, Các bà bắt đầu nhóm lửa đốt ḷ. Mùi than, củi ḥa lẫn với mùi nước lèo thơm ngát, mùi xăng, mùi nước mắm. Để đi làm việc, già trẻ ǵ các ông cũng mặc quần dài áo sơ mi đẹp, các bà th́ đội nón lá, các cô th́ mặc áo dài mượt mà.. Xe đạp và xe gắn máy chạy chật cả đường, Các quầy hàng bày đầy kẹo, thuốc lá, kính râm, nước hoa, kem đánh răng, ấm tích, bút máy, thau chậu, cả chim nữa..Tất cả hàng hóa bằng mũ nhựa màu sắc rực rở kiểu Á Đông làm cho người Phương Tây lóe mắt. Người ta mua bán, đổi chác, sửa chữa .. ở đây có mùi dầu bạc hà, chỗ kia mùi nước tiểu.. Chợ nào cũng đầy ngập hàng hóa, nhất là chợ trung ương. Dâu, cam, trái vải, bưởi, ớt, khoai, rau muống, hành, cà rốt không thiếu thứ ǵ cả, và nhiều nữa. Người mua trả giá không phải để cho vui mà thực sự để t́m giá hạ. Từ sáng tới chiều, lưu thông tấp nập, tất bật và vui nhộn. Người ta tôn trọng phụ nữ hơn là tín hiệu đèn lưu thông. Xe buưt và xe khách đầy người mặc dầu đă cũ. Xe đạp, xe gắn máy , mô tô, nổ rần trời chạy chen với tắc xi, những xe Renault 4 ngựa, cũ kỷ màu xanh mà đồng hồ tính tiền không bao giờ nhảy. Tài xế cứ vô số 2 rồi vọt... SàiG̣n là thành phố của xe Honda, của xe Peugeot, của xe Renault. Khoản 8 giờ th́ người ta thấy tài xế Việt Nam trên những xe Ford Pinto đen của Mỹ. Ai cũng biết rằng những người Mỹ ngồi cạnh tài xế Việt Nam là nhân viên của CIA. Xe Ford Pinto đen là loại xe ưa thích hay chánh thức của cơ quan nầy. Những người Tây Phương khác , nhất là người Pháp th́ thường dùng xe La Dalat hay Méhari. Các xe ba bánh th́ chuyên chở các thùng hàng mà họ ràng buộc cao ngất lên, nhưng thăng bằng như hát xiệc vậy. Người ta bị chận lại hoài, rồi người ta nhận kèn in ỏi, người ta vọt lên, càu nhàu lấy lệ. Một đứa trẻ, hai đứa bé, có khi ba.. được đèo phía sau xe, cười đùa tự nhiên. Ở trung tâm thành phố được ghi nhận là có nhiều người Ấn Độ, Có khoản từ 3000 đến 4000 dân Ấn ở SàiG̣n. Họ đến đây từ Coromandel, từ Malabar, từ những chi nhánh thương mại của Pháp. Họ chuyên nghề mua bán ngoại tệ. V́ là dân cho vay chuyên nghiệp nên họ đổi tiền nặng lời kinh khủng. Dân Hindous thường có thông hành Pháp, và người ta thường mướn những người Hindous nầy, đôi khi cũng có vài người dân Sikh để gác đêm các cơ sở thương mại quan trọng như kho hàng hay các khách sạn lớn như Continental.

    Có vài trẻ nhỏ khoảng 12 hay 13 tuổi đầu thường chạy quanh theo người ngoại quốc để gạ đổi tiền hay gạ t́m gái hay gạ bán ảnh khỏa thân.

    Có những trẻ khác lớn hơn rủ rê đi tiệm hút. Những người sành điệu th́ thường chọn khách sạn Hưng Đạo, Hưng Đạo 1 hay Hưng Đạo 2 , nơi đây có những cô gái mặc áo lót ra tiếp khách. Cuộc chiến thường vứt vào thành phố đủ hạng người , từ người quân nhân với bộ quân phục mà không có súng ống, tới những kẻ vô công rổi nghề, những người chạy áp phe. Các anh lính thường tản bộ tay nắm tay, giống như bộ đội ở Hà Nội . Sỹ quan th́ có vẻ quan trọng hơn đi xe Jeep hay xe chỉ huy. Đến khoảng giữa trưa, hơi nóng phủ mặt đường , không khí dày đặc , nặng nề.. oi bức. Đâu đó có tiếng c̣i hụ của một xe cứu thương.

    Ở tiệm cà phê Givral, "ba chàng ngự lâm pháo thủ" đang nhâm nhi ly cà phê đầu tiên trong ngày. Vượng và Cao Giao đang nghe Ẩn nói chuyện, có vẻ chăm chú và nể phục, đôi lúc kinh ngạc v́ tầm nh́n quá rộng và quá chính xác của người bạn.

    Quá trưa th́ các rạp chiếu bóng đầy khách. Phim chiến tranh th́ quá phổ thông, nhưng cách đây chừng ba bốn chục cây số người ta có thể nghe thấy tận mắt trận chiến thật sự, tại sao phải xem phim ? Có lẻ v́ phim nó có hồi kết cuộc. Ở SàiG̣n người ta sống bên lề cuộc chiến, nhưng không thể quên cuộc chiến được . Người nào cũng biết là cuộc chiến chưa chấm dứt và không một ai biết nó sẽ chấm dứt lúc nào và như thế nào .

    Người ta ít đi xem những cuộc triển lăm do cơ quan văn hóa các Ṭa Đại sứ tổ chức v́ các cơ quan nầy cũng chiếu phim tài liệu hấp dẫn lắm. Như Học Viện Pháp sẽ chiếu "Bốn trăm phát" ngày 7 tháng giêng, "Jules và Jim" ngày 9, "Cesar và Rosalie" ngày 10. Trung tâm SàiG̣n cũng như Hà Nội đều có lối kiến trúc của Pháp. Nhưng các sinh viên bây giờ không c̣n ai nói tiếng Pháp nữa. Trong những năm gần đây, tiếng Anh thông dụng hơn để bước vào các hệ thống hành chánh hay quân sự.

    Những người dân tị nạn đến từ Phước Long từng nhóm nhỏ, đi bộ có, đi xe cũng có, vài nhóm quá giang xe quân đội. Họ không làm rối loạn thành phố.

    Không như các thành phố lớn khác như Đà Nẵng hay Huế, SàiG̣n gần như đứng ngoài cuộc chiến vốn thường xảy ra xa thủ đô, trên vùng Cao Nguyên, trong đồng ruộng hay tận các làng mạc xa... Ở những nơi đó cũng có đầy đủ vật dụng bằng mủ, bằng nhựa nhưng không có đèn nê ông v́ không có điện. Trẻ con giữ trâu thường đi bắt cua cá trên các bờ đê ruộng hay trong các ao. Ở SàiG̣n một tiếng súng thôi cũng làm cho người ta bu lại. Nhưng ở trong đồng ruộng, phải là một tiếng bom nổ hay một đạn pháo nổ bên cạnh mới làm cho các chú bé nầy ngẩng đầu lên nh́n. Bọn chúng đánh giá sự nguy hiểm bằng thính giác. Dân làng cũng vậy, họ t́m cách sống bên lề cuộc chiến, để làm việc, để t́m nguồn nước mà trồng trọt, để mà sống và được sống c̣n. Với những đàn heo đen và đàn gà chen chúc dưới gầm giường, dân làng dù sống trong những căn nhà tranh hay nhà gạch, họ vẫn có đủ những máy thâu thanh nhỏ để nghe được tin tức đủ loại và âm nhạc. Ngay năm 1975 cũng như những năm trước , 1965, 1955. h́nh ảnh của làng mạc trong Miền Nam là như thế, không giống như làng mạc ngoài Bắc Việt , Ở Miền Bắc có được mấy miếng tôn dợn sóng trên mái nhà là điều hiếm có.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    6. Chương 3 - Những bức thơ của ông Nixon

    Tất cả những binh sĩ Hoa Kỳ , những cố vấn Mỹ trong các đơn vị QLVNCH, những chuyên viên, những tổ chức bán quân sự Hoa Kỳ, tất cả đều rời kḥi Việt Nam từ tháng ba năm 1973. Hoa Kỳ tôn trọng điều 5 của Hiệp Định Paris:...điều nầy qui định là tất cả các lực lượng của họ phải rời khỏi Việt Nam trong ṿng 60 ngày. Dư luận chánh trị , Quốc Hội và những người Mỹ nhắm mắt giữ đúng luật đều chống lại mọi vi phạm quá rơ rệt Hiệp Định. Trước khi kư Hiệp Định, người Mỹ cũng đă có gian lận phần nào khi họ tăng cường thêm đạn dược và một số vũ khí tối tân cho Miền Nam Việt Nam : Ngũ Giác Đài dĩ nhiên không muốn mang tiếng xấu là đă để lại cho Miền Nam quân dụng không tốt. Bây giờ th́ chỉ c̣n khoản 8000 công dân Mỹ ở Miền Nam Việt Nam . Riêng Ṭa Đại sứ đă có danh sách 2300 người rồi. Bây giờ họ chỉ là người đỡ đầu thôi, với ít quyền lợi và bổn phận hơn. Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ, một trung tâm đầu năo cũa người Mỹ, nằm cách Dinh Dộc Lập của Tổng Thống Thiệu chừng vài trăm thước, trông giống như một cái đồn. Trong cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân 1968 có một toán đặc công cộng sản đă đột nhập vào được một góc trong vài tiếng đồng hồ.

    Từ văn pḥng của ông ở lầu 2, nằm giữa ban kinh tế và ban chánh trị , Đại sứ Graham Martin cai quản rất nhiều cơ quan trực thuộc ở khắp SàiG̣n và 4 ṭa Lănh sự. Ở các tỉnh th́ ông cũng có nhiều tai mắt, phần lớn các ông "phó lănh sự" đều là nhân viên của cơ quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA). Những người nầy báo cáo thẳng về văn pḥng của ông Thomas Polgar, trưởng lưới CIA, nằm ở lầu 4 của Ṭa Đại sứ, bên cạnh một trung tâm truyền tin tân tiến. Trực thuộc Ṭa Đại sứ c̣n có Pḥng Thông Tin Hoa Kỳ nằm ở lầu 1, ngay trên thư viện Lincoln, và cơ quan Nghiên Cứu & Phát Triển nằm ở những dăy nhà gần Câu lạc bộ thể thao SàiG̣n.

    Ṭa Đại sứ có hai cơ quan thiết yếu vừa có đông nhân viên vừa có nhiệm vụ quan trọng. Đó là Pḥng Trung Ương T́nh Báo CIA và Pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ . Ngay tại SàiG̣n không thôi, cơ quan CIA đă xử dụng 300 nhân viên tính luôn cả thơ kư và nhân viên mật mă. Nhiều người phải ra ở khách sạn DUC, ở đây thường có đông người ở quầy rượu, hồ bơi và băi tắm nắng.

    Pḥng Tùy Viên đặc trách về pḥng thủ (DAO : Defense Attache Office) một tổ chức duy nhất trên thế giới nầy, là một cơ quan lớn nhất, gồm có 50 quân nhân và 1200 nhân viên dân chính, dưới quyền của tướng Homer Smith, chuyên viên về tiếp vận. Có khoản 100 người là binh sĩ ở trong t́nh trạng giải ngũ tạm thời làm việc như nhân công khế ước . Tướng Smith là một tùy viên quân sự đặc biệt trực thuộc thẳng với Đại sứ. Nhưng là một cấp tướng, ông c̣n trực thuộc với Bộ Tham Mưu Liên Quân ở Ngũ Giác Đài, Hoa thạnh Đốn, một hệ thống chỉ huy nặng nề trong không gian và thời gian đă có từ khi có chiến tranh. Tướng Smith rất hợp với ông Martin, c̣n Alan Carter , trưởng Pḥng Thông Tin, th́ lại lạnh nhạt với Đại sứ của ḿnh, v́ bị chỉ trích là nói quá nhiều với các nhà báo. Nhà cầm quyền ở SàiG̣n cũng như ở Hà Nội đều biết về cái tổ hợp ngoại giao nho nhỏ đầy thương yêu lẫn tỵ hiềm kín đáo nầy.

    Pḥng Tùy Viên của tướng Smith và các ban ngành trực thuộc đă chiếm đóng lại hết các cơ sở của Bộ Tư Lệnh Quân lực Hoa Kỳ ở Việt Nam, từ Tổng hành dinh đến các rạp chiếu bóng, hồ bơi, phạn điếm, câu lạc bộ... ở ngay sân bay Tân sơn Nhứt. Tướng Smith coi về việc cấp phát quân dụng và gởi người đến thanh tra các đơn vị thuộc quân đội Miền Nam Việt Nam . Một công việc rất phức tạp. Bắc Việt th́ báo cáo láo với Liên Xô và Trung Quốc về t́nh trạng tồn kho của ḿnh, c̣n Miền Nam th́ cũng không khác ǵ đối với người Mỹ. Dựa theo các báo cáo từ hơn 10 cơ quan ở các tỉnh gởi về, Pḥng Tùy Viên Quân Lực soạn thảo phúc tŕnh về t́nh h́nh vi phạm Lệnh ngừng bắn của Hiệp Định Paris, một việc mà Ủy Ban Quốc Tế ít khi chịu làm.

    Cơ quan CIA cũng có mặt ở phi trường Tân sơn Nhất, rất dễ nhận với các chiếc phi cơ và trực thăng sơn màu sậm và trắng của hàng không Air America. Vào những năm cuối thập niên 60, thời kỳ tốt nhất, Air America có tới 5600 nhân viên. Các phi công, thường là cựu quân nhân rất hiểu biết về Việt Nam . Lương của những người nầy thường lên đến 45.000 kỹ kim một năm (khoản 200.000 quan Pháp) mà một nửa khỏi bị trừ thuế.

    Từ ngày kư Hiệp Định, Air America thường được dùng để chuyên chở nhân viên của Ủy Ban Quốc Tế, kể cả các thành viên Ba Lan và Hung gia Lợi. Kể từ khi Ủy Ban đến SàiG̣n, Polgar giải thích là nếu các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế gồm có Gia nă Đại (sau nầy được Iran thay thế), Nam Dương, Ba Lan và Hung gia Lơị, mang theo phi cơ của họ nữa th́ chắc chắn sẽ có nhiều tai nạn xảy ra lắm. Do đó ông đề nghị dùng phi cơ của hàng không Air America. Mọi người ai cũng biết phi cơ nầy là của CIA. Đại sứ Ba Lan đầu tiên của Ủy Ban trước kia là giám đốc hàng không LOT của Ba Lan nên rất am tường vấn đề và thúc đẩy các đồng chí Hung gia Lơi của ông nên chấp nhận đề nghị của Polgar. Đề nghị nầy giúp hai phái đoàn nầy tiết kiệm được ngoại tệ mà các nước Đông Âu nầy vốn thiếu. Và như vậy cũng tránh được tai nạn. Nhưng có một lần người của Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam đă bắn hạ hai trực thăng của Ủy Ban Quốc Tế. Một trong hai chiếc đó có chở một sĩ quan Bắc Việt .

    Ủy Ban Quốc Tế có một Tổng hành dinh ở trong thành phố và các cơ sở khác th́ đóng ở sân bay Tân sơn Nhứt. Nhiệm vụ của Ủy Ban là Kiểm soát và Giám sát việc ngừng bắn, nhưng họ không kiểm soát ǵ hết và cũng không giám sát được bao nhiêu. Do đó phía Gia nă Đại nhanh chóng mĩa mai chuyển danh từ tiếng Pháp CICS (Comité internationale de Controle et de Surveillance) ra tiếng Anh ICCS (International Committee of Control and Survey) để họ đọc trại ra là "I Can't Control Shit" (Tôi không kiểm soát được ǵ hết, tôi chỉ kiểm soát mấy cục gạch chơi thôi !) Người Miền Nam Việt Nam hằn học hơn dịch ra là "Im Cho Coi Sao" (ngồi yên lặng chơi để coi cái ǵ sẽ xảy ra !)

    Hiệp Định Paris dành trọn 18 điều khoản cho cơ cấu pháp lư nầy, trên nguyên tắc CICS ( Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Ngừng Bắn) thay thế cho CIC (Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến), một ủy ban "hữu danh vô thực " có mặt ở cả SàiG̣n và Hà Nội từ 1954 cho đến 1973 mà không có làm ǵ hết. Phái đoàn Gia nă Đại thấy rơ là Ủy Ban không hữu hiệu nên họ nhanh chân rút lui khỏi Ủy Ban, và họ được phái đoàn hoàng gia Ba Tư (IRAN) thay thế. Như vậy Hoàng đế Ba Tư coi như bước vào sân khấu quốc tế.

    Các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế nầy có nhiệm vụ phải đi điều tra mỗi lần một trong Hai Bên có báo cáo hay phản kháng về vi phạm Hiệp Định của phía Bên kia. Và trên nguyên tắc tất cả các quyết định của Ủy Ban đều phải đạt được sự "đồng thuận". Hai phái đoàn Ba Lan và Hung gia Lợi luôn luôn khước từ mọi sự điều tra vi phạm do Chánh Phủ SàiG̣n yêu cầu, Từ đó hai phái đoàn Nam Dương và Ba Tư chán nản v́ họ thường đơn phương đi điều tra. Dù công việc có trịnh trọng th́ trên phương diện pháp lư những bản phúc tŕnh của họ cũng không có giá trị (v́ thiếu chữ kư của Ba Lanvà Hung gia Lợi).

    Ngày 10 tháng giêng 1975, một người Ba Lan và một người Hung gia Lợi cùng hai cộng sự viên Ba Tư và Nam Dương đồng kư tên trong một bản phúc tŕnh xét thấy bất lợi cho Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam , trong quận Long Khánh nằm về hướng Đông Bắc SàiG̣n 80 cây số. Khi về đến SàiG̣n, được cấp trên của họ khiển trách và nhắc nhở, hai người Ba Lan và Hung gia Lợi nầy khai là họ bị bắt buộc phải kư vào văn kiện nầy mà không hiểu ǵ hết.

    Hiệp Định Paris dự trù triển khai 7 toán Quốc Tế ở địa phương để giám sát quân dụng khi có sự thay thế. Các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế đều biết rằng phần lớn những toán địa phương nầy không bao giờ được thành lập và không bao giờ có mặt đầy đủ ở những địa điểm hay địa phương được quy định. Khởi đầu quân số của Ủy Ban Quốc Tế tính chung là 3.300 người . Tổ chức nầy lần lần trở thành một cơ cấu hành chánh nặng nề, tự nuôi sống lấy. Họ không có quan sát viên ở tỉnh Phước Long. Trường hợp rất điển h́nh: Việt Nam Cộng Ḥa yêu cầu họ có thái độ, Phái đoàn Ba Lan và Hung gia Lợi th́ đổ thừa là họ "thiếu tin tức" , Phái đoàn Nam Dương và Ba Tư đề nghị gởi các toán quan sát lên xem, Phía Ba Lan và Hung gia Lợi từ chối hẳn, viện lẽ "không có an ninh". Cho nên ở SàiG̣n không có ai ngạc nhiên hết.

    Sỹ quan của Ủy Ban thường tổ chức tiệc tùng ăn uống, chơi tennis hoặc bơi lội ở Câu lạc bộ Thể Thao SàiG̣n nhưng lúc nào cũng làm ra vẻ tài phán. Các báo cáo phản kháng vi phạm th́ luôn luôn bị xếp xó bằng phủ quyết để không đi đến đâu cả. Trong những phiên đại hội, người ta không bàn cải về Phước Long, trừ khi để lấy một quyết định quan trọng và nhanh chóng là người ta không thể làm ǵ hết. Người ta dùng th́ giờ để bàn căi những chuyện thiết thực hơn như : tại sao hồ bơi ở Tân sơn Nhứt không chịu thay nước mỗi ngày ? Tuần nầy chúng ta được cấp bao nhiêu xăng ? Giá mỗi phần ăn ở Câu lạc bộ có cao lắm không ? Làm sao cho sửa chữa các máy điều ḥa ? Chiều nay phái đoàn nào sẽ đại diện cho Ủy Ban chúng ta ở Ṭa Đại sứ Pháp ? và ngày mai ở Ṭa Đại sứ Úc Châu ? Các phái đoàn sẽ cho tŕnh chiếu phim ǵ ở pḥng chiếu bóng ?..... v.v...

    Đối với người Ba Lan và Hung gia Lợi th́ đây là chuyến du hành đầu tiên ra nước ngoài của họ. Họ chóa mắt về đồng lương được trả bằng mỹ kim cho họ. Họ di chuyển trong thành phố bằng những xe buưt có lưới che ngừa lựu đạn, thăm viếng các đ́nh chùa, mua sắm nữ trang và vàng, chơi gái và học cách chơi bóng bầu dục của Hoa Kỳ . Trong những buổi dạ hội ở SàiG̣n tướng Czeslaw nặng nề và đại sứ Fijalkowski mảnh dẻ hơn, đều tỏ ra b́nh dân. Họ hôn tay kiểu Ba Lan rất là vui vẻ và lịch thiệp. Tướng Dega c̣n làm ngạc nhiên nhiều người khi ông cất tiếng ca tụng "cuộc cách mạng trắng của hoàng đế Ba Tư " và những "dự án cải cách đầy cao vọng" của Ngài. Tướng Dega chơi thân với Tùy viên Quân lực của Pháp, Đại tá Yves Gras, một sử gia chu đáo về trận chiến tranh của người Pháp ở Đông Dương nhưng hiểu rất ít về cuộc chiến hiện tại. Hai sĩ quan nầy thảo luận về Nă phá Luân, về bà Walewska, về ông tướng Foch. Đại tá nầy khá đấy chứ. Ông ta tâm sự với tướng Ba Lan :

    -" Bài toán Việt Nam quá rắc rối để người ta có thể giải quyết bằng "chánh trị đô la"

    Người Ba Lan biết rành Việt Nam hơn người Hung gia Lợi. Họ có đại diện ở Miền Bắc và ở Miền Nam từ hơn 20 năm nay rồi. Nhiều người Ba Lan đă dùng phi cơ của Ủy Ban Quốc Tế trên các chuyến bay con thoi nối liền SàiG̣n và Hà Nội mỗi thứ sáu hàng tuần. C̣n người Hung gia Lợi th́ chuyên lo t́m tin tức có lẽ v́ họ cần phải theo kịp các đồng chí Ba Lan của họ về mọi sự hiểu biết. Họ cứ mang máy ảnh đi quanh quẩn các cầu, các trại lính, các căn cứ không quân, các kho đạn v.v.. Người dân Miền Nam giận lắm, họ khiếu nại. Làm ǵ được họ ? Các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế đều có quyền đặc miễn ngoại giao. Người Ba Tư th́ rất là mềm mỏng và hiếu khách. Họ cung cấp cho mọi người món trứng "caviar" để nhậu với rượu vodka của Ba Lan hay với rượu vang của Hung gia Lợi. Riêng người Nam Dương th́ làm việc hoàn toàn trong tinh thần của Hiệp Định Paris. Họ luôn luôn có mặt bất cứ chỗ nào có nhận tiếp tế từ viên đạn thường đến viên đạn pháo, họ đánh giá và so sánh lực lượng , và tính sổ hết các vi phạm.

    - " Tại sao các ông hoạt động tích cực như vậy ? Polgar hỏi thử một sĩ quan cao cấp Nam Dương.

    - "Chúng tôi có lẽ phải chiến đấu với người Việt Nam , không phải trong hiện tại đâu, mà có lẽ một ngày nào đó ....

    Trong hai năm, người Ba Lan, Hung gia Lợi và người Mỹ, dân chính hay quân nhân, họ đều gắn bó với nhau. Dù sao họ cũng đều là người da trắng, đối diện với người Việt Nam dù họ là người quốc gia hay cộng sản th́ cũng khó mà nắm được họ lắm khi người ta từ Budapest (Hung) hay từ Varsovie (Ba Lan) hay từ Hoa thạnh Đốn xa xôi tới. Hơn nữa, giữa những người công chức cao cấp hay những quân nhân nhà nghề vẫn có sự tương quan với nhau. Mặc kệ ư thức hệ hay sự rủ rê của người nầy người kia. Các phái đoàn của Ủy Ban Quốc Tế đầy sĩ quan t́nh báo. Họ lùng bắt những người đào ngũ nhưng không bao giờ thành công. Ở trong Ủy Ban Quốc Tế người ta không giám sát chiến sự ở Việt Nam mà người ta giám sát kỹ người nầy người kia trong nội bộ. Các sĩ quan Ba Lan và Hung Gia Lợi canh chừng các đồng chí đảng viên cộng sản của họ, điều nầy làm cho CIA nhẹ lo. Polgar nói: " Có việc làm cho tất cả mọi người . Ngay như anh có tiểu tiện vào đại dương th́ anh cũng có thể làm tăng mực nước biển lên được vậy .

    Ông Đại sứ Graham Martin cũng tỏ ra một thái độ lịch sự với người Ba Lan. Khi Đại sứ Ba Lan tới SàiG̣n ông ta có đến chào người bạn đồng sự Hoa Kỳ . Trái lại Đại sứ thô kệch Hung gia Lợi kia đă coi thường thủ tục nầy, cho nên ông Martin không gặp ông ta bao giờ.

    Trái lại ông Polgar th́ liên lạc chặt chẻ và rất tốt với người Hung gia lợi, nhất là với đại tá Janos Toth và cố vấn chánh trị Antyon Tolgyes. Polgar gốc người Hung gia Lợi. Đại tá Toth chỉ huy cơ quan t́nh báo Hung. Là đồng nghiệp với nhau hai người thích nhau lắm, mà cũng rất dè dặt nhau. Để thấy rơ trong lănh vực mênh mông của ngành t́nh báo nầy, và để giúp đỡ lẫn nhau, Polgar và Toth đặt ra một phương thức tài t́nh mới lạ lắm: vào một giờ nào đó, ở hai địa điểm tại SàiG̣n , một nhân viên CIA và một sĩ quan t́nh báo Hung mỗi người thuyết tŕnh cho nhau nghe về t́nh h́nh của phe bên kia. Một phương pháp rất kín đáo: người Hoa Kỳ và người Hung không thể gạt nhau hay báo cáo sai với nhau được hay dùng lại những ǵ họ tin cậy trao đổi cho nhau. Nhưng trong tiến tŕnh cuộc chơi nầy h́nh như phía Ba Lan muốn lợi dụng. Sỹ quan của họ mặc thường phục, đi vào Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ và được Frank Snepp, một cộng sự viên của Polgar tiếp.

    Theo chỗ riêng tư mà nói th́ trước mặt người Mỹ người Ba Lan chê người Hung, và ngược lại người Hung cũng chê người Ba Lan. Rất có lễ độ, người Mỹ than phiền giùm cho Miền Nam . Các sĩ quan thuộc hai phái đoàn Hung và Ba Lan thật thà thú thật rằng họ cũng khó xử với những đồng chí cộng sản Việt Nam .

    - " Những đồng chí Việt Nam của chúng tôi can đảm thiệt, bướng bỉnh và cương quyết lắm, nhưng rất khó mà hiểu được họ lắm.

    Mặc dầu họ cố nài nỉ nhưng các sĩ quan Hung và Ba Lan không thể biết được một tin tức nào từ các đồng chí cộng sản Việt Nam về sự kiện họ chiếm tỉnh Phước Long. Niềm nở hơn, người Mỹ đă cho các thành viên của Ủy Ban biết diễn tiến của sự việc.

    Các đồng chí cộng sản Việt Nam của họ cũng có mặt ở SàiG̣n, với một số không ít hành trang, và một vài vũ khí, đóng ngay sân bay Tân sơn Nhứt từ năm 1973 : 250 binh sĩ và sĩ quan việt cộng - có nghĩa là thuộc CPLTCHMN- và lối 50 bộ đội và sĩ quan Bắc Việt , khó tiếp cận lắm v́ nụ cười của họ không khác biểu ngữ bao nhiêu. Họ đóng trong những dảy nhà thẳng hàng nhau, có kẽm gai và bao cát bao quanh, dĩ nhiên dưới sự ḍm ngó canh chừng từ các cḥi gác của binh sĩ Miền Nam . Họ là thành phần thuộc Hai trong Bốn Bên có liên quan đến cả 19 điều trong Hiệp Định Paris. Binh sĩ thuộc CPLTCHMN th́ mặc quân phục màu xanh lá cây, c̣n bộ đội Bắc Việt th́ mặc quân phục màu be, gọn ghẽ hơn chút. Các đại diện CPLTCHMN th́ nói toàn giọng Bắc.

    "Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên" gồm có Hoa Kỳ, quân đội Miền Nam , Miền Bắc , và bộ đội của CPLTCHMN. Họ có nhiệm vụ t́m người chết và mất tích.

    "Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên" chỉ gồm có đại diện của SàiG̣n và của CPLTCHMN

    Cả hai Ban Liên Hợp nầy phải đi theo các Tổ Quốc Tế khi được họ chánh thức báo cho biết lộ tŕnh và khi được yêu cầu. Trong hai năm nay, hai Ban Liên Hợp nầy coi như không c̣n hoạt động ǵ hết. Khi các sĩ quan Ba Lan và Hung Gia Lợi hỏi các sĩ quan việt cộng tin tức của trận chiến ở Phước Long th́ họ chỉ cười trừ : "chúng tôi không hay biết ǵ hết "

    Cộng sản ít khi ra khỏi trại của họ, được gọi là "trại Davis". Tên của một binh sĩ Mỹ tử trận đầu tiên ở Việt Nam . Trong tài liệu, báo chí sách vở của họ, cộng sản cũng gọi là "trại Davis". Có hai dăy trại, một cho bộ đội Bắc Việt, một cho CPLTCHMN. Khi mới tới đây, cộng sản và nhất là tướng Trần văn Trà, đại diện cho CPLTCHMN, (về sau nầy là người có trách nhiệm các cuộc hành quân ở Phước Long) thấy nhiều bộ phận thâu âm được gắn cùng khắp, từ ngoài sa lông đến pḥng ngũ pḥng tắm. Toàn là của người Mỹ.

    Hiền hậu quá, nên tướng Trà được tướng Hoàng anh Tuấn thay thế, cương quyết hơn. Nhưng trên thực tế, nhân vật quan trọng ở trại Davis năm 1975 là đại tá Vơ đông Giang. Đó là nguyên tắc ngoại giao bôn sơ vích: người số 2 chánh thức có trách nhiệm hơn người số 1. Binh sĩ cộng sản tổ chức trồng rau, trồng bông và trồng cây trong trại, và cũng làm công tác gián điệp nữa. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Bắc Việt , tướng Văn tiến Dũng đă thường nói : " Các đồng chí của chúng ta ở Tân sơn Nhứt giữ một vị trí đặc biệt, ngay giữa ḷng địch. Điểm quan sát triền tiêu đó là biểu tượng của cuộc cách mạng của chúng ta, và từ vị trí tốt đó họ sẽ giúp chúng ta biết được dư luận hằng ngày và những phản ứng của địch trước giờ hấp hối của họ".

    Phái đoàn cộng sản ở trại Davis không ngừng trao đổi điện tín với Hà Nội . Tướng Văn tiến Dũng giải thích một cách chân thật : " Ban Quân Sự Hỗn Hợp của tướng Hoàng anh Tuấn cho Hà Nội tin tức trong ngày thật nhanh về những cuộc điều động binh sĩ mà phái đoàn nhận được từ nhiều nguồn tin kể cả từ công tác quan sát trực tiếp." Thật vậy, không chỗ nào có thể quan sát được hết các chuyến bay bằng vị trí nầy .

    Nỗi ưu tư chính của phái đoàn cộng sản ở trại Davis là được bảo đảm từ phía người Mỹ không quấy nhiễu bằng cách chen vào phá mật mă của họ. Hoạt động chánh yếu của họ là cuộc họp báo vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, ngay dưới chân dung Hồ chí Minh hay dưới các ảnh bán thân của các cấp lănh đạo của họ. Báo chí chẳng biết được ǵ cả. Sau tuần trà, nuớc cam hay thuốc lá, (thuốc lá Điện Biên Phủ loại đen trong các bao xanh, hay thuốc vàng trong bao đỏ), các sĩ quan cộng sản đem chuyện phản kháng ra tŕnh bày với cái lưỡi cây truyền thống của họ: SàiG̣n và Hoa Thạnh Đốn vi phạm Hiệp Định. Họ phải chịu trách nhiệm về các vi phạm lệnh ngừng bắn. Họ không tôn trọng tinh thần Hiệp Định, Họ không cho những binh sĩ cộng sản của chúng tôi vô ra dễ dàng trại Davis v.v....

    - "Ở Phước Long, lực lượng của chúng tôi đang trả lời cho những khiêu khích của chế độ SàiG̣n ", họ xác nhận như vậy.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    6. Chương 3 - Những bức thơ của ông Nixon
    P2


    Tuy nhiên, trong tỉnh Phước Long bộ đội Bắc Việt đă vi phạm rơ ràng các điều khoản chính của Hiệp Định Paris. Từ năm 1973, bộ đội Bắc Việt không bao giờ tôn trọng lệnh ngừng bắn. Hà Nội đă cho quân đội "xâm nhập" và đưa quân dụng vào Miền Nam tự do không bao giờ kiểm soát được.. Quân đội Bắc Việt dùng các căn cứ Lào và Cam bốt. Chỉ có một điều khoản duy nhất mà Hà Nội không vi phạm : đó là vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17 không bị họ tràn qua như trong năm 1972 .

    Chuyện hết sức lạ lùng là Trại Davis đă có ghi trong Hiệp Định. Những người cộng sản ở trại Davis nầy đă đến từ Hà Nội và từ chiến khu của họ ở Miền Nam, tŕ chí, dạn dày, đă xác nhận về trận tấn công của họ vào Phước Long, như một "đêm giữa ban ngày". Họ sống ở đây từ gần 2 năm rồi, chỉ cách Văn Pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ và các dinh thự của các tướng lănh Miền Nam có vài trăm thước. Một sự hỗn độn lạ kỳ, kiểu SàiG̣n. Chúng ta hăy tưởng tượng xem trường hợp của một toán truyền tin quân sự Hoa Kỳ hay Nga Sô ở ngay tại thủ đô Bá Linh của Đức trước ngày chấm dứt Thế Chiến Hai. Hay vài đại đội của Đức Quốc Xă ở ngay tại thủ đô Luân Đôn năm 1944 !

    Ở Hà Nội người ta gặp các sĩ quan Ba Lan và cũng có vài sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ , chỉ trong vài tiếng đồng hồ thôi không hơn không kém.

    Sự có mặt của cộng sản ở trại Davis chọc tức ông Thiệu, người ta biết như vậy. Hồi năm 1973 khi những binh sĩ cộng sản nầy tới Tân sơn Nhất (SàiG̣n), chánh quyền muốn họ phải điền vào các phiếu nhập cảnh. Nhưng họ từ chối v́ họ không muốn đương nhiên công nhận chủ quyền của Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa . Và v́ thế mà họ không được cho nhập cảnh. Sau nhiều giờ ngồi trên phi cơ chờ đợi, và sau nhiều áp lực của phía Hoa Kỳ, hai phái đoàn Hà Nội và CPLTCHMN mới được ra khỏi phi cơ (Mỹ) và được chở thẳng vào trại Davis.

    Sau khi tỉnh Phước Long bị hoàn toàn thất thủ, ông Thiệu nghĩ tới chuyện trả thù những người cộng sản ở trại Davis. Chỉ có một phương thức bắt bí bọn nầy thôi: cúp nước. Nhưng ông không làm như vậy được , v́ lư do nhân đạo.

    Tổng Thống Thiệu c̣n nhiều việc khác phải lo, cấp bách hơn, về hành chánh cũng như quân sự. Chánh Trị Bộ Hà Nội c̣n những toan tính ǵ nữa đây ? Họ c̣n có hành động ǵ nữa để khích động được một bước "nhảy vọt" ở Miền Nam ?

    Với một gương mặt tṛn, trán hơi vồ nhưng không có vết nhăn, tóc chải keo sát, ông Thiệu không tỏ vẻ mệt mỏi chút nào và giữ vững ḷng tin. Ông Thiệu tự xem ḿnh là người được "Ơn Trên" giao cho sứ mạng giữ nước và cứu nước, có sự bảo đảm và ủy thác của người Mỹ. Ông đă chứng tỏ là ông cũng chống cộng như họ. Ông cảm thấy không được thoải mái lắm với giới lănh đạo Hoa Kỳ , nhưng ông thấy gần gũi hơn với hai người đă từng đương đầu với quân đội cộng sản : Bạch sùng Hy của Đại Hàn và Tưởng giới Thạch của Đài Loan. Ông đă bổ nhiệm người anh ruột là ông Nguyễn văn Kiẽu sang làm đại sứ với ông thống tướng nói trên.

    Ông Thiệu có một sự tin tưởng tuyệt đối : trong bất cứ trường hợp nào Hoa Thạnh Đốn cũng sẽ không bỏ rơi ḿnh. Tuy nhiên ông vẫn biết rằng những người có trách nhiệm Hoa Kỳ có thể phản bội đồng minh của họ. Họ chẳng đă một lần buông bỏ Tổng Thống Diệm năm 1963 đó hay sao? Ông Thiệu đă thấy thi hài của ông Diệm. Năm 1968 ông Thiệu đă lo sợ đến lượt ḿnh sẽ bị ám sát với thỏa ước Hoa Thạnh Đốn .

    Ông sanh năm 1924, tuổi tư, tháng tư, ngày tư và giờ tư,. đó là một điềm không tốt. Nhưng ông đă 52 tuổi đầu rồi, một thành công có một không hai ở cái quốc gia đầy biến cố nầy. Ông lên nắm quyền từ hơn 8 năm rồi. Sự ổn định vững vàng của ông chứng tỏ một sự khôn khéo mà người Mỹ đánh giá cao. Và nhất là Đại sứ Martin.

    Là con út trong 7 anh chị em trong một gia đ́nh b́nh thường ở Miền Nam , ông Thiệu có đi vào kháng chiến với Việt Minh mấy tháng trong năm 1944. Sau đó ông chọn phía quốc gia. Ông suưt trở thành một sĩ quan hải quân. Theo học trường Vỏ bị Coetquidan (Pháp), ông Thiệu theo con đường quân sự và tiến lần đến đỉnh cao quân sự và sau cái chết của Tổng Thống Diệm ông lại leo lên tuyệt đỉnh chánh trị. Người tiền nhiệm của Đại sứ Martin là ông Đại sứ Ellsworth Bunker, đă thích chọn ông Thiệu là ứng viên Tổng Thống hơn là người phi công nhanh nhẹn Nguyễn cao Kỳ. Ông Thiệu có vẻ già dặn hơn, và bề ngoài có vẻ mềm mỏng hơn. Can đảm trong chiến trận, sĩ quan tham mưu không kém lắm, người có tham vọng , ông biết tránh tai tiếng để chờ thời. Ông là một Phật tử nhưng đă trở về Ki tô giáo thời ông Diệm, một người công giáo cực đoan. Trong thư viện ở Dinh Độc Lập ông Thiệu c̣n giữ một bộ sưu tầm về "niên Giám của Vatican" có gáy da màu đỏ, một di sản của ông Diệm. Sự theo đạo của ông Thiệu h́nh như v́ hoàn cảnh. Và cũng nhờ đó mà ông cưới được cô Nguyễn thị Mai Anh làm vợ, cô nầy là con của một người công giáo ḍng. Tính vui vẻ và tự chủ, ông dấu kín tư tưởng của ḿnh bằng những tràng cười như pháo nổ, theo đúng theo lời dạy của Khổng Tử : "Giận là hạ sách, Cười là một phương pháp tốt nhất để không ai đoán được ư ḿnh" . Từ SàiG̣n đến Hà Nội những người lănh đạo Việt Nam ai cũng có nụ cười khỏa lấp, thường không ai đoán nổi .

    Cộng sản Bắc Việt thường dùng danh từ "tay sai", "phản động" và "phát xít" hay "đầy tớ của Mỹ" để chửi ông Thiệu trên báo chí hay trên hệ thống truyền thanh. Khác hơn nhiều chánh trị gia ở SàiG̣n Tổng Thống Thiệu không bao giờ đi gặp một người Mỹ nào. Ông không chịu làm thân với người nào, khác với người em họ của ông là Hoàng đức Nhă, lịch thiệp hơn. Ông Thiệu thường tiếp Đại sứ Mỹ, hay vị cố vấn ngoại giao ông Lehmann, và một vài phái đoàn. Ông cương quyết không có thái độ quy lụy của một người nô lệ.

    Đường lối hành động trong hiện tại: nếu Ông Thiệu nói nhiều quá về sự kiện Phước Long, th́ ông ngại sẽ gây sợ hăi cho những nhà đầu tư ngoại quốc., nhất là người Mỹ và người Nhật . C̣n nếu ông không nói ǵ hết th́ dư luận quần chúng và Quốc Hội ở Hoa Thạnh Đốn không thấy được mối nguy đang đe dọa đất nước Việt Nam . Là một quân nhân, đi theo con đường chánh trị , lại không phải là một nhà ngoại giao giỏi, ông Thiệu không bao giờ tạo dựng cho ḿnh được một đường lối chiến lược quốc tế, mặc dầu có sự cố vấn của người em là ông Nhă và của đại sứ lưu động Bùi Diễm thúc đẩy. Trong hai năm ngoài những người khách Hoa Kỳ người ta c̣n thấy có một người ngoại quốc có danh tiếng, một tổng trưởng phi châu. Ở thủ đô SàiG̣n chỉ có hai Ṭa Đại sứ là đáng kể: Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ và ngay sau lưng là Ṭa Đại sứ Pháp. Hoa Thạnh Đốn nhấn mạnh để các Ṭa Đại sứ khác, của Anh Quốc, của Đức, của Ư và của Bỉ phải có mặt ở SàiG̣n. Các Ṭa Đại sứ nầy gần như bất động.

    Đối với báo chí, ông Thiệu có một yêu cầu, thường trực: khi nói tới Hiệp Định Paris th́ họ cần phải nói lớn lên: đó là một sự phản bội, một tṛ gian lận. Đó là một sự đầu hàng, một án tử h́nh! Thay v́ không nh́n nhận Hiệp Định, ông Thiệu không chịu t́m cách luồn lách để khai thác Hiệp Định. Đối với các nhà ngoại giao người ta gọi như vậy là không thấy xa. Dù là thù hay là bạn của ông, ai cũng cho là nếu không thích ông Thiệu th́ họ cũng phải kinh nể ông ta. Dù có tinh ranh và đa nghi nhưng ông rất có uy quyền mà không phải là độc tài. Các nhóm đối lập phát biểu tự do ở Hạ Viện, ở Thượng Viện, qua hệ thống tư pháp hay trong gần 30 tờ nhật báo hay tuần báo. Cái mà một chiến binh chống cộng nhân từ như ông Thiệu đang thiếu đó là không chịu nh́n thẳng vào sự việc, nhất là đối với những truyền thuyết của lănh đạo Bắc Việt . Đối với tướng Vơ nguyên Giáp, Tổng trưởng quốc pḥng Bắc Việt ông Thiệu nói là " ông ấy muốn chơi tṛ Nă phá Luân Việt Nam " rằng "ông ấy là một giáo sư lỗi thời"

    Ở Miền Bắc đồng chí Lê Duẫn , Tổng bí thư đảng là nhân vật số 1, đầy huyền thoại. Ông Thiệu th́ hay gặp gỡ các nhà báo, c̣n Lê Duẫn th́ tuyệt đối không . Ở Hà Nội họ áp dụng nguyên tắc chỉ huy tập thể, nên không thấy có tư tưởng khác biệt giữa những người có trách nhiệm . C̣n ở SàiG̣n th́ các đối thủ đều ra mặt , công khai, mạnh được yếu thua . Ông Thiệu không tin tưởng cộng sự viên và thường hay coi rẻ họ. Ông chỉ định một ông tướng khác bốn sao làm Thủ Tướng. Ngày bầu cử Tổng Thống sấp đến, tháng 10 năm 75, ông Thiệu tự hỏi không biết ông tướng Khiêm nầy có ra ứng cử như ông hay không ? Ở SàiG̣n giới trí thức lớn tiếng tuyên bố là Miền Nam Việt Nam là một quốc gia mà cái ǵ cũng chỉ có một nửa, nửa dân chủ nửa độc tài, với một chánh phủ chỉ có biện pháp nửa vời. Ông Thiệu không đánh bóng công dân của ḿnh. Những người dân tị nạn từ Phước Long đă chứng tỏ rằng họ không nổi dậy để chạy theo Bắc Việt. Trong khi Hà Nội cũng nói rằng dân chúng không nổi lên chống họ, mà cũng không phải họ theo chế độ của Thiệu .

    Mặc dầu đứng trong hàng tướng lănh, ông Thiệu không nắm quân đội như đảng cộng sản nắm quân đội của họ ở Miền Bắc . Ông Thiệu đă phong cho tướng Cao văn Viên là Tổng tham mưu trưởng liên quân bởi v́ ông Viên không có một chút tham vọng chánh trị nào. Ngoài ra ông ta c̣n để cho ông Thiệu trực tiếp chỉ huy ông nữa. Ông Thiệu biết chỉ huy mà không biết điều khiển. Đối với quân đội của ḿnh, ông Thiệu cũng vẫn sợ sẽ là nạn nhân của một cuộc đảo chánh. Bản thân ông ta là người đă có tham gia vào cuộc đảo chánh ông Diệm. Sau vụ Phước Long, các tướng lănh tham khảo với nhau, và mỗi lần mà cố vấn an ninh báo cáo cho ông rằng các ông tướng hai hay ba sao đă có gặp nhau, th́ Tổng Thống đâm lo. Ông thích để yên không muốn có hành động nào, đó là bản tánh của ông Thiệu. Khi các cộng sự viên có đề nghị đưa lên th́ ông trả lời "có thể" hay "để xem đă " để ông khỏi bận trí. Cũng giống như nhiều chế độ quân phiệt trong thế giới thứ ba, ông ước tính là Tự Do Dân Chủ chỉ phải được tiến tới từ từ, một cách tiệm tiến .

    Ông Thiệu thiếu môn chánh trị học. Mặc dầu ông Nhă có chỉ cho ông luật lệ về hiến pháp, ông Thiệu không hiểu Chánh Phủ Hoa Thạnh Đốn điều hành ra làm sao. Mặc dầu đă có cả hai viện ở Quốc Hội, Tổng Thống Thiệu vẫn tùy tiện tháo khoán được hàng triệu đồng . Ông không tưởng tượng được rằng Tổng Thống Hoa Kỳ không thể làm như vậy được v́ không thể qua mặt Hạ viện và Thượng Viện ở Hoa Thạnh Đốn được . Gặp trường hợp nguy kịch như trường hợp Phước Long bị chiếm, ông Thiệu chỉ trông cậy có mỗi một ông Gerald Ford.

    Tướng Quang là người tín cẩn của ông Thiệu, là một cố vấn, là người tâm phúc, là người quan sát t́nh h́nh chánh trị tổng quát, là một thủ hạ thông minh và trung thành với ông chủ của ḿnh. Ông Kỳ đă từng là Thủ Tướng rồi. Người ta cách chức Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật của ông Quang, v́ cho ông là tham nhũng. Ông Thiệu bổ nhiệm ông Quang vào chức vụ Bộ Trưởng Kế Hoạch, và sau đó Phụ tá hay là cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia . To con với cặp mắt sắc sảo, ông Quang có bộ vó như một kẻ gian trong loại phim hạng xoàng. Thiếu bằng chứng, nhưng ở Saigon ai cũng biết ông là một người không tốt. Điều hơi lạ : ông muốn gởi con gái ông sang học ở đại học Mỹ, nhưng không đủ sức trả học phí. Ông nhờ các cơ quan giáo dục Hoa Kỳ để xin học bổng, nhưng không được , con gái ông đành phải đi qua Úc Châu ở với một người bà con của ông đang làm việc ở Ṭa Đại sứ Việt Nam ở đó. Bà Quang không khi nào đeo nữ trang khi đi ra ngoài, không làm áp phe. Và cũng lạ lùng nữa, ông Quang vô ra Dinh Độc Lập lúc nào cũng được , vẫn được toán gác dinh mang găng trắng chào kính . Văn pḥng ông rất sang trọng với bàn tủ ghế sơn vẹt ni đen bóng loáng, với những tấm b́nh phong cẩn xa cừ, bàn làm việc loại tối tân với ghế bành bọc da, lẫn lộn nửa xưa nửa nay không tương hợp nhau lắm.

    Ông Quang cho ông Thiệu hay là một chiến dịch đang bắt đầu nhen nhúm nhắm vào Tổng Thống đấy. Người ta muốn nhắm vào gia đ́nh Tổng Thống, bổn củ soạn lại thôi : tham nhũng ! Bà Thiệu làm áp phe, đó là quyền của bà. Nhưng luân lư ở đây muốn đệ nhất phu nhân, hay bất cứ người nào có chồng làm lớn, là phải đứng trên cái giới áp phe thường núp dưới các hoạt động từ thiện hay công tác xă hội. Tổng Thống thường làm việc với giới dân sự, nhất là với ông Lư long Thân, một thương gia người Tàu Chợ Lớn, chủ xưởng Vinatexco, một công ty dệt lớn. Người ta nói bà Thiệu và bà Thân có nhiều quyền lợi trong việc thu hồi "sắt vụn" như đồng, thép và nhôm. Chiến tranh đă để lại biết bao sự điêu tàn, những phế liệu,sắt vụn được thu lượm để xuất cảng trên những thương thuyền của Đại Hàn hay của Panama. Người ta tố cáo bà Thiệu đầu cơ đồng bạc. Bắc Việt đă không nghe lời khuyên của Liên Xô để in bạc giả và nếu cái Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam của họ cần tiền th́ Hong Kong là nơi tốt nhất để Hà Nội t́m đủ tiền Miền Nam cho đám tay sai mà họ đă tạo dựng lên.

    Hồi xưa, bà Thiệu thường hay lui tới với ông Nguyễn cao Thăng, chủ nhà bào chế thuốc Tây, mà cũng là người nắm độc quyền nhập cảng nhiều loại hàng đặc biệt. Ông Thăng người cộng sự ưu ái của ông Thiệu, là người ảnh hưởng và điều động được các dân biểu ở Hạ Viện và cả Nghị sĩ ở Thượng Viện. Ông vừa là môt lư luận gia vừa là một túi tiền của ông Thiệu. Một chuyến bầu cử cho các ông nầy tốn cũng phải từ 1000 đến 2000 mỹ kim. Ông Thiệu ước tính là bài toán tham nhũng chỉ sẽ được giải quyết sau chiến tranh mà thôi. Người ta nói nhiều về tham nhũng ở Miền Nam và rất ít khi nói tới những chuyện nầy ở Miền Bắc .

    Vấn đề nầy được báo chí quốc tế nói tới nhiều nhưng ông Thiệu biết là quan điểm của ông Martin không có ǵ khác lạ,: những ǵ mà người phương Đông gọi là tham nhũng, theo ông Martin chỉ là một chứng bệnh về kinh tế, một hiện tượng khó tránh khỏi trong thời kỳ chiến tranh. T́nh trạng chợ đen ở Việt Nam ngày nay đâu có nặng hơn hồi thế chiến II ở Âu Châu . Ông Thiệu có thể an tâm về điều nầy. Tướng Quang báo cáo là ông Martin đă không cho các cơ quan của Ṭa Đại sứ gởi về Hoa thạnh Đốn những phúc tŕnh sơ suất về vấn đề nầy. Ông Martin th́ đ̣i hỏi phải có những bằng cớ xác thực, mà những tay buôn lậu, những người ăn hối lộ có bao giiờ kư biên nhận đâu và cũng không để cho ai chụp được h́nh trong những cuộc dàn xếp giao dịch . Họ dùng tên giả, và những thủ tục vô h́nh. Và tướng Quang nghĩ là chiến dịch chống ông Thiệu sẽ không trầm trọng lắm.

    Ông Thiệu đă lưu giữ 25 bức thư của Tổng Thống Richard Nixon trong pḥng ngủ của ông ở Dinh Độc Lập như một hồ sơ mật, một loại vũ khí riêng của ḿnh. Những bức thơ nầy là những bản chánh hay bản sao của các công điện được một viên chức ngoại giao Mỹ chuyển giao cho ông. Đối với ông Thiệu, nội dung của những bức thư nầy và một vài lời tuyên bố của ông Nixon c̣n quan trọng vững vàng hơn là những điều khỏan của Hiệp Định Paris. Đối với các tổng trưởng, ông Thiệu không nói rơ nội dung của những bức thơ nầy nhưng đă có cho thấy những cam kết của ông Nixon. Ông vừa nói vừa mân mê bao súng của ông coi như ông hiện đang có những bức thư trong đó vậy: "Tôi có lời hứa của ông Nixon ở đây nè !".

    Khi ông Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa từ chối không chịu kư vào văn bản đầu tiên của Hiệp Định Paris một cách giận dữ, th́ ông Nixon nói với ông Kissinger: " Lời nói đó không có ǵ hung dữ đâu, ông sẽ thấy là ông không phải là "con chó đẽ" đâu."(nguyên văn của tác giả Tood Olivier). Dù ông Nixon có bị ǵ th́ ông Thiệu vẫn tin tưởng ông ta, nhưng ông vẫn nghi ngờ ông Kissinger, v́ ông nầy vẫn c̣n tại chức. Ông Nixon đă từng hứa là sẽ có phản ứng ngay nếu có những cuộc tấn công nghiêm trọng của Bắc Việt.

    Ngày 16 tháng 10 năm 1972, ông Nixon viết cho ông Thiệu : " Ông có thể hoàn toàn tin chắc rằng chúng tôi tiếp tục cung cấp cho Chánh Phủ ông một sự yểm trợ đầy đủ, gồm có viện trợ kinh tế dài hạn và tất cả viện trợ quân sự đúng như Hiệp Định Paris đă quy định. "

    Cũng trong thơ nầy, đối với Bắc Việt, ông Nixon viết : " Tôi có thể bảo đảm với ông rằng chúng tôi sẽ coi việc họ không thực hiện đúng theo lời hứa quan trọng của họ sẽ dẫn tới những hậu quả tối nguy hiểm cho họ."

    Ông Thiệu thấy bị ông Kissenger chơi xỏ, v́ ông ta âm thầm và đương nhiên chấp nhận sự có mặt của quân đội Bắc Việt ở Miền Nam sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Ông Thiệu tin chắc rằng Kissinger đă dối gạt ông Nixon về nội dung những cuộc nói chuyện ở Paris giữa ông ta và Bắc Việt. Ông Kissinger đă nhượng bộ cho Bắc Việt nhiều hơn là ông Nixon đă chấp nhận. Tuy vậy, ông Thiệu chỉ tính tới những ǵ ông Nixon đă viết và nói với ông, với tư cách là một tổng tư lệnh của quân lực Hoa Kỳ .

    Ngày 14 tháng 11 năm 1972, đặc phái viên của ông Nixon và Kissinger , tướng Alexandere Haig yêu cầu ông Thiệu nên nhượng một vài điều trong Hiệp Định. Trong bức thư kèm theo ông Nixon đă cam kết với ông Thiệu như sau : " Điều quan trọng hơn những điều mà chúng tôi nói trong Hiệp Định, là chúng tôi sẽ hành động thế nào trong trường hợp Bắc Việt tiến hành các cuộc xăm lăng mới của họ." Hai ông Nixon và Thiệu cùng gập nhau trên một tần số: "H́nh thức không bằng nội dung". mặc kệ các điều khoản của Hiệp Định muốn nói ǵ th́ nói ! ông Thiệu nh́n thấy trước nhất là sự cam kết từ cá nhân một vị Tổng Thống Hoa Kỳ về phần pháp lư của một bản văn. Không thể có một sự hiểu lầm được . Ông Nixon c̣n viết thêm: " Ông có một sự bảo đảm tuyệt đối của tôi (nguyên văn của tác giả Olivier Todd: you have my absolute assurance) là nếu Hà Nội không tôn trọng lời văn trong Hiệp Định th́ tôi có ư định sẽ dùng trở lại những sự trả đủa nhanh chóng và khốc liệt."

    Ngày 14 tháng giêng năm 1973 cũng trong luận điệu đó, ông Nixon đă cho oanh tạc Bắc Việt và thả ḿn ở các hải cảng Miền Bắc Ông không ngần ngại phải hành động cứng rắn như vậy. Sau đó ông đưa bàn tay sắt cho ông Thiệu khi ông nói rằng:"'Việt Nam Cộng Ḥa có kư hay không kư, th́ Hoa Kỳ cũng sẽ kư Hiệp Định Paris."" nhưng ông viết tiếp cho ông Thiệu : "'Chúng tôi không nh́n nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc trên lănh thổ Miền Nam Việt Nam .... Chúng tôi sẽ có phản ứng mạnh nếu Hiệp Định bị vi phạm.""

    Năm ngày sau đó ông Nixon lại viết tiếp cho ông Thiệu. Ông nhắc lại hai đề tài đă nói và viết : ""Hoa Kỳ chúng tôi nh́n nhận Chánh Phủ của ông như một Chánh Phủ hợp pháp duy nhất ở Miền Nam Việt Nam ." điều nầy làm vui ḷng ông Thiệu.

    Rất tự tin, khẩn thiết,và cương quyết, ông Nixon vuốt ve để rồi sau đó cũng hăm doạ ông Thiệu. Để cho ông Thiệu phải kư vào Hiệp Định, ông Nixon không ngần ngại cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ có thể sẽ cắt hết mọi viện trợ cho Miền Nam . Nhưng ông Nixon lúc nào cũng hứa những hành động trả đủa đối với Bắc Việt .

    Thêm một bằng chứng mới, ông Thiệu mân mê những kỷ niệm của ông sau khi kư Hiệp Định Paris: tháng 4/1972, ông được ông Nixon mời sang Tiểu Nhà Trắng San Clemente ở California - không mời đến Hoa Thạnh Đốn v́ sợ các cuộc phản đối-, và ông Nixon đă nói với ông Thiệu trong cuộc gặp gở nầy : " Ông có thể tin ở chúng tôi ." ông Kissinger tinh ranh kia lại nói thêm rằng "sẽ có những "phản ứng dữ dội và nặng nề" nếu Hà Nội vi phạm Hiệp Định. Đại sứ lưu động Bùi Diễm cũng có mặt ở San Clemente. Ông Martin từ lâu cũng đă thường tiết lộ với Tổng Thống Thiệu là người Mỹ tiếp tục giúp ông. Trong trường hợp bị tấn công mạnh th́ sự trả đủa sẽ như sấm sét.

    Trong bức thư đề ngày 13 tháng 6 năm 1973, ông Nixon viết : "Chuyện nầy không c̣n là một đề tài liên quan đến những nhà thương thuyết , hay những luật gia, hay những chuyên viên nữa. Bây giờ là một đề tài trực tiếp giữa hai chúng ta." (This is now a matter directly between the two of us. " (nguyên văn của tác giả Todd Olivier)

    ".... hay những luật gia..." ông Thiệu diễn dịch là: những điều khoản của Hiệp Định, là những tờ giấy lộn, là dẻ rách. Ông biết cách nh́n các Hiệp Ước của những người cộng sản chính thống lê nin nít và sít ta lin nít. Nếu họ vi phạm th́ chúng ta cũng phải làm như vậy mới được . Ông Nixon hiểu như vậy và ông Thiệu hiểu ông Nixon. Những cam kết dù bằng lời nói hay trên giấy trắng mực đen, lập đi lập lại nhiều lần công khai hay được hiểu ngầm, th́ lời nói của ông Richard Nixon với ông Nguyễn văn Thiệu đều nhắm vào Hiệp Định: những chữ "trả đủa", "phản ứng", trong những bức thư (bản chính) của ông Nixon được ông Thiệu gạch đít, dưới mắt của ông Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa ít nhất cũng ám chỉ một sự can thiệp của các oanh tạc cơ Hoa Kỳ.

    Bằng chứng phụ thêm : NKP (NaKhom Phanom),là một mật hiệu cho tất cả các vị Tư Lệnh Quân Đoàn Miền Nam , là một tổng hành dinh của Đệ Nhất Không Đoàn Hoa Kỳ ở Thái Lan. NKP là một công thức mầu nhiệm. Mặc cho những lời phê b́nh hơi chua chát hay những dè dặt hơi độc ác của ông Nhă, ông Thiệu vẫn tin rằng vào giờ chót Hoa Kỳ vẫn cứu ông ta. Ở NaKhon Phanom, các oanh tạc cơ B.52 vẫn c̣n nằm chờ tại đó....

    Đối với ông Thiệu, Tổng Thống Ford là người kế thừa cả nhiệm vụ và những cam kết của ông Nixon. Tất cả những thơ từ của Richard Nixon bắt buộc ông Ford phải hành động như thế. Ông Thiệu nghĩ rằng Tổng Thống Ford v́ thiếu tin tức nên ước tính rằng việc mất tỉnh Phước Long chưa phải là mức độ nguy ngập.

    Ông Thiệu tự hỏi bây giờ có phải là thời điểm để ông công khai hóa những bức thư cuả ông Nixon hay không ? Một sự lo sợ hay một sự dè dặt đă kềm ông lại ? có lẽ v́ tôn trọng những ǵ cần phải được giữ ở độ "mật kín" của những tài liệu nầy.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa


    7. Chương 4 - Ngọn lửa đấu tranh của Hà Nội

    Khi bà kư giả Mỹ Frances FitzGerald viếng thăm Hà Nội th́ bà xếp ông Thiệu thuộc cánh "cực hữu" của cầu ṿng chánh trị Việt Nam. Là một giáo sư đại học và nhà báo, bà đă phát hành 3 năm trước quyển "...Ngọn Lửa Trên Hồ Nước" , một quyển sách rất thú vị về người Việt Nam và người Hoa Kỳ ở Việt Nam. Quyển sách đă thành công và được xếp vào danh sách các tài liệu bắt buộc tất cả các nhà ngoại giao và giới quân nhân Hoa Kỳ phải đọc qua . Hiện vẫn c̣n một vài quyển ở Ṭa Đại sứ Mỹ tại SàiG̣n , trrong thư viện của Pḥng Thông Tin, và trong pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ với một vài tác phẩm của Bernard Fall, của Sir Robert Thompson, của Mao, của Giáp v.v... Bà không cho cộng sản Việt Nam là thiên thần tiến bộ, nhưng chỉ trích thái độ, phương tiện và mục đích của người Mỹ ở Việt Nam và phân tách các xung đột mâu thuẫn cao độ của các nền văn hóa Đông Tây. Đối với bà, cộng sản Việt Nam cứng rắn thật nhưng mà chính thống, mặc họ ! Họ ít tham nhũng hơn người Miền Nam, bà có ư nghĩ của một người tự do và cấp tiến. Bà biết rơ sự liên hệ giữa Hà Nội và CPLTCHMN nhưng bà cho là cái CPLTCHMN nầy cũng có phần nào độc lập tự chủ.. Rất tự nhiên, bà viết lên một cách vô ư thức đến độc ác: " Ngọn lửa cách mạng dù mỏng mành nhưng đủ sức thanh lọc xă hội tham nhũng ở Miền Nam Việt Nam cũng như sự vô trật tự của chiến tranh của người Mỹ."

    Ông Mai văn Bộ, một công chức cao cấp ở Bộ ngoại giao Hà Nội , cựu Đại sứ Bắc Việt ở Paris, đă ca tụng quyển "Ngọn Lửa Trên Hồ Nước " khi duyệt qua các phong trào và dư luận ở Hoa Kỳ. Bà trí thức trưởng giả tốt bụng Hoa Kỳ nầy kết luận rằng: " Nếu Việt Nam phải được độc lập, th́ nước Việt Nam phải có một Chánh Phủ thống nhất . Bây giờ muốn có ḥa b́nh phải cần làm cách mạng." Bà FitzGerald chúc phúc cho sự thống nhất bằng cách mạng." !

    Ông Mai văn Bộ nghĩ rằng quan điểm của bà FitzGerald đúng đắn, cần thiết và trong sáng. Rất xứng đáng được cấp chiếu khán. Sau một thời gian dài chờ đợi, bà nhận được chiếu khán. Bà viếng Hà Nội vào đầu tháng giêng với một phái đoàn trong đó có Fred Bransman, đồng chủ sự của tổ chức "Tài nguyên ở Đông Dương", một tổ chức "v́ ḥa b́nh" mà ông đại sứ Graham Martin rất ghét.

    Ở Hà Nội, người ta cho khách ngoại quốc ở khách sạn Thống Nhất. Khách sạn nầy giống như khách sạn Continental ở SàiG̣n, hai khách sạn nầy trước kia cùng một chủ. Cũng những pḥng rộng răi, đẹp nhưng cũ kỹ, cũng những chiếc quạt máy chạy chầm chậm. Nhưng ở đây không có sân thượng như ở Continental, điện nước hơi trục trặc, vải trải giường th́ vá víu, và nhân viên của sở an ninh ở cả tầng trệt. Họ giám sát các sự di chuyển và thư từ của khách . Khách được cho ăn đầy đủ lắm nhưng thấy ngay là thiếu cà phê, bơ và thịt. Khách ngoại quốc luôn luôn được chú trọng, coi như có đặc ân, không bao giờ thiếu thuốc hút. Một hệ thống tuyệt hảo, nhưng khách coi như bị giam lỏng: mỗi phái đoàn luôn luôn lúc nào cũng có người bên cạnh, một tài xế, một nhân viên tổ chức, thường là công an, và một thông dịch viên, trong trường hợp cho phái đoàn Mỹ lần nầy là ông Long.

    Bà FriztGerald thấy Hà Nội "không hấp dẫn lắm" nóng bức và không sáng sủa nữa.

    Mặt tiền phố xá ở thủ đô Bắc Việt th́ nứt nẻ, hồ vữa rơi vỡ từng mảnh vụn, những người cỡi xe đạp không tin tưởng vào luật giao thông. Họ chỉ tự tin vào tài nghệ của ḿnh như những người cỡi xe đạp ở Miền Nam. Trung tâm thành phố già nua của người Pháp thuở nào giờ đây nom cũng c̣n có vẻ sạch .

    Dân chúng ở thủ đô Bắc Việt không lúc nhúc như ở SàiG̣n. Họ chen chúc nhau đi một cách vô trật tự. Có ít xe cộ và lính tráng trên các con đường chính, Xe đạp th́ vô số kể, người th́ đi xe Phénix của Liên Xô, người th́ xe MIR của Trung Cộng, nhưng người ta thích xe Peugeot hơn. Vào sáng sớm hay buổi chiều th́ có nhiều quân xa hơn. Đây là giờ đoàn kết của tất cả các nước dân chủ nhân dân: xe cam nhông, xe nước, xe cần trục, xe jeep và xe chỉ huy Liên xô, xe Molotova, Zis, Zil, Aurochs vĩ đại... Nhưng người ta cũng thấy được xe Gia Phong của Trung Quốc, với ca pô dài và tṛn, các xe Star 20, 25, 27 của Ba Lan và những xe Praga và Tatra của Tiệp Khắc, xe Ipha của Đông Đức, hay Hirondelle của Bắc Hàn. Rồi người ta cũng thấy những chuyến xe điện cũ kỹ màu đọt chuối hay màu xanh đỏ ǵ đó chở đầy người chạy ngược chiều với các xe trâu.

    Trong những khu công thự của thủ đô cũ, và cả khu gia cư b́nh dân đều có những hầm núp cá nhân, những hố tṛn bằng xi măng, sâu chừng 2 thước tất cả đều ngập nước bùn. Ư chừng người ta không c̣n sợ các oanh tạc cơ Hoa Kỳ trở lại nữa hay sao ? Ở nơi khác th́ người ta đă làm sạch các hố núp bom nầy rồi .Có lẽ người ta sợ Hoa Kỳ lại tái leo thang oanh tạc.

    Nếu không có chế độ phân phối lương thực thực phẩm, không thấy những bộ đội có vơ trang, những khẩu pháo pḥng không , những hỏa tiễn SAM lộ thiên,, những mẩu chuyện về chiến sự... th́ ở đây người ta đă quên mất chiến tranh rồi. Người Mỹ không bao giờ oanh tạc trung tâm thủ đô Hà Nội, một vài quả bom rơi lạc vào thôi, gây tử thương một nhà ngoại giao Pháp hay một trung sĩ của Ủy Ban Quốc Tế (CIC). Trung tâm Hà Nội vẫn được bảo vệ. Chiến tranh chỉ bắt đầu ở ngoại ô giống như ở SàiG̣n .

    Bên bờ hồ, một số bạn trẻ đang uống bia ngoài sân của các quán cà phê. Trong khu thủ công ở phố tàu cũ không náo nhiệt như Chợ Lớn, gần cầu Long Biên - tức cầu Paul Doumer cũ- , bị phá ,sửa đi làm lại cả hai chục lần, trên con đường dẫn tới bệnh viện Bạch Mai, đâu đâu cũng có hệ thống phóng thanh oang oang các khẩu hiệu và từ 6 giờ sáng là giờ trực tiếp truyền đi các buổi phát thanh của đài Hà Nội

    Bà FitzGerald hơi khó chịu về sự "úp mở". Phái đoàn của bà được "Ủy Ban Đoàn Kết Với Nhân Dân Hoa Kỳ " mời, mà qua đây bà chỉ gập toàn là viên chức của chánh quyền. Toàn là nghi thức giống nhau trong một không khí tối ư lịch sự và các phái đoàn phải kiên nhẫn, ngồi nghe hàng loạt thuyết tŕnh không biết bao giờ chấm dứt, những "báo cáo" loại trả bài Mác xít. ("bao cao" nguyên văn chữ việt không có dấu của tác giả)

    Trên một cái bàn kiểu cổ của Pháp thời thập niên 30 hay 40 ǵ đó, chủ nhà bày ra nào là trà, chuối, bánh tây, kẹo và thuốc lá để đăi khách. Với những cử chỉ hết sức vồn vả và rất trân trọng họ mời khách, làm như kẹo trà đó là những món tối cần thiết, không dùng không được vậy. Họ vồn vă hỏi thăm về sức khỏe của khách, của gia đ́nh và bạn bè của khách, cố tạo ra một bầu không khí thân mật từ ông khách ở New York đến ông bạn ở Paris hay ở Stockholm .... Họ nhắc đi nhắc lại đến cả chục lần rằng ở Hà Nội lạnh hơn ở SàiG̣n nhiều... rồi từ từ họ cũng lái được người ta vào đề tài chánh trị, không đến đỗi chậm chạp lắm như con mèo tḥ chân vào nước đá đâu.

    Cũng có lúc toán hộ tống thay đổi người. Nhờ vậy mà phái đoàn Hoa Kỳ mới khám phá ra người thông dịch viên ở Viện Đông Nam Á là vợ của tướng Vơ nguyên Giáp, tổng trưởng Quốc Pḥng. Có điều không may mắn là phái đoàn không gặp được ông tướng nầy.

    Theo bà FitzGerald, nhân vật chánh thức và quyến rũ nhất có lẽ là ông Hoàng Tùng. Vóc người nhỏ thó và hoạt bát, tóc bạc trắng và húi cua, lúc nào cũng có khăn quấn trên cổ và luôn luôn mặc áo choàng, ông Tùng là chủ nhiệm tờ Nhân Dân, nhật báo của đảng. Ông là ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, là đầu cầu mà các nhà trí thức có tiếng tăm khi đến Hà Nội bắt buộc phải đi qua. V́ ông là gạch nối liền trực tiếp với hệ thống đảng cũng như chánh quyền, một hệ thống chịu trách nhiệm phân phối khách thăm viếng và các nhân viên trong công tác phục dịch và tuyên truyền.

    Ông Tổng bí thư Lê Duẩn tiếp các thành viên quan trọng của các đảng cộng sản anh em, Thủ Tướng Phạm văn Đồng th́ tiếp các nhà ngoại giao, các giáo sư, các ông Cha, các Mục sư và báo chí ngoại quốc. Ông Hoàng Tùng th́ chuyên tiếp giới trí thức có chút ít tiếng tăm.

    Vẻ chân thật, hay nói thẳng và giản dị của ông, đôi lúc hơi tếu, dù ǵ cũng không che dấu được sự trung thành tuyệt đối của ông đối với ư thức hệ cộng sản . Người ta có thể liên tưởng ông ta là một khúc gỗ lim, một loại gỗ cứng rắn nhất ở rừng Việt Nam. Khác hẳn với các nhân vật chánh thức ở đây, ông Hoàng Tùng không sợ những câu nói bóng gió. Muốn nói tới " kháng chiến quân" ở chiến khu thuộc CPLTCHMN hay các anh bộ đội chánh quy của Miền Bắc đang ở trong Nam, ông không tránh né, dùng ngay danh từ "lực lượng giải phóng quân" để nói với quan khách Hoa Kỳ:

    " Có người gọi họ là "quân đội Bắc Việt", có người gọi họ là "việt cộng", có người gọi họ là "cộng quân"... các ông muốn gọi họ là ǵ cũng được. "

    Ông không dấu diếm ǵ cả, nói thẳng rằng "các sư đoàn Bắc Việt đă cung cấp phần lớn binh sĩ cho Miền Nam.

    Ông sẵn sàng kể lại một cách thích thú vài mẩu chuyện về ông Kissinger :

    - " Ông tiến sĩ triết học nầy gần đây lại thích chuyện gián điệp. Quư vị có biết là trong thời gian thương thuyết ở Paris, ông Lê đức Thọ - cố vấn đặc biệt của Phái Đoàn Bắc Việt- có hỏi ngay ông Kissinger là : "ông có gặp khó khăn nào trong việc xin Quốc Hội thông qua đạo luật viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa của chúng tôi hay không ?"

    Th́ ông Kissinger trả lời ngay:

    -" Các ông không biết đâu, Chánh Phủ Hoa Kỳ thường gập khó khăn khi xin ngân khoản nho nhỏ cho một vài dự án cụ thể nào đó thí dụ như về an sinh xă hội chẳng hạn, Tuy nhiên mỗi năm Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản lớn cho Ngũ Giác Đài. Chánh Phủ có thể trích ra từ ngân khoản nầy một số nào đó để viện trợ cho Bắc Việt được."

    Sự thật không phải vậy và không đúng như vậy đâu. Câu chuyện nầy thật quá sáng tỏ: ư nghĩ về một ngân khoản hàng tỷ mỹ kim để tái thiét Miền Bắc gọi là "hàn gắn vết thương chiến tranh" đă ám ảnh những người có trách nhiệm ở Miền Bắc. Người cán bộ cộng sản như ông Tùng hay người quốc gia chống cộng như ông Thiệu đều tưởng là Tổng Tống Hoa Kỳ nào cũng có thể "qua mặt" được Quốc Hội về vấn đề tiền bạc.

    Để trả lời cho bà FitzGerald về câu hỏi : " Chiến tranh Việt Nam có vai tṛ ǵ trong "Lịch Sử" ? , ông Hoàng Tùng dă say sưa thích thú đi vào giải đáp lư thuyết loại ngay :

    " Cuộc chiến đă góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới".

    Người ta thấy là ông đă trả lời như một nhà thông thái, nhanh gọn và rất khiêm nhường.

    Những lư thuyết gia cộng sản của Hà Nội đều biết và tin rằng cuộc cách mạng thế giới đang được tiến hành, mà cộng sản Việt Nam là một trong những động cơ chính yếu, cũng như Cuba vậy. Nước VNDCCH là "đội quân tiền phong" của giai cấp vô sản. Nhưng theo Mạc tư Khoa th́ đạo quân tiền phong là Liên Xô. Ngựi Việt Nam đă nhớ rất rơ là khi mới được khai sanh, nước VI_T NAM DCCH không được Liên Xô nh́n nhận ngay đâu.. Người cộng sản VIệT NAM cũng không bao giờ tha thứ cho Trung Quốc khi nước nầy giao hảo với Hoa Kỳ nhờ Nixon và Kissinger. Hà Nội cũng không khi nào quên đưọc lúc kư Hiệp Ước Geneve 1954, Liên Xô và Trung Quốc đă ép người đồng chí VI_T NAM nhỏ bé của ḿnh phải chấp nhận vĩ tuyến 17 là biên giới quốc cộng : Cộng sản ở phía Bắc và Quốc gia ở phía Nam. Lănh đạo Bắc Việt cũng không khi nào tha thứ cho Liên Xô khi họ chỉ phản đối lấy lệ lúc Hoa Kỳ phong tỏa Hải Pḥng vào tháng 4/1972 hay dội bom Bắc Việt tháng 12/ 1972. Trong thời gian khó khăn nầy của cuộc chiến, trong giai đoạn đang có sự căng thẳng giữa Hà Nội và Hoa thạnh Đốn, Liên Xô đă có thái độ quá dè dặt .

    Báo chí Bắc Việt nhận định rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa hai ông Nixon và Breijev vào tháng 5/1972 là "đi ngược với nguyên tắc". Lănh đạo đảng cộng sản VI_T NAM biết là Mạc tư Khoa và Bắc Kinh đang chơi tṛ "thư giản" với Hoa Kỳ, như vậy là coi như họ muốn dời cuộc cách mạng thế giới lại một ngày khác rồi "

    Tất cả những nhận xét của ông Hoàng Tùng trên đây tuy có vẻ nhẹ nhàng nhưng nhân vật Hoàng Tùng muốn cho khách người ngoại quốc thấy: có một khoảng cách giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Mạc tư Khoa, và cuộc tranh chấp nầy có vẻ khá nặng nề..

    Đôi khi Hoàng Tùng lợi dụng những cuộc thảo luận tổng quát nầy để gợi lên cho khách thấy sự dị đồng. Như vậy về mặt lư thuyết trong cái thế giới cộng sản người ta đặt một câu hỏi xét ra thật là căn bản: " trên con đường dẫn tới thiên đường xă hội chủ nghĩa có thế nào "giáo điều, ư thức hệ vượt lên khỏi nhu cầu phát triển kinh tế hay không ? "

    Nước Việt Nam chưa phải là một nước kỹ nghệ. Cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đi theo con đường của Trung Quốc, có nghĩa là ư thức hệ phải được coi như ưu tiên hơn là phát triển kỹ nghệ. Ông Hoàng Tùng nhấn mạnh : " Những người kế thừa Hồ chí Minh đă chọn một đường lối sát với cộng sản chính thống Liên Xô. Đất nước chỉ tiến được lên xă hội chủ nghĩa khi nào nền kinh tế của quốc gia đă ở trong t́nh trạng phát triển."

    Trong văn bản của ông, Lê Duẫn đă nhấn mạnh vị trí quan trọng của sự phát triển kỹ thuật (ông Tùng nhận xét). Tại Hà Nội, chủ thuyết Mao trạch Đông chẳng những không được coi trọng nếu không muốn nói là quá lạnh nhạt, xa cách, mà lại c̣n kèm theo các nụ cười khó chịu nữa. Ṭa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội có đầy những quyển tiểu luận màu đỏ bằng tiếng Việt nhưng v́ một sự t́nh cờ nào đó mà không thấy một quyển nào được thấy xuất hiện ra ngoài.

    Đi lần xuống từ đỉnh cao của ư thức hệ đó, bà FitzGerald nêu lên câu hỏi về bài toán tế nhị của những sự thay đổi trong nội bộ đảng cộng sản.

    Đối với người cộng sản Việt Nam, cái ǵ mới là quan trọng : Hồng hay Chuyên ?

    ông Tùng trả lời:

    " Đường lối của chúng tôi khác hẳn của người Trung Quốc, chúng tôi tin tưởng rằng "Phải biết làm và Làm có kỹ thuật" đó mới là ưu tiên, là quan trọng. Có ư chí là một điều cần thiết đấy, nhưng cũng chưa đủ. ". Tùng lại nói tiếp :

    - " Trong nội bộ đảng CS VI_T NAM cũng đă có những sự tranh luận, nhưng không có sự dị biệt về ư thức hệ, từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, từ cấp trên xuống tới cấp dưới. Đảng và Chánh Quyền gồm có những người lớn tuổi từ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Họ không có đủ phẩm chất cần thiết để canh tân nước Việt Nam . " Và ông lại giải thích:

    -" Chúng tôi vấp phải một xu hướng nào đó, có chủ trương cứ để cho lịch sử của quá khứ dắt ḿnh đi, cứ coi như sự thiếu khả năng trong hiện tại là cần thiết. Tôi đă nói đùa với ông Lê Duẫn là "nếu chúng ta sống trong chế độ hồi xưa th́ tôi sẽ chấp thuận ban cho rất nhiều người một quy chế quư tộc rồi, quư vị thấy tôi muốn nói ǵ chớ ? một quy chế danh dự thôi mà !

    Trong thời gian 19 ngày phái đoàn Hoa Kỳ thăm viếng Hà Nội, họ đă đi tham quan các đền đài, viện bảo tàng và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Đâu đâu và lúc nào người ta cũng giải thích là Miền Bắc cần phải nâng cao sản lượng lúa gạo, than đá, sắt thép, điện lực, xi măng và phân hóa học. Người ta đă làm việc quá nhiều cho kế hoạch sắp tới, cho thời gian chuyển tiếp sau khi thống nhất được hai Miền Nam Bắc. (họ đă nói như vậy). Các doanh gia ở Miền Nam sẽ được mời, nếu họ muốn mua than đá và bán gạo cho Miền Bắc. Việc thống nhất nầy phải c̣n tốn rất nhiều thời gian. Có thể 5 năm hay 10 năm không biết chừng. Đâu đâu và lúc nào phái đoàn cũng nghe thấy họ nhắc đi nhắc lại thời khóa biểu nầy. Ngay như Thủ Tướng Phạm văn Đồng cũng vậy, đích thân ông đă tiếp phái đoàn Hoa Kỳ nầy, rất ngắn thôi, nhưng cũng đủ để ông gieo vào đầu họ ư nghĩ nầy khi ông tuyên bố:

    - " Sẽ có thống nhất thôi, ai cấm ? Cứ hỏi ngay ông Gerald Ford xem ! Trước hết, phải thi hành Hiệp Định Paris. Chúng tôi phải có được "Ḥa B́nh, Dân Chủ và Ḥa Hợp Quốc Gia" và một Chánh Phủ mới ở Sài G̣n. Sẽ có thống nhất thôi ! chừng đó tôi là người sẽ trở về Miền Nam."

    Ông Phạm văn Đồng là người sanh trưởng ở Miền Trung, trong tỉnh Quảng Ngăi. Năm nay ông 79 tuổi có cặp mắt sáng rỡ, đẹp và sâu nom hết sức quyến rủ, luôn tiết ra một luồng nhiệt độ có lẽ từ bịnh rét rừng. Ông có đôi môi dày, nước da ông ngâm ngâm đen và đôi tay ông dài, ông nói tiếng Pháp rất cứng với người ngoại quốc. Với tướng người cao ráo, ông thường mặc đồ lớn, nửa dân sự nửa quân sự, vùa thực dụng vừa thơ mộng của một ông thủ tướng hay nói về Diderot, về Victor Hugo hay về Zola, để tán tụng họ. "Hết Ư" là một trong những từ rất đắc ư của ông ta. Khi nói tới sự thống nhất giữa hai Miền Nam Bắc, ông làm như cần phải dời ngày đó lại một thời điểm nào đó xa xôi hơn, không đoán trước được. Ông vừa cười vừa nói với bà FitzGerald:

    -" Về ngày đó hả ? Chắc tôi phải hỏi lại một chiêm tinh gia mới được !"

    Thật là nhịp nhàng và ăn khớp với nhau quá !

    Không có lúc nào mà người Mỹ trong phái đoàn của bà FitzGerald thấy được tầm vóc của trận đánh chiếm tỉnh Phước Long, cũng giống như những nhà ngoại giao đương nhiệm ngay tại Hà Nội !

    Trong một giác thư, viên xử lư thường vụ Úc Châu, ông G.C. Lewis không sao rút ra được một kết luận nào gọi là thê thảm của diễn tiến quân sự ở Miền Nam. Gần đây nhất ông ta đă có nói chuyện với các đồng nghiệp Liên Xô và Ba Lan ở Hà Nội. Họ cũng đă quả quyết với ông rằng VNDCCH bây giờ chưa dự tính thống nhất hoàn toàn hai Miền Nam Bắc v́ họ coi đó là một mục tiêu dài hạn, nếu họ thật sự muốn như vậy .

    Ở Miền Nam Chánh Phủ VNCH của ông Thiệu và CPLTCHMN (GRP) có thể từ từ sát nhập với nhau dưới một h́nh thức "Liên Hiệp" để rồi một ngày nào đó sẽ đương nhiên trở thành một thành phần trong Liên Bang với Miền Bắc."

    Các nhà ngoại giao Liên Xô giải thích cho người Úc là CS VI_T NAM đang nghỉ xả hơi :

    " Hai nền kinh tế của Miền Nam và Miền Bắc quá chênh lệch nhau để có thể kết hợp ngay với nhau được , dù là có thể hợp tác với nhau giữa một Miền Nam nông nghiệp với một Miền Bắc kỹ nghệ.

    Vui tính, nhà ngoại giao Úc Châu tiếp lời:

    - "Nh́n từ đây, ngay bây giờ mà VNDCCH muốn sát nhập công ty Honda của Miền Nam cũng không phải thật sự là một đề nghị có thể đi đến thành tựu được.". Ngoài ra theo ông Lewis, các lănh tụ Miền Bắc c̣n nghi ngờ về ảnh hưởng của người Miền Nam đối vói người Miền Bắc".

    Nhà ngoại giao Úc Châu chỉ lập lại những ǵ mà Miền Bắc đă nói với các dồng chí Liên Xô của họ mà thôi.

    Hai vị cố vấn trong ṭa Đại sứ Liên Xô, ông Trigoubemko và Markow đă đánh tiếng trong ngoại giao đoàn là Liên Xô đă cắt giảm viện trợ quân sự cho Hà Nội trong năm 1974. Hai nhân vật Liên Xô nầy giải thích là chính người Trung Quốc là những ngựi muốn theo đuổi chiến tranh và muốn đi tới mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến. Họ khuyến khích Hà Nội phải tiến hành một cuộc tấn công vào Miền Nam. Ông Trigoubemko nói thêm rằng Trung Quốc có thể "gởi quân đội của họ qua tham chiến" giúp Miền Bắc. Dĩ nhiên ông xác nhận đây chỉ là ư kiến riêng của ông. Ông ước tính là các nhà lănh đạo của Hà Nội thực tế đang mơ ước có được một Liên Bang Việt Nam hơn là một nước Việt Nam thống nhất. Ông nói tới hai nước VI_T NAM giống như hai nước Nam, Bắc Hàn, Đông và Tây Đức.. ông đổ lỗi cho Trung Quốc là một "bá quyền thực dân mới", một bá quyền có ảnh hưởng rất xấu đối với các chiến sĩ cách mạng Cam Bốt.

    Đại ư của các nhà ngoại giao Liên Xô là :

    -" Các đồng chí VIệT NAM lúc nầy cần phải tâp trung tài nguyên vào việc tái thiết đất nước và xây dựng xă hội chủ nghĩa."

    Tất cả những người thuộc Ban Lănh đạo đảng CS VIệT NAM nào có liên lạc với Tây Phương ở Hà Nội đều loại trừ khả năng tấn công của lực lượng giải phóng ở Miền Nam trong năm 1975. Họ cũng không loại trừ khả năng can thiệp của oanh tạc cơ Hoa Kỳ. Những người có trách nhiệm nầy tuyên bố là họ muốn tránh phản ứng mạnh của Hoa Kỳ:

    - "Chúng tôi không muốn làm hỏng lễ kỷ niệm 30 năm ngày lập quốc của VIệT NAM Dân Chủ Cộng Ḥa vào tháng 9 / 1975 nầy".

    Tất cả những luận điệu và phân tách nói trên lan rộng ra bất kể trong trường hợp hay hoàn cảnh nào, càng ngày càng vững chắc thêm lên, cùng khắp ở Hà Nội để đi tới thủ đô của các quốc gia Tây Phương. Những mẫu chuyện có tính cách "ḥa hoăn" này đă ăn sâu vững chắc vào tư tưởng của cả những người ít nhạy cảm nhất.

    Người Tây Phương vốn không cho là quan trọng và ít khi tin vào những ǵ mà người Liên Xô hay Bắc Việt nói ra, nhưng những đ̣n loạn ngôn lừa bịp nầy cứ được nói đi nói lại liên tục, lại có kèm theo chứng tích trong giới ngoại giao đoàn, một thế giới thu hẹp vừa bé nhỏ vừa bị bưng bít ở Hà Nội. Hơn thế nữa CS VIệT NAM đă khôn khéo giới hạn mức độ phổ biến vừa đủ với ư định nào đó của họ muốn mà thôi : "kiến tạo ḥa b́nh có lợi cho họ hơn là tiếp tục theo đuổi chiến tranh". Clausewitz đă có nói; "Kẻ xâm lược lại là những người thích có ḥa b́nh". Họ muốn vào nhà anh mà không muốn gặp bất cứ một trở lực nào ! do đó mà Bắc Việt sẳn sàng chờ đợi...

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    7. Chương 4 - Ngọn lửa đấu tranh của Hà Nội
    P2


    Vào đầu năm 1975, họ than phiền là đồng minh của họ không tiếp tục viện trợ đúng mức và đúng lúc cho họ. Họ đánh tiếng cho các nhà ngoại giao Tây Phương và cả Đông Phương rằng các đoàn xe tiếp vận từ Trung Quốc thường quá trể năi. Người ta đổ lỗi cho công nhân Hỏa xa Trung Quốc đ́nh công. Các công điện ngoại giao của Tây Phương gởi đi từ Hà Nội đều cho thấy rằng cộng sản VIệT NAM đang theo chánh sách bước đi từng bước một...mà bước nào cũng vững chắc.

    Như vậy là tất cả đều trùng hợp, Bộ Chánh Trị CS VIệT NAM đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu, ưu tiên hơn vấn đề chánh trị. Họ chuẩn bị một cuộc chiến lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều năm nữa.

    Nhưng ít nhất cũng có 2 nhà ngoại giao không chia xẻ phân tích nầy, một của Tây Phương và một của Đông Phương.

    Từ tháng 12/74 ông Domogola của Ba Lan, đương nhiệm ở Hà Nội 3 năm rồi, nghĩ là Bắc Việt đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công vào Miền Nam. Ông không thấy có một giải pháp chánh trị nào khả dĩ có khả năng thành tựu được. Không có một lănh tụ ôn ḥa nào có khả năng vươn lên để thay thế ông Thiệu. Ông Domogola giữ liên lạc chặt chẽ với những nhân viên dân chính cũng như quân sự của phái đoàn Ba Lan đang có trách nhiệm ở Miền Nam, những người đang biết rơ các cuộc chuyển quân của Bắc Việt hơn những người khác.

    Người thứ hai là ông Philippe Richer, một người đă từng là cựu tù binh bị lưu đày ở Buchewald, một cựu sĩ quan hiện dịch đă có 2 năm phục vụ trong quân đội hoàng gia Lào. Ông là đương kiêm Đại sứ Pháp tại Hà Nội. Ông cũng có nhận định như ông Domogola. Là một nhà ngoại giao rất bén nhạy, ông biết rất rơ từ Mạc tư Khoa đến Bucarest, và ông tới Hà Nội đúng vào tháng giêng năm 1975 . Ông không có một ảo tưởng nào về mọi khả năng giải quyết Miền Nam Việt Nam bằng một giải pháp chánh trị.

    Vài tuần lễ trước đó Thủ Tướng Phạm văn Đồng qua trung gian ông Francois Missofle, một đặc phái viên của Chánh Phủ Pháp ở Á Châu, đă nhờ Chánh Phủ Pháp nhấn mạnh với Hoa Kỳ để họ ép buộc ông Thiệu rời khỏi chức vụ. Hiệp ước Paris đă mặc nhiên chấp nhận giữ ông Thiệu lại ở Miền Nam, bây giờ Bắc Việt lại t́m cách để bứng ông Thiệu ra khỏi Miền Nam. Như vậy là họ đâu có muốn nghỉ xả hơi như họ đă nói đâu ?

    Thủ Tướng Phạm văn Đồng tiếp ông Richer lần đầu tiên vào tháng giêng và nói với ông Richer rằng:

    - " Tôi hy vọng là ông đem tới cho tôi một câu trả lời".

    Nhà ngoại giao Pháp không hề nhận được một chỉ thị chính xác nào trước khi đi, nên ông ta phân vân trong một sự mơ hồ...

    Trừ trường hợp ngoại lệ, c̣n th́ tất cả các tin tức khắp các nơi đưa về đều giống nhau, từ Hà Nội và từ các nhiệm sở ngoại giao của Bắc Việt trên khắp thế giới, từ hệ thống t́nh báo và phản t́nh báo hùng mạnh của cộng sản, tất cả đều cho biết là "không nên quan trọng hóa vấn đề Phước Long, dù đó là một biến cố không phải nhỏ. Bộ Chánh Trị công sản chỉ muốn giữ một t́nh trạng căng thẳng nào đó thôi ở Miền Nam để cho bộ đội của họ vui chơi, không hơn không kém"!

    Rất ít có chuyên viên nào nghĩ rằng tất cả các nguồn tin dù đến từ Đông hay Tây cũng đều có một xuất xứ duy nhất là Hà Nội !

    Hơn nữa, vào trung tuần tháng giêng, tất cả các chuyên viên đều có trong tay một bản tài liệu từ tháng 12/74 : bản nghị quyết 08/CT74 do Bộ Tư Lệnh Quân Đội của CPLTCHMN phổ biến. Nghị quyết nầy có nội dung duyệt xét các mẫu số của cuộc đấu tranh cho những năm sắp tới: " Chánh Phủ và Quân Đội bù nh́n của Nguyễn văn Thiệu nếu không sụp đổ ngay th́ cũng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trực diện trên mọi lănh vực và sẽ suy yếu lần lần về phẩm cũng như về lượng".

    Cộng sản thường mắc bệnh giấy tờ nên họ thường cung cấp tin túc đều đặn cho cán bộ các cấp ngay cả trên mặt trận. Do đó mà đôi khi cán bộ cộng sản c̣n biết tin tức chính xác trước cả ông Thiệu nữa, như trường hợp nội dung thảo luận ở Paris giữa ông Kissinger và Phái đoàn Bắc Việt. Cơ quan t́nh báo của Việt Nam Cộng Ḥa phân tách kỹ các tài liệu tịch thu được trên xác chết của bộ đội hay của tù binh bắt được. Một cuốn sổ tay tịch thu được của một cán bộ Việt Cộng trong tháng giêng có bản phân tích nghị quyết 08/CT74:

    " Các đồng chí phải ư thức được sự cứng đầu của địch khi họ muốn tiêu diệt giai cấp thợ thuyền. Đó là nguyên nhân gây ra t́nh trạng căng thẳng trong hiện tại. Do đó trong năm 1975 chúng ta phải tăng cường nỗ lực gắp ba hay gấp năm lần. Chúng ta phải chiến đấu trên cơ sở của sự đau thương nầy bởi v́ chúng ta c̣n phải tiếp tục một trận chiến lâu dài."

    Cộng sản Việt Nam không bao giờ buông bỏ mục đích cuối cùng của họ là thống nhất nước VIệT NAM, nhưng trong hiện tại rơ ràng họ đang dự kiến một cuộc chiến lâu dài.

    Đối với dư luận quốc tế, VIệT NAM DCCH và CPLTCHMN được coi là hai thực thể riêng biệt. Dù họ có để lộ cho dư luận thấy một vài điểm dị biệt, nhưng họ chỉ có một tiếng nói chung, giống nhau. C̣n người Mỹ, từ chánh quyền đến quân đội, cấp nào cũng vậy, họ không bị bó buộc phải có một quan điểm giống nhau, cả trên hai lănh vực ngoại giao và truyền thông.

    Ngày 8 tháng giêng, vị Tư Lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái b́nh Dương (bao gồm chiến trường Việt Nam), Đô đốc Noel Gayler, có thực hiện một cuộc phỏng vấn cho đài truyền h́nh tại trại Smith ở Honolulu.

    Trước khi cho phát h́nh cuộc phỏng vấn nầy, đại tá Sheldon Godkin đánh tiếng cho biết rằng Đô Đốc Gayler không loại trừ khả năng một cuộc can thiệp của Hoa Kỳ để ngăn chận một sự "sụp đổ" của Miền Nam Việt Nam, sau khi Phước Long bị Bắc Việt chiếm.

    Cuộc phỏng vấn truyền h́nh được đài NBC phát đi trong chương tŕnh "today show" một chương tŕnh có rất nhiều người theo dơi. Đô Đốc đưa ra một quan điểm khác biệt với quan điểm của ông lúc ban đầu:

    Trước hết ông tuyên bố là : Hoa Kỳ sẽ xử dụng chiến cụ chớ không dùng quân lính để tăng cường cho Chánh Phủ của ông Thiệu. Ông nói :

    - " Có khả năng có một sự can thiệp, nhưng cơ hội dẫn tới đó h́nh như c̣n quá xa vời".

    Có vẻ ngần ngừ và hơi ấp úng,ông nói tiếp :

    " Cần phải giúp đỡ cho Miền Nam Việt Nam chiến cụ để họ có thể xử dụng tùy theo nhu cầu của họ." - "Không đến độ quá phi lư đâu. Dĩ nhiên là hợp lư, không đến đổi nào đâu... Tôi muốn nói là về đạn dược.... phải có đủ để họ có thể tự bảo vệ, và ....về lương thực cũng phải có để họ có đủ ăn, họ và gia đ́nh họ,... và... cả vải bạt nilon nữa... để họ che mưa ..! " Những ư kiến của nhân vật quan trọng nầy đă làm cho những người ở Sài G̣n mất hết cảm t́nh: Những tấm vải nhựa che mưa có thể chống được T.54 sao ? Và ở Hoa thạnh Đốn cũng vậy, người ta cũng không vui vẻ ǵ. Cần phải hết sức thận trọng về viễn ảnh của một sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Không có mấy ai nghĩ tới việc nầy. Ông Kissinger đă có nói về một sự can thiệp ở Trung Đông. Đối với kẻ địch, người ta không bao giờ nên nói là sẽ không làm việc nầy hay việc nọ, nhất là việc không gởi quân... Hai mươi lăm năm trước Bắc Hàn đă tấn công Nam Hàn chỉ v́ ông Tổng trưởng Ngoại Giao Dean Acheson vừa tuyên bố là tuyến pḥng thủ của Hoa Kỳ không bao gồm Nam Hàn. Ở Bộ ngoại giao hầu hết các chuyên viên đă có "đường lối" riêng của họ rồi: ''Sự việc Phước Long là một sai lầm không thể được tái diễn lại nữa v́ đó cũng chỉ là một hành động quân sự hạn chế mà thôi ". Người ta không thể kết luận cho đó là một hành động có tính cách chiến lược được.... Và dĩ nhiên sự chống trả của lực lượng của Miền Nam lẽ ra phải mảnh liệt hơn mới phải "".

    Một nhóm chánh trị gia chuyên nghiên cứu về kế hoạch dài hạn, dưới quyền ông Kissinger ước tính rằng cần có một sự can thiệp, nhưng rất khó có thể thi hành được việc nầy. Ngũ Giác Đài cũng nghĩ rằng Hoa Kỳ không thể gởi oanh tạc cơ tới đó dù các kế hoạch xử dụng oanh tạc cơ vẫn c̣n trống. Ngũ Giác Đài thường có kế hoạch yểm trợ cho khắp nơi, như can thiệp ở Việt Nam, Trung Đông, Đức v.v.. cả ở vùng Nam băng Dương nữa.

    Không thể được ? Tại sao ? Tổng Thống Ford, vị Tổng Tư Lệnh của Quân Lực Hoa Kỳ bị đạo luật 93-50 và 93-52 và nghị định 542 của Quốc Hội lưỡng viện tháng 11/1973 ràng buộc. Theo đó Tổng Thống chỉ được phép xử dụng quân lực Hoa Kỳ sau khi có sự tuyên chiến của Quốc Hội; hay trong những trường hợp thật chính xác, như lănh thổ hay chính quân lực Hoa Kỳ bị tấn công. Trong trường hợp nầy, mọi quyết định của Tổng Thống (về việc xử dụng quân lực) phải được thông báo ngay trong ṿng 48 tiếng đồng hồ cho Quốc Hội Hoa Kỳ . Thời gian xử dụng được giới hạn là 60 ngày. Ông Kissinger có chủ trương gởi Hạm đội Mỹ đến vùng biển Việt Nam để cho Hà Nội hiểu rằng họ phải ngưng ngay các cuộc tấn công. Ông Ford đương nhiên phải nghiêng về sự thận trọng nên đă chống lại ư kiến nầy.

    Tất cả những màn tranh luận hay bàn căi của Chánh Phủ Hoa Kỳ được diễn ra một cách công khai, để cho dân chúng ai cũng thấy biết. Ṭa Đại sứ Liên Xô ở Hoa thạnh Đốn xuyên qua Mạc tư Khoa đă cho Hà Nội biết hết toàn bộ những sự do dự, những màn căng thẳng và phản đối ngay trong Chánh Phủ Hoa Kỳ. Chánh sách của Hoa Kỳ được bàn tới bàn lui ở Nhà Trắng, ở Quốc Hội và ở các Bộ trong Chánh Phủ. Cả ở trên vô tuyến truyền h́nh nữa !

    Ông Nixon không dám chen vào. Các cố vấn của ông Ford th́ muốn cho ông lên truyền h́nh. Ngày 13 tháng giêng Tổng Thống Ford nói chuyện trên 13 kênh trên truyền h́nh, nhơn ngày ông đọc diễn văn về đoàn kết quốc gia. Các cố vấn của ông đă nhấn mạnh với ông là "Việt Nam măi măi vẫn là con số không" Cho nên ông không có một chữ nào về vấn đề Việt Nam. Chiến lược của các cố vấn nầy thật là quá rơ ràng:

    - Hoặc là sự kiện một tỉnh lẻ của Việt Nam rơi vào tay của Bắc Việt sẽ ch́m xuống lần lần: như vậy im lặng là điều cần thiết

    - Hoặc t́nh h́nh chiến sự ở Việt Nam sẽ xuống thang : Hăy để cho ông Kissenger lo dọn dẹp các mảnh vụn thạch cao của ông ta.

    Các cử tri, các ông nghị sĩ, dân biểu hiện đang quá bận tâm về nền kinh tế của Hoa Kỳ, không ai c̣n nghĩ tới số phận của Sai Gon hết.

    Tại Quốc Hội, khi nói tới Việt Nam, các nhóm có nhiều ảnh hưởng đang gây áp lực ở đây là những người thiên về "ḥa b́nh", không có ai thiên về ông Thiệu cả.

    Trên đường về Hoa Kỳ, sau khi rời khỏi Việt Nam, phái đoàn của bà FitzGerald ghé qua Lào. Fred Bransman tường tŕnh về chuyến đi Việt Nam của ông ta với Đại sứ Mỹ tại Vientiane. Một cố vấn ngoại giao đă viết tờ tŕnh về Hoa Thạnh Đốn, nội dung thật là rất buồn cười!

    " Ông Bransman rất xúc động. Theo ông th́ ở Bắc Việt có một không khí hài ḥa ! Chánh quyền luôn luon thỏa măn nhu cầu của dân chúng, không một ai trong Bộ Chánh Trị lợi dụng chức vụ để làm giàu, các đồng ruộng đều được gia nhập vào các hợp tác xă một cách vui vẻ. Người dân ở Bắc Việt không có ǵ gọi là theo ư thức hệ cộng sản, trái lại họ theo thuyết thực dụng. Họ rất mong có được một giải pháp chánh trị."

    Ngày 19 tháng giêng, vừa về đến Hoa thạnh Đốn là ông Bransman và thuộc hạ của ông ta đă tràn ngập các hành lang của Quốc Hội. Họ tích cực vận động để Quốc Hội chống lại mọi h́nh thức viện trợ cho Chánh Phủ VIệT NAM CH. Ông Bransman đă làm việc thật là quá dắc lực !

    Tổng Thống Ford lúc nào cũng đo kỹ nhiệt độ cũa Quốc Hội và phản ứng của báo chí. Một bản nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao, xuyên qua các bài b́nh luận của 36 tờ nhật báo đă cho thấy là 16 tờ cương quyết chống viện trợ cho Việt Nam, 13 tờ nếu không có cảm t́nh với Chánh Phủ VNCH th́ ít nhất cũng có ư kiến là phải viện trợ cho họ.

    Được bước lên ghế Tổng Thống Hoa Kỳ một cách bất ngờ từ sáu tháng nay, ông Ford đă tỏ ra là một nguời có dũng khí. (người ta cũng thật sự chưa biết được có phải như vậy hay không ). To con, mũi gảy, càm vuôn, ông Gerald Ford "Jerry" có vẻ mạnh khỏe, thành thực. Ông không có vẻ ǵ ở tuổi 62 hết. Trước khi ông nhậm chức Tổng Thống, báo chí nhắc đi nhắc lại "ông Jerry là một người liêm khiết". Người ta rất mong ông được như vậy. Chắc ông sẽ không hành động bừa băi đâu trước khi ông tham khảo ư kiến với người tiền nhiệm của ḿnh. Trước khi ông tuyên thệ nhậm chức đă có 350 người điều tra , xem xét cẩn thận cuộc đời của ông rồi. Theo truyền thuyết nghe thấy được ở Hoa thạnh Đốn th́ ông Nixon thích tiền và hay khinh người. C̣n ông Ford trái lại đă có một mối giao hảo tốt với mọi người. Ông có khoản 250 ngàn mỹ kim tiền túi và trong chương mục ngân hàng của ông. Ông Tổng Thống nầy không có dấu diếm ǵ cả bởi v́ ông không có ǵ để mà che dấu, nhất là về tŕnh độ trí thức của ông mà những người có ác ư thường đ̣i hỏi . Đầu óc ông rất trong sáng, không mảy may vẫn đục, và tánh t́nh ông thật giản dị. Ông không thiết tha lắm với tầm nh́n lịch sử. Tóm lại, về ông "Jerry" chỉ có một chữ thôi : đứng đắn. Khía cạnh hướng đạo sinh của ông làm cho một số người ưa thích ông và một số người khác tin tưởng ông. Ông không giàu tưởng tượng lắm nhưng khéo léo. Sự có mặt của ông gần 25 năm ở Hạ Viện đă chứng minh điều đó. Phải có một tinh thần dung ḥa cao độ ông mới trở thành một lănh tụ thiểu số của đảng Cộng Ḥa ở Hạ Viện. Giỡ đây liệu ông có phải là một ông Tổng Thống có tầm vóc hay không ? Trước kia ông Harry Truman không có tầm vóc lúc đầu nhưng đă trở thành một Tổng Thống rất lỗi lạc. Muốn vào Nhà Trắng (Mỹ) hay điện Elysée (Pháp) hoặc ở đường Downing (Anh) trước tiên cần phải có nhân cách. Trong những tháng đầu, ông Ford coi như c̣n ở trong thời kỳ của tuần trăng mật mà ông c̣n hưởng được, báo chí đă nương tay cho ông hoặc che chở cho ông. Dĩ nhiên nếu không có ông Ford nầy th́ người ta cũng nặn ra một ông Ford khác được vậy. Ông vẫn biết rằng người ta không mong ǵ hơn "ông Jery là một ông Tỏng Thống b́nh thường thôi, không cần như các trào Tổng Thống khác, từ ông Roosevelt tới ông Johnson, hay từ ông Kennedy tới ông Nixon.

    Theo tất cả mọi cuộc thăm ḍ và b́nh luận, th́ ông Ford đưọc coi như một ông Tổng Thống Cộng Ḥa bảo thủ. Vốn là một người đă từng hưởng ứng cuộc chiến ở Việt Nam, ông đă chỉ trích tính cách điều hành cuộc chiến dưới thời ông Johnson, về phương tiện chớ không phải về cứu cánh.

    Ông chấp nhận mọi sự bất đồng ư kiến. Ngay cả trong gia đ́nh ông cũng thế. Hai đứa con trai của ông, Mike và Jack chống đối cuộc chiến tranh nầy. Ông không cầu mong có được một khả năng vượt bực trong những lănh vực mà ông chưa từng quen thuộc. Vài tuần trước ông đă có gặp ông Valery Giscard d’Estaing (Tổng Thống Pháp) ở đảo Antilles. Ông đă để cho ông Kissinger ăn nói nhưng ông cũng không đến đổi tệ lắm đâu. Ông Giscard đă cho biết là đă có khả năng dàn xếp với Hà Nội. Ông Kissinger có vẻ hoài nghi nhưng nghĩ là nên cứ để người ta thử xem sao.

    Ông Ford không muốn bị lôi cuốn trở lại vào cuộc chiến ở Việt Nam nữa. Có lẻ nhờ Quốc Hội hạn chế quyền hành của Tổng Thống trong lănh vực nầy chăng? Ngoài ra ông c̣n bị áp lực của ông James Schlesinger, Bộ Trưởng Quốc Pḥng : tới giai đoạn nầy ông bộ trưởng không muốn có một hành động can thiệp nào nữa cả. Trong một cuộc họp báo ngày 14 tháng giêng, ông Schlesinger tuyên bố:

    -" Chúng tôi không thể tin được rằng Bắc Việt đă sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công qui mô trên toàn quốc. Họ chỉ muốn lũng đoạn sự kiểm soát của Chánh Phủ VNCH thôi. Tôi không dự kiến một cuộc tấn công quy mô nào kiểu như cuộc tấn công mà chúng ta đă biết hồi năm 1972. Tôi tin rằng Bắc Việt vẫn c̣n phải nể sợ sức mạnh của Hoa Kỳ ".

    Sau đó để chứng tỏ ông là một thành viên trung thành với Chánh Phủ, ông tuyên bố tiếp :

    " Trên phương diện lịch sử, dư luận Hoa Kỳ sẽ có một phản ứng giận dữ đối với một cuộc xăm lăng bạo tàn. Trong trường hợp dó, Tổng Thống sẽ thỏa thuận với Quốc Hội để có được sự chuẩn y trong việc xử dụng quân lực hùng mạnh của ḿnh."

    Liên quan đến những phê b́nh trên b́nh diện chánh trị về một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam th́ ông Schlesinger lại giả bộ ngây ngô, đùa qua hết cho Bộ Ngoại Giao, cho ông Kissinger !

    Trong cái không khí hỗn tạp chánh trị ở Hoa thạnh Đốn, ông Kissinger và ông Schlesinger giống như hai con cá sấu thù nghịch đang gờm nhau, vừa khinh nhau mà cũng vừa nể nhau. Ông Schlesinger là người duy nhất trong Chánh Phủ có thể cạnh tranh được với ông Tổng trưởng ngoại giao trên lănh vực học vấn. Ông Kissinger thường sấp xếp để lúc nào ông Schlesinger cũng phải đứng ngoài mọi quyết định quan trọng. Các cựu quân nhân từng phục vụ ở Việt Nam đều có làm việc trong cả 2 Bộ ngoại giao và quốc pḥng của 2 ông. Các nhà ngoại giao không có được nhăn quan bén nhạy của giới quân nhân nhà nghề. Người th́ muốn giữ được ḷng tin đối với Hoa Kỳ trên sân khấu quốc tế. Người khác th́ muốn di tản hết các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Mỹ cuối cùng đang c̣n hiện diện ở một vài tỉnh ở Việt Nam. Ông Schlesinger chỉ mới đảm trách chức vụ Bộ trưởng quốc pḥng từ 18 tháng nay nên chưa phải là hiện thân của cuộc chiến ở Việt Nam. C̣n ông Kissinger là đồng tác giả của Hiệp Định Paris nên không thể tự tách rời ra khỏi việc nầy được. Đối với dư luận th́ vấn đề Việt Nam đè nặng trên cả hai vai của ông.

    Ông Ford nghĩ là cần phải xin Quốc Hội 300 triệu đô la viện trợ quân sự bổ túc cho Việt Nam. Chiều ngày 23 tháng giêng, trên hệ thống truyền h́nh, đài NBC, ông bị hai b́nh luận gia trứ danh John Chancellor và Tom Brokaw chất vấn ông,. Họ đi thẳng vào vấn đề Việt Nam. Ông Brokaw đua ra một câu hỏi thật là giản dị:

    " Thưa Tổng Thống, xin ông cho biết mục tiêu mà ông cần phải đạt được ở Đông Nam Á, và đặc biệt là ở Việt Nam ?"

    Ông Ford hơi vụng về nhưng đă tỏ ra rất chân thật :

    - "Ở Việt Nam, sau những mất mát về nhân mạng ..."... - trên 50 ngàn công dân Hoa Kỳ- và sau quá nhiều phí tổn phi thường của chúng ta tính bằng đồng đô la Hoa Kỳ .."... thường thường trên 30 tỷ mỗi năm- ..".. tôi thấy h́nh như chúng ta phải thử cho người dân Miền Nam Việt Nam trách nhiệm tự bảo vệ "lối sống của họ" bằng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ " (nguyên văn câu tiếng Anh của tác giả: "the way of life").

    Khi ông Ford nói chuyện trên hệ thống truyền h́nh và nhất là sau bữa cơm tối, người ta có cảm tưởng lời nói của ông ta có đệm nhạc, giống như một bài hát đạo thoang thoảng nghe được trong các thang máy của các cửa hàng!

    Sau đó ông Ford nói về những quan điểm tổng quát về truyền thống của Hoa Kỳ từ thế chiến 2, về sự viện trợ cho các quốc gia đồng minh. Ông phân tách rơ rệt giữa viện trợ nhân đạo với viện trợ quân sự. Ông lại tiếp tục nói về truyền thống và đức độ của Hoa Kỳ trong tương lai làm ông Brokaw phải kéo ông về đề tài:

    - " Sự cam kết của Hoa Kỳ sẽ kéo dài trong bao nhiên năm nữa, và nó sẽ đi đến đâu ?

    Tổng Thống Ford nói :

    - " Tôi không tin là sẽ có một sự cam kết lâu dài. Thật ra Đại sứ Hoa Kỳ ở bên đó, ông Graham Martin, có nói với tôi giống như ông Kissinger, là ông ta nghĩ nếu có một số lượng viện trợ (bằng đô la) đầy đủ đổi ra thành vũ khí đạn dược và trợ giúp kinh tế, ...".. và viện trợ nầy được đặt dưới quyền xử dụng của họ, th́ trong ṿng 2 hay 3 năm, Miền Nam Việt Nam sẽ qua khỏi được thời kỳ khó khăn của họ".

    Những lời tuyên bố nầy thiếu căn bản, ông Ford cũng hiểu như vậy:

    -" Tôi tin chắc là người ta đă nói với ông điều nầy rồi, ...

    người dân Miền Nam đă có nhiều tiến bộ lắm rồi, bây giờ th́ họ bắt đầu thiếu chút ít về đạn dược, và nạn lạm phát đă bắt đầu tăng trong những tháng gần đây..."

    Ông Ford xác nhận là đă ban khen đại sứ Martin của ông, một người rất tận tụy và rất thiết thực ".

    Vừa có khuyết điểm lại vừa có đức độ, Tổng Thống Ford quả thật là một nhân vật giản dị và ngọt ngào như chiếc bánh ngọt nhân táo chua vậy.

    Với các chánh trị gia chuyên nghiệp, với các cử tri, th́ những cuộc tranh luận, bàn căi và những pha căng thẳng thần kinh trong bộ máy chánh quyền Hoa Kỳ được coi như rất sáng tỏ.

    Và đối với Hà Nội cũng vậy thôi, thật là quá rơ ràng !!

    Ngày 28 tháng giêng, rất long trọng, ông Ford đă gởi một công hàm đặc biệt cho Quốc Hội Hoa Kỳ để xin một ngân khoản viện trợ bổ túc là 300 triệu đô la cho Việt Nam; và 222 triệu đô la cho Cam Bốt. Tổng Thống Ford không có khẳng định là với sự viện trợ này Cam Bốt sẽ thắng trận giặc ở đó hay chiến cuộc Việt Nam sẽ chấm dứt, tuy nhiên theo ông, ít ra trên bàn cờ quân sự mà họ đang chơi, người ta có thể buộc kẻ địch phải thôi đi để trở lại bàn hội nghị thương lượng về một giải pháp chánh trị.

    Những người thân cận ông Ford hy vọng là ông sẽ là một vị Tổng Thống thời "hậu chiến tranh Việt Nam", nhưng thực tế cho thấy ông đang ở trong cái vũng lầy, ngập đến tận cổ, mà bản thân ông lại không hay biết ǵ hết!

    - "Ông Ford đang ngồi trên một đống phân", một công chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao đă nói như vậy, dĩ nhiên câu nầy không sao đến tai ông Kissinger được !

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa





    8. Chương 5 - Lưỡi ŕu và gốc cây



    Cơ quan sưu tầm tin tức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa đều biết rằng Bộ Chánh Trị và Quân Ủy Trung Ương, cơ quan quyền lực tối cao về chiến tranh của Bắc Việt, đang họp ở Hà Nội,...họp liên tục từ ngày 18/2/1974 cho đến ngày 8/1/75, ngay tại Hà Nội.

    Ngày 8/1 đó, ở Hà Nội cũng như ở SàiG̣n mọi người đều biết kết quả sau cùng của trận chiến ở tỉnh Phước Long: tiếng súng đă hoàn toàn chấm dứt.

    Các lănh đạo đảng cộng sản đều có mặt đầy đủ trong tất cả các buổi họp giữa đại diện Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt và Bộ tham mưu chiến trường Miền Nam gồm cả thành phần chánh trị và quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Về phía chánh trị th́ có Lê Duẫn, Trường Chinh, chủ tịch Quốc Hội, Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ. Phía quân nhân th́ có các tướng Vơ nguyên Giáp, Tổng trưởng Quốc Pḥng, Văn tiến Dũng, Tổng tư lệnh, Lê ngọc Hiền Tham mưu trưởng hành quân, và Trần văn Trà, Tư lệnh chiến trường B2 ở Nam Bộ.

    Trừ hai tướng Trần văn Trà và Lê ngọc Hiền , c̣n th́ tất cả đều là thành viên của Bộ Chánh Trị. Đảng kiểm soát Quân Đội và các tướng lănh đều nằm trong guồng máy chánh trị của đảng. Cho nên không thể nào có chuyện "đảo chánh" nhau được v́ không ai lại đi lật đổ chính ḿnh được .

    Các quân nhân cũng có tham gia vào chánh quyền nhưng với mức độ vừa phải thôi để không có ai vô công rỗi nghề được ở thủ đô Hà Nội .

    Các lănh đạo quân chánh đang h́nh thành một kế hoạch chiến lược cho hai năm 1975 và 1976. Văn tiến Dũng đă ghi lại như sau :

    " Tất cả đều xoay quanh việc đánh giá t́nh h́nh của chúng ta ở trong nước cũng như t́nh h́nh ở nước ngoài. Nếu chúng ta tấn công mạnh quá th́ bọn bù nh́n sẽ phản ứng ra sao ? Câu hỏi căn bản là : Hoa Kỳ sẽ hành động thế nào ?Họ có dám can thiệp hay không ? Hay họ sẽ có kế hoạch nào khác ? Họ có toan tính ǵ khác không ? Chúng ta sẽ có phương thức nào phù hợp và tốt nhất cho cuộc cách mạng của chúng ta? chúng ta sẽ có kế hoạch nào trong 2 năm sấp tới ?" Các cuộc bàn căi đă kéo dài rất lâu.

    Phạm văn Đồng vừa đi tới đi lui vừa nói:

    - " Nếu phải đánh giá địch, chúng ta vừa phải trả lời nhiều câu hỏi, vừa phải tránh những nhận định cũ. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mới. Hoa Kỳ đă rút hết quân của họ theo đúng Hiệp Định Paris rồi. Với Hiệp Định, họ thấy đó là một thắng lợi của họ. Thế nhưng đây là một thất bại của họ."

    Khi người cộng sản nói với dân chúng th́ họ quả quyết rằng Bắc Việt hoàn toàn chiến thắng. Nhưng giữa họ với nhau, những người có ư thức trách nhiệm th́ có khác, thắng lợi chỉ tương đối thôi.

    Ôg Đồng lại nói tiếp,

    - " Bây giờ, Hoa Kỳ không có cách nào can thiệp lại bằng cách gởi quân sang đây nữa đâu. Họ chỉ có thể yểm trợ hỏa lực bằng không quân hay hải quân mà thôi. Mà yểm trợ hỏa lực th́ không thể quyết định được thắng hay bại đâu. "

    Ông ta cười:

    - " Tôi lại nói đùa nữa rồi đây ! Nhưng lần nầy tôi nói thật; Tôi quả quyết rằng Hoa Kỳ không trở lại đây nữa đâu. Cho ăn kẹo cũng không dám !"

    Nhờ các công điện của Liên Xô từ Hoa thạnh Đốn chuyển tin về Hà Nội qua trung gian chuyển tiếp của Mạc tư Khoa, và chỉ cần đọc qua các báo Mỹ, Thủ tướng Bắc Việt đă biết rơ là Hoa Kỳ sẽ không c̣n xử dụng lục quân ở đây nữa.

    Trường Chinh, to con, một lư thuyết gia nặng kư của cánh bảo thủ giáo điều, đă phát biểu thật chậm răi. Với một quyển sổ nhỏ cầm trên tay, ông trịnh trọng khai triển những ǵ ông đă ghi chú trong đó, thật khoan thai và b́nh tỉnh như cần phải đánh từng dấu phết cho từng đoạn trong từng câu... Ông nói:

    - "Địch đang bị áp lực của chúng ta đè nặng trên ba mặt: các cuộc tấn công trên phương diện quân sự, khó khăn kinh tế và kỹ thuật, và phong trào nổi dậy của nhân dân..."

    Các lănh đạo đảng biết rất rơ họ đang nói ǵ khi họ nhắc tới phong trào nổi dậy của nhân dân. Công thức nầy được moi ra từ giáo điều. Các biên bản và các hồ sơ lưu trữ phải được bám chặt vào các điều tuyên bố nặc mùi tuyên truyền nầy. Sự nổi dậy của dân chúng Miền Nam chống lại chế độ SàiG̣n hả ? Đó chỉ là một loại "dĩa bay" trong thời chiến: lúc nào người ta cũng nói đến nó mà không bao giờ người ta thấy được nó !

    Trường Chinh lại nói tiếp:

    - " Như vậy là địch sẽ yếu đi một cách nhanh chóng. Quân đội của họ không bao giờ giải quyết nổi cái mâu thuẫn giữa việc rải quân đóng đồn để giữ dân giữ đất với việc tập trung tác chiến lưu động . Tuy nhiên họ vẫn c̣n mạnh đó. Họ chưa mất bao nhiêu quân số đâu v́ họ c̣n có khả năng tuyển mộ."

    Điều nầy thấy rất rơ: trên chiến trường Miền Nam, Bắc Việt có 350 ngàn quân chánh quy. Họ có thể tập trung toàn bộ để hướng mũi dùi tấn công vào một vài điểm. C̣n quân lực Việt Nam Cộng Ḥa và lực lượng Bảo An tính chung là 1triệu 300 ngàn nhưng bị phân tán mỏng trải rộng ra trên toàn lănh thổ.

    Trường Chinh cũng đặt câu hỏi về một sự can thiệp có thể xảy ra của Hoa Kỳ , một ám ảnh không nhỏ đối với cộng sản :

    - " Người Mỹ c̣n để lại 25.000 cố vấn quân sự ở Miền Nam ."

    Nhà cầm quyền Miền Bắc cuối cùng có tin vào những con số mà họ đă dựng lên hay không? Nếu có th́ họ tự đầu độc họ mà thôi ! Ở đây cũng vậy, những chuyện hoang đường đó đă trở thành sự thật trong các hồ sơ lưu trữ, và hồ sơ lưu trữ nầy biến thành Lịch Sử (danh từ Histoire được tác giả viết hoa).

    Đối với người cộng sản , Lịch Sử không phải là một chuỗi dài sự việc nối tiếp nhau, mà là những ǵ đúng theo đường lối, tiên liệu và tuyên ngôn của đảng, đúng theo các giáo điều Mác xít cứng ngắt của đảng. Trường Chinh h́nh như ít theo sát những diễn biến trên sân khấu chánh trị của Hoa Kỳ bằng Phạm văn Đồng, nên ông nói:

    - " Nếu Hoa Kỳ cảm thấy có cơ nguy th́ họ sẽ can thiệp. Nhưng họ sẽ gặp khó khăn khi xử dụng lục quân, và họ phải hết sức cẩn thận và bị hạn chế phần nào trong việc xử dụng hải quân hay không quân"

    Xuyên qua các biên bản chánh thức của những cuộc thảo luận, người ta ngửi thấy một sự khác biệt bàng bạc giữa một Phạm văn Đồng tinh tế hơn và một Trường Chinh giáo điều hơn, mặc dầu ngôn ngữ của hai người đều giống nhau.

    Trong các phiên họp th́ mỗi người đều được phát biểu quan điểm của ḿnh, có người phát biểu dài tràng giang đại hải hàng giờ làm như chuyện lập đi lập lại một lời đoan chắc nào đó phải được đánh giá là nặng kư hay phải được coi như một thực tế vậy. Người ta không đắn đo ǵ khi phải dùng lại lời nói nào đó của một đồng chí khác trong khi họ ngấm ngầm tỏ thái độ không đồng ư. Về sự can thiệp của Hoa Kỳ, một giả thuyết hơi nguy hiểm, th́ có một sự thỏa hiệp chung là: có thể có nhưng xác suất không cao. Phải tiếp tục tấn công. Tổng bí thư Lê Duẫn, một nhân vật đầy uy quyền trong Ban Lănh đạo Bắc Việt đă kết thúc các buổi họp :

    - " Hai năm th́ mau, mà cũng là quá chậm. Chúng ta phải tiến hành cùng một lúc hành động quân sự, chánh trị và ngoại giao. Đó là phương thức mà chúng ta phải áp dụng, phương thức đặc thù của chúng ta."

    Ông ta rất có lư . Đó là phương thức của cộng sản Bắc Việt: cùng lúc mở ba mặt trận, ba gọng kềm hay là "ba mũi giáp công"

    Để giúp cho vị trí chánh trị và ngoại giao của CPLTCHMN của họ được thêm phần vững chắc, họ dự định phải chọn một thành phố ở Miền Nam để làm thủ đô. Tây Ninh hay An Lộc ? người ta gác lại quyết định nầy, một phần v́ nếu " thủ đô mới" nầy bị không lực Hoa Kỳ tàn phá th́ trên phương diện chánh trị đó là một điều rất phiền.

    Dĩ nhiên với sự đồng thuận, người ta chọn kết luận của Lê Duẫn để đưa vào nghị quyết cuối cùng: "Không bao giờ chúng ta c̣n có những điều kiện quân sự và chánh trị hết sức thuận lợi hơn để đưa chúng ta đến sự thống nhất trong ḥa b́nh."

    Các sư đoàn Bắc Việt vừa nuốt trọn một tỉnh của Miền Nam Việt Nam. Điều khoản về "thống nhất trong ḥa b́nh" của Bắc Việt không thiếu vẻ khôi hài và vô liêm sĩ ! Những người lănh đạo cộng sản chưa biết họ phải chơi cái tṛ nào trước , chánh trị ?ngoại giao? hay quân sự ?

    ".......Chúng ta có đủ quyết tâm và phương tiện để chiến thắng và ngăn cản Hoa Kỳ không cho họ tiếp cứu chánh quyền SàiG̣n ..."

    Quyết tâm th́ hiển nhiên đă có rồi, c̣n ư chí th́ luôn luôn là cuồng tín !

    Tại Hoa Thạnh Đốn , chánh phủ mạnh nhất thế giới luôn góp mặt hay có hành động khắp năm châu, đang có vô số việc phải lo và phải làm. Các nhân vật có trách nhiệm thường xuyên chú ư khắp mọi nơi. Họ canh chừng Trung Đông, ÂuChâu, Trung Mỹ, Phi Châu, nhưng Kissinger th́ hơi xao lảng.

    Tai Hà Nội chánh phủ chỉ thấy có đoàn kết : chỉ có một mục tiêu từ 30 năm nay, chỉ có một chân trời chánh trị duy nhất là giải phóng cả Đông Dương khỏi sự cai trị của ngoại bang, thống nhất hai Miền Nam Bắc, và xây dựng xă hội chủ nghĩa . Ban lănh đạo Miền Bắc đă qua được một giai đoạn khó khăn: họ đă thuyết phục được với nhau rồi; và năm 1975 họ c̣n phải khuyến dụ dư luận quốc tế rằng sự thống nhất hai miền Nam Bắc là lẽ sống c̣n của người cộng sản Việt Nam.

    Bản tuyên bố trong nghị quyết cuối cùng có câu:

    "Chúng tôi có trách nhiệm đối với dân tộc chúng tôi và đối với các dân tộc trên thế giới" Người ta ngửi thấy ngay bàn tay của Lê Duẫn, một cây cổ thụ trong ban lănh đạo đảng. Ông ta nói đi nói lại một câu mà không cần biện luận.

    Đi đứng hơi nặng nề, phong thái không nhanh nhẹn lắm, Lê Duẫn là một trong những sáng lập viên lịch sử của đảng. Ông ta không có tánh t́nh xuề x̣a nhưng thâm độc như Hồ chí Minh, lại không được duyên dáng như Phạm văn Đồng, hay ḥa nhă như Vơ nguyên Giáp. Ông là lư thuyết gia, chiến lược gia, sĩ quan t́nh báo, và phụ trách văn pḥng của đảng cộng sản Việt Nam. Ông sanh quán ở Miền Trung Việt Nam , biết rất rơ Miền Bắc và Miền Nam là nơi ông đă tham gia kháng chiến chống Pháp. Là Tổng bí thư đảng cộng sản 15 năm nay , ông đă thay thế Trường Chinh bị hạ tầng công tác xuống làm Chủ Tịch Quốc Hội, v́ bị quy trách sát hại trên 40.000 nạn nhân trong chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu năm 1956. Cộng sản Việt Nam thanh toán những người thù trốt kít hay thuộc các đảng phái quốc gia khác, nhưng không bao giờ họ thanh toán lẫn nhau.

    Lê Duẫn đă có đi Liên Xô và Trung Cộng. Ông ta chưa từng biết thế giới phương Tây bao giờ. Ông là giáo sư của cách mạng, chịu ảnh hưởng kiểu cách ăn nói của Staline, nên cứ nhắc đi nhắc lại là " cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trước các dân tộc của thế giới", hoặc "phải biết khai thác sự mâu thuẫn trong hàng ngũ địch". Đối với ông ta, biện chứng pháp là một quyền lực siêu linh, là một hấp lực chánh trị để nhào nặn và uốn nắn thế giới nầy. Vào tháng đầu năm 1975 nầy, chiến thắng đă được thấy rơ rồi nhưng phải làm thế nào đây để tránh những sự thất vọng như những cuộc tấn công năm 1968 và 1972. Việc khai thác mâu thuẫn đă không được tiến hành đến nơi đến chốn. Đối với Lê Duẫn sự thay đổi xă hội ở Việt Nam phải thông qua sự biến chuyển quân sự. Đă có nhiều thời điểm đúng với biện chứng pháp rồi, như năm 1968, 1972 và 1976. Chế độ của ông Thiệu không thể nào không sụp đổ được . Trận tấn công hồi Tết Mậu Thân là một chiến thắng chánh trị nhưng lại là một thất bại về quân sự của cộng sản. Vơ nguyên Giáp đă thú nhận là cộng sản đă bị thiệt hại trên 40.000 chiến binh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - điều nầy đă giúp Hà Nội giải quyết xong bài toán: số lượng quan trọng về nhân sự của Mặt Trận. Cho tới lúc các cán bộ của Mặt Trận bị nghiền nát hết th́ Lê Duẫn mới thấy được là Lịch Sử đă chuyển động. Hơn tất cả các lănh tụ cộng sản khác, theo Lê Duẫn th́ định mệnh của các quốc gia Đông Phương chuyển theo số mệnh nào đó của Tây Phương. Lê Duẫn dường như bị lời tiên tri của bản tuyên ngôn cộng sản lôi cuốn mạnh hơn Hồ chí Minh và sâu hơn cả Phạm văn Đồng. Tất cả những bản văn của ông ta đều chứng minh điều đó:

    "Những điều kiện khách quan cho thấy sự thành công của cách mạng ở Việt Nam đă gần kề, mặc dầu đảng chưa được mạnh lắm , quân đội c̣n có nhiều khó khăn và nhân dân đă uể oải. C̣n hàng chục thứ khác nữa, nhưng chiến thắng đă lộ rơ ra rồi, không có ǵ lay chuyển nổi."

    Hiệp Định Paris ư ? Chỉ là hợp thức hóa cho cộng sản mua thời gian không hơn không kém, một loại nguyên liệu mà họ đang cần, lại dẫn tới sự rút quân của Hoa Kỳ, một giai đọan gần như cuối cùng của tiến tŕnh chiến thắng. Lê Duẫn có thể cho thấy rơ sự kiêu hănh phi thường của đảng cộng sản Việt Nam đối với các đồng chí của ḿnh và ngay cả với các đồng chí Liên Xô, Trung Quốc, Nam Tư hay Đông Đức nữa. Nếu cần ông ta sẽ chỉ trích cả Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, những nước đang chơi tṛ đu đưa mất th́ giờ với Hoa Thạnh Đốn . Ông ta thuyết phục các cán bộ đảng rằng chỉ có người Việt Nam mới nắm giữ đúng phương thức Mac xít nhất. Ông ta không bao giờ tin ở thuyết "sống chung ḥa b́nh", mà ông gọi là một phát minh buồn nôn của Khrouchev. Ông ta tuyên bố là cách mạng thế giới đă ở trong tầm tay. "Cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam là mủi dùi tấn công của quân đội cách mạng thế giới" . Ông lái con thuyền Việt Nam giữa sự chệnh hướng của Liên Xô và những sự lầm lỗi của Trung Quốc, và ông giữ vững tay lái.

    Nghị quyết tháng giêng năm 1975 công bố một "nhiệm vụ lịch sử" của cộng sản Việt Nam trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới. Khi ông Phạm văn Đồng tiếp các khách ngoại quốc, th́ ông tự chứng minh trước hết ông là một người quốc gia, c̣n Lê Duẫn, đặc biệt khi nói với những người cộng sản khác th́ ông không cần dấu diếm ǵ cả: ông đang suy nghĩ và đang hành động như là một người cộng sản quốc tế.

    Sau các phiên họp về chánh trị, hội nghị ở Hà Nội bắt đầu xem xét các bài toán quân sự. Cũng nhiều.

    Tướng Trần văn Trà nêu lên các khó khăn trong hiện tại cũng như trong thời gian đă qua, Ít có cấp lănh đạo quan trọng nào chân thật như vậy:

    - " V́ phải hoạt động liên tục từ tháng 4/1972, cán bộ và binh sĩ của chúng tôi đă mệt mỏi, chúng tôi không có thời gian để thay thế cán bộ được . Tất cả các đơn vị của chúng tôi đang xao xuyến, chúng tôi đang thiếu nhân công, thiếu thốn lương thực và đạn dược. Do đó thật rất là khó khăn khi phải đương đầu với các cuộc tấn công của địch. Có đôi lúc chúng tôi phải tháo chạy để cho địch có cơ hội kiểm soát lại một số dân"

    Đây là ông nói về t́nh h́nh chánh trị và quân sự sau khi Hiệp Định Paris được kư kết.

    Tướng Lê quang Đạo Ủy viên chánh trị trong Quân Ủy Trung ương, ngắt lời tướng Trà và đưa ra một loạt đề tài cũ rích:

    (1) Chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn thường xảy ra giữa cấp chỉ huy quân sự và chánh trị viên trong đơn vị.

    Loại đề tài nầy làm cho tướng Giáp bực bội, ông thích nghe phần tŕnh bày kế tiếp của tướng Đạo.

    (2) Một số lớn sĩ quan thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật khi đối diện với loại chiến tranh mới của thập niên 70. Khi bộ đội Bắc Việt chúng ta dùng chiến xa năm 1972, họ đă vấp phải nhiều lỗi lầm. Họ đánh giá thấp sự tác chiến của binh sĩ Miền Nam .

    (3) 90 % bộ đội chánh quy của chúng ta ở trong Nam cần phải tác chiến tốt hơn trong hợp đồng binh chủng, v́ có cả bộ binh, pháo binh và chiến xa trên chiến trường.

    (4) Cần phải làm tốt hơn khâu tiếp vận, và các chiến cụ phải được đồng nhứt với nhau. Bắc Việt chúng ta không có sản xuất chiến cụ được . Các quốc gia xă hội chủ nghĩa bạn giao cho ḿnh đủ loại đạn dược mà có những loại đạn không đúng với ḷng súng.

    (5) Và cuối cùng dĩ nhiên là phải hoàn tất khâu huấn luyện cho mọi người , từ sĩ quan cho tới anh bộ đội."

    Mười năm trước, năm 1965, trong quân đội nhân dân, cứ 8 anh bộ đội th́ có 1 cán bộ. Bây giờ th́ 1 cán bộ cho 6 bộ đội. Phẩm chất phải chạy theo số lượng. Từ tháng giêng năm 1973, bộ đội Bắc Việt ở trong Miền Nam được tăng lên gấp đôi, và tướng tư lệnh được một số xe thiết giáp 7 lần nhiều hơn, 700 chiến xa, hầu hết là T 54 và T 55.

    Về tiếp vận, th́ đường ṃn Hồ chí Minh đang trong t́nh trạng tốt - người Miền Bắc giữa họ với nhau thường gọi là hệ thống đường 559, v́ người ta bắt đầu xây dựng năm 1959- Có những đoạn c̣n khó xử dụng sau tháng tư v́ lúc đó trời mưa.

    Người ta quyết định chuyển nhiều đơn vị công binh đang giữ đường ṃn Hồ chí Minh nằm trong địa phận Lào và Cam Bốt về trực thuộc vào các đơn vị tác chiến ở chiến trường Miền Nam. Quyết định quan trọng: tướng Văn tiến Dũng sẽ chỉ huy các cuộc hành quân ở Miền Nam trong những tháng tới.

    Trong trận chiến ở Phước Long, đă có nảy sanh ra nhiều bất đồng về chiến thuật. Tướng Trà không nhận được đủ số chiến xa mà ông đ̣i hỏi. Tướng Lê ngọc Hiền giữ lại gọi là dự trữ một số vũ khí, đạn dược nhất là chiến xa và pháo binh -giống như các tướng lănh của Miền Nam Việt Nam - Tướng Dũng nh́n xa tới năm 1976 nên chấp thuận ư kiến của vị tư lệnh hành quân của ḿnh - .

    Các chiến lược gia của Hà Nội phân năm 1975 ra làm 3 giai đoạn:

    - giai đoạn đầu: tới tháng 2, thuộc chiến trường của B2.

    - giai đoạn hai: từ tháng 3 đến tháng 6, phải tiến hành một số cuộc hành quân bao gồm khắp cả lănh thổ Miền Nam

    - giai đoạn ba: từ tháng 7 trở đi, là một giai đoạn hoạt động hạn chế để chuẩn bị cho năm 1976.

    Trong viễn ảnh một "cuộc tổng tấn công và tổng nổi dậy đi tới chiến thắng năm 1976" tướng Hiền đă thiết lập kế hoạch phân phối đạn dược loại súng lớn: 10 % cho năm 1975, 45% cho năm 1976, c̣n lại là dự trữ. Người Miền Bắc đúng là tiết kiệm và lo xa như những con rái cá. Nhưng sau chiến thắng Phước Long, họ bắt buộc phải thay đổi hết các sự toan tính nầy. Tướng Trà sẽ nhận được nhiều đạn dược hơn dự trù, 27.000 tấn thay v́ 11.000 tấn cho năm 1975.

    Tầm quan trọng của chiến thắng Phước Long đẩy các nhà lănh đạo Bắc Việt phải kéo dài thêm hội nghị sau ngày 8 tháng giêng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-07-2012, 11:58 PM
  2. Chuyến hải hành sau cùng của Hải Quân VNCH Tháng 4-1975
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 1
    Last Post: 10-04-2012, 08:03 PM
  3. Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàig̣n Tháng 4-1975
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 07-04-2012, 05:55 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 25-04-2011, 09:26 PM
  5. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •