Posted on 30/11/2010 by danlambaoblog
Wikileaks tiết lộ việc Trung Quốc dính líu đến vụ tấn công Google
Tổ chức Wikileaks nói họ có nhiều thông tin từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ. Hiện tổ chức này chưa công bố nội dung của bất kỳ cuộc trao đổi nào. Số đầu tài liệu mà Wikileaks có được liên quan tới Việt Nam ở mức trung b́nh cao, đứng thứ 37 so với vị trí thứ 35 của Miến Điện, 33 của Indonesia, 32 của Thái Lan và 5 của Trung Quốc.

Wikileaks đang công bố dần các tài liệu họ cóCác tài liệu mà trang chuyên tiết lộ thông tin này có được là trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lănh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington.

Wikileaks cho biết họ có hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lănh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số hơn 3100 điện tín này có cả nhữnthuộc diện ‘mật’.

Hoan nghênh

Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 250.000 bức mà họ có.


Julian Assange, người sáng lập ra Wikileaks Trong số những bức được công bố chưa có bức nào được đánh đi từ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh.

Các điện tín này là những cuộc trao đổi giữa các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ ở trên khắp thế giới với Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Mỹ.

Các quan chức Hoa Kỳ lên án việc công bố các tài liệu này và nói rằng nó đe dọa tính mạng của các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ và những người có liên quan.

Tuy nhiên ông Dan Esllberg, người đă công bố 7000 trang tài liệu của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam, từng lên tiếng bảo vệ việc công bố các tài liệu của Wikileaks.

Ông hoan nghênh những người đă ṛ rỉ thông tin quân sự cho Wikileaks trong lần trước đây và nói:

“Tôi từng đối mặt với rủi ro cách đây 40 năm và tôi thấy hoàn toàn đáng đối mặt với khả năng phải đi tù để giúp rút ngắn cuộc chiến… mà cuộc chiến khi đó chúng ta đối mặt là cuộc chiến Việt Nam.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101129_wikileaks_vie tnam.shtml

*

Wikileaks tiết lộ việc Trung Quốc dính líu đến vụ tấn công Google



Một số bức công điện ngoại giao mà WikiLeaks công bố cho thấy Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đă chỉ thị một vụ tấn công nhắm vào các hệ thống máy tính của Google Báo The New York Times cho hay một số bức công điện ngoại giao mà WikiLeaks công bố cho thấy Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ban hành quyết định chính trị hàng đầu của nước này, đă chỉ thị một vụ tấn công nhắm vào các hệ thống máy tính của Google.

The New York Times tường tŕnh rằng một bức điện tín viết rằng một nguồn tin của Trung Quốc nói với Đại sứ quán Mỹ về việc chính phủ nước họ có dính líu đến vụ việc này hồi tháng Giêng.

Bài tường tŕnh trích bức công điện này viết rằng vụ tấn công Google là một phần trong một chiến dịch phá hoại máy tính phối hợp được thực hiện bởi các nhân viên chính phủ, các chuyên gia an ninh tư nhân và các công ty Internet bất hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc tuyển dụng.

Các bức công điện nói rằng kể từ năm 2002, chiến dịch phối hợp do chính phủ lănh đạo đă thâm nhập vào các máy tính của chính phủ Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây, Đức Đạt Lai Lạt Ma và các doanh nghiệp Mỹ.

Trung Quốc đă bác bỏ mọi sự liên hệ với vụ tấn công Google.

Vào thời điểm đó, Google không nêu đích danh chính phủ Trung Quốc, mà chỉ nói rằng vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc và vô cùng tinh vi.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/wikileaks-google-11-29-2010-110970304.html

*


Wikileaks là ǵ?
Jonathan Fildes – Phóng viên công nghệ, BBC News


Julian Assange - người sáng lập ra Wikileaks
Trang mạng chuyên tung tin nội gián, Wikileaks, một lần nữa lại trở thành tâm điểm chú ư.

Wikileaks mới tung ra một loạt các tài liệu mật của Mỹ, mà lần tung tin này, họ nói, lớn hơn rất nhiều so với các đợt tung tài liệu về Afghanistan và Iraq.

Tháng trước, Wikileaks đưa lên mạng gần 400 ngàn tài liệu cho biết chi tiết về các sự kiện tại Iraq sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003 – chỉ vài tháng sau khi đă tung ra 90 ngàn tài liệu mật gồm các phúc tŕnh về t́nh báo và các biến cố quân sự Mỹ tại cuộc chiến ở Afghanistan.

Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ “ṛ rỉ thông tin” của trang mạng vốn nổi tiếng v́ ấn hành các tài liệu nhạy cảm của các chính phủ và các tổ chức được nhiều người biết đến.

Chẳng hạn vào tháng 4/2010, Wikileaks đưa lên trang mạng của họ video cho thấy một chiếc trực thăng Apache của Mỹ giết chết 12 người, trong đó có hai phóng viên Reuters, trong một trận tấn công ở Baghdad năm 2007. Một phân tích gia quân sự của Mỹ hiện đang đợi bị đưa ra xét xử v́ tội để lộ video này, cùng các tài liệu nhạy cảm về quân sự và ngoại giao khác.

Vào tháng 9/2009, Wikileaks đưa ra một loạt danh sách và địa chỉ của những người mà họ nói là thuộc về đảng cực hữu BNP của Anh. BNP sau đó nói danh sách này là “sự giả mạo ác ư”.

Và trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2008, Wikileaks c̣n cho ra các bức ảnh chụp lại màn h́nh chứa hộp thư email, ảnh và sổ địa chỉ của ứng viên cho chức phó Tổng thống Mỹ là bà Sarah Palin.

Các tài liệu gây tranh căi khác được trang mạng này đưa ra bao gồm một bản Quy tŕnh Hoạt động chuẩn tại Trại Delta, là tài liệu đưa ra chi tiết những hạn chế đối với tù nhân tại vịnh Guantanamo.

Tranh chấp pháp lư

Wikileaks gây ra nhiều tranh căi khi xuất hiện lần đầu tiên trên mạng vào tháng 12/2006 và hiện vẫn gây nhiều ư kiến chia rẽ. Một số người coi đây là tương lai của báo chí điều tra. Một số khác lại coi đây là hiểm họa.

Vào giữa tháng 3/2010, giám đốc mạng này là Julian Assange đưa ra một tài liệu được cho là của t́nh báo Mỹ, nói rằng Wikileaks là “mối đe dọa tới quân đội Hoa Kỳ”.

Chính phủ Mỹ sau đó khẳng định với BBC tài liệu đó là thực.

Một người phát ngôn cho quân đội Mỹ nói với BBC: “Việc ấn hành không được phép các tài liệu nhạy cảm của Bộ Quốc pḥng trên Wikileaks sẽ cung cấp cho các dịch vụ t́nh báo nước ngoài những thông tin mà họ có thể sử dụng để gây hại cho quân đội và các lợi ích của Bộ Quốc pḥng”.

Wikileaks giờ đây tuyên bố họ đă có trong tay hơn một triệu tài liệu.

Bất cứ ai cũng có thể cung cấp thông tin cho Wikileaks mà không cần nêu danh, nhưng một nhóm các chuyên gia đánh giá – là những người t́nh nguyện từ truyền thông chính thống, các phóng viên và nhân viên của Wikileaks – sẽ quyết định đăng tải những ǵ.

Ông Assange nói với BBC: “Chúng tôi sử dụng công nghệ mă hóa tiên tiến và kỹ thuật hợp pháp để bảo vệ các nguồn tin của chúng tôi”.

Trang mạng này nói họ nhận các “tài liệu mật, bị kiểm duyệt hoặc bị hạn chế mà có tầm quan trọng về chính trị, ngoại giao hay đạo đức”, nhưng họ không lấy các “thông tin hay tài liệu mang tính đồn đoán, phát biểu ư kiến hay tường thuật trực tiếp vốn sẵn có đối với công chúng”.

“Chúng tôi chuyên chú vào việc cho phép những người nội gián muốn nêu ra những sai trái hay các phóng viên bị kiểm duyệt đưa thông tin ra cho công chúng”.

Trang này được một tổ chức mang tên Sunshine Press điều hành và nói là họ được “cấp ngân sách nhờ các nhà hoạt động nhân quyền, phóng viên điều tra, kỹ thuật viên và công chúng”.

Kể từ lần đầu xuất hiện trên mạng, Wikileaks đă phải đối mặt với rất nhiều thách thức về pháp lư, muốn họ phải bị đưa ra khỏi mạng.

Chẳng hạn vào năm 2008, ngân hàng Thụy Sỹ Julius Baer đă thắng kiện, được phép ngăn chặn trang mạng sau khi Wikileaks tung ra “vài trăm tài liệu” về các hoạt động ở nước ngoài của ngân hàng này.

Tuy nhiên, rất nhiều trang mạng anh em khác của Wikileaks – với các máy chủ khác nhau đặt tại nhiều nơi trên thế giới – vẫn tiếp tục hoạt động.

Lệnh của ṭa sau đó đă bị bỏ đi.

Vai tṛ tương lai

Wikileaks tuyên bố cho tới nay, họ đă phải đương đầu với hơn “100 vụ tấn công bằng pháp lư”, một phần là do cái mà họ mô tả là “hệ thống máy chủ chống nổi đạn” của họ.

Ban đầu, trang Wikileaks phần lớn nằm trong hệ thống máy chủ của nhà cung cấp Thụy Điển PeRiQuito (PRQ), vốn nổi tiếng v́ c̣n là máy chủ cho trang mạng chia sẻ dữ liệu The Pirate Bay.

Wikileaks c̣n có các tài liệu thuộc các ngành tư pháp, trong đó có của Bỉ.

Nhờ có kinh nghiệm xử lư với các đạo luật khác nhau trên thế giới, Wikileaks đă được các dân biểu Iceland nhờ tới để giúp thảo ra kế hoạch cho chương tŕnh Sáng kiến Truyền thông Hiện đại Iceland (IMMI).

Kế hoạch này kêu gọi chính phủ chấp thuận các đạo luật bảo vệ phóng viên và nguồn cung cấp tin cho phóng viên.

Khi đó, ông Assange nói: “Để bảo vệ an toàn cho các nguồn tin của ḿnh, chúng tôi phải phân bố các tài sản, mă hóa mọi thứ, và di chuyển nhân sự cũng như hệ thống viễn thông khắp thế giới để tận dụng các đạo luật bảo vệ tại các hệ thống tư pháp khác nhau”.

“Chúng tôi đă trở nên sành sỏi về chuyện này, và chưa bao giờ bị thua trong vụ kiện nào, hay để mất nguồn cung cấp tin nào, nhưng chúng tôi cũng không mong đợi tất cả mọi người sẽ phải trải qua những nỗ lực phi thường mà chúng tôi phải thực hiện”.

Mặc dù có tiếng tăm, trang mạng này đă phải đối diện với những vấn đề về tài chính. Vào tháng 2/2010, họ ngừng các hoạt động v́ không thể trang trải chi phí.

Đóng góp từ các cá nhân và tổ chức đă giúp cứu Wikileaks.

Ông Assange nói với đài BBC rằng trang Wikileaks đă tăng trưởng mạnh mẽ và đă nhận được “rất nhiều tài liệu đặc biệt”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101129_whatiswikilea ks.shtml

*

WikiLeaks cho báo chí biết trước những tài liệu mật của ngoại giao Mỹ
Một số nhà quan sát coi sự kiện này như biến cố 11 tháng 9 trong ngành ngoại giao Mỹ.


Trang chủ của WikiLeaks. Reuters
Đức Tâm – Hôm qua, năm tờ báo lớn trên thế giới là The New York của Mỹ, Le Monde của Pháp, The Guardian của Anh, El Pais của Tây Ban Nha và Del Spiegel của Đức đă cho công bố những tài liệu, điện mật của ngành ngoại giao Hoa Kỳ.WikiLeaks đă cho các báo nói trên xem khoảng 250 ngàn tài liệu, trước khi trang web này công bố những văn bản nói trên, bất chấp những lời cảnh báo của chính quyền Mỹ. WikiLeaks cho biết là ngày hôm qua, trang web này bị tin tặc tấn công.

Trong số hơn 250 ngàn tài liệu ngoại giao mà báo Le Monde được xem trước, th́ có tới 90% liên quan đến thời kỳ 2004 – 2010. Hơn 116 ngàn tài liệu được xếp loại mật, không phổ biến, liên quan đến nhiều chủ đề. Một số điện mật có nội dung nhận xét về cá nhân lănh đạo các nước, hoặc yêu cầu các nhân viên ngoại giao Mỹ thu thập thông tin cá nhân về các giới chức nước ngoài. Nói chung, đó là những tài liệu đặt Hoa Kỳ vào t́nh thế khó ăn khó nói.

Ví dụ, sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh nhận định rằng chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau vụ tin tặc tấn công hệ thống máy chủ của Tập đoàn Google hồi tháng ba vừa qua. Bức điện của sứ quán Hoa Kỳ viết, việc tấn công Google nằm trong khuôn khổ một chiến dịch phá hoại về tin học được tổ chức bởi các quan chức và chuyên gia về an ninh mạng thuộc lĩnh vực tư nhân và do chính phủ tuyển dụng.

Chính quyền Mỹ tố cáo việc công bố những tài liệu mật là một hành động không suy nghĩ và nguy hiểm, có thể đe dọa sinh mạng con người và có hại cho những nước đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ.

Một số nhà quan sát coi sự kiện này như biến cố 11 tháng 9 trong ngành ngoại giao Mỹ.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20101129-wikileaks-cho-bao-chi-biet-truoc-nhung-tai-lieu-mat-cua-ngoai-giao-hoa-ky

Nhận xét : wikileaks là vũ khí siêu vô h́nh của tin học t́nh báo Hoa kỳ , đang hoạt động "độc cô cầu bại" trong tâm năo đồ hiện đại nhất .

hoaibao=T_N_D_