Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 39

Thread: TƯỜNG TR̀NH TỪ VATICAN : TIẾN TR̀NH CƠ MẬT VIỆN BẦU TÂN GIÁO HOÀNG

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiếc nhẫn ngư phủ - Anulus piscatoris ( Nhẫn quyền Giáo Hoàng )

    Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long


    Hôm thứ Tư, ngày 06.03. 2013, Cha Lombardi, phát ngôn viên ṭa thánh Vatican thông báo: chiếc nhẫn ngư phủ của Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. theo luật ấn định đă được đức Hồng Y nhiếp chính Tarcisio Bertone phá hủy không c̣n gía trị để dùng nữa.

    Vậy đâu là ư nghĩa của chiếc nhẫn ngư phủ?

    Trong Giáo Hội Công giáo, mọi vị Giám mục, cả những Viện Phụ, từ ngày được tấn phong, luôn đeo nơi ngón tay chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn Giám mục nói lên sự trung thành của vị Giám mục với Giáo hội là hiền thê của Chúa.

    Riêng chiếc nhẫn của Đức giáo Hoàng, cũng là vị Giám mục Roma, được gọi là chiếc nhẫn ngư phủ - anulus piscatoris.



    Chiếc nhẫn ngư phủ từ thế kỷ 14. trở thành chiếc nhẫn chính thức của Đức giáo hoàng Roma. Trên mặt chiếc nhẫn bên cạnh tên Đức giáo hoàng c̣n có h́nh Thánh Phero đang bên khoang thuyền kéo lưới. H́nh ảnh này có căn nguyên trong Kinh thánh tường thuật Thánh Phero và Thánh Anre được Chúa Giêsu kêu gọi đang lúc hai Ông thả lưới đánh bắt cá ở bờ hồ Galile:“ Anh em hăy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. „ Mc 1,17.

    Chiếc nhẫn ngư phủ từ 1843 trở thành con Triện - con dấu - để xác nhận những văn kiện chính thức của ṭa thánh Vatican.


    Chiếc nhẫn ngư phủ được long trọng trao cho vị tân giáo hoàng ngày lễ đăng quang khai mạc sứ vụ mục tử của ngài cùng với dải khăn Pallium.

    Chiếc nhẫn ngư phủ sẽ bị phá hủy không c̣n gía trí để dùng, khi vị Giáo hoàng qua đời, hay như trong trường hợp thời sự đang xảy ra việc Đức giáo hoàng Benedicto XVI. từ nhiệm lui về nghỉ hưu từ ngày 28.02.2013.

    Trên lư thuyết chiếc nhẫn ngư phủ khi bị hủy, sẽ được cắt thành những miếng nhỏ tương đương với số những vị Hồng Y trong thời kỳ ṭa thánh trống ngôi không có Gíao hoàng. Và những hạt đá của chiếc nhẫn đă bị phá hủy rồi lại sẽ được đem đúc vào chiếc nhẫn ngư phủ mới của vị tân giáo hoàng kế vị được bầu chọn lên sau đó. Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đă mang chiếc nhẫn ngư phủ không có chất đá nào khắc ẩn trong đó.

    Theo truyền thống xưa nay trong Giáo hội, mọi tín hữu Chúa Kito tỏ ḷng kính trọng uy quyền chức vị, đều qùy bái gối hôn kính chiếc nhẫn ngư phủ khi đến trước Đức giáo hoàng, là người kế vị Thánh Phero, đă được Chúa Giêsu trao quyền Giáo hoàng tiên khởi trong Giáo hội Chúa ở trần gian.

    Ngày 24.04.2005 khi cử hành thánh lễ đại trào khai mạc sứ vụ mục tử Phero của ḿnh, Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đă có suy niệm về chiếc nhẫn ngư phủ:

    „Biểu tượng thứ hai được dùng đến trong phụng vụ của ngày hôm nay để diễn tả việc khai mạc Thừa Tác Vụ Phêrô là việc trao chiếc nhẫn ngư phủ.

    Lời mời gọi Phêrô trở nên mục tử mà chúng ta đă nghe trong Phúc Âm, xảy ra sau tŕnh thuật về phép lạ bắt được một mẻ cá lớn, sau một đêm các môn đệ thả lưới không thành công, các vị thấy Chúa Phục Sinh trên bờ hồ. Ngài bảo họ hăy thả lưới thêm lần nữa, và lưới đă nặng trĩu khiến các môn đệ phải khó khăn mới kéo lên được; 153 con cá lớn, "và mặc dầu rất nhiều cá, lưới vẫn không bị rách." (x. Ga 21, 11).

    Tŕnh thuật này, xảy ra vào cuối cuộc hành tŕnh tại thế của Chúa Giêsu với các môn đệ của Ngài, tương ứng với tŕnh thuật thấy được lúc khởi đầu, cả lần đó, các môn đệ cũng chẳng đánh bắt được ǵ suốt đêm, và cũng lần đó, Chúa Giêsu đă bảo ông Simon hăy thả lưới chỗ sâu một lần nữa. Và Simon, người lúc đó chưa được gọi là Phêrô, đă đưa ra một lời đáp trả tuyệt vời: "Thưa Thầy, nghe lời Thầy, con sẽ thả lưới." Và tiếp đến là việc trao sứ vụ cho ông: "Đừng sợ. Từ nay trở đi, con sẽ đi chài lưới người." (x Lc 5,1-11).“

    Ngày nay, Giáo Hội và những vị kế nhiệm các Thánh Tông Đồ cũng được mời gọi hăy ra khơi tận bể sâu của lịch sử và thả lưới, để giành lấy những người nam nữ cho Phúc Âm, cho Chúa Kitô, cho sự sống thật. Các Nghị Phụ đă đưa ra một lời b́nh luận rất có ư nghĩa về sứ vụ nổi bật này.

    Các ngài nói rằng: thật là tai họa khi đem một con cá, được tạo dựng cho biển, ra khỏi bể khơi, khỏi các yếu tố thiết yếu của nó để làm thức ăn cho nhân loại. Nhưng sứ vụ của người ngư phủ lưới người, có ư nghĩa ngược lại.

    Chúng ta hiện đang sống trong sự tha hóa, trong vùng nước mặn của sự khổ đau và chết chóc, trong biển sâu tăm tối không chút ánh sáng. Lưới Phúc Âm cứu vớt chúng ta ra khỏi những ḍng nước chết, và đem chúng ta vào ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa, vào sự sống thật.“ ( Vatican ngày 24.04.2005).

    Đức giáo hoàng Benedicto XVI. bây giờ trở thành vị nguyên giáo hoàng về nghỉ hưu. Ngài đă tự ư, v́ cảm thấy sức khoẻ thể lư kéo nghị lực tinh thần đang xuống dốc không c̣n cho phép ngài tiếp tục công việc của một người ngư phủ chài lưới, bước xuống khỏi ngai ṭa, mọi bổn phận quyền hành của một vị Giáo hoàng đứng đầu Gíao Hội.

    Chiếc nhẫn ngư phủ, dấu chỉ tước vị quyền của Giáo Hoàng, mà ngài mang trong suốt triều đại giáo hoàng gần tám năm đă bị phá hủy theo luật Giáo hội ấn định. Nhưng ơn kêu gọi là mục tử người theo chân Chúa vẫn luôn hầng sống động thời sự trong tâm hồn đời sống của ngài.

    Ngài trước sau vẫn là Linh mục đời đời của Chúa Kito.

    Mùa chay, 09.03.2013


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103288.htm

    Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y

    Vũ Văn An3/8/2013



    Dù sao, các vị hồng y cũng là người quyết định ai sẽ là giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới, nên nhận định của các ngài trong lănh vực này có giá trị nhất định.


    Ngay từ ngày 4 tháng 3, tức ngày đầu tiên có những cuộc họp toàn thể các vị hồng y hiện diện tại Rôma, New York Times đă cho rằng tất cả các vị hồng y trả lời phỏng vấn vào tuần trước đều nhấn mạnh rằng các ngài mong muốn một giáo hoàng có tinh thần cầu nguyện để chuyển giao sứ điệp Công Giáo cách hữu hiệu.

    Tuy nhiên, đi vào chi tiết, người ta cũng nghe được nhiều sắc thái trong nhận định chung ấy. Nhiều vị mong một giáo hoàng có khả năng cải tổ bộ máy hành chánh của Vatican, một bộ máy bị nhiều tai tiếng trong năm qua. Nhiều vị ủng hộ một giáo hoàng xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba, nơi Đạo Công Giáo đang sinh động hơn tại Âu Châu nhiều lắm. Lại có những vị khác mong một giáo hoàng có bàn tay cai trị mạnh.

    New York Times đặc biệt lưu ư tới lời Đức HY Francis George của Chicago phát biểu về tai tiếng giáo sĩ xách nhiễu t́nh dục. Theo ngài, vị tân giáo hoàng “hiển nhiên cần chấp nhận nguyên tắc chung của Giáo Hội hiện nay là tuyệt đối không khoan nhượng (zero tolerance) đối với bất cứ ai từng lạm dụng một trẻ em”. Ngài cho rằng nguyên tắc ấy đă giúp giáo hội Mỹ giảm thiểu các vụ bê bối này một cách trông thấy. “Tuy nhiên vẫn c̣n các nạn nhân. Vết thương vẫn c̣n hằn sâu trong trái tim họ, và bao lâu nó c̣n hằn sâu trong họ, th́ nó cũng hằn sâu trong ta. Vị giáo hoàng cần ghi nhớ điều này”.

    New York Times nhận định rằng đây là đề tài ít được bàn luận tại Rôma hiện nay. Trái lại, phần đông các vị hồng y muốn t́m một người có thể phối hợp được nét hấp dẫn (charisma) của Đức Gioan Phaolô II với sự can đảm liều lĩnh của một ai đó mà giới phân tích Vatican gọi bừa là “Giáo Hoàng Rambo I”.

    Cho đến hôm thứ Tư vừa qua, tức lúc các hồng y Mỹ chấm dứt các cuộc họp báo của họ, các hồng y thường đề cập tới các thuộc tính mà Giáo Hội hiện nay rất cần: một nhà truyền thông đầy thuyết phục, có sức lôi cuốn cả bằng lời lẫn bằng tư cách thánh thiện của ḿnh, đồng thời là “một cảnh sát trưởng” (sheriff) không biết sợ sẵn sàng giải quyết các bất ổn và tai tiếng tại Vatican.

    Theo tờ báo này, việc các hồng y tập chú vào truyền đạt và tài cai trị là một cách nh́n nhận các thiếu sót của Đức Bênêđíctô XVI. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của một niềm nhớ tiếc đối với vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolô II, một khuôn mặt lôi cuốn như nam châm, luôn nổi bật trong các cuộc tông du khắp thế giới, ngay lúc đă yên nghỉ.

    Người ta cho rằng dưới thời Đức Bênêđíctô, ảnh hưởng của Giáo Hội tại Âu Châu, tại Hoa Kỳ và cả tại Châu Mỹ La Tinh đă giảm sút. Nền hành chánh trung ương tại Rôma, tức giáo triều, đă sa vào bế tắc, thậm chí thối nát nữa. Nhiều hồng y tỏ ra bối rối trước các tường tŕnh báo chí về hồ sơ mật nói là chứa đựng các chứng cớ hiển nhiên cho thấy có việc tống t́nh và tống tiền.

    Ít có ứng viên nào hoàn toàn nắm được cả hai phương diện nói trên. Nên báo chí Ư có lúc đă thả nổi ư niệm cho rằng các hồng y đang cân nhắc “các liên danh” (tickets) nghĩa là bầu một vị giáo hoàng mục vụ đi đôi với một quốc vụ khanh cứng rắn và hiểu biết giữ vai quản trị và nếu cần chấp pháp (enforcer). Vị giáo hoàng kế tiếp không cần trực tiếp ra tay dẹp tan những vụ tranh chấp trong nội bộ Vatican cũng như các vụ tai tiếng khác, nhưng ngài cần có nhậy cảm quản trị đủ để cử nhiệm một vị phụ tá đủ đảm lược để thách thức nền hành chánh cố thủ của Vatican.

    New York Times trích dẫn lời Đức HY Edward Egan, TGM hưu trí của New York: “Việc đầu tiên ngài phải làm là đặt để một trật tự lớn hơn cho nền hành chánh trung ương là Giáo Triều”. Đồng thời, “ngài phải là người thông hiểu đức tin và có khả năng loan báo đức tin ấy một cách quyến rũ và đơn giản”. Đức HY Egan từng tham dự cơ mật viện bầu Đức Bênêđíctô, nhưng nay đă quá 80, nên không tham gia cơ mật viện lần này.

    Như thế, bất cứ ứng viên giáo hoàng nào muốn “sáng giá” phải là người cầu nguyện, thông thạo thần học và tiếng Ư, là ngôn ngữ của Rôma, thành phố mà dù ǵ giáo hoàng vẫn là giám mục. Nhiều hồng y cũng cho hay vị giáo hoàng sắp tới phải có kinh nghiệm làm giám mục giáo phận. Điều này thực tế sẽ loại bỏ một số hồng y vốn phục vụ lâu năm tại Giáo Triều, ít có kinh nghiệm mục vụ như Đức HY Gianfranco Ravasi, nhà bác học người Ư, từng có vinh dự giảng tĩnh tâm Mùa Chay vừa qua cho Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Donald Wuerl, TGM Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Thiển nghĩ làm mục tử một giáo hội địa phương có lẽ là một nhân tố rất quan trọng nếu bạn muốn dấn thân vào lư tưởng canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng”. Một số hồng y cũng nhấn mạnh tới việc vị giáo hoàng sắp tới phải có khả năng bắt tay với các tín ngưỡng khác, cải thiện liên hệ với các giám mục khắp thế giới và mạnh mẽ tŕnh bày giáo huấn Công Giáo

    Nhiều vị được báo chí cho là có triển vọng làm giáo hoàng (papabile) đều là người giỏi về quản trị hoặc ở giáo phận ḿnh hoặc ở Giáo Triều. Đó là các HY Angelo Scola, TGM Milan; Odilo Pedro Scherer, TGM Săo Paulo, Ba Tây; Peter Erdo, TGM Esztergom-Budapest và là giáo chủ Hung Gia Lợi; Leonardo Sandri, người Á Căn Đ́nh làm việc lâu năm tại Giáo Triều; và Marc Ouellet, người Gia Nă Đại, cầm đầu Thánh Bộ Giám Mục.

    Nhưng nhiều vị trong số này thiếu lôi cuốn. Các phụ tá hay học tṛ cũ cho rằng các đức HY Erdo và Ouellet chỉ quen đọc từ một bản văn soạn sẵn chứ không ứng khẩu nói trước một đám đông hay trong các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, nhiều vị hồng y khác rất có tài lợi khẩu với một khả năng cao độ trong việc truyền đạt với những cử tọa đông đảo, trong đó, có đức HY Luis Antonio G. Tagle của Phi Luật Tân. Chỉ ngại với 55 tuổi đời, ngài khó được bầu. Ngài là hồng y trẻ thứ hai của hồng y đoàn, hơn tuổi Đức HY Baselios Thottunkal của Ấn Độ.

    Tuổi là một tiêu chuẩn quan trọng, nhất là sau việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, lúc 85 tuổi. Nhiều hồng y đồng ư rằng vị giáo hoàng sắp tới lư tưởng nhất là ở tuổi 60. Đức HY Wilfrid F. Napier của Nam Phi cho hay: lư tưởng nhất là ở đầu tuổi 60. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài cho hay ở tuổi ấy, ta bảo đảm có một triều giáo hoàng lâu dài hơn, để thi hành các cố gắng củng cố Giáo Hội. Ngài nói: “Bạn cần có th́ giờ để bồi đắp các nền tảng này. Theo tôi, ta cần một triều giáo hoàng lâu hơn để sản sinh năng lực và giữ cho đà tiến tiếp tục… Trong các cuộc đàm đạo riêng, một số vị hồng y khác cũng nh́n theo hướng này”.


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103275.htm

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giả danh hồng y để dự hội nghị kín

    Người này thậm chí lọt qua một lớp bảo vệ, ung dung qua lại ngoài khu vực hội nghị và chụp ảnh cùng một hồng y cao cấp.


    Hồng y giả mạo Ralph Napierski (trái) chụp ảnh cùng Hồng y Sergio Sebastiana tại Vatican.

    Kẻ giả mạo được xác định là Ralph Napierski, người Đức. Y được một đoàn linh mục giả hộ tống đến Vatican dự hội nghị trù bị của các hồng y trước khi diễn ra mật nghị bầu Giáo hoàng.
    Trước khi bị phát hiện, ông này đă phát biểu trước báo chí rằng các hồng y “đă phạm sai lầm khi điều chuyển những linh mục” bị cáo buộc ấu dâm đến những giáo xứ khác nhau.

    Napierski c̣n thoải mái tṛ chuyện với các hồng y và linh mục (thật) khác trước khi hội nghị bắt đầu. Thậm chí Napierski c̣n bắt tay và chụp ảnh chung với Hồng y người Italy Sergio Sebastiana, Chủ tịch danh dự Sở Tài chính của Vatican.

    Tuy nhiên, đội cảnh vệ Thụy Sĩ đă kịp thời ngăn chặn Napierski bước vào nhà nguyện Sistine để dự họp. Những đặc điểm để phát hiện Napierski là kẻ giả mạo không khó, như y mặc áo thầy tu ngắn hơn các vị khác, đeo một thắt lưng màu tím mà thực chất chỉ là khăn choàng cổ, hoặc chiếc mũ mà y đội chỉ là mũ phớt thông thường chứ không phải mũ dành cho hồng y.
    Trên blog cá nhân, Napierski khai rằng ḿnh là người sáng lập một tổ chức Công giáo có tên Corpus Dei, đồng thời tự nhận đă phát minh “một hệ thống có khả năng giúp con người điều khiển máy móc bằng sức mạnh tư duy”. Hiện chưa rơ mục đích giả mạo của Napierski.

    Các hồng y trên toàn thế giới đă tụ họp về Vatican để dự hội nghị tiền mật nghị, dự kiến kéo dài một tuần, nhằm thảo luận các vấn đề của ṭa thánh và chuẩn bị cho việc bầu chọn tân giáo hoàng. Cuộc họp trù bị cũng sẽ ấn định thời điểm tiến hành mật nghị hồng y.

    http://tuoitre.vn/the-gioi/536599/gi...-nghi-kin.html
    Last edited by Tigon; 11-03-2013 at 11:22 AM.

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Các hồng y kể lại kinh nghiệm về mật nghị hồng y bầu giáo hoàng



    Nhà nguyện Sisine nơi có mật nghị

    VATICAN (CNS) – Trong khi đọc Kinh Cầu Các Thánh, để xin rất nhiều vị thánh nam nữ giúp họ, các hồng y tiến vào nhà nguyện Sistine, ư thức trách nhiệm lớn lao là phải bầu một giáo hoàng mới.

    Ít hơn phân nửa con số 117 hồng y được phép bầu vị kế nhiệm cho ĐTC Benedict XVI đă có mặt trong mật nghị 2005 để bầu lên ngài.

    Hai người trong số này là Hồng Y người Hondura Oscar Rodriguez Maradiaga thuộc tổng giáo phận Tegucigalpa và Hồng Y Nam Phi Wilfrid Napier – họ mô tả khung cảnh trong nhà nguyện Sistine là sốt sắng cầu nguyện và run sợ.

    Hồng Y Rodriguez Maradiaga nói với Catholic News Service là, trong mật nghị, các hồng y đă ở suốt ngày trong nhà nguyện Sistine, mặc dầu họ chỉ bỏ phiếu một ngày 4 lần.

    Thời gian trong nhà nguyện gồm có cầu nguyện, viết tên trên các lá phiếu và đếm phiếu. Nhưng khi bỏ mỗi phiếu, các hồng y phải đứng lên và thề bằng tiếng La tinh, là đă bầu theo đúng lương tâm. Với con số 115 hồng y được phép bầu, việc này sẽ mất nhiều th́ giờ.

    "Trước tượng chịu nạn và trước bức h́nh ‘Phán quyết ngày cánh chung’, chúng tôi nói: ‘Tôi xin Chúa Giêsu làm chứng, và xin Người phán xét tôi là tôi đă bầu theo đúng lương tâm của tôi,’ do đó quư vị có thể tưởng tượng… tại sao phải lâu như vậy. Và trong khi đó, trong khi mọi người bầu, th́ chúng tôi cầu nguyện, do đó giống như là một ‘pḥng tiệc ly cầu nguyện.’”

    Hồng Y nói Rodriguez Maradiaga: "Đây là một kinh nghiệm quư báu nhất về việc bầu cử. Tôi ước mong tất cả mọi cuộc bầu cử trên thế giới đều như vậy: đây là một bầu khí cầu nguyện.”

    Hồng y Napier nói với CNS là ngay cả trang phục của các hồng y – họ mặc áo choàng của các ca viên y như trong phụng vụ -- điều này đóng góp cho bầu khí cầu nguyện.

    Mặc dầu ngài đă có kinh nghiệm của mật nghị 2005, ngài nói: “Có lẽ tôi cũng vẫn run sợ và lo âu lần này, nhất là v́ “có một lựa chọn nhiều hơn, có những hồng y trẻ hơn, tôi tin là có những đức tính lănh đạo thực sự. Đồng thời chúng tôi không biết nhau nhiều lắm, chúng tôi phải đặt niềm tin nơi sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần.”


    http://vietcatholic.net/News/Html/103187.htm

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bốn giám mục tiếm danh của Trung quốc không được Vatican công nhận

    Bốn giám mục tiếm danh của Trung quốc, không ai trong số họ được công nhận bởi Vatican - đă được chỉ định các chức vụ rất cao trong quốc hội Trung Quốc, Đại hội nhân dân và Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

    Những người này gồm có ông Hứa Bỉnh Chương giám mục tiếm danh của giáo phận Sán Đầu, người được thụ phong giám mục mà không có sự cho phép từ Ṭa Thánh và bị vạ tuyệt thông vào năm 2011, giờ đây là một thành viên của Đại hội đại biểu nhân dân.

    Ông Mă Anh Lâm giám mục tiếm danh của giáo phận Côn Minh, chủ tịch của Hội Đồng Giám mục Trung Quốc là tổ chức được Bắc Kinh công nhận, nhưng Ṭa Thánh không công nhận đă được “cơ cấu” vào Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

    Cũng được bầu vào Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc c̣n có ông Chiêm Tư Lộc giám mục tiếm danh của giáo phận Mẫn Đông, là phó chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục bất hợp pháp;

    và ông Lei Shiyin giám mục tiếm danh của giáo phận Lạc Sơn, phó chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước, là người đă chính thức bị rút phép thông công trong năm 2011.


    http://vietcatholic.net/News/Html/103244.htm

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tín hiệu đầu tiên của tiến tŕnh chọn tân giáo hoàng

    Sunday, 10 March 2013 21:16

    Cali Today News – Vào hôm qua thứ bảy, các người thợ trèo lên mái nhà của nguyện đường Sistine để gắn ống khói, và điều này được xem là tín hiệu đầu tiên để bầu tân giáo hoàng bắt đầu.

    Từ ống khói này, khói tỏa ra màu trắng th́ có nghĩa là đă bầu chọn được tân giáo hoàng.

    Thứ ba tới sẽ là ngày bắt đầu bầu chọn. Hồng y nào được bầu tới 2/3 số phiếu th́ sẽ trở thành tân giáo hoàng


    Các người thợ trèo lên mái nhà của nguyện đường Sistine để gắn ống khói, và điều này được xem là tín hiệu để bầu tân giáo hoàng bắt đầu.

    Các thước phim do Vatican cung cấp cho thấy bên trong nguyện đường Sistine cũng vừa được gắn hai ḷ đốt. Một cái ḷ để đốt phiếu và cái ḷ khác để phun tín hiệu khói lên ống khói trên mái nhà.

    Màu trắng là màu đă chọn được tân giáo hoàng. Nếu khói được phun ra vào buổi tối, th́ sẽ có đèn spotlight rọi sáng để mọi người đang chờ đợi ở quảng trường thánh Peter nhận ra khói đen hay khói trắng.

    Vào sáng hôm qua, đại nghị hội Hồng y đă nhóm họp, và bàn thảo nhiều vấn đề mà giáo hội đang đương đầu như cách giải quyết các vụ tố cáo tu sĩ lạm dụng t́nh dục trẻ em, những vụ tiết lộ từ nội bộ Vatican vào năm ngoái cho thấy t́nh trạng nhũng lạm và xung đột nội bộ, hay về đường hướng tương lai của giáo hội.

    Đại hội Hồng y sẽ khai mạc vào thứ hai, gồm tất cả 130 Hồng y, kể cả Hồng y Phạm Minh Mẫn đến từ Việt Nam và không phân biệt tuổi tác. Thế nhưng, sau đó khi bắt đầu Hồng y mật nghị để bầu tân giáo hoàng th́ chỉ có 115 hồng y dưới 80 tuổi mới được bầu mà thôi.

    115 Hồng y tham dự Hồng y mật nghị sẽ không được rời Vatican hay tiếp xúc với ai đến khi bầu xong tân giáo hoàng. Họ ở trong khách sạn của ṭa thánh, là Casa Santa Marta, trong suốt thời gian bầu chọn.

    Trong lịch sử lần bầu chọn kéo dài lâu ngày nhất là 5 ngày.

    Các Hồng y tham dự mật nghị sẽ ở trong Santa Marta vào ngày thứ ba, và sẽ tham dự thánh lễ cầu nguyện tại nhà thờ Basilica ở quảng trường thánh Peter.

    Hai quốc gia có nhiều Hồng y tham dự mật nghị nhất là Ư (25 hồng y) và Mỹ (11 hồng y).

    Đă 35 năm qua, nước Ư chưa có giáo hoàng là người Ư, và nếu kỳ này tân giáo hoàng là người châu Á hay châu Phi hay châu Mỹ, th́ nước Ư sẽ mất nhiều năm nữa mới có thể có tân giáo hoàng.

    Chúng ta cùng chờ xem chân dung tân giáo hoàng, dẫn dắt 1.2 tỷ giáo dân trên thế giới.

    Trần Thị Sông Dinh

    http://www.baocalitoday.com/index.ph...tid=133:cng-ng

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phiên họp thứ 10 của Hồng Y đoàn: 11-3-2013

    Lm Trần Đức Anh, OP

    VATICAN. Lúc 9 giờ rưỡi sáng 11-3-2013, Hồng y đoàn đă nhóm phiên khoáng đại thứ 10 và cũng là phiên họp cuối cùng trước mật nghị bầu Giáo Hoàng.

    Hiện diện trong phiên họp dài 3 tiếng có 152 HY, trong số này có 115 Hồng y cử tri. Đầu buổi họp, có cuộc bốc thăm chọn 3 Hồng y với phụ giúp ĐHY nhiếp chính Bertone trong các công việc thông thường. Các vị này vẫn tiếp tục nhiệm vụ trong ṿng 3 ngày tới đây kể cả trong mật nghị. Đó là ĐHY Naguib, Thượng Phụ Công Giáo Copte Ai Cập, đại diện các HY đẳng GM; ĐHY Marc Ouellet người Canada, Tổng trưởng Bộ GM, đại diện đẳng LM, và ĐHY Monterisi, đại diện đẳng Phó tế.

    Phần lớn thời gian của phiên họp được dành để nghe đông đảo các HY phát biểu, v́ đây là phiên họp cuối cùng: có 28 HY lên tiếng phát biểu. Như vậy tổng cộng 161 bài phát biểu của các Hồng Y trong 10 phiên họp. Một số HY muốn nói nữa, nhưng Hồng y đoàn đă biểu quyết chấm dứt và không có phiên họp ban chiều để chuẩn bị cho mật nghị.

    Trong số các đề tài được nói đến có vấn đề viện giáo vụ (IOR) quen gọi là ngân hàng Vatican. ĐHY Bertone, trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban HY giám sát đă tường tŕnh, và cho biết ngân hàng này đă được đưa vào hệ thống kiểm soát quốc tế. Một vấn đề khác được bàn tới là những mong đợi nơi vị Giáo Hoàng tương lai. Đây là đề tài thường được nói đến trong các phiên họp những ngày qua.

    Trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Pḥng Báo chí Ṭa Thánh cho biết cho đến nay có 5.600 kư giả đăng kư để theo dơi và tường thuật về những ngày bầu cử Giáo Hoàng. Trong thánh lễ cầu cho việc bầu Giáo Hoàng lúc 10 giờ sáng 12-3-2013 tại Đền thờ Thánh Phêrô, có 56 kư giả truyền h́nh và nhiếp ảnh viên được chỗ riêng trong Đền thờ.

    Ngoài ra, lễ khai mạc sứ vụ của Đức Tân Giáo Hoàng không nhất thiết phải cử hành vào ngày chúa nhật, nhưng có thể vào 1 ngày trong tuần.

    90 người tuyên thệ

    Lúc 5 giờ rưỡi chiều 11-3-2013, tất cả các chức sắc và nhân viên phụ giúp mật nghị, hoặc ở nhà trọ thánh Marta nơi các HY cư ngụ, hoặc tại mật nghị và nơi khác, tổng cộng khoảng 90 người, đă tuyên thệ giữ bí mật, chiếu theo điều số 46 và 47 của Tông Hiến về việc bầu cử Giáo Hoàng.

    Nghi thức tuyên thệ đă diễn ra tại Nhà nguyện Paolina trước sự chứng giám của ĐHY nhiếp chính Tarcisio Bertone, và hai công chứng viên Tông Ṭa.

    Trong số các vị tuyên thệ có Đức TGM Baldisseri Tổng thư kư Hồng y đoàn, Đức Ông Trưởng Ban nghi lễ phụng vụ của ĐGH và các vị trong ban nghi lễ, LM bí thư của ĐHY chủ tọa mật nghị, các tu sĩ nam nữ phục vụ tại Nhà Thánh, các cha giải tội, các bác sĩ và y tá, các nhân viên phụ trách thang máy, nhà ăn nhà bếp, vệ sinh, các nhân viên kỹ thuật, chuyên chở; vị đại tá và thiếu tá cùng với một số vệ binh Thụy sĩ, vị giám đốc sở an ninh và bảo vệ dân sự của Vatican cùng với một số cộng sự viên.

    Sau khi được giải thích về ư nghĩa việc tuyên thệ, họ đă đọc công thức và kư vào bản tuyên thệ. (SD 11-3-2013)

    Lm Trần Đức Anh, OP

    http://danchuausa.net/giao-hoi-hoan-...-doan-1132013/

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mật nghị bầu chọn Giáo hoàng Công giáo La Mă

    Ai_se_la_Giao_Hoang




    Một số ứng viên trong cuộc bầu chọn Giáo Hoàng, hàng trên từ trái sang phải: Đức Hồng Y Brazil Claudio Hummes, Đức Hồng Y Honduras Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Argentina Jorge Mario Bergoglio, Mexico - Norberto Rivera Carrera, Brazil - Joao Braz de Aviz, Philippines - Luis Antonio Tagle và Nigeria - Peter Turkson. Hàng dưới từ trái sang: Áo - Cristoph Schonborn, Hungary - Peter Erdoe, Ư - Angelo Scola, Canada - Marc Ouellet, Nigeria - Francis Arinze, Nigeria - John Onaiyekan, và USA - Timothy Dolan


    Các hồng y cử tri bầu cử Giáo hoàng Công giáo La Mă hôm nay 12/3 bắt đầu mật nghị để tiến hành hoạt động chọn vị đứng đầu giáo hội.

    Những điểm đáng chú ư?

    Gia Minh hỏi chuyện nguyên giáo sư thần học Nguyễn Đăng Trúc, Đại học Strasbourg, Pháp về vấn đề đó. Trước hết đối với câu hỏi, vị giáo hoàng mới cần có những phẩm chất nào để có thể đáp ứng nhu cầu của giáo hội trong giai đoạn mới, ông Nguyễn Đăng Trúc cho biết:

    GS Nguyễn Đăng Trúc: Theo tôi nghĩ, tùy thuộc vào hoàn cảnh của giáo hội và hoàn cảnh của xă hội. Dĩ nhiên trong cương vị của ngài, ngài được kêu gọi để lănh đạo toàn thể giáo hội có tính cách trường kỳ. Tuy nhiên mỗi vị giáo hoàng được bầu lên, thường phải đáp ứng vấn đề lănh đạo của giáo hội, trong hoàn cảnh xă hội đương thời.

    Theo những cuộc bàn cải của những vị hồng y trong các ngày vừa qua, chúng ta thấy hai vấn đề chính của giáo hội và của xă hội được nêu lên để phần nào soi sáng quyết định của họ khi họ bầu cử.

    “ Mỗi vị giáo hoàng được bầu lên, thường phải đáp ứng vấn đề lănh đạo của giáo hội, trong hoàn cảnh xă hội đương thời.
    GS Nguyễn Đăng Trúc”Thế th́ giáo hội lúc này có nhu cầu như canh tân giáo triều tại trung ương, vấn đề làm sao thông đạt niềm tin cho những người chung quanh ḿnh. Thứ hai nữa giáo hội cũng gặp những khó khăn; chẳng hạn như về phía Tây Phương, chúng ta thấy việc sống đạo ngày càng suy giảm đi. Trái lại vấn đề truyền giáo tại những vùng địa lư-chính trị như ở nước Trung Hoa, Phi Châu, Ấn Độ… đặt cho giáo hội những thách đố mới. Thành thử giáo hội có nhiều vấn đề đ̣i hỏi vị đứng đầu tương lai có thể thích ứng trong vấn đề lănh đạo của ḿnh. Ngoài ra xă hội cũng vậy; xă hội có những vấn đề khó khăn: kinh tế, xă hội… Họ chờ đợi một sư soi dẫn về phía giáo hội th́ giáo hội phải đáp ứng. Có những vấn đề như vấn đề gia đ́nh, chiến tranh, vấn đề xung đột giữa các tôn giáo, vấn đề phát triển khoa học và niềm tin. Trước tất cả những vấn đề đó, người ta đ̣i hỏi vị giáo hoàng sắp tới phải nhạy bén về những biến đổi của xă hội để có thể thích ứng với niềm tin của ḿnh. Thế th́ vấn đề lănh đạo, đức giáo hoàng sắp tới có nhiệm vụ rất nặng nề; và ai cũng biết rằng với sức con người khó có thể đáp ứng được.

    Vấn đề đó được đặt ra và sự chờ đợi qua phát biểu của các vị hồng y trong những ngày vừa qua, cũng như báo chí của Công giáo đây đó; th́ người ta thấy rằng nhiều tên tuổi được nêu lên; tạm gọi là có được khả năng nhạy bén, có vẻ thích ứng với hoàn cảnh đó.

    Gia Minh: Vậy trong số những vị đang tham gia cơ mật viện có những khuôn mặt nào có được một số phẩm chất được nêu ra như thế?

    GS Nguyễn Đăng Trúc: Vấn đề đó tùy theo quan điểm của mỗi tờ báo, mỗi quốc gia, tùy theo sự mến chuộng của họ.


    Sơ đồ giải thích quá tŕnh bầu chọn giáo hoàng Công giáo La Mă. AFP photo.Có những lư do hết sức b́nh thường là vấn đề dân tộc. Có người đặt vấn đề chính trị thế nọ, thế kia; nhưng kỳ thực ra; người ta không đặc vấn đề chung chung về chính trị hay vấn đề cấp tiến hay bảo thủ…; người ta chỉ nh́n thấy khả năng lănh đạo. Tôi nói khả năng lănh đạo tức trong hoàn cảnh khó khăn bây giờ có sức để có những quyết định để canh tân. Thứ hai, điều b́nh thường, là có đủ sức khỏe để có thể đáp ứng những cuộc đi lại. Trong tương lai chắc chắn, các vị giáo hoàng phải tiếp cận với các dân tộc, với các nhóm người ở trên thế giới,nên cần có khả năng về sức khỏe. Cũng như phải có khả năng về ngôn ngữ để diễn đạt, tài năng để truyền thông… Có vài người được đặt ra. Có người nói cơ lẽ bây giờ đă đến giao đoạn mà Âu châu muốn mở ra th́ cần có một người ở các lục địa khác có thể nhạy bén hơn. Người ta đề nghị chẳng hạn vị hồng y người gốc Canada; có người nói hồng y gốc người Mỹ hoặc Nam Mỹ; có người nói trở về với một vị Á Châu trẻ tuổi, gần với quần chúng nghèo; có người nói đi về Châu Âu để kiếm một vị giáo hoàng sâu sắc về đức tin… Cho đến bây giờ tôi thấy nhiều tên được đặt ra; nhưng nói thật th́ cuộc bầu cử nào cũng giống một ‘phép lạ’ vậy; sau đó sẽ có những ngạc nhiên!

    Chế độ tập quyền

    Gia Minh: Nhưng một giáo hoàng La Mă có thể quyết định tất cả mọi việc của giáo hội hay không?

    GS Nguyễn Đăng Trúc: Ngài mang trách nhiệm là người kế nhiệm thánh Phê rô để có quyết định cuối cùng. Nhưng trong làm việc th́ thực hiện trên nguyên tắc được nêu ra trong các Hiến chế, tức gần như hiến pháp của các nước, tức có sự cộng tác của các giám mục chung quanh ngài. Người ta nói đó là nguyên tắc làm việc chung giữa giám mục Roma, tức giáo hoàng, với các giám mục. Đầu tiên thông qua tổ chức của giáo triều.

    “ Quyền của giáo hội là đức tin từ trời ban xuống qua sự nhập thể của đức Ki tô. Quyền tập trung nơi niềm tin vào chân lư và chân lư không phải là một lư thuyết mà chân lư chính là đức Ki tô.
    GS Nguyễn Đăng Trúc”Đức giáo hoàng quyết định nhưng phải có cộng tác để quyết định của ngài được sáng suốt. Đó là nguyên tắc; nhưng tôi nói lại, nhất là trong vấn đề đức tin và phong hóa, quyết định nằm trong quyền của ngài, quyền riêng của ngài. Tuy nhiên đi đến quyết định đó như thế nào là tùy vào sự làm việc chung của ngài. V́ vậy vấn đề đặt ra ngày nay là làm sao đức giáo hoàng có thể tiếp cận và cùng cộng tác với các vị hồng y và cùng các vị chủ chăn địa phương - các giám mục. Đó là nguyên tắc tổ chức của giáo hội đang trông chờ giáo hoàng sắp đến để canh tân lại đường lối điều hành đó cho hữu hiệu.

    Gia Minh: Lâu nay, người ta thường nói đến chế độ tập quyền của giáo hội Công giáo La Mă cũng tương tự như một số quốc gia tập trung ‘dân chủ’ kiểu cộng sản, vậy theo giáo sư có ǵ khác giữa hai hệ thống như thế?

    GS Nguyễn Đăng Trúc: Khác nhau. Khác nhau ở chỗ, thứ nhất về phương diện lịch sử mà nói, nguyên tắc về quyền chính trị đổi thay. Ai cũng biết, từ xưa đến nay qua nhiều lư thuyết khác nhau, qua nhiều chế độ khác nhau, quan niệm về quyền dân sự cũng đổi thay. Chung chung, đến ngày hôm nay, hiện tại đây, ‘cái đó’ dựa trên ư người dân. Người ta gọi là ‘ủy quyền’ cho nhà cầm quyền hành xử quyền của người dân. Người ta tạm gọi đó là dân chủ. Quyền của giáo hội không phải vậy. Quyền của giáo hội là đức tin từ trời ban xuống qua sự nhập thể của đức Ki tô. Quyền tập trung nơi niềm tin vào chân lư và chân lư không phải là một lư thuyết mà chân lư chính là đức Ki tô. Đức Ki tô giao quyền lại cho Phê rô, tức giáo hoàng, để hành xử quyền đó.

    Thành ra so sánh giữa chữ ‘quyền’ th́ nghe áp dụng giống nhau; nhưng ư nghĩa và nền tảng bên trong hai vấn đề khác nhau. Nhưng đức giáo hoàng khi dùng quyền thánh Phê rô, hay các giám mục khi sử dụng quyền ‘tông đồ’ của ḿnh thế nào và cảm ứng quyền của Đức Ki Tô truyền như thế nào; đó là một nghệ thuật áp dụng. Thế nhưng, căn bản hai quyền đó khác nhau. Ở đây không phải quyền do dân ủy ra. Trong giáo hội người ta hay nói câu ‘chân lư mà giáo hội rao truyền và quyền phát xuất từ chân lư không phải do bầu mà ra’. Chân lư của Phúc âm không phải do bầu cử mà ra, mà do chính Đức Ki tô, một vị thôi, do Đức Chúa Cha sai đến.

    Thành thử hai nguyên tắc đó khác nhau.

    Gia Minh: Cám ơn giáo sư.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013151202.html

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mật nghị Hồng y bắt đầu tại Vatican

    Click vào đây để xem video :

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...ave_pope.shtml

    Các hồng y tụ hồi về Rome để bầu chọn tân Giáo hoàng sẽ bắt đầu việc bỏ phiếu vào chiều thứ Ba, 12/3/2013.

    Hiện người ta cho rằng chưa có ai là người nổi bật dẫn đầu trong lần bầu chọn này.

    Toàn bộ 115 vị hồng y được quyền bầu chọn dự một buổi thánh lễ đặc biệt vào buổi sáng trước khi tiến vào Sistine Chapel để bắt đầu thủ tục bầu chọn này vào buổi chiếu.

    Họ sẽ bỏ phiếu 4 lần mỗi ngày cho tới khi 2/3 trong tổng số các hồng y có mặt đồng ư bỏ phiếu cho một ứng viên.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...ave_pope.shtml

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Video: Vatican – một ngày trước Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 20
    Last Post: 27-11-2014, 04:19 AM
  2. ĐỨC GIÁO HOÀNG RỜI KHỎI VATICAN
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 12
    Last Post: 11-03-2013, 08:23 PM
  3. Replies: 6
    Last Post: 01-03-2013, 08:55 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 04:34 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 30-01-2011, 03:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •