Results 1 to 2 of 2

Thread: Hiến Pháp Dù Sửa Đổi Thật Hay, Đảng Vẫn Chỉ Coi Là Mớ Giấy Lộn

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Hiến Pháp Dù Sửa Đổi Thật Hay, Đảng Vẫn Chỉ Coi Là Mớ Giấy Lộn

    Nguyễn Chính Kết: Hiến Pháp Dù Sửa Đổi Thật Hay,
    Đảng Vẫn Chỉ Coi Là Mớ Giấy Lộn



    Trước sự phẫn nộ của người dân ngày càng dâng cao v́ tính “hèn với giặc ác với dân” của nhà cầm quyền CSVN, Bộ Chính trị bèn bật đèn xanh cho Quốc hội bù nh́n của ḿnh ban hành nghị quyết lấy ư kiến nhân dân về việc sửa đổi hiến pháp. Mục đích để xoa dịu sự căm phẫn của người dân. Nhiều người dân trong nước – nhất là các trí thức, các cựu đảng viên cộng sản, các blogger, các nhà đấu tranh dân chủ, và cả Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – đă mạnh mẽ lên tiếng đề nghị hủy bỏ điều 4 hiến pháp, điều 17&18 về luật đất đai, thậm chí đ̣i lập một hiến pháp hoàn toàn mới mang tính dân chủ đa đảng, và đ̣i thực hiện một cuộc Trưng Cầu Dân Ư có quốc tế giám sát.
    Sự kiện này đă làm dấy lên trong dân chúng một cuộc đấu tranh rất sôi động và mạnh mẽ, khơi dậy ư thức của toàn dân về tính phi lư trong việc đảng cộng sản độc quyền lănh đạo đất nước suốt gần 70 năm, biến đất nước thành một nước nghèo đói và tụt hậu, lại c̣n tham quyền cố vị muốn tiếp tục lănh đạo nữa.
    Bộ Chính trị và Quốc hội CSVN có lẽ không ngờ bị “gậy ông đập lưng ông” khi người dân lại hưởng ứng nghị quyết của Quốc hội một cách rất bất lợi cho chế độ như vậy. Điều vô cùng bất lợi cho uy tín của đảng và Bộ Chính trị là phản ứng bằng những lời tuyên bố hết sức ngu xuẩn và đểu cáng của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng, hai nhân vật đứng đầu đảng và quốc hội CSVN. Người dân vừa mừng vừa tức giận v́ những phát biểu điên dại ấy. Mừng v́ những phát biểu ấy đă làm cho cả thế giới thấy được rơ ràng bộ mặt thật đầy giả dối và trâng tráo của đảng CSVN mà hai nhân vật ấy là tiêu biểu xứng hợp nhất. Mừng v́ thấy được cái trí tuệ và tư cách hết sức thấp kém của những người lănh đạo cao cấp nhất chế độ. Và mừng v́ thấy được nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ư kiến nhân dân đúng là một tṛ hề bịp bợm hết sức vụng về. Tức giận v́ không ngờ được đảng CSVN mà hai ông là đại diện lại tỏ ra lật lọng, khinh thường và xúc phạm người dân đến mức độ ấy. Tha thiết mời gọi người dân góp ư, nhưng khi họ góp ư không đúng ư ḿnh th́ mạt sát họ, lại c̣n đe dọa họ!
    Điều không ngờ là người dân lại có thể “tương kế tựu kế” một cách tuyệt vời là biến nghị quyết bịp bợm kia của Quốc hội Cộng sản thành một cuộc đấu tranh chống độc tài đầy ư nghĩa và khá hiệu quả. Chưa bao giờ uy tín của đảng, của Quốc hội, của những lănh đạo đảng CSVN lại xuống thấp như hiện nay. Chưa bao giờ bộ mặt thực bỉ ổi của đảng và Quốc hội lại được phơi bày rơ ràng trước toàn dân như hiện nay.
    Trước sự phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ của người dân, điều may ra có thể xảy đến (mà hầu chắc là không may) là Bộ Chính trị và Quốc hội CSVN sẽ chấp nhận lùi một bước để tồn tại hầu có thể tiến hai ba bước về sau. Có thể Quốc hội đành phải miễn cưỡng chấp nhận bỏ điều 4, điều 17&18 trong hiến pháp, thậm chí chấp nhận một hiến pháp đa nguyên đa đảng để xoa dịu sự phẫn nộ của người dân đang dâng cao. Cuộc cách mạng hiến pháp như thế có thể sẽ đạt được thắng lợi, và nhiều người dân sẽ cảm thấy hả ḷng hả dạ.
    Với đầu óc vô cùng bảo thủ của Bộ Chính trị hiện nay th́ điều may trên rất khó xảy ra. Nhưng cho dẫu có xảy ra th́ đừng vội mừng khi mà cơ chế hay nhân sự của chế độ vẫn không có ǵ thay đổi. Kinh nghiệm quá khứ trong chế độ cộng sản cho thấy: Các bản hiến pháp của CSVN (1946, 1959, 1980 và 1992), bản nào cũng chủ trương tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc và các nhân quyền cơ bản của người dân. Nhưng bộ máy cai trị của chế độ CSVN có coi hiến pháp mà họ soạn thảo ra là ǵ đâu? Đối với người cộng sản, hiến pháp là mớ giấy lộn chỉ dùng để trang hoàng bên ngoài chế độ cho có vẻ dân chủ nhân quyền, hầu lừa bịp thế giới và che dấu cái thực chất độc tài và chà đạp nhân quyền bên trong.
    Có “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chỉ những ai từng sống dưới chế độ cộng sản mới cảm nhận được sự giả dối tàn ác của chế độ. Người ngoài cuộc nếu chỉ đọc hiến pháp để đánh giá ắt sẽ kết luận Việt Nam có dân chủ và nhân quyền đâu thua kém ǵ những nước tự do! Cái rất khéo của CSVN là dù bên trong có thối om, có bẩn thỉu đến đâu, th́ bên ngoài vẫn có vẻ thơm tho đẹp đẽ. Nhờ vậy họ không chỉ lừa được người dân trong nước, mà từng lừa được cả thế giới!
    Sau đợt lấy ư kiến người dân lần này, giả như đảng CSVN ban hành một hiến pháp đầy tinh thần dân chủ, đa nguyên đa đảng, đầy những điều khoản bảo vệ nhân quyền, nhưng… nếu cơ chế nhân sự của chế độ vẫn y như cũ, th́ cũng như không. Đảng nắm quyền vẫn có thể ra lệnh cho quốc hội hay chính phủ ban hành hàng chục pháp lệnh, hàng trăm nghị quyết, hàng ngàn điều luật vi hiến để buộc người dân phải chấp nhận ách thống trị độc tài của họ. Họ vẫn có thể ra lệnh cho quân đội, công an mạnh tay đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, cướp đất đai tài sản của người dân, ra lệnh cho ṭa án bỏ tù những nhà đấu tranh đ̣i dân chủ, nhân quyền, v.v… bất chấp hiến pháp.
    Tranh đấu buộc chế độ hủy bỏ điều 4 hiến pháp, soạn thảo một hiến pháp hoàn toàn mới đầy tinh thần dân chủ nhân quyền chỉ là một giai đoạn cần thiết của cuộc đấu tranh. Điều cần thiết và quan trọng hơn là hiến pháp đó phải được thi hành trong đời sống thực tế của đất nước và của người dân. Điều quan trọng này không bao giờ có thể thành hiện thực khi những kẻ độc tài hiện nay vẫn c̣n tiếp tục nắm quyền. Cổ nhân nói: “Chó đen giữ mực”. V́ thế đừng ảo tưởng hay hy vọng cơ chế cộng sản đang nắm quyền có thể sửa đổi bản chất gian manh và độc ác của họ. Đúng như ông Yeltsin nói: “Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi”.
    Muốn Việt Nam có tự do dân chủ, hiến pháp cần phải thay đổi là chuyện cần thiết. Nhưng điều cần thiết hơn là những kẻ độc tài gian ác đang nắm quyền phải bị truất phế. Truất phế chứ không chỉ cải thiện hay sửa sai. Đó là điều tất yếu phải hướng tới để Việt Nam có tự do dân chủ. Nhưng trong điều kiện hiện nay, đường tiến tới mục đích quả c̣n khá dài, chúng ta cần phải chia thành nhiều đoạn nhỏ để thực hiện từng đoạn một. Đ̣i hỏi một hiến pháp đúng nghĩa là hiến pháp – tức một hiến pháp do dân và v́ quyền lợi của dân, chứ không phải do đảng và v́ quyền lợi của đảng cầm quyền – là một đoạn đường trước mắt mà chúng ta có thể thực hiện và rơ ràng chúng ta đang cố gắng thực hiện.

    Houston, ngày 8-3-2013

    Nguyễn Chính Kết
    http://nguyenchinhket1.blog spot.com/2013/03/hienphapchilamogiayl on.html

  2. #2
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tiểu Sử Nguyễn Chính Kết

    Sinh năm 1952, tại làng Bến Thôn, xă Dị Nậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (bây giờ là Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 40 km). Các bút hiệu khác: JK, Giao Duyên, Huyền Vi.

    1954 Được cha mẹ đưa vào Nam, ngụ tại Xóm Mới, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định. Trải qua thời thơ ấu tại đây.

    Học xong tiểu học, vào tiểu chủng viện thánh Giuse, thuộc giáo phận Sài G̣n để tu học làm linh mục. Hết trung học, lên tu học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X (Pontifical College St Pius X), Đà Lạt, đồng thời theo học ban Triết Học tại Đại Học Đà Lạt. Giáo Hoàng Học Viện Piô X là một phân khoa thần học và triết học do các giáo sư ngoại quốc ở các đại học công giáo quốc tế về dạy, và do các linh mục ngoại quốc ḍng Tên phụ trách quản lư, mục đích là đào tạo nên những linh mục tương lai cho Việt Nam.

    1975-1978 Đến cuối năm 1978 xuất tu, v́ thấy đời sống linh mục không thích hợp.

    1978 Viết cho báo tôn giáo. Lúc đó trong nước chỉ có tờ báo Công Giáo và Dân Tộc (gồm 2 tờ: Một tuần báo và một nguyệt san). Chỉ viết những bài nghiên cứu hoặc b́nh luận trên nguyệt san.

    1983 Lập gia đ́nh. Dạy triết học tại một số tu viện tại Sài G̣n như: Ḍng Xitô Phước Lư (Quận 5, Sài G̣n), Ḍng Biển Đức Thiên Phước (Thủ Đức), Ḍng Đức Mẹ Người Nghèo (Sài G̣n), Ḍng Thánh Thể (Thủ Đức), Học Viện Liên Ḍng Nữ (Sài G̣n), v.v…

    Viết báo, viết bài thường xuyên trên một số trang nhà Công Giáo, viết sách… Đă viết khoảng 10 cuốn sách, chủ yếu về những chủ đề tôn giáo nêu trên, nhưng mới chỉ xuất bản tại Mỹ cuốn "Ngôn Sứ Thời Đại Mới" (do nhóm Diễn Đàn Giáo Dân in)(*3).

    Từng sinh hoạt và làm huynh trưởng trong các hội đoàn như cộng đoàn Couples For Christ hay Gia Đ́nh Cùng Theo Chúa (gốc Philippines), cộng đoàn Giuse-Maria- Martin (gốc bản xứ), và cộng đoàn Kolping hay Khôi B́nh (gốc Đức). Khi lên tiếng cho tự do tôn giáo năm 2001, là hội trưởng của hội Kolping Vietnam với nhiệm kỳ 4 năm.

    Nhận dịch sách để sinh sống, thường là các sách về tôn giáo (tu đức, thần học, triết học).

    Bắt đầu cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền

    2001 Bắt đầu lên tiếng ủng hộ LM Nguyễn Văn Lư và viết những bài thức tỉnh lương tâm con người trước t́nh trạng của đất nước và Giáo Hội.

    2005 Mở rộng phạm vi tranh đấu của ḿnh: Lên tiếng cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do dân chủ áp dụng h́nh thức tranh đấu mới như trả lời phỏng vấn trên các đài phát thanh hải ngoại như RFA, BBC, Little Saigon Radio, Vietnam Sydney Radio, đài Quê Hương, đài Tiếng Nước Tôi, v.v…

    2006 Góp tay h́nh thành của Khối 8406 với Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

    Cộng tác với các trang nhà:

    http://tiengnoigiaodan.net/, http://www.maranatha-vietnam.net/, http://simonhoadalat.com/, http://www.chungnhanduckito.net/, http://dongcong.net/, http://dunglac.net/, http://thanhlinh.net/, http://tinvui.org/, http://tinvuivn.net/, http://anhmattamlinh.tinvui.org/, http://vietcatholic net v.v…

    Tác phẩm đă xuất bản:

    1) Linh Hạnh Phật Giáo Đối Chiếu Với Linh Hạnh Kitô Giáo (hay Linh Đạo Phật Giáo Dưới Cái Nh́n Của Một Kitô Hữu)
    (http://www.dunglac.net/nguyenchinhket/linhdaophat.htm)
    2) Thích Ứng Hay Hội Nhập Văn Hóa Trong Truyền Giáo (http://www.dunglac.net/nguyenchinhket)
    3) Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cái Chết
    http://www.dunglac.net/nguyenchinhke...mphat-chet.htm
    4) Ngôn Sứ Thời Đại Mới
    5) Đường Vào Triết Học
    6) Đi Vào Triết Học Đông Phương
    7) Suy tư về Thực Tại Tối Hậu
    8) Phương Pháp Làm Việc
    9) Đối Thoại Tôn Giáo
    http://nguyenchinhket0.blogspot.com/...aitongiao.html

    *nguồn:http://www.tvvn.org/forum/showwiki.p...%BA%BFt_1952_-

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •