Results 1 to 2 of 2

Thread: 57 ngành không được đào tạo tiến sĩ

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    57 ngành không được đào tạo tiến sĩ

    Quyết định ngưng cho phép các ngành không có giáo sư bậc hàm tiến sĩ đào tạo tiến sĩ là đúng.
    Rất tiếc đây chưa phải là một hành động “đột phá” khả dĩ bớt được số tiến sĩ dỏm ở nước ta. Ta sẽ thấy nở rộ một loạt khiếu nại, phân b́, xin-cho đặc thù của cái chế độ CHXHCN VN



    TT - 27 trường ĐH, viện, học viện tên tuổi trong cả nước vừa bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định đào tạo tŕnh độ tiến sĩ ở hơn 50 chuyên ngành.


    Đại học Y dược TP.HCM có bảy chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ

    Đây là lần đầu tiên bộ đưa ra h́nh thức xử lư kiên quyết với hàng loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục, trong đó có những viện, trường ĐH lớn, đầu ngành. Thu hồi quyết định đào tạo là h́nh thức xử lư cao hơn hẳn việc đ́nh chỉ tuyển sinh. Khi một chuyên ngành tiến sĩ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo, nếu muốn được tuyển sinh và đào tạo trở lại, cơ sở đào tạo sẽ phải thực hiện các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy tŕnh để được cấp phép đào tạo như đối với chuyên ngành mới.

    Việc thu hồi quyết định cho phép đào tạo các chuyên ngành tiến sĩ có ư nghĩa cảnh báo với các chuyên ngành thạc sĩ vừa bị dừng tuyển sinh, nếu không củng cố đội ngũ cũng sẽ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo. Việc dừng tuyển sinh và thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với các chuyên ngành sau ĐH thể hiện sự kiên quyết của Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện các quy định về mở ngành, chuyên ngành và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo.


    * Có ư kiến nghi ngại việc thu hồi quyết định đào tạo có vẻ là động thái quyết liệt của cơ quan quản lư, nhưng việc xử lư bất ngờ dễ tạo ra cơ chế xin - cho ngầm sau đó?-

    Nói như vậy là không có cơ sở. Nếu để tạo kẽ hở cho “xin - cho”, chắc chắn không thể có chuyện xử lư hàng loạt. Việc xử lư được gọi là bất ngờ v́ có thể lâu nay bộ chưa từng xử lư ở mức này với lỗi vi phạm này - dù đă có quy định. C̣n thực tế, không thể nói bất ngờ khi đây là điều đă được cảnh báo trước, bộ không hề làm khó các trường.
    Các chuyên ngành bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo đều nằm trong số 139 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ thuộc 55 cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinh hoặc cảnh báo thiếu giảng viên cơ hữu từ năm 2010 trong đợt rà soát của Bộ GD-ĐT. Khi đó, Bộ GD-ĐT đă có công văn nêu rơ sau hai năm, chuyên ngành nào không có báo cáo hoặc không bổ sung đủ đội ngũ cán bộ khoa học sẽ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo.

    * Việc xử lư này liệu có tạo khoảng trống trong một khoảng thời gian chưa thể xác định về đào tạo cán bộ khoa học tŕnh độ cao khi một số cơ sở nói chuyên ngành họ đào tạo hiện đang là duy nhất và cần thiết được đẩy mạnh?

    - Đúng là đáng tiếc khi một số chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo là chuyên ngành duy nhất đang được đào tạo trong cả nước. Ngay trong năm 2010, bộ trưởng Bộ GD-ĐT đă có quyết định cho phép 11 chuyên ngành chưa đủ điều kiện đội ngũ theo quy định nhưng chỉ có duy nhất một cơ sở đang thực hiện đào tạo được duy tŕ đào tạo, tuyển sinh. Song dù có ngoại lệ th́ bộ cũng đă quy định sau hai năm không khắc phục được, không bổ sung, củng cố đội ngũ, các trường sẽ bị thu hồi quyết định đào tạo. Điều này là tất yếu khi muốn có chất lượng đào tạo tốt, nhất là ở tŕnh độ tiến sĩ, số lượng đào tạo không nhiều nhưng cần sự chuyên sâu của tŕnh độ cao.


    * Những nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài tại các cơ sở chưa đủ chuẩn này chắc hẳn sẽ hoang mang khi nhận được thông tin trên. Họ sẽ được giải quyết việc học tập, nghiên cứu của ḿnh ra sao, thưa ông?

    - Đối với nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu ở các chuyên ngành này, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện việc đào tạo, tiến hành các thủ tục đánh giá luận án và cấp bằng tiến sĩ sau khi các nghiên cứu sinh này đă hoàn thành chương tŕnh đào tạo theo quy định.
    Không có tiến sĩ, vẫn... đào tạo nghiên cứu sinh

    Theo quy định mở ngành đào tạo tiến sĩ, mỗi chuyên ngành phải bảo đảm tối thiểu có một giáo sư hoặc phó giáo sư và bốn tiến sĩ cùng ngành là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo, trong đó có ba người cùng chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo. Tuy nhiên, tất cả chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo đều không đủ lực lượng như yêu cầu.
    Hàng loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam như vi sinh vật học thú y, sinh sản và bệnh sinh sản gia súc, kư sinh trùng học thú y, bệnh lư học và chữa bệnh vật nuôi đều không có GS, PGS, thậm chí không có cán bộ cơ hữu tŕnh độ tiến sĩ cùng ngành, cùng chuyên ngành nào. Chuyên ngành sinh thái học Viện Sinh học nhiệt đới cùng lúc hướng dẫn bốn nghiên cứu sinh mà không có GS, PGS, không có cán bộ cơ hữu cùng chuyên ngành. Tương tự, mỗi chuyên ngành kỹ thuật máy và thiết bị lâm nghiệp (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam), chuyên ngành kư sinh trùng (Học viện Quân y) đều có ba nghiên cứu sinh, nhưng đồng thời cũng chung luôn đặc điểm không có GS, PGS, TSKH, không có cán bộ cơ hữu cùng chuyên ngành.



    http://tuoitre.vn/Giao-duc/538631/57...o-tien-si.html
    Last edited by Lehuy; 22-03-2013 at 06:55 PM.

  2. #2
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Bộ trưởng GD: Không khuyến khích học thêm để đỗ ĐH

    Ngành Giáo dục -Đào tạo phát bằng cấp nhiều đến nỗi Bộ trưởng Phạm vũ Luận phải thốt lên:



    Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Chúng ta đă đổi mới các kỳ thi, không khuyến khích học thêm để đỗ đại học


    Vậy xin hỏi nhỏ BT là nếu muốn sửa th́ phải sửa ngay lúc cho nhập ĐH chứ bây giờ không giúp con em học xong ĐH th́ lảm gỉ với tụi nó?
    Dưới đây là một đoạn bài tường thuật lại những trao đổi giữa Bộ trưởng và đại biểu Quốc Hội.
    V́ nước ta không có văn hoá từ chức thành ô. Luận không dời ghế mặc dầu tự thú trước Quốc hội là “quản lư không được”.



    Nhiều vấn đề nóng của giáo dụcđă được đặt lên bàn chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chiều 22/3 trong phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội.
    ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nêu thực trạng thừa thầy thiếu thợ trong đào tạo không gắn với nhu cầu tuyển dụng. Sinh viên ra trường không có việc làm.
    “Nh́n thực tế tại các khu công nghiệp th́ thấy. Công việc chỉ cần tŕnh độ công nhân nhưng không ít người có bằng ĐH chính quy. Phải chăng chúng ta đang thương mại hóa giáo dục?’.

    Thừa nhận việc thiếu thợ lành nghề, vị tư lệnh ngành cho rằng, nói thừa thầy thiếu thợ cũng không hoàn toànđúng. “Chỉ thầy không đạt chuẩn th́ thừa, chứ thầy đạt chuẩn th́ c̣n thiếu nhiều”.
    Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích, Bộ GD-ĐT cùng Bộ LĐ-TB-XH quản lư hệ thống trường nghề, là 2 đơn vị quản lư hệthống cung lao động c̣n bên là cầu. C̣n khoảng cách lớn giữa phần cung và phần cầu trong nguồn nhân lực Việt Nam.

    Đơn cử, với ngành sư phạm, t́nh trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm khá bức xúc ở nhiều địa phương. “Lănh đạo bộ đă thấy vấn đề này, đang tổng kết, điều tra cơ bản lại, phân tích để quy hoạch lại.
    Sắp tới, Bộ sẽ điều chỉnh phù hợp với quy mô, nhu cầu của nguồn giáo viên cần tuyển, giải quyết vấn đề chất lượng. Không đào tạo tràn lan thế này nữa.

    Trong khi đó, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Pḥng), chỉ ra thực tế, do quy hoạch, dự báo chưa tốt, nên xă hội hóa giáo dục diễn ra tràn lan. Hậu quả các trường mọi bậc đều không tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Nhiều trường có nguy cơ đóng cửa, lăng phí cơ sở vật chất… chỗ khác trường không ra trường, lớp không ra lớp.

    Bộ trưởng thừa nhận có sự phức tạp trong các loại h́nh đào tại ĐH, sau ĐH, quản lư không được. Thông tin thịtrường liên quan đến cung ứng nguồn nhân lực chưa được tổ chức triển khai bài bản.
    “Tới đây chúng ta sẽ phân cấp mạnh cho các trường; điều chỉnh lại quy hoạch các trường ĐH, tính toán lại quy mô theo ưu tiên chất lượng”.

    Vừa rồi, Bộ cũng đă xử lư các trường ngoài công lập không đảm bảo chất lượng, đấu đá nội bộ, không đảm bảo môi trường sư phạm.
    Bộ đă ban hành văn bản quy định giảm đào tạo tại chức c̣n 50%; giảm, tiến tới xóa bỏ việc trường ĐH đào tạo trung cấp, cao đẳng; và cấm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính của nhà trường, tránh việc nhiều tiến sĩ mà không có nhà khoa học, không có người nghiên cứu.

    Ủng hộ chủ trương giao tự chủ cho các trường trong tuyển sinh, ĐB Nguyễn Văn Tuyết lưu ư, Bộ vẫn phải có trách nhiệm một phần.
    “Trường cứ xác định chỉ tiêu, rồi vô tư đào tạo th́ gay. Bộ phải có phanh hăm, không thể giao tất cho trường”.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/11...-de-do-dh.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. V́ đâu ngành dược rối loạn???
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 14-09-2011, 11:58 PM
  2. Ngành Chiến Tranh Chính Trị Tập Hợp Lại!
    By nghiep in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 09-08-2011, 12:20 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 16-07-2011, 09:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •