trich vietbao online

Nhắc đến rắn, chúng ta có thể h́nh dung ra một loại động vật ḅ sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Mỗi khi nghe tới rắn, tôi lại rùng ḿnh, thường có một cảm giác lạnh gáy chạy từ sau ót xuống sống lưng. Nh́n thấy rắn trên truyền h́nh, trong nơi nhốt thú ở những thảo cầm viên, tôi nhắm tít mắt không dám xem, tức là tôi rất sợ rắn. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam nơi tôi sinh trưởng và lớn lên, có rất nhiều rắn. Nơi khí hậu nhiệt đới mưa nhiều khiến rừng rậm và ao hồ bao phủ những mảnh đất ẩm rêu, tạo cơ hội cho côn trùng và nhiều loài ḅ sát sinh sôi nẩy nở. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đă trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người b́nh dân Việt Nam.

Miền Bắc c̣n độc đáo hơn, có nguyên một làng “chuyên trị rắn”, nghĩa là mọi hoạt động sinh sống, văn hoá nghệ thuật đều quay quanh con vật này. Làng Lệ Mật là một làng sầm uất, vừa cổ kính vừa hiện đại có rất nhiều người thợ, nhiều ḍng họ giỏi việc bắt rắn. Họ c̣n nuôi rắn, buôn bán, mở nhà hàng đặc sản và kinh doanh những sản phẩm về rắn. Con rắn đă trở thành biểu tượng của làng trong những giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, Việt Nam và trên thế giới.

Hơn thế nữa Việt Nam là một nước nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều đạo giáo khác nhau mà trong đó tín ngưỡng thờ vật linh giáo là một trong những cổ tục. Người dân ngày xưa đă coi rắn như vật tổ và tục thờ rắn khá phổ biến ở nước ta và các vùng cư¬ dân nông nghiệp Đông Nam Á.

Do đó h́nh tượng rắn được nhắc đến không những trong nét văn hoá dân gian Việt, mà c̣n được, chạm trổ, sao chép, vẽ hay trang trí trên các bức phù điêu và kiến trúc cổ của đền, miếu, chùa chiền hay những nơi thờ phụng linh thiêng. Nhưng so với các con vật thường được dùng trang trí trong kiến trúc cổ như rồng, lân, ly, qui, phượng th́ rắn ít được xử dụng hơn.
Phù điêu Rồng, Rắn thời Lư tại chùa Phật Tích.
Rắn thời Lư miền Bắc

Trong mỹ thuật điêu khắc, rồng và rắn không phải lúc nào cũng được phân biệt rành rọt. Đôi khi nó bị biến dạng như con rồng chạm trổ trên các đồ đồng Đông Sơn mang h́nh con rắn nước, miệng há, đang chờ chim thiêng lao vào. Vào đời Lư, chúng ta hay nghe thành ngữ “rồng, rắn lên mây” nên con rồng chúng ta thấy trên các mái đ́nh, chùa, thời Lư- Trần mang h́nh dạng rắn gọi là rồng rắn. Đầu của chúng là đầu rồng nhưng thân h́nh tṛn lẳn và dài, mượn của rắn. Rồng nhỏ th́ ḿnh trơn, Rồng lớn, lưng có một hàng vây thấp nhỏ liền mạch và đều đặn như riềm lá cờ đuôi nheo. Đặc trưng nổi bật của rồng Lư là thân uốn khúc h́nh sin uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát vút nhỏ dần về phía đuôi. Cách uốn lượn mềm mại của thân rắn khiến ta liên tưởng đến dải mây lụa phơi phới bay trong làn gió xuân hay vũ điệu của sóng nước ngoài khơi. Phổ biến là loại rồng 11 -12 khúc uốn nhưng cũng một số con có tới 17 - 19 khúc uốn như một số mẫu rồng ở tháp Chương Sơn (Ư Yên - Nam Định), chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh), bia Quỳnh Lâm (Đông Triều - Quảng Ninh), bia Long Đọi (Duy Tiên - Hà Nam).

Như vậy con rắn thời Lư lại chính là con rồng vậy.

Với văn hoá dân gian, rồng, rắn là hai phạm trù, hai khái niệm phản ánh những mối quan hệ t́nh cảm của con người trong gia đ́nh, xă hội. Chẳng hạn: " Vóc rồng th́ để phần vua, bao nhiêu vải rắn th́ lừa cho dân" "Lấy chồng th́ phải theo chồng, chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo".

Ngày xưa người dân đă thờ thần rắn trong miếu Xà Thần tại Bắc Ninh trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (xă Đông Cứu, huyện Gia B́nh), căn cứ theo một số mảnh tượng có dạng rồng/rắn đào được tại khu vực xung quanh di tích. Ở các thời gian khác nhau, người ta đă khai quật một khối tượng với nghệ thuật tạo h́nh rất độc đáo và hiếm thấy. Tượng có bộ mặt một con rắn hổ mang cỡ lớn, thân có vẩy, cuộn xiết trong tư thế vật vă, miệng cắn chặt đuôi, các móng quắp lấy thân đau đớn, đôi mắt như nḥa đi. Khối tượng này gồm những mảnh tượng với chất liệu bằng đá cát do các chuyên gia khảo cổ t́m được. Sau khi phân tích kết cấu pho tượng Xà thần và các truyền thuyết từ địa phương, có nhiều câu hỏi và các phỏng đoán được dấy lên. Đây là tượng rồng hay tượng rắn thần? Tượng được tạc vào thời nào? Lư Trần hay Hậu Lê? Do ai tạc? Tượng là hóa thân của vị Thái sư bị khép án oan hay là lời ngầm trách móc vua Lư Thánh Tông v́ nghe lời xiểm nịnh mà tự "ăn thịt" bề tôi của ḿnh?
Khối tượng Thần Xà khai quật tại Bắc Ninh.
Rắn trong chùa chiền, đền thờ ở Miền Trung, Nam.

Đi sâu vào lịch sử, trong quá tŕnh dựng nước và mở mang bờ cơi của nước ta, Chiêm Thành(Chămpa) đă được sát nhập vào lănh thổ Việt Nam. Văn hoá Chăm nghiễm nhiên được xem là một phần văn hoá của dân tộc Việt. Những đền đài, chùa chiền phế tích c̣n lưu lại đến ngày nay cho thấy hầu hết các tộc người Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và thờ thần rắn Naga. Người Chăm xem rắn Naga là biểu tượng cho tôn giáo, tượng trưng cho thần Siva tối cao nắm giữ trong tay sự sáng tạo, hủy diệt và tái sinh.

Thần rắn Naga được chạm trổ nơi Tháp Đôi, ở Đống Đa, Quy Nhơn, B́nh Định. Tháp Đôi c̣n có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa vào cuối thế kỷ 12. Công tŕnh kiến trúc độc đáo này gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam trong đó tháp Bắc cao 20m và tháp Nam cao 18m. Bởi hai tháp đứng gần như song song với nhau nên được gọi là Tháp Đôi. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Champa cổ được xây dựng mà được tạo thành gồm 2 phần chính: khối thân vuông và phần mái tháp mặt cong. Ở bốn góc của các tầng mái c̣n được tô điểm các h́nh rắn Naga 5 đầu.

Trong số những phiến đá đó, đáng chú ư có một bức chạm khắc mà đề tài trang trí là h́nh một con khỉ và rắn. Bức phù điêu này là một phiến đá sa thạch màu xanh xám, h́nh chữ nhật, chiều dài 80cm; rộng 40cm; bề dày phiến đá đoạn lớn nhất 18cm, đoạn nhỏ nhất 10cm.

Phần chạm khắc thể hiện trên một mặt phẳng của phiến đá. Đề tài trang trí thực hiện chỉ mới một đoạn bề mặt của phiến đá khoảng chừng 40cm, phần kia để trơn chưa được chạm khắc. Nh́n vào phù điêu này ta có thể nhận biết đây là một tác phẩm đang được chạm khắc dở dang.
Phù điêu khỉ và rắn.
Phần trang trí là h́nh một con khỉ đang trong tư thế bay trên không trung, vừa vọt ra khỏi từ miệng rắn. Chú khỉ hai tay dang ra, hai chân đang phóng về phía trước, đầu ngoảnh lại phía sau nh́n rắn, chiếc đuôi chưa lọt ra khỏi miệng rắn. Mồm rắn há rộng, nhe hai hàm răng và đang trong tư thế tấn công khỉ trông rất dữ tợn. Với h́nh tượng trên, chúng ta có thể nhận biết đề tài thể hiện là cuộc giao chiến ác liệt giữa khỉ Hanuman với rắn Surasa trong một câu chuyện của thần thoại Ấn Độ.

Naga, theo tiếng Phạn, có nghĩa là rắn hổ mang – chúa tể của loài rắn – với những chiếc răng sắc nhọn mà dù là con voi to lớn bị cắn phải cũng sẽ trở nên bất động và chờ tử thần đến đưa đi.

Trong các kinh Phật, chúng ta thường nghe nói đến 4 chữ Thiên Long Bát Bộ. Là 8 loại chúng sanh nguyện phát tâm bảo vệ chánh pháp, hộ tŕ Tam Bảo, mà rắn là một bộ môn trong bát bộ, v́ cũng biết nghe kinh, thính pháp, tu tập hành tŕ, nên tâm linh thăng tiến. Và qua một thời kỳ tu tập lâu dài vài ngh́n năm, cũng có thể tiến hóa từ ngoại vật, súc sanh đến quả vị loài người, và từ cơi người lên các cơi chư thiên, hay các vị giác ngộ và thành Phật. Ngày trước, khi đức Thích Ca đang tu khổ hạnh, ngồi dưới cội Bồ Đề, trong dăy Tuyết Sơn, có nhiều ngày bị mưa lũ hoành hành các thần rắn đến quấn quanh ḿnh đức Phật, dùng 7 đầu xoè ra che cho Phật khỏi bị ướt, cũng như trong các chuyện Tàu, các mỹ nữ Thanh Xà, Bạch Xà cũng là các con rắn tu lâu năm, Đắc Kỷ hay Nguyệt Cô đều do những con hồ ly tu lâu năm thành người, v.v…

Một câu chuyện truyền thuyết khác lại kể rằng, rắn Naga chính là vị thần Hộ pháp (Dvarapala) canh giữ viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dharma: Pháp, Sangha: Tăng). Trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có những câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm) trong kiếp hóa thân của một con rắn Naga. Song có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc cổ là câu chuyện về Đức Phật tọa thiền trên ḿnh rắn Naga. H́nh tượng rắn Naga bảo vệ cho Đức Phật tọa thiền là loại đề tài quen thuộc trong Phật giáo Nam tông
Tượng Thanh xà, Bạch xà chùa Hang.
Các kiến trúc sư thời đó đă kiến tạo nhiều chiếc cầu vồng có h́nh rắn Naga trên nóc các ngôi chùa, đền cổ, tại các nước Á Châu như Ấn Độ, Lào, Cam Bốt, Chiêm Thành, Thái Lan, v.v... v́ nó tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cơi trần gian và Niết Bàn. Chúng ta c̣n thấy rắn Naga ngự trên các mái, các đầu đao, hoặc chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, mục đích để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật.

Nói tới văn hoá đồng bằng sông Cửu Long là nói tới các miền Tiền Giang, là nơi có di tích khảo cổ học thời Óc Eo, di tích lịch sử Rạch Gầm, Soài Mút thời Nguyễn Huệ và ngày nay có trại rắn Đồng Tâm lớn nhất nước.

Thắng cảnh của tỉnh An Giang, Chùa Hang, tọa lạc nơi triền núi Sam (Vĩnh Tế Sơn), Châu Đốc là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Phước Điền tự (chùa Hang) được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du khách có tính hiếu kỳ. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840-1845, với tượng Bạch xà, Thanh xà, đă trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.

Châu Đốc c̣n nổi tiếng với Miễu Bà Chúa Sứ và chùa Tây An. Chùa Tây An c̣n được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngă ba, cận kề chân núi Sam. Chùa cất theo lối chữ “tam”, mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt. Chúng ta thấy thần rắn Naga 7 đầu được trang trí như một h́nh thức che chở cho đức Phật.

Người ta cũng t́m thấy rắn Naga ở trong các ngôi chùa Khmer ở vùng Tây Nam Bộ như chùa KhLeang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng Trà Vinh (nơi có đông đông bào Khmer sinh sống), cũng như chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu.
Chùa cổ Tây An với thần rắn Naga 7 đầu.
Nói tóm lại, quan hệ của rắn với người dân Việt không những thể hiện trong những điều thực tế qua các món ăn và sản phẩm từ rắn mà c̣n bàng bạc trong những pho truyện cổ, những huyền thoại, truyền thuyết được lưu lại bao đời trên các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc. H́nh tượng rắn trong kho tàng truyện cổ dân gian cũng rất phong phú như các truyền thuyết về rồng vậy. Tuy nhiên có một sự khác biệt trong các mô típ điêu khắc và kiến trúc là, rắn Naga chỉ xuất hiện như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo, c̣n con rồng lại biểu tượng cho quyền lực thế tục của hoàng đế Việt Nam và Trung Hoa.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo
- Dấu vết của một pho tượng rắn khổng lồ?
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-khong-lo.aspx

- Làng rắn và lễ hội Lệ Mật
http://hanoi.dantri.com.vn/c692/s692...hoi-le-mat.htm