Page 22 of 25 FirstFirst ... 121819202122232425 LastLast
Results 211 to 220 of 243

Thread: NGÀY ẤY ...30 THÁNG TƯ , 1975

  1. #211
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện di tản 1975


    Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài g̣n ra làm sao. Măi đến sau nầy, khi đă định cư ở Pháp, nhờ xem truyền h́nh mới biết !

    Sau đây là vài cảnh đă làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…


    Chuyện 1

    Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà c̣n kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như ḍng người trên cầu thang !

    Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nh́n thấy rơ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị ǵ hết, bà đang ḅ nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nh́n trước ngó sau hay có cử chi t́m kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một ḿnh. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động ḷn lưng dưới người bà già cơng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

    Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao h́nh ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ ǵ mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một ḿnh ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày c̣n lại trên xứ định cư ra sao ? c̣n cậu thanh niên đă làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?… Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi v́ anh ta đă cho tôi thấy cái t́nh người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

    Chuyện 2

    Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cơng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nh́n rơ nét mặt rất b́nh thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hăi ở chung quanh !

    Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nh́n theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…

    Bà già đó chắc đă quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, v́ bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đă chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ?

    Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…



    C̣n tiếp...

  2. #212
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện 3

    Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà c̣n trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nh́n nhưng vẫn hối hả đi qua, c̣n tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hơm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ – chắc là người mẹ, bởi v́ chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nh́n bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy – người mẹ đó quưnh quáng ngước nh́n lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

    Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nh́n thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói ǵ với nhau rồi nói ǵ với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực ḿnh rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…

    Anh thứ hai đă lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

    Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nh́n về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói ǵ đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nh́n, rồi như hiểu ra, vội vă chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….

    Viết lại chuyện nầy, mặc dù đă hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đă làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nh́n mấy anh lính Mỹ với cái nh́n có thiện cảm !

    Chuyện 4

    Cũng trên bến tàu. Cầu thang đă được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn c̣n đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và v́ thấy tàu sắp rời bến nên càng quưnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được ǵ rơ rệt hết !

    Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói ǵ đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu tḥng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vă cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, ṭn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nh́n xuống. Người đàn ông ngước nh́n theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang ṭn ten trên kia… Không có tiếng c̣i tàu hụ buồn thê thiết khi ĺa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

    Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đă trên bốn mươi tuổi — ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó c̣n mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy ḍng nầy

    Tiểu Tử

    http://baovecovang2012.wordpress.com...-1975-tieu-tu/

  3. #213
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyến Bay Cuối Cùng .





    Quân lực VNCH đă hoàn thành trách nhiệm bảo vệ lănh thổ, lănh hải, tập trung phát triển đất nước trong thời kỳ họ nắm quyền, hơn hết họ biết tôn trọng sự thật, biết thế nào là tự do, dân chủ, độc lập, tự cường khiến cho cả dân tộc Việt Nam tự hào, ngạo nghễ, kiêu hùng dưới lá hoàng kỳ vĩ đại.
    Ngày 30-4-1975 đánh dấ
    u một trang sử vô cùng đen tối của lịch sử dân tộc sau khi đảng Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Tự Do

    Đây là ngày sẽ được măi măi nhắc nhở để mọi thế hệ Việt Nam không bao giờ quên những thảm kịch tang tóc với hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH bị đầy đọa, chết chóc trong ngục tù cải tạo, hàng triệu người phải ĺa bỏ quê hương cha đất tổ t́m tự do, hàng trăm ngàn người phải bỏ ḿnh trên biển Đông và rừng sâu biên giới.

    Nguyên nhân của thảm kịch này là những thủ đoạn cai trị tàn ác của tập đoàn lảnh đạo hèn nhát của Cộng sản.

    Hèn với giặc, Ác với dân
    Last edited by Tigon; 27-04-2013 at 01:09 PM.

  4. #214
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tháng 4 buồn (Mai Thanh Truyết)

    Posted on April 25, 2013 by Lê Thy

    Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy ḷng tôi dường như chùng xuống. Mặc dù công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho cái business consultant của tôi, và th́ giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hay đi đó đi đây…tôi vẫn cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi.
    Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngă c̣n lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói lúc đó tôi không có th́ giờ để “buồn” như hôm nay, v́ miếng cơm manh áo và măi lo “t́m đường ra đi” (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

    Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm ǵ mấy cũng như không co th́ giờ để buồn…như tôi buồn hôm nay v́ cuộc ‘vật lộn” với cuộc sống mới

    Chỉ trong ṿng 20 năm trở lại đây, khi gia đ́nh tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngă môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.

    Buồn để mà buồn một ḿnh!


    Không thể nào nói tôi buồn không hiểu v́ sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rơ nỗi buồn thực sự của tôi v́ hai lư do: – Đất Nước c̣n điêu linh, – và Bà con ḿnh vẫn c̣n ch́m đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

    Nh́n lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài G̣n đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm ḍ t́nh h́nh…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong t́m và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức t́m đường ra đi.


    Tin tức đồn đăi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

    Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có h́nh của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái ǵ cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

    Tới thứ hai tuần sau đó, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên ḍng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 27-04-2013 at 01:11 PM.

  5. #215
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    (Trong bản chính , có tấm h́nh một em trai nằm chết bên lề đường v́ đạn pháo kích của Việt Cộng , tôi không thể nào post tấm h́nh ấy lên , v́ nó quá tàn nhẫn )

    Đi? Ở?

    Hai chữ nầy ám ảnh măi nơi tôi trong suốt thời gian c̣n lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

    H́nh ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. H́nh ảnh một ông giáo già đă về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con ḿnh đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gữi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con ḿnh nhận được thư đúng ngày thứ hai.

    Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba tôi viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

    C̣n Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của ḿnh… th́ làm sao tôi có th́ giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nh́n lại ḿnh, chính tôi cũng phải tự thú rằng ḿnh cũng không có th́ giờ để nghĩ đến mẹ ḿnh nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có tội với má tôi.

    Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.

    Đi không đành cũng v́ mẹ già đơn côi.

    Đi không đành cũng v́ bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ kíu kéo lại để làm một “cái ǵ” cho quê hương.

    Và đi cũng không đành v́ một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là “Ḿnh có thể đối thoại với người cộng sản, v́ trước khi họ là cộng sản, họ là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; v́ vậy ḿnh có thể hợp tác được”.

    Khi đă biết sai lầm th́ đă muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Kư khi đi học tập về củng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quư Cáp năm 1981 như sau:“Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Th́ tuổi trẻ đă biến thành uất hận!”

    Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, v́ làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức.

    Tôi đă chứng kiến được ǵ và đă học được ǵ?

    Xin ghi lại vài ḍng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:

    ■H́nh ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, h́nh ảnh giọt nước mắt lưng tṛng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc “Anh xem như em đă chết rồi ngày hôm nay”.

    ■H́nh ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.

    ■H́nh ảnh những người lính tôi không c̣n nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngă tư Hàng Xanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đă chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.



    Trận chiến tại Lăng Cha Cả


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 27-04-2013 at 01:13 PM.

  6. #216
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện ĐI và Ở đă được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy.


    Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt th́ đúng hơn) mọi công chức phải đến tŕnh diện tại trụ sở làm việc của ḿnh. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên t́nh nguyện vào Trường Sư phạm xem t́nh h́nh.

    Mọi sự có vẻ êm xuôi v́ “họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một h́nh ảnh khác làm bẽ bàng và làm đăo lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nh́n thấy một số đồng nghiệp của ḿnh mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đă mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhựt là những người ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.

    Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí c̣n để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chỗ chân bàn đạp xe hơi nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đă xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết tôi đă lập gia đ́nh rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đă dám cùng tôi “nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ.

    Trên đây, tôi xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ư nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con. Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về ḿnh.

    Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ chủ quan. Đó là:

    Truyết, mầy đừng bao giờ mơ tưởng người Việt cộng sản là người Việt Nam.

    ■T́nh đời như chiếc lá, đổi trắng thay đen và ḷng người thật khó lường (hơi cải lương một chút).


    Và để thoát khỏi ư nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính ḿnh cần phải hành xử trong tương lai như:

    ■Đứng trước quá khứ, hăy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hăy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken).

    ■Người khôn ngoan đi t́m nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại đi t́m nguyên do ở người khác. (Câu nói của Khổng Tử giản dị như vậy mà c̣n có kẻ không học được!).


    Xin góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư

    Mai Thanh Truyết


    http://baovecovang2012.wordpress.com...-thanh-truyet/
    Last edited by Tigon; 27-04-2013 at 01:15 PM.

  7. #217
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư (Khung Trời tưởng nhớ) .



  8. #218
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bán tiểu đội Biệt Kích Dù và trận đánh chớp nhoáng sau lệnh đầu hàng 30.04


    Posted on April 26, 2013 by Mỹ Đức


    Bán tiểu đội Biệt Kích Dù
    và trận đánh chớp nhoáng
    sau lệnh đầu hàng 30.04

    ::: Hải Triều/Trung Nghĩa :::

    Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư trằn trọc không ngủ được. Đơn vị anh được lệnh chuyển quân về đóng ở Tam Hiệp, Biên Ḥa, nơi mà tinh thần chống cộng của đồng bào Thiên Chúa giáo vững vàng như sắt, như đá. Sự có mặt của những toán Biệt Cách Dù làm các đơn vị quân dân pḥng thủ ở đây lên tinh thần. Tư đi hết nhà dân đến nhà thờ. Có những đêm Tư âm thầm vào nhà thờ nh́n chăm chăm vào tượng Chúa để cầu xin một phép lạ, không phải cho anh, mà cho quê hương, để Bắc quân bị tan biến trong trận Long Khánh và không một tên nào ṃ qua Tam Hiệp để vây Sài G̣n. Anh thấy tượng Chúa buồn buồn, anh thấy tượng Đức Mẹ dường như muốn khóc. Anh về lại đơn vị trùm poncho ngủ. Giấc ngủ vỡ tan theo t́nh h́nh tin tức chiến sự căng cứng cứ một ngày gần về phía Sài G̣n.

    Sáng ngày 28 rạng 29 tháng Tư, đơn vị anh được tin cho biết về các hướng chuyển quân của địch, trong đó có một đơn vị cộng sản có chiến xa sẽ di chuyển từ Tân Phong hướng chiến khu D tiến về ṿng đai phi trường Biên Ḥa theo lộ tŕnh quốc lộ 1 vào Hố Nai. Tất cả đơn vị đă sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Các đơn vị địa phương và nhân dân tự vệ, súng đủ loại bỗng nhiên thành những người lính tử thủ. Họ phân công, tăng cường pḥng thủ và di chuyển đồng bào khỏi vùng có thể sắp xẩy ra những cuộc đụng độ đẫm máu.

    Sáng sớm 30 tháng Tư, Tư và các sĩ quan được đơn vị trưởng mời họp khẩn cấp, chờ lệnh Sài G̣n. Trời Tam Hiệp vẫn chờ cơn băo lửa trong tinh thần chuẩn bị cho cuộc thư hùng chết bỏ. Đến khoảng vừa sau 10 giờ sáng, các sĩ quan quay quanh chiếc radio, im lặng, đợi chờ một cái ǵ vô cùng nghiêm trọng. Bỗng tiếng tướng Dương văn Minh ồn ồn vang lên lệnh buông súng. Tư đập tay xuống bàn. Chiếc đồng hồ vỡ tung, đứt dây văng xuống đất. Các sĩ quan có mặt, người chửi thề, kẻ ôm mặt khóc. Vị sĩ quan Dù, cấp chỉ huy của Tư đang gục mặt xuống bàn, hai vai ông run lên. Một lúc sau, ông đứng dậy nói trong hai hàng nước mắt:

    - Định mệnh oan nghiệt! Định mệnh oan nghiệt! Thế là hết! Anh em tan hàng và thoát khỏi vùng này gấp! Chiến xa địch có thể đang rất gần!

    - Sao dễ dàng vậy ông thầy? Mơ hay thực ông thầy! Hỏa ngục An Lộc ḿnh coi như pha! Sao bay giờ chưa bắn phát đạn lại tan hàng? – Tổng thống đă bó tay hàng, lệnh chúng ta buông súng. Làm sao chuyển xoay thế nước? Làm sao xoay chuyển lịch sử? Công chuyện bây giờ là cứu mạng anh em? Anh em nghe rơ?

    Không khí im lặng, tịch mịch, thê lương. Không một ai trả lời. Một thứ im lặng nặng nề, uất nghẹn. Tư bỗng lên tiếng:

    - Không! Tụi em nghe rơ nhưng không buông súng! Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng là chuyện của ông Dương Văn Minh. Tụi em không thể quăng súng! Biệt Kích Dù không bao giờ quăng súng! Ông thầy mặc tụi em!

    - Thế cậu làm ǵ?

    Tư không trả lời người chỉ huy của ḿnh. Anh đứng phắt day chào tay người đơn vị trưởng và bỏ ra khỏi pḥng:

    - Vĩnh biệt ông thầy và anh em!

    Đây là lần đầu tiên trong đời binh nghiệp mà Tư hành sử như vậy đới với cấp chỉ huy. Đơn vị trưởng Tư lặng lẽ nh́n Tư đi cho đến khi bóng anh khuất ở một góc đường dẫn về vị trí công sự pḥng thủ của toán Tư trách nhiệm. Ông thở dài và mọi người giải tán.

    Thiếu úy Tư về vị trí anh em đang bố trí chờ địch. Họ thấy nét mặt Tư như căng ra, căng thẳng và quyết liệt. Anh nói với anh em:

    - Thằng cha Minh Bự ra lệnh buông súng rồi! Mấy ông đại bàng lớn nhỏ đă chấp nhận lệnh của Dương Văn Minh. Tôi th́ không. Anh em nào theo tôi th́ gom hết súng đạn và M72 xếp hàng theo tôi. Anh em nào nặng gánh gia đ́nh th́ ngay từ lúc này, bẻ súng, hay chôn súng, rời khỏi nơi đây gấp! Tôi c̣n chỉ huy anh em. Đây là lệnh! Lệnh sau cùng trước khi chia tay!

    Thầy tṛ Thiếu úy Tư nhom vào nhau, ôm nhau, kẻ khóc, người gạt nước mắt khi chia tay. Tư gom c̣n lại anh em khoảng một bán tiểu đội chịu ở lại với Tư, mỗi người hai ống M72, lựu đạn, súng cá nhân và ba lô. Tư dẫn anh em di chuyển nhanh về xứ đạo Kim B… Đó là quê quán của một số anh em trong toán không buông súng của Tư. Tư đưa anh em lẩn vào một dăy nhà quen. Dăy nhà chỉ c̣n lại một bà cụ già:

    - Bác Tám! Cháu là Vũ Văn Tư! Bác c̣n nhớ cháu? Bà con đâu hết rồi?

    - À, tôi nhớ rồi! Cậu Tư Biệt Kích Dù! Cậu Tư về đây làm ǵ, bà con tản cư về Sài G̣n, v́ nghe nói cộng sản có thể vô đây! Mà mấy cậu đói không?

    - Sáng giờ tụi con chưa có ǵ trong bụng hết…

    - C̣n nồi thịt kho sau bếp. Tôi nấu nồi cơm cho mấy cậu ăn!

    Mặt tiền nhà thờ Kim B… bên trái là cột cây số 6 tính từ Biên Ḥa lên, bên phải là những căn nhà dân bỏ hoang, cách đó không xa là trường tiểu học Hải Pḥng có một địa thế che khuất thuận tiện cho một cuộc phục kích. Tư ra lệnh anh em đào hầm và ngụy trang gấp để sẵn sàng cho một cuộc tấn công chớp nhoáng và rút nhanh theo kế hoạch.

    Các Biệt Kích Dù c̣n lại mặt trận không có lệnh hành quân do Thiếu úy Tư chỉ huy, không có đại bàng trên trời, dưới đất, cũng không có hệ thống truyền tin, không Tổng Tham Mưu, không dinh Độc Lập… Chỉ có thầy tṛ Tư, Văn, Lễ, Hùng, Sự và Bảy đang dàn trận đối đầu với Bắc quân vào xế 30 tháng Tư, 4 tiếng đồng hồ sau lệnh cho quân đội buông súng của tướng Dương Văn Minh. Lúc này, trên mặt những Biệt Kích Dù không c̣n nước mắt buổi sáng, mà mặt họ lại đăm đăm chờ giặc như những lần phục kích năm xưa, bất chấp cái ǵ xẩy ra cho họ.

    Tư phân phối vị trí tác xạ cho từng anh em và chỉ thị:

    - Trận này chỉ sài M72! Không dùng súng nhỏ và lựu đạn, thứ này chỉ để tự vệ trên đường tàng h́nh mà thôi! Nếu địch xuất hiện trong tầm hiệu quả, xe nhỏ và Molotova vận tải, chơi trực xạ một M72. Nếu T54, tập trung tối thiểu là 2 M72 một chiếc cùng lúc để con cua bị rang muối ngay tức khắc, nếu nó c̣n sống, nó quay đại liên th́ ḿnh không thoát được theo kế hoạch, không về được với vợ con. Tất cả phần đuôi của đoàn xe địch c̣n lại, chơi xả láng tất cả M72 c̣n lại vào mục tiêu, kể cả bộ binh tùng thiết… Và tàng h́nh thật nhanh trước khi địch tỉnh hồn phát giác vị trí tấn công và đường thoát của tụi ḿnh!

    - Rồi sau đó tụi em gặp Thiếu úy ở đâu?

    - Tại nhà thằng Hùng ở Ngă Ba Hàng Xanh tối ngày mai nếu tụi ḿnh không thằng nào rách áo hay đi phép dài hạn! Nhưng ḿnh chơi cú này như ma như quỷ, bố tụi nó cũng không ngờ! Nhớ! Tụi ḿnh phải gặp nhau lần cuối trước khi chia tay mà không biết bao giờ gặp lại!

    Đúng như nguồn tin hôm trước và dự đoán hôm nay, dưới ánh nắng gay gắt, trước nhất là một chiếc jeep đi đầu, ngay sau là tiếng xích sắt nghiến trên mặt đường của một chiếc T54 ṇng đại bác kềnh càng chỉa về trước, hai bên hông xe là một số bộ đội, có cả du kích dép râu có lẽ lần đầu tiên được “cưỡi” xe tăng, rồi tiếp theo là 2 chiếc Molotova đầy bộ đội miền Bắc và du kích dép râu, mũ tai bèo, lá ngụy trang. Họ di chuyển dường như khá chủ quan là sau cả buổi lệnh buông súng của Dương Văn Minh loan báo trên đài, các ổ kháng cự của quân đội VNCH đă rời vũ khí, bỏ trống chiến trường. Họ chuyển quân như đi duyệt binh, như phô trương lực lượng.

    Tư và bán tiểu đội Biệt Kích Dù chỉ chú ư đến phần đầu kể từ chiếc xe jeep để có thể tấn công chớp nhóng và rút nhanh trước khi địch hoàn hồn. Đoàn xe tiến ngày càng gần vào vị trí ổ phục kích. Tư b́nh thản nói nhỏ vào tai các xạ thủ:

    - Jeep có sĩ quan đi đầu, cậu chơi chính xác 1 quả cho tôi!… Chiếc T54 kế, hai cậu chơi hai quả trực xạ ngang hông cùng một lúc!… Hai Molotova đi sau, mỗi chiếc một quả chính xác cho tôi!… Các ống phóng c̣n lại, các cậu xả láng hết vào bất cứ đoàn xe hay đám tùng thiết nào xuất hiện trong tầm tác xạ! Và ngay sau đó, biến nhanh theo tôi! Không chần chờ ở lại xem kết quả! Hổ nhanh như ma như biến mới sống!

    Tiếng xích sắt chiếc T54 nghiến đường kềnh càng mỗi lúc một gần. Chiếc jeep có một sĩ quan cấp đại tá và hai nhân viên truyền tin cùng chiếc T54 vừa lọt vào tầm tác xạ hữu hiệu, có thể nói là quá sát vị trí phục kích, Tư ra lệnh khai hỏa.

    - Ầm!

    Một vệt lửa vụt đi, quả M72 lao như điện xẹt vào mục tiêu. “Tiến về Sài G̣n. Ta giết sạch giặc thù” chưa thấy đâu, nhưng chiếc jeep đi đầu bị thổi tung lên như con diều giấy bốc cháy. Bị tấn công bất ngờ, chiếc T54 hoảng hồn nă một phát đại bác lên tháp chuông nhà thờ. Tháp chuông bị vỡ sụp một góc. Nhanh như chớp, trước khi đại liên và đại bác tác xạ vào các vị trí nghi ngờ khác, hai quả M72 phóng thẳng vào hông phải chiếc T54:

    - Ầm! Ầm!

    Chiếc T54 lật ngửa sang một bên, bốc cháy bên vệ đường. Ba quả M72 tấn công quá nhanh, chỉ trong ṿng không tới 30 giây, bộ đội Bắc Việt và các du kích bám trên xe không phản ứng kịp, bị văng xuống như sung rụng. Trong một tích tắc tiếp theo đó, hàng loạt M72 phóng thẳng vào hai chiếc Molotova chở đầy lính đủ loại, nón cối, mũ tai bèo và vài chiếc đi sau.

    - Ầm! Ầm! Ầm…!

    Nguyên một đoạn đường c̣n lại trong tầm tác xạ của M72 bỗng chốc thành băi chiến lửa khói đầy xác xe và người chết. Tiếng súng AK khai hỏa từ phía sau đoàn “con-voi” nhưng họ không biết họ bị tấn công từ đâu. Không một tiếng súng nhỏ M16 bắn trả. Bỗng chốc chiến trường thành một thứ chiến trường im lặng chết người. Trong cái khoảnh khắc im lặng mà Bắc quân c̣n nằm chết dí trên mặt đất bắn lung tung, chưa nắm vững t́nh h́nh địch và thiệt hại của các chiếc xe đi đầu, bán tiểu đội Biệt Kích Dù đă biến đi tự lúc nào.


    C̣n tiếp...

  9. #219
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi không nghe thấy ǵ nữa, các đơn vị Bắc quân và chiến xa c̣n lại thận trọng dàn quân thành một ṿng cung bọc tṛn khu vực nhà dân, nhà thờ và trường tiểu học. Họ di chuyển chậm và họ nghĩ rằng trận phục kích kế tiếp sẽ diễn ra. Nhưng không! Tiếng nổ lác đác c̣n lại chỉ nghe thấy từ ḷng chiếc T54 với những đạn loại nhỏ bị cháy và c̣n phát nổ. Ṿng vây khép lại như một mẻ lưới, càng lúc càng nhỏ dần.

    Bắc quân uất giận bắt đi vị linh mục già chánh xứ co ro trong nhà thờ và mấy người dân đau ốm tá túc trong nhà thờ. Họ lục soát trong nhà dân, bắt thêm vài người. Tháp chuông nhà thờ đổ nát nhưng tượng Chúa và tượng Đức Mẹ vẫn c̣n, một tên VC lia vào tượng một tràng AK và ra ngoài, hắn lầm lừ như con hổ bị trọng thương. Một tên chỉ huy hạch hỏi hai người dân điều ǵ không rơ, song sau đó, họ bắn cả hai ngay trước cổng nhà thờ.

    Toán quân cộng sản tiếp tục di chuyển, áp tải theo linh mục chánh xứ và những người dân vô tội, đến ngay tại cây số 7, họ dừng chân, họ bàn chuyện ǵ không biết, nhưng sau đó họ lôi ra bắn tiếp 2 người nữa và vứt xác bên vệ đường. Người dân miền Nam, những người bị bắt c̣n sống chưa bị hành quyết tại cây số 7, những người c̣n sống trong các nhà bên đường… kinh hoàng, vài người đă la hét trong cơn hoảng loạn tâm thần. Họ thấy cái chết lắc lư trên đầu họ. Và dường như Bắc quân thấy một cái ǵ không ổn trong hành động của họ trước những tiếng gào thét tuyệt vọng của đồng bào, họ ngưng hành quyết những người c̣n lại.

    Trên quốc lộ 1, đoạn đường từ cây số 6 trước nhà thờ Kim B đến cây số 7 cũng chính là một phần của đoạn đường “Tiến về Sài G̣n, ta giết sạch giặc thù!” Bài hát “Tiến về Sài G̣n” của Huỳnh Minh Siêng đă hiện thực trên những vũng máu của người dân vô tội.

    Ngày 1 tháng 5, thủ đô Sài G̣n tang tóc. Chiều, gió nhe ïthổi từ sông Sài G̣n như hơi thở tàn hơi trên từng sợi tóc của những người dân phờ phạc, âu lo, trên từng tàng cây hai bên đường như cảm nhận một mùa xuân tang tóc. Sài G̣n thoi thóp thở. Đâu đó, người ta thỉnh thoảng c̣n nghe tiếng súng, tiếng lưu đạn nổ. Tiếng nổ của những người tự tử chết theo thành. Tiếng súng của những anh em c̣n chiến đấu tuyệt vọng từ những hẻm hóc giữa thủ đô liệm chết.

    Tư lần ṃ đến địa điểm hẹn anh em ở Ngă Ba Hàng Xanh. Thầy tṛ Tư lặng lẽ ôm nhau, cùng nhau ăn một bữa cơm ly biệt sau cùng. Tư bùi ngùi nói với anh em:

    - Trách nhiệm của chúng ta đối với Tổ Quốc đă tṛn. Không ai lệnh cho chúng ta phải đánh trận sau cùng khi Dương Văn Minh đă đầu hàng. Tôi tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ đă bảo bọc chúng ta để c̣n gặp đủ anh em đêm nay. Nhưng ngay trong đêm nay, tôi không c̣n là người chỉ huy anh em, anh em mỗi người tự thay tên đổi họ để về nguyên quán, lo cho gia đ́nh, vợ con. Tôi sẽ c̣n ở lại Sài G̣n ít hôm coi t́nh h́nh, và có thể trở lại coi tận mặt chiếc T54 bị bắn cháy trước khi về lại Cao nguyên.

    - Em c̣n độc thân! Ông thầy cho em ở lại và tháp tùng ông thầy!

    - Không! Em về với bà cụ! T́nh h́nh vô cùng nguy hiểm! Thôi, chúng ta chia tay! Coi chừng mấy thằng 30 nằm vùng!

    Đèn trong trong pḥng vụt tắt. Bán tiểu đội Biệt Kích Dù không c̣n quân phục, không c̣n vũ khí của thiếu úy Vũ Văn Tư ôm nhau trong bóng tối. Người ta không thấy nước mắt, chỉ nghe những tiếng nấc ly biệt, nghẹn ngào…

    Mấy hôm sau, Tư lẻn về lại Hố Nai một ḿnh. Địch vẫn chưa áp đặt gắt gao sự kiểm soát trong vùng. Tư mặc đồ rách rưới như một nông dân lần đến thăm nhà thờ Kim B và khu vực trận địa. Tư lựa một góc nhà khuất, dựa lưng nh́n chiếc T54 và xác chiếc jeep nằm tan nát bên cạnh. Tư được biết một sĩ quan cấp đại tá và hai người lính truyền tin đă tử thương trong trận phục kích, số thương vong trên các chiếc Molotova và đoàn quân phía sau không rơ. Về lại Sài G̣n, Tư gặp một số bạn thân kể lại trận đánh và anh biến mất khỏi Sài G̣n sau đó.

    Một năm sau, Tư hoàn toàn thay tên, đổi họ và sống như một người dân không biết ǵ về lính tráng. Lặng lẽ, âm thầm, uất ức và chán đời về sống ẩn dật về sống ở Cao nguyên. Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư đă không c̣n trên cơi đời. Dần dà, anh trở thành người thất chí rồi mất trí. Anh không điên, nhưng người nhà cho biết anh Tư ngày nào cũng như ngày nào, suốt ngày cứ lầm bầm… những câu ” Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng? Quân phản bội! Quân hèn nhát! Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và trong một đêm mưa Cao nguyên sấm động rung trời như hét lời hận uất giữa không trung, mưa như trút nước, anh Tư nằm liệt giường, mê sảng. Trong cơn mê, anh cũng cứ thều thào… “ Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và sáng hôm sau, anh nằm yên, vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

    Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư mất năm 1976 dưới một cái tên hoàn toàn xa lạ, không vinh thăng, không phủ cờ, không huy chương, không một cánh hoa dù có mặt cạnh áo quan. Anh nhắm mắt nhưng mối hờn không chết trên quê hương, và chỉ một ḿnh anh mang theo niềm hận uất khôn nguôi của riêng ḿnh xuống đáy huyệt sâu. Khối hờn chung trong hơn ba mươi năm vẫn c̣n vẫn c̣n bàng bạc trên từng ngọn cây tấc đất… dẫu dấu tích của cuộc chiến bi hùng đă tàn phai theo tháng, theo năm.

    Hải Triều / Trung Nghĩa


    http://baovecovang2012.wordpress.com...au-hang-30-04/

  10. #220
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày 30 tháng 4




    Published on Apr 24, 2013

    Ngày 30 tháng 4

    Bài viết Trần Trung Đạo

    Giọng đọc Mây Lan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 60
    Last Post: 01-03-2013, 10:19 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 10:56 PM
  4. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •