Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Nữ Trung Tá Mỹ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nữ Trung Tá Mỹ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm

    Nữ Trung Tá Mỹ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm

    . Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ t́m vú để bú nhưng mẹ đă chết từ bao giờ.

    Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.



    Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đă được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong h́nh, gia đ́nh ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn h́nh Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.

    Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ c̣n người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đă kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

    Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông c̣n độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Pḥng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị v́ một số đông quân nhân bị thất lạc không t́m thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang t́m đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH c̣n đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
    Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) th́ nơi đây là pḥng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đă chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nh́n thấy thấp thoáng bên kia cầu c̣n một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

    “Cây cầu tao đă gài ḿn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

    Ông cố nài nỉ:

    “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

    Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay c̣n cố ôm ṿng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:

    “Đi không nổi mà c̣n mang theo vàng bạc châu báu ǵ nữa đây cha nội?”

    Người ôm ṿng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:

    “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đă chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn ḿnh trên bụng mẹ nó t́m vú để bú, em cầm ḷng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó v́ em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách ǵ giúp em bé này.”
    Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.

    Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:

    “Ḿnh là người lính VNCH, ḿnh đă được huấn luyện và thuộc nằm ḷng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của ḿnh là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, c̣n anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”

    Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối v́ em bé khóc không thành tiếng v́ đói, khát mà ông th́ c̣n là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm ǵ nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:

    “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa th́ lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

    Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Pḥng Xă Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Pḥng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:

    “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

    Ông này nh́n ông Báo cười và nói:

    “Mày đi đánh giặc mà c̣n con rơi con rớt tùm lum!”

    Ông Báo thanh minh:

    “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:

    “Thôi, đem em bé giao cho Pḥng Xă Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xă hội. Cô này nói với ông:

    “Thiếu úy giao th́ Thiếu úy phải có trách nhiệm, v́ em bé này ở ngoài mặt trận th́ Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà t́m.”

    Lúc đó, ông c̣n độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

    Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Măi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đ́nh và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico... (c̣n tiếp)
    Last edited by Tigon; 09-04-2013 at 10:10 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín. (ảnh TP chụp lại từ gia đ́nh
    ).



    Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

    Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các D́ Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

    Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đ́nh này từ đó đến nay.

    Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

    Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đ́nh tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin.

    Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi ḅ và làm phó mát.

    Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đă bị quên lăng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói ǵ về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

    Khi đă có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy ḿnh không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết ḿnh là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó măi mà không ai có thể trả lời cho cô.

    Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:

    "Con muốn biết con người ǵ, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

    Bố nuôi James giải thích cho cô:

    "Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn t́m nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra t́m được tông tích của gia đ́nh con.”

    Ngay từ khi Kimberly c̣n học lớp ba, bố nuôi em đă muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lănh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân.

    Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm v́ bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đ́nh. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học.

    Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Pḥng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

    Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

    Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

    “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đă chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, v́ lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

    Kimberly không biết ǵ hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đă biết ḿnh là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của ḿnh.


    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gặp Lại Cố Nhân

    Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số h́nh ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng h́nh cuộc gặp gỡ giữa gia đ́nh ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

    “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố t́m hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm t́nh cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, v́ có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do ḿnh cứu và đặt tên cho cô.”

    Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc t́m kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

    Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha ḿnh thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền h́nh cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

    Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đ́nh ông Báo ngỏ ư ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đ́nh đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn.

    Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ư nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

    Giây phút đầy xúc động

    Gia đ́nh ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:

    "Cô đến đây t́m ai?”

    Cô trả lời:

    "Tôi muốn t́m ông Trần Khắc Báo.”

    Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:

    "Đây là ông Trần Khắc Báo.”

    Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

    Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:

    "Ông là người đă cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn ǵ ở tôi?”

    Ông Trần Khắc Báo nói :

    “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hăy kêu tôi là “Tía”. V́ tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
    Và ông măn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
    “Bấy giờ tôi thực sự măn nguyện.”

    Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đ́nh và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đ́nh ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đă được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đă chết, và chính ông đă đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể t́m ra tung tích cha cô hoặc người thân của ḿnh. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

    Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được t́m thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

    Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quư trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ư nguyện của người đă cứu mạng em, v́ chính cô đă làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lănh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

    Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đă thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)


    http://www.viendongdaily.com/nu-trun...-5ZKXgaez.html



    Thanh Phong/Viễn Đông
    Last edited by Tigon; 09-04-2013 at 03:35 AM.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Góp ư của độc giả

    * nguyenvinh April 8, 2013 at 8:12

    Tôi biết vụ này,Mẹ em bé bị chết v́ pháo kích,nó c̣n quá nhỏ và đang nhay vú mẹ không có sữa nhưng nó không khóc chúng tôi đi ngang đó nhưng v́ nhiệm vụ nên chỉ biết ngậm ngùi.Khi nh́n thấy em bé được anh lính bồng lên trên tay,chúng tôi an ḷng.Không biết có phải cô bé này không,trên đường chạy giặc cũng không hiếm trường hợp này c̣n đến hôm nay là hi hữu lắm.Phép lạ của Thượng Đế


    *Thanh turu :

    April 8, 2013 at 8:12

    “Ḥang thiên hữu nhản” câu chuyện that cảm động đầy nhân tính trong cuộc chiến
    khâm phục và ngưỡng mộ anh Báo : một SQ quân lực VNCH đă sống và chiến đấu với
    tấm long nhân đạo của người lính miền Nam .

    Cầu chúc anh và gia đ́nh luôn b́nh an hạnh phúc,chúc cháu Kimberly luôn giữ mải t́nh thân và ḷng biết ơn anh Báo :một
    người thật đầy phúc hậu trong cuộc đời của cháu.

    http://www.hennhausaigon2015.com/2013/04/07/35602/

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hăy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà

    DIỆT GIẶC , GIÚP DÂN









  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tài liệu bổ túcSưu tập bởi BMH**

    H́nh ảnh khi Cô c̣n mang cấp bậc Hải Quân Thiếu Tá (LCDR)


    Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy

    LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.
    Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.
    Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.
    LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.

    LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.

    http://vuthat.wordpress.com/2013/04/...u-va-cam-dong/

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuộc hành tŕnh t́m về quê hương của cha, mẹ ruột…


    Adopted U.S. Navy Officer Makes First Return to Vietnam




    Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left)
    and Sister Vincent in Danang.


    HANOI, August 26, 2011 – She was once known only as Baby #899, an abandoned infant in Danang’s Sacred Heart Orphanage. With more than a bit of luck, as she now acknowledges, Baby #899 was eventually adopted by a U.S. Air Force Tech Sergeant and his wife in 1972, and brought up on a farm in rural Wisconsin.

    U.S. Navy Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell now works at the Pentagon, as Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support, and recently made her first trip back to Vietnam. “I wanted to try to reconnect with the unknown of my past,” said LCDR Mitchell after meeting with officials at the U.S. Embassy in Hanoi. “I’ve been talking about coming back for years, but it was like a soccer ball that I kept kicking down the field.”

    LCDR Mitchell returned to Vietnam and visited Ho Chi Minh City and Hanoi—but the most moving part of her week-long homecoming was in Danang, where she found the Sacred Heart Orphanage (now a monastery) and tracked down one of the nuns, Sister Mary, who worked in the orphanage four decades ago at the time that Baby 899 was adopted.

    “Sister Mary was able to tell me about the name they gave me, Tran Thi Ngoc Bich—and that it meant precious pearl,” said LCDR Mitchell. “It was the trip of a lifetime. I certainly won’t wait another 40 years to return.”

    http://vuthat.wordpress.com/2013/04/...u-va-cam-dong/

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Lieutenant Commander Kim Mitchell at the U.S. Embassy in Hanoi with Deputy Chief of Mission Claire Pierangelo and U.S. Defense Attache Colonel Patrick Reardon.


    http://vietnam.usembassy.gov/pr083011.html

  9. #9
    Lalan
    Khách
    Sao tui thấy hầu hết các nữ quân nhân Mỹ gốc Việt tướng tá và mặt giống đàn ông hơn đàn bà ??? Không hiểu có phải v́ masculine bẩm sinh nên mới thích đi lính ???

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Lalan View Post
    Sao tui thấy hầu hết các nữ quân nhân Mỹ gốc Việt tướng tá và mặt giống đàn ông hơn đàn bà ??? Không hiểu có phải v́ masculine bẩm sinh nên mới thích đi lính ???
    Lalan ơi , c̣n một điều nữa , tôi để ư trong số học tṛ ( không phải VN)có cha mẹ nuôi : nếu đứa trẻ được cha mẹ nuôi đem về từ khi c̣n rất nhỏ ( dưới 1 năm tuổi ), lớn lên chúng sẽ rất giống mẹ nuôi , nếu nh́n mặt , khó mà biết được là con nuôi .

    Trong lớp cháu nội tôi , có 2 em VN sinh đôi ,được giao cho đôi vợ chồng Mỹ nuôi , v́ cha mẹ em nghèo quá . Hai đứa bé gái rất xinh , cha mẹ nuôi là một cặp Bác sĩ rất giàu có (học phí $12,000 mỗi em / niên khóa ). Điểm đáng nói là , từ khi 2 em có trí khôn , Cha mẹ nuôi đă nói cho em biết nguồn gốc , và mỗi 3 tháng cho 2 em nói chuyện với cha mẹ ruột bên VN một lần . Ông bà c̣n hứa , một ngày nào đó , sẽ xin giấy tờ và mua vé máy bay cho Cha Mẹ ruột sang Mỹ thăm 2 đứa trẻ .

    Thật là một tấm ḷng vàng hiếm thấy

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 23-02-2013, 08:25 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 28-02-2012, 11:07 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 27-06-2011, 09:11 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 19-03-2011, 12:59 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 01-09-2010, 01:16 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •