Results 1 to 9 of 9

Thread: Nguyễn Văn Thạnh - Việt Nam cần một Thatcher

  1. #1
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Nguyễn Văn Thạnh - Việt Nam cần một Thatcher

    Submitted by Trưởng Biên Tập on Thu, 04/11/2013 - 00:04

    Nguyễn Văn Thạnh
    Theo blog Lỗi Hệ Thống




    Cựu Thủ tướng Anh Quốc Magaret Thatcher (13 October 1925 – 8 April 2013)


    Ngày nay, với sự bùng nổ của mạng internet, thông tin trở nên tràn ngập đến tận “pḥng ngủ” mọi người. Một ngày không biết bao nhiêu tin tức được truyền tải, một người dù có dành ra 24h/ngày cũng không thể xem hết. Đây là một điều tuyệt vời của kỷ nguyên số nhưng cũng có cái không hay của nó. Giữa một rừng thông tin như vậy, xă hội sẽ không biết đâu là trống trận, đâu là nhiễu âm để cùng nhau giải quyết những vấn đề nghiêm trọng mà xă hội mắc phải. Sức mạnh của công chúng bị phân tán, xă hội rơi vào t́nh trạnh ĺnh x́nh, bàn căi nhiều nhưng vấn đề vẫn c̣n đó.

    Trong rừng thông tin truyền tải trên mạng mấy ngày nay, tôi chú tâm vào hai tin:

    (1) Bầu Đức - tức ông Đoàn Nguyên Đức - chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phản bác lại Ts Alan Phan - người kêu gọi hăy để thị trường quyết định số phận bong bóng bất động sản thay v́ chính phủ bỏ tiền cứu nó - với lời lẽ rất gay gắt. Ngoài bầu Đức và câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, gần như cả hệ thống truyền thông được huy động vào cuộc để đánh ông già Alan. Từ những câu hỏi nghi ngờ lấp lửng đến những chuyện bới móc đời tư làm ăn trong quá khứ của ông tận bên Mỹ. Chi tiết xem tại đây và đây.

    Mọi người đều không quá ngạc nhiên trước phản ứng như vậy bỡi lẽ lời khuyên của ông già Alan đă đụng chạm đến lợi ích không chỉ của giới bất động sản mà c̣n có khả năng là giới cầm quyền. Tiến sĩ Alan đă đụng tới “nhóm lợi ích” khổng lồ nên họ bật lại và không để ông yên là điều dễ hiểu. May là ông ở Việt Nam với tư là một người Mỹ gốc Việt-tư cách như một doanh nhân ngoại quốc nên ông không bị côn đồ hay an ninh đe dọa bản thân, gia đ́nh hay chuyện làm ăn. Nghe đâu ông sợ quá mà đă bay sang Malaysia lánh nạn?

    (2) Một cựu nữ thủ tướng nước Anh qua đời - bà Margaret Thatcher - người được vị thủ tướng đương nhiệm David Cameron tôn vinh “một nhà lănh đạo tuyệt vời, một thủ tướng tuyệt vời và một người Anh vĩ đại”. Bà Margaret Thatcher từ lâu đă được truyền thông thế giới và nhiều người nổi tiếng đặt cho biệt danh “bà đầm thép”. Tuy sinh trưởng trong một gia đ́nh thứ dân b́nh thường nhưng bà có thời gian tại vị thủ tướng liên tục 3 nhiệm kỳ - lâu nhất trong các thủ tướng ở thế kỷ 20, được Nữ Hoàng Anh phong tặng cho tước hiệu Nam Tước cao quí.

    Bà đă làm ǵ cho nước Anh mà được tôn vinh như vậy?

    Sau thế chiến II, với nền kinh tế đ́nh đốn đồng thời chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xă hội Fabian, nước Anh đă tiến hành quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, thực hiện đường lối kinh tế nhà nước chủ đạo (kiểu Việt Nam hiện giờ), (Giống như Hugo chavez đă làm ở Venezuela). Người dân tất nhiên sẽ nhiệt t́nh ủng hộ chính sách trên v́ họ có lợi: được tăng lương-giảm giờ làm, trợ cấp nhà ở, bao cấp y tế, giáo dục, phát sữa miễn phí cho học sinh,… Và lẽ đương nhiên là niềm vui chóng tàn v́ doanh nghiệp quốc doanh th́ làm ǵ có hiệu quả. Nước Anh lâm vào khủng hoảng kinh tế với t́nh trạng lạm phát và nợ công cao kỷ lục. Ngân sách trống rỗng trong khi các nghiệp đoàn liên tục biểu t́nh đ̣i tăng lương, chống sa thải, chống cắt giảm các chương tŕnh phúc lợi xă hội. Nước Anh lâm vào rối ren và mất phương hướng.

    Thật sự, nước Anh đă vướng vào t́nh trạng “lưới lợi ích” khổng lồ không lối thoát: người dân th́ muốn nhà nước bao cấp, muốn tăng lương, muốn giảm giờ làm; giới chủ doanh nghiệp quốc doanh và chính trị gia th́ muốn được duy tŕ nó để giữ quyền lợi cho ḿnh. Đất nước ngày càng lụn bại nhưng không ai muốn thay đổi hoặc muốn thay đổi nhưng đừng ảnh hưởng đến lợi ích đang có. Bất kỳ ư tưởng thay đổi nào động chạm đến lợi ích đám đông hay giới lănh đạo (doanh nghiệp, nghiệp đoàn và chính trị) đều bị đám đông biểu t́nh hay chính quyền phản đối để dẹp bỏ. Nước Anh vướng vào thế tiến thoái lưỡng nan: không thay đổi th́ chết mà thay đổi th́ không được.

    Trong t́nh cảnh đó, bà Margaret Thatcher xuất hiện. Với tài năng, ḷng kiên định và sự khéo léo, bà đă từng bước tiến hành tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước khổng lồ, giải tán các loại trợ cấp từ sữa miễn phí đến nhà cửa, giáo dục, y tế,… Tất cả người dân Anh phải thỏa măn nhu cầu sống của ḿnh qua thị trường kinh tế tư nhân tự do-tức là đi làm (kinh doanh hoặc lao động) để có tiền rồi dùng tiền mua các sản phẩm ḿnh cần.

    Nước Anh đă hồi sinh, kinh tế từ chỗ tŕ trợ, lạm phát, thất nghiệp,… đă dần năng động, phát triển mạnh mẽ. Hiện nước Anh là nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu sau Đức. Bà Margaret Thatcher có công lớn trong việc bẻ lái nước Anh chuyển từ mô h́nh kinh tế nhà nước chủ đạo sang nền kinh tế tư nhân tự do. Điều này nghe chừng rất đơn giản nhưng hăy xem cách con người ta phản ứng thế nào khi quyền lợi bị đụng chạm trong trường hợp bầu Đức để thấy việc bà làm là không dễ.

    Để làm được việc trên bà phải đối mặt với hai nhóm lợi ích cực lớn. Nhóm đầu tiên là người dân. Đây là một đám đông, họ không cần biết chính phủ làm ǵ, miễn mang lại quyền lợi cho họ là chính phủ tốt, họ ủng hộ. Nếu làm điều ngược lại họ sẽ đi biểu t́nh để phản đối. Khi cắt chương tŕnh trợ cấp sữa miễn phí cho học sinh, bà bị công chúng chỉ trích dữ dội, họ gọi bà là Milk Snatcher (kẻ cướp sữa). Ngoài nhóm lợi ích trên, bà c̣n đối mặt với nhóm lợi ích lănh đạo doanh nghiệp, lănh đạo nghiệp đoàn và không loại trừ lănh đạo chính trị. Việc này nguy hiểm đến mức bà suưt chết khi bị ám sát bằng bom.

    Gian khổ và nguy hiểm tứ bề nhưng bà đă thành công. Chính điều này đưa bà đến danh hiệu bà đầm thép (một phần c̣n đến từ việc bà xử lư tranh chấp quần đảo Falkland với Argentina). Bà xứng đáng với mệnh danh đó và nhiều vinh quang cao quí khác.

    Qua cuộc đời bà Thatcher ta thấy một điều: dù nước Anh có truyền thống dân chủ lâu đời, có tự do ngôn luận, có đa đảng hoạt động nhưng việc gỡ cuộn chỉ rối do doanh nghiệp nhà nước gây ra cũng vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Ở đâu trên trái đất này cũng vậy, giống người là một. Họ luôn có xu hướng hàng động để bảo vệ lợi ích của ḿnh. Con người luôn chăm vào quyền lợi của ḿnh như là một tất yếu. Hành động chống lại lợi ích của một giai tầng trong xă hội đều là hành động nguy hiểm.

    Nếu bà Thatcher đối mặt khó khăn ở nước Anh là 1, th́ ai muốn bẻ lái con tàu Việt Nam phải đối diện với khó khăn nguy hiểm gấp 10. Việt Nam hiện nay không chỉ đối diện với cuộn chỉ rối do hệ thống kinh tế nhà nước chủ đạo gây ra mà c̣n phải đối diện với nền tảng văn hóa người dân chưa sẵn sàng cho kinh tế tư nhân, tâm lư c̣n nhiều sợ hăi và đối diện với nền chính trị chuyên chế độc tôn với tự do ngôn luận bị bóp nghẹt. (Chàng độc quyền chính trị, nàng xí nghiệp quốc doanh - mối t́nh môn đăng hộ đối đệ nhất thiên hạ).

    Việt Nam không thể thoát khỏi mớ bùng nhùng hiện nay nếu không có người thép như bà Thatcher, người đă xông lên chặt đứt, dẹp bỏ những dây nhợ lợi ích lùng nhùng để đưa nước Anh quay lại quĩ đạo đúng, hệ thống đúng của xă hội loài người là kinh tế tư nhân, chính trị cạnh tranh.

    Mong thay một “bà đầm thép” cho Việt Nam!

    Nguyễn Văn Thạnh

    Diễn đàn XCafeVN.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 11-04-2013 at 12:47 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Bà Margaret Thatcher với Thuyền nhân Việt Nam




    Cựu Thủ tướng Anh Magaret Thatcher (13 October 1925 – 8 April 2013)

    Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vừa qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là có bao nhiêu người Việt định cư tại Anh biết được công của bà từng giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam, mở đường cho cộng đồng Việt Nam tại Anh phát triển như ngày nay?

    Kư nhận hơn 10.000 thuyền nhân

    Theo một viên chức người Việt từng làm khoảng 2 thập niên ở cơ quan Refugee Action tại Luân Đôn lo về người tỵ nạn và từng biên soạn tài liệu về lịch sử thuyền nhân Việt Nam tại Vương Quốc Anh vốn đang được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Anh Quốc và Bảo Tàng Viện Luân Đôn, th́ vào năm 1979, khi hội nghị quốc tế diễn ra tại Trụ sở LHQ ở Genève để giải quyết vấn đề thuyền nhân, bà Margaret Thatcher, với tư cách thủ tướng Anh, đă kư nhận hơn 10.000 thuyền nhân Việt Nam, để từ năm 1980 trở đi, số thuyền nhân Việt Nam bắt đầu tới Anh ngày càng nhiều. Nhưng, theo viên chức này, thật ra không có nhiều thuyền nhân Việt Nam biết việc Thủ tướng Thatcher kư nhận hàng ngàn thuyền nhân như vừa nói.

    Một viên chức khác từng là Giám đốc của Refugee Action, ông Jack Shieh, xác nhận điều này:

    “Sự thật là hồi năm 1979, có hội nghị LHQ ở Genève để bàn về vấn đề thuyền nhân Việt Nam với lại người Cambodia và người Lào. Đa số người tỵ nạn ra đi, th́ ở Đông Nam Á cũng như ở Hồng Kông, rất nhiều người tới đó rồi v́ không có nước nào nhận họ định cư, thành ra vào năm 1979 có một hội nghị ở LHQ. Lúc đó, bà Thatcher vừa mới lên làm Thủ tướng Anh, bà có hứa nhận 11.500 người từ Việt Nam được định cư tại Anh Quốc. Sự thật có như vậy.”

    Vào năm 1979 có một hội nghị ở LHQ. Lúc đó, bà Thatcher vừa mới lên làm Thủ tướng Anh, bà có hứa nhận 11.500 người từ Việt Nam.

    Jack Shieh



    Theo viên chức Refugee Action vừa nói th́ ngoài việc không có bao nhiêu người Việt định cư tại Anh biết về chuyện Thủ tướng Thatcher kư nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam, người Việt định cư tại Anh, đa số đến từ Miền Bắc Việt Nam, nhất là người gốc Hoa, cũng không quan tâm nhiều đến chính trị, nên không biết rơ “cái ơn” đó của Thủ tướng Thatcher, ngoại trừ một số người mà ông gọi là “kỳ cựu” ở Miền Nam Việt Nam mới để ư tới vấn đề chính trị và biết rơ việc làm của bà Thatcher dành cho thuyền nhân Việt Nam.

    Vẫn theo cựu viên chức Refugee Action, th́ quan niệm của người Việt ở Vương Quốc Anh thường hay nghĩ rằng đảng Bảo Thủ Anh, nói chung, không có cảm t́nh với người tỵ nạn, c̣n đảng Lao Động th́ ủng hộ người tỵ nạn nhiều hơn. Nhưng, theo ông, nếu không phải là người trong cuộc th́ khó mà biết được sự thật. Nhưng viên chức này được xác nhận rằng người đă kư văn bản để nhận thuyền nhân Việt Nam như vừa nêu chính là Thủ tướng Margaret Thatcher.

    Trong khi đó, một cựu thuyền nhân Việt Nam từng được tàu Anh vớt, ông Ngô Hữu Thạc cư ngụ tại Luân Đôn, hồi tưởng lại công ơn của cố Thủ tướng Margaret Thatcher :



    Thuyền nhân được vớt từ những ghe thuyền nhỏ bé lên tàu lớn (UNHCR photo)


    “Đầu tiên có chiếc tàu Anh tên Sibonga vớt 2 chiếc tàu thuyền nhân Việt Nam ở Biển Đông. Một trong 2 chiếc tàu được vớt này, có tôi đi trong đó. Sibonga, chiếc tàu Anh đầu tiên vớt gần cả ngàn thuyền nhân trên Biển Đông và đưa thẳng tới Hồng Kông, là lúc mà bà Thatcher vừa lên làm Thủ tướng. Chiếc tàu này đánh điện về chính phủ Anh yêu cầu cho biết có nhận người hay không để họ vớt. Thủ tướng Thatcher đă chấp nhận, lúc đó h́nh như là vào tháng 5 năm 1979. Bà đă nhận người tỵ nạn, như vậy ḿnh là những người được vớt lên chiếc tàu đó th́ luôn luôn phải nhớ ơn chính phủ đầu tiên của bà Thatcher đă vớt người tỵ nạn Việt Nam từ Biển Đông, với số thuyền nhân đông nhất. Có thể trước đó chính phủ Anh nhận một vài chục người tỵ nạn Việt Nam ǵ không th́ tôi không biết. Tôi nằm trong một trong hai chiếc tàu được chiếc Sibonga vớt, đưa tới Hồng Kông, ở lại Hồng Kong khoảng một tháng làm thủ tục rồi cho bay qua bên Anh luôn. Sibonga cũng mới gọi cho tôi để hỏi xem ḿnh có thể làm được cái ǵ; tôi đang tham khảo ư kiến với các anh em. Bây giờ có rất nhiều người ở đây rất quan tâm tới ơn của bà Thatcher đă cho cứu người tỵ nạn Việt Nam trên biển.”


    Đón nhận miễn cưỡng

    Hiện có ư kiến cho rằng Thủ tướng Thatcher là người kỳ thị, đón nhận thuyền nhân Việt Nam một cách miễn cưỡng. Ông Jack Shieh, cựu Giám đốc Refugee Action vừa nói, lên tiếng:

    Ḿnh là những người được vớt lên chiếc tàu đó th́ luôn luôn phải nhớ ơn chính phủ đầu tiên của bà Thatcher đă vớt người tỵ nạn Việt Nam.
    Ngô Hữu Thạc.



    “Điều đó sự thật tôi cũng không rơ là bởi v́ khi diễn ra hội nghị ở LHQ vào năm 1979, những ǵ xảy ra, chi tiết như thế nào, th́ tôi nghĩ không có nhiều người biết rơ. Tôi không hiểu tin từ đâu mà họ nói như vậy. Nhưng vấn đề Thủ tướng Thatcher nhận 11.500 người Việt đến định cư tại Anh Quốc, th́ đó là sự thật.”

    Cho dù những nhận xét về cố Thủ tướng Thatcher có như thế nào đi nữa, thực tế cho thấy chính phủ Anh, kể cả chính phủ dưới quyền lănh đạo của bà, đă từng có những biện pháp thiết thực giúp ổn định cuộc sống của thuyền nhân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho tương lai của họ cùng người thân, con cháu. Theo các cựu viên chức Refugee Action cùng nhiều người Viêt ở Anh, th́ bây giờ cuộc sống người Việt tỵ nạn tại Anh tương đối ổn định. Số người thành công - đa số thuộc thế hệ trẻ - cũng khá nhiều. Họ được ca ngợi là học hành rất giỏi. Thế hệ thuyền nhân trước đây, đa số sống nhờ phúc lợi, hiện nhiều người quay sang kinh doanh, mở tiệm, biến Luân Đôn hiện thành nơi có rất nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt. Tại những con đường như Hackney, Mare street, Kingsland…có thể coi như là các “khu phố Việt Nam”, chuyên về nhà hàng, tiệm nail, xưởng may.v.v… Nói chung cộng đồng Việt Nam tại Anh đang trên đà phát triển đáng kể về mặt doanh thương, đóng góp rất nhiều cho kinh tế Vương Quốc Anh.

    Nhưng, bên cạnh sự thành công đó của người Việt, th́ báo chí Anh, nhất là những tờ báo không thích người di cư, cũng nêu lên mặt tiêu cực của người Việt tại Anh, đó là việc trồng thuốc phiện. Đây là vấn đề “nhức nhối” nhất là đối với số người Việt tỵ nạn v́ lư do chính trị. Vấn đề này đang ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng người Việt tại Vương Quốc Anh.

    Diễn đàn Ba Cây Trúc

    http://www.bacaytruc.com/index.php?o...c-gi&Itemid=53
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 11-04-2013 at 12:57 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher: Phụ nữ phải cứng rắn




    Margaret Thatcher qua diễn xuất của Nữ Tài tử Meryl Streep trong phim "Bà đầm thép".


    Ngay trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cho nữ quyền như ở nửa cuối thế kỷ XX, những người phụ nữ làm chính trị vẫn không dễ dàng thể hiện được hết khả năng của ḿnh. Lại càng ít hơn những nhà lănh đạo nữ để lại được dấu ấn sâu đậm trong lịch sử đương đại. Một trong những thí dụ nổi bật hiếm hoi về h́nh tượng phụ nữ thành công trên chính trường là cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.


    Bộ phim “Bà đầm thép” của đạo diễn Mỹ Phyllida Lloyd với ngôi sao Meryl Street trong vai chính (giải Oscar năm 2012) đă khiến dư luận trở lại cùng với bà Thatcher và trăn trở với câu hỏi: Đâu là bí quyết giúp cho bà trở thành nhân vật như đang hiện hữu?


    Đă quyết là làm


    Với bà Margaret Thatcher, người từng có bằng thạc sĩ về hóa học và bằng cử nhân luật, chính trị là định mệnh, “chạy giời không khỏi nắng”. Năm 25 tuổi (1950), bà từng là ứng cử viên trẻ nhất của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử vào hội đồng hạt. Tới năm 1959, bà đă đắc cử vào Viện Thứ dân (Hạ viện). Và chỉ sau đó hai năm, tới tháng 10-1961, bà đă chiếm một vị trí trên hàng ghế đầu của quốc hội trong cương vị Thư kư đặc trách Quỹ Hưu trí và Bảo hiểm Quốc gia…

    Lần đầu tiên bà Thatcher được giữ ghế Bộ trưởng là vào năm 1970 sau khi đảng Bảo thủ dưới quyền lănh đạo của Edward Heath giành được chiến thắng trong bầu cử. Khi đó, bà được giao cho ghế phụ trách Bộ Giáo dục và Khoa học. Và ngay từ lúc ấy, tính duy lư đă được bộc lộ rơ trong các quyết định của nữ Bộ trưởng trẻ tuổi. Bà chấp nhận bị đả kích miễn là làm được những việc mà bà cho là hữu lợi hơn.

    Tính cách cứng rắn, rất có chủ đích đă đưa bà Thatcher dần dà tiến gần hơn tới vị trí chủ chốt trong đảng Bảo thủ. từ năm 1975, bà dă trở thành thủ lĩnh của đảng Bảo thủ và giữ cương vị này cho tới năm 1990. Và ngày 4/5/1979, bà đă trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng Anh sau khi đảng Bảo thủ giành được thế đa số 144 ghế tại Viện Thứ dân. Bước chân vào Dinh Thủ tướng ở số 10 đường Downing, bà trích dẫn lời của Thánh Francis thành Assisi : “Nơi nào có bất ḥa, chúng ta đem đến đó sự ḥa thuận. Nơi nào có sai sót, chúng ta đem đến chân lư. Nơi nào có nghi ngờ, chúng ta đem đến đức tin. Và nơi nào có tuyệt vọng, chúng ta đem đến niềm hy vọng!”.

    Nói một cách công bằng, bà Thatcher không làm được nhiều việc theo đúng tinh thần trên. Thế nhưng, không thể phủ nhận là, bà đă thể hiện rất mạnh mẽ cá tính và sự cứng rắn của ḿnh trong các công chuyện quốc gia đại sự. Những nỗ lực của bà đă giúp cho nền kinh tế nói riêng và cả xă hội Anh khi đó có nhiều thay đổi. Những biện pháp bà đưa ra thường là khắc khổ và không phải lúc nào cũng có thể mang tính dân túy nhưng rốt cuộc lại giúp cho nền kinh tế được ổn định và phát triển. Chính phủ của bà trong một thời gian dài đă giữ được tỉ lệ lạm phát ở mức khá thấp. Tới cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh cũng đă được giảm xuống đáng kể.

    Trong các cuộc đàm phán, không bao giờ bà Thatcher chịu hy sinh những ǵ mà bà coi là quyền lợi thiết thân của “ḥn đảo sương mù”. Cái biệt danh “Bà đầm thép” cũng từ đó mà xuất hiện. Và thực tế là bà đă rất trùng khít với biệt danh này. Chính nữ Thủ tướng Thatcher bằng một quyết định cực kỳ cương quyết đă làm thay đổi hẳn ngành khai thác than ở Anh, buộc đóng cửa rất nhiều mỏ làm “của để dành” cho tương lai. Những cuộc biểu t́nh phản đối rộng khắp đă không buộc được bà rút quyết định này…




    Cũng chính nữ Thủ tướng Thather đă giúp nước Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày nhưng tất thắng với Argentina để giành lấy quần đảo Falkland (theo tiếng Tây Ban Nha là Malvinas). Quyết tâm chính trị ở người đàn bà trang nhă này luôn ở mức cao hơn như cần thiết phải thế. Cho tới ngày hôm nay, “Bà đầm thép” vẫn được nhớ lại với một sự ngưỡng mộ tới nuối tiếc ở “ḥn đảo sương mù”, đặc biệt là khi người dân Anh so sánh bà với các cựu Thủ tướng khác như Tony Blair hay Gordon Brown. Ngay cả đương kim Thủ tướng Anh David Cameron cũng kém bà ở ảnh hưởng chính trị và h́nh ảnh hấp dẫn đối với xă hội.

    Trong nền chính trị trên “ḥn đảo sương mù”, có khá nhiều kỷ lục đang thuộc về bà Thatcher. Bà là người phụ nữ duy nhất từ trước đến nay được giữ hai chức vụ thủ lĩnh đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827 (từ năm 1979 tới năm 1990). Thatcher là Thủ tướng phục vụ lâu nhất kể từ thời nhà văn William Gladstone (1809-1898, bốn nhiệm kỳ làm Thủ tướng Anh) và cũng là người có thời gian liên tục dài nhất nắm giữ cương vị Thủ tướng kể từ Lord Liverrpool (1770-1828). Bà cùng với bà Margaret Beckett của Công đảng là một trong hai phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Ngoại giao). Trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, thực hiện bởi BBC năm 2002, bà Thatcher được xếp ở vị trí thứ 16.

    Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà Thatcher được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối. Khi bà về vườn năm 1990, báo Mỹ Chicago Tribune đă tổng kết: “Có lẽ đây là nhà lănh đạo đáng phục nhất, đáng ghét nhất, đáng yêu nhất, đáng chán nhất, cấp tiến nhất và bảo thủ nhất trong toàn bộ thế giới phương Tây”.

    Phương châm hành xử

    Bà Thatcher có nhiều câu nói mà tới bây giờ người ta vẫn truyền tụng. Xin trích giới thiệu:

    - Chẳng nghĩa lư ǵ nếu chỉ là một chủ thể mềm yếu đáng thương hại trên ghế bành. Chẳng lẽ không đúng thế ư?

    - Điều mà nước Anh cần, đó là một bà đầm thép.

    - Tôi không cho rằng tôi gặp may. Chẳng qua là tôi xứng đáng được như thế.

    - Thường th́ tôi chỉ cần mười giây là có thể “đọc vị” được một người đàn ông. Và sau đó nhận định cũ ít khi bị thay đổi.

    - Tất cả mọi thứ trong đời tôi có được là nhờ ở cha tôi, và việc này cực kỳ thú vị v́ rằng, những điều tôi thuấm nhuần được tại một đô thị nhỏ trong một gia đ́nh hết sức khiêm nhường lại chính là những ǵ mà tôi cho rằng đă giúp tôi chiến thắng trong các cuộc tranh cử.

    - Nếu những người đang phê phán tôi mà nh́n thấy được cảnh tôi bước trên ngọn sóng sông Thames th́ hẳn họ sẽ bảo là, chẳng qua v́ bà ấy không biết bơi.

    - Theo tôi, đồng thuận - đó là quá tŕnh từ bỏ các tín điều, các nguyên tắc, các giá trị và các chiến lược của ḿnh. Đó là thứ mà chẳng ai tin vào và cũng chẳng ai buồn tranh căi cùng.

    - Tất nhiên, những sự tầm thường vô vị vẫn tồn tại. Chúng tồn tại chỉ đơn giản v́ chúng phản ánh đúng hiện thực.

    - Khát khao chiến thắng vẫn cháy bỏng trong từng người một trong chúng ta. ư chí quyết thắng - đó chỉ là vấn đề luyện tập. Phương thức chiến thắng - đó là vấn đề danh dự.

    - Nếu tôi phải một ḿnh chống lại 48 người th́ tôi rất lấy làm tiếc cho cả 48 người đó.

    - Nước Mỹ - đó không phải là thành Jerusalem mới. Nó không thể do tuyền những thánh nhân lập ra, và giả thử như nếu tuyền các thánh nhân đă lập ra nó th́ hẳn nó không thể nào phồn vinh được.

    - Nếu muốn cắt cổ ḿnh th́ đừng đến nhờ tôi băng bó cho.

    - Người ta thường trách phiên ṭa Nuremberg là công lư của “những người chiến thắng”. Và đúng là như thế, v́ đó là ư định tạo ra nó.

    - Không tồn tại cái gọi là xă hội. Có những cá thể đàn ông, những cá thể đàn bà và những gia đ́nh riêng rẽ.

    - Chữa trị những căn bệnh thâm căn cố đế của nước Anh bằng các tư tưởng xă hội chẳng khác ǵ chữa bệnh máu trắng bằng đỉa.

    - Bất cứ người phụ nữ nào thông tạo công chuyện nội trợ th́ gần như sẽ hiểu được các vấn đề của việc điều hành quốc gia.

    - Hẳn đă chẳng ai nhớ tới “người Samaria nhân lành” nếu người ấy chỉ có độc những ư định tốt. Người ấy phải có cả tiền nữa.

    - Khi người phụ nữ bộc lộ tính cách th́ bị trách là “ghê gớm”, c̣n khi người đàn ông bộc lộ tính cách th́ lại được khen là cừ khôi.

    - Là người hùng mạnh cũng giống như là một quư bà đích thực. Nếu bạn cứ phải nhắc cho người khác biết rằng bạn hùng mạnh th́ chứng tỏ rằng bạn chưa hùng mạnh.

    - Thời nay phụ nữ có vô số những cơ hội để thể hiện ḿnh: một số người trong chúng tôi c̣n được cai quản các quốc gia. Nhưng nói một cách danh dự, chúng tôi hợp với việc nâng khăn sửa túi hơn là mang lưỡi lê.

    - Tất cả những người phụ nữ chúng ta đến một lúc nào đó đều sẽ trở thành bà nội hay bà ngoại.


    Xung quanh phim “Bà đầm thép”

    Phim “Bà đầm thép” của đạo diễn Phyllida Lloyd được công chiếu ngày 6/1/2012. Bộ phim là những hồi ức của bà Thatcher hiện về trong trí óc đang dần dà mụ mẫm đi v́ tuổi tác của bà.

    Một số người Anh kiêu hănh khi hay tin đạo diễn Phyllida Lloyd chọn nữ minh tinh Meryl Streep đă tỏ ư hoài nghi rằng, một người Mỹ, dù trước đó đă hai lần nhận giải Oscar, vẫn không thể nào thấu hiểu được hết “tâm hồn Anh huyền bí”. Lại càng không thể tập được phong cách không thể bắt chước của “Bà đầm thép” và ngữ điệu riêng đặc biệt của bà.

    Thế nhưng, Meryl Streep đă hoàn thành xuất sắc vai diễn được giao. Người nữ diễn viên 62 tuổi này tâm sự:

    - Tôi đă rất vất vả với vai diễn. Nhưng đây là một trong những bộ phim hiếm hoi mà tôi phải cảm ơn số phận. Từ trước tới nay, tôi đă không đồng t́nh với nhiều việc trong số những việc mà Margaret Thatcher đă làm trong chính trị, nhưng tôi cảm giác rằng, bà ấy tin vào những ǵ mà bà ấy làm.

    Gái có công th́ không ai phụ. Và Meryl Streep đă được nhận giải Oscar thứ ba của đời ḿnh dành cho vai cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher trong phim “Bà đầm thép”.

    Tuy nhiên, cũng phải nói rằng không phải ai cũng thích bộ phim này. Đương kim Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, bộ phim “Bà đầm thép” được xuất xưởng sớm hơn thời gian cần thiết. Theo lời ông Cameron, ông rất thích cách diễn của ngôi sao Meryl Streep, nhưng ông cho rằng, đây là bộ phim kể về bản chất tâm lư của quá tŕnh lăo hóa hơn là về một nữ Thủ tướng nổi trội như bà Thatcher.

    Ông Cameron không phải là người đầu tiên trong đảng Bảo thủ Anh phê phán phim về bà Thatcher. Cựu thành viên nội các của đảng Bảo thủ, cựu ngoại trưởng trong chính phủ của bà Thatcher, Lord Douglas Hurd, đă gọi bộ phim này là “u tối”. C̣n cựu Chủ tịch đảng Bảo thủ, Lord Norman Tebbit, tuyên bố rằng, Thủ tướng Anh Thatcher không bao giờ là “người phụ nữ đa cảm, hoảng loạn” như Meryl Street muốn diễn tả.

    Tuy thế, đạo diễn Phyllida Lloyd th́ đă đáp lại mọi lời phê phán bộ phim của ông như sau: “Tất cả chúng tôi đều cho rằng, chân dung một người phụ nữ, đang phải trải qua quá tŕnh mất dần mất ṃn sức khỏe và trí nhớ, không phải là một chủ đề cấm kỵ và đáng xấu hổ đối với điện ảnh”.


    Diễn đàn Đất Việt , Diễn đàn Quốc nội Báo mới
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 11-04-2013 at 01:42 PM.

  4. #4
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    VN không bao giờ có loại bà đầm thép, Thatcher này đâu, xem tiểu sử của bà th́ biết:

    Bà là người học giỏi, cần mẫn v́ thế ngoài chuyện học hành ra bà c̣n chơi piano:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Margaret_Thatcher

    Margaret Roberts attended Huntingtower Road Primary School and won a scholarship to Kesteven and Grantham Girls' School.[6] Her school reports showed hard work and continual improvement; her extracurricular activities included the piano, field hockey, poetry recitals, swimming and walking
    .
    .
    .
    She arrived at Oxford in 1943 and graduated in 1947 with Second-Class Honours in the four-year Chemistry Bachelor of Science degree
    -Hăy để ư những người học giỏi, v́ siêng năng, cần mẫn quen rồi nên họ rất khó tính. Nếu là lănh đạo họ đa số là những người lănh đạo khắt khe đưa đât nước lên một vị trí khác biệt, ví dụ như:

    VN th́ có: TT Ngô Đ́nh Diệm .

    Singapore có: Lư Quang Diệu

    Mă Lai có: Dr Mahathir.

  5. #5
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    333

    Dream on baby.

    Nước Việt Nam cs coi đàn bà như cỏ rác,chồng có quyền đánh đập,tưới xăng đốt,tạt acid cho chết chỉ v́ những nguyên do trời ơi đất hỡi như không biết 'sanh con",không đưa tiền cho chồng cờ bạc,nhậu nhẹt...
    Công an thấy chồng đánh vợ chỉ "khuyên can".
    "Bà đầm thép" cho VN chỉ là chuyện nằm mộng ban ngày.
    Nam Hàn đă có bà "Kim chi thép" ,Thái Lan cũng có bà "Thủ tướng".
    C̣n mấy thằng chó chết trung ương đảng vc th́ "bà nước mắm thép" là chuyện mộng mơ.
    MN.
    Last edited by Mike Nguyen; 11-04-2013 at 10:12 PM.

  6. #6
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Thể chế chính quyền hiện tại VN không thể nào tạo hoàn cảnh cho người có tài có đức lên lảnh đạo đất nước , cho nên dù có
    hàng chục , hàng trăm nhân tài ... như không .
    Việc đầu tiên là chế độ hiện hành phải được xoá bỏ và xây dựng lại , tức là chúng ta đang cần các nhà cách mạng , khi cách mạng thành công
    th́ các người như bà Thatcher mới có đất thi thố tài năng .
    Hiện tại , trên thế giới này ,nh́n các nước được đàn bà lảnh đạo , th́ tất cả các vị này đều chứng tỏ có tài năng xuất sắc .
    Ước mong rằng trong tương lai , cả thế giới được cai trị bởi các bà , th́ các nơi đều được hoà b́nh và thịnh vượng .

  7. #7
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    VN rất giỏi làm những việc không ai muốn làm mà đi đâu cũng có những việc như thế. Giống con gián sống dai sống dài trong những môi trường tệ hại nhất.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-05-2011
    Posts
    113

    TT Ngô Đ́nh Diêm ???

    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    VN không bao giờ có loại bà đầm thép, Thatcher này đâu, xem tiểu sử của bà th́ biết:

    Bà là người học giỏi, cần mẫn v́ thế ngoài chuyện học hành ra bà c̣n chơi piano:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Margaret_Thatcher



    -Hăy để ư những người học giỏi, v́ siêng năng, cần mẫn quen rồi nên họ rất khó tính. Nếu là lănh đạo họ đa số là những người lănh đạo khắt khe đưa đât nước lên một vị trí khác biệt, ví dụ như:

    VN th́ có: TT Ngô Đ́nh Diệm .

    Singapore có: Lư Quang Diệu

    Mă Lai có: Dr Mahathir.

    TT Ngô Đ́nh Diệm , không sai, là TT đầu tiên của miền Nam , cũng có chút công lao với nền đệ I cộng hoà . Nhưng đem ông so sánh với TT Lư Quang Diệu hay Dr Mahathir th́ thật là mắc cỡ . Nếu có tài năng lỗi lạc như vậy th́ giờ này chúng ta đâu có như vầy . Yeah, yeah, cũng tại Mỹ phản bội và mấy ông phản Tướng ....

  9. #9
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Tôi nghiên cứu nhiều tài liệu về ông TT Diệm, ổng là người giỏi, từ lúc học ở Trung học trường nhà ḍng đă giỏi rồi dường như là thủ khoa, v́ giỏi như vậy nên được Pháp cho ra Hà Nội học đặc biệt về Hành Chánh và Luật.

    http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Diem

    At the end of his secondary schooling, his examination results at the French lycée in Huế saw him offered a scholarship to Paris but declined to contemplate becoming a priest. He dropped the idea, believing it to be too rigorous. He moved to Hanoi to study at the School of Public Administration and Law, a French school that trained Vietnamese bureaucrats
    Đời đi học, tôi để ư dân top trong lớp thường tính t́nh khắt khe, và có lối sống nghiêm chỉnh.

    Ông Diệm cũng vậy, rất khó tính và cũng rất sharp, ông ta nhận thấy dân Việt thời đó (1954) ít học (cả nước VN thời đó dân có tŕnh độ ĐH chỉ có vài trăm; kể luôn bác sĩ, luật sư ), nên ông đă ưu tiên cải tiến về giáo dục; thời của ông đă lập ra mấy trăm trường trung học toàn quốc từ vĩ tuyến 17 tới Cà Mau. Đại Học cũng đang được cải tiến từ từ, bằng cách cho nhiều người có đủ tŕnh độ đi du học Pháp, Mỹ .

    Đáng tiếc thay mấy ông sư dốt đă nghe lời xúi dục của VC chống đối đủ tṛ (nói th́ vạ miệng chứ sư ngày xưa rất dốt, thậm chí có người không biết chữ nữa, ông tôi nói). Và khi chống đối th́ Mỹ nh́n vào, v́ policy của Mỹ họ không có thiện cảm với đồng minh của họ trấn áp tôn giáo, nhân quyền .

    Nếu mấy ông tướng phản loạn VNCH không đảo chánh ông Diệm, th́ tôi nghĩ ngày 30 tháng 4 không bao giờ xảy ra, cũng giống như Nam Hàn, khi họ mạnh bố bảo thằng Bắc Hàn chẳng dám hó hé .

    V́ vậy tôi không nghĩ thằng Bắc Hàn chẳng dám làm ǵ Nam Hàn, cho dù trong ḷng tôi vẫn muốn thằng Nhóc Bắc Hàn Kim Jong Un bắn hỏa tiễn qua Nam Hàn . V́ tôi muốn thấy thằng Bắc Hàn thành b́nh địa .
    Last edited by Trungthuc5; 12-04-2013 at 06:30 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-08-2011, 12:55 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 01-08-2011, 07:34 PM
  3. Replies: 36
    Last Post: 02-04-2011, 07:37 AM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 05-09-2010, 02:30 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •