Results 1 to 4 of 4

Thread: CHIẾN TRANH VÀ GÓA PHỤ

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CHIẾN TRANH VÀ GÓA PHỤ

    Chiến tranh và góa phụ trong xă hội Việt Nam



    Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Ḥa hôm 29/4/1975 AFP photo

    Chiến tranh Việt Nam đă lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, ĺa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để t́m hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đă ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời pḥng không, chiếc bóng từ khi tóc hăy c̣n xanh.

    Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông băo của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.

    Những nỗi buồn câm lặng

    Trong chương tŕnh hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quư độc giả h́nh ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đă ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.

    Cuộc chiến Việt Nam đă chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đă mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đă trổ bông. Cây đă nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương ḷng của nhiều thế hệ vẫn c̣n rỉ máu. Ḷng người vẫn chia cắt, ư thức hệ vẫn c̣n là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống b́nh yên, chưa t́m được tự do, hạnh phúc thật sự.

    Đă có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp th́ có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đă thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đă có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)

    Chỉ riêng tại Miền Nam đă có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).

    Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đă vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những ǵ họ đă cố gắng t́m kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, t́m cho ḿnh và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đă được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong ḷng đất.

    Sau năm 1975, cộng sản đă đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đă được trở về sum họp gia đ́nh. Nhưng có 165.000 người đă chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cơi ḷng tan nát.

    Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lư Chiến tại trường Vơ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đă chết trong tù. Bà một ḿnh phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đă kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:


    “Ông xă tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đă đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đă đi chạy thuốc tây. Tôi đă bán quà cho học tṛ ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái ǵ làm cái đó. Ḿnh làm hết cái khả năng của ḿnh cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”

    Trong bài hồi kư “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đă viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đă kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:

    “Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức ǵ hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là c̣n được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đă chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống th́ tôi thấy như là có vật ǵ nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”

    Khi tôi hỏi bà suy nghĩ ǵ về cuộc chiến đă qua và bà có ư kiến ǵ với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bă nói:

    Chuyện đă qua th́ tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ư kiến ǵ nhưng tôi không đồng ư với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết ṃn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới.

    Không có một gia đ́nh nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi t́m tự do. Tại sao người ta phải đi t́m? V́ người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đă dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.


    Bà đă đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đă mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.

    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vết thương ḷng c̣n măi



    Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com

    Ngay cả trong ḷng xă hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.

    Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đă kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:

    “Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

    Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu ḷng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gơ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đă hy sinh tại một thành phố gần Sài G̣n. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nh́n anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nh́n thấy thi thể của anh. Chúng tôi đă làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đă làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”

    Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xă hội cao, nhưng bà Pauline đă không tái giá. Bà sống một ḿnh nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đ́nh. Trái tim bà không c̣n rung động lần thứ hai v́ cảm xúc yêu thương đă chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong ḷng đất. Bà đă bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:

    “Tôi chưa bao giờ lập gia đ́nh lần thứ hai. Trái tim tôi đă tan vỡ và không bao giờ c̣n chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi c̣n quá trẻ. T́nh yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi t́m được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”

    Sau đó, bà đă viết sách để bày tỏ nỗi ḷng của ḿnh. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đă nhiều lần có ư định tự sát. Bà tâm sự:

    “Tôi đă bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời ḿnh v́ tôi c̣n nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.

    Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đă tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim ḿnh. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”

    C̣n nỗi ḷng của bà Trần Thanh Minh th́ sao? Bà đang mơ ước những ǵ vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đă viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống măi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ văng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi măi măi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi kư “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:

    “Những người Mỹ nhân đạo đă đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đ́nh có người chết trong trại cải tạo th́ họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đ́nh hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng c̣n mơ ước ǵ hơn là ḿnh sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại v́ sống ở trên đời này, ḿnh không t́m thêm được một nửa người của ḿnh nữa thành ra ḿnh hy vọng nếu có thế giới bên kia th́ ḿnh sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”

    Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói ǵ về thù hận. Bằng một tấm ḷng đầy vị tha và đầy t́nh người. Bà nói:

    “Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những ǵ đă diễn ra. Bởi v́ người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương ḷng không thể hàn gắn lại được. Hăy tiếp tục tự chữa lành những vết thương ḷng và hăy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. V́ nó đă gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”

    Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người c̣n sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông băo của cuộc đời.


    Xin dành một ṿng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đă hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. T́nh yêu của họ là một viên ngọc quư báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà ḿnh đang có trong tay ./.



    Phong Thu, thông tín viên RFA
    2013-04-16


    Tài liệu tham khảo:

    (*) http://www.VN-AgentOrange.orginfo@vn-agentorange.org

    .(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.

    (***) http://www.historylearningsite.co.uk...oat_people.htm

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013120718.html

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30.4



























    HỎA CHÂU HIU HẮT
    CHIẾN TRƯỜNG XƯA



    Hai chín tháng Tư trên kháng tuyến
    Ngăn giặc tràn về cửa Miền Đông
    Ba mươi tháng Tư, lệnh ngưng chiến
    Mưa ngập cơi bờ mưa khóc non sông

    Ba mươi tháng Tư
    Đàn ḅ vào thành phố
    Trận mưa trái mùa giăng mắc từng cơn
    “ Mưa trên phố phường, mưa trên cờ đỏ”
    Gió u buồn hun hút hận Trường Sơn.

    Mùng một tháng Năm, theo xa lộ
    Gặp người vợ trẻ hỏi tin chồng
    Lác đác ven đường xanh mộ cỏ,
    Súng cắm ngược đầu ngơ ngác thinh không
    Hỡi người lính trẻ chưa tṛn mộng
    Về ḷng đất mẹ, tuổi tang bồng
    Một quê hương bật khóc.

    Ba mươi tháng Tư nức nở muôn ḷng
    Từ đó, triệu người con biệt xứ
    Triệu người t́m biển đông
    Mặt trời không bao giờ lặn
    Trên khắp cộng đồng
    Hỏa châu ngày nào như vẫn sáng
    Soi đườug đi soi nẻo chờ mong.
    Mặt trời không bao giờ tắt
    Trên hướng vời trông
    Tâm tư buồn gởi non sông. Ngày nào…


    (Ư-YÊN. Tiếng Vọng Ngàn Thương)







    BÀI THƠ cho THÁNG TƯ ĐEN



    (Gởi về quê hương và đồng bào Việt Nam thân mến)

    Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
    Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
    Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
    Mà vẫn xa quê, sống phận hời ???

    Tóc đă phai xanh, tuổi đă chiều
    Chưa ngày thanh thản, vẫn đăm chiêu
    Phần thương dân tộc trong sầu tủi
    Phần xót quê hương đỏ giáo điều …

    Hỡi những trái tim, những tấm ḷng
    Cơ trời vận nước buổi suy vong
    Hăy xin ǵn giữ niềm trung nghĩa
    Đừng để ngàn sau hổ giống ḍng

    Đừng để tàn phai nét đẹp xưa
    Của trang thanh sử, dẫu giao mùa
    Chao ơi, từ đỏ cơn hồng thủy
    Bao kẻ xuôi ḍng theo gió mưa !!!

    Nh́n những ḷng thay, những nắng phai
    Mà tim thổn thức nhịp u hoài
    Mà đau mà xót niềm hưng phế
    Thương bóng Loa Thành, thương Ức Trai !

    Giọt lệ đôi phen đă ngỡ ngàng
    Khi người đổi bến, kẻ sang ngang

    Thịnh suy mới rơ đời đen trắng
    Mới thấy thau kia lẫn với vàng !

    Dốc thẳm, đường chênh vắng bóng người
    Âm thầm chiến sĩ bước đơn côi
    Con thuyền chính nghĩa, ḷng son sắt
    Xin chớ phong ba măi dập vùi !

    Mấy chục năm dài vẫn đợi mong
    Đợi anh góp sức, chị chung ḷng
    Đứng lên trừ hết loài gian ác
    Để trả cho tṛn nợ núi sông

    Rồi sẽ b́nh minh rực tháng Tư
    Quê hương nhất định hết lao tù
    Cờ Vàng tô thắm khung trời Việt
    Tổ quốc vinh quang, sạch bóng thù




    NGÔ MINH HẰNG







    * Chú thích
    Video này Tôi thấy rất hay ! Mặc dù có dính đến Nguyễn Ngọc Bích , nhưng đối với Tôi không quan trọng lắm . Thí dụ Quốc ca Cộng sản VN là của Nhạc Sĩ thiên tài Văn Cao , CS căm ghét mà vẫn sử dụng th́ sao , huống ǵ Nguyễn Ngọc Bích chỉ góp phần tạo nên Video này thôi ! C̣n cá nhân Ông ta hiện nay , th́ tôi miễn bàn luận !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-04-2013 at 02:30 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    141

    Chinh phụ Ngâm khúc VNCH ( thời binh lửa)

    Chính v́ lịch sử dường như đă bỏ quên những đau khổ, oan khiên và hy sinh vô bờ bến của vô số những người chinh phụ Việt Nam Cộng Ḥa trong và sau cuộc chiến, tôi đă viết thi tập "Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Ḥa ( thời binh lửa) để tri ơn và tưởng nhớ các chị.
    Thi tập CPNK/VNCH cũng viết theo thể song thất lục bát như Chinh phụ ngâm khúc của hai cụ Đặng Trần Côn và cụ Đoàn Thị Điểm, và sẽ ra đời và phát hành trong mùa Thu năm nay, 2013. Qua thi tập này, chúng ta sẽ thấy thân phận những chinh phụ VNCH đau thương và bất hạnh hàng ngh́n lần hơn người chinh phụ thuở xưa qua tác phẩm CPNK/ của hai cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
    Xin gửi đến quư anh chị, nhất là các chị vài ḍng đầu trong bản thảo tập Chinh phụ ngâm khúc VNCH ( thời binh lửa)...

    Lê Khắc Anh Hào



    Chinh phụ ngâm khúc
    Việt Nam Cộng Hoà
    (thời binh lửa)



    Giầy saut dẫm bước phong trần
    Sương đêm thấm nặng ngh́n cân cơi người.



    Dẫn nhập



    Trong cuộc chiến chống Bắc quân để bảo vệ tự do, bờ cơi miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17, bờ Nam sông Bến Hải, những người lính miền Nam Việt Nam, hay nói như ư thơ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của hai cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, họ là những lớp chinh phu can trường, gian khổ và bất hạnh. Họ đă chiến đấu, họ đă “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”, một số họ đă hy sinh, đă ngă xuống nơi chiến trường… Và những chinh phu sống c̣n trong cuộc chiến, họ đă trở thành những “bại binh” bị hy sinh sau 1975 khi người Mỹ “phủi tay” rời chiến trường miền Nam v́ nhu cầu chiến lược toàn cầu của họ.
    Người chinh phu của thời xưa, số phận của họ may mắn hơn với những chinh phu miền Nam thời VNCH. Thời xưa, chinh phu là những “chàng Siêu tóc đă điểm sương mới về”. Những chinh phu miền Nam thời VNCH thời chiến tranh có người cũng đă trở về, không phải để “Ngâm nga mong gửi chữ t́nh. Dường này âu hẳn tài lành trượng phu”, mà họ, một số hy sinh nơi chiến địa, một số trở về trên đôi nạng gỗ, đa số lại trở về để rồi tan nát đời trai trong các trại tù cộng sản từ Nam tới Bắc.
    Thế nhưng, từ những ngày đầu, khi “thuở trời đất giặc Hồ nổi lửa” đến ngày Sài G̣n sụp đổ năm 1975 , “Oan khiên trĩu nặng h́nh hài. Cái thân tù ngục an bài kiếp nao?”… th́ lớp lớp những người chinh phụ miền Nam đă trải qua những cảnh đời đau khổ, khốn nhục, bất hạnh ngàn lần hơn người chinh phụ ngày xưa trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của hai cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
    Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam “lệch làn tóc rối, lỏng ṿng lưng eo”, tan nát đời hoa ra sao khi từng đêm nghe tiếng đại bác, đêm từng đêm nh́n hỏa châu rực sáng núi rừng, nơi chồng ḿnh xông pha trận mạc.
    Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam đau khổ ra sao những khi phải đối diện với thảm cảnh “ngày mai đi nhận xác chồng, say đi để tưởng ḿnh không là ḿnh…”
    Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam bất hạnh ra sao khi phải vừa tần tảo nuôi con, vừa lặn lội thăm chồng trong các trại tù cộng sản núi rừng heo hút từ Nam ra Bắc.
    Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam lịm chết ra sao khi hay tin chồng chết trong tù giặc cộng.
    Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam gió sương, cơ cực và cô đơn ra sao khi giặc cộng tịch thu nhà cửa và tống nàng và các con ra khỏi mái nhà êm ấm của hai vợ chồng v́ tội cộng sản gọi là “có nợ máu với nhân dân”…
    Chúng ta cũng biết những đoạn trường, bất hạnh của những chinh phụ miền Nam ra sao khi nàng phải vượt sóng đại dương, bỏ nước ra đi t́m chồng, t́m tự do, hay sau khi chồng chết trong trại giặc mà phải dắt con ra đi…
    Hăy bỏ trái tim và biển lệ của những người chinh phụ miền Nam lên bàn cân lịch sử đầy nước mắt, máu xương, oan nghiệt của dân tộc trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống Bắc quân… th́ độc giả mới hiểu được tại sao tôi viết “Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Ḥa”…
    Tôi viết “Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Ḥa” không v́ mục đích văn học, mà hoàn toàn v́ muốn ghi nhận những gian truân, khổ nhọc, đoạn trường của vô số những người vợ lính, những chinh phụ miền Nam trong suốt chiều dài của cuộc chiến bi hùng, oan nghiệt, và cả ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt. Họ là thành phần gần như bị bỏ quên, bất công và vô t́nh…
    Tôi, người cũ năm xưa, mạo muội viết thi tập “Chinh phụ ngâm khúc VNCH”, chân thành gửi đến quư chị một lời vinh danh, một lời cám ơn và một bông hồng không tàn phai cùng năm tháng, cho dù các chị c̣n sống đoài đoạn ở Việt Nam, sống lưu vong trên đất khách, hay đă không c̣n trên cơi đời này…

    Rừng xanh áo trận bạc màu
    Em hay anh nặng nỗi đau chia ĺa?

    Lê Khắc Anh Hào


    Chinh phụ ngâm khúc
    Việt Nam Cộng Hoà
    (thời binh lửa)


    Chương một

    Chinh phụ ngâm khúc
    Việt Nam Cộng Ḥa
    ( Song thất lục bát)





    1.
    Thuở trời đất giặc Hồ nổi lửa
    Ngày đời em đổ vỡ phong ba
    V́ ai loan phụng ĺa xa
    V́ ai xă tắc sơn hà nát tan?

    2.
    Ngày xuất quân, lệnh ban chống giặc
    Đêm hỏa châu giăng mắc lưng trời
    Rừng sâu chong súng ngậm lời
    Chờ nghe đạn giặc gọi mời lửa binh.

    3.
    Trời phương Nam thanh b́nh năm cũ
    Đời anh như hoa nụ trên cành
    Bỗng nhiên vỡ đất tan thành
    Bút nghiêng xếp lại, máu tanh giang hồ.

    4.
    Vượt Bến Hải giặc vô như thác
    Nhập rừng sâu: lệnh Mác Lê Nin
    Lệnh truyền từ Hồ Chí Minh
    Tang thương đất Việt, điêu linh giống ṇi.

    5.
    Thuở thư sinh đêm soi đèn s ách
    Giờ súng gươm anh vạch đường quân
    Giầy saut dẫm bước phong trần
    Sương đêm thấm nặng ngh́n cân cơi người.

    6.
    Ngày anh đi một trời úa lá
    Chân tiển anh mà lạ gót son
    Khối sầu dằng dặc héo hon
    Chắp tay nguyện bước vuông tṛn theo anh.

    7.
    Anh bước đi, trời xanh rực nắng
    Em đứng nh́n đăng đắng bờ môi
    Anh đi, nắng lạ bồi hồi
    Em về lẽ bóng ngậm lời biệt ly.

    8.
    Lùng Bắc quân, ngại khi lạc lối
    Súng Khe Sanh khẽ gọi Pleiku
    Anh đi sương khói mịt mù
    Súng gươm anh chận gót thù đạn bom.

    9.
    Em thơ thẩn từng hôm soi bóng
    Dơi vầng trăng lồng lộng quan san
    Quân đi rừng núi bạt ngàn
    Trường Sơn đổ lửa, em tràn lệ sa.

    10.
    Đêm đụng giặc, xông pha trận mạc
    Ngày dừng quân lục soát chiến trường
    Chiến y phủ lớp bụi đường
    Uy nghi cờ lộng gió sương biên thùy.

    .....
    Lê Khắc Anh Hào

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 16-11-2012, 03:42 AM
  2. Replies: 225
    Last Post: 13-06-2012, 04:16 PM
  3. ÂN HẬN DO THIẾU HIỂU BIẾT & VỀ TÍNH DỤC thái san
    By ttv2007 in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 06:40 PM
  4. ĐIỆP VỤ: T̀NH YÊU KHÁC CHIẾN TUYẾN - MÁU - HẬN THÙ - NUỚC MẮT
    By Nguyen Hung Kiet in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 346
    Last Post: 11-10-2011, 11:22 AM
  5. TRIẾT LƯ PHONG TỤC NGÀY TẾT
    By Son Ha in forum Triết Học
    Replies: 0
    Last Post: 26-01-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •