SHAKOPEE, Minnesota (NV) - Té ra, bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” mà bấy lâu nay nhiều người tưởng là của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH, lại do một tác giả khác sáng tác.


Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”. (H́nh: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp)

Đó là cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, hiện cư ngụ tại thành phố Shakopee, Minnesota.

Sau khi nhật báo Người Việt đăng bài “Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: ‘Tôi chết đừng phủ cờ vàng?’” của tác giả Vũ Ánh, trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, ṭa soạn nhận được email của tác giả bài thơ cho biết về sự nhầm lẫn này.

Cũng như nhiều người khác, nhà báo Vũ Ánh tưởng Tướng Lê Quang Lưỡng là tác giả bài thơ, bởi v́ “chúc thư của vị tướng và lời lẽ trong bài thơ giống nhau quá, và khắp nơi trên diễn đàn Internet ai cũng tưởng như vậy”.

Khi tiếp xúc với tác giả Nguyễn Ngọc Trân, ông cho biết sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là v́ muốn bảo vệ sự thiêng liêng của lá cờ VNCH.

Ông chia sẻ nguồn gốc sáng tác bài thơ này như sau: “Sở dĩ có bài thơ MTCCVXĐP là cũng v́ đọc báo và xem tin tức thấy vào khoảng thời gian trên (lúc bài thơ sắp ra đời) thấy có nhiều vị cựu quân nhân lớn tuổi có lẽ họ không để lại di chúc hoặc dặn người nhà cho nên khi họ mất nhiều hội đoàn cựu chiến sĩ đă nghĩ ra cách phủ cờ cho họ do đó tôi không muốn làm mất sự thiêng liêng của lá cờ và tủi ḷng những chiến hữu thực sự năm xuống hoặc sống lây lất bên nhà nên tôi mới cảm hứng làm bài thơ trên.”

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đă bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

Hơn nửa đời đă tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đă thấm vào ḷng đất mẹ.

Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đă lo chi?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

Ta giờ đây đă tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ c̣n thấy trong mơ.
Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ,
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.

Tuổi càng cao ḷng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng c̣n ai?
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

“Bài thơ tôi chỉ làm trong một phút t́nh cờ khi thấy những h́nh ảnh phủ cờ tùm lum làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ,” ông cho biết tiếp qua email. “Tôi chỉ làm thơ tài tử thôi.”

Về chuyện Tướng Lưỡng và bài thơ, tác giả Ngọc Trân cho biết: “Tôi thật t́nh không biết Tướng Lê Quang Lưỡng đă mất năm 2005. Măi sau này, Tháng Mười Một, 2011, tôi mới làm bài thơ này, tôi chỉ phổ biến trong nhóm Biệt Động Quân, forum Nguyễn Trăi 61-68 và đặc san Biển Khơi của hội Hải Quân OCS mà tôi có mấy người bạn phục vụ. Sau đó th́ không biết v́ lư do ǵ bài thơ trên lại được đăng trên net trong bài lời trăn trối của Tướng Lưỡng và đề tên Tướng Lưỡng là tác giả làm bạn tôi anh Trần Đức Tâm đă điện thoại cho tôi và hỏi tôi lúc đó tôi mới biết Tướng Lưỡng đă mất năm 2005.”

“Sau đó tôi có một người bạn có quen với gia đ́nh Tướng Lưỡng và có xác nhận bài thơ đó không phải của Tướng Lưỡng làm, có thể v́ một sự t́nh cờ giữa lời trăn trối của ông trùng hợp với bài thơ của tôi cho nên người viết đă để tên tác giả là ông,” cựu Thiếu Úy Biệt Động Quân Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp trong email.

Theo tác giả cho biết, trước năm 1975, ông là học sinh trường trung học Nguyễn Trăi, Quận 4, Sài G̣n, niên khóa 61-68. Đầu năm 1970, ông được lệnh gọi nhập ngũ vào khóa 4/70 trường bộ binh Thủ Đức.

Cuối năm 1970 ông ra trường, về phục vụ tại Tiểu Đoàn 31 BĐQ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ. Cuối năm 1972, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu Đoàn 36 BĐQ, cũng thuộc Liên Đoàn 3, sau đổi thành Liên Đoàn 31 BĐQ cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Tác giả bị đi “cải tạo” cho đến Tháng Sáu, 1979, vượt biên Tháng Bảy cùng năm, được tàu Ư vớt, và đến Tháng Tám, 1980, định cư tại Minnesota cho đến bây giờ.

Với tinh thần “đừng” qua bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ,” tác giả Ngọc Trân cảm hứng làm bài thơ sau đây, sau khi đọc bài “Khi tôi chết hăy mang tôi ra biển” của thi sĩ Du Tử Lê.
Bài thơ “Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển” của tác giả Ngọc Trân như sau:

Mai tôi chết hăy mang tôi hỏa táng.
Nắm tro tàn xin rải khắp quê hương,
Nơi hành quân xưa trên khắp núi rừng.
Để được gặp bạn bè tôi nằm đó,
Để thấy lại Kon Tum trong khói lửa
Hay Quảng Trị xưa anh dũng kiêu hùng
Rải tro tôi trên thị trấn B́nh Long
Nơi đồi gió bao lính dù nằm xuống.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển
Sóng dập vùi thân xác biết về đâu?
Tro bụi tôi xin rải tận tuyến đầu.
Để nh́n lũ Cộng quân đang bán nước,
Thác Bản Giốc Ải Nam Quan ngày trước,
Bây giờ đây đă dâng hết cho Tàu
Tro tàn tôi xin rải tận Cà Mau.
Hay Phù Cát Bồng Sơn cùng Cửa Việt.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển,
Mang tro tôi về B́nh Giả Phước Long,
Nhớ năm xưa cùng chiến hữu một ḷng,
Vung thép súng giữ lời thề ngày trước.
Mai tôi chết xin được như mơ ước,
Để tro tàn tôi bay khắp không gian.
Quê hương ơi! Tôi xin được một lần,
Nắm tro bụi thấm vào ḷng đất mẹ.

*nguồn:http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.UYUjGaKkqM4

==================
Ư Kiến của Phú Yên:

Tôi ghé vào trang báo nguoi-viet.com, đọc được tiêu đề "Ai là tác giả "Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ"?, tự nhiên bật ra ư tưởng khen ngợi tác giả bài thơ ấy là một người c̣n biết giữ tính tự trọng, dù tôi chưa đọc hết bài thơ ...

Thế rồi h́nh ảnh các ông tướng hiện đang sống trong kiếp tuổi già tại địa phương, nơi tôi cư ngụ, lại càng làm cho thấy rơ được đức tính tự trọng của tác giả trong bài thơ "Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ".

Cũng như câu thơ cổ đầy ư nghĩa: "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"

Thử nh́n lại h́nh ảnh của mấy "ông tướng" này ... được và mất những ǵ?