Page 19 of 30 FirstFirst ... 915161718192021222329 ... LastLast
Results 181 to 190 of 299

Thread: -Tin tức sinh hoạt cộng đồng tại TP SanJose-

  1. #181
    Member Dong Khanh 6's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    168

    Welcome back, bác ViBa!

    Welcome back bác ViBa, người đă "sáng tạo" ra từ bất hủ "Sài G̣n Bé Tẹo" từ Little Saigon!
    Mấy năm (?) gần đây thiếu vắng bác, với tôi Vietland như mất đi một ... nữa số thành viên!

    Đời vắng ..."bác" rồi, vui với ai?

  2. #182
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    831
    Quote Originally Posted by ViBa View Post
    Ủa! sao lạ vậy?
    Madison Nguyễn ủng hộ Chavez.
    Chavez thắng th́ uy tín của ông Reed và bà Madison Nguyễn bị xuống thấp nghĩa là làm sao?
    Nhờ các bác giải thích dùm một chút. Lâu lắm rồi mới dzô lại VietLand nên đọc cái comment này chẳng hiểu ǵ ráo trọi! :)
    Ô! có phải ông V́Bà năm xưa không? người mà thường xuyên vào đây than khóc là: chỉ có 1.5% người Việt tị nạn San Jose ủng hộ tên Little Saigon, phải không?

    Nếu đúng, th́ xin báo tin mừng với ông là: mặc dù bị 98.5% "chống đối" nhưng chúng ta vẫn đă đạt được danh xưng Little Saigon rồi đó. Đúng là trời cao có mắt đó ông V́Bà ạ.

    Chúc mừng! Chúc mừng!🍺
    🍻 🍻

    PS.
    Phần câu hỏi trên của ông V́Bà th́ đă được bạn ThuongDan trả lời rơ ràng rồi (post #179), tôi xin miễn trả lời.
    Last edited by Thanh Nghia; 01-08-2013 at 01:06 AM.

  3. #183
    Chín-đờn-c̣
    Khách
    Quote Originally Posted by Dong Khanh 6 View Post
    Welcome back bác ViBa, người đă "sáng tạo" ra từ bất hủ "Sài G̣n Bé Tẹo" từ Little Saigon!
    Mấy năm (?) gần đây thiếu vắng bác, với tôi Vietland như mất đi một ... nữa số thành viên!

    Đời vắng ..."bác" rồi, vui với ai?
    Chẳng cần phải mừng húm welcome back Viba Vibốn làm ǵ, bởi đến tháng của bà Madison th́ sẽ có mặt của hề Viba ngay thôi!
    Mấy hề diễu Saigon bé tị tẹo cứ phải lấy mặt nạ trắng bệch làm ra vẻ hổng phải tay sai của Ma-Rít nhưng ... đều ḷi mặt mốc hết trọi.

  4. #184
    Member Dong Khanh 6's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    168

    Ngôn từ của một “thơ sởi” giáo viên Trường Việt Ngữ thật hết sẩy!

    Quote Originally Posted by Chín-đờn-c̣ View Post
    Chẳng cần phải mừng húm welcome back Viba Vibốn làm ǵ, bởi đến tháng của bà Madison th́ sẽ có mặt của hề Viba ngay thôi!
    Ngôn từ của một “thơ sởi” giáo viên Trường Việt Ngữ thật hết sẩy!

    “Ông thầy” có cần phải đọc lại những lời ḿnh đă từng viết ra không?
    “Những ngôn từ bạn ViBa dùng, tôi nghĩ, bạn đă "tự gục mặt xuống bùn", làm xấu tư cách của người tham gia thảo luận trên diễn đàn (nhất là luôn chê bai người khác). Cho nên, bạn ViBa không biết tự tôn trọng ḿnh, th́ mong ǵ được người khác tôn trọng?”

    Đó là lời của “ông thầy” Chín-đờn-c̣, tức Phú Yên, trong post # 8 ở thớt “ông thầy” mời “hề Viba” … "đối thoại":
    “Mời Thành Viên Vi Ba Đối Thoại Về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Sinh Hoạt CĐ Người Việt Tại San Jose”. Xin các bác vào xem ở đây:

    http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=4424

  5. #185
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    92
    Quote Originally Posted by Chín-đờn-c̣ View Post
    Chẳng cần phải mừng húm welcome back Viba Vibốn làm ǵ, bởi đến tháng của bà Madison th́ sẽ có mặt của hề Viba ngay thôi!
    Mấy hề diễu Saigon bé tị tẹo cứ phải lấy mặt nạ trắng bệch làm ra vẻ hổng phải tay sai của Ma-Rít nhưng ... đều ḷi mặt mốc hết trọi.

    Chào bác Chín,

    Thiệt t́nh tui không biết bác Chín là danh hài "Phú Yên" của ngày trước. Nghe văn phong th́ thấy quen nhưng không biết. Nay nhờ Bác DongKhanh 6 đưa lên cái post cũ th́ mới biết là ông chủ tịch "Hội Đồng Tửng" vẫn c̣n lẫn quẫn trên VietLand.

    Cho hỏi riêng một chút nhe bác Chín: "Bộ ông làm ǵ tai tiếng hay nhục nhă lắm sao mà phải đi đổi tên đổi họ vậy? "Phú Yên" quê ḿnh đẹp lắm mà sao phải đổi thành "chín-đờn-c̣" vậy?":o Tui hỏi thiệt t́nh đó nha, nhớ trả lời thiệt t́nh nghe cha nội!

    Bác Chín nè, bây giờ c̣n đi dạy Việt Ngữ không dzậy? Văn chương cao siêu cở bác Chín mà các bác khác dèm pha là tui hổng chịu đâu à nha! Hiếm lắm mơi có một người đàn ông như bác Chín đó!

    Hè hè, xin cám ơn các bác c̣n nhớ đến tui. V́ lâu nay tui bận công việc nên không vào diễn đàn (gần hai năm rồi đó), vă lại tui mà quay lại đây th́ hội đồng tửng và phe đảng "vùng sâu vùng xa" lại ăn ngũ không yên.

    Hự hự :)

  6. #186
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    San Jose, chuyện kể từ đầu.

    Cali Today News - Cập nhật: 03/08/2013 11:32
    Giao Chỉ, San Jose

    Đi theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam th́ qua lănh vực t́nh yêu và gia đ́nh, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ.


    Cali Today News - Ghi chú: Tháng 10 năm nay, tôi đựợc báo Việt Luận mời qua Úc châu. Bạn thâm niên ở NSW có con bên San Jose bèn hỏi rằng cái xứ Zôzê có ǵ lạ. Bác Phan Lạc Phúc định cư ở Úc đă từng ghé San Jose nhưng chẳng nhớ được nhiều và cũng không nghĩ rằng sẽ có ngày trở lại. Bác Thanh Thương Hoàng ở San Jose th́ chỉ mong có ngày qua Úc thăm con trai. Bác Lê Trung Hiền nói rằng qua Úc cho tôi hỏi thăm ông Phúc đại đội trưởng đầu tiên của tôi ngoài Bắc thời kỳ 50. Nói là có thiếu úy Hiền ở San Jose vẫn có ư chờ. Vũ Thế Quang cũng muốn đi từ DC xuống San Jose rồi qua Úc mà chẳng biết bao giờ. Bác Văn Quang muốn đi từ Úc đến San Jose nhưng xem ra vô vọng. Các bạn già loanh quanh các tiểu bang Hoa Kỳ không khó. Vượt thác Niagara qua Canada cũng có thể. Nhưng tuổi cao niên đi Úc xem chừng khá vất vả. Vậy mà chúng tôi có cơ hội cho chuyến đi cuối đời. Xin kể chuyện San Jose tặng báo Việt Luận và độc giả ở miền dưới địa cầu. Tôi đă viết nhiều về "My hometown San Jose"nay xin viết lại thật dài. Cũng xin gửi tặng các thân hữu đồng hương đă cùng sống với nhau “Những ngày xưa thân ái” tại thành phố này. Kỳ này tôi đem San Jose gửi đến Sydney.


    Cali, ngày trở lại. Cách đây 37 năm gia đ́nh chúng tôi trở lại California vào tháng 8 năm 1976. Nói là trở lại Cali v́ sau vụ di tản tháng 4-75 chúng tôi đă đến Hoa Kỳ vào tháng 6-75 tạm cư ở Camp Pendleton rồi ra phi trường Los Angeles bay về định cư ở miền Đông. Ở Virginia được 1 tháng thấy không êm, lại tự túc lấy xe đ̣ Greyhound mà về với nhà thờ bảo trợ ở thị trấn Springfield - thủ đô của Illinois. Sau một năm nếm mùi xứ lạnh cả nhà lại cùng bè bạn tổ chức chuyến viễn du Tây Tiến để về ăn trợ cấp ở Cali. Đưa người ta đi khai oenphe, sao nghe tiếng sóng ở trong ḷng. Nắng vàng hiu hắt tên thành họ, chờ đến hoàng hôn lănh phút tem. Nếu hỏi rằng cái đất Cali huyền diệu và hấp dẫn kéo dài cả ngàn dặm từ Bắc xuống Nam bao nhiêu là thị trấn, tại sao chúng tôi lại cư ngụ tại San Jose. Câu trả lời chỉ là định mệnh. Thực sự đất Cali vào cuối năm 76 ở đâu cũng có một số bạn bè nhưng bước chân tha hương đă dừng lại đặt cọc tiền nhà ở cái Apartment đường số 7 th́ San Jose chính là xóm làng mới của chúng tôi. Thấm thoát đă gần 40 năm tại Hoa Kỳ và trong đó có 37 năm đơn vị Giao Chỉ đóng quân quanh quẩn ở một thị trấn.

    Chúng tôi đă có cơ hội chứng kiến thị xă San Jose thay đổi từ bộ mặt cũ kỹ của một thành phố nông nghiệp trải qua thời kỳ điện tử phát triển. Với tháng ngày trôi qua, vườn nho và cánh đồng hoa vàng nay trở thành xưởng máy.

    Cộng đồng Việt Nam từ 3,500 người cuối năm 75 cho đến bây giờ vào năm 2013 trở thành trên100 ngàn dân, chiếm hơn10% của đô thị đông đảo thứ ba tại California sau Los Angeles, San Diego và qua mặt San Francisco.
    Mới đây báo chí tỵ nạn có nhắc nhở đến một nhà văn Hà Nội tên là Trần Văn Thủy, đi phỏng vấn các nhân vật hải ngoại và góp thành một cuốn tiểu luận tựa đề là “Nếu đi hết biển”.

    Trong đó có đoạn văn ẩn dụ rất sâu sắc kể rằng lúc c̣n thơ ấu tác giả hỏi bà thím là nếu đi hết làng ta rồi đến đâu. Lời trẻ thơ với các câu hỏi nối tiếp để bà thím trả lời rằng nếu đi hết làng ta sẽ đến làng bên, rồi lên huyện, lên tỉnh rồi ra đến biển. Khi cậu bé hỏi rằng nếu đi hết biển th́ đến đâu, bà thím buồn rầu không trả lời được. Cậu bé Trần Văn Thủy lớn lên đi năm châu bốn bể đă t́m được câu trả lời là đi qua các quốc gia, các đại lục rồi sẽ trở về cố hương. Trong một bài tạp ghi tôi đă viết rằng tuy rất tâm đắc ư kiến của tác giả nhưng vẫn thấy cần phải đưa ra một phản đề bởi v́ tôi cho rằng ông không hiểu hay là cố ư không muốn hiểu tâm t́nh của người tỵ nạn. Người du khách đi lang thang bốn phương trời chân không bén rễ th́ sẽ về lại cố hương. Nhưng lưu dân di tản tỵ nạn như chúng tôi th́ nơi nào an cư lạc nghiệp, nơi đó sẽ chính là quê hương. Thực vậy, những năm đầu dù đă lập nghiệp, mua nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái, người lưu dân có khi vẫn tưởng ḿnh ở cơi tạm dung. Rồi những năm tháng dần qua, đất tạm dung chẳng biết đă trở thành quê hương mới từ lúc nào không rơ. V́ vậy xin kể câu chuyện sau đây.

    Chúng tôi có thằng cháu họ làm thợ máy ở Thủ Đức. Bà chị chúng tôi kiếm tiền cho nó vượt biên. Vài tháng sau có thơ từ Thái Lan gửi về báo tin là bây giờ cháu làm thợ chạy máy đèn cho trại. Ngày lănh được hơn 10 Mỹ Kim, khá lắm. Cháu muốn ở lại, không đi đâu nữa. Ở quê nhà ra lệnh nó phải tiếp tục đi, cứ hướng ra biển mà đi. Thằng nhỏ rất tháo vát thi hành theo lệnh mẹ nhưng thấy chờ ở trại Thái Lan quá lâu, đă cùng bạn bè ăn cắp tàu vượt biên mới đến, đổ dầu chạy qua Indo. Thật may mắn cháu trải qua bao nhiêu gian khổ đă đến trại tỵ nạn Nam Dương. Chuyện này các báo có đăng tin. Rồi lệnh từ Thủ Đức lại đưa ra là nhất quyết phải xin đi Mỹ. Phải đi cho hết biển Thái B́nh Dương.

    Trải qua 3 năm nằm lỳ cố thủ ở trại sau cùng cháu tôi cũng đến San Jose. Thằng nhỏ viết thơ về báo tin là đă đi hết biển th́ bây giờ đi đâu.

    Thơ nhà hỏa tốc gửi qua lời lẽ nửa vui mừng nửa giận dữ: “Tiên sư thằng ngu. Đă đi hết biển mà đến được San Jose th́ bây giờ làm giấy đoàn tụ cho mẹ mày và các em qua chứ c̣n đi đâu nữa. San Jose là nhất rồi.”



    Down Town San Jose 100 năm trước và ngày nay

    Đó là lư do mà gia đ́nh tôi cũng như thằng cháu họ đă ở lại San Jose suốt bao nhiêu năm nay. Chúng tôi bao năm thao thức với “mưa Sài G̣n, mưa Hà Nội”. Đă nghe đi nghe lại lời ca tha thiết: “Về đây nghe anh, về đây nghe anh, về đây mặc áo the, đi guốc mộc” nhưng sao măi chẳng quay về cố hương.

    Cũng như mọi người, chúng tôi cũng có người em Mùa Thu Hà Nội, “mà sao ở tuổi phong sương anh chưa gắng t́m về.”

    Cũng như anh em, chúng tôi có 20 năm Sài G̣n tràn đầy kỷ niệm mà sao suốt cuộc đời di tản chỉ nằm mơ với cơn ác mộng bị kẹt lại quê nhà.

    Cũng như tất cả di dân tỵ nạn lưu vong, chúng tôi cũng có tấm ḷng thương yêu đất nước quê hương, nhưng đôi khi phải hẹn rằng “Ngh́n năm sau mới níu bóng quay về.”

    Trong khi đó th́ San Jose, đất tạm dung đă thực sự cho ta dân chủ, cơm áo, với đời sống đầy cơ hội và được phép mưu cầu hạnh phúc. Tuy rất cá nhân, rất vị kỷ, nhưng rất tự do.

    Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, chưa hề bước chân ra Hà Nội mà đă sáng tác bài “Có phải em là mùa Thu Hà Nội:. Tha thiết nghẹn ngào biết chừng nào. Và ông Nam Lộc, một “Social Worker” nổi tiếng của thế giới tỵ nạn cũng để lại bản nhạc Vĩnh biệt Sài G̣n hay đến nỗi ở Việt Nam khi nghe được trên BBC đă đồn rằng đây là bản mới của Phạm Duy.

    Vậy mà chúng ta bao năm sống trong ḷng quê hương San Jose mà không viết được một bài ca ngợi thành phố này. Như vậy có bạc bẽo quá hay không.

    Do đó xin viết đôi ḍng về San Jose, chuyện kể từ đầu.

    MỘT CHÚT LỊCH SỬ

    Vào thế kỷ thứ 16, San Jose là vùng đất hoang dă. Phải đến năm 1720 mới có dấu vết của con người. Ngày 21 tháng 5-1737 di dân định cư tuyên xưng ông thánh Saint Josept và danh hiệu San Jose đă trở thành lịch sử. Hơn 100 năm sau, vào năm 1849 thành phố San Francisco thành lập. Kế tiếp ngày 27 tháng 3-1850 tiểu bang California được công nhận và chọn San Jose là thủ đô đầu tiên của California.

    Trong số 9 đô thị của Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn th́ San Jose đất rộng nhất nhưng người thưa nên suốt 200 năm vẫn phải đóng vai đàn em San Francisco v́ đô thị này ra đời trước một năm. Các bạn có thể đă biết rằng đội ban 49er của Cựu Kim Sơn đă lấy con số 1849 kỷ niệm năm San-Fran thành lập và trở thành đô thị số một của miền Viễn Tây. Du khách đến San Francisco không ai biết đường đến San Jose cho đến khi nữ ca sĩ da đen Dionne Warwick đă làm rung động giới giang hồ với bài ca t́nh tự POP culture.

    - Do you know the way to San Jose, I've been away so long, I may go wrong and lose my way.
    Anh có biết đường về San Jose hay không? Tôi đă đi xa từ lâu, nay có thể lạc lối về. I'm going back to find some peace of mind in San Jose...

    Đúng như vậy, gần 40 năm trước, những người Việt di tản đă đến San Jose để t́m một chút b́nh yên, bỏ lại sau lưng một nước Việt buồn.

    Vào thời kỳ cuối thập niên 70, San Jose c̣n những cánh đồng đầy hoa vàng. Xa lộ 87 và 680 đang xây cất. Ngày nay hoa vàng chỉ c̣n trong kỷ niệm. Cả một khu down town tráng lệ mới mẻ đă dựng lên do tiền bạc thế giới đổ về như nước của một thời vàng son đă làm thành cái nôi của Thung Lũng Điện Tử.

    Dân số San Jose bây giờ lên đến trên 900 ngàn dân, đông hơn San Francisco và một thời đă được coi là thành phố lớn an toàn nhất nước.

    Nhà cửa cũng đắt đỏ hàng đầu quốc gia với lợi tức chung của một gia đ́nh là $80 ngàn Mỹ Kim một năm.
    Sự phồn thịnh của San Jose chắc chắn đă có sự góp mặt của người Việt suốt 38 năm qua. Tuy nhiên, thực sự đợt di dân đông đảo của người Mỹ từ miền Đông đến San Jose đă xẩy ra từ hơn 100 năm trước.

    Đúng vậy, hơn 100 năm trước có một gia đ́nh di dân từ Kentucky về San Jose. Chồng là bác sĩ, vợ là nhà hoạt động xă hội. Họ là những nhà phiêu lưu đi t́m đất lành như chúng ta đến từ Thái B́nh Dương. Chuyện về gia đ́nh này lập nghiệp ở San Jose là câu chuyện đời thường nhưng rất tiêu biểu. Năm 1899, họ mua được một ngôi nhà ngon lành tại San Jose với giá 7,000 đồng. Ngôi nhà này bây giờ trị giá trên một triệu đồng. Đi nhổ răng phải trả tiền mặt cho nha sĩ là 5 đồng. Nhưng thực phẩm ở vùng này thời đó c̣n thiếu nên phải mua 3 đồng một con gà và 3 đồng một tá trứng gà. Giá trứng gà hiện nay vẫn c̣n đứng lại nhưng giá nhà th́ tăng lên gấp 100 lần. Bà bác sĩ hoạt động thiện nguyện cho nhà thờ cho đến khi về già nên được gọi là Grandma của tất cả mọi người. Thành tích gây quỹ xă hội có lần thu đến 100 Mỹ kim. Tên của bà vẫn c̣n đến ngày nay và người Việt nào cũng nhắc đến mà không hề biết rơ. Đó là gia đ́nh Bascom. Trên con đường Bascom có nhà thương Bascom nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam.

    Từ thời của gia đ́nh Bascom, dân số San Jose chỉ có 25,000 cho đến nay thành phố cả triệu dân, đă có biết bao nhiêu thay đổi. Trong 30 năm sau cùng của thời hiện tại chúng ta đă đóng góp vào thành phố này bằng sự hiện diện quan trọng nhất là dân số tăng dần vượt tất cả mọi chỉ tiêu về thống kê. Trong lúc đi t́m dữ kiện, chúng tôi ghi nhận những mẩu chuyện vụn vặt rất lư thú về người Việt đến Bắc Cali trước 75, trong thời kỳ 75 và sau này. Hai vợ chồng một gia đ́nh Việt Mỹ bán đồ nhà binh tại chợ trời Capitol là người quen biết lo sưu tầm các di vật của Việt Nam Cộng Ḥa cho chúng tôi. Ông chồng là cựu chiến binh ở Việt Nam. Ông nói rằng các cựu quân nhân có vợ Việt Nam về cư ngụ tại địa phương này trước năm 75 có quen biết nhau nên thường sinh hoạt chung thành nhóm vài chục người. Ông hănh diện cho biết rằng chỉ c̣n lại rất ít như gia đ́nh của ông bà vẫn ở với nhau đầy t́nh nghĩa chung thủy Việt Mỹ. Đợt tỵ nạn từ 75 đă đem lại cho quư bà quư cô cả một chân trời quê hương bỏ lại. Các bà dẫn chồng Mỹ vào thăm trại Pendleton ở Nam Cali để làm công tác xă hội, t́m người thân, hoặc là chẳng làm ǵ cả, chỉ cốt đi xem người Việt tỵ nạn, đón về nhà, mời ăn uống, t́m Sponsor. Và sau cùng th́ đa số quư bà Việt Nam đều lá rụng về cội.

    Đi theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam th́ qua lănh vực t́nh yêu và gia đ́nh, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ. Đó là thế giới của phụ nữ Việt trước 75. Ngoài ra c̣n có thế giới của sinh viên Việt Nam du học trước 75, hiện cũng trở thành nhóm ái hữu sinh hoạt với nhau trong phạm vi riêng tư. C̣n người Việt đến Hoa Kỳ trong đợt 75 th́ ai là người đến đây đầu tiên. Kư giả Hoa Kỳ đă viết một bài trên San Jose Mercury News ngày 24 tháng 4-1975 đề cập đến nhóm gia đ́nh 154 người đi máy bay World Airway trực tiếp từ Sài G̣n đến San Francisco. Đa số quư vị này hiện đă thành đạt và vẫn c̣n cư ngụ trong vùng. Nhóm gia đ́nh sớm sủa đến Mỹ gồm có các ông cựu tổng trưởng kinh tế Nguyễn Kim Ngọc và ông dân biểu Ngô Trọng Hiếu.

    Từ 29 năm qua cho đến bây giờ. Cộng đồng người Việt sống và trải qua kinh nghiệm của hoàn cảnh song văn hóa. Chúng ta sử dụng song ngữ đă đành, chúng ta c̣n vui hưởng một lượt 2 đời sống rất phong phú. Từ sáng cho đến chiều, chợ Mỹ, chợ Việt, báo Mỹ, báo Việt, Radio TV Mỹ Việt đề huề. Thậm chí hóa đơn điện nước, điện thoại cũng đều song ngữ. Phiếu đi bầu cũng hai thứ tiếng. Điện thoại kêu gọi chào hàng làm phiền chúng ta cũng có cả Anh lẫn Việt ngữ. Suốt 12 tháng một năm, chúng ta vui hưởng và tham dự cả Vu Lan lẫn Memorial Day và Mother's Day. Nếu là người con hiếu thảo quanh năm ta có thể lên nghĩa trang Việt Nam thăm mộ cha mẹ từ Tết Tây tháng Giêng, Tết Ta tháng Hai, Thanh Minh tháng Ba, Memorial và Mother' Day tháng 5, Father's Day tháng Sáu, Vu Lan tháng 8 và Thanksgiving tháng 11. Trẻ em chúng ta vui hưởng ngày Tết Trung Thu tháng 9 và Halloween tháng 10. Đặc biệt quư vị cao niên, th́ giờ rộng răi yêu văn chương chữ nghĩa có cơ hội vào thư viện thành phố 9 tầng, 177 triệu Mỹ kim để tham khảo một triệu thứ tài liệu. Bấm máy điện toán có phần tiếng Việt. Quư vị có thể đem về 10 tape Thúy Nga Paris hay văn nghệ Asia và 100 cuốn sách một lần. Nhưng chắc chắn không ai có thể đọc được nhiều như thế v́ c̣n phải dành th́ giờ cho 6 chương tŕnh TV, 6 đài Radio 24/24, hàng chục tờ tuần báo và nguyệt san cùng với 4 tờ nhật báo. Tất cả đều phát không và toàn bằng Việt ngữ.

    Về văn hóa ẩm thực th́ phải nói rằng các thức ăn căn bản của các sắc dân không đâu ngon hơn California, gồm cả thực đơn Việt Nam. Hamburger ở Cali ngon hơn ở Đức, Pizza ngon hơn ở Ư, Vịt Bắc Kinh ngon hơn ở Bắc Kinh, Tacco ngon hơn ở Mễ. Bánh Tôm Cổ Ngư ngon hơn Cổ Ngư Hà Nội, Chả Cá ngon hơn ở Thăng Long. Đó không phải là ư kiến của chúng tôi mà chính quư vị đi chơi khắp bốn phương trời về nói lại. Và đặc biệt là món phở. Dù cho đi bốn phương trời hay về cả ở ba miền Trung Nam Bắc Việt Nam, trở lại Hoa Kỳ ai cũng nói Phở Cali là nhất. Sau hết, chúng tôi đă tham khảo qua các tác phẩm của hơn 16 sắc dân đến Hoa Kỳ trong 100 năm qua viết về nước Mỹ. Có thể đi đến kết luận rằng đây là một xă hội tuy không toàn hảo như gần đạt được chỉ tiêu mà con người mong muốn. Một xă hội tự do, tôn trọng nhân phẩm, con người có cơ hội đồng đều. Chỉ cần làm việc một giờ đủ tiền cho thực phẩm một ngày. Hai giờ là đủ mua một bộ quần áo. Dù là lương tối thiểu, giàu hay nghèo ai cũng có xe hơi chạy trên xa lộ trị giá trên 100 tỷ đô la khắp nước Hoa Kỳ.

    Cũng bắt đầu từ 38 năm về trước khi cộng đồng Việt Nam thành h́nh th́ San Jose trở thành trái tim của miền Bắc California.

    Toàn thể người Việt tại Bắc Cali hiện có 300 ngàn dân nhưng riêng thành phố San Jose có 100,000 vào kỳ kiểm kê dân số năm 2010. Hiện nay San Jose là thành phố đông dân Việt nhất trong số tất cả các đô thị trên thế giới.
    Ngoài đặc điểm về dân số, San Jose c̣n có khá nhiều thành tích về những hoạt động tiên phong của người Việt tại Hải Ngoại. Về truyền thông miền Bắc có tờ nhật báo Việt Nam của Nguyễn Kim Bảng phát hành hàng ngày trước khi tờ Người Việt ở quận Cam ra đời. Nhật báo Việt Nam vẫn c̣n tiếp tục đến nay cùng với nhiều nhật báo khác như Thời Báo, Cali Today v.v...

    Radio Đông Thành cũng là chương tŕnh phát thanh đầu tiên và tiếp theo Truyền h́nh Việt Nam Tự Do cũng là chương tŕnh TV Việt ngữ hàng ngày đi tiên phong tại Hoa Kỳ trước cả miền Nam California.

    Dân Việt Bắc Cali cũng tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng 4 lần đầu tại công viên St. Jame năm 1978 và tổ chức Hội Tết quy mô lần thứ nhất vào năm 1983.

    Về phương diện văn hóa xă hội, cơ quan IRCC, Inc. do người Việt thành lập để cung cấp dịch vụ tỵ nạn từ năm 1976. Trong khi đó trung tâm Việt ngữ Văn Lang với 1,000 học sinh và gần 200 giáo chức nhân viên t́nh nguyện vừa tổ chức chào mừng 25 năm công tác. Các đoàn thể Hướng đạo, Không quân, Hải quân, Nhảy dù v.v. cũng đều có lịch sử sinh hoạt một phần tư thế kỷ.

    San Jose cũng là nơi có Câu Lạc Bộ Việt Dă Việt Nam tham dự các kỳ chạy đua với Hoa Kỳ và chạy đuốc Tự Do từ SF về San Jose vào dịp Tết mỗi năm.

    Đặc biệt cũng tại miền Bắc California một nghĩa trang hoàn toàn Việt nam đă được thành lập từ năm 1978 tại Los Gatos với 500 phần mộ. Kỳ đài Việt Nam Cộng Ḥa cũng đă được thiết dựng từ năm 1990 tại đường Capitol Expwy nhưng đến năm 2000 vừa qua đă được di chuyển về vườn Kelley, nơi sẽ hoàn tất công viên văn hóa đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ. Cũng tại Vườn Kelley cạnh Senter Road một ngôi nhà cổ Victoria đă trở thành Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Ḥa đầu tiên trên thế giới do cơ quan IRCC thực hiện.


    Vitoria House 1880 và Viet Museum ngày nay 2013

    Về lănh vực kinh tế và thương mại Bắc California có khả năng tiềm ẩn rải rác từ Sacramento, San Francisco, Oakland, San Jose đến Milpitas. Đă có nhiều khu thương mại Á Châu và Việt Nam và cũng trở thành một Little Saigon như tại Orange County. Khác hẳn tại các thành phố nhỏ như Westminster, Garden Grove miền Nam khi người Việt mới đến các nơi này chưa phải là vùng đông dân, do đó người Việt có cơ hội lập thành các khu vực với ranh giới riêng biệt. Tại Bắc Cali, dân tỵ nạn Việt Nam đến định cư đă hội nhập ngay vào các khu đông đảo người Mỹ, người Mễ nên phải nỗ lực t́m đường sinh tồn để dần dần vươn lên. Dù vậy, tại San Jose cũng có các khu thương mại Việt Nam ngay tại Down Town, khu Senter, khu Tully hoặc tương đối văn minh như khu Grand Century ở góc đường Story.

    Hơn 20 năm trước, 2 bên đường phố tại San Jose toàn là đất trống với hoa vàng rực rỡ. Suốt 2 thập niên ngành điện tử nở hoa kỹ thuật. Đất trống trở thành hăng xưởng. Hoa Kỳ gọi đây là Thung Lũng Điện Tử. Hầu hết 80% người Việt làm cho các hăng điện. Đa số chồng là Technician và vợ làm Assembly. Ca dao của Giao Chỉ có câu là: Ở đây chồng tếch vợ ly. Cùng làm một xíp c̣n ǵ sướng hơn.

    Rồi tiếp đến thế hệ kế tiếp, con cái tốt nghiệp đa số vào làm kỹ sư.

    Cùng với ngành điện tử phát triển, Việt Nam nhẩy vào làm ăn trong lănh vực xe lunch. Chồng lái xe, vợ nấu bếp. Hàng trăm xe lunch ngược xuôi bán bữa ăn trưa cho nhân công các hăng. Thoạt đầu thuê xe, sau lên làm chủ xe và có các nhà làm ăn lớn trở thành chủ băi. Đây là các cơ sở Parking và tiếp liệu cho hàng trăm xe lunch. Gia đ́nh ông Lê từ quê hương miền Tây nổi danh tại San Jose trong kỹ nghệ xe lunch. Hiện nay trở thành công ty lớn với danh hiệu Lee's Brothers đưa bao bánh ḿ vĩ đại lên các nóc nhà để làm huy hiệu tiêu biểu cho ngành Fast Food Việt Nam chinh phục thị trường Mỹ.

    Về một lănh vực khác, ông Ngô Hứa, một công dân gốc Bạc Liêu, mở đầu sự nghiệp bằng xe bán cá lẻ ngược xuôi từ Monterey đến San Francisco, bây giờ trở thành nhà tư bản quan trọng trong thương vụ hải sản tại Hoa Kỳ, chủ nhân nhiều bến tàu, bến cá từ Đại Tây Dương qua Thai B́nh Dương. Cùng một lượt, trên các khu thị tứ toàn nước Mỹ hệ thống phở Ḥa phát triển đưa hương vị độc đáo của tô phở đến các tiểu bang. Dù vậy ai cũng nhớ rằng tô phở Ḥa đầu tiên bắt đầu ở San Jose. Chúng ta cũng không quên sự phát triển vượt bực của Việt Nam trong ngành nail. Ngồi ráp hàn trong xưởng, chạy xe lunch ngoài đường hay mở tiệm sơn móng tay, tất cả đều mở đường cho con cháu xây dựng thế hệ tương lai. Khi nói đến San Jose, không thể không nói đến rất nhiều chủ nhân của các hăng điện tử gốc Việt đă thành công và hiện vẫn c̣n giữ vững tay lái trong cơn sóng gió kinh tế hiện nay. San Jose cũng là cái nôi của các tổ chức Kháng chiến, Phục hưng và là nơi các vị lănh đạo VNCH lựa chọn để tái xuất giang hồ như Thiếu Tướng Kỳ, Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Khánh.

    Đó là câu chuyện của xóm làng San Jose gần 40 năm về trước rồi từ đó đến nay biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Ở Á Châu người ta thường nói đến chuyện dâu bể. Trải qua thời gian, biển cả được con sông bồi đắp phù sa trở thành ruộng dâu. Và những người dân Việt tiền phong đă đến đất này khai phá và xây nền móng cho cộng đồng và lớp người đến sau đă mở rộng chân trời để h́nh thành cả một quê hương của riêng ta trên đất mới.
    Vào đầu năm 2005, khu bầu cử số 7 với 30% cử tri Việt Nam náo nức về tin có đến 5 ứng cử viên trẻ Việt sẽ ra ứng cử nghị viên thành phố. Đây sẽ là một bài học mới hào hứng cho một vận hội mới. Khi niềm mơ ước một nghị viên gốc Việt thành sự thực lại tiếp theo với những khác biệt chia rẽ cả cộng đồng mà vết thương vẫn chưa hàn gắn.

    Mặc dù miền Bắc của chúng ta không đông đảo bằng quận Cam, không có khu Little Saigon sầm uất nhưng chúng ta đă có nhiều khả năng tiềm ẩn. Chúng ta không quá tập trung để trở thành xa cách với dân địa phương. Chúng ta có cơ hội hội nhập nhiều hơn và đây là ưu điểm đáng lưu ư.

    Khi chúng tôi có dịp xuống thăm khu thị tứ của cộng đồng Việt miền Nam, đă có những cảm tưởng vừa tự hào vừa quản ngại. Người Việt xây dựng được cả một thành phố Saigon nhỏ trên đất Mỹ quả thực là điều đáng hănh diện. Tuy nhiên, toàn thể quê hương mới của dân ta không hề hấp dẫn người Hoa Kỳ và các sắc dân khác. Do đó, có thể coi là chúng ta nên bằng ḷng với sự phát triển chừng mực của cộng đồng Việt tại San Jose v́ đây chính là sự thăng bằng giữa vấn đề bảo toàn truyền thống và việc tham dự vào con đường hội nhập.

    Sau cùng, như chúng tôi vẫn thường góp ư kiến, tất cả lớp người tỵ nạn của bao năm qua chỉ là đợt khai phá tiền phong. Chúng ta chỉ là những cây tràm, cây đước của miền Đồng Tháp - Cà Mau. Sau này con cháu chúng ta mới thực sự là cam quít. Nếu ta có bền gan vững chí, thành công hay thất bại th́ cũng chỉ là những viên gạch lót đường cho các cộng đồng tương lai sẽ dựng lên và măi măi tốt đẹp về sau. Chuyện sau cùng là phải nói đến mối ràng buộc với quê hương. Dù ra đi trong hoàn cảnh nào th́ mọi sắc dân định cư trên đất mới cũng trải qua những kinh nghiệm như nhau. Phần lớn nhận nơi này làm quê hương. Ba trăm năm trước người Anh đến Tân thế giới để trở thành người Mỹ. Đă hai lần đem quân về cứu quê hương. Ba trăm năm sau hiệp hội các quốc gia bị cộng sản thống trị họp tại San Francisco đă ghi nhận rằng, dù cố hương c̣n độc tài hay đă tự do dân chủ th́ làm tân công dân trên đất mới vẫn giúp cho quê nhà nhiều hơn là quay về. Xem ra tưởng là vị kỷ nhưng chính là chân lư. Vấn đề là, anh c̣n nhớ hay anh đă quên.

    Giao Chỉ - San Jose 2013

    Giao Chỉ, San Jose tặng Việt Luận, Sydney.

    Nguồn:
    http://www.baocalitoday.com/vn/tin-t...ke-tu-dau.html

  7. #187
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Sunlight Travel khai phá sản!

    Cali Today News – Cập nhật: 05/08/2013 20:02

    Báo The San Jose Mercury News viết: Sunlight Travel khai phá sản
    Mặc dầu bà Diane Hồ chưa bị bắt hay chưa bị truy tố tội h́nh, nhưng bà đă có luật sư biện hộ, tên là Albie Jachimowicz. Vị luật sư này cho biết bà Hồ đang “buồn. Đây là một người phụ nữ từng phục vụ cộng đồng và bây giờ là một đối tượng để điều tra h́nh sự với ít nhất 100 nạn nhân buồn phiền v́ bà.”

    Cali Today News
    – Chuyện Sunlight Travel trong hai tháng qua là đề tài làm nhiều người quan tâm, v́ nó liên quan đến nhiều người Việt, và lại xảy ra tại San Jose, một thành phố có đông người Việt nhất tại hải ngoại.

    Ngoài ra, vấn đề ngày được báo chí, truyền h́nh Mỹ trong vùng đưa tin cũng nhiều. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp được phỏng vấn bà Diane Hồ – Giám đốc Sunlight Travel để qúy độc giả có thêm hiểu biết về nội vụ.

    Trong số báo ra ngày 5 tháng 8, 2013, tờ nhật báo San Jose Mercury News đă đăng một bài với tựa đề: “East San Jose: Closed travel agency's owner files for bankruptcy” của Dan Nakaso. Để giúp độc giả, nhất là những nạn nhân, hiểu thêm vụ án này, chúng tôi xin trích lược thuật dưới đây.



    Bài báo này cho biết bà Diane Hồ – giám đốc Sunlight Travel - đă nộp đơn khai phá sản theo Chapter 07 của luật phá sản trong lúc vẫn c̣n bị Biện Lư Cuộc quận hạt Santa Clara điều tra.

    Luật sư Caroline Reebs, người lo thủ tục khai phá sản cho bà Diane Hồ, nói: “Chúng tôi yêu cầu xóa tất cả các khoản nợ của các thân chủ cho bà, v́ bà không có tiền để trả cho họ.”

    Trong đơn khai phá sản, bà Diane Hồ khai tài sản gồm 9,238.22 Mỹ kim, gồm giá trị chiếc xe Lexus RX 330 đời 2006 với 162,000 dặm, và một căn nhà 3 pḥng ngủ, 2 pḥng tắm ở Santa Clara. Luật sư Reebs nói với tờ báo nói trên là “Chiếc xe Lexus có giá trị thị trường dưới số nợ, và không có tiền dư trong đó. Căn nhà cũng thế. Chúng tôi muốn bà Hồ được khởi đầu sạch sẽ trở lại mà không bị nợ nần giữ bà lại.”

    Trong lúc bà Hồ đang nỗ lực xóa nợ tại ṭa phá sản, th́ nhiều người trong cộng đồng vẫn c̣n ác cảm v́ họ đă tín nhiệm giao tiền cho công ty Sunlight của bà.

    Ông Việt Hồ, người đă đóng 10 ngàn Mỹ kim cho Sunlight Travel để mua vé máy bay đi về Việt Nam mà chưa bao giờ nhận vé, nói rằng “Người Việt không nên đối xử với người Việt như thế.”

    Cha mẹ của Việt Hồ phải bỏ ra thêm 10 ngàn khác để mua vé cho chuyến đi mà họ đă chờ đợi từ lâu vào ngày 4 tháng 7 vừa qua, để thăm người trưởng tộc 85 tuổi, bởi v́ “chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội thăm người bác lần cuối cùng. Đó là điều quan trọng.”

    Một khách hàng khác, ông Larry Jamison, cho biết ông đă đóng cho Sunlight Travel 999 Mỹ kim, và cả giấy thông hành của người vợ Việt Nam của ông, để bà có thể đoàn tụ gia đ́nh tại Việt nam vào tháng 1, 2014 cho một chuyến du hành xuyên Việt dài cả tháng.

    Ông kể lại: “Chúng tôi bước vào cửa và họ cho biết họ cần 999 Mỹ kim tiền mặt. Đó là cách họ làm thương mại. Bạn trả tiền cho họ để được cái giá rẻ cho cjiếc vé và họ lo tất cả chuyện c̣n lại. Họ mang hộ chiếu lên ṭa tổng lănh sự Việt nam ở San Francisco xin giấy thông hành.”

    Biện Lư Cuộc đă lục soát nhà bà Hồ vào tháng 6 và mang đi computers và các giấy tờ khác. Sở này cũng tạo ra đường dây gian lận riêng cho vụ Sunlight Travel để nhận những báo cáo của khách hàng cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

    Biện Lư Cuộc cũng chưa tiết lộ có bao nhiêu đơn khiếu nại mà họ đă nhận được và có bao nhiêu nạn nhân, và chỉ cho biết rằng nội vụ đang được điều tra.

    Mặc dầu bà Diane Hồ chưa bị bắt hay chưa bị truy tố tội h́nh, nhưng bà đă có luật sư biện hộ, tên là Albie Jachimowicz. Vị luật sư này cho biết bà Hồ đang “buồn. Đây là một người phụ nữ từng phục vụ cộng đồng và bây giờ là một đối tượng để điều tra h́nh sự với ít nhất 100 nạn nhân buồn phiền v́ bà.”

    Vị luật sư này nói tiếp là thoạt tiên những người khách hàng giận dữ đối mặt bà Hồ ngay trước tư gia của bà đă được mời vào nhà để nghe giải thích, thế nhưng bây giờ bà đă đậu xe xa nhà cả một khu phố để tránh những cuộc đối mặt như thế.

    Vị luật sư nói “Thoạt tiên nhiều người đến nhà, họ được mời vào, thế nhưng bây giờ bà Diane Hồ không muốn họ đến nhà nữa.”

    Luật sư Albie Jachimowicz kể vài ngày trước khi Sunlight Travel đóng cửa, bà đă cố chạy vạy mượn 91 ngàn từ bạn để trả cho các chi phí vé cấp bách cho khách hàng sau khi hai công ty bán vé sĩ đă đột ngột thay đổi chính sách trả tiền.

    Luật sư Albie Jachimowicz nói thường th́ các công ty bán vé sĩ cho phép Sunlight Travel đặt mua các chiếc vé, rồi có 30 ngày để trả tiền các chiếc vé đă đặt mua. Luật sư Albie Jachimowicz nói thay v́ như thế, các công ty bán vé sĩ đă yêu cầu trả tiền ngay các chiếc vé đă lên giá.

    Luật sư Albie Jachimowicz nói: “Giá vé đă đổi, nhưng bà ấy đă bán cho khách hàng một cái giá nào đó và bà ta không thêå nào rút lại. Bà Diane đă mượn một món nợ 91 ngàn và đi mua những chiếc vé bán lẽ từ tiền túi của bà cho những người đă lên đường rồi. Đó là những người trên đường ra phi trường bay đi Việt Nam hay những người đă đến Việt Nam và chuẩn bị bay về Mỹ. Tôi không biết bao nhiêu người nhưng rất nhiều tiền. Nhiều hơn số tiền mà bà ta đă tính tiền từ những giá vé đă bán ra.”

    Vanessa Cao, một chủ nhân một tiệm sửa xe ở downtown, không tin được cách giải thích của luật sư Jachimowicz về vấn đề kẹt tiền mặt của bà Diane Hồ mà v́ thế đă làm cho bà mất 10 ngàn cho 6 chiếc vé gia đ́nh bà đi Âu châu vào mùa hè này mà những chiếc vé đó gia đ́nh bà chưa hề nhận.

    Bà Cao nói: “Trong bất cứ thượng mại nào cũng có những t́nh huống bất trắc, khó lường, kể cả việc tăng giá. Nếu bạn là khách hàng của tôi, tôi thu tiền của bạn, tôi sẽ nói chuyện ṣng phẳng và khách hàng sẽ hiểu.”
    Bà Cao, một khách hàng thường xuyên của Sunlight Travel, không nghĩ rằng bà sẽ nhận lại tiền, nhưng bà muốn bà Diane Hồ phải bị trừng phạt.

    Bà nói: “Niềm hy vọng lấy lại bất cứ khoản tiền nào từ bà Diane Hồ là số không, thế nhưng, tôi muốn công lư được thực hiện.”

    Vụ án c̣n kéo dài, Cali Today sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.

    Phạm Bằng Tường
    (Lược dịch theo báo The San Jose Mercury News)

    Nguồn:
    http://www.baocalitoday.com/vn/tin-t...i-pha-san.html

    Bài gốc trên San Jose Mercury News: “East San Jose: Closed travel agency's owner files for bankruptcy”:
    http://www.mercurynews.com/business/...ercurynews.com

  8. #188
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Lễ Tuyên Thệ của Ban Đại Diện CĐNVQG Bắc California Nhiệm Kỳ 2013-2017

    http://vietvungvinh.com
    http://youtu.be/sC_Uaf_GJ5k


    Buổi lễ tuyên thệ của Ban Đại Diện CĐNVQG Bắc California được khai mạc vào lúc 12 giờ trưa ngày 4/8/2013 tại nhà hàng Phú Lâm thành phố San Jose với khoảng 500 quan khách gồm đại diện các tổ chức Hội đoàn Bắc Cali, đồng hương và truyền thông tham dự. Về phía chính quyền điạ phương có sự hiện diện của Giám sát viên Dave Cortese, Giám Sát Viên Cindy Chavez, thị trưởng thành phố Milpitas ông Jose Esteves, các nghị viên TP San Jose gồm có các ông Ash Kalra, Sam Liccardo, Kansen Chu. Ngoài ra c̣n có các vị lănh đạo cộng đồng từ Nam California đến tham dự như Bác sĩ Vơ Đ́nh Hữu, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ; luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, ông Nguyễn Văn Tánh, cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, cựu chủ tịch CĐNVQG New York...

  9. #189
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    LỄ TUYÊN THỆ CỦA BAN ĐẠI DIỆN CĐNVQG BẮC CALI .


    San Jose ( Ư Dân): Trên 450 người đă đến tham dự buổi lễ Tuyên Thệ của Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc Cali.nhiệm kỳ 2013 - 2017 tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose vào 11 giờ sáng ngày 4-8-2013 vừa qua. Trong số khách tham dự, chúng tôi nhận thấy có linh mục Nguyễn Đ́nh Đệ, Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, Đại Đức Thích Minh Đức , bác sĩ Vơ Đ́nh Hữu, chủ tịch Cộng Đồng VN tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Tánh, đại diện cộng đồng VN tại New York, Ls Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Nam Cali, ông Nguyễn Hữu Hiến, đại diện công đồng người Việt tai Stockton, đại tá Nguyễn Hồng Tuyền, các bác sĩ Trần Quyền, Trần Công Luyện, các luật sư Đỗ Doăn Quế, Ngô Văn Tiệp, Nguyễn Tâm,Nguyễn Bích, Trần Sơn Hà, Lê Duy San, Trần Minh Nhựt, Nguyễn Đức, Andy Lê, các ông Nguyễn Tái Đàm, Chu Tấn, Bảo Tố, Nguyễn Lân, Triệu Phổ, Triệu Hà , Thái Văn Ḥa, Nguyễn Như Được, Mai Khuyên, Tony Định, Lê Văn Ư, Minh Dương , các bà Nguyễn Thí Lư, Cao Thị T́nh, Hạ Vân ,Lê Thanh cùng đại diện của nhiều hội đ̣an, đồng hương và giới truyền thông. Riêng quan khách Mỹ chúng tôi nhận thấy có các giám sát viên Dave Cortese, Cindy Chavez, các nghị viên Estrada, Kansen Chu, Sam Ricardo và thị trưởng Milpitas Jose Esteves.
    Mở đầu, cụ Trường Giang, trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử cho biềt cuộc bầu cử Ban Đại Diện CĐNVQGBC nhiệm kỳ 2013-2017 vào tháng 6 vừa qua đă được diễn ra một cách dân chủ và công bằng. Cụ hy vọng tân Ban Đại Diện sẽ tận lực phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng và nhận được sự yểm trợ mạnh mẽ của mọi người .
    Sau đó là nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt cùng một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến công lao của tiền nhân có công xây dựng đật nước VN cùng các quân dân cán chính VNCH và 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đă hy sinh v́ cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN.
    Tiếp đến các vị lănh đạo tinh thần và đại diện cộng đồng VN các nơi cùng các viên chức dân cử Mỹ đă lên niệm hương trước bàn thờ tổ quốc VN.
    Trong phần phát biểu dành cho quan khách, các giám sát viên Dave Cortese, Cindy Chavez, thị trưởng Milpitas Jose Esteves cùng các nghị viên Kansen Chu, Estrada, Sammy Ricardo đă chúc mừng tân Ban Đại Diện CĐNVQGBC, công nhận sức mạnh của cộng đồng người Việt và hy vọng được mọi sự cộng tác làm việc.
    Sau đó , các thành viên trong tân Ban Đại Diện với Ban Chấp Hành gồm có qúi ông Trương Thành Minh,cựu chủ tịch Hội Vơ Bị, kỷ sư Lê Lộc, Nha Sĩ Hồ Vũ, Ls Andy Lê, các ông Nguyễn Hữu Nghĩa, John C. Nguyễn và các bà Christine Hồ, Cao Thị T́nh, Phạm Thúy Hằng Tina. Cùng Ban Giám Sát gồm có: các ông Phạm Hữu Sơn, Hùynh Phong, Dally Nguyễn đă làm lể tuyên thệ trước bàn thờ tổ quốc. Riêng ông Lê Cường và cô Lê Mỹ Phương thuộc Ban Chấp Hành vắng mặt.
    Các cử tọa được BTC mời đứng lên và qua lời đọc của cụ Trường Giang gồm 5 điểm:
    1- Tuyệt đối trung thành với Quốc Gia VN và lư tưởng tự do
    2- Làm tṛn bổn phận với đất nước Hoa Kỳ
    3- Quyết tâm tranh đấu cho một nước VN dân chủ, nhân quyền và vẹn ṭan lănh thổ
    4- Quyết tâm phục vụ cộng đồng với tinh thần bất vụ lợi
    5- Tuân theo nội qui của Ban Đại Diện CĐNVQGBC
    Các thành viên trong Ban Đại Diện CĐNVQG BC mặt hướng về bàn thờ tổ quốc Việt Nam đồng lọat giơ tay lên cao và hô to: XIN THỀ..
    Ông Trương Thành Minh, chủ tịch Ban Chấp Hành của Ban Đại Diện CĐNVQGBC dịp nầy đă cám ơn mọi người và sẽ cố gắng làm tṛn những lời mà Ban Đại Diện đă tuyên hứa.
    Tiếp đến Ban tổ chức đă tặng cho luật sư Đỗ Dơan Quế một tấm plaque để cảm tạ về sự yểm trợ của ông trong cuộc bầu cử vừa qua.
    Trong phần phát biểu dành cho các cộng đồng VN ở các nơi , Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ tịch Ban Đại Diện CĐVN tại Nam Cali.đă gởi lời chào mừng tân Ban Đại Diện CĐNVQG tại Bắc Cali. Ông cũng mời đại diện của các Cộng Đồng VN tại Hoa Kỳ , New York , Stockton , Oakland , Bắc Cali. lên sấn khấu để cùng nhau đứng dưới lá quốc kỳ VNCH .mà ông đă mang theo.Ông Nghĩa cho biết đây là lá quốc kỳ VNCH đă được một quân nhân TQLC của Hoa Kỳ hạ xuống vào những giậy phút cuối vào tháng 4 năm 1975 tại Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sàig̣n . Sau một thời gian lưu giữ, ông ta đă trao cho luật sư Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch cộng đồng VN tại New York những năm gần đây. Luật sư Nghĩa hy vọng với sự đoàn kết của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngọai yểm trợ các cuộc đấu tranh ở trong nước cùng tích cực vận động quốc tế , lá quốc kỳ VNCH nầy sẽ có ngày được treo lại tại ṭa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Sàig̣n.
    Bác sĩ Vơ Đ́nh Hữu, chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ cho biết cộng đồng người Việt gần đây đă tổ chức biểu t́nh chống Trương Tấn Sang. Hiện nay Hạ viện Hoa Kỳ đă thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho VN.Ông hy vọng dự luật nầy sẽ được thông qua tại Thượng Viện. Ông kêu gọi mọi người cùng nhau đoàn kết đấu tranh cho một nước VN tự do và dân chủ.
    Ông Thomas Nguyễn, phó chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử cho biết cơ cấu của CĐNVQGBC ng̣ai Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát c̣n có thểm Hội Đồng Các Đ̣an Thể, Hội Đồng nầy có nhiệm vụ cố vấn và kiểm sóat việc làm của Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát. Sau đó,ông đă đọc tên của 18 tổ chức hội đ̣an đă ghi tên vào Hội Đồng Các Đ̣an Thể là: 1.-Hội Cựu SV SQ Vơ Bắc Cali. ,2.-Hội Biệt Kích Lôi Hổ Bắc Cali.,3.-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Stockton 4.-Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH/Trung Tâm Tây Bắc Hoa Kỳ 5.-Khu Hội Cựu TNCT Bắc California 6.-Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali .7.-Hội Phụ Nữ Thiện Nguyện Việt-Mỹ Bắc Cali. 8.-Nhóm Tri Thủy Phan Rang Ninh-Thuận 9.-Lương Tâm Công Giáo 10.-Nhóm Cựu Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức San Jose 11.-Hội Phụ Nữ VN Hải Ngoại Bắc Cali.12.-Khối 8406 Bắc Cali. 13.-Ủy Ban Vận Động Hiệp Định Paris 1973 14.-Địa Phương QuânVà Nghĩa Quân Bắc Cali . 15.-Nhóm Yểm Trợ Quốc Nội Chống Cộng 16.-Liên Đoàn Cử Tri Bắc California 17.-Gia Đ́nh Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Bắc California 18.-Hội Cao Niên Diên Hồng Oakland . Ông cũng kêu gọi các hội đ̣an hăy tích cực tham gia vào Hội Đồng Các Đ̣an Thể.
    Sau đấy là một chương tŕnh phụ diễn văn nghệ do ca sĩ Hạ Vân điều khiển với giọng ca của các ca sĩ địa phương, Đặc biệt là màn tŕnh diễn áo dài VN của các cô hoa hậu trẻ đẹp của Liên Trường đă được cử tọa khen ngợi. Phần xổ sồ với lô độc đắc là chiếc TV 40 inches đă về tay một thành viên của Hội Cao Niên Diên Hồng Oakland
    Buổi lễ qua phần điều khiển chương tŕnh của ông Lê Lộc, bà Cao Thị T́nh đă được chấm dứt vui vẻ vào 3 giờ chiều cùng ngày sau màn hợp ca bài Sàig̣n của nhạc sĩ Y Vân./.

    Nguyen Van Binh
    dacsanydan@att.net
    dacsanydan@yahoo.com

  10. #190
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    37

    GIỞN MẶT CHÁNH QUYỀN ?

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Nhân bức thư của Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri gởi cử tri người Mỹ gốc Việt được phổ biến trên Vietland, Trực Vơ xin phỏng vấn một cử tri XYZ, sống ở San Jose trên 20 năm, về những vấn đề liên quan đến bức thư này.

    Trực Vơ (TV): Xin bác XYZ cho độc giả biết sơ qua về thân thế sự nghiệp, tiểu sử... của bác.

    Bác XYZ: Cách đây trên 400 năm, triết gia người Pháp Blaise Pascal có nói: "Cái tôi thật đáng ghét", nên xin bác Trực Vơ cho qua câu hỏi này. XYZ là ai không quan trọng; những nội dung và những chứng từ tôi nêu ra mới là quan trọng.

    TV: Bác có nghe nói đến Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc California không ạ? Liên Đoàn Cử Tri là một tổ chức thuộc loại nào?

    Bác XYZ: Tôi có nghe nói đến Liên Đoàn Cử Tri (LĐCT) từ khi Ủy Ban Băi Nhiệm NV Madison Nguyễn giải tán; LĐCT là một tổ chức Bất Vụ Lợi theo lời ghi trên website của LĐCT: “The Vietnamese-American Voters of Northern California is a grass-roots nonprofit organization that aims to promote partnership, leadership and responsible citizenship among Vietnamese-American voters.” (Xin xem tài liệu tham khảo 1)

    TV: Xin bác cho biết thế nào là một tổ chức bất vụ lợi?

    Bác XYZ: “Một tổ chức bất vụ lợi hay phi lợi nhuận là một tổ chức chỉ sử dụng lợi tức bội thu để đạt được các mục tiêu của ḿnh thay v́ phân phối lợi tức như lợi nhuận hoặc cổ tức (tiền lăi cổ phần).”
    (A nonprofit organization (NPO) is an organization that uses surplus revenues to achieve its goals rather than distributing them as profit or dividends. Xin xem tài liệu tham khảo 2).
    Ở Mỹ, muốn được miễn thuế liên bang, các tổ chức bất vụ lợi phải thoả măn một số điều kiện do Sở Thuế Vụ Liên Bang đặt ra. Trong trường hợp này, tổ chức bất vụ lợi cũng c̣n được gọi 1 tổ chức theo quy chế 501 (c)(3).

    TV: Xin bác cho biết thế nào là 1 tổ chức theo quy chế 501 (c)(3)?

    Bác XYZ: “Một tổ chức theo quy chế 501 (c), c̣n được gọi một cách thông tục là một tổ chức 501 (c) hoặc một tổ chức "phi lợi nhuận", là một tổ chức bất vụ lợi được miễn thuế ở Mỹ. Mục 501 (c) của bộ luật của Sở Thuế Vụ Liên Bang (Internal Revenue Service = IRS) Hoa Kỳ (26 USC § 501 (c)) quy định 28 loại tổ chức phi lợi nhuận được miễn một số loại thuế thu nhập liên bang.”
    (A 501(c) organization, also known colloquially as either a 501(c) or a "nonprofit", is an American tax-exempt nonprofit organization. Section 501(c) of the United States Internal Revenue Code (26 U.S.C. § 501(c)) provides that 28 types of nonprofit organizations are exempt from some federal income taxes. Xin xem tài liệu tham khảo 3. - 26 U.S.C. hay 26 USC là mă số của bộ luật của Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ; USC = United States Code)
    “Tiểu Mục 501 (c)(3) của bộ luật 26 USC – (được áp dụng miễn thuế cho các tổ chức) tôn giáo, giáo dục, từ thiện, khoa học, văn học, thí nghiệm về an toàn công cộng, để cổ vũ thể thao tài tử trong các cuộc cạnh tranh quốc gia hoặc quốc tế, hoặc các tổ chức pḥng chống ngược đăi trẻ em hoặc tổ chức bảo vệ động vật.”
    (501(c)(3) — Religious, Educational, Charitable, Scientific, Literary, Testing for Public Safety, to Foster National or International Amateur Sports Competition, or Prevention of Cruelty to Children or Animals Organizations. Xin xem tài liệu tham khảo 3)
    Liên Đoàn Cử Tri, các Ban Đại Diện Cộng Đồng, các hội đồng hương v.v… nằm trong Tiểu Mục 501 (c)(3) này.

    TV: Xin bác cho độc giả biết sơ qua về quyền lợi và điều cấm kỵ của các tổ chức theo quy chế 501 (c)(3)?

    Bác XYZ: Về quyền lợi, có thể nói vắn tắc là được miễn thuế. Về điều cấm kỵ, điểm cần lưu ư nhất ở đây có thể nói là các tổ chức theo quy chế 501 (c)(3) không được vận động tranh cử cho bất cứ ứng cử viên nào vào bất cứ một chức vụ dân cử nào!
    “Tổ chức được mô tả trong phần 501 (c) (3) đều bị cấm tiến hành các hoạt động vận động chính trị để can thiệp vào các cuộc bầu cử vào bộ máy hành chính. Trang web của Internal Revenue Service chi tiết hoá lệnh cấm này như sau:
    Theo Bộ luật Thuế, tất cả các tổ chức theo quy chế 501 (c) (3) là hoàn toàn bị cấm trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, hoặc can thiệp vào, bất kỳ chiến dịch tranh cử ủng hộ (hoặc chống đối) bất kỳ ứng cử viên nào cho bất cứ một chức vụ dân cử nào.”
    (Organizations described in section 501(c)(3) are prohibited from conducting political campaign activities to intervene in elections to public office. The Internal Revenue Service website elaborates upon this prohibition as follows:
    Under the Internal Revenue Code, all section 501(c)(3) organizations are absolutely prohibited from directly or indirectly participating in, or intervening in, any political campaign on behalf of (or in opposition to) any candidate for elective public office. Xin xem tài liệu tham khảo 3).
    Trong đơn xin thành lập tổ chức bất vụ lợi nạp cho tiểu bang, ở hạng mục Điều lệ, hay Hiến chương, của tổ chức (articles of incorporation (sometimes called a "certificate of incorporation" or "charter document")), người xin thành lập tổ chức bất vụ lợi phải ghi rơ “sẽ không tham gia vào các hoạt động chính trị và lập pháp bị cấm theo 501 (c) (3)” (will not engage in prohibited political and legislative activity under 501(c)(3) - Xin xem tài liệu tham khảo 4 & 5).

    TV: Xin bác cho độc giả biết bức thư của Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri gởi cử tri người Mỹ gốc Việt được phổ biến trên Vietland có vi phạm quy chế 501 (c)(3)?

    Bác XYZ: Nếu Tiến Sĩ Lê Thị Mỹ Phương viết bức thư nhân danh LĐCT th́ rơ ràng LĐCT đă vi phạm quy chế 501(c)(3).
    TS Lê Thị Mỹ Phương không ở trong trong Ban Chấp Hành (Board of Executives) của LĐCT; TS Lê Thị Mỹ Phương ở trong Hội Đồng Quản Trị (Board of Directors) - Xin xem tài liệu tham khảo 1.
    Thường những thư kêu gọi như thế này phải được viết bởi chủ tịch của Ban Chấp Hành. Mặt khác, dựa vào cấu trúc tổ chức (Organization Structure) của LĐCT, chúng ta không thấy có cái gọi là “Ủy Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri” (Vietnamese American Voters Political Action Committee). Xin xem tài liệu tham khảo 1.
    Nếu TS Lê Thị Mỹ Phương dựa vào các lư lẽ vừa nêu trên đây để nói rằng không nhân danh LĐCT khi viết bức thư, th́ rơ ràng là TS Lê Thị Mỹ Phương đă dùng các lư lẽ này để né tránh quy chế 501(c)(3) của Sở Thuế Vụ Liên Bang và để lập lừa đánh lận con đen đánh lừa cử tri người Mỹ gốc Việt; đánh lừa v́ nhân danh 1 bộ phận không có trong cấu trúc tổ chức của LĐCT khi viết bức thư, làm cho độc giả hiểu nhầm là TS Lê Thị Mỹ Phương đă nhân danh LĐCT.
    Trong cả hai trường hợp nêu trên (TS Lê Thị Mỹ Phương nhân danh LĐCT hay không nhân danh LĐCT khi viết bức thư), TS Lê Thị Mỹ Phương không nên cho phổ biến “Thư gởi cử tri người Mỹ gốc Việt” như đă làm. Trong cả hai trường hợp, TS Lê Thị Mỹ Phương chỉ làm hại cho LĐCT, hơn là làm lợi cho LĐCT.

    TV: “Nghe” mấy bác ủng hộ LĐCT nói ông Nguyễn Ngọc Tiên, chủ tịch BĐDCĐ Người Việt Bắc Cali nhiệm kỳ 6, có nói “BĐDCĐ là một tổ chức bất vụ lợi, nên không làm chính trị v.v…”. Nói như thế có đúng không ạ?

    Bác XYZ: Ở đây có nhiều người viết theo kiểu "nghe nói" nên không rơ ông Nguyễn Ngọc Tiên đă nói chính xác như thế nào, trong trường hợp nào. Nếu ông Nguyễn Ngọc Tiên đă nói như "nghe nói" ở trên, th́ ông Nguyễn Ngọc Tiên đă nói không đúng.
    Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ không cấm các tổ chức bất vụ lợi làm chính trị; các BĐDCĐ tha hồ biểu t́nh đả đảo Trương Tấn Sang qua Mỹ, IRS không ke (care). Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ cấm các tổ chức bất vụ lợi vận động tranh cử cho bất cứ ứng cử viên nào vào bất cứ một chức vụ dân cử nào ở Mỹ!

    TV: Khi 1 tổ chức bất vụ lợi vi phạm điều cấm nói trên của Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ, tổ chức bất vụ lợi sẽ bị phạt như thế nào? Họ có bị tù không bác?

    Bác XYZ: Chẳng có tù tội ǵ ở đây hết! Khi 1 tổ chức bất vụ lợi vi phạm điều cấm của Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ, nếu IRS biết, IRS sẽ không cho tổ chức đó được miễn thuế nữa, không cho tổ chức đó được hưởng quy chế 501 (c)(3) nữa; có khi tổ chức bất vụ lợi đó c̣n bị IRS phạt tiền tuỳ theo mức độ vi phạm. (Xin xem tài liệu tham khảo 3)

    TV: Trong kỳ bầu cử chung kết 30/7 sắp tới, bác sẽ bầu cho ai: Cindy Chavez hay Teresa Alvarado?

    Bác XYZ: Trong kỳ bầu cử sơ bộ 10/6, tôi đă không đi bầu. Trong kỳ bầu cử chung kết 30/7 sắp tới, tôi sẽ đi bầu và bầu cho Teresa Alvarado.

    TV: Lư do nào bác bầu cho Teresa Alvarado?

    Bác XYZ: Báo San Jose Mercury News ủng hộ bà Teresa Alvarado (Xin xem tài liệu tham khảo 6). Tôi tin San Jose Mercury News đánh giá chính xác ai xứng đáng làm Giám Sát Viên cho District 2. Ngoài ra Thị Trưởng Chuck Reek và Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn đều ủng hộ bà Teresa Alvarado. Những “người trong nghề” đánh giá các ứng cử viên chính xác hơn những "người ngoại đạo". Cindy Chavez và Teresa Alvarado đều là đảng viên đảng Dân Chủ, nhưng đảng Dân Chủ chính thức ủng hộ bà Cindy Chavez nên bà Cindy Chavez có ít nhiều lợi thế hơn. Tuy biết thế, tôi vẫn chọn người tôi tin tưởng hơn. Tôi nghĩ bà Cindy Chavez cũng tốt, nhưng bà Teresa Alvarado th́ tốt hơn.

    TV: Xin cảm ơn bác XYZ đă bỏ th́ giờ cho cuộc phỏng vấn này.

    Tài liệu tham khảo:
    1. Goals & Objectives của Liên Đoàn Cử Tri:
    http://www.vietvoter.com/our-goals-objectives.html
    2. Nonprofit organization:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nonprofit_organization
    3. 501(c) organization:
    http://en.wikipedia.org/wiki/501(c)_organization
    4. Articles of Incorporation for Nonprofits - Other Items Emphasizing Your Nonprofit Status: will not engage in prohibited political and legislative activity under 501(c)(3):
    http://www.dmlp.org/legal-guide/arti...ion-nonprofits
    5. Forming a Nonprofit Corporation in California:
    http://www.dmlp.org/legal-guide/cali...ion-california
    6. Mercury News editorial: Teresa Alvarado for Santa Clara County supervisor:
    http://www.mercurynews.com/opinion/c...ercurynews.com
    **GIỞN MẶT CHÁNH QUYỀN ?

    -Qua bài phỏng vấn của TV Trực Vơ(Diễn Đàn Vietland) với Bác XYZ, cử tri Khu vực 2 về :" Những vấn đề liên quan đến bức thư : Của Ủy Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri" phổ biến trên diễn đàn Việt Lanland ủng hộ UCV. Cindy Chavez, đồng thời kêu gọi cử tri Khu vực 2 dồn phiếu tối đa cho Bà Cindy Chavez vào ngày 30-7 này.(được trích dẫn toàn bản văn kèm theo ở dưới ).
    Nếu quả thực như lời Bác XYZ, cử tri Khu Vực 2 trả lời cuộc phỏng vấn của TV Trúc Vơ th́ tổ chức LDCT là một tổ chức Bất Vụ Lợi (LĐCT là một tổ chức Bất Vụ Lợi theo lời ghi trên website của LĐCT: “The Vietnamese-American Voters of Northern California is a grass-roots nonprofit organization that aims to promote partnership, leadership and responsible citizenship among Vietnamese-American voters.” Nếu như mà LDCT là một tổ chức bất vụ lợi th́ không được vận động cũng như không một thành viên nào của tổ chức LDCT được nhân danh vận động tranh cử cho bất cứ một UCV vào các Chức Vụ Dân Cử các cấp thuộc cơ quan Chánh Quyền ..(Luật Pháp qui định)
    Thế mà Tiến Sĩ Lê Thị Mỹ Phương là Thủ quỹ của Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri (Paid for by Vietnamese American Voters PAC FPPC # 1327705) lại cho phổ biến bức thư nhân danh của Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri gởi cử tri người Mỹ gốc Việt trên Diễn Đàn Điện tử Vietland để ủng hộ UCV Cindy Chavez đồng thời kêu gọi cử tri người Mỹ gốc Việt hăy dồn phiếu cho Bà Cindy Chavez vào 30-7 này như sau :
    " Ủy Ban Vận Động Chính Trị LĐCT quyết định ủng hộ bà Cindy Chavez vào chức vụ Giám Sát Viên Khu Vực 2 tại Quận Hạt Santa Clara, và chúng tôi thiết tha kêu gọi quư cử tri người Mỹ gốc Việt (khu vực 2) dồn phiêu ủng hộ tối đa cho bà Cindy Chavez vào ngày bầu cử 30 tháng 7 này.
    Trân trọng,
    Tiến Sĩ Lê Thị Mỹ Phương

    Thủ quỷ Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri.Paid for by Vietnamese American Voters PAC FPPC # 1327705 "
    Như vậy không biết có vi phạm luật hay không ? (Qui chế 501)
    Ông XYZ cử tri Khu vực 2 c̣n nhận đinh thêm :" Thường những thư kêu gọi như thế này phải được viết bởi chủ tịch của Ban Chấp Hành. Mặt khác, dựa vào cấu trúc tổ chức (Organization Structure) của LĐCT, chúng ta không thấy có cái gọi là “Ủy Ban Vận Động Chính Trị Liên Đoàn Cử Tri” (Vietnamese American Voters Political Action Committee). Xin xem tài liệu tham khảo 1.
    Nếu TS Lê Thị Mỹ Phương dựa vào các lư lẽ vừa nêu trên đây để nói rằng không nhân danh LĐCT khi viết bức thư, th́ rơ ràng là TS Lê Thị Mỹ Phương đă dùng các lư lẽ này để né tránh quy chế 501(c)(3) của Sở Thuế Vụ Liên Bang và để lập lừa đánh lận con đen đánh lừa cử tri người Mỹ gốc Việt; đánh lừa v́ nhân danh 1 bộ phận không có trong cấu trúc tổ chức của LĐCT khi viết bức thư, làm cho độc giả hiểu nhầm là TS Lê Thị Mỹ Phương đă nhân danh LĐCT.
    Trong cả hai trường hợp nêu trên (TS Lê Thị Mỹ Phương nhân danh LĐCT hay không nhân danh LĐCT khi viết bức thư), TS Lê Thị Mỹ Phương không nên cho phổ biến “Thư gởi cử tri người Mỹ gốc Việt” như đă làm. Trong cả hai trường hợp, TS Lê Thị Mỹ Phương chỉ làm hại cho LĐCT, hơn là làm lợi cho LĐCT." (hết trích)

    Nếu quả đúng như nhận định của vị cử tri Khu Vực 2 th́ TS Lê Thị Mỹ Phương đánh lừa cử tri người Mỹ gốc Việt và nhất là dám GIỞN MẶT CHÁNH QUYỀN rồi đó đa !
    Phúc Lâm(CN)
    PS:
    Để hiểu rơ Qui định 501 như thế nào, Kính mời Quí đôc giả đọc bài phỏng vấn của TV Trực Vơ và Ông XYZ cử tri khu vực 2 sẻ rơ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mừng Cộng Đồng Austin Khai Trương Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng
    By TuDochoVietNam in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 07-01-2013, 06:00 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2011, 12:46 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 18-06-2011, 04:18 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 20-01-2011, 07:11 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •