Tối ngày Thứ Sáu 21/6/2013 vừa qua, mặc dù thời tiết khá lạnh, hơn 500 đồng hương đă có mặt tại Tượng Đài Thuyền Nhân VN ở Saigon Place, thành phổ Bankstown để tham dự Đêm Thắp Nến Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN do CĐNVTD/NSW phối hợp tổ chức cùng Hội Đồng Thành Phố Bankstown, nhân Tuần Lễ Tỵ Nạn Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc ấn định.

Một sự trùng hợp lư thú nữa, là ngày 21/6 năm nay đánh dấu đúng 35 năm ngày Liên Hiệp Quốc chính thức thành lập Trại Tỵ Nạn đầu tiên ở Đông nam Á cho thuyền nhân Việt nam (21/6/1978). Ở nơi hành lễ, một sân khấu nhỏ được dựng cạnh bên Tượng Đài. Rất nhiều lá cờ Úc và Việt đă được CĐ treo trên suốt con đường Saigon Place dẫn đến lễ đài và chung quanh sân khấu.

Ngoài sự hiện diện của đại diện rất nhiều hội đoàn trong CĐ, c̣n có sự tham dự của đại diện tất cả các tôn giáo chính trong CĐ người Việt: Ḥa Thượng Thích Quảng Ba đại diện GHPGVNTN/Hải ngoại cùng 2 vị Thượng Tọa khác, Linh Mục Đặng Đ́nh Nên đại diện cho Ban Tuyên Úy Công Giáo NSW, ông Nguyễn Văn Bán đại diện Cao Đài Giáo UC và ông Lê Thành Mân đại diện GHPG Ḥa Hảo UC.

Về phía quan khách Úc, chúng tôi thấy có mặt ông Khal Asfour Thị trưởng TP Bankstown, Dân biểu Liên bang vùng Blaxland ông Jason Clare, Dân biểu Tiểu bang đơn vị Bankstown bà Tania Mihailuk, Dân biểu TB đơn vị Auburn bà Barbara Perry và nhiều Nghị viên Hội Đồng TP Bankstown.

Mở đầu buổi lễ, đoàn trống Diên Hồng đă tŕnh diễn những hồi trống Tây Sơn làm nức ḷng người. Tiếp theo, MC Nguyễn Toàn (là Phó chủ Tịch Ngoại Vụ của CĐ/NSW và cũng là Nghị viên Hội Đồng TP Bankstown) đă nói về ư nghĩa buổi lễ, nhằm tưởng niệm hơn nửa triệu thuyền nhân Việt đă bỏ ḿnh trên biển cả hoặc nơi rừng sâu trên bước đường trốn chạy chế độ tàn ác phi nhân của CSVN sau 1975.

Sau đó ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch CĐNVTD/NSW đă nói lên sự biết ơn của người Việt đối với sự cưu mang và ḷng tử tế của chính phủ và nhân dân Úc, đă nhận cho định cư thuyền nhân Việt vào cuối thập niên 70. Ông nói rằng khi thuyền nhân Việt chịu không nổi sự tàn ác của CSVN, phải cắn răng rời nước ra đi trên những con thuyền mong manh, lênh đênh vô định trên biển cả, họ sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy, nhưng đồng thời cũng mang trong ḷng niềm hy vọng sẽ đến được bờ bến tự do.

Điều đó phù hợp với chủ đề của Tuần Lễ Tỵ nạn năm nay do Refugee Council Úc đặt ra là “Restoring Hope” (Phục Hồi Niềm Hy Vọng). Sau cùng ông cảm ơn TP Bankstown đă giúp đỡ và cộng tác với CĐ trong việc xây dựng Tượng Đài TN hai năm trước đây cũng như trong buổi lễ này.

Tiếp theo là phần đáp từ của ông Khal Asfour Thị trưởng TP Bankstown. Ông ngỏ lời chúc mừng CĐ người Việt đă đạt được thành quả đáng kể là dựng Tượng Đài TN tại Saigon Place, và Hội Đồng TP Bankstown rất hân hạnh đă có cơ hội cộng tác đóng góp trong việc thực hiện Tượng Đài này, mà ông cho rằng rất có ư nghĩa v́ là nơi để mọi người hồi tưởng lại chuyến vượt biển đầy nguy hiểm không bao giờ quên được của ḿnh.

Theo ông, Tượng Đài cũng là biểu tượng của Hy Vọng và của Tự Do. Ông cũng ca ngợi đức tính cần cù chịu khó của người Việt, mà ông cho rằng đă đóng góp đáng kể vào phúc lợi của nước Úc, đặc biệt là đă làm phong phú thêm cho TP Bankstown.

Dân biểu LB Jason Clare bắt đầu phần phát biểu bằng câu chuyện của 2 người Việt trẻ tuổi vào cuối thập niên 70, vượt biển đến Mă Lai trong những chuyến đi khác nhau, vào thời điểm khác nhau, nhưng sau cùng đă t́nh cờ gặp nhau trên băi biển Bondi Beach, và đă lấy nhau, tạo dựng một gia đ́nh êm ấm.

Đó là câu chuyện của cha mẹ vợ của chính ông. Và người Việt tại Úc, theo ông, là bằng chứng hiển nhiên chứng tỏ rằng mọi giấc mơ đều có thể biến thành hiện thực nếu ta siêng năng làm việc và chịu khó học hỏi. Ông chúc mừng CĐ người Việt đă đạt được nhiều thành công trong mọi lănh vực, và cho biết đang nỗ lực vận động để Hội Đồng Di Sản Úc Châu (Australian Heritage Council) đưa Tượng Đài Thuyền Nhân VN ở Bankstown và Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt tại Cabra-Vale Park vào danh sách Di Sản Quốc Gia, để bảo đảm rằng những Tượng Đài này sẽ trường tồn măi măi.

Sau cùng, ông ngỏ ư chia sẻ với CĐ chúng ta về hy vọng một ngày gần đây Việt Nam sẽ có tự do dân chủ thực sự. Trong bài phát biểu, ông Jason Clare đă nói vài câu bằng tiếng Việt khá sơi, tạo những tràng cười thích thú trong cử tọa.

Sau phần phát biểu của các quan khách là phần thắp nến. Mấy trăm ngọn nến được đốt lên cùng lúc, ánh lửa lung linh soi lên các khuôn mặt đăm chiêu nhớ về những đồng bào, thân nhân đă bỏ ḿnh trong cuộc vượt biên, tạo quang cảnh vô cùng trang nghiêm và cảm động. Trong phút mặc niệm, mọi người đă đứng nghiêm để tưởng nhớ những đồng bào đă hy sinh mạng sống trên đường t́m tự do, trong lúc ca sĩ Quốc Sỹ hát bài “Xác Em Nay Ở Phương Nào”, một bài hát có những câu thật hay: “Chiều ra biển đứng ê chề, T́m trên ngọn sóng có về xác em….Chiều chiều ra biển ngậm ngùi, Nhớ em và nhớ cả trời Việt Nam…”.

Sau đó, quí vị tu sĩ đại diện cho các tôn giáo đă được mời đến trước bàn thờ để đọc những lời khấn nguyện cầu cho hương hồn của những kẻ xấu số đă chết trên biển, và cầu nguyện cho quê hương sớm thoát khỏi gông cùm của chế độ Cộng sản. Quan khách và đồng hương cũng lần lượt tiến đến đốt nhang trước bàn thờ, trong tiếng hát bài “Amazing Grace” của Quỳnh Xuân.

Để kết thúc buổi lễ, Ngọc Oanh và Hoàng Ngọc Tuấn đă song ca hai bài hát tự biên, “Hướng Về Em” viết cho hai bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và “Tưởng Niệm Thuyền Nhân”.

Nói chung, đây là một sinh hoạt rất có ư nghĩa, là dịp để mọi người trong CĐ chúng ta nhớ lại những kỷ niệm vượt biển vượt biên khi xưa, và là cơ hội để tự nhắc nhở chính ḿnh về lư do mà ḿnh phải bỏ nước ra đi và nay có mặt trên đất Úc này, do đó mọi người Việt hải ngoại đều có bổn phận phải tiếp tục đóng góp vào cuộc đấu tranh của toàn thể dân tộc VN nhằm đ̣i hỏi tự do dân chủ và nhân quyền đích thực cho quê hương dân tộc.

Rất mong rằng từ nay Đêm Thắp Nến Tưởng Niệm Thuyền Nhân sẽ trở nên một sinh hoạt truyền thống hàng năm của CĐ người Việt tại NSW.

Đặc phái viên Việt Luận

* Source ▼
http://vietnamese.org.au/vca/dem-tha...i-nan-quoc-te/