HÀ NỘI 30-6 (NV) - Việt Nam đang “nâng cao vai tṛ của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong việc bảo đảm quyền con người” và sẽ “xử lư nghiêm minh những trường hợp cố t́nh vi phạm quyền con người”.


Công an thị trấn Ma Lâm, tỉnh B́nh Thuận đánh rồi vứt một người người đàn ông 51 tuổi xuống lề đường. Mỗi khi bị chỉ trích v́ chà đạp các quyền cơ bản của con người, Đảng CSVN thường biện minh là có luật riêng. H́nh ảnh và các video clip được đưa lên Internet khiến Đảng CSVN đuối lư và cộng đồng quốc tế đồng loạt phản đối. (H́nh: GDVN)
Đó là tuyên bố mới nhất liên quan đến nhân quyền, vừa xuất hiện trên Tạp chí Lịch sử Đảng – một trong vài ấn phẩm chuyên giới thiệu “chủ trương, đường lối” của Đảng CSVN.

Ông Vũ Quang Vinh, Phó Tổng biên tập tờ tạp chí vừa kể, đồng thời là tác giả bài viết mới nhất, giới thiệu quan điểm của giới lănh đạo Đảng CSVN về nhân quyền, cho biết, Đảng CSVN đang “nội luật hóa các điều khoản trong ‘Công ước quốc tế về quyền con người’ mà Việt Nam đă kư kết cho phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia”.

Đảng CSVN vẫn thường lập lại quan điểm này mỗi khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về các hành vi xâm hại nhân quyền, chà đạp những quyền cơ bản của con người.

Tháng trước, trong một lá thư gửi cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc chuyên Điều tra về Bắt giữ tùy tiện (thường được gọi tắt là UNWGAD), ông Allen Weiner, Giám đốc Chương tŕnh Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford ở Hoa Kỳ, đồng thời là người từng đề nghị UNWGAD can thiệp, khi Việt Nam bắt giữ và kết án hàng loạt bloggers, tín đồ Thiên chúa giáo, nhận xét về quan điểm đó của Việt Nam như thế này: Khi Việt Nam tuyên bố là họ dùng luật của họ th́ đó là kiểu mà bất kỳ cá nhân nào cầm quyền, muốn thế nào th́ luật sẽ thế ấy. Điều đó hoàn toàn trái ngược với một nhà nước pháp quyền.

Theo ông Weiner, Việt Nam đă tham gia kư kết “Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự”, bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do lập hội. Đă là thành viên của công ước, họ không thể nói theo kiểu, tuy chúng tôi có các nghĩa vụ như đă cam kết nhưng chúng tôi ứng dụng khác với những nơi khác, theo luật riêng của chúng tôi.

Ông Weiner nhấn mạnh, dựa trên luật nội bộ để vi phạm các nghĩa vụ cam kết theo luật quốc tế là điều không thể chấp nhận, bởi điều đó làm cho việc tham gia thỏa thuận quốc tế trở nên vô nghĩa. Một khi Việt Nam đă đồng thuận thực thi luật quốc tế th́ không thể dựa trên luật nội bộ của họ, nếu luật của họ không phù hợp với các quy định về nhân quyền của quốc tế.

Gần đây, không chỉ bị Hoa Kỳ, Cộng đồng châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích, Đảng CSVN c̣n là đối tượng bị dân chúng Việt Nam phê phán kịch liệt. Ngoài dân chúng, số Đảng viên CSVN công khai chỉ trích tổ chức chính trị mà họ là thành viên đă tăng đáng kể và đang tăng rất nhanh.

Cũng v́ vậy, những ấn phẩm chuyên giới thiệu “chủ trương, đường lối” của Đảng CSVN như Tạp chí Lịch sử Đảng đă phải chống đỡ khá vất vả. Trong khi các tờ nhật báo như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân liên tục cảnh báo nguy cơ “tự diễn biến” trong cán bộ, Đảng viên th́ các ấn phẩm chuyên về lư luận cố gắng phân tích, chứng minh, bảo vệ quan điểm phải duy tŕ sự lănh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN.

Tuy nhiên những nỗ lực như thế thường là phản tác dụng và trở thành nguyên nhân gây ra những đợt phê phán mới trong dư luận. Trong tất cả các cuộc tranh luận, những cây bút chuyên “bảo vệ Đảng” thường đuối lư và bị công chúng chế giễu.

Mới đây, trong một bài viết được đăng trên tờ Tạp chí Cộng sản, ông Vũ Quang Tạo, một giảng viên của Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc Pḥng Việt Nam, thú nhận, thách thức lớn nhất đối với hoạt động nghiên cứu lư luận là “sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng, cùng sự bùng nổ các phương tiện thông tin và các mạng xă hội”.

Ông Tạo thừa nhận dù “lỗi thời, lạc hậu” nhưng “quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa” đang “tạm thời thắng thế”. Giống như nhiều đồng nghiệp kiếm sống bằng công việc “lư luận bảo vệ Đảng” song ông tiến sĩ này chưa nghĩ được giải pháp. Ông ta chỉ đề nghị phải “t́m ra h́nh thức tuyên truyền giáo dục mới, có hiệu quả, thật sự hấp dẫn, lôi cuốn” để “công tác dân vận” hiệu quả hơn. (G.Đ.)