Đấu tranh – Lùi để Tiến

Tại Việt Nam hiện nay, nh́n chung, trong nước cũng như hải ngoại, những người đang đấu tranh chống độc tài cộng sản có thể phân làm hai loại: 1) Loại nhắm mục tiêu chính là lật đổ chế độ cộng sản hiện tại; và 2) Loại nhắm xây dựng một đất nước tự do hạnh phúc, bằng cách thực hiện một chế độ dân chủ pháp trị, tôn trọng nhân quyền thật sự, sau khi đă lật đổ chế độ độc tài hiện nay.

Đó chỉ là phân chia một cách tương đối, mang nhiều tính chủ quan. V́ thật ra, đă là người Việt, ai yêu nước mà chẳng mong muốn đất nước ḿnh cường thịnh, hạnh phúc, trong đó những người lănh đạo đất nước biết tôn trọng tự do dân chủ và nhân quyền. Muốn mong ước đó thành hiện thực th́ điều kiện tiên quyết là phải dẹp bỏ chế độ độc tài buôn dân bán nước đang nắm quyền.

Nhưng hai loại trên khác nhau ở chỗ tập trung năng lực vào hai mục tiêu khác nhau. Một đằng đặt nặng việc lật đổ chế độ cộng sản mà không quan tâm nhiều tới chuyện ǵ cần xảy ra sau đó. C̣n một đằng coi việc lật đổ chế độ chỉ là một giai đoạn hay phương tiện cần thiết phải trải qua để thực hiện mục tiêu là xây dựng một đất nước cường thịnh, toàn dân hạnh phúc. Mục tiêu của hạng sau đi xa hơn mục tiêu của hạng trước. Mục tiêu th́ cố định, không thể thay đổi; c̣n phương tiện hay giai đoạn th́ có thể thay đổi miễn sao đạt được mục tiêu.

Những người thù hận chế độ cộng sản, nhất là những nạn nhân của chế độ (bị tù, bị mưu hại, có thân nhân bị cộng sản giết, đi t́m tự do phải trả giá quá mắc...) dễ thuộc vào loại trước. Đối với thành phần này, điều quan trọng là dẹp bỏ cái chế độ chết tiệt ấy đi đă, và đ̣i buộc những kẻ từng gây tội ác phải đền tội.

Tuy nhiên, nhiều người tuy rất thù hận chế độ cộng sản nhưng không dừng lại ở việc lật đổ, mà nhắm mục tiêu xa hơn là làm sao để toàn dân Việt Nam được hạnh phúc. Việc lật đổ chế độ, ngay cả việc thành lập một chế độ dân chủ pháp trị, cũng chỉ là những giai đoạn cần thiết phải thực hiện để đạt được mục tiêu, chứ không phải là mục tiêu. Với hai mục tiêu khác nhau, phong cách đấu tranh của hai thành phần trên cũng khác nhau.

Phong cách đấu tranh khác nhau cũng là nguyên nhân gây nên những cuộc tranh căi. Những tranh căi này tuy có thể làm sáng tỏ vấn đề, nhưng cũng có thể làm lực lượng đấu tranh bị chia rẽ. Tại hải ngoại, bọn cộng sản nằm vùng, dưới mặt nạ chống cộng, luôn t́m cách thổi phồng và xuyên tạc những khác biệt này để kích thích sự nghi ngờ và lái cuộc đấu tranh chống cộng thành những cuộc đánh phá lẫn nhau trong nội bộ, hoặc giữa các tổ chức đấu tranh dân chủ với nhau. Từ đó, lực lượng đấu tranh bị chia rẽ, phân tán và giảm hẳn hiệu quả khiến không ít người chán nản, thất vọng, âm thầm rút lui.

Hạng nhắm mục tiêu xây dựng đất nước cường thịnh, toàn dân hạnh phúc bằng cách thành lập một chế độ tự do dân chủ pháp trị th́ lập trường đấu tranh tương đối mềm dẻo hơn.

Nh́n lại cách đấu tranh từ trước đến giờ ta thấy: Trong nước th́ những tổ chức đấu tranh công khai tuyên bố phải dẹp bỏ chế độ đương quyền; Tại hải ngoại, có những cuộc vận động chính giới và biểu t́nh rầm rộ phản đối chế độ cộng sản tại Việt Nam; Cả trong nước lẫn hải ngoại đều tố cáo tội ác CSVN cao như núi, với những hành vi chà đạp nhân quyền hết sức phi nhân và tàn bạo. Cuộc đấu tranh tuy có những hiệu quả đáng phấn khởi, nhưng vẫn c̣n khá xa so với mục tiêu muốn đạt tới.

Cuộc đấu tranh trong nước tuy có tiến triển rơ rệt, nhưng những người đấu tranh năng nổ thường bị vào tù hoặc quản chế khiến lực lượng đấu tranh nhiều khi bị tổn thất nặng nề.

Cuộc đấu tranh tại hải ngoại lúc nào cũng có vẻ sôi động, nhưng nhiều khi người ta chống nhau nhiều hơn là chống cộng nên không đủ mạnh và không tạo được uy tín để chính giới các nước dân chủ nể phục và tôn trọng. V́ thế cuộc đấu tranh ở hải ngoại dường như chỉ thành công ở mức độ tự vệ, không để cho cộng sản tác oai tác quái ở hải ngoại. Chẳng hạn cờ của CSVN không được công khai xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, những tên lănh đạo CSVN ra hải ngoại để gặp gỡ chính giới phải chấp nhận chui cửa hậu một cách thật nhục nhă, v.v. Đó là những thành quả đấu tranh rất đáng khuyến khích và cần phải tiếp tục, nhưng không nên dừng tại đó như thực tế hiện nay.

Nh́n vào thực tế chưa thành công ấy, nhiều người cảm thấy cần thiết phải thay đổi cách đấu tranh mới có thể đạt được mục đích. Cứ nhất định bảo thủ cách cũ th́ t́nh trạng sẽ cứ tiếp tục kéo dài như vậy măi. V́ vậy, những người đấu tranh nhắm mục tiêu xa là hạnh phúc của toàn dân bắt đầu suy nghĩ, t́m ṭi và thí nghiệm những phương cách đấu tranh mới. Đối với họ, điều quan trọng là hạnh phúc của toàn dân và sự phát triển của đất nước, trong đó việc lật đổ chế độ chỉ là một trong nhiều yếu tố để lựa chọn và có thể đạt được bằng những cách khác nhau.

Nguyên tắc của đấu tranh là: nếu thượng sách không khả thi hay quá khó khăn hoặc tốn quá nhiều nhân mạng và công sức th́ phải dùng trung sách; nếu trung sách cũng chưa thực hiện được th́ phải dùng hạ sách. Chứ không thể chấp nhận t́nh trạng dừng tại chỗ không tiến được chỉ v́ cứ nhất định phải thực hiện thượng sách cho bằng được.

Cuộc đấu tranh không cho phép chúng ta theo chủ nghĩa "duy ư chí" (=muốn cái ǵ th́ phải thực hiện cho bằng được cái đó) mà không thèm quan tâm xét xem hoàn cảnh có thuận lợi cho ḿnh thực hiện điều ḿnh muốn ấy không. Nhiều khi ngoại cảnh không cho phép chúng ta chọn giải pháp mà ḿnh mong muốn, mà chỉ cho phép ta lựa chọn những giải pháp khả thi. Giữa những giải pháp đó, chúng ta phải chọn giải pháp nào lợi ích nhất hoặc gây ít bất lợi nhất.

Chẳng hạn, khi ta quá ít tiền để mua chiếc xe thật tốt theo ư ḿnh th́ đành phải mua chiếc xe xoàng hơn để có phương tiện đi lại. Có phương tiện đi lại làm ăn ta mới hy vọng kiếm được tiền để mua chiếc xe ta mong muốn. Cứ nhất định phải mua cho bằng được chiếc xe thật tốt khi quá ít tiền th́ đến bao giờ mới mua được? Đó chính là lùi để tiến.

Người thật sự yêu nước muốn chiến thắng để đem lại hạnh phúc cho đất nước, khi áp dụng phương cách đấu tranh này không hiệu quả th́ phải nghĩ đến những phương cách khác. Nếu tiến không được th́ phải chấp nhận lùi một vài bước để t́m hướng khác mà tiến, không thể chấp nhận dừng chân hoài một chỗ.

Nhưng việc lùi một bước là điều mà nhiều người đấu tranh không thể chấp nhận được. Những người này chỉ chấp nhận tiến tới chứ không chấp nhận lùi, bất chấp phải dừng chân tại chỗ không biết đến bao giờ.

Những người chủ trương phải thay đổi phương cách đấu tranh, chấp nhận lùi một bước để có thể tiếp tục tiến tới, thường bị những người "cố thủ một mực" đả phá kịch liệt. Đối với họ, việc trước mắt là phải lật đổ chế độ cộng sản. Nhưng nếu hỏi họ là phải lật bằng cách nào, và họ đă làm ǵ hữu hiệu và thực tế để lật đổ cộng sản th́ hầu như họ không trả lời được. Dù vậy, họ quyết trung thành với phương cách đấu tranh đă áp dụng gần 4 thập niên qua cho dẫu phải kéo dài thêm 4 thập niên nữa. Với họ, để đi tới mục đích th́ chỉ có một con đường duy nhất, một phương cách duy nhất không thể thay đổi.

Sự khác biệt giữa hai lập trường đấu tranh trên nhiều khi gây nên t́nh trạng chia rẽ và nghi kỵ lẫn nhau trầm trọng trong một số cộng đồng người Việt. Đây mới chính là điều tai hại cần tránh nhất, nhưng lại ít người muốn tránh...

Thiết tưởng đấu tranh th́ phải biết tùy cơ ứng biến, tùy theo t́nh thế biến chuyển mà thay đổi chiến thuật đấu tranh cho phù hợp. Nếu hoàn cảnh bên ngoài thay đổi mà ḿnh vẫn cứ giữ khăng khăng một chiến thuật dù chiến thuật đó đă từng hữu hiệu trước đây, th́ không phải là khôn ngoan.

Thực ra, chiến thuật "Lùi để Tiến" chẳng mới mẻ ǵ trong lịch sử, và hiện nay nó đang được các bạn trẻ tiến hành đầy sáng tạo cả trong lẫn ngoài nước. Chẳng hạn cuộc dă ngoại nhân quyền chỉ nhằm gặp nhau để vui chơi và bàn chuyện nhân quyền, để chỉ phổ biến bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền… Hội "Anh Em Dân Chủ" chỉ liên kết với nhau trong không gian ảo của Internet… Nhưng trên tất cả, khi chấp nhận lùi để tiến, sẽ hạn chế thấp nhất những cắn cấu, những đấu đá, hạ bệ lẫn nhau để có sự đồng thuận đoàn kết, điều cộng sản vô cùng sợ hăi và luôn t́m cách phá vỡ.

Người Việt Thầm Lặng.