Chuyến này ngó như thử anh Tư chuẩn bị khá kỹ, do bởi chính ḿnh thỉnh cầu hội kiến trước thời hạn hứa hẹn.
Tức là, chịu khó thu nhận ư kiến của Mát-xcơva, thăm ḍ thái độ của Tân Đề Li và Gia-các-ta, quan trọng nhất là ư kiến chỉ đạo sát nút của Bắc Kinh, rồi mới đi Mỹ.
Coi truyền h́nh nội địa về vở diễn, lắm người đâm ra ngộ nhận tầm xa rằng đây là chuyến công du “chiến lược”, ít ra là ở tầm xây dựng ḷng tin chiến lược cụ thể và tận nơi (cho kẻ chủ xướng “tư tưởng thời đại” này), hoặc tệ hơn nữa, là kư thương ước nhập khẩu vũ khí chiến lược, cho sôi nổi/xôm tụ trong cuộc chạy đua …nội bộ. Mà, trên thực tế, không kể hai thông dịch viên nuốt chữ tới phát ách, cũng chẳng ai khác biết chắc là trong buổi họp kín đó, anh Tư có chuyển tải được điều ǵ cụ thể về “ḷng tin chiến lược” đó không, hay là chẳng có cơ hội đề cập, một khi chủ nhà xoành xoạch chuyển sang những chủ đề có sẵn trong nghị tŕnh của họ?
Tới chừng coi truyền h́nh tư bản, người ta mới té sấp té ngửa ra là chẳng có “chiến lược” ǵ ráo.
Rốt cục chẳng có vụ mua bán khí tài ǵ cả. Mà cái này đoán được. Ngoại trừ lúc lâm vào những khúc ngoặt lịch sử (cần vẽ lại bản đồ thế giới chẳng hạn), c̣n th́ đời nào Mỹ chịu bán vũ khí chiến lược cho những đối tác tầm sàn lại đang là đối tác chiến lược tầm đỉnh của …vua hàng nhái là nước Tàu?
Rốt cục chẳng có việc kư kết một văn kiện nào về quốc pḥng hay an ninh khu vực. Tất cả chỉ là loại nước bọt khá dễ bốc hơi.
Rốt cục chẳng có cái chứng chỉ đối tác chiến lược nào với Mỹ. Chỉ là thứ “đối tác toàn diện”. Ôi, sao cái từ “toàn diện” nó mang tính ngoại giao nước bọt đậm đặc là vậy?
Rốt cục cái “phái đoàn tôn giáo” và “phái đoàn công an” tùy tùng của anh Tư, giữ trọng trách giải độc nhân quyền, đành phải chịu khó đi mua sắm trong thời gian thất nghiệp ở Mỹ.
Rốt cục cũng chẳng có cái bắt tay TPP. Ngài Obama kính mến kia chỉ nhẹ nhàng buông thỏng một câu “sẽ xem xét”, như một thứ án treo. Lại c̣n ỡm ờ về lời nhờ cậy của anh Tư về việc công nhận cái nền “kinh tế thị trường” của VN. Kể cũng khó, bởi nếu công nhận điều đó tức là tự động cắt bỏ cái đuôi định hướng thổ tả đang ở tầm kim chỉ nam này nọ, trong khi nó chính là sân chơi (và két sắt) của lănh đạo Hà nội. Cho nên chủ nhà đánh ṿng, mà buộc ḷng anh Tư vẫn phải cười tươi, c̣n là tươi nhất trong bộ tứ Khải/Triết/Dũng/Sang từng qua Mỹ, chiếu theo lời nhận xét không cần dấu diếm tính “chỉ tang mạ ḥe” của bạn Nguyễn Khanh RFA.
Cái ấn tượng c̣n lại ở những người theo dơi sự kiện “chiến lược” này là ǵ?
Có lẽ tạm thời …phải đếm số!
*
Một
Là thái độ coi thường (nói cho có tí vẻ ngoại giao là thái độ đánh giá thấp) của Oa-Sinh-Tơn, đối với phái đoàn nguyên thủ của Hà Nội. Điều này th́ …cả Văn Vĩ hay Gary Davis cũng đều thấy, và nhiều người bực lắm rồi.
Bởi, một chính khách mang danh nguyên thủ như anh Tư mà chỉ được cấp đại sứ “welcome”, không trống kèn quân nhạc, không lính bồng súng chào, không thảm đỏ, không ṿng hoa… Đến lúc khui sâm-banh th́ chỉ được cụng ly với cấp ngoại trưởng, trong một bữa ăn trưa đơn giản tại pḥng tiếp tân của Bộ Ngoại giao, ngày 24-7-2013. Đă không có dạ tiệc ở Nhà Trắng th́ chớ, đàng này, phần dạ tiệc ngay buổi tối hội kiến “thượng đỉnh” 25-7-2013 , do ngài Obama chủ xị ở Nhà Trắng, là buổi tiệc Iftar để dành riêng cho nghi thức chay tịnh mùa Ramadan của những người theo đạo Hồi!
Vậy th́ c̣n ra cái thể thống ǵ nữa? Thể thống ở đây chẳng phải chỉ là tư thế của anh Tư không thôi. Bởi v́, ngoài một mớ đảng viên thiểu trí thừa tham của CSVN, th́ có ai coi anh Tư ra ǵ đâu, nói chi tới tư cách cá nhân hay tư thế đại diện quốc gia? Mà ngay cả đảng viên cũng vậy, từ trước cả đận anh Tư không dám nêu thẳng tên đối thủ, mà phải mập mờ X kia X nọ, th́ họ đă coi anh Tư ra cái cóc ǵ đâu?
Thể thống ở đây chính là sự niềm nỡ tối thiểu nào đó phải có của một nguyên thủ đối với một nguyên thủ, kể cả khi kẻ đó tự xưng là nguyên thủ. Mà không có chút nghi thức ngoại giao niềm nỡ tối thiểu nào kỳ này, tức là, hoặc, tự Mỹ nó đểu; hoặc, Mỹ cả nể ư kiến của những đại diện Việt kiều đă họp với Nhà Trắng trước đó mấy ngày, rồi hành xử đúng mực/đúng tầm/đúng người/đúng việc như vậy; hoặc, “ḿnh phải thế nào th́ người ta mới mời ḿnh (kiểu đó) chứ!”.
So với các chuyến trước th́ có vẻ người tiền nhiệm của anh Tư được đón tiếp có phần nào tử tế hơn, cho dù không ai muốn nhắc chuyện Hà Nội phóng thích LS Lê Quốc Quân vài ngày trước khi phái đoàn Nguyễn Minh Triết qua Mỹ.
Ǵ th́ ǵ, những người từng ưu tư về quốc thể cũng …bớt áy náy. Bởi, một khi Mỹ không đối xử với anh Tư như một nguyên thủ, tức đại diện quốc gia, th́ kể ra, có muốn cũng khó để quy kết là họ coi thường quốc thể VN. Rơ ràng là họ chỉ coi thường tư thế tự phong của “đối tác”.
*
Hai
Có nhiều ḍng nghĩ khác nhau về món quà anh Tư chuyển đến ngài Obama kính mến nọ.
Có người cho rằng đó là một thông điệp muộn màng từ cái đầu nô lệ đang vái tứ phương của thời 1946. Thời đó, trong lúc bị bế tắc đàm phán, và quyền lực cai trị bị đe dọa bởi một cuộc đảo chánh quân sự, tác giả bức thư đă nhiệt liệt khẩn cầu tổng thống Mỹ: “…Hăy can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ cho nền độc lập của chúng tôi”. Qua đó, rơ là cái quyền lực cai trị non trẻ vừa cướp được đang nhâng nhâng nhân danh độc lập. Cũng có nghĩa là đàn anh Liên Xô bấy giờ đang bận hay bấn chuyện nội bộ ǵ đó của họ (vào giai đoạn chiến tranh lạnh tượng h́nh), nên không ch́a tay ra được. Đành quay sang Mỹ, cho dù điều đó không chứng tỏ rằng tác giả bức thư am tường quan hệ Pháp-Mỹ ngay sau thế chiến thứ hai.
Sáu mươi bảy năm sau, việc cầu cạnh lặp lại lần nữa, cũng chỉ v́ những chiếc ngai vua tập thể đă long ngàm ră mộng. Và tác giả thông điệp này cũng không chứng tỏ được mức am tường về xu hướng dân chủ hóa toàn cầu của một chính quyền vẫn c̣n đứng hàng đầu thế giới, cho dù vẫn chỉ đạo hàng ngày cách viết những bài xă luận cơ bắp trên báo ND và QĐND. Đă không biết cách ngă giá, lại khư khư không muốn ngă giá.
Lại gặp phải một tay hùng biện vào hàng nhất nh́ nước Mỹ. Lắm người diễu cợt rằng chính anh Tư giỏi hơn người tiền nhiệm, ở chỗ làm được cái việc phân hóa chính trường nước Mỹ, cái mà tay tiền nhiệm kia chỉ chém gió. Song, những người hiểu rơ các mối quan hệ bên trong chính trường Mỹ lại bảo rằng ngài Obama kính mến kia là một cao thủ lăng ba vi bộ ở câu trả lời: “Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và (nhờ) những lời nói của Thomas Jefferson”.
Tức là, vừa đánh ṿng việc từ chối lời cầu cạnh (tất nhiên có điều kiện mà chưa thỏa); vừa “tát yêu” rằng bác của mấy chú ăn cắp quen tay (mà chúng tôi cũng chẳng cần khép tội 258 lợi dụng quyền dân chủ); lại vừa để cho phe hữu bên đó ồn ào lên tiếng giúp, dù chói tai, nhưng cuối cùng vẫn là hỗ trợ cho cái lắc đầu.
Lại c̣n “vặn họng” đối tác là mấy chú cứ ra ră chửi Mỹ, từ thời “chống Mỹ cứu nước”, qua trận động đất Đông Âu-Liên Xô, tới cả thời 9-11 và chiến tranh Iraq/A Phú Hăn/Palestine, kéo dài tới những cuộc cách mạng hoa/màu gần đây… Thế nhưng 67 năm qua, phải thừa nhận là các chú mặt dày vô địch, khi hết nước th́ cũng sẵn sàng quay đầu về cầu cạnh cái “thế lực thù địch” số một thế giới: “Hồ Chí Minh đă nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng: ngay cả nếu 67 năm đă trôi qua, th́ cũng là điều tốt khi chúng ta c̣n đang có tiến bộ (tới cái đích hợp tác ấy)”.
Tiếc thay, ông c̣n cắt nghĩa thêm: “Chúng ta vẫn c̣n những bất đồng…”.
Thế là trắng tay, mà c̣n phải cố sức cười tươi cúi nh́n đôi bàn tay trắng, bận về.
*
Ba
Cũng phải thừa nhận thêm, rằng, tay nào cố vấn cho anh Tư phát ngôn lời cảm ơn TT Obama và nước Mỹ đă cưu mang và hỗ trợ những người Việt Nam tỵ nạn này để họ (thành công vẻ vang và) trở thành công dân Mỹ, quả là một thế lực thù địch đáng gờm từ bên trong.
Hắn phải biết rất rơ nguồn gốc của những đợt di tản/thuyền nhân… đó là từ đâu mà ra. Hắn phải biết là những đoàn người tỵ nạn CS đó đă bỏ phiếu bằng chân và bằng cả sinh mạng để thoát khỏi cái nhà tù nghiệt ngă CHXHCNVN. Hắn phải biết chính nhà nước khuyến khích cho đảng viên bán băi lấy vàng rồi bắn ghe/giết người để cướp thêm vàng (Nguyễn Minh Triết là một trong những hung thần đó ở khu vực Sông Bé). Hắn biết rơ là chính quyền Mỹ nắm vững cái ngỏ ngách tham tàn đó của lănh đạo Hà Nội. Quan trọng nhất là hắn cũng biết rất rơ anh Tư thiếu thông minh đủ để phát ngôn những lời phản cảm và phi nhân đó.
Chẳng lẽ ngài Obama kính mến kia buột miệng hỏi ngược: Thế th́ đối với hàng triệu thuyền nhân không đến được một bến bờ nào th́ ngài chủ tịch Tư sẽ cảm ơn ai?
Khổ thân anh Tư lọt bẫy đám đàn em chuyên ngành khủng bố mềm.
Càng khổ thân anh Tư hơn nữa là ngay vào lúc hăng say với một phát ngôn những tưởng sẽ trở thành danh ngôn đó, th́ một đàn em khủng bố mềm khác lại hùng hổ ném chất thải vào mặt lănh đạo đang công du, bằng câu tuyên bố rằng những Việt kiều ở Mỹ (hội nhập thành công và đóng góp vào nền kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ, trong đó có nhiều triệu phú) đi biểu t́nh đ̣i hỏi lănh đạo Hà Nội tôn trọng nhân quyền, là họ: “chỉ v́ đồng tiền, chỉ v́ mưu cầu cuộc sống, chỉ v́ muốn có 1 chút thu nhập thêm…”. Hắn ở cấp thứ trưởng ngoại giao và thuộc hàng tổng lănh sự VN ở nước lớn chứ không phải hàng cắc ké/c̣ mồi.
Rơ là giới quan tâm không tránh khỏi hoang mang: “Âm binh vật Phù thủy” ngay ở bên ngoài lănh thổ VN và trước mặt những ân nhân đang khẩn cầu cứu độ kia đó chăng?
Bởi vậy, khi đọc Bản Tuyên Bố Chung ở đoạn: “Hai vị chủ tịch nhất trí là cần tăng cường quan hệ giáo dục, văn hóa, và người với người giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”, người đọc không kềm được cảm giác tức th́/tại chỗ là: Nỗ lực tăng cường giáo dục, văn hóa, giữa người với người này, trước tiên phải được áp dụng tức khắc cho dàn lănh đạo ở Hà Nội.
*
Bốn
Dàn lănh đạo ở Hà Nội có chung một đồng điểm rất đặc thù là cực khoái tiết mục lip-dance, tạm dịch là …múa mỏ.
Anh Tư đă để lại Mỹ ít ra là hai bài múa:
Bài thứ nhất là câu tuyên bố đứng bục của anh Tư: “Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn”. Nhưng từ chối b́nh luận khi được hỏi về khả năng liên kết giữa Việt Nam với Philippines trong nỗ lực đưa ra trọng tài quốc tế để xét xử các tranh chấp biển đảovới TQ, dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như chính quyền Phi đă khởi động từ đầu năm nay.
Tức là chỉ phán những điều cả thế giới biết rơ, và tắt đài để dấu kín cái hèn tự thân.
Bài thứ nh́ là lúc sắp rời Mỹ, vào sáng ngày 26-7-2013, anh Tư ghé qua trụ sở Liên Hợp Quốc, đă lên lớp ngài Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon, rằng: “VN mong muốn LHQ phát huy tốt vai tṛ to lớn trong việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định trên thế giới cũng như trong khu vực, thúc đẩy đối thoại, giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”.
Lẽ nào ông Ban, trong trách vụ Tổng thư kư LHQ, lại không biết điều đó? Chẳng phải đó là nội dung khoản 1/điều 1/chương 1, được ghi rơ ngay những ḍng đầu trong bản Hiến chương Liên Hợp Quốc hay sao?
Vậy th́, nguyên thủ của một đảng cầm quyền cả nước, đâu phải có chức năng chính là để ba hoa những điều ai cũng biết hầu đừng ai bảo ḿnh mắc …chứng câm? Hoặc giả, đây chỉ là tṛ mèo chơi gác kèo: Tổng Lú đă múa nhuyễn và múa dai ở Cuba chuyến trước, th́ Chủ tịch Tư phải múa bảnh hơn ở Niu-Oóc chuyến này?
Cũng ngay tối 26-7-2013 đó, ở VN, đài VTV1 trân trọng đi tin “Bế giảng lớp Cán Bộ Nguồn” trước khi loan báo tin tức về sự kiện nổi cộm là anh Tư hội kiến với ngài Obama quyền lực ăn trùm thế giới. Đâu lư nào VTV1 đánh giá chuyến đi Mỹ sát cạnh và trung thực đến mức đau đớn ấy?
*
Tạm Gút
Cuộc hội kiến của anh Tư với chủ nhân Nhà Trắng đương nhiệm chỉ vỏn vẹn 45 phút, được linh động phụ trội thêm 30 phút, chỉ đi đến những điều năo ḷng cho người cầu cạnh. Túm lại th́ đó là h́nh ảnh của một anh chàng ôm vuột chân đối tác, chỉ c̣n lại trên người trọn vẹn một vết giày.
Nguyên nhân?
Mỹ chủ trương thúc đẩy dân chủ hóa mọi nơi chứ không hề muốn bán bảo hiểm cho một nhà nước độc tài độc đảng chuyên dựa hơi thiên hạ để tiếp tục đày dân hay giết dân ḿnh.
Trong lúc đó, Ngoại trưởng tân nhiệm của Mỹ, John Kerry, trong buổi tiếp tân tại Bộ Ngoại giao, lại dí dỏm so sánh đối chiếu tiểu sử bản thân với “quốc khách”, từ 1966, 1969, 1984… cho tới nay, thông qua những nét tương đồng, tuy thân mật nhưng không kém phần trịch thượng, như thử hắn mới là đồng vai đối tác với anh Tư.
Điều đó càng được minh họa rơ nét tại sao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Sheer, trực thuộc quyền điều động của Ngoại trưởng John Kerry, phải lănh “trọng trách” đón anh Tư tại phi trường và cũng là người giới thiệu hai chủ tịch tại Nhà trắng.
C̣n về lời mời chân thành của anh Tư, về một chuyến viếng thăm VN của ngài Obama kính mến nọ, th́ nhận lại được một câu trả lời bất định. Ông ấy nhận lời và bảo rằng sẽ cố thực hiện chuyến viếng thăm vếng đó trước khi rời Nhà Trắng vào năm 2016.
Ông ấy c̣n nhấn mạnh thêm đâu đó: “Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp”.
Phải chăng đó là những điều kiện giản đơn được gói ghém thành một thông điệp có thắt nơ?

28-07-2013 – Kỷ niệm 18 năm CHXHCNVN gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN
Blogger Đinh Tấn Lực