Quan chức Mỹ : Nhân quyền xấu đi ở Trung Quốc
 Associated Press 06 August 2013 Chế Độ Trung Cộng, Nhân Quyền Cho Trung Quốc No Comment





Quyền Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Uzra Zeya, trái, nói chuyện với các phóng viên tại một cuộc họp báo về đối thoại Quyền Nhân quyền Mỹ-Trung Quốc hôm thứ Sáu ngày 2 tháng 8, 2013, tại Bắc Kinh.
Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại sâu sắc về những ǵ mà họ coi là một t́nh trạng nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc, với người thân của các nhà hoạt động ngày càng bị quấy rối và chính sách về dân tộc (thiểu số) ngày càng trở nên áp bức hơn, nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ Zeya cho biết. (AP Photo / Didi Tang)

BẮC KINH – Hoa Kỳ đang lo ngại sâu sắc về t́nh trạng nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc, với những thân nhân của các nhà hoạt động ngày càng bị quấy rối và chính sách trong các lảnh vực dân tộc trở thành áp bức hơn, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết.
Quyền Trợ lư Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Uzra Zeya cho biết trong tuần này cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Trung đă làm giảm bớt sự mong đợi của Washington, nhưng tiến bước với các cuộc đàm phán tiếp tục vẫn là một phần “quan trọng” của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Bà Zeya dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại các cuộc đàm phán ngày thứ Ba và thứ Tư ở Tây Nam Trung Quốc thành phố Côn Minh, là nơi Bà cho biết các nhà ngoại giao Mỹ “truyền đạt mối quan tâm sâu sắc về các nỗ lực kiểm soát và dập tắc tiếng nói của các nhà hoạt động, nhắm mục tiêu vào các thành viên gia đ́nh và những người cộng sự của các nhà hoạt động.”
“Đây là một xu hướng đáng lo ngại, và chúng tôi đă nêu lên vấn đề ở cấp cao với chính phủ Trung Quốc”, bà nói.

Các nhà Quan Sát Nhân quyền đă được báo động bởi các quan chức Trung Quốc ‘nhắm mục tiêu vào các thân nhân của những người bất đồng chính kiến trong đó có luật sư mù Chen Guangcheng, người đă phơi bày các lạm dụng qua việc thực thi chính sách một con của Trung Quốc, và người được giải Nobel Ḥa b́nh Lưu Hiểu Ba, bị bỏ tù từ năm 2009 về tội lật đổ (chính quyền) sau khi ông vận động cho sự thay đổi dân chủ ḥa b́nh ở Trung Quốc.
Người thân của Chen đă bị sách nhiễu tại quê nhà của họ ở tỉnh Sơn Đông. Vợ của Liu đă bị đặt dưới sự quản thúc tại gia ở Bắc Kinh và anh trai của bà gần đây đă bị kết án 11 năm tù về tranh chấp kinh doanh, một h́nh phạt nghiêm khắc mà những người ủng hộ mô tả như một mối thù truyền kiếp chống lại gia đ́nh họ v́ hoạt động của Liu.
Bắc Kinh đă nhiều lần bác bỏ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc bởi Hoa Kỳ, nói rằng Washington có thành kiến ​​chống lại Trung Quốc và xuyên tạc t́nh h́nh.
“Một cuộc đối thoại nhân quyền thực sự phải được dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, và chỉ có như vậy các cuộc đối thoại nhân quyền mới có ư nghĩa và hiệu quả”, theo một bài xă luận đăng trên một mạng tin của văn pḥng thông tin thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Trung Quốc.
Bài xă luận dự đoán không có tiến bộ đáng kể từ các cuộc đối thoại và không có thay đổi trong hiện trạng.
Wang Dong, giáo sư phụ tá tại trường Nghiên cứu Quốc tế Đại học Bắc Kinh, cho biết rằng có một cuộc đối thoại là tốt hơn không có đàm phán giữa hai nước, mặc dù chưa có những bước đột phá.
“Đó là một cách để tăng cường hiểu biết lẫn nhau”, ông Wang nói. “Cả hai bên đều có thể nêu quan điểm của họ về những vấn đề mà họ đang quan tâm. Nó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và làm giảm những nguy cơ phán đoán sai lầm.”
Các cuộc đàm phán đă xây dựng được một nền tảng hợp tác chung giữa Bắc Kinh và Washington hơn hai thập niên trước, Wang nói.
Zeya cho biết các nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh ḷng mong muốn ngày càng tăng của công chúng Trung Quốc muốn lên tiếng về các vấn đề như tham nhũng, suy thoái môi trường và việc thiếu các quy định của pháp luật, và rằng người Mỹ nêu lên những lo ngại về Trung Quốc hạn chế chặt chẽ tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, hội họp và hiệp hội, đặc biệt là về các lảnh vực dân tộc thiểu số Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ.
Bà cho biết Mỹ đă kêu gọi chính quyền Trung Quốc tham gia vào cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lănh tụ tinh thần Tây Tạng, hoặc người đại diện của Ngài mà không cần điều kiện tiên quyết và rằng nhóm của Bà đặt ra câu hỏi về mô h́nh của các vụ bắt bớ và giam giữ ngoài ṿng pháp luật các luật sư Trung Quốc, các nhà hoạt động Internet, các nhà báo, các nhà lănh đạo tôn giáo và những người khác đă thách thức chính sách và hành động chính thức tại Trung Quốc.
“Chúng tôi biết rằng những hành động như vậy là trái với nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc và trong thực tế, nhiều trường hợp (trái với) pháp luật và hiến pháp của Trung Quốc,” Zeya nói.
Mỹ cũng đưa ra trường hợp cụ thể của những cá nhân đang bị cầm tù, giam giữ hoặc quản thúc tại gia, bao gồm cả các nhà hoạt động Xu Zhiyong, Cao Trí Thịnh và Ni Yulan, nhiều người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động Mông Cổ, cũng như Liu và vợ của ông. Zeya cho biết Mỹ có thể nhận được một số thông tin về những trường hợp này, nhưng bà không tiết lộ chi tiết.
Cuộc đối thoại “về tổng thể đă giảm thấp kỳ vọng của chúng tôi”, Bà nói.

Cũng trong ngày thứ Sáu, một nhà báo Trung Quốc được cho là đă bị bắt đi bởi các sĩ quan an ninh quốc gia v́ hỗ trợ Xu, người đă đấu tranh xây dựng một xă hội dân sự mạnh hơn thông qua phong trào Tân Dân (New Citizens Movement) của ḿnh. Xu bị cảnh sát giam giữ v́ t́nh nghi tụ tập mọi người để gây rối trật tự công cộng.
Chen Min, cựu biên tập viên b́nh luận của Nam Phương Tuần báo (Southern Weekly) của Trung Quốc có bút danh là Xiaoshu, đă bị biệt giam sau khi ông gặp các quan chức an ninh quốc gia vào buổi trưa ngày thứ Sáu theo lịch tŕnh, theo ông Wang Gongquan, một nhà đầu tư mạo hiểm và một người bạn thân của Xiaoshu.
Wang cho biết ông mất liên lạc với Xiaoshu sau khi Xiaoshu gửi một tin nhắn nói rằng các cán bộ yêu cầu ông rời khỏi Bắc Kinh.

Đọc bản gốc tiếng Anh
http://vietdaikynguyen.com/v3/china/...-o-trung-quoc/