Nguyễn Thùy Linh
http://facebook.com/thuylinhftuhcm

Có vẻ như nhiều người bạn trên facebook của Thùy Linh chỉ quan tâm đến chính trị, v́ thấy những bài viết không liên quan đến chính trị ít được chú ư hơn. Vài hôm nữa là từ giă facebook rồi mà c̣n nhiều điều muốn nói quá. Và một trong những điều băn khoăn nhất của Thùy Linh lúc này là: Trước t́nh h́nh của đất nước như hiện tại mà nhiều người vẫn lựa chọn cách im lặng, phải chăng im lặng là vàng ? Tại sao lại phải im lặng ?

"Cán bộ là đầy tớ của nhân dân" - Có ai đang sống ở VN mà không thuộc ḷng câu này không ?
- "Cán bộ là đầy tớ của nhân dân", vậy tại sao lúc người dân đến các cơ quan nhà nước lại phải khom lưng, khép nép, xin xỏ nhỉ ? Đến cả cô thư kư trong UBND phường cũng có thể chửi như tát nước vào mặt dân. Muốn xin giấy tờ hay thực hiện các thủ tục hành chính lại phải đưa "phong b́", nhờ người quen, rồi đợi tháng này qua tháng khác. Người dân bị trộm cướp xe máy, lên tŕnh báo cơ quan công an th́ nhận được câu hứa "để kiếp sau tôi t́m cho". Có những người nông dân bị cướp đất, đi khiếu nại cả chục năm trời, gơ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác mà kết quả nhận được chỉ là sự im lặng đến rợn người…

Dĩ nhiên nguyên nhân đầu tiên là do "đầy tớ suy thoái đạo đức", điều đó chẳng cần phải bàn căi ǵ nữa. Nguyên nhân dẫn đến đầy tớ suy thoái đạo đức là bởi v́ quyền hành trong tay nó quá lớn – độc quyền mà ! Nhưng có một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là do sự dễ dăi và sợ hăi của "ông chủ". Chúng ta là ông chủ, bỏ tiền ra nuôi đầy tớ mà lại sợ nó là sao nhỉ ? Nhiều khi c̣n lạy lục nó cứ như thể là chúng ta đang cầu xin Chúa trời ban ơn cho chúng ta vậy !

Ừ th́ do chúng ta đă từng sai lầm nên đầy tớ mới tệ hại như vậy, nhưng đến lúc nó trở nên như vậy rồi th́ chúng ta phải lên tiếng chứ, im lặng măi sao được ? Im lặng có nghĩa là đồng t́nh rồi c̣n ǵ ! Những quyền lợi mà chúng ta xứng đáng được hưởng th́ chúng ta lại không biết, thậm chí c̣n nghĩ là do đầy tớ chưa ban ơn cho ḿnh – thật kỳ lạ.

Nói đến đây chắc nhiều người lại đặt ra câu hỏi, liệu nói ra th́ có thay đổi được ǵ không ? Sao chúng ta lại không đặt ra câu hỏi ngược lại, nếu im lặng th́ sẽ thế nào ? Vừa rồi khi xảy ra vụ việc 3 đứa trẻ chết thảm sau khi tiêm vắc xin ở tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ y tế đă không chịu nhận trách nhiệm, không đến thăm hỏi gia đ́nh các nạn nhân, cũng không hề có một lời xin lỗi nào. Sau đó cộng đồng mạng đă lên tiếng phản đối mạnh mẽ, nhiều người c̣n yêu cầu bà từ chức - một việc làm rất tốt. Hai ngày trước, khi xảy ra vụ tai nạn ch́m tàu, Bộ trưởng Bộ giao thông đă đến trực tiếp hiện trường để chỉ đạo khắc phục hậu quả - một việc làm khá bất ngờ của ông Bộ trưởng đă khiến nhiều người dân "có tâm trạng rất khó tả". Câu hỏi đặt ra là, nếu chúng ta đă không lên án bà Bộ trưởng Bộ y tế th́ liệu ông Bộ trưởng Bộ giao thông có "nhiệt t́nh" và "hăng hái" hiếm có đến như vậy không ?

Ngoài ra, chúng ta đang trở thành nô lệ của từ "phản động". Cứ khi nào có người lên án những tệ nạn của xă hội, lên án những việc làm sai trái của chính quyền là có người nhảy vào chụp mũ "phản động" và "bán nước" ngay ! Nhưng đến khi hỏi lại "phản động" là ǵ th́ không trả lời được. Cũng bởi v́ suy nghĩ nói ra cái xấu của chính quyền là phản động mà nhiều người đă lựa chọn cách im lặng. Vậy là sự tuyên truyền và nhồi sọ của chính quyền đă có tác dụng rồi. Nếu chúng ta sợ không dám lên án những việc làm sai trái của chính quyền v́ chúng ta nghĩ rằng như thế là phản động, nghĩa là chúng ta đă tự thất bại rồi…

Tiếng nói của nhân dân là rất quan trọng và nhân dân phải luôn "mở miệng" khi thấy đầy tớ của ḿnh làm sai. Hay nói rộng ra là cuộc đấu tranh giữa nhân dân và chính quyền là một cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc, nó diễn ra ngay cả ở những nước được coi là dân chủ nhất. Nên mọi người phải tập làm quen với việc này và đừng tỏ ra thờ ơ hay sợ hăi quá mức như vậy. Đến cả việc "mở miệng" mà cũng chưa làm được th́ trông mong ǵ hơn ? Chúng càng muốn bịt miệng th́ chúng ta càng phải đấu tranh, đoàn kết đấu tranh để không cho chúng nó đạt được mục đích của ḿnh.

Nhưng nếu chúng ta đă lên tiếng rồi mà đầy tớ vẫn không chịu thay đổi th́ sao nhỉ ? Chắc có lẽ phải đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt hơn thôi... Chúng ta bỏ tiền ra nuôi đầy tớ nên chúng ta có quyền đ̣i hỏi đầy tớ phải phục vụ cho chúng ta. Đừng để chúng đánh lạc hướng bằng luận điệu: "Con cái không được quyền chê cha mẹ nghèo". Cái luận điệu cũ rích và vô lư ấy lại đang được sử dụng rất phổ biến, kể cả trên tranh web cá nhân của các đầy tớ cấp cao. Chính quyền không phải là cha mẹ của nhân dân mà đất nước mới là cha mẹ của nhân dân, chúng ta lên án chính quyền chứ không phải lên án đất nước ! Chỉ khi nào người dân đổ tội cho điều kiện thiên nhiên ở VN không thuận lợi, nhiều thiên tai băo lũ, đất đai không màu mỡ, không có tài nguyên đáng giá… th́ lúc đó cái luận điệu trên mới có lư được.

Có nhiều người vẫn lạc quan rằng, sớm muộn ǵ nó cũng tự diễn biến như Liên Xô hay Đông Âu. Suy nghĩ này cũng không tốt, nếu không có tác động từ nhân dân th́ chắc c̣n lâu nó mới tự diễn biến được. Hay là nhiều người đang chờ đợi một biến cố lớn đến từ thằng hàng xóm ? Thay v́ chỉ biết chờ đợi chúng ta hăy cùng nhau hành động kể từ bây giờ…