Hay: Đi t́m Nhân cách đă mất của người Việt

Hiện nay báo chí rêu rao những động tác Phá Xiềng của một vài tên đảng viên gộc của Đảng, nhưng ở hạ tầng th́ sao ? Dưới đây là một câu chuyện trong loại Phá Xích.


Trần Thành Nam

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những ǵ họ đă làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đă kể lại câu chuyện ḿnh đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đă phải đi t́m nhân cách người Việt đă bị đánh mất ra sao?

Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đă ḥa b́nh, đă sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…

Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời ḿnh, để sống sao cho ư nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đă hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc ḷng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đă tôi thế đấy”…

Trước đó, cả cuộc đời tôi đă được xắp đặt trước, rơ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đă quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% c̣n lại, đang phân vân… chính v́ cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đă biết rơ, thấy rơ, chứng kiến bom đạn là ǵ, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đă phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho ḿnh để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của ḿnh – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rơ ràng, từng đứa từng chỗ… Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi c̣n tḥ ḷ mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho ḿnh? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là ǵ ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là ǵ… Đến lớp 4 chúng tôi đă tự đào cả lớp học và hầm hào cho ḿnh, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đă vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…

Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đă t́nh nguyện) v́ một lư do: học giỏi. V́ thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đă quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những ǵ đă và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đă làm “con người lư tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đă về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn c̣n mở…

Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, v́ tôi th́ muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện c̣n tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đă có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.

Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. V́ là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những ǵ xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, h́nh như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống qú xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nh́n mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà ḿnh đă nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

Chưa kịp nghĩ hết ư trên th́ tôi đă đớ người ra khi nh́n thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đă sạch trơn không c̣n tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có ǵ xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại ǵ cả, b́nh thường… C̣n cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ c̣n một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và ḷng rưng rưng với nắm tép khô c̣n chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! C̣n những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đă chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối ǵ, cho là chuyện b́nh thường…

Cho đến hôm nay tôi vẫn c̣n khinh ghét con người ḿnh v́ lúc đó đă không làm được việc ḿnh muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hăy trả lại tép khô cho cô bé!”

Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên măi không tha trong đầu tôi:
“Hăy trả lại tép khô cho cô bé!”
Để rồi, tôi không c̣n muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi v́, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều ǵ lớn lao đă đổ vỡ trong tôi. Tôi đă mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những ǵ tôi chứng kiến và trải nghiệm.

Sự kiện nhỏ đó đă làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ ḿnh sẽ chạy măi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ th́ chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”. Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xă hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đ́nh măi măi, v́ hạnh phúc của những người ra đi.

Ngay trong đợt về phép đó, tôi đă mang quà về gia đ́nh cho mấy thằng bạn thân đă quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đ́nh chúng nó bị xă hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con ḿnh gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đă quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ v́ chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…

Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi ǵ nữa mà nhất nhất làm theo ư tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.

Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu th́ không yêu tôi, c̣n người rất yêu tôi th́ tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho ḿnh ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đă trở về nước làm việc, sống với người ḿnh đă cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đă giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…

Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia!

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô t́nh bị rơi bịch tiền vung văi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đă là b́nh thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hăy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.

Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn c̣n đang đi đ̣i lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có t́m lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?

Đó là câu hỏi tôi đă thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.

Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...

Những hạt giống độc hại nào đó đă nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đă được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.

Và bây giờ nó đă là rổ tép khô của tôi rồi.

Mọi người! Hăy trả lại rổ tép khô cho tôi!