Results 1 to 5 of 5

Thread: Tôi tham dự cái gọi là “Ngày cướp chính quyền 19.8.1945” tại Hà Nội

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    168

    Tôi tham dự cái gọi là “Ngày cướp chính quyền 19.8.1945” tại Hà Nội

    Nhân dịp tham dự Nghị Hội Cộng Đồng VN năm 1987 tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ vừa qua, tôi đă có dịp gặp lại lần đầu tiên những bạn học cũ cách đây khoảng 40 năm như các anh Nguyễn Tường Bá và Trần Văn Dĩnh đă cùng học những năm đầu trung học Đệ Nhất Cấp tại trường Trung Học Đỗ Hữu Vị, nơi khuôn viên trường Canh Nông cũ gần Sở Bách Thú Hà Nội, thời gian hậu cái gọi là “Ngày cách mạng tháng 8” theo luận điệu của người cộng sản VN cho đến ngày 19.12.1946 là ngày toàn dân khàng chiến chống Pháp.
    Trần Văn Dĩnh tôi không nhớ nhiều ngoài vừng trán hói bóng nhẵn và tiếng nói lớn, giọng miền Trung cố hữu. Nhưng có lẽ anh Nguyễn Tường Bá là người tôi nhớ lại nhiều nhất, nhớ anh có vóc dáng nhỏ nên ngồi hàng ghế đầu ngay cửa vào lớp th́ ít, nhưng nhớ cây súng ngắn anh thường hay mang theo trong cặp sách nhiều hơn. Thời gian này, ông Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) đang giữ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Pḥng trong chính phủ liên hiệp do tên Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch cùng một số đồng chí khác thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng. Có lẽ v́ ư thức được sự tráo trở cũa bọn Cộng Sản nên phải chăng Nguyễn Tường Bá đă phải mang súng pḥng thân chăng?
    Danh từ cộng sản đối với tôi hồi đó và có lẽ một số lớn người khác có nghĩa là những người yêu nước chống Tây, Nhật và muốn dành lại độc lập cho xứ sở. Riêng trường hợp tôi, tôi hiểu thêm những người cộng sản là những tội nhân trong nhà pha (nhà tù) Hỏa Ḷ Hà Nội bị giam trong thời Pháp thuộc, bị xiềng xích và không được đọc các báo bên ngoài nhà tù, những người mà thân mẫu tôi đă lén lút dấu báo trong những cần xế thực phẩm để qua mặt ban Giám thị Pháp rồi sau đó chuyển lại cho họ xem. Những năm sau cùng của thời Pháp thuộc, gia đ́nh tôi là nhà thầu cung cấp thực phẩm cho nhà pha Hỏa Ḷ Hà Nội và trường Trung học Pháp Lycee Albert Sarraut Hà Nội trong những năm trước ngày Hiệp Định Geneve 1954 ra đời.
    Nhưng có điều lạ, ông Nguyễn Thái Học cũng là người yêu nước, sao tôi không nghe thấy nói đến ông là người cộng sản. Có lẽ cha mẹ tôi đă nói nhiều đến ông chăng, nhưng điều tôi biết chắc chắn là ngày liệt sĩ Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài trả nợ nước ở Yên Báy, ông đă hô to “Việt Nam muôn năm” nhiều lần. Vâng, thân mẫu tôi, sinh trưởng tại Yên Báy hiện c̣n sống tại Hoa Kỳ đă từng ăm tôi mới được bốn tháng chứng kiến cảnh trên trong một buổi sáng tinh sương c̣n mờ đất.
    Danh từ Việt Minh, tên tắt của tổ chức cộng sản trá h́nh Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, đă đến với tôi trong thời thơ ấu lúc nào? C̣n nhớ, năm 12 tuổi, học lớp Nhất trường tiểu học Hàm Long, Hà Nội, lúc ra về hoặc đến trường, thỉnh thoảng chúng tôi thấy dán trên vách tường nơi đầu phố, ngă tư Hàm Long và đầu Phố Huế Hà Nội những tờ truyền đơn nhỏ cỡ nắm tay với chữ in mờ bằng thạch, kêu gọi đồng bào hợp tác Việt Minh chống Tây kháng Nhật dành độc lập. Tưởng nên nhắc lại, năm 1940, quân Nhật đă dùng vũ lực hùng hậu buộc thực dân Pháp ở Đông Dương cho xâm nhập Bắc Việt và sau đó quân Nhật đă đảo chính Pháp năm 1943 và chiếm đóng toàn thể lănh thổ VN cho đến ngày Nhật đầu hàng quân Đồng Minh khoảng đầu tháng Tám năm 1945.
    Trong suốt thời gian tứ 1940 đến 1943, các máy bay của Không lực Hoa Kỳ đă bắt đầu oanh tạc các địa điểm chiến lược xa Hà Nội, nhưng sau đó đă oanh tạc khu Nhà Ga Hàng Cỏ Hả Nội và khu Hồ Bẩy Mẫu phía Tây Nam Hà Nội. V́ thế, các trường trung, tiểu học đă phải chuyển trường về các vùng ngoại ô, trong số có trường trung học tư thục Gia Long chuyển về Ô Cầu Giấy. Học sinh phải mang cơm nắm hoặc bánh ḿ ăn trưa và chỉ trở lại Hà Nội vào lúc chiều. Buổi trưa tan trường, các nơi vắng vẻ có bóng mát là nơi Việt Minh thường hay dán truyền đơn kêu gọi thanh niên và học sinh hợp tác dành độc lập. Các giáo sư tên tuổi ở Hà Nội và Saigon sau này như các giáo sư anh em Bùi Hữu Sủng, Bùi Hữu Đột, Nguyễn Văn Mẫn.v.v...đều dạy tại trường trung học Gia Long trong thời gian chuyển trường này.
    Sau cuộc đảo chính Nhật 9.3.43, một chính phủ Việt Nam đầu tiên ra đời là chính phủ Trần Trọng Kim. Về quân lực cũa chính phủ lúc đó chỉ có các đơn vị lính khố xanh có nhiệm vụ canh gác các cơ sở hành chính địa phương và trung ương. Ở Hà Nội, có cơ sở hành chính là ṭa Thống Sứ cũ nằm bên cạnh dinh Thống Sứ, tư thất cũa viên Thống Sứ Pháp. Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đới, ṭa Thống Sứ và dinh thời Pháp thuộc được đổi thánh ṭa Khâm Sai và dinh Khâm Sai Bắc Việt. Nếu tôi không lầm, trước khi Cộng Sản VN cướp chính quyền, Khâm Sai Phan Kế Toại là đai diện chính quyền Trần Trọng Kim ở miến Bắc.
    Trong suốt thời gian chính phủ Trần Trọng Kim đương nhiệm, thỉnh thoảng các đoàn thể hợp pháp đă tổ chức các buổi mít tinh công khai tại công trường Nhà Hát Lớn, thành phố Hà Nội, trong số đáng kể là Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội và đ̣an thể công chức là nhửng tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhất. Công trường Nhà Hát Lớn ở cuối đường Tràng Tiền, nơi tụ hội bẩy đường lớn nhỏ, lớn tương đương với công trường Chợ Bến Thành, Saigon, có đủ tầm vóc chứa được khoảng vài chục ngàn người.
    Dường như đoàn thể công chức, không nhớ rơ danh xưng, đă niêm yết rộng răi lời kêu gọi đồng bào Hà Nội tham dự đông đảo cuộc mít tinh tổ chức sáng ngày 19.8.1945 tại công trường Nhá Hát Lớn Ha Nội. Dân chúng khắp phố phường Hà Nội đă tự động lũ lượt rủ nhau tập trung tại địa điểm mít tinh. Riêng tôi lúc đó đứng bên lề đường góc trái phía trước hăng xe hơi Peugeot của người Pháp. Lẽ đương nhiên, một cuộc mít tinh tập trung đông người như thế thường có cảnh sát đứng chỉ đường như ở ngă tư Tràng Tiền và đường Đồng Khánh cũng như giữ trật tự nơi công trường Nhà Hát Lớn. Phải nói thêm ở đây là hồi đó Cảnh sát viên không được trang bị súng lục và máy vô tuyến như thường thấy tại Hoa Kỳ ngày nay ngoài một khí cụ gọi là dùi cui làm bằng cao-su loại cứng.
    Có thể có bạn trẻ sẽ thắc mắc về sự hiện diện của quân lực chính lúc đó là quân đội Nhật th́ sao? Tinh thần quân lực Nhật lúc đó hiển nhiên là trong t́nh trạng hoang mang sau khi Nhật đầu hàng và Thế Chiến ll vừa chấm dứt. Tôi c̣n nhớ, một số binh sĩ Nhật chiếm đóng vài cao ốc trên đường Tràng Tiền, con đường giống như đường Tự Do Saigon, đă dơ tay vẫy chào khi đ̣an người biểu t́nh tuần hành phía dười đường sau này.
    Tôi không nhớ bài quốc ca VN do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác đă được chính phủ Trần Trọng Kim công nhận chưa, nhưng phải nói thêm và nhắc lại ở đây là bài nhạc “Tiếng Gọi Sinh Viên” được viết và truyền bá trong dân gian vào thời điểm đoàn thể Sinh Viên Đại Học Hà Nội ra đời và hoạt động hăng say nhất. Sau này bài hát được đổi lời thành bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” và sau cùng được chính thức công nhận như bài quốc ca “Tiếng Gọi Công Dân” cùa người Việt Nam Tự Do cho đến bây giờ.
    Bài hát Tiếng Gọi Công Dân dường như không được ban tổ chức cuộc mít tinh cho hát cũng như không thấy cờ “Quẻ Ly” tung bay trên bờ tường phía trước ṭa nhá Hát Lớn Hà Nội hôm đó. Cờ quẻ ly, tưởng nên biết, là lá cờ tượng trưng quyền lực VN thời Pháp thuộc không giống hoàn toàn là cờ Việt Nam Tự Do ngày nay (VNCH) nhưng cũng có gần đủ ba sọc đỏ trên nền vàng, thường được kéo lên cùng lúc với lá cờ Pháp tại các trường trung, tiểu học Pháp, Việt mỗi buổi sáng, chiều trong lễ chào và hạ cờ.
    Có lẽ đoàn thể công chức đang chuẩn bị khai mạc cuộc mít tinh thi bỗng nhiên trên bao lơn mặt trước nhá Hát Lớn Hà Nội có kẻ treo vội vàng lá cờ Việt Minh ( cờ đỏ Sao vàng) khá lớn. Cùng lúc, một người khác cướp máy vi âm với khẩu súng lục trên tay và vài cán bộ VM có súng tay rải rác lẫn lộn trong dân chúng cho nổ vài phát súng thị uy; thế là bọn VM chớp nhoáng sách động dân chúng xuống đường với luận điệu vu khống, xuyên tạc chính phủ Trần Trọng Kim lá chính phủ bù nh́n, tay sai của Nhăt. Sau đó, kẻ sách động trên máy vi âm đă kêu gọi đồng bào tham dự mít tinh xuống đường tuần hành. Tất cả sự việc trên đă diễn ra không quá 15 phút. Cảnh sát trang bị với dùi cui cao su cùng tất cả dân chúng và đoàn thể công chức tổ chức mít tinh đều sửng sốt hoàn toàn, đă thụ động tuân theo hướng dẫn trên máy vi âm của tập đoàn cộng sản VM. Theo sự nhận xét của tôi, trong thời gian ngắn ngủi đó, tất cả chỉ có độ mươi tên cán bộ VM trang bị với súng ngắn là nhiều. Tôi cũng bị lôi cuốn theo làn sóng người dao động lúc đó bắt đầu đổ ngược về hướng đường Tràng Tiền rồi kéo về Phủ Khâm Sai Bắc Việt ( Phủ Thống Sứ cũ thời Pháp thuộc ) cách khoảng một cây số tính từ công trường Nhá Hát Lớn Hà Nội. Sau này, đoàn người kéo nhau đổ về đường Đồng Khánh, tập trung phía trước cổng trại lính Khố Xanh, trước cửa rạp chiếu bóng Majestic Hà Nội.
    Thế là những người Việt Nam Tự Do đă dễ dàng bị những tên lợi dụng thời cơ thao túng. Họ đă hô theo những khẩu hiệu do bọn cán bộ cộng sản xướng lên đả đảo chính phủ. Tôi theo đoàn người v́ ṭ ṃ th́ đúng hơn v́ lúc đó mới 15 tuổi đời.
    Đứng bên lề đường phía khách sạn Metropole, khách sạn lớn nhất của Pháp tại Hà Nội, tôi thấy lúc làn sóng người khoảng độ năm ngàn người c̣n lại tập trung trước phủ Khâm Sai, trung đội lính khố xanh có nhiệm vụ canh gác bảo vệ đă bố trí sẵn sàng nhả đạn sau khi đă khóa cổng lớn với khóa xích. Một vài tên cán bộ có súng ngắn đă khích lệ một số du đăng côn đồ trèo hàng rào sắt cao khoảng năm thước nhưng những tên này không dám nhẩy vào mặc dù có người đă leo lên phần trên hàng rào trước tư thế sẵn sang nổ súng cùa toán lính khố xanh bố trí quanh đó bên trong.
    Khoảng 15 phút sau, đoàn người trở lại đường Tràng Tiền và kéo về trại lính khố xanh theo đường Đồng Khánh như đă nói ở trên. Theo làn sóng người đổ về đến trại lính th́ được biết phía dưới một khu phố, đầu đường phố Huế, lính Hiến Binh Nhật Bản đă đặt hai khẩu súng máy trực chỉ hướng đoàn người biểu t́nh.
    Các bạn trẻ có lẽ muốn hiểu thêm về Hiến Binh Nhật Bản?
    Nói đến HB Nhật Bản, người dân Hà Nội từ 10 tuổi trở lên đều biết những hành động bạo tàn của họ. Trụ sở hang dầu Shell cách nơi đặt súng máy nói trên khoảng một ngă tư là địa điểm đóng quân của Bộ Chỉ Huy HB/NB Hà Nội. Trong thời gian chiếm đóng VN, những cán bộ VM hay bọn tay sai chắc phải hiểu rơ số phận một khi bị bắt đưa về HB Nhật điều tra.
    Tôi c̣n nhớ ngày Nhật đảo chính Pháp 9.3.1943, một số du đăng , côn đồ đă lợi dụng t́nh thế hoang mang của kiều dân Pháp, cướp bóc, hăm hiếp giữa ban ngày các gia đ́nh Pháp tại khu Cột Cờ gần chợ Cửa Nam hướng về phía Dinh Toàn Quyền, nơi sau này bọn Cộng Sản gọi là Vườn Hoa Ba Đ́nh. Trong lúc quân Nhật c̣n tiếp tục đánh phá thành Hà Nội , nơi các đơn vị Pháp trú đóng, Hiến Binh Nhật đă phải ra thông cáo ngăn cấm những hành động cướp bóc hăm hiếp kiều dân Pháp với lời chú thích sẽ thẳng tay trừng trị. Để dằn mặt kẻ gian và chấm dứt tệ đoan trên, HB Nhật đă bắt ngay tại chỗ một tên du đăng đang phạm tội, trói lại, bắt quỳ xuống và chặt đầu bằng kiếm ngay trước mắt mọi người. Xác thân của kẻ bị chặt đầu được giữ lại sau đó mấy ngày để làm gương. Nạn thổ phỉ được chấm dứt ngay từ đó.
    Các bạn trẻ có thể được nghe nói đến người Nhật vốn rất ghét trộm cắp vặt. Bên cạnh trường tiểu học Hàng Vôi trên đường Amiral Courbet, lối từ Ngân Hàng Đông Dương đi thẳng lên, có một xưởng của người Nhật chuyên làm tương và các thức ăn mặn cho quân đội Nhật như dưa, trái mơ muối, v.v... Các thùng làm bằng các mảnh gỗ ghép lại để đựng thực phẩm khô nói trên là món rất ăn khách của bọn trộm lúc về đêm. Hồi đó, lâu lâu nếu để ư, dân Hà thành thời Nhật chiến đóng đă thấy những tên trộm thùng gỗ bị bắt quả tang và trói lại nơi gốc cây trên lề đường. H́nh phạt nhẹ nhất là cạo trọc đầu, cho đứng nắng đến ngất sỉu mời thả cho đi. Một tên trộm khác đă bị người Nhật lấy kiếm rạch trên đùi vế một đường dài và sâu rồi cột vào gốc cây phơi nắng.
    Tôi c̣n được nghe kể, tại một nơi đóng quân của Nhật thuộc khu sở Mỏ phía sau Đông Dương Ngân Hàng, có người VN bị quân Nhật khâu sống vào bụng một con ngựa chết v́ tội ăn cắp thóc khiến ngựa bị đói và chết.
    Sau khi nghe tin Hiến Binh Nhật bao vây đoàn người biểu t́nh tập trung trước trại lính khố xanh, mọi người khựng lại và không ai kể cả cán bộ Việt Minh muốn vượt hàng rào sắt thấp xâm nhập trại lính nữa. Lúc này, mặt trời đă đứng bóng, đám đông khoảng ngàn người là cùng đă cảm thấy mệt mỏi, đói và khát. Một số người tự động xin nước uống với nhân viên làm việc trong rạp chiếu bóng Majestic và các nhà dân cư lân cận. Một số người lẻ tẻ muốn về nhà nhưng đă bị Hiến Binh Nhật ngăn chặn đuổi trở lại. Khoảng xế chiều, HB Nhật ra hiệu cho mọi người được thong thả ra về sau khi khám xét rất kỹ lưỡng từng người t́m vơ khí cá nhân. Tôi ra khỏi khu vực bị bao vây và đừng lại phía bên kia đầu đường phố Huế. Sau đó, có người đă dại dột nhặt đá ném vào đám lính HB Nhật và họ đă sử dụng tiểu liên bắn lại nhưng không chết ai ngoài những vết thương ờ chân.
    Sau này, tôi được biết quân Nhật đă điện vào Trung xin lệnh cùa chính phủ Trần Trọng Kim để hành động. Tự do thong thả giải tán là kết quả hành động sai lầm của Cựu Hoàng Bảo Đại cũng như đă chấm dứt ngày gọi là “khởi nghĩa” hay “Cách mạng Mùa Thu” của tập đoàn Bôn Sê Vích Việt Nam dẫn đầu bởi tên Hồ Chí Minh mang quốc tịch Nga Sô từ thập niên 1920.
    Người viết không mong ǵ hơn giải đáp phần nào thắc mắc ưu tư của giới trẻ hiện nay từng được bạn Phạm Cao Dương nêu lên: tại Sao Hồ Chí Minh và bọn cộng sản lại cướp được chính quyền dễ dàng như vậy?
    Thanh niên hay giới trẻ bao giờ cũng là rường cột của quốc gia.
    Người thanh niên trí thức thể hiện qua Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội thập niên 40 đă khơi nhóm lửa thiêng ái quốc dân tộc.
    Các bạn trẻ đă thành công trong hơn 10 năm qua hay trong những năm tháng sắp tới nơi hải ngoại, tôi muốn nói đến những bạn trẻ đang và sẽ giữ những chức vụ chuyên nghiệp cao cấp tại các công ty và các đại học danh tiếng hăy mạnh dạn dấn thân, tiếp nối những thành quả của tiền nhân trong việc cứu và dựng nước hiện nay./.

    Đỗ Long
    Nguồn: BTGVQHVN-2@yahoogroups.com

  2. #2
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Nếu tôi không lầm th́ Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 9/3/1945 .
    Chánh phủ Trần trọng Kim chỉ tại quyền có mấy tháng sau khi Nhật đảo chánh Pháp , cho đến ngày 19/8/1945 khi VM bắt Phan Kế Toai , khâm sứ của vua Bảo Đại cử ra Bắc ,
    ông trần Trọng Kim từ chức .
    Việt Minh là tên tắt của tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội , thành lập bởi Hồ Chí Minh vào năm 1943 .
    Một tổ chức khác gọi là Đồng Minh Hội , tên tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội , thành lập năm 1944 , gồm các đảng phái người Việt quốc gia chống Pháp .
    Theo hội nghị Potsdam , th́ Nhật , sau khi đầu hàng , có trách nhiệm giử an ninh địa phương cho đến khi đồng minh đến giải giới .
    Lúc đó , có nhiều người cho rằng , nếu có yêu cầu của chính phủ Trần Trọng Kim , th́ Nhật ngăn không cho VM đảo chánh .
    Nhưng vào thời điểm đó , người Việt chúng ta , không biết VM là cs , và cs là cái ǵ , khí thế đang cao ngất , nếu bị chặn th́ chắc chắn có đổ máu nhiều ...

  3. #3
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ngày cướp chính quyền Hà Nội.. 19-08-1945

    .. nói về đảng phái thời kỳ 1930-1945..
    Sau cuộc khởi nghĩa Yên bái VNQD đảng lui vô bóng tối. Chir c̣n đảng Cộng sản Đông dương tụ họp nơi núi rừng Việt Bắc. Tuy nhiên ảnh hưởng QDD vẫn c̣n ở Yên Bai, nhất là ngă ba Bạch hạc/song Thao.
    Đến 1940 manh nha thành lập các tổ chức đảng phái cùng chung chí hướng ở Bắc sơn, lúc nay chưa có tên nhưng gây những chống đối lẻ tẻ; giặc cỏ cho đến năm 1942-43 ra đời Việt Nam cách mệnh đồng minh hội.. nhưng đa số hội viên thích Cộng sản. Một số khách thuộc phe phái Nguyễn hải Thần cho ra đời Việt nam cách mệnh đồng chí hội.. qui tụ cách nhà cách mạng v́ dân tộc cho quê hương ra đời..nhưng lúc này đảng Cộng sản đă khá mạnh rồi.
    Dến khi chính Phủ Trần trọng Kim muốn có một cuộc tụ họp nhân dân thông báo này nọ nên cuộc họp dân ở trước nhà hát lớn Hà nội mới được Nhật đồng ư cho tổ chức (v́ Nhật vẫn c̣n tín nhiệm ǵn giữ an ninh).. và đó là lư do sơ hở đi đến cướp chính quyền..
    Quí bạn để ư đến sự kiện đảng phái phân hoá để sau khi chiếm được chính quyền th́ CSVN ra sức tận diệt đảng phái, điển h́nh vụ Ôn Như Hầu và vụ Sông Thao/Phú thọ... ./. nmq

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Nếu tôi không lầm th́ Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 9/3/1945.
    Chánh phủ Trần trọng Kim chỉ tại quyền có mấy tháng sau khi Nhật đảo chánh Pháp, cho đến ngày 19/8/1945 khi VM bắt Phan Kế Toại, khâm sứ của vua Bảo Đại cử ra Bắc, ông trần Trọng Kim từ chức.
    Việt Minh là tên tắt của tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, thành lập bởi Hồ Chí Minh vào năm 1943.
    Một tổ chức khác gọi là Đồng Minh Hội, tên tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, thành lập năm 1944, gồm các đảng phái người Việt quốc gia chống Pháp.
    Theo hội nghị Potsdam, th́ Nhật, sau khi đầu hàng, có trách nhiệm giử an ninh địa phương cho đến khi đồng minh đến giải giới.
    Lúc đó, có nhiều người cho rằng, nếu có yêu cầu của chính phủ Trần Trọng Kim, th́ Nhật ngăn không cho VM đảo chánh.
    Nhưng vào thời điểm đó, người Việt chúng ta, không biết VM là cs, và cs là cái ǵ, khí thế đang cao ngất, nếu bị chặn th́ chắc chắn có đổ máu nhiề ...
    "Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội"
    Tổ chức nầy, cộng sản gọi là Việt Cách.
    Việt Cách là quốc gia.
    Việt Minh là cộng sản.

  5. #5
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by dqtran View Post
    "Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội"
    Tổ chức nầy, cộng sản gọi là Việt Cách.
    Việt Cách là quốc gia.
    Việt Minh là cộng sản.
    Việt Minh là cộng sản ...cũng là tiền thân của bạo quyền hanoi bây giờ lấy quốc kỳ với biểu hiệu một sao Vàng Phúc Kiến (1-SVPK)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •