NATO đă phát đi những tín hiệu rơ ràng cho thấy khả năng can thiệp vào vấn đề rối ren trên Biển Đông. Sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh, hiệp ước pḥng thủ kư với các quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc và lợi ích trong khu vực có thể khiến các thành viên NATO buộc phải can thiệp một khi xảy ra xung đột tại đây.

Theo nhận định của tạp chí quốc pḥng Kanwa số tháng 8, NATO rất có thể sẽ nhảy vào những tranh chấp trên Biển Đông khi khu vực này đang trở thành một thùng thuốc súng có thể phát nổ bất kỳ lúc nào. Bởi Anh, Pháp và Mỹ - 3 thành viên quan trọng của NATO - đều đang vướng vào những những căng thẳng trong tuyến đường hàng hải quan trọng vào bậc nhất thế giới này.

Cụ thể, Anh đă kư kết hiệp ước Pḥng thủ Ngũ Cường (Five Power Defense Arrangements) với 4 nước: Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore về việc tham vấn trong trường hợp 2 quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa xâm lược hoặc bị tấn công. Trước đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Philip Hammond hồi tháng 6 khi tham dự Đối thoại Shangri-la tại Singapore đă khẳng định: “Anh có lợi ích rơ rệt trong việc duy tŕ ổn định khu vực và đặc biệt là quyền tự do tại các vùng biển trong khu vực”. Điều này cho thấy thái độ của London trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường sự hiện diện hải quân, gây quan ngại cho các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Trong khi đó, với Pháp – thành viên chủ chốt của NATO – Bắc Kinh đă nhiều lần tỏ ra nghi ngại về sự can dự của nước này tại Biển Đông. Theo Kanwa, vấn đề trên đă được PLA nhắc tới trong một báo cáo gần đây nhưng không tiết lộ thời gian cụ thể. Theo đó, các chiến lược gia Trung Quốc cho rằng Paris có thể quyết tâm can thiệp vào khu vực giống như những ǵ từng làm ở Mali. Thậm chí, mức độ can thiệp của Pháp c̣n có thể đi xa hơn cả Mỹ, Kanwa dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho hay.
Cũng tại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Jean-Yves Le Drian đă ám chỉ lợi ích của nước này tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương khi tuyên bố Pháp có nghĩa vụ bảo vệ nhiều vùng lănh thổ ở phía nam Thái B́nh Dương. Riêng tại Biển Đông, ông này nhấn mạnh Paris sẽ quan tâm tới các tranh chấp và kêu gọi kư kết thỏa thuận về quyền tự do hàng hải tại đây.

Trong thời gian gần đây, Pháp cũng kư một loạt thỏa thuận về hợp tác công nghệ hạt nhân, hợp tác phát triển vũ khí và phối hợp ứng phó tấn công mạng với Nhật – nước đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Hoa Đông. Trên Biển Đông, Paris cũng đang đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, đặc biệt là 3 nước Đông Dương truyền thống. Trong khi đó, tại các triển lăm quốc pḥng gần đây ở Pháp, như Eurosatory và Paris Air Show, đoàn đại biểu Trung Quốc thậm chí không được phép bước chân vào một số pḥng triển lăm nhất định v́ e ngại nạn “ăn cắp bí mật quân sự” vốn đă thành một căn bệnh, theo Kanwa.

Cuối cùng là Mỹ. Washington hiện là đồng minh hiệp ước với Manila. Tuần vừa qua, Mỹ cùng Philippines cũng vừa trải qua ṿng đàm phán quốc pḥng thứ nhất để bàn về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên Biển Đông. Ṿng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức tại Washington vào cuối tháng 8 này. Nếu đạt được thỏa thuận, các khí tài của Mỹ bao gồm các chiến đấu cơ, tàu ngầm, tàu chiến,… sẽ đổ dồn về khu vực biển đang không ngừng lặng sóng trước những tuyên bố và động thái đe dọa từ PLA. Không những vậy, những hợp tác, hỗ trợ hải quân Philippines cũng sẽ được Lầu Năm Góc đẩy mạnh.

Kanwa nhận định rằng: khối quân sự này hoàn toàn có cơ sở pháp lư để can thiệp vào khu vực giống như những ǵ từng làm tại chiến trường Afghanistan khi áp dụng Điều 5 trong hiệp ước pḥng thủ tập thể của khối. Bên cạnh đó, hồi tháng 6, Tổng thư kư NATO Anders Rasmussen từng khẳng định “nếu Mỹ bị tấn công, NATO sẽ hành động theo Điều 5 của hiệp ước pḥng thủ tập thể”.

Khi đó, NATO nhiều khả năng sẽ cử các hạm đội hải quân đến Viễn Đông nhân danh quyền pḥng thủ tập thể nhằm răn đe, cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho quân đội các nước, Kanwa nhận định. Sau đó, mức độ can dự của NATO sẽ tỷ lệ thuận với mức độ dính líu của Mỹ trong xung đột.

Không những vậy, việc dùng chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 của Trung Quốc làm mục tiêu giả định trong một hội thảo do Không quân hoàng gia Anh tài trợ đă khiến giới phân tích nghi ngờ về việc NATO đă coi Trung Quốc và một kẻ thù tiềm tàng, theo Kanwa.