Khoảng giữa thập niên 1980, trong một buổi sinh hoạt chính trị ở Paris vận động đấu tranh chấm dứt chế độ VC toàn trị, có người đă hỏi tôi v́ lư do ǵ mà lại đi đấu tranh, trong khi tôi chỉ là một bác sĩ chuyên gia giải phẫu, nghĩa là người mà theo nguyên tắc ḷng dạ khô khan như gỗ đá, không rung động trước cảnh máu chẩy, thịt nát, xương vỡ. Trong cái không khí hưng phấn với những t́nh cảm sôi động của đồng bào lúc đó tôi đă bật ra trả lời rằng người đấu tranh là người lăng mạn. Tôi đă giải thích rằng lăng mạn hiểu trong cái nghĩa rộng, chứ không chỉ trong cái nghĩa t́nh yêu trai gái. Trong cái nghĩa rộng này, nếu lăng mạn làm người nghệ sĩ rung động được trong cảnh chiều tà tịch mịch, trước biển rộng bao la, hay là trước một thân cây trơ trụi mùa đông trên đồng tuyết phủ, một nhánh hoa nhỏ mọc lên giữa vùng đất đá cằn cỗi, để sáng tác ra văn thơ nhạc ảnh...th́ lăng mạn làm một người yên ổn ở hải ngoại mà nghĩ tới và cảm được những đồng bào xa xôi nơi quê hương sống trong lầm than cơ cực, để mà đấu tranh t́m cách chấm dứt cái chế độ đă trói cả dân tộc vào cái cuộc sống không đáng sống, mà chính họ đă có một thời trải qua.

Hơn chục năm sau, trong một sinh hoạt khác ở Adelaide Nam Úc giữa thập niên 90, có người lại hỏi tại sao tôi vẫn tiếp tục vận động đấu tranh, có vẻ như không mệt mỏi, trong khi mọi người đă chậm lại hay lăng đi. Câu trả lời tôi vẫn không khác như khi ở Paris: Đấu tranh v́ lăng mạn. Nhưng thật ra t́nh h́nh lúc đó đă thay đổi. Người trong nước đă có thể ngoi ngóp và xoay trở sống, nhờ tiền bạc từ hải ngoại gửi về, cộng với hoang tưởng do sự tan ră của khối Liên sô và Đông Âu, về một cuộc sụp đổ không tránh khỏi của VC để có thái độ trông chờ “bất chiến tự nhiên thành”, hay là nẩy ra xu hướng khuyến khích tạo cho những VC phản tỉnh thay đổi. Tôi không hoang tưởng, và v́ thấy đấu tranh khó hơn, nên lăng mạn tiếp tục.

Tôi không hiểu sự lăng mạn này là do bản chất trời sinh, hay là v́ chịu ảnh hưởng của đoạn kết thấm thiá trong chuyện dă sử tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng mà tôi đọc thời trung học mà tôi c̣n nhớ đại khái là có ba nhân vật chính kiệt hiệt trong cuộc đấu tranh pḥ Lê, là Trần Quang Ngọc, Nhị Nương và Phạm Thái. Phạm Thái yêu Trương Quỳnh Như, một tiểu thư đài các. Quỳnh Như cũng yêu Phạm Thái và đă tự vẫn, v́ bị ép duyên. Cuộc t́nh lỡ dở, cộng với việc lớn không thành khiến Phạm Thái uống rượu quên sầu. Trần Quang Ngọc và Nhị Nương thầm yêu nhau, mà không nói. Trong hoàn cảnh thất bại, hai người có cùng kết luận là phải tiếp tục hoài băo, mỗi người về vùng hoạt động của ḿnh. Lúc chia tay Nhị Nương hỏi bao giờ gặp lại th́ Quang Ngọc đă nói đại ư là hai người nếu mà không gặp lại th́ cũng vẫn là bạn đồng hành cạnh nhau, v́ cùng một tâm t́nh. Nhị Nương phi ngựa đến một khúc sông Đáy th́ thấy có người đàn ông ngồi câu cá, bên cạnh để một chai rượu, nghêu ngao ngâm thơ t́nh. Nhận ra là Phạm Thái. Nhị Nương không nói ǵ, quất ngựa bỏ đi. Người say rượu giật ḿnh quay lại, cầm chai rượu tu một hơi, nói lớn: “A ha. Mời khách qua đường hăy dừng vó ngựa uống với ta một hớp rượu! A ha, Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu. Rồi tu một hơi nữa, và nói tiếp “A ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân”. Nhiều người nhớ chuyện Phạm Thái Quỳnh Như. Tôi say mê h́nh ảnh Quang Ngọc Nhị Nương.

Tôi đă chia xẻ cái ư tưởng tiếp tục đấu tranh trong t́nh h́nh thay đổi với một số người đồng hành, đề ra những sửa soạn để dù có ǵ xẩy ra, hay không xảy ra những viễn ảnh hoang tưởng đi chăng nữa th́ công cuộc đấu tranh vẫn sẽ tiếp tục, cách này hay cách khác. Chuyện đă không xẩy ra như thế v́ người ta không mấy ai lăng mạn mà chỉ tính chuyện thiệt hơn nhiều ít cho một thái độ mà họ chọn lựa trong một t́nh h́nh thay đổi thêm nữa.

Ngày hôm nay, nghĩ lại, cái ư nghĩa của sự lăng mạn thúc đẩy đấu tranh hiện nay của tôi có vẻ như hơi khác, v́ mang hơi hướng tương tự như trường hợp nhân vật Đoàn Dự thư sinh của Kim Dung lạc vào thạch động. Nh́n thấy tượng đá một nữ nhân đẹp mê hồn mà sinh ḷng yêu kính như yêu người thật. Yêu say mê mà không để được yêu lại. Tôi đấu tranh hiện nay mà không chờ mong đấu tranh phải đem lại điều ǵ tức khắc. Mà chỉ v́ nguyên tắc không thể bỏ được là muốn làm một cái ǵ tốt đẹp cho đất nước Việt nam, mà không may giáo dục từ thuở vỡ ḷng đă làm tôi gắn bó, và cuộc đời tuy gian truân vất vả qua những thăng trầm lịch sử, nhưng đă cho ḿnh mở mắt nh́n xa mà hiểu biết, và ước vọng ra ngoài cái cuộc sống áo cơm của ḿnh. Đó là đấu tranh cho cái lư tưởng v́ đất nước của ḿnh. Nghĩ cho cùng, cái lư tưởng v́ đất nước cũng chẳng khác ǵ cái tượng đá mê hồn trong thạch động, chỉ có thể có ở Đoàn Dự hay một số người, mà không hề có ở nhiều người.

Cũng v́ lăng mạn mà vào những ngày cuối tháng tám, tôi không khỏi bâng khuâng nghĩ đến chủ tịch MTQGTNGPVN Hoàng Cơ Minh đă quá cố. Ông là vị tướng độc nhất VNCH sang định cư tại Mỹ không nhận giới thiệu để đi làm và có cuộc sống ổn định. Ông đi nhận lănh sơn nhà để có thể sắp xếp th́ giờ thuận tiện mà kêu gọi đồng chí đấu tranh. Và ông đă lập được MT với sự ủng hộ của những thân hữu đồng bào. Tôi đă theo ông, sau khi thảo luận với ông và đồng ư thấy thật giống nhau về nguyên tắc nền tảng đấu tranh lấy sức ḿnh làm chính. Quan điểm này, với tôi, đă được càng ngày càng củng cố vững chăi, v́ nh́n quanh thế giới, tôi đă thấm thiá hiểu rằng một đất nước thành công hay thất bại cũng chỉ do ở sức lực tự thân mà thôi.

Bây giờ, nh́n chung quanh và suy nghĩ, tôi càng thấy sự tin tưởng vào quan niệm lấy sức ḿnh làm chính của Ông, của tôi, và của những đoàn viên MT là cực kỳ lăng mạn. Lúc đó, tôi đă tính nhẩm rằng với số người hải ngoại, chỉ cần mỗi người đóng góp 10 đô la một tháng thôi, là đă đủ tiền mà xây dựng nên một lực lượng khả dĩ tiến hành đấu tranh theo kiểu nhà nghèo, mà đạt những thắng lợi sinh ra cái thế làm bùng lên tổng nổi dậy. Những đóng góp là có, để cho những kháng chiến quân có thể đủ cơm cá khô sống qua ngày, rèn tập và thi hành công tác. Nhưng chẳng bao giờ những đóng góp xẩy ra như dự ước. V́ mọi người có thể rất mong muốn chấm dứt chế độ VC, nhưng rất ít ai đă đều đặn đóng góp tiền bạc. Trừ những đoàn viên MT là những người tiền của không có nhưng đă bỏ ra nhiều công sức thực hành những công tác đấu tranh hải ngoại, mà tính ra để trả tiền th́ không thể gọi là nhỏ.

Có người sẽ bảo tất cả đều là hoang tưởng. Nhưng thực tế đă không là hoang tưởng vi nhờ thi hành quan điểm lấy sức ḿnh làm chính này mà đă tạo dựng nên được một tổ chức đấu tranh mà cho tới bây giờ VC cũng như tay sai c̣n phải để tâm xuyên tạc bôi xấu, và mặc dầu rằng đă có những kẻ biến tâm xoay ra “tiếp cận” để hy vọng đón gió thời cơ.

Thực tế rơ ràng là những người tiên phong đă hy sinh trong trận Nam Lào. Tổ chức đă bị xoá tên chính thức bởi những kẻ biến tâm từ 10 năm nay. Cho nên, sự xuyên tạc bôi xấu này đối với một tổ chức đấu tranh không c̣n, thật là điều khó hiểu. Nhưng sẽ không c̣n khó hiểu nếu người ta biết rằng sự xuyên tạc bôi xấu nhắc đi nhắc lại đó, là để nhằm tạo ra nơi người nghe cái phản xạ lánh xa, không c̣n để ư và nhớ đến cái tinh thần đấu tranh độc lập tự chủ “lấy sức ḿnh làm chính”, cái đường lối “không chủ trương đấu tranh một ḿnh, nhưng không sợ đấu tranh đơn độc” đă là yếu tố khiến MT đă phát triển nhanh chóng như điều gặp gió, khiến những đoàn viên hải ngoại kiên tŕ đấu tranh sau trận Nam Lào, tiếp tục cho tới nay đóng góp giữ vững điạ bàn hải ngoại. Nó là cái lập trường dân tộc, khác hẳn với những tư tưởng vọng ngoại của bọn chính trị thời cơ không có lực mà muốn có ghế, khác hẳn bản chất nô lệ tay sai ngoại bang, bán nước hại dân của bọn lănh đạo VC mà quan tâm duy nhất là quyền lực và quyền lợi.

Nhưng dân tộc là ǵ? Thật khó trả lời. Hay có lẽ chỉ những người lăng mạn mới có thể trả lời được. Những người này đă lớn lên và sống sót trong những khổ đau, trầm thống và ngay cả những hoàn cảnh kể là tuyệt vọng, của chính ḿnh đă trải cùng với những người chung quanh. Đă bị thất vọng bởi vô số những người kể là thuộc cái tập thể dân tộc. Nhưng v́ lăng mạn cho nên có thể nh́n từ xa, đóng góp vào đấu tranh, mà không tính kết quả tức khắc, là cho ai hay cho những ai.

Những ư nghĩ tản mạn này, sau chót, được nói lên, như là những hạt phấn hoa bay trong gió. Nó sẽ nẩy mầm, sinh cây, ra quả, hay là sẽ mục nát, không phải là vấn đề. Nhưng mà nó vẫn là những nhân tố trong cả cái chu tŕnh tuần hoàn đóng góp cho Mầu Xanh thế giới.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh