Page 7 of 25 FirstFirst ... 3456789101117 ... LastLast
Results 61 to 70 of 249

Thread: THỜI ĐIỂM VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG SYRIA

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người tị nạn Syria

    716.000 ở Lebanon

    515.000 ở Jordan

    460.000 ở Thổ Nhĩ Kỳ

    169.000 ở Iraq

    111.000 ở Ai Cập

    4,25 triệu người lưu lạc ở chính Syria

    (Nguồn: Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc)

  2. #62
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 03/09/2013

    Hoa Kỳ: Không nghi ngờ ǵ chính quyền Assad sử dụng khí độc



    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry điều trần trước Quốc hội Mỹ, 3/9/13


    Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry nói hành động quân sự chống lại Syria dứt khoát nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ.

    Ông Kerry phát biểu như vậy trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm thứ Ba, nói rằng không c̣n nghi ngờ nào về việc chế độ Assad bắn vũ khí hóa học vào thường dân.

    Ông nói có bằng chứng vững chắc cho thấy quân đội Syria đă chuẩn bị kỹ càng cho cuộc tấn công và rằng không lư ǵ phiến quân lại làm điều đó.

    Trong khi một số nhà lập pháp Mỹ hoài nghi về việc liệu Mỹ có nên dính dáng đến Syria hay không, ông Kerry nói những kẻ cực đoan đang thèm muốn chiếm lấy vũ khí hóa học, và rằng ông Assad sẽ sử dụng chúng lần nữa.

    Ông gọi "lằn ranh đỏ" của Tổng thống Obama đối với việc sử dụng khí độc chính là "lằn ranh đỏ" của thế giới và cảnh báo rằng Iran, Hezbollah và Bắc Triều Tiên đang nghe ngóng sự im lặng của Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ.

    Ông Obama nói ông sẽ t́m kiếm sự chấp thuận của Quốc hội trước khi đưa ra quyết định về việc tấn công Syria.

    Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc đảng Cộng ḥa và lănh đạo khối Dân chủ Hạ viện Nancy Pelosi đều nói họ ủng hộ ông Obama.

    Nhưng những nghị sĩ khác trong Quốc hội nói rằng mục tiêu của tổng thống đối với Syria vẫn chưa rơ ràng. Họ nói rằng kinh nghiệm quá khứ, trong đó có việc chính quyền Bush 10 năm trước đây khăng khăng nói rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, làm cho họ miễn cưỡng về việc tham gia hành động quân sự .

    Tổng Thư kư Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết sử dụng vũ lực chỉ hợp pháp khi nó nhằm mục đích tự vệ hoặc trong sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

    Ông nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc đă thu thập các mẫu vật hồi tuần trước tại địa điểm bị nghi là xảy ra cuộc tấn công hóa học gần Damascus, đang làm việc suốt ngày đêm để chuẩn bị báo cáo chính thức.


    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1742733.html

  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đánh hay không ?

    Theo các nhà b́nh luận thời sự , th́ chuyện tấn công Syria sẽ xảy ra , dù quốc hội vote " yes " hay " no"

  4. #64
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    thời điểm và chiến thuật.. ôi làm sao đắc cử...??

    ... câu truyện nước Mỹ; từ khi ông mục sư mở đầu bằng câu ; "I have a dream"... cho đến câu "we can change.." rồi đến câu... tấn công có giới hạn...đem lại cho dân Mỹ những cái ǵ vậy ;...
    Nếu đem cái đống tiền này ra trang trải cho Obamacare th́ dân Mỹ được nhờ nhiều hơn và thắng cử.. là cái chắc.. chứ mà đánh cái lối đem bom , hoả tiễn ra đổ lên đất người th́.. hơi " vô nhân đạo". mà cũng ( đái.. ra quần..) lỡ mà Syria nó kamikaze trúng một cái tàu.. th́ ôi thôi.. ai tai..!!.
    Thử hỏi mới đến ngày hôm nay đă có hơn 1triệu 3 dân tỵ nạn Syria.. chưa kể dân bị khùng điên v́ bom đạn..cộng thêm.. đui, què mẻ sứt..(lẽ dĩ nhiên Mỹ cũng có chứ sao ??)....
    LHQ/Tỵ nạn lấy tiền đâu đài thọ ??
    Obama có tiền trả hay lại do thuế dân đóng góp .??
    Cái khó là đă tuyên bố văng nước miếng tùm lum.. mà nay .. không dám th́.. ẹ quá.. chẳng lẽ lại nhờ Liên sô giảng hoà...để... ấy... Mỹ.. nhân đạo đấy nhé !! wait and see ./.

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 03/09/2013


    Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở nước ngoài



    Binh sĩ Mỹ chờ nhận lệnh trước khi đi tuần pḥng ở Baghdad 14/8/07


    Nếu Hoa Kỳ mở các cuộc tấn công phi đạn vào Syria để trả đũa cho việc nước này bị nghi đă sử dụng khí độc sarin nhắm vào phe nổi dậy chống chính phủ, th́ đây sẽ chỉ là một hoạt động nằm trong một loạt dài các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Điều khác thường là Tổng thống Obama đang mưu t́m sự chấp thuận của Quốc hội trước khi thực hiện cuộc tấn công.

    Các vị tổng thống trước đây đă xin Quốc Hội tuyên chiến sau khi đất nước bị tấn công trực tiếp, chẳng hạn như từ phía Nhật Bản vào đầu cuộc Thế chiến thứ hai.

    Nhưng thông thường hơn, các vị Tổng thống Mỹ đă tự ư hành động, sử dụng quyền hạn của ḿnh trong tư cách tổng tư lệnh quân đội hợp hiến. Trong tư cách đó, họ đă hành động mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội để gửi quân ra nước ngoài, mở các cuộc oanh kích hay phái nhân viên quân đội Hoa Kỳ đến làm việc với các đồng minh quốc tế.

    Tính ra th́ Hoa Kỳ đă tham gia hơn 50 hành động quân sự đáng kể trong nửa thế kỷ vừa qua – trung b́nh là một hành động trong hơn 1 năm - kể từ cuộc chiến quan trọng ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan, cho đến các vụ xâm nhập nhỏ hơn ở các nước xa xôi như Kuwait, Bosnia, Pakistan, Libya, Grenada, Haiti và Panama.

    Tổng số đó không kể các hoạt động giới hạn hơn của Hoa Kỳ, tỷ như các vụ tấn công bằng máy bay không người lái mà Hoa Kỳ đang tiến hành chống lại các phần tử nổi dậy Taliban ở Trung Đông.

    Trong lịch sử 237 năm, Hoa Kỳ vẫn thường điều quân đến các nước khác. Lịch sử ghi nhận Hoa Kỳ đă chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh thế giơí, nhưng các cuộc viễn chinh của Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng đạt được thành quả tốt.

    Lực lượng Hoa Kỳ chiến đấu dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc ở Triều Tiên vào đầu thập niên 1950 đă để lại một bán đảo chia cắt giữa miền Bắc Cộng sản và miền Nam dân chủ, một hậu quả căng thẳng c̣n kéo dài tới ngày nay.

    Tại Việt Nam, Hoa Kỳ đă rút các binh sĩ cuối cùng vào năm 1975 sau hơn 1 thập niên can dự quân sự, để cho một chính phủ cộng sản lên nắm quyền kiểm soát.

    Lịch sử c̣n chưa đưa ra một phán quyết về các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ trong thế kỷ này tại Iraq và Afghanistan.

    Quân đội Hoa Kỳ đă lật đổ Tổng thống Saddam Hussein trong cuộc Chiến tranh Iraq từ 2003 đến 2011, nhưng lực lượng đồng minh chưa hề phát hiện các vũ khí có sức tàn sát hàng loạt mà họ cho là ông ta đang dung dưỡng. Hoa Kỳ và lực lượng đồng minh vẫn c̣n giao tranh với phe nổi dậy ở Afghanistan, nhưng ông Obama dự định triệt thoái nhân viên quân sự vào cuối năm 2014 ngay cả trong lúc nước này vẫn c̣n rối loạn.

    Các cuộc khảo cứu khác nhau cho thấy chi phí quân sự và an ninh của Hoa Kỳ vượt trội so với các nước khác, nhưng đă dao động trong nhiều thập niện tuỳ thuộc vào các ưu tiên của từng vị tổng thống và mức độ giao tranh của Hoa Kỳ ở nước ngoài.

    Chi phí quốc pḥng tăng trong thời Chiến tranh Việt Nam, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan vào thập niên 1980 và trong thập niên vừa qua vào lúc Hoa Kỳ khởi xướng cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố sau các vụ tấn công của al-Qaida vào Hoa Kỳ khiến gần 3 ngàn người thiệt mạng.

    Vào những thời điểm khác, chi phí quốc pḥng của Hoa Kỳ đă bị hạn chế.

    C̣n tiếp...

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nguồn lực quân sự Hoa Kỳ có thể sử dụng ở Syria, 2/9/2013

    Sau đây là một số hoạt động quan sự đáng kể của Hoa Kỳ từ thập niên 1060:

    1961 đến 1975-- Cuộc chiến Việt Nam, một cuộc xung đột đưa đến hơn 58 ngàn cái chết ngoài chiến trường và khiến phe cộng sản lên nắm quyền kiểm soát đất nước.

    1961 -- Một cuộc tiến chiếm Cuba do Cơ quan T́nh báo Trung ương lănh đạo đă không lật đổ được Fidel Castro. Ông này cai trị đất nước trong nhiều thập niên, và người em là Raul Castro đă lên thay thế vào năm 2008.

    1973 -- Một cuộc đảo chính được CIA hậu thuẫn lật đổ tổng thống dân cử theo chủ nghĩa Mác ở Chile, là ông Salvador Allende.

    1980 -- Một cuộc tấn công biệt kích của Hoa Kỳ bên trong Iran đă không giải cứu đươc 52 con tin Mỹ đang bị Tehran cầm giữ, mặc dầu sau đó họ đă được phóng thích khi ông Reagan lên làm tổng thống vào đầu năm 1981.

    1981 đến 1990 – CIA chỉ huy các cuộc xâm nhập ở Nicaragua trong một mưu toan bất thành phá hoại chính phủ Sandino.

    1990 đến 1991 – Hoa Kỳ đối đầu với Iraq sau khi xâm lăng Kuwait trong một cuộc chiến về dầu khí. Quân đội Mỹ buộc Iraq triệt thoái sau một cuộc bộ chiến ngắn.

    1992 đến 1995 – Quân đội Hoa Kỳ tham gia lực lượng NATO chiến đấu ở vùng Balkansm một cuộc chiến kéo dài đưa đến sự tan ră của nước Nam Tư cũ và các vụ đối đầu sắc tộc lan rộng.

    2001 – Hoa Kỳ khai chiến ở Afghanistan để chống lại các phần tử nổi dậy Hồi giáo đáp lại các vụ tấn công của al-Qaida vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 trong năm đó.

    2003 – Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq với lư do nước này có vũ khí có sức tàn sát hàng loạt có thể được sử dụng để chống lại Hoa Kỳ.


    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1742666.html

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    TIỀN LỆ SYRIA RẤT NGUY HIỂM

    TIỀN LỆ SYRIA RẤT NGUY HIỂM
    Thuỷ-Triều

    Cuộc nội chiến Syria đă đang diễn ra hơn ba mươi tháng nay thực sự gây tổn thất vật chất nặng nề ở nhiều khu vực thành phố và nhiều khu ngoại ô nơi có các lực lượng chống chính phủ chiếm giữ; nhà cửa ở những khu dân cư này đă bị quân đội chính phủ tấn công bằng các loại vũ khí nặng gồm cả súng máy đại liên, đạn pháo từ xe tăng, và phi cơ oanh kích. Kể từ năm 2011 thiệt hại sinh mạng người dân Syrian đă có hơn 150000 người chết và bị thương. Cuộc nội chiến Syria đă khiến cho hơn 1,5 triệu người phải rời bỏ nơi đang sống chạy đi tỵ nạn chiến tranh ở các nước láng giềng Lebanon, Turkey, và Jordan.

    Cuộc nội chiến Syria xảy ra giữa một bên là chính phủ độc tài cầm quyền hiện thời có một quân đội được nước Nga đă đang tiếp liệu súng đạn, quân trang, quân dụng cùng với xe tăng, hoả tiễn, máy bay và tiền bạc đầy đủ để đánh lại một bên là các lực lượng tổng hợp chống chính phủ gồm có những binh sĩ bỏ đơn vị kết hợp với dân quân vũ trang người thiểu số. Bắt đầu từ những cuộc biểu t́nh ôn hoà đ̣i hỏi tự do dân chủ cho người dân Syrian và yêu cầu tổng thống độc tài Bashar Al-Assad phải từ chức đă trở nên những cuộc xung đột nhỏ có vũ trang rồi dần dần biến thành một cuộc nội chiến lan rộng ở nước Syria. Cuộc nội chiến Syria trong hơn ba mươi tháng vừa qua có một điểm đáng chú ư khiến người ta thắc mắc là các lực lượng chống chính phủ độc tài phải tự lo liệu nguồn tiếp tế lương thực cũng như vũ khí có giới hạn từ nước Saudi Arabia và Qatar. Không có một nước Tây Âu hay Mỹ chính thức trợ giúp mặc dù các người lănh đạo phe chống chính phủ độc tài của TT Bashar Al-Assad đă lên tiếng khẩn thiết yêu cầu viện trợ cho họ. Các nước Tây Âu và Mỹ chỉ phản đối chính phủ độc tài Syria bằng các h́nh thức ngoại giao! Trong khi chính phủ độc tài Syria đă công bố buộc tội phe chống chính phủ gồm có thành phần khủng bố quốc tế.

    Tuy nhiên, cuộc nội chiến Syria đă tới một lối rẽ quan trọng khi một đơn vị của quân đội chính phủ có lẽ vào ngày 21/8/2013 đă dùng những vũ khí hoá học tấn công các lực lượng chống chính phủ ở các khu ngoại ô Damascus làm cho 1429 người lớn chết và 426 trẻ em! Thế là có lẽ chính phủ độc tài Syria đă vi phạm luật quốc tế gây tội ác chống nhân loại bằng vũ khí hoá học. Trong lúc có một toán 20 chuyên viên thanh tra của Liên Hiệp Quốc tới những khu vực xảy ra biến cố để quan sát hiện trường, thu thập những chứng cớ về vũ khí hoá học đă sử dụng, th́ chính phủ Syria và đồng minh thân cận là Nga đă lên tiếng cáo buộc thành phần khủng bố trong phe chống chính phủ là thủ phạm giết người thường dân vô tội. Ngược lại, các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp tin chắc rằng phe chống chính phủ không có khả năng sử dụng vũ khí hoá học như vậy.

    Trong ṿng một trăm năm nay đă có một lănh đạo của một nước Ả Rập đă sử dụng vũ khí hoá học để tiêu diệt đối phương, đó là Sadam Hussein trong thập niên 1980 chiến tranh giữa Iraq và Iran th́ các đơn vị quân đội Iraq đă sử dụng vũ khí hoá học để chống lại chiến thuật “tấn công biển người” của quân đội Iran và đă giết chết cùng một lúc mấy chục ngàn người lính Iran. Trong năm 1988 Sadam Hussein cũng đă sử dụng vũ khí hoá học để giết chết rất nhiều người thiểu số chủng tộc Kurds ở miền Bắc Iraq. Việc sử dụng hoá học để giết người th́ trong lúc Thế Chiến Thứ Hai có quân đội Đức Quốc Xă của Hitler đă sử dụng các pḥng hơi ngạt ở các trại tập trung để giết chết hàng trăm ngàn tù nhân Do Thái, nhưng ở các mặt trận đánh với quân đội Mỹ và Đồng Minh th́ quân đội Đức Quốc Xă đă không sử dụng vũ khí hoá học.

    Việc sử dụng các loại vũ khí hoá học hoặc vũ khí vi trùng để huỷ diệt con người rơ ràng là một tội ác và nó bị công pháp quốc tế nghiêm cấm và trừng phạt. V́ vậy khi nhận được những tin tức cho biết chính phủ độc tài của TT Bashar Al-Assad đă từng 14 lần sử dụng vũ khí hoá học cỡ nhỏ tiêu diệt những nhóm nhỏ có ít người nổi dậy, th́ chính phủ Mỹ đă lên tiếng phản đối và cảnh cáo chính phủ độc tài Syria. Chính TT Obama đă tuyên bố một “mức giới hạn/red line” cho TT Bashar Al-Assad là nếu ông ta sử dụng vũ khí hoá học, có nghĩa là “đă vượt mức giới hạn/crossed the red line”, th́ ông ta sẽ bị cộng đồng quốc tế trừng phạt. Căn cứ vào lời tuyên bố này mà người ta đă suy đoán rằng TT Obama chắc phải đơn phương ra lệnh trừng trị TT Bashar Al-Assad bằng “ba ngày hải kích và không kích” bắt đầu vào ngày Thứ Bảy 31/8/2013 nhắm vào các mục tiêu quân sự được chọn trước trong lănh thổ Syria sau khi toán 20 chuyên viên thanh tra của LHQ đă hoàn tất công tác và đi ra khỏi Syria trong ngày Thứ Sáu 30/8/2013.

    Trong lúc mọi người nhất là người dân Syria lo lắng, sợ hăi chờ đợi những đợt hải kích và không kích nên đă có rất nhiều người Syria phải di tản trước qua nước Lebanon, Jordan hoặc Turkey để tị nạn chiến tranh, th́ TT Obama đă bất ngờ tuyên bố tạm hoăn lại chuyện đơn phương tấn công trừng trị TT Bashar Al-Assad với một lư do rất đơn giản là TT Obama muốn có một “nghị quyết tối hậu của Quốc Hội Mỹ” về việc trừng phạt chính phủ độc tài Syria.

    Trong sinh hoạt chính trị nước Mỹ đă có những tiếng nói Tân Bảo Thủ/NeoCon chỉ trích TT Obama là một “tổng thống yếu kém”. Hơn nữa, phe Diều Hâu th́ thúc đẩy việc trừng phạt chính phủ độc tài Syria bằng mọi cách và bằng mọi giá; ngược lại, phe Bồ Câu th́ một lần nữa lại cùng nhau chống chiến tranh, và ở các thành phố của Mỹ đă có những cuộc biểu t́nh nhỏ kêu gọi không gây chiến tranh với Syria. Có một đặc điểm trong sinh hoạt chính trị nước Mỹ là mặc dù phe Diều Hâu hay phe Bồ Câu cũng đều có chung một mục tiêu trên hết là phục vụ quyền lợi của nước Mỹ. Một khi quyền lợi của nước Mỹ bị xâm phạm th́ phe Diều Hâu hay phe Bồ Câu cũng đều có chung một bổn phận bảo vệ nó, và người thứ nhất có trách nhiệm thi hành bổn phận bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ là tổng thống Mỹ, một trách nhiệm luôn luôn rất quan trọng và rất khó khăn. Như thế, người ta dễ dàng nhận thấy TT Obama không phải là một “tổng thống yếu kém” mà ngược lại rất khôn ngoan khi đă nhường cho Quốc Hội Mỹ cái nghị quyết tối hậu trong việc tấn công trừng phạt chính phủ độc tài Syria khi TT Bashar Al-Assad đă vượt “mức giới hạn/red line” sử dụng vũ khí hóa học giết hại thường dân Syrian. TT Bashar Al-Assad đă tạo ra một “Tiền Lệ Syria Rất Nguy Hiểm” cho cộng đồng quốc tế nói chung và cho nước Mỹ nói riêng khi quyền lợi của nước Mỹ một cách trực tiếp hay gián tiếp đều bị xâm phạm.

    Có một đặc điểm thực tế rơ ràng là Thế Giới Ả Rập hiện nay vẫn c̣n nhờ cậy vào nước Mỹ như một “thế lực cảnh sát khu vực” để giữ vững sự ổn định giữa các nước Ả Rập với nhau và nhất là bảo vệ cho họ chống lại mọi đe doạ từ nước Iran. Hơn nữa, ngoài việc bảo vệ cho nước Saudi Arabia và các đồng minh Ả Rập, nước Mỹ cũng đă đang bảo vệ cho nước Do Thái trong khu vực Trung Đông cũng như các nguồn cung cấp dầu thô của thế giới. Với t́nh h́nh khu vực như thế cho nên trong ngày Chủ Nhật 1/9/2013 nước Saudi Arabia đă triệu tập một Liên Minh Ả Rập gồm có 20 nước Ả Rập tuyên bố ủng hộ các biện pháp quân sự của Mỹ và Tây Âu dùng để trừng phạt chính phủ độc tài Syria và ngăn chặn sự giết hại thêm nhiều thường dân Syrian vô tội. Lời tuyên bố của hai nước Saudi Arabia với United Arab Emirates và Liên Minh Ả Rập cũng hổ trợ nhiều cho TT Obama và Quốc Hội Mỹ trong nghị quyết trừng trị TT Bashar Al-Assad. Cũng có một nguyên nhân tế nhị khác khiến cho nước Saudi Arabia quyết tâm ủng hộ việc trừng phạt TT Bashar Al-Assad là v́ đa số người dân Saudi Arabia và thân tộc hoàng gia Saudi Arabia đều có rất nhiều bà con ḍng họ người Syrian.

    Trong thời gian hơn ba mươi tháng của cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở Syria th́ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă không có được một nghị quyết chấp thuận biện pháp quân sự liên quân quốc tế để can thiệp chấm dứt việc giết hại thường dân của chính phủ độc tài Syria v́ sự phủ quyết của Nga và Trung Cộng. Trong khi Trung Cộng không có cơm cháo ǵ ở Syria th́ Nga là nước duy nhất đă đang viện trợ toàn bộ quân sự và kinh tế cho chính phủ độc tài Syria; hơn nữa, Hải Quân Nga đang được quyền sử dụng hải cảng Tartus của Syria.

    Mặc dù Nghị Viện Anh Quốc đă từ chối ủng hộ cho chính phủ Anh trong liên quân quốc tế Mỹ-Anh-Pháp-Thổ Nhỉ Kỳ tấn công trừng phạt chính phủ độc tài Syria, Thổ Nhĩ Kỳ/Turkey một nước Ả Rập Hồi Giáo vẫn cương quyết tham gia liên quân Mỹ-Pháp-Turkey để trừng trị TT Bashar Al-Assad. Hiện nay có nhiều nước Ả Rập đang lo lắng chính phủ độc tài Syria và các đồng minh thân cận là Nga, Iran, với nhóm Khủng Bố Hezbollah người Li-Băng có nhận định rằng nước Mỹ hèn yếu nên sẽ gia tăng tàn sát phe chống chính phủ và nổ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông nhiều hơn trước.

    Trong ngày Thứ Bảy 31/8/2013 TT Obama đă quyết định tạm hoăn việc tấn công trừng phạt chính phủ độc tài Syria và yêu cầu Quốc Hội Mỹ “gởi một thông điệp tới toàn thế giới là chúng ta sẵn sàng hành động như một nước đoàn kết”. (Today I’m asking Congress to send a message to the world that we are ready to move as one nation.) Và Quốc Hội Mỹ phải xem xét cái giá phải trả cho việc mặc kệ “không làm ǵ cả đối với vấn đề chính phủ độc tài Syria đă sử dụng vũ khí hoá học giết hại số nhiều thường dân Syria.”

    Qua các cuộc thăm ḍ ư kiến công dân cho thấy mặc dù đa số người dân Mỹ không thích có thêm một chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài, nhưng vấn đề chính phủ độc tài Syria đă sử dụng vũ khí hoá học lại trở nên một tiền lệ rất nguy hiểm. Một tiền lệ Syria rất nguy hiểm nếu không được giải quyết thích đáng.>>

    Khi TT Obama tuyên bố “việc sử dụng vũ khí hoá học là cái mức giới hạn/the use of chemical weapons is a red line” th́ những chế độ độc tài trên thế giới đều thận trọng để ư xem TT Obama phản ứng hành động ra sao nếu cái mức giới hạn đó bị vượt qua, như trường hợp của chính phủ độc tài Syria hiện tại. Nếu việc sử dụng vũ khí hoá học không bị trừng phạt th́ các chế độ độc tài gian ác, thí dụ như Iran, Bắc Hàn, Trung Cộng, vân vân… sẽ vui mừng tha hồ mà giết người, diệt chủng những dân tộc chống đối, mà chẳng thèm để ư ǵ đến những lời cảnh cáo buộc tội của cộng đồng quốc tế và chắc chắn sẽ xem thường nước Mỹ.

    Nếu không bị trừng phạt th́ việc sử dụng vũ khí hoá học sẽ được đem ra các chiến trường để giết chết một số đông người hàng loạt, như trường hợp Sadam Hussein đă giết chết “chiến thuật tấn công biển người” của Iran trong những năm của thập niên 1980. Các chế độ độc tài tham quyền cố vị sẽ sử dụng vũ khí hoá học để tiêu diệt những phe nhóm nổi dậy chống chính phủ, cũng như các nhóm khủng bố quốc tế có thể đạt được những loại vũ khí hoá học từ tay các chế độ độc tài chuyển giao để gây tổn thất cho nước Mỹ và các nước Tây Âu.

    Nếu nước Mỹ và cộng đồng quốc tế không mạnh mẽ trừng phạt chính phủ độc tài Syria của TT Bashar Al-Assad th́ cũng như đă tuyên dương công trạng chiến thắng cho ông ta. V́ không bị trừng phạt sẽ thúc đẩy ông ta mạnh dạn tiến lên cùng với các đồng minh thân cận là Iran và Nhóm Khủng Bố Quốc Tế Hezbollah tiến hành những đợt tấn công khủng bố mạnh hơn ở Á Châu, các nước Tây Âu và Nam Mỹ Châu, có thể cả nước Mỹ. Chỉ mới đây một toà án Thái Lan đă kêu án tù chung thân một người Iran về tội âm mưu khủng bố giết các nhân viên ngoại giao Do Thái ở Bangkok, Thái Lan. Đă có những tin tức cho biết nhân viên Iran cộng tác với nhóm Hezbollah tiến hành những vụ khủng bố ở Argentina, Cyprus, Bulgaria, Ấn Độ, và một số nơi khác.

    Cuộc nội chiến Syria đă bắt nguồn từ những cuộc biểu t́nh ôn hoà đ̣i hỏi tự do dân chủ cho người dân Syria và yêu cầu tổng thống độc tài Bashar Al-Assad phải từ chức để Syria có được một chính phủ đại diện đầy đủ các tôn giáo và mọi chủng tộc đang sống ở Syria. Nhưng TT Bashar Al-Assad đă không chịu từ chức mà c̣n gia tăng đàn áp giết hại người dân Syria dựa trên nguồn gốc chủng tộc, và đă tạo ra những cuộc xung đột vũ trang đẫm máu giết hại lẫn nhau giữa những người Hồi Giáo Sunnis, Hồi Giáo Shiites, Allawites, Công Giáo, chủng tộc Kurds.

    Nước Mỹ và các đồng minh trong cộng đồng quốc tế phải trừng phạt chính phủ độc tài Syria của TT Bashar Al-Assad để cho thế giới biết rằng việc sử dụng vũ khí hoá học là một tội ác không thể tha thứ. Với sự đồng thuận của Quốc Hội Mỹ, TT Obama có thể ra lệnh bắt đầu tấn công trừng phạt chính phủ độc tài Syria bằng những đợt hải kích và không kích dữ dội để triệt hạ các căn cứ quân sự trong nước Syria và trang bị đầy đủ cho phe chống TT Bashar Al-Assad không để cho những phần tử quá khích cầm quyền. Việc thay đổi chính phủ độc tài của TT Bashar Al-Assad là làm theo ư muốn của người dân Syria mà đại diện là phe chống chính phủ hiện nay.

    Căn cứ vào các phân tích vừa nêu trên cho thấy TT Bashar Al-Assad đă tạo ra một tiền lệ sử dụng vũ khí hoá học giết hại thường dân vô tội ở Syria và nếu không bị kết tội và bị trừng phạt thích đáng th́ nó sẽ rất nguy hiểm đối với nước Mỹ nói riêng và cả cộng đồng quốc tế nói chung./.

    Thuỷ-Triều


    Trong h́nh là 1 người đàn ông Syria đang bồng lên 1 cái xác chết của em bé Syria tại Ghouta khu ngoại ô của thành phố Damascus, vào ngày 21/8/2013 quân đội của chính phủ độc tài Syria đă dùng vũ khí hoá học có hơi độc giết chết 1429 người lớn và 426 trẻ em. TT Bashar Al-Assad phủ nhận tội ác này, và gán tội cho các phần tử khủng bố trong phe chống chính phủ. @ Ảnh của UPI/Mohammed Al-Abdullah

  8. #68
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    831
    The bill limits the authorization to 60 days with an option for an additional 30-day deadline. It also makes clear there would be no U.S. boots on the ground (CNN).

    Dự thảo tấn công Syria cho phép kéo dài tới 60 ngày, cộng thêm 30 ngày nếu cần thiết.
    Sẽ không có sự đổ bộ quân đội Hoa Kỳ trên lănh thổ Syria.

  9. #69
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    How the US may try to destroy Syria's chemical weapons


    • 13:34 03 September 2013 by David Hambling




    John Kerry claimed this week that the US now has evidence that sarin was used to kill more than 1400 civilians in the 21 August attack in Syria.

    If that is the case, then while any US strikes on Syria may focus on military bases, they might also seek to put chemical stockpiles out of action using "agent defeat" weapons. Since 1998, the Pentagon's Defense Threat Reduction Agency (DTRA) has been developing weapons to attack chemical agents without spreading them. But any attempt to do this would be risky.

    The CBU-107 Passive Attack Weapon (PAW) punctures chemical storage vessels without explosives. Delivered at high speed, the 450-kilogram bomb splits mid-air and rains down more than 3700 steel and tungsten rods over an area 60 metres across.

    Sarin, like most chemical weapons, is heavier than air, does not travel far at ground level and is degraded by the action of sunlight and oxygen. But PAW would only be suitable where stockpiles are well away from civilian areas and when there is little wind.

    Burn it up

    The BLU-119/B CrashPAD destroys chemical agents more rapidly. This 900-kilogram bomb contains a small explosive charge to rupture storage vessels with blast or shrapnel, and 300 kilograms of white phosphorus, which burns at up to about 2700 °C.
    Sarin is combustible and the high temperatures would quickly break it down. However, any intact chemical agent could be carried high into the air on the thermal updraught and could travel for long distances.

    These are the only agent defeat weapons officially in the arsenal. However, the DTRA has sponsored research on a range of other options that may already be available.

    These include foaming thermite, incendiaries, high-energy explosives and high-temperature mixtures similar to rocket fuel. One such DTRA option, a warhead casing made of explosive reactive material, was evaluated for use in a cruise missile in 2012.

    Drone eyes

    Any agent defeat strike would involve planning with the US Air Force's simulation tool, called Serpent. This combines models of blast effects, atmospheric dispersion and the rate of neutralisation of chemical agents to predict the pattern of "collateral hazards" from striking a chemical target with a range of weapons. However, the model needs details of the target, which may be lacking.
    The DTRA also aims to assess the effects of a strike as soon as it happens, using a miniature drone released from the tail section of a bomb seconds before impact. This could provide immediate warning if a plume of toxic smoke is released.

    However, even with advanced weapons and planning tools, the scale of the task might make it impossible.

    "The total tonnage estimates varied from 10,000 down to hundreds of tons and their distribution into dozens of locations, making the whole idea questionable," says James Ketchum, who directed human research at the US Army's Edgewood Arsenal in the 1960s. "It could not be comprehensive and explosions could release intact lethal gas with fatal results, even if done with sufficient heat."

    Biophysicist Brian Hanley notes that the components for sarin may be stored separately, because it is usually only mixed shortly before being used (or in some weapons, only when fired) – but bombing storage sites could still cause mixing to occur. "I think that the far better choice if the intent is to destroy sarin munitions, is to go in on the ground, capture, remove and then disassemble and drain them safely," he says.



    A UN investigator collecting samples last week at the site where rockets fell in Damascus's eastern Ghouta suburb(Image: Ammar al-Arbini/AFP/Getty Images)
    http://www.newscientist.com/article/...l#.UiaWNn9j6uI

    =============

    Thứ tư, 4/9/2013 11:29 GMT+7
    Facebook
    Twitter
    Mỹ sẽ phá hủy vũ khí hóa học của Syria bằng cách nào?


    Một vấn đề khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tấn công Syria là biện pháp xử lư với kho hóa chất được cho là bao gồm sarin và BLU-119, chất độc có thể lan tỏa ra không khí và gây chết người hàng loạt.

    Sarin - Sát thủ giết người chỉ trong vài phút



    Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Mỹ có bằng chứng chứng tỏ Syria đă sử dụng chất độc sarin để giết hại hơn 1.400 thường dân. Nếu đó là sự thật, Mỹ sẽ không chỉ tấn công vào Syria mà c̣n phải t́m cách xử lư kho hóa chất.

    Sarin cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hóa học khác, nó nặng hơn không khí, không bị lan rộng trên mặt đất và dễ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời và khí oxy. Nó là chất dễ cháy và dễ bị nhiệt phân.

    Từ năm 1998, Lầu Năm Góc đă nghiên cứu biện pháp tiêu hủy vũ khí hóa học mà không làm chúng phân tán. Một loại vũ khí có tên gọi là PAW có thể tiêu hủy vũ khí hóa học mà không cần gây nổ đă được ra đời. PAW chỉ phù hợp với những nơi mà kho vũ khí hóa học được đặt cách xa khu dân cư và ít gió, Newscientist cho hay.

    Một loại vũ khí khác là BLU-119 có thể phân hủy hóa chất nhanh hơn. Đó là một quả bom nặng 900 kg chứa thuốc nổ và 300 kg phốt pho trắng, khi cháy nhiệt độ lên tới 2.700 độ C. Tuy nhiên, bằng cách này sẽ có một lượng nhỏ sarin c̣n sót lại có thể lan tỏa vào không khí và gây nguy hiểm.

    Hai loại vũ khí trên đều phá hủy kho vũ khí hóa học. Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu cách sử dụng bọt nhiệt nhôm, chất nổ hỗn hợp có nhiệt độ cao tương tự tên lửa. Họ sử dụng đầu đạn có vỏ làm bằng vật liệu có thể gây nổ dùng trong tên lửa hành tŕnh.

    Sử dụng máy bay không người lái

    Lầu Năm Góc cũng lập ra các mô h́nh mô phỏng. Họ nghiên cứu sự phân tán và tỷ lệ hóa chất lan tỏa ra không khí để xây dựng các mô h́nh tác chiến và hiểu được mối nguy hiểm từ mục tiêu tấn công. Họ cũng đánh giá hiệu quả của một cuộc tấn công ngay sau khi nó xảy ra bằng cách sử dụng máy bay không người lái thu nhỏ gắn vào phần đuôi của quả bom và tự tách ra ngay trước khi bom phát nổ. Nó giúp đưa ra cảnh báo tức thời khi có làn khói độc phát ra.

    Tuy nhiên, ngay cả với vũ khí tối tân và kế hoạch hoàn hảo, mục tiêu tấn công có quy mô quá lớn sẽ là thách thức cho quân đội Mỹ.

    "Tổng khối lượng ước tính lên tới hàng trăm, thậm chí hàng vạn tấn vũ khí hóa học được phân bố ở hàng chục địa điểm là vấn đề thực sự khó khăn", James Ketchum, chuyên gia về nghiên cứu con người của quân đội Mỹ trong những năm 1960 cho biết. "Vụ nổ có thể giải phóng khí gây chết người, thậm chí nhiệt tạo ra từ phản ứng cũng có thể lấy đi mạng sống", ông nói.

    Nhà lư sinh học Brian Hanley cho biết các thành phần tạo ra sarin có thể được lưu trữ riêng rẽ, và người ta chỉ trộn chúng với nhau rồi đem sử dụng ngay. Việc ném bom vào các kho hóa chất có thể gây ra sự trộn hợp các thành phần này và vô t́nh lại tạo ra sarin. Và theo ông, cách tốt nhất để phá hủy vũ khí hóa học là cho quân đội đổ bộ, tách rời các thành phần và làm ráo nước một cách an toàn.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-ho...o-2874423.html


    ==================== ===

    Báo VN đă vi phạm lấy bài từ Newscientist không nêu rơ nguồn .
    Last edited by tui xạo; 04-09-2013 at 01:15 PM.

  10. #70
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    thứ tư, 4 tháng 9, 2013

    Dự thảo Thượng viện Mỹ thuận đánh Syria


    Các nhân vật chủ chốt trong Quốc hội Mỹ đều đã lên tiếng ủng hộ đánh Syria

    Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Mỹ đã nhất trí về một bản dự thảo nghị quyết ủng hộ sử dụng vũ lực đối với Syria.

    Bản dự thảo này giới hạn thời gian là 60 ngày cho bất kỳ chiến dịch quân sự nào đồng thời cũng cấm đưa bộ binh vào Syria.

    Dự thảo nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện vào tuần tới.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ cần phải hành động trước cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ‘không thể chối cãi’ của chế độ Assad.

    Trước đó Nghị sỹ John Boehner thuộc Đảng Cộng hòa, chủ tịch Hạ viện, cũng đã lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi hành động quân sự của Tổng thống Obama.

    ‘Không thể nói suông’

    Theo bản dự thảo nghị quyết mà hãng tin Pháp AFP có được, các thượng nghị sỹ chỉ muốn sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Syria một cách ‘hạn chế và có tính toán’.

    Dự thảo nghị quyết viết rằng tổng thống ‘có thể kéo dài’ thời hạn tấn công sau 60 ngày thêm 30 ngày nữa nếu như ông được Quốc hội phê chuẩn lần nữa.

    Sự cho phép này ‘không bao gồm triển khai các lực lượng vũ trang của Mỹ trên thực địa ở Syria để tham gia chiến đấu’, dự thảo nói rõ.

    Dự thảo được đưa ra sau khi ông Kerry ra điều trần trước Ùy ban Đối ngoại Thượng viện.

    Ông Kerry nói có bằng chứng không thể nào nghi ngờ rằng lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã lên kế hoạch cho vụ tấn công hóa học ở ngoại ô Damascus hôm 21/8.

    Ông nói với các thượng nghị sỹ rằng Tổng thống Obama không phải muốn nước Mỹ tham chiến mà chỉ muốn ‘làm rõ và khẳng định rằng nước Mỹ sẽ làm đúng những gì đã nói’.

    Nếu Mỹ đứng ngoài, ông nói, thì việc này sẽ khích lệ các nước khác tìm cách sở hữu vũ khí giết người hàng loạt.

    “Đây không phải là lúc chúng ta thu mình lại trong thế giới của chúng ta,” ông phát biểu, “Đây không phải là lúc ngồi xem thảm sát.”

    Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cũng có mặt trong buổi điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

    Ông Hagel nói rằng ‘lời nói của Mỹ không thể là lời nói suông’.


    “Nếu Mỹ không hành động sẽ làm tổn hại uy tín của những cam kết an ninh khác của Mỹ, trong đó có cam kết của tổng thống ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân,” ông nói.

    Dân Mỹ phản đối

    Tuy nhiên phóng viên BBC Jane O’Brien ở Washington nhận định rằng ông Obama vẫn sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục công chúng Mỹ ủng hộ hành động quân sự chống Syria. O’Brien cho biết cuộc thăm dò dư luận cho số người dân Mỹ phản đối bất kỳ sự can dự nào vào cuộc xung đột ở Syria đang ngày càng tăng với 6/10 người trả lời phản đối tấn công quân sự.

    Ngoài ra các nghị sỹ cũng chia rẽ trên vấn đề này.

    Tổng thống Obama đang trên đường đến Thụy Điển trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nga với chủ đề Syria bao trùm nghị trình.

    Pháp là nước ủng hộ mạnh mẽ việc tấn công Syria.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu hôm thứ Ba ngày 3/9: “Khi một vụ thảm sát hóa học xảy ra, khi thế giới đã biết được, khi bằng chứng đã được đưa ra, khi kẻ thủ ác đã được xác định thì nhất thiết phải có phản ứng.”

    Ông kêu gọi châu Âu đoàn kết trên vấn đề này, nhưng ông cũng nói ông chờ đợi kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội Mỹ.

    Ngoại trưởng Kerry cũng nói tại phiên điều trần rằng khả năng Quốc hội bác bỏ đề xuất tấn công Syria sẽ đem lại hậu quả thảm khốc.

    Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết theo Hiến chương của tổ chức này thì một hành động quân sự chỉ được cho phép với mục đích tự vệ hoặc với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an.

    Ông nói rằng một phản ứng quân sự của Mỹ sẽ khiến tình hình thêm hỗn loạn nhưng nếu một khi vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria thì Hội đồng Bảo an cần phải đoàn kết và có hành động chống lại ‘tội ác chiến tranh kinh hoàng’.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...on_syria.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đảng dùng trẻ em để giết ngướ (military use of children)
    By Dac Trung in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 22
    Last Post: 18-01-2014, 11:26 AM
  2. Jon Stewart on Fox News' Election Night Meltdown
    By FatDuck in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 6
    Last Post: 15-11-2012, 10:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-07-2011, 10:57 PM
  4. Replies: 12
    Last Post: 10-01-2011, 07:08 PM
  5. Replies: 76
    Last Post: 10-01-2011, 10:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •