Page 24 of 25 FirstFirst ... 14202122232425 LastLast
Results 231 to 240 of 249

Thread: THỜI ĐIỂM VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG SYRIA

  1. #231
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    B́nh Luận Thời Sự: CUỘC CHIẾN ỦY NHIỆM SYRIA



  2. #232
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Phúc trình của LHQ không quy trách nhiệm sử dụng vũ khí hóa học cho bên nào.

    Như mọi phúc tŕnh của tổ chức LHQ. Vẫn có những nước như Canada đă tuyên bố rất hào hùng “Canada đợi báo cáo của LHQ ...”


    Sáng hôm thứ Hai 16/9, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã trình bày trước Hội đồng Bảo an về bản phúc trình.


    Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã trình bày về phúc trình thanh tra vũ khí hóa học

    Ông Ban nói: "Cuộc điều tra cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng trên quy mô khá lớn ở khu vực Ghouta của Damascus [ngày 21/8]. Vụ tấn công đã gây ra nhiều thương vong, nhất là trong dân thường".
    Các điều tra viên của LHQ đã xem xét các mẫu máu, tóc, nước tiểu và mảnh hỏa tiễn.
    Ông Ban nói 85% các mẫu máu cho kết quả dương tính với chất sarin.
    Ông nói: "Dựa trên phân tích, các điều tra viên kết luận rằng có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng hỏa tiễn đất đối đất chứa chất độc thần kinh sarin đã được sử dụng tại Ein Tarma, Moadamiyah và Zalmalka trong khu vực Ghouta của Damascus.'"
    Ông nói đoàn điều tra không kiểm chứng được con số người chết và bị thương, nhưng nói con số là rất lớn.
    Ông Ban nói thêm: "Đây là vụ sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường được xác nhận lớn nhất kể từ vụ do Saddam Hussein gây ra ở Halabja năm 1988".

    Ông Ban đã được hỏi tại cuộc họp báo rằng liệu ông có biết ai đứng đằng sau vụ tấn công này hay không.
    Ông trả lời rằng "tất cả chúng ta đều có suy luận riêng của mình", nhưng "những người khác sẽ quyết định" phải làm gì để mang thủ phạm ra trước công lý.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...chemical.shtml

  3. #233
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 17 tháng 9, 2013

    Tranh cãi về phúc trình Syria của LHQ


    Hoa Kỳ, Anh và Pháp khẳng định rằng phúc trình của Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học ở Syria đã quy trách nhiệm cho chính phủ Assad.

    Các đại sứ Anh và Mỹ tại LHQ nói rằng các chi tiết kỹ thuật cho thấy chỉ có chính phủ Syria mới là người thực hiện cuộc tấn công ngày 21/8.

    Nga thì cho rằng hiện chưa thể bác bỏ lập luận là phe nổi dậy có thể đứng đằng sau vụ tấn công bằng hóa học nói trên.

    Phúc trình của LHQ xác nhận hỏa tiễn có chứa chất sarin đã được sử dụng. Tổng thư ký Ban Ki-moon gọi đây là "tội ác đáng ghê tởm".

    Vụ tấn công này đã khiến Mỹ đe dọa có hành động quân sự chống Syria.

    Nga và Hoa Kỳ cũng đã đối thoại ngoại giao về vụ này, dẫn tới thỏa thuận Syria sẽ giải trừ vũ khí hóa học.

    'Kết luận quá sớm'

    Phúc trình của LHQ không quy trách nhiệm sử dụng vũ khí hóa học cho bên nào.

    Ông Ban đã được hỏi tại cuộc họp báo rằng liệu ông có biết ai đứng đằng sau vụ tấn công này hay không.

    Ông trả lời rằng "tất cả chúng ta đều có suy luận riêng của mình", nhưng "những người khác sẽ quyết định" phải làm gì để mang thủ phạm ra trước công lý.

    Ngoại trưởng Anh William Hague nói: "Từ tổng hợp các thông số kỹ thuật trong bản báo cáo, kể cả quy mô tấn công, các kết quả thử nghiệm từ các phòng thí nghiệm khác nhau, tường trình của nhân chứng và thông tin về các loại vũ khí đã được sử dụng... hoàn toàn rõ ràng rằng chính phủ Syria là bên duy nhất có thể đứng đằng sau vụ tấn công."

    " Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power cũng sử dụng ngôn từ tương tự khi nói: "Các chi tiết kỹ thuật trong phúc trình của LHQ cho thấy rõ ràng rằng chỉ có chính phủ Syria có thể thực hiện vụ tấn công quy mô lớn như thế này."

    Bà Power chỉ ra rằng loại hỏa tiễn 122mm nhắc tới trong báo cáo là loại trước kia quân đội chính phủ Syria đã dùng và chất lượng của loại sarin lần này còn cao hơn loại mà Saddam Hussein sử dụng ở Iraq.

    Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói: "Khi xem xét kỹ các kết quả điều tra, lượng khí độc được sử dụng, tính phức tạp của hỗn hợp, mục đích của vụ việc và quỹ đạo của hỏa tiễn, không còn nghi ngờ gì về xuất xứ của vụ tấn công này".

    Ngày thứ Ba 17/9 ông Fabius sẽ tới Moscow để thảo luận một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc đặt lượng vũ khí hóa học của Syria dưới kiểm soát của quốc tế.

    Nga đã kiên quyết không thừa nhận rằng đồng minh Syria của mình là thủ phạm vụ tấn công.

    Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói sau khi phúc trình được công bố: "Tôi cho là một số đồng nghiệp đã kết luận quá sớm khi cho rằng bản báo cáo chứng minh một cách chắc chắn rằng quân đội chính phủ đã dùng vũ khí hóa học."

    Ông nói thêm: "Hiện chưa thể bác bỏ cáo giác rằng phe đối lập đã làm việc này".

    Ông Churkin cũng đặt câu hỏi tại sao trong số người thiệt mạng trong vụ tấn công không có chiến binh nào của quân nổi dậy nếu thực đây là vụ do quân chính phủ thực hiện.

    Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bác bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho quân nổi dậy.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 18-09-2013 at 02:31 AM.

  4. #234
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tranh cãi về phúc trình Syria của LHQ

    ( Tiếp theo...)

    Nghị quyết LHQ

    Sáng hôm thứ Hai 16/9, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã trình bày trước Hội đồng Bảo an về bản phúc trình.

    Ông Ban nói: "Cuộc điều tra cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng trên quy mô khá lớn ở khu vực Ghouta của Damascus [ngày 21/8]. Vụ tấn công đã gây ra nhiều thương vong, nhất là trong dân thường".

    Các điều tra viên của LHQ đã xem xét các mẫu máu, tóc, nước tiểu và mảnh hỏa tiễn.

    Ông Ban nói 85% các mẫu máu cho kết quả dương tính với chất sarin.

    Ông nói: "Dựa trên phân tích, các điều tra viên kết luận rằng có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng hỏa tiễn đất đối đất chứa chất độc thần kinh sarin đã được sử dụng tại Ein Tarma, Moadamiyah và Zalmalka trong khu vực Ghouta của Damascus.'"

    Ông nói đoàn điều tra không kiểm chứng được con số người chết và bị thương, nhưng nói con số là rất lớn.

    Ông Ban nói thêm: "Đây là vụ sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường được xác nhận lớn nhất kể từ vụ do Saddam Hussein gây ra ở Halabja năm 1988".

    Các nước lớn ở LHQ nay sẽ cố gắng đưa ra được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an dựa trên thỏa thuận mà Nga và Mỹ đạt được hồi cuối tuần rồi, rằng Syria sẽ khai báo đầy đủ về lượng vũ khí hóa học của mình trong vòng một tuần và tiêu hủy chúng trước giữa năm 2014.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...chemical.shtml

  5. #235
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 17 tháng 9, 2013

    Lối 'không can thiệp' của TQ có tồn tại?



    Trung Quốc thường ít bày tỏ lập trường với các chủ đề quốc tế.

    Trong khi Hoa Kỳ, Anh và Pháp tăng sức ép can thiệp tại Syria và Nga lớn tiếng ngăn động thái quân sự, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng. Như Kerry Brown của Đại học Sydney biện luận, giới ngoại giao Trung Quốc ngày nay đang đi theo lối ṃn.

    Trong hơn nửa thế kỷ, chính sách ngoại giao của Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa đă dựa trên nguyên tắc không can thiệp, tôn trọng chủ quyền của nước khác, không xâm lược và cùng chung sống ḥa b́nh. Đó là những nguyên tắc được Thủ tướng Chu Ân Lai đưa ra tại Hội nghị Ḥa b́nh Bandung vào năm 1955.

    Trong sáu thập niên qua, trong khi Trung Quốc chưa bao giờ công khai đi chệnh khỏi chủ trương nói miệng về những nguyên tắc này, họ thường không thực thi những ǵ họ rao giảng. Trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đă hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh cách mạng tại thế giới phát triển và vào năm 1979 đă can thiệp một cách vụng về trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Giữa năm 1949 và 1978, họ cũng đă đụng độ với Ấn Độ, Nga, và tại Triều Tiên đụng độ với Hoa Kỳ và LHQ.

    Lập luận của Trung Quốc vào giai đoạn này là đơn giản. Họ bị cô lập, phải pḥng vệ và bị Hoa Kỳ tấn công cũng như Liên Xô tấn công vào cuối thập niên 1950.

    Trung Quốc luôn sống trong sợ hăi, và cần phải chuẩn bị đánh đáp trả để tránh bị kéo vào một thế bị chế ngự một cách tủi nhục mà họ từng trải qua trong “thế kỷ bị làm nhục” sau Cuộc chiến Thuốc phiện Thứ nhất vào năm 1839. Giới lănh đạo Trung Quốc, những người thắng cuộc trong cuộc cách mạng vào năm 1949 đă chuẩn bị để hành động nhằm đảm bảo rằng lịch sử sẽ không bao giờ lặp lại. Khi các chủ đề gây ảnh hưởng tới lợi ích của họ th́ họ sẽ có hành động đáp trả.


    Trung Quốc ngày càng giàu lên và tránh xung đột quân sự trong ṿng ba thập niên qua, do đó những nghi ngại về một nước sẵn sàng có thái độ hiếu chiến để bảo vệ lợi ích nhưng đồng thời rao giảng về ḥa b́nh toàn cầu đă phai mờ. Tuy nhiên người ta thấy phát sinh một mâu thuẫn khác.

    Vấn đề bây giờ là tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và những sự kiện có phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đă vượt ngoài khu vực giáp Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc tại các nước có nội chiến và vấn đề về nhân quyền tại châu Phi trước Thế Vận hội 2008 đă làm hoen ố uy tín của Bắc Kinh và Trung Quốc bị dán cái nhăn ngụy thiện. Xung đột tại Libya trước khi Nato can thiệp 2011 cũng có một ảnh hưởng làm họ phải sơ tán 36.000 người. Tại Mỹ Latinh, và Đông Nam Á, lợi ích đầu tư, nhu cầu năng lượng và tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

    Tuy nhiên, giới lănh đạo Trung Quốc vẫn duy tŕ sát tới mức có thể đối với những nguyên tắc cùng tồn tại ḥa b́nh và không can thiệp mà Chu Ân Lai đề ra. Mặc dù thế giới đă và đang có những thay đổi rất sâu rộng vào lúc này, những nguyên tắc đó là hữu ích bởi nó giúp cho Trung Quốc tránh bị lôi cuốn vào những t́nh huống phải lên gân hoặc phải thách thức lại, và những nguyên tắc đó giúp Trung Quốc tránh bị dồn vào một góc mà họ bị nh́n nhận như một kẻ thù của Hoa Kỳ và phần c̣n lại của thế giới phát triển, và những nguyên tắc đó cũng tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp tục tập trung vào các chủ đề phát triển nội địa không kém phần gai góc ở trong nước.

    Chẳng liên qua ǵ?

    Việc Trung Quốc miễn cưỡng thể hiện mạnh mẽ hơn trong vai tṛ của ḿnh trong các chủ đề chính sách đối ngoại nhiều khúc mắc, và việc họ muốn tránh các vấn đề gây tranh căi đang trở nên thêm thách thức. Vấn đề Syria cho thấy thực tế này. Rơ ràng là những nước thường tích cực trong việc can thiệp nhân đạo như Anh, và quan trọng bậc nhất là Hoa Kỳ, đă bị người dân tại những nước này hăm phanh một cách tối đa trong nỗ lực dính vào thêm một cuộc xung đột khác bởi đơn giản là v́ khả năng tài chính không cho phép chi tiêu cho can thiệp quân sự tốn kém,

    Việc họ không có khả năng làm được nhiều, tuy nhiên, không có nghĩa là vấn đề sẽ tự biến mất. Trung Quốc là nước có những cam kết với các hiệp ước và công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học nghiêm túc như bất kỳ cường quốc nào khác. Điều trớ trêu là việc các cường quốc thường can thiệp quân sự không thể ra tay đă tạo sức ép thêm cho Trung Quốc và Nga phải đưa ra các giải pháp. Và trong khi Nga đề xuất ‎biện pháp mới nhất để giải quyết vấn đề tại Syria, Trung Quốc đang ngày càng được người ta để mắt tới như một nước có bổn phận hành động và làm điều ǵ đó.

    Ảnh hưởng về ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc là đáng kể và không thể không nói tới. Gần như chắc chắn rằng trong những năm tới Trung Quốc sẽ bị buộc phải thể hiện lập trường đối với các chủ đề mà họ từng bác bỏ là không hề đụng chạm tới lợi ích của ḿnh và do đó không thấy có ǵ liên quan. Sức vươn về kinh tế toàn cầu có nghĩa rằng sức mạnh ngoại giao và chính trị của Trung Quốc đang trở thành một trong các lực đẩy mạnh mẽ nhất trên trường quốc tế.

    Việc Trung Quốc kín tiếng trên trường quốc tế đă giúp họ nhiều, tránh cho họ vướng vào các chủ đề tại Trung Đông và những nơi khác và có nghĩa rằng họ có các mối liên kết trên khắp toàn cầu vào lúc này mà không để các chủ đề này gây mâu thuẫn trực tiếp với Hoa Kỳ.

    Trung Quốc đă làm tất cả những ǵ có thể để tránh bị nói tới như bên đối trọng với Hoa Kỳ, hoặc bị coi là liên minh Trung Mỹ mới (thường được gọi là G2). Tuy nhiên vấn đề Syria cho thấy thậm chí nếu Hoa Kỳ và các đồng minh không t́m được câu trả lời, điều đó không chấm dứt được xung đột tại các nước khác, và chẳng khác ǵ đó là mối đe dọa cho chính một nước. Hơn nữa điều đó không có nghĩa là hết bổn phận phải đi t́m giải pháp cho vấn đề này.

    Việc Nga nay chủ động t́m một giải pháp có nghĩa rằng Trung Quốc, một nước vốn không ưa bị cô lập về ngoại giao, sẽ cần phải quyết định xem liệu họ muốn đi theo trường phái của bên muốn can thiệp hay không và điểm tựa ngoại giao họ dựa vào là ǵ. Đối với những vấn đề gần với Trung Quốc như Bắc Hàn, Trung Quốc, dù thích hay không, cũng sẽ bị buộc phải tiếp cận các chủ đề này theo cách khác v́ lợi ích riêng, và hành động ngày càng khác xa với những lời hùng biện theo lối không can thiệp mà họ đưa ra trong quá nhiều thập niên.

    Mặt khác của chủ đề này là phần c̣n lại của thế giới phải chuẩn bị thấy một Trung Quốc ồn ào hơn, tích cực hơn, và một nước Trung Quốc không thể bị xem là luôn e dè và ép Trung Quốc giảm giọng v́ cáo buộc họ “hiếu chiến”. Trung Quốc cần phải để thế giới hiểu họ nhiều hơn trong các thông điệp của ḿnh nhưng Trung Quốc cũng cần được thế giới lắng nghe theo một cách khác. Đó là những thách thức chung của kỷ nguyên ngoại giao mới mà chúng ta đang và sẽ trải qua.

    Kerry Brown là giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney, trưởng nhóm Nghiên cứu Trung Quốc của Châu Âu, và là thành viên cao cấp của Chương tŕnh Châu Á tại Chatham House.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...new_role.shtml

  6. #236
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 17/09/2013

    TT Mỹ hoan nghênh vai tṛ của Nga trong vụ khủng hoảng Syria



    Tổng thống Obama nói bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có một cơ chế kiểm chứng đê biết chắc Syria đă từ bỏ tất cả vũ khí hóa học.

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bác bỏ lập luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng phe nổi dậy phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tháng trước, nhưng ông hoan nghênh vai tṛ của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria.

    Trong buổi phỏng vấn truyền h́nh hôm Chủ nhật, Tổng thống Obama nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có một cơ chế kiểm chứng đê biết chắc Syria đă từ bỏ tất cả vũ khí hóa học.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhắc lại cảnh báo với Syria là “sử dụng vũ lực là chuyện có thật” nếu Syria không tuân thủ thỏa thuận mới có.

    Ông Kerry đưa ra cảnh báo hôm Chủ nhật tại Israel sau khi gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

    Qua đến thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đi Pháp để hội ư với các ngoại trưởng của Pháp, Anh và Ả Rập Xê-út.


    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1750144.html
    Last edited by Tigon; 18-09-2013 at 06:31 AM.

  7. #237
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    Sau khi Mỹ và Nga bán cái , đưa vấn đề này vào tay Âu Châu.

    Các nước Âu Châu phải tự lựa chọn lối đi riêng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn từ Syria chạy sang Âu Châu trong vài tháng tới . Cường độ vũ khí cả hai bên Nga và Mỹ đang đổ vào tăng lên theo thời gian , như thế số người tỵ nạn cũng tăng lên .

    Biện pháp hiện nay khối Âu Châu đang thực hiện là tăng trợ cấp các trại tỵ nạn ở Jodan , thổ nhĩ Kỳ . Ai Cập . Tuy nhiên sau hai năm số lượng lều và trại trên các nước đó đă băo hoà .

    Nếu những thuyền nhân Syria bắt đầu lác đác đổ bộ lên Âu Châu tỵ nạn , nếu con số lên tới 20 ngàn người , th́ khối Nato phải ra tay qua mặt cả Mỹ và Nga ( như đă xảy ra bên Bosnia ) .
    Last edited by tui xạo; 18-09-2013 at 08:08 AM.

  8. #238
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 17/09/2013

    Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Syria vi phạm thỏa thuận



    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Anh William Hague, và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (giữa) trong cuộc họp báo tại Paris, ngày 16/9/2013.


    16.09.2013

    LONDON — Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho hay Hoa Kỳ, Anh, Pháp và quan trọng là Nga đồng ư rằng Syria phải đối mặt với “các hậu quả” nếu không tôn trọng thỏa thuận về vũ khí hóa học. Nhưng Nga nhấn mạnh sẽ không có đe dọa vũ lực trong một nghị quyết sắp tới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Thông tín viên VOA Al Pessin tường tŕnh từ London.

    Hôm nay ông Kerry dừng chân tại Paris để tường tŕnh với các đối tác Pháp và Anh về các cuộc đàm phán cuối tuần qua với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Hai bên đă đạt được một khung thỏa thuận về việc phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria trước giữa năm tới.

    Sau cuộc họp ở Paris, ông Kerry tuyên bố cộng đồng quốc tế sẽ nhấn mạnh đến việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải tuân hành.

    Ông Kerry nói: “Chúng ta sẽ không dung túng việc tránh né hay bất cứ điều ǵ ít hơn việc chính phủ Assad phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cốt lơi của những ǵ đă đạt được ở đây. Nếu ông Assad không tuân hành các điều khoản trong khung thỏa thuận này, th́ tất cả chúng ta, kể cả Nga, đă đồng ư rằng chắc chắn sẽ có những hậu quả.”

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ không nói rơ các “hậu quả” đó là ǵ. Nhưng ông cũng nói là khả năng hành động quân sự của Hoa kỳ “vẫn c̣n được xem xét.”

    Phát biểu ít phút sau tại Moscow, ông Lavrov nói nếu 3 cường quốc Tây phương nhấn mạnh đến một nghị quyết của Hội đồng Bảo an đe dọa sử dụng vũ lực, th́ họ sẽ “hoàn toàn phá vỡ” động cơ cho các cuộc ḥa đàm về Syria. Nga muốn mọi đe doạ vũ lực được xử lư sau này, và chỉ trong trường hợp cần thiết.

    Ông Lavrov nói ông trông đợi Hoa Kỳ “tôn trọng nghiêm nhặt” những ǵ mà Ngoại trưởng Kerry đă đồng ư trong các cuộc đàm phán cuối tuần ở Geneva. Thỏa thuận đó đề nghị các cuộc thanh sát của Liên Hiệp Quốc ở Syria và đ̣i hỏi Hoa Kỳ và Nga ủng hộ việc sử dụng vũ lực nếu Syria không chịu tuân hành.

    Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an là nhằm chính thức hóa kế hoạch, và ông Kerry nói nghị quyết phải có một cơ chế thực thi nào đó. Nếu không, theo ông, chính phủ Assad sẽ “bày ra những tṛ chơi.”

    Ngoại trưởng Kerry nói: “Điều chúng ta đạt được trong thỏa thuận này, vào lúc chúng ta chuyển thỏa thuận Geneva thành một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc phải vững mạnh và phải có tính cưỡng hành. Nó phải có thực chất. Phải có trách nhiệm. Phải minh bạch. Phải hợp thời. Tất cả những thứ đó phải là thiết yếu. Và phải được thực thi.”

    Ngoại trưởng Kerry cảnh báo ông Assad chớ nên coi thỏa thuận này như là một sự thừa nhận tính hợp pháp của ông ta hay bất cứ quyền nào được sử dụng lực luợng quy ước chống lại phe đối lập. Ông Kerry nói Hoa Kỳ có cam kết với phe đối lập và với một giải pháp chính trị nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp để quyết định về tương lai của Syria.

    Ông Kerry bác bỏ những lời than phiền của một số lănh tụ đối lập muốn Hoa Kỳ mở các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Syria. Một số người thuộc phe đối lập nói họ bị đặt vào một thế yếu hơn, nhưng ông Kerry lập luận rằng thỏa thuận ngăn cản chính phủ sử dụng loại vũ khí gây tàn phá nhiều nhất chỉ có lợi cho phe đối lập.

    Ông cũng bác bỏ những lời tuyên bố cho rằng kế hoạch này không thể có hiệu lực, và nói nếu chính phủ Syria muốn tuần thủ, th́ có thể để cho các thanh sát viên vào các khu vực nơi chứa vũ khí hóa học, và phương Tây sẽ khuyến khích phe đối lập chớ nên phá hoại công tác của các thanh sát viên.

    Tại cuộc họp ở Paris, ba vị ngoại trưởng Tây phương cũng tuyên bố họ sẽ tiến hành thêm các biện pháp để củng cố phe đối lập ở Syria, vả sẽ mở một cuộc họp với các nhà lănh đạo phe này ở New York vào tuần tới.


    http://www.voatiengviet.com/content/...n/1750730.html

  9. #239
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ ba, 17/09/2013

    Mỹ giúp phe nổi dậy Syria ứng phó với vũ khí hóa học



    Chiến binh của Quân đội Syria tự do dùng một tấm gương để xác định vị trí các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong thành phố cổ Aleppo, ngày 16/9/2013

    17.09.2013

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đă kư một mệnh lệnh hành chánh để chỉ thị cho chính phủ cung cấp sự trợ giúp liên quan tới vũ khí hóa học cho một số phe nhóm thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria.

    Ṭa Bạch Ốc cho biết mệnh lệnh hành chánh ban bố hôm thứ hai chỉ thị cho giới hữu trách huấn luyện cho “những thành viên chọn lọc” của lực lượng chống đối ở Syria về việc ứng phó với những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học và cung cấp cho họ các trang thiết bị bảo hộ.

    Mệnh lệnh này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các thanh sát viên Liên hiệp quốc công bố một bản phúc tŕnh, trong đó họ nêu ra “những bằng chứng rơ ràng và đáng tin cậy” là hơi độc thần kinh sarin đă được sử dụng trong một vụ tấn công với qui mô tương đối lớn gần thủ đô Damascus hồi tháng trước.

    Phúc tŕnh không đề cập tới vấn đề ai là thủ phạm của vụ tấn công ngày 21 tháng 8 mà chính phủ Mỹ nói đă giết chết hơn 1.400 người.

    Tại New York, Tổng thư kư Liên hiệp quốc Ban Ki Moon khẳng định việc sử dụng vũ khí hóa học là một tội ác chiến tranh.

    "Cần phải buộc những kẻ sử dụng vũ khí hóa học chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ người nào, ở bất cứ nơi nào, đều là một tội phạm. Nhưng thông điệp của chúng ta hôm nay phải đi xa hơn lời kêu gọi “Đừng giết hại người dân của quí vị bằng hơi độc.”

    Trước đó trong ngày thứ hai, Hoa Kỳ, Pháp và Anh đồng ư với nhau là phải có một nghị quyết mạnh mẽ của Liên hiệp quốc để ấn định những thời hạn chót có tính chất chính xác và ràng buộc để Syria từ bỏ vũ khí hóa học.
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố phải t́m ra một giải pháp lâu dài cho vấn đề Syria.

    "Điều này làm cho chế độ Assad mất đi một loại vũ khí. Nhưng họ vẫn cứ dùng máy bay, họ vẫn cứ dùng đại bác; và điều đó tiếp tục là một vấn đề và chính v́ thế mà ba nước chúng tôi, cùng với các nước khác, sẽ tiếp tục ra sức thúc đẩy cho một hộïi nghị ḥa b́nh ở Geneve, thúc đẩy cho một giải pháp chính trị."

    Ngoại trưởng Kerry đă phát biểu như thế tại Paris trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh William Hague và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, sau khi tiến hành những cuộc thảo luận để củng cố quyết tâm của Tây phương nhằm buộc chính phủ của ông Assad tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.


    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1751219.html

  10. #240
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Syria : Nga-Mỹ hiệp đầu ḥa 1-1

    Tú Anh

    Thỏa thuận Mỹ-Nga giải trừ vũ khí hóa học của Syria chứng tỏ Washington và Matxcơva ưu tiên bảo vệ quyền lợi song phương của ḿnh trước đă. Mỗi bên đều ghi được một bàn thắng, nhưng nghi kỵ vẫn tồn tại và hai kẻ cựu thù của chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục thủ thế.
    Sau ba ngày thương lượng tại Genève, hôm qua 14/09/2013, ngoại trưởng Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận : từ nay cho đến giữa năm 2014, giải trừ kho vũ khí hóa học của Damas, do Matxcơva cung cấp từ thời Liên Xô cũ.

    Cả hai ngoại trưởng John Kerry và Serguei Lavrov đều gọi đây là « một bước đột phá » và cùng ca ngợi « quyết tâm » của hai nước « phá hủy vũ khí hóa học của Syria một cách nhanh chóng nhất » và cùng « tham gia vào giải pháp ôn ḥa » kết thúc nội chiến tại Syria.

    Trong cuộc họp báo chung, hai ông John Kerry và Serguei Lavrov bày tỏ một vài cử chỉ “đồng lơa” và nhấn mạnh đến những quan điểm “tương đồng”.

    Ngoại trưởng Nga khen đồng nhiệm Mỹ là một nhà thương thuyết « lỗi lạc », đổi lại một nhà ngoại giao Mỹ thẩm định phía Nga tỏ ra « rất chuyên nghiệp và nghiêm túc » trong việc đàm phán.

    Trên thực tế, lập trường hai bên hoàn toàn đối đầu nhau : Nga ủng hộ chế độ Bachar al-Assad, c̣n Mỹ th́ đứng sau lưng đối lập nổi dậy.

    Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga đă ghi bàn thắng trong cuộc đọ sức này. Chính Matxcơva đă gây bất ngờ, ngăn chận được kế hoạch của Mỹ và Pháp vào giờ phút quyết định tấn công bằng tên lửa vào Syria sắp được loan báo. Chuyên gia Mỹ Anthony Cordesman, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS, th́ Hoa Kỳ buộc phải chập nhận cho Nga một vai tṛ trong việc t́m kiếm một giải pháp tại Syria. Do vậy, Washington đă chấp nhận « ngậm bồ ḥn làm ngọt » để lưu ư Nga là chiến tranh lạnh đă kết thúc mặc dù Mỹ chưa nuốt trôi được vụ Putin cưu mang cựu điệp viên CIA Edward Snowden, kẻ đă tiết lộ bí mật về khả năng t́nh báo điện tử của Mỹ.

    Trong chiều hướng này, chuyên gia Nga Alexander Choumiline của Trung tâm Nghiên cứu xung đột ở Trung Đông cho rằng Putin hạ Obama một điểm. Chính tổng thống Nga đă tung đ̣n ngoạn mục. Vài giờ trước khi Kerry-Lavrov gặp nhau tại Genève, tổng thống Putin có một bài viết đăng trên báo New York Times hôm thứ tư 11/09 để đe dọa Hoa Kỳ trong trường hợp Mỹ đơn phương tấn công Damas.

    Ngược lại, nhiều nhà quan sát lại cho rằng Hoa Kỳ đă thắng Nga một điểm, khi buộc Matxcơva chấp nhận đưa điều 7 trong hiến chương Liên Hiệp Quốc vào thỏa thuận giải trừ vũ khí hóa học của Damas. Điều 7 quy định các biện pháp chế tài từ trừng phạt kinh tế đến quân sự trong trường hợp Bachar al-Assad không tuân thủ. Điều 7 đă từng được thi hành trong chiến tranh Triều Tiên 1953, chiến tranh Irak 1991 và gần đây nhất biện minh cho chiến dịch can thiệp vào Libya năm 2011 khiến Nga bất lực thụ động.

    Vậy th́ tại sao Nga lại chấp nhận biện pháp cưỡng chế trong thỏa thuận với Mỹ về Syria ?

    Một nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc nhận xét đây là một « tiến bộ »: Matxcơva từ trước đến nay luôn chống can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc nhưng lần này đă phải nhượng bộ. Một nhà ngoại giao Mỹ lư giải : « Ngoại trưởng Lavrov rất cần sự ủng hộ của Mỹ để đạt được thỏa thuận này » nhưng sẽ « tận lực » để không cho xuất hiện trên các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An « các biện pháp trừng phạt ».

    Nói cách khác nước Nga của Putin khai thác cuộc chiến Syria để giành một vai tṛ chủ động trên trường quốc tế như thời vàng son của siêu cường quân sự Liên xô cũ.

    Tại Damas, không ít người dân ủng hộ chế độ đă tỏ ra « an tâm v́ có Nga che chở ».

    Trong giới lập pháp Mỹ, hai Thượng nghị sĩ có thế lực nhất hiện nay là John Mc Cain và Lindsey Graham không che dấu thất vọng. Hai ông xem thỏa thuận Mỹ- Nga là một « thảm họa » là « bước đầu » dẫn đến bế tắc : không giải quyết được gốc rể của nội chiến tại Syria mà c̣n làm cho các nước đồng minh cũng như kẻ thù của nước Mỹ xem hiệp định này là biểu hiệu của thái độ thiếu cứng rắn của siêu cường.

    Do vậy , theo AFP, dù đạt thỏa thuận tại Genève, hai nước không thể cải thiện được mối quan hệ hàm chứa đầy nghi kỵ.

    Ngoại trưởng Nga đă cảnh báo là Matxcơva sẽ « kiểm chứng kỹ lưỡng » mọi lời tố cáo « Damas vi phạm thỏa thuận ». Washington cũng thận trọng không kém khi Tổng thống Obama tuyên bố không « nhẹ dạ » tin theo những phát biểu của Nga và Bachar al-Assad.

    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130...dau-hoa-nga-my

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đảng dùng trẻ em để giết ngướ (military use of children)
    By Dac Trung in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 22
    Last Post: 18-01-2014, 11:26 AM
  2. Jon Stewart on Fox News' Election Night Meltdown
    By FatDuck in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 6
    Last Post: 15-11-2012, 10:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-07-2011, 10:57 PM
  4. Replies: 12
    Last Post: 10-01-2011, 07:08 PM
  5. Replies: 76
    Last Post: 10-01-2011, 10:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •