Results 1 to 1 of 1

Thread: Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm "Sinh bình Khảo" (Phần I)

  1. #1
    Nỉwana
    Khách

    Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm "Sinh bình Khảo" (Phần I)

    Nhóm Hành Khất (Danlambao) - Giáo sư Hồ Tuấn Hùng là tác giả của cuốn "Sinh bình Khảo" ("Khảo cứu về Cuộc đời Hồ Chí Minh") được xuất bản vào năm 2008, vốn đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan. Ông sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, và từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Ông ta đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu nhiều tư liệu khác nhau để hoàn thành tác phẩm mà ông ta đã từng ôm ấp từ lâu mà nó cũng là nguyện vọng của gia tộc được trọng giao lại cho ông ta, nhất là lời trăn trối sau cùng của người cha của ông ta.

    Như Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã bày tỏ trong phần mở đầu, nơi trang 11, như sau: "Nội dung cuốn sách nầy hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người." Rất nhiều lần, từ phần "Thay lời tựa," suốt trong cuốn sách, đây đó, đến phần cuối cùng, tác giả luôn luôn khẳng định là: "Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc." Và cũng như thế, rất nhiều lần ông ta hoàn toàn khẳng định là việc làm nầy của ông ta không phải vì mục đích tìm kiếm danh lợi mà chỉ muốn trả sự thật về cho lịch sử mặc dù nếu xét ra Hồ Chí Minh chính là bác ruột của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng.

    A. Về thân thế Hồ Tập Chương:

    Nơi trang 53, tác giả Hồ Tuấn Hùng cho biết về thân thế của nhân vật Hồ Tập Chương như sau:

    - Sinh năm 1901 (Minh Trị năm thứ 34).

    - Cha là Hồ Dần Lượng vốn là tú tài (sinh đồ), mở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân địa phương phục tài xưng là "Thánh nhân" và mẹ là Lý Thị.

    - Là người con thứ 7 trong số 10 anh chị em (người anh thứ 3 tên là Hồ Tập Phỉ, người em út là Hồ Tập Dưỡng).

    - Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp số 1 Đài Bắc vào năm 1921 trong thời Nhật chiếm đóng Đài Loan.

    - Trong khoảng thời gian 1922--1928, ông ta trở về vùng Miêu Lật và mở xưởng nấu rượu và tiệm thuốc Bắc cùng người anh trưởng.

    - Kết hôn vào năm 1926 với người địa phương tên là Lâm Quế.

    - Có đứa con gái đầu lòng tên là Hồ Tố Mai vào năm 1928 và đứa con trai trưởng là Hồ Thự Quang vào năm 1930 (tính đến năm 2013 là 83 tuổi).

    - Tham gia "Tổ chức Lao động Thái Bình Dương" của Cộng sản Quốc tế với bí danh là Hồ Quang vào năm 1929.

    - Bị bắt ở Quảng Châu vào năm 1931 và được giải cứu.

    - Từ năm 1932--1933, ông ta đến vùng núi Quảng Tây khai thác quặng mỏ và qua Xiêm La hoạt động và mất liên lạc với gia đình.

    Và khoảng thời gian quan trọng là thời kỳ sau năm 1933 được tác giả cho biết như sau:

    - Khoảng cuối năm 1938 (tháng 11 và 12) làm thông dịch cho quân đội Nhật.

    - Khoảng đầu năm 1939, gia nhập Bát lộ Quân và từ đó không liên lạc gì với gia đình.

    B. Nhận định sơ lược:

    Cùng một mục đích "trả lại sự thật cho lịch sử," Ngô Trọc Lưu vốn là người từng được vinh danh là "Người cha của nền văn nghệ Đài Loan" vào năm 1946 (theo trang p51) cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Nhật với tựa đề "Hồ Chí Minh" được chuyển qua Trung văn là "Đứa con côi châu Á," từng nói: "Cần phải xem việc lẩn tránh sự thật chính là xuyên tạc lịch sử."

    Nơi trang 51 cho biết thêm là "Trước đây, Ngô Trọc Lưu và Hồ Tập Chương rất quen biết nhau, sau nầy ông cùng với em trai Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, cháu rể Hồ Tập Chương là La Lộc Xuân có mối quan hệ rất thân mật." Ông ta cũng thừa nhận là:

    "Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan" (trang 05).

    Qua hàng loạt những sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhiều bằng chứng và dẫn chứng hùng hồn cho kết quả thừa nhận của mình. Và qua đó, tập thơ "Ngục trung Nhật Ký" ("Nhật ký trong Tù") vốn gây nhiều tranh cãi về vấn đề ai là tác giả mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã từng tung ra rất nhiều sách để ca tụng tác giả Hồ Chí Minh, được Giáo sư chứng minh rất cụ thể qua từng ý nghĩa, cũng như nguồn gốc của chữ, cách chơi chữ của một người lão luyện về Hán tự mà một Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành không tài nào có thể có được một kiến thức sâu rộng về Trung văn đến như thế vì không có đủ thời gian tu tập về chữ Hán trước đây hay nói đúng hơn là trình độ Hán văn của Nguyễn Tất Thành chỉ là sơ cấp. Mặc dù sau nầy, Nguyễn Tất Thành được Tăng Tuyết Minh, người vợ Quảng Châu đầu tiên của ông ta, dạy thêm về tiếng Quảng nhưng đó cũng chỉ là văn nói hơn là văn viết.

    Tiếng Tàu đơn âm cũng như tiếng Việt, nên học nói rất dễ nhưng học viết lại là một vấn đề khác, mà học cách viết văn, thơ điêu luyện lại càng rắc rối hơn. Cái cách điêu luyện đó, chỉ có những người bản xứ mới hiểu thấu. Và đó là cách nhận định của Giáo sư với tư cách là người cùng địa phương của tác giả "Ngục trung Nhật ký."

    Trong khi đó, một Hồ Chí Minh sau năm 1933 đã cố tình tung ra lai lịch "huyền thoại" hầu tự ca tụng và che lấp quá khứ của chính mình trong cuốn sách đầu tay là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1948 và tại Paris năm 1949, và tiếp theo là một cuốn sách khác với nội dung và mục đích như cuốn sách đầu tiên là cuốn "Vừa đi đường Vừa kể chuyện" của tác giả T.Lan (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu vào năm 1950 tại Trung Quốc và trên báo "Nhân dân" của Hà Nội vào năm 1961.

    Mặc dù trên khía cạnh chính trị, dường như tác giả cũng có ít nhiều niềm tin vào những người Cộng sản, khi tin rằng Hồ Chí Minh có khuynh hướng dân tộc hơn là Cộng sản và tin tưởng vào những gì mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố về vấn đề "hòa hợp hòa giải" mà không hề đá động gì đến vấn đề cải tạo trừng phạt những quân nhân của Việt Nam Cộng hòa mà qua đó chính là chủ ý của chế độ Cộng sản. Dường như đó là cách mà tác giả cố tình bảo vệ, bào chữa cho Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một người yêu dân tộc, không hẳn là một tay mật vụ của Cộng sản Quốc tế sau nầy. Tác giả cũng quá ngây thơ khi nghĩ rằng, một tay mật vụ Cộng sản Quốc tế khi muốn quay về với dân tộc thì dễ dàng tuyên bố và thoát ra khỏi lưới mật vụ trừng phạt như trường hợp Hồ Chí Minh, trong khi mạng tình báo Trung cộng lúc nào cũng cận kề trong và ngoài nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

    C. Nhận định chi tiết:

    Nhằm bổ sung thêm tư liệu "Sinh bình Khảo" của tác giả hầu làm sáng tỏ vấn đề ai là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương, và Hồ Chí Minh; Qua những tài liệu dồi dào hôm nay, người ta có thể ngẫm nghĩ, tự hỏi, và so sánh để tìm ra một lý lẽ thích hợp nhất. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách giấu kín sự thật đến khi họ khó lòng có thể chối bỏ thì tìm cách bào chữa cho hành động của họ hoặc "im lặng" phớt lơ, xem như việc đã rồi (đó là cách mà họ hay sử dụng nhất). Và không những thế, họ xem đó là một thành công về tuyên truyền dù phải xem thường lịch sử, hay phải sửa đổi, thậm chí nếu cần thì xóa bỏ luôn phần đó.

    I. Về thể hình:

    Về vấn đề nhận diện thể chất của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương, tác giả có nhắc đến vấn đề vành tai trái có vết sẹo của Hồ Tập Chương mà người ta có thể dễ dàng nhận ra trong những bức hình của Hồ Chí Minh sau nầy:



    Hình 01 Hình 02 Hình 03

    Hình 01: Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 (theo ghi chú dưới hình).

    Hình 02: Bức hình nầy theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng có nhiều nghi ngờ. Quả thật, nếu so với hình số 1, nó rất thiếu tự nhiên như là cái đầu được cắm vào (càm nhọn hơn, quay hàm chạy một đường thẳng --lộ hẳn bên ngoài vành khăn, đôi chân mày được tô đậm hơn, hàm răng lộ ra, hai vành mũi nhỏ lại, vần trán cũng bị thu hẹp)

    Hình 03: Bức hình nầy theo Giáo sư chính là Hồ Tập Chương lúc còn trẻ. Từ bức hình số 02, vốn bị sữa lại sao cho khuôn mặt ốm đi, qua cách vẽ lại quay hàm, để sao cho có nét gần giống bức hình số 03 nầy. Tuy nhiên, nếu nhìn vành tai trái sẽ thấy sự khác biệt: hình số 03 có trái tai to hơn, và vành tai tròn, rộng hơn.


    Hình 04 Hình 05 Hình 06

    Hình 04: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tour, Pháp vào tháng 12/1920. Bức hình số 03, phần nhiều có nét như bức hình số 05, được xem như là Nguyễn Ái Quốc

    Hình 05: Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Bán đảo Đông Dương tại Đại hội Cộng sản Pháp ở Marseilles vào năm 1921

    Hình 06: Dù được cho là hình của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1921, nhưng xét ra không có nét của hai bức hình số 04 và 05 vì chân mày trái cong gãy về phía cuối, trong khi bên phải nhô cao hơn (tương tự hình số 03). Phần lớn có nét của hình số 01 là Hồ Tập Chương với cái miệng hơi nhọn nhưng không rộng quá so với hình số 04 và 05.


    Hình 07 Hình 08 Hình 09

    Hình 07: (Sau đại hội ở Moscow, Nguyễn Ái Quốc (theo tác giả nhìn nhận) vào năm 1925, lúc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam). Tuy nhiên, nếu so sánh với bức hình số 08, cho thấy phần lớn có nét giống nhau, nhưng bức hình nầy dường như không có nét nào của người dân quê miền Bắc, vùng Nghệ Tỉnh. Dường như đây lại là một bức hình được chỉnh sữa từ bức hình số 08.

    Hình 08: (Nguyễn Ái Quốc??? trong thời gian bị tù ở Hương Cảng được Luật sư Francis (Frank) Henry Loseby biện hộ và bảo vệ cho chuyến trốn thoát đến Moscow vào khoảng năm 1932). Bức hình nầy có nét chân mày trái cong gãy của bức hình số 06, và càm nhọn vì vậy khó chấp nhận là hình của Nguyễn Ái Quốc mà là hình của Hồ Tập Chương cũng bị bắt trong khoảng thời gian nầy.

    Hình 09: (Nguyễn Ái Quốc vào năm 1930 trong nhà triển lãm ở Việt Nam. Bức ảnh truyền thần của của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc). Cái miệng rộng ngang và nhất là cái mũi hơi to mang nét đặc trưng của người Nghệ Tỉnh hơn, cũng như chiếc càm khá rộng, có khả năng đúng là hình của Nguyễn Ái Quốc đang mang bệnh lao nặng làm gầy ốm khuôn mặt nhiều trong khoảng thời gian trước vào sau ngày lao tù.


    Hình 08b Hình 10 Hình 11

    Hình 08b: Bức hình trong nghi vấn nầy lại có nhiều nét giống với bức hình số 10 (tái xuất hiện trong một khoảng thời gian mất tích) và bức hình số 11 (lúc nầy tự xưng là Hồ Chí Minh). Từ chân mày trái cong gãy đến vành tai phải nhọn đầu trong khi vành tai phải cong tròn khác với bức hình số 09 ở trên.

    Hình 10: Ảnh Hồ Chí Minh năm 1934 tại Mạc Tư Khoa trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker. (Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, đây là Hồ Tập Chương). Như vậy, chứng minh ngược lại là bức hình số 08 cũng là Hồ Tập Chương.

    Hình 11b Hình 12
    Hình 11: Tấm ảnh Hồ Chí Minh nầy do Andred Roth chụp đăng trong "Tân Việt Nam" vào năm 1946 tại Việt Bắc. Và từ đây trở về sau, nhân vật chính trong đảng Cộng sản Việt Nam đã thay thế hoàn toàn một Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Tập Chương.




    Hình 11b: Bức hình Hồ Tập Chương (tức Hồ Chí Minh) nầy có những nguồn tin khác cho là vào năm 1944 ở Việt Bắc (không phải là 1946).

    Hình 12: Theo vi.wikipedia, bức hình Hồ Chí Minh nầy vào năm 1946, sau khi cướp lấy chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim.



    Hình 13 Hình 14

    Hình 13: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1954, trong thời kỳ thảm sát đẫm máu nhất của công cuộc Cải cách Ruộng đất và bắt đầu cuộc ly hương của những người dân miền Bắc vào Nam theo ký kết hiệp ước giữa hai miền.

    Hình 14: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1957, trong thời kỳ chuẩn bị ráo riết những cuộc vận chuyển vũ khí do Liên Xô và Trung cộng cung cấp bằng những con tàu "không số" do Trung cộng chế biến, và bằng những đường rừng núi của "Đường mòn Hồ Chí Minh" để tiến hành cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam lâu dài qua chiêu bài "thống nhất đất nước." Có lẽ, Hồ Tập Chương chỉ được huấn luyện để làm cách mạng Cộng sản hơn là có sự hiểu biết về làm cách nào phát triển đất nước, nên con đường phải đi là quyết chiếm cho bằng được miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Phân chia Genève 1954 để khỏa lấp nền kinh tế đang suy bại khủng khiếp sau công cuộc Cải cách Ruộng đất.


    Hình 15

    Hình 15: (Ghi chú trong bức hình: "Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm viện "Cải lão hoàn đồng" ở Rumani, tháng 8/1957"). Đây là bằng chứng cho thấy Hồ Tập Chương thường đi ngoại quốc để sửa chữa da mặt, tiêm thuốc căng da.
    Last edited by Nỉwana; 09-09-2013 at 12:16 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 03-01-2013, 12:12 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 18-06-2011, 05:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •