Page 11 of 15 FirstFirst ... 789101112131415 LastLast
Results 101 to 110 of 143

Thread: Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VI tại Sydney Úc Châu đă bị thao túng ?

  1. #101
    VN C̣n Hay Mất
    Khách

    Chế độ văn hoá bị trị dưới thời Pháp thuộc

    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Ô hay!
    Không nên suy nghĩ như thế. Chính sách thực dân, nhà cầm quyền thực dân là một đằng. Dân tộc Pháp, văn hoá Pháp, Văn minh Pháp là một nẻo. Hai "vế" đó không thể bị đồng hoá với nhau.
    C̣n sử dụng các công tŕnh do Pháp xây cất, không phải là c̣n quyến luyến chế độ Thực dân Pháp. Nhưng nên nhớ họ đă ḅn rút tài nguyên, bóc lột dân ta cả 80 năm. Những thứ chúng xây dựng có đáng là bao so với những thừ chúng cướp của chúng ta.
    C̣n về văn hoá, văn minh, th́ đó là tài sản chung của nhân loại.
    Chữ Quốc Ngữ do Linh mục Alexandre de Rhode sáng tạo. Và là linh mục, th́ không phải là nhà cầm quyền thực dân Pháp.
    Dân tộc Pháp, văn hoá Pháp, Văn Chương Pháp, Âm Nhạc Pháp, Văn minh Pháp, Ngôn ngữ Pháp nó khác với cái văn hoá thực dân mà Pháp nó dạy dỗ tại các trường bảo hộ, trường bản xứ, trường thuộc địa, vấn đề là ở chỗ đó, đau đớn và nhục nhă là ở chỗ đó, các cậu cử cô tú bác đốc được đào tạo, đạt thành tích dưới cái chế độ văn hóa bị trị này, cứ muốn duy tŕ không muốn xoá những cái biểu hiên của cái văn hoá bị trị đó (chẳng hạn như cái áo dài nữ học sinh trung học màu tím)

  2. #102
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Các chị trong ban tổ chức ĐHGL Úc Châu xem trọng t́nh cảm thân hửu mà quên đi t́nh thế chính trị hiện tại của người Việt quốc nội và hải ngoại
    và từ đó có thể bị lợi dụng .
    Sự sai lầm này , nếu chịu xem là sai lầm th́ củng có cái nguồn của nó :
    Chúng ta đều được đào tạo bởi chế độ giáo dục VNCH , hướng về nhân bản , dân tộc và khai phóng để đào tạo con người tương lai cho VN nhưng
    về quan điểm chính trị th́ bị xem là tư duy nhất thời , bị gạt ra ngoài chương tŕnh giáo dục này .
    Do đó , trong suốt chương tŕnh tiểu trung học , học sinh chỉ được học về công dân giáo dục nói về trách nhiệm công dân trên nguyên tắc đạo lư chung ,
    hoàn toàn không nói ǵ đến cs , đến chiến tranh quốc cộng đang xảy ra kề cận bên ḿnh .
    V́ vậy học sinh hoàn toàn mù tịt về chính trị , về t́nh thế chính trị , học sinh không biết th́ có thể làm cho gia đ́nh , lối xóm , bạn bè củng không biết , thế là Vc tha hồ tuyên truyền láo khoét ...
    Đó củng là một lư do mà VC đạt được mục tiêu của họ .
    Nếu các ông , tác giả chương tŕnh giáo dục nói trên c̣n trên đời này , có thấy rằng , VNCH mất đi , th́ chương tŕnh giáo dục của các ông dù có siêu việt đến đâu củng vô dụng .
    Tệ hại hơn nửa là có nhiều học sinh VNCH , nhất là các học sinh du học trước năm 1975 , do sự sai lầm của các ông , mà giờ này vẩn mắc mưu Vc ...
    Danh xưng của hội , thường thể hiện mục tiêu của hội đó .
    Hội có tên Hội Ái hửu cựu học sinh GL th́ thành viên của hội này phải là cựu học sinh GL , không thể nào là học sinh của trường khác .
    Mặt khác không thể v́ lư do đả liên tiếp cùng xử dụng một trường ốc mà học sinh các trường khác được xem lẩn lộn với GL .
    Trường ốc chỉ là cái xác không hồn không phải là trường học như trong tâm tưởng chúng ta , trường ốc này củng đả từng chứa trường Trưng Vương , quân đội Nhật và quân đội Anh củng đả từng đóng quân nơi đó .

  3. #103
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Yếu kém cuả VNCH : Học đường và nhiều lănh vực khác phi chính trị

    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Chúng ta đều được đào tạo bởi chế độ giáo dục VNCH , hướng về nhân bản , dân tộc và khai phóng để đào tạo con người tương lai cho VN nhưng
    về quan điểm chính trị th́ bị xem là tư duy nhất thời , bị gạt ra ngoài chương tŕnh giáo dục này .
    Do đó , trong suốt chương tŕnh tiểu trung học , học sinh chỉ được học về công dân giáo dục nói về trách nhiệm công dân trên nguyên tắc đạo lư chung ,
    hoàn toàn không nói ǵ đến cs , đến chiến tranh quốc cộng đang xảy ra kề cận bên ḿnh .
    V́ vậy học sinh hoàn toàn mù tịt về chính trị , về t́nh thế chính trị , học sinh không biết th́ có thể làm cho gia đ́nh , lối xóm , bạn bè củng không biết , thế là Vc tha hồ tuyên truyền láo khoét ...

    Đó củng là một lư do mà VC đạt được mục tiêu của họ .
    Hoàn toàn đồng ư với Le thi điểm VNCH yếu kém chổ học đường phi chính trị
    Cộng Sản mạnh - và hơn VNCH -ở chổ rất chú trọng về chính trị = tuyên truyền .
    Nhiều cộng đoàn người Việt Hải Ngoại vẫn tiếp tục duy tŕ niềm hănh diện vô cùng tai hại và rất yếu kém là phi chính trị các buổi hội ngộ hay họp mặt thân hữu.
    Bọn Việt Cộng - một bọn sở trường về chuyện dùng chính trị để hại đối phương - vẫn đang ra sức khoét sâu yếu điểm rất tai hại và rất yếu kém cuả một số cộng đồng VN hải ngoại là kêu gọi phi chính trị các buổi hội ngộ hay họp mặt thân hữu.

    Để tránh sai lầm cuả VNCH ( thời đệ II cộng hoà ) và để tự vệ hữu hiệu khỏi bị bọn CSVN nhuộm đỏ trong chương tŕnh truy sát; xóa sổ VNCH. Các đoàn thể người Việt Hải Ngoại hậu thân cuả VNCH phải xác định rơ ràng lập trường chính trị

  4. #104
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chương tŕn giáo dục của thực dân, ảnh hưởng hay hậu quả,...

    lại bị mất bài khi đang gơ.... gởi đến các công an mạng... hay suy nghĩ trước khi xoá bài của ngờui đang gơ, bài vừa mới mất hoàn toàn về Văn hoá, Giáo dục.

    Nhân đọc tiết mục của Hội đoàn Gia Long.. đến # 101, nmq thấy có nhiều vấn đề cần phải truy t́m, nhất là nay, internet có đầy đủ dữ liệu để thẩm định trước khi gơ phím....
    Thực dân Pháp không dạy dân bản xứ phải ghi nhớ; nos ancêtres sont des Gauloises. Chương tŕnh Giáo dục cho dân bản xứ song song với phần Pháp ngữ vẫn có phần của bản xứ..
    190X.. có tập đánh vần Quốc ngữ của Bá Đa Lộc..soạn cho lớp 5 Tiểu học do TTKim, Đỗ Thận, Nguyễn văn Phúc, soạn thảo
    1914-1016.. đă có Luân lư giáo khoa thư do các học giả Trần trọng Kim, Đỗ Thân, Nguyễn văn Ngọc soạn thảo cho Tiểu học từ Đồng ấu, Dự bị..Sơ đẳng
    cùng thời điểm này có Vệ sinh( Hygiene), thường thức cũng của ba học giả.
    1919.. có Việt Nam sử lược cho lớp nh́.. lớp nhất .. cũng của ba vi trên.
    1919 có Quốc văn giáo khoa thư các lớp Đồng ấu, Dự bị Sơ đẳng
    cùng thời học giả Trần trọng Kim soạn va xuất bản bộ Sử lược Viêt nam.
    1941 Việt Nam văn phạm do học giả Trần trọng Kim, Gs Bùi Kỷ, Ls Nguyễn mạnh Tường soạn và xuất bản..
    Chương tŕnh học cho Tiểu học là 30 giờ/tuần, học thứ hai, ba, tư, năm học nửa buổi, sáu, bảy, có giờ ra chơi. Chương tŕnh dạy cả hai thứ tiếng Pháp(1/2) và Việt(1/2). Có giờ thể thao 2 giờ mỗi tuần...

  5. #105
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chương tŕnh Giáo dục thời thưc dân....

    tiếp theo.... nmq từ Tiểu hoc đă học chương tŕnh do nha Học chính Bắc kỳ, do học giả Trần trọng Kim, với các Gs thân hữu như Gs Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Thận, Nguyễn văn Ngọc soạn thảo. Đến khi được nhận vào học Lycée A.Sarault đầu đường Roland Hà nội..
    Dù là chương tŕnh thuộc địa,thế nhưng các học sinh bản xứ vẫn có giờ tiếng Việt, 4gio/tuần.. nmq c̣n nhớ mang máng là quí thày Nguyễn văn Mùi, Nguyễn khắc Kham, Bùi Hữu Sủng, Bùi tường Phượng..Đoàn phú Tứ ,Nghiêm Toản thường sang giảng dạy ở Trung hoc A.Sarault trước cửa dinh Toàn Quyền, đến kỳ thi Diplome hay Bacc, riêng môn Sủ kư.. lúc đầu c̣n bắt bược là Sử Pháp, nhưng sau thay bằng Sử Việt và sách được dùng để giảng là bộ Sử kư TTKim.

    Tuy nhiên v́ tuổi già, trí nhớ có đôi phần lơ đăng.. mong rằng những ǵ gơ trên không sai hơn 10%. Nếu sai xin quí Bạn thứ lỗi . Cảm ơn. nmq

  6. #106
    Member
    Join Date
    20-05-2011
    Posts
    113
    Quote Originally Posted by VN C̣n Hay Mất View Post
    Dân tộc Pháp, văn hoá Pháp, Văn Chương Pháp, Âm Nhạc Pháp, Văn minh Pháp, Ngôn ngữ Pháp nó khác với cái văn hoá thực dân mà Pháp nó dạy dỗ tại các trường bảo hộ, trường bản xứ, trường thuộc địa, vấn đề là ở chỗ đó, đau đớn và nhục nhă là ở chỗ đó, các cậu cử cô tú bác đốc được đào tạo, đạt thành tích dưới cái chế độ văn hóa bị trị này, cứ muốn duy tŕ không muốn xoá những cái biểu hiên của cái văn hoá bị trị đó (chẳng hạn như cái áo dài nữ học sinh trung học màu tím)
    Bây giờ tui để ư thấy 1 vài "b́nh luận" nghe rất lạ . Những ǵ tốt đẹp (trường ốc, văn hoá, ngôn ngữ, etc) mà người Việt c̣n giữ được lại dưới thời Pháp thuộc th́ lại cho rằng đó chỉ là của dân tộc Pháp, văn hoá Pháp và văn minh Pháp ; không dính dáng ǵ đến "thực dân" Pháp . Nhưng c̣n những ǵ thất nhân ác đức mà người Pháp làm trên đầu dân Việt th́ là của "thực dân" Pháp . Nước Việt từng là 1 thuộc địa của Pháp ; người Pháp quả là có những chính sách và hành động rất độc ác với dân Việt . Trước người Pháp , nước Việt , dưới sự cai trị của nhà Nguyễn , thật là hết sức lạc hậu và nghèo ; dân th́ đa phần là thất học . Những cái văn ḿnh phương tây đầu đời mà người Việt được hưởng, phần lớn là theo chân "thực dân" Pháp vào VN . Nếu không được "thực dân" Pháp đồng ư , thử hỏi người Việt ta có được những cái đó hay không ? Tách rời "thực dân" Pháp và những cái mà Pháp mang lại cho dân Việt, theo tui, là không đúng .

    Kỷ niệm GL, đồng phục áo trắng, áo tim là quyền quyết định và lưa chọn của các mợ , các bà . Người ngoài chẳng được xen vào . Tui đây cũng chẳng có ư binh vực người Pháp . Nhưng, không dùng áo tím với lư do "..tại sao đàn em lại muốn mang lại h́nh ảnh đau , nhục của dân tộc ?.." th́ nghe giống đạo đức giả quá . Trường GL cũng là do "thực dân" Pháp xây dựng ; truyền thống GL cho học sinh nữ cũng do "thực dân" Pháp mang đến; truyền thống mặc áo dài cũng do "thực dân" Pháp nghĩ ra (các bà các mợ cũng bắt chước , nhưng chỉ đổi màu áo) . Nói cho cùng, đó không phải là những "h́nh ảnh đau, nhục của dân tộc "? Nay các bà , các mợ quả rất là tự hào khi mang áo dài trắng, xuất thân từ trường GL ; tất cả đều có nguồn gốc từ "thực dân" Pháp . Rồi các bà các mợ quay qua chửi Pháp . Các bà các mợ coi thử có giống đạo đức giả hay không ?

  7. #107
    Member
    Join Date
    20-05-2011
    Posts
    113
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    lại bị mất bài khi đang gơ.... gởi đến các công an mạng... hay suy nghĩ trước khi xoá bài của ngờui đang gơ, bài vừa mới mất hoàn toàn về Văn hoá, Giáo dục.
    ...
    ...
    .
    Ba'c Quốc à , tui nghĩ là không phải virus hay CAM xoá bài bác đâu . Bác coi lại cái keyboard của bác thử đi . Chắc có cái key nào bị hư , cho nên khi bác xài thi nói highlight hết bài của bác . Lúc đó, bác mà nhấn thêm chữ nào th́ nó xoá hết thôi . Lúc đó , bác thử xài nhấn "Ctrl + Z" coi bài của bác có hiện ra lại hay không ? Chúc bác gơ vui vẻ .

  8. #108
    VN C̣n Hay Mất
    Khách

    Chương tŕnh giáo dục của Tây thực: ảnh hưởng, hay hậu quả, ... qua thơ Tú Xương

    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    Khi Trường mang tên Gia Long với huy hiệu đoá Hoa Mai vàng th́ đồng phục là aó dài Trắng. Áo dài tím chỉ khi dưới chế độ Thực Dân Pháp và khi đó trường mang tên :COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ)

    Link:http://honngocviendong.wordpress.com...-hoc-gia-long/

    ..Năm 1915: trường được xây dựng xong và cũng trong năm ấy trường khai giảng khóa đầu tiên; toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng.
    Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam, nên trường c̣n có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím.
    .................... .................... .................... .................... ...............
    tháng 9 năm 1922: toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Đệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím.
    .................... .................... .................... .................... .................... ..........

    Năm 1953: đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo, đồng thời sau đó chương tŕnh giáo dục bằng tiếng Pháp của trường cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.




    Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ 3/6/1960 tại Sài g̣n với đồng phục áo dài trắng .


    (http://www.vnchhiepdinhparis1973.com...06122332.shtml)
    Trần Tế Xương sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên đuoc gọi là Tú Xương, thi tám lần mà chỉ đậu Tú Tài thiêm thủ (lấy thêm). Sống giữa thị thành, xă hội thời Pháp thuộc thơ ông ghi lại bức tranh của thời cuộc. Tú Xương mất năm 1907, ba mươi bảy năm của ông nằm trong giai đoạn Pháp thuộc của đất nước

    Thơ Tú Xương là của thời cuộc Tây thuộc, thời cuộc du nhập áp đặt lối sống tạo ra một thứ người Việt tôi tớ, dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng x́ xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa ḅ, các quan lại tay sai: phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xă hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, kư, phán, tham… cho đến các thầy cẩm, thầy c̣. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy. Cái bối cảnh xă hội ấy vào Thơ Tú Xương của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Thơ Tú Xương thành thơ thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển h́nh cho cả nước trong cái thời Tây thuộc.

    Về Đi Cầy
    Hán tự, chẳng biết Hán
    Tây tự, chẳng biết Tây
    Quốc ngữ cũng tịt mít
    Thôi trở về đi cầy

    Trồng ngô và trồng đậu
    Cấy chiêm lại cấy mùa
    Ăn không hết th́ bán
    Bán, đă có Tây mua

    Được tiền th́ mua rượu
    Rượu say rồi cưỡi trâu
    Cưỡi trâu thế mà vững
    Có ngă cũng không đau

    Ăn lương hàm chính thất
    Thôi thôi thế cũng xong
    Ví bằng nhà nước dụng

    Phải bổ ṭa canh nông.


    Giễu Người Thi Đỗ
    Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
    Nó đỗ khoa này có sướng không !
    Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt,
    Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng.

    Khoa Thi
    Nhà nước ba năm mở một khoa,
    Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
    Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
    Xe kéo rợp trời: quan sứ đến;
    Váy lê phết đất, mụ đầm ra.
    Sao không nghĩ đến điều tu sỉ?
    Ngảnh cổ mà xem lại nước nhà.

    Thi Hỏng
    Mai không tên tớ, tớ đi ngay,
    Giỗ Tết từ đây nhớ lấy ngày
    Học đă sôi cơm nhưng chửa chín
    Thi không ăn ớt thế mà cay.
    Sách đèn phó mặc đàn con trẻ,
    Thưng đấu nhờ tay một mẹ màỵ
    Cống hỉ, mét x́, đây thuộc cả,
    Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây.

    Hỏi Đùa Ḿnh
    Ông có đi thi kư lục không ?
    Nghe ông quốc ngữ học chưa thông
    Ví dù nhà nước cho ông đỗ
    Mỗi tháng lương ông được mấy đồng?

    Hát Tuồng
    Nào có ra chi lũ hát tuồng!
    Cũng ḥ cũng hét cũng y uông
    Dẫu rằng dối được đàn con trẻ
    Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn!

    Hót Của Trời
    Nó rủ nhau đi hót của trời (1)
    Đang khi trời ngủ, của trời rơi.
    Hót mau kẻo nữa kinh trời dậy
    Trời dậy th́ bay chết bỏ đời !

    (1) Bọn quan lại vơ vét của dân.


    Chế Ông Đốc Học
    Ông về đốc học đă bao lâu,
    Cờ bạc rong chơi rặt một màu !
    Học tṛ chúng nó tội ǵ thế
    Để đến cho ông vớ được đầu ?

    Không Học Vần Tây
    Mợ bảo vần Tây chẳng khó ǵ!
    Cho tiền đi học để chờ th́.
    Thôi thôi lạy mợ "xanh căng" (50) lạy.
    Mả tổ tôi không táng bút ch́!

    Phố Hàng Song
    Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
    Thành th́ đen kịt, đốc th́ lang (2)
    Chồng chung vợ chạ, ḱa cô Bố
    Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

    Bợm Già (1)
    Thầy thầy tớ tớ, phố xênh xang,
    Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng.
    Kiện hết sở Tuần, vô sở Sứ
    Khi th́ thầy số, lúc thầy lang.
    Công nợ bớp bơ h́nh chúa Chổm (2)
    Phong lưu đài các giống ông hoàng.
    Phong lưu như thế phong lưu măi
    Điếu ống, xe dài độ mấy gang ?

    (1) Một tay bợm đóng nhiều vai, thầy lang, thầy bói, thầy dùi.
    (2) Tên này thường luồn lọt vào các công sở để xui nguyên giục bị kiện nhau.

    Cái Chữ Nho
    Nào có ra ǵ cái chữ nho,
    Ông nghè ông cống cũng nằm co.
    Sao bằng đi học làm thầy phán,
    Tối rượu sâm banh, sáng sữa ḅ.

    "đau mắt"
    "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ
    Giương mắt trông chi buổi bạc t́nh"
    Last edited by VN C̣n Hay Mất; 26-10-2013 at 04:53 AM.

  9. #109
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    157
    Thư của một cựu GS Gia Long, ở Mỹ 8 năm sau đó trở về VN sống.
    Nguồn: email


    On Saturday, November 9, 2013 11:01 AM, long trinh
    Phương Thúy,

    Cả một khúc phim ngày nào đang trở lại! Có phải Phương Thúy và Hồng và ǵ ǵ không nữa? Và cái lớp 12A2-73 với những cô học tṛ chăm ngoan nhưng cũng hay phá phách? Thầy ... Có phải là thầy không nhỉ? Nếu không th́ xin các em thứ lỗi. Thầy t́nh cờ đọc được bài "Có mấy Gia Long . . ." của em viết có liên quan đến nhóm GL 75-82 nên thầy đă quyết định nhờ em một việc. Lại không có email address của em. May nhờ một em ở 12C1-73 cho biết nhưng em ấy cũng khuyên thầy cẩn thận. Phương Thúy là học tṛ của thầy nên không có vấn đề nhưng những người khác th́ sao? Họ có thể "ném đá" hay "bôi xấu" thầy. Có ǵ quan trọng lắm không? Chẳng lẽ cứ để vấn đề tồn tại măi hay sao? Vấn đề là "Cái đầu Gia Long nhưng cái đuôi lại là NTMinh Khai!" đó. Thầy nhờ Phương Thúy ghi lại bài thầy viết và gửi đến bất cứ ai cần biết để hoặc thay đổi cách nh́n hoặc "ném đá" thầy. Em đừng quan ngại v́ thầy đă mặc cái áo "chống đá" rồi. Nếu lỡ trúng nhiều đá quá th́ có "chết" là cùng, nhưng phải có ai đó nói lên vấn đề này v́ đây là sự công bằng.

    Bài có 3 phần: 1) Có ǵ phải sợ
    2) Gia Long 75-82
    3) Chị Kim Dung Virginia

    I - Có ǵ mà phải sợ

    Tại sao người ta lại chống đối các em GL 75-82 tham dự Đại hội GL thế giới mănh liệt đến thế?
    Vấn đề rời bỏ đất nước sau 1975 đă mang đến những mất mát to lớn cho nhiều người Việt. Nhiều người bỏ mạng trong những chuyến vượt biển gây tang tóc cho những người ở lại. Lần đến San Jose năm 2004, tôi gặp một học tṛ cũ Lớp 12C1. Em ầy cùng vượt biển với người em trai và cậu em trai đó đă vĩnh viễn ra đi trong chuyến đi. Tôi rất hiểu nỗi đau buồn của học tṛ tôi.
    Nhưng lúc ấy việc ra đi thường đi theo với chuyện phải chấp nhận thương đau. Đầu năm 1983 tôi và 2 đứa con nhỏ cũng ra đi trên một con thuyền đánh cá. Khoảng 100 km giữa biển khơi phía nam Vũng Tàu con thuyền vào nước. Máy bơm không chạy, tát nước không xuể và con thuyền ch́m dần. Trước mắt là cái chết. Tội cho 2 đứa bé con. Mọi người la hét hoảng loạn khi nh́n thấy một con thuyền đến gần. Tạ ơn trời, người ta cứu và cho lên thuyền sau khi thương lượng. Khi nh́n thấy con thuyền ḿnh đi cứ ch́m dần và biến mất, tôi cứ nghĩ măi về số kiếp con người. Sau đó là chuyện trên 50 người đă phải bằng mọi cách t́m đường về Saigon. Với 2 đứa con nhỏ, đúng là con đường địa ngục. Nhưng ngay sau đó tôi lại ra đi. Cũng với 2 đứa con nhỏ. Đến gần Côn Sơn th́ bị Quốc Doanh Đánh Cá Chiến Thắng rượt đuổi. Chạy và chạy nhưng không thoát. Con thuyền vượt biển bị kéo về Mỹ Tho. Sau hơn 1 tháng, 2 đứa bé được về. Tôi th́ nằm trong tù và sau đó là lao động cải tạo. Trại của tôi nằm gần vùng sông nước nên buổi chiều sau 6 giờ, muốn ra khỏi cửa trại th́ phải 1, 2, 3, trần truồng như con nhộng và hô thật to tên tuổi, số tù và muốn đi đâu. Sau nhiều tháng lao động quá sức, tôi nhiễm lao. Quản giáo chuyển tôi về nhà tù Mỹ Tho cho đến ngày họ thả. Lúc đi tôi gần 60 kí. Khi về cũng may, tôi được hơn 30. Bức ảnh sau đây cho thấy tôi trông như thế nào, dù lúc ấy tôi đă t́m được một chỗ dạy học cho những người chuẩn bị đi định cư ở Mỹ. Đứng lớp dạy học mà quần áo trông chẳng ra làm sao cả và chân th́ mang đôi dép nhựa như thế đấy.

    Gia đ́nh tôi 6 người th́ 4 đă nằm trong tù cọng sản. Thế th́ có cái mũ nào cho tôi đội, nếu như có thầy cô nào hay em học sinh nào thấy bức xúc khi tôi binh vực các em cựu học sinh Gia Long 75-82?

    2 - Gia Long 75-82

    Tôi có dạy những em học sinh này v́ đến 1983 tôi mới vượt biển. Sau này cùng với các em, vài lần tôi có tham dự chuyến tham quan Vũng Tàu hay LaGi, Hàm Thuận Nam do chị Kim Dung ở Virginia tổ chức cho thầy cô. Trong câu chuyện, tôi thấy cảm mến các em v́ ḷng nhiệt tâm các em khi lo lắng cho các thầy cô già yếu. Cái nhiệt tâm này tôi đă nh́n thấy qua các em cựu học sinh Gia Long của các thế hệ từ 1967 cho đến 1975. Tôi không thấy cái khác biệt ǵ giữa GL 75-82 và các nhóm cựu học sinh khác của tôi. Các em tâm sự rằng các em đă không thể chọn được thời điểm và đất nước để ra đời. Và các em đă hănh diện biết bao khi tay cầm phiếu báo danh thi vào Trường Nữ Trung học Gia Long Saigon. Các em đă hănh diện biết bao khi biết ḿnh thi đậu và đă bước vào con đường mà mẹ, chị và nhưng thế hệ đàn chị Gia Long các em đă đi qua. Dù chỉ vài tháng được khoát vào người hai chũ Gia Long nhưng các em vẫn luôn xem ḿnh là "người Gia Long". Thế th́ các cựu giáo sư nào, các em cựu học sinh Gia Long nào có thể nhẫn tâm đẩy các em ấy ra khỏi cái ṿng tṛn Gia Long mà tự cho rằng nó chỉ thuộc riêng ḿnh. Có nên dùng những từ "Đầu GL mà Đuôi MK" không? Tôi chỉ nói đến các em GL 75-82. Không đề cập đến những thế hệ khác.

    Từ Cần Thơ tôi được chuyển về Trường Gia Long năm 1967 và tôi dạy đến năm 1983. Như thế th́ tôi từ 1967 đến 1975 là "Đầu Gia Long" và từ 1975 đến 1983 là "Đuôi Minh Khai". Cái thái độ và cách đối xử của các em cựu học sinh và một vài cựu giáo sư thuần Gia Long với tôi cũng như với các em GL 75-82 cũng giống nhau, đúng không? Tôi cũng thuộc về nhóm "Đầu Gia Long và Đuôi Minh Khai đấy!!! Tôi không trách ai cả v́ mỗi người có quan điểm riêng của ḿnh nhưng tôi cũng xin thầy cô và các em mở rộng con tim ḿnh thêm chút nữa để nhận thức rằng các em GL 75-82 này cũng xứng đáng là thành phần của Đại Gia Đ́nh Gia Long ngày nào. Nếu không có lẽ cũng phải khai trừ tất cả những thầy cô nào có cái "Đuôi Minh Khai" ra khỏi cái nhóm "thuần cựu Giáo sư và cựu Học sinh Gia Long" ấy.

    3 - Chị Kim Dung Virginia

    Từ 2001 đến 2008 tôi định cư ở Jacksonville, Florida nên tôi không biết nhiều về những hoạt động chăm sóc thầy cô của chị. Mỗi năm tôi chỉ về VN khoảng 4 tháng. Năm 2008 tôi quyết định trở lại VN v́ Mỹ từ chối cấp Visa cho vợ tôi v́ vợ tôi đă được nhà nước VN ưu ái tặng cho một bản án 9 tháng tù treo. Tôi thường theo dơi các hoạt động chăm sóc thầy cô của các hội đoàn và của nhóm chị Kim Dung. Chị đă bỏ rất nhiều th́ giờ, công sức và tiên bạc chăm lo sức khỏe và đời sống của thầy cô. Chị không bao giờ quá đặt nặng vấn đề chính trị trong những việc làm nhân ái và từ thiện của ḿnh. Trong những thầy cô lớn tuổi chị hay mời tham dự các chuyến đi nghĩ dưỡng có người không phải thuần là cựu giáo sư GL nhưng có liên quan đến GL, chị vẫn quan tâm.

    Trong một chuyến tham quan Vũng Tàu, Thầy Mai Khắc Bích phát biểu rằng mỗi năm thầy cô giáo đều trông chờ cái ngày này, ngày mà mọi người nhận được thiệp mời đi Vũng Tàu. 365 ngày chờ đợi để có một ngày. Chị Kim Dung đă mở ṿng tay và con tim đón chào các em cựu HS Gia Long 75-82. Một ngày Gia Long th́ cũng vĩnh viễn là Gia Long. Lúc hay tin có thầy cô trong lần Đại hội Gia Long Thế giới Sydney có thái độ bài xích miệt thị các em như bỏ đi không chịu chụp h́nh chung, chị Kim Dung và mọi thầy cô trong chuyến đi thấy buồn, thật buồn. Nhưng mọi thầy cô lại bỗng thấy vui khi nghe chị Kim Dung tuyên bố sẽ làm hết sức ḿnh để các em là thành viên chính thúc của ĐH GL TG Washington 2015.

    Tôi ở Mỹ chỉ 8 năm nhưng tôi cũng đă thấy những ǵ các anh chị cựu giáo sư và các em cựu học sinh đă được hưởng từ cái đất nước đă cưu mang họ. Thế sao cái người cựu giáo sư đó lại có thể có cái thái độ đó với các em học sinh vẫn luôn mong ước được mang trên ḿnh hai chữ Gia long. Tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao, tại sao. Tôi cũng đă từng cận kề cái chết, đă từng bị đày đọa đến nhiễm lao, đă từng và đă từng. Thế nhưng ḷng tôi cảm thấy nhẹ nhàng khi nghĩ đến luôn có những em nữ sinh luôn mơ ước ḿnh là học tṛ Gia Long.


    Thầy cám ơn Nguyễn Phương Thúy;
    học tṛ Lớp 12A2-73
    Last edited by salsa; 15-11-2013 at 04:36 PM.

  10. #110
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    157
    Có Mấy Gia Long - Nguyễn P. Thúy, GL 73
    Nguồn: email


    Vừa xong Tiền Đại Hội Gia Long Thế Giới (ĐHGLTG) Kỳ VI tại Sydney, các bạn GL73 đang tham dự đại hội đă vội vàng báo tin vui: “GL Miền Đông Hoa Kỳ (GLMĐHK) đă đoạt cờ Luân lưu để tổ chức ĐHGLTG Kỳ VII vào năm 2015 tại Washington DC.” cùng với tấm h́nh làm bằng chứng cho thấy quư chị và giáo sư đại diện GLMĐHK hănh diện nhận cờ trên sân khấu.
    Tin hành lang c̣n cho biết là ĐHGLTG Kỳ VII sẽ được tổ chức nhằm dịp lễ Hội Hoa Anh Đào (Cherry Blossoms Festival). Lúc đó đầu xuân, trời mát mẻ, du xuân ở thủ đô Washington DC sẽ thuận lợi, không phải nhọc nhằn, đổ mồ hôi.

    Du khách sẽ được ngắm rừng hoa Anh Đào dọc theo bờ hồ Tidal Basin, trước Jefferson Memorial, chung quanh Monuments, và các con đường gần đấy. Lại c̣n có dịp vào xem những Museums to lớn, đủ loại mà không phải tốn tiền.

    Tôi thấy GLMĐHK tính như vậy thật là thiên thời địa lợi nhưng lại đâm lo v́ chỉ có 18 tháng để chuẩn bị thay v́ 2 năm, nếu tính theo chu kỳ của những ĐHGLTG trước, thường được tổ chức vào khoảng tháng Tám.

    Tôi miên man nghĩ xem ḿnh sẽ đóng góp như thế nào cho đại hội, óc tưởng tượng đi hoang, và tôi bắt đầu run, không phải run v́ sợ mà run v́ … thích!

    Có lẽ tôi sẽ bắt đầu làm website cho GLMĐHK để tiện việc thông báo chương tŕnh và diễn tiến của đại hội. Cách đây 2 năm tôi có hứa với Như Nguyện như vậy và Như Nguyện đă mau lẹ gọi phone đ̣i nợ. Mỗi lần xông pha vào chốn lao xao, tôi e dè, chỉ muốn hợp tác trong tinh thần quốc gia. Chỉ cần biết ḿnh vào đúng chỗ, gặp đúng người th́ tôi sẽ tự nguyện đút đầu vào rọ, sẵn sàng vác ngà voi và chấp nhận đau thương sau này.

    Cái nghiệp "vác ngà voi" ly kỳ rùng rợn lắm, có 4 chặng. Chặng 1: hồ hởi, phấn khởi, vác ngà lên lưng. Chặng 2: vác ngà lên núi, oải, mệt, thở không ra. Chặng 3: vác ngà xuống núi, lăn lông lốc, thở hồng hộc. Chặng 4 kịch liệt nhất: có thể đang ngắc ngoải chuyển sang từ trần v́ bị bị ngà đè. Muốn sống sót th́ phải biết đấm ngực "Lỗi tại tôi mọi đàng" và tự … xoa bằng "Nỗi buồn ai hay cùng tôi... “ Mà đă là cái nghiệp th́ chạy trời không khỏi nắng và đă hứa th́ phải làm.

    Đang lúc tôi cần có th́ giờ để vác ngà voi th́ hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa của Mỹ hục hặc, ḱnh chống, không giải quyết ngân sách quốc gia, chính phủ tạm thời đóng cửa (government shutdown), không trả lương cho nhân viên, thiên tai!

    Tôi được nghỉ nhà 3 tuần, lụi cụi làm websites. Cũng gần xong th́ có tin đi làm lại và sẽ được chính phủ trả lui lương, tôi mừng rơn. Đúng là ăn cơm nhà, tiêu tiền chính phủ Mỹ, vác ngà voi cho GL. hihihi...

    Tôi sẽ gọi mấy đứa em để rủ đi ĐHGLTG. Gia đ́nh tôi có 4 chị em học Gia Long. Tôi thuộc niên khoá 1966-1973 (GL 73). Tháng Tư năm 1975, Thái chưa kịp ra trường th́ chạy tuốt qua Mỹ, coi như là niên khóa chót 1968-1975. C̣n Ḥa đang học Đệ Ngũ và An học Đệ Thất. An ở cách Washington DC chừng 2 tiếng lái xe, chắc nó đi được nên tôi gọi nó trước. An hứa sẽ về tham dự nhưng muốn hỏi tôi vài chuyện. Tôi thấy có triệu chứng bất b́nh thường rồi nha, tự dưng lại đặt điều kiện, muốn hỏi … cung bà chị cả. Không sao, nó có hỏi ḿnh mới biết nó nghĩ lung tung cỡ nào. Tôi bật đèn xanh:

    -->Cứ hỏi, chị sẵn sàng gỡ rối tơ ḷng.

    -->Chị là GL 73 c̣n em th́ gọi là GL ǵ v́ em mới học năm đầu đă ra trường đâu?

    -->Nếu lấy tháng Tư năm 1975 là điểm mốc th́ Gia Long niên khóa 1968-1975 là niên khóa cuối cùng. Chị Thái là GL 75. Sau đó trường bị đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK) th́ chính danh của những học sinh đă học dưới trường Gia Long và trường NTMK là GL-NTMK (đầu GL, đuôi NTMK) và gồm có GL-NTMK 76, 77, 78, 79, 80, 81. Đến năm 1982 th́ hoàn toàn là NTMK. C̣n em đang học GL mà phải chạy loạn hay đi Tị Nạn CS (TNCS) khiến dở dang việc học th́ chỉ gọi là Gia Long không thôi.

    -->Em tham dự ĐHGLTG được không và với tư cách ǵ? Những nữ sinh NTMK th́ sao?

    -->Được chứ. Ngoài các cựu nữ sinh có mẫu số chung là GL, ai cũng có thể tham dự ĐHGLTG với tư cách thân hữu. Điều quan trọng là phải có tinh thần quốc gia và cùng mục đích là phát huy danh tiếng trường Gia Long chứ đừng v́ những mục đích cá nhân. Tôn chỉ hoạt động chung của các hội đoàn bên Mỹ là hợp tác với mọi thân hữu bất kể tôn giáo, địa phương, sắc tộc, … miễn là có tinh thần quốc gia, cùng căn cước TNCS, tôn trọng cờ Vàng, các nghi lễ của hội, ... Hăy đến với ĐHGLTG với tất cả chân t́nh.

    -->Mấy chị hoan hỉ đón nhận NTMK th́ sẽ tạo được sự ḥa đồng, cảm thông dù cách tổ chức và giáo dục của trường NTMK không giống như GL. Bạn em, Nga, là GL-NTMK 81, quốc gia 100%, chỉ muốn được gọi là GL 81 có được không?

    -->Bạn em muốn làm ǵ tùy ư, muốn gọi ḿnh là X,Y,Z cũng được nhưng đấy không phải là chính danh v́ ai cũng biết sau 1975 tên trường Gia Long đă không c̣n nữa, không thể phủ nhận lịch sử! Chính danh nghĩa là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải được gọi đúng chức phận, làm đúng trách nhiệm của ḿnh. Gọi đúng chính danh của các em không có nghĩa là đặt nặng vấn đề phân biệt đối xử. ĐHGLTG vẫn chào đón tất cả thân hữu và trân quư chân t́nh.

    Nếu các em nghĩ rằng chỉ một ngày học dưới mái trường Gia Long vẫn là học sinh Gia Long, th́ dù có chối bỏ tên NTMK, các em vẫn là học sinh của trường NTMK. Nên nhớ, trường học chỉ là những dẫy nhà vô tri, tên trường không tự tạo nên danh tiếng của trường. Chỉ có những học sinh được giáo huấn cẩn thận, được rèn luyện kỹ càng mới tạo được cái danh tiếng cho trường.

    -->Nếu sau này tên trường Gia Long được phục hồi th́ sao?

    -->Th́ ḿnh lại có đầu NTMK và đuôi Gia Long. Sau đó hoàn toàn là Gia Long.

    Yên lặng vài giây, không thấy An hỏi ǵ thêm, tôi thở phào nhẹ nhơm, lơ đăng nh́n lá vàng theo gió rơi lả tả trên sân. Bỗng có tiếng tằng hắng, rồi lại ậm ừ như đang uốn lưỡi bẩy lần, tôi giục:

    -->Hăy c̣n théc méc ư? Nói đại đi. Có hỏi th́ chị mới đả thông tư tưởng được chứ.

    -->Em … em … không phải trù ẻo ǵ mấy chị nhưng mai mốt quư chị cưỡi hạc quy tiên th́ hội GL và ĐHGLTG cũng theo mấy chị về trời phải không?

    -->Hihihi… Sống chết là chuyện đương nhiên, trù ẻo hay không th́ chị cũng … thăng, em ơi! Trường Gia Long c̣n bị khai tử trước chị nữa ḱa. ĐHGLTG cũng thế, sắp hết thời v́ cái thời lập hội, tổ chức họp mặt là cái thời sau 1975, trong bối cảnh tha hương, trong tâm trạng thương đau và cô đơn tại hải ngoại đă thúc đẩy con người lưu lạc t́m đến nhau để nhớ về chốn cũ và ôn lại những kỷ niệm đă qua cho cuộc sống bớt nhọc nhằn, khô khan.

    Chị nhớ rất rơ ngày đại hội Gia Long Hải Ngoại (sau này đổi thành ĐHGLTG B) vào tháng 10 năm 2001 tại nhà hàng Fortune ở Gaithersburg, Maryland, chỉ hơn một tháng sau khi không tặc đâm máy bay vào Twin Towers tại thành phố Nữu Ước vào ngày 11 tháng 9. BTC lo ngại sẽ không có sự tham gia đông đảo v́ ai cũng sợ đi máy bay nhưng trái lại số người hiện diện tại đại hội quá đông, hơn 600 người, đến nỗi không đủ chỗ ngồi. Chị ḷ ḍ đi vào, ngỡ ngàng v́ không nhận ra bạn cũ. Người nào cũng lịch sự, phát tướng, có vẻ bà lớn quá. Chị đến bàn tiếp tân, hỏi một câu rất … dư thừa: “Đây có phải là Đại hội Gia Long không ạ?” Thay v́ trả lời, ban tiếp tân hỏi ngược lại: “Chị học lớp nào, ra trường năm nào?” Chị kể một mạch: “Tôi thuộc niên khóa 1966-1973, lớp 12A2, bạn tôi có …” Chưa dứt lời th́ một đám dăm bẩy đứa đă ào đến, tíu tít kê khai lư lịch: “tao là …., c̣n tao là …, mày nhớ tao không...” Chị xúc động quá chừng, 26 năm mới có được ngày này. Hồi sinh! hồi sinh! Nhựa sống rần rần trong huyết quản, niềm vui hội ngộ ̣a vỡ, rạt rào. Chị dần dần nhận ra những nét quen thuộc xa xưa của từng đứa bạn và tự dưng gọi nhau bằng “mày, tao” dẻo quẹo.

    Từ đó chị nghiện cái không khí ồn ào, náo nhiệt, rất học tṛ và thèm gặp lại những khuôn mặt bè bạn thân thương. Chị nôn nóng và háo hức mong đợi những chương tŕnh ĐHGLTG khác. Chương tŕnh đại hội càng ngày càng lớn mạnh, càng phong phú với sự tham gia nồng nhiệt của quư giáo sư, chị em Gia Long, thân hữu, và quan khách từ khắp nơi trên thế giới.

    Những ǵ tụi chị đă và đang làm, ví như tấm áo, may khít khao vừa vặn cho tụi chị. Qua bao năm, áo đă mỏng tanh, bỏ đi là đúng. Các em chẳng nên mượn đỡ, mặc tạm mà hăy tạo cho ḿnh tấm áo khít khao khác, chuyên chở những ân t́nh, kỷ niệm của riêng các em, của một khoảng không gian, thời gian rất khác tuy cùng dưới một mái trường.

    -->Nếu đi, em có được ngồi chung bàn với chị không?

    -->Được chứ, chị sẽ đặt nguyên bàn cho gia đ́nh ḿnh ngồi, nhưng chị sẽ qua lại bàn của GL 73 để chuyện tṛ với các bạn của chị. Ủa, tại sao em không muốn ngồi chung với các bạn cùng niên khóa để hàn huyên tâm sự? Nếu muốn ngồi chung với nhau như đám GL 73 của chị th́ hăy mua vé qua người đại diện, đặt cọc 2,3 bàn sát nhau. Nhưng được ngồi gần nhau th́ chưa chắc được chỗ tốt. Mấy lần trước, bàn của GL 73 thường ở trong góc, cuối pḥng. Cũng không sao v́ ḿnh đi ĐHGLTG là cốt để gặp bạn bè, tâm t́nh cho thỏa chứ đâu v́ chỗ ngồi, miếng ăn.

    -->Em mới vào lớp Bẩy, t́nh chưa sâu, kỷ niệm chưa nhiều, bạn bè không nhớ tên nên chẳng biết t́m đâu ra.

    --> An có thể hỏi ban tổ chức, vào website GL Cali để nhắn tin t́m bạn. Khi mua vé nhớ đề rơ ước muốn được ngồi chung với nhóm của em. Nếu không có ai th́ BTC sẽ xếp em ngồi với nhóm khác.

    -->Thôi chị cứ để em ngồi chung bàn với gia đ́nh được rồi. GL 73 của các chị có họp mặt không?

    -->Có chứ. Mỗi khi có ĐHGLTG ở nơi nào th́ GL 73 tại nơi đó đều tổ chức một buổi sinh hoạt và văn nghệ bỏ túi tại tư gia để thắt chặt t́nh thân. Năm 2015, GL 73 sẽ mừng “60 Năm Cuộc Đời” đấy.

    -->Chị có nghe nghe tin đồn không?

    -->Tin đồn về cái ǵ? – Tôi giựt ḿnh lo ngại.

    <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Họ đồn rằng: “Nếu GLMDHK không đoạt cờ luân lưu th́ Gia Long 73 vẫn đứng ra làm đại hội” hay “Gia Long 73 làm đại hội riêng”.

    -->GL 73 tuy đông, làm được nhiều chuyện hay nhưng GL 73 không có chính danh, không có cờ Luân lưu để tổ chức đại hội. Những sinh hoạt của nhóm GL 73 chỉ là sinh hoạt bên lề của ĐHGLTG. Nếu họ biết dựa vào những dữ kiện và dùng trí tuệ để suy xét th́ thấy ngay lẽ phải trái, đúng sai và sẽ không có tin … vịt cồ. Cựu giáo sư Phạm Thị Nhung bên Pháp, trong bài nói chuyện “Vinh Danh Trường Nữ Trung Học Gia Long” tại ĐHGLTG Kỳ VI, Sydney, Úc châu, đă đề cao tầm quan trọng của TRÍ như sau: “…Nhà trường bèn chọn Hoa Mai Vàng Năm Cánh cho Huy Hiệu của trường với ngụ ư, đây là ngôi trường của các nữ sinh miền Nam. 5 cánh hoa mai biểu hiện cho 5 đức tính: nhân-nghĩa-lễ-trí-tín. Theo văn hóa nhân bản cổ truyền của dân tộc, đây là những đức tính căn bản tạo nên tư cách và phẩm chất con người. Qua đó, nhà trường muốn nói lên tôn chỉ giáo dục về đức hạnh cho các nữ sinh của trường.

    (Trong 5 đức tính ấy, theo thiển ư, đức TRÍ quan trọng đầu tiên trong vấn đề giáo dục. Sao vậy? Trí ở đây không có nghĩa là kiến thức cao rộng, chuyên môn, mà là trí biết suy xét, phán đoán phải trái, đúng sai. Một khi không biết đâu là phải, đâu là trái; không biết đâu là đúng, đâu là sai, th́ những đức Nhân-Nghĩa-Lễ-Tín kia làm sao thực thi đứng đắn được?)”

    -->Em xin hỏi câu chót. “Nền nếp Gia Long” là sao? So sánh với nền nếp của những trường nữ trung học khác như Trưng Vương có tốt hơn không?

    -->Trời đất ơi! Hỏi chi mà khúc mắc dữ dzậy. Chị đâu có biết định nghĩa của “Nền nếp Gia Long” và nếu không biết th́ làm sao so sánh. Chị nghĩ các trường nữ trung học thời Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) nói chung và Gia Long nói riêng đă đặt nặng việc rèn luyện phẩm chất và tư cách của nữ sinh dựa trên Công-Dung-Ngôn Hạnh và 5 đức tính Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín để đào tạo những công dân gương mẫu và những phụ nữ đảm đang, tháo vát trong gia đ́nh. Đó là cái nền nếp chung của phụ nữ có học thức.

    -->Chị dậy rất phaỉ

    -->Không dám … không dám. Chị chỉ gỡ rối tơ ḷng thôi. Chị tuy là đàn chị Gia Long nhưng không dám dậy dỗ ai, cũng chẳng dám đại diện cho ai, nên những ǵ chị nói th́ An biết vậy chớ đừng tin như vậy mà phải dùng trí tuệ suy xét nha. Nè, chị nói năy giờ rất nhiều có làm An điên đầu chưa?

    -->Dạ chưa v́ em nhớ chẳng bao nhiêu. Chỉ nhớ “Ba Có, Một Không” mà thôi.

    -->Là cái ǵ vậy? Chị nói “Ba C, Một K” hồi nào?

    -->“Ba Có” là có chính danh, trí tuệ và tâm. C̣n “Một Không” là không Cộng sản.

    -->Ờ … ờ … An nghĩ gọn vậy cũng đúng. “Ba C” rất quan trọng trong cuộc sống. Hahaha … Thế chị đố An có mấy GL?

    -->Chỉ có một thôi chị ơi. Đó là Gia Long … hoài cổ!

    -->Được … được lắm. Chị sẽ thưởng An bằng cách mời hai vợ chồng đi dự ĐHGLTG Kỳ VII miễn phí nhé.

    -->Cám ơn chị nhưng nếu chị cho em thêm bonus được chúc mừng “60 Năm Cuộc Đời” của GL 73 nữa th́ tuyệt. Em rất thích nghe các chị đấu láo. Mấy chị trên 5 bó hết rồi mà vẫn mà ơi ới gọi nhau là “mày, tao” nghe vui quá chừng.

    -->Hihihihi.. . Xưa sao nay vậy, không có chuyện thay ḷng đổi dạ đâu em. Nhưng “60 Năm Cuộc Đời” chỉ dành riêng cho GL 73 và một số thân hữu thôi, chị không dám hứa .

    -->Tội nghiệp em chị ơi, GL lạc loài, không nơi nương tựa … mà … mà em c̣n là thân nhân của chị nữa chứ bộ.

    -->OK, chị sẽ cho An biết sau. Bây giờ bye nha. Chị hết hơi rồi.

    Tôi cúp phone, cánh tay bải hoải, mỏi nhừ, c̣n hơi sức đâu mà gọi mấy đứa kia, thôi để khi khác. Biết vậy lúc năy dùng máy ghi âm, hễ mấy đứa kia cũng théc méc như rứa th́ mở ra cho tụi nó nghe, khỏe tấm thân già biết bao!

    Nguyễn P. Thúy, GL 73

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 18-07-2013, 05:13 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 21-11-2012, 02:27 AM
  3. Replies: 128
    Last Post: 20-11-2011, 07:23 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 07-11-2011, 04:10 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-06-2011, 08:42 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •