Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 28 of 28

Thread: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP PHIÊN T̉A XÉT XỬ LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phạm Chí Dũng : V́ sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận « án treo » ?

    Ṭa án thành phố Hà Nội hôm nay 02/10/2013 tuyên án 30 tháng tù giam cùng với 1,2 tỉ tiền phạt, truy thu 600 triệu đồng đối với luật sư, nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».


    Ngay sau khi bản án được tuyên, nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đă vui ḷng dành cho RFI Việt ngữ một cuộc phỏng vấn.

    RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đă dành th́ giờ cho RFI Việt ngữ hôm nay. Thưa anh, cảm nhận chung của anh về bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân ra sao ?

    Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn c̣n tương đối lấn át.

    Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những ǵ mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung h́nh phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lư và Ḥa b́nh.

    Hà Nội hôm nay vang dội lời cầu nguyện từ nhà thờ Thái Hà và rất nhiều giáo xứ ở Việt Nam cho người tuẫn nạn Lê Quốc Quân. Cành thiên tuế xanh đơn sơ mộc mạc trên tay các giáo dân vốn là t́nh yêu vô điều kiện tiếp nhận từ đấng Thiên Chúa, nhưng vào ngày này, dường như nó cũng toát lên h́nh tượng ngọn giáo bất tuân đối với quá nhiều chuyện bất công trong xă hội ngày nay.

    H́nh ảnh hiệp thông đồng khắp như thế cũng khiến người ta phải nhớ lại cuộc biểu t́nh ở Long An vào ngày 16/08/2013 để đ̣i trả tự do cho nữ sinh áo trắng Phương Uyên. Dù không phải là tín đồ Công giáo nhưng Phương Uyên và gia đ́nh cô đă nhận được mối chia sẻ rất lớn từ giáo hội, đặc biệt là Ḍng Chúa cứu thế ở Sài G̣n. Cuộc biểu t́nh diễn ra trong không khí bị trấn áp , nhưng thông điệp của nó rốt cuộc đă làm cho nhà cầm quyền không thể bỏ ngoài tai.

    Nếu Phương Uyên đă được trả tự do ngay tại ṭa Long An, th́ việc Lê Quốc Quân không phải chịu một mức án quá nặng nề tại Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, nhưng hoàn toàn không phải một trường hợp được Nhà nước đối xử “khoan hồng”. Rơ ràng người ta đang rất lo ngại Lê Quốc Quân có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này.


    RFI : Trước khi phiên ṭa xử Lê Quốc Quân diễn ra, anh đă dự báo nhiều khả năng bản án sẽ “nhẹ”. Dự báo này dựa vào những cơ sở nào?

    Có một điểm trùng hợp giữa vụ Phương Uyên và vụ Lê Quốc Quân. Đó là thời điểm thông báo về lịch xử án đối với Uyên xảy ra khá gần với thông tin được công bố về chuyến đi của ông Trương Tấn Sang – chủ tịch nước và là nhân vật số hai trong đảng – đến Washington để diện kiến Tổng thống Barak Obama. Khá tương đồng, thời điểm thông báo về lịch xử đối với Lê Quốc Quân cũng xảy ra gần như đồng thời với thông báo về chuyến đi Paris và New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Sự trùng hợp này cho thấy điều ǵ? Phải chăng “án treo” đối với Phương Uyên không phải là một ngoại lệ, và đến lượt “án nhẹ” Lê Quốc Quân cũng như thế? Cả hai vụ xử án này lại đều diễn ra sau hai chuyến công du nước ngoài của các chính khách cao cấp, và hẳn không nằm ngoài thực đơn đối ngoại của Nhà nước ứng với từng hoàn cảnh và “đối tượng” cụ thể.

    Một chi tiết đáng chú ư nữa là thời điểm vụ xử án Lê Quốc Quân lại diễn ra trùng với thời gian Hội nghị trung ương 8 của Đảng. Cách đây gần ba tháng, đă đột biến xảy ra việc hoăn phiên xử Lê Quốc Quân vào ngày 09/07/2013 với lư do thẩm phán Lê Thị Hợp bị “cảm đột xuất”, lồng trong bối cảnh giáo dân từ Nghệ An và tại Hà Nội dâng cao không khí hiệp thông và đổ về ṭa án Hà Nội để mong nguyện tham dự một phiên ṭa được coi là “công khai”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng một cấp lănh đạo nào trong Bộ Chính trị lại muốn một lần nữa diễn ra tinh thần hiệp thông mà có thể gây ra “nội loạn” như thế, nhất là khi vụ xung đột Mỹ Yên ở Nghệ An c̣n chưa nguôi ngoai, làm ảnh hưởng đến không khí “thảo luận nghiêm túc” của cuộc họp được coi là “hội nghị giữa nhiệm kỳ” của đảng đang diễn ra mà có thể liên đới với con đường chính trị của một số chính khách chủ chốt.

    Do vậy theo lẽ thông thường, lịch xử án Lê Quốc Quân phải được dời lại sau khi Hội nghị trung ương 8 kết thúc. Nhưng v́ cả hai sự kiện này cùng diễn ra, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu đă xảy ra một tác động nào, đủ lớn và đủ sâu sắc, trong nội bộ hoặc thậm chí từ “các thế lực thù địch”, để chính quyền Hà Nội không thể kéo dài hơn nữa việc hoăn xử Lê Quốc Quân, và do đó bà thẩm phán Lê Thị Hợp cũng mau chóng khỏi bệnh.

    Câu hỏi này càng có ư nghĩa nếu liên hệ với một hoài nghi khác: chuyến đi Vatican của đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, được dẫn đầu bởi viên trung tướng an ninh chuyển sang làm tôn giáo vận, đă đạt được một thành tích đáng ngạc nhiên là các viên chức Ṭa Thánh tỏ ra không mấy quan ngại về vụ Mỹ Yên, thậm chí c̣n cho rằng nhà nước Việt Nam đă đạt được những tiến bộ về tự do tôn giáo. Sự chuyển biến bất ngờ này cũng khiến giới phân tích không thể không đặt ra câu hỏi là liệu giữa Ṭa Thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam đă đạt được một vài thỏa thuận không công bố nào đó, liên quan đến chủ đề tự do tôn giáo cho Việt Nam. Câu hỏi này tất nhiên cũng cần được móc xích với điều kiện dân chủ và nhân quyền và giới chức thương mại Hoa Kỳ và chính Tổng thống Obama đang đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam, liên quan đến lộ tŕnh tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái B́nh Dương – TPP.

    Một khi ngay cả Ṭa Thánh cũng bày tỏ thái độ “im lặng” trước những ǵ bị xem là hoàn toàn không yên tĩnh giữa mối quan hệ các tôn giáo với chính quyền ở Việt Nam, th́ có lẽ sự lắng tiếng của phái đoàn nhân quyền Cộng đồng châu Âu sau cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào ngày 11/9/2013 cũng có hàm ư không kém. Việc không có bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ cuộc hội đàm này cũng có thể làm người ta nhớ lại tâm thế “xuống giọng” của ông Dan Baer – Phó trợ lư ngoại trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền – sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, mặc dù trước đó Dan Baer là một trong những nhân vật lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối thái độ và hành xử mang tính đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.


    RFI : Trước đó chính quyền đă có những động thái “dân vận” và tuyên truyền xung quanh phiên ṭa, anh có đánh giá ra sao về những hành động này?


    Một trong những động thái đó đến từ thái độ đưa tin và b́nh luận của báo chí giới đảng – vốn được xem là nhiệt kế cho quan điểm và cách hành xử của nhà nước đối với những trường hợp “quá “nhạy cảm” như Lê Quốc Quân. Một ngày trước khi phiên ṭa xử Lê Quốc Quân, Đài truyền h́nh trung ương và Thông tấn xă Việt Nam cùng phát đi một bản tin với nội dung gần sát nhau, lược tả vụ “trốn thuế” của Quân. Tất nhiên, không khó khăn để đánh giá nội dung bản tin này xuất phát chủ yếu từ cáo trạng của Viện Kiểm sát, và nguồn của Viện Kiểm sát lại đến từ Công an Hà nội.

    Tuy nhiên, nếu so sánh với thái độ và cách thức đưa tin của một số vụ việc trước đây như vụ xét xử Câu lạc bộ nhà báo tự do, vụ Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên, có thể thấy giọng điệu trong bản tin của Thông tấn xă Việt Nam về vụ Lê Quốc Quân đă nhẹ nhàng hơn khá nhiều: không “luận” về tội danh, không định hướng phải “kiên quyết xử lư”, và mặc dù đoạn cuối có nêu về “núp sau nó là các động cơ chính trị rơ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây phức tạp t́nh h́nh để trục lợi”, nhưng cũng không chỉ rơ thế lực xuyên tạc chính trị nào cả.

    Trong khi đó, ngoài hành lang ṭa án lại diễn ra một chiến dịch vận động không tiền khoáng hậu của các tổ chức chính trị - xă hội của nhà nước để làm sao hạn chế đến mức tối thiểu số người muốn tham dự phiên ṭa “công khai và minh bạch”. Không khí ngăn trở quá lộ liễu và rất hài hước như thế cũng làm người ta không thể không nhớ lại những cuộc vận động tương tự đă xảy ra vào giữa năm 2011 để ngăn cản người dân đi biểu t́nh chống Trung Quốc. Vậy sự tương hợp về cách thức ngăn cản này cho thấy cái ǵ?

    Ít nhất, nhà cầm quyền đă nhận thức ra một điểm chung giữa hai hành động chống Trung Quốc và vụ Lê Quốc Quân là tính chính danh thuộc về dân chúng chứ không phải của những người xử án. Từ đó có thể thấy, nếu đă buộc phải phần nào chấp nhận các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc của dân chúng, lẽ nào hành động chính trị của Lê Quốc Quân, trong đó chủ yếu là phản kháng Trung Quốc, lại không được nhà nước “bỏ qua”?


    RFI : Từ bản án của Lê Quốc Quân, theo anh xu hướng chính trị ở Việt Nam có thể diễn biến như thế nào?

    Nh́n tổng quan, hiện thời Nhà nước Việt Nam đang nằm trong hệ trục tay ba cùng với người Mỹ và Bắc Kinh. Không chỉ với Phương Uyên, bất kỳ mức án nặng nề nào đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.

    Trong hệ trục tay ba đó, một bản án được coi là “nhẹ” đối với Lê Quốc Quân sẽ vẫn giữ phần nào thể diện, hay c̣n gọi là “sĩ diện”, cho chính thể. Cùng lúc, Bắc Kinh vẫn tạm hài ḷng v́ dù sao vẫn có án, c̣n các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở nửa kia thế giới cũng có thể tạm thỏa măn, nhưng chỉ là tạm thôi, với những cố gắng vận động không mệt mỏi trước đó của họ.

    C̣n kết quả cuối cùng thuộc về nội lực. Không thể nói khác hơn, hai cuộc biểu t́nh ở Long An và tháng 8/2013 và tại Hà Nội vào ngày hôm nay đă chứng thực cho hiệu ứng “trong ra – ngoài vào”: trách nhiệm bảo vệ những thành viên và người thân chính là một hành động cần phải có của hoạt động dân sự và các phong trào dân sự đang khởi phát ở Việt Nam, tạo ra hiệu ứng tác động đối với quốc tế, để đến lượt ḿnh, cộng đồng quốc tế lại có thể làm cho Hà Nội bớt “cảm mạo”, khiến Nhà nước Việt Nam phải xem xét lại những bất công do họ gây ra đối với điều được coi là “tự do tôn giáo” và hàng loạt nhu cầu chính trị - xă hội khác.

    Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xă hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xă hội dân sự đang h́nh thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lư và bất công của chính thể cầm quyền.

    Đường c̣n dài. Dù Lê Quốc Quân chưa được tự do, nhưng ít nhất lộ tŕnh dân chủ ở Việt Nam đang được rút ngắn.


    RFI : Có những ư kiến so sánh với các vụ án trốn thuế khác, chẳng hạn vụ xử ngày 26/9, tức là chỉ cách đây vài ngày, một « đại gia » ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Theo anh th́ bản án vừa rồi có mâu thuẫn với lộ tŕnh dân chủ ở Việt Nam hay không ?



    Ở Việt Nam luôn luôn có sự mất công bằng như thế. Trong rất nhiều vụ án kinh tế tôi đă nghe, có rất nhiều án treo, và thậm chí có những trường hợp vi phạm, trốn thuế tới mức có thể xử chung thân thậm chí cao hơn nữa, nhưng không biết người ta chạy chọt làm sao, cuối cùng cũng chỉ nhận mức án treo.

    Nhưng trường hợp Lê Quốc Quân th́ lại khác hoàn toàn, nằm ở bản chất có thể nói là vấn đề chính trị của nó. Nếu không v́ vấn đề chính trị th́ trường hợp Lê Quốc Quân « trốn thuế » rất dễ dàng nhận một bản án – tôi không nghĩ là án treo nữa, mà có thể thậm chí là tại ngoại ngay. Nhưng trường hợp chính trị th́ lại khác, và trước đó tôi đă nghe những thông tin thực ra vấn đề của Lê Quốc Quân có thể lên tới 5 năm. Năm năm tù giam chứ không phải là ít.

    C̣n trong trường hợp này th́ Viện Kiểm sát đề nghị từ 24 tới 30 tháng tù giam. Đề nghị này làm tôi nhớ đến vụ xử sơ thẩm Đoàn Văn Vươn tháng 4/2013, th́ trước đó cũng có những thông tin là với tội danh chống thi hành công vụ và có vũ khí như vậy là tội trạng rất nguy hiểm, án có thể lên tới từ 15- 20 năm. Rất nặng ! Thậm chí có thể cao hơn – chung thân hoặc tử h́nh.

    Nhưng sau đó dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận và cả cộng đồng quốc tế nữa, th́ mức án của anh Vươn đă giảm xuống chỉ c̣n có 5 năm thôi. Nhiều người không hài ḷng, cho điều đó là bất công đối với Đoàn Văn Vươn. Nhưng theo tôi th́ chúng ta đang sống ở Việt Nam, và Việt Nam đang có nhiều bất công. Ở đây đ̣i hỏi một sự công bằng là điều quá xa xỉ.

    Do vậy, đối với những trường hợp như Đoàn Văn Vươn, chỉ về đất đai mà lănh án 5 năm, c̣n trường hợp Lê Quốc Quân thiên về chính trị, có màu sắc chính trị, mà nhận mức án như thế, theo tôi là trong hoàn cảnh này có thể tạm chấp nhận được. V́ đường c̣n dài, và trước mắt vẫn c̣n phiên ṭa phúc thẩm.

    Chúng ta hăy nhớ lại, trong phiên ṭa sơ thẩm xử Nguyễn Phương Uyên đă bị xử 6 năm. Cay đắng ! Không thể tin nổi có một mức án như thế. Nhưng đến phiên phúc thẩm th́ gần như trắng án và được trả tự do ngay tại ṭa. Cho nên chúng ta cũng nên nh́n vào đó để hy vọng cho trường hợp Lê Quốc Quân - có nghĩa là công bằng sẽ được lặp lại. Nhưng công bằng chỉ được lặp lại với điều kiện đấu tranh của không chỉ những người Công giáo, và cả cộng đồng nhân dân chung quanh nữa.



    RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...an-treo-%C2%BB
    Last edited by Tigon; 02-10-2013 at 09:07 PM.

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đại sứ quán Hoa Kỳ ra tuyên bố về bản án LS Lê Quốc Quân

    Đại sứ quán Hoa Kỳ đă ra tuyên bố cho biết « quan ngại sâu sắc » về bản án đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Tuyên bố cho rằng : « Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như các cam kết trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ».

    Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam thả các tù nhân lương tâm và cho phép người dân bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn ḥa.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...an-30-thang-tu

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo đây là một vụ án chính trị :


    “Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo lắng về vị trí của ḿnh trong xă hội đến mức phản ứng bằng việc t́m cách bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng chính kiến khác".

    HRW kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân.

    Nhà ly khai người Công giáo này được nhiều người biết đến với những bài viết trên internet chống lại những vụ vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng và t́nh trạng độc đảng.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...an-30-thang-tu

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tin VOA : Bản án Lê Quốc Quân thiếu xác đáng, không khách quan



    Bạn bè và người ủng hộ mặc áo in h́nh luật sư Lê Quốc Quân trong cuộc cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội, ngày 29/9/2013.


    + Trà Mi-VOA
    02.10.2013

    Một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’, cáo buộc bị giới cổ xúy nhân quyền chỉ trích là có động cơ chính trị.

    Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân c̣n bị phạt 1,2 tỷ đồng trong phiên sơ thẩm kéo dài nửa ngày hôm nay 2/10 tại Ṭa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dưới sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.

    Đại diện pháp lư của ông Quân nói có nhiều khuất tất trong vụ xét xử luật sư Quân.

    Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi kết thúc phiên ṭa, luật sư Hà Huy Sơn, cho biết:

    "“Truy tố và xét xử ông Quân về tội ‘trốn thuế’ là không xác đáng, không khách quan. V́ cứ cho là ‘trốn thuế’ đi nữa th́ đây là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ chứ không phải cá nhân ông ‘trốn thuế’. C̣n trách nhiệm của ông Quân thế nào th́ là một việc khác, không phải là tội ‘trốn thuế’ đối với cá nhân ông. Cáo trạng cũng nói là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ doanh nghiệp, chứ không phải cá nhân ông Quân ‘trốn thuế’. Thứ hai, các chứng cứ-chứng từ hợp pháp sau này không được người ta thừa nhận mà họ lại dựa vào lời khai của những người liên quan để bác bỏ. Kế tiếp, vị giám định viên để dựa vào đó kết luận là doanh nghiệp ‘trốn thuế’ lại không có thẻ Giám định viên. Nghĩa là bản kết luận giám định không hợp pháp v́ người giám định không có thẻ Giám định viên. Hơn nữa, một số điểm tŕnh bày trong bài bào chữa của tôi không được ṭa chấp nhận.”

    Đông đảo lực lượng an ninh được huy động phong tỏa xung quanh khu vực ṭa án, ngăn không cho những người ủng hộ ông Quân đến gần trụ sở ṭa.

    Anh Lê Thiện Nhân, một trong số hàng trăm người đổ về đây để được quan sát diễn tiến của phiên ṭa ‘công khai’ cho biết:

    “Đoàn người đi đến dự phiên ṭa gần như là không đến được v́ họ ngăn chặn từ rất xa. Lực lượng công an cơ động rải khắp các ngă tư, trên một bán kính rất lớn, từ 4 đến 6km tính từ phiên ṭa ra. Không được tiếp cận phiên ṭa. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng chính lời nói của họ rằng đây là một phiên ṭa ‘công khai’. Họ vi phạm pháp luật là đương nhiên, nhưng đây họ c̣n vi phạm chính những ǵ họ nói ra. Họ không biết tôn trọng chính bản thân họ. Chúng tôi rất là bức xúc.”

    Phát biểu cảm nghĩ trước bản án 30 tháng tù giam dành cho nhà dân chủ nổi tiếng của Việt Nam, Lê Quốc Quân, blogger Lê Anh Hùng, một người quan tâm và theo dơi sát vụ án của ông Quân, nói:


    “Tất cả chúng ta đều cảm thấy bị sốc và điều đó thêm một lần nữa chứng minh rằng ở Việt Nam không có cái ǵ gọi là pháp quyền, pháp trị, không có quyền tự do cơ bản của con người.”


    .Gia đ́nh luật sư Quân cực lực phản đối bản án mà họ tố cáo là cái cớ để nhà cầm quyền đối phó với các hoạt động của ông Quân cổ súy dân chủ, kêu gọi đa đảng.

    Ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Quân nói:

    “Một bản án quá bất công. Phiên ṭa nói là ‘công khai’ mà lại ngăn trở người đi tham dự phiên ṭa, để rồi tuyên án một cách rất trớ trêu.”

    Luật sư Quân là một trong những tiếng nói khẳng khái chỉ trích nhà nước, lên án bất công xă hội, bênh vực cho công lư và người nghèo. Trước khi bị bắt vào tháng 12 năm ngoái, ông là chủ nhân trang blog viết về nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo, và các chủ đề nhạy cảm khác bao gồm vấn đề Biển Đông.


    .Ngay sau phiên xử luật sư Quân, ṭa đại sứ Mỹ ra thông cáo nói “việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn ḥa là điều đáng lo ngại.”

    Sứ quán Mỹ nêu rơ “việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

    Sau bản án của ông Quân, Hoa Kỳ cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới trong đó có Human Rights Watch, một lần nữa kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người dân bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn ḥa.


    http://www.voatiengviet.com/content/...n/1761318.html

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    XEM VIDEO của BBC :

    https://www.facebook.com/photo.php?v...type=2&theater


    BBC Vietnamese
    Hàng trăm người trong đó có cả các giáo dân và một số người dân mất đất đă tiến hành biểu t́nh gần nơi diễn ra phiên xử và kêu gọi thả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân, người bị ṭa án tại Hà Nội tuyên án 30 tháng tù v́ tội trốn thuế.

    Theo hăng tin AP hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh đă được huy động tới các đường phố quanh ṭa án để ngăn người dân tới dự phiên ṭa, và nhiều nhân viên thường phục lập hàng rào người xung quanh khu vực ṭa án.

    Sinh năm 1971, luật sư Quân, nhà bất đồng và là người tham gia đấu tranh dân chủ tích cực trước khi bị bắt. Ông cũng là tiếng nói bất đồng mạnh mẽ ở Hà Nội và từng bị giam 100 ngày sau một chuyến đi học ở Hoa Kỳ.

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không thể lấy toà án làm công cụ bảo vệ chế độ

    Chính quyền Việt Nam có thể sử dụng nhiều lư do để biện minh cho việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Nhưng rơ ràng là để xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh (như báo chí thường nói), để chứng minh uy tín trên đường gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không thể lấy toà án và công an để làm công cụ để bảo vệ chế độ như hôm nay...


    *


    Hôm nay ngày 2 tháng 10 năm 2013, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với tội danh: trốn thuế.


    Ls Lê Quốc Quân được biết đến như một người bất đồng chính kiến, quan tâm đến các vấn đề chính trị - xă hội và đă từng tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội.


    Theo khoản 2, điều 161 Bộ luật H́nh sự đă được sửa đổi, bổ sung quy định như sau:


    2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, th́ bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


    Cũng theo thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán quy định:


    Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS)


    1. Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được qui định tại Điều 108 của Luật quản lư thuế, đồng thời thỏa măn các dấu hiệu được qui định tại Điều 161 của BLHS.


    2. Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác qui định tại khoản 3 Điều 161 của BLHS được hiểu là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lư thuế, công chức quản lư thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lư thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác th́ ngoài tội trốn thuế, người phạm tội c̣n bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự về các tội phạm tương ứng.


    Trên đây là những quy định pháp luật được đưa ra, trên thực tế luật pháp đă được sử dụng để áp đặt trong trường hợp của LS Lê Quốc Quân?


    1. Hăy xét tới hoàn cảnh bắt giam (từ ngày 30/12/2012) và thời gian tạm giam cùng việc hoăn xử phiên toà lần đầu (ngày 9/07/2013). Tổng cộng Ls Lê Quốc Quân bị giam giữ hơn 9 tháng.


    Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 BLTTHS và phụ thuộc vào từng loại tội, cụ thể như sau:


    - Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng th́ thời hạn tạm giam không quá 3 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá 1 tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng.


    - Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng th́ thời hạn tạm giam không quá 4 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá 2 tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.


    Thông tin trên báo Công an Nhân dân cho hay: “...Chỉ tính riêng trong hai năm 2010 và 2011, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đă lập và kư hợp đồng với 9 chuyên gia tư vấn nhằm tăng chi phí và giảm thu nhập cho Công ty với số tiền là 1,75 tỷ đồng. Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty này đă trốn là hơn 437 triệu đồng.” (1)


    437 triệu đồng, thuộc khoản 2 điều 161 BLHS.


    Vấn đề nghiêm trọng hơn nhưng thường xuyên gặp trong rất nhiều vụ án xét xử những người bất đồng chính kiến ở đây là: người “được cho là có tội” theo kết luận của cơ quan công an điều tra bị phán xét và kết án trên các phương tiện truyền thông trước ngày xét xử.


    Điều 72, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: Không ai bị coi là có tội và phải chịu h́nh phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đă có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lư nghiêm minh.


    Điều 9, Bộ Luật Tố tụng H́nh sự nước CHXHCN Việt Nam quy định: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đă có hiệu lực pháp luật. Không ai bị coi là có tội và phải chịu h́nh phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đă có hiệu lực pháp luật.


    2. Các cơ quan truyền thông nhà nước đă làm ǵ với Ls Lê Quốc Quân?

    Các bài viết, phóng sự được phát đi trong thời gian ông bị bắt giam và trước phiên toà cho thấy tội trốn thuế thực sự rất nghiêm trọng, cần phải nghiêm trị để làm gương.


    Và ở ngày xét xử sơ thẩm Lê Quốc Quân, một phiên toà công khai th́ người mẹ già của ông không được tham dự. Công an, an ninh và các lực lượng dân pḥng, bảo vệ chặn đường, quây kín các ngă dẫn đến toà án. Bên cạnh đó, rất nhiều bloggers “được” vận động không tham dự phiên toà, và đă có người bị cản trở khi đến tham gia phiên toà.


    Động thái này cho thấy điều ǵ?


    Chính nhà nước Việt Nam, cụ thể là chính quyền thành phố Hà Nội đă tạo ra sự liên kết về động cơ chính trị với tội danh trốn thuế của Ls Lê Quốc Quân chứ không phải ai khác.


    Nếu ông Quân có tội, hăy để pháp luật phân xử, tại sao lại áp dụng đủ mọi biện pháp công kích cá nhân trên truyền thông, đồng thời lợi dụng quyền lực để ngăn trở quyền được tham dự phiên toà công khai của thân nhân và người dân?


    Blog và mạng xă hội nếu có đưa thông tin sai sự thật về việc Ls Lê Quốc Quân trốn thuế, th́ việc xét xử công khai và trưng ra các bằng chứng với công luận trong phiên toà sơ thẩm hôm nay là cơ hội tốt nhất để Việt Nam chứng minh rằng không có chuyện đàn áp người bất đồng chính kiến.


    Trả lời trước diễn đàn quốc tế, chính quyền Việt Nam luôn cho rằng “không có chuyện bắt giam những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam” bởi lư do bị bắt là “vi phạm pháp luật Việt Nam”. Đây không phải lần đầu tội danh “trốn thuế” được sử dụng. Trước đó để bắt giam blogger Điếu Cày với cáo buộc trốn nộp thuế thuê nhà và bỏ qua phần đưa ra chứng cứ của hai luật sư tham gia bào chữa, để rồi sau hơn 30 tháng tù giam, không có lấy một ngày tự do, nhà nước Việt Nam lại tiếp tục giam cầm blogger này với bản án nặng nề cùng tội danh vi phạm điều 88 BLHS.


    Cũng liên quan đến tội danh trốn thuế, ngày 27/09/2013, báo An ninh Thủ đô đưa tin: “Trốn thuế hàng chục tỷ đồng, đại gia Bắc Ninh bị xử án treo”. Số tiền thuế bị thất thu ở đây lên tới hơn 11 tỷ đồng. (2)


    Dù muốn hay không, người ta không thể không liên tưởng việc chính quyền muốn sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu để trừng trị những người bất đồng chính kiến.


    Việc một cá nhân có tội hay không không chỉ phụ thuộc vào sự kết luận của cơ quan điều tra và hệ thống truyền thông. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, điều này hoàn toàn ngược lại.


    Trong điều kiện truyền thông chịu sự quản lư của nhà nước một chiều, với thực tế người bị bắt giam chưa được pháp luật bảo vệ thực sự theo cơ chế tam quyền phân lập, th́ việc định tội danh và mức án phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan điều tra như hiện tại đă phản ánh được thực trạng của xă hội Việt Nam.


    Chính quyền Việt Nam có thể sử dụng nhiều lư do để biện minh cho việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Nhưng rơ ràng là để xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh (như báo chí thường nói), để chứng minh uy tín trên đường gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không thể lấy toà án và công an để làm công cụ để bảo vệ chế độ như hôm nay.


    Mẹ Nấm


    rfavietnam.com/node/1790

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phiên ṭa rừng rú

    Trước phiên toàn xét xử Ls Lê Quốc Quân, một trí thức trẻ trong khối doanh nghiệp Việt Nam tội trốn thuế, nhà cầm quyền Hà Nội đă đăng đàn định hướng dư luận với những cáo buộc nặng nề do các con vẹt truyền thông loan tải.


    Nhưng sau tất cả những điều đó phần kết luận quy chụp ông chỉ trốn thuế trên dưới 600 triệu đồng!


    Việc Ls Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam bị đàn áp là điều đương nhiên sẽ xảy ra trong cái thiên đàng mù xă nghĩa, một nơi luật pháp chỉ là một thứ công cụ cho bè lũ bạo quyền, thế nhưng trước sức mạnh của giáo dân các giáo xứ kéo về Hà Nội lên tiếng cho ông th́ liệu nhà cầm quyền có nhân nhượng không?


    Với cách mào đầu bôi bẩn cá nhân ai cũng thấy Ls Quân sẽ là con tốt thí trên bàn cờ của nhà cầm quyền cs, họ muốn thách thức và nắn gân người dân, xổ toẹt lên công lư và những giá trị cao cả của nhân loại mà ḿnh xoen xoét cam đoan trước cộng đồng quốc tế.


    Phiên ṭa đang diễn ra tuy nhiên có thể sẽ tiếp tục hoăn xử v́ những lư do vu vơ như thiếu chánh án, bồi thẩm v.v... và v.v... nếu nhà cầm quyền thấy sự căm phẩn của người dân quá lớn nhưng ngược lại Ls Quân có thể nhận những bản án đ̣n thù nếu họ cảm thấy an tâm với sức mạnh cường quyền.


    Trong giới doanh nhân VN th́ trốn thuế được gọi bằng cái từ lách thuế và đa số không ai sẽ phải đi tù chỉ v́ cái tội lách 600 triệu đồng đơn giản bởi v́ có nhiều cách để chọn lựa:


    Thông đồng với cán bộ thuế thụ lư theo phương cách ăn chia hoặc đóng ngay số tiền bị truy thu với cái câu khắc phục.


    Nhưng Ls Quân lại bị cầm tù v́ số tiền đó, một số tiền chưa đủ để mua một chiếc xe hơi trong cái thiên đàng này dù ông ta là một doanh nhân, thật đúng là chuyện tiếu lâm thời đại!


    Chỉ c̣n lư giải ông là một cái gai trong mắt nhà cầm quyền với những bài viết chính xác về nền kinh tế lạc hậu khoác áo văn minh, những bất cập trong điều hành và một chủ nghĩa xa rời thực tế và cất tiếng nói đứng về phía người dân khiến cho giới lănh đạo CSVN lo sợ.


    Và một điều bất cập nữa mà nhiều người chưa nhận thấy:


    Sau khi mở Công ty làm việc, ông và nhiều người khác đă đóng góp cho ngân sách thuế nước nhà nhưng đến giờ này không có một cơ quan nào của hội Doanh nghiệp hay khối Doanh nhân lên tiếng và càng buồn cười hơn khi Ls Quân đóng thuế bằng những đồng tiền có được do chất xám của ḿnh được trả lương cho đám côn an, dân pḥng đă bắt ông ngày hôm qua và sẵn sàng đàn áp giáo dân ngày hôm nay!


    Nghĩa vụ th́ có, quyền lợi th́ không đă mặc nhiên thành chuyện b́nh thường.


    Dù cho phiên ṭa diễn ra như thế nào vẫn đầy kịch tính, ở chiều hướng thuận ḷng dân th́ uy tín của pháp luật rừng rú cũng mất niềm tin với đại bộ phận người dân, ai cũng thấy ở cái chế độ này hôm trước là ông nhưng hôm sau là thằng nếu họ muốn, c̣n nếu ḷng phẩn uất dâng trào th́ điều ǵ sẽ xảy ra?


    Việc đó vẫn c̣n đang tiếp diễn tại Hà Nội nhưng phiên ṭa xét xử Ls Lê Quốc Quân về tội trốn thuế theo kiểu vạch là t́m sâu sẽ làm cho bộ mặt giới cầm quyền mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành lố bịch, những tên nói LÁO, lời nói không đáng tin khi nói về dân chủ, nhân quyền, đảng ta là ưu việt!


    Trái với điều đó người dân hôm nay chỉ thấy đó là một chế độ phi dân chủ, vô nhân và đảng cộng sản là một cái đảng vô đạo đức nhất từ cổ chí kim...




    Nguyên Anh
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    * " Trước khi trở thành Linh Mục , tôi là một công dân . Và bây giờ , tôi vẫn có trách nhiệm của một công dân Việt "

    ( Lời LM Nguyễn Văn Khải , nguyên quán Ḍng Chúa Cứu Thế Thái Hà )

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 19
    Last Post: 05-11-2012, 05:19 AM
  2. Replies: 11
    Last Post: 28-09-2012, 09:51 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-08-2011, 05:48 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-04-2011, 10:05 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •