Page 132 of 304 FirstFirst ... 3282122128129130131132133134135136142182232 ... LastLast
Results 1,311 to 1,320 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1311
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qúa mệt mỏi với những chuyện " chính trị -xă hội " ngoài kia , nên chạy vào đây relax .

    Thời niên thiếu ở Hà Nội , quà vặt của Tigon là bún chả , là những quả sấu chín chua chua ngọt ngọt , những quả nhót đỏ như trái cà chua , là gói lạc phá xa của chú chệt ngoài Bờ Hồ ...

    C̣n Hà Nội bây giờ thế nào nhỉ ? Anenf đâu rồi , kể ra vài món " quà vặt " của Hà Nội bây giờ đi ?

    Tigon

    PS : Saigon chỉ có món quà vặt mà bọn nữ sinh tụi tôi mê nhất ,là ly đậu đỏ bánh lọt Chợ Bến Thành .. Bây giờ nghĩ lại vẫn c̣n thèm

    Vừa nghe tiêng chuông ngoài cửa kêu , th́ ra người bạn đă sửa xong cái máy bị " FBI virus " . Cái máy cà tàng đang dùng này chắc sẽ nghỉ yên trong hộc tủ để dùng khi emergency
    Last edited by Tigon; 14-11-2012 at 12:58 AM.

  2. #1312
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội; bún ḅ..xứ Huế..

    ... nói đến miền Trung th́ ấn tượng đầu tiên của ẩm thực là bát bún ḅ với bún to sợi.. và nước canh cà chua (tomatoes) chưng với ớt đỏ màu cam, lại có cả củ sả đập dập... thêm vô nào gừng, nào hoa hiên... và không thể thiếu những khoanh chân gị tṛn vo.. hay vát cạnh đầy mỡ.. trên mặt bát bún có điềm chút hành lá, hành củ chẻ..chút lá rau răm... v́ vậy mà có tên đúng nghĩa là bún ḅ gị heo...
    .. c̣n như khách chỉ muốn ăn bún ḅ th́; bà hàng chỉ múc nước canh cộng với thị ḅ thả trong nồi vào bát,đôi khi một vài lát thịt heo nổi lều bều mở.. c̣n có gị heo giá hơi nhỉnh hơn một chút.
    Khi thưởng thức, khách thường hay nặn thêm chút chanh tươi, vài lát ớt thái mỏng.. hay chút nước mắm.. đôi khi bỏ thêm chút giá sống cho mau nguội nước, bớt hăng cay..
    Ai cũng bảo là bún ḅ nơi chợ ddoong ba th́ ngon lắm... thế nhưng những ai đă đeens Đà nẵng, ghé qua chỗ trước tiềm cao lầu Trung Việt.. nơi đây có một bà bán bún ḅ gị heo.. thật ngon.. có thể ngon hơn ở Huế... nmq

  3. #1313
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Úi giời ơi, các đấng mày râu thì có sẵn Cơm nhà quà vợ

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Qúa mệt mỏi với những chuyện " chính trị -xă hội " ngoài kia , nên chạy vào đây relax .

    Thời niên thiếu ở Hà Nội , quà vặt của Tigon là bún chả , là những quả sấu chín chua chua ngọt ngọt , những quả nhót đỏ như trái cà chua , là gói lạc phá xa của chú chệt ngoài Bờ Hồ ...

    C̣n Hà Nội bây giờ thế nào nhỉ ? Anenf đâu rồi , kể ra vài món " quà vặt " của Hà Nội bây giờ đi ?

    Tigon

    PS : Saigon chỉ có món quà vặt mà bọn nữ sinh tụi tôi mê nhất ,là ly đậu đỏ bánh lọt Chợ Bến Thành .. Bây giờ nghĩ lại vẫn c̣n thèm

    Vừa nghe tiêng chuông ngoài cửa kêu , th́ ra người bạn đă sửa xong cái máy bị " FBI virus " . Cái máy cà tàng đang dùng này chắc sẽ nghỉ yên trong hộc tủ để dùng khi emergency
    còn quý nương thì "CƠM NHÀ QUÀ ÔNG XÃ" hả chị Tigon ?
    Vân có nhớ vài câu vè lõm bõm như thế này :

    Đi chợ thì hay ăn quà
    chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
    .....
    Hàng bánh, hàng bún bày ra
    Con mắt thao láo liếc qua mọi hàng
    Bánh đúc cho chí bánh đàng
    Củ từ khoai nướng, đến hàng cháo kê
    Ăn rồi quay gót trở về
    Gặp hàng chả chó lại lê trôn vào
    Hỏi rằng bà bán làm sao
    Một đồng mấy chiếc tôi nào có chê.....

  4. #1314
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ; ô mai mơ..

    ... đấy , cái thở ban đầu lưu luyến ấy.. biết tẩy của các nương tử.. thích nhâm nhi chua ngọt cay .. nmq cứ phải đến phố hàng Đường mua sẵn, ít là hai gói ô mai.. một cho BT và gói thứ hai cho người bạn mũi lơ mắt xanh Yvonne... ô mai hàng Đường, nhiều loại, hương vị đặc biệt và nhâm nhi hết ư luôn. Các nàng thích thú vô cùng.. và nh́n thấy mặt nmq là ch́a tay.. Địa chỉ 36-38 hàng Đường ngày nay không biết có c̣n bán ô mai hay không >?? nmq

  5. #1315
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    ... đấy , cái thở ban đầu lưu luyến ấy.. biết tẩy của các nương tử.. thích nhâm nhi chua ngọt cay .. nmq cứ phải đến phố hàng Đường mua sẵn, ít là hai gói ô mai.. một cho BT và gói thứ hai cho người bạn mũi lơ mắt xanh Yvonne... ô mai hàng Đường, nhiều loại, hương vị đặc biệt và nhâm nhi hết ư luôn. Các nàng thích thú vô cùng.. và nh́n thấy mặt nmq là ch́a tay.. Địa chỉ 36-38 hàng Đường ngày nay không biết có c̣n bán ô mai hay không >?? nmq
    Ông anh NMQ này , thời sinh viên hẳn phải phải là một đấng anh tài , hào hoa hết chỗ chê . Cứ xem cách Bác ấy lấy ḷng các người đẹp Hà Thành th́ biết .

    Bác Cả Thộn có đây không ? Hồi đó sao tôi và Bác không t́m theo BS nmq xin làm " đệ tử " nhỉ ?

  6. #1316
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Đâu có muộn hở Bác

    Quote Originally Posted by Hoa Biển View Post
    Ông anh NMQ này , thời sinh viên hẳn phải phải là một đấng anh tài , hào hoa hết chỗ chê . Cứ xem cách Bác ấy lấy ḷng các người đẹp Hà Thành th́ biết .

    Bác Cả Thộn có đây không ? Hồi đó sao tôi và Bác không t́m theo BS nmq xin làm " đệ tử " nhỉ ?
    THưa bác Hoa Biển,
    Bây giờ vẫn đâu có muộn hở Bác.
    Điều quan trọng là Sư Phụ có thâu nhận không.
    Anh THộn mà nghe được tin vui này thì phải biết.
    Mừng mà trẻ ra dăm ba chục tuổi là ít.
    Chỉ ngồi nghe giảng vài buổi là bớt..... thộn đi nhìêu.
    Hi hi

  7. #1317
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ;.. nam nữ thọ, thọ.. bất thân...

    lại có thêm một dịp nói lại truyện xa xưa... ngày đó, thời kỳ 1930 1950.. tập tục cổ hủ, mang nặng tính cách phong kiến, giáo điều. Vấn đề Nam/Nữ..; dù cho Tự lực văn đoàn, hay những nhà xă hội học mới đă hết sức cố gắng phân giải,, cố gắng chuyển đổi, nhưng không phải là một lúc mà có thể thay đổi nếp sống của người dân. Từ cổ tục tảo hôn, tục huyền đến hủ tục lấy vợ sớm... ;
    ... lấy chồng từ thuở mười ba...
    ... đến nay mười chín th́ đà năm (5) con...
    ... ra đường thiếp hăy c̣n son.. !!
    .. về nhà thiếp đă năm con cùng chàng..!!!!

    hay như ;.... bồng bồng cơng chồng đi chơi..
    ..... đi đến chỗ lội, đánh rơi mất chồng ..
    .... chị em ơi !!, cho tôi mượn cái gầu ṣng... để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.!!!!.

    Quan niệm lấy vợ sớm cho c̣n xảy ra nhiều ở trong làng xă VN thời đó; là v́, có thể do nghèo.. cũng có thể do sự bảo vệ gia đ́nh, tài sản... chồng mới sáu, bảy (7) tuổi lấy cô vợ 16, 17... về nhà th́ cô vợ cong lưng ra làm.. đi cấy.. trông nom, hầu hạ bố mẹ chồng đôi khi c̣n phải ru cho chồng ngủ... v́ vậy mà khi chồng đến tuổi dậy th́.. biết đến th́... giận chồng em bỏ chỗ nằm...
    em nằm dưới đất chồng bồng em lên.. giường !!!
    Rồi đến khi tuổi người vợ đă về chiều, lại do vất vả.. không c̣n phục vụ được... đành phải cho chồng kiếm t́m vợ bé.. nàng hầu là vậy.
    Như đă gơ trước đây trong các loạt bài của nmq; bố mẹ hỏi vợ sớm cho con, nàng lo việc nhà, c̣n chàng vẫn cắp sách đi học. Ra ngoài đụng chạm với xă hội, với trường học, mở mang kiến thức.. trong con mắt giờ đây có những h́nh ảnh mới.. và có thể có bạn mới.. trở nên lạnh nhạt với vợ chính thức.. trước hoàn cảnh này, gia đ́nh chấp thuận cho giải pháp là, thường cha mẹ dàn xếp với con dâu... để cho anh chồng được đem về nhà một người bạn, một người vợ lẽ.. Đôi khi cũng do nàng dâu cưới hỏi không có sanh con được trong thời hạn, v́ mục đích nối dơi tông đường, cho nên nàng dâu chính thức cũng phải bằng ḷng cho cha mẹ đi cưới thêm một người phụ nữ khác để sanh con.. nối dơi tông đường, và chữ thê thiếp.. phân định chính thê/ thứ thiếp... một cách danh chính ngôn thuận.

    Trở lại với vụ giao tiếp với bạn khác phái. nmq khi vào Đại học, tuổi trẻ nhất phân khoa ( faculte'), con nhà nghèo ( vẫn phải đi gánh nước thuê để kiếm sống ) gầy c̣m nên có biệt danh " thằng lỏi ". , trở thành tên "giao liên" giúp đỡ mấy chàng công tử con nhà giàu trong việc "đưa tin nhạn".. nhờ vậy mà có tiền mua sách.. cũng như biết đến tính nết của các công chúa, "công nương chanh cốm".. cho nên việc biết rơ ưu điểm của các nàng thật không có ǵ lạ cả. Chưa kể đến vụ, các chàng công tử... lên đến Đại hoc... chàng nào cũng già tuổi hơn nmq ít là ba đến 10 tuổi. Thật sung sướng đóng vai làm em... được cả đôi bên trọng vọng, nịnh bợ để nhờ vả, nhất là mỗi khi gần đến ngày thi... nmq kiếm tiền khá nhiều v́ các công tử t́m đến "để học chung !!". Cũng đă có lần thày A.Role hỏi nmq...bài nộp của anh TA... lối viết bài tra khảo tài liệu(research) sao giống như là của con vây ?? họ trả cho con bao nhiêu tiền ?? Thưa thày , con nhận lỗi..xin thày tha.. bs Role cũng từ đó nh́n đến tôi và giúp tôi hết sức cho nên đến 1953 tôi được tuyển sang De Lanessan..
    Bạn giới tính của nmq, đối như BT, nmq lúc đầu nhờ ḷng tốt của BT giới thiệu cho đi kèm hoc cho các em họ.. rồi làm precepteur cho gia đ́nh ông phủ.. cô bé YK.. c̣n như trong bài viết của nmq, có nhắc nhiều đến Yvonne, con gái bà giáo của nmq từ thời Albert Sarault.. me Bernard... thương sót và giúp đỡ nmq.. và không biết sao mà cả hai ông bà thương hại.. dạy dỗ từng ly từng tí.. cộng thêm sự rèn cặp, giáo dục Đông phương của mẹ Cả của nmq, nhờ vậy mà nmq có được hai nền văn hoá Âu Á trong tâm hồn, và giữ măi cho đến ngày nay.
    Ngày nay, trên Diễn đàn, nmq chỉ đem đến cống hiến cho quí Bạn, tất cả những ǵ của thế hệ trước trải qua, việc thật, người thật, dưới góc độ của một cá nhân, để quí Bạn đọc và t́m hiểu .. thông cảm, .. tránh đi những khuyết điểm, sao cho phù hợp với cuộc sống đương đại .. chứ nmq không có tài cán ǵ.. Mong quí Bạn hiểu cho. Cảm ơn ./. nmq

  8. #1318
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    LAỊ PHỞ

    Thưa quý vi,
    Hôm qua Vân nhận được bài NGƯỜI MÊ PHỞ NÓI CHUYỆN PHỞ qua email. THấy cũng hay lắm nên xin chép ra để quý vị yêu phở cùng thưởng lãm.
    Trân trọng.
    VN

    NGƯỜI MÊ PHỞ NÓI CHUYỆN PHỞ

    Cả hơn tuần nay tôi ể ḿnh, không có ra ngoài. Hồi sáng thấy trong người khỏe lại, chợt thèm phở cách ǵ.
    Nhắc đến phở là đúng băng tần của tôi rồi, bởi v́ tôi có rất nhiều kỷ niệm riêng tư về phở với ông bô của tôi, kể hoài không hết. Nay đă về hưu, và ông bô tôi cũng đă leo lên bàn thờ ăn xôi nghe kèn từ hơn 30 năm nay rồi, nhưng mỗi lần ăn phở đều ít nhiều nghĩ đến ông bô tôi.
    Mặc dù xuất thân "Cao Cẳng Sư Cụ Đông Dương", ông bô tôi vẫn thuộc loại thầy giáo thủ cựu, đạt tiêu chuẩn "thứ nhất hay chữ, thứ nh́ dữ đ̣n", mà tôi lại là con trai đầu ḷng - cậu cả con bà hai, loại "con đợi con chờ, con cầu con khẩn" - nên được ổng cưng lắm, mà càng cưng lại càng chết... cha tui! Ổng o ép tôi từ cái học đến cái ăn, muốn nhào nặn tôi thành một "bản sao" của ổng. Về cái học th́ thỉnh thoảng ổng lại múa roi mây, bắt chia “vẹc bờ” các “tăng” các “mốt”, lạng quạng là ổng lôi tôi ra "uưnh biểu diễn" cho đám học tṛ của ổng coi chơi, uưnh đến nỗi không lớn được, thành thử bây giờ vóc vạc nhỏ thó. Về cái ăn th́ ổng ăn cái ǵ, tôi phải ăn cái đó, ổng ăn kiểu ǵ tôi phải ăn kiểu đó.
    Riêng về phở th́ gần hết một đời, tôi vẫn chưa thấy ai mê phở như ông bố tôi. Đối với ổng, ăn phở không phải để ăn cho no, mà để ăn cho... sướng! Hồi 1954 trở về trước ở Hà Nội, thành phố bé bằng cái bàn tay, không tiệm phở nào mà ổng không dẫn tôi tới ăn thử, để chọn những chỗ ngon nhất theo cái "gu" của ổng. Ổng chê phở Cửa Nam là nước không trong, bánh không mỏng, không dai, nhất là ổng cực lực đả kích món phở tái sách của tiệm này. Theo ổng, phở th́ phải là phở ḅ, và là phở chín, thịt mới thơm, c̣n tái th́ có mùi gây của thịt ḅ sống, làm mất mùi phở, đồng thời thịt sống làm nước phở "đục như nước cống", ăn phở tái là không biết ăn phở(!). Ổng cũng thích nhậu sách ḅ lắm chớ có phải không đâu, nhưng phải là sách chấm tương gừng, ăn với húng giũi thôi, không thể cho vào phở được. Ổng chê phở Cửa Nam thua xa phở Cầu Gỗ. Ổng có thể ăn phở sáng-trưa-chiều-tối-khuya, từ sớm tinh mơ đến tối mịt mờ khuya lắc khuya lơ, bất cứ lúc nào, và có thể ăn ngày này sang tháng khác. Ổng coi phở như một món ăn chơi, thích lúc nào th́ ăn lúc nấy, ăn lấy hương lấy hoa thôi. Một phần cũng v́ bát phở (từ ngày vô Nam tôi mới quen kêu bằng tô phở) Hà Nội thời đó nhỏ xíu, ít xỉn, nông toẹt - tiếng văn chương kêu bằng "thanh cảnh " - tuổi thiếu niên trổ gị của tôi hồi đó th́ chỉ húp ba bốn húp là tiêu bát phở! Chả là phở gánh Hà Nội ngày xưa không ăn bằng th́a (muỗng), chỉ có đũa để gắp, và... kê miệng húp!
    Ông bố tôi chọn phở chứ không chọn chỗ, ổng chịu nhất là gánh phở cố định ở Phố Hàng Vôi, khúc gần Ấu Trĩ Viên hồi đó (bây giờ chả biết đă được xây khách sạn hoặc công ty ǵ nữa). Ăn phở gánh Hàng Vôi vào giờ đi làm buổi sáng th́ phải xếp hàng, rồi tự kéo ghế đẩu ngồi ăn ngay trên vỉa hè. Nghỉ hè, ổng chấm thi chấm cử xong, thường đưa tôi ra băi biển Đồ Sơn, ô tô ca (xe đ̣) đi ngang Hải Dương th́ mua bánh đậu xanh Rồng Vàng, để ghé Hải Pḥng, sau khi ăn phở Hợp Lợi ở Phố Cát Dài (h́nh như số nhà 215 th́ phải, lâu quá quên mất tiêu) th́ dùng làm món tráng miệng. Tiệm phở Hợp Lợi này c̣n nổi tiếng về các món phở xào ḍn, xào mềm, cũng như phở áp chảo khô, áp chảo nước. Hóa nên từ nhỏ xíu tôi đă lây cái bệnh mê phở của ông bô tôi, nhưng không mê đến nỗi quá khích như ổng. Ổng đả kích các loại phở "biến tấu" như phở gà, phở sốt vang... cho rằng "phở th́ phải là phở ḅ". Tôi cũng có thể ăn phở bất cứ lúc nào đói bụng, và có thể ăn mỗi ngày mà không chán. Thậm chí hồi nhỏ xin tiền ăn phở vào buổi chiều, bà mẹ không cho, bắt ăn cơm, nhiều lần tôi phải giả vờ ốm (bịnh) để đ̣i ăn phở.
    Chả biết ở Sài G̣n trước 1954 có tiệm phở không, chỉ biết là từ sau 1954 th́ nhiều tiệm phở Bắc mới theo nhau mọc lên, và cha con tôi ngày ngày đi "duyệt" từng tiệm, nghe nói tiệm nào mới mở là tới ăn thử. Ông bố tôi chịu nhất là tiệm phở xập xệ mang tên "Phở Số 1" trên đường Phan Thanh Giản cũ (nay là Điện Biên Phủ), ngay kế đường rầy xe lửa. Ông chủ tiệm thấy ông bố tôi vào là phải trụng bánh ba bốn lần cho thật kỹ, để khi chan nước dùng (nước lèo) th́ nước mới không bị đục, bởi v́ ổng không chỉ ăn phở, mà ổng c̣n nh́n phở nữa. Bánh phở phải trắng tươi như bạch ngọc, c̣n nước phở phải vàng óng, trong suốt như hổ phách! Ổng c̣n kÿ nước béo, hồi đó ai mà biết cô-lét-tê-rôn là cái quái ǵ, chỉ v́, như ổng nói, tô phở nước béo "trông thô bỉ lắm"! C̣n nấu phở mà cho củ cải vào thùng nước lèo th́ ổng bảo là "bố láo bố lếu". Về sau tiệm này dọn về Tân Định gần nhà tôi, trên đường Hai Bà Trưng, gần ngă tư xéo Yên Đổ - Trần Quang Khải, rồi sau lại dọn đi nơi khác. Mặc dầu "chịu đèn" tiệm này, ổng vẫn chê là con ḅ Miền Nam không ngon (ngay cả phở Hà Nội ngày xưa, muốn ngon th́ phải nấu với ḅ nuôi ở tỉnh Phú Thọ cơ), nước dùng không đậm đà, bánh phở Sài G̣n làm không đúng cách, không được mỏng, được dai, mà cứ bở bờ bờ, rau mùi (ng̣) Sài G̣n không thơm v.v...
    Phở Sài G̣n sau 1954 không c̣n là phở Bắc thuần túy nữa, tô phở lớn hơn, đa dạng hơn. Phở Tàu Bay ở đường Lư Thái Tổ, gần khu Bắc Hải của dân Bắc Kỳ Công Giáo di cư, là một trong những tiệm sớm sủa, rất đông khách, giá rẻ, tô bự, lại c̣n có loại "tô xe lửa" nữa. Ông bô tôi chê phở Tàu Bay là nước đục, bánh đă dày lại bở, chỉ được cái rẻ. Khi ăn th́ cho đủ thứ rau thơm, về sau lại có giá sống, giá trụng, ăn với cả tương đen của Tàu. Ổng thù cái món tương đen này lắm, nói là khiến phở biến thành... mùi Tàu. Thấy thực khách chăm chú "sửa soạn" tô phở, vắt chanh, ngắt đủ loại rau thơm bỏ vô, cho giá vô, rồi c̣n trộn đều lên trước khi ăn, ổng bảo "đúng là cơm heo". Phở Bắc ngày xưa chỉ ăn với hành tây và rau mùi (ng̣), c̣n rau quế, tức húng quế th́ chỉ ăn với thịt chó hoặc tiết canh và ḷng lợn (chấm mắm tôm chanh ớt), cho nên ngoài Bắc mới gọi rau húng quế là húng chó hoặc húng tiết canh.
    Theo ông bô tôi, điểm dị biệt nhất giữa món Tàu và món Ta là món Ta thường ăn với các loại rau thơm, c̣n món Tàu không kèm rau thơm. Món Ta th́ món nào ăn với rau thơm nấy, tuyệt đối không thể lẫn lộn được. Cho nên ngửi mùi rau tía tô th́ tự nhiên thấy thèm các món ốc, ếch, ba ba (cua đinh); ngửi mùi rau kinh giới th́ nghĩ đến bún riêu; nh́n thấy rau th́a là th́ thèm chả cá, ngửi mùi rau húng giũi th́ thèm sách ḅ, vó ḅ, bê thui, ḅ thui (đều chấm tương gừng) v.v... Nay nếu bỏ hầm bà làng các loại rau thơm vào phở th́... “chả c̣n ra cái quái ǵ nữa!”
    Sau khi tôi - cái "bản sao" của ổng - vô trường Học Đại Sư Cụ Sài G̣n, không c̣n trong ṿng o ép của ổng nữa, th́ tính chất "bản sao" trong tôi phai nhạt dần, tự nhiên tôi thích ăn phở kiểu Sài G̣n, giá sống, rau thơm ǵ cũng cân tuốt, rau dấp cá, ng̣ om, húng chó, ngổ ba lá... làm ráo nạo, có điều là cho đến nay vẫn không thích ăn phở tái, và càng không thể xịt tương đen vô phở! Tôi không được rơ t́nh h́nh phở Hà Nội sau năm 1954 ra sao, nhưng sau 1975, nhiều người ở Hà Nội vào kể rằng giai đoạn khó khăn lúc trước th́ chỉ có phở quốc doanh với món "phở không người lái". Phải xếp hàng, mua phiếu, như kiểu các cửa hàng ăn uống quốc doanh ở Sài G̣n sau 1975 vậy. "Phở không người lái" tức là phở không có thịt, chỉ có bánh phở và nước phở nấu bằng xương ḅ. V́ nước phở quá nhạt nhẽo do ít xương ḅ, nên nhiều người đi ăn phở không người lái đă phải đem theo lọ "ḿ chính" (bột ngọt - âm Quảng Đông của "vị tinh"), rắc một chút vào bát phở để đánh lừa khẩu vị. Thảm đến thế là cùng! Chính v́ vậy, đến nay dân Hà Nội vẫn c̣n thói quen ăn nhiều bột ngọt, và c̣n có câu thành ngữ tân thời: “Đắt như ḿ chính thời bao cấp”.
    V́ mê phở, nên tôi thích t́m hiểu t́nh h́nh phở. Chưa bao giờ Sài G̣n mọc thêm nhiều quán phở, tiệm phở lớn nhỏ như hiện nay, hầu như đường phố nào, hang cùng ngơ hẻm nào cũng có, chưa kể các xe phở cố định và lưu động. C̣n ở Hà Nội th́ báo chí cho biết, Hà Nội cũng đang ở vào thời kỳ "bung ra" của phở. Mới đây ở Hà Nội có ông giáo sư Lê Văn Lan đă vận dụng "phương pháp lịch sử" (?) để nói về các giai đoạn tiến hóa của phở, và c̣n làm một bản "thống kê phở" nữa. Theo ông, sự tiến hóa này đă trải qua “4 bước”. Bước thứ nhất là giai đoạn "Hà Nội hóa" từ đầu thế kỷ 20, khiến phở trở thành một đặc sản của Hà Nội, và các tỉnh khác ở Miền Bắc nấu phở th́ cũng nấu theo kiểu Hà Nội. Thứ nh́ là giai đoạn phát triển “cổ điển”, gồm những năm trong 2 thập kỷ 40-50. Có lẽ đây là loại phở cổ điển theo "gu" của ông bô tôi chăng? Thứ ba là giai đoạn "mậu dịch", những năm 60-70. Thứ tư là giai đoạn “bung ra” từ những năm 80 đến nay. Ông giáo sư này có vẻ có lư, nhưng chia giai đoạn tṛn trịa, cứng ngắc như thế có chỗ không ổn, thiếu tính... khoa học, v́ trong thập kỷ 50 th́ trước và sau 1954 khác nhau một trời một vực. Mặt khác, theo nhiều người, giai đoạn gần đây nhất - từ thời đổi mới đến nay, tức là từ 1990 - có lẽ nên gọi là giai đoạn “phục hưng” của phở. Ở Hà Nội, vào những năm cuối của thời “phở mậu dịch”, phở có bán ở quán ăn tầng trệt khách sạn Phú Gia, cạnh Bờ Hồ. Bây giờ th́ cái quán ấy đă thành “rét-tô-răng” mà không c̣n món phở nữa. Phở Hà Nội có lúc đă tiêu điều, song bây giờ có thể nói phở Hà Nội đă sống lại, và đang “bung ra”... theo nhiều nghĩa.
    Về “thống kê phở" th́ ông giáo sư Lan cho biết, theo những ǵ người ta nghiên cứu được ở Hà Nội, phở đă có cả 100 tuổi. Phở là món ăn do người Việt chế ra, hay du nhập từ Trung Quốc? Câu trả lời đă rơ ràng: phở là món ăn hoàn toàn Việt Nam, v́ nếu từ Trung Quốc th́ tại sao giờ này Trung Quốc không có món phở? C̣n phở đă gần tṛn, đă tṛn, hay đă hơn 100 tuổi, th́ chẳng ai khẳng định được chắc chắn và rơ ràng, mà có lẽ cũng chẳng có ǵ quan trọng lắm. Điều quan trọng là phở đă như một cây cổ thụ, bắt rễ, đâm chồi, lan tỏa sâu vào (bộ đồ) ḷng người, đă khẳng định được vị trí độc nhất vô nhị của nó trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Đến nay ít nhất cũng đă có vài công tŕnh khảo sát, nghiên cứu rất "nghiêm túc" về phở, dưới "góc độ lịch sử và văn hóa” như của Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, hay dưới "góc độ khoa học kỹ thuật” của Bộ môn Công nghệ Chế biến Trường Đại học Thương nghiệp Hà Nội. Theo thống kê trong sách vở báo chí ở Hà Nội hiện nay th́ tài liệu nhiều nhất đă kê được 17 món phở, gồm phở chín, phở tái, phở gầu, phở sụn, phở sách, phở xá xíu, phở gà, phở gà xào, phở xào mềm tim gan, phở xào ḍn tim gan, phở ḅ xào ḍn, phở gà xào ḍn, phở áp chảo nước, phở áp chảo khô, phở sốt vang v.v... và cả phở chua. Thống kê này quả là có giá trị, song h́nh như vẫn chưa thấy đủ so với thực tế phở ở Hà Nội bây giờ. Ít ra cũng thiếu mất vài món, mà dù chưa được thừa nhận chính thức, vẫn có nhiều người thích ăn, như phở mọc, phở thập cẩm... Ông bô tôi đă ăn xôi nghe kèn từ cuối thập kỷ 60, nếu ổng c̣n sống th́ sẽ bảo là trong 17 món phở đó, ngoài phở ḅ chín, c̣n 16 món kia là "bố láo bố lếu" hết. Phở ḅ cho tới nay vẫn là “phở căn bản” trong hầm bà lằng các món phở hiện hành. Phần lớn các quán phở nổi danh trong hàng ngũ “Hà Thành đệ nhất... phở” bây giờ cũng vẫn là các quán phở ḅ!
    Một ông kư giả cho biết, cái cảnh xếp hàng vốn ám ảnh người dân Hà Nội mấy chục năm của thời bao cấp, đến nay chưa hết hẳn. Buổi sáng cỡ 8-9 giờ, đi qua các phố Bát Đàn, Tôn Đức Thắng, Lư Quốc Sư... người ta vẫn thấy cảnh xếp hàng rồng rắn để ăn phở, nhưng ngày nay người ta xếp hàng với một ư nghĩa và tâm t́nh khác hẳn. Phở phố Lư Quốc Sư th́ sáng nào cũng có một ông dáng chừng là nhà doanh nghiệp quốc doanh bự, ăn mặc rất xịn, đầu chải láng mướt, c̣m lê cà vạt chỉnh tề, tay lăm lăm điện thoại di động từ xe Toyota Camri đời mới bước xuống, cũng đứng xếp hàng kiên nhẫn chờ đến lượt. Thời buổi này thời giờ là tiền bạc, thế mà mất cả mấy chục phút chỉ để chờ ăn một bát phở cho bằng được th́ thật là sang và... gàn!
    Nghe nói một trong những quán phở loại ngon nhất của Hà Nội hiện nay là phở Bát Đàn. Phở Lư Quốc Sư c̣n gọi là “Phở Bà Ngọc”, v́ bà Ngọc làm “kỹ thuật viên” chính, cũng ngon ngang ngửa với phở Bát Đàn. Phở Hàng Muối cũng ngon, tuy món thịt chín hơi cứng hơn một chút. Phở "tái lăn" ngon nhất có lẽ là ở Phở Th́n Ḷ Đúc, nước dùng đậm đà, hơi béo do thịt xào lăn, song không ngấy. C̣n Phở Hàng Bột (phố này giờ đă đổi tên thành Tôn Đức Thắng, song người ta vẫn quen gọi tên phố cũ) có món “bửu bối” là phở sốt vang, nhuộm ra đỏ cả bánh phở. Tuy nhiên, các món phở tái trần, tái lăn, chín... đều ngon. Đặc biệt hơn nữa là cô bán hàng, h́nh như chửa... chồng, rất xinh đẹp, trắng trẻo, mắt sắc như dao cau, và lúc nào cũng trang điểm rất kỹ càng như sắp đi nhảy đầm, mặc đồ đầm ngồi làm phở mới kiêu chứ, v́ cô rất ít cười. Phở gà nổi tiếng có quán ở Phố Nam Ngư. Bà chủ quán hơi đồng bóng, song phở rất ngon. Ngày xưa, ông Nguyễn Tuân đă từng sợ rồi người ta sẽ làm "phở hộp" th́ không c̣n là phở. Bây giờ th́ chưa thấy phở đóng hộp, mà mới chỉ có “phở ăn liền” của Công ty Vifon, sấy khô cho vào gói, có bột nêm, như ḿ ăn liền vậy, và tất nhiên là... không người lái. Khỏi phải nói, thứ này th́ đúng là "chả ra cái quái ǵ cả”.
    Tôi th́ không đến nỗi thủ cựu và quá khích như ông bố tôi, nhưng tôi cho rằng phải "chính danh", v́ đă kêu bằng phở th́ phải là... phở, nghĩa là có mùi phở, vị phở, và chỉ là phở ḅ. C̣n nếu cứ đem bánh phở - vốn chỉ là bột gạo - trộn với đủ món biến tấu sau này như thịt gà, tim gan, đồ ḷng, sốt vang v.v... th́ "cưỡng dâm" cái tên phở quá, mà nên gọi là hủ tíu ḅ kho, hủ tíu xào đồ ḷng, hủ tíu gà v.v... v́ hủ tíu là sợi bột (âm Quảng của từ ngữ Hán "khỏa điều"), sợi bột th́ muốn xào nấu với ǵ chả được. Nếu không th́ bún ốc, bún riêu... cũng có thể gọi là phở ốc, phở cua... hay sao? C̣n những loại phở khác ở Hà Nội hiện nay như phở tim gan, phở mọc, phở thập cẩm... nói ở trên, th́ xin lỗi, "bố láo bố lếu" hết!
    Tuy nhiên, trong thời kỳ "bung ra" của phở từ Nam chí Bắc hiện nay, h́nh như các món phở xào và phở áp chảo đă thất truyền. Hồi sau 1954, Sài G̣n cũng có xuất hiện mấy món này, sau đó th́ một thời gian tiệm phở 79 ở đường Vơ Tánh, gần Ngă Sáu Sài G̣n cũng có mấy món này, nhưng không phải là tay chuyên môn làm, nên ít khách kêu, rồi dẹp luôn, v́ hồi đó người muốn ăn phở xào, phở áp chảo, chỉ là thành phần Bắc Kỳ di cư, tức Bê 54 như gia đ́nh tôi chẳng hạn. Ông bô tôi cũng thích ăn mấy món này, ngoài tiệm không có th́ bà bô tôi làm ở nhà cho ổng ăn đỡ vậy. Phở áp chảo hay phở xào th́ cũng gồm 2 thành phần chính, là bánh phở và "người lái". Quan sát bà bô tôi làm th́ bánh phở tươi mua về từng lá, phải xắt to bản, loại bánh rờ vô thấy dẻo và ráo tay, không dính tay, không thoa dầu (mùi dầu khiến phở bị hôi dầu). Phở xào th́ có xào mềm và xào ḍn. phở áp chảo th́ có áp chảo khô, áp chảo nước. Nếu làm phở xào mềm th́ sau khi xắt, bánh phở được gỡ tơi ra, rắc một tí muối, trộn đều, bỏ bánh vào chảo dầu thật nóng, tải mỏng ra, đảo nhanh tay cho bánh khỏi cháy. Khi sợi bánh săn lại th́ rắc hành hoa (phần trắng của cọng hành lá) xắt nhỏ, đổ ra đĩa, rồi mới xào "người lái" đổ lên. Bánh phở xào ḍn th́ phải rắc đều bột năng vào bánh phở, rũ cho tơi, không sợi nào dính sợi nào, rồi cho vào chảo dầu nóng, lật qua lật lại cho vỏ ḍn th́ lấy ra đĩa ngay, rồi đổ "người lái" lên. Phở áp chảo khô hay áo chảo nước th́ cũng theo cách tương tự, chỉ khác là thời gian áp bánh phở vô chảo lâu hay mau thôi, áp chảo nước th́ áp mau, áp chảo khô th́ áp lâu. Áp chảo khô th́ ăn khô, c̣n áp chảo nước th́ vẫn phải chan nước dùng như phở nước vậy. "Người lái" là thịt ḅ phi-lê xắt mỏng, to bản, xào với cần tây, cà rốt, cà chua, gừng...
    Gần đây, với thời "bung ra" và "phục hưng" của phở, th́ phở xào và áp chảo đă thấy xuất hiện ở vài tiệm như phở Bắc Hải ở đường Nguyễn Du Q.1, phở B́nh ở đường Lư Chính Thắng (Yên Đổ cũ) Q.3, phở Dũng ở đường Trường Sơn (đường mới mở ở khu Tân Sơn Nhất, Tân B́nh). Mấy anh già Bê 54 bao năm không được ăn phở xào, phở áp chảo, rủ nhau đi ăn ở tiệm được nghe đồn ngon nhất, là phở Bắc Hải Nguyễn Du (phải gọi như vậy để phân biệt với hàng loạt phở Bắc Hải mọc lên ở một số đường phố khác). Đặc điểm của tiệm này là đầu bếp và phục vụ (chạy bàn) đều là đàn ông, và bán với giá hữu nghị, 20 ngàn một đĩa ăn no. Tôi cũng đă ăn thử, nhưng tôi vẫn không t́m lại được hương vị phở xào và phở áp chảo ngày xưa ở Hà Nội nữa, một phần do phở ngày nay biến tấu búa xua, phần v́ chính cái gu của ḿnh có thể đă thay đổi từ hồi nào mà chính ḿnh cũng khó nhận ra.
    Ăn phở - và ăn nhậu nói chung - mà chỉ có một ḿnh cũng buồn, sáng sớm tôi xách cái xế độp băng qua Cầu Kiệu, đến hú một anh già ở khu Cư xá Nguyễn Cư Trinh, ngă tư Phú Nhuận, tính rủ qua phở Quyền bên kia ngă tư cháp một tô, nhưng anh già ghiền phở này vốn ham của lạ, chuyên sưu tầm cái mới, lại rủ đến ăn ở một gánh phở lề đường, và nói là chỉ mới xuất hiện ít lâu ở gần Hồ tắm Chi Lăng, anh già c̣n quảng cáo là gánh phở này có mùi Hà Nội cũ. Tôi ô-kê cấp kỳ, v́ như đă từng thú nhận, hễ tôi biết tiệm phở, quán phở, gánh phở nào mới xuất hiện là sẵn sàng đi thực tế ngay. Ông bán phở tuổi mới khoảng ngũ tuần, góa vợ, là dân Ô Chợ Dừa, Hà Nội, nhập cư Sài G̣n mới được ít tháng, cho biết là ông ta bán phở gánh ở Ô Chợ Dừa cả chục năm nay, kể từ sau ngày đổi mới, nhưng đă đánh liều dẫn cô con gái duy nhất vô Sài G̣n, và khoe rằng ổng đă quyết định đúng, v́ một tuần bán ở Sài G̣n kiếm bằng cả tháng ở Ô Chợ Dừa. Quả thật, mới sáng ra mà gánh phở của ổng đă đông khách, cô con gái xinh xắn tuổi mới đôi mươi phụ việc cho bố như trần bánh, chan nước lèo, bưng phở cho khách... Ổng vừa xắt thịt, rắc hành... vừa tṛ chuyện với anh già bạn tôi. Ổng mơ ước sau một thời gian cần kiệm dành dụm, sẽ mở một quán phở nhỏ, và nhất định sẽ giữ vị đặc trưng phở Hà Nội. Sau này th́ không biết sao, chớ hiện giờ th́ phở của ổng tuy không ngon lắm - có lẽ tôi đă quá xa cái vị phở Hà Nội của gần 50 năm trước, mà chỉ c̣n quá quen với phở Sài G̣n - nhưng quả là phở của ổng có khác phở Sài G̣n, ít nhất là về mặt... h́nh thức, tức là không có giá sống, không có rau thơm linh tinh, không có tương đỏ tương đen, mà chỉ có ớt trái, hành tây và rau ng̣. Khách phải ăn đứng nếu vài cái ghế đẩu quanh gốc cây lớn đă có người ngồi, và dù đứng hay ngồi th́ cũng một tay bưng tô, một tay cầm đũa v́ không có bàn, và phải kê tô vô miệng mà húp v́ không có muỗng. Nhưng vừa ăn vừa ngẫm nghĩ th́ vị phở cũng thanh, không gây, không ngán.
    Theo thông lệ, tôi là người đề xuất chuyện ăn phở th́ tôi phải trả tiền. Để đáp lại, anh già kéo tôi về nhà ảnh, chiêu đăi một cữ càphê cổ điển “cái nồi ngồi trên cái cốc”, kèm vài điếu Ba Số mà lai rai chuyện phở. Anh bạn này của tôi sính thơ lắm, đi đến đâu là thơ thẩn rơi văi rông rổng đến đó, nhưng toàn là thơ của thiên hạ không hà. Sáng ra có tô phở đấm mơm Ông Thần Khẩu, thấy đời lên hương, ảnh bèn ư ử ngâm hai câu thơ sặc mùi phở:
    Hương thơm trinh nữ? Ồ không phải!
    Hương phở thơm đầy những sớm mai...
    Ǵ chứ thơ với thẩn là tôi kÿ nhất, v́ hổng khoái, hoặc... hổng biết khoái thơ cao cấp bí hiểm, mà chỉ khoái thơ diễu, thơ cà chớn, đọc lên là nó đi vào tận củ tỉ! Thành thử hai câu thơ này nghe qua giọng điệu th́ cũng có vẻ đường được, có vẻ thơ lắm, nhưng nghĩ lại th́ có cái lấn cấn, bất ổn. "Hương phở thơm đầy những sớm mai" th́ được quá rồi, nhưng mà cứ như giấy trắng mực đen th́ làm sao lại có thể lẫn lộn "hương thơm trinh nữ" với mùi... phở được nhỉ? Anh già chỉ cười mỉm chi cọp, chê tôi ngu! Mà tôi ngu thật! Măi sau mới chợt hiểu ra, con gái nhà hàng phở th́ người ngợm thơm mùi phở chứ sao, cũng như cô hàng càphê th́ thơm mùi càphê, cô hàng nhang th́ thơm mùi nhang, cô hàng mắm th́ thơm mùi... mắm ấy mà. Vậy th́ cô gái Bắc Kỳ xinh xắn tuổi đôi mươi, con ông hàng phở hồi năy, không phải là có cái "hương thơm trinh nữ" quyện với cái "hương phở thơm đầy những sớm mai" hay sao! Anh già này ghê thật! Hèn ǵ cứ rủ tôi đến gánh phở đó cho bằng được, bỏ cả phở Quyền mà tôi với ảnh vẫn thỉnh thoảng tới ăn từ cả mấy chục năm nay. Hiểu ra như thế, tôi lại cảm thấy... yêu hai câu thơ này mới chết chứ, bèn hỏi là thơ của ai. Ảnh thú thật là không biết, nhưng lại tḥng một câu: "H́nh như của... Tản Đà!" Tôi giăy nảy lên tức th́. Cái giọng điệu đó rơ ràng là thơ sau này, không thể là thơ của thời tiền bán thế kỷ 20 được. Ngoài ra, ǵ chớ về thơ Tản Đà, th́ ai chớ ảnh đừng có căi với tôi. Ngày xưa ông bô tôi có 2 cuốn Tản Đà Vận Văn, Tập 1 và Tập 2, "c̣-lếch-xông" toàn bộ sự nghiệp thơ (văn vần) của Tản Đà, mà tôi từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Sách in giấy bổi vàng khè, nham nhám, chỉ có cái b́a là giấy cứng trắng trẻo, ở giữa trang b́a của cả 2 cuốn đều có h́nh vẽ một người đàn ông gánh hai cái thúng, đang bước đi, đầu đội nón lá sụp xuống che cả mặt, bên dưới có hàng chữ "Gánh văn lên bán chợ trời". Từ lúc c̣n nhỏ xíu, tôi đă khoái cái h́nh vẽ đó rồi. Thành thử đừng có cái ǵ cũng... đổ lên đầu ông Tản Đà! Lại nữa, nói chuyện phở th́ ai chớ ảnh cũng đừng có ḥng căi với tôi, v́ tôi có cái tật là làm "c̣-lếch-xông" bất cứ chuyện ǵ liên quan đến phở, v́ tôi nghĩ, kẻ mê phở cũng nên rành chuyện phở, c̣n không th́ chẳng khác ǵ nhà văn mà... mù Văn học sử vậy!
    Không phải chỉ riêng anh già bạn tôi nghĩ h́nh như hai câu thơ phở đó là của Tản Đà, mà thậm chí trước đây c̣n có kẻ tung ra giả thuyết cho là chính ông Tản Đà đă đem món phở của Miền Bắc vào Sài G̣n. Giả thuyết này dựa vào câu chuyện của những năm tháng Tản Đà cùng Ngô Tất Tố lang thang vào Nam Kỳ cộng tác với ông Diệp Văn Kỳ làm báo Đông Pháp Thời Báo. Có lần ông thần ngông kiêm con sâu rượu này từng chơi chữ: "Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?" - đă cao hứng cạy gạch sân nhà, cuốc đất lên trồng húng giũi để ăn ḅ tái, bê thui, trồng húng quế để ăn tiết canh, thịt chó (cho nên ngoài Bắc mới gọi húng quế là húng tiết canh, hoặc húng chó)... Rồi một buổi chiều lạnh lẽo hiếm hoi của Sài G̣n, ông đă tự nấu phở để chiêu đăi bạn bè, ai ăn cũng khen ngon. Từ đó, món phở dần dần được phổ biến rộng răi! Yêu phở và yêu Tản Đà đến mức gán cho ông cái công lao đem phở từ Bắc vào Nam th́ cũng thông cảm được đi, v́ có người c̣n yêu phở như yêu người t́nh nữa ḱa. Khiếp lắm! Một nhà văn B75 lớn tuổi từng viết về "t́nh yêu phở" của ḿnh: "Những ngày trong ḷng buồn vui không rơ rệt, tự nhiên người ta lại thấy thèm một tô phở với ḷng dạ nôn nao, với cảm giác như nhớ người yêu đă hẹn mà nàng không đến". Ối dzời! Lại thêm một ông cột phở với đàn bà!
    Thật ra, phở chỉ mới có mặt ở Sài G̣n từ thập kỷ 40, và chỉ gần đây người ta mới t́m ra một chứng nhân của Phở. Đó là bà cụ Trần Thị Năm, nay mới... ngoài 80 tuổi xuân, lưng c̣ng, tóc bạc phơ, ở số 63/5 trong Hẻm Pasteur, sau rạp hát Vinh Quang. Bà kể:
    “Từ năm 1942, ông bác của tôi là cụ Kỉnh từ làng Vân Đ́nh (Hà Đông) vào Sài G̣n lập nghiệp. Ông bán gánh Phở Bắc trên đường Lagrandière (Gia Long cũ, nay là Lư Tự Trọng). Măi đến năm 1949 mới chuyển về đây mở xe phở, tôi c̣n nhớ lúc đó mỗi tô chỉ có 2 xu, tô đặc biệt 3 xu. Sau đó cụ Kỉnh truyền nghề cho cụ Minh, là anh ruột tôi. Thuở ấy phở Bắc không có giá sống và các loại rau lung tung như bây giờ, nhưng v́ khẩu vị của người Sài G̣n nên chúng tôi phải chiều theo”.
    Ông An - con của cụ Minh - nay là chủ nhân Phở Minh, cho biết ngày xưa ở trong hẻm này có cả loạt quán phở mọc lên, nhưng nay chỉ c̣n một ḿnh gia đ́nh ông “trụ” lại được. Khoảng thập kỷ 1950, các văn nghệ sĩ, chính khách Miền Nam nườm nượp đến đây bất kể ngày đêm. Hồi đó ai mà không mê phở trong Hẻm Pasteur này. Trong số những thực khách, có lẽ ông Trần Rắc - chủ tiệm giầy trên đường Espagne (Lê Thánh Tông ngày nay) mới thật sự là người có tâm hồn thi sĩ nhất, không kết hợp thơ với... giầy, mà lại kết hợp thơ với phở. V́ khoái phở Minh mà ông đă sáng tác bài thơ tứ tuyệt tặng chủ quán để treo trong quán chơi:
    Nô nức đồn vang khắp thị thành
    Trần Minh phở Bắc đă lừng danh
    Chủ đề: tái, chín, nạm, gầu, sụn
    Gia vị: tương, rau, ớt, mắm, chanh.
    “Thơ Phở” như vậy cũng là đạt rồi, nhất là biểu lộ được cái tâm trạng yêu phở, mặc dù hơi có vẻ... quảng cáo tiếp thị!
    Không hiểu ông bà khuất mặt khuất mày nào xui khiến mà tự dưng bữa nay tôi lại nổi hứng, nói nhiều về phở đến thế, chả c̣n nhiều giấy để nói về những món khác của một Sài G̣n ở vào đầu thiên niên kỷ mới. Hồi trước 1975, ở Sài G̣n có Câu đối phở của ông “thợ sắp chữ” Thầy Khóa Tư như vầy, ông này th́ chỉ là.... thợ sắp chữ thôi, chớ không có tâm hồn thi sĩ như ông chủ tiệm giầy:
    Tái chín nạm gị vè, tiêu ớt rau thơm giá sống
    Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần.
    Ông này chắc phải là tín đồ của phở nên mới cảm khái mà sắp chữ như thế. Về mặt kỹ thuật th́ cũng được đi, nhưng về nội dung th́ có người chê phở này không phải là phở Bắc chính cống, v́ có cả giá sống, nhưng bớt quá khích một chút th́ hiểu đây là Phở Việt Nam, không c̣n phân biệt Nam hay Bắc nữa, v́ dân Bê75, Bê90, Bê2000 hay B ǵ đi nữa th́ vô Sài G̣n cũng ăn phở với giá sống như điên, c̣n xét về mặt lịch sử th́ câu đối này cũng có thể được coi là một bằng chứng "mang tính văn hóa" trong một giai đoạn lịch sử của phở vậy.
    Thơ Phở và Câu đối Phở này cũng góp phần đưa phở vào văn học nước nhà, v́ trước kia mới chỉ có vài bài tiểu luận về phở của mấy ông nhà văn tiền chiến thôi, mà tôi kêu đại là "văn phở". Vũ Bằng, tác giả “Miếng Ngon Hà Nội” từng mô tả:
    “Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở như thế mới ngon. Thịt th́ mềm, bánh th́ dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt. Thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm d́u dịu cái thơm của thịt ḅ tươi và mềm, rồi th́ ḥa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, ngọt một cách thành thực…”
    - còn tiếp -

  9. #1319
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  10. #1320
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tội nghiệp cho đôi mắt mơ...huyền !

    Vân Nương : NGƯỜI MÊ PHỞ NÓI CHUYỆN PHỞ....
    Vân Nương ui , làm ơn làm phước , mỗi khi xuống hàng qua mệnh đề mới ,làm ơn bỏ cách một hàng .

    VN xuống hàng mà chữ vẫn liền tù t́ với hàng trên , TG nh́n thấy một chùm chữ , hoa cả mắt .

    Tội nghiệp cho đôi mắt mơ...huyền này lắm , VN ui !

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 13 users browsing this thread. (0 members and 13 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •