Page 137 of 304 FirstFirst ... 3787127133134135136137138139140141147187237 ... LastLast
Results 1,361 to 1,370 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1361
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    kễ chuyện cổ tích; cu Tả Ao.....

    Cụ Tả Ao.. ngày ngày tay nải một bên, lại thêm cái tráp.. lững thững ngao du sơn thuỷ.. lúc bấy giờ hoàng thành chia thành nhiều phường.. phường gần bên này thấy phường nọ phường kia nhờ đến Cụ để t́m đất có long mạch... rồi đến một hôm... phường cửa Đông.. các cụ chức sắc thấy phường này buôn bán nh́ nhằng, học vấn chẳng tới đâu !! sau khi họp bàn ... cũng đem cơi trầu đi thỉnh Danh sư...
    ..... vuốt nhẹ bộ râu trắng như cước.. Cụ nói... th́ các ông cứ kể tự sự ra đi... rồi các ông muốn ǵ... như vậy lăo mới bấm độn ..kiếm t́m giờ hoàng đạo.. để cất bước đi t́m ....
    Sau khi đắn đo... các cụ bên phường đồng ḷng xin Cụ... hăy mở ḷng thương.. mà t́m cho một mảnh đất có linh khí hội tụ... hầu mong cho đàn con cháu sau này... khi đi ra đường ai cũng phải tránh, đứng dẹp sang bên để cho đi qua....
    .... Được rồi... các cụ trong dân có ḷng nghĩ đến hậu sinh như vậy là quư lắm... Lăo đây sẽ cố công t́m kiếm nơi nào có long mạch hội tụ cùng ư trời đất... để cho phường ta nở mày nở mặt ....
    Cụ Tả Ao cũng ngày ngày đi ḷng ṿng phường... ṛi đến một hôm Cụ hỏi lại quê quán của dân phường... các cụ trong dân mừng húm... vội vă thưa.. dạ chúng tôi nguyên gốc là ở phủ Quốc oai đấy ạ...
    Vâng, Tôi sẽ khẩn xin thành hoàng bản thổ... ứng mộng.. dẫn đường đi t́m long mạch....
    Ít lâu sau... Cụ hội các cụ của phường và dẫn đến nơi cất miếu thờ...
    Bước vân du, ngoạn cảnh giang sơn gấm vóc.. đang vui trước cảnh th́ lại có mấy Cụ.. khăn áo chỉnh tề.. tay bưng cơi trầu đến trước mặt Cụ Tả Ao... cũng lại kính cẩn cầu xin Cụ... t́m cho long mạch.. v́ phường...buôn bán eo sèo.. mà dân chẳng cần đến.. nên ế ẩm.. nay cầu xin Cụ... t́m cho... một ngành nghề làm ra cái ǵ mà từ nhỏ cho đến lớn.. từ gtrer đến già đều phải cần mới được !!... Cụ Tả Ao mỉm cười hẹn ngày sẽ đến phường chỉ điểm..
    Rồi đến một ngày.. Cụ Tả Ao đến phường cầu Gỗ... gặp gỡ các cụ trong dân... dắt đi đến chỗ có long mạch.. để xây miếu thờ...
    Đang nhấp chén rượu.. th́ các Cụ bên phường cửa Đông t́m đến...
    ... thưa Cụ.. nhờ Cụ đặt đất chỉ long mạch.. sao mà cả làng nhà chúng cháu nay họ lại chẻ nứa, ngâm tre.. làm bồ làm nong ... chúng cháu xin Cụ chỉ long mạch để cho phát quan.. phát tướng chứ đâu có xin phát nghề đan bồ làm sọt........
    Th́,,, các cụ xin chỉ nơi có long mạch để cho... khi ra đường th́ nghênh ngang.. ai ai cũng phải tránh ... dạt sang hai bên để cho con cháu của các cụ đi mà !!!! ngày nay con đường ngang một đâu gần đường Thành.. c̣n một đầu chạm tới phố hàng Ngang..

    Ít lâu sau đến lược phường cầu Gỗ... t́m đến Cụ để trách rằng... chúng tôi xin Cụ t́m đất có long mạch cho rạng mặt tổ tiên, và buôn bán phát tài... ma.. chứ đâu xin cái nghề này...
    ... ấy đấy... các cụ xin buôn bán phát tài.. ai ai cũng cần già cả lớn bé.. th́ hỏi lại các Cụ.. thế khi nhà có người quá văng.. th́ các gia chủ cần ǵ... hay là cần bộ áo quan.. rồi đến phường bát âm ṭ te tí te.. .. các cụ trong phường ngớ người ra rồi đành chịu thua. Từ đấy con đường ngang mang tên phố L̉ SŨ.. chuyên bán áo quan.. đồ lễ, và các dịch vụ tang tế....
    Câu truyện về cụ Tả Ao.. giờ đây không c̣n tài liệu để kiểm chứng, tuy nhiên, ở Hà nội.. các phố buôn bán đêu tập trung.. mang tên của sản phẩm, ngẫu nhiên trùng hợp với truyền thuyết cụ Tả Ao.. một danh nhân phong thuỷ của Việt nam.

    nmq xin kết thúc gịng gơ phím về cổ tích ở đây.

    Nhân dịp Tân niên 2013, nmq kính chúc Quí Bạn đọc, Ban Biên tập Diễn đàn Vietland và các thành viên qua năm mới an khang, phát triển, thịnh vượng ./. nmq

  2. #1362
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Vẫn chuyện Phong Thủy Tả Ao - Phó Cối

    Vân xin tiếp lời bác NMQ kể chuyện Nhà Phong Thủy Tả Ao.

    Cả làng làm nghề đóng cối xay lúa.

    Một hôm Tả Ao đang đi bị lỡ độ đường, ông phải vào một làng xin ngủ đỡ qua đêm.

    Tả Ao đi đã nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu buồn tẻ như cái làng này. Tất cả đàn bà trong làng đều tất bật lam lũ, gồng gánh suốt từ mờ đất cho đến lúc gà lên chuồng vẫn chưa ngơi tay. Họ phải làm hàng xáo (bán gạo thóc), nào đong gạo, phơi phóng, sàng sẩy, phân loại gạo nào ra thứ gạo ấy rồi gánh ra chợ đua tài buôn chín bán mười, lấy tiền nuôi chồng nuôi con. Trong khi các ông chồng lại quanh năm không mó tay vào một công việc gì. Suốt ngày rủ nhau hết rượu chè hút xách, lại cờ bạc thâu đêm suốt sáng.

    Tuy làng này đối với ông không có họ hàng gì, nhưng không hiểu sao Tả Ao vẫn không thể nào nhẫn tâm mà bước đi tiếp. Ông nghĩ phải tìm cách kiếm cho bọn đàn ông trong làng một nghề ngỗng gì đó cho họ làm.

    Sáng hôm sau, ông ra quán nước đầu làng ngồi uống nước, gặp ngay vị tiên chỉ. Sau câu chào hỏi làm quen, Tả Ao nói :

    - Bẩm cụ, tôi là thầy địa lý, hôm nay rảnh rỗi đi xem phong thủy vùng ta hung cát thế nào…

    Ông tiên chỉ mừng rỡ kêu :

    - Ối trời đất ơi ! Thì ra cụ là thánh địa Tả Ao đấy à !? Lạy thánh mớ bái, tôi thật là được văn kỳ thanh mà bất kiến kỳ hình ! Thưa cụ, xin mời cụ vào trong đình để các vị bản chức trong làng được yết kiến thánh nhan của cụ và xin cho mấy lời chỉ bảo, xem cái lẽ hung kiết của làng ra sao ? Sau nhờ bảo ban cho chúng tôi một lời.

    Trước sự niềm nở của ông tiên chỉ, Tả Ao bằng lòng theo ông ta vào trong đình. Ông được các vị chức sắc trong làng thết đãi khá tươm tất. Sáng hôm sau tất cả hương chức cùng nhau dẫn thầy đi xem phong thủy. Nhân tiện, Tả Ao hỏi xem trong làng này có nghề gì phát đạt nhất ?

    Cụ tiên chỉ đáp :

    - Ấy thưa cụ, trong làng này độc nhất có nhà tôi làm nghề làm cối xay đã lâu. Cái nghề tuy kiếm được đồng tiền bát gạo, nhưng phải cái lao lực chứ không được nhàn hạ. Vì vậy mà bao nhiêu tráng đinh trong làng quen dài lưng chẳng ai chịu theo nghề ! Tôi cũng rất lấy làm tiếc !

    Tả Ao nghe xong vừa đi vừa nghĩ, rồi ông lẩm bẩm : “Không chịu theo, lười lao động hả ? Rồi ta cho phải theo, phải làm tất !”

    Chợt Tả Ao phát hiện ra một gò đất ở cuối làng, cho rằng có thể làm nên cơ sự ở cái gò đất này.

    Ông bảo với vị tiên chỉ :

    - Cái gò này án ngữ ở đây không lợi cho làng ta mấy. Nó cản trở cả phần đinh (sinh con sinh cháu) lẫn phần phú (tiền tài). Vậy phải được cải đổi đi một phần, tất sẽ có lợi.

    Các hương chức đều nhất trí :

    - Cụ dạy thế nào chúng tôi xin thi hành như thế. Được như lời cụ thì thật phúc cho làng quá.

    Ngay lập tức các tuần đinh được điều động mang cuốc xẻng ra bạt hai dẻo đất phía tả và phía hữu của gò đất, như thể cắt bớt cánh của con chim ưng. Gò đất chỉ còn lại một ụ tròn, hai bên có hai cái tai như tai cối xay gạo.

    Thấy lạ một vị kỳ mục lên tiếng thắc mắc hỏi :

    - Thưa cụ tôi xin hỏi, cứ như con mắt tôi nhìn thì gò đất này bây giờ trông sao mà giống cái cối xay gạo đến thế ?

    Tả Ao cười:

    - Thưa cụ, sách địa lý đã dạy : “Địa lý bất ngoại địa hình” (địa lý không ngoài hình thể đất đai). Nên sau này về hậu sự, các cụ sẽ thấy sách dạy không sai.

    Sau khi cải đổi hình thể gò đất xong, Tả Ao cáo bận xách túi đi ngay. Các hương chức biếu ông tiền, ông cũng nhất định từ chối.

    Quả nhiên mấy tháng sau, tình hình trong làng khác hẳn. Các bà vợ đều mang thai hết một loạt. Rõ ràng làng đã phát về “đinh”, nhưng đồng thời vì bận con mọn nên không ai đi bán hàng xáo nữa.

    Các ông chồng hết còn cơ hội bám váy vợ để hưởng thụ an nhàn, nên cực chẳng đã phải tính cách đi kiếm sống. Ông tiên chỉ cho gọi họ sang mở lò đóng cối, không một ai chê bai gì nữa. Tình trạng rượu chè cờ bạc của cánh đàn ông hầu như tuyệt hẳn. Mà cái nghề làm cối xay này rõ ràng là kiếm ăn được, cối xay làm ra không kịp để bán. Các lái buôn từ các tỉnh tín nhiệm thứ cối gỗ mít thượng hạng của làng, đã ùn ùn kéo đến mua cối về bán.

    Tất cả mọi người ngẫm lại lời của Tả Ao nói ngày trước mà bái phục. Rõ ràng “địa lý bất ngoại địa hình” là cuối làng có một gò đất có hình cối xay, và làng thì lại phát ề nghề làm cối xay, nổi danh khắp thiên hạ!

  3. #1363
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Phó Cối (tiếp theo)

    Thế rồi theo truyền thống "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh", và theo đúng lời khuyên cuả nhà nho " "Tứ tử thiên kim bất như giáo tử nhất nghệ". Các cụ ta tôn vinh các bác có tay nghề là các ông PHÓ.
    Các vị làm nghề như thợ nề, mộc, hớt tóc, đóng cối xay, chụp hình, thợ may .v.v. đều lên chức phó :

    Phó nề đang trộn hồ, phó mộc đang mài cưa, phó húi đang cạo đầu, phó cối đang đóng răm (răm là răng cuả cái cối xay, đương rãnh giữa hai răng là đất thó trộn cho dẻo rồi lèn cho chắc khi đóng cối), phó nhòm đang chụp hình, phó may đang đơm khuy.
    Các bác phó được gọi như thế có phải là "thuần phong mỹ tục" tuyệt vời không. NGôn ngữ giao tiếp trong gia đình, ngoài xã hội đều "tương kính như tân" với những lời hay ý đẹp. Tinh thần "bon jour, Good morning, cống hỷ" cuả nền văn minh hiện đại.
    Có phải ngày hết tết đến chúng ta nghĩ đến cành hoa đào, đến khói hương nghi ngút taị bàn thờ trong gia đình, tại đình chùa ngoài xã hội, với hình bóng ông đồ già chít khăn, chòm râu bạc , cúi khom khom nắn nót từng nét trên câu đối đỏ...
    Cổ kính thắm thiết bao nhiêu.
    Last edited by Vân Nương; 01-01-2013 at 09:56 AM.

  4. #1364
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Thuật lại MỘT VÁN CỜ

    Happy New Year toàn thể BĐH/VL và qí vị thành viên cùng độc giả.
    Vân xin thuật lại câu chuyện một ván cờ :

    Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị Thiền-sư dạy Đạo cho môn sinh như thế này chưa:
    - Này chư tử! Thưở c̣n trai trẻ, làm kiếm khách Áo Trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm vương.
    Này chư tử! Thưở c̣n trai trẻ, làm giang hồ ḱ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đă chơi, một quân cờ đặt xuống – trọng lượng như một quả núi – sẽ kết thành định mệnh. Định mệnh không lập lại hai lần. Ḍng sông đă chảy, vậy th́ những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là ḱ vương.
    Này chư tử! Kiếm vương ta cũng bỏ, kỳ thủ ta cũng ĺa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê, lang thang học Đạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đă trừ. Mê lầm đă tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm vương kia thành Kiếm đạo. Kỳ vương kia thành Kỳ đạo. Tại sao như thế?
    Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chạm đá, như kiếm xuyên mây. Hăy nghe mà lập tâm lập hạnh. Đốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi t́nh, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.
    Hăy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo . Vậy hăy như tay Kiếm vương kia, chớ khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ư tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông lúc xả nghỉ ngơi. Hăy xuất niệm như xuất kiếm. Đă xuất là phải đạt.
    Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Ḍng sông không chảy hai lần. Đừng do dự. Đừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.
    Này chư tử! Hăy xuất cờ ! Hăy xuất niệm! Hăy xuất kiếm! Bước tới ! Không ngoảnh đầu! Không có sinh tử giữa ḍng chảy trôi liên lỉ! Không có sau trước giữa ṿng tṛn vô thỉ, vô chung!
    Bài giảng kia đă từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa ḷng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say bùa chú, hương khói vật vờ; chợt đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh ḿnh bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng hô to, cánh sát cánh, vai sát vai … ánh lửa Trí Tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem lại Cái Đẹp, Sức Mạnh và Tự Do Tối Thượng cho con người.
    Phật giáo thời Khâm Minh Thiên Hoàng, đến đây, hậu bán thế kỷ XV, sống lại, mang cơ thể mới, tinh thần mới, dẫn Nhật bản đi vào thời đại phú cường. Công lao ấy có ai ngờ rằng khởi từ Trí Tuệ của một người: Thiền-sư Dai-so-kim! Ngài tịch năm 1491, nơi một am thất nhỏ ở Keti phía nam Tây hải đảo.
    Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dạy Đạo của Người:
    Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, t́nh yêu, sự nghiệp bèn t́m đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu viện trưởng:
    - Thưa ngài! Con đă thấy rơ bộ mặt thật của đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành tŕ một thứ ǵ lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong một thiền định, học tập, giới luật hay cái ǵ nghiêm túc tương tự như vây. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng ḿnh không c̣n chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ. Thưa ngài! Vậy th́ c̣n con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không?
    - Có chứ!
    Tu viện trưởng một thoáng lạ lùng nh́n người thanh niên rồi trả lời: – Nếu con trung thực! Nhưng hăy cho ta biết là con đă học những thứ ǵ? Sở trí ra sao? Có thể có những khả năng như thế nào? Thảng hoặc, con thường hay tập trung tâm ư nhiều nhất vào chuyện ǵ?
    Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:
    - Ôi! Thực sự th́ không có thứ ǵ! Con chưa nghĩ là ḿnh phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đ́nh con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích th́ … tuyệt, con thích đánh cờ nhất! Cả đời, dường như tâm trí con chỉ tập trung vào đó thôi. Trong vài cuộc tranh giải gồm những kỳ thủ già dặn bốn phương, thỉnh thoảng con cũng giật được một phần thưởng ưu hạng.
    - Rất tốt!
    Tu viện trưởng gật đầu:
    Chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ?
    - Con đă chọn lựa.
    - Thế nào?
    - Ngài là Kiếm vương!
    Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn:
    - Lại là Kỳ vương nữa. Ngài đă dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hănh nhất. Không cần phải nói rằng người ta tính phục ngài như thế nào, ngài Tu viện trưởng ạ!

    - Hỡi con, này Ka-jo-ju! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở riêng nơi con thôi.
    Nghe gọi đúng tên ḿnh, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nh́n Tu viện trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.
    Ka-jo-ju gật:
    Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.
    tu viện trưởng chậm răi quay qua bảo thị giả:
    - Vậy hăy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.
    Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhă, khuôn mặt sáng rỡ, tṛn trặn đầy phúc hậu.
    -Mu-ju con!
    -Bạch thầy, con nghe.
    -Bao nhiêu năm con theo thầy học đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất … T́nh thầy tṛ giữa chúng ta thật không có ǵ đáng phải phàn nàn cả chứ?
    - Dạ, quả thế thật.
    - Ta c̣n muốn hỏi rơ hơn nữa. Từ trước đến nay, con không hề mảy may nghi ngờ ǵ nơi ta đấy chứ?
    - Phải nói ngược lại, bạch thầy – giọng tu sĩ trẻ chợt như viên đá nặng ngàn cân – phải nói là con tuân phục thầy một cách tuyệt đối.
    - Rất tốt! Vậy này Mu-ju! Ngây bay giờ ta yêu cầu con sự tuân phục “Kim cương bất hoại” đó.
    - Xin vâng.
    Tu viện trưởng – chính là thiền sư Dai-so-kim- chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo 1 thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đă phủ lên đấy môt lớp bụi đục. Gần nửa thế kỉ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài tḥ tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đă ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.
    Thiền-sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cơi tùng gân guốc.
    - Này Mu-ju ! Ngài nói chậm răi – Con hăy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây ! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con. Nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào một cơi lạc phúc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mê mải ham thích tṛ chơi đó, nếu để thua th́ chém đầu y chẳng oan tí nào.
    Hai người lạnh toát sống lưng nh́n Tu viện trưởng, và trong thoáng giây đó, họ hiểu rằng ngài nói thật.
    Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm vương: “Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém!” Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ ḿnh, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Tu sĩ Mu-ju chỉ thoáng một giây sợ hăi như tí gợn trên mặt hồ rồi mất. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức Thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.
    Giữa thiền đường, lư trầm nghi ngút. Cơn gió lạnh lẽo lùa qua liếp cửa . Thiền sư Dai-so-kim ngồi xuống sau làn khói lung linh mờ ảo, tay nắm chặt đốc kiếm trịnh trọng với phong độ của một bậc tôn sư. Không khí đọng lại, trang nghiêm và tĩnh mịch đến ghê người.
    Cả hai hoàn toàn bị khiếp phục.
    Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.
    Ván cờ không c̣n là tṛ chơi nữa. Là cái ǵ nghiêm trọng nhất trên đời này. Ván cờ chính là cuộc đời . Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ư vào đó không một mảy may dám xao lăng.
    Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đă sớm hiểu ḿnh đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại un đúc trầm tĩnh của thiền môn. Đó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ trán chàng thanh niên chảy dài xuống ngực. Tu sĩ Mu-ju đă chiếm ưu thế mất rồi. Và như là một lăo ngựa tự tin, sung sức – chỉ cần sải từng bước đều đặn giữ khoảng cách đầu ngựa.
    Chiến thắng chỉ c̣n là thời gian.
    Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này – t́nh yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận – là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng. Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời ḿnh. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju khôn khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chăi, từng bước vây hăm thành tŕ, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân b́nh.
    Đột nhiên, thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ cả thành tŕ, huy sinh quân mă, tung những đ̣n chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật b́nh thường, nhưng sự hi sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vậy th́ quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Đến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối lưỡng lự của đối thủ là y chém đông chém tây những thế táo bạo – nhưng chỉ là hư chiêu – rồi rút về an toàn, b́nh chân như vại.

    - Đệ tử vây Ngụy, cứu Triệu, hao tổn tâm cơ là chỉ mong cái thế bảo toàn – Ka-jo-ju thở phào nói – Thật ra, nếu đệ tử không thất vọng t́nh đời th́ không đi những thế tuyệt mạng như vậy. V́ từ bi, v́ trung hậu và chơn chất mà tiểu sư phụ mất thế thượng phong. Hiện giờ tiểu sư phụ dẫu hơn quan nhưng chuyện thắng bại khó biết phần ai.
    Lợi dụng khi quân mă tu sĩ đang tản mạn đó đây, thanh niên kéo đôi pháo giăng về giữ trung quân. Binh lính và ngựa ngăn ở ven sông. Một xa chợt đông, chợt tây, chợt tấn, chợt thoái xông xáo giữa chốn thiên binh vạn mă.
    Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy ḿnh yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lăo ngựa già của đối phương đươc hai chốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đă lâu, bây giờ hung hăng nhảy đến thí mạng. Thế là đôi pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi ṿng chiến.
    Mu-ju đă rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đ̣n đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đ̣n tối hậu.
    Tu sĩ đă nguy cơ thập tử nhất sinh.
    Thanh niên len lén đưa mắt nh́n vị sư. Đấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi! Một dung dấp thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hoà và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên ngọc không vết t́ nhiễm. Ôi! Đâu có có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát cuộc đời như ta? Ôi! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay! Ta là ǵ ? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha va xă hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy rẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi . Rơm rác c̣n có ích hơn ta.
    Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và ḷng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm ḷng chàng. Ôi! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hi sinh cho cuộc đời có giá trị.
    Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở kín đáo, chỉ những ḱ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại thế quân b́nh rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.
    Thanh niên Ka-jo-hu biết ḿnh sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chời đợi cái thua – nghĩa là chờ đợi cái chết – một cách dịu dàng, trong sáng, b́nh lặng và thanh khiết như vậy.
    Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa tḥ xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui. Cũng v́ ḷng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.

    Bàn cờ bất động giữa hai người.
    Đối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và v́ đă nguyện hi sinh, bèn tḥ tay xuống …
    Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu …
    Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tṛn vo, kinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đă bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:
    - Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi ! Ấy là sự tập trung tâm ư hoàn toàn và ḷng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Đạo Giác ngộ. Thế mà hôm nay con học được cả hai. Con đă tập trung tâm ư có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó v́ ḷng từ bi mà con nguyện hi sinh mạng sống cua ḿnh. Thôi, hăy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm trúng.
    Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay sờ lên đầu ḿnh, chàng mỉm cười.[/COLOR]
    Minh Đức – Triều Tâm Ảnh
    Nguồn: http://www.ngocbao.org/D_1-2_2-78_4-...-20_6-1_17-28/[/QUOTE]

  5. #1365
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Những vần thơ GAY cuả Xuân Diệu

    Xuân Diệu là một chàng GAY
    Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Nhiều người đă viết về ông và nhiều nhất là về thơ t́nh của ông. Nhưng trong thơ t́nh của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu th́ h́nh như chưa có ai bàn đến. Trong khi, đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị.

    Chúng ta nên biết là suốt đời Xuân Diệu không có vợ, không có con. Ông sống độc thân cho đến lúc mất, vào năm 1985, lúc 69 tuổi. Trong bài 'Khung cửa sổ', Xuân Diệu tả cuộc sống của ḿnh như sau:

    Anh có nhà, có cửa
    Nhưng không vợ, không con
    Sợ cái bếp không lửa
    Sợ cái cửa không đèn.

    Những đêm đi xa về
    Tận xa nh́n cửa đóng
    Không ánh sáng đón ḿnh
    Chẳng có ai trông ngóng.

    Cảm giác ngậm ngùi mỗi lần nói đến chuyện t́nh yêu đă xuất hiện trong thơ Xuân Diệu ngay trước năm 1945, lúc Xuân Diệu c̣n là một thanh niên. Lúc đó, khi nh́n những người đẹp, ông đă chua chát tự nhủ thầm:

    Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu
    Bởi v́ ta có được em đâu.

    Cũng có khi ông trách móc:

    Ḷng ta là một cơn mưa lũ
    Đă gặp ḷng em là lá khoai.
    Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
    Lá khoai không ướt đến da ngoài.

    Những cảm giác như vậy xuất hiện nhiều lần trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói là mặc dù rất đa t́nh, Xuân Diệu ít khi được thoả măn. Lư do chính của t́nh trạng này có thể làm nhiều người kinh ngạc: Xuân Diệu là một người đồng tính luyến ái.

    Ở Hà Nội, trong giới quen biết với Xuân Diệu, h́nh như đă có nhiều người biết chuyện này. Tuy nhiên, ít ai dám công khai nói ra, có lẽ v́ sợ cái uy thế của Xuân Diệu và của Huy Cận. Người đầu tiên dám đề cập đến chuyện này một cách công khai chính là Tô Hoài trong cuốn Cát bụi chân ai xuất bản năm 1993 tại Hà Nội. Tô Hoài kể, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh:

    Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nh́n nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nh́n tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét ch́ sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.
    Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nh́n tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. (trang 168-169)

    Cũng trong cuốn hồi kư này, Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để tỏ t́nh, âu yếm. Các bạn trai của ông rất sợ, v́ vậy cứ đêm đến là họ... đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:

    Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến th́ nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm th́ biến là phải. Nhưng cả thằng Nghiêm B́nh cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng lẽ như tờ. (trang 171)


    Tô Hoài


    Mặc dù Tô Hoài đă được Xuân Diệu vuốt tay và nh́n đắm đuối trước năm 1945 như ông đă kể, nhưng h́nh như ông cũng chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cho nên đêm đầu tiên ghé lại khu văn nghệ sĩ ở căn cứ địa Việt Bắc, ông đă an nhiên ngủ lại trong căn nhà này chung với Xuân Diệu. Nửa đêm, lúc ông đang ngủ mê, th́:

    Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần [...].

    Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn ḿnh lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đă trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa. (trang 170)

    Cuối cùng, khi chuyện vỡ lỡ, tổ chức đem Xuân Diệu ra kiểm thảo. Tô Hoài viết tiếp:

    Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo dài hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ư rút kinh nghiệm, hướng sửa chữa và công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.

    Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Măi, cả lăo Hiến, thằng Nghiêm B́nh, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, ḿnh cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”, Xuân Diệu nức nở “t́nh trai của tôi... t́nh trai” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.

    Ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đă phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người hiếm th́ giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác. (trang 171-172)

    Đó là chuyện ngoài đời. Chuyện này tuy có thể thoả măn óc ṭ ṃ của chúng ta, tuy nhiên nó lại không đáng bàn và cũng không nên bàn nhiều. Dù sao nó cũng là chuyện riêng tư và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng chuyện riêng tư đó. Điều đáng nói hơn là chúng ta thử t́m những biểu hiện đồng tính luyến ái trong thơ của Xuân Diệu.

    Trong đoạn hồi kư trên, Tô Hoài có nhắc đến chi tiết: Xuân Diệu nức nở nói về 't́nh trai' của ḿnh. T́nh trai là t́nh giữa hai người con trai với nhau. Chữ 't́nh trai' gợi cho chúng ta nhớ, trong tập Thơ thơ, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1938 của Xuân Diệu, có một bài thơ nhan đề là ‘T́nh trai’ như sau:

    Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
    Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
    Say thơ xa lạ, mê t́nh bạn
    Khinh rẻ khuôn ṃn, bỏ lối quen.
    ...
    Kể chi chuyện trước với ngày sau
    Quên ngó môi son với áo màu
    Thây kệ thiên đường và địa ngục
    Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
    Bài thơ viết về chuyện hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine của Pháp nhưng qua đó ngụ ư của Xuân Diệu là nói đến chuyện của ḿnh. Yêu bạn trai, ông quên cả chuyện “ngó môi son với áo màu”, tức là phụ nữ. Mối t́nh trai này tha thiết đến độ:

    Thây kệ thiên đường và địa ngục
    Không hề mặc cả, họ yêu nhau.”

    Cũng trước năm 1945, Xuân Diệu có bài thơ nhan đề là ‘Tặng bạn bây giờ’:

    Ta biết ngày mai em có vợ
    Đi làm hai bữa, tối về thăm
    Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh
    Em bế thằng con được mấy năm.

    Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng
    Chàng trai tơ mởn đă thành ông
    Không c̣n mộng dễ ngày tươi trẻ
    Mắt sáng phai rồi, má hóp không.

    Em ngồi trông vợ thấy nàng tiên
    Là một người thôi, mộng hăo huyền
    Ta bước bên đường kêu gọi măi
    Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.

    Em nghe tê tái dưới hàng mi
    Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si
    Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:
    Có chàng Xuân Diệu thuở xưa kia
    ...
    Từ trước đến nay, đọc bài thơ trên, ít ai chú ư đó là bài thơ tả mối t́nh của một người đồng tính luyến ái. Người được tác giả gọi bằng em một cách tha thiết lại là một người con trai. Nhà thơ yêu người con trai đó và ghen tức trước viễn tượng là một ngày kia người con trai sẽ lấy vợ “Ta biết ngày mai em có vợ.”


    Sau này, có thời gian Xuân Diệu sống hẳn với một thanh niên tên là Hoàng Cát. Ông làm bài ‘Đời anh em đă đi qua’ tả lại quăng đời hạnh phúc này:

    Đời anh em đă đi qua
    Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời
    Hiểu làm sao hết, em ơi
    Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em
    Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim
    Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.

    Em đi, anh ngóng trông chừng
    Anh về, miệng đă gọi lừng: em ơi !
    Bữa ăn thành một hội vui
    Có em gắp với, rau thôi cũng t́nh
    Cảnh thường cũng hoá ra xinh
    Có em, anh hết nghĩ ḿnh bơ vơ ...

    Khi Hoàng Cát đi bộ đội rồi phải rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam, Xuân Diệu làm bài thơ đưa tiễn đầy nước mắt nhan đề là "Em đi" với lời đề “Tặng Hoàng Cát” như sau:

    Em đi, để tấm ḷng son măi
    Như ánh đèn chong, như ngôi sao.
    Em đi, một tấm ḷng lưu lại
    Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.

    Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
    Chưa chi ta đă phải chia xa !
    Nụ cười em nở, tay em vẫy
    Ôi mặt em thương như đoá hoa.

    Em hỡi! Đường kia vướng những ǵ
    Mà anh mang nặng bước em đi
    Em ơi, anh thấy như anh đứng
    Ôm măi chân em chẳng chịu ĺa.

    Nhưng bóng em đi khuất rồi,
    Đứa ĺa khúc ruột của anh thôi!
    T́nh ta như mối dây muôn dặm
    Buộc măi đôi chân, dẫu cách vời.

    Em hẹn sau đây sẽ trở về
    Sống cùng anh lại những say mê
    Gối chăn em gửi cho anh giữ
    Xin gửi cùng em cả hẹn thề!

    Một tấm ḷng em sâu biết bao
    Để anh thương măi, biết làm sao!
    Em đi xa cách, em ơi Cát
    Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, yêu...
    (Đêm 11/7/1965, 23 giờ 30)

    Hoàng Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài "Đời anh em đă đi qua", c̣n có một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:

    Từ đây anh lại trong đời
    Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
    Giường kia một bóng anh nằm
    Pḥng văn một sách đăm đăm sớm chiều.

    Xin nhắc lại là Hoàng Cát, người được Xuân Diệu gọi là "em", em Cát, người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai th́ t́nh cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ư đến chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ th́ đây là một bài thơ t́nh rất mực đằm thắm. .

  6. #1366
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đó là chuyện ngoài đời. Chuyện này tuy có thể thoả măn óc ṭ ṃ của chúng ta, tuy nhiên nó lại không đáng bàn và cũng không nên bàn nhiều. Dù sao nó cũng là chuyện riêng tư và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng chuyện riêng tư đó
    Một khám phá khiến những người yêu thơ Xuân Diệu phải bàng hoàng .

    Anh Đợi Em Về Ăn Cơm

    Xuân Diệu

    --------------------------------------------------------------------------------

    Anh đợi em về ăn cơm
    Trăng đă lên rồi, trăng sáng
    Mảnh ngọc trên cây hoàng lan
    Chắc thấy em trên đường vắng

    Hẳn em đang c̣n đạp xe
    Ba bề bốn phía em nghe
    Hoàng hôn lan trên đồng rộng
    Mà em đạp gấp chưa về

    Hẳn em nghĩ đến ở nhà
    Bếp chín cơm rồi đang đợi
    Em nghe ấm ngọn đèn ta
    Thấy đèn một chấm từ xa

    Anh đứng dưới cây hoàng lan
    Hoàng hôn như chiếc áo quàng
    Bỗng mảnh trăng thu sáng quắc
    Anh đợi em về ăn cơm....


    Xuân Diệu
    23/9/1966


    Thực sự là bây giờ tôi mới hiểu ư nghĩa bài thơ này

    Tigon

  7. #1367
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́nh Thứ Nhất
    Xuân Diệu

    --------------------------------------------------------------------------------

    Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất ,
    Anh cho em , kèm với một lá thư .
    Em không lấy , và t́nh anh đă mất .
    T́nh đă cho không lấy lại bao giờ .

    Thư th́ mỏng như suốt đời mộng ảo .
    T́nh th́ buồn như tất cả chia ly .
    Giấy phong kỹ mang thầm trong túi aó .
    Măi trăm lần viết lại mới đưa đi .

    Ḷng e thẹn cũng theo tờ vụng dại
    Tới bên em , chờ đợi măi không về .
    Em đă xé ḷng non cùng giấy mới ,
    -- Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê .

    Cũng may mắn , ḷng anh c̣n trẻ quá ,
    Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa ;
    Vườn mưa gió c̣n nghe chim rộn ră .
    Ai lại c̣n yêu , bông lựu , bông trà .

    Nhưng giây phút dầu say hoa bướm thắm .
    Đă ngh́n lần anh bắt được anh mơ
    Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm .
    Đôi tay yêu không được nắm bao giờ .

    Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ .
    Có ai ngỡ ḷng vỡ đă từ bao !
    Mắt không ướt , nhưng bao hàng lệ rỏ .
    Len tỉ tê thầm trộm chảy quay vào .

    Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch ,
    Xuân đầu muà trong sạch vẻ đơn sơ .
    Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch ;
    Sương nguyên tiêu , trời đất cũng chung mờ .

    Tờ lá thắm đă lạc ḍng u uất ,
    Ánh mai soi cũng pha nhạt màu ôi .
    Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất ,
    Anh cho em , nên anh đă mất rồi .

    -- 1937-1939
    --------------------------------------------------------------------------------
    Quư Anh Chị nghĩ sao về bài thơ này ?

    Không giống như là một bài thơ cho người cùng phái .

    Tigon

  8. #1368
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Lung linh trong ngọc trắng ngà

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    T́nh Thứ Nhất
    Xuân Diệu

    --------------------------------------------------------------------------------

    Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất ,
    Anh cho em , kèm với một lá thư .
    Em không lấy , và t́nh anh đă mất .
    T́nh đă cho không lấy lại bao giờ .

    Thư th́ mỏng như suốt đời mộng ảo .
    T́nh th́ buồn như tất cả chia ly .
    Giấy phong kỹ mang thầm trong túi aó .
    Măi trăm lần viết lại mới đưa đi .

    Ḷng e thẹn cũng theo tờ vụng dại
    Tới bên em , chờ đợi măi không về .
    Em đă xé ḷng non cùng giấy mới ,
    -- Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê .

    Cũng may mắn , ḷng anh c̣n trẻ quá ,
    Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa ;
    Vườn mưa gió c̣n nghe chim rộn ră .
    Ai lại c̣n yêu , bông lựu , bông trà .

    Nhưng giây phút dầu say hoa bướm thắm .
    Đă ngh́n lần anh bắt được anh mơ
    Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm .
    Đôi tay yêu không được nắm bao giờ .

    Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ .
    Có ai ngỡ ḷng vỡ đă từ bao !
    Mắt không ướt , nhưng bao hàng lệ rỏ .
    Len tỉ tê thầm trộm chảy quay vào .

    Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch ,
    Xuân đầu muà trong sạch vẻ đơn sơ .
    Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch ;
    Sương nguyên tiêu , trời đất cũng chung mờ .

    Tờ lá thắm đă lạc ḍng u uất ,
    Ánh mai soi cũng pha nhạt màu ôi .
    Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất ,
    Anh cho em , nên anh đă mất rồi .

    -- 1937-1939
    --------------------------------------------------------------------------------
    Quư Anh Chị nghĩ sao về bài thơ này ?

    Không giống như là một bài thơ cho người cùng phái .

    Tigon
    Lung linh trong ngọc trắng ngà
    Nghìn năm vằng vặc một toà trăng thanh

    Vân Nương
    .

  9. #1369
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Hà Nội 36 Phố Phường

    Cô Tigon ơi, nhớ HN lắm phải không. Tui tuy không phải là dân HN nhưng trước đây cũng bị ù tai bởi cái cô TV bé nhỏ của tui, tối ngày cứ “gáy” HN 36 phố phường nghe nên thơ lắm. Vậy th́ tui sẽ tặng cho một số h́nh ảnh HN qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử để mà hồi tưởng và mơ mộng. Nhưng nhớ là đừng có khóc khi thấy HN trước 1975 dưới cái xă hội ưu việt của mấy anh Vẹm, tràn ngập với dép râu, nón cối, áo bà ba và xe đạp. Trên đường phố t́m một tà áo dài, một chiếc xe hơi “làm thuốc” cũng không có……

    Cầu Long Biên năm 1951.

    Phố Paul Bert (Tràng Tiền), Nhà hát Lớn và sông Hồng nh́n từ máy bay vào năm 1951

    Khu vực bờ hồ

    Trung tâm Hà Nội với Hoàn Kiếm nằm bên trái.

    Hồ Hoàn Kiếm và Nhà thờ Lớn

    Trường trung học dành cho nữ sinh (Có phải là Trường Trưng Vương ?)

    Trường Bưởi - (Chu Văn An ngày nay).

    Trường Albert Sarraut

  10. #1370
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Pleiku ;

    Trường trung học dành cho nữ sinh (Có phải là Trường Trưng Vương ?)
    Trường Trung Học Nữ ở Hanoi ngày xưa chỉ có trường Trưng Vương ( Phải không Dr.NMQ ?)

    Trường tư thục th́ nam nữ học chung

    BS Nguyễn Mạnh Quốc làm ơn " phụ đề Việt ngữ " cho mấy tấm h́nh của anh Pleiku ( đồng nghiệp của Cụ nmq đấy ) đi ? Cám ơn trước .

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •