Page 139 of 304 FirstFirst ... 3989129135136137138139140141142143149189239 ... LastLast
Results 1,381 to 1,390 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1381
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    HồI 5 tới hồi 10 Thơ Vinh Kiều (tiếp theo)

    5. Bán mình chuộc cha

    Thử đem t́nh hiếu bắc đồng cân,
    Trăm thảm ngh́n sầu góp một thân.
    Bèo dạt mây trôi đành với phận,
    Đào tơ liễu yếu ngán cho xuân.
    Giọt sương trĩu nặng hoa ĺa gốc,
    Vạ gió gây nên nước đến chân.
    Nông nỗi hợp tan lời gắn bó,
    Trời già âu cũng mở đường nhân.

    6. Vương ông được tha.

    T́nh trong uy phép chẳng qua tiền,
    Lo liệu sao đây được vẹn tuyền.
    Phận bạc cũng liều son với phấn,
    Ḿnh vàng âu dễ trắng thay đen.
    Dấu bèo nhờ có đèn trời rạng,
    Lượng bể dong cho sóng đất êm.
    Minh thịnh nay mừng đời thánh đế,
    Nào phường gái hiếu với quan liêm.


    Hồi 07 - Kiều về trú phường

    Bao giờ duyên thắm bỗng nên phai,
    Bèo nước lênh đênh bước lạc loài.
    Thề nặng c̣n ghi năm bẩy hẹn,
    T́nh sâu sẽ rỉ một đôi lời.
    Quấy lầm vẻ ngọc, bùn lai láng,
    Thổi nát màu hoa, gió tả tơi.
    Trằn trọc năm canh sầu chín khúc,
    Ngăn rào riêng để thiệt cho ai

    Hồi 08 - Tú Bà khuyên Kiều

    Sa chân trót đă xuống thuyền buôn,
    Cả giận thôi thôi khó nghĩ khôn.
    Non nước chắc chi lời ước cũ,
    Phong trần liều với mũi dao con.
    Hoa ĺa dưới trướng hồn man mac,
    Gió thổi bên tai giọng ngọt ngon.
    Cho biết tay già là tổ bợm,
    Dù ai bóp bẹp cũng vê tṛn.



    9. Mắc lận Sở Khanh

    Những nghĩ chim lồng chắp cánh bay,
    Có khi phận rủi tới hồi may.
    Làng nho người cũng coi ra vẻ,
    Tổ bợm ai ngờ mắc phải tay.
    Hai chữ tin hồng treo gác nguyệt,
    Một roi vó kư tếch đường mây.
    Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió,
    Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày.


    10. Tú bà dạy nghề

    Bước tới lui ra luống ngại ngùng,
    Thôi thôi ta đă mắc vào ṿng.
    Bán buôn quen những lời chênh lệch,
    Nghề nghiệp này thêm cách lạ lùng.
    Trăng tỏ đài gương người thẹn bóng,
    Hoa đưa trướng gấm khách tô hồng.
    Xin đừng cậy sắc khoe tài nữa,
    Muốn học điều hay phải tốn công
    .
    Last edited by Vân Nương; 10-01-2013 at 03:30 PM.

  2. #1382
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Hồi 11 tới hồi 15 trong thơ vịnh Truyện Kiêu (tiếp theo)

    Hồi 11 - Kiều gặp Thúc Sinh

    Tài sắc thương thay cũng một đời,
    Lầu xanh lần lữa buổi hôm mai.
    Dấu bèo đă chắc đâu là đất,
    Ḷng kiến may ra thấu đến trời.
    Chín khúc chưa nguôi cơn gió thảm,
    Ngh́n vàng đă chuốc chén hoa cười!
    Bó tay nào biết là chàng Thúc,
    Cũng gớm gan cho thói bốc rời!

    Hồi 12 - Kiều lấy Thúc Sinh

    Mảng vui quán Sở lại lầu Tần,
    Lựa sợi tơ vươn chắp mối dần.
    Núi tác hợp nhờ tay tạo hoá,
    Bể trầm luân thoát nợ phong trần.
    Lửa hương t́nh lại ưa duyên mới,
    Mưa gió hoa cùng rạng vẻ xuân.
    Tưởng lúc cung đàn khi cuộc rượu,
    Trăng thề soi bóng vẹn mười phân.

    13.Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư

    Trong nửa năm trời mới bén hơi,
    Hồ vui sum hợp, lại xa khơi.
    Chén đưa ḷng những băn khoăn nỗi,
    Dặm thẳng ḷng c̣n lẩn quất nơi.
    Nước lă ra chừng coi cũng lạnh,
    Bồ ḥn hầu dễ ngậm làm tươi.
    Ghê cho cái gái tay đanh đá,
    Gịn giă càng thêm vẻ nói cười.

    14.Kiều mắc tay Hoạn Thư

    Ầm ầm kéo đến lũ đầu trâu,
    Cơ hội gây nên bởi tại đâu ?
    Hồn bướm c̣n đương mơ giấc thẳm,
    Miệng hùm thoắt đă mắc mưu sâu.
    Bơ vơ chiếc nhạn trăng in bóng,
    Tan tác chồi hoa gió thổi sầu.
    Ngẫm nghĩ nguồn cơn trời cũng nghịch,
    Trêu nhau rồi lại gặp tay nhau.

    15. Kiều ở Quan Âm Các

    Nhạt nhẽo mùi thuyền bữa muối rau,
    Chuông rền mơ ruổi lại thêm sầu.
    Cầm bằng nương náu qua ngày bụt,
    Đă chắc nguồn cơn trọn kiếp tu.
    Hai chữ nhân duyên cơn gió thoảng,
    Một ḿnh đèn sách bóng trăng thu.
    Bể trầm luân biết đâu là bến,
    Tế độ nhờ tay bắc lấy cầu.
    [/I]
    Last edited by Vân Nương; 09-01-2013 at 02:21 PM.

  3. #1383
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Hồi 16 tới hồi 21 - thơ Vịnh Truyện Kiều (tiếp theo)

    16. Thúc sinh lén thăm Kiều.

    Những căm giàm buộc mắc tay già,
    Nửa bước đường đi mấy dặm xa.
    Án bút thẩn thơ người viết kệ,
    Rừng thuyền lấm lét khách t́m hoa.
    Câu kinh bối diệp câu thơ hoạ,
    Giọt nước dương chi giọt lệ pha.
    Bỗng phút lưng trời cơn sét dậy,
    Tường đông sư tử lộ đầu ra.

    17. KIỀU GẶP TỪ HẢI

    Những nghĩ nương ḿnh chốn cửa không,
    Gỡ ra sao khéo buộc vào ṿng.
    Nước non lại gặp thần mày trắng,
    Quả kiếp c̣n đeo nợ má hồng.
    Bể khổ nào ai tay tế độ,
    Cơi trần mấy kẻ mặt anh hùng.
    Lạ cho lời nói nên tri kỷ,
    Hương bén mùi duyên lửa lại nồng.

    18. Kiều trả oán đền ơn

    Phất phới lầu trang gió thổi cờ,
    Rồng mây cá nước lúc duyên ưa.
    Ra uy sấm sét gươm ba thước,
    Tạ đức cao sâu thiếp một tờ.
    Nếm thử giọt cay sau mới trải,
    Đền xong ân oán trước đâu ngờ.
    V́ cây nên phải thương dây quấn,
    Ả Hoạn này xem rạng mắt chưa.

    19. Từ hải ra hàng

    Phút bỗng đem thân bỏ chiến trường,
    Ba quân xơ xác ngọn cờ hàng.
    Xá chi bèo bọt tôi v́ nước,
    Thẹn với non sông thiếp phụ chàng.
    Cung oán nỉ non đàn Bạc mệnh,
    Duyên may run rủi lưới Tiền Đường.
    Mười lăm năm ấy người trong mộng,
    Chẳng những là đây mới đoạn trường.

    20. Kiều trầm mình

    Trời xanh thăm thẳm thấu hay không,
    Bỗng chốc xui nên phụ tấm ḷng.
    Trăm trận xông pha, đèn trước gió,
    Ngàn năm công nghiệp, bọt ngoài sông.
    Trần ai thương hại người xương trắng,
    Đất nước bơ vơ phận má hồng.
    Sự thế đă đành dâu hoá bể,
    Thôi thời quyết một thác cho xong.


    21. TÁI HỢP

    Một đàn giải kết mới thông linh,
    Nghĩ lại hồn tăng đă hiện h́nh.
    Mừng rỡ xiết bao cười, nói, khóc,
    Bâng khuâng nào biết nợ, duyên, t́nh.
    Hoa chưa phai thắm, hương c̣n ngát,
    Người lại thêm xuân, giá vẫn thanh.
    Chuốc chén thề xưa so phím cũ,
    Gẫm ai riêng lại ức cho ḿnh.

    Còn tiếp...
    Last edited by Vân Nương; 10-01-2013 at 03:03 AM.

  4. #1384
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Hồi 22 tới 25 - Thơ vịnh Kiều - (tiếp theo và hết)

    22. TỔNG VỊNH TRUYỆN KIỀU.


    Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương,
    Sắc tài chi lắm để làm gương.
    Công cha bao quản liều thân thiếp,
    Sự nước xui nên phụ nghĩa chàng.
    Cung oán nỉ non đàn Bạc mệnh,
    Duyên nay run rủi lưới Tiền Đường.
    Hai bên vẹn cả t́nh cùng hiếu,
    Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng.

    23. BẢI TƯẠ (Đã đăng ba bản dịch)

    24. THÚY KIỀU LƯU LẠC.


    So tài t́nh Thuư Kiều đệ nhất
    Tiết thanh minh tảo mộ Đạm Tiên
    Bóng tà dương gác mái tây hiên
    Theo vó kư gặp chàng Kim Trọng.
    Đêm thoắt thấy thần nhân báo mộng.
    Số cô c̣n nhiều nợ phong hoa.
    Sực tỉnh cơn tưởng nỗi niềm xa
    Năm canh nguyệt ủ ê chiều liễu yếu
    Đoạn trường mộng lư căn duyên liễu
    Bạc mệnh cầm chung oán hận trường
    Mối tơ vương xẩy cuộc tang thương
    Người má phấn bên trời lưu lạc.
    Ngẫm duyên mười lăm năm chếch mác
    Phận hồng nhan nhiều nỗi gian truân.
    Trêu ngươi chi mấy Tạo nhân .

    25. THÚY KIỀU OAN TRÁI.

    Bát ngát nhẽ gió thanh, trăng bạc,
    Trạnh niềm xưa lại nhớ nàng Kiều.
    Phận hồng nhan cay đắng trăm chiều
    Cơn dâu bể phải theo thời sự.
    Ḿnh nàng tính không đường lưỡng lự
    Suốt năm canh nương bóng đèn tàn
    Trách ông tơ sao khéo đa đoan
    Duyên chị để mượn em chắp chỉ
    Nhất phiến tài t́nh thiên cổ luỵ
    Tân thanh đáo để vị thuỳ thương
    Mười lăm năm trong sổ đoạn trường
    Son phấn biết mấy lần trôi giạt.
    Chữ t́nh để dành chung kiếp khác,
    Đạo sinh thành trước phải đền ơn.
    Gác lời thệ hải minh sơn.

    CHU MẠNH TRINH
    Last edited by Vân Nương; 11-01-2013 at 08:38 AM.

  5. #1385
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    .. đối đáp thi văn của nhũng nhà nho....

    cảm ơn t/v Vân Nương..
    Văn chương Hậu bán thế kỷ 19 quả làm nhiều người hâm mộ phải lắc đầu.. thật sâu sắc, thật chính trị.mà t́nh cảm làm thao thức những kẻ phong lưu tài tử, ngay cả kẻ đương quyền... bày tỏ được thân phận con dân.. trong một đất nước mà quan không ra quan.. c̣n dân thấp cổ bé miệng.. cúi đầu chịu cho số phận..
    Nhân vụ thi tuyển các tài văn chương thi phú về truyện Kiều... bắt đầu từ cụ Khôi nguyên lăo làng Nguyễn Khuyến.. đă phải thốt lên ;
    ......thằng bán tơ kia dở dói ra...
    .. làm cho bận đến cụ Viên già...
    ... ví rằng có được ba trăm lạng;
    ....... thời trước làm quan cũng thế a...!!! N.Kh

    để rồi vụ chấm thi tài năng, Cụ chấm thế nào để cho Chu mạnh Trinh, nhân dịp Tết... đem tặng Cụ chậu hoa Hải đường... mà hoa Hải đường th́ chỉ có sắc; đẹp lắm... nhưng không có hương thơm !!! Cụ tam Nguyên nhận quà mà tụ cảm thấy thằng hậu sinh nó " chơi khăm" ta đấy !!!!
    ........ có kẻ tặng ta một chậu Trà..
    .... đương say ta có biết đâu hoa !! ( cụ mắt kém ) đâu có thấy hoa đẹp !! mả ngửi th́... hoa đâu có thơm..!!!

    ... rồi sau này.. khi người bạn thơ họ Dương qua đời..
    ...................b ác Dương; thôi đă thôi rồi !!!
    ..... ..... .... nước non biêng biếc..; ngậm ngùi ḷng ta !!! người bạn quí chết mất rồi !!!

    Với bản tính phóng khoáng, t́nh tự văn chương sâu sắc, câu chữ tuyệt hảo.. CMT đă reo vào ḷng người, nhất là những kẻ có nội tâm, chắc đều cảm thấy trong câu chữ của CMT mang nhiều ai oán tựa như những câu thơ của Đoàn Thị Điểm trong Cung oán ngâm khúc.. đẹp như thơ của bà huyện Thanh quan...

    và ngày nay.. khi chúng ta nghe gịng nhạc vàng của Ngô thuỵ Miên... chúng ta thấy hơi hướm trữ t́nh của cổ nhân vương vất trong những bài hát, nhất là những bài mang dấu ấn của Hà nội, của Saigon và của áo lụa Hà đông ...
    Đôi gịng góp ư cùng quí Bạn vong niên..; yêu thơ, nhạc trữ t́nh.../. nmq

  6. #1386
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Cám ơn Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Quốc nhiều lắm

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    cảm ơn t/v Vân Nương..
    Văn chương Hậu bán thế kỷ 19 quả làm nhiều người hâm mộ phải lắc đầu.. thật sâu sắc, thật chính trị.mà t́nh cảm làm thao thức những kẻ phong lưu tài tử, ngay cả kẻ đương quyền... bày tỏ được thân phận con dân.. trong một đất nước mà quan không ra quan.. c̣n dân thấp cổ bé miệng.. cúi đầu chịu cho số phận..
    Nhân vụ thi tuyển các tài văn chương thi phú về truyện Kiều... bắt đầu từ cụ Khôi nguyên lăo làng Nguyễn Khuyến.. đă phải thốt lên ;
    ......thằng bán tơ kia dở dói ra...
    .. làm cho bận đến cụ Viên già...
    ... ví rằng có được ba trăm lạng;
    ....... thời trước làm quan cũng thế a...!!! N.Kh

    để rồi vụ chấm thi tài năng, Cụ chấm thế nào để cho Chu mạnh Trinh, nhân dịp Tết... đem tặng Cụ chậu hoa Hải đường... mà hoa Hải đường th́ chỉ có sắc; đẹp lắm... nhưng không có hương thơm !!! Cụ tam Nguyên nhận quà mà tụ cảm thấy thằng hậu sinh nó " chơi khăm" ta đấy !!!!
    ........ có kẻ tặng ta một chậu Trà..
    .... đương say ta có biết đâu hoa !! ( cụ mắt kém ) đâu có thấy hoa đẹp !! mả ngửi th́... hoa đâu có thơm..!!!

    ... rồi sau này.. khi người bạn thơ họ Dương qua đời..
    ...................b ác Dương; thôi đă thôi rồi !!!
    ..... ..... .... nước non biêng biếc..; ngậm ngùi ḷng ta !!! người bạn quí chết mất rồi !!!

    Với bản tính phóng khoáng, t́nh tự văn chương sâu sắc, câu chữ tuyệt hảo.. CMT đă reo vào ḷng người, nhất là những kẻ có nội tâm, chắc đều cảm thấy trong câu chữ của CMT mang nhiều ai oán tựa như những câu thơ của Đoàn Thị Điểm trong Cung oán ngâm khúc.. đẹp như thơ của bà huyện Thanh quan...

    và ngày nay.. khi chúng ta nghe gịng nhạc vàng của Ngô thuỵ Miên... chúng ta thấy hơi hướm trữ t́nh của cổ nhân vương vất trong những bài hát, nhất là những bài mang dấu ấn của Hà nội, của Saigon và của áo lụa Hà đông ...
    Đôi gịng góp ư cùng quí Bạn vong niên..; yêu thơ, nhạc trữ t́nh.../. nmq
    Ở đời có bốn trường hợp vui say sung sướng tuyệt đỉnh, đó là :
    cái sướng nhất là THI HỨNG HỘI NHÂN NGÂM.
    Tuy Bác NMQ mới chỉ cho vài dòng bình thơ, mà đã khiến cho kẻ hậu sinh nao nao vui thoả đấy các bạn ạ.

    Còn cái thứ hai là :
    - Tửu phùng tri kỷ ẩm. Cụ Yên Đổ đã diễn nôm tương tự là :
    Rượu ngon không có bạn hiền,
    Không mua không phải không tiền không mua.

    Còn hai cái vui sướng khác, Vân xin hẹn có dịp sẽ đề cập tới.

    Kính bút.

    VN

    -

  7. #1387
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    4 niền vui sướng - Đính Chính

    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Ở đời có bốn trường hợp vui say sung sướng tuyệt đỉnh, đó là :
    cái sướng nhất là THI HỨNG HỘI NHÂN NGÂM.
    Tuy Bác NMQ mới chỉ cho vài dòng bình thơ, mà đã khiến cho kẻ hậu sinh nao nao vui thoả đấy các bạn ạ.

    Còn cái thứ hai là :
    - Tửu phùng tri kỷ ẩm. Cụ Yên Đổ đã diễn nôm tương tự là :
    Rượu ngon không có bạn hiền,
    Không mua không phải không tiền không mua.

    Còn hai cái vui sướng khác, Vân xin hẹn có dịp sẽ đề cập tới.

    Kính bút.

    VN

    -
    Vân Nương xin đính chánh là hai câu
    "tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hứng hội nhân ngâm" hơi khác với bốn niềm vui sướng mà Vân Nương xin trình bày sau đây :

    Cửu hạn phùng cam vũ
    Tha hương ngộ cố tri
    Động phòng hoa chúc dạ
    Kim bảng quải danh thì

    Phỏng dịch :

    Nắng lâu được trận mưa rào,
    Mát tươi suối ngọt tưới vào hồn thơ.
    Tha hương chân lạc bước đi,
    Nỗi mừng gặp được bạn xưa tâm đồng.
    Đêm xuân hợp cẩn rượu nồng,
    Trăm năm ghi tạc tiệc mừng đuốc hoa.
    Bảng vảng tên tuổi xướng loa,
    Niềm vui sướng “đại đăng khoa” tuyệt vời.

    VN 1-11-2013.

    Ghi chú : - Lấy vợ gọi là “Tiểu đăng khoa”
    Đỗ đạt gọi là “Đại đăng khoa".
    Last edited by Vân Nương; 12-01-2013 at 10:14 AM.

  8. #1388
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Sự ra đời cuả Chữ Quốc Ngữ

    (Bài cuả Nguyễn Đ́nh Đăng ởTokyo)

    Nhân kỷ niệm 85 năm băi bỏ chữ Nho (1919)
    và 80 năm (1924) quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy tại cấp tiểu học Việt Nam

    - Sự ra đời của chữ quốc ngữ ...
    -Nguổn gốc do ông Alexandre de Rhodes (1591 - 1660).


    - ông Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936). một nhân tài việt nam đă mở nhà in đầu tiên ỡ Hà Nội, dùng ngành in ấn sách báo phổ biến rộng răi đến dân chúng qua báo chí bằng chữ Việt, và dịch thuật nhiều tác phâm văn chương Pháp ngữ sang quốc ngữ (Việt ngữ).


    Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong ṿng một ngàn năm măi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.

    Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đă sang Việt Nam truyền đạo trong ṿng sáu năm (1624 -1630).

    Ông là người có công rất lớn trong việc La-mă hoá tiếng Việt
    (nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La tinh).

    Kế tục công tŕnh của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (ḍng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. trong việc La-mă hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đă xuất bản Bài giảng giáo lư Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.

    *** Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mă này được chúng ta ngày nay gọi là chữ quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)***

    Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội,cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

    Gia đ́nh Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đă phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đ́nh Yên phụ - Hà Nội.

    Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và c̣n trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp c̣n đương lúng túng.
    Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức. Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm phụ tá cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.

    Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lăm tại Marseilles. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông c̣n là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.

    Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp công chức và bắt đầu làm báo tự do.

    Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ.

    Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp.

    Bản dịch Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, v́ ông không chỉ dịch cả câu mà c̣n dịch nghĩa từng chữ và kể rơ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu
    sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.

    Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đă góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xă hội Việt Nam
    đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ.

    Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ băi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đ́nh) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ băi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919
    băi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.
    Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin kư quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.

    Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt – La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.

    Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đă vô h́nh chung đóng vai tṛ một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.

    Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đă không thể kiếm sống bằng nghề báo của ḿnh.
    Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa,
    là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đă hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đă cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi
    chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh. V́ thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa ǵ ông. Ṭa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên.

    Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 v́ sốt rét.

    Người ta t́m thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một ḍng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn c̣n nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên kư sự bằng tiếng Pháp Một tháng với những người t́m vàng.

    Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông.

    Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của Ḿnh đă góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.

    ---Tôi đă vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh với ḷng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam –
    Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.

    ------ Lời cảm ơn:
    Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của ḿnh – nhà giáo Nguyễn Đ́nh Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả c̣n là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống c̣n gọi Alexandre Rhodes là gián điệp c̣n Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.

    Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyên Lân B́nh - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh v́ những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.

    Tác giả xin cảm ơn thày Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời từng là thày dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.

    Nguyễn Đ́nh Đăng
    Tokyo,

    Nguồn : Email

  9. #1389
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Nhà thơ NGUYỄN BÍNH

    NGUYỄN BÍNH - CÁNH BƯỚM MANG HỒN QUÊ ĐẤT VIỆT
    (Trần Ngọc Tuấn 22.03.2011 07:55)

    Cánh bướm bay qua làng quê nước Việt, ở đó có "nương dâu xanh, chiếc cầu ao, mái rạ - cô gái làng gội tóc nước hương nhu"… Ở đó có "giếng thơi mưa ngập nước tràn – ba gian đầy cả ba gian nắng chiều"… Cánh bướm bay qua sông quê "có chiếc thuyền nằm trên cát mịn – có đàn trâu trắng lội qua sông – có cô thợ nhuộm về ăn tết – sương nắng đường xa rám má hồng… xa xa rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi"…
    Cánh bướm đồng hành cùng con c̣ bay lả trong câu hát – giấc ngủsay dài nhịp vơng ru … đâu đây thong thả dân gian nghỉ việc đồng – lúa th́ congái mượt như nhung – đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng… Cánh bướm bay qua vườn chanh để tự nhận ra ḿnh : hoa chanh nở giữa vườn chanh – thầy u ḿnh với chúng ḿnh chân quê…

    Cánh bướm hơn một lần làm nhân chứng : trên đường cát mịn một đôi cô –yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa – gậy trúc dắt bà già tóc bạc – tay lần tràng hạtmiệng nam mô…Cánh bướm đồng cảm với duyên phận éo le lỡ bước sangngang : đêm qua mưa gió đầy trời – trong hồn chị có một người đi qua – em về thương lấy mẹ già – đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công – chị giờ sống cũng bằng không – coi như chị đă sang sông đắm đ̣…

    Cánh bướm hóa thân thành cánh buồm trong cuộc viễn du tưởng chừng bất tận : hôm nay dưới bến xuôi đ̣ – thương nhau qua cửa ṭ ṿ nh́n nhau – anh đi đấy, anh về đâu – cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…

    Cánh bướm phiêu bạt tận rừng xa để cất lời ai oán : đêm dài nghe vượn rucon – ai cha mẹ đó mà non nước này… Dù phải trải qua bao phen gió dập mưa vùi nhưng cánh bướm vẫn nguyên trinh một tấm ḷng chung thủy : sao đặc trời cao sáng suốt đêm – sao đêm chung sáng chẳng chia miền – trời c̣n có bữa sao quên mọc – tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

    Cánh bướm là hiện thân của thi sĩ : có ai điên dại như tôi nhỉ ? – nuôi bướmlàm con để nhớ người… Trong nỗi cô đơn tay trắng bạn bè đều lánh mặt – sa cơthân thích cũng coi thường – sông lặng thấy đâu người gọi gió – trăng tà t́m măikẻ mài gươm… thi sĩ vẫn nguyên giọng chân quê mà đầy khí phách : những thằng bất nghĩa xin đừng đến – hăy để thềm ta xanh sắc rêu. Thi sĩ chấp nhận bao nhiêu đau khổ ngần này tuổi – chết cũng không oan uổng nỗi ǵ, nhưng c̣n những bài thơ… Những bài thơ như hồn trinh c̣n ở trần gian – nhập vào cánhbướm mà sang bên này… Từng cánh bướm mang hồn quê đất Việt đă và đang báo tin lành không chỉ riêng cho vườn thơ mang h́nh chữ S .
    Hai bài thơ tương trưng cuả Nguyễn Bính :

    Bài Hành Phương Nam

    Hai ta lưu lạc phương Nam này
    Đă mấy mùa qua én nhạn bay
    Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
    Riêng ta với ngươi buồn vậy thay !
    Ḷng đắng xá chi muôn hớp rượu
    Mà không uống cạn mà không say !
    Lời thề buổi ấy cầu Tư Mă
    Mà áo khinh cừu chưa ai may !
    Ngươi giam chi khí ṿng cơm áo
    Ta trói thân vào lụy nước mây
    Ai biết thương nhau từ buổi trước
    Bây giờ gặp nhau trong phút giây
    Nợ thế, trả chưa tṛn một món
    Ṣng đời, thua đến trắng hai tay
    Quê nhà xa lắc xa lơ đó
    Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

    Tâm giao mấy kẻ th́ phương Bắc
    Ly tán v́ cơn gió bụi này
    Người ơi ! Buồn lắm mà không khóc
    Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
    Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
    Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
    Ngày mai, có nghĩa ǵ đâu nhỉ?
    Cốt nhất cười vui trọn tối nay
    Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
    Mắt đỏ lên rồi, cứ chết ngay .

    Hỡi ơi ! Nhiếp Chính mà băm mặt
    Giữa chợ ai người khóc nhận thây ?
    Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
    Ai kẻ dâng vàng, ai biếu tay ?
    Mơ ǵ ấp Tiết thiêu văn tự
    Giày cỏ, gươm cùn, ta đi đây

    Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
    Đă dấy phong yên khắp bốn trời
    Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
    Uống say mà gọi thế nhân ơi !

    Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
    Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
    Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
    Hát rằng phương Nam ta với ngươi
    Ngươi ơi ! Ngươi ơi ! Hề ngươi ơi !
    Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
    Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi !

    Nguyễn Bính
    Đa Kao 1943


    Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà nội ba mươi sáu phố phường,
    Ḷng chàng có để một tơ vương .
    Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,
    Góp lại đường đi, vạn dăm đường .

    Nhà ấy h́nh như có mặt trời,
    Có rừng có suối có hoa tươi;
    Bao nhiêu chim lạ, bao nhiêu bướm ?
    Không! Có ǵ đâu, có một người .

    Chân bước khoan khoan, ḷng hỏi ḷng:
    --Có nên qua đấy nữa hay không ?
    Không nên qua đấy, nên qua đấy ,
    Không: Nhớ làm sao! Qua mất công .

    Có một chiều kia anh chàng si
    Đến đầu phố ấy bỗng ngừng đi:
    --Hai bên hàng phố h́nh như họ ...
    Đi măi đi hoài có ích chi ?

    Đem bao hy vọng lúc ra đi,
    Chuốc lấy buồn thương lúc trở về .
    Ḷng mỗi lần đi lần băo táp,
    Mỗi lần là một cuộc phân ly .

    Chàng đau đớn lắm, môi cắn môi;
    Răng cắn vào răng, lời nghẹn lời:
    --Hờ hững làm sao! Mê đắm quá!
    Trời ơi! Cứu vớt lấy tôi! Trời!

    Chao ơi! Yêu có ông Trời cứu!
    Yêu có ông Trời khóa được chân!
    Chàng lại đi về qua phố ấy,
    Mấy mươi lần nữa và vân vân ...

    Chàng đi măi, đi đi măi,
    Đến một chiều kia, đến một chiều
    Phố ấy đỏ bừng lên: Xác Pháo,
    Yêu là như thế ? Thế là yêu ?

    Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
    Ḷng chàng đă dứt một tơ vương .
    Chàng qua chiều ấy qua chiều khác ....
    Ô! Một người đi giữa đám tang .

    Nguyễn Bính



    Anh Về Quê Cũ

    Anh về quê cũ: thôn Vân
    Sau khi đă biết phong trần ra sao?
    Từ nay lại tắm ao đào,
    Rượu đâu mà cất, thuốc lào nào phơi.
    Giang hồ sót lại t́nh tôi,
    Quê người đắng khói, quê người cay men.
    Nam kỳ giàu lắm bạc tiền,
    Tắm trong một cái biển tiền người ta ...
    Biển tiền, ôi biển bao la,
    Ḿnh không bần được vẫn là tay không ...
    Thôn Vân có biếc có hồng,
    Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
    Đê cao có đất thả diều,
    Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
    Quả lành nặng trĩu từng cây,
    Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
    Hiu hiu gió quạt trăng đèn,
    Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ra chơi.
    Ăn gỏi cá, đánh cờ người,
    Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
    Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
    Phương nao kết dăi mây Tần cho ta.
    Từ nay khi nhớ quê nhà,
    Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.
    Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
    Anh em ly tán, lâu dần thành ra
    Không c̣n ai ở lại nhà.
    Hỏi c̣n ai nữa? Để hoa đầy vườn.
    Trăng đầy ngơ, gió đầy thôn,
    Anh về quê cũ có buồn không anh?

    1942
    --------------------------------------------------------------------------------
    Last edited by Vân Nương; 14-01-2013 at 06:00 PM.

  10. #1390
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    NGUYỄN BÍNH - CÁNH BƯỚM MANG HỒN QUÊ ĐẤT VIỆT


    Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà nội ba mươi sáu phố phường,
    Ḷng chàng có để một tơ vương .
    Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,
    Góp lại đường đi, vạn dăm đường .

    Nhà ấy h́nh như có mặt trời,
    Có rừng có suối có hoa tươi;
    Bao nhiêu chim lạ, bao nhiêu bướm ?
    Không! Có ǵ đâu, có một người .

    Chân bước khoan khoan, ḷng hỏi ḷng:
    --Có nên qua đấy nữa hay không ?
    Không nên qua đấy, nên qua đấy ,
    Không: Nhớ làm sao! Qua mất công .

    Có một chiều kia anh chàng si
    Đến đầu phố ấy bỗng ngừng đi:
    --Hai bên hàng phố h́nh như họ ...
    Đi măi đi hoài có ích chi ?

    Đem bao hy vọng lúc ra đi,
    Chuốc lấy buồn thương lúc trở về .
    Ḷng mỗi lần đi lần băo táp,
    Mỗi lần là một cuộc phân ly .

    Chàng đau đớn lắm, môi cắn môi;
    Răng cắn vào răng, lời nghẹn lời:
    --Hờ hững làm sao! Mê đắm quá!
    Trời ơi! Cứu vớt lấy tôi! Trời!

    Chao ơi! Yêu có ông Trời cứu!
    Yêu có ông Trời khóa được chân!

    Chàng lại đi về qua phố ấy,
    Mấy mươi lần nữa và vân vân ...

    Chàng đi măi, đi đi măi,
    Đến một chiều kia, đến một chiều
    Phố ấy đỏ bừng lên: Xác Pháo,
    Yêu là như thế ? Thế là yêu ?

    Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
    Ḷng chàng đă dứt một tơ vương .
    Chàng qua chiều ấy qua chiều khác ....
    Ô! Một người đi giữa đám tang .

    Nguyễn Bính

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giời ơi , sao Nguyễn Bính nói trúng tim đen tôi quá , Bác Vân Nương ạ :

    Chao ơi! Yêu có ông Trời cứu!
    Yêu có ông Trời khóa được chân!


    Vào " Sau Bức Mành Tre " , xem Cụ nmq kể chuyện đời ḿnh , không thua ǵ được thấy những áng thơ hay .

    Bác VN mà bỏ qua rất uổng đấy .

    Cầu Ơn Trên cho Cụ ấy đầy đủ sức khoẻ , để cho chúng ḿnh được xem những kinh nghiệm trường đời quư giá

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •