Page 156 of 304 FirstFirst ... 56106146152153154155156157158159160166206256 ... LastLast
Results 1,551 to 1,560 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1551
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ; những t́nh khúc lăng mạn...

    tiếp theo.. nếu như tản cư ra khỏi thành phố th́ cũng có hồi cư.. có ngày trở về.. từ một Châu kỳ với ngày trở về.. rồi đến Hoàng Giác cũng dinh tê (1948).. rồi đến Phạm Duy chậm nhất 1951-52), nhưng bỏ Hà nội sớm nhất vô Nam (1953) cùng ban Thăng Long..
    1948-50 c̣n trong luyến tiếc với phong cảnh như Chiều vàng/ Nguyễn văn Khánh thị đột nhiên đổi hướng qua một loạt nào.
    .....Thơ ngây/ Anh Viêt...rồi Em tôi, Lê trạch Lựu.. Tiếng chuông chiều Thu.. Em đến thăm anh một chiều mưa/ Tô Vũ. Chuyển thêm chút nữa.. Gái xuân /Từ Vũ.. đến dư ảnh của Cô lái đ̣(1945) / Nguyễn đ́nh Phúc..
    ..1950-1953 bây giờ là ; Cô hái Mơ/ Hoàng giác, Cô hàng nước / Vũ Minh., Cô hàng cà phê/ Canh thân..Dư âm/ Nguyễn văn Tư. rồi than thở; Nỗi ḷng/Nguyễn văn Khánh..
    ... tiếp theo gịng nhạc của Đoàn Chuẩn/Từ Linh..
    để rồi tạm ngưng.... với Tan tác/ Tu Mi (1954).. do thời cuộc đổi thay...(Geneve 1954)

    nmq giới thệu đến quí Bạn già.. một clip nhạc thật phong phú, ít dấu vết tuyên truyền ;

    http://www.youtube.com/watch?v=RgL8n...BA2BBCCFD940C1

    clip này gồm có 14 tập, ở tập 4 quí Bạn được nh́n lại thánh đường Phát Diệm.. hay như giáo đường Hàm long.. và nhiều danh lam thắng cảnh, trang phục được thể hiện gần như đúng với thời xưa.
    Tuy là 14 tập, nhưng chỉ có 6 tập đầu là phẩm chất cao.

    nmq gơ đến đây, xin phép tạm biệt Vietland và quí bạn. Để trở về với mái ấm Mississauga.. với chiến lợi phẩm; thằng bébé Andrew, chắt ngoại.. Kính chào. nmq

  2. #1552
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hanooij : những t́nh khúc....

    trở ngại kỹ thuật... trước khi rời bàn phím, nmq thử lại đường link th́... không mở được. Vậy xin quư Bạn theo cách sau;
    Mở Youtube và nhập vô , hoặc nếu dùng Saigonbao.com th́ ngay bên góc trái vô phim nhạc (clic mở)..
    sau khi mở chạy xuống chút đỉnh.. nơi hàng dọc ở cột thứ hai ǵ đó.. t́m youtube rồi (clic) mở ra.. bên góc trên sẽ có muc...phim nhac task bar... gơ "những t́nh khúc vươt thời gian"... th́ sẽ đến trang giới thiệu một loạt bài..
    h́nh như nơi bài thứ hai là bài mà nmq giới thiệu, cũng v́ clip này h́nh ảnh đẹp và âm thanh rơ ràng.. ./. nmq

  3. #1553
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội.. quê tôi ngày đó..

    Xin được trở lại với Hà nội, quê của tôi ngày đó... ngồi bên cạnh tôi, người bạn một thời tuổi trẻ, Bích Thạch..
    chúng tôi nói truyện nhiều về Hà nội.. và ngày hôm nay nhân truyện của một trí thức dấn thân làm chính trị (??), ..
    B-Thạch nói; Q có biết nhà thơ..HC không ??
    .. không, nhưng có được đọc thơ.. cũng t́nh tự lắm chứ.. h́nh như là tác giả của "Ngậm ngùi.."..
    Đấy CHHV là con trai của HC... nhà của họ cũng gần nhà của ḿnh ngày xưa đó...
    Thế hả ?? phố nào ??
    .. h́nh như ở Trần Phú... nhà lại c̣n có cửa hàng bán đồ điện tử ǵ đó nữa !!
    mà... này BT.. con đường này toàn là biệt thự không à..!
    .. không c̣n đâu.. đúng là khoác bao tải xanh lâu ngày... nên chẳng c̣n nh́n thấy.. cái ǵ cả..!!
    .. mà sao ??
    .... hết rồi villa với biệt thự.. phố tây... Q biết không ?? cái khu nhà của Q đă bị phá tanh banh hết rồi.. từ vườn hoa Cửa Nam đi đến sân vận động tây cũ (Mangin) th́ dăy bên tay phải c̣n.. qua đường tàu hoả phía bên trong mở thêm một con ngơ... cho đến ngă năm..
    c̣n mé tay trái(số lẻ cũ).. từ nhà ANPO cũ đến đầu hàng Lọng (Lê Duẩn nay ) th́ mở thêm một con đường chạy một chiều từ ngă sáu Cột cờ/Trần Phú/ Lê Duẩn/ Diện biên.nối tiếp Cửa Nam/ Tràng Thi... mà nhà của Ls này ở ngay gần ngă sáu, ... cũng giá trị tiền tỷ tỷ đấy... ngày xưa thời bao cấp tranh dành nhau ghê lắm.. cũng phải là cấp cao lắm mới trụ được đấy !!
    .. th́ họ có tiền của.. th́ họ tậu nhà ..
    úi giời ơi...ở trong rừng ra... th́ ở đấy mà có.. hoạ chăng là..trên... răng (teeth) ....
    ..th́ là của bỏ lại...
    ... dân Hà nội cũ "kiêu ngạo " nói là ;..nhà không có số (văn tự), bố làm đảng viên (cán bộ )../. nmq

  4. #1554
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG

    Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?


    Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền h́nh hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những tin liên quan đến nó không phải ai cũng biết.Về băn khoan này, giáo sư sử học Lê Văn Lan đă từng đưa ra ư kiến như sau:

    Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ – đúng hơn là hai bài vè – đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể:

    Phồn hoa thứ nhất Long thành
    36 phố rành rành chẳng sai…
    Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể:
    Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…


    Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường th́ thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.


    V́ sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử th́ vẫn được mọi người đón nhận. Người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội của Nguyễn Đ́nh Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.



    C̣n tiếp...

  5. #1555
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một trong các số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nội dung như sau:

    Rủ nhau chơi khắp Long thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
    Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
    Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
    Mă Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
    Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
    Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
    Hàng Mă, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
    Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông
    Hàng Ḥm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
    Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
    Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà
    Quanh đi đến phố hàng Da,
    Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
    Phồn hoa thứ nhất Long thành,
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
    Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.


    Xét theo ghi chép của sách sử th́ 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ ǵn an ninh, trật tự.

    Theo sách Đại Việt sử kư tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Th́n niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đ́nh hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần pḥng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.



    Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đ́nh Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doăn, quan Thiếu doăn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành th́ cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm pḥng, xét hỏi.

    Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đăng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, căi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác ǵ lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.


    Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hăng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ư cổ nhân bảo trợ phù tŕ lẫn nhau.

    Phàm những việc pḥng hỏa, pḥng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.



    Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dăy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đ́nh, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đ̣n, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, pḥng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.


    C̣n tiếp...

  6. #1556
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái b́nh. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xă danh bị lăm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

    Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xă Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường c̣n lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Vơng Thị, Bái Ấn, Yên Lăng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.



    Vào năm Tân Măo (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

    Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị (1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.



    ( H́nh, không phải video )

    Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đă thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.


    http://baomai.blogspot.com/2013/08/a...ng-ha-noi.html
    Last edited by Tigon; 24-08-2013 at 10:07 PM.

  7. #1557
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện hà nội ; t́m dấu tích xưa 1....

    Chào quí Ban,
    nghe chuyện Hà nội mà bao lâu nay, chưa có dịp t́m lại gốc tích xưa của một Hà thành mà tôi và quí Bạn vẫn từng hănh diện.. ôm mối thương nhớ ngh́n trùng về nơi chốn đó.
    Thuở hồng hoang, các sắc dân qui tụ song quanh vùng Động đ́nh hồ, có tiếng nói khác nhau, tụ tập thành buôn bản.. làng mạc bé nhỏ.. rồi v́ cuộc sống tranh chấp để sống c̣n, mạnh được yếu thua.. cứ thế xô đẩy nhau..Đám dân này cú đi dần về hướng đông, hướng Nam , đi t́m chon dung thân, nơi khí hậu thuận hoà.. đất đai màu mỡ.. Những bộ lạc này gồm những bộ lạc có chữ cuối là VIỆT như Lạc Việt, Bách Việt.. Lạc Việt th́ đi sâu xuống phương Nam, c̣n Bách Việt th́ nay là vùng Quảng Tây, Vân nam (TQ)... Bách Việt sau bị Tần Thuỷ Hoàng sát nhập vào Trung hoa.. c̣n Lạc Việt th́ đi xuống Phuong Nam xa hơn.. Sự di chuyễn về Nam/Đông nam của các sắc dân cũng mang theo tiến nói giúp cho công cuộc Hán hoá của Trung hoa nhanh hơn. Lacj Việt men theo bờ biển phía đông rặng Trường sơn, nhờ rừng thiêng nước độc.. quân binh của TH không quen phong thổ, nên cuộc Nam chinh của TH hầu như dừng lại.. t.t..

  8. #1558
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ; t́m dấu tích xưa.. 2..

    t.t... Sự Hán hoá bỏ dở th́ đă có chế độ thuộc địa nô lệ cho Hán Triều. Bóc lột sưu cao thuế nặng, triều cống bóc ṃn nhân lưc, nhân dân ai oán đưa đến các cuộc nổi dậy..
    Hai Bà Trưng khởi nghĩa.. (40 SCN) đánh đuổi quân Tàu được it lâu (42SCN) cũng bị thua dưới tay TH.. dân chúng lại kéo xuống phương Nam xa hơn..để giữ lấy cội nguồn và tiếng nói riêng biệt. Liên tiếp các đời sau từ Hùng Vương đến An Dương Vương.. đến nhà Tiền Lư(503-548 SCN), Lư Bí lên ngôi xưng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.. đóng đô ở Hoa lư/ Ninh B́nh (?), binh biến, đổi dời.. rồi sau đó đến đời Hậu Lư, Lư Thái Tổ dời về Đại La năm 1010SCN.
    Thời kỳ Bắc thuộc III (602-905SCN), vị quan cai trị An Nam đô hộ phủ Cao Biền(864-868SCN), thấy nơi trấn phủ không đắc địa, nên đi t́m long mạch phương Nam. Cao Biền để ư đến thành Đại La nằm bên sông Hồng, nên Cao Biền muốn di hết phủ về đây.
    Đại La được xây cất thành luỹ từ năm 767 SCN. Thời Đường mục Tông (TH)-834 scn, do Trương bá Nghi. Trương bá Nghi tiếp quyền th́ dời phủ tới bên cạnh gịng sông Tô Lịch. Sau đó đến Cao Biền lên cầm quyền, ngắm xem.. thấy địa thế đất đẹp, bèn cho mở rộng đắp luỹ, xây thành. Di tích hăy c̣n đến ngày nay là con đê La thành/Đại la.. các cửa ô, 9 cây gỗ lim trấn yểm ở cửa sông Tô lịch, đền thờ Bạch Mă ở pho hàng Buồm.. t.t..

  9. #1559
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ; t́m dấu tích xưa..3..

    Cao Biền xây dựng thành Đại La rộng hơn, quy hoạch ngăn nắp.. ṿng ngoài bao bọc bởi La Thành, đến ṿng giữa là Hoàng Thành và ṿng trong là Cấm Thành, luỹ cao hào sâu bảo vệ cho dân quân sống trong thành. Để thương cảm cho một quê hương bỏ lại, quí bạn cùng tôi, t́m lai những biên niên ghi đậm dấu tích cam go, đầy biến động của một kinh đô; Thăng Long/ Hà nội của quê Viêt Nam từ thời xa xưa..;
    Biên niên Đại La- Thăng Long- Hà nội.
    Năm 767 ; Trương bá Nghi xây đắp thành Đại La.
    824 ; Lư Nguyên Gia dời An nam đô hộ phủ về bên cạnh sông Tô lịch.
    864- 868 ; Cao Biền xây đắp mở rộng
    Năm 1010..........; vua Lư Thái Tổ dời đô về Đại La, và đổi tên thành Thăng Long.
    1070 ......; Văn miếu được xây dung, thờ Khổng Tử
    1076 .........; Lập Quốc tử giám, tuyển chọn văn quan phụ trách văn học.
    1076..........; vua dời về Nam trường lánh nạn quân Tống, chưa mất Thăng Long.
    1243..........; lũ lụt tràn ngập kinh thành..
    1258..........; quân Mông cổ chiếm kinh thành lần thứ nhất.

  10. #1560
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nội ; t́m dấu tích xưa ..4...

    tiếp theo...
    năm 1270....... ; lũ lụt tràn kinh thành..
    1278.........; kinh thành bị hoả hoạn..
    1285........; Quân Mông cổ chiếm kinh thành lần thứ hai..
    1288........; quân Mông cổ chiếm kinh thành lần thú ba..
    1307........; Vỡ đê Hồng Hà..
    1377........; Chiêm Thành đánh phá, chiếm Thăng long một ngày..
    1389........; Nghĩa quân, nông dân đứng lên chống cường quyền, chiếm Thăng long 3 ngày.
    1397........; Hồ quí Ly dời đô về Thanh Hoá..
    1406........; Quân Minh chiếm kinh thành Thăng long
    1426........; Vương Thông đầu hang, Lê Lợi giải phóng quê hương..
    1428........; Thống nhất đất nước..
    1445........; Kinh thành lại bị lụt.. úng thuỷ..
    1551........; Trịnh Kiểm đem quân đánh Thăng Long,, nhà Mạc bỏ chạy..
    1559-1560; Trịnh- Mạc giao tranh.. Mạc bỏ Thăng long lần thứ hai..
    1584........; Mạc tái chiếm Thăng long..
    1591........; trinhj Tùng tàn phá Thăng Long rồi rút đi...
    1592........; Trịnh tấn công chiếm Thăng Long, bắt được Mạc Mậu Hợp
    1593........; Vua Lê Thế Tôn trở lại Thăng Long
    1630........; Vở đê Yên viên(duyên), nước tràn ngập Thăng long
    1631........; cháy khu phủ chúa Trịnh, Đông kinh...
    1655........; Khởi đầu Trịnh /Nguyễn phân tranh...
    1738........; Tôn thất nhà Lê khởi binh đốt phá kinh thành, hống chúa Trịnh..
    1786........; Nghĩa quân Tây sơn vào Thăng Long, Trịnh Khải bỏ chạy, Nguyễn Huệ rút
    ........ nghĩa quân về Nam, giao quyền cho Nguyễn hữu Chỉnh. NH Chỉnh cho đốt
    ...............phủ Chúa giữa Trung tâm kẻ chợ.. thiêu huỷ gần 1/3 kinh thành... t/...t...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •