Page 219 of 304 FirstFirst ... 119169209215216217218219220221222223229269 ... LastLast
Results 2,181 to 2,190 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2181
    Tran Truong
    Khách

    Dương Thu Hương không lay chuyển _ Raphaëlle Rérolle Le Monde - 10/2/2006

    Cho đến phút chót, Dương Thu Hương sợ không đến được Paris. Tất cả giấy tờ, hộ chiếu, giấy xuất cảnh của bà dường như hợp lệ để bà có thể đến nước Pháp thứ sáu 27 tháng giêng, theo lời mời của nhà xuất bản, th́ th́nh ĺnh chuyến đi bị đ́nh chỉ. Vào ngày bà khởi hành, công an Hà Nội định ngăn chặn nữ tiểu thuyết gia 59 tuổi tại hành lang phi trường về tội sử dụng hộ chiếu ăn cắp.
    Hộ chiếu đó là của bà, vừa mới được trả lại sau 10 năm bị công an tịch thu về tội chống đối. Nhờ quyết tâm của bà và sự giúp đỡ của ṭa đại sứ Pháp mà trở ngại đă được vượt qua. Nhưng việc này cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội coi bà như một quả bom.

    Người đàn bà mảnh khảnh, thanh nhă này phạm tội ǵ để bị quản chế mười năm ở giữa thủ đô Hà Nội ? Tội từ chối không lùi bước trước cường quyền ; không muốn cất cây bút và tiếng nói của ḿnh vào góc tủ. Là một tiểu thuyết gia, tác giả của nhiều bài viết về chính trị nổi tiếng ở Việt Nam, Dương Thu Hương là nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền Việt Nam từ những năm 1970.

    Bằng mọi cách, nhà cầm quyền muốn bà im tiếng, nhưng không thể được : Dương Thu Hương giống như một chất lỏng có tính xoi ṃn đặc biệt, nó không thể ở trong bất kỳ b́nh chứa nào, dù to lớn, dù hào nhoáng đến đâu (người ta đă thử chiêu dụ bà bằng cách đề nghị chức tước, nhà cấp bộ trưởng). Những ǵ người khác gọi là “số phận” th́ bà gọi là nghịch cảnh hay chỉ đơn giản là sự thật – không phải là một sức mạnh cố định vĩnh viễn, không thể tiêu huỷ, mà như là một ḍng nhựa dẻo, đôi khi không thể uốn nắn.

    Sinh trưởng ở miền Bắc và đối mặt với những cuồng nộ của chiến tranh và độc tài, bà không bao giờ để từ “định mệnh” quyết định cuộc sống của ḿnh. Luôn luôn sẵn sàng nói lên “sự thật,” các vai trong tác phẩm của bà là những con người chiến đấu với số phận. Bằng cái nh́n lăng mạn và tàn nhẫn, các nhân vật trong tiểu thuyết của bà phải quằn quại đối diện với cuộc sống của họ.

    Đứng thẳng

    Dù định mệnh gần như khép lại cuộc đời của họ, vài người vẫn đứng thẳng lên được. Các nhân vật trong Chốn Vắng, vào một ngày đẹp trời tháng sáu, thấy cuộc sống của họ đu đưa trong một địa ngục luân lư. Thảm kịch phơi bầy qua các đặc điểm của Bôn, một cựu chiến binh bị tàn phá v́ “sốt rét kinh niên,” các ảnh hưởng của chất độc da cam lính Mỹ dùng và nhất là các hoài niệm về chiến tranh.

    Trở về làng sau vài năm bị cho là đă chết, Bôn t́m lại Miên, người vợ cũ nay đă lấy một người đàn ông giàu có mà cô yêu say đắm. Từ bối cảnh này, cũng như với sáu tiểu thuyết khác của bà, nảy sinh câu chuyện có thật, Dương Thu Hương dựng lên một thảm kịch dài dựa trên những lựa chọn đạo đức nan giải.

    Khác với kịch ngày xưa có những h́nh bóng xuất hiện đây đó, ở đây không có dấu vết của định mệnh. Bởi v́ theo tác giả, số phận con người không phải chỉ do trên cao định đoạt. Nó c̣n do các thành kiến, các ảo tưởng, các mắt xích mà con người tạo ra để ḱm hăm những xung động của ḿnh. Mô tả tỉ mỉ nhưng không nhàm chán, cuốn tiểu thuyết cống hiến một thoáng nh́n sắc bén về những tập quán thể hiện qua những thành kiến, bằng nhiều giai thoại và những vai phụ đặc biệt độc đáo.

    Ngược lại, có những giấc mơ, những ước muốn và những hồi tưởng tự nhiên mà tầm rộng lớn, phong phú và đôi khi khắc nghiệt phù hợp với tâm trạng của các nhân vật và phản ảnh ước muốn tự do của họ.

    Định mệnh làm được ǵ ? Rất nhiều, v́ nó làm tan vỡ cuộc đời của Bôn – chiến tranh làm nên những trang viết tuyệt vời -, nhưng dĩ nhiên c̣n nữa: Miên và người chồng thứ nh́ có thể t́m một lối thoát cho t́nh yêu của họ, cho thấy từng cá nhân có thể làm một cái ǵ để bảo vệ quyền lợi của họ trước các phê phán độc đoán của tập thể. Phải trả giá cao để có được độc lập – Dương Thu Hương biết điều ấy.

  2. #2182
    Tran Truong
    Khách

    Dương Thu Hương _ Bà là ai ? _ Nguyễn Khoa Thái Anh (2006)

    Sau chuyến bay đêm từ Cali đến phi trường JFK New York vào buổi sáng sớm thứ Tư, 26 tháng 4, chúng tôi được đón vào Queens nghỉ tại nhà bà con của người bạn đồng hành. Sau vài tiếng dưỡng sức, gội rửa cho tươi tỉnh, chúng tôi tạt qua thăm tiệm phở Bằng do người chồng của cô bà con làm quản lư, rồi đón subway (xe điện ngầm) đến ăn phở B́nh, nơi người vợ làm chủ.

    Sau đó về lại tư gia của họ nghỉ ngơi để 8 giờ tối hôm đó đi nghe bà Dương Thu Hương (DTH) nói chuyện ở Town Hall trong Manhattan (trung tâm thành phố / New York City). New York đă sang Xuân, cảnh vật như khoác lên một màu tươi sáng của ánh mặt trời.

    Trời c̣n ăm ắp lạnh trong tiết cuối của tháng Tư. Phố xá nhộn nhịp của một thành phố đông dân nhất hoàn cầu có khác ! Trên một vài khía cạnh thu hẹp nào đó, nó giống Sàig̣n, chỉ nhân lên thập phân và mường tượng thêm nhiều sắc dân nữa th́ người ta có thể h́nh dung đến cái xô bồ, tất bật của một vùng thị tứ đa dạng nhất thế giới.

    Trong chuyến đi New York lần này, tuy không được toại nguyện với mong mỏi được đón tiếp bà DTH như một người thường dân, (thay v́ là một nhà văn phản kháng nổi tiếng) chúng tôi đă rất may mắn được đưa đón, tiếp đăi tận t́nh bởi những người bạn văn nghệ và tinh thần trong vùng mà trước giờ chưa có cơ hội gặp mặt.

    Phải chi bà là một nhà văn đời thường trong một xă hội tự do, được mến chuộng chỉ v́ chuyện tư tưởng và văn chương – chứ không v́ ḷng dũng cảm dám đơn độc đối chọi lại chế độ của bà - th́ chuyện t́m kiếm bà như một người đồng hương xa xứ , được nhóm bạn mộ điệu sống trong vùng thết đăi nồng hậu, ân cần hơn (đám Việt kiều Cali này một tị) thiết tưởng dễ dàng hơn và chuyện vui chơi ăn uống đă là đủ.

    Đằng này, tuy cùng chia sẻ hoài vọng sớm nh́n đất nước tươi sáng hơn, cũng như cảm kích tấm ḷng quả cảm của anh nữ này, chúng tôi cảm nhận được sự lạnh lùng, cẩn tín và thận trọng (nhưng có lẽ cần kíp) của một người đàn bà trơ trọi bị đời (Đảng) trù dập. Có lẽ vậy mà những người được trọng đăi hơn bà cho bà là người bất b́nh thường.

    Nhưng có một người Việt Nam nào lại không phải là một người bất b́nh thường, nhất là những người c̣n quan tâm đến vận mạng của đất nước ? Nhiều khi ư chí duy vật của chủ thuyết Cộng Sản lại tốt hơn, nó giúp cho con người quên đi những khắc khoải về những điều tuyệt đối cho quê hương mà chúng ta không thể nào đạt được.

    Như thế duy tâm để làm ǵ ? Việt Nam đă trải qua thời kỳ duy vật biện chứng học, đă đến lúc con người, nhất là những con người đă được ban bố cho một ít ơn mưa móc, phải lo làm giàu, phải tận hưởng những ǵ ơn trên đă ban bố cho chứ ? Nếu không chúng ta lại thành một lũ dở hơi, suốt ngày cứ lo đi t́m đọc Dissidents for Dummies th́ khổ !

    May là Liên hoan trung tâm Văn bút Quốc Tế, chi hội PEN World’s Voice Hoa Kỳ có trụ sở và tổ chức ở New York thay v́ ở Cali, bằng không chuyện cuốn kéo bà không biết c̣n đi đến đâu. Biết bao nhiêu lũ ngu (dummies) sẽ muốn làm hậu thuẫn cho người đàn bà nhà quê chân đất váy đụp.

    Ai lại đi tranh giành một người gần như là kẻ tu hành như bà Hương bao giờ ? Tuy Bà Hương không phải là người vô cảm hay thiếu t́nh cảm, nhưng bà là người cương nghị, giàu ư chí. Làm việc cho đến 5 giờ sáng mới đi ngủ, đến 10, 11 sáng giờ lại thức dậy. Không gặp ai bao giờ. Lại là người diệt dục để dành khát vọng cho chuyện dân chủ đất nước.

    Bà nói với tôi: Chưa bao giờ tôi muốn một cái ǵ cả. Tôi không bao giờ có muốn. Trong ư con người của tôi, tôi chỉ hoàn thành công việc của tôi, từng ngày một, từng công việc một. Chuyến đi này là để đáp lễ, hoàn toàn do những người làm sách của tôi và PEN mời, và tôi phải đi để đáp lễ của ông Salman Rushdie v́ ông mời tôi quá nhiều lần và lần này tôi có cơ hội sang chào họ và cảm ơn họ. Tôi không có kế hoạch ǵ trong đầu cả. Không bao giờ có kế hoạch ǵ trong đầu cả.


    Còn tiếp ...

  3. #2183
    Tran Truong
    Khách

    Dương Thu Hương _ Bà là ai ? _ Nguyễn Khoa Thái Anh (2006)

    Tôi hỏi: Nếu chị có th́ giờ th́ có bao giờ chị nghĩ đến chuyện đi qua bang Cali không ạ ?

    DTH: Tôi là người theo đạo Phật cho nên tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện ǵ trước cả, v́ ngày mai không biết cái ǵ (sẽ) đến với chúng ta. Không bao giờ tôi trả lời là ngày mai tôi biết được cái ǵ cả, v́ sống trong đạo Phật chỉ biết là ḿnh sống trong ngày hôm nay. Bởi v́ là người mà ngưỡng mộ đạo Phật chỉ sống trong ngày hôm nay, biết ngày hôm nay, dù không biết đến ngày mai v́ ngày mai là ngày trời Phật định thành ra là tôi ... Câu hỏi đó nó nằm ngoài cái sự suy nghĩ của tôi.

    Hỏi: Có một số người họ cảm mộ chuyện chống nhà nước của chị. Họ nghĩ họ có một số đường lối giống chị. Họ muốn được theo chị. Chị thấy thế nào ?

    DTH: Tôi không muốn dính líu đến ai cả, v́ bản chất của tôi là một ḿnh. Tôi hành động một ḿnh và v́ lương tâm của tôi. Cuộc đấu tranh của tôi cho dân chủ là hoàn toàn không vụ lợi. Tôi không bao giờ có tham vọng. Con cái tôi cũng không cho tham gia con đường chính trị. Cho nên tôi không có nhiệm vụ làm vừa ḷng và không có nhiệm vụ tham gia bất kỳ bè nhóm và đảng phái nào.


    Đây là cái chuyện không ổn của chúng tôi, t́m gặp bà Hương v́ chuyện văn chương, t́nh người nhưng có lẽ đă bị gán vào phe nhóm chính trị hay các người làm báo chuyên nghiệp mất rồi.

    Lại nữa, do chuyện lặn lội từ Tây sang Đông t́m bà, có thể ít nhiều đă bị mang tiếng (có hậu ư nào đó) nên đă bị cản trở trong việc giao du. Dịch giả và người bạn thâm giao của DTH, cô Nina McPherson muốn bảo bọc bà “tay trong”, cô đă không muốn chia sẻ với chúng tôi mối quen biết. Chúng tôi cũng đă tiếp xúc với bà qua sự cố gắng của chính ḿnh.

    Thú thật, tuy người viết đă dự đoán trước mọi chuyện sẽ không được như ư, nhưng một trong những ao ước chính của chúng tôi là được hàn huyên tâm sự với bà Hương trong một bối cảnh riêng tư không liên quan đến môi trường chính trị. Điều này hơi khó nếu không gọi là viễn vông bởi lẽ thực chất của bà Hương mà nhiều người Việt hải ngoại cho là thích hợp với mục tiêu chính trị của họ, lại không phải điều chúng tôi muốn khai thác. Rơ khổ !

    Buổi tối lúc khi đến Town Hall chúng tôi đă thấy một đoàn người nối đuôi xếp hàng dài đến tận góc đường 44th St. Mới sau 7 giờ chiều mà hàng người đă lũ lượt lượn quanh góc đường 43rd St. Sau khi cắt một người trong nhóm xếp hàng giữ chỗ, hai đứa chúng tôi vội rảo bước đến Blue Bar gần đó (nổi tiếng là nơi hội ngộ của các tao nhân mặc khách, các tay báo chí, văn nghệ sĩ của New York và thế giới) đón anh bạn, một người cư dân trong vùng.

    Sau 30 mươi phút xếp hàng, chúng tôi vào cửa và bị chận lại v́ mang theo máy ảnh và video. Một chuyện mà rất may Thư Viện New York không cấm hôm chủ nhật. Chúng tôi bị choáng ngộp phải lên tầng trên. Tầng này có sáu bảy lối vào, cũng đầy người nhưng ít ra c̣n thấy được chỗ trống.

    Chung qui cả hai tầng có cả thảy hơn 2.000 ngàn người đi dự buổi nói chuyện của mười bốn nhà văn quốc tế tối thứ tư hôm đó: Chinua Achebe (Nigeria), Martin Amis (Anh quốc),Gioconda Belli (Nicaragua), Roberto Calasso (Italy). E.L. Doctorow (Hoa Kỳ), David Grossman, (Do Thái), Elias Khoury (Lebanon), Yusef Komunyakaa (Hoa Kỳ Pulitzer Prize), Tony Morrison (Hoa Kỳ, Nobel Văn chương, 1993), Salman Rushdie (Ấn Độ/Anh quốc, chủ tịch Hội Văn Bút Hoa Kỳ), Zadie Smith (Anh quốc) Dương Thu Hương (Việt-Nam), Ayu Utami (Indonesia), Jeannette Winterson (Anh quốc).

    Mở đầu buổi nói chuyện với chủ đề: Ḷng Tin và Lư Lẽ (Faith and Reason) ông chủ tịch Hội Văn bút Mỹ, Salman Rushdie, ra cáo lỗi cho bà Nadine Gordimer (South Africa, giải Nobel 1991) phải rút lui v́ chuyện gia cảnh rồi phát biểu mở đầu chương tŕnh. Tưởng cũng nên nhắc, ông nổi tiếng hàng chục năm trước khi viết xong quyển The Satanic Verses: "Những vần thơ của Quỷ Satan" nói về quyển thánh kinh của Hồi giáo và tính chất khát máu của những người cuồng tín.

    Thời đó tính mạng và cái đầu ông được chủ tịch nước Iran, ngài Ayatollah Khomeini treo giá, khiến ông phải sống ẩn náu bên Anh không dám ra mặt trong nhiều năm. Chính ông Rushdie là người đă đích thân mời bà Hương từ hai năm nay sang dự Đại hội Văn bút (khai trương từ năm ngoái) và năm nay là lần đầu tiên bà Hương chính thức sang Mỹ từ Paris, nơi mà bà đă ở hơn sáu tháng nay (h́nh như DTH có chiếu khán ở Pháp vào dịp Đại Hội Tiếng Nói của Thế Giới (PEN World Voices) Tổ chức từ ngày 25 đến 30 tháng Tư 2006.

    Là những người chuộng Anh văn như chúng tôi mà c̣n bị chán nản v́ những lời đọc tẻ nhạt của một số các văn sĩ, h́nh như họ không tôn trọng khán thính giả nên chỉ đọc lại những đoạn trích trong sách đă xuất bản của họ. Ngoai trừ ông Salman Rushdie, Martin Amis, Giaconda Belli, bà Toni Morrison, ông Salman Rushdie, thú thật chúng tôi cũng bị buồn ngủ. Cho đến lúc bà Nina McPherson ra đọc tiếng Anh bài viết của bà Hương, cử tọa đă sôi động lên.

    Bà, một con người tranh đấu truân chuyên, đă dành con tim nhân ái của ḿnh để thốt lên những lời từ ái. Bà kêu gọi con tim và ḷng hy sinh quả cảm của loài người, nhắn nhủ: "Nếu một ngày nào đó hành tinh này c̣n tồn tại th́ chắc chắn không phải nhờ ơn các chức sắc tôn giáo hay các nhà kỹ thuật gia mà chắc chắn là nhờ ơn phước của những con người từ ái, cao thượng, những người có trái tim vàng."

    Rồi bà mượn lời Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, kết thúc :

    Ngẫm hay muôn sự tại trời
    Trời kia đă bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
    Có đâu thiên vị người nào
    Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần.
    Đă mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    Thiện căn ở tại ḷng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

  4. #2184
    Tran Truong
    Khách

    Sự cứu rỗi cuối cùng _ Dương Thu Hương

    BBC: Lần đầu tiên nhà văn Dương Thu Hương đă đến Mỹ và hiện đang có mặt ở New York, tham dự một liên hoan văn học do Hội Văn bút Quốc tế (PEN) tổ chức.

    Hôm thứ Tư, 26-4, bà Dương Thu Hương có bài tham luận đọc tại liên hoan "Faith & Reason: Writers Speak."

    Đi cùng bà là dịch giả Nina McPherson, người dịch tác phẩm mới nhất của Dương Thu Hương sang tiếng Anh, Chốn vắng (No Man's Land, dịch chung với Phan Huy Đường, 2005)

    Chủ đề của liên hoan xoay quanh lư trí và đức tin, và vai tṛ của văn học trong mối quan hệ này. Tham dự liên hoan này c̣n có nhiều nhà văn nổi tiếng quốc tế như Chinua Achebe, Martin Amis, Nadine Gordimer, Toni Morrison, Salman Rushdie và Zadie Smith.

    Theo lịch, vào Chủ nhật, tác giả sẽ có buổi nói chuyện, với người dẫn chương tŕnh là nhà văn Mỹ Robert Stone, tại Thư viện New York.

    Được sự cho phép của tác giả, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài tham luận vừa đọc hôm thứ Tư, có tựa đề "Sự cứu rỗi cuối cùng."

    Nhu cầu được cứu rỗi có lẽ là nhu cầu sớm nhất của nhân loại. Nó xuất hiện cùng lúc với con người đầu tiên đi bằng hai chân, lưng thẳng đứng, quyết định rời bỏ cánh rừng để tiến về chân trời phía trước. Chân trời hoang vắng kia chính là định mệnh của loài người, vừa cám dỗ vừa hàm chứa hiểm nguy, đem lại cùng một lần hy vọng và lo âu, say đắm và khắc khoải.

    Chính bởi con đường dẫn đến tương lai bao giờ cũng được cắm mốc bởi những bất an, nên con người cần có sự cứu rỗi. Nhu cầu về sự cứu rỗi là một hằng số, kể từ con người đầu tiên, đầu tóc đầy chấy rận, che thân bằng lá rừng cho đến nhân loại ngày hôm nay, một năm tiêu thụ hàng chục triệu lọ thuốc nhuộm tóc và hàng chục vạn tấn quần jean.

    Trên con đường dài dặc của lịch sử, tấm áo giáp tinh thần đầu tiên che chắn cho tâm hồn mong manh của con người chính là niềm tin. Một quyền năng tối cao phải ra đời để mang đến cho họ sức mạnh đặng có thể vượt qua mọi thử thách, đứng vững trước những chân trời giông băo, trước những ngọn sóng thần, những hỏa diệm sơn, những bệnh dịch ma quái và những cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt.

    Nhưng v́ đă có tháp Baben để con người chịu lời nguyền chia rẽ về ngôn ngữ nên phải có một thứ Baben khác để con người chịu lời nguyền thứ hai: Sự chia rẽ về niềm tin. Đấng Omnipussant xuất hiện dưới những gương mặt khác nhau, mặc những thứ trang phục khác nhau, đ̣i những món ăn khác nhau trong ngày lễ và sau rốt, ra những chỉ định khác nhau cho con chiên của họ. V́ những khác biệt này, sự cứu rỗi của nhân loại đă trở thành duyên cớ cho biết bao cuộc chiến tranh kinh khủng, tàn độc trong lịch sử.

    V́ cớ ǵ Chúa của người Do Thái khác Chúa của người Thiên Chúa giáo, từ những dữ kiện nào, được ghi nhận vào năm tháng nào, và do ai chịu trách nhiệm về tính chân thật ? ...Dường như không có lời giải đáp. Vậy mà trong gần hai mươi thế kỉ, những cuộc tàn sát người Do Thái diễn ra không ngưng nghỉ cho đến tận ngày Giáo Hoàng Paul II chính thức nói lời đề nghị tha thứ trước toàn thể dân cư trên hành tinh.

    Thêm nữa, dưới chỉ định nào của Jesus mà suốt mấy trăm năm những người Thiên Chúa giáo dồn những người theo đạo Tin Lành lên các vùng núi trong một cuộc chiến tranh tàn khốc cho đến nỗi những giáo dân Tin Lành chỉ được quyền làm bánh ḿ một lần trong năm, chỉ được ăn bánh mới một ngày độc nhất trong 365 ngày. Nhiều thế kỉ đă trôi qua, nhưng ngày hội bánh mới vẫn c̣n và những ngôi nhà của người Tin Lành trên các vùng núi nước Pháp vẫn nguyên vẹn với những bức tường dày hơn cả tường của các pháo đài xưa cũ.

    Giờ đây, nếu nh́n lại quá khứ, liệu có lư thuyết nào xứng đáng để biện minh cho những tầng xác chết của giáo dân vùi dưới ḷng đất, những con người cùng đeo thánh giá, cùng múc những nguồn cảm xúc tinh thần trong Kinh Phúc Âm và cùng quỳ gối trước một ông thánh bị đóng đinh ?

    Chỉ có thể lư giải: Mọi niềm tin đều có khả năng điên rồ và chúng đă dẫn tới sự điên rồ.


    Còn tiếp ...

  5. #2185
    Tran Truong
    Khách

    Sự cứu rỗi cuối cùng _ Dương Thu Hương

    Có lẽ v́ mệt mỏi với những cuộc chiến tranh tôn giáo, con người t́m nguồn cứu rỗi trong lư trí trong sự khôn ngoan, trong các loại biện chứng pháp, và sức mạnh thần kỳ của nền kĩ trị. Vào thế kỷ 18 và 19, đă có lúc con người của chủ nghĩa duy lư tin rằng họ là những Pha-ra-on cuối cùng của nhân loại và từ nay về sau, mọi chân trời đều khép kín, hạnh phúc đă vĩnh định trong các sơ đồ vẽ sẵn.

    Từ năm 1968 cho tới gần đây, nhiều giáo sư triết học Pháp đă hớn hở t́m những vấn đề trong tương lai c̣n khiến dân chúng quan tâm. Nói cách khác, họ đặt từ cuối cùng cho nhân loại: Người th́ tin rằng từ đó là Tiện Nghi, người gọi từ tối hậu là Sex … Họ tin chắc rằng sau cuộc cách mạng t́nh dục, nước Pháp sẽ không c̣n con bệnh tâm thần, và mọi cuộc cởi trói sẽ biến xă hội Pháp thành cơi thiên đường nơi hạ giới …

    Nhưng ngày hôm nay, người ta có thể gặp những người mất thăng bằng tinh thần, những con bệnh tâm thần thực thụ ngay trên đường phố Paris, ấy là chưa kể đến những khu vực bidon-ville ở ngoại ô.

    Như vậy là sự thông minh cũng có thể nhầm lẫn, cũng có thể hàm hồ. Những hy vọng thái quá ở sức mạnh của lư trí cũng dẫn đến một sự điên rồ khác. Sự điên rồ của nền kĩ trị, sức tàn phá không thể so sánh của nó trong việc hủy hoại môi sinh và sỉ nhục con người. Những vấn đề ấy không c̣n là mới mẻ.

    Vậy chúng ta sẽ sống ra sao đây giữa hai làn đạn chéo ? Sự điên rồ của niềm tin và Sức mạnh phá hủy của sự duy lư ?...Chúng ta sẽ sống ra sao đây giữa các tầng mây nhiễm phóng xa và tiếng gào thét của những phần tử cực đoan đạo Hồi ?

    Liệu chúng ta có thể lấp đầy vực thẳm phân ly giữa niềm tin và lư trí ? Câu hỏi này có vẻ như ngớ ngẩn bởi dù đức tin hay lư trí, chúng cũng đều xuất phát từ con người, cấu thành một phần bản thể Người.

    Đức tin khi bị dẫn dắt bởi sự vị ngă sẽ dẫn nhân loại tới sự suy đồi, độc ác. Bởi lúc đó, dù là đấng Tối cao của người Do Thái, chúa Jesus, hay thánh Allah th́ họ cũng chỉ là những cái cớ sang trọng để biện minh cho sự phóng chiếu bản năng gốc của con người. Nhân loại cần những ông thánh để hợp lư hóa sự tham tàn của họ, nhu cầu thù ghét tha nhân mà họ được nuôi dưỡng từ thuở hồng hoang khi phải tranh cướp con mồi. Bản năng xâm kích song sinh với bản năng t́nh dục, một kẻ dẫn đường không kém phần uy lực trong suốt cuộc tồn sinh.

    Lư trí khi bị dẫn dắt bởi vị ngă cũng dẫn con người tới cùng một vực sâu như đức tin, v́ nó là thành phẩm của con người, do con người sáng chế, nó không thể tránh khỏi ṿng quay ma quỷ của dục vọng. Dục vọng được biểu tượng như một chiếc túi không có đáy. Với số đông, ư thức được sự vô bờ bến của dục vọng dường như quá khó khăn.

    Nhưng có lẽ nhiệm vụ của những người cầm bút là ở nơi khó khăn này.

    Họ cần phải thức tỉnh lương tâm con người. Bởi lương tâm thường mệt mỏi và luôn thiu thiu ngủ. Họ cần kêu gọi ḷng từ ái, bởi trước những bản năng sâu xa nhất tồn tại vĩnh cửu nơi con người, ḷng từ ái, sự hy sinh quả là điều rất đỗi mong manh.

    Nếu như cả đức tin lẫn lư trí đă chứng minh khả năng tàn phá, hủy diệt với tất thảy những chiều kích của sự điên rồ, th́ chỉ c̣n lại phẩm chất duy nhất có thể cứu rỗi chúng sinh, ấy là ḷng tốt. Một mai đây, nếu hành tinh này c̣n có thể tồn tại được, chắc chắn là nhờ ơn phước của những con người từ ái, cao thượng, những người có Trái tim vàng, chứ không thể là các lănh tụ tôn giáo hoặc các kĩ trị gia.

  6. #2186
    Tran Truong
    Khách

    Để gọi tên sự vật một cách rơ ràng: Lợi quyền _ Dương Thu Hương (DCVOnline – 2010)

    Sáng ngày 27 tháng 10 năm 2010 toà án tỉnh Trà Vinh đă kết án ba nhà sáng lập công đoàn Tự do với mức án khiến công chúng kinh ngạc hoặc kinh hoàng.

    - Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chịu án chín năm tù giam.

    - Anh Đoàn huy Chương chịu án bẩy năm tù giam.

    - Chị Đỗ thị Minh Hạnh chịu án bẩy năm tù giam.

    Thấy dư luận xôn xao một cách thái quá, tôi xin góp đôi lời b́nh về nỗi kinh ngạc hoặc kinh hoàng của dân ta. Bởi v́, từ sự kiện này, chúng ta có cơ hội để phân tích hiện trạng đất nước một cách bao quát.

    Hai tính từ “kinh ngạc” và “kinh hoàng” đều chỉ một hiện tượng: sự vật bất b́nh thường, hoặc chưa bao giờ thấy, hoặc phi logic, hoặc quá liều lượng cũng như chiều kích quen thuộc, và tất cả các đặc điểm trên khiến người ta ngờ vực.

    Chúng có một điểm khác biệt: kinh ngạc chỉ trạng thái sửng sốt, bất tin một cách thuần tuư.

    Kinh hoàng, bao gồm cả sự ngạc nhiên lẫn sự sợ hăi, sợ hăi đến tê liệt, và điều này đối với nhà cầm quyền quan trọng hơn. Nói một cách thẳng thừng, đây là hiệu ứng mà nhà cầm quyền Hà Nội cố t́nh t́m kiếm. Bất cứ chế độ độc tài nào cũng dùng các vụ xử án như một vũ khí đặc biệt hiệu nghiệm để trấn áp những kẻ đối lập và hù doạ dân chúng, biện pháp này tuy cổ điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời.

    Trở lại sự việc cụ thể là vụ xử án ba nhà sáng lập công đoàn Tự do: Tại sao họ lănh án nặng đến như vậy ? Phải chăng đây là cơn bốc đồng của một ông quan toà tỉnh lẻ v́ bị vợ cắm sừng hay mắc chứng táo bón trầm kha nên trút nỗi oán hờn lên đầu kẻ khác, hoặc phải chăng đây là sự nhầm lẫn do lơ là, do vô ư, và một khi đă nhỡ nhầm th́ các quan lớn không muốn rút lại lời ?...

    Tôi không tin vào những chuyện cắc cớ như vậy cho dù chúng vẫn thường xẩy ra trong cuộc đời. Đối với người cầm quyền Hà Nội, án của ba thanh niên sáng lập công đoàn tự do kia là xứng với tội danh của họ, thậm chí c̣n quá nhẹ. Nếu không e ngại sự phản ứng dội vào từ phía ngoài biên giới, ắt các án này c̣n cộng thêm nhiều năm cấm cố nếu chẳng phải là chung thân.

    Hơn tất cả các thứ đảng phái đối lập, hơn mọi lời tuyên bố hùng hồn, văn vẻ của các bậc mũ cao áo dài, ba kẻ b́nh dân kia mới thực sự là mối đe doạ của họ, mối đe doạ sờ thấy được, ngửi thấy được, h́nh dung được một cách rơ ràng, mối đe doạ xác lập trên các nghiệm sinh.

    Nghiệm sinh của con người vốn là phần cốt lơi nhất trong nhận thức của họ đối với thế giới xung quanh cũng như với chính bản thân, nghiệm sinh là kiến thức trực tiếp, yếu tố thứ nhất trong cấu tạo nền, mà yếu tố thứ hai là sự tổng hoà, sự điều tiết giữa bản năng với các kiến thức mà họ thâu nhận được trong quá tŕnh sống theo cách gián tiếp (giáo dục, học hành, trao đổi với tha nhân).

    Nếu như cuộc đời của một con người có các ngă rẽ, có các chuyển hướng căn bản th́ những sự kiện trọng đại này thường xảy ra dưới áp lực của nghiệm sinh, v́ lẽ các kiến thức trực tiếp luôn luôn là động năng tiên quyết điều khiển hành vi cũng như ứng xử của con người.

    Nhà cầm quyền Hà Nội sợ hăi ba thanh niên đứng lên cầm ngọn cờ của những người lao động bởi v́ ba người này là vọng âm, là h́nh ảnh phản chiếu, là bản sao lại của chính bản thân họ vào những năm tiền khởi nghĩa, những năm mà “quốc tế ca của những người lao động” vang vọng khắp nửa địa cầu:

    Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian,

    Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn,

    Đấu tranh này là trận cuối cùng ...


    Nói cho rơ ràng hơn, có thể ví hai chàng trai và cô gái đứng sau vành móng ngựa của toà án tỉnh Trà Vinh ngày hôm nay như đoạn phim chiếu lại h́nh ảnh người cộng sản những năm cuối thập kỉ 30 sang thập kỉ 40 khi họ đứng sau vành móng ngựa của các toà án thực dân, khi họ sôi sục nhiệt t́nh cách mạng và sẵn sàng quên ḿnh v́ độc lập của dân tộc.

    Còn tiếp ...

  7. #2187
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyẹn Hà nội ;.. thanh lịch thời trang quốc phục...

    ngày 24 - 04 - 2017.. tuy không mưa, nhưng mây trắng phủ kín bầu trời... OAT = +1o C.....

    ḷ sưởi vẫn bập bùng toả nóng... trên giụng của ông nội là 6 đứa trẻ đă cho bú no... sạch sẽ đang quơ múa chân tay...
    thôi lại lên vui cùng mạng internet... t́m về quê của tôi .. một thời đá sống.....

    Tin tức th́ nhièu, nhưng cũng chỉ là tung hô thành quả của Cách mạng.. cho đến thành tích này nọ.. Chợt có mục mới giới thiệu về trang phục dành cho các thành viên của hội nghị ÁSEAN ǵ đó.. se họp ở Dà nẵng chăng ?? nhưng nhà nước đă cho đề nghị trang phục của giới chức lănh đạo tham dự..
    Chỉ có 2 nhà thiết kế gửi tŕnh mẫu.. đó là áo vest hay giống như áo cánh chúc bâu của Hà thành xưa tuy có " lancer design .." bằng cách thêu dệt h́nh hoa sen trên vai và trước ngực áo.. cổ đứng.. tay dài.. buông thẳng.. cài khuy trước...

    Nh́n ngắm một lúc th́ thấy nửa giống Phi, nửa giống Mă hay Singa.. chứ không thấy chút ǵ là An Nam ngoài mấy cái bông sen...
    Thời Tổng Bush.. cũng có qua Vn và được mặc áo dài gấm xanh.. đội khăn xếp.. đi giày Tây..

    Mang danh là nhà Thiết kế trang phục mà kém thẩm mỹ, .. lúc nào kiểu mẫu cũng đầy những nét vay mượn lai căng,.màu sắc loè loẹt.. c̣n thợ may th́ tay nghề non nớt .. mặc lên dúm dó chỗ, méo mó.. này chỗ phồng chỗ dẹp... thay v́ tôn lên vẻ đẹp đặc trưng của quê hương th́... lại làm cho các người mẫy trở thành những bù nh́n đuổi chim canh ruộng, hay loè xoè như các lướt thướt kéo lê như những manequin... trong của hàng tơ lụa.
    Hăy trở lại đũng cách thời xưa..cho quí Ông ; áo gấm hoa bát, màu xanh lơ,..cổ đứng vạt cao..trước ngực bên mặt đeo thẻ bài bằng ngà, quần chúc bâu trắng là phẳng " ống sớ "..gấu cao.. đầu đội khắn xếp nhiễu đen,/ trong Nam th́ khăn đen suối Đờn, chân đi dép kín mũi da láng Gia định...
    c̣n quí Bà ;.. áo gấm hoa ướt mai, lan, cúc trúc.. mầu hoàng oanh, cổ thấp cũng đeo thẻ bài bằng ngà trên ngực. bên tay măt, quần satin mờ.. dài chấm mũi giày kín mũi, gấu thấp nhưng phía sau cao hơn đế giay để khỏi vướng gấu khi bước đi..và khoe ra đôi gót chân sen. trên đầu đội khăn vành giây nhưng chỉ có đúng 9 tầng xếp chứ không vài ba chục tầng .. to như cái bánh xe ḅ đội để che nắng !! cổ có thể đeo trang sức với chiếc kiềng trơn..
    Đúng phong cách trí thức , quan quyền mà lịch sự đoan chính, không có phá chách lố lăng...

    Ít hàng dành cho Hà nội thanh lịch một thời../. nmq

  8. #2188
    Tran Truong
    Khách

    Để gọi tên sự vật một cách rơ ràng: Lợi quyền _ Dương Thu Hương (DCVOnline – 2010)

    Do tinh thần hy sinh và ḷng can đảm cộng với các ưu thế đương thời, người cộng sản đă thành công trong khi rất nhiều chàng trai yêu nước dấn thân vào các xu thế chính trị khác, cũng đầy ḷng hy sinh và thừa dũng khí, nhưng không đi đến được thắng lợi cuối cùng.

    Hăy nhắc tên Nguyễn Thái Học như biểu tượng của lớp người này, dù không đạt được vinh quang, nhưng họ vẫn sống măi trong ḷng dân tộc và bất cứ người Việt yêu nước nào cũng phải xây trong tim ḿnh một đài tưởng niệm cho những anh hùng bất đắc chí.

    Như thế, chính quyền cộng sản được dựng lên ngày 02/09/1945. Từ năm 1945 đến nay hơn nửa thế kỉ đă trôi qua, các chàng trai cộng sản năm ấy giờ ở đâu ? Họ là ai ?

    Đương nhiên, nói theo nghĩa xác thực th́ rất nhiều người trong số họ đă qua đời. Những người c̣n lại như ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh và một số khác đă trở thành các tù trưởng bộ lạc, các lăo trượng ngồi trên đống vàng, con cháu họ hàng của họ đoàn đoàn lũ lũ lúc nhúc chia nhau cầm nắm các vị trí then chốt, các rường cột của quốc gia, chia chác nhau các mối lời béo bở, tha hồ đục khoét ngân khố, đương nhiên thụ hưởng toàn bộ lợi quyền mà hàng chục triệu người dân Việt nam đă đổ xương đổ máu để giành lấy.

    Vậy th́ bài ca “quốc tế lao động” khi dịch lời sang tiếng Việt đă ứng nghiệm một trăm phần trăm câu hát này: Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay ḿnh !

    BAO NHIÊU LỢI QUYỀN ẮT QUA TAY M̀NH !

    Đó là một ước muốn mănh liệt nhưng kém phần thuận lư và hoàn toàn thiếu vắng tinh thần cao thượng.

    Năm 1988, khi nói chuyện tại câu lạc bộ Trí thức Sài g̣n, tôi đă chỉ ra đích danh câu hát này, nó phản chiếu một cách vô thức chí hướng cũng như tâm tư những người cộng sản Việt Nam mà ở đó, toát ra một cách không thể che giấu, ḷng tham vô độ cũng như khát vọng thống trị tuyệt đối.

    Trong bất cứ xă hội nào, khi một nhóm người đă chủ tâm thâu tóm toàn bộ lợi quyền vào tay ḿnh th́ xă hội đó ắt không thể tồn tại lâu dài bởi v́ từ cổ chí kim, xă hội nào cũng h́nh thành trên sự cộng sinh, sự cộng sinh đ̣i hỏi sự tồn tại cùng một lần nhiều lớp người khác biệt và do đó phải có một đường lối chính trị thích hợp để cho mọi công dân đều có quyền lao động, sống, thụ hưởng cũng như có cơ hội phát triển.

    Điều này ở phương Tây người ta gọi là “B́nh đẳng về cơ may cho mọi người”, c̣n ở nước Việt trong các triều đ́nh thịnh vượng trước đây, tinh thần đó được phản chiếu một cách nôm na trong câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nếu kẻ cầm quyền chỉ nghĩ đến mối lời của chính họ, ắt những nhóm người khác sẽ bị đẩy sang bên lề, bị tước đoạt, bị bần cùng hoá, nô lệ hoá, chịu đựng sự nhục mạ và nỗi đau khổ với các phương thức khác biệt, và như thế, con đường khởi loạn ắt không tránh khỏi.

    Đừng quên rằng chính quyền Hà Nội h́nh thành được là nhờ ân sủng của cuộc cách mạng tháng tám. Cuộc cách mạng tháng tám thành công v́ nó dựa trên hào khí của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cảm hứng chủ yếu của phong trào này là ư chí tự chủ, sự kế tục truyền thống từ các khởi nghĩa Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ...

    Một ngh́n năm nô lệ giặc Tầu, tiếp đến một trăm năm nô lệ giặc Tây, trong vô thức dân tộc, đó là một ḍng chảy không ngưng nghỉ của một cuộc kháng chiến không ngưng nghỉ, dẫu rằng có những giai đoạn ch́m trong bóng tối lặng câm của máu và nước mắt.

    Tuy nhiên, chế độ cộng sản Hà Nội đă núp dưới bóng ngọn cờ liềm búa, với chủ thuyết đấu tranh giai cấp của Mác như một người đàn bà Việt Nam cạo răng đen để lấy bộ răng có mầu cải mả và đổi bộ váy chùng sang chiếc quần. Phải nói rằng sự chọn lựa đó có tính định mệnh, kèm theo nó là các ưu thế tạm thời cùng những yếu tố phản động có tác hại lâu dài về mặt lịch sử.


    Còn tiếp ...

  9. #2189
    Tran Truong
    Khách

    Để gọi tên sự vật một cách rơ ràng: Lợi quyền _ Dương Thu Hương (DCVOnline – 2010)

    Số phận một dân tộc cũng giống như số phận một con người, thường bị quyết định hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nằm bên ngoài ư chí của chính họ. V́ thế, chúng ta không đặt lại vấn đề bằng những cụm từ “giả sử” hay “nếu như” bởi trong thực tiễn, các danh từ này là vô nghĩa. Điều chúng ta cần quan tâm là xă hội Việt Nam hiện nay, năm tháng này, bởi hiện tại và tương lai là các vấn đề khẩn cấp trong sinh tồn của một dân tộc.

    Nếu coi chế độ cộng sản như một thứ triều đ́nh, để tiện so sánh với các triều đ́nh trong quá khứ như triều Lê, triều Lư, triều Trần, th́ thứ chính trị mà chính quyền Hà Nội thực thi là thứ chính trị phi nhân, bất nghĩa, tham tàn nhất trong lịch sử Việt Nam. Sáu mươi lăm năm chỉ là một chớp mắt so với vĩnh hằng, nhưng quăng thời gian đó đă bộc lộ đầy đủ quá tŕnh thối rữa của bộ máy quyền lực mà khởi thuỷ, ra đời được là nhờ sự ủng hộ của đại bộ phận dân chúng, bởi dân chúng tin vào các tiêu chí họ nêu lên: Một chính quyền Nhờ dân, Do dân, và V́ dân.

    Kiểm lại các sự kiện, ta thấy rằng:

    Nếu sau chiến tranh, vua Trần đă quăng tráp đựng hồ sơ những người cộng sự với Tầu vào lửa để xoá đi một quá khứ nô lệ, để hoà giải mọi thành phần dân tộc, để có đủ hào khí viết nên trang sử mới cho đất nước th́ ngược lại, sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản đă bắt bớ, đàn áp, giam giữ, hành nhục hàng trăm ngàn binh sĩ của chính quyền miền Nam trong các trại tù khổng lồ, là tác nhân gây ra cuộc vượt biển tập thể chưa từng thấy trong lịch sử thế giới về mặt quy mô cũng như về tính tàn khốc.

    Thuyền nhân !

    Đó là danh từ độc đáo mà chính quyền Hà Nội đă sáng tạo ra. Danh từ này được dùng với một mật độ dày đặc trên các phương tiện thông tin toàn trái đất trong một quăng thời gian dài, từ những năm cuối thập kỉ 70, qua suốt thập kỉ 80, cho đến những năm đầu của thập kỉ 90. Danh từ này mô tả cuộc di dân kinh hoàng, bằng chứng sống động về tội ác của nhà nước cộng sản Việt Nam, gây phẫn nộ lẫn sự khinh bỉ một cách rộng răi trên dư luận toàn thế giới.

    Danh từ “Thuyền nhân” sẽ măi măi vĩnh định trong tất cả các cuốn tự điển của nhân loại, để ghi nhận khả năng độc ác và sự man rợ của con người đối với con người, một hiện tượng được liệt kê sau các ḷ thiêu Do Thái của Đức và quần đảo Goulag của Nga. Ở các nước châu Âu, nơi cuộc chiến tranh chống Mỹ được nêu lên như bằng cớ về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, th́ tiếp theo đó, danh từ “Thuyền nhân” trở thành biểu tượng của thần tượng sụp đổ, của tội ác bị lộ diện, nói cách khác: mặt trái của tấm mề đay.

    Thời xưa, sau các cuộc chiến tranh khi nhân tài, vật lực hao tổn, các vua Lư vua Trần đă ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cổ vũ dân cầy để tu tạo lại xă tắc giang sơn, do đó triều đ́nh của họ mới bền vững.

    Bất kể là ai, khi đă khoác long bào đều phải ghi xương khắc cốt câu “Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, cho nên sự vỗ về dân chúng không thời nào được lơi lỏng. Một khi triều đ́nh quay lưng lại dân chúng, chỉ lo tham lam vơ vét cho đầy túi, chỉ lo thoả măn ḷng dục của bản thân, lúc ấy vua quan đă biến thành một lũ thú vật chỉ lo liếm láp bộ lông của chính ḿnh, ắt giặc giă phải nổi lên khắp nơi và triều đ́nh phải đi đến sự huỷ diệt.

    Nh́n lại thời Mạt Trần là thấy rơ. Từ ngày khởi lập nhà Trần cho đến năm Hồ Quư Ly đoạt ngôi là bao nhiêu năm tháng? Từ 1225 đến 1400 là 175 năm. Một trăm bảy mươi lăm năm dẫn từ vàng son đến tro bụi, đó là thời gian cho quá tŕnh thối rữa. Khá ngắn ngủi so với các triều vua phương Bắc nhưng lại quá dài so với chế độ Hà Nội.

    Vào năm 1287, triều Trần tṛn 62 tuổi, tướng Trần Hưng Đạo c̣n đủ uy tín, tài lực để làm cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Mông. Năm nay, chính quyền Hà Nội 65 tuổi, giả như bây giờ quân xâm lược kéo đến, liệu họ c̣n khả năng như tướng Trần Hưng Đạo năm xưa ? Liệu trong đám các uỷ viên ngồi quanh bàn họp bộ chính trị, ai đủ nhân cách để đứng lên hô hào dân chúng ?

    Còn tiếp ...

  10. #2190
    Tran Truong
    Khách

    Để gọi tên sự vật một cách rơ ràng: Lợi quyền _ Dương Thu Hương (DCVOnline – 2010)

    Không cần đọc tin tức và các b́nh phẩm trên các site Internet, bởi những người sử dụng phương tiện này đă nghiễm nhiên được coi như “bộ phận tinh hoa” của xă hội, chỉ cần lắng nghe lời đám b́nh dân kháo nhau nơi quán xá một cách vô cùng hài hước và chua chát cũng có thể hiểu được thái độ của họ.

    Nào là “bọn Vinashin thuộc phe thằng Dũng xỉn, chắc thằng khác muốn nhoi lên trong đại hội đảng ḱ tới nên lôi vụ này ra. Nếu tính đếm, c̣n bao nhiêu vụ Vinashin chưa bị ḷi mặt ?” Nào là “Con gái thằng Dũng xỉn nắm yết hầu ngành ngân hàng, liệu bố con nó có dưới hay trên một tỷ đô la ?” Nào là “Đố các ông ai là tác giả vụ bô-xít ? Thằng Dũng xỉn kí nhưng kẻ giật dây lại chính là Tô Huy Rứa. Phải chăng thằng này là hậu duệ của lăo Tô Định mấy ngàn năm xưa ?”

    Nào là “Lăo Nông Đức Mạnh đi đêm với bọn Tầu bao nhiêu lượt ? Nghe đồn chúng nó ngầm bán đất cho Tầu lấy 5 tỷ đô la. Tất thảy các con số công bố trên báo chí đều là con số rởm”. Nào là “Trong mười năm vừa qua, mụ Trương Mỹ Heo và gia tộc nó đă cướp được bao nhiêu đất của dân cày ?” Vân vân và vân vân ...

    Những lời b́nh phẩm quanh mâm cơm, quanh ấm trà thường nhật khá đủ để đo đếm mức độ khinh bỉ của dân đen đối với kẻ cầm quyền. Như thế, so với các triều đại cũ, quá tŕnh băng hoại của chính quyền Hà Nội xảy ra một cách quá nhanh chóng, nói cách khác, quá tŕnh thối rữa này được tính theo cấp số luỹ thừa. Nguyên nhân nào dẫn đến t́nh trạng này ? Tôi cho rằng lư do đầu tiên là sự kiêu ngạo của nhà cầm quyền Hà Nội, ḷng kiêu ngạo mà chính họ tự nhận là “Ḷng kiêu ngạo cộng sản”.

    Ḷng kiêu ngạo cũng giống như ḷng tham, làm mờ mắt con người. Mắt đă mờ th́ tai cũng dễ điếc theo và trí nhớ trở nên cùn nhụt. Những người cộng sản Việt Nam mắc bệnh Alzheimer quá sớm. Họ ngửa mặt lên trời vênh vang hô không mệt mỏi “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, đinh ninh rằng đó là thành công của riêng họ.

    Họ đă quên rằng Điện Biên Phủ có được là nhờ hàng chục ngàn binh sĩ dũi đất, đào hầm, kéo pháo vượt núi đèo, hàng trăm ngàn dân công khắp các miền thồ lúa gạo ra tiền tuyến. Những con người này hy sinh v́ nền độc lập của dân tộc, đương nhiên, nhưng cũng đồng thời hy vọng vào một ngày mai tươi sáng khi khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.

    Kẻ cầm quyền cộng sản cũng lại quên rằng cuộc kháng chiến chống Pháp thành công là nhờ vào hàng ngh́n gia đ́nh hữu sản dốc vàng, đổ tiền nuôi tướng lẫn nuôi quân như ông bà Trịnh văn Bô, như giám đốc nhà máy in tiền Con Trâu Xanh, như bà Nguyễn Thị Năm, như cụ Cửu ...

    Ông Trường Chinh cũng như đa phần các đồng chí của ông ta từng ăn ṃn bát tại nhà bà Nguyễn Thị Năm, các binh đoàn liên tục đến đó đóng quân vật hết đàn ḅ này đến đàn lợn kia ra ngả thịt. Thế nhưng, sự thật hiển nhiên cho thấy bà Năm là người đầu tiên bị bắn trong cải cách ruộng đất cùng cụ Cử, sau đó đến lượt hàng vạn người yêu nước khác, những người móc hầu bao lấy đến đồng xu cuối cùng để mua thóc gạo, thuốc men và quần áo gửi ra chiến trường.

    Về phía những người nông dân, phần cay đắng cũng không thua kém. Hơn nửa thế kỉ đă trôi qua, nhưng khẩu hiệu “Người cày có ruộng” cho đến ngày hôm nay vẫn chỉ là một lời dối trá không e thẹn, và người cày, thay v́ là nô điền cho chánh tổng, lư trưởng, địa chủ trở thành nô điền cho các cán bộ đảng.

    Vậy th́, đối với tầng lớp hữu sản, người cộng sản cầm quyền là lũ vô ơn, ăn cháo đái bát, c̣n đối với đám nông dân cùng khổ th́ họ là kẻ lừa đảo trắng trợn không mảy may áy náy lương tâm. Những chiếc răng chó sói luôn luôn là răng chó sói, dù chúng sơn đen hay để trắng, kẻ tham tàn dù nói lời lẽ nào vẫn là kẻ tham tàn. Hiện thực mạnh hơn mọi thứ xảo ngôn. Lá cờ búa liềm vẫn được kéo lên mỗi ḱ họp đảng, nhưng liệu c̣n ai tin rằng những kẻ đứng giơ tay chào lá cờ này c̣n là những người vô sản, đang nỗ lực tranh đấu cho các giai cấp bần cùng ?

    Câu trả lời sẽ là: Có ! Vẫn c̣n những người tin vào điều đó, ấy là các con bệnh tâm thần, những ai đang sống trong trại điên Trâu Quỳ, đang ở nhà thương điên Đà Nẵng, hoặc các cơ sở chữa trị tâm thần khác trên đất nước. Tóm lại, những kẻ mất trí nhớ, những kẻ đập vỡ đồng hồ từ năm Con Ngựa (1954), hoặc những người bị bệnh Down.

    Đại bộ phận dân chúng đều biết các quan chức cộng sản giờ đây đang sống ra sao. Họ đang xuỳ tiền mở các resorts, tức là các khu nghỉ mát cao cấp để hứng khách nước ngoài. Họ cưỡi máy bay sang Hồng Kông để đánh bạc và chơi gái. Họ có ngân khoản khắp các nhà băng trên thế giới, từ Thụy Sỹ đến Washington, từ Singapore đến Bangkok, từ Paris sang Berlin.

    Con cái họ đặt mua váy cưới tại các tiệm sang nhất trên đại lộ Champs Elysées, mỗi chiếc váy giá từ 130.000 đến 210.000 euros. Vợ lớn vợ bé hoặc gái bao của họ cưỡi các loại ô tô đắt tiền, các loại xe mà những người ngoại quốc làm việc tại Hà Nội hay Sài G̣n nh́n thấy phải tái mặt. Được như vậy là v́ họ đă thực hiện một cách tuyệt vời câu ca “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay ḿnh” !


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •