Page 232 of 304 FirstFirst ... 132182222228229230231232233234235236242282 ... LastLast
Results 2,311 to 2,320 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2311
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Quyền tự do phát biểu bị tước đoạt

    Sau 15 năm tù và 16 năm quản thúc ở Thái B́nh (1973-1989), Nguyễn Hữu Đang được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, và vẫn bị chăm sóc kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, riêng ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác.

    Sở dĩ có buổi trả lời RFI tháng 9/1995 là nhờ sự tổ chức của Lê Đạt: nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày lễ Độc Lập 2/9/1945, chúng tôi nhờ Lê Đạt hẹn với Nguyễn Hữu Đang, để hỏi ông về việc tổ chức ngày lễ, qua điện thoại nhà Lê Đạt, rồi nhân đó, hỏi thêm ông vài câu về NVGP. Buổi thu thanh này, phát trên RFI, tháng 9/1995[4].

    Đó là lần phỏng vấn đầu tiên và cuối cùng. Về sau, không thể liên lạc được với Nguyễn Hữu Đang, mặc dù ông đă có điện thoại riêng, nhưng chỉ nói vài câu, là bị cắt ngay. Vậy sự "phục hồi" chỉ là h́nh thức, v́ trên thực tế, Nguyễn Hữu Đang chưa bao giờ được phục hồi quyền phát biểu tự do như một công dân.

    Kỷ luật áp dụng cho ông nghiệt ngă hơn tất cả các bạn đồng hành. Lần cuối cùng chúng tôi về Hà Nội mùa thu 1997, được ông đến thăm 2 lần, nhưng lần nào cũng do ông Vũ Toàn, người của Bộ Nội Vụ -nay là Bộ Công An- chở. Ông Vũ Toàn nay cũng đă mất. Tṛ chuyện với ông, v́ có người của Bộ Nội Vụ ngồi nghe, nên không nói được ǵ. Những điều không thể hỏi ông qua điện thoại, đến khi gặp cũng không sao hỏi được. Bao nhiêu chi tiết muốn ông soi tỏ về những hoạt động, những khúc mắc ngày xưa, về quăng đời tranh đấu truân truyên, vẫn c̣n nguyên trong bóng tối.

    Ông dặn:"Anh em ḿnh sẽ cố gắng làm chung với nhau một số chương tŕnh văn hoá văn nghệ. Chỉ văn nghệ thôi." Nói như để trấn an người của chính quyền, nhưng không có kết quả: Khi trở lại Paris, chúng tôi đă cố gắng điện thoại nhiều lần để "thực hiện chương tŕnh", nhưng chỉ sau vài câu thăm hỏi là đường dây lại bị cắt, mặc dù đề tài nói chuyện, như đă định trước, chỉ chuyên về văn hóa.
    Có lần bực quá, ông đă quát lên: "Chúng ta chỉ nói với nhau những chuyện văn hóa văn nghệ, chứ có làm ǵ phản dân, hại nước đâu mà chúng nó cũng ..." Ông chưa dứt lời, tiếng điện thoại đă lại u u ... Câu nói dở dang ấy của Nguyễn Hữu Đang, đă gây chấn động trong tôi nhiều năm tháng. Từ đó đến khi ông mất, tôi không bao giờ gọi cho ông nữa, phần v́, không muốn ông bị phiền thêm trong cuộc đời đă quá nhiều thử thách, đớn đau; phần v́, sau này ông nghe không rơ, những người đến thăm thường phải bút đàm.

    Cùng trong Nhân Văn, nhưng về cách đối xử, ông được "biệt đăi" hơn cả, “biệt đăi” đến phút cuối. Đám tang Văn Cao, Phùng Quán, Trần Dần, Trần Đức Thảo ... đều đă được cử hành tương đối trọng thể, dù chỉ để che mắt thế gian. Hoàng Cầm, Lê Đạt c̣n được đọc điếu văn khóc bạn trước linh cữu Trần Dần. Đến Nguyễn Hữu Đang mọi chuyện khác hẳn: Tang lễ cũng được nhà nước cử hành, nhưng mọi sự dường như đều đă toan tính sao cho vừa đủ lệ bộ, trong lặng lẽ, khiến người thân không biết để đến dự. Trước linh cữu ông, hành động Nhân Văn vẫn c̣n bị chính thức tuyên bố là một "sai lầm".

    Chỉ vài giờ sau khi ông mất, chúng tôi đă được tin, cho nên đă kịp thời liên lạc với hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm để ghi âm những lời tiễn bạn qua điện thoại. Riêng nhà thơ Hoàng Cầm hôm ấy, mặc dù tuổi cao, và sau khi bị ngă, chỉ nằm liệt không c̣n đi lại được nữa, đă muốn nói thật dài về con người Nguyễn Hữu Đang.

    Hoàng Cầm nói không ngừng, nhưng sau khi thu thanh được gần một tiếng, v́ sợ ông mệt, chúng tôi đề nghị tạm ngừng để hôm sau thu tiếp. Nhưng cả ngày hôm sau và một thời gian sau nữa, cũng không thể liên lạc lại được với Hoàng Cầm, v́ đường dây điện thoại Hoàng Cầm - Paris đă bị chặn.

    Như vậy, tiếng nói của những thành viên NVGP, cho đến ngày Nguyễn Hữu Đang mất, 8/2/2007, và sau nữa vẫn c̣n bị kiểm soát chặt chẽ.


    Còn tiếp ...

  2. #2312
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Nguyễn Hữu Đang là ai?

    Để trả lời câu hỏi này, dĩ nhiên chúng ta không thể bằng ḷng với những ǵ ông đă ghi trong tiểu sử viết tay vừa lược tŕnh ở trên. Bởi những điều được ghi lại, hoặc chính thức công nhận, chưa hẳn đă phản ảnh đầy đủ những ǵ diễn ra trên thực tế. Ví dụ:

    - Hoạt động cách mạng từ 16 tuổi, tức là từ 1929 Nguyễn Hữu Đang đă là đối tượng được kết nạp đảng nhưng măi đến 1947, mới được chính thức kết nạp.

    - Đang ở địa vị hàng đầu, ngang ngửa với Trường Chinh, ông bỏ tất cả để về Thanh Hoá.

    - Trong hơn 6 năm: từ 4/1948 đến 10/1954, về mặt chính thức, ông phụ trách báo Toàn Dân Kháng Chiến, cơ quan trung ương của Mặt Trận Liên Việt (từ 4/1948 - 4/1949) và làm trưởng ban Thanh Tra B́nh Dân Học Vụ (từ 7/1949 - 10/1954). Hai chức này đều "hữu danh vô thực".

    Theo Hoàng Văn Chí: "Cộng sản thành lập nhiều đoàn thể chính trị "hữu danh vô thực" như đảng Dân chủ, dành cho địa chủ và phú thương; Đảng Xă hội, dành cho trí thức, và Mặt Trận Liên Việt, dành cho nhân sĩ và bô lăo. Những tổ chức này thực ra chỉ là một tấm b́nh phong để cộng sản nấp sau giật dây"[5]. C̣n theo Hoàng Trung Thông, th́ "Cơ quan B́nh Dân học vụ dọn lên Việt Bắc. Đang ở lại Thanh Hoá làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức"[6].



    ● Hoạt động trong Hội Truyền Bá Quốc Ngữ

    Nguyễn Hữu Đang là một trong những người hoạt động rất sớm cho hội Truyền Bá Quốc Ngữ, nhưng ông không phải là người đầu tiên. Về cách làm việc của ông trong hội Truyền Bá Quốc Ngữ, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    "Anh Nguyễn hữu Đang xuống làm việc cho Truyền Bá Quốc Ngữ từ hơn hai tháng nay. Anh xin nghỉ ở sở Tài Chính (Hà Nội) xuống đây làm việc nghĩa. Đức hy sinh của anh thực không thể nào tả được. Nhờ anh mà phong trào quốc ngữ ở Hải Pḥng chết đi nay sống lại. Anh như một ông tướng khuyến khích được cả một đạo quân chiến bại. Muốn làm một bài thơ tặng anh ấy"[7].

    Không biết Nguyễn Hữu Đang đă dùng bao nhiêu bút hiệu trong đời cách mạng và trong thời NVGP. Chỉ riêng bài "Người thuyền trưởng" viết năm 1988 về Nguyễn Văn Tố, ông cũng phải kư hai tên giả: phần đầu Phạm Đ́nh Thái, phần sau Dương Quang Hiệt, nhiều năm sau mới nhập một, kư tên thật Nguyễn Hữu Đang[8]. Nhờ Người thuyền trưởng, ta có thể xác định lại nguồn cội của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, khác với những ǵ vẫn được miền Bắc đưa ra. Ông viết:

    "Mùa hè năm 1938, vào cuối tháng năm, một hôm đọc báo hàng ngày ở một trạm Bưu điện, cách Hà Nội hơn trăm cây số, tôi thấy bài tường thuật buổi cổ động đồng thời cũng là lễ ra mắt của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Bắc kỳ ở sân quần vợt Câu lạc bộ thể thao An-Nam (CSA), mấy ngh́n người tới dự, có cả đại diện Thống sứ Bắc kỳ, tổng đốc Hà Đông, đốc lư Hà Nội, chủ tịch Chi nhánh Hội nhân quyền Pháp, bí thư Chi nhánh đảng Xă hội Pháp (SFIO), nhiều nhân sĩ Pháp, Nam nổi tiếng, tôi chăm chú đọc"[9].

    Nguyễn Hữu Đang xác định lại một số sự kiện từ trước đến nay vẫn bị chính quyền che đậy, hoặc nói sai đi:

    - Hội Truyền Bá Quốc Ngữ được Pháp bảo trợ từ đầu - năm 1938.

    - Nguyễn Hữu Đang không phải là một trong những người sáng lập Hội. Ngày khai mạc, ông đang dạy học ở nông thôn, khi về Hà Nội nghỉ hè, t́nh cờ gặp Đào Duy Kỳ[10], Kỳ khuyên Đang nên đến Hội Trí Tri, phố Hàng Quạt, nhận việc dạy học giúp Hội.

    - Có một số thành viên cộng sản tham dự Hội, nhưng Đảng không lập ra Hội này, như các khẩu hiệu: "Diệt giặc ngoại xâm ta có chiến dịch Điện Biên Phủ, diệt giặc dốt, ta có chiến dịch truyền bá quốc ngữ".

    - Truyền bá quốc ngữ do Hội Trí Tri, một tổ chức trí thức thời Pháp thuộc chủ trương, Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng. Trong số thành viên xây dựng Hội, có các trí thức như Hoàng Xuân Hăn, tác giả bài vè: i tờ có móc cả hai ...

    - Trong những tài liệu chính thức, và cả trong bài viết của Nguyễn Hữu Đang, không thấy ông nhắc đến vai tṛ chủ chốt của Hoàng Xuân Hăn trong Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, điều này cần được nhắc lại ở đây:
    Hoàng Xuân Hăn là một trong những người đầu tiên chủ trương việc truyền bá quốc ngữ, ngay khi chưa có hội. Từ năm 1936, khi ở Pháp về, ông đă nghĩ ra phương pháp học chữ quốc ngữ, đặt những câu vè để người b́nh dân dễ thuộc vần quốc ngữ như: o tṛn như quả trứng gà, ô th́ đội mũ, ơ th́ thêm râu...

    - Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng từ 1938 đến 1945. Nguyễn Hữu Đang cho biết: trong "Bảy năm liền, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tố, về căn bản, đă làm tṛn nhiệm vụ". Chỉ sau 1945, chính phủ lâm thời mới quyết định thành lập Nha B́nh Dân Học Vụ thay thế Hội Truyền Bá Quốc Ngữ; vai tṛ thuyền trưởng Nguyễn Văn Tố mới chấm dứt.


    Còn tiếp ...

  3. #2313
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Xác định lập trường văn hoá

    Tổ chức Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc I


    Hội Văn Hoá Cứu Quốc thành lập tháng 4/1943 tại Hà Nội, là một thành viên của Mặt Trận Việt Minh do Đảng Cộng Sản Đông Dương tổ chức và lănh đạo. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Tiên Phong, xuất hiện công khai từ 10/11/1945 đến 1/12/1946, ra được 24 số[11].

    Nguyễn Hữu Đang cho biết, ông tham gia sáng lập và lănh đạo Hội Văn Hoá Cứu Quốc. Trên ba số đầu Tiên Phong, Nguyễn Hữu Đang viết 5 bài xác định lập trường của Tiên Phong và Hội VHCQ: Định nghiă hai chữ văn hoá (viết chung với Đặng Thái Mai), Trở lực của văn hoá dưới ách đế quốc[12], Hội nghị văn hoá toàn quốc và nền độc lập Việt Nam[13], Nhận rơ thêm về ư nghiă hai chữ văn hoá: văn hoá tức là ... và Hội nghị văn hoá toàn quốc sẽ tổ chức như thế nào[14].

    Đó là những bài tiểu luận ngắn xác định lập trường văn hoá của Nguyễn Hữu Đang, hoàn toàn khác biệt với lập trường của Trường Chinh trong bản Đề Cương Văn Hoá Việt Nam[15], và ông chuẩn bị cho việc tổ chức Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc I, sẽ họp năm 1946 ở Hà Nội.

    Theo quảng cáo đăng trên Tiên Phong số 20 (1/10/46) th́ Đại Hội Nghị Văn Hoá Cứu Quốc Toàn Quốc sẽ họp từ 11-12-13/10/1946 và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Nhưng cuối cùng bị đẩy lui, rút gọn và lấy tên là Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc lần thứ nhất, chỉ họp đúng một ngày 24/11/1946. Có hai vần đề đáng chú ư:

    • Thứ nhất: Trường Chinh trong Đề cương, in trên Tiên Phong số 1, xác định lập trường văn hoá của Đảng Cộng sản trên ba điểm chính:

    - Đảng lănh đạo tư tưởng, học thuật và nghệ thuật.

    - Nền văn hóa được Đảng chọn là văn hoá XHCN.

    - Đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á: triết học Khổng, Mạnh, Đê-các-tơ (Descartes), Béc-son (Bergson), Căng (Kant), Nít-sờ (Nietzsche) v.v... Làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng. Chống chủ nghiă cổ điển, chủ nghiă lăng mạn, chủ nghiă tự nhiên, chủ nghiă tượng trưng v.v...

    • Thứ nh́: trên Tiên phong số 2, Trường Chinh chĩa thẳng mũi dùi vào nhóm Tri Tân "phong kiến" và nhóm Thanh Nghị "tư sản", vạch ra những tội của họ đối với cách mạng[16].

    Nguyễn Hữu Đang, trong ba số báo đầu, cũng không thua, ông xác định đường lối hoạt động và lập trường văn hoá của Hội Văn Hoá Cứu Quốc một cách thuần tuư văn hoá, không hề đả động đến Đảng, đến xă hội chủ nghiă, và ông coi việc xây dựng văn hoá là xây dựng đời sống tinh thần của con người, đi đôi với công cuộc đấu tranh chống áp bức, nô lệ. Ông chủ trương một nền văn hoá mở rộng, tương giao với các trào lưu khác đương thời và những trí thức không cộng sản. Trong bài kư tên Phóng Viên, tường thuật lại Đại Hội Văn Hoá Toàn Quốc I, chắc do ông viết, có một số thông tin như sau:

    "Hai ban kịch Đông Phương và Hoa Lan cổ động ráo riết hai vở kịch lớn Kiều Loan và Lôi Vũ sẽ diễn trong dịp hội nghị", "Hội nghị khai mạc lúc 9 giờ sáng tại Nhà Hát Lớn. Có mặt gần hai trăm đại biểu Bắc, Trung, Nam (...) có mặt đông đủ đại biểu các ngành văn hoá khác, khoa học, triết học... như các ông: Hồ Hữu Tường, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên ... Thật là xứng đáng một cuộc Hội Nghị Toàn Quốc, nhất là khi Hồ chủ tịch bước lên đọc diễn văn khai mạc. Bằng một giọng thân ái cụ chúc hội nghị thành công (...) Tiếp lời cụ có bài diễn văn của ông Đào Duy Anh trong ban vận động. Và sau đó th́ hội nghị được tin bất ngờ: hội nghị chỉ họp trong một ngày hôm nay thôi. Cái chương tŕnh rộng lớn trong bảy ngày đành phải gác lại. Chỉ c̣n một buổi chiều nữa th́ bế mạc, th́ giờ chỉ đủ cho các đại biểu đi đặt ṿng hoa trước đài chiến sĩ trận vong"[17].

    Đại Hội Văn Hoá Toàn Quốc của Nguyễn Hữu Đang bị tuyên bố "rút gọn" giống như vở kịch Kiều Loan của Hoàng Cầm, vừa diễn xong buổi ra mắt 26/11/1946, tại nhà Hát Lớn Hà Nội, th́ bị Trần Duy Hưng lên diễn đàn ra lệnh đ́nh chỉ. Dĩ nhiên lấy lư do chiến tranh.

    Nhưng ngoài ra c̣n có những lư do khác, mà sau này Hoàng Trung Thông, dưới bút hiệu Hồng Vân, bộc lộ trong bài Tên quân sư quạt mo: Nguyễn hữu Đang:

    "Khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên, th́ hắn trở về mang theo cái chủ trương cần dựa vào Nhật của bè lũ tờ-rốt-kít". "Bất măn với đoàn thể Văn Hóa Cứu Quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội văn hóa toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc". "Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận ǵ với anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết thái độ chính trị ra sao"[18].

    Điều này giải thích tại sao Đại Hội Văn Hoá Toàn Quốc I, lại có mặt tất cả những nhà văn hoá lớn mà Đảng không mấy thiết tha như: Hồ Hữu Tường, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên ... và tại sao đại hội bị đ́nh chỉ, sau một ngày họp.

    Qua lời buộc tội của Hoàng Trung Thông, chúng ta c̣n hiểu rơ nguyên nhân tại sao ngay từ 1929, Nguyễn Hữu Đang đă được coi là "đối tượng kết nạp" mà măi đến năm 1947, mới được kết nạp vào đảng, rồi ông lại bỏ đảng khoảng một năm sau khi được kết nạp:

    "Đang tham gia phong trào đă lâu, nhưng v́ đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy cho nên đến năm 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành danh không toại, Đang sinh ra chán nản. Cơ quan B́nh Dân học vụ dọn lên Việt Bắc. Đang ở lại Thanh Hóa làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức (...) Từ ngày đó, Nguyễn Hữu Đang đă tự ư bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đă xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 th́ Đảng cắt đứt sinh hoạt của Đang. Từ đó, khi Cầu Bố, khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng, chửi cách mạng"[19].

    Gần hai năm sau, Trường Chinh tổ chức Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc II, ngày 15/7/1948 tại Việt Bắc, đọc bản Chủ nghiă Mác và văn hoá Việt Nam, xác định văn nghệ kháng chiến là văn nghệ công nông binh, văn nghệ tuyên truyền. Bỏ Hội Văn Hóa Cứu Quốc, lập Hội Văn Nghệ. Nguyễn Hữu Đang bỏ về Thanh Hoá. Trong 6 năm, từ 48 đến 54, Nguyễn Hữu Đang ngừng mọi hoạt động với chính quyền cộng sản. Ông giúp Trần Thiếu Bảo điều hành nhà xuất bản Minh Đức, tổ chức in lại những sách giá trị thời tiền chiến, đă bị cách mạng lên án hoặc cấm lưu hành, của Vũ Trọng Phụng, Khái Hưng, v.v... Đến năm 1951, Đảng chính thức khai trừ Nguyễn Hữu Đang.

    Nguyễn Hữu Đang nổi danh v́ tài tổ chức, ông đă thành công trong ba chương tŕnh lớn: Tổ chức ngày lễ 2/9/1945, tổ chức Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc và tổ chức Thanh Niên Xung Phong. Sự thành công của Việt Minh dựa trên sự thành công của ba tổ chức này:

    - Được Hồ Chí Minh trao cho trọng trách tổ chức ngày 2/9/1945, để vị chủ tịch đọc diễn văn ra mắt quốc dân, Nguyễn Hữu Đang kể lại :"Ông cụ giao cho tôi một ḿnh, về rồi tôi tập hợp một số anh em, phương tiện th́ chỉ có hai bàn tay trắng, một đồng xu không có, một ki-lô gỗ, ki-lô xi măng cũng không có th́ làm thế nào bây giờ trong hoàn cảnh khó khăn quá như vậy."[20] Và chỉ có 4 ngày. Để tổ chức ngày lễ, ông vận động hội Truyền Bá Quốc Ngữ, hội Văn Hóa Cứu Quốc và hội Hướng Đạo Sinh, cả ba dưới quyền điều khiển của ông. Ông đặt tên cho ngày lễ là Ngày Độc Lập, và ông lấy lại tên Ba Đ́nh mà chính phủ Trần Trọng Kim đă đặt cho rond point Phủ Toàn Quyền, là vườn hoa Ba Đ́nh. Nguyễn Hữu Đang đă thành công trong việc quy tụ hơn nửa triệu người ở các thành phần khác nhau của dân tộc đến Ba Đ́nh dự Ngày Độc Lập 2/9/1945.

    Đó là thành công lớn đầu tiên của Nguyễn Hữu Đang.

    Theo Hoàng Cầm, trong thời kháng chiến, Nguyễn Hữu Đang thực hiện hai công tŕnh lớn nữa:

    - Tổ chức Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc năm 1946 ở Hà Nội đoàn kết tất cả các thành phần văn nghệ sĩ và trí thức đứng lên chống Pháp. Lúc bấy giờ hầu hết các văn nghệ sĩ trí thức đều đi theo kháng chiến, rất ít người ở lại trong thành và đó cũng là một thành công của Nguyễn Hữu Đang.

    - Lên Việt Bắc, ông Hồ giao cho Nguyễn Hữu Đang nhiệm vụ: thành lập Uỷ Ban Vận Động Thanh Niên Xung Phong Toàn Quốc. Ông đi khắp các tỉnh, các địa phương, để thành lập một tổ chức gọi là Thanh Niên Xung Phong, kêu gọi thanh niên xung phong đi bộ đội hoặc vào các đội dân công, hoặc cổ động bà con đi dân công, làm nhiệm vụ chiến trường, gánh đất, gánh gạo, chăm sóc thương binh ... Nguyễn Hữu Đang cũng thành công trong nhiệm vụ đó.

    Đối với Trường Chinh, từ hồi c̣n làm báo Tin Tức, tuy ông Trường Chinh đứng tên nhưng ông Đang làm tất cả. Nhưng sau này, h́nh như ông Trường Chinh không c̣n tín nhiệm ông Đang nữa, tất cả các việc ông Đang làm đều do ông Hồ nghĩ ra và trao cho, như việc tổ chức buổi lễ đọc tuyên ngôn Ba Đ́nh, và trong chính phủ lâm thời th́ ông Đang làm bộ trưởng Không Bộ - Ministre sans portefeuille[21] tức là rất quan trọng, như con dao pha, chạy chỗ nào cũng được, phải là người tài giỏi và nhiều năng lực lắm.[22]

    Nhiều tín hiệu đồng quy ở điểm: sau bản tuyên ngôn Chủ nghiă Mác và văn hoá Việt Nam, 1948, có sự rạn nứt chung, giữa đảng Cộng Sản và thành phần trí thức độc lập. Nguyễn Hữu Đang là một trí thức độc lập đă theo Đảng từ những ngày đầu, lúc 16 tuổi, năm 1929, và đến năm 1948, Nguyễn Hữu Đang không c̣n theo cách mạng nữa.


    Còn tiếp ...

  4. #2314
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Hoạt động trở lại: báo Văn Nghệ

    1954, Trường Chinh phái Tố Hữu triệu tập Nguyễn Hữu Đang trở lại và cử Nguyễn Huy Tưởng, bạn thân của Nguyễn Hữu Đang đi mời ông về. Họ đề nghị chức giám đốc Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội, nhưng ông từ chối, ngỏ ư muốn làm biên tập viên báo Văn Nghệ. Nguyễn Hữu Đang phụ trách báo Văn Nghệ từ tháng 11/1954 đến tháng 4/58, mới chính thức ngừng hẳn.

    Hoàng Cầm trong băng ghi âm cho rằng:

    "Năm 1954, Tố Hữu mời Nguyễn Hữu Đang lên Việt Bắc, đề nghị chức giám đốc Sở Văn Hoá Hà Nội, hy vọng ngày tiếp quản sẽ có một người uy tín đại diện cho văn hoá tại Hà Nội. Tôi đoán ông Đang từ chối v́ cho chức đó không xứng với ông. Nếu mời làm bộ trưởng Văn Hoá th́ ông nhận, bởi ông nhiều tham vọng lắm, có đầu óc lănh tụ lắm. Tờ Văn Nghệ, lúc bấy giờ Xuân Diệu làm tổng biên tập[23]. Khi ông Đang mới về, báo in mỗi số khoảng một hai vạn, mà chỉ 10 tháng sau, đến tháng 10/1955, báo in đến bẩy vạn, th́ đủ biết tài làm báo của ông Đang"[24].

    Về việc Nguyễn Hữu Đang không nhận chức giám đốc Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội, lập luận của Hoàng Cầm chưa chắc đúng hẳn. Có lẽ Nguyễn Hữu Đang từ chối chức này, v́ ông biết là do Trường Chinh, đối thủ của ông -theo lệnh của ông Hồ, miễn cưỡng đề nghị- th́ chỉ có thể là "ngồi chơi xơi nước", như chức thanh tra Nha B́nh Dân Học Vụ ngày trước, và dù có làm đến bộ trưởng -ông đă từng làm thứ trưởng- th́ cũng vậy thôi: bên trên là cả một cơ chế chỉ đạo từ Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư đến Chủ Tịch.

    Nguyễn Hữu Đang xin vào báo Văn Nghệ, v́ một chủ đích khác và có thể ông đă bàn trước với Lê Đạt: là để "lănh đạo" hoặc "lũng đoạn" cơ quan văn nghệ lớn nhất của Đảng cùng với Lê Đạt. Bởi v́, trả lời phỏng vấn RFI, Lê Đạt nói:

    "Tôi quen với anh Đang lâu rồi, từ trước"; "Anh Đang chỉ thân với . . với tôi thôi, anh không thân thiết ǵ với anh em Giai Phẩm Mùa Xuân". Và theo Hoàng Cầm: "Anh Lê Đạt lúc đó làm bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, tức là người của Tuyên Huấn gửi sang như một nhân viên nhưng thực sự là để lănh đạo tờ báo v́ anh ấy là bí thư chi bộ"[25].

    Được Tuyên Huấn gửi sang, nhưng Lê Đạt quá trẻ, lại chưa có sự nghiệp sáng tác, nên khó điều khiển những người như Xuân Diệu. Lê Đạt kể:

    "Thời kỳ tôi mới vào báo Văn Nghệ, anh Xuân Diệu cũng ở trong báo Văn Nghệ. Anh Xuân Diệu đang làm thư kư toà soạn th́ bị bệnh vào nằm bệnh viện, tôi làm thay. Anh Xuân Diệu rất khó chịu với tôi, anh ấy nói với anh Tưởng là không nên để Lê Đạt làm, v́ nó chủ quan lắm, bài của ḿnh cũng bị nó gạt luôn, Lê Đạt c̣n quá trẻ để làm việc ấy.
    Anh Tưởng hỏi: Thế th́ để ai làm? Anh Diệu bảo việc ấy để Đang làm. Anh Tưởng rất nể anh Đang, nhưng khi anh Tưởng vừa nói là không để tôi làm th́ anh Đang mắng luôn: Sao cậu phong kiến thế, để nó làm. Nó làm hơn tớ nhiều. Tớ không làm đâu. Anh Đang rất ủng hộ tôi. Anh Đang là người rất nghệ sĩ, trông có vẻ hắc thế thôi nhưng rất nghệ sĩ, bề ngoài là người cứng rắn nhưng tâm hồn rất mềm yếu. Tôi đă trông thấy anh Đang nh́n một em bé chơi dưới nắng trong nửa tiếng đồng hồ, một cách rất say mê. Về văn nghệ ư kiến của anh ấy rất xác đáng và nhất là về hội họa, anh rất tinh. Chỉ có là anh ấy chưa làm thơ thôi, chứ anh ấy rất hiểu văn nghệ."[26]

    Vậy có thể tạm thời kết luận: Việc Nguyễn Hữu Đang xin vào báo Văn Nghệ dường như có chủ đích và đă hẹn với Lê Đạt từ trước: Một người được Tuyên Huấn gửi sang, một người được ông Hồ tin cẩn. Cả hai sẽ nắm tờ báo văn nghệ chính thức của đảng Cộng Sản từ 1954 đến 1958, đưa vào những bài họ viết hoặc họ kiểm soát, thậm chí bỏ cả bài của Xuân Diệu và thực hiện những việc mà họ muốn như phê b́nh tiểu thuyết Vượt Côn Đảo của Phùng Quán và phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

    Nguyễn Hữu Đang về báo Văn Nghệ tháng 11/1954.

    Đến tháng 4/1955, Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu khó chịu, ông ghi trong nhật kư:

    "Nguyễn Hữu Đang tiêu cực. Ở đâu cũng thấy không vừa ư. Người có caractère, ở đâu cũng có ảnh hưởng đến anh em. Anh em toà soạn khen là chí công, vô tư, nhưng tư tưởng rất là nguy hiểm. Một điển h́nh của một chiến sĩ làm cách mạng bất măn"[27]. "Đầu óc nặng v́ bài Đang công kích thuế. Hữu khuynh"[28]. "Học tập t́nh h́nh và nhiệm vụ. Đang không học tập. Đúng hôm góp ư kiến cho Tiểu ban th́ đến. Đặc biệt đả kích ḿnh: in Gốc đa, Gặp Bác, v.v..."[29].

    Sự trở lại của Nguyễn Hữu Đang gây khó khăn cho những người lănh đạo văn nghệ, kể cả những bạn thân như Nguyễn Huy Tưởng. Mặt khác, trong thời gian này, nhiều biến cố quan trọng xẩy ra:

    Tháng 4/1955, Trần Dần, Tử Phác tổ chức "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá", đ̣i tự do sáng tác.

    Tháng 6/55: Trần Dần, Tử Phác bị bắt.

    Tháng 1/1956: Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời, bị tịch thu.

    Ngày 24/2/1956, Khrouchtchev vạch tội ác của Staline tại đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô.

    Ngày 26/5/1956, Mao Trạch Đông phát động "Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng".

    Tháng 8- 9/56 tại hội nghị X, Đảng Lao Động phát động Sửa Sai Cải Cách Ruộng Đất.

    Tháng 8/56: Hội Văn Nghệ được chỉ định tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày.


    Còn tiếp ...

  5. #2315
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Lớp học tập dân chủ 18 ngày (8/8/56-26/8/56)

    Hẳn phải do lệnh của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Đang mới được điều động đứng ra tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày. Trong ngày cuối, ông đă đọc bài tham luận "nảy lửa" chỉ trích những sai lầm của đảng Cộng Sản và của lănh đạo văn nghệ.

    Trương Tửu đánh giá bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang: "sự việc thực là cụ thể, lời lẽ thực là tha thiết".

    Hoàng Cầm cho rằng tinh thần đ̣i hỏi dân chủ, những thắc mắc có từ kháng chiến, tích tụ lại và bùng nổ lên trong lớp học này.


    Lê Đạt kể lại: "Trong cuộc học tập này, anh em phê phán văn nghệ rất nhiều, trong đó nổi bật lên vai tṛ của anh Nguyễn Hữu Đang (...) Trong buổi học tập văn nghệ đó, anh Đang có đọc một bài tham luận rất hùng hồn về những sai lầm của lănh đạo văn nghệ. Lúc đó Đang có nói một câu với Nguyễn Đ́nh Thi -Nguyễn Đ́nh Thi lúc ấy là một trong những người chịu trách nhiệm tờ Văn Nghệ- Đang nói rằng: "Thế nào tao cũng ra một tờ báo, tờ báo chưa biết tên là ǵ, tao th́ không làm được nhưng để cho bọn Giai Phẩm Mùa Xuân nó làm".(...) tờ báo này chính là tờ Nhân Văn"[30].

    Nguyễn Huy Tưởng ghi lại không khí lớp học 18 ngày:

    "Nguyễn Hữu Đang nổi lên. Tiếc rằng kéo anh ta về Văn Nghệ để làm rầy rà ḿnh. Chính người chửi ḿnh nhất là Nguyễn Hữu Đang"[31].

    Những bực ḿnh và dằn vặt của Nguyễn Huy Tưởng, làm rơ tấm ḷng và nhân cách của ông: Mặc dù không đồng ư với Nguyễn Hữu Đang, bị Đang chỉ trích nặng nề, nhưng sau này, Nguyễn Huy Tưởng là người duy nhất trong ban lănh đạo văn nghệ đă đứng ra bênh vực NVGP, như Lê Đạt thuật lại và chính Nguyễn Huy Tưởng cũng ghi trong nhật kư: đă phản ảnh lên Trường Chinh về vụ Nhân Văn, nhưng vô hiệu.

    Về lớp học 18 ngày, trên Nhân Văn số 1 ra ngày 20/9/56, Người Quan Sát tường thuật như sau:

    "Trên ba trăm người tham gia học tập đă dần dần từ thảo luận nguyên tắc sáng tác chuyển sang kiểm điểm phong trào, đem lư luận đối chiếu với thực tế, liên hệ bản thân cũng có, nhưng chủ yếu là liên hệ lănh đạo.
    Mà phê b́nh lănh đạo ngày nay, nhờ có ảnh hưởng của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, thường là rất mạnh bạo chứ không c̣n e dè, quanh co như cái thời phục tùng mù quáng hoặc có thắc mắc th́ trước mặt cả nể, kể lể sau lưng nữa. Anh chị em đă phát huy tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, đem hết nhiệt t́nh cách mạng ra mà nói thẳng, nói thật, nói hết. Thế là việc học tập trở nên sôi nổi, nhất là ở bước cuối th́ người ta có thể nói đến một không khí bừng bừng đấu tranh, làm cho chẳng những giới văn nghệ như cựa ḿnh một cái thực mạnh mà nhiều ngành khác ở thủ đô cũng như thấy rung động lây.

    Qua những sự việc mà anh chị em phát hiện cũng như qua những ư nghĩ, t́nh cảm mà anh chị em bộc lộ, chúng ta đă thấy phong trào văn nghệ trong sáu bảy năm nay đă có những sai lầm nghiêm trọng về mặt lănh đạo. Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác đă bị vi phạm một cách có hệ thống"[32].

    Bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang đọc ngày 26/8/56 chỉ trích đường lối văn nghệ của Đảng được "cử toạ hoan hô nhiệt liệt". Qua lời tổng kết của Nguyễn Đ́nh Thi và lời tự kiểm thảo của Tố Hữu, bộ phận lănh đạo văn nghệ đă phải "thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sẽ sửa chữa".

    Dựa vào những biến động ở Liên Xô và Trung Quốc, vào sự đồng thuận của đông đảo trí thức văn nghệ sĩ, vào thế yếu của lănh đạo sau chính sách Cải Cách Ruộng Đất, Nguyễn Hữu Đang, đứng ra cổ động trí thức, hướng dẫn phong trào và chủ trương báo Nhân Văn, với ư định cải tổ lại nền chính trị miền Bắc Việt Nam.


    Còn tiếp ...

  6. #2316
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 9

    ● Nhân Văn Giai Phẩm

    Nguyễn Hữu Đang đă t́m đúng thời cơ: Trong nước, vị thế của Trường Chinh và đảng Cộng Sản yếu đi sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu. Ngoài nước, việc hạ bệ Staline ở đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô, là những lực đẩy khuynh hướng tranh đấu cho tự do dân chủ có cơ hội hành động. Nguyễn Hữu Đang, với tài tổ chức và hùng biện trong lớp học 18 ngày, đă chiếm được ḷng tin của giới trí thức và văn nghệ sĩ cấp tiến.

    Ông nắm lấy cơ hội, đứng ra tổ chức NVGP với những người bạn đă hoạt động trong kháng chiến: Trương Tửu, Trần Thiếu Bảo; với Lê Đạt, Hoàng Cầm đă làm Giai Phẩm Mùa Xuân. Vai tṛ chủ động của Nguyễn Hữu Đang trong NVGP được xác nhận từ nhiều phía:

    Những người trong ban biên tập báo Nhân Văn như Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Duy đều xác nhận vai tṛ chủ chốt của Nguyễn Hữu Đang. Cả Trần Dần, dù không thích ông, cũng ghi trong bài "thú nhận": "Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được. Sẽ không có tham luận với những đề nghị: gặp Trung ương, ra báo ... mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn".

    Nguyễn Hữu Đang được coi là "đầu sỏ", Mạnh Phú Tư buộc tội:

    "Hắn lẩn ḿnh và... rút lui vào bí mật. Suốt bốn số báo đầu, người ta không thấy một bài nào kư tên Nguyễn Hữu Đang! (...) Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn t́m tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài nhưng lại kư tên người khác. Hắn che lấp những nguồn tài chính, những kẻ cung cấp phương tiện bằng h́nh thức dối trá là nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười! Hắn họp hành bí mật với một số nhà văn chống Đảng, với những người tư sản và trí thức cũng đang muốn lợi dụng thời cơ để phất lên lá cờ chính trị. Hắn luôn luôn bàn mưu, lập kế với bọn Trương Tửu v.v... Hắn có tay chân trong một hai đoàn kịch tư nhân, ở một vài cơ quan văn hoá của Nhà nước. Thông qua tờ báo Nhân Văn, hắn đă trở thành một thứ lănh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị..."[33].

    Tuy ít bài kư tên thật, nhưng dấu ấn của ông không thiếu trên báo Nhân Văn:

    Nguyễn Hữu Đang thực hiện những bài phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ về vấn đề dân chủ. Trong Nhân Văn số 1, có bài tựa đề: "Thuốc đắng dă tật, nói thật mất ḷng" kư tên XYZ. Rất ít người biết XYZ (tên gọi thành phần Cố Nông trong Cải Cách Ruộng Đất) là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh, trừ Nguyễn Hữu Đang. Trong bài này, tác giả dùng giọng của ông Hồ để "giáo huấn" cán bộ, ư giễu cợt vị chủ tịch. Bài "Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị - Trả lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân Dân", trên Nhân Văn số 2, kư tên Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy, do Nguyễn Hữu Đang viết- theo lời Trần Duy. Bài này xác định biệt tài bút chiến của Nguyễn Hữu Đang.

    Ông trả lời từng điểm sự buộc tội Nhân Văn của báo Đảng, với một lập luận châm biếm, sắc bén, không nhân nhượng. Bài Cần phải chính quy hơn nữa, trên Nhân Văn số 4, là bài xă luận đầu tiên ông kư tên thật. Trong bài này, ông xác định lập trường chính trị của nhóm Nhân Văn và công khai đ̣i tự do dân chủ, đ̣i thiết lập một nhà nước pháp trị. Bài "Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? trên Nhân Văn số 5, kư tên thật, mạnh hơn nữa, ông đ̣i tự do dân chủ phải được thể hiện trên hiến pháp và trên thực tế, đ̣i quyền sống tự do của con người trong một chính thể dân chủ, một nhà nước pháp quyền.

    Ba mươi chín năm sau, Nguyễn Hữu Đang tuyên bố trên RFI:

    "Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, th́ đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống -không phải chống Đảng Cộng Sản đâu, mà đấy là chống- cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính th́ chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Đảng Cộng Sản đă phạm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi th́ Chỉnh huấn, Chấn chỉnh tổ chức, Đăng kư hộ khẩu v.v...

    Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm Tổng bí thư, th́ làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Nó quá tả như thế th́ c̣n làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc. Lúc bấy giờ chúng tôi cũng cảnh giác, chúng tôi theo đảng Cộng Sản nhưng chống chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Nhưng rất tiếc là lúc bấy giờ, thế lực của Liên Xô rất mạnh, áp lực của Trung Quốc cũng rất mạnh cho nên cuộc đối thoại ấy không có kết quả"[34].

    Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ 16 tuổi, hiểu rơ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đă đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của ḿnh.

    Khi được giao phó trách nhiệm tổ chức văn nghệ sĩ trí thức toàn quốc đi theo kháng chiến, ông đă làm.

    Khi được giao phó trách nhiệm tổ chức thanh niên xung phong chống Pháp, ông đă làm.

    Làm trong tư thế của một người yêu nước, tự do.

    Chính trong tư thế tự do ấy, ông đă đứng lên lănh đạo NVGP, đă tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong ṿng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều ḿnh nghĩ, dám chủ trương cải tiến xă hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.

    Nhưng Nguyễn Hữu Đang đă thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả c̣n kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn c̣n chưa tự nhận diện, để đ̣i hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.



    [1] Tài liệu diendan.org.

    [2] Tổ chức thuộc Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, rồi Đông Dương Cộng Sản Đảng.

    [3] Trên giấy tờ, rút tuổi, khai sinh năm 1916.

    [4] Có thể nghe lại trên http://thuykhue.free.fr

    [5] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, trang 102.

    [6] Hồng Vân (Hoàng Trung Thông), Tên quân sư quạt mo: Nguyễn Hữu Đang, Văn Nghệ số 12 tháng 5/58.

    [7] Nhật kư Nguyễn Huy Tưởng, ngày 16/6/1942.

    [8] Bài Người thuyền trưởng viết nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hội Truyền Bá Quốc Ngữ (1938-1988), đăng trong kỷ yếu của Hội, do Bộ Giáo Dục in, đăng lại trên Diễn Đàn, số 78, Paris, tháng 10/1998 và diendan.org.

    [9] Trích Người thuyền trưởng.

    [10] Em trai Đào Duy Anh.

    [11] Sưu tập của Lại Nguyên Ân và Hữu Nhuận, nxb Hội Nhà Văn, 1996.

    [12] Tiên Phong số 1, ra ngày 10/11/45.

    [13] Tiên Phong số 2, 1/12/45.

    [14] Tiên Phong số 3, 16/12/45.

    [15] Được coi là văn bản lịch sử của đảng Cộng Sản từ 1943, in lại trên Tiên Phong số 1.

    [16] TR.CH. [Trường Chinh], Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hoá Việt Nam mới lúc này, Tiên Phong số 2 ra ngày 1/12/1945.

    [17] Phóng viên, Hội Nghị Văn Hoá Toàn Quốc lần thứ nhất 24/11/1946, Tiên phong số 24, ra ngày 1/12/1946.

    [18] Hồng Vân (Hoàng Trung Thông), Tên quân sư quạt mo: Nguyễn Hữu Đang, Văn Nghệ số 12 tháng 5/58.

    [19] Hồng Vân Hoàng Trung Thông, bđd.

    [20] Trả lời phỏng vấn RFI

    [21] Trong bản tiểu sử, Nguyễn Hữu Đang ghi: Thứ trưởng Tuyên Truyền và thứ trưởng Thanh Niên.

    [22] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.

    [23] Theo Lê Đạt, Xuân Diệu làm thư kư toà soan. Thời ấy chức thư kư toàn soạn là làm tất cả, tương đương với tổng biên tập sau này.

    [24] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.

    [25] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.

    [26] Lê Đạt nói chuyện với RFI, sau khi Nguyễn Hữu Đang mất.

    [27] Nhật kư NHT ngày 21/4/55, Nxb Thanh Niên, 2006.

    [28] Nhật kư NHT ngày 24/4/1955.

    [29] Nhật kư NHT ngày 23/6/1955.

    [30] Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI.

    [31] Nhật kư NHT ngày 21/8/56.

    [32] Trích bài Chuẩn bị Đại Hội Văn nghệ Toàn quốc - Một đợt học tập và đấu tranh của giới văn nghệ, Nhân Văn số 1, ra ngày 20/9/56.

    [33] Mạnh Phú Tư, Báo Độc Lập, số 356, ra ngày 24/4/1958, BNVGPTTADL in lại, trang 49-50.

    [34] Nguyễn Hữu Đang, trả lời phỏng vấn RFI tháng 9/1995.

  7. #2317
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 10

    Lê Đạt (1929-2008)

    Trong ba người bạn thân cùng hoạt động NVGP, Trần Dần viết nhật kư, Hoàng Cầm thuật lại dĩ văng trong các bài kư, hồi kư, băng ghi âm nói chuyện với bạn bè, chỉ Lê Đạt là không viết ǵ về đời ḿnh.
    Tại sao? Một phần, dường như ông không coi tiểu sử nhà văn là vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ c̣n lư do nữa, v́ đời ông, nếu viết rơ ra, chỉ "có hại" cho gia đ́nh. Ông không muốn các con biết về hoạt động của cha để đỡ bị liên lụy. Đào Phương Liên, con gái ông, hỏi: Bố là ai? Các con không biết cha đă từng làm thơ, v́ trong nhà "không có một quyển truyện một quyển thơ nào".

    Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xă Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội. Cha là Đào Công Đệ, mất năm 1975, quê phường Á Lữ, xă Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang, Bắc Giang, làm việc trong sở hoả xa Vân Nam tại Yên Bái, gặp mẹ ông là Nguyễn Thị Sen, mất năm 1982, bà người làng Đ́nh Bảng, Bắc Ninh, theo gia đ́nh lên Yên Bái buôn bán. Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái.
    1941, 12 tuổi lên Hà Nội học trường Bưởi. Chiến tranh bùng nổ, trở về quê cha, tiếp tục trung học tại Á Lữ. Rồi đi theo kháng chiến. Về thời kỳ này, Lê Đạt chỉ ghi vài hàng sơ lược:

    "Năm 45 khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, tôi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến, chủ yếu hoạt động trong ngành tuyên huấn. Năm 49, tôi về công tác tại ban tuyên huấn của TU đảng Cộng Sản Việt Nam.
    Năm 1952, tôi chuyển hẳn về Hội văn nghệ TU và bắt đầu cuộc đời sáng tác của nhà văn chuyên nghiệp"[1].
    Trong Từ điển văn học, Nguyễn Huệ Chi viết: "Đầu kháng chiến, học tiếp trung học ở vùng kháng chiến rồi về công tác tại Ban Tuyên Huấn tỉnh Vĩnh Phúc và tiếp tục theo học trường đại học Pháp Lư[2] cho đến khi trường giải thể.
    1949, chuyển lên ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng Lao Động VN.
    1952 về Hội Văn Nghệ. Sau 1954, về Hà Nội, tiếp tục công tác ở Hội Văn Nghệ".

    Đấy là những ǵ ghi trong tiểu sử chính thức.
    Nhưng Hoàng Cầm cho biết, từ 1948 (19 tuổi), Lê Đạt đă là bí thư văn nghệ của Trường Chinh. Điều này dường như Lê Đạt không muốn nhắc đến.
    Hoàng Cầm viết: "Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn Nghệ làm trợ lư cho ông Tố Hữu"[3].
    Hoàng Cầm trong băng ghi âm cho biết rơ hơn:

    "Lê Đạt kể lại với tôi: Năm 1949, khi ông Trường Chinh cử anh sang làm trợ lư cả chính trị và chuyên môn cho ông Tố Hữu, ông ấy có dặn hai điều:

    Thứ nhất, tŕnh độ văn hóa của anh Lành (tức Tố Hữu) có hạn, lănh đạo anh em văn nghệ mà tŕnh độ thấp th́ bất lợi, vậy anh phải giúp cho anh ấy nâng cao tŕnh độ văn hoá lên. Thứ hai, anh Lành là người tính nết arrogant, kiêu căng, hợm ḿnh lại khinh người, mà trong văn nghệ có những cây đa cây đề như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ ... tất cả họ tập trung về theo kháng chiến, th́ phải khéo léo lắm, nếu làm mất ḷng họ, họ bỏ về tề[4] là một thất bại lớn.

    Lê Đạt xử sự rất khéo, với tính kiêu căng của ông Tố Hữu th́ việc ǵ muốn làm, anh cũng bảo là do chỉ thị của ông Trường Chinh, v́ thế năm 1949, anh tổ chức được ba cuộc hội thảo quan trọng tranh luận về thơ, nhạc, kịch. Làm cho không khí văn nghệ lúc bấy giờ sống động hẳn lên, có thảo luận trong sinh hoạt hàng ngày của anh em văn nghệ.

    Khoảng 1952- 53, tôi có đọc mấy bài thơ ngắn của anh, như bài Lúa Bác Hồ ǵ đó, đăng trên báo Nhân Dân, thấy thơ anh rất mới, khác hẳn thơ tôi. Anh không làm theo vần điệu cũ, thơ anh bám sát đời sống hàng ngày, mà chữ rất mới. Tôi thấy Lê Đạt tính nết trẻ trung nhưng học vấn uyên bác. Anh làm việc trên Tuyên Huấn từ đầu, ở Tuyên Huấn có đủ loại sách báo, anh lại chịu học, chịu đọc, thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp, anh hiểu sâu sắc lắm.

    Cuối năm 1954, chúng tôi gặp lại nhau ở Hà Nội. Lê Đạt c̣n rất trẻ[5] anh vừa ly dị cô vợ cốt cán, lấy trong cải cách ruộng đất, đang yêu Thúy Thúy trong đoàn kịch Thế Lữ.

    Lúc bấy giờ chúng tôi thân nhau lắm. Từ đầu năm 1955, thường hẹn nhau, khoảng bốn rưỡi, năm giờ chiều ở quán trà Phúc Châu của người Tàu, ở Hàng Giầy: Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm ... ta gọi là bộ ngũ. Quán này khi có khách đến th́ đem ra một cái khay, với phích nước sôi và một ấm có sẵn trà. Chúng tôi tha hồ uống, có khi pha đến nước thứ 6, thứ 7, đến nước chủ nhật, loăng toẹt ra rồi.

    Nhiều hôm gọi đến ấm thứ nh́, thứ ba. Bàn toàn chuyện thơ văn, khuyến khích nhau viết, Lê Đạt, Trần Dần đọc nhiều, biết nhiều lư luận về thơ, các nhà thơ hiện đại Pháp, Tử Phác nói chuyện âm nhạc mới ... Thỉnh thoảng Phùng Quán cũng ghé qua nghe các ông anh nói chuyện thi ca: Thơ Đông phương, thơ Tây phương. Lê Đạt, Trần Dần, đọc nhiều, rồi họ nói lại thành ra ḿnh học thêm được. Tiếng Pháp tôi chẳng kém ǵ các ông ấy nhưng tôi lười lư luận. Đọc thơ tượng trưng của Pháp, có chỗ tôi không hiểu, hỏi: Bài này nó hay ở chỗ nào? Tao dốt lắm. Th́ Lê Đạt lại thân mật giảng cho tôi rất kỹ, tôi quư anh ở chỗ đó.


    Còn tiếp ...

  8. #2318
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 10

    Cuối năm 1955, lúc ấy Trần Dần, Tử Phác c̣n đang đi học tập cải cách ruộng đất ở Yên Viên; gần Tết, Lê Đạt bảo tôi: Mày có nhiều bài không? Tết có gởi bài cho báo nào không? Các báo th́ đông lắm, nhưng thơ mới kiểu chúng ḿnh th́ chưa chắc nó đă đăng đâu, hay ta soạn ra một tập, gọi là tác phẩm mới ǵ đó, giao cho Thầy Bảo (tiếng lóng của chúng tôi, nghiă là in tự do, không qua kiểm duyệt).

    Lúc đó vẫn c̣n vài nhà in sách báo tư nhân như nhà xuất bản Xây Dựng, nhà Minh Đức. Tao vẫn c̣n giữ cái bài Nhất Định Thắng của thằng Trần Dần, mày đi thúc đẩy Văn Cao, nó c̣n nhiều tiềm năng lắm, chỉ có mày bằng vai vế, mới thúc đẩy được nó, tao c̣n nhỏ, mà lại chưa có sự nghiệp ǵ, nói nó mắng cho.
    Th́ tôi nghe lời Lê Đạt đến thúc đẩy Văn Cao. Lúc ấy Văn Cao không sáng tác nhạc nữa, anh đang mê vẽ, Lê Đạt giục tôi xuống nhà anh, Văn Cao hứa: - Được, rồi tao sẽ có bài. - Liệu mấy ngày, một tuần nhé? - Ừ, được, ít nhất tao có một bài, hào hứng lên là có hai. Thế là có bài Anh có nghe chăng? của Văn Cao trong Giai Phẩm Mùa Xuân[6].

    Lời Hoàng Cầm trong băng ghi âm, cho thấy sinh hoạt vô tư và tự do của nhóm Giai Phẩm Mùa Xuân lúc ấy, cùng sự h́nh thành cuốn giai phẩm đầu tiên và vai tṛ của Lê Đạt.

    Việc Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang hoạt động trong báo Văn Nghệ, đă được đề cập trong chương trước, ở đây chỉ nhắc lại lời Hoàng Cầm: "Anh Lê Đạt lúc đó làm bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, anh là người của Tuyên Huấn gửi sang như một nhân viên nhưng thực sự là để lănh đạo tờ báo v́ anh ấy là bí thư chi bộ"[7].

    Vậy Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang dường như đă bàn tính với nhau từ trước, nắm báo Văn Nghệ. Cùng thời điểm đó, bên quân đội, Tử Phác và Trần Dần nắm tờ Văn Học Nghệ Thuật. Hai tờ báo này sẽ "thao túng" dư luận văn học qua vụ phê b́nh Vượt Côn Đảo của Phùng Quán và Việt Bắc của Tố Hữu.

    Trong bài "thú nhận", Lê Đạt có câu:

    "Đảng đối với tôi có rất nhiều ân huệ, kéo tôi ra khỏi bàn tay phản động của bọn Quốc Dân Đảng, cho tôi công tác gần các đồng chí lănh tụ"[8].
    Như vậy, có thể tạm sắp xếp lại tiểu sử Lê Đạt, giai đoạn kháng chiến như sau: Năm 1945, 16 tuổi, c̣n học trường Bưởi, Lê Đạt chưa theo Việt Minh, lúc đó ông đang chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn, mẫu người lư tưởng đương nhiên là Dũng (trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn) của Nhất Linh, tâm cảm Lê Đạt thời trẻ rất lăng mạn:

    Yên Bái

    dăm cô gái lỡ th́

    thổn thức Nhất Linh

    tay Loan Dũng

    lên ô kính bụi

    Sau này, Lê Đạt hết sức chống lại cái lăng mạn của Tự Lực văn đoàn, có lẽ cũng là cách chôn "lỗi lầm tuổi trẻ". Lê Đạt theo Quốc Dân Đảng trong bao lâu? Có thể từ rất trẻ, theo cha, bài Cha tôi, có những câu thơ úp mở:

    Ngày nhỏ cha tôi dẫn đầu lũ trẻ chăn trâu

    Phát ngọn cờ lau vào rừng Na Lương đánh trận

    Mơ làm Đề Thám...


    Bởi thời ấy, chống Pháp, chỉ có vài con đường: Việt Minh hoặc Quốc Dân Đảng. Nếu theo Việt Minh, đă là chính nghĩa, có thể nói công khai. Vậy chắc Quốc Dân Đảng.

    Từ 1945 đến 47 (16 đến 18 tuổi), tiểu sử chính thức ghi là theo cách mạng, rồi theo kháng chiến. Vậy tạm hiểu: theo cách mạng là thời theo Quốc Dân Đảng; đến 1947, mới theo kháng chiến, tức là mới "giác ngộ" Việt Minh.


    Hoàng Cầm trong băng ghi âm cho biết nhiều thông tin về Lê Đạt, chưa thấy ghi ở đâu, có lẽ do chính Lê Đạt kể:

    "Lê Đạt và Đặng Đ́nh Hưng, lúc đầu đi kháng chiến cũng là đi lang thang như vợ chồng Hoàng Cầm thôi, tức là chưa biết tạt vào đâu để móc nối với kháng chiến. Bộ đội th́ bí mật, họ lại ăn mặc như người dân, rất khó phân biệt. Hai anh đi lang thang th́ gặp một người quen với anh Hưng, làm trưởng ty văn hoá Vĩnh Yên, sau này là Vĩnh Phúc. Anh trưởng ty vớ được hai ông sinh viên trường Luật, lại giỏi, thích quá. Một hôm ông Trường Chinh đi công tác, đêm về ngủ tại cơ quan, anh trưởng ty khoe: Báo cáo anh, em có hai người giúp việc giỏi lắm. Ông Trường Chinh cho gọi họ lên nói chuyện, rồi tṛ chuyện cả đêm về công tác tuyên truyền, văn hoá. Sáng sau, ông Trường Chinh dặn anh trưởng ty: Cậu thu xếp ngay cho hai anh này lên làm việc với tôi trên Tuyên Huấn Trung Ương. Ông Trường Chinh lúc bấy giờ (1947) làm tổng bí thư, chọn hai người làm thư kư riêng, là Đặng Đ́nh Hưng và Lê Đạt. Ông ấy muốn huấn luyện cả hai thành lư thuyết gia của đảng Cộng Sản"[9].

    Như vậy, Lê Đạt gia nhập Việt Minh lúc 18 tuổi, v́ có tài, được tuyển ngay vào Tuyên Huấn Trung Ương, làm bí thư cho Trường Chinh cùng với Đặng Đ́nh Hưng (cháu họ Trường Chinh), nhạc sĩ, nhà thơ, nhà trí thức có tầm vóc.


    Còn tiếp ...

  9. #2319
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 10

    Trường Chinh quả biết dùng người: ông chọn phụ tá Lê Đạt và Đặng Đ́nh Hưng, sau này sẽ trở thành những nhà thơ tiên phong cho thi ca hiện đại Việt Nam, tiếc rằng ông lại không tính đến cái tự do của họ.

    Vẫn theo Hoàng Cầm, 1949, khi Tố Hữu phụ trách toàn bộ văn nghệ kháng chiến, Trường Chinh cử Lê Đạt sang làm trợ lư cho Tố Hữu, thực chất là dạy văn hoá và sửa đổi tính t́nh Tố Hữu. Như vậy, cấp lănh đạo -Hồ Chí Minh hay Trường Chinh- đă thấy ở Lê Đạt, ngoài khả năng văn hoá, c̣n có khả năng chiến lược và chính trị cao hơn Tố Hữu. Khi chuyển Lê Đạt sang làm bí thư chi bộ báo Văn Nghệ, 1954, trung ương lại một lần nữa xác định "ḷng tin" vào Lê Đạt.

    Những dữ kiện trên đây giải thích tại sao Lê Đạt thấy ḿnh vững hơn Nguyễn Hữu Đang, khi làm báo Nhân Văn. Thực chất Lê Đạt khôn khéo và mềm dẻo hơn Nguyễn Hữu Đang, lại là "thầy" của Tố Hữu, cho nên trong vụ thanh trừng Giai Phẩm Mùa Xuân, tuy Lê Đạt chủ xướng, nhưng Tố Hữu vẫn c̣n nể Lê Đạt, chũi cả mũi dùi vào Trần Dần; cũng như ở Thái Hà ấp, Tố Hữu đă có một thái độ tương đối mềm mỏng với Lê Đạt.

    Lê Đạt thân thiết, kính trọng Thụy An và Phan Khôi, bởi cả ba đều đă từng hoạt động hoặc có cảm t́nh với Quốc Dân Đảng. Lê Đạt tranh đấu trên hai mặt: Về chính trị, chống chính sách đảng trị, đ̣i hỏi tự do dân chủ và về văn nghệ, chủ trương đổi mới thơ ca.


    ● Đổi mới thi ca


    Thất bại trong đấu tranh chính trị, nhưng Lê Đạt thành công trong việc đổi mới thi ca. Sau hơn 30 năm cấm in, Lê Đạt được "phục hồi" năm 1988. Tập Bóng chữ [10] tác phẩm đầu tiên xác định ông như một nhà thơ lớn, cùng với Thanh Tâm Tuyền, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Dần, bốn nhà thơ mới, đă xây dựng nền thơ Việt Nam hiện đại. Tiếp đến tập truyện ngắn Hèn đại nhân (Phụ Nữ, 1994), thơ Ngó lời (Văn Học, 1997), Từ t́nh Epphen (Tạp Chí Thơ, California, 1998), tập truyện ngắn Mi là người b́nh thường (Phụ Nữ, 2007), Thơ và đoản ngôn U75 từ t́nh (Phụ Nữ, 2007), và Tuyển tập Đường chữ (Hội Nhà Văn và Bách Việt, 2009) in sau khi ông mất.

    Chủ trương đổi mới thi ca của Lê Đạt bắt đầu từ năm nào? Chắc từ trong kháng chiến. Hiện nay, tập Tỉnh mẹ (in trong Đường chữ) là chứng từ đầu tiên, chưa rơ năm nào. Hoàng Cầm cho biết: sau Giai Phẩm Mùa Xuân, Lê Đạt làm thơ về quê hương. Đến năm 1959, Đặng Đ́nh Hưng viết được tập Cửa ô[11], tôi viết Về Kinh Bắc, Trần Dần viết Cổng tỉnh, Lê Đạt làm một số thơ về vùng Yên Bái. Vậy tạm coi Tỉnh mẹ, làm trong khoảng 1955- 1959.

    Một sự kiện ít người biết đến: Lê Đạt tổ chức cuộc tranh luận về thơ năm 1949, là để bênh vực thơ không vần của Nguyễn Đ́nh Thi, đang bị phe thủ cựu Tố Hữu đánh. Hoàng Cầm viết:

    "Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn Nghệ làm trợ lư cho ông Tố Hữu. Vốn là một anh sinh viên rất trẻ, rất sôi nổi, vừa đặt chân đến Hội, Lê Đạt đă làm thân với các bậc cha chú như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyễn Xuân Khoát. (...) Lê Đạt khởi xướng ra cuộc tranh luận về một đề tài mới mẻ và có vẻ hấp dẫn lắm: Vấn đề thơ không vần của Nguyễn Đ́nh Thi (...)
    Anh Nhị Ca (...) nói: "Tiếc quá! Cậu không dự hôm ấy, giá có cậu th́ có lẽ cũng góp được nhiều ư kiến bênh vực cho cái gọi là thơ không vần. Đằng này chỉ có tớ với Lê Đạt thêm một thằng Lưu Quang Thuận. Và anh Bửu Tiến. Cũng may có thêm bác Phan Khôi. Ông già này lại bênh rất hùng hồn, mày ạ. C̣n một tá những ông già khác không chịu nói ǵ, hoặc có nói lại về hùa với ông Lành[12]. Anh Thi đâm ra yếu thế, sau cứ đành giơ sườn ra cho các ông ấy thụi. Thành thử, cái loại thơ tự do không vần bị ăn một trận đ̣n đếch căi vào đâu được"[13].

    Lê Đạt cũng nói: "Thời kháng chiến, tôi và Nguyễn Đ́nh Thi mới đầu chịu ảnh hưởng Eluard và tôi cũng làm thơ không vần như anh Thi. Tôi trọ ở nhà Eluard không lâu. Một thời gian dài tôi và Trần Dần chịu ảnh hưởng của Maïakovski rất đậm[14]".

    Như vậy, Lê Đạt cùng trường phái thơ không vần với Nguyễn Đ́nh Thi từ 1948.


    Còn tiếp ...

  10. #2320
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 10

    ● Đem bục công an đặt giữa tim người

    Bài thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử, gây sóng gió suốt thời kỳ NVGP, tiêu biểu sức phản kháng mănh liệt của nhà thơ đối với chế độ độc tài, ngăn cấm tự do luyến ái, can thiệp vào đời tư của con người, khởi đi từ những sự kiện có thật trong đời Lê Đạt:

    Lê Đạt kết duyên với cô Nguyện, một cốt cán trong Cải cách ruộng đất, nhưng họ không hợp nhau, chỉ sống chung một thời gian ngắn rồi hai bên thoả thuận ly dị. Thời gian sau, Lê Đạt yêu Thúy Thúy (Nguyễn Thị Thúy), nghệ sĩ đang lên của đoàn Kịch Trung Ương. Năm 1956, hai người sống chung. Việc "bỏ người vợ cốt cán", để lấy vợ nghệ sĩ, đă gây cho Lê Đạt và Thúy Thúy, không ít khó khăn, cả hai đều bị kiểm thảo, Trần Dần ghi trong nhật kư những ngày từ 23 đến 27/9/1955 như sau:

    "Phê phán Lê Đạt: Đồng chí định bỏ vợ lấy Thúy là bỏ cục vàng lấy cục đất. C̣n ǵ quư hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ[15] bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí c̣n muốn ǵ? Không yêu nhân dân th́ yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ! Kể xấu Thuư. Con lính đế quốc. Nhăng nhít nọ kia bao nhiêu vụ rồi. Tôi không thể đồng ư đề nghị của đồng chí. Không bao giờ Đảng đồng ư những cái sai. Đồng chí lắm lư luận lắm, đao to búa lớn, vợ đồng chí hiền lành, đồng chí có đem lư luận đàn áp, dù vợ đồng chí có bằng ḷng ly dị, Đảng cũng không đồng ư v́ biết chắc chắn rằng đó chỉ là v́ bị đồng chí đàn áp, bằng ḷng mồm chứ không bằng ḷng thực"[16].

    Trần Dần cung cấp một số thông tin đáng quư: Cô Nguyện là thành phần cốt cán, có lẽ đă được Đảng "gả" cho Lê Đạt. Cô Nguyện bằng ḷng ly dị (trên thực tế cô Nguyện đứng đơn xin ly dị). V́ vậy, Đảng răn đe: "dù vợ đồng chí có bằng ḷng ly dị, Đảng cũng không đồng ư".

    Nhưng không chỉ có ḿnh Lê Đạt, mà Hoàng Cầm, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Đức Thảo, Hoàng Yến,... đều bị Đảng xen vào đời tư, ngăn cấm tự do luyến ái, hoặc phá vỡ hạnh phúc gia đ́nh.



    ♦ Hoàng Cầm


    Hoàng Cầm kể:

    "Tôi gặp bà Hoàng Yến lần đầu vào khoảng tháng giêng năm 1945, lúc đó bà ấy đă nhận lời đóng vai Kiều Loan và đă tập được 4, 5 buổi, không hiểu sao ông chồng cũ của bà ấy lại đổi ư, không cho tập tiếp. Chín năm sau, khi đi kháng chiến về, tôi gặp lại ở Hà Nội, th́ ông chồng đă chết cách đấy hai năm. Trông bề ngoài có vẻ quư tộc, đài các, c̣n đẹp lắm, tuy bên trong cuộc sống rất cực khổ, v́ ông chồng bị phá sản, tự tử chết đi để lại toàn nợ nần. Gặp bà ấy, trong tôi nổi lên một sự thương cảm lạ lùng và quyết định xây dựng với bà ấy. Lúc đầu chỉ đi chơi với nhau, tối tôi về doanh trại.

    Từ tháng 3, tháng 4/1955, tôi ăn ở với bà Hoàng Yến, tuy không tổ chức cưới xin ǵ, cứ độ mấy ngày tôi ra ngủ ở 43 Lư Quốc Sư một tối, sáng lại về trại. Tôi là trưởng đoàn văn công nên có thẻ đỏ, đi về lúc nào cũng được. Lúc ấy cũng là lúc tôi tham gia kiến nghị đ̣i hủy bỏ vai tṛ chính trị viên trong quân đội, trả văn nghệ về cho văn nghệ của Trần Dần, Tử Phác.

    Đến khoảng tháng 4/1955, một hôm tôi nhận được giấy triệu tập của Cục Tổ Chức, thuộc Tổng Cục Chính Trị, yêu cầu đồng chí Hoàng Cầm phải có mặt đúng 9 giờ sáng ngày ... có việc cần. Giấy kư tên Thành, Lê Thành ǵ đó, cục phó Cục Tổ Chức. Tôi lên. Thấy hắn tỏ ra rất oai, ḿnh chào , nó không chào lại. Tôi tự kéo ghế ngồi, bảo đă nhận được cái giấy anh triệu tập, xin anh cho biết việc ǵ? Bằng một giọng lạnh lùng, hách dịch, hắn bảo:
    "Ít lâu nay, chúng tôi được báo cáo , anh có quan hệ với một người đàn bà tư sản ở ngoài phố. Tôi gọi anh lên đây báo cho anh biết kể từ hôm nay, anh phải cắt đứt ngay quan hệ với người đàn bà đó, nếu không, anh sẽ bị thi hành kỷ luật rất nặng".

    Thế là ḿnh biết rơ ư định của nó rồi, nó đưa ra cái đường lối của Đảng là không quan hệ với giai cấp tư sản v́ đó là kẻ thù. Nhưng cái bà Lê Hoàng Yến mà nó gọi là tư sản th́ vừa chua chát vừa buồn cười, hay tại cái dáng đẹp đài các của bà ta? Người đàn bà ấy phải nuôi một đàn con 6 đứa, đứa lớn nhất 11 tuổi, với một mẹ già, một quả trứng không có mà ăn, chỉ toàn ăn rau muống với dưa, lương y tá công nhật hạng bét, 100 đồng, làm ở bệnh viện Việt Đức.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •