Page 238 of 304 FirstFirst ... 138188228234235236237238239240241242248288 ... LastLast
Results 2,371 to 2,380 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2371
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 12

    ♦ Nguyễn Văn Linh

    Anh Đào Phan tức Đào Duy Dếnh, là nhà nghiên cứu, em ông Đào Duy Anh, lúc c̣n sống chơi thân với tôi, anh có viết một bản thảo 2000 trang, tựa đề Bi kịch Hồ Chí Minh, rút gọn lại cũng được 1000 trang, anh đă trích gửi vài nơi nhưng họ không đăng.

    Khi ông Lê Duẩn[57] mất, ông Trường Chinh đứng ra làm tổng bí thư trong 6 tháng, lúc ấy ông Trựng Chinh ủng hộ ông Nguyễn Văn Linh. Đến đại hội VI, ông Trường Chinh từ chức để làm gương, sau đó các ông Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Đồng Sĩ Nguyên và 5, 7 người nữa từ chức theo. Đại hội VI, họp trừ bị gần 20 ngày, đấu nhau kinh khủng lắm, sau phe Nguyễn Văn Linh thắng.

    Ông Nguyễn Văn Linh lên làm tổng bí thư, lúc đầu chủ trương đổi mới theo Đông Âu; ông để báo chí, nhà văn được tự do, nhưng chỉ được hơn một năm, ông Lê Đức Thọ kiềm chế ông lại.
    Thí dụ ông Linh muốn xoá bỏ đặc quyền đặc lợi của giới lănh đạo, nên khi đi công tác, Hà Nội - Sài G̣n, hay đi Mát-Cơ-Va, ông đi máy bay hành khách với một vài người thư kư tháp tùng, dân chúng hoan nghênh lắm nhưng một hôm -chuyện này tôi nghe người ta kể lại- ông Lê Đức Thọ sang chơi, bảo: "Này anh Linh, cái việc anh không dùng chuyên cơ để đi công tác rất tốt, nhưng hôm qua anh em bảo vệ đến nói với tôi: "Đồng chí Tổng Bí Thư cứ đi như thế này th́ chúng em không biết cách nào để bảo vệ đồng chí cả!"

    Nguyễn Văn Linh hiểu ngay là một câu đe doạ: "Anh cứ đi như thế này th́ anh chết không ai chịu trách nhiệm đâu!" Ông bắt đầu thấy rợn người và ông đành phải hăm cải cách lại. Đến kỳ đại hội VII[58], dù ông vẫn được tín nhiệm nhưng ông từ chối, lấy cớ nhiều bệnh không làm tổng bí thư nữa.

    Nhờ Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư nên Trần Độ mới có thể thực hiện việc đổi mới văn học và làm rất nhanh việc phục hồi NVGP. Trần Độ là Trung Ương Ủy Viên, được ông Nguyễn Văn Linh rất tín nhiệm, chính Trần Độ thảo nghị quyết số 5 về vấn đề văn nghệ[59].



    ♦ Nguyễn Khải

    Năm 1988, Trần Độ làm trưởng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương, anh thúc giục Hội Nhà Văn phục hồi nhanh chóng cho anh em NVGP. Không ai dám hay muốn đứng ra nhận lỗi, từ trên Trung Ương Bộ Chính Trị, tức là từ ông Tố Hữu, không dám thẳng thắn nhận ḿnh sai lầm. Hội Nhà Văn giao cho Nguyễn Khải làm việc này. Khải muốn không một ai trong Hội Nhà Văn phải đứng lên nhận lỗi ǵ v́ đă xử sự với anh em NVGP phẩm tàn nhẫn như thế trong suốt 30 năm. Nó muốn giữ sĩ diện cho Đảng. Đảng đúng mà chính các anh sai, nhưng các anh bị kỷ luật lâu rồi th́ Đảng khoan hồng phục hồi, chứ Đảng không sai ǵ cả. Thế th́ các anh phải viết cái thư yêu cầu được phục hồi. Nguyễn Khải làm việc đó.

    Nguyễn Khải là một tay rất khôn và láu cá. Đầu tiên nó đến ông Lê Đạt v́ nó biết Lê Đạt là cán bộ chính trị và ông này cũng mưu thần chước quỷ lắm, lại là nhân vật tối ư quan trọng của Nhân Văn. Nó biết nếu nó nói được với ông Lê Đạt th́ mọi việc có thể xong hết, thế là nó đến Lê Đạt trước. Lê Đạt đồng ư, sau đến Trần Dần, Trần Dần cũng đồng ư, thôi th́ viết cái thư cũng chẳng quan hệ ǵ theo như Lê Đạt và Trần Dần nghĩ.

    Sau đó Nguyễn Khải, Xuân Thiều đến tôi, đi kèm với Phùng Quán và Lê Đạt. Nguyễn Khải nói với tôi: "Tôi biết việc các anh trở lại với Đảng cũng khó, mà Ban chấp hành chúng tôi đến với các anh cũng khó. Vậy th́ nhân dịp Đảng đổi mới, Ban Văn Hoá Tư Tưởng giao cho chúng tôi việc này. Nhưng nếu chúng tôi tự ư phục hồi cho các anh, nhỡ các anh lại không đồng ư, các anh chửi ầm lên: Chúng tôi cần chó ǵ cái Hội Nhà Văn của các anh mà các anh phục hồi, th́ có phải bẽ mặt cho chúng tôi không. Vậy theo yêu cầu của Hội Nhà Văn, xin anh viết cho mấy câu.
    Các anh Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán đă làm cả rồi, anh viết ngắn gọn đại ư: "Kỷ luật đă kéo dài gần 30 năm rồi, anh bị quá thiệt tḥi vậy yêu cầu hội nhà văn phục hồi cho anh". Nguyễn Khải nói th́ tôi không tin lắm v́ lúc anh ta là tổ trưởng đă đấu tôi rất ghê ở Thái Hà ấp, nó trấn áp tôi, nó bảo "Im mồn đi, gái đĩ già mồm". Thấy Nguyễn Khải th́ tôi khó chịu, nhưng chết một cái là Lê Đạt, Phùng Quán đă làm rồi. Thấy mọi người đă làm th́ ḿnh cũng đành làm.

    Thế rồi trong một buổi họp mặt ở nhà Phùng Quán có cả mọi người để ăn mừng việc phục hồi này th́ Trần Dần nêu lên ư kiến phải đăng báo để cả nước biết, chứ việc này không chỉ trong nội bộ Hội Nhà Văn. Tôi cũng đồng ư phải thông tin. Nhưng không ngờ khi Xuân Thiều viết bài trên báo Văn Nghệ th́ nó gài vào một câu: "Ban chấp hành đă họp ngày ấy ... trong chương tŕnh làm việc, có phục hồi cho một số anh em NVGP ..." Nhưng nó viết đểu ở chỗ này, nó chêm vào câu sau cùng "theo đơn yêu cầu của các đồng chí ấy". Đấy là cái đuôi mà Xuân Thiều thêm vào. Để làm ǵ ? Để nói rằng các anh yêu cầu chứ Đảng không có lỗi ǵ cả. Các anh yêu cầu th́ Đảng khoan hồng phục hồi cho các anh thôi ! Tôi chắc là Xuân Thiều nó được lệnh ngầm để viết câu đó.

    Về sau chúng tôi nhận được nhiều phản ứng từ Nam ra Bắc, chỉ trích việc ấy lắm: Tại sao lại phải xin phục hồi nhỉ? Nhất là Dương Thu Hương cô ấy bỗ bă nói thẳng: "Các anh hèn lắm việc ǵ phải viết đơn xin cái Hội Nhà Văn chúng nó cho phục hồi". Tôi chỉ cười: "Cô mắng anh là hèn th́ anh cũng chịu thôi. Nhưng chúng tôi không làm đơn lên xin như thế. Sở dĩ chúng tôi viết cái thư, là do Nguyễn Khải nó yêu cầu các anh viết cho nó mấy chữ, bởi nếu nhỡ nó phục hồi rồi mà các anh không chịu, các anh chửi ầm lên, chúng tôi cần chó ǵ cái Hội Nhà Văn các anh phục hồi, th́ chúng nó mất mặt. V́ thế chúng tôi mới viết cho nó mấy chữ, nghĩ chẳng quan trọng ǵ, đâu ngờ chúng nó lại dùng cái thư đó để viết những câu như thế này trên báo Văn Nghệ".


    Còn tiếp ...

  2. #2372
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 12

    ♦ Thái độ của Tố Hữu sau đổi mới

    Hoàng Cầm kể:

    Trần Độ trong kháng chiến, ban đầu làm báo Vệ Quốc Quân, sau đó đi chiến đấu th́ ông làm chính uỷ sư đoàn 302, là một nhân vật rất hay, được Trần Dần tả trong cuốn Người người lớp lớp. Ngay thời kỳ ấy, Trần Độ đă cho Tố Hữu là anh ít học, hănh tiến, kiêu căng, hợm hĩnh, nên không ưa, ông lại không trực tiếp ở dưới quyền Tố Hữu, chỉ liên quan thôi, chứ không dính, nên ông coi thường Tố Hữu.

    Cuối năm 1988, Trần Độ là Trưởng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương dưới thời Nguyễn Văn Linh, một hôm ông sang chơi nhà Tố Hữu, không phải v́ t́nh nghiă mà để xem thái độ của Tố Hữu đối với văn nghệ sĩ thế nào.
    Trong câu chuyện có đoạn này hết sức quan trọng, Trần Độ hỏi: "Anh nghĩ ǵ về số anh em NVGP mới được phục hồi". Tố Hữu trả lời: "Cái bọn chúng nó bây giờ được ngóc đầu dậy, chúng nó lại láo lếu lắm. Tôi tiếc là ngay từ lúc đó (tức là lúc NVGP ra đời) tôi không giết hết chúng nó đi". Đó là nguyên văn câu Tố Hữu nói với Trần Độ, sau này Trần Độ kể lại cho Ngô Thảo và Ngô Thảo nói lại với tôi.

    Nếu phân tích th́ thấy cái ghét này không c̣n là chính trị, v́ quá trung thành với Đảng nữa, mà những người văn nghệ sĩ được nhân dân tín nhiệm và yêu mến như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Lê Vân ... nói chung tất cả những anh em nghệ sĩ đủ các ngành, ít nhiều tham gia NVGP, cả bên hội họa như anh Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái ... đều là những nhân tài và được quần chúng yêu mến, th́ Tố Hữu ghét cay ghét đắng. Sau Đại Hội VI rồi mà ông c̣n nói: «Tôi tiếc là ngay từ lúc đó tôi không giết hết chúng nó đi!»

    Đại hội VI kết thúc một thời gian ngắn, th́ Tố Hữu lập một nhóm cùng chí hướng với ḿnh, do ông và Chu Huy Mân cầm đầu. Việc này do một vài anh em gần Trung Ương làm báo Nhân Dân và vài người công an ngày trước đă hỏi cung tôi, nhưng là những người tốt, kể lại. Nhiều nguồn chập lại th́ ḿnh có thể tin được: Ông Tố Hữu lập ra một nhóm 27 người, đă thảo hẳn kế hoạch lật đổ Bộ Chính Trị mới dưới quyền ông Nguyễn Văn Linh, bởi v́ tới đại hội VI th́ có 7 uỷ viên chính trị, hoặc xin từ chức hoặc bắt buộc phải thôi việc.

    Ông Tố Hữu tập trung những người bất măn với chế độ mới, thảo một kế hoạch lật đổ Nguyễn Văn Linh. Tất nhiên công an mật bảo vệ Trung Ương Bộ Chính Trị theo dơi và họ bắt trọn ổ 27 người họp nhau ở một căn nhà gần hồ Ha Le, thu thập tài liệu và làm biên bản, rồi báo cáo lên ông Linh. Ông Linh gạt đi, bảo: "Chỉ lưu trữ tài liệu, c̣n 27 người, không truy tố ai. Anh Tố Hữu và anh Chu Huy Mân đều có đóng góp lớn cho Đảng. Vậy không đưa ra công khai, kể cả trong nội bộ Đảng, cứ coi như hoàn toàn không có việc này".

    Tôi cho một người cầm quyền mà xử sự như thế là rất đúng, rất hay.



    ● In Về Kinh Bắc

    Xuân Quỳnh[60] vợ Lưu Quang Vũ, là nhà thơ và bạn thân của Hoàng Yến, con gái tôi, làm ở nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, đă đọc tập thơ này khoảng 74-75 và rất thích.


    Khi tôi ra tù, Xuân Quỳnh nói với tôi ư muốn in, tôi dặn, đừng lấy tên Về Kinh Bắc mà nên cho thêm bài Bên kia sông Đuống vào rồi đề tên Bên kia sông Đuống. Xuân Quỳnh cự tôi: "Khổ, chú bị tù rồi chú đâm nhát quá!". Xuân Quỳnh cũng gây gổ với Vũ Tú Nam, giám đốc, ông này bảo: "Trên người ta đă có ư kiến, không nên in cuốn sách này". Xuân Quỳnh căi lại: "Cuốn này tốt, anh không in th́ tôi in, tôi lo tiền bạc, tôi in lấy, trách nhiệm tôi chịu". Thế là Xuân Quỳnh tự lo liệu, sắp in, th́ công an đến yêu cầu đ́nh chỉ.


    Còn tiếp ...

  3. #2373
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 12

    Ở Huế, khoảng 1987-88, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo cũng định đưa nhà xuất bản Thuận Hoá in Về Kinh Bắc và cũng lấy tên Bên kia sông Đuống, hay Thơ Hoàng Cầm. Chuẩn bị xong, sắp in, th́ một hôm, tôi đang ngồi giặt ở máy nước trước cửa nhà, anh Ngọc Bảo[61] đi qua, vẫy tôi ra nói: "Này, cậu định in tập thơ ǵ ở Huế phải không? Cậu đánh điện bảo thôi đi, nếu không tay Nhạ nó bắt cậu trở lại đấy!"

    Thế là tôi đâm hoảng. Thơ ḿnh có giá trị th́ in lúc nào chẳng được, chứ vào tù nữa th́ sợ lắm, lần này có thể nó đánh đập, làm sao chịu nổi. Tôi đánh điện cho Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo ngừng. Nguyễn Trọng Tạo nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Cái ông Hoàng Cầm này ông ấy nhát lắm, chắc có ai dọa ông ấy đây!" Hoàng Phủ Ngọc Tường chín chắn hơn: "Giá ai đánh điện th́ ḿnh cứ làm, đây chính anh Hoàng Cầm đánh điện, nếu ḿnh làm có phải là đẩy anh ấy vào chỗ chết không?"

    Đến anh Lư Hải Châu, giám đốc nhà xuất bản Văn Học, trước khi về hưu cũng định in ít bài trong Về Kinh Bắc, và không được, anh ấy cằn nhằn tôi: "Khổ quá tập về Kinh Bắc anh cứ để cho chúng tôi lo, tại sao anh lại ra công an anh khai cái này cái nọ, làm cho công an họ gây sức ép không in được". Tôi chán quá, tôi bảo: "Thôi tốt nhất là không in ǵ cả, tôi chào các anh, tôi về!"

    Đến lượt anh Sinh ở nhà xuất bản Phụ Nữ cũng muốn in những bài nổi tiếng như Lá Diêu Bông, Tam Cúc, cũng bị ông Quang Pḥng, tổng cục phó thứ nhất Cục An Ninh Chính Trị viết thư khuyên: "Anh Hoàng Cầm có thể in tất cả những bài thơ t́nh của anh ấy, riêng tất cả những bài trong tập Về Kinh Bắc th́ c̣n phải chờ chúng tôi quyết định".

    Năm 1987, một hôm, tôi mang tập thơ t́nh, có những bài tôi mới làm, tập Mưa Thuận Thành cho anh Quang Huy, trách nhiệm nhà xuất bản Văn Hoá xem, th́ anh Quang Huy, ngỏ ư muốn in ngay, anh đề nghị: "Ta nên cho thêm bẩy tám bài thơ nổi tiếng trong tập Về Kinh Bắc đă được in trên báo hai ba lần rồi, như các bài Lá Diêu Bông, Tam Cúc ..."
    Tôi có ư ngần ngại, anh bảo: "Thôi anh cứ để tôi lo liệu". Công an của ông Quang Pḥng có xuống đ̣i mượn bản thảo để xem. Anh Quang Huy rất mềm dẻo nhưng cũng rất cứng rắn trả lời như thể anh không biết tập Về Kinh Bắc: "Thưa các đồng chí tập thơ này đă vào chương tŕnh xuất bản của chúng tôi, những bài được chọn, có một số bài, h́nh như nghe nói có trong tập Về Kinh Bắc, nhưng là những bài thơ đă xuất hiện trên báo hai ba lần rồi, mà dư luận cũng không có ǵ phản đối, vậy nếu các đồng chí muốn mượn bản thảo, th́ cũng xin trả ngay để tôi in đúng thời hạn hợp đồng".

    Nhờ sự cứng rắn của anh Quang Huy, tập Mưa Thuận Thành in được, năm 1987, thấy ghi 1000 bản, quá ít, bán hết ngay. Khoảng 1990-91, Trần Tiến phổ nhạc Lá Diêu Bông, và từ đó, nó được phổ biến rộng răi, cả người hát xẩm cũng hát. Đến 1994, anh Lữ Huy Nguyên, nhà xuất bản Văn Học, được một cán bộ an ninh trên Trung Ương cho biết là chỉ thị cấm in Về Kinh Bắc đă hủy bỏ từ tháng bẩy tháng tám năm nay rồi. Thế là năm 1994, nhà xuất bản Văn Học được chính thức in tập Về Kinh Bắc, thấy họ ghi in 1000 cuốn, c̣n nội bộ bên trong họ giấu tác giả.[62]







    Về Kinh Bắc là bản hùng ca chống lại thanh trừng bức bách. Về Kinh Bắc là về quê hương, về đất mẹ Luy Lâu (Kinh Bắc), kinh đô văn hoá đầu tiên của nước Việt, để dâng sớ kể tội "triều đ́nh" đàn áp tư tưởng, càn quét nhân tài.

    Nội dung ấy được giấu trong những câu thơ kín đáo, lại đảo lộn thứ tự như sấm Trạng Tŕnh, đọc qua không thể hiểu.

    Tác giả c̣n chen vào những bài trữ t́nh quan họ: Váy Đ́nh Bảng, Lá Diêu Bông ... làm lạc hướng, khiến phần đông người đọc và phê b́nh, chỉ chú ư vào những chỗ lăng mạn, trữ t́nh, dễ hiểu. Nhưng kẻ ra lệnh bắt Hoàng Cầm đă hiểu.

    Một bản hùng ca bi tráng, vào đêm. Đêm của người thất trận, nhưng không thoái gót. Hoàng Cầm tiếp tục cơi hùng ca bi đát từ Hận Nam Quan, qua Kiều Loan và trở về Kinh Bắc, giọng vẫn sang sảng:

    Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn khóc

    Con không cười

    Con thoảng nhớ thoảng quên.

    Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng

    Về Kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt

    Về Kinh Bắc t́m chơi đàn kiến lửa


    Còn tiếp ...

  4. #2374
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 12

    Và những bức tranh cuồng loạn: bức bách tự do, giam cầm nghệ sĩ, đàn áp trí thức, xé sách, cùm thơ, giam chữ, sống lại, sống măi trong kư ức muôn đời của dân tộc:

    Trăng lên chém đầu ngọn gió

    Cành si bưng chậu máu chát chao (...)

    Chợt mê thét giữa sân

    Nét Mác chữ thiên toạc lưng trâu mộng

    Máu đổ

    Mây đùn

    Gió lộng

    Sớm mai đi

    Xé trang Luận Ngữ

    lau gươm

    lên đường (..).

    hỏi tội nghịch thần

    mắt Chúa đảo thiên

    Kéo áo che ngai

    Né mũi kiếm vô h́nh xốc tới

    Phanh hầm nhét vội một vầng dương

    Cắn nhọn móng tay

    Thơ cùm lim khắc máu (...)

    Vùng chặt xích bẻ gông

    phá cửa

    cướp ngựa h́nh tham tri

    phóng lên ải bắc

    Nâng lụa ngang mày câm tiếng khóc

    Nghiến oán thù tím ngắt nắng Phong Châu

    .....

    Đó là Hoàng Cầm.

    Hoàng Cầm viết lịch sử thời đại ông, thời chúng ta, thời thơ bị treo cổ.



    [1] Hoàng Cầm văn xuôi, nxb Văn Học 1999, trang 129.

    [2] Vũ Hoàng Chương, Nhớ Đinh Hùng, Loạn trung bút, Khai Trí 1970, trang 182.

    [3] Năm 1959 in lại đổi tên thành Từ ấy.

    [4] Đặng Thai Mai, Mấy ư nghĩ, viết ngày 10/4/1959, in trong tập Từ ấy, thơ Tố Hữu, Văn Học, 1959.

    [5] Cái ǵ thúc đẩy thơ, Hoàng Cầm văn xuôi, trang 221.

    [6] Cả hai là em ruột Hoàng Tích Chu.

    [7] Vũ Hoàng Chương, Duyên thơ nợ kịch, trong tập hồi kư Ta đă làm chi đời ta, Hội Nhà Văn in lại 1993, bị cắt nhiều chương, đoạn, so với bản 1974, ở Sàig̣n.

    [8] Cha Lưu Quang Vũ.

    [9] Anh Nguyễn Bính.

    [10] Lận đận Kiều Loan, Hoàng Cầm văn xuôi, trang 54.

    [11] Nguyễn Tuân có đóng phim này.

    [12] Ngày 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến, ban kịch Đông Phương rời Hà Nội.

    [13] Tức Đinh Hùng.

    [14] Thuộc Thái B́nh.

    [15] Chắc là Kiều Loan, con Hoàng Cầm và Tuyết Khanh, lúc đó chưa đầy tuổi.

    [16] Vũ Hoàng Chương, Duyên thơ nợ kịch, bản in năm 1974 ở Sàig̣n.

    [17] Vũ Hoàng Chương, bđd.

    [18] Xuất bản tại Sài G̣n, 1961.

    [19] Hoàng Cầm, Nguyễn Đ́nh Thi trong tôi- Nguyễn Đ́nh Thi ngoài tôi, Talawas.

    [20] Đây là lần II, do Trường Chinh tổ chức ở Việt Bắc mà sau đó Nguyễn Hữu Đang bỏ về Thanh Hoá.

    [21] Hoàng Cầm, bđd.

    [22] Đêm liên hoan, thơ Hoàng Cầm.

    [23] Đường ta ta cứ đi, Hoàng Cầm văn xuôi, trang 151-161.

    [24] Tiếng Pháp đặt thay Việt ngữ: tên gọi là đập Thác Huống (Chú thích Hoàng Cầm).

    [25] Đường ta ta cứ đi, Hoàng Cầm văn xuôi, trang 151-161.

    Trong năm 1947, Phạm Duy đă sáng tác hơn 20 ca khúc: Nhạc Tuổi Xanh (Phú Thọ), Về đồng hoang (Phú Thọ), Đường về quê (Bắc giang) Thanh niên ca, Thanh niên quyết chiến (Yên bái), Khởi hành (Tuyên Quang), Thiếu sinh quân, Dân quân du kích, Ngọn trào quay súng (Bắc Giang), Việt Bắc, Đường Lạng Sơn (Lạng Sơn), Nhớ người thương binh (Vĩnh Yên), Dặn ḍ (Bắc Giang), Ru con (Thái Nguyên), Mùa đông chiến sĩ (Thái Nguyên), Nhớ người ra đi (Thái Nguyên), Bên ni bên tê (Tuyên Quang), Tiếng hát trên sông Lô (Tuyên Quang), Nương chiều (Lạng Sơn), Bên cầu biên giới (Lào Kai). Sau khi chia tay Hoàng Cầm, xuống B́nh Trị Thiên, Phạm Duy sáng tác ba tác phẩm hay nhất thời kháng chiến của ông: Quê nghèo (Quảng B́nh 1948), Bà mẹ Gio Linh (Gio Linh, 1948), Về miền trung (Đại Lược, 1948).

    [26] Phạm Duy sinh ngày 5/10/1921- Hoàng Cầm 22/2/1922.

    [27] Phạm Duy, Hồi kư Thời Cách mạng Kháng chiến, trang 126-128, Phạm Duy Cường, California, 1989.

    [28] Hoàng Cầm sáng tác tháng 10/1947.

    [29] Hoàng Cầm sáng tác tháng 4/1948.

    [30] Phạm Duy, Hồi kư Cách Mạng kháng chiến, trang131-137-148.

    [31] Hoàng Cầm trả lời phỏng vấn RFI.

    [32] Hồ Dzếnh, Quyển truyện không tên, Thanh Văn, California, 1993, trang 42.

    [33] Hồ Dzếnh, sđd, trang 47.

    [34] A.N, Những cuộc họp Văn hoá, văn nghệ ở Việt Bắc, đầu tháng Tám, Văn Nghệ số 25, tháng 8/1950 (in lại trong Sưu tập Văn Nghệ 1948-1954, Hữu Nhuận, Tập 3, Hội Nhà Văn, trang 603). Về ngày tháng họp hội nghị này, có chỗ ghi tháng 3 (trang 637, 655), có chỗ ghi tháng 5 (trang 619). Chắc đánh máy sai.

    [35] Sưu tập Văn Nghệ 1948-1954 của Hữu Nhuận, tập III, trang 621.

    [36] Chắc là 22/8, ghi nhầm thành 22/3.

    [37] Sđd, trang 654.

    [38] tức Hoàng Cầm

    [39] Anh ruột Vũ Tú Nam.

    [40] Vũ Cao, Ư thức phá hoại và tư tưởng đồi trụy của Hoàng Cầm, VNQĐ, số 4, tháng 4/1948.

    [41] Hận Nam Quan.

    [42] Tô Hoài, Cát bụi chân ai, trang 133.

    [43] Cả hai bài đều được trích đăng trong cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Toà Án Dư Luận.

    [44] Tức Quê nghèo.

    [45] Phạm Duy, Hồi kư Cách Mạng Kháng Chiến, chương 32, trang 275-295. Dinh tê là vào thành.

    [46] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.

    [47] Trương Chi, Văn số 24 ra ngày 18/10/57, Hoàng Văn Chí in lại trên Trăm hoa đua nở trên đất Bắc.

    [48] Kiều Loan.

    [49] Nguyên chủ nxb Minh Đức, bị tù 10 năm v́ vụ NVGP, chú thích BTPhương.

    [50] Bùi Thanh Phương, Vết thương t́nh đời, tài liệu Internet.

    [51] Hoàng Cầm trả lời RFI.

    [52] Sau tập hợp thành tập Tỉnh Mẹ.

    [53] Kiều Loan con gái Hoàng Cầm ở California, Mỹ.

    [54] Tức là ngày 17/2/1983.

    [55] Tóm tắt theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.

    [56] Sau buổi tŕnh diễn, ông Đức đưa cho Hoàng Cầm 5 đồng thù lao.

    [57] Lê Duẩn (1907-1986) mất 10/7/1986. Trường Chinh (1907-1988) lên thay ngày 14/7/1986. Tháng 12/1986, Đại Hội VI, Trường Chinh từ chức, Nguyễn Văn Linh (1915-1998) được bầu làm tổng bí thư. Trường Chinh mất ngày 30/9/1988.

    [58] Tháng 6/ 1991.

    [59] Nghị quyết số 5 có những điều khoản mở rộng tự do cho văn nghệ sĩ.

    [60] Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và con bị chết trong một tai nạn xe hơi, điều kiện bí ẩn, ngày 29/8/1988.

    [61] Tài tử Ngọc Bảo, một trong những danh ca đầu tiên của tân nhạc Việt Nam.

    [62] Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.

  5. #2375
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Văn Cao (1923-1995)


    Văn Cao ở trong thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành mến phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền cộng sản nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.

    T́m hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là t́m hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đă theo Việt Minh để tranh đấu cho một lư tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đ́nh Thi, Lưu Hữu Phước,... đă có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân ĺa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.

    T́m hiểu Văn Cao tức là t́m hiểu tại sao có sự chia cắt tinh thần và thể xác Việt Nam, t́m hiểu sự tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng phái chính trị trên đường giành độc lập, để thoát khỏi cái nh́n một chiều về lịch sử: lịch sử ta-địch trong quá tŕnh đấu tranh giai cấp.

    T́m hiểu Văn Cao là để t́m đến nguồn cội của vấn đề: Văn hoá Việt Nam là một toàn khối, không thể chia đôi. Tâm hồn Việt Nam là một toàn khối, không thể phân liệt. Toàn khối ấy đă thể hiện trong cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1950: Hầu hết các văn nghệ sĩ ở mọi khuynh hướng đều cùng nhau chung ḷng cứu quốc.

    Văn Cao, Phạm Duy hai khuôn mặt điển h́nh nhất của nền Tân nhạc Việt Nam: cùng theo kháng chiến từ phút đầu. Cùng có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1951, Phạm Duy vào thành, Văn Cao ở lại, mỗi người một giới tuyến. Nhưng tác phẩm của họ, măi măi sẽ là của toàn thể dân tộc Việt Nam.



    ● Tiểu sử

    Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, sinh ngày 15/11/1923 tại làng Lạch Trai (gần Hải Pḥng) mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Nguyên quán làng An Lễ, xă Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tiểu học trường Bonnal, trung học trường ḍng Saint-Joseph, ở đây được học thêm âm nhạc. Cha là Nguyễn Văn Tề, cai máy nước. V́ cha bị mất việc, Văn Cao phải bỏ học, làm điện thoại viên ở bưu điện Hải Pḥng, được một tháng, bỏ.

    Cuối 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tiên Buồn tàn thu, ảnh hưởng Lê Thương, bản nhạc được Phạm Duy đem đi hát khắp nơi. 1940, Văn Cao đi Hà Nội, Huế, Sài G̣n, tiếp xúc với phong cảnh nên thơ và âm nhạc trữ t́nh của Huế và thơ Hàn Mặc Tử tại Sài G̣n. Từ điển văn học ghi: "1940, vào Nam kiếm sống, làm họa sĩ trang trí nội thất cho cho một hăng tư nhân ở Sài G̣n, gần một năm. Bị chủ quỵt tiền công nên bỏ việc ra Bắc"[1]. Chi tiết này không thấy ghi ở các tài liệu khác. Tựu trung, thời kỳ 1940-43, Văn Cao sáng tác sung măn nhất. Những ca khúc lịch sử đi đôi với ca khúc lăng mạng trữ t́nh: Bạch Đằng Giang, G̣ Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi ... và cũng là thời kỳ gắn bó cộng tác văn nghệ và hoạt động cách mạng giữa hai nhân tài: Văn Cao-Phạm Duy.


    Còn tiếp ...

  6. #2376
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính (auditeur libre) trường Mỹ Thuật Đông Dương, và lần đầu tiên, thơ văn của ông được Vũ Bằng đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy.

    1943, triển lăm tranh lần đầu ở Salon Unique - Pḥng Triển lăm Độc đáo. Bức tranh Les Suicidés - Những kẻ tự sát của Văn Cao gây tiếng vang trong giới hội hoạ, theo Tạ Tỵ, đă có ư thức cách mạng.

    1944, Văn Cao được Vũ Quư, quyền bí thư Thành Ủy Hà Nội, giác ngộ vào Việt Minh, giao công tác viết bài hát cho khoá Quân chính kháng Nhật, sáng tác Tiến quân ca.

    1945, Văn Cao vào Đội Trừ Gian. Tháng 7/45, bắn chết Đỗ Đức Phin[2] ở Hải Pḥng. Bắn hụt Cung Đ́nh Vận và Vơ Văn Cẩm tại Hà Nội. Làm báo Lao Động (bí mật) của Việt Minh[3], Văn Cao tự tay chép lời và nhạc Tiến quân ca vào đá (litho), in trên Lao Động số 1, tháng 11/1944.

    1945, sáng tác bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc[4], và các ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam, Chiến sĩ Hải quân, Chiến sĩ Không quân, Bắc Sơn. Bài Không quân Việt Nam[5] sau này trở thành bài đoàn ca của Không quân Việt Nam Cộng Hoà.

    Ngày 17/8/1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến quân ca được Phạm Duy "cướp micro" hát lần đầu tiên và duy nhất tại nhà Hát Lớn, Hà Nội[6].

    Ngày 19/8/1945, Việt Minh "cướp chính quyền", dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát bài Tiến quân ca tại quảng trường Nhà hát lớn.

    Ngay sau cách mạng tháng tám, Vũ Quư bị chết trong một hoàn cảnh bí mật[7].

    Đầu năm 1946, Quốc hội khoá I công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam. 1946, Văn Cao sáng tác bài thơ Ngoại ô mùa đông 46[8].

    Theo Tạ Tỵ và Vũ Bằng, Văn Cao có vợ trước cách mạng tháng Tám. Nhưng có lẽ chỉ mới đính hôn, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/46, Văn Cao và gia đ́nh Thúy Băng rời Hà Nội ra chợ Đại, gần Hà Đông, thuộc Liên Khu Ba, mới chính thức làm lễ cưới ở thôn Ba Thá. Ở Liên Khu Ba không được bao lâu, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Phú Thọ, rồi Lào Cai, mở Quán Biên Thùy trá h́nh làm t́nh báo trong Liên Khu 10, từ xuân 1947 đến thu 1947. Phạm Duy có lên hát ở đây.

    Thu 1947, Văn Cao được lệnh về Vĩnh Yên làm báo Độc Lập. Rồi lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Trên đường ngược sông Lô lên Phú Thọ, Văn Cao mục kích chiến địa hoang tàn: Tháng 10/47, quân Pháp gồm mười lăm tiểu đoàn chia làm nhiều đạo tấn công Việt Bắc, mục đích tiêu diệt Bộ chỉ huy kháng chiến, nhưng không thành. Cụ Nguyễn Văn Tố -Bộ trưởng không bộ- bị chết.

    Ngày 7/10, Pháp chiếm Sơn Tây.

    12/10, Việt Minh kêu gọi triệt để áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến.

    13/10 Pháp chiếm Bắc Cạn, Cao Bằng.

    20/10 Pháp chiếm Yên Bái. 21/10 Pháp chiếm Chapa.

    30/10/47 Pháp chiếm Lao Cai. Bản thảo Kiều Loan của Hoàng Cầm phải ném xuống hồ Ba Bể cùng các bản thảo khác.

    Theo Phạm Duy, sau chiến thắng sông Lô, Cục Chính trị điều động các nhạc sĩ viết về Sông Lô để kích động tinh thần chiến sĩ: Lương Ngọc Trác sáng tác Lô Giang, Văn Cao, trường ca Sông Lô[9], Đỗ Nhuận: Du kích sông Thao, Nguyễn Đ́nh Phúc: Bến b́nh ca, Phạm Duy: Tiếng hát trên sông Lô[10].

    Trường ca Sông Lô được Phạm Duy đánh giá là "tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương"[11].

    Tháng 3/1948, Văn Cao được kết nạp vào Đảng. Sáng tác Ngày mùa. Cuối 1948, Văn Cao được lệnh về Liên Khu Ba. Gặp lại Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị... Sáng tác Tiến về Hà Nội. Tổ chức triển lăm chung. Bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê b́nh. Giữa 1949, Văn Cao lại được lệnh trở lên Việt Bắc[12]. Chuyến đi rất gian nan nguy hiểm.

    Tháng 1/1950, đảng Cộng sản tuyên bố chính thức theo đường lối Trung Quốc, thực hiện đấu tranh giai cấp trên toàn lănh thổ.

    Tháng 8/1950, Đại hội văn nghệ Việt Bắc quyết định loại trừ Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch thơ ... bị coi là tàn tích của phong kiến và tư sản, chỉ giữ lại thoại kịch. Phạm Duy bị kiểm điểm. Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ. Văn nghệ sĩ, người vào Liên Khu Tư "vùng tự do" với tướng Nguyễn Sơn, người bỏ về thành như Vũ Bằng, Kim Tiêu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phan Tại, v.v...

    Tại Việt Bắc, Văn Cao tham gia chiến dịch biên giới. Phụ trách giảng dạy ở trường Âm Nhạc Việt Bắc. Sáng tác: Tiểu đoàn Lũng Vài, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua ...

    1952, Văn Cao được cử đi Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, theo Hoàng Văn Chí, "Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên Xô là Chostakovitch"[13]. Các tài liệu khác, không nói đến cuộc gặp gỡ này, v́ Chostakovitch cũng có "vấn đề", số phận trầm luân, tương tự Văn Cao chăng? Hoàng Văn Chí viết tiếp: "Tuy nhiên sau khi đi Mạc Tư Khoa về, Văn Cao bắt đầu tỏ ư thất vọng: Liên Xô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước th́ cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển h́nh ở Việt Bắc"[14].

    Nguyễn Thụy Kha, viết về chuyến đi Liên Xô như sau:

    "Được chọn đi thăm Liên Xô trong phái đoàn của ông Trần Huy Liệu, Văn Cao lần đầu tiên xuất ngoại, lần đầu tiên mở mắt nh́n ra thế giới của chủ nghiă xă hội - một lư tưởng mà chàng tôn thờ, đeo đuổi suốt tuổi trẻ (...) Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, cái chết đầy bí hiểm của Vũ Quư -người giác ngộ chàng, dẫn dắt chàng vào con đường cách mạng- đă làm chàng choáng váng (...) Sang Liên Xô, tận mắt nh́n thấy, tiếp xúc với "thành tŕ của chủ nghiă xă hội", "Thiên đường của loài người", Văn Cao mới vỡ lẽ ra nhiều"[15].

    Có thể nói, chuyến đi Liên Xô 1952, đối với Văn Cao tương tự như chuyến đi Liên Xô 1936 đối với André Gide: họ đă nh́n thấy mặt thật của "thiên đường".

    1954, ḥa b́nh lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc đài Phát thanh Hà Nội.

    1956, tham gia NVGP với bài thơ Anh có nghe không, đăng trên Giai Phẩm Mùa Xuân. Sáng tác trường ca Những người trên cửa biển, một đoạn in trên Nhân Văn số 4.

    1958, bị kỷ luật, không nặng như các thành viên chính, phải đi thực tế Điện Biên cùng Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Đến Hai Lót, Văn Cao đau dạ dày, được đưa về bệnh viện Lai Châu.

    Sau Nhân Văn, người ta định chọn Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay thế, nhưng rồi Tiến quân ca vẫn được giữ lại. Các tác phẩm khác của Văn Cao bị cấm. Ch́m vào quên lăng trong ba mươi năm, Văn Cao sống cô đơn và gian khổ như các thành viên NVGP khác. Ông vẽ b́a sách, minh họa cho các báo, trang trí sân khấu, làm nhạc đệm cho một số phim ... Sau ngày thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác Mùa xuân đầu tiên (1976), không được hát, có lẽ v́ những câu "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người".

    1980, Hiến Pháp mới không ghi Tiến quân ca là quốc ca. Trong các buổi chào cờ, người ta cử nhạc. Không lời.

    1981, một cuộc "vận động sáng tác quốc ca" được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế.

    1983, lễ mừng Văn Cao 60 tuổi được tổ chức. Các bản nhạc Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ ... được tŕnh diễn trở lại.

    1988, Văn Cao được chính thức "phục hồi" cùng các thành viên NVGP. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ Lá được phép xuất bản.

    18/8/1991, trên báo Tiền Phong chủ nhật số 26, xuất hiện bài viết: Tiến quân ca có hai tác giả? của Tô Đông Hải. Lập luận: Văn Cao chỉ viết phần nhạc, lời của Đỗ Hữu Ích. Văn Cao trả lời, trong bài phỏng vấn của Nguyễn Thụy Kha ngày 7/10/91[16].

    1993, Quốc hội xác định: Tiến quân ca là quốc ca Việt Nam.

    Văn Cao mất ngày 10/7/1995, tại Hà Nội.


    Còn tiếp ...

  7. #2377
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    ● Tác phẩm

    Ca Khúc: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Suối mơ (1942), Thu cô liêu (1942), Bến xuân (1942-1945, sửa lời và đổi thành Đàn Chim Việt), Cung đàn xưa (1942), Trương Chi (1942), Vui lên đường, Gió núi, Anh em khá cầm tay, Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang (1941), G̣ Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc ca (1943), Tiến quân ca (1944), Chiến sĩ Hải quân (1945), Chiến sĩ Không quân (1945) Bắc Sơn (1945), Chiến sĩ Việt Nam (1945), Làng tôi (1947), Sông Lô (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949), Mùa xuân đầu tiên (1976)... (Năm sáng tác ghi ở đây không chính xác v́ các tài liệu viết khác nhau).

    Đă in: Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao (Trẻ, 1988), Lá (Tác Phẩm Mới, 1989), 28 bài; Tuyển tập Văn Cao (Văn Học, 1994) gồm các bài đă in trong Lá, thêm 20 bài nữa.



    ● Văn Cao có để lại hồi kư không?

    Viết về Văn Cao, câu hỏi đầu tiên là: Văn Cao có để lại hồi kư không?

    Có hai cuốn sách đáng chú ư: Văn Cao, người đi dọc biển của Nguyễn Thụy Kha[17] tŕnh bày như lời "kư thác" của Văn Cao. Và cuốn Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách của Bích Thuận[18] tŕnh bày như lời "kư thác" của bà Văn Cao Nghiêm Thúy Băng.

    1- Nguyễn Thụy Kha là một trong những cây bút trẻ gần gụi Văn Cao lúc cuối đời. Tác phẩm viết giọng tự thuật, như lời nhạc sĩ kể lại, nói lên được phần nào tâm sự Văn Cao. Tuy nhiên, có những nhược điểm: Không rơ đâu là lời Văn Cao, đâu là lời Thụy Kha. Không rơ chỗ nào thực, chỗ nào Thụy Kha thêm vào. Thí dụ, đoạn viết về Tiến quân ca, nếu đem so sánh với bản hồi kư đích thực của Văn Cao tựa đề Bài Tiến quân ca in trên Sông Hương[19] năm 1987, th́ đă bị cắt xén rất nhiều. Những chỗ có tên Ph. D (Phạm Duy) đă biến mất.

    Có đoạn sửa đi và thêm vào mấy chữ mơ hồ cho người ta hiểu đó là Nguyễn Đ́nh Thi. Thụy Kha viết: "Căn gác số 171 phố Mông-grăng, Hà Nội chợt lặng phắc như vừa qua băo tố. Vũ Quư và Nguyễn Đ́nh Thi đă đi , chỉ c̣n lại Văn Cao với bản nháp bài "Tiến quân ca". Mới ít phút trước, căn gác c̣n vang lên giọng hát trầm ấm của Văn Cao trong nhịp hành khúc rắn rỏi này. Vẫn c̣n nguyên gương mặt xạm đen của Vũ Quư. Đôi mắt và nụ cười lấp lánh. Nụ cười thật hài ḷng. Vẫn c̣n nguyên gương mặt đẹp trai của Nguyễn Đ́nh Thi và nụ cười hồn nhiên khi nhẩm xướng âm bài hát. Thi c̣n nói với Văn Cao: "Văn ạ, chúng ḿnh thử mỗi người làm một bài về mật trận Việt Minh xem sao"[20].

    Trong đoạn này, Nguyễn Thụy Kha cho biết: Nguyễn Đ́nh Thi và Vũ Quư chứng kiến sự ra đời của Tiến Quân Ca. Văn Cao hát. Nguyễn Đ́nh Thi nhẩm xướng âm bài hát, tại số 171 phố Mông-grăng, Hà Nội.

    Nhưng Văn Cao không viết vậy -Xin đọc toàn bài của Văn Cao trong phụ bản ở dưới- Văn Cao cho biết khi ông sáng tác Tiến Quân Ca th́ Phạm Duy ở cùng và: "Anh [Phạm Duy] rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến quân ca"

    Văn Cao viết Phạm Duy là người chứng kiến sự ra đời của Tiến Quân Ca. Và ở một đoạn sau, ông mới nhắc đến Vũ Quư và Nguyễn Đ́nh Thi:

    "Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không c̣n nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng.

    Và bài hát đă xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài ḷng của đồng chí Vũ Quư. Da mặt anh đen xạm, đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đ́nh Thi khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát đó. Thi nói với tôi:

    - Văn ạ, chúng ḿnh thử mỗi người làm một bài về Mặt trận Việt Minh xem sao?"

    Đoạn văn này có nghiă: Văn Cao đang ở Việt Bắc, lùm cây của Hà Nội không c̣n nữa, và ông nhớ lại nụ cười thật hài ḷng của đồng chí Vũ Quư và nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đ́nh Thi khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát đó. So với đoạn trên, ông viết về việc Phạm Duy chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, th́ phải hiểu rằng: khi lên Việt Bắc, Văn Cao mới đưa nhạc phẩm cho hai đồng chí Vũ Quư và Nguyễn Đ́nh Thi xem, ông gọi họ là đồng chí, trong khi gọi Phạm Duy là anh, có khác.
    Cũng không thấy Văn Cao nói đến khuôn mặt đẹp trai của Nguyễn Đ́nh Thi, đấy là Nguyễn Thụy Kha thêm vào. Tóm lại, chỉ cần thay đổi vị trí, thêm, bớt một vài câu chữ, là ư nghĩa văn bản có thể hoàn toàn thay đổi.


    Còn tiếp ...

  8. #2378
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Bài hồi kư tựa đề Bài tiến quân ca của Văn Cao đăng trên Sông Hương năm 1987, không đề ngày viết, được cắt ngắn, thành bài Tại sao tôi viết Tiến quân ca[21], và đề ngày 7/7/76 để có vẻ như viết trước bản Sông Hương. Nhưng cũng không loại trừ khả năng bản Sông Hương được viết từ trước 1976, đến khi được đăng lần đầu, đề ngày 7/7/76, th́ bị cắt xén và sửa chữa. Đến năm 1987, thời kỳ đổi mới, Văn Cao gửi cho báo Sông Hương bản đầy đủ.

    Bởi v́ khi so sánh hai văn bản, th́ bản 7/7/76, ngoài việc cắt bỏ, sửa các lỗi có trong bản Sông Hương, câu văn cũng được "biên tập" lại: ngắn gọn hơn, thêm chấm phẩy, làm mất thi tính trong nguyên tác. Người biên tập lại không có tŕnh độ văn hoá của Văn Cao, ví dụ, câu "những băng cờ đỏ sao vàng đă thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim" của ông được sửa thành "Những băng cờ đỏ sao vàng đă thay cho những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nh́n Trần Trọng Kim".
    Văn Cao không viết như vậy. Một người tự trọng không viết như vậy. Huống hồ tác giả Tiến Quân Ca không thể không biết rơ lịch sử, biết rơ công việc của chính phủ Trần Trọng Kim.

    2- Cuốn sách của Bích Thuận có ư lăng mạn hoá và tô điểm cho Văn Cao trở thành nhà cách mạng trung thành với Bác và Đảng. Một điểm đáng lưu ư, ở chỗ bà trích một đoạn hồi kư của Văn Cao, viết về bài Tiến Về Hà Nội, có câu: "Văn Cao viết trong hồi kư: "Tôi c̣n nhớ trong một buổi họp ở chi bộ Liên Khu Ba, tôi đă hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến, Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội. Tối hôm ấy, tôi đă cùng ăn cơm với anh Lê Quang Đạo. Anh Đạo đă nắm chặt tay tôi và nói..." Trích đoạn này dài hơn một trang[22]. Chỉ nhờ câu "Văn Cao viết trong hồi kư" mà chúng ta biết Bích Thuận đă được đọc hồi kư của Văn Cao, ít nhất là một mảng, ngoài Bài Tiến Quân Ca, đă in trên Sông Hương.

    Cuốn sách của Nguyễn Thụy Kha, đoạn mô tả Văn Cao lùng "Việt gian" V.V.C, có những chi tiết mà ngoài Văn Cao không ai biết được. Rồi những câu như: "Sông Hương, quả là một lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh - Tiếng nước rơi bán âm - Chợt xé ra một nỗi nhớ sông Hương trong cảm xúc, v.v...", xem ra rất Văn Cao, lác đác trải dài trong tác phẩm.

    Vậy nguồn của những câu, những chữ ấy là đâu? Nếu lấy từ những trang hồi kư đích thực của Văn Cao, th́ hiện giờ toàn bộ cuốn hồi kư ở đâu?

    Nguyễn Thụy Kha và Bích Thuận đă "làm việc" như thế nào với những trang hồi kư mà có thể họ đă được đọc bản chính ấy? Để ghi lại chân dung một người, không ǵ bằng in thẳng những điều người ấy viết, trước hết, v́ tôn trọng sự thật của tác giả và nhất là khi người ấy có bút pháp độc đáo như Văn Cao, v́ tôn trọng văn chương của tác giả.

    3- Đây là sự kiện thường xẩy ra ở Việt Nam. Phát xuất từ những lư do:

    - Sự trừng trị của chính quyền đối với những chữ, những câu, những tác phẩm không đi đúng đường lối của Đảng - kiểm duyệt, tịch thu, cách chức Tổng biên tập, v.v...

    - Sự sợ hăi và sự tự kiểm của nhà xuất bản.

    - Sự an phận, đồng t́nh của giới văn học -kể cả những người ở ngoài về in trong nước- nói theo một trí thức nổi tiếng "cái nước ḿnh nó thế!" Biết nó thế th́ phải hành động làm sao cho nó thay đổi đi. Nhưng không. Chấp nhận. Lư lẽ: thà bị cắt, nhưng được in c̣n hơn không!

    - Sự sợ hăi của tác giả, hoặc thân nhân - nếu tác giả đă qua đời. Đặc biệt, đối với những gia đ́nh NVGP, sau gần nửa thế kỷ bị trù dập, không mấy ai c̣n muốn đối đầu. Họ muốn xoá "dấu chàm" trên trán để có thể sống b́nh thường. Muốn được chính quyền "nh́n nhận". Các giải thưởng, huân chương, chính là sự "nh́n nhận" ấy. Những người Nhân Văn "được" giải thưởng lúc cuối đời, bị đứng trước lựa chọn: gia đ́nh hay khí phách. Họ đă chọn gia đ́nh. Nhận giải thưởng không v́ tùng phục mà v́ thương gia đ́nh, muốn con cháu thoát nạn Lư lịch ba đời mấy đứa con thơ, như lời Lê Đạt.

    - Những điều đă bị bỏ, bị sửa, dưới mắt người kiểm duyệt và người bị kiểm duyệt, có thể chỉ là những "chi tiết không quan trọng". Nhưng nhiều "chi tiết không quan trọng", bị đục bỏ, thêm thắt, xuyên tạc có thể thay đổi hẳn cục diện tác phẩm. Bằng chứng trước mắt là văn bản Bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Đó là một h́nh thức ngụy tạo tác phẩm, ngụy tạo sự thật. Nhiều tác phẩm ngụy tạo sẽ dựng nên một lịch sử ngụy tạo.

    - Một câu hỏi đặt ra: Tại sao báo Sông Hương, tháng 7-8/1987 do Tô Nhuận Vỹ tổng biên tập và Nguyễn Khắc Phê phó tổng biên tập đă "dám" in đầy đủ bài của Văn Cao không cắt xén, mà sau này không ai "dám" in lại văn bản này?

  9. #2379
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    T́nh trạng chung của sách báo miền Bắc trước 1975 và cả nước sau 75, về văn học hay lịch sử cận đại, là đương nhiên phải gạt bỏ những người bị chính quyền coi là "phản động", là "ngụy", nghiă là một nửa nước ra ngoài.

    Người nghiên cứu nếu muốn tác phẩm của ḿnh tồn tại sau thời kỳ cộng sản, th́ không thể chỉ viết về một nửa nước. Không ai cần biết Nguyễn Du, Xuân Hương ... có "trung thành" hay "phản động" đối với Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh. Nhưng một cuốn sách viết về văn học thời kỳ Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh mà gạt Nguyễn Du, Xuân Hương ... ra ngoài, sẽ là vô dụng.



    ● Văn Cao Phạm Duy trước kháng chiến

    Người viết hay nhất và đầy đủ nhất về Văn Cao là Phạm Duy. Phạm Duy có thói quen ghi chép khá cặn kẽ các sự kiện và những sáng tác hay của các bạn. Riêng với Văn Cao, Phạm Duy chép từ những bản nhạc hướng đạo rất ít người biết, đến những lời hai, tuyệt vời của bản nhạc mà ca sĩ lười không hát, như trường hợp Trương Chi.

    Tạ Tỵ viết: "Phải thừa nhận rằng, nếu không có giọng hát của Phạm Duy, nhạc Văn Cao cũng khó mà phổ biến; trái lại nếu không có Văn Cao, chưa chắc Phạm Duy đă sáng tác! Cả hai hỗ trợ nhau, cùng d́u nhau đi vào bất tử!"[23]

    Văn Cao gặp Phạm Duy lần đầu năm nào?

    Theo Phạm Duy là khi ông theo gánh hát Đức Huy-Charlot Miều xuống Hải Pḥng, nhưng có chỗ ông ghi 1943, chỗ 1944. Phải đọc kỹ những chi tiết Phạm Duy viết, th́ mới biết lúc đó Văn Cao c̣n "đang thất nghiệp" và đă sáng tác những bản Buồn tàn thu, Thu cô liêu, Cung đàn xưa ... Vậy họ gặp nhau sớm hơn 43-44; chắc chắn trước khi Văn Cao sáng tác Suối mơ và Bến xuân, năm 42, bởi v́ Phạm Duy có đóng góp trong hai tác phẩm này, cho nên Tạ Tỵ viết: "Khi hai nhạc phẩm được in ra, tên Phạm Duy xuất hiện lần thứ nhất trước công chúng, bên cạnh tên Văn Cao" [24].

    Sở dĩ có sự lộn xộn về ngày tháng, v́ Phạm Duy vác đàn đi khắp đất nước, riêng Con đường cái quan (xuyên Việt) ông đi về ít nhất 5 lần trong kháng chiến, và Văn Cao cũng viết: "Tôi thường nh́n Ph. D. mỗi lần anh đóng gói đi xa và lắng nghe tiếng c̣i tàu ngoài ga Hàng Cỏ để chờ một chuyến tàu đêm"[25].

    Nguyễn Thụy Kha cũng ghi lại lời tâm sự của Văn Cao khi ở Huế năm 1940: "Đầu năm nay nó xuống Hải Pḥng. Và "Buồn tàn thu" đă được nó lôi đi hát vang lên trên các nẻo đường xứ Bắc. Và thế là người yêu nhạc chốn Hà Thành đă biết có một Văn Cao tiếp sau Đặng Thế Phong"[26].

    Đầu năm nay, tức là đầu năm 1940, nó tức là Phạm Duy. Vậy Văn Cao gặp Phạm Duy lần đầu, khoảng đầu năm 1940, là hợp lư hơn cả. Từ đó phát xuất một t́nh bạn lâu dài trong sáng tác, trong hoạt động cách mạng.

    Về gia cảnh Văn Cao, Phạm Duy viết:

    "Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, ra đời sau tôi vài năm tại bến Bính, bên ḍng sông Cấm. Cha (hay anh ruột, tên là Tú) làm cai của nhà máy bơm nước ở bờ sông đó nên suốt thời niên thiếu, anh sống trong nhà máy nước này. Học tiểu học tại trường Bonnal, trung học ở trường Saint Joseph, Văn Cao đă có khiếu văn nghệ ngay từ khi c̣n đi học. Ăn ở trong một căn nhà nhỏ có cái máy bơm rất lớn nằm ch́nh ́nh giữa nhà suốt ngày đêm hút nước từ dưới sông lên không lúc nào ngừng nghỉ, Văn Cao c̣n vất vả hơn nữa là phải lấy một tấm phản kê lên máy bơm để làm bàn học. Sau này nhớ tới "giọng máy bơm nước", Văn Cao sẽ có câu thơ:

    Anh muốn giơ tay lên mặt trời

    Để vui da ḿnh hồng hồng sắc máu

    Mấy năm một điệu sáo

    Như giọng máy nước thâu đêm chảy ...

    Anh có nghe không, trong Lá,

    tuyển tập thơ Văn Cao.


    Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi th́ có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà "xổ chữ nho". Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói th́ bàn tay gầy g̣ luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi c̣n trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh c̣n nghiện rượu rất nặng"[27].

    Nhận xét về thơ Văn Cao, Phạm Duy viết:

    "Vào năm 1941 mà anh đă có những câu thơ nghe như thơ Huy Cận:

    Sông chầm chậm chảy trong mưa

    Nghe chừng cô gái đă thưa nhát chèo

    Mưa trong trăng tiếng nhỏ đều

    Bến mờ mịt: mấy mái lều bơ vơ

    - Đêm mưa


    Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đă biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi. Khi tới Hải Pḥng, sau khi gặp Hoàng Quư tôi t́m đến Văn Cao. Cũng như tất cả thanh niên "mỏ trắng" (blanc bec) thời đó, Văn Cao đang thất nghiệp sau một tháng làm việc tại Nhà Bưu Điện. (...) Gặp tôi đang lập cuộc đời mới trong một gánh hát th́ kết thân ngay. Lúc đó, tôi đă tập toẹ đánh đàn với các nhạc sĩ trong ban nhạc Tây của gánh Đức Huy (...) Và tôi đă hát cho Văn Cao nghe. Nghe xong, Văn Cao vội vàng đưa cho tôi dăm ba bài anh ta mới làm xong. Lúc đó bên cạnh hai đứa chúng tôi c̣n có Đỗ Hữu Ích, con ông chủ bán đồ sắt phố Hàng Đồng, soạn lời ca rất hay. Đa số những bản đầu tay của Văn Cao đều đă được Đỗ Hữu Ích giúp đỡ phần lời ca"[28].


    Còn tiếp ...

  10. #2380
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Điểm đáng chú ư là Phạm Duy không hề nhắc đến việc ông giúp bạn làm lời các bài Suối mơ, Bến xuân -v́ lần in đầu có tên Phạm Duy. Ngược lại, ông nhắc nhiều đến công của Đỗ Hữu Ích. Có thể v́ Phạm Duy đă có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ Ngàn lời ca, với 45 ca khúc trong 6 năm kháng chiến, trong khi Đỗ Hữu Ích không mấy ai biết đến. Phạm Duy cũng giải thích việc bạn bè phụ giúp Văn Cao:

    "Có đôi khi Văn Cao không hoàn tất vài ba sáng tác của ḿnh, có thể v́ anh là người vung văi tài hoa nhưng thiếu tự tin. Bạn bè ở bên anh có cơ hội giúp anh hoàn thành những ǵ anh bỏ dở. Cũng nên biết rằng những bài hát đầu tiên của Văn Cao, về phần lời ca, c̣n có thêm sự phụ giúp rất hữu hiệu của một anh bạn khác là Đỗ Hữu Ích"[29].

    "Bạn bè" ở đây, ngoài Phạm Duy, c̣n có cả Hoàng Quư, Kim Tiêu[30]. Việc tranh chấp sau này về lời bản Tiến quân ca, dường như cũng trong bối cảnh ấy: có thể Đỗ Hữu Ích đă phụ giúp ư kiến. Bởi nếu Đỗ Hữu Ích làm lời cả bài Tiến Quân Ca, th́ tại sao ông lại không "kiện" Văn Cao, ít nhất từ sau 1954, mà lại để đến 1991 mới lên tiếng?

    Về tính nhút nhát của Văn Cao, Phạm Duy viết: "Lúc đó, Văn Cao đă nổi danh v́ những bản nhạc thanh niên và hướng đạo nhưng nếu có ai hỏi anh có phải là nhạc sĩ Văn Cao hay không th́ không hiểu v́ sao cu cậu cứ trả lời là không!"[31] Văn Cao cũng xác nhận sự nhút nhát này: "Mày ơi! V́ sao mày đưa nàng đến để cùng tập những bài hát đầu tay của tao (...) Tao chỉ là một Văn Cao hết sức nhút nhát trước phái yếu. Nhút nhát đến gàn dở. Tuyết đến rồi qua nhanh khi Sài G̣n lùi lại sau lưng. Mày đă biết rồi đấy, tao bao lần không dám nhận ḿnh là Văn Cao"[32].

    Đặt Văn Cao trong bối cảnh Tân Nhạc Việt Nam trước kháng chiến với hai loại Nhạc hùng và nhạc t́nh, Phạm Duy xác định sự đóng góp của Văn Cao:
    "Bây giờ hai nhóm Tiếng gọi sinh viên và Đồng Vọng tung ra những bài như Vui Xuân, Bạn Đường, Bạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước, Đêm Trong Rừng, Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn của Hoàng Quư. Đều là những bài hát hay nhưng chỉ hay một cách b́nh thường.

    Văn Cao đóng góp vào loại nhạc hùng này với những bài như Vui Lên Đường, Gió Núi, Anh Em Khá Cầm Tay, Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc ... Theo tôi, những hướng đạo ca và thanh niên-lịch sử ca của Văn Cao có nhiều souffle (hơi thở) hơn trong câu nhạc và có nhiều tính thơ hơn trong lời ca. Trong những bài ca hướng đạo Anh Em Khá Cầm Tay, Gió Núi ta đă thấy manh nha những phóng bút tuyệt vời của Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn hay Thiên Thai, Trương Chi sau này (...) Về phần nhạc hùng th́ bài Đống Đa với câu ca: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa... nó phải dẫn tời bài Tiến quân ca của Cách Mạng Tháng Tám" [33].

    Về nhạc t́nh của Văn Cao, Phạm Duy viết: "Vào đầu thập niên 40, nhạc t́nh ở Hà Nội nằm trong tay nhóm Myosotis (Hoa Lưu Ly) với những bài như Thuyền Mơ, Khúc Yêu Đương, Hồ Xưa ... của Thẩm Oánh, Tâm Hồn Anh T́m Em của Dương Thiệu Tước và trong tay nhóm Tricéa với những bài như Đoá Hồng Nhung, Bóng Ai Qua Thềm của Văn Chung, Bẽ Bàng của Lê Yên, Cô Lái Thuyền, Biệt Ly của Dzoăn Mẫn.

    Nhạc t́nh đang phổ biến dữ dội lúc đó cũng c̣n là của một người Nam Định, Đặng Thế Phong với ba bài hát mùa Thu: Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu... Ở Hải Pḥng, nhạc t́nh là địa hạt của Lê Thương với những bài đầu tay rất hay như Bản Đàn Xuân, Một Ngày Xanh (hay Bên Bờ Đà Giang), Nàng Hà Tiên ... Nhất là với bài Thu Trên Đảo Kinh Châu soạn trên âm giai Nhật Bản và đang rất thịnh hành (đến độ đi vào nhạc mục của Hát Quan Họ ở Bắc Ninh).

    Trong không khí nhạc t́nh lăng mạn toàn nói về mùa Thu như vậy, chàng tuổi trẻ Văn Cao cũng soạn ra những bài hát mùa Thu như Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... nhưng chưa bao giờ anh có cơ hội để phổ biến. Tôi sẽ là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao đi - nói theo lời Văn Cao đề tựa trong một bài hát - gieo buồn khắp chốn. Danh từ người du ca đầu tiên cũng do chính Văn Cao đă gán cho tôi với một sự thèm sống cuộc đời "xướng ca vô loài" như tôi lắm lắm"[34].

    Sau khi phân tích giá trị từng tác phẩm của Văn Cao, Phạm Duy xác định:

    "Nếu đem so sánh với những bản nhạc t́nh của 50 năm Tân Nhạc th́ những bài Suối Mơ, Bến Xuân là cực điểm của lăng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Sẽ không bao giờ có những bài ca lăng mạn như thế nữa! (...) Khi Thiên Thai và Trương Chi ra đời, với tài năng đă đến độ chín mùi, Văn Cao sẽ dắt ta tới đỉnh cao nhất của ái t́nh cũng như sẽ đưa ta vào cơi sâu thẳm nhất của khổ đau với hai câu chuyện cổ dân gian biến thành hai bản t́nh ca muôn thủa"[35].


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •